You are on page 1of 41

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


--------------------

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

BÀI TIỂU LUẬN KINH DOANH


QUỐC TẾ TẠI CHÂU Á
ĐỀ TÀI: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC
THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA TESLA

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Thảo


Mã lớp học phần: 23D5BUS50318101
Nhóm 9:

Họ & Tên Mã Số Sinh Viên

Nguyễn Thị Như Quỳnh 89222020030

Nguyễn Lý Phương Thảo 89222020031

Nguyễn Thanh Duy 89222020028

Nguyễn Thị Sương 87231020040

Nguyễn Thị Ngọc Hân 87231020039

Chế Hoàng Quân 87222020122

Nguyễn Thị Trà Vin 87222020119

Thành Phố Hồ Chí Minh


Tháng 08 Năm 2023
MỤC LỤC
1. Giới thiệu công ty Tesla..........................................................................................1
1.1 Tổng quan về Tesla............................................................................................1
1.2 Hoàn động toàn cầu của Tesla...........................................................................2
1.3 Sản phẩm và dịch vụ..........................................................................................3
1.4 Doanh thu và lợi nhuận quốc tế của Tesla.........................................................4
1.5 Hoạt động tài chính............................................................................................5
1.6 Đối thủ cạnh tranh.............................................................................................6
1.7 Sự hiện diện của Tesla tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương......................7
2. Phân tích thị trường việt nam...............................................................................10
2.1 Vị trí địa lý.......................................................................................................10
2.2 Nhân khẩu học.................................................................................................10
2.3 Tình hình kinh tế..............................................................................................10
2.4 Xu hướng FDI và điểm thu hút của thị trường Việt Nam................................11
3. Phân tích môi trường cạnh tranh và thách thức tại thị trường Việt Nam.............12
3.1 Môi trường chính trị.........................................................................................12
3.2 Môi trường kinh tế...........................................................................................13
3.3 Môi trường văn hóa, nhân khẩu học, xã hội....................................................15
3.4 Môi trường công nghệ, cơ sở hạ tầng..............................................................16
3.5 Phân tích 5 Force Porter..................................................................................17
3.6 Thách thức.......................................................................................................18
4. Quyết định phương thức thâm nhập thị trường Việt Nam....................................18
5. Chiến lược kinh doanh tại thị trường Việt Nam...................................................19
5.1 Sản phẩm.........................................................................................................19
5.2 Giá thành..........................................................................................................22
5.3 Địa điểm...........................................................................................................24
5.4 Tiếp thị (Marketing).........................................................................................26
5.5 Đánh giá sự thâm nhập vào thị trường Việt Nam............................................29
6. Chiến lược phát triển bền vững............................................................................30
6.1 Định hướng của Tesla trong việc phát triển bền vững.....................................30
6.2 Thực hiện các báo cáo kiểm kê phát thải, đánh giá tác động môi trường,
phương pháp sử dụng nguồn thay thế, vận hành giảm phát thải................................31
6.3 Những quy định, định hướng của Nhà nước Việt Nam đối với phát triển bền
vững và tìm năng của Tesla trong thị trường này......................................................34
6.4 So sánh Tesla với các đối thủ cùng ngành ô tô điện tại thị trường Việt Nam. 34
6.5 Sự khác biệt về phương triển khai của Tesla tại Việt Nam và Mỹ..................35
7. Kết luận.................................................................................................................35
8. Tài liệu tham khảo................................................................................................35
1. GIỚI THIỆU CÔNG TY TESLA
1.1 Tổng quan về Tesla
Tesla, Inc., là một công ty sản xuất xe điện và năng lượng sạch của Mỹ được thành lập vào
năm 2003 bởi Martin Eberhard và Marc Tarpenning. Tên của công ty được lấy cảm hứng từ
nhà phát minh và kỹ sư điện Nikola Tesla. CEO hiện tại là Elon Musk. Nhiệm vụ của Tesla là
đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của thế giới sang năng lượng bền vững.
Tesla cung cấp các giải pháp lưu trữ năng lượng để cho phép sử dụng hiệu quả năng lượng tái
tạo, bộ phận năng lượng mặt trời của tesla tập trung vào việc cung cấp các hệ thống năng
lượng mặt trời cho mục đích dân dụng và thương mại. Những giải pháp năng lượng mặt trời
này nhằm mục đích khai thác năng lượng sạch và tái tạo. Tesla cũng cung cấp mái ngói năng
lượng mặt trời tích hợp với tính thẩm mỹ của tòa nhà trong khi tạo ra điện.

Vận chuyển bền vững và sản xuất năng lượng tiếp thị trực tiếp tới khách hàng, đầu tư dài hạn
vào cơ sở hạ tầng và cơ cấu doanh nghiệp linh hoạt thúc đẩy giao tiếp hiệu quả và giải quyết
vấn đề
Các mốc phát triển:
2003: thành lập
2008: khi Tesla bước đầu thất bại, Eberhard đã rời khỏi vị trí Giám đốc điều hành của công
ty, và Musk đã tiếp quản chức vụ.
2016-2018: Đến năm 2016, Tesla đã xây dựng các cửa hàng bán lẻ cơ bản của mình và tung
ra Model S, ngoài Roadster. Tuy nhiên, khi công ty bắt đầu sản xuất Model 3, chiếc xe có thể
mở rộng quy mô hơn nữa, Tesla lại phải đối mặt với một trải nghiệm khó khăn khác
2021 – Nay: Bước ngoặt đến vào năm 2021 khi Tesla cuối cùng cũng mở được Gigafactory ở
Thượng Hải để mở rộng năng lực sản xuất và có thể ra mắt Model 3 trên quy mô lớn để thực.
Năm 2022, Tesla đang xây dựng thêm nhà máy ở châu Âu để mang ra qui mô lớn

1
1.2 Hoàn động toàn cầu của Tesla
Cơ sở sản xuất:
Tesla điều hành nhiều nhà máy Giga, là những cơ sở sản xuất quy mô lớn chuyên sản xuất xe
điện và các sản phẩm năng lượng.
Gigafactory: Nằm ở Nevada, Hoa Kỳ, đây là Gigafactory đầu tiên của Tesla, sản xuất pin, bộ
pin và động cơ điện cho xe Tesla.
Gigafactory Shanghai: Nằm ở Trung Quốc, cơ sở này sản xuất xe điện cho thị trường Trung
Quốc và đóng vai trò là trung tâm xuất khẩu sang các nước châu Á khác.
Gigafactory Berlin: Đang được xây dựng tại Đức, cơ sở này nhằm phục vụ thị trường châu
Âu và mở rộng năng lực sản xuất của Tesla.
Hiện tại, tổng số cửa hàng của Tesla trên toàn thế giới là 438, cùng với khoảng 100 trung tâm
dịch vụ

2
1.3 Sản phẩm và dịch vụ
Dòng sản phẩm chính của Tesla là xe điện, được biết đến với công nghệ tiên tiến, hiệu suất
và điều khiển tự động
a. Model S: Sản phẩm xe chạy điện hoàn toàn sang trọng được biết đến với hiệu suất cao và
khả năng điều khả năng tầm xa.
b. Model 3: Sản phẩm xe điện giá cả phải chăng hơn được thiết kế để thu hút thị trường đại
chúng. Nó đã trở nên phổ biến như một trong những chiếc xe điện bán chạy nhất trên toàn thế
giới.
c. Model X: Sản phẩm xe SUV điện với cửa hình cánh chim ưng độc đáo và các tính năng an
toàn tiên tiến.

3
d. Model Y: Sản phẩm xe SUV điện nhỏ gọn dùng chung các thành phần với Model 3, mang
đến sự linh hoạt.

1.4 Doanh thu và lợi nhuận quốc tế của Tesla

Quý 4/2022, Tesla xuất xưởng 405.278 xe và tính cả năm 2022, con số này là 1,31 triệu xe,
đánh dấu kỷ lục giao hàng của "gã khổng lồ" Mỹ. Mặc dù vậy, kết quả vẫn thấp hơn kỳ vọng
của chính Phố Wall và Tesla về mức tăng trưởng 50% so với cùng kỳ năm ngoái, hướng tới
mục tiêu cung cấp 1,4 triệu xe vào năm 2022.

4
Vào năm 2022, Tesla đã tạo ra doanh thu 81,46 tỷ USD. Mô hình kinh doanh của Tesla chủ
yếu dựa vào doanh số bán ô tô, 71,46 tỷ USD (gần 88% tổng doanh thu); dịch vụ/khác theo
sau với hơn 6 tỷ đô la; sản xuất và lưu trữ năng lượng đã tạo ra doanh thu hơn 3 tỷ đô la.
1.5 Hoạt động tài chính

Doanh thu hàng năm của esla cho năm 2022 là 81,462 tỷ USD, tăng 51,35% so với năm
2021. Doanh thu hàng năm của Tesla cho năm 2021 là 53,823 tỷ USD, tăng 70,67% so với
năm 2020 là 31,536 tỷ đô la.

5
Tesla tiếp tục lợi nhuận trong quý 2 năm 2023 nhờ số lượng giao hàng toàn cầu kỷ lục. Công
ty đã mang về doanh thu gần 25 tỷ USD trong quý 2 (Q2), cao hơn 47% so với quý 2 năm
2022
Tổng lợi nhuận gộp hơn 4,5 đô la một chút, tăng 7% so với lợi nhuận gộp của Tesla trong
quý 2 năm 2022. Tỷ suất lợi nhuận gộp của Tesla vẫn ở mức rất tốt là 18,2% trên số liệu này,
nhưng con số này đã giảm đáng kể so với mức 22,4% của quý 2 năm 2022 - doanh thu tăng
47% nhưng lợi nhuận gộp chỉ tăng 7%. Doanh thu ô tô của Tesla tăng 46% lên 21,27 tỷ đô la,
doanh thu lưu trữ và sản xuất năng lượng tăng 74% lên 1,51 tỷ đô la, và doanh thu “dịch vụ
và khác” tăng 47% lên 2,15 tỷ đô la.
1.6 Đối thủ cạnh tranh
Tesla phải đối mặt với sự cạnh tranh từ cả những đối thủ trong nước và quốc tế trong ngành
công nghiệp ô tô. Một số đối thủ cạnh tranh lớn trong nước của nó tại Hoa Kỳ bao gồm
General Motors (GM) và Ford Motor Company, cũng đã bắt đầu đầu tư mạnh vào xe điện.
Trên bình diện quốc tế, các công ty như Tập đoàn Volkswagen, BMW và Nissan đã là những
đối thủ cạnh tranh nổi bật trên thị trường xe điện.

6
Đối thủ cạnh tranh chính

Nội địa Quốc tế

General Motors Volkswagen

Ford Motor Company BMW

1.7 Sự hiện diện của Tesla tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Tesla đã có sự hiện diện đáng kể tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC). Dưới
đây là một số điểm nổi bật về sự hiện diện của Tesla ở APAC
Trung Quốc
Khi Tesla thành lập nhà máy Gigafactory 3 tại Shanghai, Trung Quốc vào năm 2019, đây đã
trở thành một bước đột phá quan trọng trong chiến lược mở rộng của họ vào khu vực APAC.
Nhà máy này cho phép Tesla sản xuất và cung cấp xe điện Model 3 cho thị trường Trung
Quốc và các nước láng giềng, giúp giảm thiểu chi phí và tăng cường hiệu quả vận hành.

7
Nhật Bản
Là một trong những thị trường xe điện tiềm năng trong khu vực APAC, và Tesla đã chú trọng
vào việc mở rộng thị trường này. Những người yêu thích xe điện tại Nhật Bản đã chào đón sự
hiện diện của Tesla và sự lựa chọn thêm các mẫu xe Tesla, đặc biệt là Model 3 và Model Y.

Hàn Quốc
Hàn Quốc cũng là một thị trường tiềm năng cho xe điện, và Tesla đã bắt đầu tăng cường hiện
diện của mình tại đây. Model 3 đã nhận được đón nhận tích cực từ người tiêu dùng tại Hàn
Quốc, và sự mở rộng của Tesla vào thị trường này tiếp tục thu hút sự chú ý.

8
Các nước Đông Nam Á
Tesla đã bắt đầu tập trung vào việc tiếp cận các thị trường nổi tiếng về tiềm năng của Đông
Nam Á, bao gồm Singapore, Malaysia, và Thái Lan. Với nhu cầu ngày càng cao về xe điện
và tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường, việc mở rộng thị trường vào khu vực này
được xem là một bước đi cần thiết. Có sự hiện diện mạnh mẽ của Tesla ở khu vực APAC,
việc mở rộng thị trường vào Việt Nam trở thành một bước quan trọng để tiếp cận thị trường
Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng. Với những đặc điểm địa lý thuận lợi và tiềm năng
về xe điện tại Việt Nam, sự hiện diện của Tesla tại đây sẽ giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng về xe điện trong khu vực.

9
2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
2.1 Vị trí địa lý
Việt Nam chiếm giữ đường bờ biển ở phía đông của bán đảo Đông Nam Á và có chung
đường biên giới trên bộ với Trung Quốc ở phía Bắc và Lào và Campuchia ở phía Tây. Đường
bờ biển này giúp tiếp cận trực tiếp với Vịnh Thái Lan và Biển Đông.
Việt Nam có đường bờ biển đẹp dài 3.444 km, là điều kiện lý tưởng để phát triển ngành hàng
hải, thương mại, du lịch nói riêng và vươn lên trở thành trung tâm vận tải biển nói chung.
Giáp Trung Quốc (nơi đặt nhà máy sản xuất xe điện Tesla tại châu Á), giáp Lào, Cambodia,
tiếp cận trực tiếp với Vịnh Thái Lan và Biển Đông – vận tải biển phát triển
2.2 Nhân khẩu học
Dân số của Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại (theo số liệu ngày 09/06/2021) là 98.119.011
người với độ tuổi trung bình là 32.9 tuổi (nhóm tuổi lao động).

Bảng số liệu cơ cấu tuổi của Việt Nam


Qua các số liệu trên, có thể thấy rõ xu hướng “trẻ hóa dân số” của Việt Nam, điều này cho
thấy Việt Nam đang trong thời kỳ hoàng kim về dân số - thời kỳ dồi dào cả về số lượng và
chất lượng.
Lực lượng lao động cạnh tranh và hiểu biết
Dân số hiện nay của Việt Nam đứng thứ 12 trên thế giới và dự kiến sẽ tăng lên khoảng 105
triệu người vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 1,3%, trong đó dân số từ 26
tuổi trở xuống chiếm hơn 60%.
Với tỷ lệ biết chữ 90%, Việt Nam có lực lượng lao động có trình độ cao, trình độ ngoại ngữ
cao và sẵn sàng theo đuổi những nghề nghiệp đòi hỏi kỹ năng như chăm sóc sức khỏe, công
nghệ thông tin, tín thác và tài chính.
2.3 Tình hình kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến năm 2020, quy mô kinh tế nước ta đạt khoảng
343 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 3521 USD. Nhưng theo ước tính của IMF, đến
cuối năm 2020, nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt 1.050 tỷ USD tính theo sức mua tương đương.
Các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước cho rằng, đến cuối năm 2020, Việt Nam đã đạt
được “mục tiêu kép” là chống Covid-19 và duy trì phát triển kinh tếVới tốc độ tăng trưởng
kinh tế ổn định, tỉ lệ lạm phát luôn được kiểm soát, thu nhập bình quân đầu người tăng dần
kéo theo nhu cầu về đời sống của người Việt Nam ngày càng được nâng cao sẽ là một môi
trường thuận lợi cho sự tiêu thụ của Tesla tại Việt Nam nếu hãng thâm nhập vào thị trường.

10
Việt Nam đang là một trong những quốc gia phát triển nổi bật trong khu vực Đông Nam
Á.
Tại Đông Nam Á, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là tiêu thụ ô tô đang ở vị
trí dẫn đầu.

Môi trường kinh doanh mở


Những năm gần đây, Việt Nam chú trọng thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân, kết hợp với
môi trường pháp lý thuận lợi để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào thị trường Việt
Để đẩy nhanh quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã tích cực
tham gia hàng loạt hiệp định thương mại quốc tế, trong đó có các hiệp định đa phương và
song phương.
Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với gần 190 nước và ký kết khoảng 15
hiệp định thương mại tự do với các đối tác thương mại quan trọng.
2.4 Xu hướng FDI và điểm thu hút của thị trường Việt Nam
Xu hướng thu hút FDI ngày càng rõ nét
Số lượng công ty mới gia nhập thị trường khoảng 100.000, gấp 1,4 lần số công ty rút lui. Báo
cáo thường niên Đầu tư nước ngoài Việt Nam năm 2021 do Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài (VAFIE) công bố mới đây cho thấy những kết quả đáng khích lệ. Nghĩa là,
khu vực FDI hiện đóng góp khoảng 25% tổng vốn đầu tư đăng ký, khoảng 55% giá trị sản
lượng công nghiệp và hơn 70% kim ngạch xuất nhập khẩu. Điều này chứng tỏ môi trường đầu
tư, kinh doanh của Việt Nam ngày càng phát triển, khiến các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng
hoạt động kinh doanh của họ tại Việt Nam sẽ thành công nếu điều chỉnh, tăng vốn đầu tư để
phát triển kinh doanh và tăng lợi nhuận.
Cơ cấu xuất nhập khẩu và biến động của thị trường ô tô tại Việt Nam
Hiện nay, thị trường ô tô Việt Nam có rất nhiều thương hiệu ô tô nổi tiếng như Honda,
Hyundai, Toyota. ..hay Vinfast– một thương hiệu Việt đang được chú ý đã tạo được điểm
sáng trong ngành sau gần 5 năm gia nhập thị trường với nhiều mẫu mã khác nhau. Do đó, khi
Tesla xâm nhập vào thị trường Việt Nam thì sẽ phải cạnh tranh với những thương hiệu lớn
không chỉ về giá và cả thương hiệu.
Thị trường ô tô điện tại Việt Nam dự báo sẽ bùng nổ mạnh mẽ trong 1 vài năm tới
Bất chấp lượng đăng ký mới không tăng mạnh trong năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch
COVID-19, doanh số bán xe điện toàn cầu vẫn tăng vọt lên 2,01 triệu chiếc. Điều này cho
thấy nhận thức của người dùng về xe điện đang dần nâng cao và họ có sự đồng cảm sâu sắc
hơn với những phương tiện thân thiện với môi trường. Có thể thấy, thị phần xe điện toàn cầu
sẽ đạt mức cao kỷ lục 4,6% vào năm 2020.

11
Tất nhiên, việc phát triển xe điện là xu hướng tất yếu trên thế giới nên không thể bỏ qua Việt
Nam. Và trước những bất ổn trong chuỗi cung ứng dầu mỏ toàn cầu và giá dầu tăng cao, xe
điện được coi là tương lai của ngành vận tải toàn cầu.
Tại Việt Nam, việc giới thiệu xe điện mới, dẫn đầu là mẫu xe điện VinFast EV, dự kiến sẽ
tiếp tục kích thích nhu cầu xe điện trong năm 2022. Nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam sẽ
trở thành thị trường tiềm năng cho xe điện ở Đông Nam Á trong vài năm tới.
Nhu cầu mua ô tô, ô tô điện duy trì ở mức cao tại Việt Nam

Theo Trung tâm Thông tin Công Thương (Bộ Thương mại Quốc tế), nhu cầu ô tô năm 2022
dự kiến sẽ tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ sở hữu ô tô rất thấp của Việt Nam cùng
với việc Chính phủ giảm 50% phí trước bạ theo Thông tư 103/2021/ND-CP có thể tạo nền
tảng vững chắc cho tăng trưởng cao vào năm 2022. Ngoài ra, xu hướng sử dụng xe điện tại
Việt Nam, đặc biệt là các mẫu xe điện của Vinfast có thể sẽ làm tăng thêm nhu cầu sử dụng
phương tiện đi lại trong những năm tới.

Trong khi đó, cơ sở hạ tầng giao thông đang phát triển nhanh chóng là ưu tiên hàng đầu của
Chính phủ. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), đầu tư của khu vực công và tư nhân
của Việt Nam vào cơ sở hạ tầng đã đạt khoảng 5,7% GDP trong những năm gần đây, cao nhất
trong khu vực. Ở Đông Nam Á, nó đứng thứ hai ở châu Á sau Trung Quốc. Sự phát triển
nhanh chóng của cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, đường, cầu đã dần góp phần làm tăng nhu
cầu ô tô tại Việt Nam.

Sự ủng hộ của chính phủ, nhà nước với việc phát triển thị trường ô tô điện

Việt Nam cũng đã đưa ra những quy định đặc biệt như: Ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện đối
với các công ty sản xuất, lắp ráp xe điện, pin nhiên liệu, xe hybrid hoặc xe chở khách. Ưu đãi
thuế tiêu thụ đặc biệt cho dòng xe này. Vấn đề khí thải phương tiện ảnh hưởng đến môi
trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, đó là lý do tại sao các chính phủ đang thực hiện nhiều
biện pháp khác nhau để thúc đẩy giao thông thân thiện với môi trường.
Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh và giảm phát thải carbon và metan từ
ngành giao thông vận tải đưa ra lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh từ năm 2022 đến năm
2030, với một số mục tiêu được đặt ra. Nhập khẩu và phổ biến xe điện. Đồng thời, chúng tôi
sẽ phát triển hơn nữa cơ sở hạ tầng tính phí để đáp ứng nhu cầu của người dùng và doanh
nghiệp. Khuyến khích các khu dịch vụ chuyển sang tiêu chuẩn xanh.

3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH VÀ THÁCH THỨC CHO TESLA
TẠI THỊ TRƯỜNG Ô TÔ ĐIỆN VIỆT NAM
3.1 Môi trường chính trị
Ngành sản xuất, lắp ráp ô tô có các quy định về thuế: thuế nhập khẩu ô t ở Việt Nam được
hường các mức độ khác nhau tùy theo từng nước sản xuất. Có nhiều loại thuế và phí khác
nhau cần phải nộp khi nhập vào nước: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia
tăng. Thuế, phí nhập khẩu đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống trước 2018:
+ Khu vực ASEAN: 30%
+ Các khu vực khác (Châu Âu, Mỹ...): 70-80% xe điện, xe chạy pin, xe hybrid, , xe chạy bằng
khí đốt tự nhiên và các loại xe khác là đối tượng được áp dụng theo định hướng của Nhà
nước.
Thuế tiêu thụ đặc biệt: đối với ô tô nhập khẩu được tính theo loại xe (số chỗ ngồi) và dung
tích xi lanh, như ô tô điện từ 9 chỗ ngồi trở xuống thuế suất 15% hoặc ô tô sử dụng xăng và
12
điện. năng lượng, tỷ lệ xăng sử dụng trong năng lượng sinh học không quá 70% năng lượng
sử dụng thì áp dụng thuế suất 70% và áp dụng thuế cùng loại. VAT là thuế gián tiếp, tức là
người mua nộp thuế, người bán thu thuế và nộp lại cho nhà nước.
Chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với doanh nghiệp cũng có những điểm mới về ưu đãi đầu
tư, bao gồm: doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ và tổ chức công nghệ; dự
án chuyển giao công nghệ thuộc danh mục chuyển giao công nghệ được Luật Chuyển giao
công nghệ khuyến khích, đổi mới và các dự án khởi nghiệp và các trung tâm R&D.
Các quy định, ưu đãi kinh doanh của Chính phủ như các chính sách phát triển hệ thống hạ
tầng ,hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, cho vay tín dụng, giúp đỡ tiếp cận mặt bằng sản xuất
kinh doanh, hỗ trợ di dời sản xuất kinh doanh. Theo quyết định của cơ quan nhà nước, việc hỗ
trợ, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ phát triển thị trường và cung cấp thông tin sẽ là cơ hội thực
sự để Tesla gia nhập thị trường Việt Nam. Khi đó, các bên đều có lợi ích , mang lại sự phát
triển kinh và các lợi ích khác.
3.2 Môi trường kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây
- Trích từ “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2020 và 5 năm (2016-2020)”, năm 2021 do kế
hoạch do Chính phủ đề xuất, nhiệm vụ trong suốt 5 năm. Chính phủ trình Quốc hội (2021-
2025) là lạm phát được giữ ở mức thấp và chất lượng tăng trưởng được cải thiện. Các cân
bằng cơ bản của nền kinh tế đã đượcphát triển hơn. Tương ứng, giai đoạn 2016-2019 độ phát
triển khá cao, bình quân 6.8%/năm. Mặc dù nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-
19 nhưng tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm 2020 đạt 2.12%, dự kiến hết năm đạt 2%-3%.
- Dự báo kinh tế trung và dài hạn của Việt Nam sẽ rất khả quan nhờ việc Việt Nam tham gia
các hiệp định thương mại song và đa phương cũng như lợi ích từ việc chuyển dịch chuỗi cung
ứng hiện tại sang các nước có chi phí không cao.
Lạm phát
- Nhờ thực hiện các giải pháp tiền tệ, tài khóa và phối hợp linh hoạt các chính sách để quản
lý lạm phát tại Việt Nam. CPI bình quân giảm từ 4.74% xuống 3.54% từ 2016 đến năm
2018 và năm 2019 giảm còn 2.79%. Lãi suất được duy trì ổn định và giảm dần, phù hợp
với tình hình kinh tế chung.
- Năm 2020, CPI tăng 3.23% so với năm 2019, đạt mục tiêu đề ra, trong một năm có nhiều
biến động, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2020 vẫn ở dưới mức 4% đáp ứng đủ được
mục tiêu của Quốc hội. CPI tháng 12/2020 tăng 0.19% so với tháng 12/2019, là mức thấp
nhất trong giai đoạn 2016-2020.

Tốc độ tăng CPI bình quân 2020 - Nguồn: Tổng cục thống kê
Tỷ giá hối đoái

13
- Tỷ giá ở đây được xem là ổn định nhất trên thế giới, dao động trong khoảng 23.200
USD/đồng đến 23.250 USD/đồng ở quý 1 năm 2021.
- Dự kiến với việc gia tăng năng lực sản xuất trong nước và dịch chuyển chuỗi giá trị sản
xuất vào Việt Nam, cán cân tài khoản vãng lai sẽ tiếp tục ổn định, thậm chí thặng dư lớn.
Vì vậy, áp lực tăng giá VNĐ là vô cùng lớn. Ngân hàng Negara cần tiếp tục mua dự trữ
ngoại hối nhằm bình ổn tỷ giá. Đây cũng là điều kiện đầu tiên giúp tỷ giá diễn biến linh
hoạt hơn, chịu áp lực tăng giá nhất định của đồng Việt Nam. Việc đồng Việt Nam tăng giá
sẽ giúp giảm nợ công và hạn chế sức ép lạm phát nhưng sẽ ảnh hưởng bất lợi đến xuất nhập
khẩu và hàng hoá trong nước cạnh tranh với hàng hoá ngoại nhập. Đây là lợi thế quan trọng
để Tesla cạnh tranh với đối thủ Việt Nam
Thu nhập bình quân đầu người
- Cuối năm 2020, quy mô kinh tế cả nước đạt khoảng 343 tỷ USD, GDP bình quân đầu
người là 3.521 USD (trích theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Tuy nhiên, đến cuối
năm 2020, nếu tính theo sức mua tương đương, quy mô kinh tế Việt Nam sẽ đạt 1.050
nghìn tỷ USD, GDP bình quân đầu người sẽ vượt 10.000 USD theo đánh giá của Quỹ Tiền
tệ Quốc tế.
- Các chuyên gia tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nhận định rằng, đến hết năm 2020,
Việt Nam đã đạt được hai mục tiêu lớn là ngăn chặn dịch Covid-19 và duy trì tăng trưởng
kinh tế. Tháng 8 năm 2020, Việt Nam là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất
thế giới . Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ trung
bình hàng năm là 6.8% từ năm 2016 đến năm 2019. Việt Nam được đứng trong số 10 quốc
gia tăng trưởng nhanh nhất.
- Nền kinh tế tăng trưởng ổn định, thu nhập bình quân đầu người tăng cao dần, nhu cầu về
mức sống của người dân Việt Nam ngày càng cải thiện.
Cơ cấu xuất nhập khẩu và biến động thị trường ô tô tại Việt Nam

Bảng thông tin của cơ quan Hải quan về các loại đăng kí nhập khẩu cho ô tô nguyên chiếc
trong tháng 12/2021 - Nguồn: Tổng cục thống kê
- Qua số liệu nêu trên có thể thấy người dân Việt Nam có nhu cầu rất lớn về ô tô. Tuy
nhiên, giới chuyên gia cho rằng con số này chưa phản ánh đầy đủ toàn bộ thị trường ô tô ở
đây, khi còn rất nhiều hãng xe nổi tiếng khác: Audi, Jaguar Land Rover, Mercedes-Benz...
nhưng doanh số không được tiết lộ.
- Thị trường ô tô của Việt Nam hiện nay có nhiều thương hiệu đã có lớn như Hyundai,
Toyota hay VinFast. Mặc dù chỉ mới gia nhập thị trường 2 năm và tung ra thị trường 3 sản
phẩm nhưng đã tạo được điểm nhấn trong ngành về sản phẩm hàng tháng và đứng trong top
14
10 ô tô bán nhiều nhất. Vì vậy, khi Tesla xâm nhập vào thị trường Việt Nam, có thể hãng
sẽ phải chạy đua theo với thương hiệu này không chỉ về số lượng sản phẩm mà còn về chất
lượng.
- Nhìn tổng quan, trong khu vực Đông Nam Á Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế ổn định
nhất, chính phủ áp dụng những chính sách ưu đãi đối với ngành công nghiệp ô tô đi cùng là
mức độ tiêu thụ ô tô lớn đó là cơ hội lớn của Tesla khi bước vào thị trường tiềm năng này.
Bên cạnh đó , Tesla sẽ gặp phải những khó khăn khi Việt Nam đã và đang là trường tiêu
thụ của nhiều thương hiệu xe phổ biến lâu đời và được khách hang ưa chuộng.
3.3 Môi trường văn hóa
Sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng
- Tesla vẫn còn khá mới mẻ đối với người Việt khi các dòng xe như Honda, Hyundai, Ford
đã thâm nhập vào Việt Nam đang được ưa chuộng,…
- Tuy nhiên, với tâm lý thay đổi của người dân Việt Nam trong những năm gần đây, việc
chú trọng nhiều hơn đến các vấn đề sức khỏe, môi trường và độ nhạy cao với các công
nghệ mới, đây sẽ là lợi thế để Tesla vào Việt Nam.
Thẩm mĩ
- Màu sắc, hình ảnh, thiết bị là những yếu tố có thể xung đột do văn hóa khác nhau. Vì vậy,
doanh nghiệp phải lưu ý đến vấn đề này khi đưa ra các quyết định kinh doanh. Người tiêu
dùng Việt Nam thường thích màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và màu đen biểu hiện cho
sự sang trọng và quyền lực.
- Ở Việt Nam, mọi người có xu hướng tụ tập trò chuyện với người thân, bạn bè khi ngồi trên ô
tô, họ thường nói chuyện với nhau để tạo không gian vui vẻ nên khoảng cách ghế là nhân tố
không thể bỏ qua giúp họ cảm thấy thoải mái khi ngồi trong xe. một diện tích nhỏ như trong ô
tô. Đây là một lợi thế cho Tesla khi hàng ghế sau được lắp đặt rất gần với hàng ghế trước.
- Tuy nhiên, hãng xe điện đang được ưa chuộng và đáp ứng nhiều hơn, trong tương lai chắc
chắn sẽ sản xuất ra những chiếc xe phù hợp với từng từng loại khách hàng và giải quyết một
số tồn tại để hoàn thành mục tiêu đề xuất ra.
3.4 Môi trường công nghệ, cơ sở hạ tầng
Báo cáo thường kỳ chi phí nghiên cứu và phát triển R&D và mức độ tăng trưởng từ năm 2009
đến 2021 cho thấy: chỉ số R & D của Tesla liên tục có sự gia tăng, nhất là giai đoạn từ năm
2016 đến năm 2017. Một số báo cáo gần đây nhất chỉ ra rằng:
- Tesla ước tính chi tiêu cho chi phí nghiên cứu và phát triển R&D được báo cáo ở quý 1 kết
thúc vào 31/3/2021 là $0.666 B, gia tăng 105.56% so với cùng kỳ năm trước.
- Tesla ước tính chi phí nghiên cứu và phát triển R&D 2020 là $1.491B, gia tăng 11.02% so
với 2019.
Qua các thông tin trên có thể thấy, Tesla có đầy đủ tiêu chuẩn thuận lợi để sản xuất và cung
cấp xe điện cho thị trường toàn cầu, đồng thời hoàn toàn có đủ năng lực dẫn đầu thị trường xe
điện. Chi phí R&D cao một lần nữa khẳng định Tesla rất coi trọng việc thực hiện nghiên cứu
kỹ thuật nên so với môi trường kỹ thuật của Việt Nam, đây cũng là cơ hội và lợi thế rất lớn
cho hãng xe điện này vẫn còn hạn chế.
Môi trường công nghệ tại Việt Nam
- Hạ tầng sạc, cơ sở hạ tầng:
+ Cơ sở hạ tầng sạc cho xe điện vẫn còn hạn chế. Việc xây dựng các điểm sạc công cộng và
hạ tầng sạc nhanh còn nhiều bất cập. Nếu muốn dùng ô tô điện, thì phải xạc từ nguồn điện
15
sinh hoạt do Việt Nam ở nơi công cộngchưa có trạm xạc điện nào. Hay về pin với nguồn điện
220 volt tại gia đình, một chiếc xe của hãng Tesla có thể mất hơn 19 tiếng đồng hồ để sạc đầy.
Không có đại lý chính hãng khiến người dùng gặp bất lợi khi sử dụng dịch vục của mình.
+ Mạng internet và hệ thống truyền thông vẫn còn chưa phủ sóng đầy đủ và không đảm bảo
đủ tốc độ và đáng tin cậy cho việc triển khai và sử dụng các công nghệ tiên tiến.
- Chính sách và quy định: Các quy định liên quan đến xe điện và công nghệ ô tô có thể thay
đổi và điều chỉnh tại Việt Nam, điều này có thể tạo ra một môi trường kinh doanh không ổn
định cho Tesla.
- An toàn và bảo mật thông tin: khi công nghệ phát triển chóng mặt, các vấn đề về bảo vệ
thông tin vẫn là mối quan ngại. Việc xử lý thông tin cá nhân, an toàn dữ liệu và tránh các cuộc
tấn công mạng là những khó khan mà các công ty công nghệ gặp phải.
- Nhân lực và đào tạo: Mặc dù nguồn nhân lực trẻ và đam mê trong lĩnh vực công nghệ là rất
lớn ở Việt Nam, nhưng việc đào tạo và phát triển nhân lực chất lượng để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao về công nghệ vẫn còn hạn chế.
- Cập nhật phần mềm từ xa: Khả năng cập nhật phần mềm từ xa của Tesla vẫn được duy trì tại
Việt Nam. Việc này cho phép Tesla cải tiến chức năng và tính năng của xe thông qua internet,
giúp người dùng luôn được trải nghiệm những tính năng mới nhất và cải thiện hiệu suất xe
một cách liên tục.
- Trải nghiệm giao diện người dùng: Tesla vẫn dùng giao diện người dùng thông minh với
màn hình điều khiển lớn. Nhờ giao diện này, người dùng tại Việt Nam có thể tương tác với xe
một cách dễ dàng và thuận tiện.
- Kết nối và tích hợp: Tesla vẫn tích hợp công nghệ thông minh cho xe của họ tại thị trường
Việt Nam. Điều này bao gồm tích hợp thông tin giải trí, kết nối với các thiết bị di động, và
tương tác thông qua ứng dụng điện thoại di động
- Phát triển bền vững và chính sách hỗ trợ: Tesla đã cam kết phát triển bền vững và tạo ra
những công nghệ xanh hơn cho xe điện. Tại Việt Nam, công ty này có thể hưởng lợi từ các
chính sách và quy định hỗ trợ của chính phủ về phát triển ô tô điện và công nghệ xanh
3.5 Phân tích 5 Force Porter
Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại - Competitive Rivalry among Existing Competitors:
Mức độ cao
Trong thị trường ô tô, cạnh tranh giữa các đối thủ là gay gắt. Điều này đòi hỏi Tesla phải cân
nhắc chiến lược cạnh tranh của mình để đối đầu với các đối thủ cục bộ.
Trong thị trường ô tô của Việt Nam, Tesla sẽ phải đối mặt với các đối thủ cục bộ mạnh như
VinFast, Toyota, Honda, và Nissan.
Các đối thủ này có sự hiện diện mạnh mẽ và đã có sự thâm nhập trước đó, điều này có thể tạo
ra một môi trường cạnh tranh gay gắt
Sức mạnh nhà cung cấp - Bargaining Power of Suppliers: Mức độ trung bình
Liên quan đến việc đảm bảo nguồn cung cấp các linh kiện và phụ tùng cho xe điện, hiện tại,
hầu hết các linh kiện xe điện của Tesla được sản xuất tại Trung Quốc và một số quốc gia
khác. Cần xem xét việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp đáng tin cậy và
đảm bảo nguồn cung ổn định để đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh cho sản phẩm của
mình

16
Đàm phán với các nhà cung ứng địa phương để cung cấp các thành phần và dịch vụ cần thiết
cho việc sản xuất và bảo trì ô tô của họ tại Việt Nam. Khả năng kiểm soát chi phí và chất
lượng từ nhà cung ứng có thể ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của họ.
Sức mạnh của khách hàng - Bargaining Power of Customers: Mức độ cao
Thu nhập của người Việt Nam có chênh lệch giữa các tầng lớp, GDP trung bình trong nước
cũng ở mức trung bình nên việc mua sắm xe ô tô vẫn ngoài tầm với của đa số người dân. Bên
cạnh đó, tại Việt Nam có nhiều sự lựa chọn khi mua ô tô, bao gồm cả xe điện và xe động cơ
đốt trong. Họ có khả năng đàm phán giá và yêu cầu dịch vụ hậu mãi tốt hơn.
Mức độ đe dọa từ sản phẩm thay thế - Threat of Substitutes: Mức độ trung bình
Tesla không ngừng cải tiến công nghệ của mình, thị trường ô tô điện và sự phát triển của hệ
thống sạc điện cũng như dịch vụ hỗ trợ tại Việt Nam sẽ quyết định độ cạnh tranh trên thị
trường. Sản phẩm và dịch vụ thay thế có tiềm năng xuất hiện nhưng mức độ đe chưa quá lớn.
Mức độ đe dọa từ đối thủ mới tiềm năng - Threat of New Entrants: Mức độ trung bình
Thị trường ô tô nhu cầu ngày càng tăng cao về phương tiện cá nhân, Tesla đã có danh tiếng
toàn cầu và công nghệ tiên tiến, điều này giúp giảm đáng kể mức độ đe dọa từ các đối thủ mới
tiềm năng. Tại thị trường Việt Nam có đối thủ cạnh tranh nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ
(Vinfast), tuy nhiên các tùy chọn giao thông công cộng, xe máy, và ô tô sử dụng nhiên liệu
truyền thống vẫn là mối đe dọa lớn đối với Tesla. Thách thức Tesla cần đối mặt là thúc đẩy
lợi ích của việc sử dụng ô tô điện để thuyết phục người tiêu dùng chuyển đổi từ các phương
tiện khác.
3.6 Thách thức
Cạnh tranh khốc liệt: Thị trường ô tô ởViệt Nam đã có sự xuất hiện mạnh mẽ của những hãng
ôtô lớn như VinFast, Toyota, Honda và Nissan. Cạnh tranh gay gắt này sẽ gây sức ép đến
doanh thu và lợi nhuận của Tesla. Họ cần có một chiến lược cạnh tranh phù hợp nhằm giữ
chân khách hàng và gia tăng lợi nhuận.
Hạ tầng sạc điện: Việc thiết lập cơ sở hạ tầng sạc điện là một thách thức quan trọng. Tesla cần
có đầy đủ trạm sạc và cơ sở hạ tầng phụ trợ cho ô tô điện tại Việt Nam để thu hút và đáp ứng
nhu cầu khách hàng. Điều này có thể đòi hỏi đầu tư dài hạn và hợp tác với các đối tác địa
phương.
Đàm phán với nhà cung ứng địa phương: Tesla cần tạo mối quan hệ với các nhà cung ứng địa
phương nhằm cung cấp những sản phẩm và dịch vụ thiết yếu cho xe của họ. Điều này đòi hỏi
khả năng thương lượng mạnh mẽ nhằm đảm bảo việc cung ứng nhất quán và kiểm soát chi phí
sản xuất.
Yêu cầu và mong đợi của người tiêu dùng Việt Nam: khách hàng Việt có thể có yêu cầu và
mong đợi riêng biệt đối với sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng. Tesla cần hiểu rõ và đáp ứng
các yêu cầu trên để giữ chân và duy trì khách hàng trung thành.
Thuyết phục người tiêu dùng chuyển đổi: Tesla nên nhấn mạnh lợi ích của việc sử dụng
phương tiện điện, bao gồm việc tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường, đồng thời thu hút
người dùng chuyển đổi sang những phương tiện khác. Điều này sẽ đòi hỏi một chiến dịch
marketing hiệu quả và thu hút khách hàng.
Yếu tố chính trị, pháp luật, xã hội và văn hoá: Tesla cũng cần cân nhắc những yếu tố trên
nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật và nắm vững văn hoá kinh doanh tại Việt Nam. Thay đổi
trong chính trị hoặc pháp luật sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của họ. Tesla sẽ phải đối mặt
với nhiều thách thức khi tham gia vào thị trường Việt Nam, vì vậy việc thành công đòi hỏi họ

17
phải có một chiến lược cẩn thận, đầu tư nghiêm túc cùng khả năng thích ứng với môi trường
kinh doanh mới tại Việt Nam.

4. QUYẾT ĐỊNH PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
4.1 Lý do thâm nhập thị trường Việt Nam
Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt, chiến lược mở rộng của Tesla ra các
thị trường khắp thế giới đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc đua của hãng này. Mục
tiêu của Tesla không chỉ dừng lại ở việc mở rộng sự hiện diện trên bản đồ thế giới mà còn là
đa dạng hóa nguồn thu nhập, từ việc sản xuất và bán xe ô tô đến cả hệ thống dịch vụ liên
quan.
Cùng sự trỗi dậy của nền kinh tế khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam nổi lên như
một lựa chọn hấp dẫn - tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, sự thay đổi trong tư duy
người tiêu dùng tương thích với tầm nhìn của Tesla về môi trường, sự hỗ trợ từ chính phủ với
các chính sách khuyến khích sản xuất và sử dụng ô tô điện, thị trường Việt Nam không chỉ
phù hợp với chiến lược toàn cầu của Tesla mà còn đáp ứng tốt với các yếu tố cơ hội và tiềm
năng phát triển trong ngành ô tô điện.
4.2 Phương thức thâm nhập
Phương thức thâm nhập đề xuất: xuất khẩu qua các đại lý trung gian cho Tesla tại thị trường
Việt Nam trong giai đoạn đầu để có thể tận dụng lợi thế toàn cầu và đảm bảo sự thống nhất
thương hiệu, sau đó mới dựa vào kết quả kinh doanh để quyết định tiếp tục xuất khẩu hay điều
chỉnh sang phương thức đầu tư trực tiếp.
Ưu điểm của phương thức xuất khẩu có thể kể đến là giúp giảm rủi ro tài chính và pháp lý liên
quan đến đầu tư trực tiếp vì tiềm năng tiêu dùng của thị trường Việt Nam vẫn chưa cao (theo
các số liệu cụ thể ở phần phân tích thị trường). Không những thế, việc hợp tác với đối tác
trung gian địa phương cho phép Tesla nhanh chóng tiếp cận thị trường và khách hàng tại Việt
Nam thông qua mạng lưới và quan hệ có sẵn của đối tác. Một lợi thế quan trọng khác là khả
năng tận dụng kiến thức địa phương của đối tác, từ thị trường và văn hóa kinh doanh đến quy
định pháp lý sẽ giúp Tesla định hình chiến lược phù hợp và thích nghi nhanh chóng hơn tự
xây dựng từ A đến Z.
Bên cạnh việc thích nghi nhanh chóng, xuất khẩu qua đối tác trung gian cho phép Tesla giữ
quyền kiểm soát về công nghệ, quy trình sản xuất và các yếu tố quan trọng khác trong chuỗi
giá trị sản phẩm của mình. Điều này đảm bảo tính linh hoạt trong việc tùy chỉnh sản phẩm để
đáp ứng nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng Việt Nam.
Tuy nhiên, Tesla cần chú ý những hạn chế mà phương thức thâm nhập thị trường này mang
lại. Việc xuất khẩu qua trung gian có thể dẫn đến nguy cơ mất một phần kiểm soát trong quản
lý chuỗi cung ứng, chất lượng sản phẩm và thương hiệu; chia sẻ lợi nhuận với đối tác trung
gian cũng phần nào ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh và lợi nhuận của Tesla.
Tesla cần thận trọng trong việc lựa chọn đối tác, thiết lập thỏa thuận/hợp đồng chi tiết về hoạt
động quản lý chuỗi cung ứng và chất lượng sản phẩm, đồng thời hợp tác chặt chẽ với đối tác
trong quá trình phân phối, tiếp thị và xây dựng nhận dạng thương hiệu tại thị trường Việt Nam
để tận dụng lợi thế cũng như hạn chế những bất lợi của phương thức thâm nhập này. Điều
quan trọng là Tesla phải duy trì kiểm soát đủ lớn để đảm bảo tính đáng tin cậy và hiệu quả của
hợp tác, trong khi vẫn tận dụng kiến thức địa phương và linh hoạt trong tùy chỉnh sản phẩm
theo nhu cầu và sở thích của khách hàng tại Việt Nam.
4.3 Quy mô và các bước thâm nhập

18
Tesla nên bắt đầu bằng việc nhập khẩu một số lượng giới hạn xe ô tô điện để kiểm tra thị
trường và đánh giá phản hồi từ khách hàng. Đồng thời, việc mở các cửa hàng trưng bày và
trung tâm dịch vụ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM sẽ giúp định vị thương hiệu và
tạo lòng tin từ người tiêu dùng.
Việc triển khai có thể được thực hiện từng bước như sau:
- Tiến hành nghiên cứu thị trường để quyết định số lượng các xe ô tô điện xuất khẩu để đánh
giá thị trường và nhận ý kiến phản hồi từ khách hàng.
- Thiết lập mạng lưới bán hàng thông qua đối tác trung gian, ưu tiên các thành phố trùng tâm
có cơ sở hạ tầng phát triển phù hợp với sự hoạt động của xe ô tô điện.
- Thuê lại hoặc hợp tác phát triển và mở rộng mạng lưới sạc nhanh trên các tuyến đường
chính.
- Xây dựng quan hệ hợp tác tốt với các cơ quan chính quyền địa phương.
- Xây dựng các chiến lược tiếp thị, bán hàng để tăng nhận diện thương hiệu tại thị trường.

5. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM


Đối với thị trường Việt Nam, Tesla nên áp dụng chiến lược xuyên quốc gia (áp dụng đồng
thời các chiến lược toàn cầu hóa và địa phương hóa) để vừa có thể nhanh chóng thích nghi với
môi trường kinh doanh, xu hướng tiêu dùng của người Việt nhưng lại vừa giữ được những
bản sắc đã tạo nên thương hiệu của mình.
5.1 Sản phẩm
Kiểu dáng: Tesla hiện nay đang tập trung phát triển và kinh doanh 04 dòng sản phẩm oto
điện chủ lực, bao gồm: Model S, Model 3, Model X, Model Y. Ngoài ra, hãng còn 01 dòng
xe, có thể gọi là siêu xe điện mạnh nhất đó là Telsa Roadster với khả năng có thể đạt 1.200
cho tới 1.300 mã lực, vì được cải thiện tính khí động học nên nhiều khả năng chiếc xe này có
thể tăng tốc từ 0 lên 100km/giờ chỉ trong vòng vỏn vẹn 1.5 giây. Tuy nhiên đây là một sản

phẩm chưa ra mắt và siêu hiếm, do đó phân khúc khách hàng thường là những người chơi và
sưu tầm xe (mức giá dự kiến là hơn 200,000USD). Vì vậy, trong phạm vi chỉ đề cập những
sản phẩm có mặt trên thị trường, bài nghiên cứu sẽ không đề cập đến sản phẩm này.
Bốn dòng xe điện chủ lực và bên trong xe Tesla
Model S Model 3 Model X Model Y
Sedan mui
Kiểu dáng Sedan SUV cỡ trung CUV cỡ vừa
trần
Sức chứa 5 hành khách 5 hành khách 5-7 hành khách 5 hành khách

Công suất 670-1020 Hp 271-455 Hp 670-1020 Hp 425-455 Hp

19
(tùy phiên bản)
Di chuyển
671-628 Km 438-507 Km 565-539 Km 428.8-450.6 Km
(tùy phiên bản)
Giá tiền
76.190-96.190 46.990-62.990 120.990- 65.990-69.990
(tùy phiên bản)
USD USD 140.440 USD USD
Doanh số
23.400 240.000 31.300 252.000
(năm 2022)
So sánh các dòng xe điện của Tesla
Với khả năng sáng tạo của đội ngũ thiết kế Tesla, các dòng xe của hàng luôn được ví von như
một sản phẩm đến tương lai như series phim viễn tưởng nổi tiếng của Mỹ là “Back to the
future”. Trên thị trường xe điện ngày càng phát triển mạnh như hiện nay, có hàng trăm hãng
khác nhau trên thế giới tung ra các sản phẩm liên tục để theo kịp xu thế. Thì, xe điện Tesla
vẫn luôn có vị trí đặc biệt bởi thiết kế đi trước thời đại nhưng cũng không kém phần sang
trọng. Có thể nói, thiết kế xe điện Tesla không chỉ là tương lai, mà đó còn là một hệ tư tưởng
cho những ý nghĩa viễn vông nhất từng được hiện thực hóa.
Tính năng
Ngoài thiết kế ngoại thất nổi bật mang hơi hướng tương lai thì điểm đặc biệt tiếp theo làm
nâng tầm trải nghiệm của người dùng chính là các tính năng theo xe. Có thể kể đến như:
- “Sentry Mode”:
+ Dùng camera xung quanh xe để theo dõi 24/7.
+ Phát hiện và cảnh báo nếu có người cố tình phá hoại, đột nhập vào bên trong. Đồng thời,
xe sẽ phát ra âm thanh lớn để “cảnh cáo” đối tượng xấu cũng như thu hút sự chú ý xung
quanh.
- “Bioweapon Defense Mode”:
+ Hệ thống lọc không khí có chức năng lọc bụi mịn và các vi khuẩn độc có trong không khí
đến 99,97%. Qua đó bảo vệ hành khách phía bên trong.
- “OTA”:
+ Cập nhật phần mềm điều khiển chính của xe thông qua Internet, tiết kiệm được chi phí và
thời gian của khách hàng dành cho việc đem xe đến các trung tâm, trạm sửa chữa.
- “Ludicrous Mode”:
+Chế độ giúp xe tăng tốc nhanh hơn bằng việc can thiệp bởi phần mềm điều khiển nhằm
tăng lượng pin cung cấp cho động cơ hoạt động, qua đó tăng trải nghiệm lái của những
khách hàng yêu thích tốc độ.
- “Dog Mode”:
+ Chế độ có thể tự động điều tiết nhiệt độ trong xe tùy vào môi trường bên ngoài, giúp vật
nuôi không bị ngạt thở và chịu sự tác động bởi thời tiết.
+ Quan sát được vật nuôi bằng các camera lắp bên trong khoang xe.
- “Cabin Overheat Protection Mode”:
+ Tự điều chỉnh nhiệt độ trong khoang xe ở mức phù hợp. Dù thời tiết bên ngoài hơn 42 độ
thì xe cũng sẽ tự điều chỉnh hệ thống để luôn giữ mức không quá 40 độ.
- “Autopilot”:

20
+ Hệ thống tự điều khiển xe bằng các phần mềm được thiết sẵn qua việc tích hợp: bản đồ,
biển báo, cảnh báo giao thông,…
+ Sử dụng 8 camera xung quanh xe, đồng thời kết hợp 12 cảm biến để thu thập hình ảnh
giúp phần mềm đưa ra các phân tích xử lí phương tiện an toàn.
+ 2 option để lựa chọn bao gồm:”Tự động (Autopilot), vẫn cần sự hỗ trợ của người lái”
hoặc “Tự động hoàn toàn (Full Self-Driving), toàn bộ được điều khiển bởi phần mềm của
xe”
Điểm nổi bật
- “Supercharger”:
+ -Hệ thống các trạm sạc nhanh với nguồn cấp lên đến 480V, người dùng chỉ mất chưa đến
40 phút (theo thử nghiệm thực tế) để sạc pin lên mức 80% (sau mức này, hệ thống sẽ tự
động giảm nguồn vào để bảo vệ tuổi thọ của các tấm pin).
+ Với 15 phút sạc pin tại các trạm Supercharger, xe có thể đi hơn 280km và nếu sạc đầy có
thể đi gần 770km mà chỉ cần dừng 15 phút giữa chuyến đi để tái sạc.

Điểm sạc của xe điện Tesla


5.2 Giá thành
Chi phí sản xuất
Trung bình chi phí cho việc sản xuất mỗi xe hiện nay là gần 39,000 USD, Tesla đẩy mạnh chi
phí dành cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Với chiến lược nói không với quảng
cáo, hầu như chi phí đều tập trung cho mảng R&D (cao hơn gấp 3 lần so với các đối thủ sản
xuất xe truyền thống).
Theo thu thập của 10-K Filings vào năm 2020: “Số tiền dành cho nghiên cứu và phát triển
sản phẩm (R&D) trung bình của Tesla gần 3,000 USD/xe được bán ra, gấp 03 lần so với các
nhà sản xuất xe truyền thống như Ford (1.186 USD), Toyota (1.063 USD0, General Motors
(878 USD)”.

21
Bảng so sánh chi phi R&D và tiếp thị các hãng xe
Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC)/Visual Capitalist
Theo Elon Musk (nhà sáng lập của Tesla): “Tesla sẽ tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất
tới 50%, tương lai có những mẫu chỉ có giá 25.000 USD/chiếc”
Đồng thời nếu có thể giảm đi hơn 50% chi phí dành cho sản xuất, giá xe chỉ rơi vào 20.000
USD, điều này sẽ làm nên một cuộc cách mạng về xe điện của Tesla. Từ đó có thể chiếm
thêm thị phần và cạnh tranh trực tiếp với các mẫu xe điện đến từ Trung Quốc.
Để thâm nhập một thị trường mới như Việt Nam, nơi mà chiếc xe được xem như tài sản lớn.
Giá thành cần được điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế phần đồng khách hàng. Vậy làm
thế nào để làm được điều đó? Cách đơn giản nhất chính là thành lập nhà máy tại Việt Nam,
với các ưu điểm sau:
Một là tận dụng các chính sách ưu đãi từ Nhà Nước cho doanh nghiệp FDI như: lắp ráp CKD,
nhập khẩu linh phụ kiện, lắp ráp hoàn toàn, hoặc nhập trực tiếp từ các nhà máy trong ASEAN
để hưởng ưu đãi thuế, …v.v
Hai là đầu tư vào mảng sản xuất linh kiện – phụ kiện cho các sản phẩm của tập đoàn ngay tại
Việt Nam để phục vụ cho việc lắp ráp. Từ đó có thể nâng tỉ lệ nội địa hóa lên mức cao nhất
nhằm giảm được chi phí sản xuất. Đồng thời tận dụng vị trí địa lí trung tâm giao thương luân
chuyển và các hiệp định ưu đãi thuế của Việt Nam kí kết với các nước, các tổ chức kinh tế để
xuất khẩu qua hệ thống cảng biển lớn cho những nhà máy sản xuất lắp ráp khác của Tesla
trên thế giới hoặc xa hơn là các sản phẩm xe Tesla hoàn thiện đi khắp thế giới.
Nhu cầu thị trường

22
Top 5 doanh số các hãng sản xuất ô tô điện thế giới năm 2022 (Q1 - Q4)
Nguồn: INSIDEEVS
Theo JATO Dynamics (công ty chuyên nghiên cứu, phân tích ngành công nghiệp ô tô ): “Xe
điện hiện nay đang chiếm hơn 6% trong tổng số xe được bán ra trên toàn cầu năm 2021 –
mức tăng gần gấp đôi so với mức 3% của năm 2020. Trong đó, năm 2021, khoảng hơn 4 triệu
chiếc được bán ra trên thế giới, sức mua tăng mạnh so với doanh số 2 triệu chiếc năm 2020.”

MarkLines Co (công ty nghiên cứu) tại Tokyo (Nhật Bản): “Doanh số bán xe điện hóa thế
giới năm 2022 thậm chí còn tăng hơn 66% so với sức mua năm 2021, lên mức 7,3 triệu xe.
Điều đáng quan tâm là thị phần đã tăng lên 9,5% tổng số xe bán ra trên thế giới trong năm
2022.”

Tại thị trường Trung Quốc, doanh số của các dòng xe điện có mức tăng hơn 79%, với 4,52
triệu chiếc ở thời điểm 2022. Ở khu vực châu Âu bao gồm cả Anh, Đức, lượng xe điện tiêu
thụ tăng hơn 29%, đạt mức 1,52 triệu xe.

Còn tại thị trường Việt Nam, theo số liệu được Cục Đăng kiểm Việt Nam công bố: “Xe điện
hiện nay chỉ đang đạt hơn mức 1%, nhưng các dự báo và đánh giá đang có xu hướng tăng.
Nếu vào năm 2020 chỉ hơn 900 ô tô điện thì năm 2021 đã tăng hơn 1,000 xe và trong năm
2022, hai mẫu xe sử dụng điện 100% là VinFast VFe34 và VF8 đã đạt doanh số hơn 7,000
chiếc trên toàn quốc (chưa cập nhật số liệu tháng 9 - 12/2022)”.
Cạnh tranh
Mặc dù xe điện đã có từ lâu trên thế giới, nhưng các hãng chỉ tích hợp động cơ điện nhỏ vào
xe xăng. Từ sau sự thành công của Tesla, cũng như các chế tài pháp luật tại các nước và liên
minh trên thế giới về môi trường, các hãng oto lớn trên thế giới như: Toyota, Mitsubishi,
Hyundai, Audi, Mercedes,…v.v bắt đầu tập trung đẩy mạnh vào mảng xe điện. Xu thế đó
không chỉ dừng ở các dòng xe phổ thông mà còn xuất hiện ở các hãng siêu xe như:
Lamborghini, Ferrari, McLaren,…v.v. Vì vậy, theo dự đoán, trong 05 năm sắp tới, cuộc chiến
xe điện giữa Tesla và phần còn lại của thế giới sẽ rất cam go

Logo các hãng xe có dòng xe điện tại thị trường Việt Nam
Hiện tại ở Việt Nam, Vinfast vẫn luôn là “kẻ tiên phong” trong kỉ nguyên xe điện tại Việt
Nam sau khi hãng công bố loại bỏ hoàn toàn sản xuất xe xăng và tập trung cho mảng xe điện.

23
Sau khi Vinfast ra mắt và đạt được sự thành công nhất định, các hãng nước ngoài có thị phần
tại Việt Nam cũng đem về các sản phẩm oto điện để góp mặt vào cuộc chơi mới này.
Với việc tiến vào thị trường Việt Nam, Tesla sẽ mang tư thế của một “kẻ chinh phạt” để đối
đầu trực tiếp với “kẻ tiên phong” Vinfast nói riêng và hàng loạt ông lớn của ngành oto thế
giới nói chung đã có mặt từ lâu tại thị trường Việt Nam. Tesla với trình độ sản xuất - kĩ thuật
cũng như công nghệ của mình hoàn toàn trên cơ các sản phẩm oto điện trên thị trường Việt
Nam hiện tại, Tuy nhiên với đặc điểm riêng biệt của thị trường Việt Nam, điều đó hoàn toàn
không dễ dàng, lấy ví dụ như các tập đoàn lớn ở các lĩnh vực khác khi tiến vào Việt Nam
cũng rất chật vật dù thành công trên khắp thế giới như: Starbucks, McDonald’s, Uber, …v.v
5.3 Địa điểm
Kênh phân phối
Hầu hết các thương hiệu oto lớn trên thế giới khi tiến vào thị trường Việt Nam đều lựa chọn
hình thức liên doanh chỉ vài thương hiệu sẽ tự xây dựng riêng, ví dụ như:
- Thaco Trường Hải: KIA, Mazda, Peugeot, BMW; Foton, Mitsubishi Fuso, BWM (đại diện
phối và lắp ráp)
- Công ty Mercedes – Benz Việt Nam (có nhà máy lắp ráp tại VN). Không bán trực tiếp và có
3 nhà phân phối – sửa chữa riêng: Haxaco, Andu và Vietnam Star.
- Công ty Suzuki Việt Nam (có nhà máy lắp ráp tại VN). Không bán trực tiếp và thông qua
42 đại lý mua bán – sửa chữa toàn quốc.
- Công ty Toyota Việt Nam (có nhà máy lắp ráp tại VN). Không bán trực tiếp và thông qua
92 đại lý/Chi nhánh đại lý & Trạm dịch vụ ủy quyền của Toyota Việt Nam.
- Công ty Ford Vietnam Limited - liên doanh giữa công ty Diesel Sông Công với Ford Motor
Corporation. Không bán trực tiếp và thông qua 50 đại lý.
Về dài hạn, nếu Tesla muốn tiến hành đầu tư trực tiếp vào thị trường Việt Nam, Tesla cần có
sự chuẩn bị cũng như nghiên cứu kĩ càng. Việc xây dựng hệ thống phân phối, bán hàng, sửa
chữa cần rất nhiều sự đầu tư để tối ưu hóa được việc quản lý và đồng nhất chất lượng. Tại
Việt Nam, 03 miền Bắc, Trung, Nam là 03 miền văn hóa, lối sống khác nhau, việc tiếp cận thị
trường đòi hỏi Tesla phải nắm bắt được thị hiếu và nhu cầu sử dụng từng vùng miền. Đồng
thời, tại từng vùng miền lại chia ra thêm nhiều khu vực khác nhau như: đồi núi, sông nước,
đồng bằng…v.v thì mỗi khu vực lại có một văn hóa nhu cầu khác nữa. Để giải quyết vấn đề
này, Tesla có thể thành lập các nhóm để đi khảo sát nhu cầu, sở thích từng vùng hoặc có thể
thuê một công ty chuyên về khảo sát, thăm dò thị trường. Qua đó sẽ có được các số liệu để
đánh giá và triển khai các kênh phân phối phù hợp và xây dựng riêng một chuỗi hệ thống
phân phối riêng của mình mà không cần qua các đại lí, nhà phân phối trung gian.
Quản lý tồn kho
Khi tiến vào thị trường Việt Nam, ít nhất trong 03-05 năm gần nhất, Tesla sẽ phân phối theo
loại hình nhập nguyên chiếc từ các nhà máy của công ty trên toàn thế giới. Khí hậu Việt Nam
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chính vì vậy vấn đề tồn kho cần được lưu tâm và
đúng cách. Nếu không có thể gây hư hại đến chất lượng sản phẩm trước khi đến tay khách
hàng. Tesla có thể thuê riêng bến bãi tại cảng tàu để bốc dỡ xe và sau đó sẽ di chuyển chúng
về ngay các nhà kho lớn được xây dựng gần cảng tàu để chứa tạm chờ trung chuyển phân
phối về các đại lý. Xe điện Tesla thường có giá trị cao, vì vậy việc chú trọng đầu tư vào khâu
quản lý tồn kho cần được xem xét cân nhắc để có lựa chọn phù hợp, việc xây dựng kho bãi để
bảo quản nên được thực ngay từ đầu tránh việc để xe nằm phơi nắng mưa tại bến cảng có thể
dẫn đến hỏng hóc.

24
Hậu cần
Hiện nay, các công ty hay nhà phân phối tại Việt Nam đều lựa chọn việc vận chuyển bằng
đường bộ hoặc thủy nội địa cho loại hình lắp ráp. Riêng oto nhập khẩu nguyên chiếc sẽ về 3
cảng lớn là Tp HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, từ đó sẽ trung chuyển phân phối ra các tỉnh thành
lân cận. Để đạt được thành công này, các công ty đều cần thời gian hơn chục năm kinh doanh
tại Việt Nam để hoàn thiện hệ thống của mình. Đồng thời, các công ty này còn có 01 hệ
thống hậu cần hỗ trợ như: kho bãi, tàu bè, xe trung chuyển, xuất nhập khẩu, các công ty
vendor…v.v. Vì vậy, Tesla cần cân nhắc kĩ bài toán hậu cần – dịch vụ để có thể đáp ứng nhu
cầu khắp cả nước khi mà hệ thống phân phối đang trong giai đoạn phát triển để tránh việc cơ
sở hạ tầng – nhân lực – năng lực không đáp ứng kịp đà phát triển nhanh để chiếm lĩnh thị
phần.
Yếu tố quan trọng nhất của xe điện còn là các trạm sạc siêu nhanh khắp cả nước để người
dùng có thể yên tâm đi xa. Điều này hiện tại chỉ có Vinfast đáp ứng được vì họ đã đi tiên
phong để xây dựng 3000 trạm sạc với hơn 150.000 cổng sạc cho ô tô và xe máy điện phủ
khắp cả nước và hiện tại Vinfast chưa có kế hoạch chia sẻ số trạm sạc này cho các hãng khác.
Đây cũng là một thách thức rất lớn với Tesla nếu muốn thâm nhập thị trường Việt Nam. Giải
pháp giải quyết vấn đề này, Telsa trong thời gian đầu có thể xây dựng các trạm sạc nhanh tại
những thành phố, tỉnh thành lớn, tại các vùng ngoại ô và khu vực khác sẽ thuê lại các trạm
sạc của Vinfast để phục vụ thêm khách của Tesla.

Trạm sạc điện siêu nhanh của Vinfast


Do đang thời kì đầu của ngành xe điện tại Việt Nam, không thể tránh được các sự cố trong sử
dụng hàng ngày của khách hàng, đồng thời việc đi xa bằng xe điện cũng chưa nhận được sự
tin tưởng cao. Cứu hộ - Vận chuyển luôn là vấn đề được khách hàng đặc biệt lưu tâm, thế nên
việc xây dựng một hệ thống Cứu hộ - Vận chuyển dọc chiều dài đất nước sẽ là cần thiết để hỗ
trợ khách hàng một khi có sự cố xảy ra.
Kiến nghị về nhân sự
Trong giai đoạn khởi đầu của việc thâm nhập thị trường, Tesla có thể xem xét mở một văn
phòng đại diện tập trung vào chăm sóc khách hàng và các dịch vụ hỗ trợ, bao gồm cả hậu
mãi.
Trong tương lai xa hơn, khi Tesla quyết định đầu tư trực tiếp tại thị trường Việt Nam, cơ cấu
dân số của đất nước này là yếu tố quan trọng cần cân nhắc. Hiện nay, Việt Nam có hơn 50,5
triệu người đang ở độ tuổi lao động, chiếm tỷ lệ cao đến 67,7% trong tổng số dân số. Đặc
biệt, tỷ lệ người tham gia lực lượng lao động ở nhóm tuổi 25-29 đạt mức cao nhất. Với nguồn
lao động trình độ cao sẵn có trong nước, Tesla có thể tận dụng hợp lý cho việc sản xuất, chế
tạo và vận hành.

25
Lao động Việt Nam đã chứng minh khả năng thông minh và khả năng thích nghi nhanh
chóng trong các ngành công nghiệp kỹ thuật cao khác, điều này không kém bất kỳ quốc gia
nào. Sự sẵn sàng sử dụng ban lãnh đạo người địa phương (điều mà cách đây hơn 10 năm là
không phổ biến trong các tập đoàn đa quốc gia) cũng sẽ đóng góp quan trọng để việc thâm
nhập thị trường Việt Nam trở nên thuận lợi hơn. Nhờ việc này, Tesla có khả năng hiểu rõ văn
hóa, phong cách làm việc và nhu cầu của người tiêu dùng tại địa phương, giúp tạo dựng một
môi trường hoạt động hiệu quả và đáp ứng đầy đủ mong đợi của thị trường.
5.4 Tiếp thị (Marketing)
Khác với nhiều công ty khác trên thế giới, chiến lược marketing của Tesla là nói không với
quảng cáo. Họ chủ yếu dựa vào sự nổi tiếng của ban lãnh đạo công ty để đến gần với người
tiêu dụng hơn. Ví dụ như Elon Musk (nhà sáng lập Tesla), một người cực kì có tầm ảnh
hưởng trên mạng xã hội Twitter (vốn không phổ biến tại Việt Nam) với hơn 133,000,000
người theo dõi trên toàn thế giới. Elon Musk luôn biết cách lèo lái truyền thông theo ý mình
muốn qua các tweet trên mạng xã hội này và việc trả lời các khách hàng hay người hâm mộ
ông. Qua đó góp phần làm nổi bật hơn các sản phẩm cũng như giá trị mà Tesla mang lại.

Theo một thống kê thú vị về việc sử dụng mạng xã hội của CEO Telsa: “Chỉ với bài đăng về
mẫu xe mới Cybertruck mà Elon Musk đăng lên Twitter đã thu hút hơn 15,000 lượt retweet,
hơn 10,000 lượt trích dẫn, và gần 250,000 lượt thích.”. Theo số liệu đặt hàng được công bố
sau bài đăng của CEO Telas, công ty đã đạt hơn 1 triệu đơn đặt hàng cho Cybertruck dù chi
phí đặt chỗ lên đến 100 USD/lần.
Để có thể thâm nhập vào Việt Nam, Tesla chắc chắn sẽ phải tìm ra một hướng mới thay vì
những hoạt động marketing như vẫn làm ở quê nhà Mỹ hay các nước Châu Âu.
Mạng xã hội
- Facebook vẫn đang là mạng xã hội thịnh hành nhất Việt Nam với 66,2 triệu người. Các cơ
quan hành chính, chính phủ cũng đều có mặt tại đây. Vì vậy, dù muốn hay không Tesla cũng
sẽ phải cần tiếp cận nguồn khách hàng cực lớn này bằng cách chính thức hoặc không chính
thức bằng cách quảng bả trên nền tảng mạng xã hội Facebook.
- Tesla còn có thể sử dụng Zalo như một kênh chính thức khác để giới thiệu sản phẩm, tiếp
cận khách hàng hoặc gửi các thông báo quan trọng để trực tiếp từng khách hàng ngoài các
phương thức truyền thống như: gọi điện, nhắn tin qua điện thoại. Vì Zalo hiện đang là ứng
dụng OTT cho phép người dùng nhắn tin, gọi điện cho những người dùng khác trên nền tảng
di động và máy tính lớn nhất Việt Nam. Tesla có thể dùng để hỗ trợ khách hàng trực tiếp và
liên tục 24/7.
Ngoài ra, để việc giới thiệu sản phẩm trực quan và gần với người tiêu dùng có nhu cầu tìm
hiểu kĩ hơn về các tính năng. Telsa có thể sử dụng 2 kênh quảng bá bằng video có lượng
người dùng lớn tại Việt Nam là Tiktok với 50.6 triệu người và Youtube với 63 triệu người.
Phương tiện truyền thông
- Các tòa soạn báo chí lớn – tạp chí chuyên về xe: Dù hiện tại các báo giấy, tạp chí ở Việt
Nam đang ít thịnh hành hơn ngày trước. Tuy nhiên, việc sử dụng phương tiện này cũng là
một cách tiếp cận phân khúc khách hàng trung và lớn tuổi khá hiệu quả khi mà còn rất đông
người dân vẫn giữ thói quen đọc báo giấy. Đồng thời, các đầu báo lớn và nhỏ hiện này đều có
nền tảng báo trực tuyến riêng bằng website hoặc app trên smartphone, việc sử dụng đồng thời
cả hai sẽ đến gần được nhiều phân khúc tuổi khác nhau.
- Tivi truyền hình: quảng cáo trên truyền hình là cách tiếp cận cơ bản từ trước đến nay, tuy
chi phí cho phương thức này khá cao nhưng khả năng tiếp cận đến người tiêu dùng sẽ rộng

26
hơn do đây là hình thức giải trí cơ bản của phần đông người dân. Tesla có thể chọn giờ vàng
phát sóng như: trong các giải đá banh lớn, các chương trình nổi bật, khung giờ tin tức hàng
ngày,…v.v
Quảng cáo nơi công cộng
- Quảng cáo ngoài trời triển khai có thể sử dụng theo 3 hình thức sau:

Quảng cáo ngoài tòa nhà.


+ Sử dụng các màn hình LED cỡ lớn lắp đặt tại các trụ quảng cáo, hoặc phía trước các tòa
nhà cao tầng để phát các đoạn TVC quảng cáo. Ưu điểm của loại màn này là khả năng
kháng nước, bụi và chất lượng hình ảnh tương đối sắc nét dù ngay hay đêm. Khuyết điểm
là chi phí sẽ cao.
+ Sử dụng các tấm bạt có in nội dung quảng cáo được treo tại các trụ quảng cáo, tòa nhà
và có đèn chiếu sáng ban đêm làm nổi bật. Ưu điểm loại hình này sẽ rẻ hơn chạy màn
hình LED lớn, tuy nhiên khuyết điểm là dễ bị hư hỏng do điều kiện môi trường.

Quảng cáo chạy LED các tòa nhà.


+ Chạy quảng cáo bằng đèn LED toàn bộ bề mặt tòa nhà cao tầng, hình thức có thể sử
dụng hình ảnh hoặc các đoạn TVC. Ưu điểm loại hình này là sự nổi bật và gây ấn tượng
mạnh cho người xem. Khuyết điểm là chỉ có thể hoạt động vào buổi tối ở khung giờ từ
18h đến 23h, đồng thời chi phí khá cao.

27
Quảng cáo trong chung cư, tòa nhà
- Trong tòa nhà, thang máy chung cư:
+ Sử dụng màn LCD chiếu các đoạn TVC ngắn.
+ Sử dụng poster in hình ảnh, thông tin quảng cáo.
- Thực hiện trên thang cuốn:
+ Dán hình ảnh, thông tin quảng cáo dọc theo chiều dài 2 bên của thang để thu hút sự chú
ý của khách hàng.
Ngoài ra còn rất nhiều các hình thức nổi bật khác như: cổng chào quảng cáo, quảng cáo tại
điểm đỗ xe, quảng cáo trên xe đẩy,…

- POSM:
+ Các vật phẩm dùng cho việc quảng cáo
+ Kệ trưng bày
+ Standee
+ Tờ rơi có nội dung quảng cáo
+….
- Màn LED, pano quảng cáo trong toà nhà:
+ Pano in nội dung quảng cảo được treo dạng thả từ trần xuống hoặc dán lên tường.
+ Màn hình LED được lắp tại sảnh lớn hoặc khu vực có đông người qua lại..
Tổ chức sự kiện lái thử xe
Đây là cơ hội tốt nhất để đưa khách hàng và doanh nghiệp đến gần nhau hơn, qua đó tạo điều
kiện cho khách có nhu cầu có thể tìm hiểu trải nghiệm thực tế những mẫu xe của hàng. Đồng
thời, việc tiếp cận trực quan sẽ giúp khách hàng quyết định mua hàng nhanh chóng hơn. Song
song đó, đây cũng là dịp để doanh nghiệp đem thương hiệu đến với nhiều khách hàng hơn,
giúp tăng hình ảnh và doanh số bán ra.

Tổ chức sự kiện lái thử xe


Chương trình giảm giá và chế độ hậu mãi
Chiến lược giá là một cách định vị thương hiệu với người dùng về giá của sản phẩm và dịch
vụ. Điều này sẽ tác động trực tiếp mục tiêu đề ra như: doanh thu, marketing, định vị cho
thương hiệu…v.v.

28
Sản phầm được giảm giá sẽ giúp khách hàng cảm thấy vui vẻ và hài lòng vì mua được sản
phẩm mình muốn với giá thấp hơn bình thường. Đồng thời còn giúp doanh nghiệp gia tăng
doanh số bán sản phẩm.
Bên cạnh đó, khách hàng thường có xu hướng mua kèm thêm sản phẩm khác khi lựa chọn
cùng với các mặt hàng giảm giá, như là mua pin theo xe để hưởng ưu đãi giảm giá sạc tại các
trụ (so với việc thuê pin)…v.v. Do vậy, việc áp dụng chiến lược giảm giá là một khoản đầu tư
có lời.
Tuy nhiên, việc mở rộng thị phần bằng việc giảm giá liên tục, đơn cử như thị trường Trung
Quốc, Tesla đã giảm liên tục hơn 6 lần. Chính điều này đã gây bức xúc cho khách hàng của
họ và dẫn đến biểu tình tại các showroom của hãng. Thị trường Việt Nam cũng vậy, như đã
nói phía trên, nơi ô tô được xem là tài sản lớn của mỗi gia đình, nếu Tesla tiếp tục áp dụng
chính sách như tại thị trường Trung Quốc sẽ vô tình đẩy những khách hàng tiềm năng không
dám dùng đến sản phẩm của hãng do lo sợ tài sản sẽ mất giá, mất thanh khoản. Vì vậy, tập
trung vào các dịch vụ hậu mãi có thể là giải pháp mà các nhà điều hành Tesla nên cân nhắc
thực hiện để tránh vết xe đổ tại Trung Quốc.
5.5 Đánh giá sự thâm nhập vào thị trường Việt Nam
Theo báo cáo thống kê của Ngân hàng nhà nước Việt Nam: “Ngành Ôtô tại VN chỉ mới ở
bước đầu của chu kỳ phát triển. Ô tô vẫn luôn là ngành đóng góp lớn vào GDP của các nước
trên thế giới với 3.26% GDP Mỹ, khoảng 5% GDP Trung Quốc, khoảng 4% GDP Đức, và
hơn 12% GDP Thái Lan. Riêng tại VN, tỉ trọng ngành cũng đã chiếm 3% GDP cả nước. Vì
vậy, ngành Ô tô luôn nhận được sự quan tâm và chú trọng từ chính phủ.”
Việt Nam có thể đánh giá là thị trường rất tiềm năng vì đang ở giai đoạn sơ khai, là một quốc
gia đông dân số (hơn 100 triệu người). Tuy nhiên, tỷ lệ có và sử dụng ô tô lại thấp so với các
nước trong khu vực. Việt Nam hiện có mức tăng trưởng GDP ổn định, tầng lớp trung lưu
đang có xu hướng gia tăng.
Bộ lao động – Thương Binh - Xã hội đã công bố số liệu sau: “Thu nhập của người dân Việt
Nam đã tăng đạt gần 40% trong hơn 10 năm qua, trung bình rơi vào hơn 4,000
USD/người/năm”. Vì vậy, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ lẫn mức sống, đây sẽ
là thị trường tiềm năng của xe điện.”
Chính phủ Việt Nam hiện tại đang có chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp
FDI cũng như vừa ban hành các nghị định ưu đãi, giảm thuế cho mặt hàng xe điện. Vì vậy,
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã dự báo rằng: “Thị trường Việt Nam sẽ
đạt tới hơn 1 triệu xe điện năm 2028, sau đó đến năm 2040 lượng xe sẽ cán mốc hơn 4 triệu
chiếc”.
Việc áp dụng “Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)” sẽ mang đến các lợi thế
cho Tesla tại thị trường Việt Nam như sau:

29
Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán tổng cộng 19 Hiệp định
thương mại tự do (FTA), trong đó: 15 FTA đã có hiệu lực; 1 FTA đã kết thúc đàm phán, chờ
ký kết và 3 FTA đang trong quá trình đàm phán. Chính vì vậy, việc thâm nhập thị trường Việt
Nam sẽ không còn là việc khó khăn như nhiều năm về trước vì ảnh hưởng của các chính sách
thuế, đồng thời với vị trí địa lí, việc lắp ráp và xuất khẩu xe đi từ Việt Nam để được hưởng
ưu đãi từ các FTAs là một tiềm năng khai thác nên được cân nhắc đến.

6. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


6.1 Định hướng của Tesla trong việc phát triển bền vững
Sứ mệnh của Tesla là góp phần thúc đẩy chuyển đổi nguồn năng lượng bền vững trên toàn
cầu. Để đạt được mục tiêu trên, Tesla cần thiết kế ra những sản phẩm vượt trội hơn so với các
sản phẩm sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch bằng nhiều cách, nguồn nguyên liệu và nhà
máy sản xuất cũng tuân thủ và cố gắng để đáp ứng yêu cầu bền vững nhiều nhất có thể, và
Tesla tin rằng cách tốt nhất là có thể đưa ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, giải
quyết toàn diện việc tạo ra năng lượng sạch trên thế giới. Quá trình chuyển đổi sang sử dụng
nguồn năng lượng bền vững sẽ làm giảm việc khai thác và nhu cầu khai thác nhiên liệu trên
toàn cầu.
Kế hoạch 5 bước để chuyển sang nguồn năng lượng bền vững:
1. Thêm nguồn năng lượng tái tạo vào lưới điện hiện có
2. Chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông chạy bằng điện
3. Chuyển sang máy bơm nhiệt
4. Vận chuyển nhiệt và Hydrogen
5. Nhiên liệu bền vững cho máy bay, thuyền

30
Mục tiêu hướng đến bền vững 100% vào năm 2025:
Những hành động phát triển đã được TESLA áp dụng
Sản xuất các sản phẩm hướng đến bền vững
Các dòng xe được Tesla sản xuất hướng đến giảm thiểu sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch.
Phát triển các dòng sản phẩm giúp chuyển đổi quang năng (solar roof, solar panel) thành điện
năng, dự trữ năng lượng bằng các bức tường năng lượng (Powerwall). Trung bình, mỗi chiếc
xe điện của Tesla sẽ tránh được việc phát thải 55 tấn khí CO2 ra môi trường trong suốt vòng
đời của sản phẩm.
Trong năm 2022, Tesla đã sản xuất và phân phối hơn 1.3 nghìn sản phẩm xe điện trên toàn thế
giới. Từ đó, các khách hàng của Tesla đã góp phần làm giảm 13.4 nghìn tấn CO2 vào bầu khí
quyển.
Trong khi các nhà sản xuất phương tiện di chuyển bằng động cơ đốt trong khác đang cố gắng
mua các tín chỉ carbon từ các đơn vị khác (ví dụ như Tesla) để bù đắp lượng phát thải, thì đây
không phải là một chiến lược bền vững. Thay vào đó, Tesla tập trung vào việc sản xuất các
sản phẩm xe điện để đáp ứng được các yêu cầu về luật định trên toàn thế giới liên quan đến
phát triển bền vững.

6.2 Thực hiện các báo cáo kiểm kê phát thải, đánh giá tác động môi trường, phương
pháp sử dụng nguồn thay thế, vận hành giảm phát thải
6.2.1 Phương pháp áp dụng để làm giảm phát thải
- Thay thế nguồn năng lượng hóa thạch
- Đánh giá tác động carbon trên các sản phẩm xe điện
- Đánh giá tác động carbon trong hoạt động vận hành đưa ra các phương án thay thế, lắp đặt
thêm các thiết bị kiểm soát (ví dụ sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để kiểm soát việc sử dụng năng

31
lượng hiệu quả, lắp đặt tấm pin, nốc nhà năng lượng mặt trời để tạo ra nguồn năng lượng thay
thế)
- Kiểm soát việc sử dụng nguồn nước và rác thải, tái sử dụng
Những hoạt động trên giúp làm giảm lượng phát thải khí CO2 (13.4 nghìn tấn), sử dụng 100%
mạng lưới tăng áp tái tạo, giảm lượng phát thải khí nhà kính (-30%), giảm 15% nước sử dụng
cho mỗi sản phẩm, 90% rác thải của nhà máy được tái chế
6.2.2 Chứng nhận, tiêu chuẩn, quy định khung
Một số tiêu chuẩn liên quan mà Tesla đã đánh giá cho hệ thống các nhà máy của mình bao
gồm ISO 14001:2015 (Tiêu chuẩn về quản lý môi trường), ISO 9001:2015 (Tiêu chuẩn về
quản lý chất lượng), ISO 45001:2018 (Tiêu chuẩn về An toàn và sức khỏe lao động)
Ngoài ra, Tesla còn tuân thủ một số quy định khung của một số tổ chức như:
- Nền tảng về các chương trình và tiêu chuẩn Khí nhà kính trên thế giới (GHG Protocol)
- Sáng kiến khoáng sản có trách nhiệm (Responsible minerals initiative)
- Quy trình đảm bảo khoáng sản có trách nhiệm (Responsible Minerals Assurance Process)
- Liên minh pin toàn cầu (Global Battery Alliance)
- Nguồn (Re|Source)
- Sáng kiến về tiêu chuẩn đảm bảo khai thác có trách nhiệm (Initiative for Responsible
Mining Assurance Standard)
- Hướng tới khai khoáng bền vững (Towards Sustainable Mining)
- Hội đồng quốc tế về khai khoáng và kim loại (International Council on Mining and Metals)
- Hệ thống hướng dẫn và quản lý môi trường của OECD (OECD guidance and environmental
management systems)
- Liên minh Coban công bằng (Fair Cobalt Alliance)
- Lần thứ 7 liên tiếp đạt 100% Chỉ số Bình đẳng Doanh nghiệp với Chiến dịch Nhân quyền.
6.2.3 Trách nhiệm xã hội khác liên quan đến con người, văn hóa và an toàn
- Lợi ích của người chuyển giới phù hợp với phác đồ lâm sàng do Hiệp hội Chuyên gia Thế
giới về Sức khỏe của Người chuyển giới quy định.
- Cung cấp hỗ trợ cho các nạn nhân của thiên tai – Bão Ida, Bão Kentucky và Bão mùa đông
Texas.
- Kể từ năm 2019, xe Tesla đã nhận được xếp hạng 5 sao từ các cơ quan đánh giá an toàn trên
khắp Hoa Kỳ, Châu Âu và Úc.
- Tesla HR cung cấp khóa học giáo dục về Trả lương công bằng & Minh bạch cho mọi người
trong Tổ chức con người, tập trung vào các đối tác nhân sự và nhà tuyển dụng.
- SafetyNet, một phúc lợi cung cấp hỗ trợ tài chính hạn chế cho nhân viên gặp khó khăn tạm
thời

32
- Suy nghĩ lại, một lợi ích cung cấp các nguồn lực cho các gia đình có trẻ gặp khó khăn về học
tập, xã hội hoặc hành vi.
- Dịch vụ trợ giúp đặc biệt về lợi ích cho nhân viên LGBTQ+
- Tăng ngôn ngữ trung lập về giới tính trong mô tả công việc, mở rộng nỗ lực tìm nguồn cung
ứng, cải tiến hướng dẫn phỏng vấn, xây dựng quan hệ đối tác cộng đồng, giáo dục về sự thiên
vị vô thức và tạo điều kiện đào tạo cho nhà tuyển dụng, người quản lý tuyển dụng và tham gia
phỏng vấn.
- Giới thiệu Ngày Nữ sinh đến với Kỹ thuật & Ngày Sản xuất Quốc gia để thúc đẩy sự đa
dạng giới tính trong STEM, kể từ năm 2018, Tesla đã khuyến khích các nữ sinh coi kỹ thuật
là phương tiện để theo đuổi mục tiêu của mình bằng cách tham gia Ngày Giới thiệu Nữ sinh
đến với Kỹ thuật.
- Làm việc để tăng cường đại diện giới trong toàn công ty bằng cách hỗ trợ các tổ chức và hội
nghị tập trung vào phụ nữ như Hiệp hội Kỹ sư Phụ nữ, Latinas In Tech, TechUp For Women,
Diễn đàn Thung lũng Silicon, Lễ hội Phụ nữ trong Công nghệ, Phụ nữ trong Công nghệ Quốc
tế và Phụ nữ trong Sản xuất.
- Tesla cũng đã ra mắt Chương trình Tesla Recharge Returnship – một chương trình làm việc
được trả lương kéo dài 4 tháng, ban đầu nhắm mục tiêu đến những phụ nữ bị ảnh hưởng bởi
đại dịch và sau đó được mở rộng để hỗ trợ tất cả các chuyên gia trung cấp quay trở lại lực
lượng lao động sau khi nghỉ việc từ một năm trở lên.

- Công bằng trong việc mở ra các cơ hội làm việc cho các nhân viên đến từ các quốc gia, châu
lục khác nhau

33
Số liệu thống kê về phân bổ nguồn nhân lực của Tesla năm 2022
6.3 Những quy định, định hướng của Nhà nước Việt Nam đối với phát triển bền
vững và tìm năng của Tesla trong thị trường này
Biến đổi khí hậu thực sự đã trở thành thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Các hiện tượng
thời tiết cực đoan và nước biển dâng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực,
nguồn nước, sự phát triển bền vững và thậm chí là sự sống còn của nhiều quốc gia và cộng
đồng. Cảnh báo này từ thiên nhiên buộc chúng ta phải đưa ra các biện pháp mạnh mẽ và hành
động có trách nhiệm, không chậm trễ ở cấp độ toàn cầu. Vì đây là vấn đề toàn cầu nên cần có
cách tiếp cận toàn cầu. Vì vấn đề này ảnh hưởng đến mọi người nên cần có một cách tiếp cận
toàn diện.
Thứ nhất, ứng phó với biến đổi khí hậu và phục hồi thiên nhiên phải trở thành ưu tiên cao
nhất trong mọi quyết định phát triển. Chúng ta phải hình thành những chuẩn mực đạo đức cao
nhất cho mọi cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân.
Khoa học và công nghệ phải dẫn đầu và nguồn tài chính phải tạo đòn bẩy để chuyển đổi mô
hình phát triển sang nền kinh tế xanh, tuần hoàn, bền vững, toàn diện và nhân văn. Tất cả
những gì chúng ta làm phải dựa trên thiên nhiên và tập trung vào con người, vì họ là những
tác nhân và động lực của sự phát triển bền vững, để không ai bị bỏ lại phía sau.
Thứ hai, tất cả các nước cần đưa ra những cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải khí nhà kính,
dựa trên nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có phân biệt, năng lực và hoàn cảnh tương ứng.
Hãy để tôi tận dụng cơ hội này để kêu gọi công lý và sự công bằng trong cuộc chiến chống
biến đổi khí hậu. Đây là điều bắt buộc để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Về phần
mình, mặc dù là một nước đang phát triển, mới bắt đầu công nghiệp hóa cách đây hơn ba thập
kỷ, Việt Nam sẽ tận dụng lợi thế về năng lượng tái tạo và thực hiện các biện pháp mạnh mẽ
hơn để giảm phát thải khí nhà kính. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta sẽ tận dụng nguồn lực
trong nước, cùng với sự hợp tác, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là từ các nước phát
triển, về tài chính và công nghệ, trong đó có thông qua các cơ chế theo Thỏa thuận Paris,
nhằm đạt được mục tiêu lượng phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

34
Thứ ba, tài chính khí hậu, chuyển giao công nghệ và xây dựng năng lực đóng vai trò quan
trọng trong việc đảm bảo sự thành công của Thỏa thuận Paris. Các nước phát triển, trước đây
là những nước phát thải lớn để đổi lấy sự thịnh vượng kinh tế hiện tại, cần phải đáp ứng đầy
đủ các cam kết tài chính hiện có của mình. Đồng thời, chúng ta cần phải đạt được các mục
tiêu tài chính đầy tham vọng hơn cho giai đoạn sau 2025.
6.4 So sánh Tesla với các đối thủ cùng ngành ô tô điện tại thị trường Việt Nam
Tesla và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường xe điện Việt Nam đều có chiến lược bền vững,
nhưng có những khác biệt về cách tiếp cận và phạm vi ảnh hưởng. Dưới đây là một số điểm
so sánh:
Tầm nhìn và sứ mệnh: Tesla có tầm nhìn xa hướng tới việc thúc đẩy sự chuyển đổi toàn cầu
từ năng lượng hóa thạ sang năng lượng tái tạo thông qua xe điện. Họ tập trung vào việc phát
triển công nghệ và sản phẩm chất lượng cao để đẩy mạnh sự lựa chọn xe điện trên thị trường.
Các đối thủ cạnh tranh trong thị trường Việt Nam cũng có những mục tiêu bền vững tương tự,
nhưng có thể tập trung vào phân khúc thị trường cụ thể hơn.
Về cải tiến công nghệ và ưu đãi: Tesla tập trung vào cải tiến công nghệ và đẩy mạnh hơn so
với các đối thủ cùng dòng từ quốc tế cũng như nội địa Việt Nam. Đối với các quốc gia khác
Tesla còn tập trung vào việc xây dựng hệ sinh thái bền vững (trụ sạc, năng lượng tái tạo,…).
Tuy nhiên, ở Việt Nam, hiện Vinfast là thương hiệu tập trung vào phần này tốt hơn khi tích
hợp vào hệ sinh thái khác và có những chính sách ưu đãi đặc biệt thu hút người tiêu dùng hơn
(bãi đổ xe miễn phí, trụ sạc điện tại các khu vực tòa nhà, trung tâm thương mại,..).
6.5 Sự khác biệt về phương triển khai các hoạt động bền vững của Tesla tại Việt
Nam và tại Mỹ
Khác với thị trường Mỹ, Tesla, nơi khai sinh và cũng là nơi mà Tesla đầu tư rất mạnh và gần
như toàn vẹn các chương trình về phát triển bền vững như đã nêu ở trên. Thì tại thị trường
Việt Nam, với điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất vẫn còn nhiều hạn chế thì việc triển khai bền
vững cũng cần có những sự điều chỉnh thích nghi.
Các đường hướng về phát triển bền vững có thể đề xuất bao gồm: Lắp đặt thêm các trạm phát
điện sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, đặt nhà máy sản xuất của Tesla ở các khu vực có thể
tận dụng thêm nguồn năng lượng bền vững từ gió, năng lượng mặt trời. Phát triển các công cụ
quản lý sản xuất tối ưu, giúp giảm lượng nhiên liệu cần sử dụng, tái chế và tái sử dụngcác sản
phẩm, phụ phẩm và phế phẩm. Thực hiện các quan sát, đo lường lượng phát thải do sản
xuất…
Tham gia vào các dự án bền vững, giúp làm giảm các nguồn phát thải như trồng rừng, thu
gom rác.

7. KẾT LUẬN
Chiến lược xuất khẩu qua đại lý trung gian của Tesla tại thị trường ô tô điện Việt Nam là một
quyết định không chỉ giúp Tesla tránh rủi ro tài chính và pháp lý trong giai đoạn thâm nhập
ban đầu, mà còn tạo điều kiện để tập trung vào việc tùy chỉnh sản phẩm dựa trên nhu cầu của
người tiêu dùng địa phương. Bằng cách duy trì kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất, phân
phối và quản lý thương hiệu, Tesla có thể đảm bảo rằng chất lượng và giá trị của sản phẩm
vẫn tương xứng với hình ảnh toàn cầu của mình. Điều này cũng giúp họ tận dụng lợi thế của
công nghệ động cơ và tiết kiệm năng lượng, một phần quan trọng trong sự phát triển toàn cầu
của hãng. Tương tác với chính quyền và sự tìm hiểu về thị trường địa phương là hoạt động
cần thiết để xây dựng định hình thương hiệu mạnh mẽ tại Việt Nam. Đặc biệt, việc hợp tác
với đối tác địa phương và tận dụng tài năng trong nước không chỉ đảm bảo tính đa dạng trong

35
sản phẩm mà còn tạo sự thấu hiểu về nhu cầu của khách hàng tại thị trường này. Tóm lại,
bằng cách tận dụng lợi thế cốt lõi của công ty và kết hợp với sự tương tác địa phương, Tesla
hứa hẹn sẽ tạo ra một mô hình thành công để tạo dựng sự hiện diện và định vị thương hiệu tại
thị trường Việt Nam.

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO


https://fabrikbrands.com/tesla-logo-history-what-does-the-tesla-symbol-mean/
https://fourweekmba.com/tesla-competitors/
https://www.tesla.com/model3
https://www.notateslaapp.com/news/1147/tesla-massively-reduces-prices-here-are-the-new-
prices-and-why-they-did-it
https://digitalassets.tesla.com/tesla-contents/image/upload/IR/TSLA-Q1-2023-Update
https://vtv.vn/kinh-te/tesla-cong-bo-doanh-thu-cao-ky-luc-20230126135452215.htm
https://insideevs.com/news/485920/tesla-which-countries-pay-most-least/
https://www.mordorintelligence.com/industry-reports/asia-pacific-electric-vehicle-market
https://tridenstechnology.com/tesla-sales-statistics/#h-tesla-sales-in-the-us
https://www.tesla.com/model3/design#overview
https://impakter.com/index/tesla-sustainability-report/
https://baochinhphu.vn/hoi-nghi-cop26-be-mac-voi-thoa-thuan-lich-su-102303865.htm
https://moit.gov.vn/bao-ve-moi-truong/no-luc-thuc-hien-cac-cam-ket-cua-viet-nam-tai-hoi-
nghi-cop26.html
https://muaban.net/blog/xe-dien-tesla-215627/
https://sieuthanhricoh.com.vn/hang-xe-tesla/
https://powersteam.vn/tin-tuc-oto/xe-dien-tesla-gia-bao-nhieu-cac-dong-xe-cua-thuong-hieu-
tesla/
https://medicar.vn/blogs/news/o-to-tesla
https://giaxeoto.vn/tesla-model-y-528.html
https://giaxeoto.vn/tesla-model-s-527.html
https://giaxeoto.vn/gia-xe-dien-tesla-205
https://giaxeoto.vn/chi-tiet-tesla-model-3-329.html
https://giaxeoto.vn/tesla-model-x-530.html
https://vnexpress.net/tat-ca-xe-dien-tesla-co-trong-top-10-xe-ban-chay-2022-4558363.html
https://xehay.vn/nhung-tinh-nang-doc-dao-chi-xe-tesla-moi-co.html
https://vneconomy.vn/so-sanh-chi-phi-nghien-cuu-va-quang-cao-tren-moi-oto-ban-ra-cua-
tesla-toyota-ford.htm
https://vov.vn/o-to-xe-may/o-to/xu-huong-su-dung-xe-dien-tai-viet-nam-va-the-gioi-
post1015245.vov
https://nguoiquansat.vn/choang-ngop-voi-so-luong-nguoi-dung-mang-xa-hoi-facebook-
tiktok-youtube-tai-viet-nam-80241.html
36
37

You might also like