You are on page 1of 34

CHƢƠNG 4: NGOẠI TÁC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ

4.1 Khái niệm ngoại tác


4.2 Bản chất của ngoại tác
4.3 Phân tích ngoại tác bằng đồ thị
4.4 Phản ứng của tƣ nhân đối với ngoại tác
4.5 Phản ứng công cộng đối với ngoại tác
4.1 Khái niệm ngoại tác

Khi hoạt động của một thực thể (cá nhân hoặc doanh
nghiệp) trực tiếp tác động đến lợi ích của thực thể khác
theo cách không thông qua giá thị trường, các nhà kinh
tế gọi sự tác động đó là ngoại tác (externality).

Khác với các tác động thông qua giá cả thị trường,
ngoại tác ảnh hưởng ngược chiều với hiệu quả kinh tế.
4.1 Khái niệm ngoại tác

Ví dụ: khí hậu nóng dần lên là do hoạt động của con
người, đặc biệt là sử dụng nhiên liệu như là than, xăng,
dầu, gas… sản sinh ra chất đioxyt cacbon.
4.1 Khái niệm ngoại tác

Ngoại tác có thể xảy ra trong nhiều tương tác hàng ngày
với những mức độ và phạm vi khác nhau.
4.2 Bản chất của ngoại tác

 Giả sử anh Bart đang điều hành một nhà máy và


thải chất bẩn vào một con sông (không có ai là chủ sở
hữu). Cô Lisa sống bằng nghề đánh bắt cá trên sông.

 Hoạt động của anh Bart trực tiếp làm cho cô Lisa
thiệt hại.

 Do vậy, tính hiệu quả đòi hỏi anh Bart phải chi trả
mức giá thể hiện giá trị của nước như nguồn lực khan
hiếm có thể sử dụng cho các hoạt động khác.
4.2 Bản chất của ngoại tác
 Giả sử chị Lisa là chủ sở hữu của dòng sông,
 Lisa có thể buộc anh Bart phải đóng phí cho sự làm bẩn
môi trƣờng làm thiệt hại việc câu cá của mình.
 Bart có thể tính khoản phí này trong quyết định sản xuất
và sử dụng nguồn nƣớc hiệu quả hơn.
 Mặt khác, nếu anh Bart là chủ dòng nƣớc, anh ta có thể
kiếm tiền đƣợc bằng cách buộc chị Lisa trả tiền cho quyền
đƣợc câu cá. Số tiền cho quyền câu cá trên sông (mà chị Lisa
sẵn sàng trả cho Bart) còn phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm
dòng nƣớc.
 Do vậy, anh Bart sẽ có động cơ không làm bẩn dòng
nƣớc nữa. Nếu không, anh Bart sẽ không kiếm đƣợc nhiều
tiền từ chị Liza.
4.2 Bản chất của ngoại tác
 Nguồn lực có sở hữu chung sẽ bị lạm dụng do ngƣời ta
không ai có động cơ tiết kiệm trong việc sử dụng hiệu
quả các nguồn lực..
 Ngoại tác có thể đƣợc tạo ra bởi ngƣời tiêu dùng cũng
nhƣ nhà sản xuất.
 Ngoại tác có bản chất tƣơng hỗ.
 Ngoại tác có thể là tích cực.
 Hàng hóa công có thể xem nhƣ một dạng đặc biệt của
ngoại tác
4.3 Phân tích ngoại tác bằng đồ thị

Q: sản lượng đầu ra do nhà máy anh Bart sản xuất

MB: lợi ích biên đối với mỗi mức sản xuất đầu ra
4.3 Phân tích ngoại tác bằng đồ thị

MPC: chi phí tư nhân biên

MD: thiệt hại biên do ô nhiễm


4.3 Phân tích ngoại tác bằng đồ thị

Bart muốn tối đa hóa lợi nhuận thì anh ta sẽ sản xuất
đến mức Q1 là nơi MPC cắt MB.
4.3 Phân tích ngoại tác bằng đồ thị

Tính hiệu quả từ quan điểm xã hội đòi hỏi chỉ sản xuất
các đơn vị sản phẩm đầu ra mà MB lớn hơn MSC. Do đó
đầu ra nên là Q*.
4.3 Phân tích ngoại tác bằng đồ thị

Quan điểm xã hội: sẽ sản xuất khi lợi ích biên đối với xã
hội > chi phí biên xã hội ( các yếu tố đầu vào do Bart
mua + thiệt hại biên đối với Lisa )
4.4 Phản ứng của tƣ nhân với ngoại tác
4.4.1 Định lý Coase

 Có ngoại tác=> phân bố nguồn lực không hiệu quả


 Giả sử quyền chủ sở hữu dòng sông đƣợc chỉ định cho anh
Bart. Ta giả sử rằng việc chị Lisa và anh Bart mặc cả thƣơng
lƣợng với nhau là không tốn kém chi phí hành chính.
 Hai bên trao đổi để giảm sản lƣợng sản xuất
4.4 Phản ứng của tƣ nhân với ngoại tác
 Anh Bart sẽ sẵn sàng không sản xuất một số đơn vị sản
phẩm đầu ra <=>nhận đƣợc khoản tiền lớn hơn khoản thu
gia tăng thuần từ sản xuất đơn vị sản phẩm đó: (MB –
MPC).
 Mặt khác, chị Lisa sẵn lòng chi trả cho anh Bart để anh này
không sản xuất số đơn vị sản phẩm khi khoản chi trả này bé
hơn thiệt hại biên tế đối với chị Lisa MD.
 Khi khoản tiền chị Lisa trả cho anh Bart lớn hơn chi phí (để
anh Bart không sản xuất nữa), cơ hội thực hiện các cuộc
thƣơng lƣợng trao đổi sẽ xuất hiện.
4.4 Phản ứng của tƣ nhân với ngoại tác
 Thể hiện bằng đồ thị trên, yêu cầu đặt ra là
MD>(MB-MPC), cho thấy rằng tại điểm sản xuất
đầu ra Q1, (MB – MPC) là bằng không trong khi
MD là dƣơng.
 Do đó, MD vƣợt quá (MB –MPC), và đây là phạm vi
của một cuộc thƣơng lƣợng.
 Lý lẽ tƣơng tự cho thấy khoản tiền chị Lisa sẵn sàng
chi trả là lớn hơn MB – MPC tại mọi mức sản lƣợng
đầu ra phía bên phải của Q*.
 Do vậy, Lisa trả tiền cho Bart giảm sản xuất đến mức
Q* là mức hiệu quả.
4.4 Phản ứng của tƣ nhân với ngoại tác

 Trong phân tích trên ta có hai giả thiết quan trọng:


(1).Chi phí để thương lượng đối với cả hai bên là thấp;
(2).Chủ sở hữu của các nguồn lực có thể xác định
nguồn gây thiệt hại cho tài sản của họ và có thể ngăn
chặn một cách hợp pháp.
4.4 Phản ứng của tƣ nhân với ngoại tác

 Kết quả này còn đƣợc gọi là Định Lý Coase (theo tên ngƣời
đƣợc giải thƣởng Nobel là Ronald Coase) nghĩa là một khi
quyền chủ sở hữu đƣợc thiết lập, chính phủ không cần can
thiệp để đối phó các ngoại tác (Coase, 1960).
4.4 Phản ứng của tƣ nhân với ngoại tác

 Định lý Coase: Khi quyền tài sản được xác định rõ


ràng và sự mặc cả không tốn kém chi phí, thì sự
thương lượng giữa bên đối tác tạo ra ngoại tác và đối
tác bị ảnh hưởng bởi ngoại tác có thể dẫn đến số
lượng thị trường tối ưu xã hội.
4.4 Phản ứng của tƣ nhân với ngoại tác
 4.4.2 Liên kết
- ”nội bộ hoá” nó bằng cách kết hợp lại các bên có liên Quan.
- Bart và Lisa cùng kết hợp hoạt động của họ lại thì lợi nhuận
từ doanh nghiệp liên kết của hai ngƣời sẽ cao hơn tổng lợi
nhuận của từng cá nhân khi họ không có sự kết hợp.
- Lisa có cổ phần trong nhà máy của anh Part và ngƣợc lại,
hoặc có ngƣời mua cả nhà máy và thuyền đánh cá, thì lúc
này ngoại tác có thể không tồn tại và thị trƣờng hiệu quả.
4.4 Phản ứng của tƣ nhân với ngoại tác
 4.4.3 Các quy ước xã hội
 Các quy ước xã hội có thể được xem như nỗ lực buộc
mọi người quan tâm đến ngoại tác do họ gây ra.
Trước khi hành động, hãy nghĩ ngay đến chi phí và lợi
ích biên tế xã hội của hành động đó. Những giáo huấn
quy tắc đạo đức làm cho con người thông cảm người
khác và nội bộ hóa ngoại tác. Quy tắc đạo đức góp
phần điều chỉnh lại các khuyết điểm của thị trường.
4.3 Phản ứng của tƣ nhân với ngoại tác
 4.3.3 Các quy ước xã hội
 Các quy ƣớc xã hội có thể đƣợc xem nhƣ nỗ lực buộc mọi
ngƣời quan tâm đến ngoại tác do họ gây ra.

 Trƣớc khi hành động, hãy nghĩ ngay đến chi phí và lợi ích
biên tế xã hội của hành động đó.

 Những giáo huấn quy tắc đạo đức làm cho con ngƣời thông
cảm ngƣời khác và nội bộ hóa ngoại tác.

 Quy tắc đạo đức góp phần điều chỉnh lại các khuyết điểm
của thị trƣờng.
4.5 Phản ứng của công cộng với ngoại tác
 4.5.1 Thuế
 Nhà kinh tế học người Anh A.C. Pigou năm 1930 đề
xuất giải pháp áp một loại thuế lên người gây ô nhiễm
để bù lại các yếu tố đầu vào sản xuất của anh ta có
giá quá thấp.

 Thuế Pigou là loại thuế áp lên mỗi đơn vị sản xuất đầu
ra của người gây ô nhiễm với quy mô bằng thiệt hại
biên tế mà nó tạo ra tại mức sản xuất đầu ra hiệu quả.
4.5 Phản ứng của công cộng với ngoại tác
 4.5.1 Thuế

Trong trường hợp này, thiệt hại biên tế tại mức đầu ra hiệu quả Q* là khoảng cd.
Đây là thuế Pigou (nhớ rằng khoảng cách thẳng đứng giữa MPC và MSC là MD).
Anh Bart phản ứng như thế nào nếu bị áp thuế cd đô la trên mỗi đơn vị sản phẩm
đầu ra?
4.5 Phản ứng của công cộng với ngoại tác
 4.5.1 Thuế

Tối đa hoá lợi nhuận đòi hỏi anh Bart sản xuất tại điểm mà
chi phí biên tế bằng lợi ích biên tế là điểm giao nhau giữa
MB và MPC+cd, đây là mức sản lƣợng đầu ra hiệu quả Q*.
4.5 Phản ứng của công cộng với ngoại tác
 4.5.1 Thuế

Chính phủ có thể sử dụng nguồn thu này để trợ cấp cho chị
Lisa, tuy nhiên cần cẩn trọng vấn đề này do có khả năng bị
lạm dụng.
4.5 Phản ứng của công cộng với ngoại tác
 4.5.2 Trợ cấp

Chính phủ công bố sẽ chi cho anh Bart một khoản trợ
cấp là cd cho mỗi đơn vị sản phẩm anh Bart không
sản xuất.
4.5 Phản ứng của công cộng với ngoại tác
 4.5.2 Trợ cấp

Thay vì phải trả thuế idcj, anh Bart nhận đƣợc khoản tiền
bằng số đơn vị anh từ bỏ không sản xuất là ch nhân với trợ
cấp trên mỗi đơn vị là cd bằng diện tích hình chữ nhật dfhc
trong hình.
4.5 Phản ứng của công cộng với ngoại tác
 4.5.2 Trợ cấp

- Vấn đề lạm dụng khi mà nhiều công ty nhƣ anh Bart


muốn đƣợc nhận trợ cấp để có lợi nhuận hơn, do vậy xây
nhiều nhà máy dọc sông.
- Ngƣời ta không mong muốn nhận trợ cấp.
4.5 Phản ứng của công cộng với ngoại tác
 4.5.3 Tạo ra thị trường

Bán cho người sản xuất quyền gây ô nhiễm.

=> thực tế chính phủ tạo ra một thị trường không khí
sạch hay nước sạch mà nếu không làm như vậy thì các
thị trường này không bao giờ xuất hiện.
4.5 Phản ứng của công cộng với ngoại tác
 4.5.3 Tạo ra thị trường

Với hệ thống này, chính phủ công bố bán các giấy phép đƣợc
thải Z* chất ô nhiễm vào môi trƣờng (lƣợng chất ô nhiễm là
liên quan đến mức đầu ra Q*).
Các công ty sẽ đƣợc mời đấu thầu các quyền gây ô nhiễm này.
Giấy phép sẽ cấp cho công ty nào trả giá cao nhất.
4.6 Ngoại tác tích cực

Giả sử một công ty thực hiện nghiên cứu và phát triển (R&D), đồ
thị lợi ích biên tế tư nhân (MPB) và chi phí biên tế (MC) thể hiện
trên hình. Công ty chọn mức hoạt động R&D tại R1, là nơi
MC=MPB. Giả sử tiếp rằng R&D của công ty này làm cho các
công ty khác sản xuất ra được sản phẩm rẻ hơn, nhưng các công
ty này không hề chi trả đồng nào cho việc sử dụng các thành tựu
nghiên cứu khoa học đó.
4.6 Ngoại tác tích cực

Lợi ích biên tế đối với các công ty khác cho mỗi lƣợng nghiên cứu R&D
là MEB (cho lợi ích biên tế ngoại tác). Lợi ích biên tế xã hội của nghiên
cứu là tổng của MPB và MEB đƣợc thể hiện là MSB.
Tính hiệu quả đòi hỏi chi phí biên tế và lợi ích biên tế xã hội phải bằng
nhau, xảy ra tại R*. Do vậy, R&D đƣợc cung cấp ít hơn cần thiết.
Giống nhƣ ngoại tác tiêu cực có thể đƣợc chỉnh sửa lại bằng thuế Pigou,
còn ngoại tác tích cực ta có thể chỉnh lại bằng trợ cấp Pigou.
4.6 Ngoại tác tích cực

Cụ thể, nếu công ty thực hiện R&D đƣợc cấp 1 khoản trợ cấp bằng lợi
ích ngoại tác biên tế tại điểm tối ƣu–là khoảng cách của ab trong hình, thì
công ty sẽ thực hiện số lƣợng nghiên cứu điểm sản xuất hiệu quả.
TÓM LƢỢC

Một ngoại tác xuất hiện khi hoạt động của một ngƣời tác động lên ngƣời
khác bên ngoài cơ chế thị trƣờng. Nguyên nhân là sự thiếu quyền sở hữu
pháp lý về tài sản.
Ngoại tác là nguyên nhân là cho giá thị trƣờng chệch khỏi chi phí xã hội.
Định lý Coase cho thấy các bên tƣ nhân có thể thƣơng lƣợng để đạt đƣợc
mức sản xuất đầu ra hiệu quả nếu các quyền sở hữu đƣợc thiết lập. Tuy
nhiên việc thƣơng lƣợng không dễ dàng.
Thuế Pigou và trợ cấp sẽ hƣớng đến việc sản xuất hiệu quả. Tuy nhiên,
cơ chế thị trƣờng cũng dẫn đến việc sản xuất không nhƣ mong đợi.
Ngoại tác tích cực dẫn đến sản xuất không đến điểm hiệu quả xã hội. Trợ
cấp cho ngoại tác tích cực là giải pháp. Tuy nhiên cần cân nhắc tránh
lãnh phí.

You might also like