You are on page 1of 7

Thực trạng tham nhũng ngày nay dường như đã ăn sâu vào đời sống của

người dân. Nó len lõi qua từng ngóc nghách, mọi lĩnh vực trong cuộc sống, từ
đất đai, tranh chấp pháp lý, kinh tế hay đến những lĩnh vực như giáo dục hay
chính sách an sinh xã hội lúc nào cũng có sự không minh bạch ở đằng sau. Việc
này xảy ra thường xuyên đến nỗi người dân xem nó là một điều hiển nhiên,
không thể thiếu. Một ví dụ điển hình là trong việc xử lý các giấy tờ hành chính,
nếu như không có “tiền uống cà phê”, một cách nói lái về tiền hối lộ, thì thời
gian hoàn thành nó sẽ bị kéo dài, hoặc nói thẳng ra là viên chức cố tình đóng
băng để ép người dân phải đưa tiền hối lộ. Nhận thức được tính nghiêm trọng
của vấn đề, Nhà nước đã đưa ra pháp lệnh số 22/2000/PL-UBTVQH10 về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh chống tham nhũng đuọc ban hành trước
đó vào ngày 26 tháng 2 năm 1998 . Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả chống tham
nhũng. Năm 2005 Quốc hội khóa XI đã nâng cấp Pháp lệnh lên thành Luật
PCTN. Luật PCTN số 55/2005/QH11, được Quốc hội khóa XI thông qua tại Kỳ
họp thứ 8, ngày 29-11-2005. Luật có 8 chương với 92 điều. Luật này quy định
về phòng ngừa, phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng và trách nhiệm
của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong PCTN. Đến ngày 4-8-2007, Quốc
hội khóa XII ban hành Luật PCTN số 01/2007/QH12, sửa đổi, bổ sung 2 điều
của Luật PCTN năm 2005. Năm 2012 được tiếp tục sửa đổi bổ sung bằng Luật
PCTN số 27/2012/QH13, được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 4 thông qua
ngày 23-11-2012. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày
17-6-2013 Quy định chi tiết một số điều của Luật PCTN. Hiến pháp năm 2013,
tại khoản 2 Điều 8 tiếp tục khẳng định: "Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công
chức, viên chức phải... kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi
biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền" . Đặc biệt là vào năm 2016, Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện một chiến dịch phòng chống tham nhũng
toàn diện, từ cấp Trung ương tới địa phương với phương châm: “Bất kể người
đó là ai, ở cương vị nào, không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong đấu tranh
và xử lý tham nhũng.”. Nhờ vào chiến dịch đó mà chúng ta đã giải quyết được
rất nhiều vụ án từ nhỏ đến đặc biệt nghiêm trọng, hạn chế sự thất thoát của Ngân
sách Nhà nước. Cụ thể là từ 2016 đến 2021, chúng ta đã giải quyết được 7463
vụ án tham nhũng khác nhau với 14540 bị cáo được đưa ra xét xử, thực hiện
nhiều đợt phong tỏa, thu hồi tài sản lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng theo quy
định của pháp luật. Trong năm 2021, các cơ quan chức năng đã phát hiện và
khởi tố 2 vụ đại án gây rúng động cả nước. Đầu tiên là đại án Việt Á, mặc dù
được Nhà nước giao cho nhiệm vụ nghiên cứu và sản xuất bộ xét nghiệm PCR
Covid-19 nhưng công ty đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ khi đưa ra thị trường
sản phẩm chất lượng kém. Mặc dù biết sản phẩm của mình không đạt yêu cầu,
nhưng vì lòng tham vô đáy mà bán rẻ sinh mạng của đồng bào, công ty Việt Á
đã hối lộ cho các giám đốc trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) trên khắp cả
nước trong việc nâng khống giá kit test nhằm trục lợi cá nhân. Ví dụ trong một
cuộc đấu thầu, người chiến thắng là người có sản phẩm với mức giá thấp nhất.
Có 3 công ty tham gia đấu thầu, trong đó có Việt Á, công ty đầu tiên ra giá
6.000 đồng một kit test, công ty thứ hai là 8.000 đồng một kit test còn Việt Á là
10.000 đồng một kit test. Theo lẽ thường thì công ty đầu tiên sẽ là người chiến
thắng nhưng Việt Á đã nói với các giám đốc rằng nếu cho họ thắng đấu thầu thì
họ sẽ chia lợi nhuận với tỉ lệ 6:4, tức là các giám đốc sẽ nhận được 4.000 đồng
một kit test. Vì vậy, với thủ đoạn đó công ty Việt Á đã thắng các cuộc đấu thầu,
trực tiếp nâng khống giá bán ra cho người dân cao hơn so với ban đầu. Cho đến
khi bị khởi tố, Việt Á đã có doanh thu lên tới 4.000 tỷ đồng, trong đó thu lợi bất
chính gần 2.000 tỷ đồng. Có tổng cộng 102 bị can được đưa ra xét xử, trong đó
có nhiều người nắm giữ chức vụ cao trong Nhà nước, như là Nguyễn Thành
Long (Bộ trưởng Bộ Y tế) , Chu Ngọc Anh (Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành
Phố Hà Nội, cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) và các giám đốc trung
tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) của 62/63 tỉnh thành cả nước. Đại án thứ hai cũng
lớn không kém đó là đại án “chuyến bay giải cứu”, nói sơ qua một chút là vào
năm 2021 thế giới đang trải qua đợt dịch Covid-19 lớn chưa từng có và các
chuyến bay giải cứu được lập ra nhằm đưa các kiều bào từ các khu vực chịu ảnh
hưởng nặng của Covid-19 trên toàn thế giới về Việt Nam để tránh dịch. Xuất
phát từ mục đích cao cả của Chính phủ với tinh thần “không một ai bị bỏ lại
phía sau”, nhưng một bộ phận công chức biến chất đã lấy do là chi phí vận
chuyển cộng với dịch vụ đắt đỏ nên đã đẩy giá vé lên cao bất thường, thủ tục
rườm rà gây khó khăn cho những người có nguyện vọng muốn về nước. Từ năm
2021 đến nay, đã có tổng cộng 2.000 chuyến bay giải cứu được thực hiện, đưa
hơn 200.000 người về nước, theo quá trình điều tra của Bộ Công An, mỗi
chuyến bay có thể thu lợi bất chính 2 tỷ đồng, tổng cộng là 4.000 tỷ đồng, một
con số cũng không kém cạnh gì đại án Việt Á. Những người bị bắt cũng toàn là
nắm giữ chức vụ cao trong Nhà nước: Tô Anh Dũng (Thứ Trưởng Bộ Ngoại
giao), Nguyễn Thị Hương Lan (Cục trưởng Cục Lãnh sự), Lê Tuấn Anh (Chánh
Văn phòng Cục Lãnh sự) và những người khác tổng cộng có 52 người.

Sang giai đoạn 2022-2023, chúng ta cũng đã giải quyết nhiều vụ án tham
nhũng mang tính tổ chức cao, thủ đoạn tinh vi hơn giai đoạn trước, điển hình
trong số đó chính là vụ án tại Cục Đăng kiểm Việt Nam. Vào tháng 10 năm
2021, sau khi nhận được nhiều đơn tố giác về việc chỉnh sửa thông số kỹ thuật
trên xe trái phép, công an đã vào cuộc điều tra và phát hiện một đường dây hối
lộ liên kết giữa các trung tâm đăng kiểm và Cục Đăng kiểm Việt Nam. Tiền hối
lộ được chuyển định kỳ theo quý nhằm bao che việc thay đổi thông số kỹ thuật,
bỏ qua lỗi vi phạm trong quá trình kiểm tra xe và những việc khác. Đây là một
việc không thể chấp nhận được vì khi để một chiếc xe không đạt tiêu chuẩn
tham gia giao thông trên đường thì hậu quả của nó là không lường trước được.

Nói đến nguyên nhân dẫn đến thực trạng tham nhũng ngày nay, chúng ta
có thể chia ra thành các yếu tố sau đây:

Đầu tiên, tham nhũng là biểu hiện của một nền kinh tế yếu kém, lỏng lẻo.
Tại các nước phát triển, tham nhũng ít khi xảy ra vì các hoạt động kinh tế của họ
luôn được công khai, minh bạch. Còn tại các nước đang phát triển thì trình độ
dân trí còn chưa cao dẫn đến một số thành phần biến chất lợi dụng để tư lợi cá
nhân

Tiếp theo là công tác giáo dục tư tưởng, chính trị chưa kỹ. Khi mà một
Đảng viên không được quán triệt về đạo đức, tư tưởng không đến nơi đến chốn
thì sẽ dẫn đến sự suy đồi đạo đức nghiêm trọng, bị các phần tử phản động bên
ngoài gây sự hoang mang, nghi ngờ về thể chế Nhà nước. Từ đó hình thành tư
tưởng lệch lac, cấu kết với các phần tử phản động bên ngoài thực hiện các hành
vi chống phá Nhà nước từ bên trong. Và tham nhũng và cách tốt nhất để thực
hiện điểu đó vì có thể tư lợi cá nhân, vừa gây lũng đoạn nền kinh tế dẫn đến sự
sụp đổ của Nhà nước.

Thêm vào đó, hệ thống pháp luật của nước ta còn nhiều hạn chế và hình
phạt cho hành vi tham nhũng vẫn còn quá nhẹ. Đây là nguyên nhân lớn nhất dẫn
đến thực trạng tham nhũng đang tràn lan hiện nay. Pháp luật của nước ta còn
nhiều kẽ hở, tạo điều kiện cho những viên chức biến chất lách qua khe cửa hẹp
mà thực hiện hành vi tham ô mà khi bị bắt thì cũng khó mà xử lý do không đủ
cơ sở để khởi tố. Trong lịch sử nước ta, chỉ có Trần Dụ Châu – cựu Cục trưởng
Cục Quân nhu (tiền thân của Tổng cục Hậu cần, Quân đội Nhân dân Việt Nam)
là người duy nhất bị xử tử do hành vi tham nhũng. Kể từ đó tới nay, mặc dù hình
phạt cao nhất cho hành vi tham nhũng là tử hình nhưng Nhà nước ta vẫn còn quá
nhân đạo trong việc xử lý những thành phần này. Trong vụ án của Trần Dụ
Châu, y đã từng gửi đơn xin giảm án tử hình cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng
chí Trần Đăng Ninh, lúc đó là Tổng cục trưởng Tổng cục Cung cấp đã xem xét
lá đơn còn Bác Hồ đã chỉ cho đồng chí Ninh thấy một cây xoan héo úa, vàng lá
và hỏi tại sao cây đó sắp chết. Đồng chí Ninh đã trả lời: “Dạ, thưa Bác vì thân
cây đã bị sâu đục một lỗ rất to, chảy hết nhựa...”. Bác lại hỏi: Thế theo chú
muốn cứu cây ta phải làm gì?. “Dạ, thưa Bác phải bắt, giết hết những con sâu đó
đi.”, đồng chí Ninh trả lời ngay lập tức. Bác gật đầu và nói: “Chú nói đúng, với
loài sâu mọt đục khoét nhân dân cũng thế, nếu phải giết đi một con sâu mà cứu
được cả rừng cây thì việc đó là cần thiết, hơn nữa còn là một việc làm nhân
đạo”. Sau đó, Bác đã quyết định bác đơn xin ân giảm án tử hình của Trần Dụ
Châu. Điều đó cho thấy sự quyết đoán của Bác Hồ trong việc xử lý hành vi tham
nhũng, từ đó tạo ra tấm gương răn đe những người khác không nên tái phạm.
Đây là thứ mà Nhà nước hiện tại vẫn thực hiện chưa tốt.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, chính sách đối đãi và tiền lương của Nhà
nước đối với công nhân viên chức là quá thấp so với chi phí sống ngày càng
tăng hiện nay. Điều đó đã ép buộc họ phải làm mọi cách để liếm thêm thu nhập,
thậm chí là phải tham nhũng để nuôi sống gia đình.

Tác hại của tham nhũng là không thể lường trước được và ảnh hưởng đến
nhiều khía cạnh của nước ta:

Về mặt chính trị: Tham nhũng sẽ lây lan giống như là một dịch bệnh, lan
từ cấp Trung ương đến địa phương, làm mất uy tín của Đảng và Nhà nước với
nhân dân.

Về mặt kinh tế: Nó làm lũng đoạn nền kinh tế, làm cho của cải chỉ tập
trung vào một một phận người có chức quyền nhất định,

Tác hại: Nhắc tới tham nhũng đây có thể coi là vấn đề vô cùng cấp bách
và đang diễn ra hằng ngày khi một bộ phận Đảng viên và Lãnh đạo gây thất
thoát và làm thiệt hại kinh tế của nhà nước ta:

+ Gây ra hiện tượng lũng đoạn về kinh tế và chính trị của một quốc gia
làm cho nước ta bị rơi vào tình trạng khủng hoảng và ảnh hưởng tới tất cả mọi
mặt của đời sống xã hội và kinh tế của quốc gia trong thời gian dài hoặc ngắn là
tùy vào tình trạng tham nhũng
+ Gây mất đoàn kết trong nội bộ và sự nghi ngờ đến từ phía quần chúng
nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của nhà nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam.

+ Làm giảm sức mạnh về mặt tinh thần và ý chí của những cán bộ thuộc
các cơ quan cấp thấp hơn

+ Gây tổn thất nặng nề đến với ngân sách quốc gia, nó còn tài sản và
thành quả lao động của nhân dân trong thời gian làm việc và đóng thuế cho
chính phủ.

+ Làm suy yếu sức mạnh tổng thể của quốc gia và tạo cơ hội chống đối
cho các thế lực thù địch phản động.

- Tổng kết chương: tham nhũng đang là một vấn đề vô cùng là nghiêm
trọng và khó kiểm soát từ các cơ quan chuyên trách cho đến những cơ
quan không chuyên trách, các thành phần tham nhũng đã tạo ra một
tiền lệ cho các cuộc đấu đá thanh trừ nội bộ, nó làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến bộ mặt của nhà nước và lòng tin sâu sắc của nhân dân ta
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Và chính vì vậy việc
nhìn nhận và nhận thức rõ vấn đề này.

PL-UBTVQH10 Pháp lệnh - Ủy ban Thường vụ Quốc hội


PCTN Phòng chống Tham nhũng
QH Quốc hội
NĐ-CP Nghị định-Chính phủ
CDC Center for Disease Control and
Prevention(Trung tâm Kiểm soát và
Phòng ngừa dịch bệnh)
PCR Polymerase Chain Reaction(Phản ứng
chuỗi polimeraza)
Kit test Bộ Kit xét nghiệm Covid-19 được bào chế
dưới dạng dung dịch, có thể kiểm tra virus
Corona chủng mới trong mẫu bệnh phẩm từ
dịch mũi họng, súc họng, dịch màng phổi và
mẫu máu...

You might also like