You are on page 1of 2

Khi cá i “vặ t vã nh” có p nhặ t nên “bụ i và ng”

“Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Đúng vậy, tất thảy những thiên truyện, trang thơ là sự khẳng định tầm
vóc của người nghệ sĩ bằng chính chi tiết nhỏ tưởng như rất “vặt vãnh”. Chi tiết tuy là thành tố nhỏ nhất
trong một chỉnh thể nghệ thuật nhưng lại được xem là “linh hồn” của tác phẩm nghệ thuật. Hãy cùng
điểm qua những chi tiết đóng vai trò như “hát sương để thấy cả bầu trời” trong các tác phẩm văn học.

NHỮNG NGỌN ĐÈN TRONG “HAI ĐỨA TRẺ”


“Hai đứa trẻ” như “con bướm non tơ” kể về cuộc sống nơi phố huyện nghèo của những kiếp người
vất vả, cơ cực. Bóng tối xuất hiện với tuần suất dày đặc, bao trùm lên cuộc sống tối tăm, ngột ngạt
của những năm trước Cách mạng Tháng Tám. Nhưng đối mặt với màn đêm bao phủ là thứ ánh sáng
nhỏ bé, leo lắt và yếu ớt. Gia đình chị Tí, cửa hàng của chị em Liên hay bác Siêu bán phở, tất cả họ
đều có một ngọn đèn nhưng là những ngọn đèn tù mù, chỉ đủ tạo nên những “khe sáng”, “hột sáng”,
“quầng sáng”, “chấm lửa vàng lơ lửng” trong một “Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo”. Đó nhue
phản ánh một hiện thực tối tăm và ước mơ về một kiếp người tươi sáng trong thứ hiện thực nhỏ nhoi,
mù mịt. Những ngọn đèn thôi không còn là nhựa sống trong thân cây khô héo, là viên than âm ỉ trong
đống tro tàn mà ngọn đèn là điểm tựa cho niềm vui của những đứa trẻ trong phố huyện, là sự gửi gắm
cho tình yêu, khao khát về một xã hội ấm no, đủ đầy và hạnh phúc của Thạch Lam.

CÁI VÁI LẠY CỦA VIÊN QUẢN NGỤC TRONG “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ”
“Có những cái cúi đầu làm cho con người ta trở nên hèn hạ, có những cái vái lạy làm cho con
người ta đê tiện.” (Nguyễn Đăng Mạnh) Viên quản ngục ngay sau khi tìm thấy thứ ánh sáng
thiên lương trong lời di huấn thiêng liêng của Huấn Cao đã vái lạy cùng ba chữ “xin lĩnh ý” đầy
tôn kính. Cái vái lạy như tất cả sự kính trọng, cảm phục tuyệt đối của viên quản ngục dành cho
Huấn Cao, người nghệ sĩ tài hoa đã giúp ông bừng ngộ ánh sáng trong sâu thẳm tâm hồn bấy lâu
đã bị bóng tối nhơ nhuốc vây kín. Chi tiết “vái lạy” không làm cho nhân vật trở nên đê tiện, hèn
hạ mà Nguyễn Tuân đã vẽ nên cái đẹp bất diệt, giúp hai tâm hồn sớm đã quyện vào nhau trên
phương diện nghệ thuật. Để rồi chi tiết đắt giá là cầu nối chi người đọc càng nâng niu và khuất
phục trước uy quyền của cái đẹp trong nhân cách con người.

“CỦI MỘT CÀNH KHÔ LẠC MẤY DÒNG” TRONG “TRÀNG GIANG”
Tại sao chẳng phải là cành củi khô “trôi mấy dòng” mà nhất thiết phải là “lạc mấy dòng”? Có
chăng ấy là sự gửi gắm kín đáo của Huy Cận dưới lớp áo ngôn từ để bày tỏ nỗi bơ vơ, lạc lõng
và trôi nổi của một kiếp người? “Cái tôi” cô đơn của dòng thơ lãng mạn dường như đã tìm thấy
sự tương đồng của nó trong chi tiết “củi một cành khô lạc mấy dòng”. “Cành khô” chỉ như nói
lên cái sự sống kia dần bị vắt kiệt, khô héo, nó mang theo nỗi sầu vô định mà trôi nổi, bập bềnh,
“lạc mấy dòng”. Cớ sao lại trớ trêu thế khi “một cành khô” trôi dạt trên “mấy dòng”, đó chỉ càng
nhấn mạnh sự đơn côi, lẻ bóng của củi trên hành trình chìm nổi đầy gian nan của mình. “Cái tôi”
xuất hiện mà tận chiều sâu đáy lòng của nó vẫn mang một ý nghĩa sâu sắc, hơn bao giờ hết, con
người, hay chính ra là những người thưởng thức nghệ thuật có thể tìm về những cảm xúc của
lòng mình trong từng áng thơ ca.

You might also like