You are on page 1of 38

`

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA QUẢN TRỊ - KINH DOANH
----------

TIỂU LUẬN
Tên đề tài: CƠM TẤM KHÔNG KHÓI – BARY

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thuỷ


Sinh viên thực hiện: Phan Trọng Đại
Phạm Thanh Thiện
Lê Hoàng Gia Bảo
Lớp: 010100100903
Nhóm: 20

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 04 NĂM 2023


3
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ - KINH DOANH
----------

Tiểu luận
Tên đề tài: CƠM TẤM KHÔNG KHÓI – BARY

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thuỷ

Sinh viên thực hiện: Phan Trọng Đại


Phạm Thanh Thiện
Lê Hoàng Gia Bảo
Môn học phần: 0101001009_ Khởi Sự Kinh Doanh
Lớp: 010100100903
Nhóm: 20

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 04 NĂM 2023


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Cao Đẳng Kinh Tế
đã đưa môn học khởi sự kinh doanh vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Giảng viên bộ môn - Cô Nguyễn Thị Hồng
Thuỷ đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời
gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Khởi Sự Kinh Doanh
của cô, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu
quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu. Là hành trang
em có thể vững bước sau này.
Bộ môn Khởi Sự Kinh Doanh là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực
tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh
viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế
còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận
khó tránh khỏi những sai sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô
xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Lời cuối cùng em xin chúc Cô luôn dồi dào sức khoẻ, thành công trên con
đường sự nghiệp giảng dạy của mình.
Sinh Viên Thực hiện

1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thuỷ
Họ và tên sinh viên: Phan Trọng Đại
Phạm Thanh Thiện
Lê Hoàng Gia Bảo
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Môn học phần: 0101001009 - Khởi sự kinh doanh
Điểm số Nhận xét

TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 04 năm 2023


Giảng viên hướng dẫn
(Ký, ghi rõ họ tên)

2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................................8

[ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC]..........................................................................................................................9

* SỨ MỆNH:.......................................................................................................................................................9
* TẦM NHÌN:......................................................................................................................................................9
* GIÁ TRỊ CỐT LÕI:..........................................................................................................................................9
* MỤC TIÊU:......................................................................................................................................................9

1. BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG, CĂN CỨ ĐỂ HÌNH THÀNH DỰ ÁN..............................................................9

1.1. BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG:.........................................................................................................................9


1.2. LỢI THẾ:....................................................................................................................................................10
1.3. KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU:....................................................................................................................10

2. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN:............................................................................................................................11

2.1.MÔ HÌNH SWOT........................................................................................................................................11


2.2.MÔ HÌNH KINH DOANH (BMC):............................................................................................................12
2.3.MÔ HÌNH PESTLE:....................................................................................................................................13
2.3.1. Yếu tố chính trị:.................................................................................................................................13
2.3.2. Yếu tố kinh tế:....................................................................................................................................13
2.3.3. Yếu tố xã hội:.....................................................................................................................................13
2.3.5. Yếu tố pháp luật:...............................................................................................................................13
2.3.6. Yếu tố môi trường:............................................................................................................................14

3. VỊ TRÍ DỰ KIẾN ĐẶT CƠ SỞ KINH DOANH............................................................................................14

3.1. VỊ TRÍ:........................................................................................................................................................14
3.2. THUẬN LỢI:..............................................................................................................................................15
3.3. BẤT LỢI:...................................................................................................................................................15
3.4. LÍ DO CHỌN ĐỊA ĐIỂM:.........................................................................................................................15

4. PHÂN TÍCH YẾU TỐ PHÁP LUẬT LIÊN QUAN......................................................................................15

4.1. PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN NGÀNH NGHỀ KINH DOANH:............15
4.1.4 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm:..............................................................15
4.1.2 Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm kinh doanh dịch vụa ăn uống:...............................................16
4.1.3. Giấy phép kinh doanh:.......................................................................................................................16
4.2. PHÂN TÍCH CÁC CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC ƯU ĐÃI VÀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ HOẶC
HẠN CHẾ:.........................................................................................................................................................16
4.2.1. Ưu đãi:................................................................................................................................................16
4.2.2. Hạn chế:.............................................................................................................................................17

5. ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG.............................................................................................................................17

5.1. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG:.....................................................................................................................17

3
5.2. PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH HIỆN HỮU:.............................................................................18
5.2.1. chuỗi cơm tấm Phúc Lộc Thọ và cơm tấm Cali:................................................................................18
5.2.2. các hộ kinh doanh cơm tấm nhỏ lẻ:....................................................................................................18
5.3. PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TIỀM ẨN:................................................................................19
5.4. LỢI THẾ CẠNH TRANH:.........................................................................................................................19

6. MÔ TẢ SẢN PHẨM.........................................................................................................................................19

6.1. SẢN PHẨM:...............................................................................................................................................19


6.2. KHÁCH HÀNG:.........................................................................................................................................20

7. KẾ HOẠCH MARKETING............................................................................................................................21

7.1. MARKETING MIX 7P:.............................................................................................................................21


7.2. MARKETING MIX 4C:.............................................................................................................................23
7.3. KẾ HOẠCH MARKETING:.....................................................................................................................24
7.4. CHI PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG MARKETING:..........................................................................................24

8. QUI TRÌNH KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ VÀ MÁY MÓC THIẾT BỊ SẢN XUẤT................................25

8.1. QUI TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM:....................................................................................................25


8.2. QUI TRÌNH DỊCH VỤ BÁN HÀNG:........................................................................................................25
8.3. DANH MỤC MÁY MÓC, THIẾT BỊ:.......................................................................................................26

9. TỔ CHỨC NHÂN LỰC QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH...................................................................................26

9.1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CỬA HÀNG......................................................................................................26


9.2. SỐ LƯỢNG VÀ YÊU CẦU CỦA TỪNG BỘ PHẬN:.............................................................................27
9.3. BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC:....................................................................................................................27

10. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH – ĐẦU TƯ...........................................................................................................28

10.1. DÒNG VỐN: (DÀNH CHO 1 CỬA HÀNG)...................................................................................................28


10.2. DOANH THU VÀ CHI PHÍ:....................................................................................................................28
10.3. DỰ BÁO THU NHẬP, LÃI LỖ:..............................................................................................................30

11. NHẬN DIỆN CÁC RỦI RO VÀ PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ.......................................................................33

11.1. CÁC RỦI RO TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH LÀM GIẢM HIỆU SUẤT:...................33
11.2 PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ:........................................................................................................................33
11.3. PHƯƠNG ÁN DỰ PHÒNG:....................................................................................................................33

12. KẾT LUẬN......................................................................................................................................................33

4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ
1 GVHD Giáo Viên Hướng Dẫn
2 SVTH Sinh Viên Thực Hành
3 MSSV Mã Số Sinh Viên
4 NVL Nguyên Vật Liệu
5 NCC Nhà Cung Cấp
6 COGs Giá Bán Tối Ưu
7 HSD Hạn Sử Dụng

5
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 2.1 MÔ HÌNH SWOT
BẢNG 2.2 MÔ HÌNH KINH DOANH
BẢNG 8.3 DANH MỤC MÁY MÓC THIẾT BỊ
BẢNG 9.3 BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC
BẢNG 10.1 DÒNG VỐN
BẢNG 10.2 DOANH THU VÀ CHI PHÍ
BẢNG 10.3 DỰ BÁO THU NHẬP LÃI LỖ.

6
DANH MỤC HÌNH VẼ

7
LỜI MỞ ĐẦU
Từ lâu, Việt Nam được bạn bè thế giới biết đến là một quốc gia có nền ẩm thực phong
phú, đa dạng. Ở Hà Nội nổi tiếng với phở, bánh cuốn Thanh Trì. Xuôi về xứ Nghệ có
bún lươn, cháo lươn,… Xứ Huế mộng mơ thì nổi tiếng với món bún bò, bánh canh,
bánh bột lọc,… Sài Gòn cũng vậy, cũng nổi tiếng với một nền ẩm thực vô cùng phong
phú. Nếu ai đã từng ghé qua Sài Gòn mà chưa từng thử qua món cơm tấm thì hẳn là
một thiếu sót lớn. Vậy món ăn này có gì đặc biệt.
Từ thuở xa xưa, cơm tấm là món ăn dành cho tầng lớp xã hội nghèo hoặc sinh viên
không có nhiều tiền trang trải cuộc sống. Món này được nấu từ những hạt gạo tấm
thừa, được để lại và tận dụng để nấu thành cơm, ăn cùng một số đồ ăn thừa để chống
đói. Đây cũng chính là lý do vì sao phải nấu từ loại gạo tấm mới đúng vị và thơm
ngon. Ngày nay, cuộc sống trở nên sung túc hơn, cơm tấm cũng được cải biến ngon và
hấp dẫn hơn nhiều. Vẫn là loại gạo tấm đặc trưng nhưng được kết hợp cùng sườn
nướng; trứng ốp la, đồ chua và sốt mỡ hành béo ngậy. Tất cả hòa trộn với nhau tạo nên
một hương vị đặc biệt không thể nhầm lẫn. Cơm tấm Sài Gòn vì được nấu hạt tấm nhỏ
nên khi ăn sẽ có cảm giác hơi khô; không được mềm dẻo khi nấu. Cơm có độ tơi nhất
định và màu cơm hơi trắng đục. Đây cũng chính là nét đặc trưng và cũng là nguồn gốc
tên gọi cơm tấm Sài Gòn. Món này khi ăn ta sẽ nghe được vị ngọt, độ xốp và mùi
thơm của hạt gạo tấm. Kết hợp cùng miếng sườn nướng đậm đà; miếng trứng ốp béo
ngậy và ăn kèm một chút đồ chua ăn kèm. Ngoài sườn nướng thì cơm còn được ăn
cùng nước mắm chua ngọt. Vị nước mắm mặn ngọt ăn kèm với đồ chua, rưới lên
miếng sườn nướng tạo nên hương vị thơm ngon khó cưỡng. Tiếp cận nhu cầu muốn
thưởng thức món ăn ngon đặc sản của Sài Gòn, nhưng đảm bảo được sự xanh-sạch-
đẹp của môi trường thì CƠM TẤM KHÔNG KHÓI – BARY bắt đầu được ra đời.

8
NỘI DUNG

[ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC]


* SỨ MỆNH:
Cơm tấm Bary luôn nỗ lực mang đến trải nghiệm thật tuyệt vời khi thưởng thức cơm
tấm chuẩn vị. Đồng thời, cam kết nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo nên một hương vị
đặc trưng truyền thống của làng quê Việt Nam.
* TẦM NHÌN:
Cơm tấm Bary không ngừng cố gắng hoàn thiện từng sản phẩm, dịch vụ nhằm hướng
tới thương hiệu cơm tấm được yêu thích tại thị trường trong nước. Đồng thời vươn
mình ra thế giới, góp phần tạo nên một sản phẩm cơm tấm trên bản đồ ẩm thực thế
giới.
* GIÁ TRỊ CỐT LÕI:
- Đạo đức.
- Chất lượng.
- Sáng tạo.
- Tận tâm.
* MỤC TIÊU:
- Chiếm 75% thị phần của các đối thủ cạnh tranh (Phúc Lộc Thọ, Cơm tấm Cali,..) ở
quí 4 năm 2025.
- Tổng doanh thu các Cửa hàng hiện có đạt mức 5 tỷ/năm ở năm 2026.
- Có tất cả 50 chi nhánh trong vòng 5 năm tới.
- Giá trị Chuỗi Cửa hàng đạt 5 triệu đô trong vòng 10 năm tới.

1. BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG, CĂN CỨ ĐỂ HÌNH THÀNH DỰ ÁN


1.1. BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG:
- Thị trường FnB đang bị bão hòa, một phần cũng trải qua giai đoạn Covid-19 đầy khó
khăn làm cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống giảm bớt. Đây cũng là cơ
hội để các doanh nghiệp vừa và nhỏ đưa ra các ý tưởng kinh doanh mang tính đột phá
để chinh phục khách hàng hiện có.
- Nhu cầu ăn uống là nhu cầu cấp thiết của con người. Khách hàng sẵn sàng trả những
khoản tiền lớn để trải nghiệm các dịch vụ ăn uống cao cấp. Đây cũng là khó khăn
chung của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

9
- Phân khúc khách hàng tầm trung chiếm khoảng 75% dân số. Đây là thị trường tiềm
năng, Cửa hàng sẽ đánh mạnh vào chiến lược giá làm cho phân khúc khách hàng này
họ sẵn sàng bỏ tiền ra trải nghiệm sự mới lạ của thịt nướng không khói.
1.2. LỢI THẾ:
- Là doanh nghiệp mới luôn luôn có nhiều tâm huyết.
- Kỹ thuật, sốt ướp thịt nướng không khói là độc quyền.
- Nhân sự trẻ đầy tiềm năng, cống hiến, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách.
1.3. KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU:
- Khách hàng tầm trung gồm có lao động phổ thông, học sinh-sinh viên,…
- Ở tệp khách này họ cần giá bán phải rẻ, chất lượng đồ ăn ngon và điều tiên quyết là
phải no để phục vụ nhu cầu tối thiểu.

10
2. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN:
2.1.MÔ HÌNH SWOT
O T
- Nhu cầu ăn uống tăng, - Thị trường bị các đối thủ
dễ tạo trend lớn chiếm thị phần lớn
- Độc quyền nên dễ dàng - Chi phí nguyên vật liệu
CƠM TẤM BARY giới thiệu với khách hàng không ổn định
- Hệ thống đào tạo, tuyển
dụng chưa tốt
S S-O S-T
- Độc quyền - Độc quyền nên sẽ tạo ra - Định vị sản phẩm trong
những trend để thu hút thị trường
- Thực đơn đa dạng
khách hàng
- Marketing qua nhiều
- Giá cả phải chăng
- Tạo ra các chương trình kênh phổ biến, chạy quảng
khuyến mãi đánh thẳng cáo
vào tâm lý người tiêu
dùng

W W-O W-T
- Dòng vốn chưa nhiều - Dễ thu hút được nhiều - Xây dựng hệ thống đào
nhà đầu tư mạo hiểm tạo và tuyển dụngchuẩn
- Chưa có danh tiếng, thương hiệu
theo mô hình
- Quảng bá qua mạng xã
- Chưa thống nhất quy trình hoạt
hội để khẳng định thương - Hợp tác với nhà cung
động
hiệu cấp nhằm đảm bảo nguồn
- Chi phí còn cao cung cho chi phí tốt nhất

11
2.2.MÔ HÌNH KINH DOANH (BMC):
8. Đối tác chính: 6. Hoạt động chính: 2. Giá trị 4. Quan hệ 1. Phânkhúc
cung cấp: khách hàng: khách hàng:
- Các đối tác 3rd. - Tạo ra chương trình
khuyến mãi. - Tạo ra sự - Chăm sóc - Khách hàng
- Nhà cung cấp.
mới mẻ cho khách hàng giới trẻ.
- Chạy ADS trên các
- Nhà đầu tư. Khách hàng. sau khi mua
nền tảng mạng xã - Khách hàng
hàng.
- Khách hàng. hội. - Mang đến gia đình.
hương vị mới - Tư vấn trực
- Xây dựng hệ thống - Khách hàng
lạ. tiếp với khách
chuẩn. tầm trung.
hàng.
- Tạo cho môi
- Phát tờ rơi quảng
trường xanh, - Trao đổi qua
bá.
sạch, đẹp. Fanpage, điện
thoại.
- Lưu data
khách hàng
chăm sóc khi
có dịp lễ, sinh
nhật.
7. Nguồn lực chính: 3. Kênh:
- Tài chính (đầu tư). - Bán qua 3rd.
- Nguyên vật liệu. - Bán tại chỗ
và mang về
- Nhân sự.
(Flaship store,
- Máy móc. express store).
- Bán qua
Callcenter.
9. Cấu trúc chi phí chính: 5. Dòng doanh thu chính:
-Chi phí cố định( điện, nước, tiền thuê - Qua kênh 3rd (đối tác thứ 3).
nhà….)
- Qua kênh Callcenter (hotline).
- Chi phí biến đổi( COL,COGS,….).
- Qua bán tại chỗ và mang về.
(Điện, nước: 6% ; COL: 20% ; COGS: 35%).
- Bán nhượng quyền.

12
2.3.MÔ HÌNH PESTLE:
2.3.1. Yếu tố chính trị:
- Việt Nam hiện nay là một nước theo chế độ Xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính trị đã
được thể hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một Đảng chính trị đó là Đảng Cộng sản
Việt Nam, với tôn chỉ là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ thông
qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam.
2.3.2. Yếu tố kinh tế:
- Do dịch bệnh ảnh hưởng khá nhiều đến các yếu tố chính trị nhất là về thuế. Thuế suất
hiện tại còn 8% ảnh hưởng tích cực đến doanh thu của cửa hàng cũng như các đối thủ
cùng ngành.
- Lạm phát năm 2022 nằm ở mức 3,15% được cho là ổn định trong kiểm soát của
Chính phủ nhưng vẫn làm cho giá cả hàng hoá tăng chóng mặt. Do đó chi phí vận
hành khá lớn làm cho giá sản phẩm tăng thêm. Thị trường trong ngành cạnh tranh
khốc liệt về giá bán.
- Lãi suất trung bình các ngân hàng ở Việt Nam đang nằm ở mức khá cao (16%), ảnh
hưởng mạnh đến lợi nhuận vì vốn đầu tư có thể là vốn vay ngân hàng, phải trã lãi và
gốc hàng tháng nên ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận cá nhân.
2.3.3. Yếu tố xã hội:
- Tôn giáo, tín ngưỡng ảnh hưởng đến nhu cầu mua hàng mạnh. Như Đạo phật có
những ngày đầu tháng và ngày rằm ăn chay nên nhu cầu ăn cơm tấm giảm mạnh so với
ngày thường. Ước tính hiện nay có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng tôn
giáo.
- Cơ cấu lao động của Việt Nam còn thể hiện sự lạc hậu, tỷ trọng nông nghiệp chiếm
hơn 50%, thêm vào đó đội ngũ lao động chưa qua đào tạo là phổ biến. Cho nên Cửa
hàng phải chia phân khúc khách hàng rõ ràng nhằm phục vụ đúng nhu cầu cho từng
phân khúc khách hàng.
- Tính linh hoạt, sính ngoại của người tiêu dùng Việt Nam chuộng sản phẩm mới và
của nước ngoài, sẵn sàng bỏ tiền mua các sản phẩm thượng hạng của các doanh nghiệp
nước ngoài. Đây cũng là cơ hội để Cửa hàng khai thác các sản phẩm mới tuy nhiên
cũng đem đến nguy cơ cạnh tranh cao.
2.3.4. Yếu tố về công nghệ:
- Sự ra đời của máy móc thiết bị mới chứa đựng nhiều cơ hội và mối đe doạ cho Cửa
hàng cũng nhưng các đối thủ cùng ngành. Sự bùng nổi về công nghệ mới làm cho các
thiết bị ở Cửa hàng bị lỗi thời và áp lực phải cải tiến để tăng khả năng cạnh tranh.
- Sự phát triển của các mạng truyền thông cũng như digital marketing ảnh hưởng sâu
sắc đến mạng lưới truyền thông của Cửa hàng. Các đối thủ cạnh tranh bỏ tiền nhiều
hơn vào mảng marketing trên nền tảng các trang mạng phổ biến nhằm thu hút thị hiếu

13
khách hàng, tăng khả năng nhận diện thương hiệu. Do đó, Cửa hàng khó có thể cạnh
tranh mạnh với đối thủ.
2.3.5. Yếu tố pháp luật:
- Chính sách Pháp luật hiện tại của Việt Nam đảm bảo quyền lợi tối đa cho Cửa hàng
cũng như người tiêu dùng. Đưa ra những qui định cho phép hoặc không cho phép hoặc
những ràng buộc mà bắt buộc Cửa hàng phải tuân theo.
- Cửa hàng phải tuân theo Pháp luật, Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam. Đóng thuế đúng nghĩa vụ, qui định của Nhà nước.
2.3.6. Yếu tố môi trường:
- Sự phát triển ngày càng cao của khoa học cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến
môi trường xung quanh, ô nhiễm càng cao do đó đòi hỏi phải phát triển Cửa hàng đi
theo hướng có lợi cho xã hội.
- Cơm tấm không khói một phần có thể đáp ứng được nhu cầu bảo vệ môi trường và
xu thế hiện nay của thế giới hiện nay cũng đang hướng đến ngành công nghiệp không
khói.

3. VỊ TRÍ DỰ KIẾN ĐẶT CƠ SỞ KINH DOANH


3.1. VỊ TRÍ:
- Hiện tại cơm tấm Bary đang có 2 chi nhánh chính thức:
+ CN1: 26 Phùng Văn Cung, phường 7, quận Phú Nhuận.

14
+ CN2: 306/27 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3.

3.2. THUẬN LỢI:


- Cả 2 đều nằm trên các trục đường chính, nhiều địa điểm ăn uống.
- Gần bệnh viện, trường học, đông người qua lại.
3.3. BẤT LỢI:
- Nằm trên các con đường có nhiều địa điểm ăn uống nên có nhiều đối thủ cạnh tranh
cùng loại và khác loại.
- Chi nhánh 2 nằm trong hẻm nên địa chỉ có thể khuất tầm mắt khách hàng.
- Cả 2 Cửa hàng mặt bằng nhỏ, ít chỗ ngồi, khó để xe khách hàng.
3.4. LÍ DO CHỌN ĐỊA ĐIỂM:
- Gần các tiện ích công cộng như bệnh viện, trường học đảm bảo có lượng khách hàng
ổn định.
- Nằm ở trung tâm thành phố thuận tiện cho việc bán hàng online thông qua các ứng
dụng của đối tác thứ 3.
- Mặt bằng rẻ nhằm giảm thiểu tối đa chi phí cho Cửa hàng.

15
4. PHÂN TÍCH YẾU TỐ PHÁP LUẬT LIÊN QUAN
4.1. PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN NGÀNH
NGHỀ KINH DOANH:
4.1.4 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm:
- Theo Khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động,
trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này”.
- Như vậy, nếu cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không thuộc các trường hợp quy
định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì phải có Giấy chứng nhận cơ
sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo Chương V Luật an toàn thực phẩm
2010 và các văn bản hướng dẫn khác.
4.1.2 Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm kinh doanh dịch vụ ăn uống:

1. Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến
và thực phẩm đã qua chế biến.
2. Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
3. Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
4. Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
5. Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp
để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
6. Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải
hàng ngày sạch sẽ.
7. Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực
phẩm.
8. Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
9. Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
10. Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
11. Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản
xuất, kinh doanh thực phẩm.
12. Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
13. Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và
không gây ô nhiễm cho thực phẩm.
14. Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm
và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan
A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh
thực phẩm.

4.1.3. Giấy phép kinh doanh:

- Cần phải đăng ký kinh doanh theo như nhà nước đã quy định trong bộ luật doanh
nghiệp.
16
4.2. PHÂN TÍCH CÁC CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC ƯU ĐÃI VÀ
KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ HOẶC HẠN CHẾ:
4.2.1. Ưu đãi:

1. Chính sách hỗ trợ vay vốn của Nhà nước.

2. Thủ tục đăng ký kinh doanh tương đối dễ dàng.

3. Chính sách giảm thuế để đó là động lực cho mình phát triển.

4. Vốn vay với lãi suất thấp.

4.2.2. Hạn chế:

1. Phải chấp hành nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm mà Nhà nước đưa ra.

2. Các quán ăn phải chấp hành đăng ký đúng thủ tục kinh doanh, đóng thuế,…

3 . Sự cạnh tranh với các đối thủ đó cũng là một thách thức lớn đối với quán.

4. Vốn đầu tư lúc ban đầu là khá lớn.

* Qua đó không chỉ có những ưu đãi mà song song đó là những mặt hạn chế và khó
khăn trong quá trình thực hiện kinh doanh.

5. ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG


5.1. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG:
- FnB là viết tắt của cụm từ Food and Beverage và được biết đến là một loại hình dịch
vụ ăn uống tại các nhà hàng, khách sạn, resort, quán ăn,…
- Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các lĩnh vực trong và ngoài nước,
nhất là các lĩnh vực về kinh doanh ăn uống. Năm 2021, tỉ trọng của ngành FnB chỉ
chiếm 10,2% số lượng các doanh nghiệp (bất động sản – xây dựng: 23,1%, tài chính:
11,2%).
- Nhưng với sự linh hoạt để thích ứng, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng nhận ra các
xu hướng và cơ hội bị đe dọa. Từ đó, họ vượt qua sóng gió và thích nghi nhanh chóng
để phục hồi và phát triển sau đại dịch.
- Hiện nay xu hướng đặt đồ ăn online đang tăng đáng kể so với các năm trước (năm
2019: 19%, năm 2020-2024: 31%). Điều này giúp các doanh nghiệp FnB chuyển đổi
số nhanh hơn để phục vụ khách hàng.

17
- Xu hướng ngành FnB năm 2023 là các nhà hàng, quán ăn sẽ hướng đến giới trẻ nhiều
hơn. Hiện nay dân số từ 16 đến 30 tuổi đang chiếm 25% trên tổng dân số cả nước. Đây
cũng là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành trong tương lai.
- Một xu hướng tiếp theo hiện nay và cả trong tương lai đó là sử dụng sản phẩm tốt
cho sức khỏe và bảo vệ môi trường. Khách hàng sẵn sàng chi nhiều hơn để có niềm tin
vào chất lượng sản phẩm mà họ tiêu dùng. Và các sản phẩm bảo vệ môi trường cũng
đang được khách hàng chú ý sử dụng nhiều hơn để có thể góp phần có một môi trường
sống lành mạnh hơn.
- Thanh toán online hiện đang được rất nhiều khách hàng ưa chuộng, vừa tiện lợi vừa
nhanh chóng. Do đó, ngành FnB cần phải đẩy mạnh việc hợp tác với các nhà cung cấp
dịch vụ thanh toán online giúp cho khách hàng cảm thấy thoải mái và tiện lợi khi đến
mua hàng.
5.2. PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH HIỆN HỮU:
- Cơm tấm Bary sẽ có các đối thủ cạnh tranh lớn như là: Cơm tấm Phúc Lộc Thọ, Cơm
tấm Cali, các hộ kinh doanh cơm tấm nhỏ lẻ,...
5.2.1. Chuỗi cơm tấm Phúc Lộc Thọ và Cơm tấm Cali:
+ Điểm mạnh:
- Thị phần lớn do có nhiều chi nhánh trải khắp các quận huyện.
- Là những thương hiệu đã được khẳng định và có chỗ đứng trong ngành.
- Có qui trình sản xuất và phục vụ chuẩn.
- Hoạt động marketing của 2 chuỗi này nhằm vào các combo khuyến mãi là chính, ít
sử dụng chiến lược giảm giá bán nhằm kích thích khách hàng sử dụng nhiều món ăn
hơn.
- Cả 2 cũng đang đánh mạnh kết hợp với các đối tác thứ 3 nhằm tạo nhiều mã voucher
để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ.
+ Điểm yếu:
- Do phân khúc khách hàng của 2 chuỗi này là phân khúc cao nên đã bỏ qua phân khúc
khách hàng thấp hơn.
- Giá bán cao hơn sao với mặt bằng chung của các đối thủ khác.
- Hệ thống cơ sở vật chất xuống cấp nên ít thu hút được khách hàng.
5.2.2. Các hộ kinh doanh cơm tấm nhỏ lẻ:
+ Điểm mạnh:
- Được thành lập từ lâu đời nên sẽ khẳng định được thương hiệu đối với khách hàng.
- Chi phí vận hành thấp do trong gia đình tự điều hành.

18
- Chi phí mặt bằng không có do kinh doanh tại nhà.
- Giá bán thấp so với các đối thủ cạnh tranh.
+ Điểm yếu:
- Do là hộ kinh doanh cá nhân nên chi phí nguyên vật liệu không ổn định, không có
chuẩn đầu vào NVL làm cho chất lượng món không đồng đều.
- Không có qui trình phục vụ chuẩn có thể làm cho khách hàng khó chịu bởi thái độ
của nhân viên.
- Chiến lược marketing không rõ làm cho ít thu hút được khách hàng.
- Chưa có phân khúc khách hàng mục tiêu.
5.3. PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TIỀM ẨN:
- Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những đối thủ cùng ngành nhưng khác loại. Ví dụ:
các Cửa hàng bán hủ tiếu, bún bò, phở,…
- Điểm mạnh:
+ Chi phí thấp do kinh doanh tại nhà, tự vận hành.
+ Có nhiều điểm nổi bật bởi món ăn là các món ăn truyền thống tại Việt Nam.
+ Món ăn đơn giản, dễ ăn, phù hợp với khẩu vị thực khách từ trong nước đến ngoài
nước.
- Điểm yếu: Có những điểm yếu tương tự với các hộ kinh doanh cơm tấm nhỏ lẻ.
- Khả năng tác động đến dự án:
+ Thị phần của ngành FnB rất nhiều nhưng bị các đối thủ cạnh tranh lớn chi phối rất
nhiều (55%) thị phần, còn lại 45% chia đều cho đối thủ cùng ngành nhỏ và vừa. Điều
này làm cho các đối thủ phải cạnh tranh gay gắt để chiếm thị phần.
+ Giá bán cạnh tranh khiến cho khách hàng suy nghĩ về nhiều lựa chọn để sử dụng sản
phẩm.
+ Yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng đến việc chọn lựa sản phẩm. Ví dụ: trời nắng nóng
khách hàng có xu hướng sử dụng các món ăn có nước nhiều hơn,…
5.4. LỢI THẾ CẠNH TRANH:
- Điểm độc đáo đến từ Cơm tấm Bary đó là sản phẩm thị nướng sẽ được ướp từ sữa
nhằm tạo hương vị mới lạ, độc đáo dành cho khách hàng.
- Công nghệ thịt nướng không khói là độc quyền, khó có thể sao chép bởi các đối thủ
cạnh trạnh.
- Giá trị mang lại:

19
+ Mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, hương vị đậm đà nhất và
giảm thiểu tối đa các chi phí tâm lý của khách hàng.
+ Giảm thiểu các tác động đến ô nhiễm môi trường.
+ Tiện lợi, nhanh chóng để phục vụ khách hàng nhằm tạo cho khách hàng cảm giác
thoải mái khi sử dụng dịch vụ.

6. MÔ TẢ SẢN PHẨM
6.1. SẢN PHẨM:
- Sản phẩm của Cơm tấm Bary chú trọng nhiều đến chất lượng từ sốt ướp đến qui trình
nướng thịt.
- Thịt được ướp từ sữa mang đến hương vị mới lạ cho thực khách.
- Chi phí sản xuất thường nằm ở mức dưới 50% giá bán nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho
Cửa hàng.
- Giá bán được định giá thấp hơn mặt bằng chung của các đối thủ cạnh tranh nhưng
vẫn đảm bảo được Cửa hàng có lãi.
- Bằng công nghệ nướng bằng lò chiên không dầu nhằm mang đến trải nghiệm mới lại
cũng như hương vị tuyệt vời nhất cho khách hàng.
- Tất cả sản phẩm của Cơm tấm Bary đều được làm từ chính tay các đầu bếp của Cửa
hàng từ nước mắm đến bì, chả đến những cái như sốt ướp, sốt bò,…
- Công thức bò bít tết và bò né đều là công thức được chắt lọc từ những cái tối ưu nhất,
mang đến cho khách hàng sự hài lòng và mới mẻ.
6.2. KHÁCH HÀNG:
- Nhằm đáp ứng nhu cầu ngon bổ rẻ của khách hàng, Cửa hàng để sản xuất những hộp
cơm xuất sắc nhất có thể, đảm bảo trải nghiệm thú vị cho khách hàng.
- Tỉ lệ khách hàng quay lại với Cửa hàng thường nằm ở mức 30%.
- Với giá bán thấp hợp túi tiền với mọi phân khúc khách hàng, họ sẵn sàng chi trả mức
cần thiết để được thưởng thức hương vị mà Cửa hàng mang lại.
- Phục vụ và giải quyết các khiếu nại của khách hàng cũng là một phần làm cho khách
hàng cảm thấy hài lòng khi dùng món ở đây.

20
7. KẾ HOẠCH MARKETING
7.1. MARKETING MIX 7P:
+ Product (Sản phẩm):
- Thịt được ướp từ sữa đảm bảo hương vị mới lạ cho thực khách.
- Được nướng theo qui trình trong lò chiên không dầu mang đến cảm giác mới lạ cho
thực khách.
- Cửa hàng đang phục vụ 2 nhóm chính: Cơm, Bò bít tết và bò né.
- Các sản phẩm hiện nay của Cửa hàng đang mang đến một hương vị mới lạ đến trải
nghiệm của khách hàng, mục tiêu đang dần xóa bỏ cảm nhận của khách hàng từ thịt
nướng cơm tấm truyền thống.

+ Price (Giá):
- Giá bán tầm trung nhằm phục vụ cho phân khúc khách hàng công nhân, lao động tự
do hoặc là sinh viên có mức chi trả thấp.
- Cửa hàng thận trọng sử dụng chiến lược định giá thâm nhập nhằm tung giá bán ra là
thấp nhất nhằm mục tiêu xâm nhập thị trường và dành được nhiều thị phần nhất có thể.
- Thỏa thuận với nhà cung cấp để có một chi phí nguyên vật liệu là thấp nhất và ổn
định giúp cho giá bán luôn ổn định ở mức cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh.
+ Place (Phân phối):

21
- Hiện tại Cửa hàng đang hoạt động trên tất cả các ứng dụng giao hàng phổ biến hiện
nay (Grab, Shopeefood, Gojek,…).
- Cửa hàng cũng đang xây dựng kênh bán hàng riêng qua Facebook, Zalo hoặc qua
điện thoại trực tiếp nhằm tiếp cận khách hàng ở mọi lĩnh vực nhanh nhất có thể.
- Vị trí Cửa hàng cũng được đặt ngay những con đường ăn uống nổi tiếng như Phan
Xích Long (Phú Nhuận) hoặc Bệnh viện Từ Dũ (Quận 3), dự định sẽ mở thêm các chi
nhánh gần các trường đại học, cao đẳng.
+ Promotion (Chiêu thị):
- Cửa hàng đang chạy quảng cáo qua các ứng dụng như Zalo, Facebook,…
- Tiếp cận khách hàng trực tiếp bằng việc phát tờ rơi, truyền miệng.
- Sử dụng các chương trình khuyến mãi giảm giá sâu (cơm sườn 19k) hoặc combo
khuyến mãi (mua cơm tặng nước và canh),…
- Đối với khách hàng mua số lượng lớn có chiết khấu cho người đặt.
- Liên hệ các văn phòng, công ty xung quanh để quảng bá cơm trưa văn phòng.
+ People (Con người):
- Nhân viên khi được tuyển dụng vào Cửa hàng sẽ được đào tạo từ các công thức món
ăn đến việc bán hàng một cách thuần thục nhất.
- Hướng dẫn, giám sát nhân viên phục vụ, ra món nhằm đảm bảo thực khách có một
trải nghiệm tốt nhất khi đến với Cửa hàng.
- Xây dựng đội ngũ nhân viên mạnh, đảm bảo khả năng thích nghi với môi trường áp
lực cao. Kích thích khả năng sáng tạo của nhân viên nhằm thúc đẩy Cửa hàng phát
triển bền vững. Xây dựng ý thức, văn hóa doanh nghiệp nhằm tạo nên môi trường làm
việc lành mạnh, vui vẻ thúc đẩy khả năng làm việc.
- Con người ở đây cũng nói đến khía cạnh của khách hàng. Phải tìm hiểu nhu cầu, mức
chi tiêu khả dụng của mỗi nhóm khách hàng nhằm đáp ứng đúng yêu cầu, mức chi trả
của họ.
- Khảo sát khách hàng lấy ý kiến về từng loại món ăn nhằm để cân bằng vị đảm bảo
trạng thái món ăn lúc nào cũng hoàn hảo nhất.
+ Process (Qui trình):
- Qui trình là điểm yếu nhất của những Cửa hàng khi mới thành lập.
- Qui trình làm món ăn của Cửa hàng được qui định trong các công thức (SOP) có sẵn
định lượng để làm ra món ăn. Ví dụ: để ướp 1kg sườn cần 10g đường, 5g muối, 3g
tiêu,…
- Kiểm tra, giám sát nhân viên thực hiện theo đúng qui trình mà Cửa hàng đã đề ra.

22
- Qui trình kiểm tra chất lượng, đảm bảo hợp vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là qui
trình mà Cửa hàng tiên quyết bắt buộc phải thực hiện.
+ Physical Evidence (Cơ sở vật chất):
- Hiện nay cơ sở vật chất của Cửa hàng nhắm đến đối tượng mục tiêu khách mua mang
về là chính nên mặt bằng nhỏ gọn (chỉ để được 4,5 bàn ăn tại chỗ) nhưng sẽ gây ấn
tượng mạnh cho khách hàng nhờ màu đỏ đặc trưng của thương hiệu.
- Dịch vụ chăm sóc khách khi mua hàng cũng là một điểm mạnh của Cửa hàng. Với
nhân viên tâm huyết, tận tâm cũng tạo khá là nhiều điểm nhấn ấn tượng cho khách
hàng nhớ đến một thương hiệu còn mới mẻ.
7.2. MARKETING MIX 4C:
+ Customer Solutions (Giải pháp dành cho khách hàng):
- Cửa hàng đang nhắm tới các phân khúc khách hàng có thu nhập thấp (công nhân,
sinh viên, lao động tự do,… Nhu cầu của phân khúc khách hàng này là ngon, no và giá
cả phải chăng nên Cửa hàng tạo ra các giải pháp như giá thấp, đồ ăn chất lượng để
đánh vào nhu cầu của khách hàng.
- Hiểu được nhu cầu của khách hàng nên Cửa hàng thực hiện chiến lược đa dạng hóa
sản phẩm, tạo ra nhiều loại cơm khác nhau nhằm phục vụ các nhu cầu cấp thiết của
khách hàng.
- Cửa hàng luôn tạo ra các chương trình khuyến mãi khác nhau (combo, giảm giá,..) để
thu hút nhiều phân khúc khách hàng hơn hoặc tạo ra sự kích thích mua hàng.
+ Customer Cost (Chi phí khách hàng):
- Cửa hàng luôn đảm bảo chi phí phải trả luôn là hợp lý nhất có thể so với đối thủ cạnh
tranh.
- Hiện nay, Cửa hàng cũng đang hỗ trợ chi phí vận chuyển đến tận nơi cho các khách
hàng đặt giao hàng qua các kênh như Facebook, điện thoại cửa hàng,..
- Ngoài các chi phí bằng hiện vật ra khách hàng còn phải bỏ thêm 3 loại chi phí khác
khi mua hàng tại Cửa hàng:
1/ Chi phí cơ hội.
2/ Chi phí tâm lý.
3/ Chi phí thời gian.
- Nhằm giảm thiểu tối đa các chi phí gây khó chịu cho khách hàng, Cửa hàng phải đảm
bảo rằng món ăn phải hoàn hảo để giảm thiểu chi phí cơ hội đi trải nghiệm những Cửa
hàng cạnh tranh khác, tạo ra sự thoải mái, không gây lo lắng để giảm thiểu tối đa chi
phí tâm lý và phục vụ nhanh, gọn, lẹ nhằm tạo cảm giác hài lòng về thời gian mà
khách hàng đã bỏ ra để trải nghiệm dịch vụ của Cửa hàng.

23
+ Convienience (Sự tiện lợi):
- Hiện nay, Cửa hàng đang xây dựng các hệ thống tương tác ở trên khắp các nền tảng
mạng xã hội nhằm giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp cận thông tin, đặt hàng mọi lúc
mọi nơi.
- Cửa hàng cũng đang xây dựng các hệ thống thanh toán trực tuyến nhằm giúp cho
khách hàng dễ dàng thanh toán khi mua hàng trực tiếp hoặc mua qua các ứng dụng.
- Xây dựng tối ưu các phương án phát tờ rơi nhằm tiếp cận các đối tượng khách hàng
không dùng mạng xã hội biết đến Cửa hàng tạo ra sự thuận lợi cho việc đặt hàng cũng
như đến Cửa hàng dùng món.
+ Communication (Giao tiếp/truyền thông):
- Khách hàng mục tiêu của Cửa hàng thường sẽ xuất hiện ở kênh mua hàng trực tiếp là
chủ yếu, họ biết đến qua các kênh truyền thông phổ biến hiện nay (Facebook, Zalo,..).
- Cửa hàng đã xây dựng hệ thống hotline nhằm đáp ứng các nhu cầu đặt hàng, phản
ánh về chất lượng sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội cũng như qua số hotline
của Cửa hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ hiện có nhằm tạo cho khách hàng cảm
giác được lắng nghe và quan tâm.
- Nhờ vào đó tỉ lệ quay trở lại của các khách hàng mục tiêu thường nằm ở mức 20%.
7.3. KẾ HOẠCH MARKETING:
- Chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội hiện có như Facebook, Zalo, Tiktok,

- Tạo ra các chương trình khuyến mãi cho khách hàng như combo, giảm giá theo các
ngày Lễ, Tết,…
- Tạo các điểm nhấn cho Cửa hàng khi có các dịp đặc biệt (treo bong bóng, phát bong
bóng cho người đi đường,…).
- Sử dụng các phương thức marketing truyền thống như phát tờ rơi, tiếp cận công ty,
chung cư để giới thiệu sản phẩm.
- Tạo ra các voucher giảm giá để tiếp cận các khu vui chơi, trường học nhằm thu hút
khách hàng đến dùng voucher để mua hàng.
7.4. CHI PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG MARKETING: (Thường sẽ chiếm 4%
doanh thu: 5.000.000 đồng/tháng).
- Chi phí in ấn: 1% trên tổng doanh thu (1.250.000 đồng).
- Chi phí mua vật liệu trang trí: 1% trên tổng doanh thu (1.250.000 đồng)
- Chi phí nhân sự: 2% trên tổng doanh thu (2.500.000).

24
8. QUI TRÌNH KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ VÀ MÁY MÓC THIẾT BỊ SẢN
XUẤT
8.1. QUI TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM:

Nhận NVL từ Kiểm tra NVL đạt chuẩn Sơ chế NVL theo định
NCC lượng

Ghi HSD và bảo quản Chia NVL theo định lượng món Ướp NVL
NVL

Chế biến NVL Trưng bày và tiêu thụ sản


phẩm

8.2. QUI TRÌNH DỊCH VỤ BÁN HÀNG:


Nhận order Xử lý đơn hàng Làm món

Nhận thanh toán Giao nhận món Kiểm tra và xác nhận lại món

Tiếp thu ý kiến phản hồi

25
8.3. DANH MỤC MÁY MÓC, THIẾT BỊ:
STT TÊN MÁY MÓC, THIẾT BỊ SỐ LƯỢNG GHI CHÚ
1 Lò chiên không dầu 05 cái
2 Tủ đông nằm 2 cánh 01 cái
3 Tủ mát 02 cái
4 Lò vi sóng 01 cái
5 Nồi cơm điện 01 cái
6 Nồi điện hấp cơm 01 cái
7 Ấm nấu nước siêu tốc 01 cái
8 Bình giữ nhiệt soup 01 cái
9 Bếp ga 01 cái

10 Cân tiểu ly 01 cái

11 Tủ trưng bày 01 cái

12 Kệ sắt đựng NVL 02 cái

13 Bảng led quảng cáo 02 cái

9. TỔ CHỨC NHÂN LỰC QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH


9.1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CỬA HÀNG
QUẢN LÝ CỬA HÀNG

NHÂN VIÊN NHÂN VIÊN


THU NGÂN BẾP

26
9.2. SỐ LƯỢNG VÀ YÊU CẦU CỦA TỪNG BỘ PHẬN:
- Quản lý Cửa hàng: Số lượng 01. Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm trong ngành FnB.
Có ít nhất 1 năm làm cùng vị trí. Tốt nghiệp cao đẳng, đại học. Lương cơ bản từ
9.500.000 đồng/tháng + KPI.
- Nhân viên thu ngân: Số lượng 02. Tốt nghiệp từ THCS trở lên, đam mê với ngành
nghề, nhanh nhẹn, hoạt bát, hòa đồng. Lương từ 6.000.000 đồng/tháng đối với nhân
viên fulltime, lương 23.000 đồng/giờ đối với nhân viên partime. (có tăng lương đối với
cả 2 nếu làm việc tích cực và hiệu quả)
- Nhân viên thu ngân: Số lượng 05. Tốt nghiệp từ THCS trở lên, đam mê với ngành
nghề, nhanh nhẹn, hoạt bát, hòa đồng. Lương từ 6.000.000 đồng/tháng đối với nhân
viên fulltime, lương 23.000 đồng/giờ đối với nhân viên partime. (có tăng lương đối với
cả 2 nếu làm việc tích cực và hiệu quả)
* Quyền lợi:
- Được nghỉ 1 ngày trong tuần.
- Lễ tết được nghỉ có lương, nếu đi làm sẽ được nhân lương theo qui định hiện hành
của Nhà nước.
- Có phụ cấp xăng xe đi lại.
- Được làm việc trong môi trường thân thiện, nhiệt huyết, hòa đồng.
- Có xoay ca cho nhân viên partime.
9.3. BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC:

BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC

QUẢN LÝ CỬA HÀNG NHÂN VIÊN THU NGÂN NHÂN VIÊN BẾP
- Kiểm soát chất lượng - Đến Cửa hàng làm việc - Đến Cửa hàng làm việc
món ăn, chất lượng NVL đúng thời gian qui định. đúng thời gian qui định.
đầu vào.
- Kiểm tra doanh thu, đối - Kiểm tra NVL đúng
- Kiểm tra doanh thu, chi soát doanh thu từ tiền mặt qui định.
phí hàng ngày. đến trên app.
- Sơ chế NVL đúng qui
- Giám sát công việc bán - Kiểm tra vệ sinh trước khi cách, chất lượng.
hàng của thu ngân cũng nhận ca và vệ sinh sạch sẽ
- Làm món ăn và ra món
như định lượng món ăn và khu vực trước khi bàn giao
cho khách.
cách sơ chế của bếp. ca.
- Kiểm tra, bảo quản
- Xây dựng chiến lược - Tập trung order cho khách
NVL không để hư hỏng.
kinh doanh ngắn hạn cho hàng cũng như đề xuất thêm
Cửa hàng. các món ăn mỗi khi order - Kiểm tra, chuẩn bị
27
- Hỗ trợ công việc cho bếp cho khách hàng. NVL cho giờ cao điểm
và thu ngân để hoàn thành phục vụ khách hàng.
- Lên món, dọn dẹp vệ sinh
tốt công việc.
sau khi khách dùng xong. - Vệ sinh khu vực trong
- Kiểm soát các chi phí cố ca và trước khi bàn giao
- Thu tiền của khách hàng.
định ở mức cho phép. ca.
- Hỗ trợ quản lý cửa hàng
- Hỗ trợ và giải quyết - Bàn giao ca hoặc nhận
ghi chép doanh thu, chi phí
khiếu nại của khách hàng. ca phải đầy đủ công việc
trong ngày.
mà quản lý cửa hàng
giao cho.

10. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH – ĐẦU TƯ


10.1. DÒNG VỐN: (dành cho 1 Cửa hàng)
Vốn TSCĐ 160.000.000 đồng
+ Chi phí thuê nhà 64.000.000 đồng
+ Chi phí máy móc, thiết bị 66.000.000 đồng
+ Chi phí sửa chữa 30.000.000 đồng
Vốn NVL 20.000.000 đồng
Vốn lưu động 20.000.000 đồng
Tổng vốn đầu tư 200.000.000 đồng
Vốn chủ sở hữu 100%
Khấu hao (5%/năm) 10.000.000 đồng/năm
- Giá trị thu hồi:
+ Thanh lý tài sản cố định sau thuế: 10.000.000 đồng.
+ Thu hồi tiền đặt cọc: 48.000.000 đồng.
+ Thu hồi vốn lưu động: 20.000.000 đồng.
10.2. DOANH THU VÀ CHI PHÍ:
- Doanh thu:
+ Hiện tại: 120 triệu/tháng/cửa hàng. 1 năm đạt 1.440.000.000 đồng/năm/cửa hàng.
+ Dự báo doanh thu trong vòng 3-5 năm tới: doanh thu tăng 20% mỗi năm.

28
ĐVT: VND
Năm 1 2 3 4 5
Doanh
thu dự 1.440.000.000 1.728.000.000 2.073.600.000 2.488.320.000 2.985.984.000
báo

- Chi phí hiện tại:


ĐVT: VND
Chi phí tháng Chi phí năm
Mặt bằng 16.000.000 192.000.000
Điện, internet 6.500.000 78.000.000
Nước 2.000.000 24.000.000
Nhân sự 24.000.000 288.000.000
Gas 900.000 10.800.000
Chi phí phát sinh 5.000.000 60.000.000
Tổng chi phí cố định 54.400.000 652.800.000

TỈ TRỌNG CÁC LOẠI CHI PHÍ

9%
2% Mặt bằng
29% Điện, internet
Nước
Nhân sự
Gas
Chi phí phát sinh

44%
12%
4%

+ Tổng chi phí NVL (biến phí): chiếm 50% doanh thu vì giá cost nằm ở mức 50% ở
mỗi món ăn (đã tính giá NVL vào thời điểm cao nhất).
- Thời gian hoàn vốn: 1 năm 7 tháng.

29
- Dự báo chi phí trong vòng từ 3-5 năm tới:
+ Dự báo chi phí sẽ tăng 5%/năm:
ĐVT: VND
Năm 1 2 3 4 5
Mặt bằng 192.000.000 201.600.000 211.680.000 222.264.000 233.377.200
Điện,
78.000.000 81.900.000 85.995.000 90.294.750 94.809.0487
internet
Nước 24.000.000 25.200.000 26.460.000 27.783.000 29.172.150
Nhân sự 288.000.000 302.400.000 317.520.000 333.396.000 350.065.800
Gas 10.800.000 11.340.000 11.907.000 12.502.350 13.127.467
Chi phí
60.000.000 63.000.000 66.150.000 71.442.000 75.014.100
phát sinh
Tổng chi
652.800.000 685.440.000 719.712.000 755.697.600 793.482.480
phí cố định

+ Chi phí NVL vẫn nằm ở mức 50% do khi giá NVL tăng thì Cửa hàng sẽ đẩy giá bán
lên để phù hợp với giá cost hiện hữu.
10.3. DỰ BÁO THU NHẬP, LÃI LỖ:
- Dự báo doanh thu từ 3-5 năm:
ĐVT: VND
Năm 1 2 3 4 5
Doanh
1.440.000.000 1.728.000.000 2.073.600.000 2.488.320.000 2.985.984.000
thu
Doanh
thu/ 120.000.000 144.000.000 172.800.000 207.360.000 248.832.000
tháng
Doanh
thu/ 4.000.000 4.800.000 5.760.000 6.912.000 8.294.400
ngày

- Doanh thu hòa vốn hiện tại 1 tháng so với % COGs của Cửa hàng:

ĐVT: VND
30
COGs 50% 40% 30%
Doanh thu hòa
108.800.000 97.920.000 87.040.000
vốn
Doanh thu trung
3.626.667 3.264.000 2.901.333
bình ngày

- Doanh thu hòa vốn dự báo 1 tháng so với % COGs của Cửa hàng:
+ Ở mức 50%:
ĐVT: VND
Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Doanh thu
114.240.000 119.952.000 125.949.600 132.247.080
hòa vốn
Trung bình
doanh thu 3.808.000 3.998.000 4.198.320 4.408.236
ngày

+ Ở mức 40%

ĐVT: VND
Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Doanh thu
102.816.000 107.956.800 113.354.640 119.022.372
hòa vốn
Trung bình
doanh thu 3.427.200 3.598.560 3.778.488 3.967.412
ngày

+ Ở mức 30%:

ĐVT: VND
Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

31
Doanh thu
91.392.000 95.961.600 1000.759.680 105.797.664
hòa vốn
Trung bình
doanh thu 3.046.400 3.198.720 3.358.656 3.526.589
ngày

- Lãi lỗ hiện tại của Cửa hàng ở mức COGs 50%:


ĐVT: VND
Hiện tại
Doanh thu 1.440.000.000
Chi phí 1.305.600.000
Khấu hao 10.000.000
Thu nhập trước thuế 124.400.000
Thuế
Lợi nhuận 124.400.000

* Dự báo lãi lỗ từ 3-5 năm ở mức COGs 50%:


ĐVT: VND
Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Doanh thu 1.728.000.000 2.073.600.000 2.488.320.000 2.985.984.000
Chi phí 1.370.880.000 1.439.424.000 1.511.395.200 1.586.964.960
Khấu hao 10.000.000 10.000.000 10.000.000 10.000.000
Thu nhâp 347.120.000 624.176.000 966.924.800 1.389.019.040
trước thuế
Thuế 9.000.000 9.000.000 9.000.000 9.000.000
Lợi nhuận 338.120.000 615.176.000 957.924.800 1.380.019.040
sau thuế

32
DOANH THU
3,500,000,000
3,000,000,000
2,500,000,000
VND 2,000,000,000
1,500,000,000
1,000,000,000
500,000,000
-
Năm 1 2 3 4 5

Doanh thu thực tế Doanh thu hòa vốn

* GHI CHÚ: Định mức các loại chi phí của Cửa hàng:
- Chi phí điện nước và chi phí nhân sự không quá 20% doanh thu.
- Chi phí hủy hàng không quá 2% doanh thu.
- Chi phí hao hụt NVL không quá 10% giá mua NVL.
- COGs của Cửa hàng luôn cần phải kiểm soát tối đa không quá 40%.

11. NHẬN DIỆN CÁC RỦI RO VÀ PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ


11.1. CÁC RỦI RO TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH LÀM
GIẢM HIỆU SUẤT:
- Nhân viên thao tác sai định lượng dẫn đến làm tăng chi phí món ăn.
- Sử dụng, bảo quản NVL không hợp lý, sai qui trình làm tăng chi phí hủy hàng.
- Nhân viên cheating doanh thu quán.
- Sử dụng điện nước không hợp lý làm tăng chi phí cố định.
- Các rủi ro từ môi trường như: mưa, bão,… làm ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách
hàng của Cửa hàng làm giảm doanh thu.
11.2 PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ:
- Giám sát các qui trình thực hiện từ khâu chuẩn bị đến chế biến nhằm giải thiểu tối đa
sai sót của nhân viên.
- Kiểm tra doanh thu hàng ngày.
- Tiết kiệm điện nước tối ưu nhằm giảm chi phí không cần thiết.
33
- Xây dựng các phương án đặt hàng, giao hàng mùa mưa nhằm phục vụ tối đa lượng
khách hàng có nhu cầu trong những ngày thời tiết xấu.
11.3. PHƯƠNG ÁN DỰ PHÒNG:
- Chia nhỏ dòng vốn nhằm mở thêm nhiều cửa hàng hơn nữa để tránh việc phải phụ
thuộc quá nhiều vào một chi nhánh.
- Tuyển dụng liên tục nhằm thay đổi nhân viên không có năng lực.
- Dự phòng nhiều mặt bằng nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ mất mặt bằng kinh doanh.
Sẵn sàng chuyển đổi nhiều mô hình kinh doanh với nhau (từ ngồi tại chỗ sang bán
mang đi hoặc ngược lại).

12. KẾT LUẬN


Dự án CƠM TẤM KHÔNG KHÓI BARY có tính khả thi và đạt hiệu quả khá cao.
Với công thức và nướng thịt không khói độc quyền, khả năng sinh lời đang trên đà
34
phát triển. Cơm tấm là món ẩm thực đặc trưng của Việt nam, và lọt top 20 món ngon
do thế giới bình chọn, thông qua món cơm tấm chúng ta có thể quảng bá đến thế giới
về nền ẩm thực phong phú Việt Nam. Từ đó thu hút du khách trên thế giới đến với
Việt Nam. Làm tăng trưởng nền kinh tế. Với vốn chủ sở hữu là 100% thì việc sử dụng
nguồn vốn tự có sẽ đem lại rất nhiều lợi thế từ việc chủ động về tài chính, sức mạnh và
tiềm lực cũng được nâng cao. Việc sử dụng nguồn vốn tự có sẽ giúp cho hoạt động
kinh doanh trở nên tự chủ, gánh nặng tài chính cũng sẽ được giảm bớt một phần, mọi
hoạt động diễn ra thường xuyên và không gián đoạn. Vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm được quán đặt lên hàng đầu. Đúng với sứ mệnh cao cả mà quán muốn mang đến
khách hàng của mình: Đạo đức - Chất lượng - Sáng tạo - Tận tâm. Quán đã tuân thủ
những quy định của pháp luật một cách chặt chẽ nhất có thể từ việc đăng ký kinh
doanh, đóng thuế, những quy định nghiêm ngặt từ quy trình chế biến.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Sưu tầm: https://nhahangso.com/xu-huong-fnb-nam-2023.html


35
2. Sưu tầm : https://andrews.edu.vn/mo-hinh-pestel-phan-tich-moi-truong-
doanh-nghiep/

36

You might also like