You are on page 1of 4

ĐẶC ĐIỂM CÁC KHOẢN MỤC KẾ TOÁN CỦA MỖI PHẦN

HÀNH

CHƯƠNG : KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG


I. Nợ phải thu khách hàng
1. Ghi nhận
Khoản phải thu khách hàng là tài sản vì thỏa mãn định nghĩa về TS
Thỏa mãn các điều kiện ghi nhận tài sản:
- Có khả năng tiền tệ hóa
- Đơn vị có thể kiểm soát được.
- Mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai một cách tương đối chắc chắn cho đơn
vị.
- Là kết quả của nghiệp vụ quá khứ.
Phân loại theo thời hạn thanh toán:
+ Phải thu ngắn hạn là các khoản phải thu có thời hạn thanh toán <= 12 tháng
hoặc <= 1 chu kỳ kinh doanh
+ Phải thu dài hạn là các khoản phải thu có thời hạn thanh toán trên 12 tháng
hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh.
Tài khoản 131: Phải thu khách hàng
Bên Nợ gồm:
– Số tiền doanh nghiệp phải thu của KH phát sinh trong kỳ khi bán các loại sản
phẩm, hàng hóa, tài sản cố định, hay bất động sản đầu tư, dịch vụ, các khoản
đầu tư tài chính;
– Số tiền thừa cần hoàn trả lại cho khách hàng.
– Ngoài ra, tại thời điểm báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần phải đánh giá lại
các khoản phải thu của khách hàng là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (trong
trường hợp nếu tỷ giá ngoại tệ tăng so với đồng tiền ghi sổ kế toán).
Bên Có gồm:
– Số tiền khách hàng đã hoàn thành trả nợ cho doanh nghiệp;
– Số tiền doanh nghiệp đã nhận ứng trước hoặc trả trước của khách hàng;
– Khoản giảm giá hàng bán trừ vào nợ doanh nghiệp phải thu của KH;
– Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua hoàn trả lại (có thuế Giá trị gia
tăng GTGT hoặc không có thuế Giá trị gia tăng GTGT);
– Số tiền doanh nghiệp chiết khấu thanh toán (CKTT) và chiết khấu thương
mại (CKTM) cho người mua.
– Ngoài ra, tại thời điểm lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần phải đánh giá
lại các khoản phải thu của khách hàng là khoản mục tiền tệ có gốc tại ngoại tệ
(trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với đơn vị tiền ghi sổ kế toán).

Bên dư bên Nợ: phải thu (bán chịu)


Số tiền mà doanh nghiệp còn phải thu của khách hàng.

Tài khoản 131 (TK 131) có thể có số dư bên Có (phải trả khi nhận trước tiền
hàng): Số dư bên Có phản ánh số tiền doanh nghiệp nhận trước, hoặc số tiền
mà doanh nghiệp đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết đối với
từng đối tượng cụ thể. Phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của
TK 131 (tài khoản 131) này để ghi cả hai chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn
vốn” khi lập Báo cáo tình hình tài chính.
 Là tài khoản lưỡng tính, được sử dụng theo dõi mối quan hệ công nợ giữa
doanh nghiệp và khách hàng, bao gồm: phải thu (bán chịu) và phải trả (nhận
trước tiền hàng).
 Tài khoản này có thể có SD bên Nợ hoặc SD bên Có
 Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào các sổ chi tiết TK 131 có SD Nợ để trình bày
vào khoản mục phải thu khách hàng trên Bảng CĐKT
Khoản phải thu KH ghi nhận cùng DT:

2. Đo lường giá gốc


Ghi nhận ban đầu: theo nguyên tắc giá gốc.
3. Đánh giá lại
Giá trị thuần có thể thực hiện = Giá trị sổ sách NPThu khách hàng - Dự phòng
phải thu khó đòi
- Là một ước tính kế toán,
- Dựa trên các dữ liệu xác thực và các giả định hợp lý về khả năng thu hồi nợ
phải thu:
+ % doanh thu bán chịu
+ % trên nợ cuối kỳ
+ % trên từng nhóm nợ cuối kỳ phân theo tuổi nợ
Dự phòng phải thu khó đòi (TK 2293) là tài khoản điều chỉnh giảm Tài sản,
tăng ghi bên Có, giảm ghi bên Nợ, số dư bên Có.
Tổn thất tăng:
+ Chi phí tăng, Dự phòng tăng: Nợ 642/Có 2293
Tổn thất giảm:
+ Chi phí giảm, Dự phòng giảm: Nợ 2293/Có 642
4. Công bố thông tin
Vị trí khoản mục nợ phải thu khách hàng thuộc phần Tài sản, bao gồm Tài sản
dài hạn và Tài sản ngắn hạn
- Bảng cân đối kế toán
+ Cụ thể là phần A ''Tài sản ngắn hạn'', khoản Nợ phải thu nằm ở mục 1, phần
III. Các khoản phải thu ngắn hạn.
+ Và phần B ''Tài sản dài hạn'', Nợ phải thu nằm ở mục 1, phần I. Các khoản
phải thu dài hạn.
- Phải thu của khách hàng được trình bày theo 2 dòng: nợ gốc và dự phòng (ghi
âm)
- Không theo nguyên tắc bù trừ.
- Báo cáo KQHĐKD
Doanh thu được trình bày theo giá bán
- Thuyết minh báo cáo tài chính
+ Chính sách kế toán
+ Khoản nợ phải thu đem thế chấp
+ Các thông tin bổ sung
II. Doanh thu
1. Ghi nhận
2. Đo lường giá gốc
3. Đánh giá lại
4. Công bố thông tin
CHƯƠNG: KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO VÀ GIÁ VỐN
HÀNG BÁN
I. HÀNG TỒN KHO
1. Ghi nhận
HTK là tài sản vì thỏa mãn định nghĩa về tài sản.
Hàng tồn kho là những tài sản:
- Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;
- Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất,
kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Hàng tồn kho bao gồm:
- Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường,
hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;
- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành
chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm;
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và
đã mua đang đi trên đường;
- Chi phí dịch vụ dở dang.
2. Đo lường giá gốc
- Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực
hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện
được.
- Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí
liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng
thái hiện tại
+ Chi phí mua của hàng tồn kho (152, 153, 156) bao gồm giá mua, các loại
thuế không được hoàn lại (Thuế TTĐB, thuế nhập khẩu,thuế môi trường, thuế
GTGT theo PP trực tiếp) , chi phí vận chuyển (bao gồm hao hụt trong định
mức), bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên
quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và
giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-)
khỏi chi phí mua.
+ Chi phí chế biến (chú trọng đến chi phí sản xuất chung cố định)
VAS 2 quy định:
- Trường hợp mức sản phẩm thực tế SX ra cao hơn công suất bình thường thì
CPSXC cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo CP thực tế phát
sinh.
- Trường h ợ p m ức sả n phẩ m thực tế sả n xuất ra thấp hơn công suất bình
thường thì CPSXC cố định chỉ được phân bổ vào CP chế biến cho mỗi đơn vị
SP theo mức công suất bình thường. Khoản CPSXC không phân bổ được ghi
nhận là CPSX, kinh doanh trong kỳ.
- Công suất bình thường là số lượng SP đạt được ở mức trung bình trong các
điều kiện sản xuất bình thường.
+ Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các
khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho
- Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp
sau:
(a) Phương pháp tính theo giá đích danh;
(b) Phương pháp bình quân gia quyền;
(c) Phương pháp nhập trước, xuất trước;
3. Đánh giá lại
- Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho
trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn
thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
- Khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì
phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho
được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần
có thể thực hiện được của chúng.
Nợ 632/Có 229
Những vấn đề cần lưu ý:
- Lập dự phòng cho từng mặt hàng (Item basis)
- Mục đích sử dụng
- Lập dự phòng cho NVL
- Ghi nhận chi phí dự phòng
4. Công bố thông tin
- Bảng cân đối kế toán:
HTK được trình bày theo 2 dòng: giá gốc và dự phòng (ghi âm)
- Báo cáo KQHĐKD:
GVHB được trình bày theo giá xuất kho
- Thuyết minh báo cáo tài chính:
- Chính sách kế toán
- Các thông tin bổ sung (chi tiết cho từng loại HTK)

II. GIÁ VỐN HÀNG BÁN


1. Ghi nhận

2. Đo lường giá gốc

3. Đánh giá lại

4. Công bố thông tin

You might also like