You are on page 1of 5

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3 – 4

Yêu cầu giải quyết: 02


DANH SÁCH THÀNH VIÊN TỔ 4
1. Phạm Huy Hoàng 123
2. Hoàng Minh Dũng 65
3. Đỗ Xuân Diệu 55
4. Thái Ngọc Phương Nghi 235
5. Phan Thị Mỹ Duyên 84
6. Võ Thị Mai Trinh 423
7. Phạm Thị Thu Uyên 449
8. Nguyễn Thị Phương Nhi 269
9. Bùi Thị Trúc Hà 90
10. Trần Thị Bích Vân 453
11. Huỳnh Thị Mai Phương 298
12. Vũ Thị Anh 16
13. Man Thị Huỳnh Lượng 202
14. Nguyễn Trần Nguyên Khôi 167
15. Y Hoach Ayun 21

DANH SÁCH THÀNH VIÊN TỔ 3


1. Trần Thị Huyền Trân 402
2. Lê Cảnh Huyền Trang 403
3. Nguyễn Hữu Mạnh Cường 36
4. Nguyễn Minh Tú 417
5. Nguyễn Yến Trang 410
6. Lê Nguyễn Trúc Linh 189
7. Nguyễn Minh Quỳnh My 215
8. Đoàn Minh Quốc 308
9. Nguyễn Xuân Toàn 398

1
10. Huỳnh Minh Vương 460
11. Nguyễn Huỳnh Thục Anh 08
12. Đỗ Xuân Thuần 377
13. Phạm Quốc Bình 031 ( lớp 24.1F học lại tại lớp 25.2A)

2
Kính gửi: CÔNG TY ABC
CC: Chị Thanh Phương
(V/v: Tư vấn quy định pháp luật về việc Tổng Giám đốc vắng mặt, ủy quyền cho một hoặc một
số cá nhân phụ trách điều hành hoạt động của Công ty)

Kính gửi Quý Công ty,


Theo yêu cầu của Quý Công ty, Công ty Luật XYZ sau đây sẽ cung cấp ý kiến pháp lý liên quan
đến việc tư vấn quy định pháp luật về việc Tổng Giám đốc vắng mặt, ủy quyền cho một hoặc
một số cá nhân phụ trách điều hành hoạt động của Công ty.

I. TÓM TẮT SỰ VIỆC VÀ XÁC ĐỊNH YÊU CẦU TƯ VẤN:


Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của Quý công ty liên quan đến vấn đề Tổng Giám đốc có thể
ủy quyền cho nhiều cá nhân phụ trách từng mảng công việc khác nhau khi vắng mặt hay không.
Vì thông thường khi Tổng giám đốc vắng mặt sẽ có giấy ủy quyền cho phó Tổng giám đốc với
nội dung “Thay mặt Tổng giám đốc điều hành hoạt động của Công ty”. Cơ cấu tổ chức của
Công ty ABC bao gồm Tổng giám đốc, các phó Tổng giám đốc, các Giám đốc khối, các Trưởng
phòng.
Vấn đề yêu cầu tư vấn:
Trong trường hợp Tổng giám đốc vắng mặt có thể đồng thời ủy quyền cho nhiều cá nhân phụ
trách từng mảng công việc khác nhau khi vắng mặt hay không ?
II. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ÁP DỤNG VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Văn bản quy phạm pháp luật:
- Bộ luật Dân sự 2015;
- Luật Doanh nghiệp 2014;
2. Tài liệu khách hàng cung cấp:
- Điều lệ của Công ty;
- Hợp đồng lao động.

III. PHÂN TÍCH VÀ Ý KIẾN PHÁP LÝ:


Sau khi nghiên cứu hồ sơ Quý Công ty cung cấp và các quy định pháp luật hiện hành, chúng
tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn cụ thể như sau:
Theo Khoản 1 Điều 64 Luật Doanh nghiệp 2014: “Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty
là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội
đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình”, Tổng Giám đốc là người
điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của doanh nghiệp.
Căn cứ Khoản 3 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít
nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có

3
một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng
văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi
xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách
nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền”,
Do đó, Tổng Giám đốc hoàn toàn có thể ủy quyền bằng văn bản cho các cá nhân khác thay mặt
mình giải quyết công việc trong trường hợp cần thiết. Người được ủy quyền có thể là Phó Tổng
Giám đốc, các Giám đốc bộ phận hay bất kỳ nhân viên nào khác tùy theo yêu cầu công việc.
Bên cạnh đó, theo pháp luật dân sự về việc ủy quyền, cụ thể tại Điều 135. Căn cứ xác lập quyền
đại diện Bộ luật Dân sự 2015: “Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được
đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật
(sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật)” và theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật Dân sự
2015: “Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự”. Thì người đại diện theo pháp luật có quyền ủy quyền cho một hoặc nhiều
cá nhân khác.
IV. KẾT LUẬN:
Như vậy, về nguyên tắc, Tổng Giám đốc hoàn toàn có thể ủy quyền đồng thời cho nhiều cá
nhân khác nhau để phụ trách, giải quyết các công việc riêng biệt khi vắng mặt. Tuy nhiên, cần
lưu ý không nên cho phép nhiều người cùng giải quyết một vấn đề để tránh chồng chéo trách
nhiệm.
Mong rằng ý kiến trên đây sẽ giúp ích cho Quý công ty trong việc xử lý tình huống thực tế.
Nếu cần trao đổi thêm chi tiết để áp dụng vào trường hợp cụ thể, Quý công ty vui lòng liên hệ
với chúng tôi.
Thư tư vấn này gồm 05 trang. Ý kiến pháp lý này chỉ được gửi tới Công ty cho riêng mục
đích của Công ty liên quan tới nội dung được yêu cầu tư vấn. Công ty được quyền sử dụng
ý kiến pháp lý này để làm việc với bên có liên quan trực tiếp đến vụ việc. Ngoài mục đích
vừa nêu trên, Công ty hoặc bất kỳ bên thứ ba nào khác không được sử dụng ý kiến pháp lý
này làm căn cứ hoặc sử dụng cho mục đích khác, trừ khi được chúng tôi xem xét và có ý
kiến đồng ý bằng văn bản.
❖ Lưu ý: Nội dung tư vấn của chúng tôi dựa trên hồ sơ, tài liệu, thông tin mà quý công
ty đã cung cấp. Các tài liệu mà quí công ty đưa ra là xác thực và chúng tôi không
chịu trách nhiệm về tính xác thực của tài liệu.
❖ Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thư tư vấn này, xin hãy liên lạc ngay với chúng tôi để
được giải đáp và làm rõ.

Trân trọng.

CÔNG TY LUẬT XYZ

4
(đã ký)
Luật sư PHẠM HUY HOÀNG

You might also like