You are on page 1of 3

1. Các chiều văn hóa của Hofstede có áp dụng ở cấp độ cá nhân không? Vì sao?

Từ đó, diễn giải


ví dụ sau: Giả định bạn là giám đốc điều hành mảng sales của một công ty F&B của Việt Nam,
và muốn mở chi nhánh cừa hàng tại Hàn Quốc. Bạn cần lưu ý gì khi phục vụ khách hàng tại Hàn
Quốc - sử dụng các chiều văn hóa của Hofstede và link so sánh Hàn Quốc - Việt Nam để làm cơ
sở báo cáo.
(+) Các chiều văn hóa của Hofstede có thể được áp dụng ở cấp độ các nhân bởi:
- Tuy hầu hết các nghiên cứu văn hóa từ những năm 2003 trở về trước thường tập trung trên việc
nghiên cứu văn hóa dạng so sánh ở cấp độ quốc giahay sau đó là một số nghiên cứu văn hóa ở
cấp độ tiểu văn hóa nhưng gần đây nhất năm 2009, 2010 đã xuất hiện các nghiên cứu văn hóa ở
cấp độ cá nhân. Điều đó đã cho thấy rằng có một luận cứ lý thuyết nền tảng cho các cấp độ văn
hóa cá nhân.
- Bên cạnh đó, thông qua một câu chuyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”, Hofstede và cộng sự đã
xem văn hóa như một con voi và các bộ phận của con voi là các phần của văn hóa. Từ đây đã mở
ra một hướng nghiên cứu mới về văn hóa đó là nghiên cứu văn hóa ở cấp độ văn hóa cá nhân. Và
bởi vì cơ bản lý thuyết chiều văn hóa của Hofstede được coi là chìa khóa hữu ích giúp phản ánh
giả định cá nhân về điều gì là bình thường, cũng chính vì thế mà hiện nay đã có một số nghiên
cứu thành công khi tiến hành nghiên cứu văn hóa Hofstede ở cấp độ cá nhân như nghiên cứu của
Sobol (2008). Trong đó, chiều văn hóa “Chủ nghĩa tập thể so với chủ nghĩa cá nhân” theo lý
thuyết chiều văn hóa của Hofstede thì chủ nghĩa cá nhân chỉ ra rằng có tầm quan trọng lớn hơn
đối với việc đạt được các mục tiêu cá nhân, hình ảnh bản thân của một người trong danh mục
này được định nghĩa là “Tôi”, chính vì vậy các chiều văn hóa của Hofstede có thể áp dụng ở cấp
độ cá nhân.
- Nếu việc nghiên cứu văn hóa ở cấp độ cấp quốc gia thì thường đi với dạng nghiên cứu chủ yếu
là dạng nghiên cứu so sánh. Nếu việc nghiên cứu văn hóa ở cấp độ cá nhân thì đi với việc nghiên
cứu văn hóa dạng văn hóa ảnh hưởng như thế nào lên cảm nhận của con người tiếp xúc với nền
văn hóa đó. Do vậy, giờ đây lý thuyết văn hóa của Hofstede có thể nghiên cứu ở ba cấp độ khác
nhau đó là: Cấp độ cấp quốc gia, cấp độ các tiểu văn hóa, cấp độ văn hóa cá nhân.
(+) Là giám đốc điều hành mảng sales của một công ty F&B của Việt Nam, và muốn mở chi
nhánh cửa hàng tại Hàn Quốc cần phải chú trọng và đầu tư vào việc tìm hiểu và nghiên cứu về
từng đối tượng khách hàng khác nhau cũng như thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng thông
qua những tính chất khác biệt về văn hóa.
- Thị trường tại Việt Nam và Hàn Quốc tuy có thể đều mang một số nét đặc trưng vốn có của
người châu Á nhưng vẫn tồn tại nhiều điểm khác biệt dựa trên các chiều văn hóa của Hofstede:
+ Chỉ số khoảng cách quyền lực: Việt Nam (70) cao hơn Hàn Quốc (60), cho thấy sự phân cấp
quyền lực ở Việt Nam đã được thiết lập trong xã hội nhiều hơn và rõ ràng hơn tại Hàn Quốc và
giám đốc sẽ không còn là người hầu hết quyền kiểm soát việc quyết định và mua bán khi mở chi
nhánh tại Hàn Quốc và thu hẹp khoảng cách quyền lực với cấp dưới hơn
+ Chủ thể tập thể so với chủ nghĩa cá nhân: Việt Nam ít thiên về chủ nghĩa cá nhân hơn so với
Hàn Quốc và do đó khách hàng tại thị trường Hàn Quốc- xã hội có tính cá nhân cao thường có
mức độ ràng buộc khá lỏng lẻo và một cá nhân có xu hướng chỉ gắn kết với gia đình của mình.
+ Chỉ số tránh rủi ro/ sự không chắc chắn: Hàn Quốc (85) cao hơn gấp đôi Việt Nam (30) cho
thấy Hàn Quốc khả năng chịu đựng thấp đối với sự không chắc chắn, không rõ ràng và không
sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Do đó đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ càng tâm lý khách hàng để từ đó
nắm bắt được tâm lý này và đưa ra những chiến lược phù hợp đảm bảo sự cam kết đối với khách
hàng.
+ Nữ quyền so với nam quyền: chiều hướng nam tính giữa Hàn Quốc và Việt Nam gần như
tương đồng nhưng ở mức độ tương đối thấp, có thể thấy cả hai nước thiên về chiều hướng nữ
tính. Và từ đó có thể thấy văn hóa Hàn Quốc cũng ít thiên về cạnh tranh và tham vọng hơn
+ Định hướng ngắn hạn so với dài hạn: Hàn Quốc có định hướng dài hạn hơn so với Việt Nam,
cho nên Hàn Quốc tập trung vào sự phát triển bền vững, dài hạn trong tương lai và liên quan đến
việc trì hoãn thành công hoặc sự hài lòng trong ngắn hạn để đạt được thành công lâu dài, đồng
thời nhấn mạnh sự bền bỉ, kiên trì và tăng trưởng lâu dài. Như vậy, các thành viên trong xã hội
Hàn Quốc có định hướng dài hạn thì họ sẽ nhìn về tương lai và không quan tâm đến quá khứ và
hiện tại như thế nào.
2. Một CEO đến từ khác nền văn hóa để quản trị vận hành của ngân hàng địa phương (VD CEO
người Mỹ điều hành Techcombank) có làm tăng hay giảm rủi ro trong điều hành và vận hành
ngân hàng? Vì sao?
Việc một CEO đến từ một nền văn hóa khác để quản trị và điều hành một ngân hàng địa phương
có thể ảnh hưởng đến mức độ rủi ro trong điều hành và vận hành của ngân hàng, và việc này có
thể có cả tăng và giảm rủi ro, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khácnhau. Dưới đây là một số yếu tố
cần xem xét:
(+) Tăng rủi ro:
- Khả năng hiểu biết về thị trường địa phương: Một CEO đến từ một nền văn hóa khác có thể
không hiểu rõ về những đặc điểm, khác biệt trong văn hóa của thị trường địa phương, quy định,
và khách hàng địa phương. Điều này có thể dẫn đến quyết định kém hiệu quả và tăng rủi ro do sự
không rõ ràng về môi trường kinh doanh.
- Sự khác biệt về quy tắc và pháp lý: CEO từ một quốc gia khác có thể không quen thuộc với quy
tắc và pháp lý địa phương, điều này có thể gây ra rủi ro pháp lý và tài chính cho ngân hàng.
(+) Giảm rủi ro:
- Kinh nghiệm quản lý và sáng tạo: Một CEO có kinh nghiệm quản lý và sáng tạo từ một quốc
gia khác có thể đem lại quy trình và chiến lược quản lý mới mẻ, giúp giảm rủi ro bằng cách nâng
cao hiệu suất và hiệu quả.
- Quản trị rủi ro đa quốc gia: CEO đến từ nước ngoài có thể mang theo các phương pháp quản trị
rủi ro quốc tế và tiêu chuẩn quốc tế, giúp tối ưu hóa quản lý rủi ro trong môi trường kinh doanh
đa quốc gia.
- Đa dạng hóa kiến thức và quan điểm: CEO từ một nền văn hóa khác có thể mang đến sự đa
dạng hóa kiến thức và quan điểm trong quản lý và ra quyết định, giúp tạo ra các giải pháp sáng
tạo và linh hoạt để ứng phó với rủi ro. Tóm lại, tác động của việc một CEO đến từ nền văn hóa
khác đối với rủi ro trong điều hành và vận hành ngân hàng địa phương phụ thuộc vào kinh
nghiệm và năng lực của CEO, cũng như khả năng hòa nhập và hiểu biết về thị trường địa
phương. Để giảm rủi ro và tận dụng lợi ích của việc có một CEO đến từ nền văn hóa khác, cần
có sự cân nhắc kỹ lưỡng, đào tạo, và hỗ trợ hòa nhập mạnh mẽ từ các bên liên quan.

You might also like