You are on page 1of 20

MÔN Y HỌC CỔ TRUYỀN

Tính quy luật của Âm Dương là?


A. Tính phổ biến
B. Tính liên quan
C. Tính đối lập mà hỗ căn
D. Tính bình hành mà không tiêu trưởng
Tính quy luật của Âm Dương là?
A. Tính đối lập mà không hỗ trợ nhau
B. Tính tương đối
C.Tính phổ biến và liên quan
D. Tính bình hành mà tiêu trưởng
Âm Dương bài trừ, đấu tranh lẫn nhau nhưng lại lầy sự tồn tại của đối phương làm
căn cứ để tồn tại, hỗ trợ nhau, đây là tính quy luật nào của Âm Dương?
A. Đối lập mà hỗ căn
B. Bình hành mà tiêu trưởng
C. Đối lập mà liên quan
D. Tiêu trưởng mà tương đối
Âm Dương cùng tồn tại, vai trò quan trọng như nhau nhưng có sự vận động, chuyển
hóa, cái này mất dần đi để cái kia xuất hiện và ngược lại, đây là quy luật nào của Âm
Dương?
A. Phổ biến mà tương đối
B. Phổ biến mà tiêu trưởng
C. Bình hành mà tiêu trưởng
D. Bình hành mà đối lập
Tạng Phủ nào sau đây thuộc dương so với các thành phần còn lại, xét theo ngũ hành?
A. Tạng Tâm
B. Phủ Vị
C. Tạng Tỳ
D. Tạng Thận
Thành phần cơ thể nào sau đây thuộc dương so với các thành phần còn lại, xét theo
ngũ hành?
A. Tạng Tỳ
B. Tạng Can
C. Phủ Bàng quang
D. Tạng Thận
Buồn là tình chí của Tạng phủ nào sau đây?
A. Can
B. Tâm
C. Phế
D. Thận
Sợ hãi là tình chí của Tạng phủ nào sau đây?
A. Tỳ
B. Tâm
C. Phế
D. Thận
Thành phần cơ thể nào sau đây thuộc dương so với các thành phần còn lại, xét theo vị
trí?
A. Bên trong cơ thể
B. Mặt trước cơ thể
C. Bụng
D. Mặt sau lưng
Lo lắng là tình chí của Tạng phủ nào sau đây?
A. Tỳ
B. Tâm
C. Phế
D. Thận
Thành phần cơ thể nào sau đây thuộc âm so với các thành phần còn lại, xét theo ngũ
hành?
A. Tâm và Phế
B. Phế và Thận
C. Can và Tiểu trường
D. Tâm và Thận
Thành phần cơ thể nào sau đây thuộc âm so với các thành phần còn lại, xét theo ngũ
hành?
A. Tâm và Tỳ
B. Tỳ và Thận
C. Can và Thận
D. Can và Đởm
Khi phần âm của cơ thể suy mà phần dương bình thường thì xuất hiện triệu chứng gì?
A. Hàn chứng
B. Nhiệt chứng
C. Hàn nhiệt lẫn lộn
D. Cơ thể không được ôn ấm
Khi phần âm của cơ thể thịnh, phần dương bình thường thì xuất hiện triệu chứng gì?
A. Hàn nhiệt lẫn lộn
B. Hàn chứng
C. Cơ thể không được ôn ấm
D. Nhiệt chứng
Khi phần dương của cơ thể thịnh, phần âm bình thường thì xuất hiện triệu chứng gì?
A. Hàn chứng
B. Hàn nhiệt lẫn lộn
C. Nhiệt chứng
D. Cơ thể không được ôn ấm
Khi phần dương của cơ thể suy, phần âm bình thường thì xuất hiện triệu chứng gì?
A. Hàn chứng
B. Hàn nhiệt lẫn lộn
C. Nhiệt chứng
D. Cơ thể được ôn ấm quá nhiều
Tạng Can thuộc hành nào trong Ngũ hành theo y học cổ truyền?
A. Hỏa
B. Mộc
C.Thủy
D.Kim
Tạng Tâm thuộc hành nào trong Ngũ hành theo y học cổ truyền?
A. Mộc
B. Hỏa
C. Thổ
D. Kim
Tạng Tỳ thuộc hành nào trong Ngũ hành theo y học cổ truyền?
A. Thổ
B. Thủy
C. Kim
D.Mộc
Tạng Phế thuộc hành nào trong Ngũ hành theo y học cổ truyền?
A. Thủy
B. Thổ
C. Kim
D. Hỏa
Tạng Thận thuộc hành nào trong Ngũ hành theo y học cổ truyền?
A. Mộc
B. Thủy
C. Hỏa
D. Kim
Phủ Đởm thuộc hành nào trong Ngũ hành theo y học cổ truyền?
A. Hỏa
B. Mộc
C. Thổ
D. Kim
Phủ Bàng quang thuộc hành nào trong Ngũ hành theo y học cổ truyền?
A. Mộc
B. Hỏa
C. Kim
D. Thủy
Phủ Vị thuộc hành nào trong Ngũ hành theo y học cổ truyền?
A. Thổ
B. Hỏa
C. Mộc
D.Thủy
Phủ Tiểu trường thuộc hành nào trong Ngũ hành theo y học cổ truyền??
A. Mộc
B. Kim
C. Thổ
D. Hỏa
Phủ Đại trường thuộc hành nào trong Ngũ hành theo y học cổ truyền??
A. Kim
B. Mộc
C. Thủy
D.Hỏa
Tạng Can có quan hệ biểu lý với phủ nào sau đây?
A. Đởm
B. Tam tiêu
C. Thận
D.Bàng quang
Tạng Tâm có quan hệ biểu lý với phủ nào sau đây?
A. Đại trường
B. Vị
C. Tiểu trường
D.Tâm bào
Tạng Tỳ có quan hệ biểu lý với phủ nào sau đây?
A. Phế
B. Tiểu trường
C. Đại trường
D.Vị
Tạng Phế có quan hệ biểu lý với phủ nào sau đây?
A. Tiểu trường
B. Đại trường
C. Vị
D. Bàng quang
Tạng Thận có quan hệ biểu lý với phủ nào sau đây?
A. Tâm
B. Đởm
C. Bàng quang
D. Đại trường
Mối quan hệ bình thường trong học thuyết ngũ hành là?
A. Tương thừa và tương sinh
B. Tương khắc và tương vũ
C. Tương sinh và tương khắc
D. Tương thừa và tương vũ
Mối quan hệ khác thường trong học thuyết ngũ hành là?
A. Tương thừa và tương vũ
B. Tương sinh và tương thừa
C. Tương khắc và tương vũ
D.Tương sinh và tương khắc
Mối quan hệ tương sinh trong học thuyết ngũ hành nghĩa là gì?
A. Khắc chế, kìm hãm sự phát triển của nhau trong quan hệ cân bằng chung
B. Giữa hai hành thắng thua, hành thắng quá thịnh khắc mạnh hơn hành thua
C. Giữa hai hành thắng thua, hành thắng suy không khắc được hành yếu mà còn bị
hành yếu hơn đánh ngược lại
D.Giúp đỡ nhau để trưởng thành và phát triển
Mối quan hệ tương vũ trong học thuyết ngũ hành nghĩa là gì?
A. Khắc chế, kìm hãm sự phát triển của nhau trong quan hệ cân bằng chung
B. Giữa hai hành thắng thua, hành thắng quá thịnh khắc mạnh hơn hành thua
C. Giữa hai hành thắng thua, hành thắng suy không khắc được hành yếu mà còn bị
hành yếu hơn đánh ngược lại
D.Giúp đỡ nhau để trưởng thành và phát triển
Mối quan hệ tương khắc trong học thuyết ngũ hành nghĩa là gì?
A. Khắc chế, kìm hãm sự phát triển của nhau trong quan hệ cân bằng chung
B. Giữa hai hành thắng thua, hành thắng quá thịnh khắc mạnh hơn hành thua
C. Giữa hai hành thắng thua, hành thắng suy không khắc được hành yếu mà còn bị
hành yếu hơn đánh ngược lại
D.Giúp đỡ nhau để trưởng thành và phát triển
Mối quan hệ tương thừa trong học thuyết ngũ hành nghĩa là gì?
A. Khắc chế, kìm hãm sự phát triển của nhau trong quan hệ cân bằng chung
B. Giữa hai hành thắng thua, hành thắng quá thịnh khắc mạnh hơn hành thua
C. Giữa hai hành thắng thua, hành thắng suy không khắc được hành yếu mà còn bị
hành yếu hơn đánh ngược lại
D.Giúp đỡ nhau để trưởng thành và phát triển
Trong các cặp sau đây, cặp nào thể hiện mối quan hệ tương sinh?
A. Can-Tỳ
B.Can-Tâm
C. Tâm-Thận
D. Thận-Tâm
Trong các cặp sau đây, cặp nào thể hiện mối quan hệ tương sinh?
A. Tỳ-Phế
B. Tâm-Phế
C. Can-Tỳ
D. Thận-Tâm
Trong các cặp sau đây, cặp nào thể hiện mối quan hệ tương khắc?
A. Can-Tỳ
B. Can-Tâm
C. Tâm-Tỳ
D. Phế-Thận
Trong các cặp sau đây, cặp nào thể hiện mối quan hệ tương khắc?
A. Thận-Can
B.Thận-Tâm
C. Tâm-Tỳ
D.Tỳ-Phế
Trong các cặp sau đây, cặp nào thể hiện mối quan hệ tương khắc?
A. Tâm-Can
B. Tỳ-Phế
C. Tâm-Phế
D. Thận-Can
Lục dâm thuộc nhóm nguyên nhân nào theo y học cổ truyền?
A. Bất nội ngoài nhân
B. Không phải nguyên nhân gây bệnh
C. Nội nhân
D. Ngoại nhân
Tình chí bao gồm bao nhiêu loại?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Tình chí (thất tình) thuộc nhóm nguyên nhân nào theo y học cổ truyền?
A. Ngoại nhân
B. Nội nhân
C. Bất nội ngoại nhân
D. Không phải nguyên nhân gây bệnh
Ăn uống không điều độ thuộc nhóm nguyên nhân nào sau đây?
A. Bất nội ngoại nhân
B. Nội nhân
C. Ngoại nhân
D. Không phải nguyên nhân gây bệnh
Lục khí thuộc nhóm nguyên nhân gây bệnh nào sau đây?
A. Ngoại nhân
B. Nội nhân
C. Bất nội ngoại nhân
D. Không phải nguyên nhân gây bệnh
Chấn thương thuộc nhóm nguyên nhân nào dưới đây?
A. Ngoại nhân
B. Nội nhân
C. Bất nội ngoại nhân
D. Không phải nguyên nhân gây bệnh
Lục dâm bao gồm các yếu tố nào sau đây?
A. Phong, hàn, tình chí, chấn thương, ăn uống không điều độ, côn trùng cắn, trúng độc
B. Thử, thấp, táo, hỏa ăn uống không điều độ, trúng độc
C. Lục khí
D. Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa ở trạng thái bất thương
Tứ chẩn là gì?
A. Là các phương pháp để điều trị bệnh
B. Là các phương pháp để khám bệnh
C. Là các phương pháp để phòng bệnh
D. Là một trong những nguyên nhân gây bệnh
Nhìn thuộc phương pháp khám bệnh nào?
A. Văn
B. Vọng
C. Vấn
D. Thiết
Nghe thuộc phương pháp khám bệnh nào?
A. Vọng
B. Thiết
C. Vấn
D.Văn
Ngửi thuộc phương pháp khám bệnh nào?
A. Văn
B. Vấn
C. Thiết
D. Vọng
Hỏi thuộc phương pháp khám bệnh nào?
A. Vấn
B. Vọng
C. Văn
D. Thiết
Bắt mạch (mạch chẩn) thuộc phương pháp khám bệnh nào?
A. Văn
B. Vọng
C. Thiết
D. Vấn
Xúc chẩn thuộc phương pháp khám bệnh nào?
A. Văn
B. Thiết
C. Vấn
D. Vọng
Ngửi hơi thở, ngửi chất thải của bệnh nhân thuộc phương pháp khám bệnh nào?
A. Vọng
B. Vấn
C. Văn
D. Thiết
Nghe tiếng nói, hơi thở, ho, nấc, ợ của bệnh nhân thuộc phương pháp khám bệnh
nào?
A. Văn
B. Vấn
C. Vọng
D. Thiết
Câu nào sau đây đúng về luyện thở bốn thời trong Dưỡng sinh?
A. Là quá trình 4 giai đoạn thư giãn từng phần cơ thể
B. Là quá trình luyện hưng phấn thần kinh
C. Không đóng thanh quản trong khi tập luyện
D. Không kê mông và giơ chân, chỉ nằm yên
Bát cương là gì?
A. Là các phương pháp để điều trị bệnh
B. Là các phương pháp để khám bệnh
C. Là các phương pháp để phòng bệnh
D. Là các phương pháp chẩn đoán bệnh
Bát cương KHÔNG bao gồm?
A. Biểu-lý
B. Hàn-nhiệt
C. Hư-thực
D. Tạng-phủ
Bát cương KHÔNG bao gồm?
A. Biểu-lý
B. Tạng-phủ
C. Hư-thực
D. Âm-dương
Xác định biểu-lý của bệnh để làm gì?
A. Xác định tạng phủ bị bệnh
B. Xác định tính chất của bệnh
C. Xác định vị trí nông sâu của bệnh
D. Xác định thời gian của bệnh
Biểu bao gồm các cơ quan nào sau đây?
A. Gân, tạng phủ, kinh lạc
B. Gân, xương, cơ nhục
C. Cơ nhục, kinh lạc, tạng phủ
D. Tạng phủ, xương, cơ nhục
Lý bao gồm các cơ quan nào sau đây?
A. Tạng phủ
B. Gân
C. Cơ nhục
D. Cốt (xương)
Xác định hàn-nhiệt của bệnh để làm gì?
A. Xác định tạng phủ bị bệnh
B. Xác định tính chất của bệnh
C. Xác định vị trí nông sâu của bệnh
D. Xác định thời gian của bệnh
Xác định hư-thực của bệnh để làm gì?
A. Xác định tạng phủ bị bệnh
B. Xác định tính chất của bệnh
C. Xác định vị trí nông sâu của bệnh
D. Xác định trạng thái người bệnh và tác nhân gây bệnh
Bát pháp là gì?
A. Là các phương pháp để điều trị bệnh
B. Là các phương pháp để khám bệnh
C. Là các phương pháp để phòng bệnh
D. Là các phương pháp chẩn đoán bệnh
Hãn pháp là gì?
A. Là phương pháp sơ thông, điều hòa cơ thể
B. Là phương pháp nhuận tràng/tẩy xổ
C. Là phương pháp làm ra mồ hôi
D. Là phương pháp gây tiêu thực, hoạt huyết, hành khí
Thổ pháp là gì?
A. Là phương pháp nhuận tràng/tẩy xổ
B. Là phương pháp gây nôn
C. Là phương pháp làm ra mồ hôi
D. Là phương pháp gây tiêu thực, hoạt huyết, hành khí
Hạ pháp là gì?
A. Là phương pháp gây nôn
B. Là phương pháp nhuận tràng/tẩy xổ
C. Là phương pháp làm ra mồ hôi
D. Là phương pháp gây tiêu thực, hoạt huyết, hành khí
Hòa pháp là gì?
A. Là phương pháp có tác dụng tán hàn, thông dương
B. Là phương pháp gây tiêu thực, hoạt huyết, hành khí
C. Là phương pháp sơ thông, điều hòa cơ thể
D. Là phương pháp làm ra mồ hôi
Tiêu pháp là gì?
A. Là phương pháp có tác dụng tán hàn, thông dương
B. Là phương pháp gây tiêu thực, hoạt huyết, hành khí
C. Là phương pháp sơ thông, điều hòa cơ thể
D. Là phương pháp làm ra mồ hôi
Thanh pháp là gì?
A. Là phương pháp gây nôn
B. Là phương pháp nhuận tràng/tẩy xổ
C. Là phương pháp thanh nhiệt, tả hỏa, chỉ khát, sinh tân/trừ thấp
D. Là phương pháp làm ra mồ hôi
Ôn pháp là gì?
A. Là phương pháp thanh nhiệt, tả hỏa, chỉ khát, sinh tân/trừ thấp
B. Là phương pháp có tác dụng tán hàn, thông dương
C. Là phương pháp nhuận tràng/tẩy xổ
D. Là phương pháp bổ dưỡng
Câu nào sau đây đúng về thuốc y học cổ truyền?
A. Là vị thuốc sống có nguồn gốc từ thực vật, không phải động vật hay khoáng vật
B. Luôn có thành phần bởi nhiều vị thuốc
C. Được phối ngũ lập phương và bào chế theo y học cổ truyền từ một hay nhiều vị
thuốc
D. Được phối hợp theo cơ sở khoa học dược lý của dược liệu
Bài thuốc được sử dụng đúng như sách cổ (cũ) về số vị thuốc trong bài, khối lượng
từng vị, cách chế biến, cách dùng, liều lượng và chỉ định của thuốc là gì?
A. Cổ phương
B. Cổ phương gia giảm
C. Thuốc gia truyền
D. Tân phương
Bài thuốc cổ phương là cơ bản (trung tâm), gia giảm thêm, khác về cấu trúc, số vị
thuốc, khối lượng từng vị, cách chế biến, cách dùng, liều dùng và chỉ định là gì?
A. Cổ phương
B. Cổ phương gia giảm
C. Thuốc gia truyền
D. Tân phương
Bài thuốc dùng trị bệnh có hiệu quả, được sản xuất lưu truyền lâu đời trong gia đình là
gì?
A. Cổ phương
B. Cổ phương gia giảm
C. Thuốc gia truyền
D. Tân phương
Thuốc cổ truyền mới, thay đổi tùy loại bệnh và tùy thầy thuốc, khác hoàn toàn về cấu
trúc, số vị thuốc, khối lượng từng vị, cách chế biến, cách dùng, liều dùng và chỉ định là
gì?
A. Cổ phương
B. Cổ phương gia giảm
C. Thuốc gia truyền
D. Tân phương
Sinh khương là gì?
A. Thân rễ gừng khô
B. Thân rễ gừng tươi
C. Thân rễ nghệ vàng
D. Thân rễ nghệ đen
Tính vị của Gừng là gì?
A. Vị cay, tính hàn
B. Vị đắng, tính nhiệt
C. Vị đắng, tính hàn
D. Vị cay, tính nhiệt
Liều dùng của Sinh khương là bao nhiêu?
A. 2-8 g
B. 4-12 g
C. 6-15 g
D. 20-24 g
Tính vị của Kinh giới là gì?
A. Vị cay, mặn, tính hàn
B. Vị cay, đắng, tính ấm
C. Vị đắng, tính hàn
D. Vị đắng, mặn, tính nhiệt
Liều dùng của Diếp cá tươi là bao nhiêu?
A. 2-8 g
B. 10-15 g
C. 25-30 g
D. 50-100 g
Tính vị của Thông bạch là gì?
A. Vị cay, tính ấm
B. Vị đắng, tính ấm
C. Vị đắng, tính hàn
D. Vị cay, tính hàn
Liều dùng của Thông bạch là bao nhiêu?
A. 4-40 g
B. 50-100 g
C. 2-10 g
D. 1-5 g
Cát căn là gì?
A. Rễ cây Kinh giới
B. Rễ củ cây Sắn dây
C. Thân cây Hành
D. Rễ củ cây Nghệ
Tính vị của Cát căn là gì?
A. Vị cay, tính ấm
B. Vị ngọt, tính hàn
C. Vị ngọt, mặn, tính ấm
D. Vị ngọt, cay, tính mát
Tính vị của Cúc hoa là gì?
A. Vị cay, ngọt, tính ấm
B. Vị ngọt, tính hàn
C. Vị đắng, cay, tính hơi hàn
D. Vị ngọt, cay, tính mát
Tây qua là gì?
A. Ruột và vỏ quả đã bỏ vỏ xanh bên ngoài của quả Dưa hấu
B. Vỏ quả chín phơi hoặc sấy khô và để lâu năm của cây Quýt, họ Cam
C. Thân rễ cây Nghệ
D. Thân rễ của cây Gừng
Liều dùng của Tây qua là bao nhiêu?
A. 2-12 g
B. 10-15 g
C. 25-60 g
D. 40-100 g
Tính vị của Tây qua là gì?
A. Vị ngọt, tính ấm
B. Vị ngọt, mặn, tính hàn
C. Vị ngọt nhạt, tính hàn
D. Vị ngọt nhạt, tính ấm
Tính vị của Diếp cá là gì?
A. Vị ngọt, tính ấm
B. Vị cay, chua, tính hơi hàn
C. Vị cay, tính hàn
D. Vị ngọt, chua, tính mát
Tính vị của trái Khổ qua (Mướp đắng) là gì?
A. Vị ngọt, tính ấm
B. Vị đắng, tính hàn
C. Vị đắng, tính ấm
D. Vị ngọt, cay, tính hàn
Liều dùng của Khổ qua (Mướp đắng) khô là bao nhiêu?
A. 2-12 g
B. 12-16 g
C. 25-60 g
D. 40-100 g
Tính vị của Rau má là gì?
A. Vị ngọt, tính ấm
B. Vị đắng, tính hàn
C. Vị hơi đắng, nhạt, tính mát
D. Vị ngọt, cay, tính hàn
Tính vị của Lạc tiên là gì?
A. Vị ngọt, tính ấm
B. Vị đắng, tính hàn
C. Vị hơi đắng, ngọt, tính mát
D. Vị ngọt, cay, tính hàn
Trần bì là gì?
A. Ruột và vỏ quả đã bỏ vỏ xanh bên ngoài của quả Dưa hấu
B. Vỏ quả chín phơi hoặc sấy khô và để lâu năm của cây Quýt, họ Cam
C. Thân rễ cây Nghệ
D. Thân rễ của cây Gừng
Khương hoàng là gì?
A. Ruột và vỏ quả đã bỏ vỏ xanh bên ngoài của quả Dưa hấu
B. Vỏ quả chín phơi hoặc sấy khô và để lâu năm của cây Quýt, họ Cam
C. Thân rễ cây Nghệ
D. Thân rễ của cây Gừng
Tính vị của Khương hoàng là gì?
A. Vị ngọt, tính ấm
B. Vị đắng, tính hàn
C. Vị hơi đắng, ngọt, tính mát
D. Vị đắng, cay, tính ấm
Liều dùng của Khương hoàng là bao nhiêu?
A. 6-12 g
B. 12-16 g
C. 25-60 g
D. 40-100 g
Thành phần hóa học chính trong Khương hoàng là gì?
A. Rutin
B. Glycosid đắng (charanthin, vicin, momordin…)
C. Curcumin
D. Quercetin, isoquercetin
Tính vị của Sâm Việt Nam là gì?
A. Vị ngọt, tính ấm
B. Vị đắng, tính hàn
C. Vị đắng, ngọt, tính bình
D. Vị đắng, cay, tính ấm
Thành phần hóa học chính trong Sâm Việt Nam là gì?
A. Flavonoid
B. Glycosid đắng
C. Acid amin
D. Saponin
Liều dùng của Sâm Việt Nam là bao nhiêu?
A. 2-8 g
B. 12-16 g
C. 14-20 g
D. 20-50 g
Liều dùng của Sâm Việt Nam gây kích thích thần kinh trung ương là bao nhiêu?
A. 0,5-2 mg/kg
B. 2-8 mg/kg
C. 8-20 mg/kg
D. 10-100 mg/kg
Dụng cụ sắc thuốc tốt nhất là gì?
A. Ấm nhôm
B. Ấm đất
C. Ấm đồng
D. Ấm sắt
Chống chỉ định tuyệt đối phương pháp xông là gì?
A. Rối loạn cảm giác
B. Đau cứng khớp mãn tính
C. Đau các dây thần kinh ngoại biên
D. Vết thương nhiễm khuẩn, vết thương hở
Chỉ định phương pháp xông là gì?
A. Rối loạn cảm giác
B. Đau cứng khớp mãn tính
C. Trẻ em (dưới 13 tuổi)
D. Vết thương nhiễm khuẩn, vết thương hở
Phương pháp xông thường dùng các vị thuốc có thành phần hóa học là gì?
A. Flavonoid
B. Saponin
C. Acid amin
D. Tinh dầu
Nhiệt độ xông là bao nhiêu?
A. 20-28 ◦C tuỳ bệnh nhân
B. 25-35◦C tuỳ bệnh nhân
C. 40-46◦C tuỳ bệnh nhân
D. 50-60◦C tuỳ bệnh nhân
Câu nào sau đây đúng khi nói về phương pháp xông?
A. Thuốc dùng xông giống nhau ở tất cả bệnh lý
B. Thuốc dùng xông giống nhau ở tất cả người bệnh
C. Sau khi xông nên đi tắm ngay
D. Lau khô người sau khi xông, nghỉ ngơi và thư giãn 15-20 phút
Không sử dụng phương pháp xông trong trường hợp cảm lạnh có đặc điểm nào sau
đây?
A. Mất nước-điện giải, người già, suy nhược, mới sau sinh
B. Đau nhức mỏi người, sốt
C. Mất ngủ, đau bụng, ho khan nhiều
D. Co cứng cơ vùng cổ gáy, đau đầu, chóng mặt
Thời gian sử dụng phương pháp xông trong trường hợp cảm lạnh là bao nhiêu?
A. 30-45 phút
B. 20-30 phút
C. 5-10 phút
D. 1-5 phút
Hệ kinh lạc: ba kinh chính âm ở tay là?
A. Phế, Tâm bào, Tâm
B. Đại trường, Tam tiêu, Tiểu trường
C. Can, Tỳ, Thận
D. Bàng quang, Đởm, Vị
Hệ kinh lạc: ba kinh chính dương ở tay là?
A. Phế, Tâm bào, Tâm
B. Đại trường, Tam tiêu, Tiểu trường
C. Can, Tỳ, Thận
D. Bàng quang, Đởm, Vị
Hệ kinh lạc: ba kinh chính âm ở chân là?
A. Phế, Tâm bào, Tâm
B. Đại trường, Tam tiêu, Tiểu trường
C. Can, Tỳ, Thận
D. Bàng quang, Đởm, Vị
Hệ kinh lạc: ba kinh chính dương ở chân là?
A. Phế, Tâm bào, Tâm
B. Đại trường, Tam tiêu, Tiểu trường
C. Can, Tỳ, Thận
D. Bàng quang, Đởm, Vị
Đặc điểm của kinh chính trong hệ kinh lạc là?
A. Kinh âm ở tay đi từ bàn tay vào trong cơ thể và lên đầu
B. Kinh dương ở tay đi từ bên trong cơ thể ra bàn tay
C. Kinh âm ở chân đi từ đầu xuống bàn chân
D. Chiều đường kinh theo quy luật âm thăng dương giáng
Đặc điểm của kinh chính âm ở tay trong hệ kinh lạc là?
A. Kinh âm ở tay đi từ bàn tay vào trong cơ thể và lên đầu
B. Kinh âm ở tay đi từ bên trong cơ thể ra bàn tay
C. Kinh âm ở tay đi từ đầu tới tay rồi xuống bàn chân
D. Kinh âm ở tay đi từ bàn chân lên bàn tay
Túc thiếu âm Thận là?
A. Kinh âm ở tay
B. Kinh âm ở chân
C. Kinh dương ở tay
D. Kinh dương ở chân
Nơi khí của tạng phủ, kinh lạc, cân cơ cốt,... tụ lại, tỏa ra ở phần ngoài cơ thể gọi là?
A. Huyệt
B. Cân
C. Não
D. Tủy
Đặc điểm của thư giãn trong Dưỡng sinh là?
A. Là một phương pháp nghỉ ngơi thụ động
B. Luyện quá trình ức chế hệ thần kinh
C. Luyện quá trình hưng phấn hệ thần kinh
D. Luyện hai quá trình ức chế và hưng phấn hệ thần kinh
Đặc điểm của luyện thở bốn thời trong Dưỡng sinh là?
A. Là một phương pháp nghỉ ngơi chủ động
B. Luyện quá trình ức chế hệ thần kinh
C. Luyện quá trình hưng phấn hệ thần kinh
D. Luyện hai quá trình ức chế và hưng phấn hệ thần kinh
Câu nào sau đây đúng về luyện thở bốn thời trong Dưỡng sinh?
A. Tư thế nằm ngửa thẳng, kê một gối ở thắt lưng (5-8 cm). Tay phải để trên bụng, tay
trái để trên ngực
B. Thì một: hít vào đều sâu tối đa, ngực nở, bụng phình 4-6 giây
C. Thì hai: giữ hơi, đóng thanh quản, giao động chân qua lại 4-6 giây
D. Thì ba: thở ra chậm nhất có thể, kiềm lại
Câu nào sau đây đúng về luyện thở bốn thời trong Dưỡng sinh?
A. Thì một và hai luyện ức chế thần kinh
B. Thì ba và bốn luyện hưng phấn thần kinh
C. Thì một và hai luyện hưng phấn thần kinh
D. Thì hai và ba luyện hưng phấn thần kinh
Thời gian xoa bóp một đợt chữa bệnh nên là?
A. Càng nhiều càng tốt, hàng ngày, mỗi tuần đến khi hết bệnh
B. 20-30 lần, bệnh cấp tính 4-5 lần/ngày, bệnh mạn tính 1-2 lần/ngày
C. 10-15 lần, bệnh cấp tính 2-3 lần/tuần, bệnh mạn tính 1-2 lần/ngày
D. 10-15 lần, bệnh cấp tính 1-2 lần/ngày, bệnh mạn tính 2-3 lần/tuần
Thời gian một lần xoa bóp nên là?
A. Toàn thân: 10-15 phút
B. Toàn thân: 2-3 giờ
C. Từng bộ phận: 10-15 phút
D. Từng bộ phận: 40-60 phút
Bệnh lý hư thì xoa bóp để có tác dụng bổ, vậy xoa bóp như thế nào là đúng?
A. Động tác mạnh, nhanh, thuận đường kinh
B. Động tác mạnh, nhanh, ngược đường kinh
C. Động tác nhẹ nhàng, từ từ, thuận đường kinh
D. Động tác nhẹ nhàng, từ từ, ngược đường kinh
Bệnh lý thực thì xoa bóp để có tác dụng tả, vậy xoa bóp như thế nào là đúng?
A. Động tác mạnh, nhanh, thuận đường kinh
B. Động tác mạnh, nhanh, ngược đường kinh
C. Động tác nhẹ nhàng, từ từ, thuận đường kinh
D. Động tác nhẹ nhàng, từ từ, ngược đường kinh
Các thủ thuật tác động lên da là?
A. Day, xoa, miết, phân, hợp, lăn
B. Day, đấm, lăn, vờn, ấn, bóp
C. Xát, xoa, ấn, bóp, véo
D. Xát, xoa, miết, phân, hợp, véo
Bàn tay di động nhẹ lướt (nông) hoặc mạnh (sâu) theo vòng tròn hướng dọc hoặc
ngang laà thủ thuật nào?
A. Xát
B. Day
C. Xoa
D. Vờn
Các thủ thuật tác động lên cơ là?
A. Day, xoa, miết, phân, hợp, lăn
B. Day, đấm, lăn, vờn, ấn, bóp
C. Xát, xoa, ấn, bóp, véo
D. Xát, xoa, miết, phân, hợp, véo
Dùng mặt vân ngón tay hoặc lòng bàn tay ấn chặt vào da rồi di chuyển ngón tay theo
hướng dọc hoặc ngang. Vừa di chuyển vừa dùng sức đè xuống làm căng da là thủ
thuật nào?
A. Xoa
B. Day
C. Miết
D. Lăn
Dùng khớp bàn ngón, khớp ngón 3, 4, 5. Dùng sức lăn các khớp trên da bệnh nhân,
vừa lăn vừa ấn trên thịt là thủ thuật nào?
A. Ấn
B. Day
C. Lăn
D. Miết
Dùng 4 ngón tay hoặc gốc bàn tay ấn xuống từ từ sau đó nhấc lên từ từ. Cẳng tay
vuông góc với vùng bệnh là thủ thuật gì?
A. Day
B. Đấm
C. Lăn
D. Ấn
Dùng gốc bàn tay hoặc 2-4 ngón tay hoặc lòng bàn tay, hơi dùng sức ấn xuống da cơ,
di động theo đường tròn, luôn tiếp xúc với da bệnh nhân, làm chậm, mức độ tùy
thuộc bệnh lý, vị trí là thủ thuật gì?
A. Day
B. Đấm
C. Lăn
D. Ấn
Các thủ thuật xoa bóp tác động lên khớp là?
A. Vê, vận động
B. Vờn, chặt, rung
C. Vờn, kéo giãn, vê
D. Chặt, đấm, ấn
Các thủ thuật xoa bóp tác động lên huyệt là?
A. Ấn, xoa, lăn, miết
B. Ấn, day, bấm, điểm
C. Bấm, xoa, miết, day
D. Bấm, lăn, miết, điểm
Câu nào sau đây đúng khi nói về hệ thống Tạng?
A. Bao gồm Can, Tâm, Tỳ, Phế, Đởm, Vị
B. Thu nạp, chuyển hóa, bài xuất mà không tàng trữ
C. Tàng trữ chất tinh vi, không bài xuất
D. Hình thái rỗng, chức năng tàng trữ tinh khí
Hệ thống lục Phủ bao gồm?
A. Đởm, Vị, Tiểu trường, Đại trường, Bàng quang, Tam tiêu
B. Đởm, Vị, Tiểu trường, Đại trường, Tâm bào, Tỳ
C. Can, Tâm, Tỳ, Phế, Thận, Tâm bào
D. Can, Tâm, Tỳ, Phế, Đởm, Vị
Chức năng chủ sơ tiết, tàng huyết là của tạng phủ nào sau đây?
A. Can
B. Tâm
C. Tỳ
D. Thận
Câu nào sau đây đúng khi nói về tạng Tâm?
A. Là tạng dương trong âm
B. Là tạng âm trong âm
C. Là tạng dương trong dương
D. Là tạng âm trong dương
Chức năng chủ thần minh, chủ huyết mạch, vinh nhuận ra mặt là của tạng phủ nào sau
đây?
A. Can
B. Tâm
C. Tỳ
D. Thận
Giận dữ là tình chí của tạng nào sau đây?
A. Can
B. Tâm
C. Tỳ
D. Thận
Chức năng vận hóa thủy cốc , sinh huyết, chủ cơ nhục, tứ chi là của tạng phủ nào sau
đây?
A. Can
B. Tâm
C. Tỳ
D. Thận
Chức năng chủ khí, liên quan hô hấp là của tạng phủ nào sau đây?
A. Thận
B. Tâm
C. Phế
D. Vị
Chức năng chủ thu nạp, ngấu nhừ thủy cốc của tạng phủ nào sau đây ?
A. Thận
B. Tâm
C. Phế
D. Vị
Chức năng của Đại trường là gì?
A. Hấp thu nước và bài xuất phân
B. Phân biệt thanh trọc
C. Ngấu nhừ thức ăn
D. Tàng trữ đởm trấp giúp tiêu hóa
*HẾT*

You might also like