You are on page 1of 46

Các hiệu ứng sinh học

bức xạ

29 September 2014 1
MỤC TIÊU
1. Nắm bắt được các cơ chế tác
dụng của bức xạ lên cơ thể người,
2. Biết được các hiệu ứng sinh học
do bức xạ ion hóa

29 September 2014 2
NỘI DUNG
1. Các cơ chế tác dụng của bức xạ ion hóa
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu ứng sinh
học của bức xạ
3. Các hiệu ứng sinh học bức xạ

29 September 2014 3
1. Các cơ chế tác dụng của bức xạ ion hóa

a. Tác dụng trực tiếp


Bức xạ ion hoá trực tiếp truyền năng
lượng và gây nên quá trình kích thích và
ion hoá của các phân tử sinh học dẫn
đến tổn thương các phân tử đó.

29 September 2014 4
1. Các cơ chế tác dụng của bức xạ ion hóa

b. Tác dụng gián tiếp


Bức xạ ion hoá tác dụng lên phân tử nước
(chiếm 75% trong tổ chức sống) làm phân ly
các phân tử nước tạo thành các ion H+, OH- ...,
các gốc tự do H0, OH0, ... , các hợp chất có
khả năng ôxy hoá cao HO2, H2O2 ..., chúng
phản ứng với các phân tử sinh học và gây tổn
thương. Các tổn thương ở giai đoạn này chủ
yếu là tổn thương hoá sinh.

29 September 2014 5
Các giai đoạn biến đổi
a. Giai đoạn hóa lý
Giai đoạn hóa lý thường rất ngắn, chỉ
xảy ra trong khoảng thời gian 10-16 - 10-13
giây. Trong giai đoạn này các phân tử
sinh học cấu tạo nên tổ chức sống chịu
tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp của bức
xạ ion hoá.

29 September 2014 6
Các giai đoạn biến đổi (tiếp)
b. Giai đoạn sinh học
 Giai đoạn này có thể kéo dài vài giây đến vài
chục năm sau khi bị chiếu xạ.
 Những tổn thương hoá sinh ở giai đoạn đầu
nếu không được hồi phục sẽ dẫn đến những
rối loạn về chuyển hoá, tiếp đến là các tổn
thương về hình thái và chức năng của tế bào.
 Kết quả cuối cùng là những hiệu ứng sinh học
trên cơ thể sống được biểu hiện hết sức đa
dạng

29 September 2014 7
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu ứng sinh
học của bức xạ
a. Liều chiếu,
b. Suất liều chiếu,
c. Diện tích bị chiếu,
d. Hiệu ứng nhiệt độ,
e. Hiệu ứng ôxy,
f. Hàm lượng nước.

29 September 2014 8
a. Liều chiếu
 Liều chiếu là yếu tố quan trọng nhất quyết
định tính chất và tổn thương sau chiếu xạ.
 Liều càng lớn tổn thương càng nặng và
xuất hiện càng sớm.

29 September 2014 9
b. Suất liều chiếu
 Cùng với một liều hấp thụ như nhau, thời gian
chiếu kéo dài sẽ làm giảm hiệu ứng sinh học
của bức xạ. Nguyên nhân được giải thích bởi
khả năng tự hồi phục của cơ thể ở các mức liều
khác nhau.
 Với suất liều nhỏ tốc độ phát triển tổn thương
cân bằng với mức độ hồi phục của cơ thể.
 Tăng suất liều thì quá trình hồi phục giảm nên
mức độ tổn thương tăng lên, hiệu ứng sinh học
sẽ tăng lên.

29 September 2014 10
c. Diện tích bị chiếu
 Mức độ tổn thương sau chiếu xạ phụ
thuộc rất nhiều vào diện tích chiếu, chiếu
một phần (chiếu cục bộ) hay toàn bộ cơ
thể.
 Liều tử vong khi chiếu xạ toàn thân
thường thấp hơn nhiều so với chiếu cục
bộ.

29 September 2014 11
d. Hiệu ứng nhiệt độ
 Giảm nhiệt độ sẽ làm giảm tác dụng của
bức xạ ion hoá, do khi nhiệt độ giảm tốc
độ di chuyển của các gốc tự do tới phân
tử sinh học giảm dẫn đến giảm số phân tử
sinh học bị tổn thương.
 Áp dụng trong thực tế: Bảo quản các chế
phẩm sinh học có gắn phóng xạ ở nhiệt độ
đóng băng để giảm cơ chế tác dụng gián
tiếp của bức xạ.

29 September 2014 12
e. Hiệu ứng ôxy
 Độ nhạy cảm phóng xạ của sinh vật tăng theo
nồng độ ôxy, do khi đó lượng HO2, H2O2 tạo ra
càng nhiều và làm tăng số phân tử sinh học bị
tổn thương do phóng xạ.
 Hiệu ứng ôxy tăng dần đến nồng độ ôxy ở điều
kiện bình thường trong không khí (21%), sau đó
có tăng cao hơn thì tác dụng của hiệu ứng này
cũng không tăng nữa.

29 September 2014 13
f. Hàm lượng nước
 Hàm lượng nước càng lớn thì các gốc tự
do được tạo ra càng nhiều, số các gốc tự
do tác động lên phân tử sinh học càng
nhiều do đó hiệu ứng sinh học cũng tăng
lên.

29 September 2014 14
3. Các hiệu ứng sinh học bức xạ
a. Tổn thương ở mức phân tử
b. Tổn thương ở mức tế bào
c. Tổn thương ở mức toàn cơ thể
d. Hiệu ứng tất nhiên và Hiệu ứng ngẫu
nhiên

29 September 2014 15
a. Tổn thương ở mức phân tử
 Khi chiếu xạ, năng lượng của chùm tia
truyền trực tiếp hoặc gián tiếp cho các
phân tử sinh học có thể phá vỡ mối liên
kết hoá học hoặc phân ly các phân tử sinh
học.
 Tuy nhiên bức xạ ion hoá khó làm đứt hết
các mối liên kết hoá học mà thường chỉ
làm mất thuộc tính sinh học của các phân
tử sinh học.

29 September 2014 16
ĐỨT GÃY LIÊN KẾT TRONG DNA

29 September 2014 17
b. Tổn thương ở mức tế bào
 Khi bị chiếu xạ các đặc tính của tế bào có
thể thay đổi ở cả trong nhân và nguyên
sinh chất. Nếu bị chiếu xạ bởi liều cao tế
bào có thể bị phá huỷ hoàn toàn.

29 September 2014 18
Hệ quả các tổn thương tế bào do phóng xạ

 Tế bào chết do tổn thương nặng ở nhân


và chất nguyên sinh.
 Tế bào không chết nhưng không phân
chia được.
 Tế bào không phân chia được nhưng số
nhiễm sắc thể tăng gấp đôi và thành tế
bào khổng lồ.
 Tế bào phân chia được nhưng có rối loạn
trong cơ chế di truyền.
29 September 2014 19
Hệ quả các tổn thương tế bào do phóng xạ

Tế bào chết

Tế bào hồi phục

Tế bào thay đổi

29 September 2014 20
Mức độ nhạy cảm phóng xạ
 Các tế bào khác nhau có độ nhậy cảm phóng xạ khác
nhau
• Các tế bào non đang trưởng thành (tế bào phôi),
• Tế bào sinh sản nhanh, dễ phân chia (tế bào cơ quan tạo máu,
niêm mạc ruột, tinh hoàn, buồng trứng ...)
thường có độ nhạy cảm phóng xạ cao.
 Các tế bào thần kinh tuy thuộc loại không phân chia
nhưng cũng rất nhạy cảm phóng xạ. Tế bào limpho
không phân chia nhưng cũng nhạy cảm phóng xạ.
 Không chỉ định chiếu xạ với phụ nữ có thai, đang cho
con bú và đặc biệt với trẻ em nếu không bắt buộc.

29 September 2014 21
c. Tổn thương ở mức toàn cơ thể
i. Các hiệu ứng sớm
ii. Các hiệu ứng muộn

29 September 2014 22
i. Các hiệu ứng sớm
 Tổn thương sớm xuất hiện khi bị chiếu ở
mức liều cao trong thời gian ngắn (chiếu
toàn thân trên mức liều 500 mSv),
 Biểu hiện tổn thương sớm thường thấy
trên một số cơ quan sau:
• Máu và cơ quan tạo máu,
• Hệ tiêu hoá,
• Da.

29 September 2014 23
Máu và cơ quan tạo máu
 Biểu hiện lâm sàng là các triệu chứng xuất
huyết, phù nề, thiếu máu,
 Giảm limpho, bạch cầu hạt, tiểu cầu và
hồng cầu,
 Xét nghiệm tuỷ xương thấy giảm cả 3
dòng, sớm nhất là dòng hồng cầu.

29 September 2014 24
Hệ tiêu hóa
 Biểu hiện lâm sàng là ỉa chảy, sút cân,
nhiễm độc máu, giảm sức đề kháng cơ
thể,
 Những thay đổi trong hệ thống tiêu hoá
thường quyết định hậu quả bệnh phóng
xạ.

29 September 2014 25
Da
 Sau khi bị chiếu liều cao, các ban đỏ xuất
hiện trên da, da bị viêm, xạm,
 Các tổn thương này có thể dẫn đến viêm
loét, thoái hoá, hoại tử da hoặc phát triển
thành ung thư da.

29 September 2014 26
ii. Các hiệu ứng muộn
Các hiệu ứng muộn được chia làm 2 loại
 Hiệu ứng sinh thể (somatic effects)
Giảm tuổi thọ, đục thuỷ tinh thể, tần suất xuất
hiện bệnh ung thư cao hơn, thường là ung thư
máu, ung thư da, ung thư xương, ung thư phổi,
 Hiệu ứng di truyền (hereditary effects)
Tăng tần suất xuất hiện các đột biến về di
truyền, dị tật bẩm sinh, quái thai.

29 September 2014 27
HIỆU ỨNG MUỘN

Leukemia
Excess cancer incidence

Solid cancers

6 12 18 24 30 36

Years after exposure

29 September 2014 28
d. Hiệu ứng tất nhiên và Hiệu ứng ngẫu nhiên

Dưới tác động của bức xạ ion hoá cơ thể


sống có thể bị ảnh hưởng bởi hai hiệu
ứng:
 Hiệu ứng tất nhiên,
 Hiệu ứng ngẫu nhiên.

29 September 2014 29
Hiệu ứng tất nhiên
 Chiếu xạ liều cao có thể gây ra các triệu chứng
cấp như nôn mửa, mẩn đỏ da, hoặc,
 Trong trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng
bệnh lý nguy cấp hơn có thể xuất hiện chỉ trong
một thời gian ngắn sau khi bị chiếu xạ,
 Các hiệu ứng như vậy được gọi là các hiệu ứng
“tất nhiên” vì chúng chắc chắn xẩy ra nếu liều xạ
vượt quá một mức ngưỡng nào đó.

29 September 2014 30
Hiệu ứng tất nhiên (tiếp)
 Các hiệu ứng tất nhiên là kết quả của nhiều quá
trình khác nhau, nhưng chủ yếu là do các tế bào
bị chết và chậm phân chia do chiếu xạ liều cao.
 Nếu liều đủ cao, nó có thể phá hỏng chức năng
của tổ chức tế bào bị chiếu xạ. Mức độ nghiêm
trọng của hiệu ứng tất nhiên đối với từng cá thể
bị chiếu xạ sẽ tăng lên theo giá trị liều lớn hơn
ngưỡng xẩy ra hiệu ứng.

29 September 2014 31
HIỆU ỨNG TẤT NHIÊN

29 September 2014 32
Các hiệu ứng tất nhiên xảy ra đối với da
Ngưỡng liều Thời gian phát ra Thời gian
Hiệu ứng (Gy) hiệu ứng chiếu (phút)

Phát ban đỏ sớm tạm thời 2 2-24 giờ 20


Phản ứng mẩn đỏ chính 6 1,5 tuần 60
Rụng lông/tóc tạm thời 3 3 tuần 30
Rụng lông/tóc vĩnh viễn 7 3 tuần 70
Tróc vảy da khô 14 4 tuần 140
Tróc vảy da ướt 18 4 tuần 180
Loét thứ phát 24 76 tuần 240
Phát ban đỏ muộn 15 8-10 tuần 130
Hoại tử da do thiếu máu cục bộ 18 > 10 tuần 180

29 September 2014
Giả thiết rằng suất liều = 0,1 Gy/phút 33
Bỏng bức xạ trong X-quang can thiệp

Lưng bệnh nhân 16-21 tuần sau khi chụp


sau 6-8 tuần Angioplasty– Vùng loét nhỏ
29 September 2014 34
Bỏng bức xạ trong X-quang can thiệp

Nhìn cận cảnh vùng tổn


thương sau 18-21 tuần
29 September 2014 35
Hiệu ứng ngẫu nhiên
 Sự chiếu xạ cũng có thể gây ra các hiệu
ứng tế bào (hiệu ứng soma) như bệnh ung
thư xuất hiện trong một khoảng thời gian
dài âm ỉ sau khi bị chiếu xạ và biểu hiện
bệnh lý có thể được phát hiện trong cộng
đồng dân cư,
 Hiệu ứng này có thể xẩy ra trong toàn bộ
dải liều và không có ngưỡng.

29 September 2014 36
Hiệu ứng ngẫu nhiên (tiếp)
 Các hiệu ứng di truyền do bức xạ có thể
xẩy ra đối với con người,
 Những hiệu ứng có khả năng phát hiện
được theo triệu chứng bệnh lý như ung
thư ác tính, hiệu ứng di truyền đều được
gọi là "hiệu ứng ngẫu nhiên" do bản chất
ngẫu nhiên của chúng.

29 September 2014 37
Hiệu ứng ngẫu nhiên (tiếp)
 Các hiệu ứng ngẫu nhiên có thể xảy ra nếu tế
bào bị biến đổi do chiếu xạ chứ không bị giết
chết,
 Các tế bào bị biến đổi này sau đó có thể kéo dài
quá trình phát triển và gây ra ung thư,
 Cơ chế tự bảo vệ và tự hồi phục của cơ thể làm
cho quá trình gây bệnh trở nên rất không chắc
chắn khi bị chiếu ở mức liều thấp.

29 September 2014 38
Hiệu ứng ngẫu nhiên (tiếp)
 Không có bằng chứng cho thấy tồn tại một
mức ngưỡng liều thấp mà dưới đó ung thư
không xẩy ra,
 Xác suất để xẩy ra ung thư sẽ cao hơn khi
liều càng cao, nhưng tính nghiêm trọng
của một bệnh ung thư nào đó do bức xạ
gây ra thì hoàn toàn độc lập đối với liều.

29 September 2014 39
Hiệu ứng ngẫu nhiên (tiếp)
 Nếu tế bào bị bức xạ phá huỷ là tế bào
phôi, mà chức năng của chúng là chuyển
thông tin di truyền cho thế hệ sau thì dễ
dàng hiểu rằng các hiệu ứng di truyền có
thể phát triển ở thế hệ con cháu của cá thể
bị chiếu xạ,
 Khả năng xẩy ra hiệu ứng ngẫu nhiên
được coi là tỷ lệ với mức liều chiếu mà
không có ngưỡng.

29 September 2014 40
Hiệu ứng ngẫu nhiên (tiếp)
 Ngoài các hiệu ứng bệnh lý đã nêu trên, các
hiệu ứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe khác
cũng có thể xẩy ra đối với trẻ sơ sinh nếu phôi
hoặc bào thai bị chiếu xạ,
 Trong số các hiệu ứng này thì bệnh ung thư
máu là có nguy cơ cao hơn cả, và ở các thời kỳ
mang thai khác nhau, nếu bị chiếu xạ cao hơn
các mức ngưỡng khác nhau thì có thể xẩy ra
các triệu chứng nghiêm trọng như chậm phát
triển thần kinh hoặc mắc các dị tật bẩm sinh.
29 September 2014 41
Các bệnh muộn và ung thư sau khi chiếu chụp
X-quang và y học hạt nhân đối với bào thai

Liều trung bình Xác suất gây bệnh trên lần xét nghiệm
Xét nghiệm của bào thai
(mGy) Bệnh muộn Ung thư đến 15 tuổi
X-quang quy ước

Chụp bụng 1,4 1/30000 1/24000


Barium anema 6,8 1/6000 1/5000
Uống barium 1,1 1/38000 1/30000
Chụp thân (qua ven) 1,7 1/24000 1/20000
Cột sống thắt lưng 1,7 1/24000 1/20000
Khung chậu 1,1 1/38000 1/30000

29 September 2014 42
Các bệnh muộn và ung thư sau khi chiếu chụp
X-quang và y học hạt nhân đối với bào thai
Liều trung bình Xác suất gây bệnh trên lần xét nghiệm
Xét nghiệm của bào thai
(mGy) Bệnh muộn Ung thư đến 15 tuổi

Chụp CT

Vùng bụng 8,0 1/5000 1/4000


Cột sống thắt lưng 2,4 1/24000 1/14000
Khung chậu 25 1/1700 1/1300

Y học hạt nhân

90mTc xét nghiệm 3,3 1/1300 1/10000


xương
29 September 2014 43
Xác suất xảy ra các rủi ro cho trẻ em/liều xạ mà phôi hoặc
bào thai hấp thụ do chiếu xạ vào phôi hoặc bào thai

Thời gian sau khi thụ thai, nếu


Rủi ro/mGy
bị chiếu xạ ở các thời điểm:
Hai tuần đầu tiên rất nhỏ
từ tuần thứ 3 tới tuần thứ 8 có khả năng bị dị tật ở các cơ quan
từ tuần thứ 8 tới tuần thứ 15 xác suất tổn thương nặng về thần kinh là 1/2500
từ tuần thứ 16 tới tuần thứ 25 xác suất tổn thương nặng về thần kinh là 1/1000
trong toàn bộ thời gian mang thai xác suất bị ung thư ở tuổi thiếu niên là 1/50000

29 September 2014 44
Biện pháp giảm thiểu
• Khi một người phụ nữ nghĩ rằng mình có thể
đang mang thai thì phải khai báo với các bác
sỹ X-quang hoặc nữ y tá trước khi thực hiện sự
chiếu chụp X-quang,
• Trước khi làm xét nghiệm X-quang, bác sỹ
hoặc nhân viên chiếu chụp X-quang cần hỏi
bệnh nhân nữ liệu họ có thai hay không.

29 September 2014 45
TỔNG KẾT
 Các cơ chế tác dụng của bức xạ ion hóa: trực tiếp
và gián tiếp,
 Các giai đoạn biến đổi: hóa lý, sinh học,
 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu ứng sinh học bức
xạ,
 Các hiệu ứng sinh học bức xạ: cấp độ phân tử, tế
bào, toàn cơ thể,
 Các hiệu ứng sớm (các cơ quan: máu và cơ quan
tạo máu, hệ tiêu hóa, da) và hiệu ứng muộn,
 Hiệu ứng tất nhiên và hiệu ứng ngẫu nhiên.
29 September 2014 46

You might also like