You are on page 1of 1

(1) “Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại.

” Đó là bữa cơm thiếu thốn, khổ sở đến đáng thương, đáng


tủi nhục. Đây không phải một bữa cơm bình thường mà lại là bữa cơm đón dâu, vốn phải trang trọng để
thể hiện sự gắn kết và quan tâm của gia đình với nàng dâu mới. Nhưng đây cũng là bữa cơm trong nạn đói
1945, hiện thực tàn khốc của cái đói và cái chết đã tràn vào cả những sinh hoạt đời thường của con người.
Bữa cơm quan trọng rốt cục lại hết sức sơ sài, đơn giản: “Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối
thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo…”.
(2) Có thể mọi người trong gia đình Tràng đều cảm nhận được tình cảnh ngặt nghèo của nạn đói nên ai
cũng cố giấu đi nỗi chua chát của mình, cố gượng nói gượng cười để bày tỏ niềm cảm thông và góp nhặt
niềm vui. Có thể đó là niềm vui, niềm lạc quan thật sự của con người. Không phải gia đình Tràng không
thấy được tình cảnh thảm hại của mình mà bữa cơm đó đã là quý giá lắm rồi so với nhiều gia đình khác.
(3) Bát cháo cám giúp Kim Lân tuy chỉ bằng vài nét thoáng qua nhưng đã khắc hoạ được tâm hồn Tràng
và người vợ nhặt. Khi cầm bát cháo cám đưa ngang mặt, người vợ đã nhận ra ngay đó không phải là chè
khoán mà chỉ là bát cám. Điều đó khiến “hai con mắt thị tối lại”. Bóng tối ấy chỉ xuất hiện vừa đủ cho ta
thấy được rằng người vợ nhặt thấu hiểu đến tận cùng bi kịch của gia đình mình. Hiểu khổ đau không phải
để bi quan mà là để cảm thông và khoan dung: thị “điềm nhiên và vào miệng”. Thái độ điềm nhiên ẩn
chứa trong đó là sự trân trọng đối với những điều bà cụ Tứ đã làm. Thị không muốn phá vỡ không khí vui
tươi mà bà cụ Tứ đã cố sức tạo dựng. Thị cũng muốn góp một phần gìn giữ niềm lạc quan trong gia đình
mình.
(4) Không nói gì không phải không còn gì để nói, mà có nói thêm cũng vô nghĩa. Bởi bà cụ Tứ đâu thể
nào tiếp tục nói về cái tương lai tươi sáng trước một hiện thực tăm tối đến mức bát cơm nâng lên miệng
cũng nghẹn? Không ai dám nhìn vào mặt nhau bởi ai cũng biết chỉ cần nhìn vào mắt người đối diện, họ sẽ
thấy ở trong đó tất cả cái tủi hờn mà ai cũng đang cố nén lại.
(5) Người nông dân trong văn học cách mạng cũng cùng một thân phận như thế nhưng họ không đơn độc.
Những con người đói khổ đã biết tìm đến nhau, cưu mang, san sẻ cho nhau. Từ một người vợ nhặt, ta có
gia đình ba người của Tràng. Từ gia đình ấy, ta thấy viễn cảnh cả đoàn người cùng đi phá kho thóc Nhật.
Đó là con đường tất yếu của cách mạng. Các nhà văn cách mạng lại tổ chức tác phẩm của mình vận động
từ tối đến sáng. Trong Vợ nhặt, đó là ánh sáng thực tế: từ buổi chiều đón dâu đến sáng hôm sau. Khuynh
hướng vận động từ bóng tối ra ánh sáng, từ đói khổ đến tự do, cơm áo là khuynh hướng vận động chung
của văn học giai đoạn này.

You might also like