You are on page 1of 8

1.

Nguyên nhân Chiến tranh thê giới thứ nhất 1914-1918


* Nguyên nhân sâu xa:
-Sự phát triển không đều về kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực
lượng giữa các nước đế quốc.
-Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thi trường và thuộc địa ngày
càng gay gắt , dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu
Âu:
+Các nước ít thuộc địa là Đức,Áo-Hung và I-ta-li-a,hình thành nên khối Liên
minh vào nǎm 1882
+Các nước có nhiều thuộc địa là Anh, Pháp và Nga hình thành nên khôi Hiệp
ước vào nǎm 1907.
=>Cả hai khối quân sự này đều ra sức kích động chủ nghĩa dân tộc cực
đoan ,chạy đua vũ trang, tìm cớ gây chiến tranh để phân chia lại thị trường,
thuộc địa.
*Nguyên nhân trực tiếp
-Tình hình cǎng thẳng ở Ban-căng trong những năm 1912 - 1913 đã châm
ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ nhất .
-lợi dụng sự kiện: ngày 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bi ám sát tại Xéc-bi, giới
cầm Áo - Hung đã tuyên chiến với Xéc-bi; Đức tuyên chiến với Nga (1/8/1914),.
=>Đầu tháng 8/1914,Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành
chiến tranh thế giới.
2.Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất:
-Lôi cuốn 70 quốc gia (trong đó có 38 nước trực tiếp tham chiến) và hàng
triệu dân thường vào vòng khói lửa.
-Khiến 10 triệu người chết và khoảng 20 triệu nguời bị thương
- Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ...
- Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 85 tỉ USD.
* Tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất
- Bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi, Đức mất hết thuộc địa,Anh,Pháp,...
có thêm nhiều thuộc địa.
-Trong quá trình chiến tranh,thành công của Cách mạng tháng Mười Nga và
việc thành lập nhà nước Xô Viết đã đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện
chính trị thế giới.
3.Diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười
+ Tháng 7/1917, khi Chính phủ tư sản lâm thời công khai đàn áp các phong
trào quần chúng, khủng bố các xô viết, Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo giai cấp
công nhân, nông dân, binh lính chuần bị đấu tranh vũ trang giànhchính
quyền.
+ Tháng 10/1917, các đội Cận vệ đỏ được thành lâp.
+Dêm 24/10/1917 (tức ngày 6/11), dưới sự chỉ huy trực tiếp của Lê-nin, quân
khởi nghĩa đã chiếm được nhiềuvị trí then chốt ở thủ đô Pê-to-rô-grát
+Ðêm 25/10/1917 (túc ngày 7/11), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư
sản lâm thời sụp đổ. Ngay trong đêm 25/10/1917, Đại hội Xô viết toàn Nga lần
thứ hai khai mạc. Chính quyền Xô viết thành lập tại Pê-tơ-rô-grát.
+ Đầu năm 1918, cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên toàn nước Nga.
4. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười:
-Đối với nước Nga:
+ Lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và địa chủ.
+ Thiết lập nền chuyên chính vô sản, đưa nhân dân lao động Nga lên năm
chính quyên.
+ đối với thế giới :
+Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế.
+mở ra một con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân các nước thuộc địa
và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh (con đường cách mạng vô
sản).
*Tác động :
Cách mạng tháng Mười Nga đã tác dông sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục
diện thế giới
+ Chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa.
+ Tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa .
5. Cách mạng Tân Hợi
- Y nghĩa lịch sử
+ Lật đô chính quyền Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn
tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc.
+Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.
+Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nuớc châu Á (trong
đó có Việt Nam).
- Hạn chế:
+Không xóa bỏ triệt để giai cấp phong kiến.
+Không giai quyêt được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
+ Không chống lại các nước đế quốc xâm lược. → tính chất: là cuộc cách
mạng tư sản không triệt để
6.Vi sao nǎm 1868,Thiên Hoàng Minh Trị tiên hành 1 cuộc cải cách? Nêu nội
dung, kết quả , ý nghĩa của cuộc cải cách
Vì: Đến giữa thé kỉ XIX, chế độ Mạc Phủ lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm
trọng , trong xã hội xuất hiện nhiều mâu thuẫn trên tất cả các lĩnh vực , Nhật
bản đang bị các nước tư bản phương tây nhòm ngó,xâm lược..Trước tình
hình đó,Thiên Hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi(1-1868) đã thực hiện 1 loạt cải
cách tiến bộ nhằm đưa Nhât Ban thoát khỏi tình trạng môt nuóc phong kiên
lac hâu. Dó là cuôc Duy tân Minh Trị
* Nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị:
-Chinh tri:
+ Thành lập chính phủ mới, xoá bỏ tình trạng cát cứ.
+ Ban hành Hiến pháp năm 1889 với quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng.
+ Đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm quyền.
-Kinh tế:
+ Thống nhất tiền tệ và thị trường, cho phép mua bán ruộng đất và tự do kinh
doanh.
+Xây dụng đường sá, cầu cống...
-Quân su:
+ Tổ chúc và huấn luyện quân đội theo kiều phương Tây, thực hiện chế độ
nghĩa vu thay cho chê dô trung binh.
+ Phát triển công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí....
+Hoc tâp các chuyên gia quân sự nước ngoài về lục quân, hải quân.
-Giáo duc:
+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buoc, chú trong nôi dung khoa học - kĩ
thuật trong chưong trinh giang day.
+ Cử những học sinh ưu tú du học ở phuong Tây.
- Kết quả, Ý nghia của cuộc Duy tân Minh Trị:
+Nước Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương
Tây.
+ Giúp cho Nhật Bản giữ đuợc độc lập, chủ quyền; mở đường cho sự phát
triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản, trở thành nước đế quốc hùng mạnh
nhất Châu Á.
+ Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số
nước châu Á (trong đó có Viêt Nam)
7. Nhà Nguyễn đã làm gì để củng cố quyền thống trị? (Tình hình chính trị
dưới thời Nguyễn)
-Nǎm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn; lập triều Nguyễn, lấy niên hiệu Gia
Long; đặt kinh đô ở Phú Xuân.
- Nguyễn Ánh củng cố chế độ quân chủ trung ương và thống nhất lãnh thổ.
- Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Luật Gia Long.
- Chia đất nước thành 30 tỉnh và 1 phủ.
-Nhà Nguyên thuc hiên chính sách ngoại giao mềm deo với nhà Thanh,
khước từ quan hệ với Âu-Mỹ và thi hành chính sách cấm đạo.
8. Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế thời Nguyễn.
- Về nông nghiệp:
+Nhà Nguyên đã quan tâm đến việc tổ chức khai hoang, di dân lập ấp, lập đồn
điền ở nhiều tỉnh phía Bắc và phía Nam,....
+ Địa chủ, cường hào bao chiếm ruộng đất nền nông dân vẫn không có ruộng
để cày cấy, phải lưu vong. Ơ các tỉnh phía bắc, lụt lội, hạn hán xảy ra thuờng
xuyên.
-Thủ công nghiêp:
+ Có những cải tiến nhất định về kĩ thuật. Nghề khai mỏ được đẩy mạnh.
+Chính sách bătf thợ giỏi vào làm trong các quan xưởng và những quy định
ngặt nghèo về mẫu mã của nhà nuớc phong kiến đã khiến cho một số ngành,
nghề thủ công không phát triển được.
-Thương nghiệp:
+ Hoạt động buôn bán trong nước và với nước ngoài ngày càng tǎng.
+ Chính sách thuế khóa nặng nề và bế quan tỏa cảng của nhà nước đã kìm
hãm sự phát triển của thương nghiêp.Nhiều đô thị, trung tâm buôn bán nổi
tiếng từ thời kì trước như Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An dần bị sa
sút.
9. Nêu những nét chính về thành tựu văn hoá dưới thời Nguyễn?
- Vǎn học:
+Dòng vǎn học viết bằng chữ Nôm góp phần phong phú vǎn hoc dân
tộc:Truyện Kiều, thơ Nom cua Hồ Xuân Huơng, Bà Huyện Thanh Quan, Cao
Bá Quát,..
+ Vǎn học dân gian được thể hiện qua tục ngữ, ca dao, dân ca, truyện Nôm,
tiếu lâm,..
+Nội dung tác phẩm văn học phản ánh cuộc sống lao động và khát vọng của
nhân dân, phê phán thói hư, tật xấu của xã hội phong kiến.
- Nghê thuật:
+ Nhã nhạc (nhạc cung đình) phát triển đến đỉnh cao thời Nguyễn.
+ Văn nghệ dân gian bao gồm nhiều làn điệu như quan họ, trống quân, hát vi,
hát cò lả,..
+ Hội hoạ gồm tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng,..
-Kiên trúc,điêu khắc nổi tiếng bao gồm kinh thành Huế,chủa Thiên Mụ,Cừu
đỉnh,chùa Tây Phương và tượng 18 vị La Hán, đình làng Đình Bảng,...
-Tôn giáo:
+ Phật giáo tiếp tục phát triển
+Số người theo Công giáo ngày càng đông, nhà thờ mọc lên nhiều nơi.
- Khoa học:
+ Sử học: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục,.
+Địa lí: Nhất thống địa dư chí (Lê Quang Định), Gia Định thành thông chí(Trịnh
Hoài Đức),.
+Y học: bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trác.
10. Mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa của nhà Nguyễn.
-Thời vua Gia Long: quần đảo Hoàng Sa và Truờng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Lâp lại hai đội Hoàng Sa và Bắc Hải biên chế nằm trong lực lưọng quân đội
với nhiệm vụ thực thi chủ quyền của VN trên cả hai quần đảo.
- Thời vua Minh Mạng: hoạt động thực thi chủ quyền tiếp tục được đẩy mạnh:
đo đạc kết hợp vẽ bản đồ, nhà vua cho dựng miếu thờ, trồng cây xanh ở quần
đảo Hoàng Sa,...
11. Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Bước đầu quân Pháp đã
bị thất bại ở Đà Nẵng như thế nào? (Chiến sự ở Đà Nẵng diễn ra ntn?)
*Nguyên nhân sâu xa:
-Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các
nuớc phương Đông để mở rộng thị trường,vơ vét nguyên liệu.
- Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên....
- Chê độ phong kiến ở Việt Nam lai đang ở vào giai doan khung hỏang, suy
yếu.
*Nguyên nhân trực tiêp: Lấy cớ bảo vệ đạo Gia tô (dao thiên chúa)
- Chiến sự ở Đà Nẵng (tháng 9/1858-tháng 2/1862):
+Chiêu ngày 31/8/1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biên
Đà Nẵng. Sáng 1/09/1858, Pháp nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn
Trà, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.
+Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nguyễn Trị Phương, nhân dân cùng với quân
đội triều đình đầy lùi nhiều đợt tân công,cầm chân liên quân Pháp - Tây Ban
Nha suốt 5 tháng trên bán dảo Sơn Trà
=> Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.
12. Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862 (Hiệp ước đầu tiên
triều đình kí vói Pháp?)
+ Tháng 6/1862, triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp uớc Nhâm Tuất.
Nội dung
- Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông
Nam Kì (Gia Định, Định Tường,Biên Hòa) và đảo Côn lôn.
- Bồi thường cho Pháp một khoan chiến phí tương dương 288 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc
được dân chúng ngừng kháng chiến.
- Hâu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất:
+Nền độc lập, chủ quyền quốc gia bị xâm phạm nghiêm trọng, kinh tê đất
nước suy kiệt do nhà Nguyên chấp nhận bồi thường 280 vạn lạng bạc cho
thực dân Pháp.
+ Việc kí kết Hiệp ước Nhâm Tuất đã mở đầu cho quá trình hòa hoãn,đầu
hàng cua triều đình nhà Nguyễn trước thực dân Pháp xâm lược; đồng thời,
gây nên sự bất bình sâu sắc trong nhân dân Viêt Nam.
13.Nêu khái quát cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì từ năm
1862 đến năm 1874.
- Đối lập với thái độ của triều đình nhà Nguyễn, phong trào kháng chiến chống
Pháp của nhân dân các tinh Nam Kì vẫn tiêp diễn ngày càng mạnh mẽ, dưới
nhiều hình thức. Tiêu biểu là:
+Nguyễn Trung Trực lãnh đạo nghĩa quân từ cǎn cứ Hòn Chống vượt biên
tâp kích giặc tại đồn Kiên Giang.
+Truong Định đã lãnh đạo nghĩa quân lập cǎn cứ Gò Công,Tân Phước.Sau khi
Trương Định qua đời,con trai ông la Trương Quyền tiếp tục đưa quân lên Tây
Ninh lập cǎn cứ chiên đấu.
+ Một số nhà nho như Nguyên Đình Chiểu,Phan Văn Trị.. đã dùng thơ văn lên
án tội ác của giặc và chế giễu bon tay sai bán nước,ca ngợi gương chiến đấu
hi sinh của nghĩa quân.
+Ở miền Đông, phong trào kháng chiến tiếp tục bùng nổ trở lại.Nguyên Hữu
Huân bị bắt đi đày, sau khi được thả về lại tiếp tục đứng lên chống Pháp.
Câu 14. Nêu những nét nổi bật vè tình hình kinh tế, chính trị, xã hôi Ấn Độ
nửa sau thê kỉ XIX.
- Giữa thê kỷ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách
thống trị đối với Ấn Độ.
-Chính tri:
+ Thực hiện nhiều biện pháp để áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp ở Ấn
Độ.
+Thực hiện chính sách nhượng bộ tầng lớp trên của phong kiến bản xứ, biến
thành tay sai;Khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc và tôn giáo ở Ấn Độ.
-Kinh tế:
+Cướp đọat ruộng đất lập đồn điền.
+Khai thác mỏ, phát triển công nghiêp chế biến, mở mang giao thông vận tải.
- Xã hội:
+Anh thi hành chính sách “ngu dân”, cổ súy các tập quán lạc hậu và phản
động.
→Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh là mâu thuẫn cơ bản
trong xã hôi.Đó là nguyên nhân dẫn dên các cuộc dâu tranh giành độc lập ở
Ấn Độ
Câu 15.Nêu nhung thành tựu chủ yếu về khoa học và kĩ thuật trong các thế kỉ
XVIII-XIX
Lĩnh vực Thành tựu Tác động
Khoa học tự nhiên + Thuyết vạn vật hấp Tạo ra sự thay đổi lớn
dẫn của I.Niu-tơn. trong nhận thức của
+định luật bảo toàn và con người về vạn vật
chuyển hoá năng lượng biến chuyển , vận động
của M. Lô-mô-nô-xốp theo quy luật, đặt cơ sở
-thuyết tiến hoá của cho cuộc cách mạng vĩ
S.Đác-uyn đại

Khoa học xã hội +chủ nghĩa duy vật và Lên án mặt trái của chủ
phép biện chứng của nghĩa tư bản,phản ánh
I.Phoi-ơ-bách, G.Hê- khát vọng xây dựng một
ghen xã hội mới không có
+các tác phẩm kinh tế chế độ tư hữu, ko có
chính trị học tư sản của bóc lột, từng bước hình
A. Xmít, D.Ri-các-đô thành cương lĩnh của
+chủ nghĩa xã hội khoa giai cấp công nhân
học của C.Mác và trong cuộc đấu tranh
Ph.Ăng-ghen chống chủ nghĩa tư bản

Kĩ thuật +cải tiến kĩ thuật luyện Tạo nên cuộc cách


kim,chế tạo máy công mạng công nghiệp ,làm
cụ, tìm ra nhiều nguyên tăng năng suất lao
liệu, nhiên liệu mới,… động, nhiều trung tâm
+chế tạo tàu thuỷ chạy công nghiệp xuất hiện,
bằng động cơ, hơi giao thông vận tải phát
nước. triển nhanh chóng.
+luyện kim,kĩ thuật canh
tác,phân bón hoá học

Câu 16. Trình bày những thành tựu tiêu biêu vê văn học, nghệ thuật trong các
thế ki XVIII-XIX
Vǎn học: Phát triển rực rỡ với nhiều nhà văn, nhà thơ lớn: Tấn trò đời (Ban-
dắc), Những người khốn khổ (Víc-to Huy-gô)....
- Nghệ thuật: Phát triển với nhiều thể loại, phản ánh cuộc sông chứa chan tình
nhân ái, ca ngợi cuộc đấu tranh cho tu do:
+Âm nhạc:Mô-da,Bêt-tô-ven,Sô-panh....
+Hội họa:Đa-vít, Giôi-a,Van-gốc...
+Kiên trúc:cung diên Véc-xai
-Sự phát triển của văn học, nghệ thuật đã góp phần lên án và vạch trần
những tệ nạn, bất công trong xã hoi đương thời; thức tỉnh, khích lệ người dân
nhất là người lao động nghèo khổ đấu tranh cho cuộc sống tự do,hạnh phúc.

You might also like