You are on page 1of 47

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT………………………

--- ---

BÀI GIẢNG
HÓA HỌC 10- HỌC KỲ I

Biên soạn: TRẦN TRUNG TÍNH

Năm học 202.. – 202..


- - -  Chủ đề 1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ  - - -

BÀI 2. THÀNH PHẦN CỦA NGUYÊN TỬ


A. Lý thuyết
 Thành phần cấu tạo nguyên tử
 Nguyên tử được cấu tạo từ lớp vỏ (chứa electron) và hạt nhân (chứa
proton và neutron).
 Hầu hết các nguyên tử cấu tạo nên từ ba loại hạt là proton, electron và
neutron.
 Nguyên tử trung hòa về điện do số hạt proton bằng số hạt electron.
 Sự tìm ra electron
 Thí nghiệm khám phá tia âm cực của Thomson
 Thí nghiệm phóng điện trong một ống thủy tinh chân
không (ống tia âm cực).
 Tia phát ra từ cực âm (tia âm cực) bị hút về cực dương
của điện trường.
 Chúng mang điện tích âm, là chùm các hạt electron.
 Trong nguyên tử tồn tại một loại hạt có khối lượng và
mang điện tích âm, gọi là electron.
 Sự khám phá hạt nhân nguyên tử
 Thí nghiệm của Rutherford

 Bắn phá một chùm hạt alpha (kí hiệu α ) lên một lá vàng mỏng.
 Kết quả thí nghiệm cho thấy
 Hầu hết các hạt α đều xuyên thẳng qua lá vàng.
 Nguyên tử có cấu tạo rỗng.
 Có một số hạt đi lệch hướng ban đầu và một số rất ít hạt bị bật lại phía sau khi chạm lá vàng.
 Nguyên tử bao gổm phần lớn là không gian, gồm hạt nhân mang điện dương ở trung tâm
và lớp vỏ chứa electron mang điện âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
 Cấu tạo hạt nhân nguyên tử
 Sự xuất hiện của proton và neutron
 Bắn phá hạt nhân nguyên tử nitrogen bằng các hạt α
 loại hạt mang điện dương, đó là proton.
 Dùng các hạt α để bán phá hạt nhân nguyên tử beryllium
 loại hạt có khối lượng xấp xỉ proton và không mang điện, gọi là neutron.
Trần Trung Tính- 2
 Kích thước và khối lượng nguyên tử
 Một số thông tin về các hạt cấu tạo nên nguyên tử:
Khối lượng Khối lượng Điện tích
Hạt Kí hiệu Điện tích (C) Người tìm ra
(amu) (gam) tương đối
Proton p ≈1 1,673.10-24 +1 + 1,602.10-19 Rutherford
Neutron n ≈1 1,675.10-24 0 0 J. Chadwick
Electron e ≈ 0,00055 9,11.10-28 -1 - 1,602.10-19 J.J. Thomson
 Khối lượng nguyên tử
 Khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng các hạt proton, electron và neutron.
 Khối lượng chủ yếu tập trung ở hạt nhân khối lượng electron không đáng kể so với khối lượng
hạt proton và neutron.
m nguyên tử = m hạt nhân + m vỏ nguyên tử ≈ m hạt nhân (do me << mp, mn)
 Đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu là amu.
1
1 amu = m (12C)
12
1 amu = 1,66.10-24 (g)
 Kích thước nguyên tử và hạt nhân
 Kích thước của nguyên tử là khoảng cách không gian tạo bởi sự chuyển động của các electron.
 Nếu xem nguyên tử như một quả cầu thì đường kính nguyên tử khoảng 10-10 m và đường kính
hạt nhân khoảng 10-14 m.
 Kích thước hạt nhân rất nhỏ so với kích thước nguyên tử.
 Kích thước hạt nhân bằng 10-5 – 10-4 kích thước nguyên tử.
 Đổi đơn vị
1 nm = 10-9 m; 1 Å = 10-10 m; 1 nm = 10 Å
B. Bài tập củng cố
2.1. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron.
B. Hầu hết hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton và neutron.
C. Vỏ nguyên tử được cấu thành bởi các hạt electron.
D. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít gồm vỏ nguyên từ và hạt nhân nguyên tử.
2.2. Cho 1 mol kim loại X. Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. 1 mol X chứa số lượng nguyên tử bằng số lượng nguyên tử trong 1 mol nguyên tử
hydrogen.
1
B. 1 mol X chứa số lượng nguyên tử bằng số lượng nguyên tử trong mol carbon.
12
C. 1 mol X có khối lượng bằng khối lượng 1 mol hydrogen.
D. 1 mol X có khối lượng bằng khối lượng 1 mol carbon.
2.3. Thành phần nào không bị lệch hướng trong điện trường?
A. Tia α . B. Proton.

Trần Trung Tính- 3


C. Nguyên tử hydrogen. D. Tia âm cực.
2.4. Phát biểu nào sai khi nói về neutron
A. Tồn tại trong hạt nhân nguyên tử.
B. Có khối lượng bằng khối lượng proton.
C. Có khối lượng lớn hơn khối lượng electron.
D. Không mang điện.
2.5. Nguyên tử R có điện tích lớp vỏ nguyên tử là - 41,6.10-19C. Điều khẳng định nào sau đây là
không chính xác?
A. Lớp vỏ nguyên tử R có 26 electron. B. Hạt nhân nguyên tử R có 26 proton.
C. Hạt nhân nguyên tử R có 26 neutron. D. Nguyên tử R trung hòa về điện.
2.6. Hạt nhân của nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Số
electron trong A là
A. 12 B. 24. C. 13 D. 6.
2.7. Trong nguyên tử Al, số hạt mang điện tích dương là 13, số hạt không mang điện là 14 . Số hạt
electron trong Al là bao nhiêu?
A. 13. B. 15. C. 27. D. 14.
2.8. Đặc điểm của electron là
A. mang điện tích dương và có khối lượng.
B. mang điện tích âm và có khối lượng.
C. không mang điện và có khối lượng.
D. mang điện tích âm và không có khối lượng.
2.9. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và neutron.
B. Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
C. Lớp vỏ nguyên tử chứa electron mang điện tích âm.
D. Khối lượng nguyên tử hầu hết tập trung ở hạt nhân.
2.10. Cho các phát biểu sau
(1) Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và neutron.
(2) Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ.
(3) Trong nguyên tử, số electron bằng số proton.
(4) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron.
(5) Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
2.11. Nguyên tử gồm
A. hạt nhân chứa proton, neutron và vỏ nguyên tử chứa electron.
B. hạt nhân chứa proton, neutron.
C. hạt nhân chứa proton, electron và vỏ nguyên tử chứa neutron.
D. hạt nhân và vỏ nguyên tử chưa proton.

Trần Trung Tính- 4


2.12. Loại hạt có khối lượng và mang điện tích âm tồn tại trong nguyên tử là
A. proton. B. hạt nhân. C. electron. D. neutron.
2.13. Điện tích của một electron là
A. -1,602.10-19 C. B. -1 C. C. +1,602.10-19 C. D. +1 C.
2.14. Nguyên tử oxygen có 8 electron, hạt nhân nguyên tử này có điện tích là
A. – 8. B. + 8. C. – 16. D. + 1.
2.15. Hạt được tìm thấy trong hạt nhân và không mang điện là
A. proton. B. hạt bụi. C. electron. D. neutron.
2.16. Hạt nhân nguyên tử gồm các loại hạt là
A. electron (e) và proton (p). B. proton (p) và neutron (n).
C. electron (e) và neutron (n). D. electron (e), proton (p) và neutron (n).
2.17. Nhận định nào dưới đây không chính xác?
A. Proton mang điện tích dương (+1).
B. Neutron không mang điện.
C. Proton và neutron có khối lượng gần bằng nhau.
D. Proton và neutron có điện tích bằng nhau.
2.18. Nguyên tử chlorine có điện tích hạt nhân là +17. Số proton và số electron trong nguyên tử
này là
A. 17 proton, 35 electron. B. 10 proton, 7 electron.
C. 17 proton, 17 electron. D. 7 proton, 10 electron.
2.19. Nếu xem nguyên tử như một quả cầu thì khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Đường kính nguyên tử gần bằng đường kính của hạt nhân.
B. Đường kính của nguyên tử gấp 10 lần đường kính của hạt nhân.
C. Đường kính của nguyên tử gấp 4 lần đường kính của hạt nhân.
D. Đường kính của nguyên tử gấp 10 000 lần đường kính của hạt nhân.
2.20. Một nguyên tử carbon có 6 proton, 6 electron và 6 neutron. Khối lượng nguyên tử carbon
này theo đơn vị amu là
A. 18 amu. B. 6 amu. C. 12 amu. D. 15 amu.
2.21. Thông tin nào sai đây không đúng?
A. Proton mang điện tích dương, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 1 amu.
B. Electron mang điện tích âm, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 0 amu.
C. Neutron không mang điện, khối lượng gần bằng 1 amu.
D. Nguyên tử trung hòa về điện, có kích thước lớn hơn nhiều so với hạt nhân, nhưng có
khối lượng gần bằng khối lượng hạt nhân.
2.22. Trong 5 gam electron có số hạt là
A. 5,5×1027 hạt. B. 10 hạt. C. 1027 hạt. D. 27 hạt.
2.23. Khối lượng của 1 mol proton theo đơn vị gam là (biết hằng số Avogadro bằng 6,022×1023).
A. 1 g. B. 2 g. C. 1,673 g. D. 6 g.

Trần Trung Tính- 5


BÀI 3. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
A. Lý thuyết
 Hạt nhân nguyên tử
 Điện tích hạt nhân
 Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton (P) = số electron (E).
 Điện tích của hạt nhân bằng + Z.
 Số khối
 Số khối (A) bằng tổng số hạt proton và số hạt neutron trong hạt nhân.

A=P+N

 Nguyên tố hóa học


 Số hiệu nguyên tử
 Số đơn vị điện tích hạt nhân của một nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử (Z) của nguyên tố đó.
 Mỗi nguyên tố hóa học có một số hiệu nguyên tử.
 Nguyên tố hóa học
 Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
 Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học sẽ có tính chất tương tự nhau.
 Kí hiệu nguyên tử
Số khối
Kí hiệu
Số hiệu nguyên tố
nguyên tử
 Ví dụ: Kí hiệu nguyên tử của potassium là 39
19 K .

 Số khối (A) = 39
 Có nghĩa là  Số hiệu nguyên tử (Z) = 19
 Kí hiệu hóa học nguyên tố: K
 Đồng vị
Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton (cùng số hiệu nguyên tử), nhưng khác nhau về
số neutron. Do đó, số khối của chúng khác nhau.
Ví dụ: Nguyên tố argon (Ar) có 3 đồng vị bền: 36 38 40
18 Ar ; 18 Ar ; 18 A r .

 Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình


 Nguyên tử khối
Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử, cho biết khối lượng của nguyên tử đó
nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử (1 amu).
 Xác định nguyên tử khối trung bình
 Công thức tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X có n đồng vị
x1 . A 1+ x2 . A 2 +…+ x n . A n
A=
100
 Trong đó: x1, x2,…, xn là phần trăm số nguyên tử của các đồng vị tương ứng.

Trần Trung Tính- 6


x1 + x2 + … + xn = 100%.
A1, A2,…, An lần lượt là số khối của đồng vị tương ứng.
 Phổ khối
 Phổ khối (Phổ khối lượng) được sử dụng để xác định nguyên tử khối, phân tử khối của các
chất và hàm lượng các đồng vị bền của một nguyên tố.
 Ứng dụng: xác định khối lượng tương đối, định danh và xác định cấu trúc các chuỗi peptide,
protein, nghiên cứu đồng vị, định tính định lượng các mẫu sinh học, thực phẩm,…
 Dựa vào phổ khối lượng sẽ biết được nguyên tố có bao nhiêu đồng vị bền, phần trăm số
nguyên tử của từng đồng vị.
 Ví dụ: Phổ khối của nguyên tử silver (bạc).
 Phổ khối lượng cho thấy silver (bạc) có 2 đồng vị
107 109
bền là Ag và Ag.
 Phần trăm số nguyên tử của 107Ag và 109Ag lần lượt
là 51,8% và 48,2%.

B. Bài tập củng cố


3.1. Cho các phát biểu sau:
(1) Trong một nguyên tử luôn có số proton bằng số electron và bằng số đơn vị điện tích hạt
nhân.
(2) Tổng số proton và số electron trong một hạt nhân được gọi là số khối.
(3) Số khối là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử.
(4) Số proton bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
(5) Đồng vị là các nguyên tố có cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron.
Số phát biểu không đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
3.2. Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng về đồng vị?
A. Những phân tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của
nhau.
B. Những ion có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt electron là đồng vị của nhau.
C. Những chất có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của nhau.
D. Những nguyên tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau số hạt neutron là đồng vị của
nhau.
3.3. Có những phát biểu sau đây về các đồng vị của một nguyên tố hóa học:
(1) Các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau.
(2) Các đồng vị có tính chất vật lí khác nhau.
(3) Các đồng vị có cùng số electron ở vỏ nguyên tử.
(4) Các đồng vị có cùng số proton nhưng khác nhau về số khối.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Trần Trung Tính- 7
3.4. Nguyên tử của nguyên tố A có 56 electron, trong hạt nhân có 81 neutron. Kí hiệu của nguyên
tử nguyên tố A là
A. 137
56 A .
56
B. 137 A. C. 81
56 A . D. 56
81 A .

3.5. Trong tự nhiên, oxygen có 3 đồng vị là 16O,17O, 18O. Có bao nhiêu loại phân tử O2?
A. 3. B. 6. C. 9. D. 12.
3.6. Có 3 nguyên tử: 126 X , 147Y , 146 Z . Những nguyên tử nào là đồng vị của một nguyên tố?
A. X, Y. B. Y, Z. C. X, Z. D. X, Y, Z.
3.7. Khẳng định đúng là
A. Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton (P) = số electron (E).
B. Số đơn vị điện tích hạt nhân (+Z) = số proton (P) = số electron (E).
C. Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton (P) = số neutron (N).
D. Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số neutron (N) = số electron (E).
3.8. Nguyên tử aluminium có 13 electron. Điện tích hạt nhân của nguyên tử này là
A. 13. B. 27. C. + 13. D. + 27.
3.9. Công thức tính số khối (A) là
A. Số khối (A) = số proton (P) + số electron (E).
B. Số khối (A) = số neutron (N) + số electron (E).
C. Số khối (A) = số proton (P) × 2.
D. Số khối (A) = số proton (P) + số neutron (N).
3.10. Nguyên tử potassium có 19 electron; 19 proton và 20 neutron. Số khối nguyên tử của K là
A. 20. B. 19. C. 39. D. 58.
3.11. Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố là
A. điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó.
B. số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó.
C. tổng số proton và neutron trong nguyên tử của nguyên tố đó.
D. tổng số proton và electron trong nguyên tử của nguyên tố đó.
3.12. Nguyên tố hóa học là
A. tập hợp các nguyên tử có cùng số hạt neutron.
B. tập hợp các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
C. tập hợp các nguyên tử có cùng số hạt neutron và proton.
D. tập hợp các nguyên tử có cùng số số khối A.
3.13. Kí hiệu nguyên tử AZ X cho biết
A. kí hiệu hóa học của nguyên tố (X). B. số hiệu nguyên tử (Z).
C. số khối (A). D. Cả A, B và C đều đúng.
3.14. Cho kí hiệu nguyên tử 178O. Khẳng định nào sau đây sai?
A. Kí hiệu hóa học của nguyên tố là O;
B. Số hiệu nguyên tử là 8;
C. Số proton trong một hạt nhân nguyên tử là 8;
Trần Trung Tính- 8
D. Số neutron trong một hạt nhân nguyên tử là 8.
3.15. Cho nguyên tử iron (Fe) có kí hiệu nguyên tử là 56
26 Fe . Số hạt electron, proton, neutron trong
một nguyên tử này lần lượt là
A. 26; 26; 56. B. 26; 26; 30. C. 30; 30; 26. D. 30; 26; 26.
3.16. Tổng số hạt trong nguyên tử nguyên tố X là 82. Trong hạt nhân, số hạt mang điện ít hơn số
hạt không mang điện là 4. Kí hiệu nguyên tử X là:
(Cho số hiệu nguyên tử của Cr = 24; Mn = 25; Fe = 26; Zn = 30)
A. 56
30 Zn . B. 56
26 Fe . C. 30
26 Zn . D. 30
26 Fe .

3.17. Nguyên tố bromine có 2 đồng vị 79 81


35 Br chiếm 49,5% về số lượng nguyên tử, còn lại là 35 Br .
Nguyên tử khối trung bình của bromine là:
A. 79,5. B. 79,1. C. 80,01. D. 35.
3.18. Lithium có 2 đồng vị là 7Li và 6Li. Nguyên tử khối trung bình của Li là 6,93. Phần trăm số
nguyên tử của đồng vị 7Li là:
A. 93%. B. 7%. C. 78%. D. 22%.
3.19. Nguyên tử của nguyên tố magnesium (Mg) có 12 proton và 12 neutron. Nguyên tử khối của
Mg là
A. 12 amu. B. 24 amu. C. 36 amu. D. 6 amu.
3.20. Nguyên tử Mg có ba đồng vị ứng với thành phần phần trăm về số nguyên tử như sau:
24 25 26
Đồng vị Mg Mg Mg

% 78,6 10,1 11,3

Giả sử trong hỗn hợp nói trên có 50 nguyên tử 25Mg, số nguyên tử tương ứng của hai đồng
vị 24Mg và 26Mg lần lượt là:
A. 389 và 56. B. 56 và 389. C. 495 và 46. D. 56 và 495.

Trần Trung Tính- 9


BÀI 4. CẤU TRÚC LỚP VỎ ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ
A. Lý thuyết
 Sự chuyển động của electron trong nguyên tử
Mô hình nguyên tử theo Rutherford- Bohr Mô hình nguyên tử hiện đại
Các electron chuyển động trên những quỹ đạo Trong nguyên tử các electron chuyển động rất
hình tròn hay bầu dục xác định xung quanh nhanh xung quanh hạt nhân không theo một
hạt nhân. quỹ đạo xác định, tạo thành đám mây electron.

 Orbital nguyên tử
 Orbital nguyên tử (AO) là khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà tại đó xác suất
tìm thấy electron là lớn nhất (khoảng 90%).
 Mỗi một AO được biểu diễn bằng một ô vuông (gọi là ô lượng tử) và chứa tối đa 2 electron.
 Một số AO thường gặp: AO s, AO p, AO d, AO f.

AO s có dạng hình cầu AO p có dạng hình số tám nổi


 Lớp và phân lớp electron
 Trong nguyên tử, các electron được sắp xếp thành từng lớp và phân lớp theo mức năng lực từ
thấp đến cao.
 Lớp electron
Số thứ tự lớp (n) 1 2 3 4 5 6 7
Tên lớp K L M N O P Q
Các electron trên cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau
 Phân lớp electron
Phân lớp s p d f
Số AO 1 3 5 7

Trần Trung Tính- 10


- Các electron trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau.
- Với 4 lớp đầu, số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự của lớp đó.
Lớp K (n = 1) L (n = 2) M (n = 3) N (n = 4)
Số phân lớp 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 4d 4f
 Cấu hình electrong nguyên tử
 Cấu hình electron nguyên tử biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp
khác nhau.
 Quy ước cách biểu diễn phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp:

 Số AO và số electron tối đa trong một phân lớp và trong mỗi lớp


Số electron tối đa Số AO trong Số electron tối đa
Phân Số AO trong
Lớp trong mỗi phân lớp một lớp trong mỗi lớp
lớp mỗi phân lớp
(số AO × 2) (n2, n ≤ 4) (2n2, n ≤ 4)
K (n = 1) 1s 1 2 1 2
2s 1 2
L (n = 2) 4 8
2p 3 6
3s 1 2
M (n = 3) 3p 3 6 9 18
3d 5 10
4s 1 2
4p 3 6
N (n = 4) 16 32
4d 5 10
4f 7 14
 Tìm hiểu về các nguyên lí và quy tắc
 Ở trạng thái cơ bản, các electron trong nguyên tử chiếm lần lượt những
Nguyên lí vững bền orbital có mức năng lượng từ thấp đến cao
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s …
 Mỗi orbital chỉ chứa tối đa 2 electron và có chiều tự quay ngược nhau.
 Nếu AO chứa đủ hai electron thì các electron đó gọi là electron ghép đôi
(kí hiệu ↑ ↓).
 Nếu AO chỉ chứa một electron thì electron đó gọi là electron độc thân
Nguyên lí Pauli (kí hiệu ↑).
 Nếu AO không chứa electron nào thì gọi là AO trống.

2 electron ghép đôi 1 electron độc thân


Quy tắc Hund  Trong cùng một phân lớp chưa bão hòa, các electron sẽ phân bố vào các

Trần Trung Tính- 11


orbital sao cho số electron độc thân là tối đa.
 Các phân lớp chứa đủ số electron tối đa gọi là phân lớp bão hòa.
 Các phân lớp chứa một nửa số electron tối đa gọi là phân lớp nửa bão
hòa.
 Các phân lớp chưa đủ số electron tối đa gọi là phân lớp chưa bão hòa.
 Cách viết cấu hình electron
Bước 1. Xác định số electron của nguyên tử.
Bước 2. Điền electron theo thứ tự các mức năng lượng từ thấp đến cao:
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s …
Bước 3. Viết cấu hình electron theo thứ tự các phân lớp trong một lớp và theo thứ tự của các
lớp electron (Đối với Z > 20).
 Ví dụ viết cấu hình electron
 Viết cấu hình electron của nguyên tử K (Z = 19)
- Số electron của nguyên tử K là 19.
- Thứ tự mức năng lượng orbital: 1s22s22p63s23p64s1.
- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s1 hoặc viết gọn: [Ar] 4s1.
 Viết cấu hình electron của nguyên tử Fe (Z = 26)
- Số electron của nguyên tử Fe là 26.
- Thứ tự mức năng lượng orbital: 1s22s22p63s23p64s23d6.
- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d64s2 hoặc viết gọn: [Ar] 3d64s2.
 Biểu diễn cấu hình electron theo ô orbital
 Ý nghĩa: Biểu diễn cấu hình electron theo ô orbital là một cách biểu diễn sự phân bố electron
theo orbital, từ đó biết được số electron độc thân của nguyên tử
 Cách biểu diễn:
Bước 1: Viết cấu hình electron của nguyên tử
Bước 2: Biểu diễn mỗi AO bằng một ô vuông, các AO trong cùng phân lớp thì viết liền nhau,
các AO khác phân lớp thì viết tách nhau. Thứ tự các ô orbital từ trái sang phải theo thứ tự như
ở cấu hình electron
Bước 3: Điền electron vào từng ô orbital theo thứ tự lớp và phân lớp, mỗi electron biểu diễn
bằng một mũi tên (Tuân thủ nguyên lý Pauli và quy tắc Hund).
 Ví dụ biểu diễn cấu hình electron theo ô orbital
 Biểu diễn cấu hình electron của nguyên tử C (Z = 6)
- Cấu hình electron của C (Z = 6): 1s22s22p2.
- Biểu diễn các orbital

1s 2s 2p
- Điền electron vào từng ô orbital tuân theo nguyên lí Pauli và quy tắc Hund.

↑↓ ↑↓ ↑ ↑

1s2 2s2 2p2

Trần Trung Tính- 12


 Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử
 Từ cấu hình electron nguyên tử ta có thể dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố.
Số e lớp ngoài cùng 1, 2, 3 4 5, 6, 7 8
Kim loại hoặc Khí hiếm
Loại nguyên tố Kim loại Phi kim
phi kim (trừ He có 2e)
B. Bài tập củng cố
4.1. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Số phân lớp electron có trong lớp N là 4. B. Số phân lớp electron có trong lớp M là
4.
C. Số orbital có trong lớp N là 9. D. Số orbital có trong lớp M là 8.
4.2. Lớp electron thứ 3 có bao nhiêu phân lớp?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
4.3. Theo mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr, vị trí nào trong số các vị trí A, B, C, D trong
hình sau mà electron không xuất hiện?

A. Vị trí A. B. Vị trí B. C. Vị trí C. D. Vị trí D.


4.4. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Lớp K là lớp xa hạt nhân nhất.
B. Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau.
C. Các electron trên cùng phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
D. Lớp N có 4 orbital.
4.5. Phát biểu nào đúng khi nói về các orbital trong một phân lớp electron?
A. Có cùng sự định hướng không gian.
B. Có cùng mức năng lượng.
C. Khác nhau về mức năng lượng.
D. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp.
4.6. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Lớp M có 9 phân lớp. B. Lớp L có 4 orbital.
C. Phân lớp p có 3 orbital. D. Năng lượng của electron trên lớp K là thấp nhất.
4.7. Cấu hình electron nào sau đây viết sai?
A. 1s22s22p5. B. 1s22s22p63s23p64s1.
C. 1s22s22p63s23p64s24p5. D. 1s22s22p63s23p63d34s2.
4.8. Hợp kim cobalt được sử dụng rộng rãi cho các bộ phận động cơ máy bay vì độ bền nhiệt độ
cao là một yếu tố quan trọng. Nguyên tử cobalt có cấu hình electron ngoài cùng là 3d74s2. Số hiệu
nguyên tử của cobalt là
A. 24. B. 25. C. 27. D. 29.
4.9. Nguyên tử Fe có kí hiệu 56
26 Fe . Cho các phát biểu sau về Fe:

Trần Trung Tính- 13


(1) Nguyên tử của nguyên tố Fe có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
(2) Nguyên tử của nguyên tố Fe có 30 neutron trong hạt nhân.
(3) Fe là một phi kim.
(4) Fe là nguyên tố d.
Trong các phát biểu trên, phát biểu đúng là
A. (1), (2), (3) và (4). B. (1), (2), và (4).
C. (2) và (4). D. (2), (3) và (4).
4.10. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X có dạng 1s22s22p63s23p3. Phát biểu nào sau
đây là sai?
A. X ở ô số 15 trong bảng tuần hoàn.
B. X là một phi kim.
C. Nguyên tử của nguyên tố X có 9 electron p.
D. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 phân lớp electron.
4.11. Phát biểu đúng khi nói về mô hình nguyên tử hiện đại là
A. Các electron chuyển động theo những quỹ đạo hình tròn hay bầu dục xác định xung
quanh hạt nhân.
B. Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân theo một quỹ
đạo xác định, tạo thành đám mây electron.
C. Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo
một quỹ đạo xác định, tạo thành đám mây electron.
D. Các electron chuyển động theo những quỹ đạo hình tròn hay bầu dục xác định xung
quanh hạt nhân, tạo thành đám mây electron.
4.12. Orbital nguyên tử (kí hiệu là AO) là
A. khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong
khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%).
B. khu vực không gian trong hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu
vực đó là lớn nhất (khoảng 90%).
C. khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong
khu vực đó là nhỏ nhất (khoảng 10%).
D. khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy proton trong
khu vực đó là nhỏ nhất (khoảng 10%).
4.13. Hình dưới đây cho biết hình dạng của orbital

A. AO s. B. AO p. C. AO d. D. AO f.
4.14. Trong nguyên tử, các electron được sắp xếp thành từng lớp từ gần đến xa hạt nhân. Kí hiệu
của các lớp thứ 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4 lần lượt là
A. A, B, C, D. B. V, X, Y, Z. C. K, L, M, N. D. M, N, O,
P.
Trần Trung Tính- 14
4.15. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Các electron trên cùng một lớp có năng lượng bằng nhau, trên cùng một phân lớp có
năng lượng gần bằng nhau.
B. Các electron trên cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau, trên cùng một phân lớp có
năng lượng bằng nhau.
C. Các electron trên cùng một lớp, phân lớp đều có mức năng lượng bằng nhau.
D. Các electron trên cùng một lớp, phân lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.
4.16. Các phân lớp s, p, d và f lần lượt có các số AO tương ứng là
A. 1; 4; 9; 16. B. 1; 2; 3; 4. C. 1; 3; 5; 7. D. 2; 6; 10;
14.
4.17. Với 4 lớp đầu (1, 2, 3, 4) số phân lớp trong mỗi lớp bằng
A. 2 lần số thứ tự của lớp đó. B. số thứ tự của lớp đó.
C. bình phương số thứ tự của lớp đó. D. không xác định.
4.18. Theo nguyên lí Pauli
A. Mỗi orbital chỉ chứa tối đa 2 electron và có chiều tự quay ngược nhau.
B. Mỗi orbital chỉ chứa tối đa 1 electron.
C. Mỗi orbital chỉ chứa tối đa 2 electron và có cùng chiều tự quay.
D. Mỗi orbital chứa tối đa 3 electron.
4.19. Số electron tối đa trong lớp thứ n (n ≤ 4) là
A. n. B. 2n. C. 2n2. D. n2.
4.20. Khẳng định sai là
A. Các phân lớp s2, p6, d10, f14 chứa đủ số electron tối đa gọi là phân lớp bão hòa.
B. Các phân lớp s1, p3, d5, f7 chứa một nửa số electron tối đa gọi là phân lớp nửa bão hòa.
C. Các phân lớp chưa đủ số electron tối đa gọi là phân lớp chưa bão hòa.
D. Trong cùng một phân lớp chưa bão hòa, các electron sẽ phân bố vào các orbital sao cho
số electron độc thân là tối thiểu.
4.21. Nguyên tử N có Z = 7. Số electron độc thân trong nguyên tử N là
A. 7. B. 5. C. 3. D. 1.
4.22. Cho nguyên tử Fe có Z = 26. Cấu hình electron của nguyên tử Fe là
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d8. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4d8.
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d6. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2.
4.23. Nguyên tử X có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5. Khẳng định sai là
A. Nguyên tử X có 17 electron.
B. Phân lớp 3p của nguyên tử X chưa bão hòa.
C. Nguyên tử X có 5 electron ở lớp ngoài cùng.
D. Nguyên tử X có 3 lớp electron.
4.24. Nguyên tố Y có 2 lớp electron, lớp thứ hai có 5 electron. Số hiệu nguyên tử của Y là
A. 2. B. 5. C. 7. D. 9.
4.26. Cho nguyên tố A có Z = 11. A là nguyên tố
A. kim loại. B. phi kim.
Trần Trung Tính- 15
C. khí hiếm. D. có thể là kim loại hoặc phi kim
4.27. Nguyên tố X được sử dụng rộng rãi để chống đóng băng và khử băng như một chất bảo
quản. Nguyên tố Y là nguyên tố thiết yếu cho các cơ thể sống, đồng thời nó được sử dụng nhiều
trong công việc sản xuất phân bón. Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao
nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y có một electron ở lớp ngoài cùng 4s. Nguyên tử X và Y có
số electron hơn kém nhau là 3. Nguyên tử X, Y lần lượt là
A. khí hiếm và kim loại. B. kim loại và khí hiếm.
C. kim loại và kim loại. D. phi kim và kim loại.

- - -  Chủ đề 2. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC  - - -

BÀI 5. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
A. Lý thuyết
 Lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
 Nhà khoa học người Pháp- A. Lavoisier đã xếp 33 nguyên tố hóa học thành
Năm 1789
nhóm các chất khí, kim loại, phi kim và “đất”.
 Nhà hóa học người Đức- J. W. Dö bereiner đã nguyên cứu một hệ thống phân
Năm 1829
loại các nguyên tố hóa học có tính chất tương tự.
 Nhà hóa học người Anh- J. Newlands đã sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng
Năm 1864 dần khối lượng nguyên tử, tính chất chúng lặp lại có quy luật như quãng tám
trong âm nhạc.
 Nhà hóa học người Nga- D. I. Mendeleev và người Đức- L. Meyer đều sắp xếp
Năm 1869
các nguyên tố vào các hàng và các cột theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.
Năm 1871  Mendeleev đã phát biểu định luật tuần hoàn.
 Bảng tuần hoàn được xây dựng trên cơ sở mối liên hệ giữa số hiệu nguyên tử
Hiện nay và tính chất của nguyên tố, các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự tăng dần số
hiệu nguyên tử.
 Cấu tạo bảng tuần hoàn
 Ô nguyên tố
 Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô trong bảng tuần
hoàn gọi là ô nguyên tố.
 Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử của
nguyên tố đó.
 Chu kì
 Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào thành một hàng, gọi là
chu kì.
 Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì.

Trần Trung Tính- 16


 Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì.
 Chu kì nhỏ: gồm các chu kì 1, 2, 3.
 Chu kì lớn: gồm các chu kì 4, 5, 6, 7.
 Mở đầu chu kì là kim loại điển hình (trừ chu kì 1) và kết thúc chu kì là khí hiếm.
 Nhóm nguyên tố
 Nhóm là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có
tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
 Bảng tuần hoàn gồm có 18 cột, chia thành:
 8 nhóm A (IA đến VIIIA).
 8 nhóm B (IB đến VIIIB).
 Mỗi cột tương đương với một nhóm, riêng nhóm VIIIB có 3 cột.
 Electron hóa trị là những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học. Chúng
thường nằm ở lớp ngoài cùng hoặc ở cả phân lớp sát lớp ngoài cùng nếu phân lớp đó chưa bão
hóa.
 Nhóm A
 Gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.
 Số thứ tự nhóm A = số electron hóa trị = số electron lớp ngoài cùng.
 Nhóm B
 Gồm các nguyên tố d và nguyên tố f.
 Cấu hình electron lớp ngoài cùng có dạng: (n – 1)dxnsy.
 Nếu (x + y) = { 3 , 4 ,5 , 6 , 7 } thì thuộc nhóm (x + y)B.
 Nếu (x + y) = { 8 , 9 , 10 } thì thuộc nhóm VIIIB.
 Nếu (x + y) > 10 thì thuộc nhóm (x + y – 10)B.
 Phân loại nguyên tố hóa học
 Dựa theo cấu hình electron chia thành các khối s, p, d và f.
Khối nguyên tố s  Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns 1 ÷2.
Khối nguyên tố p  Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns 2 np 1 ÷6.
Khối nguyên tố d  Cấu hình electron lớp ngoài cùng là (n – 1)d 1 ÷10 ns1 ÷ 2.
Khối nguyên tố f  Cấu hình electron lớp ngoài cùng là (n – 2) f 0 ÷14 (n – 1)d 0 ÷ 2 ns 2.
 Dựa theo tính chất hóa học phân loại thành nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm.
 Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
 Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử.
 Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một chu kì.
 Các nguyên tố có mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau được xếp cùng một nhóm.
B. Bài tập củng cố
5.1. X là nguyên tố rất cần thiết cho sự chuyển hóa của calcium, phosphorus, sodium, potassium,
vitamin C và các vitamin nhóm B. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của
nguyên tử X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là:
A. 12. B. 13. C. 11. D. 14.
5.2. Chu kì là
A. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều khối
lượng nguyên tử tăng dần.
Trần Trung Tính- 17
B. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số
khối tăng dần.
C. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện
tích hạt nhân nguyên tử tăng dần.
D. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều
số neutron tăng dần.
5.3. Nhóm nguyên tố là
A. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron giống nhau, được xếp ở cùng
một cột.
B. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron gần giống nhau, do đó có tính
chất hóa học giống nhau và được xếp thành một cột.
C. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính
chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
D. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có tính chất hóa học giống nhau và được xếp cùng
một cột.
5.4. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp không theo nguyên tắc nào?
A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một cột.
D. Theo chiều tăng khối lượng nguyên tử.
5.5. Sulfur dạng kem bôi được sử dụng để điều trị mụn trứng cá. Nguyên tử sulfur có phân lớp
electron ngoài cùng là 3p4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nguyên tử sulfur?
A. Lớp ngoài cùng của sulfur có 6 electron.
B. Hạt nhân nguyên tử sulfur có 16 electron.
C. Trong bảng tuần hoàn sulfur nằm ở chu kì 3.
D. Sulfur nằm ở nhóm VIA.
5.6. Năm 1869, nhà hóa học đã công bố bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. Rutherford. B. Newton. C. Thomson. D. Mendeleev.
5.7. Theo bảng tuần hoàn của Mendeleev, các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự tăng dần
A. khối lượng nguyên tử. B. cấu hình electron.
C. số hiệu nguyên tử. D. số khối.
5.8. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện đại ngày nay được xây dựng dựa trên cơ sở mối
liên hệ giữa
A. khối lượng nguyên tử và tính chất. B. số hiệu nguyên tử và tính chất.
C. số khối và tính chất. D. cấu hình electron và tính chất.
5.9. Số thứ tự của một ô nguyên tố bằng
A. số lớp electron của nguyên tố hóa học trong ô đó.
B. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tố hóa học trong ô đó.
C. số hiệu nguyên tử của nguyên tố hóa học trong ô đó.
D. số khối của nguyên tố hóa học trong ô đó.
5.10. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng, gọi là
Trần Trung Tính- 18
A. chu kì. B. ô nguyên tố. C. nhóm. D. bảng tuần hoàn.
5.11. Bảng tuần hoàn gồm có
A. 7 chu kì: 4 chu kì nhỏ và 3 chu kì lớn. B. 8 chu kì: 4 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.
C. 18 chu kì: 8 chu kì nhỏ và 10 chu kì lớn. D. 7 chu kì: 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.
5.12. Nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 19 thuộc chu kì nào trong bảng tuần hoàn?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 7.
5.13. Các electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học là
A. electron s. B. electron p.
C. electron hóa trị. D. electron ở lớp trong cùng.

5.14. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là
A. Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp cùng một chu kì.
C. Các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau được xếp cùng một
nhóm.
D. Cả A, B và C đều đúng.
5.15. Nguyên tố aluminium (Al) có số hiệu nguyên tử là 13. Al thuộc khối nguyên tố
A. s. B. p. C. d. D. f.
5.16. Nguyên tố Y (Z = 17). Trong bảng tuần hoàn, Y thuộc nhóm
A. IIIA. B. VIIA. C. IIIB. D. VA.
5.17. Nguyên tố Y ở chu kì 3 nhóm IVA. Cấu hình electron nguyên tử của Y là
A. 1s22s22p63s23p4. B. 1s22s22p63s23p2.
C. 1s22s22p63s23p6. D. 1s22s22p63s23p63d34s2.
5.18. Cho nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 23. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. ô số 23, chu kì 4, nhóm IIIA. B. ô số 23, chu kì 4, nhóm IIIB.
C. ô số 23, chu kì 3, nhóm IIIA. D. ô số 23, chu kì 4, nhóm VB.
5.19. Argon (Ar) có số hiệu nguyên tử là 18. Ar là nguyên tố
A. kim loại. B. phi kim. C. khí hiếm. D. kim loại hoặc phi kim.
Câu 15. Cấu hình electron của nguyên tố khí hiếm thuộc chu kì 2 là
A. 1s22s2. B. 1s22s22p4. C. 1s22s22p6. D. 1s2.

Trần Trung Tính- 19


BÀI 6. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN
TỐ, THÀNH PHẦN VÀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA HỢP CHẤT
A. Lý thuyết
 Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử
 Bán kính nguyên tử là khoảng cách từ hạt nhân
electron ở phân lớp ngoài cùng.
 Trong một chu kì, bán kính nguyên tử giảm dần
theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
 Giải thích:
Nguyên tử của các nguyên tố có cùng số lớp
electron, khi điện tích hạt nhân tăng →electron lớp
ngoài cùng bị hạt nhân hút mạnh hơn → bán kính
nguyên tử giảm.
 Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử tăng dần
theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
 Giải thích:
Khi điện tích hạt nhân tăng →số lớp electron tăng
dần →bán kính nguyên tử tăng.
 Xu hướng biến đổi độ âm điện
 Độ âm điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên
kết hóa học.
 Trong một chu kì, độ âm điện tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
 Giải thích: Trong chu kì, khi điện tích hạt nhân tăng → bán kính nguyên tử giảm →lực hút giữa
hạt nhân và electron lớp ngoài cùng tăng →độ âm điện tăng.
 Trong một nhóm A, độ âm điện giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
 Giải thích: Trong nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng → bán kính nguyên tử tăng →lực hút giữa
hạt nhân và electron lớp ngoài cùng giảm →độ âm điện giảm.
 Xu hướng biến đổi tính kim loại, tính phi kim.
 Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhường electron.
 Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhận electron.
 Trong một chu kì, tính kim loại giảm dần và tính phi kim tăng dần theo chiều tăng điện tích hạt
nhân.

Trần Trung Tính- 20


 Giải thích: Trong chu kì, khi điện tích hạt nhân tăng → bán kính nguyên tử giảm →lực hút giữa
hạt nhân và electron lớp ngoài cùng tăng →khả năng nhường electron giảm, nhận electron tăng →
tính kim loại giảm và tính phi kim tăng.
 Trong một nhóm A, tính kim loại tăng dần và tính phi kim giảm dần theo chiều tăng điện tích hạt
nhân.
 Giải thích: Trong nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng → bán kính nguyên tử tăng →lực hút giữa
hạt nhân và electron lớp ngoài cùng giảm →khả năng nhường electron tăng, nhận electron giảm →
tính kim loại tăng và tính phi kim giảm.
 Xu hướng biến đổi tính acid- base của oxide và hydroxide
 Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide giảm dần,
tính acid của oxide và hydroxide tăng dần.
 Công thức oxide cao nhất, công thức chất khí với hydrogen.
 Hóa trị cao nhất của một nguyên tố R với oxygen = số thứ tự nhóm A = n.
 Công thức oxide cao nhất có dạng R2On.

IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA


Hóa trị cao nhất
1 2 3 4 5 6 7
với oxygen
Công thức oxide
R2O RO R2O3 RO2 R2O5 RO3 R2O7
cao nhất
Công thức
NaOH Mg(OH)2 Al(OH)3 H2SiO3 H3PO4 H2SO4 HClO4
hydroxide cao nhất
 Hóa trị của R trong hợp chất khí với hydrogen = 8 – số thứ tự nhóm A = 8 – n.
 Công thức hợp chất khí của R với hydrogen có dạng RH(8 – n).
B. Bài tập củng cố
6.1. Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử?
A. Be, F, O, C, Mg. B. Mg, Be, C, O, F.
C. F, O, C, Be, Mg. D. F, Be, C, Mg, O.
6.2. Nguyên tử của nguyên tố nào có bán kính lớn nhất trong các nguyên tử sau đây?
A. Al. B. P. C. S. D. K.
6.3. Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện của nguyên tử?
A. Li, F, N, Na, C. B. F, Li, Na, C, N.
C. Na, Li, C, N, F. D. N, F, Li, C, Na.
6.4. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có độ âm điện lớn nhất? Cho biết nguyên tố này được
sử dụng trong công nghệ hàn, sản xuất thép và methanol.
A. B. B. N. C. O. D. Mg.
6.5. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có tính kim loại mạnh nhất? Cho biết nguyên tố này
được sử dụng trong đồng hồ nguyên tử, với độ chính xác ở mức giây trong hàng nghìn năm.
A. Hydrogen. B. Beryllium. C. Caesium. D. Phosphorus.
6.6. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có tính phi kim mạnh nhất? Cho biết nguyên tố này có
trong thành phần của hợp chất teflon, được sử dụng để tráng chảo chống dính.
A. Fluorine. B. Bromine. C. Phosphorus. D. Iodine.
Trần Trung Tính- 21
6.7. Hydroxide có tính base mạnh nhất trong các hydroxide sau đây? Cho biết hợp chất này được
sử dụng làm chất phụ gia cho dầu bôi trơn của động cơ đốt trong.
A. Calcium hydroxide. B. Barium hydroxide.
C. Strontium hydroxide. D. Magnesium hydroxide.
6.8. Hydroxide nào có tính acid mạnh nhất trong các hydroxide sau đây? Cho biết hợp chất này
được dùng để phân hủy các quặng phức tạp; phân tích khoáng vật hoặc làm chất xúc tác.
A. Silicic acid. B. Sulfuric acid.
C. Phosphoric acid. D. Perchloric acid.
6.9. Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. Phát biểu nào sau
đây sai?
A. Các nguyên tố này đều là các kim loại mạnh nhất trong chu kì.
B. Các nguyên tố này không cùng thuộc một chu kì.
C. Thứ tự tăng dần tính base là: X(OH)2, Y(OH)2, Z(OH)2.
D. Thứ tự tăng dần độ âm điện là: Z, Y, X.
6.10. Từ thích hợp điền vào chỗ trống là
“Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử của các nguyên tố
có xu hướng …….., độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng ………”
A. tăng dần, tăng dần. B. tăng dần, giảm dần.
C. giảm dần, giảm dần. D. giảm dần, tăng dần.
6.11. Cho các phát biểu sau:
(1) Trong một nhóm A, theo chiều từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng dần nên bán kính
nguyên tử có xu hướng tăng.
(2) Trong một nhóm A, theo chiều từ dưới lên trên, số lớp electron tăng dần nên bán kính
nguyên tử có xu hướng tăng.
(3) Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút của hạt nhân với
các electron lớp ngoài cùng tăng. Do đó độ âm điện có xu hướng tăng dần.
(4) Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng
nhanh, lực hút của hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm. Do đó độ âm điện có xu
hướng giảm dần.
Phát biểu đúng là:
A. (1) và (3). B. (1) và (4). C. (2) và (3). D. (2) và (4).
6.12. Sắp xếp các nguyên tố sau đây theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử: Li, N, O, Na, K.
A. Li, N, O, Na, K. B. K, Na, O, N, Li.
C. O, N, Li, Na, K. D. O, N, Li, K, Na.
6.13. Sắp xếp các nguyên tố sau đây theo chiều tăng dần độ âm điện: Na, K, Mg, Al.
A. Al, Mg, Na, K. B. K, Na, Mg, Al.
C. Na, Mg, Al, K. D. K, Al, Mg, Na.
6.14. Khẳng định sai là
A. Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhường electron
B. Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhận electron

Trần Trung Tính- 22


C. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân tính kim loại của các
nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần
D. Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân tính kim loại của các
nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần
6.15. So sánh tính kim loại của Na, Mg, K đúng là
A. Na > Mg > K. B. K > Mg > Na. C. Mg > Na > K. D. K > Na >
Mg.
6.16. So sánh tính phi kim của F, S, Cl đúng là
A. F > S > Cl. B. Cl > S > F. C. F > Cl > S. D. S > Cl > F.
6.17. Theo độ âm điện của Pauling, nguyên tử có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn là
A. F. B. H. C. He. D. O.
6.18. Sắp xếp tính base của NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 theo chiều giảm dần là
A. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3. B. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH.
C. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH. D. Mg(OH)2, NaOH, Al(OH)3.
6.19. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có bán kính nguyên tử lớn nhất?
A. Si (Z = 14). B. P (Z = 15). C. Ge (Z = 32). D. As (Z =
33).
6.20. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là
A. Iodine (I). B. Hydogen (H). C. Caesium (Cs). D. Fluorine (F).
6.21. Các chất H2SiO3, HClO4, H2SO4 và H3PO4 được sắp xếp theo chiều giảm dần tính acid là
A. H2SiO3, HClO4, H2SO4, H3PO4. B. H2SiO3, H3PO4, H2SO4, HClO4.
C. HClO4, H2SO4, H3PO4, H2SiO3. D. H2SO4, H3PO4, H2SiO3, HClO4.
6.22. Trong các hydroxide dưới đây. Hydroxide lưỡng tính là
A. Al(OH)3. B. Mg(OH)2. C. NaOH. D. LiOH.
6.23. Khẳng định nào dưới đây sai khi nói về các nguyên tố nhóm A?
A. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của nguyên tử nguyên tố hóa học có
xu hướng giảm trong cùng một nhóm và tăng trong cùng một chu kì.
B. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của nguyên tử nguyên tố hóa học có
xu hướng giảm trong cùng một nhóm và tăng trong cùng một chu kì.
C. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính acid của oxide và hydroxide có xu hướng
tăng dần trong một chu kì.
D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide có xu
hướng giảm dần trong một chu kì.
6.24. Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của một nguyên tử khi tạo thành liên kết hóa
học là
A. bán kính nguyên tử. B. độ âm điện.
C. năng lượng ion hóa. D. điện tích hạt nhân.

Trần Trung Tính- 23


BÀI 7. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN- Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN
TỐ HÓA HỌC
A. Lý thuyết
 Định luật tuần hoàn
 Phát biểu: “Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các
hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
nguyên tử”.
 Nguyên nhân của sự biến đổi là do sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng
của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần.
 Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
 Khi biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể suy ra cấu tạo nguyên tử của
nguyên tố đó và ngược lại, từ đó có thể suy ra những tính chất hóa học cơ bản của nó.
 Mối quan hệ giữa cấu hình electron, vị trí và tính chất của các nguyên tố

Cấu hình electron Vị trí nguyên tố


 Số proton, số electron.  Số thứ tự của nguyên tố.
 Số lớp electron.  Chu kì.
 Số electron lớp ngoài cùng  Nhóm.

Tính chất nguyên tố


Trần Trung Tính- 24
 Tính kim loại, tính phi kim.
 Hóa trị cao nhất với oxygen.
 Công thức oxide cao nhất.
B. Bài tập củng cố
7.1. Cấu hình electron nguyên tử iron: (Ar)3d64s2. Iron ở
A. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIA. B. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.
C. ô 26, chu kì 4, nhóm IIA. D. ô 26, chu kì 4, nhóm IIB.
7.2. Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 8
a. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là
A. 1s22s22p3. B. 1s22s12p5. C. 1s12s22p5. D. 1s22s22p4.
b. Nguyên tố X thuộc chu kì
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
c. Nguyên tố X thuộc nhóm
A. VIIIB. B. VIB. C. VIIA. D. VIA.
7.3. Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là
A. 1s22s22p63s1. B. 1s22s22p6. C. 1s22s22p53s4. D. 1s22s22p63s2.
7.4. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3
a. Số electron lớp ngoài cùng của X là
A. 3. B. 2. C. 6. D. 5.
b. X thuộc chu kì
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
c. X thuộc nhóm
A. IA. B. VA. C. IIIA. D. IVA.
7.4. Phát biểu đúng về định luật tuần hoàn là
A. Tính chất của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
nguyên tử.
B. Tính chất của các nguyên tố và đơn chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích
hạt nhân nguyên tử.
C. Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của hợp chất
tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của số lớp electron.
D. Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của hợp chất
tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
7.5. Nguyên tử nguyên tố G có cấu hình electron là [Ne] 3s 2 3p4. Vị trí của G trong bảng tuần
hoàn
A. ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA. B. ô thứ 26, chu kì 3, nhóm IVB.

Trần Trung Tính- 25


C. ô thứ 16, chu kì 2, nhóm IVA. D. ô thứ 26, chu kì 3, nhóm VIA.
7.6. Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình e là [Ar] 3d 4s2. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
6

A. Chu kỳ 3, nhóm VIIIA. B. Chu kỳ 4, nhóm IIB.


C. Chu kỳ 4, nhóm IIA. D. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB.
7.7. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần
A. khối lượng nguyên tử. B. bán kính nguyên tử.
C. số hiệu nguyên tử. D. độ âm điện của nguyên tử.
7.8. Nguyên tố Ca có số hiệu nguyên tử là 20. Phát biểu nào sau đây về Ca là không đúng?
A. Số electron ở vỏ nguyên tử của nguyên tố Ca là 20.
B. Vỏ của nguyên tử Ca có 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 2 electron.
C. Hạt nhân của nguyên tử Ca có 20 proton.
D. Nguyên tố Ca là một phi kim.
7.9. Nguyên tố Y ở chu kì 3, nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Tính chất hóa học cơ bản của Y là:
A. kim loại. B. khí hiếm. C. phi kim. D. base.
7.10. Y thuộc chu kì 4, nhóm IIA. Công thức oxide và hydroxide cao nhất của Y lần lượt là
A. YO, YOH. B. Y2O, YOH.
C. Y2O5, Y(OH)2. D. YO, Y(OH)2.

7.11. Nguyên tố potassium thuộc ô 19 trong bảng tuần hoàn. Cấu tạo nguyên tử này là
A. Có 19 electron, 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 1 electron.
B. Có 20 electron, 4 lớp lớp electron và lớp ngoài cùng có 2 electron.
C. Có 19 electron, 3 lớp electron và lớp ngoài cùng có 9 electron.
D. Có 19 electron, 1 lớp electron và lớp ngoài cùng có 4 electron.
7.12. Nguyên tử nguyên tố sulfur (S) có 16 proton. Công thức oxide cao nhất và tính chất của
oxide đó là
A. SO2, tính acid oxide. B. SO3, tính acid oxide.
C. SO2, tính basic oxide. D. SO3, tính basic oxide.
7.13. Nguyên tố chlorine ở chu kì 3, nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn. Cấu hình electron nguyên
tử của chlorine là
A. [Ne]3s23p3. B. [Ar]4s1. C. [Ne]3s23p5. D. [Ne]3s23p7.
7.14. Cho 4 gam oxide của kim loại X (thuộc nhóm IIA) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch
HCl 1M. Kim loại X là
A. Mg. B. Ca. C. Ba. D. Sr.
7.15. Cho X (Z = 9), Y (Z = 17) và T (Z = 16). Sắp xếp các nguyên tố theo thứ tự bán kính
nguyên tử tăng dần.
A. X, Y, T. B. T, Y, X. C. X, T, Y. D. Y, T, X.
7.16. Oxide cao nhất của X khi tan trong nước tạo thành dung dịch làm quỳ tím chuyển màu
xanh. Tỉ lệ nguyên tử X với oxygen trong oxide cao nhất của X là 2 : 1. X thuộc nhóm
A. IIA. B. IA. C. VA. D. VIIA.

Trần Trung Tính- 26


7.17. Hydroxide của nguyên tố T có tính base mạnh và tác dụng được với dung dịch H 2SO4 theo
tỉ lệ mol giữa hydroxide của T và HCl là 1 : 1. Nhóm của T trong bảng tuần hoàn là
A. IA. B. IIA. C. IIIA. D. IVA.
7.18. Y là nguyên tố nhóm A có công thức oxide cao nhất là Y2O5. Y thuộc nhóm
A. IIA. B. VA. C. IIIA. D. VIA.

- - -  Chủ đề 3. LIÊN KẾT HÓA HỌC  - - -


BÀI 8. QUY TẮC OCTET
A. Lý thuyết
 Liên kết hóa học
 Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.

 Khi tạo liên kết hóa học thì nguyên tử có xu hướng đạt tới cấu hình electron bền vững của khí
hiếm.
 Chỉ có các electron thuộc lớp ngoài cùng và phân lớp sát lớp ngoài cùng tham gia vào quá trình
tạo thành liên kết, đó gọi là các electron hóa trị
 Các electron hóa trị được quy ước biểu diễn bằng các dấu chấm đặt xung quanh kí hiệu nguyên tố.
 Quy tắc octet
 Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng
nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững như khí hiếm với 8
electron ở lớp ngoài cùng (hoặc 2 electron với khí hiếm helium).
 Ví dụ: Nguyên tử fluorine nhận 1 electron để đạt cấu hình của khí hiếm neon.

Trần Trung Tính- 27


 Ví dụ: Hai nguyên tử fluorine góp chung electron tạp phân tử F2.
 Ví dụ: Nguyên tử sodium nhường 1 electron để đạt cấu hình khí hiếm của neon.
B. Bài tập củng cố
8.1. Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau thành phân tử?
A. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đạt được cơ cấu electron ổn định, bền vững.

B. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đều đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng.
C. Để tổng số electron ngoài cùng của các nguyên tử trong phân tử là 8.
D. Để lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử trong phân tử có nhiều electron độc thân nhất.
8.2. Nguyên tử nào sau đây có khuynh hướng đạt cấu hình electron bền của khí hiếm neon khi
tham gia hình thành liên kết hóa học?
A. Chlorine. B. Sulfur. C. Oxygen. D. Hydrogen.
8.3. Sodium hydride (NaH) là một hợp chất được sử dụng như một chất lưu trữ hydrogen trong
các phương tiện chạy bằng pin nhiên liệu do khả năng giải phóng hydrogen của nó. Trong sodium
hydride, nguyên tử sodium có cấu hình electron bền của khí hiếm
A. helium. B. argon. C. krypton. D. neon.
8.4. Khi tham gia hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử lithium và chlorine có khuynh
hướng đạt cấu hình electron bền của lần lượt các khí hiếm nào dưới đây?
A. Helium và argon. B. Helium và neon.
C. Neon và argon. D. Argon và helium.
8.5. Trong phân tử HBr, nguyên tử hydrogen và bromine đã lần lượt đạt cấu hình electron bền của
các khí hiếm nào dưới đây?
A. Neon và argon. B. Helium và xenon.
C. Helium và radon. D. Helium và krypton.
8.6. Trong các hợp chất, nguyên tử magnesium đã đạt được cấu hình bền của khí hiếm gần nhất
bằng cách.
A. cho đi 2 electron. B. nhận vào 1 electron.
C. cho đi 3 electron. D. nhận vào 2 electron.
8.7. Cho các phân tử sau: Cl2, H2O, NaF và CH4. Có bao nhiêu nguyên tử trong các phân tử trên
đạt cấu hình electron bền của khí hiếm neon?
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
8.8. Nguyên tử trong phân tử nào dưới đây ngoại lệ với quy tắc octet?
A. H2O. B. NH3. C. HCl. D. BF3.
8.9. Theo quy tắc octet (bát tử): Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử các
nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có
A. 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất.
Trần Trung Tính- 28
B. 2 electron tương ứng với kim loại gần nhất.
C. 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm helium).
D. 6 electron tương ứng với phi kim gần nhất.
8.10. Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm
argon khi tham gia hình thành liên kết hóa học?
A. Fluorine. B. Oxygen. C. Hydrogen. D. Chlorine.
8.11. Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử Mg (Z = 12) theo quy tắc octet là
A. Mg + 2e ⟶ Mg2−. B. Mg ⟶ Mg2+ + 2e.
C. Mg + 6e ⟶ Mg6−. D. Mg + 2e ⟶ Mg2+.
8.12. Nguyên tử có cấu hình electron bền vững là
A. Na (Z = 11). B. Cl (Z = 17). C. Ne (Z = 10). D. O (Z = 8).
8.13. Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử S (Z = 16) theo quy tắc octet là
A. S + 2e ⟶ S2−. B. S ⟶ S2+ + 2e.
C. S ⟶ S6+ + 6e. D. S ⟶ S2− + 2e.
8.14. Để đạt được quy tắc octet, nguyên tử potassium (Z= 19) phải nhường đi
A. 2 electron. B. 1 electron. C. 3 electron. D. 4 electron.
8.15. Để đạt được quy tắc octet, nguyên tử nitrogen (Z= 7) phải nhận thêm
A. 2 electron. B. 1 electron. C. 3 electron. D. 4 electron.
8.16. Ion lithium có cấu hình electron của khí hiếm tương ứng nào
A. He. B. Ne. C. Ar. D. Kr.
8.17. Ion aluminium có cấu hình electron của khí hiếm tương ứng nào
A. He. B. Ne. C. Ar. D. Kr.
8.18. Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhường đi 1 electron khi hình thành liên kết
hóa học?
A. Helium. B. Fluorine. C. Aluminium. D. Sodium.
8.19. Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhận thêm 2 electron khi hình thành liên kết
hóa học?
A. Oxide. B. Neon. C. Carbon. D. Magnesium.
8.20. Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là +20. Khi hình thành liên kết hóa học X có xu hướng
A. nhường 8 electron. B. nhận 6 electron.
C. nhận 2 electron. D. nhường 2 electron.
8.21. Nguyên tử Y có 15 proton. Khi hình thành liên kết hóa học Y có xu hướng hình thành ion
có cấu hình electron là
A. 1s22s22p63s23p3. B. 1s22s22p63s23p6.
C. 1s22s22p6. D. 1s22s22p63s23p64s2.
8.22. Nguyên tử X có 9 electron. Ion được tạo thành từ X theo quy tắc octet có số electron là
A. 8 electron. B. 9 electron. C. 10 electron. D. 12 electron.
8.23. Nguyên tử Y có 7 electron. Ion được tạo thành từ Y theo quy tắc octet có số electron,
proton lần lượt là
A. 8 electron; 8 proton. B. 7 electron; 7 proton.

Trần Trung Tính- 29


C. 10 electron; 10 proton. D. 10 electron; 7 proton.

BÀI 9. LIÊN KẾT ION


A. Lý thuyết
 Ion và sự hình thành liên kết ion
 Sự hình thành ion
 Khi nhường electron, nguyên tử trở thành ion dương (cation).
 Kim loại có xu hướng nhường 1, 2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng để tạo cation.
 Giá trị điện tích của ion dương (cation) bằng số electron mà nguyên tử đã nhường.
 Ví dụ: Nguyên tử sodium nhường 1 electron để tạo thành ion sodium.

 Khi nhận electron, nguyên tử trở thành ion âm (anion).


 Phi kim có xu hướng nhận 5, 6 hoặc 7 electron lớp ngoài cùng để tạo anion.
 Giá trị điện tích của ion âm (anion) bằng số electron mà nguyên tử đã nhận.
 Ví dụ: Nguyên tử fluorine nhận 1 electron để tạo ion fluoride.

 Sự hình thành liên kết ion


 Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái
dấu.
 Liên kết ion thường được hình thành khi kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển hình.
Trần Trung Tính- 30
 Ví dụ: Sự hình thành liên kết ion trong phân tử sodium chloride.

 Tinh thể ion


 Cấu trúc: các ion được sắp xếp theo một trật tự nhất định trong không gian theo kiểu mạng lưới.
Các ion dương và ion âm được sắp xếp luân phiên.
 Tính chất của hợp chất ion:
 Thường là tinh thể rắn ở điều kiện thường.
 Khó nóng chảy, bay hơi và không dẫn điện ở trạng thái rắn.
 Thường dễ tan trong nước tạo dung dịch có khả năng dẫn điện.
 Các hợp chất ion thường tồn tại ở trạng thái rắn ở điều kiện thường. Vì chúng có cấu trúc tinh
thể và lực hút tĩnh điện mạnh.
 Cấu tạo tinh thể NaCl:
 Mạng tinh thể NaCl có cấu trúc hình lập phương.
 Các ion Na+ và Cl- nằm ở các nút mạng tinh thể
một cách luân phiên.
 Trong tinh thể NaCl, cứ một ion Na+ được bao
quanh bởi 6 ion Cl- và ngược lại.
 Ion Na+ và ion Cl- hút nhau bằng lực hút tĩnh
điện.
B. Bài tập củng cố
9.1. Điều nào dưới đây đúng khi nói về ion S2-?
A. Có chứa 18 proton. B. Có chứa 18 electron.
C. Trung hòa về điện. D. Được tạo thành khi nguyên tử sulfur (S) nhận vào 2 proton.
9.2. Điều nào dưới đây không đúng khi nói về hợp chất sodium oxide (Na2O)?
A. Trong phân tử Na2O, các ion sodium Na+ và ion oxide O2− đều đạt cấu hình electron bền
vững của khí hiếm neon.
B. Phân tử Na2O tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa hai ion Na+ và một ion O2−.
C. Là chất rắn trong điều kiện thường.
D. Không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi không phân cực như benzene, carbon
tetrachloride, …
9.3. Tính chất nào dưới đây đúng khi nói về hợp chất ion?
A. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp.
B. Hợp chất ion tan tốt trong dung môi không phân cực.
C. Hợp chất ion có cấu trúc tinh thể.
D. Hợp chất ion dẫn điện ở trạng thái rắn.
Trần Trung Tính- 31
9.4. Hợp chất A có các tính chất sau: Ở thể rắn trong điều kiện thường, dễ tan trong nước tạo
dung dịch dẫn điện được. Hợp chất A là
A. sodium chloride. B. glucose. C. sucrose. D. fructose.
9.5. Tính chất nào sau đây không phải của magnesium oxide (MgO)?
A. Có nhiệt độ nóng chảy cao hơn so với NaCl.
B. Chất khí ở điều kiện thường.
C. Có cấu trúc tinh thể.
D. Phân tử tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa ion Mg2+ và O2−.
9.6. Khẳng định đúng là
A. Khi nhường electron, nguyên tử trở thành ion dương (cation).
B. Khi nhận electron, nguyên tử trở thành ion âm (anion).
C. Giá trị điện tích trên cation hoặc anion bằng số electron mà nguyên tử đã nhường hoặc
nhận.
D. Cả A, B và C đều đúng.
9.7. Liên kết ion thường được hình thành khi
A. kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển hình.
B. 2 phi kim điển hình tác dụng với nhau.
C. kim loại điển hình tác dụng với khí hiếm.
D. phi kim điển hình tác dụng với khí hiếm.
9.8. Liên kết ion trong hợp chất KCl tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa
A. cation K2+ và anion Cl2−. B. cation K+ và anion Cl−.
C. cation Cl+ và anion K−. D. cation Cl2+ và anion K2−.
9.9. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Liên kết ion chỉ có trong đơn chất. B. Liên kết ion chỉ có trong hợp
chất.
C. Liên kết ion có cả trong đơn chất và hợp chất. D. Cả A, B, và C đều sai.
9.10. Quá trình hình thành liên kết ion trong phân tử MgO là
A. Mg ⟶ Mg2+ + 2e; O + 2e ⟶ O2−; Mg2+ + O2−⟶ MgO.
B. Mg ⟶ Mg+ + 1e; O + 1e ⟶ O−; Mg+ + O−⟶ MgO.
C. O ⟶ O2+ + 2e; Mg + 2e ⟶ Mg2−; O2+ + Mg2−⟶ MgO.
D. O ⟶ O+ + 1e; Mg + 1e ⟶ Mg−; O+ + Mg−⟶ MgO.
9.11. Quá trình hình thành liên kết ion trong phân tử CaCl2 là
A. Ca ⟶ Ca2+ + 2e; Cl + 2e ⟶ Cl2−; Ca2+ + Cl2−⟶ CaCl2.
B. Ca ⟶ Ca2+ + 2e; Cl + 1e ⟶ Cl−; Ca2+ + Cl−⟶ CaCl2.
C. Ca ⟶ Ca2+ + 2e; Cl + 1e ⟶ Cl−; Ca2+ + 2Cl−⟶ CaCl2.
D. Ca ⟶ Ca+ + 1e; Cl + 2e ⟶ Cl2−; Ca+ + Cl2−⟶ CaCl2.
9.12. Ion Al3+ có cấu hình electron giống cấu hình electron của khí hiếm nào?
A. Helium. B. Neon. C. Argon. D. Krypton.
2+ - 3+ 3−
9.13. Cho các ion sau: Ca , F , Al và P . Số ion có cấu hình electron của khí hiếm neon là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Trần Trung Tính- 32
9.14. So sánh nào dưới đây là đúng?
A. Bán kính nguyên tử Ca bằng bán kính ion Ca2+.
B. Bán kính nguyên tử Ca lớn hơn bán kính ion Ca2+.
C. Bán kính nguyên tử Ca nhỏ hơn bán kính ion Ca2+.
D. Bán kính nguyên tử Ca lớn hơn hoặc bằng bán kính ion Ca2+.
9.15. Hợp chất nào dưới đây là hợp chất ion?
A. NaCl. B. N2. C. H2O. D. CO2.
9.16. Cho các tính chất dưới đây:
(i) Dẫn điện ở trạng thái rắn.
(ii) Dễ tan trong nước tạo thành dung dịch có khả năng dẫn điện.
(iii) Thường tồn tại ở thể rắn trong điều kiện thường.
(iiii) Dễ nóng chảy, dễ bay hơi.
Số tính chất điển hình đúng của hợp chất ion là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
9.17. Anion X3− có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Cấu hình electron nguyên tử của X là
A. 1s22s22p63s23p3. B. 1s22s22p63s23p6.
C. 1s22s22p63s23p63d14s2. D. 1s22s22p6.
9.18. Ở điều kiện thường, các hợp chất ion thường tồn tại ở dạng
A. chất lỏng. B. chất khí. C. tinh thể rắn. D. rắn, lỏng hoặc
khí.
9.19. Liên kết ion là loại liên kết phổ biến trong
A. các hợp chất được tạo nên từ kim loại điển hình và phi kim điển hình.
B. các hợp chất được tạo nên từ 2 phi kim điển hình.
C. các hợp chất được tạo nên từ 2 kim loại điển hình.
D. các đơn chất.
9.20. Công thức của hợp chất ion được hình thành từ anion Y2− và cation X+ là
A. XY. B. X2Y2. C. X2Y. D. XY2.

Trần Trung Tính- 33


BÀI 10. LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
A. Lý thuyết
 Sự hình thành liên kết cộng hóa trị
 Sự hình thành liên kết trong các phân tử
 Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp
electron chung.
 Ví dụ: Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử chlorine.

Cl2: Cl −¿ Cl
 Liên kết đơn được hình thành từ một cặp electron dùng chung, biểu diễn “−¿”.
 Ví dụ: Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử oxygen.

O2: O = O
 Liên kết đôi được hình thành từ hai cặp electron dùng chung, biểu diễn “=”.
 Ví dụ: Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử nitrogen.

Trần Trung Tính- 34


N2: N ≡ N
 Liên kết ba được hình thành từ ba cặp electron dùng chung, biểu diễn “≡”.
 Công thức electron- Công thức Lewis
 Công thức electron của một phân tử biểu diễn các electron hóa trị riêng của các nguyên tử
trong phân tử và các cặp electron chung trong phân tử đó.
 Công thức Lewis được xây dựng từ công thức electron, trong đó mỗi cặp electron chung được
thay bằng một gạch nối “−¿”.
 Quy tắc viết công thức Lewis của một phân tử hay ion
Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị của phân tử hay ion.
Bước 2: Xác định nguyên tử trung tâm và vẽ sơ đồ khung biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử.
Nguyên tử trung tâm thường là nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.
Bước 3: Hoàn thiện octet cho các nguyên tử xung quanh.
Bước 4: Tính số electron hóa trị electron còn lại bằng tổng số electron hóa trị trừ số electron đã
tham gia tạo liên kết và hoàn thiện octet.
Bước 5: Nếu electron còn dư, đặt số electron hóa trị dư trên nguyên tử trung tâm. Kiểm tra
nguyên tử trung tâm đã đạt octet chưa. Nếu nguyên tử trung tâm chưa đạt octet, chuyển sang
bước 6.
Bước 6: Chuyển cặp electron chưa liên kết trên nguyên tử xung quanh thành electron liên kết sao
cho nguyên tử trung tâm thỏa mãn quy tắc octet.
 Ví dụ: Viết công thức Lewis của phân tử CO2.
- Bước 1: Tổng số electron hóa trị của phân tử CO2 là 4 + 6×2 = 16.
- Bước 2: Nguyên tử trung tâm là C. Sơ đồ khung biểu diễn liên kết của phân tử CO2.
O–C–O
- Bước 3: Hoàn thiện octet cho các nguyên tử xung quanh.
O–C–O
- Bước 4: Số electron hóa trị còn lại là 16 – (2×2 + 6×2) = 0.
- Bước 5: Do nguyên tử trung tâm C có 4 electron hóa trị, chưa đạt octet.
- Bước 6: Chuyển một cặp electron của mỗi O thành electron chung giữa C và O. Công thức
Lewis của phân tử CO2 là

Trần Trung Tính- 35


 Công thức electron, công thức Lewis và công thức cấu tạo của một số phân tử
 Liên kết cho – nhận

 Liên kết cho – nhận là một trường hợp đặc biệt của liên kết cộng hóa trị, trong đó cặp electron
chung chỉ do một nguyên tử đóng góp.
 Phân biệt các loại liên kết dựa vào hiệu độ âm điện (∆ χ)
Hiệu độ âm điện Loại liên kết Đặc điểm liên kết
Cặp electron chung phân bố đều ở
0 ≤ ∆ χ < 0,4 Liên kết cộng hóa trị không phân cực hai nguyên tử (không lệch về
nguyên tử nào).
0,4 ≤ ∆ χ < 1,7 Cặp electron chung lệch về phía
Liên kết cộng hóa trị phân cực
nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
∆ χ ≥ 1,7 Hình thành bởi lực hút tĩnh điện
Liên kết ion
giữa hai ion mang điện trái dấu.
 Sự hình thành liên kết σ , π và năng lượng liên kết
 Sự hình thành liên kết σ
 Liên kết σ là loại liên kết cộng hóa trị được hình thành do sự xen phủ trục của hai orbital. Vùng
xen phủ nằm trên đường nối tâm hai nguyên tử.
 Ví dụ: Sự xen phủ trục s – s

Trần Trung Tính- 36


 Ví dụ: Sự xen phủ trục s – p
 Ví dụ: Sự xen phủ trục p – p
 Sự hình thành liên kết π
 Liên kết π là loại liên kết cộng hóa trị được hình thành do sự xen phủ bên của hai orbital. Vùng
xen phủ nằm hai bên đường nối tâm hai nguyên tử.
 Ví dụ: Sự xen phủ bên p – p  Ví dụ: Sự xen phủ bên p – p và xen phủ trục pp

 Liên kết đơn được tạo bởi một liên kết σ . Liên kết đôi gồm một liên kết σ và một liên kết π .
Liên kết ba gồm một liên kết σ và hai liên kết π .
 Năng lượng liên kết (Eb)
 Năng lượng của một liên kết hóa học là năng lượng cần thiết để phá vỡ 1 mol liên kết đó ở thể
tích khí, tại 25℃ và 1 bar.
 Năng lượng liên kết đặc trưng cho độ bền của liên kết. Năng lượng liên kết trong lớn thì liên
kết càng bền và ngược lại.
B. Bài tập củng cố
10.1. Trong phân tử ammonia (NH3), số cặp electron chung giữa nguyên tử nitrogen và các
nguyên tử hydrogen là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
10.2. Biết nguyên tử chlorine có 7 electron hóa trị, công thức electron của phân tử chlorine là:

10.3. Chất nào sau đây không có liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. O2. B. CO2. C. NH3. D. HCl.
10.4. Chất vừa có liên kết cộng hóa trị phân cực, vừa có liên kết cộng hóa trị không phân cực là
A. CO2. B. H2O. C. NH3. D. C2F6.
Sử dụng giá trị độ âm điện các nguyên tố được cho trong bảng sau để trả lời các câu 10.5,
10.6, 10.7.

Trần Trung Tính- 37


10.5. Liên kết nào dưới đây là liên kết cộng hóa trị không phân cực?
A. Na – O. B. O – H. C. Na – C. D. C – H.
10.6. Lực kéo electron về phía nguyên tử nitrogen mạnh nhất ở liên kết nào dưới đây?
A. N – H. B. N – F. C. N – Cl. D. N – Br.
10.7. Liên kết nào trong các liên kết sau là phân cực nhất?
A. C – H. B. C – F. C. C – Cl. D. C – Br.
10.8. Hợp chất nào sau đây chứa cả liên kết cộng hóa trị và liên kết ion?
A. CH2O. B. CH4. C. Na2O. D. KOH.
10.9. Các liên kết trong phân tử nitrogen được tạo thành do sự xen phủ của
A. các orbital s với nhau.
B. 2 orbital s và 1 orbital p với nhau.
C. 1 orbital s và 2 orbital với nhau.
D. 3 orbital p giống nhau về hình dạng và kích thước, chỉ khác nhau về sự định hướng trong
không gian.
10.10. Điều nào sau đây sai khi nói về tính chất của hợp chất cộng hóa trị?
A. Các hợp chất cộng hóa trị có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn các hợp chất ion.
B. Các hợp chất cộng hóa trị có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí trong điều kiện thường.
C. Các hợp chất cộng hóa trị đều dẫn điện tốt.
D. Các hợp chất cộng hóa trị không phân cực tan được trong dung môi không phân cực.
10.11. Đặt độ dài các liên kết N – N, N = N và N ≡ N lần lượt là I1, I2 và I3. Thứ tự tăng dần độ
dài các liên kết là:
A. I1; I2; I3. B. I1; I3; I2. C. I2; I1; I3. D. I3; I2; I1.
10.12. Phát biểu nào sau đây đúng với độ bền của một liên kết?
A. Khi nhiều liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử, độ bền của liên kết sẽ giảm.
B. Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết tăng.
C. Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết giảm.
D. Độ bền của liên kết không phụ thuộc vào độ dài liên kết.
10.13. Liên kết cộng hóa trị là liên kết hình thành giữa hai nguyên tử bằng
A. lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
B. một cặp electron chung.
C. một hay nhiều cặp electron chung.
D. các electron hóa trị riêng.
10.14. Liên kết giữa hai nguyên tử được hình thành bởi một cặp electron chung được gọi là
A. liên kết bội. B. liên kết đơn. C. liên kết đôi. D. liên kết ba.
10.15. Dựa vào số cặp electron chung, liên kết cộng hóa trị được chia thành mấy loại?
A. 2 loại: liên kết σ và liên kết π.
B. 2 loại: liên kết cộng hóa trị không phân cực và liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. 3 loại: liên kết đơn, liên kết đôi và liên kết ba.
D. 2 loại: liên kết đơn và liên kết đôi.

Trần Trung Tính- 38


10.16. Liên kết cộng hóa trị được chia thành liên kết cộng hóa trị không phân cực và phân cực
dựa vào
A. số cặp electron chung. B. sự xen phủ các orbital.
C. vị trí của các cặp electron chung. D. vị trí của các electron hóa trị riêng.
10.17. Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử N đã góp 3 electron để tạo cặp electron chung. Nhờ đó
mỗi nguyên tử N đã đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm
A. Xe. B. Ne. C. Ar. D. Kr.
10.18. Cho công thức Lewis của phân tử NH3 dưới đây. Số electron dùng chung của N là

A. 2 electron dùng chung. B. 3 electron dùng chung.


C. 6 electron dùng chung. D. 5 electron dùng chung.
10.19. Công thức biểu diễn cấu tạo nguyên tử qua các liên kết và các electron hóa trị riêng là
A. công thức phân tử. B. công thức electron.
C. công thức Lewis. D. công thức đơn giản nhất.
10.20. Trong một phân tử CO2 có số cặp electron chung là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
10.21. Liên kết trong phân tử nào dưới đây là liên kết đôi?
A. NH3. B. HCl. C. O2. D. N2.
10.22. Dựa vào giá trị độ âm điện, liên kết giữa nguyên tử H và Cl thuộc loại
A. liên kết ion. B. liên kết cộng hóa trị có cực.
C. liên kết cộng hóa trị không cực. D. liên kết đơn.
10.23. Dựa vào độ âm điện, liên kết trong phân tử nào dưới đây là liên kết cộng hóa trị không
cực?
A. NaCl. B. CH4. C. H2O. D. HCl.
10.24. Khẳng định sai là
A. Liên kết được tạo nên từ xen phủ trục của hai AO gọi là liên kết σ.
B. Liên kết được tạo nên từ xen phủ bên của hai AO gọi là liên kết pi π.
C. Liên kết đơn còn gọi là liên kết π.
D. Liên kết đôi gồm một liên kết σ và một liên kết π, liên kết ba gồm một liên kết σ và hai
liên kết π.
10.25. Các AO xen phủ tạo liên kết đơn trong phân tử Cl2 là
A. 2 AO s xen phủ trục tạo liên kết đơn.
B. 1 AO s và 1 AO p xen phủ trục tạo liên kết đơn.
C. 2 AO p xen phủ trục tạo liên kết đơn.
D. 2 AO ps xen phủ bên tạo liên kết đơn.
10.26. Cho các phân tử HF, HBr, HI, HCl. Sắp xếp theo chiều tăng dần độ bền liên kết là
A. HF, HBr, HI, HCl. B. HI, HBr, HCl, HF.
C. HF, HCl, HBr, HI. D. HBr, HI, HF, HCl.
Trần Trung Tính- 39
BÀI 11. LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠNG TÁC VAN DER WAALS
A. Lý thuyết
 Liên kết hydrogen
 Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu, được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với
một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn
(thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết.
 Kí hiệu: thường được biểu diễn bằng dấu ba chấm (…).
 Liên kết hydrogen ảnh hưởng tính chất vật lí của nước
 Các hợp chất có liên kết hydrogen đều có nhiệt độ sôi cao hơn do tạo được liên kết
hydrogen liên phân tử.
 Các hợp chất có thể tạo liên kết hydrogen với nước thường tan tốt trong nước.
 Nước ở trạng thái rắn có thể tích lớn hơn khi ở trạng thái lỏng (do có cấu trúc tinh thể phân
tử) → Lí giải tại sao nước đá nổi được trên nước lỏng.

 Tương tác Van Der Waals


 Tương tác Van Der Waals là lực tương tác yếu giữa các phân tử, được hình thành do sự xuất
hiện của các lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng (do lực hút tĩnh điện giữa các cực trái dấu
của phân tử.

Trần Trung Tính- 40


 Khi khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng thì tương tác Van Der Waals tăng.
 Tương tác Van Der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.
B. Bài tập củng cố
11.1. Hợp chất nào sau đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử?
A. H2S. B. PH3. C. HI. D. CH3OH.
11.2. Mặc dù chlorine có độ âm điện là 3,16 xấp xỉ với nitrogen là 3,04 nhưng giữa các phân tử
HCl không tạo được liên kết hydrogen với nhau, trong khi giữa các phân tử NH 3 tạo được liên kết
hydrogen với nhau, nguyên nhân là do
A. độ âm điện của chlorine nhỏ hơn của nitrogen.
B. phân tử NH3 chứa nhiều nguyên tử hydrogen hơn phân tử HCl.
C. tổng số nguyên tử trong phân tử NH3 nhiều hơn so với phân tử HCl.
D. kích thước nguyên tử chlorine lớn hơn nguyên tử nitrogen nên mật độ điện tích âm trên
chlorine không đủ lớn để hình thành liên kết hydrogen.
11.3. Sơ đồ nào sau đây thể hiện đúng liên kết hydrogen giữa 2 phân tử hydrogen fluoride (HF)?

11.4. Điều nào sau đây đúng khi nói về liên kết hydrogen liên phân tử?
A. Là lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H (thường trong các liên kết H – F, H = N, H – O ở
phân tử này) với một trong các nguyên tử có độ âm điện mạnh (thường là N, O, F) ở một phân tử
khác.
B. Là lực hút giữa các phân tử khác nhau.
C. Là lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
D. Là lực hút giữa các nguyên tử trong một hợp chất cộng hóa trị.
11.5. Điều nào sau đây đúng khi nói về liên kết hydrogen nội phân tử?
A. Là lực hút giữa các proton của nguyên tử này với các electron ở nguyên tử khác.
B. Là lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H (thường trong các liên kết H – F, H – N, H – O) ở
một phân tử với một trong các nguyên tử có độ âm điện mạnh (thường là N, O, F) ở ngay chính
phân tử đó.
C. Là lực hút giữa các ion trái dấu.
D. Là lực hút giữa các phân tử có chứa nguyên tử hydrogen.
11.6. Tương tác van der Waals xuất hiện là do sự hình thành các lưỡng cực tạm thời cũng như các
lưỡng cực cảm ứng. Các lưỡng cực tạm thời xuất hiện là do sự chuyển động của
A. các nguyên tử trong phân tử. B. các electron trong phân tử.
C. các proton trong hạt nhân. D. các neutron và proton trong hạt nhân.
11.7. Trong các khí hiếm sau, khí hiếm có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. Ne. B. Xe. C. Ar. D. Kr.
11.8. Loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ
âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn thường là F, O, N)
còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết là
A. liên kết ion. B. liên kết cộng hóa trị có cực.
Trần Trung Tính- 41
C. liên kết cộng hóa trị không cực. D. liên kết hydrogen.
11.9. H2O có nhiệt độ sôi cao hơn H2S là vì
A. H2O có kích thước phân tử nhỏ hơn H2S.
B. H2O có khối lượng phân tử nhỏ hơn H2S.
C. Giữa các phân tử H2O có liên kết hydrogen.
D. Cả A, B và C đều sai.
11.10. Một phân tử nước có thể tạo liên kết hydrogen tối đa với bao nhiêu phân tử nước khác?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
11.12. Giữa các phân tử C2H5OH
A. không tồn tại liên kết hydrogen.
B. tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với C) và nguyên tử O.
C. tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với O) và nguyên tử O.
D. tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với O) và nguyên tử C.
11.13. Trong dung dịch NH3 (hỗn hợp NH3 và H2O) tồn tại số loại liên kết hydrogen là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
11.14. Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử?
A. CH4. B. NH3. C. PH3. D. H2S.
11.15. Khẳng định đúng là
A. NH3 có độ tan trong nước lớn hơn PH3. B. NH3 có độ tan trong nước thấp hơn
PH3.
C. NH3 có độ tan trong nước tương tự PH3. D. Cả A, B và C đều sai.
11.16. Trong phân tử, khi các electron di chuyển tập trung về một phía bất kì của phân tử sẽ hình
thành nên các
A. lưỡng cực tạm thời. B. lưỡng cực cảm ứng.
C. lưỡng cực vĩnh viễn. D. một ion âm.
11.17. Tương tác van der Waals là lực tương tác yếu giữa các phân tử, được hình thành do sự
xuất hiện của các
A. ion âm và ion dương. B. lưỡng cực tạm thời.
C. lưỡng cực cảm ứng. D. Cả B và C.
11.18. Tương tác van der Waals làm
A. giảm nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.
B. giảm nhiệt độ nóng chảy và tăng nhiệt độ sôi của các chất.
C. tăng nhiệt độ nóng chảy và giảm nhiệt độ sôi của các chất.
D. tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.
11.19. Bản chất hình thành liên kết hydrogen và tương tác van der waals đều do
A. sự góp chung electron. B. sự nhường – nhận electron.
C. tương tác hút tĩnh điện. D. Cả A, B và C đều sai.
11.20. Khí hiếm nào dưới đây có nhiệt độ sôi thấp nhất?
A. Ne. B. Xe. C. Ar. D. Kr.
11.21. Tương tác van der Waals tăng khi
Trần Trung Tính- 42
A. khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng.
B. khối lượng phân tử giảm, kích thước phân tử giảm.
C. khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử giảm.
D. khối lượng phân tử giảm, kích thước phân tử tăng.
11.22. HF có nhiệt độ sôi cao hơn HBr là vì
A. Khối lượng phân tử của HF nhỏ hơn HBr.
B. Năng lượng liên kết H – F lớn hơn H – Br.
C. Giữa các phân tử HF có liên kết hydrogen còn HBr thì không.
D. Cả A, B và C đều sai.
11.23. Liên kết hydrogen ảnh hưởng tới tính chất của nước như
A. đặc điểm tập hợp. B. nhiệt độ nóng chảy
C. nhiệt độ sôi. D. Cả A, B và C.
- - -  Chủ đề 4. PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ  - - -
BÀI 12. PHẢN ỨNG OXI – HÓA VÀ ỨNG DỤNG TRONG CUỘC SỐNG
A. Lý thuyết
 Số oxi hóa
 Số oxi hóa của một nguyên tử trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó nếu giả
định cặp electron chung thuộc hẳn về nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn.
 Số oxi hóa được đặt phía trên kí hiệu của nguyên tố.

+1 -1 +2 -2 +1 -1 +1 -1 -2
 Ví dụ: HCl, MgO, KCl, HClO,…
 Xác định số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố
Xác định số oxi hóa Số oxi hóa
Đơn chất 0
Phân tử Tổng số oxi hóa các nguyên tử bằng 0
Ion đơn nguyên tử Điện tích của ion
Tổng số oxi hóa các nguyên tử bằng
Ion đa nguyên tử
điện tích của ion
Hydrogen trong hợp chất (trừ trừ +1
hydride kim loại như NaH, CaH2,…)
Oxygen trong hợp chất (trừ OF2, -2
H2O2, Na2O2, KO2,…)
Fluorine -1
Kim loại nhóm IA +1
Kim loại nhóm IIA +2

Trần Trung Tính- 43


Aluminium (Al) +3
 Phản ứng oxi hóa – khử
 Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển dịch electron giữa các
chất phản ứng (hay có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử trong phân tử).
 Trong phản ứng oxi hóa – khử luôn xảy ra đồng thời quá trình oxi hóa và quá trình khử.
Chất khử (Chất bị oxi hóa) Chất oxi hóa (Chất bị khử)
Chất nhường electron Chất nhận electron
Số oxi hóa tăng Số oxi hóa giảm
 Quá trình khử (sự khử) là quá trình nhận electron.
 Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường electron.

 Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng
electron
 Nguyên tắc của phương pháp:
Tổng số electron chất khử nhường = Tổng số electron chất oxi hóa nhận.
 Các bước lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử
Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa, xác định chất oxi hóa
và chất khử.
Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử (cân bằng mỗi quá trình).
Bước 3: Xác định hệ số thích hợp vào các quá trình sao cho tổng electron chất khử nhường bằng
tổng số electron chất oxi hóa nhận.
Bước 4: Đặt các hệ số vào sơ đồ phản ứng. Cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố còn lại.
Ví dụ: Lập phương trình hóa học của phản ứng sau:

NH3 + O2 t °→, xt NO + H2O

- Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa, xác định chất oxi hóa
và chất khử.
-3 0 +2 -2 -2
NH3 + O2 → NO + H2O
 Chất khử là NH3; Chất oxi hóa là O2.
- Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trinh khử.
-3 +2
Quá trình oxi hóa: N → N + 5e
0 -2
Quá trình khử: O2 + 4e → 2O
- Bước 3: Xác định hệ số thích hợp vào các quá trình sao cho tổng electron chất khử nhường bằng
tổng số electron chất oxi hóa nhận.
-3 +2
4 x Quá trình oxi hóa: N → N + 5e
0 -2
5 x Quá trình khử: O2 + 4e → 2O

Trần Trung Tính- 44


- Bước 4: Đặt các hệ số vào sơ đồ phản ứng. Cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố còn lại.

4NH3 + 5O2 t °→, xt 4NO + 6H2O

 Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử


 Phản ứng oxi hóa – khử có ý nghĩa rất quan trọng gắn với cuộc sống
 Sự đốt cháy của nhiên liệu: sự cháy của xăng, dầu trong động cơ đốt trong, sự cháy của
than, củi,…
 Quang hợp ở thực vật.
 Kĩ thuật điều chế kim loại: luyện kim, luyện gang – thép,…
 Quá trình điện hóa: mạ điện, hoạt động pin – ắc quy, điện phân,…
 Cơ sở của quá trình sản xuất trong các ngành công nghiệp nặng, sản xuất hóa chất cơ bản,
sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dược phẩm,…
 Kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở tài xế.
B. Bài tập củng cố
12.1. Số oxi hoá của nguyên tử S trong hợp chất SO2 là
A. +2. B. +4. C. +6. D. -1.
12.2. Dấu hiệu để nhận ra phản ứng là phản ứng oxi hoá – khử dựa trên sự thay đổi đại lượng nào
sau đây của nguyên tử?
A. Số mol. B. Số oxi hoá. C. Số khối. D. Số proton.
12.3. Trong phản ứng tạo thành calcium (II) chloride từ đơn chất: Ca + Cl 2 → CaCl2. Kết luận
nào sau đây đúng?
A. Mỗi nguyên tử calcium nhận 2e. B. Mỗi phân tử chlorine nhường 2e.
C. Mỗi nguyên tử chlorine nhận 2e. D. Mỗi nguyên tử calcium nhường 2e.
12.4. Phản ứng nào sau đây có sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tố calcium?
A. Ca(OH)2 + CuCl2 → Cu(OH)2 + CaCl2 B. CaCl2 điện phân→nóng chảyCa + Cl2.
C. 3CaCl2 + 2K2PO4 → Ca3(PO4)2 + 6KCl.D. CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O.
12.5. Cho các phản ứng sau:
(a) Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O.
(b) 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O.
(c) O3 + 2Ag → Ag2O + O2.
(d) 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O.
(e) 4KCIO3 → KCI + 3KCIO4.
Số phản ứng oxi hoá – khử là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
12.6. Phương trình phản ứng nào sau đây không thể hiện tính khử của ammonia (NH3)?
A. 4NH3 + 5O2 xt →,t ° 4NO + 6H2O. B. NH3 + HCl → NH4Cl
C. 2NH3 + 3Cl2 → 6HCl + N2. D. 4NH3 + 3O2 → 2N2+ 6H2O.

Trần Trung Tính- 45


12.7. Trong phản ứng: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Số phân tử nitric acid
(HNO3) đóng vai trò chất oxi hoá là
A. 8. B. 6. C. 4. D. 2.
12.8. Cho các chất sau: Mn, MnO2, MnCl2, KMnO4. Số oxi hoá của nguyên tố Mn trong các chất
lần lượt là
A. 2, -2, -4, +8. B. 0, +4, +2, +7. C. 0, +4, -2, +7. D. 0, +2, -4, -7.
12.9. Phản ứng nào sau đây không có sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tố Mn?
A. MnO2 + 4HCl →to MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
B. Mn + O2 → MnO2.
C. 2HCl + MnO → MnCl2+ H2O.
D. 6KI + 2KMnO4 + 4H2O → 3I2 + 2MnO2 + 8KOH.
12.10. Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4 (thuốc tím), màu tím nhạt dần rồi mất màu (biết sản
phẩm tạo thành là MnSO4, H2SO4 và H2O). Nguyên nhân là do
A. SO2 đã oxi hoá KMnO4 thành MnO2. B. SO2 đã khử KMnO4, thành Mn2+.
C. KMnO4 đã khử SO2 thành S+6. D. H2O đã oxi hoá KMnO4 thành Mn2+.
12.11. Số oxi hóa của một nguyên tử trong phân tử được định nghĩa là
A. điện tích của nguyên tử nguyên tố đó nếu giả định cặp electron chung thuộc hẳn về
nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn.
B. hóa trị của nguyên tử nguyên tố đó.
C. điện tích thực của nguyên tử nguyên tố đó.
D. độ âm điện của nguyên tử nguyên tố đó.
12.12. Cho nguyên tố X có số oxi hóa có giá trị là -2. Cách biểu diễn đúng là
2- -2
−2 2−¿ ¿
A. X. B. X . C. X . D. X.
2+ -
12.13. Số oxi hóa của các nguyên tử trong H2, Fe , Cl lần lượt là
A. 0; −2; +1. B. +2; −2; +1. C. 0; +2; −1. D. +1; +2; −1.
12.14. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về số oxi hóa trong hợp chất?
A. Số oxi hóa của H là +1 (trừ một số hydride kim loại NaH, CaH2, …).
B. Số oxi hóa của O luôn là –2.
C. Số oxi hóa của các kim loại kiềm (nhóm IA: Li, Na, K, …) luôn là +1, của kim loại kiềm
thổ (nhóm IIA: Be, Mg, Ca, …) luôn là +2.
D. Số oxi hóa của Al luôn là +3, của F luôn là –1.
12.15. Số oxi hóa của Mn trong các phân tử MnO2, KMnO4, K2MnO4 lần lượt là
A. +2, +4, +3. B. −4, +7, +6. C. +4, +7, +6. D. +2, +5, +6.
12.16. Số oxi hóa của nguyên tử N trong các ion NH4+, NO3−, NO2− lần lượt là
A. −3, +5, +3. B. −3, +3, + 5. C. +5, −2, +3. D. +5, +3, +2.
12.17. Cho phân tử CH4 công thức cấu tạo dưới đây. Số oxi hóa của C là

Trần Trung Tính- 46


A. −4. B. −2. C. +4. D. +2.
12.18. Phát biểu sai là
A. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển dịch electron giữa
các chất phản ứng hay có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử trong phân tử.
B. Phản ứng oxi hóa – khử có thể chỉ có quá trình oxi hóa hoặc quá trình khử.
C. Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường electron.
D. Quá trình khử (sự khử) là quá trình nhận electron.
12.19. Chất khử là chất
A. nhận electron, có số oxi hóa tăng, bị oxi hóa.
B. nhận electron, có số oxi hóa giảm, bị khử.
C. nhường electron, có số oxi hóa tăng, bị oxi hóa.
D. nhường electron, có số oxi hóa giảm, bị khử.

12.20. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng oxi hóa – khử?
A. SO3 + H2O ⟶ H2SO4. B. CaCO3 t→° CaO + CO2↑.
C. H2SO4 + Ba(OH)2 ⟶ BaSO4 ↓ + 2H2O. D. Mg + 2HCl ⟶ MgCl2 + H2↑.
12.21. Cho phản ứng: Fe + CuSO4 ⟶ Cu + FeSO4. Khẳng định đúng là
A. Chất khử là Cu2+, chất oxi hóa là Fe. B. Chất khử là Fe, chất oxi hóa là Cu2+.
C. Chất khử là Cu, chất oxi hóa là Fe2+. D. Chất khử là Fe2+, chất oxi hóa là Cu.
12.22. Hệ số cân bằng của H2 trong phản ứng Fe2O3 + H2⟶ Fe + H2O là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
12.23. Xác định hệ số cân bằng của HCl trong phản ứng dưới đây:
K2Cr2O7 + HCl ⟶ Cl2 + KCl + CrCl3 + H2O
A. 5. B. 10. C. 14. D. 16.

Trần Trung Tính- 47

You might also like