You are on page 1of 22

Giới thiệu học phần

1 Giao dịch thương mại quốc tế


(INTERNATIONAL TRADE TRANSACTIONS)
45 tiết lý thuyết
Số
Chương Tên chương (theo đề cương chi tiết)
tiết
1 Tổng quan về giao dịch thương mại quốc tế 6
2 Điều kiện cơ sở giao hàng Incoterms 2020 9
3 Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 15
Tổ chức thực hiện hợp đồng và các chứng từ trong mua
4 9
bán hàng hoá quốc tế
5 Các phương thức giao dịch trong thương mại quốc tế 6
Tổng 45
Chương 1
2 Tổng quan về giao dịch thương mại quốc tế

Số
Mục Nội dung
tiết
1.1 Các khái niệm 1

1.2 Đặc điểm của giao dịch thương mại quốc tế 4

1.3 Nội dung và các phương thức giao dịch thương mại quốc tế 1

Tổng 6
732.5
2022

360.7
371.9
17.0
2020

668.5 18.7
2021

332.2
336.3
542.8 18.8
2019
2020

261.3
281.4 27.6
518.1
2019

253.4 18.0
2018

264.6
24.6
480.6
2018

236.9
243.7
17.1
2017

428.3 21.0
2017

213.2
215.1
351.6 16.8
2016
2016

175.0
176.6 21.1
327.8
2015

165.8
16.0
2015

162.0
11.2
298.1
2014

147.8
150.2
15.0
2014
264.1 11.0
2013

132.0
132.0
228.3 13.8
2012

2013
113.8
Xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam (Tỷ USD)

114.5 10.7
203.7
2011

106.7
11.0

2012
96.9
9.6
157.1
2010

84.8
72.2
11.8

2011
XNK hàng hoá của Việt Nam (tỷ USD)

127.0
2009

69.9 8.7
57.1

Nhập khẩu
143.4 9.9
2008

2010
80.7
62.7 7.5
111.3

2007
62.8
48.6 8.2

2009
5.8
84.7

2006
44.9
Tổng

39.8
8.0

2008
69.2

2005
36.8 7.0

Xuất khẩu
32.4
58.5

2004
7.2
NK

2007
32.0
26.5 6.5
45.4

2003
25.3
20.1 5.1

2006
XK

5.1
36.5

2002
19.7
16.7
4.5

2005
31.2

2001
16.2 4.3
15.0

30.0

25.0

20.0

15.0

10.0

5.0

0.0
800

700

600

500

400

300

200

100

0
3
Hiệp định FTA là một hình thức thỏa thuận
giữa hai hay nhiều chủ thể quốc tế về các cam
kết thúc đẩy tự do hóa, thuận lợi hóa thương
mại đầu tư và các hợp tác kinh tế khác.
FTA (Free Trade Agreement) đã có hiệu lực Hiệp định thương mại tự do
4
1 AFTA Có hiệu lực từ 1993 ASEAN
2 ACFTA Có hiệu lực từ 2003 ASEAN, Trung Quốc
3 AKFTA Có hiệu lực từ 2007 ASEAN, Hàn Quốc
4 AJCEP Có hiệu lực từ 2008 ASEAN, Nhật Bản
5 VJEPA Có hiệu lực từ 2009 Việt Nam, Nhật Bản
6 AIFTA Có hiệu lực từ 2010 ASEAN, Ấn Độ
7 AANZFTA Có hiệu lực từ 2010 ASEAN, Australia, New Zealand
8 VCFTA Có hiệu lực từ 2014 Việt Nam, Chi Lê
9 VKFTA Có hiệu lực từ 2015 Việt Nam, Hàn Quốc
10 VN – EAEU FTA Có hiệu lực từ 2016 Việt Nam, Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan
CPTPP Có hiệu lực từ 30/12/2018, có hiệu lực tại Việt Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New Zealand, Australia, Nhật Bản,
11
(Tiền thân là TPP) Nam từ 14/1/2019 Singapore, Brunei, Malaysia
Có hiệu lực đầy đủ với toàn bộ các nước thành
12 AHKFTA ASEAN, Hong Kong (Trung Quốc)
viên từ ngày 12/02/2021
13 EVFTA Có hiệu lực từ 01/08/2020 Việt Nam, EU (27 thành viên)
Có hiệu lực tạm thời từ 01/01/2021, có hiệu lực
14 UKVFTA Việt Nam, Vương quốc Anh
chính thức từ 01/05/2021

15 RCEP Có hiệu lực từ 01/01/2022 ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand

FTA đang đàm phán


16 Việt Nam – EFTA FTA Khởi động đàm phán tháng 5/2012 Việt Nam, EFTA (Thụy Sĩ, Na uy, Iceland, Liechtenstein)
17 Việt Nam – Israel FTA Khởi động đàm phán tháng 12/2015 Việt Nam, Israel
5
1.1.Các khái niệm
 Giao dịch thương mại quốc tế (INTERNATIONAL TRADE TRANSACTIONS),
trước hết được hiểu dưới nghĩa của ngoại thương (Foreign Trade) là hoạt
động trao đổi, mua bán hàng hóa và các dịch vụ kèm theo hàng hóa giữa
các chủ thể có trụ sở thương mại đặt tại các quốc gia khác nhau (theo Công ước
của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - United Nations Convention on Contract
for the International Sales of Goods – CISG, gọi tắt là công ước Vienna 1980).
 Khái niệm trên cho thấy, đặc điểm quan trọng nhất giúp phân biệt giữa kinh
doanh trong nước với kinh doanh xuất nhập khẩu là yếu tố chủ thể (có trụ sở
thương mại đặt tại những quốc gia khác nhau).
 Cần tìm hiểu khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của luật VN
 Khoản 3, điều 1, Luật Quản lý Ngoại thương (2017) quy định: “Hoạt động
ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới
các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập;
chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế
mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
 Thuật ngữ XK, NK còn được dung trong lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên, XNK
dịch vụ không thuộc phạm vi nghiên cứu của môn học này.
6
1.1.Các khái niệm (tiếp theo)
 XK hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ VN hoặc đưa vào khu vực
đặc biệt nằm trên lãnh thổ VN được coi là khu vực hải quan riêng.
 NK hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ VN từ nước ngoài hoặc từ
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ VN được coi là khu vực hải quan riêng.
 Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ VN (khu vực hải quan riêng) vào VN, có làm thủ
tục nhập khẩu vào VN và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi VN.
 Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa
vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ VN (khu vực hải quan riêng), có làm thủ
tục xuất khẩu ra khỏi VN và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào VN.
 Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang
một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ VN mà không làm thủ tục nhập khẩu vào
Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi VN.
 Quá cảnh: Hàng hóa được quá cảnh lãnh thổ VN và chỉ phải làm thủ tục hải quan
tại cửa NK đầu tiên và cửa XK cuối cùng theo quy định của pháp luật về hải quan.
 XNK tại chỗ là trường hợp hàng hóa được sản xuất phục vụ xuất khẩu cho một thương nhân nước ngoài,
nhưng hàng hóa sẽ được giao hàng tại Việt Nam cho một đơn vị theo chỉ định của thương
nhân nước ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
7
Khu vực hải quan riêng
 Khu vực hải quan riêng (Khoản 1, điều 4, Luật Quản lý Ngoại thương):
“Khu vực hải quan riêng là khu vực địa lý xác định trên lãnh thổ Việt Nam
được thành lập theo quy định của pháp luật VN và điều ước quốc tế mà
nước VN là thành viên; có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa với phần
lãnh thổ còn lại của VN và với nước ngoài là quan hệ XK, NK.”
 Thực tế là các khu vực mà hàng hóa khi vận chuyển ra/vào phải thực hiện
các thủ tục hải quan theo quy định cho khu vực đó. Thường là khu chế xuất
(Export proccessing zone), DN chế xuất, khu bảo thuế, khu thương mại -
công nghiệp, kho ngoại quan (Customs bonded warehouse) và các khu vực
kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ,
trong đó quy định quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu vực này
với nội địa và với nước ngoài là quan hệ XK, NK.
 Trong nhiều trường hợp thuật ngữ “Customs warehouse” và “Bonded
warehouse” cùng để chỉ về kho ngoại quan, thực chất “Customs warehouse”
có hàm ý chỉ “kho hải quan” – trong khi “kho ngoại quan” là của các doanh
nghiệp kinh doanh kho vận ngoại thương.
8
Phạm vi của giao dịch thương mại quốc tế
 Trong môn học này, giao dịch thương mại quốc tế được hiểu là hoạt
động mua bán hàng hoá và các dịch vụ kèm theo hàng hoá giữa
thương nhân VN và thương nhân nước ngoài.
 Xuất phát từ giao dịch mua bán hàng hoá sẽ phát sinh các hoạt động
sau đây:
 Giao dịch liên quan đến vận chuyển hàng hoá quốc tế
 Giao dịch liên quan đến bảo hiểm hàng hoá quốc tế
 Giao dịch liên quan đến tín dụng, thanh toán quốc tế
 Giao dịch liên quan đến các thủ tục XK, NK hàng hoá (kiểm định chất
lượng hàng hoá, thủ tục hải quan...)
9
1.2. Đặc điểm của giao dịch thương mại quốc tế
 Đặc điểm về chủ thể: Chủ thể của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là
những thương nhân có quốc tịch khác nhau – “có trụ sở thương mại tại các
quốc gia khác nhau
 Thương nhân và quốc tịch của thương nhân?
 Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân?
 Đặc điểm về hàng hoá và sự di chuyển của hàng hoá:
 Hàng hóa đối tượng của giao dịch xuất, nhập khẩu, phải được pháp luật quốc
gia của các bên cho phép mua bán. Ngoài ra, đối với một số mặt hàng cụ thể
(động thực vật, chất phóng xạ...), trong mua bán còn phải tuân thủ các điều ước
quốc tế có liên quan (ví dụ: Công ước CITES – trong trường hợp mua bán động
thực vật hoang dã).
 Đặc điểm về quá trình di chuyển của hàng hóa:
 Hàng hóa phải hoàn tất các thủ tục hải quan khi di chuyển ra hoặc vào “biên giới hải
quan” của một quốc gia
 Hàng hoá phải được vận chuyển giữa các quốc gia trên quãng đường dài. DN cần
chú trọng đến hoạt động vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hoá XNK
10 1.2. Đặc điểm của giao dịch thương mại quốc tế (tiếp theo)

 Đặc điểm về đồng tiền và phương thức thanh toán:


 Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với ít nhất một bên tham gia
giao dịch. DN cần chú ý đến quản trị rủi ro hối đoái.
 Việc thanh toán phải thực hiện thông qua các phương thức thanh toán
quốc tế. DN cần chú trọng đến luật quản lý ngoại hối và tập quán, pháp
luật trong thanh toán quốc tế.
 Đặc điểm về luật áp dụng và phương pháp giải quyết tranh chấp:
 Luật áp dụng cho hợp đồng có thể là luật trong nước, luật nước ngoài,
luật của một bên thứ 3, tập quán quốc tế.
 Tranh chấp nếu không thương lượng, có thể được giải quyết bằng toà án
trong nước, toà án nước ngoài hoặc trong tại thương mại quốc tế. Đa số
các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thường lựa chọn phương thức
giải quyết tranh chấp cuối cùng bằng trong tại quốc tế. Đa số chọn PT trọng tài
thương mại quốc tế
11 Thương nhân và quyền kinh doanh XNK theo pháp luật VN

 Thương nhân và quốc tịch của thương nhân:


 “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá
nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng
ký kinh doanh” (luật Thương mại VN 2005)
 Quốc tịch thương nhân được xem là quốc gia nơi thương nhân đó đăng
ký kinh doanh.
 Thương nhân VN? Thương nhân nước ngoài?
 Quyền kinh doanh XNK tại VN
 Đối với thương nhân VN không phải là các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài
 Đối với thương nhân VN là các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài,
chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại VN
 Đối với thương nhân nước ngoài không có hiện diện thương mại tại VN
12 Quyền tự do KD XNK (Điều 5, Luật Quản lý Ngoại thương 2017 )

 1. Quyền tự do kinh doanh XK, NK đối với thương nhân Việt Nam
không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thực
hiện như sau:
 a) Thương nhân được kinh doanh XK, NK và thực hiện các hoạt
động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng
ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất
khẩu, cấm nhập khẩu và hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm
ngừng nhập khẩu;
 b) Thương nhân khi XK, NK hàng hóa theo giấy phép, theo điều
kiện phải đáp ứng các yêu cầu về giấy phép, điều kiện;
 c) Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt
động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.
13
Quyền tự do KD XNK (tiếp theo)
 2. Quyền tự do kinh doanh XK, NK đối với thương nhân Việt Nam là tổ chức
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại
Việt Nam được thực hiện như sau:
 a) Thực hiện quyền XK , quyền NK theo quy định của Luật này và điều ước
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ
Công Thương công bố Danh mục hàng hóa, lộ trình thực hiện quyền XK ,
quyền NK theo quy định của điều ước quốc tế mà VN là thành viên;
 b) Thực hiện quyền XK thông qua mua hàng hóa tại Việt Nam để XK ra nước
ngoài dưới hình thức đứng tên trên tờ khai hàng hóa XK để thực hiện và
chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến XK . Quyền XK không bao gồm
quyền tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để XK;
 c) Thực hiện quyền NK hàng hóa từ nước ngoài vào VN để bán cho thương
nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại VN dưới hình thức đứng tên trên
tờ khai hàng hóa NK để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên
quan đến NK. Quyền NK không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ
thống phân phối hàng hóa tại VN.
14
Quyền tự do KD XNK (tiếp theo)

 3. Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ
chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ
(sau đây gọi chung là nước) là thành viên của Tổ chức Thương
mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt
Nam có quyền XK, quyền NK theo quy định của pháp luật Việt
Nam và điều ước quốc tế VN là thành viên.
 4. Hàng hóa XK, NK phải được quy định, công bố chi tiết tương
ứng với phân loại hàng hóa của Danh mục hàng hóa XK, NK Việt
Nam theo quy định của pháp luật về hải quan.
 5. Chính phủ quy định chi tiết điểm b, điểm c khoản 2 và khoản 3
Điều này.
15 Quan hệ giữa luật và hợp đồng trong kinh doanh quốc tế

 Hệ thống pháp luật một quốc gia phân chia thành hiến pháp (constitution),
luật công (public law) và luật tư (private law)
 Hiến pháp: Hiến pháp được ban hành nhằm hệ thống hóa những nguyên tắc
được chấp nhận chung, dùng để điều hành đất nước. Có sự khác nhau ở
các quốc gia. Hiến pháp tập trung quy định về hệ thống chính quyền trong
một nước và quyền của công dân. Tuy nhiên theo theo thời gian, phạm vi
điều chỉnh của hiến pháp có xu hướng được mở rộng sang các quan hệ
khác (chính trị, kinh tế, văn hóa…)  Hiến pháp là luật cơ bản của nhà
nước, mọi ngành luật đều xuất hiện trên cơ sở của hiến pháp
 Luật công: Quy định nghĩa vụ của công dân với nhà nước (nhà nước đại
diện và bảo vệ quyền lợi cho công dân và cộng đồng của họ) Mang tính
bắt buộc (phải tuân thủ)
 Luật tư: Quy định nghĩa vụ của công dân đối với nhau  Không mang tính
bắt buộc, mang tính định hướng (các bên được quyền tự do thỏa thuận, nếu
không thỏa thuận thì áp dụng theo luật)
16
17 Quan hệ luật và hợp đồng trong kinh doanh quốc tế (tiếp theo)
 Kinh doanh trên một quốc gia nào đó chúng ta phải tuân thủ theo
những quy định bắt buộc của quốc gia đó (luật đầu tư, luật DN, luật
thuế, kế toán, lao động, môi trường…)
 Quan hệ kinh doanh giữa các bên được hình thành trên các thỏa thuận
mà chúng ta thương gọi là hợp đồng.
 Một hợp đồng được ký kết tức là các bên đã thỏa thuận làm phát sinh,
thay đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự đối với nhau, nhưng
không được làm thay đổi nghia vụ đối với nhà nước của các bên. Vì
vậy khi ký hợp đồng, cần lưu ý:
 Không được đưa ra các thoả thuận làm thay đổi nghĩa vụ của các bên
theo quy định của luật công (Có thể thỏa thuận bên phải thực hiện nghĩa
vụ, nhưng không được làm thay đổi nghĩa vụ đã được quy định)
 Các bên được tự do thỏa thuận những vấn đề pháp luật không bắt buộc
(những vấn đề thuộc pháp vi điều chỉnh của luật tư)
18 Quan hệ luật và hợp đồng trong kinh doanh quốc tế (tiếp theo)

 Khi thỏa thuận các hợp đồng quốc tế, những vấn đề mang tính bắt buộc có
thể không được thảo luận và đưa vào hợp đồng, mà các bên phải tự biết và
làm đúng các nghĩa vụ này. Khi vi phám pháp luật sẽ “trừng trị” chủ thể thực
hiện hành vi vi phạm. Đây là một rủi ro lớn khi chúng ta không am hiểu pháp
luật của nước sở tại. Ngoài ra các quy định bắt buộc cũng có thể là cơ sở để
giải quyết các xung đột liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên với
nhau trong trường hợp phát sinh tranh chấp không thể thương lượng được.
 Khi thỏa thuận hợp đồng quốc tế, những vấn đề không có tính bắt buộc
được các bên tự do thỏa thuận, nếu không thỏa thuận, thỏa thuận không rõ
hoặc mâu thuẫn… các bên có thể tự giải quyết với nhau nếu xung đột phát
sinh, trường hợp không giải quyết được, có thể phải căn cứ vào quy định
của pháp luật áp dụng cho hợp đồng đề giải quyết xung đột đó. Vấn đề là
luật nào sẽ áp dụng cho hợp đồng. Có thể: Luật của nước chúng ta, luật của
nước đối tác, điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế điều này là tùy
các bên thỏa thuận – trừ các trường hợp bị bắt buộc
19
Hợp đồng trong các hệ thống pháp luật quốc tế
 Hệ thống thông luật (Common Law): luật dựa vào án lệ, lịch sử pháp lý và áp
dụng vào từng tình huống cụ thể.
 Hệ thống dân luật (Civil Law): luật dựa vào các điều khoản luật qui định chi
tiết trong các bộ luật
 Hệ thống luật tôn giáo (Theocratic Law): luật hình thành dựa vào các điều
răn dạy của tôn giáo
20 1.3. Nội dung và các phương thức giao dịch
1.3.1. Nội dung của giao dịch XK, NK
Thông tin và dự báo về thị trường Thông tin về thương Mục tiêu, kế hoạch
hàng hóa, thị trường tài chính (lãi nhân (có thể là kinh doanh của DN
suất, tỷ giá), thị trường vận tải, các những đối tác quen trong kỳ
sự kiện liên quan khác (trong và thuộc hoặc các đối (tuần, tháng, quý
ngoài nước)… tác mới) năm)

Phương án giao dịch (mục


tiêu, các điều kiện giao dịch
và giải pháp thực hiện)

Không đạt được thỏa thuận Đàm phán với đối tác

Ký kết hợp đồng

Thực hiện hợp đồng


21
1.3.1. Nội dung của giao dịch XK, NK (tiếp theo)
 Chuẩn bị: Đây là công việc có vị trí quan trọng, quyết định phần lớn
đến kết quả của thương vụ. Trong bước này, DN phải thu thập thông
tin về thị trường và hàng hóa, lên phương án kinh doanh, phương án
đàm phán…
 Giao dịch, đàm phán là quá trình tìm kiếm đối tác, thương lượng các
điều kiện mua bán, giải quyết mọi xung đột để đi đến sự thống nhất
giữa các bên
 Ký kết hợp đồng: Kết thúc giai đoạn đàm phán, nếu đạt được sự thống
nhất các bên có thể đi đến ký kết hợp đồng. Có thể ký kết trực tiếp
giữa các bên, hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện điện tử, hoặc
được hình thành trên cơ sở các hành vi chào hàng và chấp nhận.
 Tổ chức thực hiện hợp đồng: Đây là bước thực hiện những cam kết có
giá trị pháp lý giữa các bên. Hiệu quả cuối cùng của giao dịch chỉ được
xác định sau khi kết thúc quá trình thực hiện hợp đồng (chương 4)
22
1.3.2. Các phương thức giao dịch
 Phương thức XNK thông thường;
 Phương thức XNK xuyên biên giới
 Phương thức giao dịch qua trung gian (không chuyển giao quyền sở hữu
hàng hóa): Đại lý mua bán hàng hóa; Môi giới thương mại;
 Các phương thức giao dịch đặc biệt:
 Phương thức xuất, nhập khẩu tại chỗ;
 Phương thức mua bán đối lưu (trao đổi hàng hóa);
 Phương thức kinh doanh tái xuất, tái nhập và chuyển khẩu;
 Phương thức gia công quốc tế;
 Phương thức giao dịch thông qua thủ tục đấu thầu;
 Phương thức giao dịch thông qua thủ tục đấu giá;
 Phương thức giao dịch tại hội chợ, triển lãm hàng hóa quốc tế;
 Phương thức giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa: Hợp đồng giao ngay, kỳ hạn,
tương lai, quyền chọn.

You might also like