You are on page 1of 3

CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN/ CHỦ NGHĨA TẬP THỂ

 Mỹ:
Mỹ là một trong những nước có chỉ số chủ nghĩa cá nhân cao nhất trên thế giới.
Chủ nghĩa cá nhân là cốt lõi của văn hóa Mỹ và là giá trị chính ở Mỹ. Nền văn hóa
theo chủ nghĩa cá nhân ở Mỹ coi trọng bản thân và chủ yếu nhấn mạnh vào các
mục tiêu cá nhân của họ. Hầu hết những người lớn lên ở Mỹ được cho là theo chủ
nghĩa cá nhân, được thúc đẩy bởi những gì tốt cho cá nhân họ, độc lập và tự chủ.

Nhiều doanh nghiệp của Mỹ nhấn mạnh chủ nghĩa cá nhân, tập trung vào mỗi
nhân viên như một cá nhân có sức mạnh và tài năng, thay vì chủ nghĩa tập thể,
hoặc tập trung vào toàn bộ công ty hơn là tập trung vào các thành viên của công ty
đó. Các chủ doanh nghiệp có quan điểm cá nhân làm việc riêng với từng thành
viên một trong nhóm và cho phép nhân viên thể hiện cá tính của họ nhiều hơn các
chủ doanh nghiệp có quan điểm tập thể.

Truyền thống lịch sử Hoa Kỳ đặt giá trị cao về tự do cá nhân, quyền cá nhân và
cho phép mỗi người “làm việc riêng của mình”. Trong nền văn hóa theo chủ nghĩa
cá nhân của Mỹ, có lẽ khó để thuyết phục mọi người rằng họ nên hy sinh một số tự
do, một số mục tiêu cá nhân và một số tư lợi của họ (Suyawen Hao, 2015).

 Việt Nam:
Việt Nam, với điểm số 20, được xem là một xã hội tập thể. Việt Nam thuộc nền
văn hóa tập thể nhất trên thế giới. Trong khi các nền văn hóa theo chủ nghĩa cá
nhân phương Tây chủ yếu định hướng vào cái “tôi”, thì các nền văn hóa theo chủ
nghĩa tập thể lại hướng tới “mục tiêu chung”. Lòng trung thành trong một nền văn
hóa theo chủ nghĩa tập thể là điều tối quan trọng và vượt qua hầu hết các quy tắc
và quy định xã hội khác. Một xã hội tập thể nuôi dưỡng các mối quan hệ bền chặt,
nơi mọi người đều có trách nhiệm với các thành viên trong nhóm của họ.

Lời khuyên:

 Khi làm việc với các lãnh đạo người Mỹ, cần độc lập, tự tin và thoải mái chia sẻ
quan điểm cá nhân của mình, điều đó sẽ giúp công việc diễn ra nhanh chóng hơn.
 Nếu làm việc với các cấp dưới hay nhân viên là người Mỹ, nên để họ có không
gian riêng để thực hiện công việc của mình; hạn chế giám sát nghiêm ngặt và liên
tục quá trình làm việc của họ vì họ có thể cho rằng đó là sự thiếu tin tưởng và gây
ra gián đoạn trong công việc.

https://smallbusiness.chron.com/style-individualism-business-20113.html

https://www.hofstede-insights.com/country-comparison/the-usa,vietnam/

https://haosuyawen.wordpress.com/2015/02/19/an-analysis-of-american-individualism-
culture/

NAM TÍNH/ NỮ TÍNH

 Mỹ:
Hoa Kỳ, đạt điểm 62 trên thang điểm của Hofstede, thể hiện mức độ cạnh tranh
cao. Ở Mỹ, mọi người thường cố gắng trở thành người tốt nhất có thể. Thành tích
được đánh giá cao, và thường là chủ đề được bàn tán.
Tâm lý cạnh tranh này trong thời thơ ấu và giáo dục có ý nghĩa suốt đời và thường
được áp dụng vào nơi làm việc. Ngày càng có một quan niệm phổ biến rằng người
Mỹ "sống để làm việc," thay vì dành thời gian để sống chậm lại và tận hưởng cuộc
sống mà họ đang làm việc chăm chỉ để kiếm tiền. Người Mỹ tin rằng luôn có một
cách tốt hơn để làm mọi việc và luôn làm việc chăm chỉ để đổi mới và cải tiến.
 Việt Nam:
Việt Nam đạt điểm 40 về khía cạnh này và do đó được coi là một xã hội Nữ tính.
Ở Việt Nam “nữ tính”, mọi người “làm việc để sống”. Họ coi trọng sự bình đẳng,
đoàn kết và chất lượng trong cuộc sống lao động của họ. Trong bối cảnh này,
nhiều người Việt Nam coi đồng nghiệp của họ là “ngôi nhà thứ hai” và do đó quan
tâm rất nhiều đến những gì xảy ra ở đó, thậm chí ngoài bối cảnh “công việc” thuần
túy.

Lời khuyên:

You might also like