You are on page 1of 2

ĐỘNG CƠ: là những gì thúc đẩy con người hành động để đạt được những mục tiêu cụ thể

và thoả
mãn được những nhu cầu, kỳ vọng của họ.

Động cơ được tạo ra bởi những nhu cầu chưa được thoả mãn. Trong một thời điểm nào đó, chúng ta
có thể tồn tại nhiều nhu cầu và nhu cầu nào mạnh nhất sẽ đóng vai trò làm động cơ thúc đẩy.

ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC: là sự khao khát và tự nguyện của con người làm tăng sự nỗ lực để hướng
đến việc đạt được các mục tiêu đã đề ra.

•Người có động cơ làm việc cao sẽ năng động, nỗ lực đầu tư công sức và tinh thần để hoàn thành
những mong muốn của bản thân.

•Động cơ thúc đẩy con người làm việc có thể rất khác nhau. Có người làm việc chỉ vì tiền, đạt được
địa vị, muốn hơn thua với người khác hoặc đơn giản chỉ là làm việc vì đam mê.

Các cấp bậc nhu cầu của con người theo nhà tâm lý học Abraham Maslow được xếp theo thứ tự
từ thấp đến cao theo mô hình kim tự tháp:

- Nhu cầu sinh lý: nhu cầu cơ bản và thiết yếu để tồn tại.
- Nhu cầu an toàn: an toàn trong công ăn việc làm, có bảo hiểm xã hội.
- Nhu cầu xã hội: môi trường làm việc thân thiện, thoải mái, hợp tác đồng đội.
- Nhu cầu được tôn trọng: được tham gia bàn bạc công việc, được công nhận và đánh giá cao, được
khen thưởng, biểu dương đúng mức.
- Nhu cầu tự thể hiện: có điều kiện phát huy tốt tiềm năng của bản thân để đạt mục tiêu đề ra, được
giao trách nhiệm, được ủy quyền.

Một khi các nhu cầu nói trên chỉ được thỏa mãn ở mức thấp thì động cơ làm việc không được kích
thích. Nếu các như cầu nói trên không được thỏa mãn thì sẽ sinh ra sự bất mãn trong nhân viên.
Ngược lại khi nhu cầu được đáp ứng tốt thì sẽ tạo động lực làm việc hiệu quả. Sức mạnh động cơ làm
việc có liên quan chặt chẽ với hiệu suất làm việc và cơ hội thành công.

Động cơ làm việc thường khơi dậy nguồn động lực mạnh mẽ và quyết tâm trong hành động.

•Có nhiều nhân tố có thể giúp phát huy khả năng của con người, như môi trường làm việc thân thiện,
hợp tác, tinh thần sáng tạo và tự chịu trách nhiệm được khuyến khích, được chủ động trong công việc,
có cơ hội thăng tiến và việc làm tích cực được đánh giá đúng mức, công bằng…

•Ngược lại cũng có không ít nguyên nhân có thể làm triệt tiêu động cơ làm việc của con người như
môi trường làm việc thiếu thân thiện, thiếu hợp tác, cách đối xử của lãnh đạo thiếu tôn trọng, thiếu
công bằng, trách nhiệm không rõ ràng...

Muốn thúc đẩy động cơ làm việc cần đáp ứng những mong muốn tự nhiên của con người, đồng thời
loại bỏ những yếu tố triệt tiêu động cơ làm việc.
ĐỘNG CƠ SINH LÝ:

Nhu cầu sinh lý là những nhu cầu vật chất cơ bản, những yếu tố cần thiết, không thể bị trì hoãn mà
mọi người cần cho cuộc sống bình thường, ví dụ như không khí, thức ăn, đồ uống, giấc ngủ, …

Động lực của nhu cầu sinh lý đến từ bản năng sinh tồn của một người, nó thúc đẩy năng suất làm việc
của một nhân viên. Các doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu sinh lý của nhân viên thông qua các
yếu tố sau:

•Một mức lương đủ để đáp ứng, giúp nhân viên có thể chi trả cho những nhu cầu cơ bản trong cuộc
sống như: tiền thuê nhà, sinh hoạt, ăn uống, đi lại …
•Thời gian nghỉ ngơi: Có quy định về thời gian làm việc, lượng công việc, hạn chế làm quá giờ gây
mệt mỏi, ảnh hưởng đến tinh thần. Thiết kế nghỉ giữa giờ, giờ nghỉ trưa để ăn uống và ngủ trưa hồi
phục tinh thần và sức khỏe.

Nếu doanh nghiệp không thể đáp ứng những nhu cầu này, cơ thể và thể trạng nhân viên có thể không
được đảm bảo, không thể hoạt động bình thường. Điều này có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới năng
suất làm việc của nhân viên.

You might also like