You are on page 1of 3

3.1.1.

Mua bán thông thường

Mua bán thông thường là hình thức mua bán trực tiếp hoặc thông qua trung
gian thứ ba để thực hiện các giao ước mua bán phù hợp:

* Đối với mua bán thông thường trực tiếp:

Các bên mua và bán tự động tìm kiếm và thỏa thuận với nhau để thực hiện
các bước mua bán hàng hóa.

Đặc điểm:

- Có thể chủ động đàm phán với nhau

- Lợi nhuận được đảm bảo

* Đối với mua bán thông thường trung gian:

Mua bán trung gian là phương thức giao dịch trong đó 2 bên mua và bán
thông qua người thứ 3 để ký kết và thực hiện hợp đồng

Đặc điểm:

- Có sự lệ thuộc

- Lợi nhuận bị chia sẻ

- Hàng hóa có các yêu cầu đặc biệt

Các loại hình trung gian:

- Môi giới: là trung gian đơn thuần giữa người bán và người mua, giúp
người mua tìm người bán, người bán tìm người mua và giúp hai bên ký được hợp
đồng.

Đặc điểm:

- Quan hệ giữa bên ủy thác và môi giới là ngắn hạn

- Người môi giới có thể nhận thù lao cả hai bên

- Người môi giới không đứng trên hợp đồng và không chịu trách nhiệm thực
hiện hợp đồng.
- Đại lý: là trung gian tiến hành một hay nhiều hành vi theo sự ủy thác của
các bên mua bán.

3.1.2. Mua bán đối lưu

Mua bán đối lưu là các hoạt động trao đổi hàng hóa trong thương mại quốc
tế, trong đó hai (nhiều) bên tiến hành trao đổi hàng hóa nọ lấy hàng hóa kia.

 Đặc điểm:

Xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ chặt chẽ với nhau

Mục tiêu của giao dịch không phải là ngoại tệ

Đồng tiền làm chức năng tính giá là chủ yếu

Cân bằng nhau về quyền lợi giữa các bên. Sự cân bằng này được thể hiện ở
những khía cạnh sau:

+ Cân bằng về mặt hàng

+ Cân bằng về giá cả

+ Cân bằng về tổng giá trị

 Hiện thì có các hình thức mua bán đối lưu sau:

Nghiệp vụ hàng đổi hàng (Barter): Là nghiệp vụ hàng đổi hàng, không sử
dụng tiền trong thanh toán

Nghiệp vụ song phương xuất nhập: Đây cũng là hoạt động mua bán đối lưu,
nhưng có thể sử dụng tiền (hoặc một phần tiền) để thanh toán. Để phòng ngừa rủi
ro thường sử dụng thư tín dụng đối khai: Thư tín dụng là bất cứ thỏa thuận nào, dù
được gọi hoặc mô tả như thế nào mà theo đó không thể hủy ngang và trở thành một
cam kết của ngân hàng phát hành thư tín dụng về việc thanh toán khi chứng từ xuất
trình hợp lệ.

Nghiệp vụ Buy Back: Là nghiệp vụ mua bán đối lưu trong lĩnh vực đầu tư
trung và dài hạn. Trong đó một bên cung cấp máy móc trang thiết bị và sẽ nhận lại
sản phẩm do bên kia sử dụng máy móc đó làm ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Giáo trình quản trị xuất nhập khẩu GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân – ThS Kim
Ngọc Đạt
2. https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-dai-hoc-
quoc-gia-ha-noi/toan-cao-cap/13-quantrihov/60243285

You might also like