NGO I CS 2 - Dùng Cho Ôn Thi

You might also like

You are on page 1of 11

1.

Khai báo danh tính cho đỡ tò mò =)): vhoa, hbii, nguyenthao, hí hoangthao nè,
2. Chảy máu trong ổ bụng MẤT MÁU CẤP + LIỆT RUỘT CƠ NĂNG → TC ĐIỂN
HÌNH.
- ĐN: là hiện tượng chảy máu từ 1 cơ quan hay mạch máu vào trong khoang PM → tình
trạng mất máu cấp.
- Đây là 1 CC ngoại khoa tối cấp.
- Nguyên nhân: Chấn thương bụng kín ( tổn thương thành bụng, tổn thương các tạng bên
trong ổ bụng : gan, lách, thận, tụy, mạch máu ( của mạc treo ruột)), vết thương thấu
bụng, các bệnh lý sản phụ khoa ( vỡ thai ngoài tử cung, vỡ nang Graff), vỡ các tạng
bệnh lý ( ung thư gan, lách to, viêm tụy cấp chảy máu, khối u trong bụng vỡ, BN có tiền
sử rối loạn đông máu,..)
- TC cơ năng:
Đau bụng ( Liên tục, dữ dội, bắt đầu từ tạng chảy máu → lan khắp bụng
+ CT gan: đau hạ sườn P
+ CT lách: đau hạ HST, lan lên vai ( dấu Kehr)
+ CT thận: đau vùng thắt lưng hông thận tổn thương.
TC liệt ruột ( đau nôn bí chướng, khó thở)
- TC toàn thân:
+ phụ thuộc vào mức độ mất máu, chấn thương, dạng Ct đơn thuần hay đa CT.
+ Thời gian cấp cứu : Đến sớm ( da xanh, niêm mạc nhợt, hoa mắt, chóng mặt)
Đến muộn ( shock mất máu: Mạch nhanh, HA tụt, PVC
thấp,.. Xem lại phần ngoại 1)
- TC thực thể:
+ Nhìn: vết xây xát, bầm tím trên thành bụng tương ứng tạng tổn thương; bụng
kém di động
+ Sờ: điểm đau chói khi gãy x.sườn (8-9-10)
PỨ TB vùng tạng tổn thương
CCTB khi có chảy máu nhiều.
+ gõ: đục vùng thấp, diện đục của gan hoặc lách to hơn khi tụ máu dưới bao nhiều
+ Nghe: Nhu động ruột giảm
+ Thăm TT- âm đạo: Túi cùng douglas phồng đau
- CLS: XN máu ( HC, Hb, HCt giảm),Xquang bụng không chuẩn bị, Siêu âm
bụng - khảo sát trọng điểm chấn thương (FAST) phát hiện nhanh, sớm dịch trong
ổ bụng, màng tim: dưới mũi ức ( dịch màng ngoài tim), dưới sườn phải ( gan
thận), dưới sườn trái ( dịch quanh lách), trên xương mu ( dịch quanh túi
Douglas).), CTLVT, chọc dò ổ bụng, chọc rửa ổ bụng ( dịch đỏ: chảy máu, nghi
ngờ: đếm HC dịch rửa, > 100000/ ml (+))
3. Nguyên nhân, phân biệt Tắc ruột cơ năng cơ học.
Tắc ruột là 1 hội chứng, được định nghĩa bởi sự ngưng trệ lưa thông của chất rắn, dịch, hơi
trong lòng ruột ( tá hỗng tràng → hậu môn).

Tắc ruột cơ năng Tắc ruột cơ học


ĐN Tắc ruột cơ học là tình trạng tắc Là tình trạng tắc ruột vẫn còn nhu động
ruột do mất nhu động ruột. ruột
Nguyên 1. Liệt ruột: 1. Tại bên trong lòng ruột:
nhân. + phản xạ TK: sỏi tiết niệu, Ruột non:
chấn thương cột sống hoặc + tắc ruột do sỏi mật rơi vào
khung chậu ( tụ máu sau + Tắc do vật thể lạ:k bã thức ăn, búi
PM), VPM,.. giun,..
+ Thiếu máu cấp và huyết khối Đại tràng: do phân
™ : nhồi máu mạc treo cấp,.. 2. Ngay tại thành ruột:
2. Do co thắt: tăng trương lực + UT đại tràng, ruột non…
cơ quá mức và không dãn ra + Hẹp lòng ruột do viêm nhiễm
được hoặc do sẹo: bệnh Crohn, sau
khâu nối ruột, Lao ruột,..
3. Bên ngoài thành ruột:
+ UT phúc mạc
+ Do dây chằng hoặc do dính ruột.
+ Thoát vị
+ Xoắn ruột

4 Nguyên nhân gây vàng da do tắc mật


- sỏi ống mật chủ, giun chui ống mật
- ung thư đường mật
- u bên ngoài chèn ép vào
- viêm đường mật xơ hóa nguyên phát
5 Tắc niệu quản nguyên nhân:
- Sỏi thận - niệu quản
- Hẹp niệu quản ( bẩm sinh ( Niệu quản nằm sau TMC dưới)
- Khối u gần niệu quản chèn ép
- U xơ TLT
- Nhiễm trùng đường niệu gây viêm sưng.
6 Viêm phúc mạc tiên phát thứ phát
- Tiên phát: lao màng bụng, suy giảm miễn dịch, nấm màng bụng,...
- Thứ phát: tổn thương tạng,VRT vỡ, thủng dd, abcess gan vỡ,...
7 CT lồng ngực: lắc lư trung thất, mảng sườn di động (vị trí hay gặp) gặp trong trường hợp?
Định nghĩa?
- Lắc lư trung thất: Thở vào, mảng sườn di động sẽ ép lên phổi bên tổn thương, khiến trung
thất bị đẩy lệch sang bên phổi lành. Thở ra, phổi bên tổn thương không còn bị mảng sườn di
động ép lên nữa, trung thất không còn bị đẩy lệch và sẽ di chuyển ngược lại.
- Mảng sườn di động:
+ Là vùng thành ngực không còn liên tục với lồng ngực, do mất tính vững chắc của khung
xương.
+ Xuất hiện khi có ít nhất 3 xương sườn liền nhau bị gãy, và gãy ở cả hai đầu, đồng thời
các ổ gãy xương ở mỗi đầu phải nằm trên cùng một đường thẳng.
+ Mảng sườn di động hay gặp ở vị trí mảng sườn bên, mảng sườn ức và mảng sườn sau
bên.
+ Gặp trong trường hợp: chấn thương rất mạng, gãy xương ngực hở
8 Tình huống-> xác định điểm đau->chẩn đoán LS CLS-> đưa phương as đtri
9 Bỏng : phân độ, mức độ(%)
Theo độ sâu: nông (độ 1-2), sâu (độ 3-4), bỏng trung gian.
Bỏng độ I (viêm da cấp do bỏng) :
• Tổn thương lớp sừng.
• Da khô đỏ nề rát đau, sau 2-3 ngày khỏi.
Bỏng độ II: (tổn thương lớp biểu bì)
• Trên nền viêm da cấp có các nốt phỏng chứa dịch trong hoặc vàng nhạt.
• Tổn thương chưa tới lớp tế bào đáy nên khỏi không để lại sẹo.
• Các nốt phỏng có thể xuất hiện muộn, sau 12-24 giờ sau bỏng.
• Sau 3-4 ngày hiện tượng viêm giảm.
• Sau 8-13 ngày, lớp biểu bì được phục hồi hoàn toàn, không để lại sẹo.
• Nguyên nhân: bỏng nước sôi chỗ có quần áo.
Bỏng độ III: (tổn thương lớp trung bì)
• Lớp tế bào đáy bị phá huỷ, bỏng ăn lan tới trung bì gây hoại tử da diện rộng.
• Lâm sàng: nốt phỏng có vòm dày, dịch nốt phỏng đục hoặc có màu hồng, đáy vết phỏng đỏ
tím sẫm hoặc trắng bệch.
• Do tổn thương lớp tế bào đáy nên để lại sẹo khi khỏi.
• Nguyên nhân: bỏng xăng, acid, điện…
Bỏng độ IV:
• Bỏng toàn bộ các lớp da.
• Lâm sàng biểu hiện ở 2 hình thức:
• Đám da hoại tử ướt: da trắng bệch hoặc đỏ xám, hoại tử, quanh đám hoại tử là vùng sưng nề
rộng.
• Đám da hoại tử khô: da khô màu đen hoặc đỏ, quanh đám hoại tử khô là 1 viền hẹp da màu
đỏ nề, lõm xuống so với da lành lân cận.
• Nguyên nhân: điện cao thế, sét đánh, cháy nhà… Bỏng trung gian: nằm giữa giới hạn bỏng
nông và bỏng sâu.
10 TALNS: nguyên nhân
- Giãn não thất: não úng tuỷ, tắc nghẽn ống sylvius
- Tổn thương lan toả trong sọ: Khối máu tụ (chấn thương, đột quỵ), Khối u (neoplasm),
Abcess não và phù não (nhiễm trùng, KST, nấm)
- Phù não:
+ Trạng thái động kinh hoặc thiếu oxy kéo dài gây phù não
+ Bệnh não do chuyển hoá: bệnh gan, bệnh thận, HC Reye (bệnh não-gan), các bệnh nội
tiết
+ Nhiễm khuẩn TWTK: viêm màng não, viêm não có thể gây phù não nặng
+ Phù não do mạch máu, phù não do độc tb, phù não mô kẽ
- Tắt đường dịch não tuỷ: Tắc đường dịch não tủy từ não thất tới khoang dưới nhện và qua
các hạt Pacchioni, nguyên nhân:
+ Khối u.
+ Thiểu sản hoặc hẹp bẩm sinh, viêm dính hoặc chèm ép do u.
+ Dính sau viêm màng não và sau chảy máu dưới nhện.
+ Dính, tăng đạm dịch não tủy hoặc huyết khối các xoang tĩnh mạch màng cứng ở hạt
Pacchioni
+ Tăng tiết hay kém hấp thu dịch não tủy (Hội chứng tăng áp lực nội sọ lành tính)
11 AL nội sọ: Phân loại Lundberg ICP
- 0 - 10 → bình thường
- 11 - 20 → tăng nhẹ
- 21 - 40 → tăng trung bình
- > 40 → tăng quá mức và tất cả các cơ chế bù trừ được sử dụng
Khi ALNS qua mức 40-50 mmHg thì áp lực tưới máu não giảm. Tiên lượng tốt nếu ALNS
dưới 20 mmHg)
12 Các bước khám tuyến giáp
- Nhìn:
+ Quan sát bướu giáp từ nhiều hướng:
+ Khối nằm hai bên hay trước khí quản
+ Trong hầu hết các trường hợp, giới hạn trên của khối không vượt quá bờ trên sụn giáp
+ Điều quan trọng nhất: khối di động lên trên theo nhịp nuốt
Phân biệt bướu giáp lan tỏa và bướu giáp nhân:
- Bướu lan toả: hình cánh bướm, bề mặt phẳng
- Bướu nhân: bề mặt có khối gồ, rõ hơn khi BN nuốt
- Sờ:
+ Sờ từ phía trước
+ Sờ từ phía sau
+ Sờ hạch cổ: K giáp có thể di căn hạch cổ trước (dọc theo và ở phía sau cơ ức đòn chũm)
+ Tìm dấu hiệu xâm lấn hay chèn ép: - BN nói khàn: bướu xâm lấn thần kinh quặc ngược
- BN khó thở, thở rít: bướu xâm lấn hay chèn ép khí
quản
- Bướu dính chặt vào khí quản: xâm lấn khí quản
- Bướu dính chặt vào các cấu trúc chung quanh (cơ
cổ)
+ Nhận xét sau khi sờ: kích thước, hình dáng, mật độ, đau, cố định hay di động, có rung
miu không, có hạch cổ/thượng đòn?
Phân biệt bướu giáp lan tỏa và bướu giáp nhân khi sờ:
- Bướu lan toả: bề mặt phẳng, mật độ đều
- Bướu nhân: bề mặt có một hay nhiều khối gồ, mật độ không đều
- Bướu đơn nhân: chỉ có một khối duy nhất trên tuyến giáp
- Nghe:
+ Có thể phát hiện âm thổi do tăng lưu lượng máu đến bướu giáp
+ BN có bướu lan tỏa kèm cường giáp, nghe bướu có thể có âm thổi (bướu mạch)
+ Nghe ở tư thế ngồi hoặc nằm
+ Nghe từng thuỳ
- Đo:
Mức độ to của tuyến giáp:
+ Độ 0: Không có bướu giáp
+ Độ IA: Không nhìn thấy, chỉ sờ thấy to > ngón tay cái
+ Độ IB: Nhìn thấy ở tư thế đầu ngửa và khi nuốt
+ Độ II: Bướu to, nhìn rõ ở tư thế cổ bình thường
+ Độ III: Bướu to gây biến dạng cổ
- Nghiệm pháp Pemberton
13 Dấu chứng tắc ruột (dấu gtri nhất: dấu rắn bò)
- Bụng trướng
- Dấu hiệu quai ruột nổi
- Dấu hiệu rắn bò
- Sờ nắn thấy thành bụng mềm, đôi khi có phản ứng thành bụng khu trú tương ứng với
quai ruột bị xoắn nghẹt, chứng tỏ đã có tổn thương thành bụng
- Gõ vang giữa bụng, có thể gõ đục vùng thấp do có dịch
- Nghe: tiếng réo di chuyển của hơi và dịch trong lòng ruột (dấu hiệu giá trị tương đương
dấu rắn bò)
- Khối u đại tràng, u ruột non, khối lồng ruột, búi giun..
- Thăm khám các lỗ thoát vị: phát hiện thoát vị nghẹt gây tắc ruột
- Thăm khám trực tràng
14 Các nguyên nhân chèn ép tủy không do chấn thương: chèn ép nội tủy, u màng nội tuỷ (u
tb hình sao…),
- Cột sống và đĩa đệm:
+ Khối u thân đốt sống: lành tính, ác tính, di căn, u máu.
+ Thoát vị đĩa đệm: nguy hiểm nhất là đốt sống cổ.
+ Áp xe lạnh do Lao cột sống.
+ Thoái hóa cột sống-đĩa đệm.
+ Dị dạng bẩm sinh, hẹp ống sống.
+ Biến chứng sau mổ cột sống.
- Ngoài màng tủy:
+ U ngoài màng cứng: lymphoma, u xơ thần kinh.
+ Di căn ung thư từ phổi, vú, tiền liệt tuyến.
+ Áp xe ngoài màng cứng sau thủ thuật y tế.
- Dưới màng cứng và ngoài tủy:
+ U màng tủy (meningioma): Chèn ép tủy sống ở ngực cao.
+ U thần kinh (neurinome hoặc schwannome): hay gặp ở đoạn tủy cổ thấp hoặc vùng
lưng, thắt lưng.
+ U nang nước , u nang bì, u nguyên bào.
- Trong tủy:
+ U tế bào hình sao đoạn cổ-lưng.
+ U thần kinh đệm ít nhánh đoạn cổ-lưng.
+ U mỡ, u quái, u mạch của tủy sống.
+ Dò động-tĩnh mạch.
15 Khám về hệ tiết niệu:
- Bập bênh thận, chạm thận (+): thận lớn, thận ứ nước, thận đa nang
- Rung thận (+): viêm thận bể thận cấp, abcess thận, nung mủ thận
16 Chấn thương sọ não: biểu hiện tăng áp lực hộp sọ
- Hội chứng tăng áp lực nội sọ:
+ Đau đầu
+ Nôn mửa
+ Phù gai thị
+ Rối loạn tinh thần
+ Mạch chậm, huyết áp tăng
+ Rối loạn chức năng khác
- Hội chứng thần kinh khu trú
+ Liệt nửa người
+ Dãn đồng tử
17 Các gđ bỏng (sốc bỏng, nhiễm độc cấp tính) Gđ 2 nắm NN và dấu chứng khác
- Bỏng có 4 giai đoạn:
1. Sốc bỏng ( 48h đầu):
Cơ chế:
+ Kích thích đau từ vùng tổn thương gây trạng thái hưng phấn quá mức →
ức chế hệ TK TW (Điều trị giảm đau theo WHO)
+ Giảm khối lượng tuần hoàn, RL điện giải, RL vi tuần hoàn ( đặc trưng bởi
sự thoát huyết tương, chuyển dịch Kali,Natri,...)
2. Nhiễm độc cấp tính: ( Ngày thứ 3 - ngày thứ 15)- gđ nguy hiểm nhất
Do nhiễm khuẩn, hấp thu những chất độc từ các tổ chức hoại tử.
- Lâm sàng:
+ BN kích thích vật vã hoặc lơ mơ, tri giác kém dần, có thể hôn mê.
+ Sốt cao: 39-40 độ C, da lạnh, nổi vân tím,
+ BN thở nhanh nông, không đều, nôn, đi ỉa lỏng…
Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bỏng vì dễ dẫn đến tử vong, cần điều trị tại chỗ, cắt lọc tổ
chức hoại tử, bù thể tích tuần hoàn, cân bằng điện giải cho BN.
Biến chứng có thể gặp: NK huyết ( thường gặp ở Bn có diện bỏng sâu 10% và hoại tử
ướt).
3. Nhiễm trùng:
- Nhiễm trùng là chính do mất diện tích da rộng trong thời gian dài.
- Vi khuẩn thường gặp: tụ cầu vàng, liên cầu tan huyết, trực khuẩn mủ xanh, có thể gặp
uốn ván…
- Các trường hợp bỏng nặng, nếu qua giai đoạn sốc bỏng thì 70% tử vong trong giai đoạn
này.

- Điều trị: bồi phụ máu, dịch đủ và vá da sớm cho bệnh nhân, kháng sinh phù hợp .
4. Hồi phục và suy kiệt.
- Nếu điều trị tốt, bỏng nhẹ, vá da sớm: BN hồi phục hoàn toàn.
- Nếu điều trị kém, bỏng nặng…BN suy kiệt dần: thiếu máu, thiếu protein, nhiễm
khuẩn…dễ dẫn tới suy kiệt và có thể tử vong.
18 Cơ đau quặn thận: ngnhan
- Sỏi tiết niệu, co thắt niệu quản
19 Chức năng tuyến giáp tổng hợp chất gì? Hormone T3, T4 và Calcitonin do tế bào cận
nang giáp.
T4 (thyroxine) được xem như dạng dự trữ của T3 (80% hormone T3 được tạo ra từ T4), thời
gian bán hủy của T4 lâu hơn → duy trì nồng độ T3, T4 ổn định trong cơ thể, thường sử dụng
T4 trong CLS để đánh giá CN tuyến giáp.
20 Ngoài ra còn có tam chứng tràn dịch tràn khí màng phổi
- Tràn khí màng phổi: Galiac
+ Rung thanh giảm hoặc mất
+ Gõ vang trống
+ Rì rào phế nang giảm hoặc mất
- Tràn dịch màng phổi: 3 giảm
+ Gõ đục
+ Rung thanh giảm hoặc mất
+ RRPN giảm hoặc mất
21 Vai trò Hormon tuyến yên prolactin vai trò trong sx tiết sữa, hỗ trợ chức năng sinh sản
của 2 giới:
- Nam 2-18 ng/ml
- Nữ không có thai 2-29
- Nữ cho con bú 10-209
22 Các NN tắc ruột có thể dính, xoắn, nghẽn, bịt các trchứng ntn cho từng loại và có đặc điểm
gì xem lại tài liệu ngoại 1 nha
23 Tên các loại VK có trong VRT:
- VK yếm khí: Bacteroides fragilis, Splanchnicus, Lactobacillus
- Hiếu khí: E.coli, Pseudomonas, Streptococcus
- AIDS: Cytomegalovirus
24. Biến chứng TALNS:
- TALNS được định nghĩa như tăng AL kéo dài trên 20 mmHg/cmH2O
- TALNS làm RLCN não do:
+ Giảm CBF
+ Tụt não qua lều hay qua lỗ chẩm đưa đến chèn ép gây thiếu máu cục bộ thân não.
- Biến chứng:
+ Phản xạ Cushing: - Cơ chế bù trừ sau cùng trước thoát vị não
- Triệu chứng: THA (tăng SBP và giảm DBP), nhịp đập chậm, RL
hô hấp (nhịp thở không đều)
+ Thiếu máu nuôi tổ chức não: - Áp lực trong sọ tăng cao gây thiếu máu não và liệt vân
mạch não.
- CBF: 20ml/100g mô não/phút, sẽ có các dấu hiệu thiếu
máu nuôi dưỡng tổ chức não trên lâm sàng
- CBF: 10-15ml/100g mô não/phút: tb TK sẽ chết, RL TK
không hồi phục.
+ Thoát vị não: qua lều hay qua lổ chẩm, chèn ép và thiếu máu thân não
Tự luận:
1. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của sỏi hệ niệu: thận, niệu quản, bàng quang, niệu
đạo. Giải thích rõ.
SỎI THẬN:
❖ Triệu chứng lâm sàng: Bệnh cảnh đa dạng
- Có khi diễn biến âm thầm, có khi đau âm ỉ hông lưng.
- Điển hình nhất là cơn đau quặn thận:
+ Đau kịch phát, đột ngột, dữ dội khi sau làm việc nặng.
+ Đau vùng thắt lưng lan xuống bộ phận sinh dục ngoài hoặc mặt trong đùi.
+ Ấn vào vùng thắt lưng rất đau (Phản ứng cơ thắt lưng):
. Tiểu máu vi thể hay đại thể
. Tiểu đục nếu có nhiễm khuẩn kèm theo, sốt cao + đau lưng => viêm thận bể thận
. Phù, ăn uống kém gặp trong Suy Thận
. Vô niệu nếu gây bế tắc đường tiết niệu <150ml/24h.
❖ Khám lâm sàng: bằng các nghiệm pháp
- Chạm thận
- Rung thận
- Bập bềnh thận
- Ấn vùng thắt lưng
❖ Cận lâm sàng:
- Ure, Creatinin, nước tiểu toàn phần, cặn lắng…
- Chụp KUB: khảo sát 90% sỏi thận
- Siêu âm thận: Khảo sát hình ảnh ứ nước thận, kích thước thận, kích thước sỏi và sỏi không
cản quang.
- Chụp Niệu đồ tĩnh mạch (UIV): khảo sát chức năng thận bệnh lý và không bệnh lý, dị tật bẩm
sinh kèm theo.
- Chụp CT Scanner: phân biệt sỏi niệu, u đường niệu và sỏi không cản quang.
SỎI NIỆU QUẢN:
❖ Triệu chứng lâm sàng:
- Đau là tr.ch chính, dựa vào sự xuất hiện cơn đau, tính chất và hướng lan xác định vị trí sỏi.
- Cơn đau quặn thận, đau nhiều khi sỏi di chuyển.
- Trong cơn đau: buồn nôn, bụng chướng, bí trung đại tiện, tiểu buốt, tiểu rắt.
- Có thể gây nhiễm khuẩn tiết niệu đi kèm.
- Tiểu máu vi thể hay đại thể.
- Vô niệu hoặc biến chứng suy thận nhanh
- Đôi khi diễn biến âm thầm, phát hiện tình cờ.
❖ Khám lâm sàng:
- Khám thận
- Tìm các điểm đau niệu quản:
+ Điểm niệu quản trên: Giao điểm của đường thẳng ngang qua rốn với bờ ngoài cơ thẳng
bụng.
+ Điểm niệu quản giữa: Điểm 1/3 ngoài của đường nối 2 gai chậu trước trên.
+ Điểm niệu quản dưới: Sát bàng quang, thăm khám qua trực tràng - âm đạo.
❖ Cận lâm sàng:
- Ure, Creatinin, Nước tiểu toàn phần, cặn lắng
- Chụp KUB : khảo sát 90% sỏi NQ.
- Siêu âm Thận :
- Chụp Niệu đồ tĩnh mạch (UIV) :
- Chụp CT Scanner
- Chụp Niệu quản ngược dòng (UPR) : phân biệt sỏi không cản quang – hẹp niệu quản.
SỎI BÀNG QUANG:
❖ Triệu chứng lâm sàng:
- Đau buốt vùng hạ vị : đau sau khi tiểu xong hay di chuyển mạnh, lan xuống tầng sinh môn,
dương vật
- Tiểu rắt, buốt nhiều, tiểu nhiều lần
- Tiểu máu cuối bãi : thường xảy ra sau di chuyển.
- Nếu có nhiễm khuẩn thì dễ gây viêm bàng quang.
- Bí tiểu là triệu chứng nặng nề nhất, thường làm bệnh nhân phải nhập viện.
❖ Khám lâm sàng
- Khám trực tràng âm đạo có thể sờ thấy sỏi
- Dùng sonde sắt thăm niệu đạo → chạm sỏi
❖ Cận lâm sàng
- Nước tiểu toàn phần, cặn lắng …
- Chụp KUB : khảo sát sỏi bàng quang trong khung chậu (90%).
- Siêu âm Thận : Khảo sát tình trạng bàng quang : viêm bàng quang, sỏi bàng quang.
- Soi bàng quang : là phương pháp chắc chắn xác định sỏi bàng quang, ngoài ra đánh giá TTL,
niệu đạo.
SỎI NIỆU ĐẠO
❖ Triệu chứng lâm sàng:
- Đái khó, đái rắt, đái buốt
- Sờ dọc niệu đạo thấy sỏi
❖ Khám lâm sàng
❖ Cận lâm sàng
- KUB: sỏi cản quang nằm ngay khớp mu
- ECHO: phân biệt u, sỏi
SỎI TUYẾN TIỀN LIỆT:
❖ Triệu chứng lâm sàng:
- Rối loạn tiểu tiện: tiểu rát, tiểu khó, có lúc bí tiểu hoặc có cảm giác không muốn đi tiểu vì
buốt khi tiểu
- Rối loạn tiêu hoá: bụng luôn đầy hơi, giả no, mệt mỏi…
❖ Khám lâm sàng
❖ Cận lâm sàng
- Thăm trực tràng: sờ thấy tiền liệt tuyến lớn, sờ thấy sỏi
- Siêu âm TLT: thấy vôi hoá
2. Làm sao để chẩn đoán tắc ruột: cơ học, cơ năng
❖ Tắc ruột cơ năng:
- Bệnh thường khởi phát từ từ, triệu chứng đau bụng thường ít, hiếm khi nôn. Tuy nhiên bụng
thường trướng nhiều, và đặc biệt không có tiếng NĐR khi nghe.
- Trên phim chụp X-quang bụng không chuẩn bị thấy hình ảnh giãn toàn bộ các quai ruột, cả
ruột non và đại tràng.
- Chụp khung đại tràng có thuốc cản quang (chụp đại tràng có chuẩn bị) không thấy hình ảnh
hẹp trên khung đại tràng.
- Chụp CLVT bụng không thấy vị trí tắc cũng như nguyên nhân gây tắc.
- Chẩn đoán tắc ruột cơ năng thường có được sau khi đã loại trừ tất cả các trường hợp tắc ruột
cơ học.
- Một trường hợp đặc biệt của tắc ruột cơ năng là hội chứng Ogilvie: với đặc điểm là giãn toàn
bộ khung đại tràng, chủ yếu là giãn do hơi, thường gặp trên các BN đa chấn thương, BN thở
máy, già yếu, hay các BN dùng các thuốc an thần. Chụp CLVT gíup khẳng định chẩn đoán
bệnh.
❖ Tắc ruột cơ học:
- Tắc ruột do bít:
+ Lâm sàng:- Bệnh khởi phát từ từ, đau thành cơn điển hình.
- Toàn trạng bị ảnh hưởng từ từ.
- Bụng thường trướng đều, khám lâm sàng có thể phát hiện dấu rắn bò và
nghe bụng có tiếng NĐR tăng trong cơn đau.
+ Chẩn đoán hình ảnh:- X-quang bụng không chuẩn bị trong tắc do bít tắc thường có
nhiều mức nước - hơi, xếp thành tầng, tùy vị trí tắc ở đại tràng hay ruột non mà có hình
thỏi và cách sắp xếp khác nhau.
- Chụp CLVT giúp chẩn đoán vị trí và nguyên nhân gây tắc.
- Tắc ruột do thắt nghẹt:
+ Lâm sàng: - Bệnh thường khởi phát đột ngột.
- Đau bụng dữ dội, liên tục, không có cơn, cường độ cơn đau thường không
thuyên giảm. Đau làm BN vật vã, lo sợ. Nôn sớm và nôn nhiều.
- Toàn trạng BN suy sụp nhanh, với các dấu hiệu mất nước. Tình trạng sốc
thường xuất hiện sớm ngay sau những giờ đầu, sốc ngày càng nặng thêm.
- Dấu hiệu bụng trướng thường kín đáo, đôi khi bụng có thể không trướng.
- Thăm khám kỹ có thể sờ thấy quai ruột xoắn hoặc nghẹt căng như quả
bòng, không di động và rất đau khi ấn (dấu hiệu Von Wahl).
- Nghe không có tiếng NĐR.
- Thăm trực tràng: túi cùng Douglas đầy và đau do có dịch máu trong phúc
mạc.
+ Chẩn đoán hình ảnh:- Trên phim chụp X-quang bụng không chuẩn bị, hình ảnh một
quai ruột giãn hình vòm đơn độc với hai hình mức nước - hơi hai bên chân gợi ý tắc
ruột do nghẹt.
- Chụp CLVT cho phép chẩn đoán vị trí tắc, nguyên nhân tắc và
tình trạng tổn thương các quai ruột.
3. Đám quánh ruột thừa:
- Là một trong những biến chứng của viêm ruột thừa ( viêm phúc mạc do VRT vỡ, viêm
ruột thừa nung mủ, áp xe RT).
- Đám quánh ruột thừa được hình thành do RT bị viêm bị bao quanh bởi các tạng như
mạc nối lớn, quai ruột, giống với áp xe RT nhưng PỨ viêm bị dập tắc.
- TC cơ năng:
+ Đau bụng điển hình, sau 24h đau giảm, vẫn khu trú ở HCP
+ Sốt giảm
- TC thực thể:
+ sờ thấy mảng cứng vùng HCP, chắc, bờ không rõ ranh giới, không di động, ít
đau khi ấn.
+ Nhiễm trùng toàn thân không rầm rộ.
- Đây là biến chứng duy nhất không chỉ định mổ ngay.
- Điều trị: điều trị nội khoa ( dùng KS) theo dõi: nếu tính trạng cải thiện; giảm sốt, khối
viêm giảm kích thước → cắt ruột thừa sau 6 -12 tuần.
+ nếu tiến triển thành áp xe RT hoặc VPM → mổ khẩn cấp.

You might also like