You are on page 1of 44

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

----------o0o---------

BÁO CÁO CUỐI KỲ

MÔN HỌC TƯ DUY PHẢN BIỆN

GVHD: NGUYỄN THỊ BƯỞI

NHÓM: 04
STT HỌ VÀ TÊN MSSV

1 NGUYỄN VIỆT THẮNG 2311557283

2 NGUYỄN ĐỨC TẤN 2311556643

3 LÂM THÀNH ĐẠT 2311557275

4 TRẦN KIM Ý 2311557244

5 THÁI THỊ THU THẢO 2311557329

6 TRƯƠNG THỊ THÚY THANH 2200008194

TP. Hồ Chí Minh – năm 2024


KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO

BÌA

Bảng điểm - Bảng phân công

NỘI DUNG CHÍNH

Phần 1:Theo quan điểm của nhóm bạn tại sao sinh viên Việt Nam yếu kỹ năng tư
duy phản biện.Nêu số lý do bằng số thành viên trong nhóm và giải thích từng lý
do. Bản thân sinh viên cần làm gì để cải thiện kỹ năng tư duy phản biện (Câu lý
thuyết)

Phần 2:Nhóm hãy chọn một vấn đề mà nhóm quan tâm sau đó cá nhân viết bài
luận về một góc nhìn theo chủ đề mà nhóm đã chọn .

1. Giới thiệu (Introduction Paragraph)

2. Nội Dung (Body Paragraph)

3. Kết Luận (Conclusion Paragraph)

4. Danh mục tài liệu tham khảo (References)

5. Phần mở bài ½ trang tối thiểu

6. Phần thân bài 4 trang tối thiểu

7. Phần kết bài ½ trang

8. Danh mục tài liệu tham khảo -theo APA

2
BM-ChT-11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


TẤT THÀNH HỌC KỲ … NĂM HỌC 2023.. -
TRUNG TÂM KHẢO THÍ 2024…

PHIẾU CHẤM THI TIỂU LUẬN/BÁO CÁO

Môn thi: Tư duy phản biện Lớp học phần:23DQT1A

Nhóm sinh viên thực hiện :04

1. Tham gia đóng góp: Nguyễn Việt Thắng-2311557283

2. Tham gia đóng góp: Nguyễn Đức Tấn-2311556643

3. Tham gia đóng góp: Lâm Thành Đạt-2311557275

4. Tham gia đóng góp: Trần Kim Ý-2311557244

5. Tham gia đóng góp: Thái Thị Thu Thảo-2311557329

6. Tham gia đóng góp: Trương Thị Thúy Thanh-2200008194

Ngày thi:13/05/2024 Phòng thi: L.905

Đề tài tiểu luận/báo cáo của sinh viên :

3
Phần đánh giá của giảng viên (căn cứ trên thang rubrics của môn học):

Tiêu chí
Đánh giá của giảng viên Điểm tối đa Điểm đạt được
(theo CĐR HP)

Cấu trúc của tiểu


luận/báo cáo

Nội dung

Các nội dung thành


phần

Lập luận

Kết luận

Trình bày

TỔNG ĐIỂM

Giảng viên chấm thi

(ký, ghi rõ họ tên)

4
BẢNG PHÂN CÔNG CÁC THÀNH VIÊN THỰC HIỆN BÁO CÁO

Tỷ lệ tham gia
Nội dung được
STT Họ và tên hoạt động Ghi chú
phân công
nhóm

1 Trần Kim Ý Tìm tài liệu

2 Nguyễn Đức Tấn Tìm tài liệu

3 Lâm Thành Đạt Tìm tài liệu

4 Nguyễn Việt Thắng Tìm tài liệu

5 Thái Thị Thu Thảo Tìm tài liệu

Tổng hợp, phân công,


6 Trương Thị Thúy Thanh Nhóm trưởng
tìm tài liệu

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

5
MỤC LỤC

BÀI TẬP NHÓM ........................................................................................................... 6

I. GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 8

1.1. Ngại và sợ giao tiếp .................................................................................................. 8

1.2. Suy nghĩ bị thụ động và dễ bị thay đổi ý kiến từ nhiều phía .................................... 8

1.3. Không chịu phân tích, dễ dàng nghe theo ý kiến của người khác ............................ 9

1.4.Thiếu thực hành, thiếu kiến thức cơ bản ................................................................... 9

1.5. Thiếu nhạy bén trong cách trả lời và đặt câu hỏi của sinh viên ............................... 9

1.6. Những yếu tố tác động thì yếu tố thời đại 4.0, sự phát triển của mạng xã hội và trí
tuệ nhân tạo là nguyên nhân chính. ............................................................................... 10

II. BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TƯ DUY MÀ NHÓM ĐƯA RA ............................ 11

BÀI TẬP CÁ NHÂN ................................................................................................... 12

NGUYỄN VIỆT THẮNG– 2311557283 ................................................................... 12

THÁI THỊ THU THẢO – 2311557329 ..................................................................... 18

NGUYỄN ĐỨC TẤN-2311556643........................................................................... 22

TRẦN KIM Ý- 2311557244 ...................................................................................... 26

TRƯƠNG THỊ THÚY THANH-2200008194 ........................................................... 31

LÂM THÀNH ĐẠT – 2311557275........................................................................... 37

6
BÀI TẬP NHÓM

Phần 1:Theo nhóm tại sao sinh viên Việt Nam yếu kỹ năng tư duy phản biện.Nêu lý do
và giải thích từng lý do. Bản thân sinh viên cần làm gì để cải thiện kỹ năng tư duy phản
biện.

7
I. GIỚI THIỆU

Trong xã hội hiện đại ngày nay, tư duy phản biện là một kĩ năng cần thiết không chỉ
trong nghiên cứu học thuật mà còn ở mọi khía cạnh khác trong cuộc sống như kinh
doanh hay trong quá trình tuyển dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công trong
việc hình thành và rèn luyện tư duyphản biện. Mặc dù “tư duy phản biện” là một thuật
ngữ không hề mới trong các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới (đặc biệt là giáo dục đại
học), ở Việt Nam cụm từ này còn khá mới mẻ. Điều đó lý giải vì sao có một nghịch lý
vẫn tồn tại trong nền giáo dục ở nước ta, đó là sinh viên đại học những người được cho
là một bộ phận của nguồn nhân lực chất lượng cao lại ít có khả năng phản biện khoa
học. Thay vì đưa ra những phương pháp để cải thiện và luyện tập tư duy phản biện, thì
trước tiên phần viết này sẽ liệt kê một số nguyên nhân phổ biến khiến cho sinh viên việt
nam yếu kỹ năng tư duy phản biện kể từ đó giúp sinh viên có thể nhận thức và loại bỏ
những tác nhân ấy trong quá trình tư duy nhằm đảm bảo việc đưa ra một cái nhìn sáng
suốt, rõ ràng và tường tận về mọi khía cạnh của bất kỳ vấn đề nào trong cuộc.

1.1. Ngại và sợ giao tiếp


Tranh luận một vấn đề nào đó cần đưa ra dẫn chứng, cách nói thuyết phục nhưng đây là
vấn đề không phải ai cũng làm được, sinh viên thường vấp phải tình trạng muốn nói
nhưng dễ bị "đuối lý" khi tương tác với giảng viên. Vấn đề chính là sinh viên còn rụt rè
và chưa biết cách phản biện.

Ít giao tiếp hay bàn luận với bạn bè và thầy cô nên kỹ năng tư duy phản biện rất yếu dẫn
đến việc không có nhiều lí lẽ để giải thích hay tranh luận.

Hạn chế về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy phản biện của sinh viên dẫn đến cách học
bị thụ động, lớp học mang tính thầy đọc - trò chép, học từ giáo trình là chính và khó mở
rộng kiến thức, điều này chưa phù hợp với phương pháp học đại học hiện nay.

1.2. Suy nghĩ bị thụ động và dễ bị thay đổi ý kiến từ nhiều phía
Việc sinh viên đã quen với cách học theo khuôn mẫu những kiến thức mà trong sách có
sẵn như ở các cấp học phổ thông, cùng với lối suy nghĩ về một vấn đề nào đó một cách
thụ động điều này sẽ làm cho khả năng tư duy phân tích và suy luận vấn đề yếu đi. Nếu
học thụ động theo sách và kiến thức thầy cô truyền dạy sinh viên sẽ khó có cơ hội để
mở rộng kiến thức mới. Cùng với đó do thói quen ngại và sợ sẽ làm cho sinh viên mất
đi nhiều cơ hội tốt để phát triển bản thân hơn bởi việc đưa ra những nhận xét và ý kiến

8
của cá nhân còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, còn nhiều sinh viên mắc phải các trường hợp như lười suy nghĩ, vẫn còn tâm
lý học theo lối thu nhận kiến thức để thi, ít sự mày mò, nghiên cứu thêm nhiều thứ mới,
có thể nói đó là những điểm hạn chế trong việc phát triển kỹ năng tư duy phản biện mà
nhiều sinh viên thường hay mắc phải.

1.3. Không chịu phân tích, dễ dàng nghe theo ý kiến của người khác
Thường những người có tư duy phân tích kém sẽ không thể suy luận được nhiều và ý
kiến khi đưa ra cũng không có tính chắc chắn, nên khi người khác đưa ra một ý kiến,
một quan điểm khác có vẻ cũng hợp lý thì họ sẽ ngay lập tức tin vào quan điểm ấy và
cho là đúng mà không chịu tự mình đặt ra câu hỏi rằng liệu nó có phải là ý kiến, lựa
chọn thực sự phù hợp hay đúng đắn hơn chưa. Chính vì vậy mà nhiều sinh viên hiện
nay điều gặp phải tình trạng không biết và không hiểu vấn đề. Khi đụng vào một câu hỏi
nào

1.4.Thiếu thực hành, thiếu kiến thức cơ bản


Kỹ năng tư duy phản biện cần được thực hành để phát triển. Nếu sinh viên không có cơ
hội tham gia vào các hoạt động như thảo luận, dự án nhóm hoặc các bài tập phản biện,
họ sẽ thiếu kinh nghiệm thực tế trong việc xây dựng và thử nghiệm các lập luận. Thực
hành thường xuyên là chìa khóa để nâng cao khả năng phản biện.

Kỹ năng tư duy phản biện cần phải dựa trên một nền tảng kiến thức vững chắc về logic,
lập luận và phân tích. Nếu sinh viên thiếu kiến thức cơ bản về cách xây dựng một lập
luận logic hoặc không hiểu rõ về quy trình phản biện, họ sẽ gặp khó khăn trong việc áp
dụng các kỹ thuật phản biện một cách hiệu quả. Điều này có thể xuất phát từ việc hệ
thống giáo dục không tập trung đủ vào việc phát triển kỹ năng này hoặc thiếu sự hỗ trợ
và hướng dẫn từ giáo viên.

Hiện nay mặc dù một số sinh viên có cơ hội tham gia vào các hoạt động thực hành như
thảo luận và dự án nhóm, nhưng vẫn có nhiều sinh viên không có đủ cơ hội để phát triển
kỹ năng tư duy phản biện. Môi trường học tập vẫn còn chủ yếu tập trung vào việc truyền
đạt kiến thức mà ít quan tâm đến việc thực hành kỹ năng. Hơn nữa, áp lực về việc đạt
kết quả cao trong các kỳ thi và bài kiểm tra có thể khiến sinh viên tập trung vào việc ghi
nhớ kiến thức mà ít chú trọng đến việc hiểu và áp dụng kiến thức vào thực tế.

1.5. Thiếu nhạy bén trong cách trả lời và đặt câu hỏi của sinh viên

9
Là khả năng nắm bắt, phát hiện và thích ứng, xử lý nhanh đối với những yếu tố mới,
những yêu cầu mới. Nhạy bén đòi hỏi một quá trình tập luyện, và đòi hỏi thái độ luôn
sẵn sàng đón nhận cái mới, học hỏi, thử nghiệm, dung nạp mọi ý kiến khác biệt một cách
hết sức khách quan.

Là một khả năng thích ứng nhanh trong việc nắm bắt được sự việc một cách cụ thể và
có thể đưa ra một câu trả lời nhanh và chính xác nhất.

Hiện nay sinh viên luôn chìm đắm vào mạng xã hội ít tiếp xúc với người khác thông qua
giao tiếp trao đổi, đây cũng là một vấn đề nghiêm trọng làm cho sinh viên thiếu sự nhạy
bén trong vấn đề đưa ra những ý kiến cá nhân trong phản biện.

1.6. Những yếu tố tác động thì yếu tố thời đại 4.0, sự phát triển của mạng xã
hội và trí tuệ nhân tạo là nguyên nhân chính
Nguyên nhân dẫn đến sinh viên yếu tư duy phản biện đó chính là điện thoại mang bên
mình và sự phát triển của internet cùng với đó là sự phát triển quá nhanh của mạng xã
hội. Ngày nay sự phát triển của thời đại 4.0 cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, con
người sống trong thời kì internet và những Smartphone luôn luôn tồn tại hiện hữu ở bên
mình của mỗi người không thể tách rời ra, bên cạnh đó cùng sự trỗi dậy đầy mới mẻ
chiếm lĩnh thời đại 4.0 của máy móc, trí tuệ nhân tạo (AI),.. đã thôi thúc con người chạy
theo để bắt kịp thời đại mới kĩ thực số mới, bên cạnh những tiện ích của thời đại 4.0
mang đến thì ẩn đằng sau đó là sự một tệ hại rất lớn đang hóa trang ẩn mình bào mòn trí
tuệ của con người đặc biệt là sinh viên học sinh.

Sinh viên ngày nay không còn với những cuốn tập khi đến giảng đường hay những tài
liệu vào trăm trang cuốn nữa mà thay vào đó chỉ là một cuốn tập nhỏ duy nhất và cây
bút còn một vật dụng nữa mà cả sinh viên và giảng viên chưa bao giờ quên mang theo
đó là Smartphone, một vật dụng chưa bao giờ quên trong cuộc sống của mỗi người đó
cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sinh viên yếu tư duy phản biện càng cao, dưới lớp
hóa trang Smartphone để liên lạc thì nó là món đồ làm mất tập trung và giảm sự đọc tài
liệu lười suy nghĩ nhất. Khi bước vào một lớp học bất kì không cần biết giờ như thế nào
điều bắt gặp không ít sinh viên trên tay luôn cầm chiếc điện thoại của mình thay vào đó
là những cuốn tập tài liệu hay giải bài, điều ta thấy rõ nhất sự lười biếng của sinh viên
ngày càng cao đó chính là mỗi khi được giao bài tập về nhà hay cả trên lớp rất ít sinh
viên ngồi suy nghĩ tìm đáp án hay đọc tài liệu môn để có đáp án mà trái ngược với điều

10
đó là sự nhanh chóng lấy điện thoại cá nhân ra lên mạng đánh hết câu hỏi bài và tìm
kiếm câu trả lời hay lên những trí tuệ nhân tạo (AI) cụ thể là Chat GPT để tìm câu trả
lời và khi có được câu trả lời sinh viên lại chép ra giấy và đọc những câu trả lời đó cho
giảng viên mặc dù không biết câu mình trả lời đó có đúng hay không và thật sự hiểu rõ
nội dung câu hỏi và câu trả lời hay không, thử nghĩ xem nếu tất cả sinh viên điều sử
dụng mạng hay trí tuệ nhân tạo để đặt và trả lời câu hỏi thay cho việc suy nghĩ tìm tòi
thì hậu quả như thế nào, hậu quả cực kỳ nghiêm trọng và lớn dẫn đến bài toán khắc phục
rất khó, khi sinh viên là nguồn nhân lực lao động của các doanh nghiệp và nguồn xây
dựng nền kinh tế đất nước, sinh viên học trên giảng đường không khi về kiến thức mà
còn là kĩ năng thực chiến sau khi ra trường hay giải quyết các tình huống nếu có thể gặp
phải thật dễ hơn nếu ngay từ lúc trên giảng đường sinh viên tập trung học và tư duy phản
biện chính những nội dung đó sau khi ra trường chính là nguồn lao động tốt nhất nhưng
trái ngược với những điều đó là sự thờ ơ cứ nhìn vào điện thoại của mình khi làm bài lại
tìm câu trả lời trên mạng hay Chat GPT mà không hiểu câu hỏi và câu trả lời ra sao dần
dần tạo thành thói quen hằng ngày của sinh viên khi đi học, làm sự giảm tư duy phản
biện nghiêm trọng. Một nền tảng gián tiếp dẫn đến sự phát triển tư duy sinh viên khá lớn
và giảm kĩ năng đọc hiểu tìm kiếm của sinh viên đó là nền tảng Tiktok sự phát triển của
các video ngắn đã thôi thúc con người lười xem đi những video đầy đủ hay lười đọc sách
cũng là nguyên nhân dẫn đến giảm tư suy phản biện.

II. BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TƯ DUY PHẢN BIỆN MÀ NHÓM ĐƯA
RA
Từ những lý do trên bản thân sinh viên muốn cải thiện kỹ năng tư duy phản biện thì
sinh viên nên hiểu rõ trong xã hội hiện đại ngày nay, tư duy phản biện là một kĩ năng
cần thiết không chỉ trong nghiên cứu học thuật mà còn ở mọi khía cạnh khác trong
cuộc sống. Đặc biệt trong ngành giáo dục đại học hiện nay bên cạnh kỹ năng thuyết
trình và thuyết phục thầy cô để bảo vệ luận văn tốt nghiệp, đòi hỏi sinh viên phải có kỹ
năng phản biện và vận dụng tư duy để trả lời những câu hỏi mà giáo viên đưa ra. Đối
với sinh viên, kỹ năng tư duy phản biện sẽ giúp phát triển nhận thức, tự khắc phục
được sự thiên vị và khuynh hướng thiên lệch trong suy nghĩ. Từ đó, sinh viên có thể
điều khiển được cảm xúc và sử dụng thông tin để định hướng các hành động. Ngoài ra,
tư duy phản biện tốt là nền tảng thiết yếu tạo điều kiện cho sự sáng tạo phát triển.Tuy
nhiên, không phải ai cũng thành công trong việc hình thành và rèn luyện tư duy phản

11
biện.Sinh viên Việt Nam muốn rèn luyện và học tập để phát triển kỹ năng tư duy phản
biện, sinh viên cần dành thời gian để đọc sách, bài viết, và các tài liệu có tính tranh
luận để hiểu và đánh giá các quan điểm khác nhau.Sinh viên cũng nên tự tìm kiếm các
nguồn tài liệu và khóa học trực tuyến để tự cải thiện kỹ năng tư duy phản biện của
mình và tham gia vào các cộng đồng trực tuyến hoặc nhóm nghiên cứu để học hỏi từ
nhau. Viết bài luận và tham gia vào các buổi thuyết trình để rèn luyện khả năng tự tin
trong việc bày tỏ ý kiến và lập luận logic, hãy chủ động gặp gỡ và làm quen với thầy
cô, anh chị khóa trên và các bạn. Chính điều này giúp bản thân có thể tiếp cận được
nhiều cách suy nghĩ, lập luận mà trước giờ không biết. Hơn nữa, có thể một trong số
những người mà bạn tiếp xúc sẽ tiếp nhận quan điểm và chỉ ra sai lầm, nhận định chưa
đúng trong suy nghĩ của bạn. Đây cũng có thể là người cung cấp nhiều bài học quý báu
giúp cải thiện các kỹ năng mềm cho sinh viên và điều cuối cùng cần phải có đó là hãy
học cách kiểm soát cảm xúc và giữ cái đầu lạnh trong các tình huống tranh cãi để có
thể đưa ra lập luận có trọng tâm và không bị chi phối bởi cảm xúc.

BÀI TẬP CÁ NHÂN


Phần 2:Chủ đề về vấn nạn Body Shaming trong cuộc sống xã hội hiện nay

NGUYỄN VIỆT THẮNG– 2311557283


 Góc nhìn của bản thân về nạn Body shaming

I.Giới Thiệu:

Hiện nay tình trạng con người bị trầm cảm hay rối loạn lo âu ngày càng nhiều và phổ
biến hơn điều này tác động rất xấu đến tâm lý con người, có rất nhiều nguyên nhân dẫn
đến tình trạng này, một trong những nguyên nhân được đánh giá phổ biến hay bị nhất là
tình trạng body shaming và vấn nạn body shaming trên mạng xã hội. Vậy body shaming
là gì? Body shaming là một thuật ngữ từ Anh dịch sang tiếng việt nghĩa là để thể hiện
chỉ hành động của một người nhằm “miệt thị” ngoại hình, cơ thể của người khác thông
qua các hành động như: Sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ… nhằm chê bai, chế giễu, đánh giá,
phán xét… một cách ác ý về ngoại hình của người khác. Body shaming không ngoại trừ
bất kỳ ai, ai cũng có thể là nạn nhân của body shaming, ngày nay con người càng bị vấn
nạn body shaming càng cao do sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội càng lớn vấn
nạn không còn là những lời nói trực tiếp hết nói thì không còn nữa mà nó lại hiện diện

12
trên các nền tảng lưu trữ lâu dài làm nạn nhân khó mà thoát khỏi nạn bodyshaming của
mình, nạn nhân sẽ cảm thấy xấu hổ, tự ti, thậm chí có rất nhiều có thể bị tổn thương, đau
khổ, cảm thấy bị xúc phạm, bị reo rắc những suy nghĩ tiêu cực, những ám ảnh tiêu cực…
Không ít người vì liên tục bị những lời lẽ xấu xí Body shaming mà suy sụp tinh thần, tự
tử. Hậu quả làm ảnh hưởng rất lớn đến nạn nhân có thể ban đầu nhẹ nạn nhân không
thỏa mái và khó chịu nhưng tiếp tục nạn nhân bắt đầu nhận được nhiều lời miệt thị bản
thân mình tức giận không kiểm soát được bản thân gây ra những hậu quả khó lường
trước được nặng nhất nạn nhân chịu tác động tâm lý bắt đầu suy nghĩ nhiều cảm thấy tự
ti, nhạy cảm, không còn muốn tiếp xúc với mọi người xung quanh nữa lâu dần nạn nhân
có những suy nghĩ mất kiểm soát dẫn đến tìm cách kết thúc đời mình để giải thoát chính
họ. Điều tồi tệ nhất vấn nạn này tồn tại nhiều ở lứa học sinh và sinh viên theo Trung tâm
Giáo dục và Phát triển, trong số 69% học sinh cho biết từng bị người khác trêu chọc
hoặc bình luận tiêu cực về ngoại hình, có khoảng 55% học sinh được khảo sát đã trải
qua một vài lần, gần 14% số học sinh đã trải qua nhiều lần bị người khác trêu chọc hoặc
bình luận. Các em thường bị trêu chọc về cân nặng, khuôn mặt và chiều cao. Trong đó,
người hay đưa ra bình luận về ngoại hình nhất là bạn bè, chiếm 55,6%; tiếp theo là bố
mẹ, 15,63%; người thân 13,4%, ông bà 6,9%, và một tỉ lệ ít từ thầy/cô giáo và mạng xã
hội. Tác động của việc nhận xét và bàn luận về ngoại hình khác nhau, trong đó giảm tự
tin là tác động các em cho là lớn nhất với 33,7%, tiếp theo là gây tổn thương tâm lý
(32,8%), ảnh hưởng đến học tập và phát triển cá nhân rất lớn.

II. Nội Dung

Lập luận 1: Dưới góc nhìn của bản thân việc body shaming mang lại những hậu quả
không thể lường trước được, trong những tình huống giao tiếp hằng ngày mọi người
thường chưa phân biệt được sự đùa giỡn và body shaming đôi khi chỉ là đùa vui nhưng
họ lại lấy những chủ đề về người khác ra làm chủ đề để đùa vô tình sự vui của nhiều
người nhưng lại sự tự ti, xấu hổ, cảm xúc trở nên khó chịu của nạn nhân trong câu chuyện
vui ấy và có thể mất kiểm soát mà có những hành đồng bạo lực với nhau. Có những
trường hợp chỉ vì muốn nghe tiếng cười mọi người mà họ lại lấy ngoại hình của những
người xung quanh để nói như một câu chuyện hài hước mà không biết rằng đằng sau đó
nạn nhân được nói đến họ có cảm xúc như thế nào, nạn nhân có tự ti, xấu hổ, có vui như
mọi người khi mình nói hay không cứ nghĩ mình nói thế chắc không sao chỉ là vui thôi
mà nhưng nó lại là quả boom nổ chậm đang được châm mồi chờ cháy hết ngồi nổ và

13
phát nổ, câu chuyện vui trong vài phút nhưng lại mang đến sự tự ti, nhạy cảm, xấu hổ,..
vài tuần, vài tháng thậm chí mãi mãi trong tâm trí của nạn nhân vì câu chuyện mua vui
ấy. Có những trường hợp chơi chung với nhau rất thân nhưng vì đùa vui lại mang những
chủ đề body người bạn ra để nói đùa vui với mọi người xung quanh rồi dẫn đến sự thù
hằn, ganh ghét nhau, thậm chí còn trả đũa nhau dẫn đến hậu quả về tinh thần, thể chất,
tệ hại nhất là ảnh hưởng cả sự nghiệp của chính mình. Body shaming là con dao bén
nhọn nhất sử dụng không khéo lại chính là con dao giết nạn nhân trong những câu chuyện
vui của mình, điều này là điều không tốt chút nào.

Dẫn chứng 1: Cách đây ít ngày, trên sân khấu lễ trao giải Oscar 2022, cái tát của tài tử
Will Smith dành cho người dẫn chương trình Chris Rock đã làm lu mờ mọi diễn biến
còn lại của sự kiện. Đây có lẽ sẽ trở thành một trong những khoảnh khắc đáng tiếc nhất
lịch sử giải thưởng điện ảnh danh giá này. Nguyên nhân là bởi để tạo sự hài hước cho
lễ trao giải, MC Chris Rock đã đem hình ảnh mái đầu bị hội chứng rụng tóc của vợ Will
Smith ra đùa cợt. Hành vi bạo lực tất nhiên không bao giờ nhận được sự ủng hộ. Lẽ ra
Will Smith có thể dùng cách khác để phản đối việc Chris Rock đưa ngoại hình của vợ
mình ra pha trò. Tuy nhiên, sự việc ầm ĩ này cũng nhắc chúng ta về một thực trạng đáng
buồn khác vẫn tồn tại trong giới giải trí và cuộc sống đời thường, đó là nạn miệt thị
ngoại hình - body shaming.

Lập luận 2: Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta giao tiếp rất nhiều chủ đề khác
nhau về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực,.. nhưng đôi khi chỉ vì sự giao tiếp mình không thích
mà tự bản thân chuyển chủ đề giao tiếp sang người khác để đánh trống lảng không muốn
trả lời lấy chủ đề người khác ra để chuyển đề tài cuộc trò chuyện sang hướng khác như
đúng ý mình. Nhưng nhiều người lại chọn chủ đề ngoại hình hay vô tình biết chút gì đó
về thân thể người khác ra bàn tán câu chuyện, mặc dù ngay chính người trò chuyện cũng
chưa hiểu chuyện gì nhưng vì đang trò chuyện nếu im lặng không nói lại sợ đối phương
nói mình không cập nhật thông tin kém chậm cũng tự biện ra nói, thậm chí có nhiều câu
chuyện chính nạn nhân còn chưa biết đó có phải của mình không nữa, nhưng lại đưa ra
bàn chuyện như thể không biết gì chỉ đơn thuần là nói vui nói chơi. Đâu biết rằng hậu
quả đằng sau câu truyện lại nghiêm trọng đến cả mạng người, nhiều cuộc trò chuyện chủ
đề body shaming người khác chỉ dừng lại khi trò chuyện kết thức nhưng không nó lại
trở thành chủ đề theo phép nhân cho những lần trò chuyện khác nữa. Sự việc câu chuyện
được lan truyền làm chủ đề cho nhiều người hơn, để rồi nạn nhân chính trong câu chuyện

14
lại mang cho mình sự tự ti, trầm cảm,... có những suy nghĩ mất kiểm soát nghĩ vẫn mà
đành phải giải thoát bằng tự tử để không còn nghe những lời nói tệ hại của bạn thân
mình nữa, một điều thật đáng tiếc chính vì câu chuyện mà đã đánh mất cả con người.

Dẫn chứng 2: Ngày 28/8, Chadwick Boseman (43 tuổi), nam diễn viên nổi tiếng vào vai
siêu anh hùng T’Challa trong phim Black Panther, đã qua đời sau 4 năm âm thầm chống
chọi với căn bệnh ung thư đại tràng. Trong những năm tháng cuối đời, Boseman đồng
thời phải đối mặt với nạn body shaming của cộng đồng mạng. Hồi tháng 5, cánh
paparazzi ghi lại hình ảnh anh chống gậy, thân hình gầy guộc ngoài phố. Tấm ảnh đó
đã thu hút hàng trăm nghìn bình luận trên Internet. Phần lớn cho rằng Boseman đang
chuẩn bị cho vai diễn sắp tới. Nhưng cũng có người suy diễn rằng đó là hậu quả của
việc nam diễn viên nghiện ngập, sử dụng ma túy. Một số khác nhận xét anh quá gầy so
với hình ảnh “Báo Đen” vạm vỡ trên màn ảnh. Thông thường, cánh đàn ông xem ngoại
hình nhỏ bé hoặc còi cọc có thể là “nỗi nhục nhã và đáng xấu hổ”. Chỉ một số ít bày tỏ
sự lo lắng cho sức khỏe của Boseman. Không mấy ai biết rằng ẩn sau vẻ ngoài đó là
một người đang âm thầm chiến đấu với bệnh ung thư. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu
khẳng định cơ thể khỏe mạnh có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Không có căn
cứ nào cho thấy việc thay đổi cân nặng là hoàn toàn xấu hoặc tốt cho sức khỏe. Điều ấy
còn phụ thuộc thể trạng và hoàn cảnh sống của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, sự thật đó không
đủ để ngăn cản vấn nạn châm chọc và miệt thị ngoại hình của người khác trên mạng.

Lập luận 3: Hiện nay các thương hiệu thời trang, các brand sản xuất những mẫu mã
quần áo với nhiều kích cỡ khác nhau. Có đủ mọi kích cỡ từ bé đến lớn. Điều đó thể hiện
việc các doanh nghiệp rất tôn trọng mọi người ở mỗi kích cỡ khác nhau. Vì vậy không
có việc phải body shaming do người quá kích, ở mọi kích cỡ đều có những trang phục
đẹp dù quá “bé” hay quá “cỡ”. Big size từ lâu đã là một thuật ngữ khá quen thuộc đối
với chúng ta. Và trong lĩnh vực thời trang, dường như việc Big size vẫn có một chỗ
đứng vững chắc với vị trí của nó. Thời trang và sự sáng tạo trong khuôn khổ cho
những người mẫu ngoại cỡ đã dần tạo thành xu hướng. Hiểu một cách khác, bất cứ
một người dù là chiều cao hay cân năng thế nào thì họ vẫn được quyền sống cùng với
thời trang; và tận hưởng vẻ đẹp của những trang phục mình đang trải nghiệm. Thời
trang Big size vẫn đang tồn tại và phát triển. Đặc biệt nó lại đang phát triển ngày một
mạnh mẽ hơn. Việc bạn cần làm là hãy cứ là chính mình! Đừng quá lo ngại về các

15
thách thức hay khó khăn trong việc lựa chọn những trang phục Big size phù hợp.
Hiện nay có rất nhiều cơ sở thời trang uy tín và có thể đáp ứng hoàn toàn các nhu cầu
về thời trang của bạn.

Dẫn chứng 3: Tại Việt Nam, thời trang Big Size cũng đã có một quá trình phát triển
không nhỏ. Trước đây, việc tìm kiếm những bộ quần áo phù hợp cho những người có
thân hình lớn là điều khó khăn. Tuy nhiên, hiện nay, các thương hiệu thời trang trong
nước đã dần chú trọng đến việc sản xuất và tiếp thị các sản phẩm dành riêng cho thị
trường Big Size. Ngoài ra, với sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội, việc mua
sắm thời trang Big Size cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Các trang web và ứng
dụng thương mại điện tử cung cấp nhiều lựa chọn đa dạng và thuận tiện cho người mua
hàng.

Lập luận 4: Body shaming dẫn đến việc “nạn nhân” tách biệt với xã hội và những hậu
quả về sức khỏe đi kèm. Hiện tượng body shaming còn dẫn đến sự tách biệt xã hội. Cụ
thể tác động đó mà body shaming tạo ra là gì? Đó là khoảng cách không mong muốn
giữa những người bị áp đặt và cộng đồng xung quanh. Điều này xuất phát từ cảm giác
bị loại trừ và không được chấp nhận vì không đáp ứng được các tiêu chuẩn về vẻ đẹp xã
hội. Những người trải qua body shaming thường phải đối mặt với sự phân biệt đối xử.
Thậm chí họ còn chịu sự cô lập trong cộng đồng của mình. Họ có thể cảm nhận được sự
ánh mắt nhìn và đánh giá tiêu cực từ người khác. Cảm giác không thuộc về và không
được chấp nhận trong cộng đồng có thể khiến họ rơi vào tình trạng cô lập xã hội.

Dẫn chứng 4: Tại Trung Quốc, tình trạng này đã gây ra tổn hại không nhỏ cả về thể lẫn
tinh thần, làm gia tăng tình trạng rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc ăn vô độ. Một
nghiên cứu từ năm 2019 cho thấy, ước tính có hơn 1,5 triệu người Trung Quốc bị mắc
chứng này. Không chỉ một trường hợp xảy ra mà rất nhiều tình huỗng tương tự như vậy.
Body shaming đang được xem là lời nói có thể giết chết con người trong gang tấc. Điều
này khiến xã hội ngày càng đi xuống vì lí do giễu cợt, chê bai, xem thường người khác
và xem người khác là nội dung đem ra cười đùa.

16
III.Kết luận:

Như vậy trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta vấn nạn body shaming vẫn chưa được
tất cả mọi người hiểu được hậu quả của việc body shaming mang lại, mang đến cho nạn
nhân cuộc sống thật khủng hoảng mà chính nạn nhân thất hiểu, ảnh hướng cực kỳ lớn
đến tinh thần và cảm xúc của nạn nhân dẫn đến những câu chuyện thương tâm mà do
chính vấn nạn body shaming mang đến. Cùng với sự phát triển của các nền tảng mạng
xã hội body shaming không còn là vấn đề cá nhân nữa mà nó dần dần trở thành vấn đề
của xã hội chính vì sự nghiêm trọng của body shaming chúng ta cần phải thật cân nhắc
mỗi khi giao tiếp với mọi người để tránh những cuộc trò chuyện vui đùa lại trở thành
buổi body shaming để lại hậu quả cho nạn nhân không lường trước được. Mỗi người
được sinh ra điều có những ngoại hình khác nhau và sở thích ăn mặc khác nhau vì thế
chúng ta không thể bỏ tầm quan trọng của việc tôn trọng và chấp nhận bản thân cũng
như người khác với những đặc điểm riêng của cơ thể. Việc chúng ta body shaming ngoài
làm tổn thương đến tâm lý và sự tự tin của nạn nhân, mà còn có thể gây ra những vấn
đề sức khỏe nghiêm trọng như trầm cảm và căng thẳng. Việc chúng ta chấp nhận và tôn
trọng người khác là điều đúng đắn mà còn là chìa khóa để xây dựng một cộng đồng lành
mạnh và đầy yêu thương. Hãy thấu hiểu cho các nạn nhân của body shaming đồng cảm
và động viên những nạn nhân thoát khỏi sự tự ti, suy nghĩ tiêu cực để nạn nhân có cuộc
sống và tinh thần tốt hơn, đồng thời lên án, chống lại body shaming bằng những lời bình
luận tiêu cực về hình dáng cơ thể, thúc đẩy sự tự chấp nhận và yêu thương bản thân bản
thân mình hơn, xây dựng một môi trường cộng đồng không body shaming. Chúng ta có
thật sự thấu hiểu cảm giác của nạn nhân? Phân biệt được sự đùa vui hay body shaming
người khác hay chưa?

Tài liệu tham khảo

1.vtv.vn (31/3/2024)

https://vtv.vn/the-gioi/miet-thi-ngoai-hinh-van-pho-bien-hon-chung-ta-nghi-
20220331111542903.htm

2.tuoitre.vn (16.7/2023)

17
https://tuoitre.vn/gan-70-hoc-sinh-duoc-khao-sat-tung-bi-treu-choc-binh-luan-tieu-cuc-
ve-ngoai-hinh-20231215223208183.htm?gidzl=Sdi-
0QNotZ5nPpe4fkdTCN9hFmAwiemtR35i0BovWJfeOpOBkUlIRMvcFbUwk8WmE3
Hg2cRckzK2f_7ODm

3. Zingnews

https://znews.vn/su-ra-di-cua-chadwick-boseman-la-loi-canh-tinh-ve-body-shaming-
post1129038.html

THÁI THỊ THU THẢO – 2311557329

 Góc nhìn của bạn bè, trường học về vấn nạn Body shaming

I. Giới thiệu

Socrate từng nói: “Nếu đẹp, bạn hãy sống xứng đáng với nhan sắc của mình; nếu xấu,
bạn hãy làm cho người ta quên đi cái xấu bằng tri thức của bạn”. Biết là vậy và hiểu rõ
là thế, nhưng trong môi trường mà con người ta cố gắng dùng tri thức hay sự nỗ lực của
mình để bù đắp cho những khuyết điểm khiến họ tự ti, thì luôn có một số bộ phận luôn
chỉ nhìn vào khuyết điểm. Bọn họ, đào bới những điểm yếu ngoại hình của một cá nhân
hay một tập thể chỉ để khiến họ được thỏa mãn nhu cầu giải trí, dùng những khiếm
khuyết để mua vui với tất cả mọi người. Và hành vi miệt thị thân hình, bề ngoài dần
được phổ biến và được giới trẻ ngày nay gọi là “body shaming”. “Body shaming” ngày
càng được phổ biến rộng rãi và mang ý nghĩa tiêu cực, mà người ta gọi là hành vi miệt
thị ngoại hình người khác thông qua những hành động như lời nói, cử chỉ,… nhằm chê
bai, đánh giá và phán xét người khác. Khiến người bị body shaming dần trở nên tự ti và
mặc cảm dẫn đến những bệnh tâm lý không đáng có như rối loạn lo âu, trầm cảm và hội
chứng tinh thần có tên là overthinking cũng đang có rất nhiều trong thời đại hiện đại
ngày nay. Khi mà xã hội ngày càng phát triển, sự phát triển của mạng xã hội và cách
nhìn nhận của con người dần trở nên phóng khoáng hơn, luôn đề cao quyền tự do ngôn
luận thì sẽ có những con người lấy quyền ấy ra để nói, để ngụy biện cho việc ăn nói vô
ý của bản thân. Chắc chắn, hành động dù cố ý hay vô tình này sẽ để lại những tiêu cực
và ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến cá nhân, gia đình và xã hội. Môi trường trong
trường học cũng là một trong những môi trường dễ xảy ra hành vi tiêu cực này.

18
II. Nội dung

Lập luận 1: Khi đi học, việc không có ngoại hình đã là một khuyết điểm to lớn. Vì giống
như bạn dạo quanh nhà sách, điều đầu tiên thu hút bạn có phải là bìa sách không. Và đến
cuối cùng những quyển sách có bìa mà mình cảm thấy đẹp mắt nhất mới có thể “lọt”
vào tầm mắt của bạn từ đó mới quyết định mua. Thế nên, khi đi học có một ngoại hình
đẹp sẽ dễ được các bạn yêu thích và giúp đỡ. Từ đó, tạo được thiện cảm lần đầu tiên mà
các bạn không có ngoại hình không có cơ hội có được. Ở sự tiêu cực lớn hơn là các bạn
không có ngoại hình sẽ bị miệt thị ngoại hình bằng những hành động và lời nói của các
bạn cùng lớp như: đừng nhảy coi chừng lủng sàn nhà hay chỉ đơn giản là câu “mày béo
thế, như con heo vậy đấy”. Nhưng không dừng lại ở đó, body shaming trong trường học,
ngoài xảy ra ở những bạn học sinh với nhau thì nó còn có thể là phụ huynh với học sinh,
giáo viên với học sinh. Phụ huynh thì so sánh con mình với bạn đó, còn giáo viên thì ưu
ái, thiên vị những bạn có ngoại hình ưa nhìn, xinh xắn hơn, những bạn xinh xắn, vóc
dáng chuẩn dễ gây sự chú ý của thầy cô nhiều hơn, có khi nó còn nặng nề, tiêu cực hơn
là người giáo viên đó "đì" luôn những bạn được cho là có khuyết điểm về ngoại hình,
nói ra những lời nói tiêu cực, ý chỉ bạn không đẹp, có khuyết điểm, mà không công nhận
năng lực, điểm số của bạn.

Dẫn chứng 1: Những năm gần đây, hình thức "bạo lực học đường" bằng lời nói, đánh
vào tâm lý này càng trở nên phổ biến. Không chỉ có học sinh nói xấu, chê bai nhau mà
có cả trường hợp chính giáo viên cũng là những người tham gia vào cuộc trò chuyện
đầy châm biếm ấy. Gần đây, trên mạng xã hội xôn xao về vụ việc 1 nữ sinh trung học bị
giáo viên cũ chê xấu, body shaming cơ thể với hàng loạt từ ngữ phản cảm như: "béo
như ***", "như khúc giò", "ngực như bát ô tô".

Lập luận 2: Bị body shaming thường xuyên có thể dẫn đến việc nạn nhân mắc các bệnh
về tâm lý như lo âu, trầm cảm hay có những hành vi tiêu cực để có thể che giấu đi sự
mặc cảm về ngoại hình của bản thân. Đem lại cho bạn học sinh đó cảm giác tự ti từ đó
chẳng dám nói chuyện với người khác, gây ra căn bệnh phổ biến với giới trẻ hiện nay là
hội chứng sợ xã hội.. Dần dần sức khoẻ tinh thần sẽ bị ảnh hưởng một cách nghiêm
trọng, khó có thể tập trung hoàn toàn vào việc học như trước được nữa.

19
Dẫn chứng 2: Một trong những bệnh nhân đầu tiên của bác sĩ Nguyễn Hà Trang là một
bé gái 15 tuổi mắc chứng Quasimodo (một dạng rối loạn mặc cảm về ngoại hình. Thậm
chí, có những người mắc bệnh chán ghét, thù hận cơ thể của mình). Để che đi làn da
ngăm của mình, cô bé thậm chí dùng móng tay cào rách những phần da lộ ra bên ngoài
quần áo. Điều trị tâm lý suốt hai năm, sau đó gia đình buộc phải đưa con sang Singapore
học cấp ba để “cách ly với đám bạn lấy tiêu chuẩn da trắng là thước đo nhan sắc”.

Lập luận 3: Khi phải chứng kiến bạn mình bị miệt thị về ngoại hình, thấy bạn bởi những
câu nói "Con nhỏ đó mập như heo vậy" mà bỏ bữa, nhịn ăn quá đà, uống thuốc hay dùng
những biện pháp kiểm soát cân nặng không hợp lý, làm mọi cách để có thể giảm cân,
chỉ để đạt được một thân hình được cho là tiêu chuẩn hay đi tìm các sản phẩm làm trắng
da tức thì khi bị nói là quá đen, mặc kệ là các phương pháp nhanh chóng đó có thực sự
tốt cho sức khoẻ và lành mạnh hay không. Thấy bạn mình sức khoẻ dần đi xuống, khiến
bản thân vừa cảm thấy thương bạn, vừa phẫn nộ trước những lời nói vô ý ngoài kia,
nhưng cũng không biết nên làm gì mới phải, mới tốt.

Dẫn chứng 3: TS. Tường chia sẻ: “Body-shaming có thể vô tình hoặc hữu ý làm tổn
thương người khác hoặc tự mình làm tổn thương chính mình. Những tổn thương có thể
được biểu hiện ở những cảm xúc âm tính, nếu kéo dài có thể trở thành những cảm xúc
tiêu cực, nó cũng có thể làm xáo trộn đời sống, ảnh hưởng đến giấc ngủ, ăn uống, thói
quen sinh hoạt, học tập, công việc và các mối quan hệ xã hội.

Lập luận 4: Những bạn bị body shaming, ban đầu chỉ cảm thấy buồn, tần suất bị miệt thị
nhiều hơn sẽ làm cho bạn đó cảm thấy xấu hổ, tự ti và mất đi niềm tin ở bản thân. Sau
đó, nếu những lời chỉ trích, miệt thị lại tăng lên, nặng hơn thì sẽ khiến bạn đó có thể bị
ám ảnh, tới mức có cái suy nghĩ trong đầu là "chết đi cho xong". Body shaming hay miệt
thị ngoại hình người khác ngày càng phổ biến trong thời đại ngày nay, vì ngoài bị nói
khi người đó đứng trước mặt, họ còn có thể bị chỉ trích thông qua mạng xã hội. Tính phổ
biến ngày càng tăng, thì tính độc hại mà nó gây ra cũng vô cùng cao, nó làm thay đổi từ

20
một bạn học sinh hay một người bạn thân của ai đó, từ một người lúc nào cũng vui vẻ
hoạt bát thành một người nhút nhát, lúc nào cũng cảm thấy sợ hãi, sợ bề ngoài mình
không đẹp nên không dám thể hiện bản thân, không muốn tham gia các hoạt động chung
với bạn bè và tránh né với tất cả mọi người. Điều này dẫn đến sự cô lập trong giao tiếp
và khó có thể hoà nhập trở lại, làm ảnh hướng, làm thay đổi môi trường dành cho tri
thức, dành cho tất cả mọi người này thành một nơi mà ở đó nhiều bạn cảm thấy thật sợ
hãi, áp lực và không còn muốn đến nữa.

Dẫn chứng 4: Học sinh Trường THCS Nam Từ Liêm tham gia tiết học chuyên đề "Tôi
tự tin”. Cũng từng là nạn nhân của những lời miệt thị về ngoại hình, Nguyễn Thanh
Thúy, sinh viên Trường ĐH Thủy lợi, kể lại quãng thời gian buồn tủi, cô đơn và khó
khăn nhất khi bị bạn bè trêu đùa, cợt nhả vì nước da đen, thân hình mập mạp và nổi
nhiều mụn.“Sao mày xấu thế!”; “ Sao mày không đi tắm trắng đi”; “ Đồ tóc xoăn”; “
Mày đừng chơi với bọn tao nữa”… Hàng loạt những câu nói của bạn bè trong lớp như
“nghiền nát” sự tự tin ít ỏi trong Thúy.“Bỗng nhiên tôi trở thành đối bị bạo lực học
đường. Tôi đã khép mình lại, không còn cười đùa như trước, cũng không có bạn bè thân
thiết và thành tích thì tụt dốc không phanh. Có nhiều đêm tôi khóc trong chăn, ấm ức
mà chả biết phải làm gì.

III.Kết luận:

Body shaming , miệt thị hay chê bai trước ngoại hình người khác là hành vi không nên
có ở môi trường dù trường học hay các môi trường khác. Vì nhìn theo góc độ nào, nó
cũng mang lại một sự tiêu cực nhất định, khiến người khác không vui, làm ảnh hưởng
đến sức khỏe thể xác lẫn sức khỏe tinh thân của người nghe phải. Môi trường trường
học là một nơi dành cho giáo dục, giáo dục về cả kiến thức khoa học-xã hội và đạo đức,
nó không nên là một nơi mà một “bạn nhỏ” ngoan ngoãn, năng động dần thu mình, tách
biệt với mọi người, không muốn đến trường đi học tiếp chỉ vì nhưng lời nói miệt thị về
ngoại hình bạn ấy. Có câu tục ngữ “ Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa
lòng nhau”, vậy nên trước khi muốn nói điều gì bản thân mỗi người nên ngẫm thật kỹ
lời sắp nói ra. Vì khi nói ra những lời nói không hay rồi sẽ làm ảnh hưởng, gây tổn
thương đến người khác rất nhiều; dù sau đó có cảm thấy hối hận, xin lỗi người đó bao

21
nhiêu lần thì lời nói đó trước đây cũng không thể biến mất đi như chưa từng tồn tại được,
vết thương lòng của người nghe phải cũng vậy đó. Bản thân chúng ta chẳng ai sinh ra là
hoàn hảo cả, ngay cả những người miệt thị ngoại hình của bạn khác, có lẽ chính bản thân
họ cũng có những tổn thương bởi lời nói khác, thế nên đâu có lý do gì phải làm tổn
thương người nghe của mình. Nên nhẹ nhàng với nhau một chút, thì mọi chuyện sẽ tốt
hơn rất nhiều. Hi vọng chúng ta đủ hiểu biết và đủ tình thương để khôn khéo mà không
làm tổn thương một ai hết!

Tài kiệu tham khảo:

[1] Dân trí 11/6/2021 https://dantri.com.vn/giao-duc/vu-giao-vien-body-shaming-hoc-


sinh-cach-bao-luc-hoc-duong-nguy-hiem-20210611174120883.htm

[2] Báo Tiên phong 18/4/2021 https://tienphong.vn/te-nan-miet-thi-ngoai-hinh-


post1328979.tpo

[3] Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn https://hcmussh.edu.vn/tin-tuc/body-shaming

[4] Báo Việt Nam 23/12/2023 https://vietnamnet.vn/hoc-sinh-co-doc-vi-bi-miet-thi-


ngoai-hinh-2228494.html

[5] Báo thanh niên 26/6/2021 https://thanhnien.vn/miet-thi-ngoai-hinh-nguoi-tre-nen-


ung-pho-the-nao-1851082462.htm

NGUYỄN ĐỨC TẤN-2311556643

 Góc nhìn của người thân và gia đình về nạn Body shaming

I.Giới thiệu:

Hành vi “body shaming” thường được hiểu là việc một cá nhân sử dụng ngôn ngữ, hành
vi để chê bai hoặc bình luận tiêu cực về ngoại hình của người khác. Điều này khiến cho
người nghe cảm thấy khó chịu, thậm chí cảm thấy bị xúc phạm và tổn thương tâm lý.
Ngoài ra, “body shaming” cũng bao gồm hành vi tự miệt thị ngoại hình bản thân, tức là
bản thân cảm thấy tự ti với ngoại hình của chính mình. Một số kiểu “body shaming”

22
thường gặp như miệt thị về thân hình, số đo 3 vòng; miệt thị về màu da, làn da; miệt thị
về khuôn mặt; miệt thị về cân nặng,... Trong đó, miệt thị về thân hình là hình thức rất
phổ biến.Hành vi “body shaming” đang tồn tại và tác động tiêu cực đến cuộc sống của
nhiều người do nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau. Nói về những yếu tố thuộc về bản
thân người bị “body shaming”,TS. Nguyễn Văn Tường nhấn mạnh, điều quan trọng nhất
là nâng cao nhận thức, niềm tin của mỗi người: “Một số người hướng đến tiêu chuẩn
hoàn hảo về mặt ngoại hình như số đo ba vòng, chiều cao, cân nặng..., chính vì vậy, họ
dễ bị ảnh hưởng bởi những lời nhận xét tiêu cực của người khác và cảm thấy tự ti về bản
thân”.

II.Nội dung:

Lập luận 1: Body shaming từ người thân và gia đình thường không ý thức được hậu quả
tiêu cực của nó: Mỗi gia đình có đa dạng tùy thuộc vào nền văn hóa, giáo dục và giá trị
gia đình. Một số gia đình có thể có quan điểm rằng việc nhấn mạnh vào vẻ ngoại hình
là bình thường hoặc là cách để "chăm sóc" người khác. Tuy nhiên, đôi khi điều này có
thể gây tổn thương và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và tự tin của người bị áp đặt.

Người thân và gia đình có thể không ý thức được những tác động tiêu cực của việc nói
xấu hoặc ám chỉ về cơ thể của người khác. Họ có thể coi đó như là cách "động viên"
hoặc "nhắc nhở" mà không nhận ra rằng điều này có thể làm tổn thương tinh thần và gây
ra các vấn đề về hình ảnh cơ thể.

Dẫn Chứng 1: Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học International Journal
of Obesity, 76-88% người được khảo sát bị chế giễu về cân nặng bởi cha mẹ, anh chị
em hoặc những người thân khác, nhất là vào thời thơ ấu và niên thiếu.“Người nhà có
thể nói họ mập mạp, có cặp đùi ‘cột đình’ hoặc sẽ không bao giờ có người yêu vì cân
nặng đó. Những lời như vậy có ảnh hưởng tâm lý lâu dài”, Puhl cho biết: Việc bị miệt
thị ngoại hình (body shaming) không dừng ở thời thơ ấu. 22-30% người tham gia khảo
sát cho biết họ bị bình phẩm về ngoại hình lần đầu lúc khoảng 10 tuổi, nhưng tình trạng
này kéo dài tới tận lúc họ trưởng thành.“Kết quả của nghiên cứu cho thấy môi trường
gia đình là vấn đề thường bị bỏ quên khi nói về định kiến với cân nặng. Chúng ta cần
chú ý và giúp đỡ các gia đình có những cuộc hội thoại mang tính khích lệ, động viên
hơn”, Puhl nhận định.

23
Lập luận 2: Cha mẹ độc hại: Có nhiều các bậc phụ huynh nói nhưng câu nói độc hại cho
con hay người thân trong gia đình thường có xu hướng hợp thức hóa những hành động
và lời lẽ tiêu cực của họ. Thậm chí, ngay cả khi họ biết điều họ đang làm với con cái là
không đúng, họ vẫn sẽ không xin lỗi và biện minh bằng câu nói: "Thương cho roi cho
vọt". Những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình có cha mẹ độc hại thường phải chịu rất
nhiều áp lực về mặt tinh thần. Nếu sự độc hại đó tiếp diễn trong một thời gian dài, chúng
có thể bị tổn thương tâm lý nghiêm trọng.

Dẫn chứng 2: P.T.T (đang học đại học tại Hà Nội) là một người mắc chứng béo phì.
Mặc dù đã nỗ lực giảm cân bằng nhiều phương pháp khác nhau, cân nặng của bạn vẫn
không cải thiện.

T.T tâm sự: "Em nghĩ rằng việc bị body shaming (miệt thị ngoại hình) là điều mà bất cứ
ai có vấn đề về cân nặng sẽ phải đối mặt. Nhưng điều khiến em tổn thương nhất là mình
lại nghe những lời lẽ đó từ chính mẹ của mình.

Bạn T. kể rằng có lần bạn lấy hết can đảm, đăng một tấm hình lên mạng xã hội. Trong
khi tất cả bình luận của bạn bè đều là những lời khen ngợi theo hướng tích cực thì mẹ
bạn chỉ để lại một bình luận khiến bạn hụt hẫng: "Xóa đi!".

"Em có hỏi mẹ rằng vì sao mẹ lại muốn mình xóa tấm ảnh đó đi thì những gì mình nhận
lại là những câu như "Có đẹp đẽ gì đâu mà khoe ra?", "Mặt to như cái thớt đăng lên
cho thiên hạ cười chê à?" và "Mẹ chỉ muốn tốt cho con thôi".

Lập luận 3: Tính Cần Thiết của Giao Tiếp Tích Cực và Mở Cửa:Giao tiếp mở cửa giúp
tạo ra không gian cho một cuộc trò chuyện chân thành và trung thực về vấn đề body
shaming. Khi mỗi người trong gia đình có cơ hội để chia sẻ quan điểm và cảm xúc của
mình một cách tự do, họ có thể hiểu được nhau hơn và tìm ra những giải pháp chung để
giải quyết vấn đề. Điều này không chỉ giúp cải thiện tình hình mà còn tạo ra một môi
trường gia đình tích cực, nơi mọi người cảm thấy được tôn trọng và yêu thương.

Dẫn Chứng 3: Em từng mở cửa giao tiếp trong gia đình về vấn đề body shaming là rất

24
quan trọng để tạo ra một môi trường ấm áp và hỗ trợ. Khi mỗi thành viên có cơ hội để
chia sẻ quan điểm và cảm xúc của mình một cách tự do, họ có thể cảm thấy được lắng
nghe và tôn trọng, điều này rất quan trọng để xây dựng sự hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau.

Nghiên cứu của National Institute of Child Health and Human Development (NICHD)
đã chỉ ra rằng việc giao tiếp mở cửa trong gia đình giúp cải thiện mối quan hệ gia đình,
tăng cường sự hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau (2000).

Dẫn chứng 4: Một nghiên cứu được công bố trong tạp chí "Pediatrics" cho thấy rằng
việc thảo luận mở cửa về vấn đề body shaming trong gia đình có thể giúp trẻ em hiểu
và đối phó với áp lực về hình dáng cơ thể từ môi trường xã hội (2010).

Dẫn chứng 5: Một nghiên cứu đăng trên "Journal of Family Psychology" đã chỉ ra rằng
một môi trường gia đình tích cực, nơi mọi người cảm thấy được tôn trọng và yêu thương,
giúp cải thiện sức khỏe tâm lý và tình cảm của các thành viên (2002).

III/Kết luận

Hãy nhớ rằng bạn không đơn độc trong cuộc chiến này. Gia đình và những người thân
yêu luôn sẵn lòng đứng cạnh bạn, động viên và hỗ trợ. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần
thiết và dành thời gian để tôn trọng và yêu thương bản thân mình. Nhiều lúc có nhiều sự
góp ý cho mình hiểu rõ ra về bản thân của mình mà mình thiếu đi tệ đi thì bàn nói cho
mình người đầu tiên biết có nhiều lúc bản thân mình bị nói hoặc nhạy cảm quá cho
những lời nói đó, cảm thấy quá tự ti tuổi thân khi bị nói như thế, rồi bạn sẽ cảm thấy gia
đình chê bai thôi, nhưng thật ra sẽ có nhiều người lạ chê bai hệ bè bạn có thể nói lại
nhưng gia đình là nơi ta tinh tưởng và chở che bảo vệ bạn, đứng về phía bạn nếu bạn
cần nhất những lời nói góp ý ấy có thể làm bạn tự tin hơn nhiều chuyện hơn và luôn yêu
thích với cuộc sống, hạnh phúc hơn nữa. Cuối cùng, hãy nhớ rằng bạn xứng đáng với
tình yêu và sự tự tin không phụ thuộc vào hình dáng cơ thể. Hãy tin vào bản thân và
mạnh mẽ bước tiếp trên con đường của mình, với niềm tin rằng mỗi bước đi nhỏ sẽ dẫn
đến sự tự chấp nhận và hạnh phúc thực sự. Hãy tạm biệt, không nghĩ về body shaming
và hãy luôn chào đón một cuộc sống đầy hạnh phúc và ý nghĩa hơn.

25
Nguồn tài liệu:

https://hcmussh.edu.vn/tin-tuc/body-
shaming#:~:text=H%C3%A0nh%20vi%20%E2%80%9Cbody%2Dshaming%E2%80
%9D,v%C3%A0%20t%E1%BB%95n%20th%C6%B0%C6%A1ng%20t%C3%A2m%
20l%C3%BD

https://dantri.com.vn/giao-duc/cha-me-doc-hai-nu-sinh-bat-khoc-vi-bi-chinh-me-ruot-
miet-thi-ngoai-hinh-20230306160713621.htm

https://thcsngocthuy.longbien.edu.vn/an-toan-truong-hoc-an-toan-giao-thong/hay-len-
tieng-ve-body-shaming-trong-hoc-duong/ctmb/10829/336437

https://znews.vn/khi-gia-dinh-la-noi-tan-cong-ngoai-hinh-toi-te-nhat-
post1223609.html

https://mytour.vn/vi/blog/bai-viet/body-shaming-la-gi-cach-doi-pho-khi-bi-miet-thi-
co-the.html#Mot_so_cach_de_vuot_qua_Body_Shaming

TRẦN KIM Ý- 2311557244


 Góc nhìn từ nhân viên và các nhà doanh nghiệp, công ty về nạn Body shaming

I. Giới thiệu:

Body shaming là một trong những vấn đề đang được tất cả mọi người quan tâm bởi nó
ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay. Nó đã và vẫn đang trở thành cơn ác mộng
khó lường đối với đa số mọi người. Theo Erika Vargas – bác sĩ tâm lý học lâm sàng vị
thành niên người Mỹ – cho biết theo định nghĩa phổ biến nhất, body shaming là hành

26
động chế giễu, nhạo báng hình dáng hay kích thước cơ thể người nào đó. Điều này
thường xuyên xuất hiện trong bối cảnh áp đặt về các tiêu chuẩn mỹ hình trong xã hội
ngày nay. Nó khiến cho nhiều người cảm thấy bị áp đặt, tự ti về những khuyết điểm
không đủ hoàn hảo của bản thân. Body shaming hiện nay có rất nhiều hình thức khác
nhau không riêng chỉ về lời nói. Nó có thể bao gồm lời nói mỉa mai, châm biếm, ám chỉ
hoặc hành vi không tôn trọng liên quan đến cơ thể người khác. Hành động chê bai, miệt
thị về ngoại hình của người khác mang ý nghĩa tiêu cực dễ khiến nạn nhân xảy ra tình
trạng tự ti, thiếu tự tin và có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần như bị trầm
cảm thậm chí là tìm đến cái chết chỉ vì cảm thấy bản thân bị xúc phạm nhân phẩm, danh
dự. Và body shaming có thể xuất hiện ở nhiều tình huống khác nhau, từ môi trường công
sở, gia đình, hẹn hò, bạn bè, xã hội… Hiện nay, body shaming người khác đã và đang
diễn ra rất phổ biến đặc biệt là trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok,
cũng như đời sống hằng ngày. Miệt thị ngoại hình người khác hay body shaming có thể
chỉ xuất phát từ một câu nói đùa như “mập như lợn”, “dạo này mập lên hả”,… Ranh giới
của body shaming và việc nói đùa tưởng chừng như rất xa nhau, nhưng thực chất lại vô
cùng mỏng manh, tưởng chừng như nó sẽ không hưởng gì, nhưng nó lại là một “con
dao” có thể giết chết những người nghe chúng. Bất cứ lời nói đùa nào nói ra mà không
làm cho người nghe cảm thấy vui vẻ với nó thì đều không phải là lời nói đùa. Và bất kỳ
ai cũng có thể là thủ phạm vì bởi những hành động và lời nói dù có là vô tình hay cố ý
thì nó cũng đều mang đến những suy nghĩ tiêu cực cho người khác, là “vũ khí vô hình”
làm tổn thương đến người khác. Nó đang ngày phổ biến, bởi không phải ai cũng có thể
ý thức được những lời nói mà mình đang nói, và có khả năng nhìn nhận được rằng nó là
đúng hay sai.

II. Nội dung:

Lập luận 1: Việc body shaming trong môi trường công sở, nơi làm việc có thể sẽ là mất
đi thiện cảm và ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của một tổ chức doanh nghiệp. Bởi
vì khi một công ty hay một doanh nghiệp nào đó có nhân viên hoặc đại diện có những
hành động hoặc phát ngôn có ý miệt thị và chế nhạo về ngoại hình, xúc phạm đến danh
dự, nhân phẩm của người khác. Và những điều này có thể sẽ mang đến nhiều sự chỉ trích
đối với công ty, làm mất đi sự thiện cảm vốn có và tạo ra những ấn tượng tiêu cực trong
mắt các khách hàng, các công ty đối tác. Ngoài ra, điều này còn làm ảnh hưởng rất lớn
đối với hình ảnh thương hiệu của công ty trên thương trường. Không những thế, mà nó

27
còn làm mất đi rất nhiều khách hàng có tiềm năng lớn đối với công ty và mất đi nhiều
cơ hội làm ăn lớn của công ty.

Dẫn chứng 1: Kerri Gribble (đại sứ của hãng bán lẻ điện tử White Fox Boutique của
Úc) gây ra sự phẫn nộ trên mạng khi đã miệt thị ngoại hình (body shaming) siêu sao
TikTok Mikaela Testa. Sự việc liên quan đến vấn đề miệt thị ngoại hình này đã làm phật
lòng những khách hàng trên TikTok. Rất đông ý kiến đã đe dọa tẩy chay doanh nghiệp
vì đã hợp tác với một người thích “body shaming” và “chuyên làm xấu mặt” những
người phụ nữ khác.

Lập luận 2: Việc bị body shaming trong môi trường công sở có thể làm cho năng suất
và hiệu quả trong công việc sẽ bị giảm đi. Bởi những nạn nhân đã và đang phải hứng
chịu những hành động và lời nói mang ý miệt thị, chế nhạo ngoại hình từ việc bị
Bodyshaming bởi đồng nghiệp hay cấp trên sẽ làm cho họ dần xuất hiện cảm giác chán
nản, có cảm giác áp lực, tự ti về ngoại hình, lo lắng, sợ hãi môi trường làm việc tập thể
và mất tập trung trong công việc. Và điều này có thể dẫn đến hiệu suất trong quá trình
làm việc bị giảm sút và có thể dễ nghỉ việc đột xuất.

Dẫn chứng 2: Một nghiên cứu của Đại học Stanford cho thấy, những nhân viên thường
xuyên bị body shaming có tỷ lệ nghỉ việc cao hơn và năng suất làm việc thấp hơn so với
những nhân viên khác.

Dẫn chứng 3: Thạc sĩ giáo dục, giám đốc trung tâm quản lý sinh viên của ĐH Touro
(New York, Mỹ) Chaim Shapiro có nói: "Mỗi công ty có văn hóa riêng, tuy nhiên đó
không phải là lý do cho sự hài hước thái quá hoặc những lời hạ thấp phẩm giá của
người khác".

Lập luận 3: Tình trạng body shaming diễn ra thường xuyên nơi chốn công sở, không
những ảnh hưởng đến danh tiếng và hỉnh ảnh thương hiệu công ty mà nó còn đặc biệt
ảnh hưởng nghiêm trọng về vấn đề tâm lý và sức khoẻ của những người phải hứng chịu

28
những lời miệt thị, chế nhạo về ngoại hình. Việc phải nghe quá nhiều lời chỉ trích, miệt
thị, chế nhạo của đồng nghiệp về ngoại hình của bản thân, sẽ khiến cho tâm lý nạn nhân
không được ổn định, cảm giác tự ti, mặc cảm ngày càng nghiêm trọng dẫn đến nạn nhân
có những hành động và việc làm gây tổn hại đến thân thể của mình. Đối với nữ giới dù
là bất cứ ngành nghề nào đi chăng nữa, nếu phải nghe những lời nói “đùa” như thế quá
nhiều từ đồng nghiệp thì nỗi ám ảnh về cân nặng hoặc ngoại hình có thể làm cho nạn
nhân có những phương pháp làm đẹp tiêu cực gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Không
những thế, có nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn đó chính là nạn nhân lựa chọn việc
kết thúc cuộc đời mình khi phải hứng chịu nhiều lời miệt thị.

Dẫn chứng 4: Năm 2015, tờ Huffington Post từng công bố nghiên cứu của Jean Lamont
(Đại học Bucknell, Mỹ) về ảnh hưởng của body-shame tới phụ nữ. Nghiên cứu chỉ ra
rằng, những phụ nữ bị chỉ trích và miệt thị về ngoại hình có biểu hiện giảm sức khỏe,
gia tăng các bệnh nhiễm trùng, tự xấu hổ về hình thể từ độ tuổi teen.

Lập luận 4: Body shaming, miệt thị nơi công sở có thể làm cho những nhân viên trong
công ty dễ xảy ra nhiều mâu thuẫn và tranh chấp dẫn đến việc mất đi tình đoàn kết giữa
các nhân viên trong công ty. Bởi vì khi phải nghe những lời chỉ trích, miệt thị về ngoại
hình quá nhiều lần thì nạn nhân sẽ có cảm giác không vừa ý với những đồng nghiệp nói
lời miệt thị, chê bai khi đó họ sẽ có xu hướng phản kháng lại những đồng nghiệp chê
bai, miệt thị người khác. Từ đó, sẽ dẫn đến những tranh chấp và mâu thuẫn, nạn nhân
có thể sẽ dùng hành động hoặc lời nói để đáp trả lại, có nhiều trường hợp xảy ra tranh
chấp để lại nhiều hậu quả không đáng có. Ngoài ra, khi nạn nhân bị body shaming bởi
những đồng nghiệp thì họ sẽ có xu hướng hạn chế tiếp xúc với những đồng nghiệp, lâu
dần nó tạo ra khoảng giữa những đồng nghiệp với nhau làm ảnh hưởng, mất đi tính đoàn
kết trong một tổ chức.

Dẫn chứng 5: Jennifer Lawrence từng bị một nhà sản xuất yêu cầu phải giảm cân nếu
không muốn “béo”. “Họ còn đưa cho tôi những bức ảnh khỏa thân và bảo lấy đó làm
động lực tuân thủ chế độ ăn kiêng. Người này cho rằng tôi đã hết thời nên mới buông
ra những lời miệt thị đó”, nữ diễn viên “Red Sparrow” kể lại.Cũng trong buổi phỏng

29
vấn, ngôi sao lần đầu đáp trả: “Nếu ai đó thủ thỉ vào tai tôi chuyện ăn kiêng thì tốt nhất
nên tránh xa tôi ra. Tôi không tiếp”.Jennifer Lawrence là một ngôi sao thuộc hạng “A
của A” ở Hollywood. Song, ít ai biết để có được ngày hôm nay, cô đã phải trải qua nhiều
khó khăn. Nữ diễn viên nổi tiếng đã là một người ủng hộ quyền của phụ nữ trong
Hollywood. Cô cũng nhiều lần công khai chỉ trích sự bất công giữa các tài năng nữ khi
so sánh với đồng nghiệp nam trong ngành công nghiệp điện ảnh.

III.Kết luận:

Body shaming, miệt thị và chế nhạo về ngoại hình của người khác vẫn luôn là vấn đề
mà nhiều người đang quan tâm hiện nay. Đây là hành vi đáng bị lên án, bởi nó là hành
vi tiêu cực vì những lời nói miệt thị, chê bai, chế nhạo về ngoại hình và những khuyết
điểm của người khác mang ý xúc phạm về danh dự và nhân phẩm. Nhìn theo nhiều góc
độ nào thì nó cũng đều mang tính tiêu cực, nó có thể làm ảnh hưởng nhiều đến tâm lý,
sức khỏe của nạn nhân hoặc nghiêm trọng hơn là những lời nói ấy có thể dẫn đến sự tự
giải thoát cho nhiều người. Vì vậy, bản thân mỗi người cần phải có ý thức về hành động
và lời nói để tránh phát ngôn ra những từ ngữ miệt thị, chê bai người khác. Và trong môi
trường công sở vẫn vậy, mỗi đồng nghiệp hoặc nhân viên cũng đều nên tự ý thức được
những hành động và lời nói của mình để tranh làm tổn thương đến những người khác.
Mỗi người trong công ty cần có những hành động lên án đối với những người đi body
shaming, miệt thị ngoại hình người khác. Mọi người nên có cái nhìn nhận tích cực hơn
đối với ngoại hình của người khác, bởi ngoại hình không thể nào đánh giá hết được một
con người mà năng lực là thứ có thể đánh giá. Trong một môi trường, tổ chức tập thể
các đồng nghiệp có thể cùng nhau giao lưu, chia sẻ thêm để hiểu nhau hơn tốt hơn là
một người nào đó tự mình đánh giá người khác. Điều đó sẽ tạo nên một môi trường làm
việc tích cực, năng động, vui tươi hơn hiệu suất công việc cũng tốt hơn. Và hơn hết là
sự đoàn kết trong công ty sẽ không bị mất đi, điều này có thể giúp cho công ngày càng
phát triển hơn. Nhìn chung, việc body shaming, miệt thị ngoại hình người khác luôn xảy
ra ở nhiều nơi, không chỉ riêng nơi chốn công sở và có thể mang lại nhiều tiêu cực cho
người bị miệt thị. Vì vậy, ta cần phải nhận thức rõ hơn về hành động và lời nói của bản
thân, dù nó có là lời nói vui đùa vô tình hay cố ý thì nó vẫn mang lại xát thương đối với
người nghe. Hãy luôn biết yêu thương bản thân mình cũng như cơ thể của người khác,
mỗi ai trong chúng ta sinh ra cũng điều có những điểm không hoàn hảo nên đừng tự ý

30
chế nhạo, miệt thị sự không hoàn hảo của người khác.

Tài kiệu tham khảo:

[1] https://thanhnien.vn/bi-sa-thai-vi-miet-thi-ngoai-hinh-nguoi-khac-
1851530924.htm

[2] https://viez.vn/nghien-cuu-cua-dh-stanford-neu-giu-khu-khu-5-thoi-quen-nay-
thi-du-co-gang-cung-nhan-trai-dang-txWoYPklKPYs.html

[3] Hà Giang,(2018) Phái nữ khổ sở vì miệt thị ngoại hình trên mạng xã hội, Tuổi Trẻ
Online. https://tuoitre.vn/phai-nu-kho-so-vi-miet-thi-ngoai-hinh-tren-mang-xa-hoi

2018012009350061.htm?gidzl=uOhxRnUpRWpcdFre4QXl0EG_sCBycG3h9RtO0
kYDWIibw5aMw5Y1loM-3O8zc84_vNmCM760Q9J5Bje3

[4] Phan Vân Anh, (2021) Bodyshaming: 3 hậu quả nghiêm trọng dù bạn chỉ muốn đùa
vui, Hello Bác Sĩ.

https://hellobacsi.com/tam-ly-tam-than/van-de-tam-ly-tam-than/body-shaming/

[5]Vân Huyền, (20220 Những ngôi sao Hollywood từng bị miệt thị ngoại hình.

https://giaoducthoidai.vn/nhung-ngoi-sao-hollywood-tung-bi-miet-thi-ngoai-hinh-
post614266.html

TRƯƠNG THỊ THÚY THANH-2200008194

 Góc nhìn từ xã hội và mạng xã hội về vấn nạn Body shaming

I/ GIỚI THIỆU

31
Trong xã hội hiện nay, vấn nạn body shaming đang là một vấn đề khá phổ biến.Theo từ
điển Macmillan, body shaming (hay body shame) là hành động chỉ trích người khác,
thường dựa vào việc người đó quá béo hoặc quá gầy. Trong nghiên cứu Body shame:
Conceptualisation, Research and Treatment (Gilbert & Jeremy, 2002), các tác giả đã đề
cập đến body-shame như là những trải nghiệm tiêu cực về cả vẻ ngoài và chức năng của
cơ thể. Trong một nghiên cứu khác của Hiệp hội Tâm lý Mỹ (Szymanski, D. M.,
Moffitt,L. B., & Carr, E. R., 2011), body shame được trích dẫn là cảm xúc tiêu cực từ
việc so sánh bản thân với một tiêu chuẩn văn hóa. Một cách khái quát, body shaming là
một thuật ngữ tiếng Anh mang nghĩa là "miệt thị ngoại hình". Đây là một hình thức phán
xét, chê bai, thậm chí là chế giễu vẻ bề ngoài của một ai đó. Mặc khác, body shaming
được biểu hiện thông qua cử chi kém văn hóa, những lời nói khó nghe, dè bỉu với mục
đích hạ thấp ai đó. Body shaming còn có cách hiểu thứ hai, đó là suy nghĩ mặc cảm, tự
ti về cơ thể khi so sánh bản thân với chuẩn mực cái đẹp của xã hội. Đôi khi, điều này
còn nghiêm trọng hơn việc bị người khác chỉ trích. Body shaming hoàn toàn khác với
việc nhận xét, góp ý về ngoại hình của một ai đó. Body shaming là hành động mang mục
đích tiêu cực, trong khi đó, việc góp ý về ngoại hình xuất phát từ thiện chí mong muốn
người đó sẽ khắc phục khiếm khuyết để trở nên hoàn thiện hơn. Trên phương diện khác,
có thể thấy rằng khoảng cách giữa body shaming và những lời trêu đùa đối với bề ngoài
của người khác thật sự rất mong manh. Đùa giỡn, trêu chọc ngoại hình sẽ không gây ra
hậu quả gì nếu việc đó xảy ra giữa những người thân thiết với nhau, hiểu nhau và người
nghe không mảy may bận tâm về nó. Tuy nhiên, việc đem ngoại hình của người khác ra
bàn luận và khiến họ cảm thấy khó chịu, tổn thương thì đó chính là body shaming. Chính
vì vậy, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài ” Vấn nạn body shaming trong cuộc sống xã hội
hiện nay” này vì muốn tìm hiểu thêm chi tiết về những nguyên nhân và hậu quả của vấn
nạn body shaming mang lại và chúng tôi cũng momg muốn rằng mình có thể đóng góp
ý kiến và giải pháp để cải thiện vấn nạn body shaming . Do đó chúng tôi đã thảo luận và
đưa ra các góc nhìn về vấn nạn này một cách cụ thể.

II/ NỘI DUNG

Lập luận 1: Trên thế giới: Không chỉ trong Kpop mà cả xã hội nói chung, chế giễu ngoại
hình con người bất kể giới tính đã trở thành một căn bệnh truyền nhiễm lan tỏa khắp mọi
nơi. Luôn tồn tại quan điểm cho rằng một cơ thể hình chữ S mảnh mai, eo con kiến, chân

32
dài, da trắng, dáng xinh, body quyến rũ đối với phụ nữ và một thân hình săn chắc, rắn
rỏi, sáu múi, mặt ưa nhìn đối với nam giới chính là những quy chuẩn mà ai cũng phải
phấn đấu để đạt được.

Dẫn chứng 1: Sau khi cuộc thi Miss Grand International 2022 kết thúc, nhiều fan sắc
đẹp không khỏi bất bình khi Đoàn Thiên Ân chỉ dừng chân ở Top 20 chung cuộc. Cụ thể,
chủ tịch cuộc thi Miss Grand International cho rằng Đoàn Thiên Ân không đáp ứng tiêu
chí về mặt hình thể so với các thí sinh còn lại. Ông đánh giá hoa hậu quê Long An có
phần thân trên dài hơn phần thân dưới và phần hông to. Do đó, Nawat Itsaragrisil cho
rằng việc Thiên Ân dừng chân ở Top 20 là một kết quả công bằng.

Lập luận 2: Ở Việt Nam, thực trạng body shaming không chỉ diễn ra hàng ngày, thậm
chí ngày càng có nhiều người còn bị chỉ trích vô cùng nặng nề về ngoại hình. Hơn thế
nữa, bọn họ còn thành lập các nhóm và đã thu thập được nhiều video chia sẻ trên
Youtube về những câu chuyện của các nạn nhân bị body shaming và trong đấy có những
trường hợp dẫn đến tự tử.

Dẫn chứng 2: Tờ The Guardian của Mỹ đã đưa tin về Jessica Laney, một học sinh trung
học, đã tự kết liễu cuộc đời mình khi mới 16 tuổi chỉ vì em không chịu nổi những lời miệt
thị cay nghiệt từ những người xung quanh về ngoại hình của mình như : "Cô béo thật
đấy", "Sao cô không đi chết đi ?", "Chả có ai quan tâm đến một người béo như cô đâu".

Dẫn chứng 3: Tại báo tin tức Việt Nam (09/06/2021): Một nữ sinh Hà Nội bị chính cô
giáo của mình lập nhóm nói xấu,dùng nhiều ngôn từ tục tĩu,văng bậy để chê nữ sinh
khiến nữ sinh bị ám ảnh tâm lý nặng nề.

Lập luận 3: Con người là một thực thể xã hội, nghiễm nhiên nó chịu ảnh hưởng của các
tác động xã hội, rất ít người thực sự có thể “kệ” dư luận. Theo đó, body shaming có thể
gây ra cho nạn nhân những hậu quả như sau: Mức độ nhẹ: Nạn nhân có thể sẽ chỉ cảm
thấy khó chịu, không thoải mái khi nghe được những lời chê bai ngoại hình của mình;

33
Mức độ nặng hơn: Nạn nhân sẽ nhận nhiều cảm xúc tiêu cực, cực kỳ khó chịu, tức giận
với những lời chê bai ngoại hình của mình; Mức độ đặc biệt nặng: Nạn nhân sẽ cảm thấy
cực kỳ tự ti, nhạy cảm, mặc cảm về ngoại hình và dần dần sẽ xa lánh, không muốn tiếp
xúc với những người khác. Thậm chí, nặng nhất là trầm cảm và có thể tự tử hoặc làm ra
những hành vi làm bị thương bản thân chỉ vì muốn khắc phục khuyết điểm của bản thân.

Dẫn chứng 4: Tình cờ, chỉ trong vòng 3 tháng, bác sĩ tâm lý Nguyễn Hà Trang đã tiếp
nhận 11 bệnh nhân trầm cảm từ thể nhẹ đến nặng có nguyên nhân sâu xa từ việc bị miệt
thị ngoại hình (body shaming). Có người bị ám ảnh từ nhỏ,có người bị chính người yêu
của mình miệt thị một cách tinh vi,có người bị lời nhận xét vô tâm của người khác ám
ảnh..

Dẫn chứng 5: Kết quả một khảo sát mới đây của nhóm Hỗ trợ nạn nhân body shaming
có đến 872/ 1.000 phiếu khẳng định họ bị định kiến body shaming khiến tâm lý thiếu tự
tin, mặc cảm, nghi ngờ giá trị bản thân, trong đó 431 người tham gia khảo sát có trình
độ từ đại học trở lên, 168 người từng phải điều trị tâm lý.

Dẫn chứng 6: Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, miệt thị ngoại hình có thể gây ra bệnh trầm
cảm, rối loạn ăn uống, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tinh thần và thể
chất. Không ít người tìm đến cái chết sau một thời gian là nạn nhân của body shaming.

Lập luận 4: Khác với đời sống thực tế, mạng xã hội là con dao hai lưỡi bởi tính năng kết
nối nhanh chóng và phủ sóng toàn cầu của nó. Mạng xã hội là nơi người ta có thể vô tư
để lại những comment đánh giá ác ý, là nơi ta có thể thoải mái đánh giá, đưa ra những
lời nhận xét về mọi vấn đề cho dù ta có trải qua nó hay chưa, một "nơi lí tưởng" cho
những kẻ thích tấn công người khác,công cụ cụ thể là ngôn từ, mà không sợ bị nhận hình
phạt nào cả. Đó chính là một phương tiện khiến cho nạn body shaming càng lan rộng và
khó kiểm soát. Đặc biệt là ở các bạn trẻ và những người hoạt động trong lĩnh vực văn
hóa nghệ thuật, thường xuyên phải xuất hiện trước công chúng, thì ngoại hình càng trở
nên quan trọng. Họ cũng chính là những đối tượng hay bị phán xét, chế giễu, miệt thị cơ

34
thể.

Dẫn chứng 7: Hoa hậu Đỗ Thị Hà- Hoa Hậu Việt Nam 2020 trải lòng về quá khứ khi
mới đăng quang đã bị cộng đồng mạng tấn công bằng những lời nói rất nặng nề. Cô kể:

"Có một ngày, antifan vào tấn công cả gia đình bằng những từ ngữ nhạy cảm. Mình
buồn và tủi thân lắm. Lúc đấy mình không hiểu vì sao mọi người lại tấn công một cô gái
mới 19 tuổi đăng quang". Chính những lời miệt thị ấy, cô đã cố gắng cải thiện ngoại
hình và nỗ lực nâng cao các kỹ năng cần thiết.

Dẫn chứng 8: Trong thời gian Adele vừa mới sinh con trai đầu lòng, trên Twitter, những
kẻ Anti Adele đã viết những dòng cay độc: “Ồ, Adele vừa sinh con. Có phải đứa trẻ đó
bị béo phì và dị tật không nhỉ?”. Không những vậy, còn nói: “Hãy giết nó đi”. Những
lời cay độc như vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí của nữ ca

Lập luận 5: Khi chịu quá nhiều những bình luận ác ý về ngoại hình, có rất nhiều người
đã không thể nào gạt bỏ những lời nói đó, rơi vào tâm trạng tự ti. Họ có thể thay đổi
hoàn toàn từ một người vui vẻ, hoạt bát chuyển sang mặc cảm nhút nhát, tránh né người
khác hoặc họ tìm đến những phương pháp làm đẹp phản khoa học hứa hẹn đem đến hiệu
quả nhanh. Người bị mặc cảm về ngoại hình rất dễ áp dụng các phương pháp kiểm soát
cân nặng không lành mạnh, không khoa học. Từ việc cảm thấy tự ti một chút thì sau đó
họ có thể chuyển sang nhịn ăn, kiêng khem quá mức hoặc dùng đến các loại thuốc gây
hại sức khỏe, thậm chí không rõ nguồn gốc, không được khoa học chứng minh.Tìm kiếm
tất cả phương pháp hứa hẹn làm mình đẹp nên, nếu không đảm bảo có thể gây ra những
hậu quả nặng nề, tiền mất tật mang, khi họ đang hoang mang tìm kiếm thì không quan
tâm được phương pháp đó hay không đã nhiều trường hợp để lại hậu quả đáng tiếc thậm
chí tử vong bởi những phương pháp này.

Dẫn chứng 9: Trước khi trở thành thí sinh được khán giả yêu thích tại "Miss Grand
Vietnam 2023", người đẹp Nguyễn Thùy Vi tiết lộ chuyện phẫu thuật thẩm mỹ do quá
khứ từng là nạn nhân của body shaming (miệt thị ngoại hình). Nhưng bằng nỗ lực hoàn

35
thiện bản thân và đam mê nghệ thuật, cô gái quê Trà Vinh đã lọt top 10 "Hoa hậu Hòa
bình Việt Nam 2023".

Dẫn chứng 10: Nữ diễn viên Hàn Quốc Goo Hara: Từng bị miệt thị ngoại hình vì ngoại
hình mũm mĩm, Goo Hara đã quyết định phẫu thuật thẩm mỹ để thay đổi bản thân. Tuy
nhiên, sau nhiều lần phẫu thuật, cô vẫn không hài lòng với ngoại hình và phải chiến đấu
với chứng trầm cảm. Cuối cùng, Goo Hara đã tự tử ở tuổi 28.

III.KẾT LUẬN

Từ những phân tích trên cho thấy miệt thị ngoại hình không phải thú vui, đó là một hành
vi bạo lực, là thứ vũ khí có thể khiến người khác bị tổn thương. Có những giọt nước mắt
đã rơi, nạn nhân vì bị sự tự ti vây quanh mà đã chọn kết liễu cuộc đời mình. "Lời nói
chẳng mất tiền mua", đừng tổn hại lẫn nhau bằng lời nói, bởi mỗi người có một chuẩn
mực và vẻ đẹp khác nhau. Mọi người có quyền được tự do thế hiện bản thân thông qua
ngoại hình của mình. Body shaming là hành vi xâm phạm quyền tự do cá nhân, khiến
cho người ta cảm thấy bị kiếm soát và đánh giá. Việc miệt thị ngoại hình người khác là
hành vi thiếu tôn trọng và văn minh. Mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức, tránh miệt thị
ngoại hình người khác và lan tỏa những thông điệp tích cực về việc yêu thương bản thân.

Chúng ta cần xây dựng một môi trường sống tôn trọng sự đa dạng và khuyến khích mọi
người tự tin thế hiện bản thân. Chúng ta không thể kiểm soát hành động và nhận xét của
người khác nhưng chúng ta có thế ngăn bản thân bước vào vòng luân quân của body
shaming. Ngừng body shaming bản thân - mọi người đều có những ngày và thời gian tồi
tệ khi họ cảm thấy họ muốn thay đổi điều gì đó về bản thân. Cố gắng chấp nhận con
người của bạn hơn là lên án bản thân vì điều đó. Nếu xung quanh bạn là những người
đang than vẫn về ngoại hình của họ, thay vì tham gia, hãy bỏ đi và làm điều gì đó khiến
bạn cảm thấy hài lòng về bản thân. Đừng tham gia bạn có thể gặp phải hoặc đã gặp phải
body shaming thường xuyên và cảm thấy tội lỗi khi tham gia, thậm chí có thể bạn không
nhận ra. Điều tốt nhất bạn có thể làm là tránh hoàn toàn đưa ra những nhận xét tiêu cực.

Từ những thông tin trên chúng tôi muốn mang tới một thông điệp: "Mỗi con người khi
sinh ra đều mang cho mình một nét đẹp riêng, và duy nhất. Điều này tạo nên một thế

36
giới đa dạng đầy màu sắc". Vậy nên, hãy tập tôn trọng sự khác biệt. Vì họ khác bạn
không có nghĩa là họ thua kém bạn. Thử tưởng tượng cả thế giới đều có khuôn mặt giống
như David Beckham hay thân hình săn chắc hoàn hảo không một chút mỡ thừa như Gigi
Hadid, sẽ rất nhàm chán đây. Hãy thực hiện quyền tự do ngôn luận của bạn bằng cách
đặt sức nặng của ngôn từ vào đúng nơi dành cho nó. Đừng đem nó ra bãi rác trong khi
nó xứng đáng ở một khu resort, càng không nên biến câu nói trở thành hành vi phi đạo
đức rồi biện minh rằng mình thích, mình có quyền. Tự do của bạn cũng có ranh giới
đấy! Cuối cùng, nếu bạn cảm thấy mình xinh đẹp, hãy vui vì điều đó và tận hưởng nó.

Nhưng nếu bạn đem nó ra để bôi nhọ người khác thì hãy cần thận bởi trong trường hợp
này người "xấu xí" thực sự chính là bạn. Vì người đẹp là con người biết sống và hành
động đẹp. Giống như trong một cuộc thi hoa hậu phần thi ứng xử quyết định ai là người
sở hữu vương miện.

Tài liệu kham khảo

Nguồn 1 :Tư vấn Săn Tour check-in.Podcast.(25/07/2021) câu chuyện về Bodyshaming


trên mạng xã hội https://vov.vn/doi-song/tinh-yeu-gia-dinh/lam-gi-khi-bi-miet-thi-
ngoai-hinh-tren-mang-xa-hoi-876618.vov

Nguồn 2:Vượt qua Body shaming để đạt được sự tự tin (06/11/2023)

https://baomoi.com/vuot-qua-body-shaming-de-dat-duoc-su-tu-tin-c47445137.epi

Nguồn 3: WeFit. (2018, August 20). Đối mặt với Body Shaming - Cách đáp trả những
kẻ xấu tính.WeFit Blog. https://blog.wefit.vn/2018/08/cam-hung-doi-mat-voi-body-
shaming-

Nguồn 4: Nông Thị Yến Nhi-ĐHKHXH&NV https://ybox.vn/gia-vi/bodyshaming-che-


nhao-co-the-dang-bop-chet-tinh-than-cua-chung-ta-nhu-the-nao-9h8nycjilw

Nguồn 5: Theo Theo Infonet (14/01/2018) https://tienphong.vn/bao-dong-body-


shaming-dang-bao-luc-ve-tam-ly-post1003124.amp

LÂM THÀNH ĐẠT – 2311557275

37
 Góc nhìn của nhà tâm lí về Body shaming và vấn nạn Bodyshaming

I.Giới thiệu

Body shaming ( miệt thị ngoại hình ) là hành vi chỉ trích hoặc chế nhạo cơ thể người
khác theo hướng tiêu cực. Điều này thường xuyên xuất hiện trong bối cảnh áp đặt các
tiêu chuẩn về ngoại hình ngày càng được nhiều người chú ý đến. Nó khiến cho nhiều
người cảm thấy bản thân bị tự ti, bị áp đặt và không đủ hoàn hảo. Hiện nay vấn nạn
body shaming đang là hiện trạng khá phổ biến ở giới trẻ hiện nay, vì lý do là họ thích
cái đẹp, luôn tìm kiếm những sự hoản hảo cho bản thân mình. Hậu quả mà nó để lại
chính là những tổn thương tâm lý cho bất kỳ ai có khuyết điểm về ngoại hình, nó
khiến cho những người bị body shaming trở nên tự ti, lo âu thậm chí là nhút nhát. Một
số người sẽ bất chấp sức khỏe để tìm đến những phương pháp làm đẹp nguy hiểm.
Tồi tệ hơn nữa là những suy nghĩ mặc cảm có thể dẫn đến các chứng bệnh tâm lý
nghiêm trọng như trầm cảm. Trong học tập thì nó làm cho mọi người có một các nhìn
tiêu cực về những người mang một vẻ không được ưa nhìn với những ánh mắt kì thị
phán xét họ theo một cách chủ quan, làm cho những người đó cảm thấy tự ti về bản
thân mình bi quan về cuộc sống. Hơn nữa, cảm giác chán ghét bản thân là khía cạnh
đau đớn khác mà những người bị body shaming phải đối mặt. Họ có thể tự đặt ra
những tiêu chuẩn không thể đạt được. Họ có thể trở nên quá chú trọng vào ngoại hình,
bắt đầu tự đánh giá mình qua góc nhìn tiêu cực. Từ đó họ tạo ra một không gian tư
duy tiêu cực đối với bản thân. Về mặt chủ quan, để đánh giá liệu một hành động có
phải body shaming hay không thì còn tùy vào mục đích của người chê và thái độ tiếp
nhận của người bị chê. Nếu người chê phàn nàn về đặc điểm cơ thể của khác với mục
đích hạ thấp lòng tự trọng và nhân phẩm của người đó, thì người chê đích thị là đang
thực hiện hành động body shaming. Mặt khác, nếu người chê không hài lòng với đặc
điểm cơ thể của người khác và góp ý về cách cải thiện ngoại hình với từ ngữ lịch sự,
tế nhị và có tính đồng cảm, thì hành động của người chê chưa chắc đã gây ra hiện
tượng body shaming. Ở đây, mình dùng từ "chưa chắc" là bởi: việc thể hiện thiện chí
khi góp ý về ngoại hình của người khác là yếu tố cần, nhưng không phải là yếu tố đủ
để ngăn chặn hiện tượng body-shaming. Bạn có biết vì sao không? Đó là vì: sau khi
nhận lời góp ý (dù lời góp ý có thể hiện thiện chí đến mấy) thì người bị chê vẫn có
thể rơi vào tình trạng tự body shame bản thân. Vậy nên, về mặt chủ quan, để đánh giá
một hành động có yếu tố body shaming hay không thì rất khó nói. Về mặt khách quan,

38
body shaming tồn tại ở rất nhiều dạng thức, và thường được đóng khuôn trong các ví
dụ điển hình như sau: miệt thị người béo, miệt thị người gầy, miệt thị màu da (mấy
anh chị racist là khoái món miệt thị màu da này lắm), miệt thị các bộ phận trên cơ thể,
miệt thị các đặc điểm tính nam/ tính nữ, miệt thị do bệnh tật (ung thư, hủi,...). Nói
chung, cứ là bộ phận cơ thể thì đều có nguy cơ bị miệt thị, đến cách ăn mặc cũng có
thể là một đối tượng của body shaming. Những người sở hữu các bộ phận hoặc đặc
điểm không phù hợp theo quy chuẩn của cái đẹp sẽ càng có nguy cơ cao phải chịu
đựng body shaming.

II.Nội Dung

Lập luận 1: Việc body shaming trong học đường luôn là một chủ đề chưa bao giờ là
ngừng Hot trong mọi thời đại, và còn là một vấn đề rất ít phụ huynh chú ý đến, đặt
biệt là ở những vùng nông thôn phụ huynh kiếm tiền bằng những công việc chân tay
lao động rất ít quan tâm đến con mình đi học như thế nào chỉ mỗi khi thấy con về phụ
huynh chỉ hỏi hôm nay con học như thế nào? Có được điểm cao hay không? Và rồi
kêu con mình làm việc nhà hay phụ giúp công việc, Chứ rất ít phụ huynh nào hỏi hôm
nay con đi học có vui không? Các bạn chơi với con như thế nào? Những đứa trẻ là
nạn nhân của body shaming trong môi trường học đường không thể chia sẻ cảm xúc
của mình với những người thân xung quanh cả ba mẹ của mình điều này lâu dần trở
thành thói quen che dấu của những đứa trẻ, dẫn đến phải thu mình lại và sống khép
kín với những người xung quanh sợ giao tiếp với người khác sợ bị người khác kì thị
và nhìn mình bằng những ánh mắt phán xét. Trong học môi trường học đường sẽ có
những cặp bạn thânn chơi chung với nhau, nhưng cũng chỉ vì một người bạn đó của
mình một ngày nào đó bị thay đổi về ngoại hình, mập lên hay có thể gặp một sự cố
nào đó sảy ra với vấn đề ngoại hình thì đó cũng là một do để người bạn thân nhất của
bạn xa lánh rời xa không muốn chơi chung với bạn nữa. Vấn nạn Bodyshaming còn
là ngồi lửa châm ngồi cho những cuộc bạo lực học đường vì kì thị họ có một ngoại
hình xấu hoặc không được ưa nhìn làm cho các bạn xung quanh cảm thấy không muốn
bắt chuyện với họ hoặc có những hành động bạo lực gây phản cảm đến người khác.

Dẫn chứng 1: Nói về sự việc trên, cô Phạm Thúy Quỳnh (giáo viên Trường mầm non
quốc tế Sakura Montessori ) cho biết: "Cũng là một giáo viên, tôi nghĩ rằng việc một
nhà giáo mà có hành động, suy nghĩ như vậy là không đúng, thiếu sự tôn trọng quyền
riêng tư cá nhân, đặc biệt là học sinh ở trong trường hợp này. Điều đó không đúng

39
với phẩm chất, đạo đức của một người giáo viên, gây ra sự thiếu tôn trọng của học
sinh đối với thầy cô. Sự việc không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các em học sinh mà
còn ảnh hưởng đến chính hình ảnh của những nhà giáo như chúng tôi".

"Bình thường, khi bị ai đó bị chê bai, nói xấu chúng ta đã không hề cảm thấy không
vui vẻ hay thích thú rồi. Đằng này, nạn nhân lại là các em học sinh - những người
còn quá trẻ, tâm hồn còn quá mỏng manh, thử hỏi xem khi bị "tấn công" như vậy làm
sao các em chịu nổi được", cô Hoàng Tình, giáo viên một trường cấp 2 cho hay.Từng
là nạn nhân của body shaming bởi chính các bạn học cùng lớp, em T.T.L, học sinh
lớp 9 một trường THCS ở Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết: "Hồi lớp 6 em được chuyển
vào một lớp khác hoàn toàn xa lạ. Trong khi các bạn thân quen với nhau, chỉ có mình
em lạc lõng. Lúc ấy em nặng 70kg, các bạn bảo em béo như "con lợn", không một ai
trong lớp nói chuyện với em cả. Em luôn là tâm điểm để mọi người trêu đùa. Em bị
như vậy trong suốt hơn một năm. Em không nói cho ai biết, kể cả bố mẹ. Em đã rất
buồn. Việc đến trường học với em như 1 cực hình vậy. Một thời gian dài phải gặm
nhấm những lời nói sâu cay ấy khiến em đã dần thu mình lại đến mức gần như trầm
cảm và chỉ muốn chết quách cho rồi"

Lập luận 2: Vấn nạn body shaming trong học trường ngày càng gia tăng mà ít ai để ý
đến, những đứa trẻ vừa áp lực chính việc học của mình thì nay những đứa trẻ lại tự ti
thu mình lại với những câu nói tưởng chừng như đùa của bạn bè nhưng đã khắc sâu vào
trong tâm trí của đứa trẻ, những đứa trẻ thiếu tự tin mất đi năng lượng học tập và rồi
những áp lực học tập kèm với bobyshaming của bạn bè xung được tích tụ lại bên trong
đứa trẻ mà chính đứa trẻ không biết nên làm thế nào để rồi một suy nghĩ giải thoát được
khơi ngợi bắt đầu đến. Chỉ vì vài lời nói của bạn bè hay thầy cô, mọi người xung quanh
mà để đứa trẻ ngây thơ đó bắt đầu từ biệt mạng sống để cứu lấy chính mình, tỉ lệ body
shaming ở trường còn nhiều hơn ở những nơi nào khác nó thật tệ khi tồn tại vấn nạn
boby shaming này nơi học tập và phát triển của những trẻ.

Dẫn chứng 2: Theo Trung tâm Giáo dục và Phát triển, trong số 69% học sinh cho biết
từng bị người khác trêu chọc hoặc bình luận tiêu cực về ngoại hình, có khoảng 55% học
sinh được khảo sát đã trải qua một vài lần, gần 14% số học sinh đã trải qua nhiều lần
bị người khác trêu chọc hoặc bình luận. Các em thường bị trêu chọc về cân nặng, khuôn
mặt và chiều cao. Trong đó, người hay đưa ra bình luận về ngoại hình nhất là bạn bè,
chiếm 55,6%; tiếp theo là bố mẹ, 15,63%; người thân 13,4%, ông bà 6,9%, và một tỉ lệ

40
ít từ thầy/cô giáo và mạng xã hội.Tác động của việc nhận xét và bàn luận về ngoại hình
khác nhau, trong đó giảm tự tin là tác động các em cho là lớn nhất với 33,7%, tiếp theo
là gây tổn thương tâm lý (32,8%), ảnh hưởng đến học tập và phát triển cá nhân (chiếm
24,5%).

Lập luận 3: Không chỉ riêng ở học đường tồn tại vấn nạn body shaming mà còn tồn tại
rất nhiều, hiện hữu rõ thậm chí tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội đó là những người
nổi tiếng trong giới showbiz. Những ca sĩ, diễn viên,... khi họ lên sóng, hay trong những
game show,... chỉ cần ăn mặc không hợp với người xem không đúng bối cảnh, hay nói
những lời nói sơ ý liền bị mọi ngươi chỉ trích, thậm chí còn lưu lại những khoảng khắc
đó để chia sẽ trên khắp mạng xã hội. Tình trạng này được phổ biến và hiện hữu nhất chỉ
cần mình lên nền tảng nào đó và gõ vài từ tiêu đề là mình thấy hàng loạt từ khóa được
hiện ra, những nạn nhân trong những cuộc chuyện trong giới nghệ sĩ phải chịu những áp
lực rất lớn và những câu từ chỉ trích bản thân họ thậm tệ, chỉ vì mọi người body shaming
họ khi mắc sai lầm nhiều người chọn cách tử tự để giải thoát cho chính bản thân mình
và xóa nhòa đi vết thương tâm hồn do body shaming mang đến.

Dẫn chứng 3: Ngày 22/3, Thái Trinh chia sẻ việc cô gặp bình luận nhạy cảm, bị đánh
giá ngoại hình bằng lời nói đùa cợt khi đi quay game show.Theo nữ ca sĩ, tình trạng
quấy rối bằng lời nói, body shaming khá phổ biến ở ngoài đời lẫn mạng xã hội, đặc biệt
với người nổi tiếng. Cô cho rằng đây là hành động đáng lên án.Nhiều sao Việt như Hari
Won, Tú Vi, Đại Nhân,… sau đó để lại bình luận ủng hộ dưới bài viết của Thái
Trinh.“Không chỉ trên mạng xã hội, cả ngoài đời, người ta thích tự cho mình quyền
năng dùng ngôn từ thô bỉ dung tục để đùa cợt, tình dục hóa câu chữ nhằm thóa mạ người
khác. Sàm sỡ bằng lời nói cũng vô đạo đức không kém hành động. Tôi tin đây không
phải lần đầu các nữ nghệ sĩ trải qua điều này, thậm chí rất nhiều, mà không ai nghĩ
mình nên lên tiếng", Thái Trinh viết.

Dẫn chứng 4: Theo chuyên gia tâm lý Thạc sĩ Giáo dục học Dạ Thảo, việc bị body
shaming hay quấy rối tình dục bằng lời nói đều gây tác động tới tinh thần, sức khỏe, đặc
biệt với người nổi tiếng.Chị giải thích: “Các bạn diễn viên, ca sĩ làm việc trong lĩnh vực
giải trí là con người, nên họ vẫn chịu tác động bởi những điều tiêu cực đó. Đặc biệt,
những bạn càng nổi tiếng lại càng có lòng tự trọng cao. Nên khi đón nhận những lời nói
như thế, họ có thể cảm thấy bị tác động tới giá trị. Thật ra, giá trị của họ vẫn vậy, không
thay đổi gì. Nhưng họ cảm nhận mình bị xúc phạm, coi thường, trong khi lẽ ra cần được

41
tôn trọng hơn”.“Một số người cho rằng đó chỉ là những lời đùa vui và cổ xuý thêm.
Điều đó khiến nghệ sĩ nhận thấy sự gia tăng và nếu họ không lên tiếng thì thiệt thòi.
Nhưng nếu lên tiếng, họ có thể bị gièm pha, gặp ý kiến trái chiều. Làm việc trong môi
trường này, liên tục gặp phải tình huống như thế và đấu tranh tư tưởng giữa việc lên
tiếng hay không, họ càng bị áp lực lớn hơn nữa so với người bình thường”, chuyên gia
cho kết luận.

Lập luận 4: Vấn nạn body shaming không chừa một ai, ai cũng là nạn nhân của body
shaming nhưng có góc khuất của vấn nạn body shaming chính trong căn nhà của nạn
nhân. Tưởng chừng như những người thân trong nhà mình có thể an ủi động viên hay
không bao giờ miệt thị ngoại hình của mình nhưng có lẽ điều đó chỉ là tối thiểu vẫn còn
nhiều nạn nhân bị chính người nhà của mình body shaming nạn nhân, đôi khi người thân
họ chỉ nghĩ nói những câu vui hay hỏi thăm nhưng đâu biết được đó chính là hiện trạng
của body shaming mà không nhận ra điều đó để rồi những nạn nhân ôm những câu nói
vui đó mà dần dần rơi vào sự tự ti và chạy cảm trước ngoại hình của chính mình.

Dẫn chứng 5: Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học International Journal
of Obesity, 76-88% người được khảo sát bị chế giễu về cân nặng bởi cha mẹ, anh chị
em hoặc những người thân khác, nhất là vào thời thơ ấu và niên thiếu.“Người nhà có
thể nói họ mập mạp, có cặp đùi ‘cột đình’ hoặc sẽ không bao giờ có người yêu vì cân
nặng đó. Những lời như vậy có ảnh hưởng tâm lý lâu dài”, Puhl cho biết.Việc bị miệt
thị ngoại hình (body shaming) không dừng ở thời thơ ấu. 22-30% người tham gia khảo
sát cho biết họ bị bình phẩm về ngoại hình lần đầu lúc khoảng 10 tuổi, nhưng tình trạng
này kéo dài tới tận lúc họ trưởng thành.“Kết quả của nghiên cứu cho thấy môi trường
gia đình là vấn đề thường bị bỏ quên khi nói về định kiến với cân nặng. Chúng ta cần
chú ý và giúp đỡ các gia đình có những cuộc hội thoại mang tính khích lệ, động viên
hơn”, Puhl nhận định.

Sau gia đình, trường học và nơi làm việc là 2 môi trường tiếp theo trong nấc thang định
kiến. 72-81% người tham gia khảo sát cho biết họ từng bị trêu chọc hoặc bắt nạt tại
trường học vì cân nặng. 54-62% nói rằng họ từng bị đồng nghiệp đối xử tương tự tại
nơi làm việc.Ngay cả bạn bè cũng có khả năng bộc lộ định kiến về cân nặng của nhau.
49-66% người được khảo sát từng nhận những lời bình phẩm tiêu cực từ bạn mình.“Mọi

42
người đang phải trải qua định kiến về cân nặng ở nhiều mối quan hệ và bối cảnh khác
nhau, có thể tại nơi chăm sóc sức khỏe, nơi làm việc hoặc ở nhà”, Puhl nhận xét.

III.kết luận

Trước hết, để vượt qua nỗi ám ảnh body shaming là gì, hãy tự chấp nhận bản thân mình
trước. Sự đa dạng về cơ thể là điều tự nhiên và đẹp đẽ. Chúng ta không nên so sánh với
bất kỳ tiêu chuẩn nào khác. Điều này làm nổi bật sự độc đáo của từng người và tạo nên
một thế giới phong phú về ngoại hình.Tập trung vào những khía cạnh tích cực của bản
thân là bước quan trọng tiếp theo. Thay vì tập trung vào những điểm yếu, hãy đặt tâm
trí vào những đặc điểm tích cực và sức mạnh cá nhân. Việc này giúp xây dựng lòng tự
tin và tạo nên một hình ảnh tích cực về bản thân. Đồng thời, hãy hiểu rõ về giá trị và vai
trò của bản thân. Bằng cách tìm hiểu về những giá trị, đam mê và mục tiêu khác, người
ta có thể nhận ra rằng vẻ ngoại hình chỉ là một phần nhỏ trong bức tranh lớn về bản thân.
Suy nghĩ theo hướng tích cực tìm ra được thế mạnh riêng của bản thân và phát triển một
cách triệt để hết sức có thể, để có thể cho những người phân biệt trĩ trích về ngoại hình
của mình có một cách nhìn khác về bản thân mình cũng như là làm cho họ thấy được
“họ đã sai khi đánh giá bản thân người khác chỉ bằng cái nhìn khách quan về một phía
của chính mình”, chứng minh được ngoại hình không nói lên được bản chất hay tính
cách của người đó hoàn toàn không thể hiện được hết những yếu tố bên trong của họ .
Vì vậy bản thân tất cả mọi người nên suy nghĩ và hãy đặt bản thân mình vào trường hợp
của họ hiểu và cảm thông cho những hoàn cảnh đó , “ngoại hình không xấu, xấu chính
là cách bạn đánh giá một ngoài qua vẻ bề ngoài của họ”. Cuộc sống này không ai sinh
ra đã hoàn hảo bạn mình những người xung quanh chúng ta cũng vậy ai cũng có khuyết
điểm riêng của họ chỉ là bản thân mình chưa nhìn thấy được, miệt thị ngoại hình cũng
vậy đâu ai muốn bản thân mình trở nên xấu xí trong mắt của người nhưng tại tất cả mọi
người xem trọng, đánh giá cao về ngoại hình của người khác, chưa chắc gì người đẹp
nhưng chưa chắc gì nhân cách của họ đã tốt cũng vì thế chưa biết được những người có
ngoại hình không ưa nhìn nhưng nhân cách con người của họ có thể là một người tốt. Vì
vậy tất cả mọi người cho dù là ở bất kì lứa tuổi nào đi chăng nữa cũng đừng nên kì thị
hoặc body shaming người khác hoặc có cái nhìn đánh giá chủ quan phán xét người đó
một cách phiến diện mà chưa qua tiếp xúc hoặc tìm hiểu họ, làm cho họ cảm thấy bị tổn
thương tự ti và dằn vặt bản thân mình sẽ có thể dẫn đến một số hậu quả mà bạn chính là
người gián tiếp gây ra nó. “ Cuối cùng tất cả mọi người hãy sống hết mình vì bản thân

43
của mình bởi vì cuộc sống này là của bạn của đời bạn chỉ có một nên hãy sống hết mình
vì chính bản thân của bạn”

VI.Tài liệu tham khảo

1.vtcnews.vn ( 23/3/2021 )

https://vtcnews.vn/nhieu-nghe-si-viet-bi-xuc-pham-ngoai-hinh-sam-so-bang-loi-noi-
ar602488.html

2.znewz.vn ( 5/6/1021)

https://znews.vn/khi-gia-dinh-la-noi-tan-cong-ngoai-hinh-toi-te-nhat-
post1223609.html

3.tuoitre.vn (16/12/2023)

https://tuoitre.vn/gan-70-hoc-sinh-duoc-khao-sat-tung-bi-treu-choc-binh-luan-tieu-cuc-
ve-ngoai-hinh-20231215223208183.htm

44

You might also like