You are on page 1of 4

PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA (QUALITY CONTROL)

F: Người phỏng vấn - Nguyễn Phúc Uyên Nhi


Xin chào anh/ chị…. Rất vui vì sự có mặt của anh/chị ngày hôm nay đã tạo cơ hội
gặp mặt và trao đổi những thông tin quý báu này. Chúng ta có lịch trình tham gia
buổi phỏng vấn hôm nay với công việc chính đó là phân tích công việc về vị trí
chuyên gia cố vấn bộ phận kiểm soát chất lượng của hoạt động của dây chuyền sản
xuất thép UNI. Những thông tin được cung cấp từ anh/chị là tài liệu quý giá để
hiểu rõ hơn về mục tiêu về quy trình kiểm tra chất lượng của công ty nhằm nâng
cao chất lượng của doanh nghiệp trong tương lai cụ thể là hình thành nên bảng
mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc phù hợp nhất với vị trí nêu trên.
Trước tiên, mời anh/chị hãy giới thiệu đôi nét về bản thân..
G: Chuyên gia được phỏng vấn - Hà Hương Giang
Rất vui vì nhận được lời mời phỏng vấn của bạn. Như bạn vừa giới thiệu, Tôi là Hà
Hương Giang hiện đảm nhận vị trí chuyên gia cố vấn tại Văn Phòng ENCO và đã có 8
năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Nhưng hiện tại tôi đang tập trung vào xuất bản
sách về những kiến thức mà tôi đã tích lũy được trong lĩnh vực kiểm soát chất lượng.
Các bạn có thể tìm đọc 2 cuốn sách “ TQM trong tầm tay” và “ Triển khai TQM
không bao giờ là khó” do tôi xuất bản. Ở đây sẽ đúc kết tất cả vốn kiến thức mà tôi có
được trong những năm làm nghề của mình.
F: Người phỏng vấn - Nguyễn Phúc Uyên Nhi
Thưa chuyên gia, qua chia sẻ vừa rồi không biết chị có thể nói cụ thể hơn đối với
bộ phận kiểm soát chất lượng trong dây chuyền sản xuất thường sẽ có những vị trí
nào đảm nhận và các công việc bộ phận đó sẽ phụ trách những công việc nào vậy
ạ?
G: Chuyên gia được phỏng vấn - Hà Hương Giang
À! Đối với bộ phận chất lượng sẽ có 3 vị trí cơ bản như sau: IQC, OQC và PQC.
Đầu tiên, IQC có nghĩa là kiểm soát chất lượng đầu vào. Vai trò chính của vị trí này
kiểm soát chất lượng các nguyên liệu, vật tư đầu vào trước khi đưa vào sản xuất và
phải đảm bảo đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn, quy về số lượng và chất lượng.
Thứ hai, OQC là kiểm soát chất lượng đầu ra. Vị trí chịu trách nhiệm kiểm soát chất
lượng thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Cụ thể công việc sẽ tập trung vào
việc kiểm tra 1 mẫu của 1 lô hàng và dựa trên các thông số kỹ thuật, tiêu chí để đánh
giá sản phẩm đạt yêu cầu hay không? bên cạnh đó OQC cũng xử lý yêu cầu, khiếu nại
của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
Thứ 3, PQC là kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất. Công việc này kiểm tra
các công đoạn sản xuất thông qua các tiêu chuẩn, quy định đặt ra và phản hồi lại khi
các vật tư không đạt yêu cầu chất lượng từ đó hạn chế những sai sót, thiệt hại không
đáng có.
F: Người phỏng vấn - Nguyễn Phúc Uyên Nhi
Cảm ơn những chia sẻ vô cùng chi tiết chi tiết của chuyên gia về vị trí của bộ phận
kiểm soát chất lượng. Nhìn chung đối với bộ phận chất lượng mục tiêu là luôn
mang đến những sản phẩm tốt, đạt yêu cầu nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Tuy nhiên, sẽ không tránh khỏi các sản phẩm bị lỗi chính vì vậy doanh nghiệp sẽ
có những sai sót không đáng có. Qua đó chuyên gia có thể cho biết thường nguyên
nhân nào gây ra sản phẩm lỗi và có những biện pháp nào để hạn chế tối thiểu lỗi
không đáng có cụ thể trong ngành sản xuất thép?
G: Chuyên gia được phỏng vấn - Hà Hương Giang
Theo tôi thì “lỗi” luôn hiện hữu xung quanh nhà máy, nơi sản xuất và sản phẩm lỗi
phổ biến thường gặp trong công ty thép có nhận biết như Gỉ sét điều này có thể xảy ra
do không đủ quy trình bảo vệ chống rỉ sét hoặc do quá trình sản xuất không được
kiểm soát chặt chẽ. Dẫn đến một số lỗi điển hình trong ngành thép như biến dạng, lỗi
kích thước hay tạp chất…
Ở khâu đầu vào nếu nguyên nhân phát sinh lỗi ở bước này cần làm việc chặt
chẽ với nhà cung cấp và thực hiện các biện pháp cần thiết để khắc phục vấn đề. Bên
cạnh đó tăng cường kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào .
Đối với lỗi trong quá trình sản xuất thép thường thấy nguyên nhân chủ quan từ
các công nhân làm việc không đúng quy tắc và nguyên nhân khách quan từ các thiết bị
máy móc hoạt động không ổn định. Vậy để có thể hạn chế “lỗi” từ nguyên nhân chủ
quan thì trước hết công ty cần xây dựng môi trường làm việc an toàn và luôn động
viên công nhân cũng như phúc lợi tốt, thực hiện giám sát thường xuyên và đánh giá
hiệu suất làm việc của công nhân. Đối với nguyên nhân khách quan về máy móc làm
việc không ổn định thì công ty lập lịch bảo dưỡng định kỳ cho tất cả thiết bị và máy
móc để đảm bảo chúng hoạt động ổn định và hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc
dẫn đến lỗi sản phẩm. Công ty có thể áp dụng các phương pháp quản lý chất lượng
như Six Sigma, Lean Manufacturing để tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm thiểu
các lỗi.
Còn đối với lỗi phát sinh từ đầu ra, việc xử lý chúng cần được tiếp cận một
cách cẩn trọng. Với “lỗi” được phát hiện sớm chưa phát hành ra thị trường thì đầu tiên
cần phân loại và đánh giá mức độ nghiêm trọng của lỗi. Xác định xem lỗi có thể được
sửa chữa không, và nếu có, xác định phương pháp sửa chữa tốt nhất. Nâng cao kỹ
năng và kiến thức của nhân viên liên quan đến việc nhận diện và xử lý lỗi, cũng như
cải thiện quy trình sản xuất để giảm thiểu lỗi. Ngoài ra, có thể sử dụng phần mềm và
công nghệ tích hợp để theo dõi.
Trong trường hợp sản phẩm lỗi đã được giao cho khách hàng, cần tiếp cận và
giải quyết vấn đề một cách chuyên nghiệp. Điều này có thể bao gồm việc đổi trả sản
phẩm, sửa chữa tại chỗ, hoặc thương lượng giải pháp bồi thường khác.
Nhi: Cảm ơn sự chia sẻ của chuyên gia. Hiện tại đây là bản quy trình kiểm soát
chất lượng của công ty UNI chúng tôi. Với kinh nghiệm dày dặn như vậy chuyên
gia có thể xem xét, đồng thời góp ý để công ty có thể cải thiện quy trình giúp nâng
cao chất lượng hiệu quả quy trình.
G: Chuyên gia được phỏng vấn - Hà Hương Giang
(Xem)
Ồ! Sau khi tôi xem qua quy trình của công ty bạn. Tôi thấy quy trình này được xây
dựng khá chi tiết và đã áp dụng khá đầy đủ các công cụ kiểm soát chất lượng như tôi
thấy trong quy trình này có tiêu chuẩn ISO9001, ROHs20, Reach, DMAIC. Tuy
nhiên, bởi vì công ty các bạn là công ty sản xuất sắt, thép đây là vật liệu xây dựng nên
công nhân sản xuất thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất gây hại. Vậy nên, tôi
góp ý công ty bạn có thể bổ sung thêm tiêu chuẩn JIS (JIS B 7512: 2016 - Các biện
pháp băng thép). Đây là tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản thường được sử dụng trong
kỹ thuật xây dựng và kiến trúc nhằm đưa ra những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng sản
phẩm, đo lường các yếu tố về thành phần, cấu tạo, mật độ, nồng độ… Để đảm bảo
những sản phẩm mà các nhà máy đưa ra thị trường không chỉ đảm bảo về chất lượng
mà còn loại trừ các nguy cơ về sự thiếu an toàn. Những công ty áp dụng và đạt chứng
nhận về JIS thuận lợi hơn trong việc tạo dựng uy tín trên thị trường, được khách hàng
và nhà đầu tư tin tưởng. Vậy nên tôi nghĩ đây là tiêu chuẩn cần thiết đối với công ty
của các bạn.
F: Người phỏng vấn - Nguyễn Phúc Uyên Nhi
Xin cảm ơn những đóng góp quý báu của chuyên gia trong buổi phỏng vấn hôm
nay. Chúc chuyên gia thành công trên con đường sự nghiệp sắp tới.

You might also like