You are on page 1of 15

HÌNH THỂ TRỨNG

GIUN SÁN
Bộ môn: SR – KST – CT
Giáo viên:

http://web.indstate.edu/thcme/micro/parasitology/NEMAT.HTM
MỤC TIÊU

Nhận biết được hình thể trứng của


một số loại giun sán thường gặp.
NỘI DUNG

1. Trứng giun đũa


2. Trứng giun móc
3. Trứng giun tóc
4. Trứng giun kim
5. Trứng sán lá gan bé
GIUN ĐŨA (Ascaris lumbricoides)

VÒNG ĐỜI
 Cả giun đực và cái ký
sinh ở ruột non của
người.
 Mỗi ngày giun cái đẻ
khoảng 240 trứng.
 Trứng có ấu trùng
mới có khả năng lây
nhiễm.
 Giun đũa sống trong
người được khoảng 12-
18 tháng.
TRỨNG GIUN ĐŨA
 Trứng có hình bầu dục, đôi khi hình
tròn.
 Kích thước TB 40-50µm x 70-80µm.
 Trứng có 5 lớp vỏ, vỏ ngoài cùng là
albumin xù xì bắt màu vàng nâu có tác
Trứng
dụng chống va chạm. 3 lớp tiếp theo
thụ
nhẵn, cứng, cấu trúc sợi có tác dụng
tinh
chống tác động cơ học. Lớp trong cùng
có cấu trúc sợi, chỉ cho nước lọt qua, có
chức năng bảo vệ trứng chống lại các hoá
chất gây độc cho phôi.
 Bên trong là tế bào phôi hình cầu.
 Đôi khi gặp trứng chưa thụ tinh có hình
Trứng quả lê hay tam giác, dài hơn trứng thụ
chưa tinh. Bên trong trứng không thụ tinh
thụ tinh không có phôi mà chỉ có những tế bào
hoàng thể.
GIUN MÓC (Ancylostomatiae)
VÒNG ĐỜI
- Giun móc ký sinh ở tá tràng.
- Cả giun đực và cái đềi sống
ký sinh.
- Sau khi giao phối, giun cái đẻ
trứng ở ruột non: Ancylostoma
đẻ 30000trứng/ngày, Necator
đẻ 9000 trứng/ngày.
- Có 2 kiểu vòng đời: Vòng đời
lây nhiễm qua da và vòng đời
lây nhiễm qua đường tiêu hoá.
TRỨNG GIUN MÓC
 Có hình bầu dục, hai đầu tròn.
 Kích thước 34 - 40µm x 50 -
70µm.
 Có một lớp vỏ mỏng, trong
suốt.
 Bên trong có 4 hoặc 8 …tế bào
phôi gắn với nhau thành một
khối màu sám.
 Ở ngoại cảnh với nhiệt độ
khoảng 24oC, sau 24 giờ trứng
đã phát triển thành ấu trùng
chui ra khỏi trứng.
GIUN TÓC (Trichuris trichiura)
Vòng đời
- Cả giun đực và giun
cái ký sinh ở đại tràng
và manh tràng.
- Trứng có ấu trùng
bên trong mới có khả
năng lây nhiễm.
- Chỉ có một vật chủ là
người.
- Không có giai đoạn
chu du trong cơ thể
vật chủ.
TRỨNG GIUN TÓC
(Egg of Trichuris trichiura)
 Trứng hình quả cau hay
bầu dục.
 Kích thước 50-60µm x 20-
30µm.
 Có màu vàng tươi hay sẫm
màu.
 Vỏ nhẵn và dày, hai đầu có
2 nút nhầy.
 Trong trứng có tế bào
phôi.
GIUN KIM (Enterobius vermicularis)
VÒNG ĐỜI
- Giun trưởng thành
chủ yếu ký sinh ở
manh tràng và đại
tràng.
- Thường đẻ trứng
vào buổi tối, mỗi giun
cái đẻ 5000-17000
trứng.
- Trứng đẻ ra có phôi
ngay, sau vài giờ có
thể lây nhiễm được.
TRỨNG GIUN KIM
(Egg of Enterobius vermicularis)
 Trứng có hình bầu dục, một
mặt phồng một mặt dẹt. Nhìn
nghiêng trông như chiếc bánh
mì.
 Kích thước 50-60µm x 20-30µm.
 Vỏ nhẵn, trong suốt, không bắt
màu.
 Bên trong trứng có ấu trùng
sẫm màu.
TRỨNG GIUN KIM
(Egg of Enterobius vermicularis)

Vỏ trứng Phôi
TRỨNG SÁN LÁ GAN NHỎ
(Clonorchis sinensis)

 Sán thường ký
sinh trong đường
dẫn mật trong
gan.
 Một ngày đẻ
trung bình 2400
trứng.
 Có hai vật chủ
phụ là ốc và cá.
TRỨNG SÁN LÁ GAN NHỎ
(Egg of Clonorchis sinensis)
 Hình hạt bí, một đầu to, một
đầu nhỏ.
 Kích thước 12-19µm x 28-
35µm.
 Bắt màu vàng nâu.
 Trứng có vỏ nhẵn. Phía sau
tròn có 1 gai nhọn, phía
trước có nắp.
 Bên trong trứng là ấu trùng
lông.
BÀI SAU
Hình thể một số giun sán trưởng thành

You might also like