You are on page 1of 16

CHỦ ĐỀ THUYẾT TRÌNH MÔN CONTENT

CHỦ ĐỀ 1

1. Tìm hiểu và phân tích mô hình content marketing


Gợi ý: Tìm hiểu và làm rõ các mô hình content marketing. Phân tích cho một số ví dụ.

Gợi ý chung: Hình thức trình bày có thể sáng tạo cho hấp dẫn nhất, quan trọng tạo không khí để
lớp tương tác và hiểu được nội dung nhóm thuyết trình
CHỦ ĐỀ 2

1. Phân tích diện mạo đọc giả


Gợi ý: Cho biết diện mạo đọc giả là gì? Dựa trên những thông tin nào để xác định diện mạo đọc giả? Cho ví dụ cụ thể?

Gợi ý chung: Hình thức trình bày có thể sáng tạo cho hấp dẫn nhất, quan trọng tạo không khí để
lớp tương tác và hiểu được nội dung nhóm thuyết trình
CHỦ ĐỀ 3

1. Xác định ngách nội dung


Gợi ý: Có những cách xác định nội dung ngách nào? Ví dụ cụ thể. (Phân tích và đưa ra cụ thể nội dung ngách của một công ty nào đó).
- Đánh giá cách xác định “ngách nội dung” của công ty.
- Theo bạn, vì sao công ty không hướng đến những nội dung quá rộng trong chiến lược Marketing nội dung?
CHỦ ĐỀ 4

1. Quản lý quy trình tạo nội dung


Gợi ý:
Công ty General Electric (GE) là một công ty tập đoàn đa quốc gia Mỹ hoạt động trong lĩnh vực: Năng lượng, công nghệ, cơ sở hạ
tầng, vốn tài chính và tiêu dùng công nghiệp. Công ty đang tiến hành marketing nội dung thông qua việc thực hiện một video/clip
YouTube.
CHỦ ĐỀ 4 (TT)
1. Quản lý quy trình tạo nội dung
Gợi ý:
Công ty quyết định lập kế hoạch trước, điều đầu tiên giám đốc marketing nội dung suy nghĩ khi lập kế hoạch trước chỉ đơn giản là xác
định mục tiêu của công ty (đó là những gì mà đội ngũ chuyên gia marketing nội dung đang cố gắng làm với bất kỳ phần nhất định nào
của video/clip và trên YouTube nó có thể là rất khác nhau).
Giám đốc yêu cầu mỗi nhân viên marketing cố gắng làm và chia sẻ một số video, các nhân viên marketing đều phải suy nghĩ về khán
giả của mình, như vậy họ đang thực hiện một phần của một chiến dịch truyền thông của công ty.
Cách thức tạo ra video/clip, nén và gửi video/clip sẽ được một biên tập viên quản lý hướng dẫn và giám sát. Do hạn chế về nguồn
nhân lực, công ty phải thuê một biên tập viên quản lý. Nhân viên tạo video/clip phải xây dựng hồ sơ riêng như là một nhà sản xuất
phương tiện truyền thông. Họ cũng phải tự xây dựng và thực hiện theo lịch trình cho các nhiệm vụ phải hoàn thành.
Hầu hết các nhân viên marketing đều tạo ra “nội dung gốc” nhưng Bình Minh không có khả năng tạo ra được những video/clip vui
nên đã tổng hợp lại và đưa ra nhận xét của mình về từng video/clip ngắn khiến mọi người vừa đỡ mất công tìm kiếm từng mảng ghép,
vừa tiết kiệm thời gian nhưng độ giải trí thì không hề mất đi chút nào. 
Yêu cầu:
1. Phân tích việc quản lý quy trình tạo nội dung của công ty
2. Vì sao công ty quyết định lập kế hoạch trước?
3. Phân tích xu hướng tạo ra nội dung của nhân viên marketing trong công ty

Gợi ý chung: Hình thức trình bày có thể sáng tạo cho hấp dẫn nhất, quan trọng tạo không khí để
lớp tương tác và hiểu được nội dung nhóm thuyết trình
CHỦ ĐỀ 5

1. Loại nội dung


Gợi ý: Giới thiệu một số loại nội dung bạn đã học? Cho ví dụ cụ thể.

Gợi ý chung: Hình thức trình bày có thể sáng tạo cho hấp dẫn nhất, quan trọng tạo không khí để
lớp tương tác và hiểu được nội dung nhóm thuyết trình
CHỦ ĐỀ 6

1. Phân loại, đánh giá các loại nội dung


Gợi ý: Hiện nay có những loại nội dung nào thông dụng? Hướng dẫn thực hiện tạo những nội dung đó? Cho biết tầm quan trọng của
những loại nội dung trên.

Gợi ý chung: Hình thức trình bày có thể sáng tạo cho hấp dẫn nhất, quan trọng tạo không khí để
lớp tương tác và hiểu được nội dung nhóm thuyết trình
CHỦ ĐỀ 7

1. Kế hoạch hành động đối với kênh nội dung


Gợi ý:

Coca Cola đã tung ra các video về việc họ tiếp cận content marketing như thế nào và các video này đều có thể tìm được
trên Internet. Trong video của mình, đội ngũ marketing của Coca Cola đã sử dụng cụm từ "mềm dẻo và có liên quan” khi
họ nói về kế hoạch marketing mới: Content Marketing 2020. Cụm từ này được dùng để chỉ hai khía cạnh của phương
thức content marketing này: Coca Cola dự tính sẽ tạo ra những nội dung thật hay và đáng lưu ý để các nội dung đó có
thể được viral hóa và truyền đến mọi nơi trên các website.

Công ty sẽ chỉ đưa ra những nội dung tuyệt vời nhất và gây ra nhiều sự thích thú, tò mò nhất trên các mạng xã hội.
Ngoài ra, các nội dung phải gắn liền với mục tiêu của công ty. Kế hoạch của Coca Cola cũng đi kèm một khung sườn
cho các loại nội dung họ sẽ tạo ra. Coca Cola gọi đó là kế hoạch nội dung 70/20/10: Công ty dự định 70% kế hoạch sẽ
có mức độ rủi ro thấp. 20% nội dung được tung ra sẽ dựa trên những gì công ty đã từng làm trong quá khứ. 10% cuối
cùng được dành riêng cho các nội dung có khả năng rủi ro cao.
CHỦ ĐỀ 7 (TT)

1. Kế hoạch hành động đối với kênh nội dung


Gợi ý:
Phân tích Kế hoạch hành động đối với kênh nội dung của Coca Cola
Bạn học hỏi đươc gì từ video content marketing của Coca Cola?
(https://www.youtube.com/watch?v=LyDf-twhpCo)
CHỦ ĐỀ 8

2. Chiến dịch truyền thông xã hội cho Marketing nội dung của Ford
Gợi ý:

Ford đã có nhiều chiến dịch truyền thông xã hội thành công. Ford là một huyền thoại của lĩnh vực truyền thông xã hội.
Hãng xe hơi danh tiếng này đã nổi tiếng với việc kết nối với khách hàng trung thành qua Twitter và Facebook. Vì vậy, sự
ra đời của chú rối “Doug” là một sự mạo hiểm. Từ khi kênh YouTube của Doug phát sóng vào tháng 3, những video về
chú rối ngộ nghĩnh này đã thu hút 1,5 triệu lượt xem.

Con rối bất lịch sự này và bạn diễn (diễn viên hài John Ross Bowie) đem đến cho mọi người một chuyến đi miễn phí
trên chiếc Ford Focus. Bowie không ngừng ca ngợi các tiện nghi của Ford Focus còn Doug hài hước thì không ngừng
trêu ghẹo mọi người, làm phiền hành khách. Doug có cả tài khoản Twitter và Facebook riêng. Chiến dịch này có vẻ có
hiệu quả và động viên Ford tiếp tục có những thử nghiệm mới mẻ và mạo hiểm hơn khi làm marketing nội dung.
CHỦ ĐỀ 8 (TT)

2. Chiến dịch truyền thông xã hội cho


Marketing nội dung của Ford
Gợi ý:

1. Phân tích chiến dịch truyền thông xã hội cho marketing


nội dung của Ford.

2. Vì sao có thể nói chiến dịch truyền thông xã hội cho


marketing nội dung của Ford là một minh họa sống động cho
việc sử dụng sáng tạo sức mạnh của mạng xã hội?

Gợi ý chung: Hình thức trình bày có thể sáng tạo cho hấp dẫn nhất, quan trọng tạo không khí để
lớp tương tác và hiểu được nội dung nhóm thuyết trình
CHỦ ĐỀ 9

1. Thực hiện các kỹ thuật quảng cáo nội dung luân phiên
Gợi ý: Giới thiệu các kỹ thuật quảng cáo nội dung đến với khách hàng. Demo thực hiện 1 số kỹ thuật quảng cáo cụ thể.

Gợi ý chung: Hình thức trình bày có thể sáng tạo cho hấp dẫn nhất, quan trọng tạo không khí để
lớp tương tác và hiểu được nội dung nhóm thuyết trình
CHỦ ĐỀ 10

1. Tận dụng mô hình người có tầm ảnh hưởng trong xã hội để marketing nội dung
Gợi ý: Cho biết tại sao lại tận dụng người có tầm ảnh hưởng để quảng bá nội dung. Tìm ví dụ cụ thể và phân tích tại sao lại lựa chọn
KOL đó để quảng bá nội dung. 7.5đ

Gợi ý chung: Hình thức trình bày có thể sáng tạo cho hấp dẫn nhất, quan trọng tạo không khí để
lớp tương tác và hiểu được nội dung nhóm thuyết trình
CHỦ ĐỀ 11

1. Đánh giá tác động của marketing nội dung


Gợi ý:

GoPro là công ty sản xuất máy ảnh có độ nét cao, gồm những nhà quản lý và nhân viên rất đam mê marketing nội dung
trong ngành công nghiệp thể thao.

Sự tham gia của khách hàng cũng như doanh thu của công ty ngày càng tăng (trong đó doanh thu viết blog thực tế của
công ty là 6250USD/tháng), công ty ưu tiên phát triển khán giả từ marketing nội dung. GoPro đặc biệt tập trung vào việc
thu hút khách hàng, vì họ hiểu rằng họ có khả năng để tăng doanh số nếu khách hàng của họ có nhiều cảm xúc khi kết
nối với công ty. Bằng cách tạo ra nội dung tập trung vào việc tham gia lái xe của khách hàng, GoPro có thể tạo ra một
liên kết mạnh mẽ với khán giả của họ theo thời gian. Để làm được điều này, người viết blog của công ty đã dành 25
giờ/tháng và được trả 50 USD/giờ, công ty phải chi 50% hệ số quản lý chung, 850 USD/tháng cho chi phí thiết kế, 45
USD/ tháng cho chi phí đặt máy chủ và 180 USD/tháng cho các khoản chi phí khác.
CHỦ ĐỀ 11 (TT)

1. Đánh giá tác động của marketing nội dung


Gợi ý:

Để đo lường mục tiêu cam kết với khách hàng được GoPro đáp ứng tốt như thế nào, chúng ta có thể tìm đến các ý kiến,
chia sẻ và đánh giá của khách hàng thông qua các thông tin phản hồi và GoPro có thể đo lường nội dung của họ thông
qua việc tăng thời gian trên trang web và ảnh hưởng nội dung do người dùng tạo ra. Ngoài ra, GoPro có thể đo lường nội
dung của họ liên quan đến phát triển khán giả bằng cách theo dõi mạng xã hội của họ, các thuê bao email và số lần xem
trang tăng khi họ quảng bá nội dung hấp dẫn.

Yêu cầu:
1. Xác định các tiêu chí đánh giá marketing nội dung cho GoPro. GoPro đã sử dụng các hình thức marketing nào?
2. Đánh giá tác động của marketing nội dung theo các tiêu chí đã xây dựng.

Gợi ý chung: Hình thức trình bày có thể sáng tạo cho hấp dẫn nhất, quan trọng tạo không khí để
lớp tương tác và hiểu được nội dung nhóm thuyết trình

You might also like