You are on page 1of 292

THỰC HÀNH VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

Môn học: Thực hành văn bản tiếng Việt


Số tín chỉ: 2
Số buổi học: 7 buổi

Giáo viên: Nguyễn Trần Quý


tranquynguyen2007@gmail.com
THỰC HÀNH VĂN BẢN TIẾNG VIỆT
Chương 1: Khái quát về văn bản tiếng Việt
Chương 2: Thực hành phân tích văn bản.
Chương 3: Thực hành tạo lập văn bản
Chương 4: Thực hành soạn thảo văn bản khoa học
Chương 5: Thực hành soạn thảo văn bản hành chính
Mục
tiêu CĐR
Mô tả
môn CTĐT
học

- Cung cấp các kiến thức cần yếu về văn


bản tiếng Việt: Các đặc trưng của văn bản
tiếng Việt; đơn vị của văn bản; cấu trúc
CO1 của văn bản; phân loại văn bản. Trang bị PLO2
cho sinh viên phương pháp tiếp nhận văn
bản và cách thực tạo lập văn bản (văn bản
khoa học).
PLO8, PLO11

- Kỹ năng phân tích văn bản,


nhận biết kết cấu của các dạng
văn bản cụ thể, xác lập chủ đề văn
bản, nhận biết tính mạch lạc trong
văn bản, lập đề cương nghiên cứu,
CO2
trình bày văn bản (Văn bản khoa
học, văn bản hành chính – công
vụ)
- Kỹ năng viết các kiểu loại đoạn
văn; nhận biết các liên kết trong
đoạn văn, kỹ năng tách đoạn, liên
kết đoạn và chuyển đoạn.
PLO8, PLO11

- Kỹ năng viết câu tiếng Việt,


thực hành một số phép biến
đổi câu trong văn bản, nhận
biết và sửa chữa các lỗi thông
CO2
thường về câu.
- SV có thể soạn thảo được các
loại văn bản tiếng Việt thông
dụng (văn bản khoa học, văn
bản hành chính..)
THỰC HÀNH VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

- Có kĩ năng sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn


ngôn ngữ và chuẩn phong cách, kĩ năng soạn
PLO12,
CO3 thảo văn bản trên máy tính. PLO13
- Có tinh thần làm việc nhóm, tính tự chủ và
chịu trách nhiệm đối với việc học
Mục
CĐR
tiêu
môn học Mô tả CĐR
môn (CLO)
học
Nhờ hiểu biết về văn bản tiếng Việt để sử dụng phù
CLO1.1
hợp từng loại văn bản.
CO1
Hiểu được phương pháp tiếp nhận văn bản và cách
CLO1.2
thực tạo lập văn bản.
Có khả năng soạn thảo văn bản bằng ngôn ngữ hành
CLO2.1 chính, mang tính pháp lý chính xác, ngôn ngữ diễn đạt
dễ hiểu.
CO2 Có khả năng ra quyết định đúng đắn trong suốt quy
CLO2.2
trình soạn thảo văn bản, theo đúng quy định hiện hành
Có khả năng tự phân tích, nghiên cứu để giải quyết
CLO2.3
các vấn đề đặt ra trong thực tiễn bằng văn bản.
CLO3.1 Chủ động trong việc xác định các loại văn bản.
Nhận thức rõ ràng về việc rèn luyện và nâng cao khả
CO3 CLO3.2
năng soạn thảo văn bản.
CLO3.3 Luôn ý thức sửa chữa lỗi sai khi tạo văn bản.
Thành phần đánh
Bài đánh giá Thời điểm CĐR môn học Tỷ lệ %
giá
(1) (2) (3) (4) (5)
CLO1.1,
CLO1.2,
Bài tập cá nhân,
CLO2.1,
LMS Theo lịch trình
CLO2.2, 10%
và bài tập trên môn học
CLO2.3,
lớp
CLO3.1,
CLO3.2, LO3.3
Đánh giá quá
Chuyên cần,
trình Theo lịch trình CLO3.1,
tham gia phát 10%
môn học CLO3.2, LO3.3
biểu tại lớp.
CLO1.1,
CLO1.2,
Bài kiểm tra giữa Theo lịch trình
CLO2.1, 10%
kỳ. môn học
CLO2.2,
CLO3.3
CLO1.1,
Bài kiểm tra cuối CLO1.2,
Đánh giá cuối kỳ Cuối học kỳ 70%
kỳ. CLO2.1,
CLO2.2, LO2.3
Tổng cộng 100%
THỰC HÀNH VĂN BẢN TIẾNG VIỆT
Tài liệu tham khảo
 Nguyễn Trần Quý, Bài giảng Thực hành văn bản tiếng Việt,
lưu hành nội bộ Đại học Mở TP HCM, 2020.
 Diệp Quang Ban (2007), Văn bản, Đại học Sư phạm, Hà Nội.
 Diệp Quang Ban (2005), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt,
Giáo dục, Hà Nội.
 Bùi Minh Toán- Lê A - Đỗ Việt Hùng (2005), Tiếng Việt thực
hành, Giáo dục, Hà Nội.
 Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (1998), Tiếng Việt thực
hành, Giáo dục, Hà Nội.
 Đồng Thị Thanh Phương – Nguyễn Thị Ngọc An (2006),
Soạn thảo văn bản và công tác văn thư lưu trữ, Lao động xã
hội, TP.HCM.
THỰC HÀNH VĂN BẢN TIẾNG VIỆT
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Ảnh, Tiếng Việt thực hành, NXB Thanh Niên,
1999.
2. Trần Trí Dõi, Bài tập tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục.
H. 1997.
3. Lê Trung Hoa, Mẹo luật chính tả . NXB Trẻ. H. 1994.
4. Vương Hữu Lễ, Đinh Xuân Quỳnh, Tiếng Việt thực hành,
NXB Thuận Hoá, 2003.
5. Hồ Lê, Trần Thị Ngọc Lang, Tô Đình Nghĩa, Lỗi từ vựng
và cách khắc phục, NXB Khoa học Xã hội, 2002.
6. Đặng Ngọc Lệ, Nguyễn Kiên Trường, Tiếng Việt thực
hành, NXB Giáo dục H. 1998.
6. Nguyễn Quang Ninh, 150 bài tập rèn luyện kỹ năng
dựng đoạn văn Trường ĐHSP Hà Nội 1. H. 1993.
7. Phan Thiều, Rèn luyện ngôn ngữ, Nxb Giáo dục. H.
1998
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN
TIẾNG VIỆT

+ Đọc phần 1/ chương 1 của các tài liệu:


1. Diệp Quang Ban (2005), Văn bản và liên kết
trong tiếng Việt, Giáo dục.
2. Bùi Minh Toán - Lê A - Đỗ Việt Hùng
(1998), Tiếng Việt thực hành, Giáo dục.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

1.1. Giao tiếp và văn bản


Con người dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp với
nhau. Trong giao tiếp, có 2 quá trình: quá trình phát, ứng
với người nói và quá trình nhận, ứng với người nghe.
Nội dung giao tiếp rất đa dạng, phong phú.
Khi cần giao tiếp ở khoảng cách xa, hay giữa các thế hệ,
con người dùng văn bản để liên lạc.
SƠ ĐỒ GIAO TIẾP THÔNG TIN
Các nhân tố tác động đến hoạt động giao tiếp:
A. người tham gia giao tiếp: ai viết, viết cho ai?
B. nội dung giao tiếp: chuyện gì, sự vật, hiện tượng nào?
Viết cái gì?
C. hoàn cảnh giao tiếp: thời gian, không gian, xã hội, văn
hóa…
D. Mục đích giao tiếp: để làm gì?
E. cách thức giao tiếp: dùng công cụ, phương tiện nào?
Trực tiếp hay gián tiếp?
1. KHÁI NIỆM VỀ VĂN BẢN
Khái niệm văn bản: Văn bản (tiếng Anh: text) là
sản phẩm hoàn chỉnh của một hành vi tạo lời
(hay hành vi phát ngôn), mang một nội dung
giao tiếp cụ thể, gắn liền với một đối tượng giao
tiếp, mục đích giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp
xác định, thể hiện dưới dạng âm thanh hay chữ
viết.
1. KHÁI NIỆM VỀ VĂN BẢN

Khái niệm ngôn bản được hiểu theo hai


nghĩa cơ bản: Thứ nhất, nó được hiểu đồng nhất
với khái niệm văn bản. Thứ hai, nó được hiểu
trong mối quan hệ đối lập với văn bản. Theo
cách hiểu thứ hai, ngôn bản là sản phẩm hoàn
chỉnh của hành vi phát ngôn, thể hiện dưới dạng
âm thanh. Còn văn bản là sản phẩm hoàn chỉnh
của hành vi phát ngôn, thể hiện dưới dạng chữ
viết. Ở đây, khái niệm văn bản được quan niệm
đồng nhất với khái niệm ngôn bản.
1. KHÁI NIỆM VỀ VĂN BẢN
Theo quan niệm vừa nêu thì văn bản có thể là
một câu nói như câu khẩu hiệu (ví dụ: Không có
gì quý hơn độc lập tự do), câu tục ngữ (ví dụ:
gần mực thì đen, gần đèn thì sáng), một tin vắn
gồm vài ba câu, một bài thơ, một truyện ngắn,
một bài nghiên cứu, một quyển sách v.v...
Cấu trúc của văn bản
Toàn bộ các bộ phận hợp thành văn bản - còn
gọi là các đơn vị tạo văn bản - cùng với trình tự
phân bố, sắp xếp chúng dựa trên cơ sở chức năng
và mối quan hệ qua lại giữa chúng chính là cấu
trúc của văn bản.
Cấu trúc của văn bản bao giờ cũng gắn liền
với việc thể hiện nội dung của văn bản, thông
qua chức năng của nó.
Văn bản dù ngắn hay dài đều đề cập đến một hay một vài
đối tượng nào đó trong hiện thực khách quan hay trong
hiện thực tâm lí, tình cảm của con người. Ðối tượng này
chính là đề tài của văn bản (tiếng Anh: subject-matter).
Đề tài được người viết triển khai, tức là miêu tả, trần
thuật hay bàn luận về đề tài. Nội dung miêu tả, trần thuật
hay bàn luận cơ bản, bao trùm lên toàn văn bản là chủ đề
của đề tài.
Thằng Bờm
Thằng Bờm có cái quạt mo,
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu.
Bờm rằng bờm chẳng lấy trâu,
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè.
Bờm rằng bờm chẳng lấy mè,
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim.
Bờm rằng bờm chẳng lấy lim,
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi.
Bờm rằng bờm chẳng lấy mồi,
Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười.
Bài đồng dao trên đề cập đến hai đối tượng:
thằng Bờm và phú ông. Nội dung trần thuật cơ
bản về hai đối tượng đó là cuộc trao đổi. Như
vậy thằng Bờm và phú ông là đề tài của văn bản;
còn cuộc trao đổi là chủ đề của nó. Tổng hợp hai
nhân tố này, ta xác định được nội dung cơ bản
của văn bản: cuộc trao đổi giữa phú ông và
thằng Bờm.
 Thông thường, trong một văn bản có chủ đề
mang tính hiển ngôn, được cấu tạo bằng vài câu,
thì câu mở đầu của văn bản có thể là câu nêu lên
chủ đề của nó, gọi là câu chủ đề (tương đương
với thuật ngữ tiếng Anh: thesis sentence). Và câu
cuối của văn bản có thể đúc kết, khẳng định lại
chủ đề, gọi là câu kết đề. Trong trường hợp chủ
đề của văn bản không được nêu lên ở câu mở
đầu mà được nêu ở câu cuối, thì câu cuối chính
là câu kết đề, đồng thời cũng là câu nêu lên chủ
đề của văn bản.
(1) Nghe tiếng giã gạo
Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời, người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công
(Hồ Chí Minh)

Ở văn bản (1), câu cuối là câu kết đề, đồng thời
cũng là câu nêu lên chủ đề.
(2) Khuyên thanh niên
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Ðào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
(Hồ Chí Minh)
Câu cuối vừa câu kết đề vừa là câu chủ đề.
Các đặc trưng của văn bản
1. Tính hoàn chỉnh
VB hoàn chỉnh là VB có đề tài và chủ đề được triển khai trọn
vẹn, chính xác, thể hiện qua hệ thống các cấp độ đơn vị ngôn
từ bậc dưới được tổ chức đúng quy tắc và được phân bố theo
một trật tự hợp lí. Nếu tình thái chủ quan của VB xuất hiện thì
nội dung tình thái phải phù hợp với hướng triển khai chủ đề và
nhất quán trong toàn VB.
 Trọn vẹn: không thiếu cũng không thừa đối với chủ đề

 Chính xác: các sự việc, ý kiến dùng để triển khai nội dung VB
phải phản ánh đúng thực tế khách quan hay thực tế tâm lí con
người.
2. Tính thống nhất
VB thống nhất là VB tập trung vào việc thể hiện một hay một
vài đề tài và chủ đề có liên quan cùng với nội dung tình thái
phù hợp, nhất quán, được hiện thực hoá qua hệ thống các cấp
độ đơn vị ngôn từ chức năng dưới bậc kết hợp chặt chẽ với
nhau tạo thành một chỉnh thể.
3. Tính liên kết
Tính liên kết (LK) của VB là tính chất kết hợp, gắn bó giữa các
cấp độ đơn vị ngôn từ dưới bậc về mặt nội dung, được thể hiện
qua hình thức biểu đạt, nhằm từng bước hiện thực hoá VB.
- Tính LK được xác lập ở bình diện nội dung gọi là LK nội dung.
- Tính LK được hiện thực hoá bằng hệ thống các phương tiện
ngôn từ cụ thể gọi là LK hình thức.
LK nội dung của VB
LK nội dung thể hiện ở đề tài và chủ đề. LK nội dung quyết định
LK hình thức.
a. LK đề tài: thể hiện qua mối quan hệ giữa các ngữ đoạn biểu
thị đối tượng bàn luận trong VB.
Có hai loại LK đề tài:
- Trong VB chỉ đề cập đến một hay hai đề tài
Ta dùng phép lặp từ, thay thế bằng từ đồng nghĩa, đồng quy chiếu
hay tỉnh lược cấu trúc cú pháp của câu. LK này chỉ xuất hiện
trong VB ngắn.
- Trong VB đề cập đến nhiều đề tài
Các đề tài có quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thể có các loại đề tài
như: đề tài chính, đề tài phụ, đề tài toàn thể, đề tài bộ phận.
Mối quan hệ giữa các đề tài có thể là: quan hệ toàn thể - bộ
phận, cái chung – cái riêng, cùng loại, không gian, thời gian,
nhân quả…
LK nội dung của VB
b. LK chủ đề
“LK chủ đề là sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp độ
đơn vị ngôn từ dưới bậc nhằm triển khai, làm nổi bật
chủ đề của VB. Nếu LK đề tài thể hiện qua các ngữ
đoạn biểu thị đối tượng được trần thuật, miêu tả, bàn
luận, thì LK chủ đề thể hiện qua các từ ngữ biểu thị
nội dung trần thuật, miêu tả, bàn luận về đề tài.”
Chủ đề của VB có thể hiển ngôn hoặc hàm ngôn.
Trong VB khoa học, chủ đề thường hiển ngôn.
LK hình thức của VB
“Toàn bộ hệ thống các phương tiện ngôn từ có giá trị
hiện thực hoá mối quan hệ về nội dung của VB là LK
hình thức.”
Các phương thức LK hình thức của VB: lặp từ vựng,
thế đồng nghĩa, thế đại từ, liên tưởng, đối, tỉnh lược.
Tuy nhiên, ở đây có thể quan sát thấy hai hiện tượng lặp từ vựng:
‘lặp cả âm và nghĩa’ và ‘lặp nghĩa’.
(1) Lặp cả âm và nghĩa, tức là lặp lại trong một/ những phát ngôn
mới những đơn vị từ vựng đã được sử dụng ở một phát ngôn khác.
Trong thực tế, cũng giống như trong lặp ngữ âm và lặp ngữ pháp,
các đơn vị từ vựng có thể được lặp lại đầy đủ hoặc chỉ được lặp lại
một bộ phận. Vì vậy, có thể phân biệt ‘lặp hoàn toàn’ và ‘lặp bộ
phận’.
Trong trường hợp lặp từ, biện pháp chủ yếu là lặp hoàn toàn, mặc
dù cũng có thể quan sát thấy những trường hợp lặp bộ phận. Ví dụ:
(i) Lặp hoàn toàn:
Tôi nghĩ đó là chuyện buồn. Tôi chưa đến bảy mươi. Mặc dầu vậy
xin đừng kể, ngày hôm nay xin đừng kể bất cứ điều gì buồn.
(CĐTM)
(ii) Lặp bộ phận:
Tôi không ưa danh thiếp, đó là một thứ biểu hiện quy ước,
thường là giả dối. Bản thân tôi cũng ít khi gửi thiếp. (CH)
Đối với trường hợp lặp cụm từ thì lặp bộ phận thường được dùng
để tránh gây cảm giác nặng nề, hoặc để tiết kiệm lời. Khi lặp bộ
phận, người ta thường phải dùng đại từ chỉ định (này, ấy, đó …)
để tăng thêm tính liên kết giữa các câu. Tuy nhiên, đối với các tên
gọi của các tổ chức, cơ quan hay phong trào… thì không nhất
thiết phải dùng đại từ chỉ định đó. Ví dụ:
(i) Lặp hoàn toàn:
Bình thường thì các thi hài được chuyên chở bằng máy bay trong
những chiếc quan tài kẽm đặc biệt.[…]. Ở Lvov không có quan
tài kẽm cho Natalia. (CĐTM)
(ii) Lặp bộ phận:
Ban lãnh đạo Phòng thể dục thể thao quận đã xuống hiện
trường cùng công an quận, phường tiến hành lập biên bản
và điều tra sự việc. Sau đó đại diệnban lãnh đạo Phòng và
Chủ nhiệm hồ bơi Chi Lăng đã đến gia đình nạn nhân thăm
hỏi chia buồn và hỗ trợ cho gia đình số tiền là 2.000.000 đ
để lo mai táng. (Tờ trình)
(2) Lặp nghĩa
‘Lặp nghĩa’ cũng dựa trên việc ‘lặp lại’ nhưng chỉ là lặp nội
dung chứ không lặp âm thanh của của một từ, một tên gọi
hay một cụm từ. Biện pháp này không chỉ có tác dụng tạo sự
liên kết cho văn bản mà còn tránh được cảm giác đơn điệu
hoặc bổ sung những thông tin phụ (ví dụ: sư đánh giá tốt/
xấu hay diễn đạt những sắc thái nghĩa khác nhau). Thực
chất, đây là biện pháp sử dụng một đơn vị tương đương để
thay thế cho một đơn vị đã được sử dụng trong một phát
 Những đơn vị có thể thay thế nhau phải là những đơn vị có
nghĩa/ giá trị tương đương nhau nên ‘từ đồng nghĩa’ thường
được dùng làm phương tiện để lặp nghĩa. Tuy nhiên, trong ngôn
ngữ, nói chung, thường ít xảy ra hiện tượng đồng nghĩa hoàn
toàn mà chủ yếu là hiện tượng gần nghĩa, nên biện pháp này có
thể thay đổi một phần ý nghĩa được lặp lại, tức là bổ sung cho
nó một nội dung nào.
 Phương thức lặp đồng nghĩa có tác dụng làm cho văn bản trở
nên đa dạng và phong phú.
 Ngoài từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa, còn có những phương tiện
khác cũng được dùng để lặp nghĩa như: đại từ, cách nói vòng
hay hoán dụ… Ví dụ:
(i) Lặp nghĩa dùng yếu tố đồng nghĩa:
Sinh nhật. Anh đã ra đời như thế nào nhỉ? (CĐTM)
(ii) Lặp nghĩa dùng đại từ:
Anh thì thầm. Đôi khi anh thì thầm bằng tiếng Pháp. Cô thích nhất thế.
(CĐTM)
(iii) Lặp nghĩa dùng cách nói vòng:
Nhiều người bảo chùa Bà Đanh không linh, không ai đến là sai. Mặt khác
làng Đanh Xá hy vọng rằng, cái tên ngôi chùa vắng sẽ được nhiều người
biết đến bằng cái tên ngôi chùa đệ nhất khách. (báo GDVN)
(iv) Lặp nghĩa dùng hoán dụ:
Người mẫu không chỉ có thù lao thấp hơn mà số sô diễn trong ngày, trong
tuần cũng không bao giờ bằng ca sĩ. Giỏi lắm một siêu mẫu có chừng ba
sô diễn một tuần đã là “như mơ”. Trong khi với những ca sĩ đương thời thì
một đêm chạy sô bốn điểm diễn là bình thường, hỏi sao các chân dài hiện
nay không tính đường lấn sân ca hát dù thực lực có hạn! (báoTuổi trẻ)
Thế đồng nghĩa

Thế đồng nghĩa bao gồm việc dùng từ đồng nghĩa, cách nói vòng
(nói khác đi), cách miêu tả thích hợp với từ ngữ được thay thế.
Ví dụ:
Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một
trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ
giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp
lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh
tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù
Ðổng vẫn còn ăn một bữa cơm...
(Nguyễn Ðình Thi)
Thế đại từ
Thế đại từ là dùng những đại từ (nhân xưng, phiếm định, chỉ
định) để thay cho một từ ngữ, một câu, hay một ý gồm nhiều câu
v. v... nhằm tạo ra tính liên kết giữa các phần văn bản chứa
chúng.
Ví dụ 1:
Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây.
Chú chẳng còn phải quấn quýt quanh chân mẹ nữa rồi.
(Hải Hồ)
Ví dụ 2:
Dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Ðó là một truyền
thống quý báu của ta.
(Hồ Chí Minh)
Ví dụ 3:
Hơn mười ngày nay chỉ có mưa, không mưa thì trời cũng
xám xìn xịt thế kia, mà trâu thì chơi, đợi nắng lên xếp ải
được thì mạ quá lứa. Lịch cấy thì lại gấp rút quá lắm rồi,
chỉ từ nay đến hai mươi tám tháng chạp ta phải xong. Ðấy
tình hình như thế, liệu cứ khư khư với kế hoạch cũ được
không? (Vũ Thị Thường)
Ở đoạn văn này, đấy và như thế thay cho ý của toàn bộ
phần văn bản trước câu chứa chúng.
Phép liên tưởng
Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật
có thể nghĩ đến theo một định hướng nào đó, xuất phát từ những
từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết giữa các phần chứa
chúng trong văn bản.
Phép liên tưởng khác phép thế ở chỗ trong phép thế thì dùng
những từ khác nhau để chỉ cùng một sự vật; trong phép liên
tưởng, đó là những từ ngữ chỉ những sự vật khác nhau có liên
quan đến nhau theo lối từ cái này mà nghĩ đến cái kia (liên
tưởng).
Sự liên tưởng có thể diễn ra giữa những sự vật cùng chất cũng
như giữa những sự vật khác chất.
Liên tưởng cùng chất
Ví dụ 1 (liên tưởng theo quan hệ bao hàm):
Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ. Những con
sít lông tím, mỏ hồng kêu vang như tiếng kèn đồng. Những
con bói cá mỏ dài lông sặc sỡ. Những con cuốc đen trùi trũi
len lủi giữa các bụi ven bờ.
Quan hệ bao hàm còn thể hiện rõ trong quan hệ chỉnh thể -
bộ phận (cây: lá, cành, quả, rễ...) hoặc trong quan hệ tập
hợp - thành viên của tập hợp (quân đội: sĩ quan, binh
lính......)
Ví dụ 2 (liên tưởng đồng loại):
Cóc chết bỏ nhái mồ côi,
Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ôi là chàng!
Ễnh ương đánh lệnh đã vang!
Tiền đâu mà trả nợ làng ngóe ơi!
Ví dụ 3 (liên tưởng về số lượng):
Năm hôm, mười hôm... Rồi nửa tháng, lại một tháng.
(Nguyễn Công Hoan)
Liên tưởng khác chất:
Ví dụ 1 (liên tưởng theo quan hệ định vị giữa các sự vật):
Nhân dân là bể
Văn nghệ là thuyền
... (Tố Hữu)
Ví dụ 2 (liên tưởng theo công dụng - chức năng của vật):
Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao
(Trần Ðăng Khoa)
Ví dụ 3 (liên tưởng theo đặc trưng sự vật):
Mặt trời lên bằng hai con sào thì ông về đến con
đường nhỏ rẽ về làng. Không cần phải hỏi thăm nữa
cũng nhận ra rặng tre ở trước mặt kia là làng mình rồi.
Cái chấm xanh sẫm nhô lên đó là cây đa đầu làng. Càng
về đến gần càng trông rõ những quán chợ khẳng khiu
nấp dưới bóng đa. (Nguyễn Ðịch Dũng)
Làng được đặc trưng bằng rặng tre, cây đa,
quán chợ
Ví dụ 4 (liên tưởng theo quan hệ nhân - quả, hoặc
nói rộng ra: theo phép kéo theo như tuy... nhưng
(nghịch nhân quả), nếu... thì (điều kiện/giả thiết -
hệ quả).
Ðồn địch dưới thấp còn cách xa gần bốn
trăm thước đang cháy thật, tre nứa nổ lốp bốp như
cả cái thung lũng đang nổ cháy. Khói lửa dày đặc
không động đậy bên dưới, mà bốc ngọn mỗi lúc
một cao, ngùn ngụt, gió tạt về phía đồi chỉ huy
vàng rực, chói lòe trong nắng, hơi nóng bốc lên tận
những đỉnh núi bố trí. (Trần Ðăng)
Có khói lửa, hơi nóng là do nổ cháy.
Phép nghịch đối
Phép nghịch đối sử dụng những từ ngữ trái nghĩa vào những
bộ phận khác nhau có liên quan trong văn bản, có tác dụng liên
kết các bộ phận ấy lại với nhau. Những phương tiện liên kết
thường gặp dùng trong phép nghịch đối là:
- Từ trái nghĩa
- Từ ngữ phủ định (đi với từ ngữ không bị phủ định)
- Từ ngữ miêu tả (có hình ảnh và ý nghĩa nghịch đối)
- Từ ngữ dùng ước lệ
Ví dụ 1 (dùng từ trái nghĩa):
Gia đình mất hẳn vui. Bà khổ, Liên khổ, mà ngay chính cả y cũng
khổ. (Nam Cao)
- Đối bằng từ trái nghĩa

Ví dụ: Nhà thơ gói tâm tình của tác giả trong thơ. Người đọc mở
thơ ra, bỗng thấy tâm tình của chính mình. (Lưu Quý Kì)
 Đối phủ định

Ví dụ: Cứ quan sát kĩ thì rất nản. Nhưng tôi chưa nản chỉ vì tôi
tin vào ông cụ.
 Đối miêu tả
Ví dụ: Con chó của anh chưa phải nhịn bữa nào. Nhưng xác
người chết đói ngập phố phường. (Nam Cao

 Đối lâm thời


Ví dụ: Khẩu súng là vũ khí có thể giết người. Trái tim là khái
niệm gợi lên những tình cảm tốt đẹp. (Lưu Quý Kỳ)
Ví dụ 2 (dùng từ ngữ phủ định):
Những vấn đề vật chất giải quyết không khó đâu. Bây
giờ các đồng chí gặp khó khăn, theo tôi nghĩ, một phần
lớn là do không có người quản lí. Có người quản lí rất
tận tụy, đồng thời rất kiên trì, thì giải quyết được rất
nhiều việc. (Phạm Văn Ðồng)
Ví dụ 3 (dùng từ ngữ miêu tả):
... Dẫu sao thì tôi vẫn mắc nợ anh ấy một chút lòng tử
tế. Gặp lúc cần đến tôi, tôi phải lấy sự tử tế ra mà đối
lại. Không lẽ tôi ghẻ lạnh? Tôi đành xếp tập giấy đang
viết dở lại, đi theo anh ấy vậy...
(Nam Cao)
Ví dụ 4 (dùng từ ngữ ước lệ):
Biết rất rõ về tôi, địch quyết bắt tôi khuất phục. Nhưng tôi
quyết giữ vững lập trường chiến đấu của mình.
( Nguyễn Ðức Thuận)
4. Tính mạch lạc
Mạch lạc (ML) và LK là hai thuộc tính về mối quan
hệ giữa các cấp độ đơn vị ngôn từ bậc dưới ở hai bình
diện nội dung và cấu trúc hình thức của VB.
LK là thuộc tính được hình thành qua quan hệ đối vị.
ML là thuộc tính được xác lập qua quan hệ ngữ đoạn.
Quan hệ đối vị và ngữ đoạn có thể được xem xét từ
hai góc độ khác nhau: tạo lập và tiếp nhận VB.
4. Tính mạch lạc
“ML của VB chính là hệ thống các mối quan hệ tạo
nên sự liên thông về nội dung biểu đạt giữa các cấp
độ đơn vị ngôn từ bậc dưới theo quan hệ ngữ đoạn.
Các mối quan hệ tạo nên mạch lạc của VB có thể
mang tính chất ngầm ẩn, hay được hiển ngôn hoá
bằng các phương tiện ngôn từ cụ thể, xác định.”
Các phương thức thể hiện mạch lạc của VB: kết
nối, trạng ngữ chuyển tiếp, chuyển ngữ, lặp ngữ âm,
lặp ngữ pháp, tuyến tính.
Tính mạch lạc
ML thể hiện ở sự liên thông về nội dung biểu đạt giữa
các cú, câu, đoạn tạo thành một dòng chảy liên tục.
Phương tiện chuyển tiếp

- Các từ: thoạt tiên, cuối cùng, đồng thời, bỗng nhiên, chẳng hạn,
vả lại, thậm chí, song le, sự thật, đặc biệt…

- Các kết hợp cố định hóa: tiếp theo, thứ hai, ngoài ra, hơn nữa,
mặt khác, trái lại, ngược lại, tóm lại, nhìn chung…

- Các kết hợp có xu hướng cố định hóa: nói cách khác, nói khác
đi…,trên đây, sau đó, do vậy…;thế là..

Phương tiện so sánh: cũng, lại, vẫn, càng, còn, cứ nốt…


LẶP CÚ PHÁP

Lặp cú pháp là dùng nhiều lần một kiểu cấu tạo cú pháp nào đó
(có thể nguyên vẹn hoặc biến đổi chút ít) nhằm tạo ra tính liên
kết ở những phần văn bản chứa chúng. Lặp những cấu tạo cú
pháp đơn giản và ngắn gọn để gây hiệu quả và nhịp điệu, nhờ đó
gia tăng được tính liên kết (X. ví dụ về bài đồng dao trên kia)
Ví dụ 1:
Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
Cấu tạo ngữ pháp ở 2 câu này là:
"Ðề ngữ - dạng câu đặc biệt " (tạo sắc thái cảm thán)
Ví dụ 2:
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút
tự do dân chủ nào.
…..
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho
nhân dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.
…….
(Hồ Chí Minh)
Trong ví dụ 2, cách lặp cú pháp không chỉ 2 câu (đề ngữ|chủ
ngữ - vị ngữ), mà còn cả cách tổ chức văn bản gồm 4 đoạn
văn kèm theo ở mỗi câu để giải thích ý đưa ra trong mỗi câu
ấy.
Chuyển ngữ
Về mặt cấu tạo, chuyển ngữ có thể là một từ (liên từ, giới từ).
Các quan hệ từ thường làm chuyển ngữ là: và, rồi, nhưng, song,
tuy nhiên, vì, bởi vì, nên, cho nên, giữa, với, bằng...
Chuyển ngữ còn có thể do một tổ hợp từ cố định hoá (quán ngữ)
hay có xu hướng cố định hoá tạo thành: mặt khác, trái lại, ngược
lại, bên cạnh đó, chẳng hạn như, ví dụ như, do đó, mặc dù vậy,
tóm lại, nói tóm lại v.v...
1.3. Phân loại văn bản
Dựa vào phong cách chức năng, có các loại: văn bản hành
chính, văn bản khoa học, văn bản chính luận, văn bản báo
chí, văn bản nghệ thuật.
a. Văn bản hành chính
- Văn bản hành chính là loại văn bản dùng trong các hoạt
động tổ chức, quản lí, điều hành xã hội, phục vụ giao tiếp
trong lĩnh vực hành chính - công vụ (giữa các cơ quan nhà
nước với nhau và giữa các cơ quan nhà nước với nhân dân,
giữa các tổ chức với nhau, và với nhân dân, v.v.)
- Các loại văn bản hành chính gồm: văn bản quy
phạm pháp luật (hiến pháp, các bộ luật, nghị định,
chỉ chị, thông tư, v.v.), văn bản chuyên môn (gắn
với các lĩnh vực, các ngành), văn bản hành chính
thông thường (đơn từ, biên bản, đề án, hợp đồng,
báo cáo, công văn, văn bằng, chứng chỉ, v.v.).
- Đặc điểm cơ bản của văn bản hành chính: tính
quy phạm, khuôn mẫu; tính chính xác, minh bạch
và nghiêm túc; tính hiệu lực cao.
- Đặc điểm ngôn ngữ
* Về từ ngữ, sử dụng phổ biến các danh từ riêng, các tổ
hợp từ chỉ tên riêng (chỉ người, tổ chức, địa danh, tên
người gọi theo chức trách trong quan hệ hành chính - công
vụ, v.v.); sử dụng thường xuyên các quán ngữ, những từ
ngữ thuộc thể thức công vụ; sử dụng phổ biến lớp từ Hán-
Việt. Từ ngữ được sử dụng đòi hỏi chính xác, chặt chẽ, đơn
nghĩa, trung hòa biểu cảm.
* Về cú pháp và diễn đạt, chỉ sử dụng câu tường thuật và
câu cầu khiến; có thể sử dụng kết hợp câu đơn và câu phức,
dùng câu không đầy đủ thành phần ngữ pháp; có thể có
những quy định về chữ viết, cách bố trí văn bản. Văn bản
hành chính thường trình bày theo lối diễn dịch, hoặc quy
nạp.
b. Văn bản khoa học
- Văn bản khoa học là những văn bản phản ánh hoạt động trí tuệ,
nhận thức, có chức năng chủ yếu là thông báo và chứng minh,
dùng trong lĩnh vực hoạt động khoa học.
- Các loại văn bản khoa học gồm: các văn bản chuyên sâu (công
trình khoa học, chuyên luận, luận án, luận văn, v.v.); các văn bản
giáo khoa (giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu dạy học, tài liệu
tham khảo trong nhà trường, v.v.); các văn bản phổ cập khoa học
(bài báo, tài liệu phổ biến, thông báo khoa học, v.v.).
- Đặc điểm của văn bản khoa học
Văn bản khoa học có tính trừu tượng - khái quát,
bởi chức năng của nó là thông báo, chứng minh
chân lí, những tính quy luật phát hiện bằng tư duy
khoa học. Văn bản khoa học còn có tính chính xác,
khách quan và tính logíc nghiêm ngặt (duy lí) vì
nó được xây dựng bằng những phán đoán, suy lí
chính xác, lô gic.
Đặc điểm ngôn ngữ
* Về từ ngữ, các từ ngữ có nghĩa chính xác, đơn nghĩa, trung hòa
về biểu cảm; sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành, những từ
công cụ, từ có nghĩa trừu tượng.
* Về cú pháp, câu văn có kết cấu chặt chẽ, rõ ràng; sử dụng chủ
yếu câu tường thuật. Loại câu phức hợp, đặc biệt loại câu ghép
chính phụ có các cặp quan hệ từ hô ứng (chỉ quan hệ nguyên
nhân, nhượng bộ, tăng tiến, v.v.) cũng được sử dụng rộng rãi.
 * Về kết cấu và diễn đạt, văn bản khoa học thường được
xây dựng theo một thể thức nghiêm ngặt
 chẳng hạn, một bài báo có các phần: 1/ tính thời sự của
vấn đề, 2/ trình bày hệ thống nội dung vấn đề kèm theo
phân tích, lí giải, nhận xét, 3/ đưa ra những kết luận.
Diễn đạt trong văn bản khoa học phải mạch lạc, khúc
chiết, logíc.
c. Văn bản chính luận
- Văn bản chính luận là loại văn bản trình bày, giải
thích, đánh giá, bày tỏ thái độ đối với những vấn đề
nảy sinh trong đời sống chính trị - xã hội (chiến tranh,
hòa bình, lẽ sống, hạnh phúc, lao động, môi trường,
v.v.). Văn bản chính luận có chức năng thông tin, tuyên
truyền, thuyết phục, đem lại cho người tiếp nhận một
cách nhìn, một thái độ.
- Các loại văn bản chính luận gồm: các văn bản hiệu
triệu (báo cáo chính trị, cương lĩnh của một tổ chức,
tuyên ngôn độc lập, lời kêu gọi, v.v.); các văn bản bình
giá (bình luận, xã luận trên các phương tiện truyền
thông, các ý kiến tham luận đại hội, hội nghị, mít tinh,
v.v.).
- Đặc điểm của văn bản chính luận
Văn bản chính luận có các đặc điểm là tính bình giá
công khai (tính khuynh hướng), tính lập luận chặt chẽ
(thuyết phục người đọc/người nghe bằng những lí lẽ
sắc bén, những dẫn chứng xác thực, sắp xếp bằng một
trình tự mạch lạc) và tính biểu cảm (người viết/nói bộc
lộ cảm xúc chân thành, sâu sắc qua các cách diễn đạt
sinh động, giàu hình ảnh).
- Đặc điểm ngôn ngữ
* Về từ ngữ, ngoài lớp từ toàn dân, còn dùng lớp từ chính trị, lớp
từ có tính chất thuật ngữ của các ngành khoa học; có thể sử dụng
lớp từ ngữ giàu màu sắc tu từ (từ khẩu ngữ, từ sách vở).
* Về cú pháp và diễn đạt, dùng nhiều câu tường thuật và câu cầu
khiến (không dùng câu hỏi và câu cảm thán); kết hợp linh hoạt
câu ngắn và câu dài (khẳng định, đánh giá dùng câu ngắn, còn
trình bày, bàn luận dùng câu dài). Về cách diễn đạt, văn bản
chính luận, một mặt, đòi hỏi trình bày vấn đề mạch lạc, logíc,
mặt khác, có thể sử dụng các phương tiện biểu cảm (so sánh, ẩn
dụ, hoán dụ tu từ, v.v.), các biện pháp tu từ (lặp cú pháp, sóng
đôi, v.v.).
 d. Văn bản báo chí
- Văn bản báo chí là loại văn bản có chức năng cung cấp
thông tin thời sự (cung cấp tin tức, phản ánh công luận,
thông tin - quảng cáo) và điều chỉnh dư luận xã hội. Như
vậy, văn bản báo chí hướng đến giao tiếp lí trí và tác
động trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo
viết (ấn phẩm), báo nói (phát thanh), báo hình (truyền
hình), báo mạng (trực tuyến).
- Đặc điểm nổi bật của văn bản báo chí là tính thời sự (tin
giờ chót, tin cuối ngày, bản tin không giờ, nhật báo, v.v.),
tính đại chúng (dành cho số đông, dành cho mỗi tầng lớp
người, từng lứa tuổi, v.v.), tính hấp dẫn (bắt mắt bằng
nhiều hình thức). Ngôn ngữ báo chí cũng hướng đến
những đặc điểm này.
- Đặc điểm ngôn ngữ báo chí
* Về từ ngữ, sử dụng phổ biến các danh từ riêng
(chỉ người, địa danh); thường sử dụng lớp từ ngữ
có cấu tạo đặc biệt thể hiện cảm xúc, có màu sắc
biểu cảm rõ rệt (đứng chân, trừng phạt kinh tế, thời
cơ và thách thức, dính líu, tiếp tay, trả đũa, thiện
chí hòa bình, v.v.); lớp từ nghề nghiệp (giật tít, săn
tin, kênh thông tin, hãng tin, đưa tin, tiết lộ, hãng
thông tấn, v.v.).
e. Văn bản nghệ thuật
- Văn bản nghệ thuật (văn bản văn chương) là loại văn bản
thực hiện chức năng thẩm mĩ thông qua hình tượng văn
học nhằm phục vụ cho như cầu nâng cao đời sống tinh
thần, bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn của con người. Các loại
văn bản nghệ thuật gồm trữ tình (thơ, trường ca), tự sự
(truyện ngắn, tiểu thuyết, v.v.), kịch, kí.
- Đặc điểm cơ bản của văn bản nghệ thuật: tính hình tượng,
tính hàm súc đa nghĩa, tính cá thể, tính biểu cảm và thẩm
mĩ. Do vậy, ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật cũng có
tính hình tượng, cụ thể, sinh động và mang phong cách cá
nhân.
- Đặc điểm ngôn ngữ
* Về từ ngữ, sử dụng rộng rãi các lớp từ và các biến thể
của từ (từ địa phương, từ thông tục, từ nghề nghiệp, biệt
ngữ, tiếng lóng), triệt để khai thác tính đa nghĩa của từ, các
biện pháp tu từ.
Chương 2: Thực hành phân tích văn
bản
2.1. Một số nhân tố liên quan đến nội dung văn bản
a. Người viết văn bản và đối tượng giao tiếp mà văn bản
hướng đến
Các đặc tính cá nhân sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung
và hình thức của VB. Cần hiểu đối tượng giao tiếp là ai để
có thể chọn hình thức và nội dung giao tiếp cho phù hợp.
b. Hoàn cảnh giao tiếp
c. Loại hình văn bản
Chọn loại văn bản cho phù hợp với mục đích giao tiếp.
2.2. Khái quát nội dung văn bản

Văn bản dù ngắn hay dài đều đề cập đến một


hay một vài đối tượng nào đó trong hiện thực
khách quan hay trong hiện thực tâm lí, tình cảm
của con người. Ðối tượng này chính là đề tài của
văn bản (tiếng Anh: subject-matter).
Đề tài được người viết triển khai, tức là miêu
tả, trần thuật hay bàn luận về đề tài. Nội dung
miêu tả, trần thuật hay bàn luận cơ bản, bao trùm
lên toàn văn bản là chủ đề của văn bản.
Thằng Bờm
Thằng Bờm có cái quạt mo,
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu.
Bờm rằng bờm chẳng lấy trâu,
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè.
Bờm rằng bờm chẳng lấy mè,
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim.
Bờm rằng bờm chẳng lấy lim,
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi.
Bờm rằng bờm chẳng lấy mồi,
Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười.
Bài đồng dao trên đề cập đến hai đối tượng:
thằng Bờm và phú ông. Nội dung trần thuật cơ
bản về hai đối tượng đó là cuộc trao đổi. Như
vậy thằng Bờm và phú ông là đề tài của văn bản;
còn cuộc trao đổi là chủ đề của nó. Tổng hợp hai
nhân tố này, ta xác định được nội dung cơ bản
của văn bản: cuộc trao đổi giữa phú ông và thằng
Bờm.
2.3. Phân tích văn bản
Khi phân tích cần chú ý khai thác các điểm sau:
 VB có bao nhiêu đoạn văn? Đoạn văn có thể chỉ có một
câu.
 Mỗi đoạn văn có ý chính là gì?

 Đề tài của VB?

 Chủ đề của VB?

 VB có mấy ý chính?
Thực hành các dạng bài tập ở chương 2
Chương 3: Thực hành tạo lập văn bản
3.1. Cấu tạo chung của văn bản
+ Phần đầu đề (tựa)
 Hình thức
 Cấu trúc
 Nội dung

+ Phần mở
 Hình thức
 Cấu trúc
 Nội dung

+ Phần thân
- Hình thức
- Cấu trúc
- Nội dung
+ Phần đóng
- Hình thức
- Cấu trúc
- Nội dung
Ba phần của văn bản thường có chức năng
như sau:
Phần Mở đầu (Nhập đề) là phần chủ yếu có chức
năng dẫn nhập và nêu chủ đề, có thể được cấu
tạo bằng một hay vài đoạn văn bản.
Phần Khai triển (Thân bài) là phần triển khai,
làm sáng tỏ chủ đề của văn bản bằng cách miêu
tả, trần thuật, trình bày hay bàn luận. Phần này
bao gồm nhiều đoạn văn, trong đó, mỗi đoạn
triển khai, làm sáng tỏ một khía cạnh nào đó của
chủ đề toàn văn bản.
Phần Kết luận là phần có chức năng đúc kết, khẳng
định lại chủ đề, đồng thời nó có thể mở rộng, liên hệ
đến những vấn đề có liên quan. Phần này có thể được
cấu tạo bằng một vài đoạn văn.
Trong những văn bản gồm ba phần như vừa nêu trên,
chủ đề của văn bản thường được phát biểu trực tiếp
trong phần Mở đầu, cụ thể là trong câu chủ đề,
thường là câu cuối hay câu áp cuối trong phần Mở
đầu. Chủ đề của văn bản cũng thường được đúc kết,
khẳng định lại ở phần Kết luận. Trong câu kết đề,
thường là câu mở đầu của phần này. Tuy nhiên, câu
kết đề cũng có thể xuất hiện ở giữa hay cuối phần
Kết luận.
Xem xét văn bản sau đây: Hoàng Lê nhất thống chí
1.a) Hoàng lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết lịch sử bằng
chữ Hán, gồm 17 hồi. Chắc chắn Ngô Thời Chí viết bảy hồi đầu,
sau nữa có Ngô Thời Du, còn ai nữa thì chưa biết. Ngô Thời Chí
và Ngô Thời Du đều là con cháu họ Ngô Thời, một dòng dõi có
tiếng đỗ đạt cao và có tài văn thơ ở làng Tả Thanh Oai, tỉnh Hà
Ðông (nay là Hà Nội).
b) Hoàng lê nhất thống chí viết vào những năm cuối thế kỷ XVIII
đầu thế kỉ XIX và bao quát những biến cố lớn lao xảy ra trong
lòng chế độ vua Lê, chúa Trịnh, từ thời Trịnh Sâm lên ngôi đến
lúc Quang Trung đánh đuổi quân Mãn Thanh. Hai nét căn bản
của thời đại đã được làm nổi bật: sự sụp đổ không gì cưỡng nổi
của chế độ phong kiến Lê - Trịnh và khí thế sấm chớp vũ bão
của phong trào Tây Sơn.
2.c) Lê Hiển Tông suốt bốn mươi năm làm vua, biết mình là bù
nhìn, nhưng vẫn thích thú với thân phận bù nhìn ấy. Trịnh
Sâm thì xa xỉ, kiêu căng, hoang dâm vô độ. Lê Chiêu Thống
thì đúng là hiện thân của sự bất tài và hèn hạ, nhất là sự phải
bội. Không câu nói nào xứng đáng với y bằng lời kết án của
một người trong truyện: Nước Nam ta từ khi có đế vương đến
giờ, không thấy có vua nào hèn hạ đến thế!
d) Vua chúa đã vậy, văn thần võ tướng cũng chẳng hơn gì.
Danh tướng như Ðinh Tích Nhưỡng, gia đình mười tám đời
quận công, khi nghe quân Tây Sơn ra Bắc, liền vội vàng bỏ
trốn. Văn quan làm đến chức Tham tụng như Bùi Huy Bích
mà lúc nước nhà rối ren, vua hỏi đến, không dám nói một
câu, chỉ một mực xin lui về vườn, lẩn trốn trách nhiệm.
e) Kiêu binh là chỗ dựa của nhà chúa từ xưa, hồi này lại lưu
manh hoá, trở thành một lực lượng phá hoại từ bên trong,
làm cho cơ nghiệp nhà chúa xiêu đổ.
f) Phản ánh tất cả sự suy sụp, rối ren ấy vào trong ý thức con
người là sự rời rã của các giềng mối xã hội. Quan hệ vua
tôi chẳng còn gì là thiêng liêng nữa khi Nguyễn Cảnh
Thước lột áo Lê Chiêu Thống. Quan hệ thầy trò cũng
chẳng còn sức mạnh gì đối với lương tâm một kẻ như Tuần
huyện Trang. Tình nghĩa cha con, vợ chồng, anh em trong
gia đình Trịnh Sâm chỉ là một trò cười não nuột.
(*) Một chế độ mục ruỗng từ trên chí dưới như thế nhất định
phải diệt vong, phong trào Tây Sơn sẽ thổi lên cơn lốc lật
nhào chế độ đó.
g) Sự thật về phong trào này và vị anh hùng dân tộc Nguyễn
Huệ chưa được hiểu đúng đắn và dựng lên đầy đủ. Nhưng
một chân lí vĩ đại không ai chối cãi nổi đã được ghi lại một
cách thích đáng, đó là cái khí thế mãnh liệt, phi thường của
đoàn quân chính nghĩa và lãnh tụ của nó.
Chúa Trịnh mấy trăm năm lấn hiếp vua Lê, nắm cả quyền
hành trong tay, làm mưa làm gió ở Ðàng Ngoài, Tây Sơn chỉ
một lần tiến quân ra Bắc là ngôi chúa sụp đổ ngay và nhà
chúa cũng không tránh được cái chế nhục nhã. Xứ Bắc mấy
năm lùng nhùng với loạn kiêu binh, với phe đảng đánh nhau
không ngớt, Tây Sơn kéo quân ra một lần là quét sạch. Hai
mươi vạn quân Thanh hống hách, chỉ mấy ngày đã bị dẹp
tan. Dưới mắt tác giả, chiến dịch này là một bản anh hùng ca
bất diệt và hình ảnh Quang Trung đẹp như hình ảnh thần kì.
h) Hoàng lê nhất thống chí kể rất nhiều chuyện của rất nhiều
người. Chuyện rất sát sự thực, nhưng vẫn đầy đủ tính chân
thật của nghệ thuật. Người thì chưa mấy ai được xây dựng
thành tính cách đặc sắc, nhưng mỗi người đều một hành
động, một tâm lí riêng, khá sinh động. Nhiều chỗ, ngòi bút
lại pha chất hài hước khá kín đáo, có chỗ lại có không khí
trang trọng của anh hùng ca.
3.i) Hoàng lê nhất thống chí không khỏi có những hạn chế do
tư tưởng phong kiến của tác giả gây ra. Tuy nhiên, nó vẫn
mãi mãi là bức tranh hài hước về sự tàn lụi của chế độ
phong kiến cũng như mãi mãi là tiếng vọng hồ hởi của một
phong trào tiêu biểu cho sức mạnh của nông dân và sức
mạnh của dân tộc, phong trào Tây Sơn. (Văn học lớp 11
phổ thông, tập 1)
 Văn bản trên có nội dung bàn luận về tác phẩm
Hoàng Lê nhất thống chí. Văn bản bao gồm ba
phần: Phần Mở đầu được cấu tạo bằng hai đoạn
văn (a) và (b), trong đó đoạn văn (a) và câu thứ
nhất của đoạn văn (b) có chức năng dẫn nhập; câu
thứ hai - câu cuối - của đoạn (b) nêu lên chủ đề
của toàn văn bản. Chủ đề bao gồm hai mặt: sự sụp
đổ không gì cưỡng nổi của chế độ phong kiến Lê -
Trịnh và khí thế sấm chớp, vũ bão của phong trào
Tây Sơn. Như vậy, câu cuối của đoạn (b) là câu
chủ đề của văn bản.
 Phần Khai triển (Thân bài) bao gồm các đoạn (c), (d), (e),
(f), (g) và (h). Trong các đoạn văn này, đoạn (c), (d), (e) và
(f) có chức năng triển khai, làm sáng tỏ mặt chủ đề thứ
nhất. Ðoạn (g) triển khai, làm sáng tỏ mặt chủ đề thứ hai.
Riêng đoạn (h), mặc dù không trực tiếp đề cập đến chủ đề
của toàn văn bản, nhưng vẫn có vai trò nhất định: đoạn văn
này có nội dung bình luận thêm một cách sơ lược về giá trị
nghệ thuật của Hoàng Lê nhất thống chí. Ngoài ra những
đoạn văn vừa nêu, phần khai triển còn có câu (*). Câu văn
này không thuộc đoạn văn nào, mà nó chỉ có chức năng
đúc kết lại mặt chủ đề thứ nhất và dẫn dắt, giới thiệu mặt
chủ đề thứ hai.
Phần Kết luận được cấu tạo bằng một đoạn văn: đoạn
(i). Trong đó, câu cuối có chức năng đúc kết, khẳng định
lại chủ đề của toàn văn bản. Ðây chính là câu kết đề của
văn bản.
Bên cạnh các cấp độ đơn vị dưới văn bản, cấu trúc văn
bản có thể còn bao gồm một bộ phận khác, đó là tiêu đề
của nó.
3.2. Các bước tạo lập văn bản

+ Định hướng
+ Lập chương trình
+ Viết văn bản
+ Kiểm tra
3.3. Lập đề cương cho văn bản
3.3.1. Mục đích, yêu cầu
+ Mục đích
+ Yêu cầu
3.3.2. Một số loại đề cương thường dùng
+ Đề cương sơ lược
+ Đề cương chi tiết
3.3.3. Các thao tác lập đề cương cho văn bản
+ Xác lập các thành tố nội dung
+ Sắp xếp các thành tố nội dung
+ Trình bày đề cương
3.3.4. Một số lỗi thường gặp khi lập đề cương
3.2. CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢN
 Nhìn chung, quá trình tạo lập văn bản bao gồm
bốn giai đoạn tiếp nối nhau: định hướng, lập
chương trình biểu đạt (lập đề cương), tạo văn bản,
kiểm tra và sửa chữa văn bản (bản thảo).
3.2. CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢN
3.2.1. Ðịnh hướng
a) Chọn đề tài hay xem xét, phân tích đề văn cho sẵn
để xác định một cách cụ thể chủ đề có liên quan.
Chẳng hạn, với đề tài Nạn phá rừng, người viết
có thể từng bước thu hẹp đề tài và xác định chủ đề
như sau:
Nạn phá rừng >Nạn phá rừng ở Việt Nam >
Nạn phá rừng ở miền Trung và Tây Nguyên Việt
Nam > Tác hại của nạn phá rừng ở miền Trung và
Tây Nguyên Việt Nam
3.2. CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢN
3.2.1. Ðịnh hướng
b) Xác định loại hình văn bản
Xác định rõ văn bản sẽ viết thuộc loại gì, phong cách
nào? Trình bày hay nghị luận (biện luận)? Chẳng hạn với
đề tài vừa nêu, ta có thể viết thành một bài văn trình bày.
c) Xác định hướng sưu tập tư liệu và giới hạn của phạm vi tư
liệu
Tư liệu có thể sưu tập theo nhiều nguồn: báo chí, sách
vở, các phương tiện phát thanh, truyền hình hay thực tế mà
người viết chứng kiến, trải nghiệm.
3.2. CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢN
3.2.2. Lập chương trình biểu đạt
Cụ thể hoá chủ đề thành các mặt chủ đề bộ phận thuộc nhiều cấp
độ, kết hợp với việc tập hợp tư liệu cần thiết, trên cơ sở chọn lựa,
sắp xếp lại thành đề cương (dàn ý) của bài viết với hệ thống các số
mục, đề mục cụ thể
Cần thực hiện các thao tác:
a) Ðộng não để triển khai chủ đề toàn thể từng bước thành các chủ
đề bộ phận.
Với chủ đề và đề tài vừa xác định trên, ta có thể triển khai thành các
mặt:
- Nguyên nhân của nạn phá rừng.
+ Tình trạng di dân tự do.
+ Mở rộng diện tích canh tác.
+ Khai thác củi, gỗ.
3.2. CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢN
3.2.2 Lập chương trình biểu đạt
- Biểu hiện của nạn phá rừng.
+ Ðốt rừng
+ Ðốn chặt cây cối.
- Quy mô, địa điểm diễn ra nạn phá rừng.
+ Ở Tây Nguyên: bao nhiêu héc ta, thời điểm nào?
+ Ở miền Trung: bao nhiên héc ta, thời điểm nào?
- Tác hại của nạn phá rừng.
+ Nạn hạn hán, thiếu nước ở vùng hạ lưu sống ngòi vào mùa
khô.
+ Nạn lũ lụt vào mùa mưa.
- Hướng ngăn chặn phá rừng:
Biện pháp giáo dục.
Biện pháp luật pháp v.v....
3.2. CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢN
3.2.2 Lập chương trình biểu đạt
b) Chọn lựa, sắp xếp các chủ đề bộ phận và tư liệu có liên
quan thành đề cương cụ thể.
Ở giai đoạn này cần lưu ý mấy điểm:
- Phải chọn lựa và sắp xếp các chủ đề bộ phận và tư liệu có
liên quan theo một trật tự thích hợp.
- Các số mục và đề mục phải đảm bảo tính hệ thống và tính
nhất quán. Tránh hiện tượng trùng lắp, chồng chéo giữa
các chủ đề.
3.2. CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢN
3.2.3. Tạo văn bản
Tạo văn bản là giai đoạn người viết vận dụng kiến
thức về từ, câu, đoạn, văn bản để lần lượt hiện thực
hoá đề cương thành văn bản dưới dạng bản thảo.
a) Viết phần mở đầu
Phần mở đầu thường gồm một số nhận định khái
quát về những vấn đề sẽ được trình bày, nêu lên ở chủ
đề chung và các chủ đề bộ phận. Cần viết sao cho gọn
và hấp dẫn. Dẫn nhập bằng vài ba câu rồi nêu chủ đề
của văn bản một cách rõ ràng xác định.
3.2. CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢN
3.2.3. Tạo văn bản
b) Viết các đoạn văn trong phần khai triển
- Câu chủ đoạn của các đoạn văn phải ngắn gọn, súc
tích. Khi nêu xong chủ đề của đoạn, phải ngắt câu.
- Các câu thuyết đoạn có thể được viết bằng câu đơn
hay câu ghép, nội dung triển khai phải bám sát chủ
đề đã nêu.
- Câu kết đoạn của các đoạn văn phải dựa trên cơ sở
sự việc, chi tiết số liệu đã nêu. Cần tránh lối khái
quát gò ép, máy móc, khiên cưỡng.
3.2. CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢN
3.2.3. Tạo văn bản
c) Viết phần kết luận
Phần kết luận không cần viết dài (đoạn văn
gồm vài ba câu), trong đó nhất thiết phải có câu
kết đề đúc kết, khái quát lại chủ đề của cả bài. Các
câu còn lại có thể gợi mở, liên hệ sang vấn đề
khác có liên quan.
3.2.3. Tạo văn bản
Văn bản thường có ba phần: mở đầu, khai triển và
kết thúc.
VD: Đây là phần mở đầu của một bài viết về stress
và những vấn đề có liên quan:
Nhịp sống hiện nay không nới tay với ai. Tiếng
ồn, nạn kẹt xe, sự chạy đua với thời gian, những lo
lắng cho ngày mai, những sự gò ép gia tăng... Không
nhiều thì ít, chúng ta đều bị stress. Trong trí chúng
ta, điếu này có nghĩa là bị căng thẳng, làm việc quá
sức, bị đặt dưới áp lực. Thật ra, còn có nhiều điều
mà mỗi người trong chúng ta, tuy có liên hệ, nhưng
đôi khi vô tình không nhận thấy.
(Theo Trịnh Đình Khôi - Những hiểu biết về stress)
3.2. CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢN
3.2.3. Tạo văn bản
Phần triển khai có thể gồm một hay nhiều đoạn
văn, dài hay ngắn khác nhau tuỳ thuộc vào số
lượng các chủ đề bộ phận, mức độ phức tạp của
vấn đề trình bày. Các đoạn văn này được xếp theo
trật tự logic và liên kết với nhau về mặt hình thức.
Phần này cần viết mạch lạc, các ý phát triển hợp
lý, sao cho người đọc có thể tiếp thu chúng dễ
dàng nhất.
3.2. CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢN
3.2.3. Tạo văn bản
Đây là phần khai triển của bài báo trên:
Stress ở mức thấp có thể là chất kích thích tự nhiên,
nhưng ở mức độ cao trở thành độc hại. Stress là phản
ứng của cơ thể trước một tình huống khác thường,
hoặc khó khăn, trước sự gò ép của môi trường xung
quanh. Vì vậy đó là phản ứng, đương đầu, đối phó.
Vấn đề là ở chỗ có loại stress “tốt có lợi”, có loại stress
“xấu có hại ”.
3.2. CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢN
3.2.3. Tạo văn bản
Đây là phần khai triển của bài báo trên:
Một tin vui, một sự sung sướng đột ngột, làm phát sinh loại
stress tốt, giúp chúng ta tỉnh táo chuẩn bị tốt mọi việc trong
cuộc sống. Cũng còn thêm một dạng stress tốt, giúp chúng ta
giữ được bình tĩnh, gan dạ, phản ứng sáng suốt trước một thử
thách mặc dù trong lúc ấy lòng ta thật sự có một cơn giông bão.
Các hormon, nhất là andrenaline được phóng ra, kích thích cơ
thể ngay lập tức. Máu chạy nhanh trong cơ bắp và trong não,
tăng thêm sức mạnh trong cơ thể, động viên tối đa sức chú ý.
3.2. CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢN
3.3. Tạo văn bản
Khi một em bé chạy băng ngang trong khi bạn lái xe, nhờ andrenaline
bạn có thể hãm xe lại nhờ phản ứng “siêu nhanh”. Hormon phóng ra
nhanh như vậy cũng có lợi trong hoạt động trí não.
Sự cần thiết phải hoàn tất một công việc vào ngày mai tạo nên loại
stress hưng phấn. Máu chảy nhiều hơn trong não, nhờ thế hoạt động
của não được thúc đẩy và hiệu năng đạt đến đỉnh cao.
Loại stress tốt như vậy giúp chúng ta tăng thêm năng lượng trong kỳ
thi hoặc trong cuộc phỏng vấn tuyển nhân viên.
Tuy nhiên, những loại kích thích như vậy nếu lên quá cao có thể trở
thành độc hại, gặm mòn nội lực. Hiện tượng này có thể so sánh với
việc tiêu hoá. Để có thể tiêu hoá được thực phẩm, dạ dày tiết axit
nhưng nếu quá nhiều axit dạ dày sẽ bị loét.
Vì sao lại đi đến chỗ quá “liều lượng ” stress, trở thành tai hại?
3.2. CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢN
3.3. Tạo văn bản
Theo bác sĩ Patrick Legeron, chuyên gia tâm thần thuộc
bệnh viện Sainte Ana Paris khi nói đến stress quá độ, chúng
ta nghĩ đến những biến cố quan trọng trong đời như: cái chết
của một người thân, bị cho nghỉ việc, đau ốm nặng, hoặc
những phiền muộn dai dẳng lo nghĩ về tiền bạc, những cuộc
xung đột vợ chồng, gánh nặng công việc chồng chất. Thực ra
những vấn đề nho nhỏ hàng ngày như: nhận được một cú
điện thoại làm bực mình, cãi nhau với con cái, người khác
sai hẹn với mình... thường là loại stress ngấm ngầm, nếu tích
luỹ sẽ có tác động làm hỏng sức đề kháng của chúng ta.
3.2. CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢN
 3.3. Tạo văn bản
Thông thường chúng ta trải qua ba đoạn đường phản
ứng với đối với stress:
- Giai đoạn báo động, trong đó chúng ta phản ứng với cách
tập trung để đối phó.
- Giai đoạn kháng cự, trong đó chúng ta tìm cách thích nghi
và duy trì sự cố gắng.
- Giai đoạn kiệt sức, trong đó chúng ta thấy nản lòng, cần
nghỉ ngơi, cần giúp đỡ.
3.2. CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢN
3.3. Tạo văn bản
Trong phần khai triển, tác giả đã lần lượt:
a) giải thích thế nào là stress;
b) phân biệt stress có lợi và stress có hại;
c) nêu phác đồ phản ứng chung của cơ thể đối với
stress.
- Phần kết thúc thường tóm lược, tổng kết lại
những luận điểm chính đã dược trình bày trong phần
khai triển. Đối với các văn bản nghiên cứu, phần kết
luận có thể có những gợi ý mở ra hướng nghiên cứu
tiếp theo.
3.2. CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢN
3.3. Tạo văn bản
Chẳng hạn, bài viết về stress trên đây kết thúc như sau:
Trong sinh hoạt nghề nghiệp, một chút stress giúp chúng ta có
hiệu lực hơn trong trí não và thể lực. Quá nhiều stress sẽ đưa đến
sự giảm sút hiệu năng, gây nhầm lẫn, thiếu tập trung, khó giải
quyết vấn đề. Stress là người bạn đồng hành mà chúng ta không
thể nào lẩn tránh, nhất là trong một thế giới xô bồ, vội vã như
ngày nay. Vấn đề là chúng ta phải tạo cho mình một cuộc sống
lành mạnh, vị tha, giàu lòng nhân ái, say mê với công việc. Có
như vậy chúng ta mới thường xuyên có được những stress tích
cực, hạn chế ở mức tối đa những stress tiêu cực.
Phần kết thúc thường tóm lược, tổng kết lại những luận điểm
chính đã trình bày trong phần khai triển. Đối với văn bản nghiên
cứu, phần kết có thể gợi ý mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo.
3.2. CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢN
3.3. Tạo văn bản
3.3.1. Xác định chủ đề chung và chủ đề bộ phận của văn
bản
Chủ đề chung phải được thể hiện xuyên suốt qua toàn
bộ văn bản, thông qua các chủ đề bộ phận.
3.3.1. XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ CHUNG VÀ CHỦ ĐỀ
BỘ PHẬN CỦA VĂN BẢN
Điều trị chứng lo sợ
Các nhà nghiên cứu liệt kê được không dưới 6.500 chứng lo sợ. Từ
chứng lo sợ khá phồ biến: sợ chỗ hoang vắng, đến sợ chỗ chật hẹp đóng
kín, sợ chỗ cao quár sợ máy bay, thang máy...
Có người sợ môi trường: nước, gió, giông, bão, đêm tối... Cũng có người
sợ động vật, như nhện rắn... Lại có người sợ một vài dạng sinh hoạt xã
hội, biểu hiện qua sự rụt rè nơi công cộng e thẹn đỏ mặt sợ bắt tay người
khác phái, sợ ăn trong nhà hàng sợ người khác nhìn soi mói, sợ nói
trước công chúng...
Đối với một số người, sự lo sợ như vậy làm họ căng thẳng, cảm thấy mất
thể diện, xấu hổ, có thể kinh hoảng, khiến họ bị thiệt thòi trong đời sống
xã hội, gia đình hoặc nghề nghiệp. Lâu dần những người hay lo sợ như
vậy, không để ý tìm người khác giúp sức giải quyết, đã để mọi việc diễn
tiến theo chiều hướng tiêu cực, vì họ không nghĩ rằng chứng sợ hãi đó
thật ra cũng là một dạng bệnh.
3.3.1. XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ CHUNG VÀ CHỦ ĐỀ
BỘ PHẬN CỦA VĂN BẢN
Theo bác sĩ Gérard Apperfolder, chuyên gia trong
vấn đề này, hấu hết những chứng rối loạn lo sợ như
vậy bắt đầu trong khoảng từ 10 đến 35 tuổi xảy đến
với những người hay lo lắng, thụ động, đã từng gặp
điều gì sợ hãi trong lúc tuổi thơ.
Nhờ máy quét hình (scanner) các nhà nghiên cứu
đã phát hiện mội sự bất thường nơi vùng xám ở giữa
não. Ở những người bị xáo động ám ảnh liên tục
không kìm hãm được, một vài vùng não, đặc biệt nhất
là những nhăn xám ở giữa, có chiều hướng rung động
quá mức.
3.3.1. XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ CHUNG VÀ CHỦ ĐỀ
BỘ PHẬN CỦA VĂN BẢN
Hiện nay có 4 phương pháp điều trị chứng lo sợ này:
1. Dùng thuốc chống trầm cảm
Trong những năm 1960, một số bệnh nhân trầm cảm được cho dùng thuốc
này, và tình trạng cải thiện sau vài tuần điều trị. Từ đó đưa đến ý nghĩ
dùng loại thuốc này để điều trị chứng thần kinh gây ám ảnh.
Tại Pháp, 3 dược liệu: clomipramine, fluoxétine và fluvoxamine đã đươc
công nhận. Ba dược liệu khác sẽ được cho phép: paroxétine, citalopram,
và sertraline (một dược liệu mới) đang được áp dụng tại Mỹ. Cứ hai bệnh
nhân, có một người khỏi hẳn hoặc bớt nhiều.
2. Trị liệu bằng tâm lý
Phương pháp này cũng dùng đến thuốc trầm cảm, nhưng có kèm theo sự
khuyến khích, động viên của chuyên gia tâm lý, tập cho bệnh nhân quen
dần với điều mà họ sợ. Kết quả đạt được từ 70 đến 90%. Tuy nhiên không
phải dạng sợ hãi nào cũng có thể điều trị bằng cách tập cho quen (như sợ
rắn..)
3.3.1. XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ CHUNG VÀ CHỦ ĐỀ
BỘ PHẬN CỦA VĂN BẢN
3. Trị liệu bằng phân tâm học
Phương pháp này dùng điều trị chứng sợ hãi trong các mối giao
tiếpt sinh hoat xã hội. Bệnh nhân không dùng thuốc chống trầm
cảm, nhưng được cho dùng các loại thuốc ngăn ngừa tim đập loạn
hoặc run tay. Trong việc điều trị có sự giúp đỡ của nhà phân tâm
học để giải quyết phần vô thức đã đưa bệnh nhân đến chỗ lo sợ.
Phải bắt đầu áp dụng thử trong 1-2 tháng triển thế nào, rồi mới
theo đuổi phương pháp này từ 6 tháng đến vài năm.
4. Trị liệu bằng cách đương đầu với thực tế
Phương pháp này áp dụng cho các chứng lo sợ ở mức độ nhẹ, thông
thường. Kết hợp với việc dùng thuốc chống trầm cảm, bệnh nhân
tập nhìn vào khía cạnh thực tế của sự việc, lập lại trong trí những
câu trấn an, hoặc nghĩ đến những hình ảnh êm dịu, rồi trực tiếp
đương đầu với sự việc làm mình lo sợ.
3.3.1. XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ CHUNG VÀ CHỦ ĐỀ
BỘ PHẬN CỦA VĂN BẢN
Việc sớm điều trị chứng lo sợ là hết sức cần thiết. Cho
đến nay, việc kết hợp các phương pháp kể trên có thể đem
lại kết quả từ 70 đến 90%. Rất ít trường hợp tái phát, chỉ
khi nào bệnh nhân gặp tình trạng căng thẳng quá độ.
(Đinh Trực - Điều trị chứng lo sợ)
Chủ đề chung được nêu ở phẩn mở đầu: chứng lo sợ
như là một dạng bệnh lý. Chủ đề này được phát triển bởi
các chủ dể bộ phận:1) Các biểu hiện của chứng lo sợ; 2)
Những tác động tiêu cực của chứng lo sợ; 3) Căn nguyên
của chứng lo sợ; 4) Những liệu pháp điều trị chứng lo sợ.
Phần kết thúc, ngoài việc thâu tóm những ý chính, còn
có chức năng cố kết chủ đề chung và các chủ đề bộ phận
(đoạn "Việc sớm .... căng thẳng quá độ”).
3.3.1. XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ CHUNG VÀ CHỦ ĐỀ
BỘ PHẬN CỦA VĂN BẢN
Chủ đề chung và chủ đề bộ phận thường được trình
bày ngay trong phần mở đầu, bởi những câu được gọi là
câu luận đề. Câu luận đề thường nằm ở cuối phần mở đầu
và có những nhiệm vụ sau đây:
- Nêu chủ đề chung
- Liệt kê các chủ đề bộ phận
- Trong trường hợp cần thiết, có thể giới thiệu một cách tổng
quát cách thức tổ chức văn bản.
3.3.1. XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ CHUNG VÀ CHỦ ĐỀ
BỘ PHẬN CỦA VĂN BẢN
Có thể nhận biết câu luận để nhờ các đặc điểm sau đây:
Về vị trí, câu luận đề thường đứng cuối phần mở đầu.
Về mặt nội dung, nếu văn bản được mở đầu theo phương
pháp quy nạp (đi từ các hiện tượng riêng lẻ, cá biệt đến
những vấn đề chung, trừu tượng) thì câu luận đề là câu có
nội dung rộng nhất, khái quát nhất trong phần mở đầu; còn
nếu văn bản được mở đầu theo phương pháp diễn dịch (đi
từ những vấn đề chung, khái quát đến những vấn đề riêng,
cụ thể) thì câu luận đề lại là câu có nội dung cụ thể nhất,
hẹp nhất.
3.3.1. XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ CHUNG VÀ CHỦ ĐỀ
BỘ PHẬN CỦA VĂN BẢN
Hãy chú ý đến cách nêu chủ đề chung và chủ đề bộ phận trong đoạn văn
sau đây:
Làng, họ - những vấn đề của quá khứ và hiện tại
Một trong những tổ chức chính trị - xã hội mang đặc sắc Việt Nam là tổ
chức làng, họ. Trong lịch sử lâu dài, làng, họ đã là một chỗ dựa vững
chắc cho người Việt Nam thích ứng với nền sản xuất lúa nước ở đồng
bằng và đương đầu với những thử thách gay go của miền đất nhiều bảo
lụt, thiên tai, của nạn ngoại xâm thường đe doạ ập tới. Việc lựa chọn
làm cho làng định hình, ít khác nhau, ít thay đổi qua thời gian và không
gian. Do đó, tổ chức làng, họ tạo ra trong cuộc sống những mẫu người,
những cung cách làm ăn, ứng xử, sống thành nếp. Ngày nay, khi tiến
hành xây dựng chủ nghĩa xã hội trên quy mô rộng lớn chúng ta phải xét
duyệt lại các tổ chức cũ, những giá trị cũ, thẩm định lại những khả
năng thích ứng, hiện đại hoá để phù hợp thực tế ngày nay và tương lai.
(Trần Đình Hượu - Đến hiện đại từ truyền thống)
3.3.1. XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ CHUNG VÀ CHỦ ĐỀ
BỘ PHẬN CỦA VĂN BẢN
Chủ đề chung là vấn đề làng họ Việt Nam. Các chủ đề
bộ phận được nêu trong câu luận đề ở cuối đoạn văn, đó là
các vấn đề:
1) Xét duyệt lại các tổ chức cũ
2) Xét duyệt lại các giá trị cũ
3.3.2. XÂY DỰNG LẬP LUẬN PHỤC VỤ
CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Mục đích của văn bản là tác động tới nhận thức của người
đọc, thuyết phục họ tin vào những điều được trình bày. Lập
luận có thể hiểu là chiến lược trình bày vấn đề, là cách sắp xếp
nội dung sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Luận điểm cần nêu rõ, trình bày vấn đề gì, ý kiến về vấn đề đó
ra sao.
Luận chứng cần có những lí lẽ và dẫn chứng cần thiết, phối hợp
chúng một cách bài bản để chứng minh cho luận điểm được
nêu.
Các lí lẽ và dẫn chứng thuyết minh, phục vụ cho luận điểm
thường được gọi là luận cứ, yêu cầu của luận cứ là xác thực.
3.3.2. XÂY DỰNG LẬP LUẬN PHỤC VỤ
CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Luận chứng phổ biến là diễn dịch và quy nạp.
Diễn dịch là xuất phát từ các chân lí chung, các phổ niệm,
các lí lẽ thông thường đã được kiểm nghiệm… mà suy ra các
chân lí cụ thể, các biểu hiện cụ thể. Quy nạp là cách suy luận
xuất phát từ những biểu hiện cụ thể, riêng biệt để đi đến những
nhận định tổng quát. Cũng có thể phối hợp diễn dịch và quy nạp.
3.3.2. XÂY DỰNG LẬP LUẬN PHỤC VỤ
CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Các lỗi về lập luận
- Luận điểm không rõ ràng, nói lan man mà không nêu
được các ý kiến, các nhận định, đánh giá của mình về vấn
đề được đặt ra trong văn bản.
- Hệ thống lí lẽ không được xếp theo một lo gic thích
hợp, tiện đâu nói đó.
- Dẫn chứng thiếu chính xác, không đán tin cậy hoặc
không phù hợp với luận điểm được nêu.
- Văn bản đầy rẫy những luận điểm, những nhận định rất
đại ngôn mà thiếu các luận cứ cụ thể.
3.3.2. XÂY DỰNG LẬP LUẬN PHỤC VỤ
CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Chuyển đoạn (CĐ): là việc dùng các từ, ngữ, kết cấu thích hợp để
liên kết các luận điểm, các ý lại với nhau.
Các loại chuyển đoạn:
Về cấu tạo
- Chuyển đoạn là từ, ngữ: tuy nhiên, dù sao, may thay, ngược lại, tiếc
rằng, nhưng, có điều, bởi vậy, số là, về một phương diện nào đó,
hơn thế nữa, nói chung, thực ra, một mặt, mặt khác, trước hết….
- CĐ là câu hay vế câu: chúng tôi không khỏi tự hỏi, đó chẳng qua là
một cách nói để, ở đây chúng tôi chỉ, người ta đã bàn nhiều đến,
như mọi người đều biết, những điều vừa trình bày trên có thể
khiến chúng ta nghĩ rằng…., nhưng chúng tôi không quên rằng,
quan niệm như thế vô hình trung là, bây giờ tôi xin chuyển sang
vấn đề khác, nhưng điều đó là hoàn toàn phụ thuộc vào.
3.3.2. XÂY DỰNG LẬP LUẬN PHỤC VỤ
CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Về nội dung
CĐ về trình tự: trước tiên, thoạt tiên, thoạt đầu, trước
hết, sau đó, tiếp theo, một là hai là, cuối cùng, sau hết, rốt
cuộc, sau nữa….
CĐ về quan hệ tương đồng: ngoài ra, bên cạnh đó, vả
lại, hơn nữa, thậm chí, tương tự, một mặt, mặt khác…
CĐ về quan hệ tương phản: nhưng, tuy thế, tuy nhiên,
trái lại, ngược lại, thế mà, thế nhưng, có điều
CĐ quan hệ nhân quả: bởi thế, vì vậy, vì thế, cho nên,
đó là lí do tại sao, vì lí do trên, bởi vậy mà…
3.3.2. XÂY DỰNG LẬP LUẬN PHỤC VỤ
CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Sau đây là những cách nêu luận cứ phổ biến
nhất, thường gặp trong các loại văn bản khác
nhau:
1. Nêu những dẫn chứng thực tế, có tính chất
"người thật việc thật"
Đây có lẽ là cách nêu luận cứ đơn giản, dễ
dàng nhất. Một cách đơn giản, bạn chứng minh
luận điểm bằng những dẫn chứng lấy ra từ vốn
sống thực tế hay hiểu biết của bản thân. Ưu điểm
của loại dẫn chứng này là hấp dẫn người đọc và
thường để lại những ấn tượng lâu bền.
3.3.2. XÂY DỰNG LẬP LUẬN PHỤC VỤ
CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
 Hoạt động đi lại chủ yếu của người nông nghiệp Việt Nam là đi
gần - từ nhà ra đồng, từ nhà lên nương, và trong phạm vi khoảng
cách đó họ dùng sức người mà vận chuyến mọi thứ phục vụ cho
sản xuất và sinh hoạt. Chính vì vậy mà trên thế giới không một
ngôn ngữ nào có số lượng từ chỉ hoạt động vận chuyển trong
khoảng cách gần đa dạng và phong phú như tiếng Việt. Trong khi
tiếng Pháp chỉ có porter, tiếng Nga có Hecmu, tiếng Anh có to
carry và phần nào to take, thì trong tiếng Việt, ngoài từ mang với
nghĩa khái quát, còn có hàng loạt từ chỉ những cách thức vận
chuyển rất riêng biệt: mang trong tay là cầm, mang gọn trong tay
là nắm, mang trong tay qua trung gian (sợi dây, cái túi...) là xách,
mang trong một hoặc hai bàn tay lá bốc, mang bằng hai bàn tay
một vật nặng là bê.
3.3.2. XÂY DỰNG LẬP LUẬN PHỤC VỤ
CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
phương pháp này có hai điểm yếu:
 Thứ nhất, trong so sánh với các cách nêu luận cứ khác
thì tính thuyết phục của phương pháp này không cao,
vì vậy không nên lạm dụng.
 Thứ hai, bạn phải chắc rằng dẫn chứng được nêu thật
sự phù hợp và có ích cho luận điểm của bạn. Chẳng
hạn, nhằm chứng minh nam giới giỏi ngoại ngữ hơn
phụ nữ, bạn nêu dẫn chứng nhà nghiên cứu Phan Ngọc
biết rất nhiều ngoại ngữ. Dẫn chứng này hoàn toàn
chính xác nhưng lại không có sức thuyết phục vì Phan
Ngọc không thể đại diện cho toàn bộ nam giới nói
chung.
3.3.2. XÂY DỰNG LẬP LUẬN PHỤC VỤ
CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
2. Sử dụng số liệu thống kê
Số liệu thống kê là loại luận cứ hết sức thuyết phục, đặc biệt
trong các văn bản khoa học, thương mại, hành chính, báo chí...
Khi đưa ra các con số, cần nêu rõ xuất xứ của chúng: là số liệu
điều tra trực tiếp hay lấy từ nguồn tư liệu tin cậy nào.v.v... Ví dụ,
khi nêu tác hại trầm trọng của chứng đột quỵ, tác giả đã đưa ra
những con số thống kê làm giật mình người đọc như sau:
3.3.2. XÂY DỰNG LẬP LUẬN PHỤC VỤ
CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tai biến này xảy ra nhiều ở các nước phát triển cũng như
đang phát triển: ở Pháp, mỗi năm có khoảng 360.000 người
mắc bệnh (là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau
các bệnh ung thư và bệnh tim mạch); ở Mỹ có 500.000 người
mắc bệnh vào năm 1985. Tại Khoa thần kinh của bệnh viện
Chợ Rẫy, tai biến mạch máu não chiếm 1/4 tổng số bệnh
nhân nội trú hàng năm, trong đó xuất huyết não chiếm
40,42%, nhóm nhũn não 59,58% (nam chiếm 60%, nữ chiếm
40%)
(Theo BS. Bùi Minh Tạng - Người lớn tuổi và chứng đột
quỵ)
3.3.2. XÂY DỰNG LẬP LUẬN PHỤC VỤ
CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
3. Trích dẫn các luận điểm, ý kiến đáng tin cậy của các
tác giả khác
Trích dẫn là phương pháp rất thông dụng, thường gặp
trong các văn bản thuộc thể loại nghị luận; đặc biệt đối với
các văn bản khoa học như luận văn, tiểu luận, báo cáo... thì
việc trích dẫn đóng vai trò hết sức quan trọng trong cách
luận chứng.
Có hai cách trích dẫn: trích dẫn trực tiếp và trích dẫn gián
tiếp
a. Trích dẫn trực tiếp: Tư liệu được trích dẫn nguyên văn,
đặt trong dấu ngoặc kép. Các thông tin về tác giả, nguồn
xuất xứ của tư liệu cũng được nêu rõ.
3.3.2. XÂY DỰNG LẬP LUẬN PHỤC VỤ
CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình
đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có
thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có
quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập
năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý
nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra
bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền
sung sướng và quyền tự do.
(Hồ Chí Minh - Tuyên ngôn độc lập)
3.3.2. XÂY DỰNG LẬP LUẬN PHỤC VỤ
CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
b. Trích dẫn gián tiếp: Tư liệu trích dẫn
không cần phải chính xác từng câu chữ so với
nguyên gốc mà chỉ cốt truyền đạt được ý tưởng
căn bản. Nhưng các thông tin về xuất xứ của tư
liệu cũng cần được nêu rõ. Ví dụ:
Còn trong tác phẩm nổi tiếng Nguồn gốc các
loài, E. Darwin đã khẳng định rằng tất cả các
giống gà nuôi trên thế giới đều bắt nguồn từ loài
gà rừng Đông Nam Á.
(Trần Ngọc Thêm - Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam)
3.3.2. XÂY DỰNG LẬP LUẬN PHỤC VỤ
CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Khi chúng ta trích dẫn ý kiến của người khác thì yêu cầu cốt
tử là phải bảo đảm tính chính xác, tuyệt đối không được tự ý
thay đổi hay xuyên tạc nội dung căn bản của ý kiến trích dẫn:
1. Nếu trích dẫn trực tiếp, không được tự ý thêm bớt từ ngữ của
câu trích dẫn.
2. Nếu có lý do chính đáng để lược bỏ một phần nào đó ý kiến
trích dẫn (chẳng hạn, vì câu trích quá dài, đoạn lược bỏ là
không cần yếu đối với luận điểm .v.v...) thì cần sử dụng dấu
lược bỏ [...] ở vị trí các yếu tố bị lược bỏ. Ví dụ:
Nhà triết học Nga nổi tiếng v.v Nalimov cũng nhận xét: "
Tham vọng làm chủ tự nhiên vô hạn độ đang đẻ ra một loạt
hiện tượng tiêu cực ngày càng tăng [...] môi trường bị ô
nhiễm.
3.3.2. XÂY DỰNG LẬP LUẬN PHỤC VỤ
CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
3. Nếu có lí do chính đáng để thêm từ ngữ nào đó vào ý kiến trích
dẫn (chẳng hạn để nhấn mạnh, giải thích…) thì từ ngữ được thêm
vào đó phải được đặt trong ngoặc đơn và phải nói rõ lời đó là của
ai.
VD: Theo nhà nhân chủng học nổi tiếng người Nga N.N.
Chebokrsarov, “ngay từ sơ kì đồ đá cũ (khoảng 50-30 vạn năm
trước Công nguyên – T.N.T) đã xuất hiện hai trung tâm hình thành
chủng tộc: sớm hơn là miền Đông Bắc Phi và Tây Nam Á, ít nhiều
muộn hơn là miền Đông Nam Á. Những con người muộn hơn nữa
thuộc loại hiện đại Homo Sapiens dần dần phân bố rộng rãi khắp
nơi trên trái đất… họ tuy còn giữ lại nhiều đặc điểm trung tính
nhưng đồng thời cũng tiếp tục thích nghi với những điều kiện tự
nhiên khác nhau để phân hoá thành các chủng tộc ngày nay.”
3.3.2. XÂY DỰNG LẬP LUẬN PHỤC VỤ
CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
4. Nếu trích dẫn gián tiếp thì có thể tóm lược nội
dung hay diễn giải lại ý kiến được chọn trích dẫn,
nhưng phải chú ý là không được làm thay đổi nội dung
cơ bản của nó.
Chẳng hạn, thay vì viết: Hồ Chủ tịch đã nói "Không
có gì quý hơn độc lập, tự do", chúng ta có thể viết Hồ
Chủ tịch đã từng nói rằng trên đời này độc lập, tự do
là quý nhất.
Khi sử dụng các số liệu thống kê hoặc trích dẫn ý
kiến từ các nguồn tư liệu khác, cần phải có những chú
thích thích hợp.
3.4. KIỂM TRA, SỬA CHỮA VĂN BẢN

 Kiểm tra sửa chữa bản thảo là giai đoạn người viết
đọc lại bản thảo, phát hiện lỗi sai và sửa chữa để
bài viết hoàn chỉnh hơn. Ở giai đoạn này, người
viết vừa đọc lại, vừa suy ngẫm xem xét, xác định
lỗi sai và sửa chữa.
3.4. Viết đoạn văn, văn bản – sửa chữa, hoàn thiện văn bản
3.4.1. Các thao tác viết đoạn văn
3.4.2. Sửa chữa, hoàn thiện văn bản
Một số lỗi thường gặp trong đọan văn/ văn bản
+ Lạc chủ đề
+ Thiếu hụt chủ đề
+ Lặp chủ đề
+ Lỗi đứt mạch
+ Lỗi mâu thuẫn về ý
+ Các câu thiếu sự liên kết hoặc liên kết lỏng lẻo
+ Lỗi cấu tạo văn bản
- Không tách đoạn
- Tách đoạn tuỳ tiện
- Không chuyển đoạn, liên kết đoạn.
3.3. Lập đề cương cho văn bản
3.4. Viết đoạn văn, văn bản – sửa chữa, hoàn thiện văn bản
Mục đích
- Rèn luyện kĩ năng viết các đoạn văn trong văn bản.
- Đoạn văn là đơn vị cơ sở để tổ chức văn bản, do đó, biết
viết đoạn văn sẽ biết viết văn bản.
Yêu cầu
- Các câu trong đoạn phải nhất thể hóa về nội dung, nghĩa
là tập trung thể hiện cùng một đích.
- Sự triển khai ý qua các câu phải mạch lạc, chặt chẽ, hợp
lôgic.
- Đoạn văn phải được tách ra rõ ràng, mạch lạc.
- Đảm bảo các chuẩn mực về hình thức, cấu tạo, cách thức
diễn đạt của ngữ pháp đoạn văn.
3.4. VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
Khái niệm đoạn văn
Đoạn văn là đơn vị cơ sở để tổ chức văn bản, thường gồm một
số câu gắn bó với nhau trên cơ sở một chủ đề bộ phận, cùng nhau
phát triển chủ đề đó theo định hướng giao tiếp chung của văn bản.
Đoạn văn có thể dài hay ngắn khác nhau, có thể gồm nhiều câu
hoặc chỉ một câu.
Trong định nghĩa vừa nêu, cần lưu ý mấy điểm:
Thứ nhất là về khái niệm tập hợp. Nếu đoạn văn là một tập
hợp thì câu chính là phần tử.
3.4. VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
Khái niệm đoạn văn
 Thứ hai là tính liên kết trong đoạn văn. Trong đoạn văn,
tính liên kết cũng thể hiện ở cả hai bình diện: liên kết nội
dung và liên kết hình thức như ở cấp độ văn bản.
 Thứ ba là sự hoàn chỉnh tương đối của đoạn văn. Một đoạn
văn được xem là hoàn chỉnh khi nội dung biểu đạt của nó
mang tính tự nghĩa và xác định.
 Thứ tư là về khái niệm chủ đề bộ phận ở cấp độ nhỏ nhất
mà đoạn văn diễn đạt. Ðiều này có nghĩa là những chuỗi
câu dưới đoạn chỉ có chức năng triển khai chủ đề của
đoạn; dưới đoạn không còn chủ đề bộ phận ở cấp độ nhỏ
hơn.
3.4. VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
 (a) Chị Sáu như say sưa với cảnh vật thiên nhiên. Chị hát
theo một con chim đang hót. Chị rướn đôi tay bị còng chụp
một con bướm bay qua. Chị chẳng để ý gì đến bọn lính
tráng với súng gươm tua tủa quanh mình.
 Ðoạn văn (a) có chủ đề: trạng thái say sưa với cảnh vật
thiên nhiên (của chị Sáu). Chủ đề này được nêu trong câu
thứ nhất. Các câu còn lại triển khai, làm sáng tỏ chủ đề đó.
3.4. VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN

 (b) Những người tù biết trời mưa khi họ vừa bị


lùa ra khỏi khám. Họ đón lấy giọt mưa với nỗi
sung sướng thầm lặng. Ngót một năm rồi, họ bị
nhốt kín. Sống với roi vọt và bóng tối, họ thèm ánh
mặt trời, thèm mưa, thèm cỏ cây. Họ khao khát
mọi thứ tầm thường nhất mà xưa nay thiên nhiên
vẫn rộng lòng ban phát cho mọi người.
Ðoạn văn (b) có chủ đề là trạng thái khao khát
thiên nhiên (của những người tù). Chủ đề được
nêu ở câu cuối, và là kết quả của sự khái quát dựa
trên những sự việc được nêu trong câu thứ hai, thứ
ba và thứ tư.
3.4. VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
(c) Chị Dậu là một người phụ nữ có nhan sắc, chị có cái đẹp
của cô gái Cầu Lim, Ðình Cẫm như tác giả nhận xét.
Nhưng tấm lòng của chị trắng trong như băng tuyết. Chỉ vì
suất sưu mấy đồng bạc, chị đã phải khổ sở, điêu đứng rất
nhiều, nhưng chị đã khinh bỉ ném nắm bạc vào mặt tên
quan phủ dâm ô. Hai lần bị cưỡng hiếp, hai lần chị đã
cương quyết chống lại và thoát ra được. Ðạo đức của chị,
lòng kiên trinh của chị, tiền tài không làm hoen ố được,
sức mạnh và uy vũ của bọn thống trị không lung lạc được.
Ðoạn văn (c) có chủ đề: phẩm chất trắng trong (của chị
Dậu). Chủ đề này được nêu lên ở câu thứ hai, được làm
sáng tỏ qua câu thứ ba, thứ tư và được khái quát lại ở câu
cuối.
3.4. VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
Câu chuyển đoạn
có chức năng liên kết đoạn văn mà nó phụ thuộc hay phần
văn bản đứng trước.
Về nội dung biểu đạt, hồi quy chủ đề bộ phận đã trình bày
bằng cách lặp lại từ vựng hay thế đồng nghĩa, thế đại từ.
Nếu xuất hiện, số lượng thường gặp là một, đứng đầu đoạn.
Nếu câu chuyển đoạn vắng mặt, chức năng liên kết đoạn sẽ
do một, hai loại câu khác đồng thời đảm nhiệm.
3.4. VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
Câu mở đoạn
 Câu mở đoạn là loại câu có chức năng đưa đẩy hay dẫn dắt
ý vào đoạn. Khác với câu chuyển đoạn, câu mở đoạn
không nhắc lại chủ đề đã đề cập đến mà nó nêu lên một
thông tin nào đó có quan hệ với chủ đề của đoạn.
 Câu mở đoạn có hai khả năng: xuất hiện hay vắng mặt.
Khi xuất hiện, số lượng thường gặp là một, hai câu, đứng ở
đầu đoạn.
3.4. VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
Câu mở đoạn
(c) Chị Dậu là một người phụ nữ có nhan sắc, chị có cái đẹp
của cô gái Cầu Lim, Ðình Cẫm như tác giả nhận xét.
Nhưng tấm lòng của chị trắng trong như băng tuyết. Chỉ vì
suất sưu mấy đồng bạc, chị đã phải khổ sở, điêu đứng rất
nhiều, nhưng chị đã khinh bỉ ném nắm bạc vào mặt tên
quan phủ dâm ô. Hai lần bị cưỡng hiếp, hai lần chị đã
cương quyết chống lại và thoát ra được. Ðạo đức của chị,
lòng kiên trinh của chị, tiền tài không làm hoen ố được,
sức mạnh và uy vũ của bọn thống trị không lung lạc được.
3.4. VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
Câu mở đoạn
(b) Những người tù biết trời mưa khi họ vừa bị lùa ra khỏi
khám. Họ đón lấy giọt mưa với nỗi sung sướng thầm lặng.
Ngót một năm rồi, họ bị nhốt kín. Sống với roi vọt và bóng
tối, họ thèm ánh mặt trời, thèm mưa, thèm cỏ cây. Họ khao
khát mọi thứ tầm thường nhất mà xưa nay thiên nhiên vẫn
rộng lòng ban phát cho mọi người.
3.4. VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
Câu chủ đoạn
Câu chủ đoạn là loại câu có chức năng nêu lên chủ đề của
đoạn văn mà các câu thuyết đoạn sẽ triển khai làm sáng tỏ.
Câu chủ đoạn thường gặp là một câu, đứng đầu đoạn hay sau
câu chuyển đoạn, câu mở đoạn. Trong trường hợp câu chủ
đoạn vắng mặt, chủ đề của đoạn có thể mang tính hàm ngôn
hay do câu kết đoạn biểu đạt.
Câu thứ nhất trong đoạn (a) và câu thứ hai trong đoạn (c) là
câu chủ đoạn.
3.4. VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
2.3. Câu chủ đoạn
(a) Chị Sáu như say sưa với cảnh vật thiên nhiên.
Chị hát theo một con chim đang hót. Chị rướn đôi
tay bị còng chụp một con bướm bay qua. Chị
chẳng để ý gì đến bọn lính tráng với súng gươm
tua tủa quanh mình.
3.4. VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
2.3. Câu chủ đoạn
(c) Chị Dậu là một người phụ nữ có nhan sắc, chị có cái đẹp
của cô gái Cầu Lim, Ðình Cẫm như tác giả nhận xét.
Nhưng tấm lòng của chị trắng trong như băng tuyết. Chỉ vì
suất sưu mấy đồng bạc, chị đã phải khổ sở, điêu đứng rất
nhiều, nhưng chị đã khinh bỉ ném nắm bạc vào mặt tên
quan phủ dâm ô. Hai lần bị cưỡng hiếp, hai lần chị đã
cương quyết chống lại và thoát ra được. Ðạo đức của chị,
lòng kiên trinh của chị, tiền tài không làm hoen ố được,
sức mạnh và uy vũ của bọn thống trị không lung lạc được.
3.4. VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
Câu thuyết đoạn
Câu thuyết đoạn là loại câu có chức năng triển khai,
làm sáng tỏ chủ đề của đoạn.
Ðoạn văn càng có nhiều câu thuyết đoạn thì chủ đề
càng được triển khai cụ thể, chi tiết hơn.
Trong đoạn (a), các câu thứ hai, thứ ba, thứ tư
là câu thuyết đoạn. Trong đoạn (b), các câu thứ
hai, thứ ba, thứ tư là câu thuyết đoạn. Trong đoạn
(c), các câu thứ hai, thứ ba là câu thuyết đoạn.
3.4. VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
Câu thuyết đoạn
(a) Chị Sáu như say sưa với cảnh vật thiên nhiên.
Chị hát theo một con chim đang hót. Chị rướn đôi
tay bị còng chụp một con bướm bay qua. Chị
chẳng để ý gì đến bọn lính tráng với súng gươm
tua tủa quanh mình.
3.4. VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
Câu thuyết đoạn
(b) Những người tù biết trời mưa khi họ vừa bị lùa
ra khỏi khám. Họ đón lấy giọt mưa với nỗi sung
sướng thầm lặng. Ngót một năm rồi, họ bị nhốt
kín. Sống với roi vọt và bóng tối, họ thèm ánh mặt
trời, thèm mưa, thèm cỏ cây. Họ khao khát mọi thứ
tầm thường nhất mà xưa nay thiên nhiên vẫn rộng
lòng ban phát cho mọi người.
3.4. VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
Câu thuyết đoạn
(c) Chị Dậu là một người phụ nữ có nhan sắc, chị
có cái đẹp của cô gái Cầu Lim, Ðình Cẫm như tác
giả nhận xét. Nhưng tấm lòng của chị trắng trong
như băng tuyết. Chỉ vì suất sưu mấy đồng bạc, chị
đã phải khổ sở, điêu đứng rất nhiều, nhưng chị đã
khinh bỉ ném nắm bạc vào mặt tên quan phủ dâm
ô. Hai lần bị cưỡng hiếp, hai lần chị đã cương
quyết chống lại và thoát ra được. Ðạo đức của
chị, lòng kiên trinh của chị, tiền tài không làm
hoen ố được, sức mạnh và uy vũ của bọn thống trị
không lung lạc được.
3.4. VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
Câu kết đoạn
Câu kết đoạn là loại câu có chức năng đúc kết,
khái quát lại hay mở rộng chủ đề của đoạn. Trong
trường hợp đoạn văn không có câu chủ đoạn mà
có câu kết đoạn, câu kết đoạn là câu nêu lên chủ
đề của đoạn.
Câu chủ đoạn và câu kết đoạn có thể xuất hiện
hay vắng mặt, hình thành những biến thể của cấu
trúc đoạn văn. Những biến thể cụ thể này là các
kiểu kết cấu của đoạn (còn được gọi là các cách
lập luận).
 
3.4. VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
Kết cấu của đoạn văn
Kết cấu diễn giải
Kiểu kết cấu này bao gồm câu chủ đoạn và câu
thuyết đoạn. Trong đó câu chủ đoạn nêu lên chủ
đề, câu thuyết đoạn triển khai làm sáng tỏ chủ đề.
Kết cấu quy nạp
Quy nạp là kiểu kết cấu bao gồm câu thuyết
đoạn và câu kết đoạn. Trong đó, câu thuyết đoạn
nêu lên sự việc, chi tiết cụ thể làm cơ sở để rút ra
kết luận khái quát trong câu kết đoạn.
3.4. VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
Kết cấu diễn giải kết hợp với quy nạp
gồm câu chủ đoạn, câu thuyết đoạn và câu kết
đoạn. Trong đó, câu chủ đoạn nêu lên chủ đề, câu
thuyết đoạn triển khai làm sáng tỏ chủ đề và câu
kết đoạn đúc kết, khái quát lại hay mở rộng chủ
đề. Ðây là kiểu kết cấu lí tưởng của đoạn.
Kết cấu song hành
chỉ bao gồm một số câu thuyết đoạn.
chủ đề của đoạn văn mang tính chất hàm ngôn.
3.4. VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
Phân loại đoạn văn
Dựa vào đặc điểm về nội dung biểu đạt, có tất cả bốn loại
đoạn văn cơ bản:
Ðoạn miêu tả
Ðoạn miêu tả là loại đoạn văn có nội dung thể hiện sự
vật, hiện tượng một cách chi tiết, cụ thể, sinh động như nó
tồn tại trong thực tại khách quan hay theo trí tưởng tượng
của người viết. Xuất hiện rất phổ biến trong các loại văn
bản thuộc phong cách nghệ thuật như truyện, thơ trữ tình,
kí sự. Các đoạn văn (a), (b)
3.4. VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
Ðoạn miêu tả
(a) Chị Sáu như say sưa với cảnh vật thiên nhiên. Chị hát
theo một con chim đang hót. Chị rướn đôi tay bị còng
chụp một con bướm bay qua. Chị chẳng để ý gì đến bọn
lính tráng với súng gươm tua tủa quanh mình.
(b) (b) Những người tù biết trời mưa khi họ vừa bị lùa ra
khỏi khám. Họ đón lấy giọt mưa với nỗi sung sướng thầm
lặng. Ngót một năm rồi, họ bị nhốt kín. Sống với roi vọt
và bóng tối, họ thèm ánh mặt trời, thèm mưa, thèm cỏ
cây. Họ khao khát mọi thứ tầm thường nhất mà xưa nay
thiên nhiên vẫn rộng lòng ban phát cho mọi người.
3.4. VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
Ðoạn thuật sự
Đoạn thuật sự có nội dung trình bày diễn biến của
sự việc, sự kiện như nó đã xảy ra hay theo trí tưởng
tượng của người viết. Loại đoạn văn này có khả năng
xuất hiện trong nhiều phong cách ngôn ngữ văn bản:
hành chánh, khoa học, chính luận và nghệ thuật.
3.4. VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
Ðoạn lập luận
Lập luận là loại đoạn văn có nội dung trình
bày suy nghĩ, ý kiến, quan điểm của người viết
về một vấn đề, một hiện tượng nào đó, xuất hiện
rất phổ biến trong các loại văn bản thuộc phong
cách khoa học, chính luận.
3.4. VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
Ðoạn hội thoại
Có nội dung phản ánh lời nói trực tiếp của con
người tham gia giao tiếp. Đoạn hội thoại phổ biến
trong khẩu ngữ tự nhiên hàng ngày, trong các văn
bản thuộc phong cách nghệ thuật như truyện.
Các bước viết đoạn văn
a. Xác định nội dung và mô hình cấu tạo đoạn văn
- Trước khi bắt tay vào viết đoạn văn, cần phải xác định chủ đề
của đoạn, các ý chi tiết, mối quan hệ (chức năng) của đoạn đó với
các đoạn lân cận và trong toàn văn bản. Căn cứ vào nội dung của
đoạn văn để xác định mô hình cấu tạo, có câu chủ đề hay không,
cách lập luận.
- Lưu ý, giữa vị trí câu chủ đề, mô hình cấu tạo và phương pháp
lập luận phải quan hệ với nhau theo hệ thống.
b. Viết câu mở đoạn
- Câu mở đoạn được viết theo mô hình cấu tạo và phương
pháp lập luận mà người viết lựa chọn. Câu mở đoạn thường
có một số nhiệm vụ sau:
+ Giới thiệu nội dung khái quát của đoạn văn (chủ đề của
đoạn).
+ Nêu lên một thành phần nội dung chi tiết (ý bộ phận) của
đoạn văn.
+ Tóm lược nội dung đoạn trước, giới thiệu ý đoạn sau
(chuyển tiếp).
- Về cấu tạo, câu mở đoạn thường là đầy đủ thành phần
ngữ pháp, có thể chứa phương tiện liên kết với đoạn trước.
- Về diễn đạt, câu mở đoạn nên viết ngắn gọn, cô đọng.
c. Viết các câu tiếp theo
- Tùy thuộc vào câu mở đoạn, các câu tiếp theo có thể
thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
+ Triển khai, chi tiết hóa ý khái quát (chủ đề) của đoạn
văn.
+ Xác lập các ý chi tiết (theo hướng song hành với câu mở
đoạn) để hướng đến một ý khái quát của đoạn văn.
Lưu ý, các câu tiếp theo, ngoài quan hệ phụ thuộc hoặc
song hành với câu mở đoạn còn có thể được viết theo
nhiều quan hệ khác như quan hệ tương phản, quan hệ giải
thích, quan hệ nhân - quả, quan hệ bình luận, v.v..
- Khi viết các câu tiếp theo, cần phải sử dụng các phương
tiện liên kết để kết nối chúng lại với nhau.
d. Viết câu kết thúc đoạn văn
- Câu kết thúc đoạn văn có thể được viết theo các trường
hợp sau đây:
+ Tiếp tục triển khai ý chi tiết của đoạn, là ý cuối cùng của
đoạn văn.
+ Tổng kết, khái quát ý của đoạn văn (chủ đề).
- Câu kết thúc đoạn văn thường là câu đầy đủ thành phần,
ngắn gọn, cô đọng.
e. Kiểm tra đoạn văn
Sau khi đánh dấu kết thúc đoạn văn, tách đoạn để
chuẩn bị chuyển qua đoạn khác phải tiến hành
kiểm tra đoạn văn. Kiểm tra đoạn văn là rà soát
các mặt nội dung và hình thức của đoạn văn, xem
có lỗi gì không (nội dung đã đầy đủ và mạch lạc
chưa, dung lượng hợp lí chưa, liên kết trong đoạn
văn và những đoạn lân cận, v.v.). Nếu có lỗi, tiến
hành sửa chữa, điều chỉnh để hoàn thiện đoạn văn.
Quan niệm về sự trong sáng cũng như quan niệm về dân tộc, không phải
là một cái gì tuyệt đối cố định (1). Có sự trong sáng quay lại sau, lấy ông
cha làm mẫu mực tuyệt đối, nhưng cũng có sự trong sáng nhìn ra trước,
mở đường cho con cháu mai sau (2). Có sự trong sáng dân tộc hẹp hòi,
chỉ biết say mê ngắm nhìn dân tộc mình, nhưng có sự trong sáng đặt dân
tộc mình là một bộ phận của nhân loại (3). Có sự trong sáng động và
trong sáng tĩnh, trong sáng giàu và trong sáng nghèo (4).
(Chế Lan Viên)
(a) Tác giả xác định nội dung của đoạn văn là bàn về vấn đề trong sáng
(nội dung khái quát); chọn mô hình cấu tạo M-a, lập luận diễn dịch.
(b) Câu mở đầu: câu (1) nêu ý khái quát, tức chủ đề của đoạn (câu chủ
đề).
(c) Các câu (2), (3) triển khai ý khái quát ở câu mở đầu (phụ thuộc câu
mở đầu). Quan hệ giữa các câu (2) và (3) là song hành liệt kê.
(d) Câu (4) kết thúc đoạn văn, là ý chi tiết cuối cùng của đoạn văn (phụ
thuộc vào câu mở đầu). Quan hệ giữa câu (4) với các câu (2) và (3) cũng
là song hành liệt kê.
3.4.2. SỬA CHỮA, HOÀN THIỆN VĂN BẢN
 Tính liên kết của văn bản nói chung và trong đoạn
văn nói riêng thể hiện ở hai bình diện : liên kết nội
dung và liên kết hình thức. Liên kết nội dung bao
gồm hai nhân tố : liên kết chủ đề và liên kết lô-
gích.
 Dựa trên cơ sở đó, có thể quy các hiện tượng vi
phạm tính liên kết thành ba loại lỗi : lỗi liên kết
chủ đề, lỗi liên kết lô gích và lỗi liên kết hình
thức.
3.4.2. SỬA CHỮA, HOÀN THIỆN VĂN BẢN
1. Lỗi liên kết chủ đề
Xem xét các đoạn văn sau đây :
(a) Ðọc tác phẩm Tắt đèn, chúng ta thấy : người
nông dân Việt Nam dưới chế độ thực dân phong
kiến đã bị áp bức, hành hạ hết sức tàn tệ. Gia đình
chị Dậu không một ai là không bị hành hung. Anh
Dậu đang ốm liệt giường liệt chiếu cũng bị trói bị
đánh đập dã man. Cái Tí bé bỏng cũng bị roi đòn.
Tên lí trưởng còn bắt dân nộp lễ vật khi đến xin
con dấu vào đơn (BVHS).
 Nhưng câu thứ năm lại đề cập đến Tên lí
trưởng, một đối tượng không có quan hệ
chặt chẽ với các đối tượng cũ, đã được nêu
ra : người nông dân Việt Nam dưới chế độ
thực dân phong kiến, Gia đình chị Dậu,
Anh Dậu, Cái Tí bé bỏng.
3.4.2. SỬA CHỮA, HOÀN THIỆN VĂN BẢN
1. Lỗi liên kết chủ đề
Trong đoạn văn (a), câu thứ nhất nêu lên một nhận
định mang tính chất khái quát, trong đó, đối tượng nhận
định chính là người nông dân Việt Nam dưới chế độ thực
dân phong kiến, nội dung nhận định sự áp bức, hành hạ hết
sức tàn tệ. Câu thứ hai liên hệ đến một đối tượng khác :
Gia đình chị Dậu. Ðối tượng mới này có quan hệ chặt chẽ
với đối tượng cũ, được nêu trong câu thứ nhất ; đó là mối
quan hệ cái chung - cái riêng. Cũng theo chiều hướng ấy,
câu thứ ba liên hệ đến Anh Dậu, câu thứ tư liên hệ đến Cái
Tí bé bỏng. Ðó là các thành viên trong Gia đình chị Dậu.
Như vậy, câu thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư liên kết
chặt chẽ với nhau về chủ đề (và lô-gích).
3.4.2. SỬA CHỮA, HOÀN THIỆN VĂN BẢN
1. Lỗi liên kết chủ đề
(b) Bên cạnh chị Út, còn có biết bao người phụ nữ Việt
Nam anh hùng khác. Ðó là chị Sứ, người con gái xứ Hòn
bất khuất. Chị đã tô thêm vẻ đẹp của người phụ nữ Việt
Nam với phẩm chất anh hùng, bất khuất trung hậu đảm
đang. Ngày xưa, nhà thơ Xuân Diệu (?) đã từng mơ ước :
Ví đây đổi phận làm trai được. Nhưng bây giờ chị Út
không những thừa kế được sự bất khuất của người xưa mà
còn được sự giúp đỡ của thời đại. Chị vượt hơn người xưa
về mọi mặt. Chị không cần như Xuân Diệu mơ ước đổi
phận làm trai mới nên sự nghiệp mà chị cứ làm đàn bà,
người mẹ sáu con, nhưng sự nghiệp anh hùng của chị
chẳng phải chàng trai nào cũng sánh kịp. (BVHS).
3.4.2. SỬA CHỮA, HOÀN THIỆN VĂN BẢN
1. Lỗi liên kết chủ đề
Trong đoạn văn (b), câu thứ nhất vừa nhắc lại đối
tượng đã được bàn luận trong phần văn bản trước : chị Út
Tịch, vừa giới thiệu một đối tượng mới, mang tính chất
khái quát : biết bao người phụ nữ Việt Nam anh hùng khác.
Trên cơ sở đối tượng mang tính chất khái quát chung này,
câu thứ hai liên hệ đến một đối tượng cụ thể : chị Sứ. Câu
thức ba tiếp tục bàn về chị. Câu thứ tư lại liên hệ đến một
đối tượng khác nữa : nhà thơ Xuân Diệu (Ở đây, học sinh
đã nhớ sai. Tác giả của hai câu thơ đã được dẫn ra là Hồ
Xuân Hương, chớ không phải là Xuân Diệu). Các câu tiếp
theo trong đoạn quay trở lại bàn luận về chị Út”.
3.4.2. SỬA CHỮA, HOÀN THIỆN VĂN BẢN
1. Lỗi liên kết chủ đề
(c) Bác Lê là một nông dân nghèo, đói khổ và nhiều
bất hạnh. Khi gia đình lâm vào cảnh đói rét, bác Lê một
mình đi kiếm cách cứu nguy cho gia đình. Bằng cách bác
đến vay tiền nhà ông phú hộ, nhưng bị từ chối. Hơn thế
nữa, bác Lê còn bị cậu Phúc con ông phú hộ thả chó ra
cắn. Thật là ác tâm, cũng là người với nhau nhưng sao lại
đối xử như vậy ? Phải chăng lương tâm của họ là gỗ đá.
Lẽ ra cậu Phúc phải giúp đỡ người hoạn nạn, đói khổ mà
trái lại còn thả chó ra cắn quả là ác tâm và đáng thương
xót cho bác Lê đói khổ nhưng còn gặp điều không may
(BVHS).
3.4.2. SỬA CHỮA, HOÀN THIỆN VĂN BẢN
1. Lỗi liên kết chủ đề
Trong đoạn văn (c), bốn câu đầu tập trung bàn luận về
bác Lê, một nhân vật trong truyện ngắn Nhà mẹ Lê của
Thạch Lam. Bốn câu này liên kết chặt chẽ với nhau về chủ
đề, mặc dù có vài sai sót về từ ngữ và ngữ pháp. Nhưng ba
câu tiếp theo lại chuyển sang bàn luận về một đối tượng
khác: ông phú hộ (thật ra là ông Bá) và cậu Phúc. Mặc dù
câu cuối có liên hệ trở lại với đối tượng cũ, nhưng nhìn
chung, đối tượng chính được bàn luận trong ba câu này vẫn
là ông phú hộ và cậu Phúc. (Ngoài ra, câu cuối cùng trong
đoạn còn sai ngữ pháp : rối cấu trúc và chập cấu trúc.)
3.4.2. SỬA CHỮA, HOÀN THIỆN VĂN BẢN
 Hiện tượng chệch choạc, tản mạn, thiên thẹo, thiếu
mạch lạc về đối tượng trần thuật, bàn luận trong
các đoạn văn vừa dẫn và phân tích chính là những
biểu hiện cụ thể của lỗi liên kết chủ đề trong đoạn
văn.
 Như vậy, lỗi liên kết chủ đề trong đoạn văn là loại
lỗi liên kết thể hiện qua hiện tượng phân tán tản
mạn, chệch choạc, thiên thẹo, thiếu tập trung về
mặt đối tượng được đề cập đến giữa các câu trong
đoạn văn.
3.4.2. SỬA CHỮA, HOÀN THIỆN VĂN BẢN
 Có hai nguyên nhân chính dẫn đến sai liên kết chủ đề.
Nguyên nhân thứ nhất, mang tính chất gián tiếp, là ở giai
đoạn lập chương trình biểu đạt, tức lập dàn bài, học sinh đã
không triển khai được vấn đề mà đề bài nêu ra thành các
luận điểm, luận cứ một cách rạch ròi, cụ thể. Do đó, trong
quá trình tạo văn bản, học sinh viết lan man, không xác
định và hạn định được đối tượng bàn luận, trần thuật trong
từng đoạn, từng phần.
 Nguyên nhân thứ hai, nguyên nhân trực tiếp, là do học
sinh không nắm vững kiến thức Ngữ pháp văn bản, cụ thể
là các cách thức tổ chức, liên kết chủ đề trong đoạn văn,
dẫn đến tình trạng nghĩ sao viết vậy, viết câu sau quên câu
trước, không bao quát được đối tượng bàn luận, trần thuật
trong toàn đoạn.
3.4.2. SỬA CHỮA, HOÀN THIỆN VĂN BẢN
 Ðoạn văn phân tán về chủ đề :
Ðây là kiểu lỗi sai có biểu hiện : đoạn văn có
một số câu liên kết chặt chẽ với nhau trong việc
bàn luận, trần thuật về một đối tượng nào đó, nổi
bật lên như là đối tượng chính. Nhưng bên cạnh
đó, đoạn văn lại có một hay một vài câu liên hệ
đến và triển khai đối tượng khác, làm cho toàn
đoạn trở nên tản mạn, thiếu tập trung về mặt đối
tượng bàn luận, trần thuật.
3.4.2. SỬA CHỮA, HOÀN THIỆN VĂN BẢN
Ðoạn văn thiên lệch, chồng chéo về chủ đề :
Ðây là kiểu lỗi sai có biểu hiện : đoạn văn đề
cập đến nhiều đối tượng, từ đối tượng này liên hệ
sang đối tượng khác một cách tùy tiện, luẩn quẩn,
chồng chéo lên nhau, làm cho đoạn văn trở nên
mất phương hướng về đối tượng bàn luận, trần
thuật. Ðoạn văn (b) đã dẫn thuộc kiểu lỗi sai này.
3.4.2. SỬA CHỮA, HOÀN THIỆN VĂN BẢN
 Ðoạn văn vượt quá phạm vi giới hạn của chủ đề chính :
Ðây là trường hợp đoạn văn nổi rõ lên đối tượng bàn
luận, trần thuật chính, mang tính khái quát, trừu tượng,
thường được nêu lên trong câu thứ nhất của đoạn. Trong
các câu tiếp theo, đối tượng khái quát này được người viết
triển khai bằng cách cụ thể hóa qua một số đối tượng cụ
thể. Nhưng trong quá trình triển khai đối tượng khái quát,
người viết lại liên hệ đến một hay một vài đối tượng cụ thể
nào đó, vượt ra ngoài phạm vi giới hạn của đối tượng khái
quát. Ðoạn văn (a) và (e) thuộc kiểu lỗi sai này.
3.4.2. SỬA CHỮA, HOÀN THIỆN VĂN BẢN
Ðối với kiểu lỗi phân tán tản mạn về chủ đề :
Ðối với kiểu lỗi sai này, trước hết, chúng ta xem xét
một cách bao quát nội dung của đoạn văn, trên cơ sở đó
xác định chủ đề chính của đoạn. Bước tiếp theo, căn cứ
vào chủ đề chính, chúng ta xác định câu hay chuỗi câu nào
có liên quan chặt chẽ với chủ đề chính ; câu hay chuỗi câu
nào phân tán tản mạn, không có giá trị thể hiện chủ đề
chính. Cuối cùng, chúng ta loại bỏ câu, chuỗi câu phân tán
về mặt chủ đề, chỉ giữ lại những câu cần thiết. Đối với
những câu được giữ lại, chúng ta cũng cần lưu ý sửa chữa
các loại lỗi sai khác như lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp, kết
hợp với việc tách, ghép câu, chuyển đổi cấu trúc v.v...
3.4.2. SỬA CHỮA, HOÀN THIỆN VĂN BẢN
 (c) Bác Lê là một nông dân nghèo, đói khổ và nhiều bất hạnh.
Khi gia đình lâm vào cảnh đói rét, bác Lê một mình đi kiếm cách
cứu nguy cho gia đình. Bằng cách bác đến vay tiền nhà ông phú
hộ, nhưng bị từ chối. Hơn thế nữa, bác Lê còn bị cậu Phúc con
ông phú hộ thả chó ra cắn. Thật là ác tâm, cũng là người với
nhau nhưng sao lại đối xử như vậy ? phải chăng lương tâm của
họ là gỗ đá. Lẽ ra cậu Phúc phải giúp đỡ người hoạn nạn, đói
khổ mà trái lại còn thả chó ra cắn quả là ác tâm và đáng thương
xót cho bác Lê đói khổ nhưng còn gặp điều không may (BVHS).
 (c) Bác Lê là một người nông dân nghèo khổ và gặp nhiều bất
hạnh. Khi gia đình lâm vào cảnh đói rét, bác đã đi khắp làng xin
làm mướn, nhưng chẳng nhà nào mướn bác làm. Cùng đường,
bác đã đến nhà ông Bá với hi vọng xin ít gạo về cứu đàn con,
nhưng bác đã bị từ chối một cách tàn nhẫn. Hơn thế nữa, bác
còn bị cậu Phúc, con ông Bá, thả chó ra cắn. Bác phát bệnh rồi
chết, bỏ lại đàn con bơ vơ, không nơi nương tựa.
3.4.2. SỬA CHỮA, HOÀN THIỆN VĂN BẢN
 (d) Quang Dũng là nhà văn, nhà thơ... ở thời kỳ kháng chiến chống
Pháp. Thơ ông chủ yếu ca ngợi, nêu cao tinh thần người chiến sĩ
trong giai đoạn này. Quang Dũng là con gia đình nhà nho nghèo
lớn lên ông theo đoàn lính Tây Tiến. Họ là những người bảo vệ biên
giới lào, Việt. Sống trong rừng sâu núi thẩm, ăn mặc thiếu thốn
nhưng họ vẫn kiên cường bất khuất. Khi chuyển đi nơi khác công
tác quang dũng nhớ lại những hình ảnh của người lính Tây tiến nên
đã sáng tác bài thơ nhớ Tây Tiến sau này khi phát hành, ông bỏ bớt
từ nhớ có thể cho là thừa... (BVHS).
 (d) Quang Dũng là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến
chống Pháp. Trong thời kì này, ông đã từng tham gia vào đoàn quân
Tây Tiến - một đơn vị bộ đội được thành lập vào năm 1947, có
nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Lào - Việt và
đánh Pháp ở vùng Thượng Lào. Khi chuyển sang đơn vị khác,
Quang Dũng nhớ lại những kỉ niệm về đoàn quân Tây Tiến và đã
sáng tác bài thơ Nhớ Tây Tiến, về sau ông sửa lại thành Tây Tiến.
3.4.2. SỬA CHỮA, HOÀN THIỆN VĂN BẢN
 Riêng đối với một số trường hợp sai cụ thể, chúng ta có
thể sửa bằng cách loại bỏ các câu thiên thẹo, chồng chéo
lên nhau về mặt chủ đề, chỉ giữ lại những câu có giá trị thể
hiện chủ đề chính và sửa chữa các loại lỗi khác, nếu có.
 Ðoạn văn (b) có thể sửa chữa theo cách vừa nêu :
3.4.2. SỬA CHỮA, HOÀN THIỆN VĂN BẢN
 (b) Bên cạnh chị Út, còn có biết bao người phụ nữ Việt Nam anh
hùng khác. Ðó là chị Sứ, người con gái xứ Hòn bất khuất. Chị đã
tô thêm vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam với phẩm chất anh
hùng, bất khuất trung hậu đảm đang. Ngày xưa, nhà thơ Xuân
Diệu (?) đã từng mơ ước : Ví đây đổi phận làm trai được. Nhưng
bây giờ chị Út không những thừa kế được sự bất khuất của người
xưa mà còn được sự giúp đỡ của thời đại. Chị vượt hơn người xưa
về mọi mặt. Chị không cần như Xuân Diệu mơ ước đổi phận làm
trai mới nên sự nghiệp mà chị cứ làm đàn bà, người mẹ sáu con,
nhưng sự nghiệp anh hùng của chị chẳng phải chàng trai nào
cũng sánh kịp. (BVHS).
 (b) Bên cạnh chị Út, còn có biết bao người phụ nữ Việt Nam anh
hùng khác. Ðó là chị Sứ, người con gái xứ Hòn. Chị đã tô thêm vẻ
đẹp của người phụ nữ Việt Nam với phẩm chất anh hùng, bất
khuất, trung hậu, đảm đang.
3.4.2. SỬA CHỮA, HOÀN THIỆN VĂN BẢN
Ðối với kiểu lỗi vượt quá phạm vi giới hạn của chủ đề chính:
Cách thứ nhất: Cắt bỏ câu hay chuỗi câu vượt quá
phạm vi giới hạn của chủ đề chính, chủ đề mang tính khái
quát của toàn đoạn.
Cách thứ hai: Mở rộng chủ đề chính, chủ đề mang
tính khái quát của toàn đoạn, nếu chủ đề toàn thể của bài
viết cho phép.
Tất nhiên, sửa chữa theo hướng nào thì chúng ta cũng
cần lưu ý đến các loại lỗi khác trong đoạn, kết hợp với việc
tách, ghép câu, chuyển đổi cấu trúc để đoạn văn chặt chẽ,
mạch lạc hơn.
3.4.2. SỬA CHỮA, HOÀN THIỆN VĂN BẢN
 Ðoạn văn (a) có thể sửa chữa theo cách thứ nhất : cắt bỏ câu cuối :
 (a) Ðọc tác phẩm Tắt đèn, chúng ta thấy : người nông dân Việt
Nam dưới chế độ thực dân phong kiến đã bị áp bức, hành hạ hết
sức tàn tệ. Gia đình chị Dậu không một ai là không bị hành hung.
Anh Dậu đang ốm liệt giường liệt chiếu cũng bị trói bị đánh đập dã
man. Cái Tí bé bỏng cũng bị roi đòn. Tên lí trưởng còn bắt dân nộp
lễ vật khi đến xin con dấu vào đơn (BVHS).
 (a) Ðọc tác phẩm Tắt đèn, chúng ta thấy người nông dân Việt Nam
dưới chế độ thực dân nửa phong kiến đã bị áp bức hết sức tàn tệ.
Gia đình chị Dậu không một ai là không bị hành hạ. Anh Dậu đang
ốm liệt giường chiếu cũng bị trói, bị đánh đập dã man. Cái Tí bé
bỏng cũng bị roi đòn.
3.4.2. SỬA CHỮA, HOÀN THIỆN VĂN BẢN
 Ðoạn văn (e) có thể sửa chữa theo cách thứ hai : mở rộng đối tượng
nhận định trong câu thứ nhất, ghép câu thứ hai và thứ ba lại, chuyển
đổi cấu trúc câu thứ tư, thứ năm để đoạn văn liên kết chặt chẽ hơn về
chủ đề :
 (e) Phần lớn các nhân vật lãng mạng của Khái Hưng và Nhất Linh
đều được phóng đại và lý tưởng hóa. Dũng là một khách tình si.
Tuyết là một gái giang hồ, Quang Ngọc, Phạm Thái, Nhị Nương là
một bọn thanh niên quý tộc suy tàn đã được thi vị hóa, lãng mạn hóa.
Thậm chí bọn địa chủ tây học cũng được Khái Hưng và Hoàng Ðạo
xây dựng thành những mẫu người lý tưởng (Hạc, Bảo trong Gia
đình, Duy, Thơ trong Con đường sáng). Nguyễn Tuân cũng lý tưởng
hóa, thi vị hóa những người giang hồ lãng tử sống cuộc đời sóng gió
(Nguyễn, Vi Bạch) và đối lập họ với những kẻ chỉ biết chôn chân ở
mảnh đất quê hương (Dung, Lâm Hồ).(P.C.Ð - TTVNHÐ, T.I).

3.4.2. SỬA CHỮA, HOÀN THIỆN VĂN BẢN
 (e) Phần lớn các nhân vật lãng mạn đều được phóng đại và
lí tưởng hóa. Dũng là một khách tình si, Tuyết là gái giang
hồ, Quang Ngọc, Phạm Thái, Nhị Nương là một bọn thanh
niên quý tộc suy tàn đã được thi *vị hóa, lãng mạn hóa.
Thậm chí, bọn địa chủ tây học như Hạc, Bảo trong Gia
đình, Duy Thơ trong Con đường sáng cũng được Khái
Hưng và Hoàng Ðạo xây dựng thành những mẫu người lí
tưởng. Những người giang hồ lãng tử sống cuộc đời sóng
gió như Nguyễn, Vi Bạch cũng được Nguyễn Tuân lí tưởng
hóa, thi vị hóa, trở nên đối lập với những kẻ chỉ biết chôn
chân ở mảnh đất quê hương như Dung, Lâm Hồ.
2. LỖI LIÊN KẾT LÔ GÍCH
 (a) Viết về người phụ nữ, Hồ Xuân Hương thường chú ý đến những
ngóc ngách éo le của cuộc đời, qua đó lên tiếng nói đồng cảm và
bênh vực họ. Qua một loạt hình tượng nói về số phận hẩm hiu của
người phụ nữ, nhà thơ đã nêu bật lên vẻ đẹp bên trong, vẻ đẹp tâm
hồn của họ. Hồ Xuân Hương còn mạnh dạn ca ngợi vẻ đẹp thân
xác của những cô gái đang xuân, trắng trong tươi mát... (BVHS).
Trong đoạn văn (a), đối tượng bàn luận là nhà thơ Hồ Xuân
Hương. Các câu trong đoạn liên kết chặt chẽ với nhau về chủ đề.
Nhưng về nội dung bàn luận, ba câu lại rời rạc, tản mạn. Trong
câu thứ nhất, nội dung bàn luận về Hồ Xuân Hương là : thường chú
ý đến những ngóc ngách éo le của cuộc đời, qua đó lên tiếng nói
đồng cảm và bênh vực họ; trong câu thứ hai, là đã nêu bật lên vẻ đẹp
bên trong, vẻ đẹp tâm hồn của họ; trong câu thứ ba, lại là : còn mạnh
dạn ngợi ca vẻ đẹp thân xác của những cô gái đang xuân, trắng trong
tươi mát.
2. LỖI LIÊN KẾT LÔ GÍCH
 (b) Người lính Tây Tiến khi đấu tranh chống giặc ngày xưa khi đi
không có định ngày về. Họ đã thề với lòng khi giành được độc lập
mới trở về. Khi đã nằm xuống thì chỉ có chiếu quấn thân để chôn
chứ không có những thứ như các người khác. Các anh hùng đã hi
sinh vì tổ quốc đã chống Pháp thật hiên ngang. Vẻ đẹp của hình
tượng người lính Tây Tiến thật hùng vĩ (BVHS).
 Trong đoạn văn (b), về chủ đề, các câu liên kết khá chặt chẽ với nhau :
cùng tập trung đề cập đến người lính Tây Tiến, ngoại trừ câu thứ tư.
Trong câu văn này, học sinh đã mở rộng đối tượng một cách tùy tiện :
đang trần thuật, bàn luận về người lính Tây Tiến, lại liên hệ đến các
anh hùng đã hi sinh vì tổ quốc, một đối tượng có tính khái quát cao,
làm cho đoạn văn trở nên chệch choạc về liên kết chủ đề.
 Nhưng đáng lưu ý hơn là mối quan hệ về nội dung bàn luận, trần thuật
giữa các câu. Trước hết, chúng ta thấy có sự mâu thuẫn giữa câu thứ
nhất với câu thứ hai : khi đi không có định ngày về - khi giành độc lập
mới trở về. Kế đến là sự rời rạc, tản mạn giữa câu thứ ba, thứ tư và thứ
năm : đã nằm xuống thì chỉ có chiếu quấn thân để chôn chứ không có
những thứ như các người khác-đã chống Pháp thật hiên ngang- thật
hùng vĩ (Bên cạnh đó, trong đoạn văn này, học sinh còn sai lỗi ngữ
pháp, lỗi từ ngữ và lỗi về kiến thức).
2. LỖI LIÊN KẾT LÔ GÍCH
 (c) Ông Nghị được Ngô Tất Tố vẽ ra bằng cử chỉ đặt tăm ngang
miệng chén, vẽ chòm râu, đập tay xuống sập và bằng lời quát
v.v... Ðọc những từ ngữ đầu tiên của đoạn văn, ta thấy ngay cái
vẻ của ông Nghị. Ðó là con người cậy thế, khinh rẻ người dân.
Ngô Tất Tố đã dựng nên một tên địa chủ đáng khinh bỉ. Với cử
chỉ uống một hớp lớn... súc miệng òng ọc mấy cái rồi nhổ toẹt
xuống nền nhà, tên Nghị Quế thật là xấu xa, kinh tởm ! Chỉ qua
hành động đầu tiên ấy thôi, ta cũng đủ thấy thái độ thô bỉ của
hắn. Nghị Quế cậy thế, cậy chức ông Nghị để ức hiếp mọi
người. Trước mặt người dân nghèo, Nghị Quế cố tăng thêm uy
thế hòng bóp hầu bóp cổ người dân nghèo khổ dễ hơn (NBVH).
2. LỖI LIÊN KẾT LÔ GÍCH
Trong đoạn văn (c), học sinh đã đảm bảo được liên kết chủ
đề : các câu trong đoạn tập trung bàn luận về nhân vật
Nghị Quế. Nhưng về nội dung bàn luận, có sự đan xen lộn
xộn, thiếu mạch lạc giữa các câu.
Nhìn chung, trong đoạn văn này, có hai nội dung bàn luận về
Nghị Quế :
- Bản chất cậy quyền ỷ thế, ức hiếp dân lành
- Tư cách xấu xa thô bỉ
Liên quan đến nội dung thứ nhất là các câu thứ nhất, thứ ba,
thứ bảy và thứ tám. Liên quan đến nội dung thứ hai là các
câu thứ tư, thứ năm và thứ sáu. (Riêng câu thứ ba thì nội
dung nghĩa không rõ ràng, ta không xác định được một
cách cụ thể cái vẻ của ông Nghị là vẻ gì.)
2. LỖI LIÊN KẾT LÔ GÍCH
 (d) Trước bọn cường hào độc ác, bất nhân, chị
Dậu không chỉ nhẫn nhục, chịu đựng. Vì thương
chồng, chị đã hứng chịu bao điều cơ cực, bị đánh
đập tàn nhẫn. Chị đã phải đi ở vú, lại bị tên quan
già dâm đãng toan cưỡng hiếp. Số phận của người
lao động nghèo trong xã hội thực dân nửa phong
kiến là như thế, một phần cũng là do khi bị áp
bức, họ chỉ biết chịu đựng, không dám đứng dậy
đấu tranh. (BVHS).
2. LỖI LIÊN KẾT LÔ GÍCH
 Trong đoạn văn (d), ta thấy có sự mâu thuẫn giữa nội dung
bàn luận của câu thứ nhất với nội dung bàn luận của các
câu còn lại. Nội dung nhận định về nhân vật chị Dậu trong
câu thứ nhất là : không chỉ nhẫn nhục, chịu đựng. Thế
nhưng, trong các câu tiếp theo, nội dung trần thuật, bàn
luận về chị Dậu và người lao động nghèo trong xã hội thực
dân nửa phong kiến hoàn toàn ngược lại : đã phải đi ở vú,
lại bị tên quan già dâm đãng toan cưỡng hiếp, chỉ biết chịu
đựng, không dám đứng dậy đấu tranh.
2. LỖI LIÊN KẾT LÔ GÍCH
(e) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao
nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo
sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.
Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn
ngọn lửa hồng. Hàng ngàn búp nõn là
hàng ngàn ánh nến xanh. Tất cả đều
lóng lánh, lung linh trong nắng (TV9).
2. LỖI LIÊN KẾT LÔ GÍCH
 Trong đoạn văn (e), nội dung miêu tả của các câu thứ hai,
thứ ba, thứ tư và thứ năm hoàn toàn tương hợp, lô-gích với
nhau. Ðó là sự tương hợp về màu sắc, ánh sáng của cây
gạo, nhìn một cách bao quát, và của bông hoa, búp nõn
trên cây gạo: sừng sững như một tháp đèn khổng lồ- hàng
ngàn ngọn lửa hồng- hàng ngàn ánh nến xanh- lóng lánh,
lung linh trong nắng. Tuy nhiên, nội dung miêu tả của các
câu văn này lại không có liên quan gì đến nội dung miêu tả
của câu thứ nhất : gọi đến bao nhiều là chim.
2. LỖI LIÊN KẾT LÔ GÍCH
 lỗi liên kết lô-gích trong đoạn văn là loại lỗi liên kết thể
hiện qua sự rời rạc, mâu thuẫn hay đan xen rối rắm, thiếu
mạch lạc về nội dung bàn luận, trần thuật, miêu tả giữa các
câu trong đoạn.
 Có hai nguyên nhân chính dẫn đến lỗi liên kết lô-gích.
Nguyên nhân thứ nhất, mang tính chất gián tiếp, là ở giai
đoạn phân tích đề, lập dàn bài. Ở giai đoạn này, vì thiếu ý
thức phân bố, sắp xếp nội dung bàn luận, trần thuật hay
miêu tả trong từng phần, từng đoạn một cách rạch ròi, cụ
thể, nên đến giai đoạn tạo đoạn, tạo văn bản, học sinh viết
lan man, dẫn đến lỗi sai. Nguyên nhân thứ hai, mang tính
chất trực tiếp, là do học sinh không nắm vững kiến thức
Ngữ pháp văn bản, đặc biệt là những hiểu biết về nhân tố
liên kết lô-gích trong đoạn văn.
2. LỖI LIÊN KẾT LÔ GÍCH
 Nội dung nghĩa của các câu rời rạc, tản mạn.
 Nội dung nghĩa của các câu mâu thuẫn với nhau.

 Nội dung nghĩa của các câu đan xen rối rắm.

Trong các ví dụ đã dẫn, thuộc kiểu lỗi thứ nhất là đoạn (a),
(e). Thuộc kiểu lỗi thứ hai là các đoạn (d), (f). Thuộc kiểu lỗi
thứ ba là đoạn (c). Tất nhiên, bên cạnh ba kiểu lỗi sai chính
vừa nêu, trong bài viết của học sinh, cũng xuất hiện hiện
tượng phức hợp hai, ba kiểu lỗi. Ðoạn văn (b) thuộc trường
hợp này : nội dung nghĩa giữa các câu vừa mâu thuẫn, vừa
rời rạc, tản mạn.
2. LỖI LIÊN KẾT LÔ GÍCH
 3 loại lỗi: nội dung nghĩa câu rời rạc, nội dung nghĩa câu
mâu thuẫn, nội dung nghĩa của câu đan xen, rối rắm
 - Ðối với kiểu lỗi nội dung nghĩa của các câu rời rạc

 Nếu đa số các câu trong đoạn có nội dung nghĩa lô-gích


với nhau, chỉ có một hay một vài câu rời rạc, thì chúng ta
sửa chữa. Cách thức cụ thể là cắt bỏ những câu có nội
dung nghĩa rời rạc, kết hợp với việc sắp xếp lại các câu,
thay đổi cách diễn đạt, thay thế, thêm bớt từ ngữ..., nếu
thấy cần, để đoạn văn đã sửa chữa đảm bảo được các nhân
tố liên kết.
2. LỖI LIÊN KẾT LÔ GÍCH
 Ðoạn văn (e) có thể sửa theo cách vừa nêu:
 (e) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa
nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.
Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng. Hàng
ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến xanh. Tất cả đều lóng
lánh, lung linh trong nắng (TV9).
 (e) Mùa xuân, từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một
tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn
ngọn lửa hồng. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến
xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng.
2. LỖI LIÊN KẾT LÔ GÍCH
 Nếu đa số các câu trong đoạn đều có nội dung nghĩa rời rạc
thì chúng ta không thể sửa chữa, mà chỉ có thể tổ chức lại
đoạn văn. Tất nhiên, đây là một công việc khá phức tạp và tế
nhị.
 Trước hết, dựa vào văn cảnh rộng, chúng ta xác định nội
dung nghĩa cơ bản của đoạn văn cần được tổ chức lại.
 Tiếp theo, chúng ta xem xét đoạn văn cần tổ chức lại để xác
định nội dung nghĩa cơ bản của nó có được biểu đạt qua câu
văn nào hay không. Ðoạn văn (a) thuộc trường hợp này : câu
thứ nhất trong đoạn có thể được xem như câu nêu lên nội
dung nghĩa cơ bản. Nếu không, chúng ta phải tạo một đoạn
văn mới hoàn toàn dựa trên nội dung nghĩa cơ bản đã xác
định được. Chẳng hạn như đối với đoạn văn (b). Dựa vào
văn cảnh rộng, có thể xác định được nội dung nghĩa cơ bản
của đoạn là : sự hi sinh mất mát của người lính Tây Tiến.
2. LỖI LIÊN KẾT LÔ GÍCH
 Cuối cùng, chúng ta vận dụng kiến thức về từ ngữ, ngữ
pháp, đặc biệt là kiến thức về đoạn văn (các nhân tố liên
kết, các loại câu có chức năng khác nhau, các kiểu kết cấu
của đoạn...) kết hợp với kiến thức về văn chương, xã hội,
lần lượt hiển ngôn hóa nội dung cơ bản của đoạn thành
đoạn văn hoàn chỉnh.
2. LỖI LIÊN KẾT LÔ GÍCH
 (a) Viết về người phụ nữ, Hồ Xuân Hương thường chú ý
đến những ngóc ngách éo le của cuộc đời, qua đó lên tiếng
nói đồng cảm và bênh vực họ. Qua một loạt hình tượng nói
về số phận hẩm hiu của người phụ nữ, nhà thơ đã nêu bật
lên vẻ đẹp bên trong, vẻ đẹp tâm hồn của họ. Hồ Xuân
Hương còn mạnh dạn ca ngợi vẻ đẹp thân xác của những
cô gái đang xuân, trắng trong tươi mát... (BVHS).
2. LỖI LIÊN KẾT LÔ GÍCH
(a) Viết về người phụ nữ, Hồ Xuân Hương thường chú ý đến
những ngóc ngách éo le của cuộc đời, qua đó lên tiếng nói
đồng cảm và bênh vực họ. Bà thông cảm sâu sắc với những
người phụ nữ làm lẽ, năm thì mười họa mới được gần
chồng, mà cũng chỉ là được chăng hay chớ, cho nên bà đã
thốt lên tiếng chửi đầy phẫn nộ đối với cái kiếp lấy chồng
chung, cái kiếp tôi đòi không công. Bà mạnh dạn lên tiếng
khẳng định và bênh vực những người con gái, vì cả nể nên
có mang với người mình yêu, điều mà luân lí phong kiến và
dư luận xã hội khắt khe không chấp nhận :
Quản bao miệng thế lời chênh lệch
Không có, nhưng mà có, mới ngoan.
Chính tiếng nói đồng cảm và bênh vực ấy đã làm cho những
vần thơ viết về người phụ nữ của Hồ Xuân Hương có giá trị
nhân đạo sâu sắc.
2. LỖI LIÊN KẾT LÔ GÍCH
 (b) Người lính Tây Tiến khi đấu tranh chống giặc ngày
xưa khi đi không có định ngày về. Họ đã thề với lòng khi
giành được độc lập mới trở về. Khi đã nằm xuống thì chỉ
có chiếu quấn thân để chôn chứ không có những thứ như
các người khác. Các anh hùng đã hi sinh vì tổ quốc đã
chống Pháp thật hiên ngang. Vẻ đẹp của hình tượng người
lính Tây Tiến thật hùng vĩ (BVHS).
2. LỖI LIÊN KẾT LÔ GÍCH
(b) Khi ra đi chiến đấu, người lính Tây Tiến có ý
thức sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc, nên họ đã chẳng
tiếc ngày xanh.. Ðối với họ, sự hi sinh, mất mát
chẳng phải là chuyện tưởng tượng xa vời mà là
một thực tế hiển nhiên : những nấm mồ của đồng
đội nằm rải rác ở biên cương. Nhưng điều đó
không làm cho người lính Tây Tiến nao núng, run
sợ. Vì thế cho nên, cái chết đối với họ hết sức nhẹ
nhàng, thanh thản, mà cũng rất đỗi hào hùng:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
2. LỖI LIÊN KẾT LÔ GÍCH
 Ðối với kiểu lỗi nội dung nghĩa của các câu mâu thuẫn
với nhau :
 Trước hết, cần phải xem xét, xác định câu hay chuỗi câu nào
mâu thuẫn với nhau và mâu thuẫn như thế nào.
 Bước tiếp theo, căn cứ vào văn cảnh rộng, chúng ta xác định
nội dung nghĩa cơ bản của đoạn văn cần sửa chữa, xác định
câu hay chuỗi câu nào tương ứng với nội dung nghĩa đó, câu
hay chuỗi câu nào có nội dung nghĩa mâu thuẫn.
 Cuối cùng, trên cơ sở câu hay chuỗi câu có giá trị thể hiện
nội dung nghĩa cơ bản, chúng ta sửa chữa, điều chỉnh các
câu có nội dung nghĩa mâu thuẫn bằng cách thay thế, thêm
bớt từ ngữ, thay thế nội dung diễn đạt, kết hợp với việc
chuyển đổi cấu trúc, tách ghép câu, thay đổi vị trí các câu,
nếu thấy cần.
2. LỖI LIÊN KẾT LÔ GÍCH
 (d) Trước bọn cường hào độc ác, bất nhân, chị
Dậu không chỉ nhẫn nhục, chịu đựng. Vì thương
chồng, chị đã hứng chịu bao điều cơ cực, bị đánh
đập tàn nhẫn. Chị đã phải đi ở vú, lại bị tên quan
già dâm đãng toan cưỡng hiếp. Số phận của người
lao động nghèo trong xã hội thực dân nửa phong
kiến là như thế, một phần cũng là do khi bị áp
bức, họ chỉ biết chịu đựng, không dám đứng dậy
đấu tranh. (BVHS).
2. LỖI LIÊN KẾT LÔ GÍCH
 (d) Trước bọn cường hào độc ác, bất nhân, chị Dậu không
chỉ nhẫn nhục, chịu đựng. Khi bị dồn vào bước đường
cùng, chị đã chống trả lại bọn chúng một cách quyết liệt.
Chị nghiến hai hàm răng thách thức tên cai Lệ khi hắn
định hành hạ anh Dậu : Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho
mày xem! Không chỉ bằng lời nói, chị còn túm lấy cổ hắn,
dúi hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất. Khi tên hầu cận ông
lí giơ gậy lên chực đánh chị, chị đã túm tóc hắn, lẳng cho
một cái, ngã nhào ra thềm.
2. LỖI LIÊN KẾT LÔ GÍCH
 Ðối với kiểu lỗi nội dung nghĩa của các câu đan xen rối
rắm:
 Hướng sửa chữa chung đối với kiểu lỗi sai này là tách đoạn
văn ra, tổ chức lại thành nhiều đoạn.
 Trước hết, chúng ta xem xét, xác định : Ðoạn văn có bao
nhiêu nội dung nghĩa cơ bản ? Nội dung nghĩa cơ bản nào
được biểu đạt trong những câu văn nào?
 Kế đến, chúng ta đặt những nội dung nghĩa cơ bản đã xác
định được trong văn cảnh rộng, phần văn bản hay cả văn
bản, để xét xem : Có sự chồng chéo, thừa thãi hay không ?
Trật tự phân bố các nội dung nghĩa có hợp lí không ? Nếu
nội dung nào chồng chéo lên nhau, trở nên thừa thãi, thì loại
bỏ. Nếu không thừa, thì giữ nguyên và phân bố theo trật tự
cũ hay phân bố lại theo trật tự mới cho kết cấu toàn bài chặt
chẽ hơn.
2. LỖI LIÊN KẾT LÔ GÍCH
 Cuối cùng, chúng ta tách đoạn bằng cách phân bố, sắp xếp
lại các câu, kết hợp với việc thêm bớt, thay thế từ ngữ,
thay đổi cách diễn đạt..., và sửa chữa các loại lỗi khác, nếu
có.
2. LỖI LIÊN KẾT LÔ GÍCH
 (c) Ông Nghị được Ngô Tất Tố vẽ ra bằng cử chỉ đặt tăm
ngang miệng chén, vẽ chòm râu, đập tay xuống sập và
bằng lời quát v.v... Ðọc những từ ngữ đầu tiên của đoạn
văn, ta thấy ngay cái vẻ của ông Nghị. Ðó là con người
cậy thế, khinh rẻ người dân. Ngô Tất Tố đã dựng nên một
tên địa chủ đáng khinh bỉ. Với cử chỉ uống một hớp lớn...
súc miệng òng ọc mấy cái rồi nhổ toẹt xuống nền nhà, tên
Nghị Quế thật là xấu xa, kinh tởm ! Chỉ qua hành động
đầu tiên ấy thôi, ta cũng đủ thấy thái độ thô bỉ của hắn.
Nghị Quế cậy thế, cậy chức ông Nghị để ức hiếp mọi
người. Trước mặt người dân nghèo, Nghị Quế cố tăng
thêm uy thế hòng bóp hầu bóp cổ người dân nghèo khổ dễ
hơn (NBVH).
2. LỖI LIÊN KẾT LÔ GÍCH
 Ông Nghị được Ngô Tất Tố vẽ ra bằng cử chỉ đập tay
xuống sập, rung đùi, vuốt chòm râu tây cong vắt trên mép
miệng ngậm tăm và bằng những lời quát... Những chi tiết
được miêu tả thoáng qua ấy đã cho ta thấy rõ cái bản chất
cậy quyền ỷ thế, ức hiếp dân lành của Nghị Quế. Trước mặt
người nông dân nghèo khổ, thấp cổ bé miệng, hắn luôn ra
oai, làm tăng thêm uy thế hòng bóp hầu bóp họng họ dễ
hơn.
 Bên cạnh bản chất cậy quyền ỷ thế, Nghị Quế còn là một
tên địa chủ có tư cách hết sức xấu xa, đáng khinh bỉ. Cái
cung cách ăn uống của hắn đã chứng minh rõ điều đó. Hắn
bưng bát canh, trợn mắt, húp một cái đánh soạt, vừa nhai,
vừa nuốt, vừa giục thằng nhỏ lấy tăm. Hắn bưng tách nước
uống một hớp lớn, súc miệng òng ọc mấy cái, rồi nhổ toẹt
xuống nền nhà…
3. LỖI LIÊN KẾT HÌNH THỨC
 Lỗi liên kết hình thức là loại lỗi liên kết có biểu hiện: các
phương tiện liên kết phản ánh sai lệch mối quan hệ về mặt
nội dung giữa các câu trong đoạn.
 liên kết nội dung trong văn bản với hai nhân tố - liên kết
chủ đề và liên kết lô gích - có vai trò quyết định và quy
định liên kết hình thức. Do đó, khi đoạn văn sai liên kết
chủ đề hay liên kết lô-gích, tất nhiên dẫn đến sai liên kết
hình thức.
3. LỖI LIÊN KẾT HÌNH THỨC
 Chẳng hạn như đoạn văn này, học sinh đã sử dụng phép
liên tưởng để tổ chức liên kết chủ đề như sau : người nông
dân Việt Nam dưới chế độ thực dân phong kiến - Gia
đình chị Dậu- Anh Dậu- Cái Tí bé bỏng- Tên lí trưởng.
Nhưng Tên lí trưởngkhông có quan hệ ngang hàng (đồng
loại) với Anh Dậu và Cái Tí bé bỏng, nên cũng không bao
hàm trong Gia đình chị Dậu và trong người nông dân Việt
Nam dưới chế độ thực dân phong kiến. Ðó là lỗi liên kết
hình thức : sử dụng sai phương tiện liên tưởng.
3. LỖI LIÊN KẾT HÌNH THỨC
 (a) Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, tác giả dựng lên
một cảnh đời bất hạnh của Chí Phèo. Họ không chỉ chịu
áp bức về vật chất mà tinh thần của họ cũng không kém
phần khốn khổ. Chí Phèo muốn được làm người lương
thiện nhưng không được...(BVSV).
 Trong ví dụ (a), câu thứ hai, học sinh đã dùng đại từ họ,
nhưng câu thứ nhất không có yếu tố tạo tiền đề cho việc
thay thế. Ðại từ họ, số nhiều, không thể thay thế cho Chí
Phèo.
3. LỖI LIÊN KẾT HÌNH THỨC
 (b) Hình ảnh quân xanh màu lá cho thấy người lính Tây
Tiến chịu nhiều thiếu thốn về vật chất, ốm yếu xanh xao như
màu lá. Tuy vậy nhưng họ vẫn quyết tâm không chịu lùi
bước. Nhưng họ vẫn mơ ước được độc lập với màu cờ nền
đỏ sao vàng.(BVHS)
 Ở đầu câu thứ hai, học sinh vừa dùng tổ hợp “Tuy vậy”,
biểu thị mối quan hệ nhượng bộ, vừa dùng liên từ “nhưng”,
biểu thị mối quan hệ tương phản, để nối hai câu lại. Dùng
hai phương tiện nối như vậy là thiếu nhất quán, chồng chéo
lên nhau, làm cho mối quan hệ về nội dung nghĩa giữa hai
câu không được xác lập rõ ràng, cụ thể. Bên cạnh đó, ở đầu
câu thứ ba, học sinh còn dùng liên từ nhưng. Nhưng nội
dung nghĩa của câu thứ hai và thứ ba không tương phản với
nhau. Như vậy, phương tiện nối nhưng đã phản ánh sai mối
quan hệ về nội dung nghĩa giữa hai câu.
3. LỖI LIÊN KẾT HÌNH THỨC
 (c) Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, có rất nhiều
nhà văn nhà thơđã nói lên lòng yêu quê hương đất nước,
nói lên tình đồng đội, đồng bào ... hay nhớ lại những cuộc
chiến đấu của những người lính. Trong đó, nhà thơ Quang
Dũng đã sáng tác bài Tây Tiến để nhớ lại những ngày
chiến đấu cùng đồng đội. (BVHS).
 câu thứ hai, học sinh đã dùng đại từ “đó” để thay thế,
nhưng chúng ta không xác định được đại từ này thay thế
cho từ, ngữ nào trong câu thứ nhất. Từ, ngữ được thay thế
ở đây là thời kì kháng chiến chống Pháp hay nhà văn nhà
thơ?
3. LỖI LIÊN KẾT HÌNH THỨC
 (d) Xuân Diệu là một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt
Nam. Ông sáng tác thơ là chính. Nhưng trong giai đoạn
này thơ ông bộc lộ tâm trạng rất yêu đời, rất thiết tha với
cuộc sống, nhưng đồng thời lại cũng rất chán nản, cô đơn
và hoài nghi.”(BVHS).
 Trong ví dụ (d), phương tiện nối nhưng ở đầu câu thứ ba
phản ánh sai quan hệ về nội dung nghĩa giữa câu thứ hai và
thứ ba. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không xác định được
danh ngữ giai đoạn này được dùng để chỉ giai đoạn nào.
3. LỖI LIÊN KẾT HÌNH THỨC
 (e) Trong hoàn cảnh trước cách mạng tháng tám, trong
dòng thơ văn của dân tộc ta, nói về thơ thì ai cũng biết đến
Xuân Diệu. Thế nhưng tâm hồn ông lại chứa đựng hai
tâm trạng luôn trái ngược nhau là : ông rất yêu đời, rất
thiết tha với cuộc sống nhưng cũng rất chán nản hoài
nghi, cô đơn.(BVHS).
 Trong ví dụ (e), tổ hợp thế nhưng ở đầu câu thứ hai phản
ánh lệch lạc mối quan hệ về nội dung nghĩa giữa hai câu.
3. LỖI LIÊN KẾT HÌNH THỨC
 (f) Chủ nghĩa lãng mạn bảo thủ và lãng mạn ở Tây Âu
chính là tiếng nói của giai cấp quý tộc phong kiến đã suy
tàn, là thái độ thứ nhất chống lại cuộc Cách mạng Pháp và
phong trào Khai sáng gắn liền với cuộc cách mạng đó.
Những nhà văn lãng mạn này không những chủ trương lí
thuyết duy tâm, phản động về mặt nghệ thuật, mà còn trực
tiếp tham gia những phong trào chính trị chống lại Cách
mạng Pháp...(P.C.Ð -PTTM).
 Trong ví dụ (f), người viết đã dùng danh ngữ Những nhà
văn lãng mạn này để chỉ Chủ nghĩa lãng mạn bảo thủ và
lãng mạn ở Tây Âu. Nhưng nội dung biểu đạt của hai danh
ngữ này không hề đồng nhất với nhau.
3. LỖI LIÊN KẾT HÌNH THỨC
 (g) Càng về sau, con đường xuống dốc của những khách
chinh phu thật thảm hại. Tuy nhiên, lúc mới xuất hiện
trong thơ Thế Lữ, con người đó đã hấp dẫn khá đông
thanh niên trong một thời lịch sử. (P.C.Ð -PTTM).
 Trong ví dụ (g), người viết đã dùng danh ngữ con người đó
để thế cho những khách chinh phu. Nhưng về ý nghĩa số
lượng, hai danh ngữ này lại thiếu thống nhất.
3. LỖI LIÊN KẾT HÌNH THỨC
 lỗi liên kết hình thức bao gồm các kiểu sai:
Sử dụng sai phương tiện thế đại từ:
biểu hiện: đại từ được dùng để thay thế thiếu yếu tố tạo
tiền đề hay yếu tố tạo tiền đề không rõ ràng. Thuộc kiểu lỗi
này là đại từ Họ trong ví dụ (a) và đại từ đó trong ví dụ (c).

Sử dụng sai phương tiện nối :


Kiểu lỗi này thường có biểu hiện : phương tiện nối câu
(quan hệ từ, tổ hợp cố định hóa hay có xu hướng cố định
hóa) phản ánh sai lệch mối quan hệ về nội dung nghĩa giữa
hai câu. Liên từ Nhưng trong ví dụ (b), và tổ hợp thế
nhưng trong ví dụ (e) thuộc kiểu lỗi này.
3. LỖI LIÊN KẾT HÌNH THỨC
 Cách sửa lỗi phương tiện nối
 (b) Hình ảnh quân xanh màu lá cho thấy người lính Tây
Tiến chịu nhiều thiếu thốn về vật chất, ốm yếu xanh xao
như màu lá. Tuy vậy nhưng họ vẫn quyết tâm không chịu
lùi bước. Nhưng họ vẫn mơ ước được độc lập với màu cờ
nền đỏ sao vàng.(BVHS)

 (b) Hình ảnh quân xanh màu lá cho thấy người lính Tây
Tiến phải chịu nhiều thiếu thốn, gian khổ về vật chất, da
xanh xao như màu lá. Nhưng họ không hề yếu đuối về mặt
ý chí, tinh thần, mà trái lại, vẫn dữ oai hùm. Hơn thế nữa,
họ còn biết mộng mơ lãng mạn, mơ về Hà Nội với dáng
kiều thơm.
3. LỖI LIÊN KẾT HÌNH THỨC
 Cách sửa lỗi phương tiện nối
 (e) Trong hoàn cảnh trước cách mạng tháng tám, trong
dòng thơ văn của dân tộc ta, nói về thơ thì ai cũng biết đến
Xuân Diệu. Thế nhưng tâm hồn ông lại chứa đựng hai tâm
trạng luôn trái ngược nhau là : ông rất yêu đời, rất thiết
tha với cuộc sống nhưng cũng rất chán nản hoài nghi, cô
đơn.(BVHS).

 (e) Nói về thơ ca Việt Nam giai đoạn trước Cách mạng
tháng Tám, ai cũng biết đến Xuân Diệu. Thơ ông trong
thời kì này thể hiện hai tâm trạng trái ngược nhau. Một
mặt, ông rất yêu đời, thiết tha với cuộc sống ; nhưng mặt
khác, ông lại cảm thấy bi quan, hoài nghi, cô đơn.
3. LỖI LIÊN KẾT HÌNH THỨC
 Cách sửa lỗi thế đại từ
 (a) Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, tác giả dựng lên một
cảnh đời bất hạnh của Chí Phèo. Họ không chỉ chịu áp bức
về vật chất mà tinh thần của họ cũng không kém phần khốn
khổ. Chí Phèo muốn được làm người lương thiện nhưng
không được...(BVSV).
 (a) Trong tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao đã xây dựng thành
công hình tượng Chí Phèo, một nạn nhân khốn khổ của chế
độ thực dân nửa phong kiến. Chí Phèo không những bị bóc
lột về mặt vật chất, mà còn bị đè nén, áp bức về mặt tinh
thần, trở thành một tên lưu manh mất hết tính người. Ðến
khi Chí Phèo thức tỉnh, khao khát được trở lại làm người
lương thiện, thì Chí nhận ra rằng, mình không thể nào thực
hiện được cái ước muốn hết sức bình thường, chính đáng
ấy.
3. LỖI LIÊN KẾT HÌNH THỨC
 Cách sửa lỗi thế đại từ
 (c) Trong thời kì kháng chiếng chống Pháp, có rất nhiều
nhà văn nhà thơ đã nói lên lòng yêu quê hương đất nước,
nói lên tình đồng đội, đồng bào ... hay nhớ lại những cuộc
chiến đấu của những người lính. Trong đó, nhà thơ Quang
Dũng đã sáng tác bài Tây Tiến để nhớ lại những ngày
chiến đấu cùng đồng đội. (BVHS).
 (c) Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, nhiều nhà văn,
nhà thơ đã viết về tình cảm quê hương đất nước, tình đồng
chí, đồng bào, hay viết về những kỉ niệm của đời lính...
Trong số những nhà văn, nhà thơ ấy, Quang Dũng là một
cây bút tiêu biểu. Ông đã sáng tác bài thơ Tây Tiến, ghi lại
những kỉ niệm và những tình cảm sâu sắc của ông về đoàn
quân Tây Tiến.
3. LỖI LIÊN KẾT HÌNH THỨC
Sử dụng sai phương tiện lặp từ vựng
biểu hiện : phương tiện lặp (từ, ngữ) thiếu yếu tố tạo tiền
đề hay thiếu sự đồng nhất về nội dung biểu đạt với yếu tố
tạo tiền đề. Danh ngữ giai đoạn này trong ví dụ (d) và
danh ngữ Những nhà văn lãng mạn này trong ví dụ (f)
thuộc kiểu lỗi này.
(d) Xuân Diệu là một nhà thơ lớn trong nền văn học
Việt Nam. Ông sáng tác thơ là chính. Nhưng trong giai
đoạn này thơ ông bộc lộ tâm trạng rất yêu đời, rất thiết
tha với cuộc sống, nhưng đồng thời lại cũng rất chán nản,
cô đơn và hoài nghi.”(BVHS).
 (f) Chủ nghĩa lãng mạn bảo thủ và lãng mạn ở
Tây Âu chính là tiếng nói của giai cấp quý tộc
phong kiến đã suy tàn, là thái độ thứ nhất chống
lại cuộc Cách mạng Pháp và phong trào Khai
sáng gắn liền với cuộc cách mạng đó. Những
nhà văn lãng mạn này không những chủ trương
lí thuyết duy tâm, phản động về mặt nghệ thuật,
mà còn trực tiếp tham gia những phong trào
chính trị chống lại Cách mạng Pháp...(P.C.Ð -
PTTM).
3. LỖI LIÊN KẾT HÌNH THỨC
Cách sửa lỗi lặp từ vựng
Tùy vào biểu hiện sai cụ thể, chúng ta có thể điều chỉnh yếu
tố tạo tiền đề hay điều chỉnh yếu tố liên kết, sao cho các
phương tiện liên kết đồng nhất với nhau về nội dung biểu
đạt.
(d) Xuân Diệu là một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt
Nam. Ông sáng tác thơ là chính. Nhưng trong giai đoạn này
thơ ông bộc lộ tâm trạng rất yêu đời, rất thiết tha với cuộc
sống, nhưng đồng thời lại cũng rất chán nản, cô đơn và hoài
nghi.”(BVHS).
(d) Xuân Diệu là một nhà thơ lớn trong nền văn học hiện đại
Việt Nam. Trong giai đoạn sáng tác trước năm 1945, ông
làm thơ là chính. Thơ ông trong giai đoạn này thể hiện hai
tâm trạng trái ngược nhau : yêu đời, thiết tha với cuộc sống,
nhưng lại bi quan, hoài nghi, cô đơn.
3. LỖI LIÊN KẾT HÌNH THỨC
Cách sửa lỗi lặp từ vựng
 (f) Chủ nghĩa lãng mạn bảo thủ và lãng mạn ở Tây Âu chính là
tiếng nói của giai cấp quý tộc phong kiến đã suy tàn, là thái độ
thứ nhất chống lại cuộc Cách mạng Pháp và phong trào Khai
sáng gắn liền với cuộc cách mạng đó. Những nhà văn lãng mạn
này không những chủ trương lí thuyết duy tâm, phản động về
mặt nghệ thuật, mà còn trực tiếp tham gia những phong trào
chính trị chống lại Cách mạng Pháp...(P.C.Ð -PTTM).
(f) Chủ nghĩa lãng mạn bảo thủ và lãng mạn ở Tây Âu chính là
tiếng nói của giai cấp quý tộc phong kiến đã suy tàn, là thái độ
thứ nhất chống lại cuộc Cách mạng Pháp và phong trào Khai
sáng gắn liền với cuộc cách mạng đó. Những nhà văn thuộc
khuynh hướng sáng tác này / khuynh hướng lãng mạn này
không những chủ trương lí thuyết duy tâm, phản động về mặt
nghệ thuật, mà còn trực tiếp tham gia những phong trào chính
trị chống lại Cách mạng Pháp...
3. LỖI LIÊN KẾT HÌNH THỨC
Sử dụng sai phương tiện thế đồng nghĩa :
Biểu hiện thường thấy của kiểu lỗi này là phương tiện
thế thiếu sự đồng nhất về nội dung biểu đạt với yếu tố tạo
tiền đề. Chẳng hạn như ví dụ (g) đã dẫn.
(g) Càng về sau, con đường xuống dốc của những
khách chinh phu thật thảm hại. Tuy nhiên, lúc mới xuất
hiện trong thơ Thế Lữ, con người đó đã hấp dẫn khá đông
thanh niên trong một thời lịch sử. (P.C.Ð -PTTM).
3. LỖI LIÊN KẾT HÌNH THỨC
Cách sửa lỗi thế đồng nghĩa :
(g) Càng về sau, con đường xuống dốc của những
khách chinh phu thật thảm hại. Tuy nhiên, lúc mới xuất
hiện trong thơ Thế Lữ, con người đó đã hấp dẫn khá đông
thanh niên trong một thời lịch sử. (P.C.Ð -PTTM).
Càng về sau, con đường xuống dốc của khách chinh
phu thật thảm hại. Tuy nhiên, lúc mới xuất hiện trong thơ
Thế Lữ, khách chinh phu đã hấp dẫn khá đông thanh niên
trong một thời lịch sử.
Chương 4: Thực hành soạn thảo văn bản khoa học
4.1. Tóm tắt một tài liệu khoa học
4.1.1. Mục đích, yêu cầu
4.1.2. Những cách tóm tắt thường dùng
+ Tóm tắt thành đề cương
+ Tóm tắt thành văn bản hoàn chỉnh
4.1.1. Mục đích, yêu cầu
b1. Mục đích của tóm tắt văn bản khoa học
- Lưu trữ tài liệu dưới dạng ngắn gọn nhất để sử dụng
(trích dẫn) khi cần thiết.
- Giới thiệu, trình bày, báo cáo.
- Rèn luyện để nâng cao năng lực ngôn ngữ.
- Trong nhà trường, tóm tắt vừa hệ thống hóa kiến thức vừa
rèn luyện các thao tác tư duy khoa học.
b2. Yêu cầu văn bản tóm tắt
- Ngắn gọn, cô đọng: ép nén thông tin vào một đơn vị ngôn
ngữ hết sức súc tích, ngắn gọn. Văn bản tóm tắt phải ít lời
nhiều ý.
- Chính xác, trung thực: nội dung nêu trong văn bản tóm tắt
phải là nội dung cốt lõi của văn bản gốc.
- Phù hợp với mục đích tóm tắt; cần diễn đạt các nội dung
tóm tắt theo cách riêng của mình.
4.1. Tóm tắt một tài liệu khoa học
Tóm tắt VB là trình bày lại nội dung của văn bản gốc
theo một mục đích đã định trước. VB tóm tắt bao giờ cũng
ngắn hơn VB nguyên gốc.
Trước khi tóm tắt, cần xác định mục đích của việc tóm
tắt.
Tóm tắt tài liệu khoa học có nhiều mục đích khác
nhau: lưu tài liệu ở dạng ngắn gọn nhất, giới thiệu một
công trình khoa học trên báo. Cũng có thể chỉ cần tóm tắt
một phần, một luận điểm nào đó để phục vụ cho một ý
kiến nào đấy.
Những cách tóm tắt thường sử dụng: tóm tắt thành đề
cương chi tiết và tóm tắt thành văn bản hoàn chỉnh.
4.1. Tóm tắt một tài liệu khoa học
4.1.2. Những cách tóm tắt thường dùng
a. Tóm tắt thành đề cương
Nội dung cần tóm tắt:
- Tên tài liệu: Tiêu đề viết giữa dòng, khổ lớn, kiểu khác để
phân biệt với các phần của văn bản. Tiếp theo ghi tên tác
giả, xuất xứ của văn bản (trích ở đâu, nếu là cả quyển thì
tên sách là gì, nhà xuất bản nào, nơi xuất bản và năm xuất
bản)
- Phần mở đầu: xác định đối tượng nghiên cứu, lí do và mục
đích nghiên cứu, tình hình nghiên cứu, nhiệm vụ, phương
pháp nghiên cứu.
4.1. Tóm tắt một tài liệu khoa học
a. Tóm tắt thành đề cương
- Phần triển khai: triển khai hệ thống luận điểm, luận cứ bằng
một hệ thống đề mục ở nhiều tầng bậc khác nhau. Nếu văn
bản không có đề mục thì người tóm tắt phải tự tìm ra đề
mục bằng cách tìm các câu chủ đề trong đoạn văn. Trường
hợp một ý được diễn đạt bằng nhiều đoạn thì phải tóm tắt
các đoạn đó thành một câu khái quát.
Có thể sử dụng chữ số Ả Rập để đánh dấu đề mục như sau:
1.
1.1.
1.2.
4.1. Tóm tắt một tài liệu khoa học
a. Tóm tắt thành đề cương
- Phần kết luận: tóm tắt những kết quả nghiên cứu, những
đóng góp đáng kể, nêu phương hướng ứng dụng.
Trường hợp nội dung kết luận nằm trong một đoạn, ta
có thể dựa vào các câu chủ đề của đoạn. Còn trường hợp
nội dung kết luận nằm ở câu thì ta tìm cách tóm lược nội
dung cơ bản của các câu trong nguyên bản.
b. Tóm tắt thành văn bản hoàn chỉnh
Ta cần bám sát vào ba phần chính trong bố cục của tài
liệu. Lời tóm tắt phần mở đầu và phần kết luận có thể lấy
từ các câu chủ đề của các đoạn trong hai phần đó rồi chỉnh
sửa từ ngữ cho hợp lí. Nếu các phần đó không có câu chủ
đề thì chúng ta bắt buộc phải tìm cách diễn đạt ý khái quát
đó bằng một hoặc vài câu khác.
4.2. Tổng thuật các tài liệu khoa học
4.2.1. Mục đích, yêu cầu
4.2.2. Cách tổng thuật các tài liệu khoa học
4.3. Viết luận văn, tiểu luận khoa học
4.3.1. Lập đề cương nghiên cứu
4.3.2. Trình bày lịch sử vấn đề
4.3.3. Cấu trúc thường gặp của luận văn, tiểu luận khoa học
4.3.4. Ngôn ngữ trong luận văn, tiểu luận khoa học
4.2.2. Cách tổng thuật các tài liệu khoa học
Khái quát là yêu cầu cơ bản của việc tổng thuật. Để tổng
thuật cần các bước sau:
- Đọc và suy ngẫm tất cả các tài liệu cần tổng thuật để nắm
được các nhà nghiên cứu, các công trình có liên quan đến đề
tài tổng thuật.
- Khái quát hoá để rút ra các mặt nội dung cơ bản của vấn đề.
- Lần lượt nêu các khía cạnh nội dung đã khái quát bằng cách
nêu những tác giả, tác phẩm chủ yếu (nêu vấn đề được nhiều
tác giả và nhiều công trình bàn đến). Sau đó, nêu những luận
điểm cơ bản được trình bày trong các tài liệu. Nếu tổng thuật
từ nhiều tài liệu thì cần nêu những quan điểm chung cũng
như những khác biệt giữa các quan điểm ấy. Cần trích dẫn
câu, đoạn ngắn để làm cho bản tổng thuật sinh động.
5. VIẾT TIỂU LUẬN VÀ BÁO CÁO KHOA HỌC
Những điểm cần lưu ý
Luận văn và báo cáo khoa học là những văn bản khoa
học.
Phần lập đề cương cần chú ý:
• bố cục và nội dung cần nêu được tính thời sự của việc
nghiên cứu (bối cảnh chung về lí thuyết, thực tiễn…);
• lí do chọn đề tài;

• giới hạn phạm vi nghiên cứu,

• nội dung dự kiến chương mục…

• phương pháp nghiên cứu (phương pháp luận và phương


pháp nghiên cứu cụ thể); dự kiến đóng góp; nguồn tư liệu
và phương pháp xử lí tư liệu.
5. VIẾT TIỂU LUẬN VÀ BÁO CÁO KHOA HỌC
Phần lịch sử vấn đề cần chú ý:
- Lịch sử vấn đề là phần bắt buộc phải trình bày vì nó phản
ánh cái nhìn bao quát, tổng quan về tiến trình, kết quả và
những mảng trống, hạn chế (cả về nội dung lẫn phương
pháp nghiên cứu) trong các công trình của những người đi
trước có liên quan đến đề tài dự kiến.
- Muốn trình bày lịch sử vấn đề, phải dựa vào kết quả tóm tắt
và tổng thuật tài liệu khoa học nhưng không phải là sự kết
hợp cơ giới mà dựa trên việc chọn lựa và khái quát hoá
trong định hướng phục vụ đề tài.
5. VIẾT TIỂU LUẬN VÀ BÁO CÁO KHOA HỌC
- Có thể trình bày lịch sử nghiên cứu theo:
a. Thời gian hoặc quan hệ quan điểm
b. Theo lịch sử vấn đề chung cho toàn bộ đề tài hoặc theo
phương diện của đề tài.
5. VIẾT TIỂU LUẬN VÀ BÁO CÁO KHOA HỌC
Nhìn khái quát, tiểu luận, luận văn có cấu trúc chung gồm ba
phần sau đây: 1. Phần phụ đầu, 2 phần chính văn, 3 phần
phụ sau.
Về hình thức trình bày
Mẫu và cách trình bày tiểu luận, luận văn khoa học
Cấu trúc của tiểu luận, luận văn khoa học
(*) Trang bìa
(*) Trang đề từ
(*) Mục lục
5. VIẾT TIỂU LUẬN VÀ BÁO CÁO KHOA HỌC
Phần thứ nhất : MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
II. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề

III. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

IV. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

V. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài


VI. Bố cục của tiểu luận (luận văn)
5. VIẾT TIỂU LUẬN VÀ BÁO CÁO KHOA HỌC
Phần thứ hai : NỘI DUNG CHÍNH
Chương I
Chương II
Chương III
Phần thứ ba: KẾT LUẬN
(*) Chú thích (nếu có)
(*) Phụ lục (nếu có)
(*) Tài liệu tham khảo
4.3. Viết luận văn, tiểu luận khoa học
 - Thực hành: viết đề cương nghiên cứu khoa học

 - Kiểm tra giữa kì

 - Thực hành các dạng bài tập ở chương 3:


 Chương 5: Thực hành soạn thảo văn bản hành chính
 5.1. Khái quát về văn bản hành chính tiếng Việt

5.1.1. Văn bản quản lí


5.1.2. Văn bản quản lí nhà nước
5.1.3. Phân loại văn bản quản lí nhà nước
5.1.2. Văn bản quản lí nhà nước
Văn bản nhà nước là văn bản do các cơ quan nhà nước, cán
bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành theo đúng
trình tự, tên loại do pháp luật quy định nhằm điều chỉnh
các quan hệ xã hội hoặc để giải quyết những sự việc cụ thể
thuộc phạm vi nhiệm vụ của mình.
5.1.3. Phân loại văn bản quản lí nhà nước
Theo Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của
Chính phủ về công tác văn thư thì văn bản nhà nước được
chia thành hai loại:
- Văn bản quy phạm pháp luật
- Văn bản hành chính.
a. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm
pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức,
trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật.
Văn bản có chứa quy phạm, pháp luật nhưng được ban hành
không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy
định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì
không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng nhiều lần, đối
với nhiều đối tượng khi rơi vào trường hợp đã nêu trong
phần giả định của các quy phạm pháp luật. Các đối tượng
tác động của chúng luôn luôn chung, trừu tượng, không có
địa chỉ cụ thể. Ví dụ: Luật Xử lý vi phạm hành chính năm
2012, Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Đất đai
năm 2013, v.v. . .
Văn bản hành chính
Các văn bản hành chính là những văn bản mang tính thông
tin quy phạm nhằm thực thi các văn bản quy phạm pháp
luật, hoặc dùng để thực hiện các tác nghiệp hành chính
trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Đây là loại văn
bản được sử dụng phổ biến nhất trong các cơ quan, tổ chức.
Trong hệ thống văn bản hành chính, ngoại trừ thông cáo
quy định rõ chủ thể ban hành, các văn bản hành chính khác
không xác định thẩm quyền ban hành theo tên loại của văn
bản. Các cơ quan, tổ chức tùy theo thẩm quyền giải quyết
công việc có thể lựa chọn để ban hành loại văn bản phù hợp.
Hệ thống văn bản hành chính gồm:
- Văn bản cá biệt (văn bản áp dụng pháp luật)
- Văn bản hành chính thông thường.
Văn bản cá biệt
Văn bản hành chính cá biệt gồm có: Nghị quyết cá
biệt, Quyết định cá biệt, Chỉ thị cá biệt, Quy chế,
Quy định.
Văn bản hành chính thông thường
Văn bản hành chính thông thường gồm hai loại:
Văn bản hành chính thông thường có tên loại và
Văn bản hành chính thông thường không có tên
loại.
Văn bản hành chính thông thường có tên loại
- Thông cáo: là văn bản của cơ quan, tổ chức cấp trung
ương dùng để công bố với nhân dân một quyết định hoặc
một sự kiện quan trọng về đối nội, đối ngoại của quốc gia.
Thông cáo do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
Chính phủ, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành.
- Thông báo: là loại văn bản dùng để thông tin các vấn đề
trong hoạt động của cơ quan, tổ chức để các đối tượng có
liên quan biết hoặc thực thi.
- Báo cáo: là loại văn bản dùng để phản ánh tình hình, sự
việc, vụ việc, hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong
khoảng thời gian cụ thể nhằm kiến nghị các giải pháp hoặc
đề nghị cấp trên cho phương hướng xử lý.
Tờ trình: là loại văn bản dùng để đề xuất với cấp trên phê
chuẩn hay xét duyệt một vấn đề mới hoặc đã có trong kế
hoạch mà cấp dưới không thể tự quyết định được.
- Chương trình: là loại văn bản dùng để sắp xếp nội dung
công tác, lịch làm việc cụ thể theo một trình tự nhất định
và trong một thời gian nhất định.
- Kế hoạch: là loại văn bản dùng để xác định mục tiêu,
yêu cầu, chi tiêu của nhiệm vụ cần hoàn thành trong một
thời gian nhất định và các biện pháp về tổ chức,
nhân sự, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó.
- Phương án: là loại văn bản dùng để nêu dự kiến
về cách thức, trình tự tiến hành công việc trong
hoàn cảnh, điều kiện nhất định.
- Đề án: là loại văn bản dùng để trình bày dự định,
mục tiêu, kế hoạch thực hiện công tác trong
khoảng thời gian nhất định dựa trên cơ sở những
đặc điểm, tình hình thực tiễn của cơ quan, tổ chức.
- Biên bản: là loại văn bản dùng để ghi lại sự việc, vụ việc
đã hoặc đang xảy ra để làm chứng cứ pháp lý. Biên bản
được sử dụng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức hoặc
trong hoạt động giữa cơ quan, tổ chức với công dân.
- Hợp đồng: là loại văn bản dùng để ghi lại sự thỏa thuận
giữa hai hay nhiều bên bằng văn bản, trong đó các bên ký
với nhau lập một quan hệ pháp lý về quyền và nghĩa
vụ.
- Công điện: là loại văn bản dùng để truyền đạt nhanh một
mệnh lệnh, một nội dung công việc đến cơ quan, tổ chức
để thực hiện trong trường hợp khẩn cấp.
- Giấy chứng nhận: là loại văn bản dùng để xác nhận một
sự việc, một đối tượng có liên quan đến hoạt động của cơ
quan, tổ chức.
- Giấy ủy nhiệm: là loại văn bản dùng để ghi nhận sự thỏa
thuận giữa người có quyền (hoặc người đại diện theo pháp
luật) và người được ủy nhiệm. Theo đó người được ủy
nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ thay cho người có
quyền (hoặc người đại
diện theo pháp luật).
- Giấy mời: là loại văn bản dùng để triệu tập công
dân đến trụ sở cơ quan, tổ chức để giải quyết các
vấn đề liên quan đến yêu cầu hoặc khiếu nại của
công dân.
- Giấy giới thiệu: là loại văn bản dùng để cấp cho
cán bộ, nhân viên liên hệ giao dịch, giải quyết các
nhiệm vụ được giao khi đi công tác.
- Giấy nghỉ phép: là loại văn bản dùng để cấp cho
cán bộ, nhân viên được nghỉ phép theo quy định của
pháp luật lao động để giải quyết các công việc của
cá nhân.
- Giấy đi đường: là loại văn bản dùng để cấp cho
cán bộ, nhân viên đi công tác để tính phụ cấp đi
đường. Giấy đi đường không có giá trị thay cho
giấy giới thiệu.
- Giấy biên nhận hồ sơ: là loại văn bản dùng để
xác nhận số lượng và loại hồ sơ, giấy tờ do cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác gởi đến.
- Phiếu gửi: là loại văn bản dùng để gửi tài liệu của cơ
quan, tổ chức, cá nhân
này đến cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Phiếu gửi không
thay thế cho công văn.
- Phiếu chuyển: là loại văn bản dùng để chuyển hồ sơ, tài
liệu của cơ quan, tổ
chức, đơn vị, cá nhân đến bộ phận khác để tiếp tục giải
quyết hoặc do chủ thể chuyển
không có thẩm quyền giải quyết.
* Văn bản hành chính thông thường không có tên loại
Công văn (hành chính): được hiểu là thư công, là loại văn
bản không có tên loại dùng làm phương tiện giao dịch hành
chính giữa các cơ quan, tổ chức hoặc giữa cơ quan, tổ chức
với công dân.
Phạm vi sử dụng của công văn rất rộng, liên quan đến các
lĩnh vực hoạt động thường xuyên của cơ quan, tổ chức.
5.2. Kĩ thuật soạn thảo văn bản hành chính
5.2.1. Thể thức văn bản hành chính
5.2.2. Một số yêu cầu cơ bản
5.2.3. Quy trình soạn thảo
5.2.4. Ngôn ngữ và văn phong hành chính
 Thể thức văn bản là toàn bộ các yếu tố thông tin cấu thành
văn bản nhằm bảo đảm cho văn bản có hiệu lực pháp lý và
sử dụng được thuận lợi trong quá trình hoạt động của các
cơ quan. Có những yếu tố mà nếu thiếu chúng, văn bản sẽ
không hợp thức.
 Theo Thông tư Liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP
của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ về thể thức và kỹ
thuật trình bày văn bản và phần quy định chung của
Thông tư số 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ về thể thức
và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, thể thức văn bản
được quan niệm là tập hợp các thành phần cấu tạo văn
bản, bao gồm những thành phần chung áp dụng đối với
các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những
trường hợp cụ thể đối với một số loại văn bản nhất định.
Theo quy định hiện nay, thể thức văn bản quản lý hành
chính bao gồm hai
loại thành phần thể thức:
- Các thành phần chung;
- Các thành phần bổ sung.
 Các thành phần chung là các yếu tố bắt buộc phải trình
bày trong hầu hết các văn bản của cơ quan tổ chức.
 Các thành phần bổ sung bao gồm các yếu tố được sử
dụng trong một số trường hợp cụ thể đối với từng văn
bản do yêu cầu công tác riêng biệt của các cơ quan, tổ
chức.
a. Các thành phần thể thức chung bao gồm:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ;
- Tên cơ quan ban hành
- Số và ký hiệu;
- Địa danh và ngày tháng năm ban hành;
- Tên loại;
- Trích yếu;
- Nội dung;
- Thẩm quyền người ký; chữ ký; họ tên người ký;
- Con dấu;
- Nơi nhận.
b. Các yếu tố thể thức bổ sung
- Dấu chỉ độ mật, khẩn;
- Tên người chế bản, số lượng bản, số phát hành;
- Các dấu hiệu sao y, sao lục, trích sao;
- Các yếu tố chỉ dẫn phạm vi phổ biến;
- Địa chỉ, số điện thoại, số fax của cơ quan ban hành…
1. Tính mục đích
Để đạt được yêu cầu về tính mục đích, khi soạn thảo văn
bản cần xác định rõ:
- Sự cần thiết và mục đích ban hành văn bản;
- Mức độ, phạm vi điều chỉnh;
- Tính phục vụ chính trị:
+ Đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà
nước;
+ Phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ
quan, tổ chức;
- Tính phục vụ nhân dân.
2. Tính công quyền
 - Văn bản phản ánh và thể hiện quyền lực nhà nước ở các
mức độ khác nhau, đảm bảo cơ sở pháp lý để nhà nước
giữ vững quyền lực của mình, truyền đạt ý chí của cơ
quan nhà nước tới nhân dân và các chủ thể pháp luật
khác;
 - Tính cưỡng chế, bắt buộc thực hiện ở những mức độ
khác nhau của văn bản, tức là văn bản thể hiện quyền lực
nhà nước;
3. Tính khoa học
Một văn bản có tính khoa học phải bảo đảm:
- Các quy định đưa ra phải có cơ sở khoa học, phù hợp với
quy luật phát triển khách quan tự nhiên và xã hội, dựa trên
thành tựu phát triển của khoa học - kỹ thuật;
- Có đủ lượng thông tin quy phạm và thông tin thực tế cần
thiết;
- Các thông tin được sử dụng để đưa vào văn bản phải
được xử lý và đảm bảo chính xác, cụ thể;
- Bảo đảm sự logic về nội dung, sự nhất quán về chủ đề, bố
cục chặt chẽ;
- Sử dụng tốt ngôn ngữ hành chính - công cụ chuẩn mực;
4. Tính đại chúng
- Văn bản phải phản ánh ý chí, nguyện vọng chính
đáng và bảo vệ quyền, lợi ích của các tầng lớp
nhân dân;
- Văn bản phải có nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, phù
hợp với đối tượng thi hành.
5. Tính khả thi
Tính khả thi của văn bản là kết hợp đúng đắn và
hợp lý các yêu cầu về tính mục đích, tính khoa học,
tính đại chúng và tính công quyền. Ngoài ra, để các
nội dung của văn bản được thi hành đầy đủ và
nhanh chóng, văn bản còn phải hội đủ các điều
kiện sau:
- Nội dung văn bản phải đưa ra những yêu cầu về trách
nhiệm thi hành hợp lý, nghĩa là phù hợp với trình độ, năng
lực, khả năng vật chất của chủ thể thi hành;
- Khi quy định các quyền cho chủ thể phải kèm theo các
điều kiện bảo đảm thực hiện các quyền đó;
- Phải nắm vững điều kiện, khả năng mọi mặt của đối
tượng thực hiện văn bản nhằm xác lập trách nhiệm của họ
trong các văn bản cụ thể.
 6. Tính pháp lý
 Văn bản quản lý hành chính nhà nước phải bảo đảm cơ
sở pháp lý để nhà nước giữ vững quyền lực của mình,
truyền đạt ý chí của các cơ quan nhà nước tới nhân dân
và các chủ thể pháp luật khác.
5.3. Biên tập văn bản hành chính
5.3.1. Biên tập nội dung
5.3.1. Biên tập hình thức
5.4. Cách viết một số văn bản hành chính thông dụng.
5.4.1. Công văn
5.4.2. Biên bản
5.4.3. Báo cáo
5.4.4. Đơn từ
Thực hành soạn thảo các loại văn bản: biên bản, công
văn, đơn từ, báo cáo
Soạn thông báo theo nội dung sau:

 thông báo của Bệnh viện đa khoa Hùng Vương


 về việc nhận hồ sơ và thi tuyển nhân sự

 1 người, nữ

 có bằng đại học ngành Nhật ngữ

 hạn nộp hết ngày 15.2.2019

 địa điểm nộp: phòng tổ chức,…

 ngày thi tuyển: 30.3.2019


 TÓM TẮT VĂN BẢN
 Xuất cấp 4.303,465 tấn gạo cho Hà Tĩnh, Nghệ An,
Bình Định
 Ngày 17/11/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định 1823/QĐ-TTg về việc xuất cấp gạo từ nguồn
dự trữ quốc gia cho các tỉnh: Hà Tĩnh, Nghệ An, Bình
Định để hỗ trợ cứu đói cho nhân dân vùng lũ bị thiên tai,
mưa lũ.
 Cụ thể, Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 4.303,465
tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh: Hà Tĩnh,
Nghệ An, Bình Định để hỗ trợ cứu đói cho nhân dân
vùng lũ bị thiên tai, mưa lũ, bao gồm: Tỉnh Hà Tĩnh  là
3.000 tấn gạo; Tỉnh Nghệ An là 303,465 tấn gạo; Tỉnh
Bình Định là 1.000 tấn gạo.
 Chủ đề ôn thi
 1. lập gia đình sớm

 2. nạn cướp giật

 3. ý thức trong dịch covid

 4. lạm dụng facebook

 5. tình cảm của sv hướng về gia đình

 6. suy nghĩ lên đại học là để xả hơi


 Soạnthảo văn bản:
Đơn xin việc

You might also like