You are on page 1of 45

SỰ TẠO THÀNH VÀ

PHÁT TRIỂN CÁC PHẦN


PHỤ CỦA PHÔI THAI
ĐẠI CƯƠNG
Các bộ phận phụ của phôi thai là cấu trúc phát sinh từ hợp tử ban
đầu nhưng không tham gia vào cấu tạo của cơ thể
Các bộ phận phụ của phôi thai bao gồm:
-Nhau
-Các màng phôi thai (màng nhau, màng ối, màng đệm)
-Túi noãn hoàng
-Dây rốn
-Dịch ối
=> Sẽ tiêu đi hoặc tống ra khỏi cơ thể mẹ khi xổ thai
ĐẠI CƯƠNG
Chức năng của các phần phụ: dinh dưỡng,
che chở, bảo vệ cho phôi thai
Nhau thai cùng tuần hoàn tử cung nhau
thai đảm nhiệm sự trao đổi chất và dưỡng
khí của phôi thai và cơ thể mẹ
Tránh phản ứng miễn dịch loại bỏ kháng
nguyên từ cơ thể mẹ
Các tiểu đảo máu đầu tiên xuất hiện ở phần
trung bì túi noãn hoàng (tuần 3 thai kì)
ÞCó nguồn gốc từ các TB trung bì được cảm
ứng trở thành các nguyên bào máu – mạch
ÞLà TB tiền thân tạo ra mạch máu và TB máu
NHAU VÀ MÀNG NHAU
Bánh nhau được tạo thành từ hai phần:
-Phần thuộc thai có nguồn gốc từ lá nuôi và trung bì ngoài phôi
-Phần thuộc mẹ có nguồn gốc từ nội mạc TC
NHAU VÀ MÀNG NHAU
Sự phát triển của lá nuôi trung bì
- Đầu tuần 3, lá nuôi tạo ra các gai nhau cấp
1: gồm lõi lá nuôi TB được bao quanh bởi lá
nuôi hợp bào
- Khi có trung bì ngoài phôi xâm nhập vào lõi
của các gai nhau thì tạo ra các gai nhau cấp
2 và gai nhau tiếp tục tăng trưởng về phía
màng rụng
- Cuối tuần lể thứ 3, trung bì ở lõi gai nhau
bắt đầu biệt hóa tạo ra các TB máu và mao
mạch => tạo ra hệ mao mạch gai nhau =>
các gai nhau gọi là gai nhau cấp 3/chính
thức
NHAU VÀ MÀNG NHAU
Sự phát triển của lá nuôi trung bì
- Mao mạch máu ở gai nhau cấp 3 kết nối với mm trung bì đĩa đệm và
cuống phôi
=> Thông nối hệ mạch bánh nhau với hệ mạch cơ thể phôi
- Khi tim bắt đầu đập từ tuần lể thứ 4, hệ thống mm gai nhau đã được
tạo xong, sẵn sàng đưa máu cung cấp oxy và dinh dưỡng đến cơ thể
phôi
NHAU VÀ MÀNG NHAU
Sự phát triển của lá nuôi trung bì
-Đầu tháng thứ 2, lá nuôi có rất nhiều gai
nhau cấp 2 và 3 làm cho nó có hình nhiều
gai
-Các gai nhau gốc phát sinh từ trung bì đĩa
đệm tiến đến bao lá nuôi TB tạo ra các gai
nhau bám => gắn với màng rụng đáy
-Các gai nhau gốc phân chia => gai nhau
tự do/gai nhau tận => tiến vào khoảng
gian gai nhau => chức năng trao đổi chất
NHAU VÀ MÀNG NHAU
Sự phát triển của lá nuôi trung bì
• Sự xâm nhập nội mạch:
- Các TB của lá nuôi TB rời khỏi các gai nhau bám, xâm nhập vào phần
cuối của các ĐM xoắn
- Chúng chuyển dạng từ BM thành nội mô => chiếm chổ thay thế các TB
nội mô ở thành MM => tạo thành mạch lai có cả TB thai và TB mẹ
=> KQ làm cho các MM xoắn từ MM nhỏ có lực kháng thành mạch cao
=> MM lớn hơn có lực kháng thành mạch yếu hơn giúp đưa máu mẹ
đến các khoảng gian gai nhau được nhiều hơn
NHAU VÀ MÀNG NHAU
Sự phát triển của lá nuôi trung bì
• Hàng rào máu – gai nhau
- Lúc đầu các gai nhau tự do có hàng rào
máu – gai nhau gồm 4 lớp:
Lá nuôi hợp bào, lá nuôi TB, mô liên kết
lõi và nội mô mao mạch gai nhau
- Đến đầu tháng thứ 4: lá nuôi TB và mô
liên kết tiêu biến dần
ÞHàng rào còn lớp lá nuôi hợp bào và
nội mô
NHAU VÀ MÀNG NHAU
Sự tạo thành bánh nhau:
-Trong những tuần lê đầu của thai kì, gai nhau hiện diện đều khắp bề
mặt màng đệm
+ Các gai nhau ở cực phôi tăng trưởng thêm và tỏa rộng tạo nên màng
đệm lông/đĩa đệm
+ Cực đối phôi, gai nhau thoái hóa dần đến tháng thứ 3 của thai kì thì
trơn láng, có rất ít gai nhau => màng đệm nhẵn
NHAU VÀ MÀNG NHAU
Sự tạo thành bánh nhau:
-Phần lớp chức năng của nội mạc TC
sẽ rụng ra khi sinh => màng rụng
+ Phần màng rụng gắn kết với màng
đệm lông => màng rụng đáy/màng
rụng nhau => tạo nên đĩa đáy của bánh
nhau là lớp đặc của TC có các TB rụng
+ Phần màng rụng bao phủ cực đối
phôi => màng rụng bao
NHAU VÀ MÀNG NHAU
Sự tạo thành bánh nhau:
-Khi túi đệm tăng trưởng thêm thì màng rụng bao
bị đề căng và thoái triển => màng đệm nhẵn tiến
tới dính với màng rụng thành/ màng rụng tử cung
ở phía đối diện làm bít lòng tử cung
ÞPhần duy nhất của màng đệm có hoạt động trao
đổi chất với máu mẹ là màng đệm lông
ÞMàng đệm lông và màng rụng đáy tạo nên bánh
nhau
- Khoang ối phát triển màng ối tiến sát xác nhập với
màng đệm => màng ối-đệm
=> phần màng ối đệm ở ống CTC sẽ vỡ ra khi sinh để
dịch ối chảy ra ngoài
NHAU VÀ MÀNG NHAU
Sự tạo thành bánh nhau:
-Đến đầu tháng thứ 4, bánh nhau có hai phần
+ Phần thuộc thai là màng đệm lông
+ Phần thuộc mẹ là màng rụng đáy
- Tại vùng ranh giới của thai – mẹ các TB lá
nuôi và Tb rụng đan xen vào nhau
- Trong thời gian này hầu hết lá nuôi TB bị
thoái hóa
- Khoảng giữa màng đệm và màng rụng đáy là
các khoảng gian gai nhau chứa máu mẹ
- Các cây gai nhau tăng trưởng và phát triển
vào trong hồ máu của khoảng gian gai nhau
NHAU VÀ MÀNG NHAU
Sự tạo thành bánh nhau:
-Từ tháng thứ 4 đến 5, màng rụng đáy tạo ra các vách màng rụng tiến
vào khoảng gian gai nhau phân bánh nhau thành nhiều múi nhau
-Các vách của màng rụng không tiến chạm đến đĩa đệm nên các khoảng
gian gai nhau của múi nhau còn liên thông với nhau
-Các vách này có lõi là mô liên kết của tử cung mẹ, bề mặt được phủ bởi
lớp TB lá nuôi hợp bào => ngăn cách máu mẹ trong khoang gai nhau với
mô của con ở gai nhau
-Kích thước bánh nhau tăng trưởng theo kích thước của thai, chiếm 15 –
30% diện tích bề mặt lòng tử cung
NHAU VÀ MÀNG NHAU
Đặc điểm của bánh nhau đủ tháng
-Bánh nhau đủ tháng có hình đĩa, đường kính 15 – 25 cm, dày khoảng 3cm và nặng khoảng
500g
-Sau khi sổ thai, bánh nhau sẽ bong ra khỏi thành và được tống ra ngoài trong vòng 30 phút
-Quan sát bề mặt mẹ của bánh nhau có 15 – 20 múi nhau, có màng rụng đáy mỏng bao
ngoài
-Các rãnh ở giữa các múi nhau là nơi có các vách màng rụng
NHAU VÀ MÀNG NHAU
 Đặc điểm của bánh nhau đủ tháng
-Bề mặt bánh nhau và toàn bộ đĩa đệm có màng ối bao phủ bên ngoài, ĐM, TM lớn hội tụ về dây rốn
-Dây rốn thường cắm lêch tâm, đôi khi cắm ở mép, hiếm khi cắm vào màng đệm ở bên ngoài bánh
nhau => dây rốn cắm màng
-Mỗi múi nhau nhận máu từ 80 – 100 ĐM xoắn đi xuyên qua màng rụng đấy đổ vào khoảng gian gai
nhau theo chu kì khá đều
-Mỗi khoảng gian gai nhau chứa khoảng 150 ml máu và được thay mới 3 – 4 lần/phút
NHAU VÀ MÀNG NHAU
Đặc điểm của bánh nhau đủ tháng
-Các gai nhau có tổng diện tích 4-14 m2
-Sự trao đổi chất xảy ra ở các MM áp sát với lá nuôi hợp bào, các lá
nuôi này thường có bờ bàn chải => tăng diện tích trao đổi chất
-Hàng rào máu – nhau thai không phải hàng rào tuyệt đối, có nhiều
chất có thể vượt qua được
-Bình thường không có sự tiếp xúc giữa máu mẹ - con, tuy nhiên đôi khi
TB máu thai thoát qua các lỗ hở vi thể ở màng bánh nhau vào máu mẹ
=> Gây bệnh tan huyết ở thai và sơ sinh, có thể gây sẩy thai
NHAU VÀ MÀNG NHAU
Mô sinh lý của bánh nhau
• Sự trao đổi khí: O2, CO2, CO
- Xảy ra theo cơ chế khuếch tán đơn giản
- Thai đủ tháng nhận 20 – 30 ml O2/phút từ máu mẹ
- Nếu có sự thiếu hụt O2 trong thời gian ngắn có thể nguy hiểm đến
thai
=> Sự lưu thông máu bánh nhau quyết định việc cung cấp O2
NHAU VÀ MÀNG NHAU
Mô sinh lý của bánh nhau
• Sự trao đổi chất dinh dưỡng và hormone
- Các acid amin, acid béo tự do, carbohydrate và các vitamin tan trong
nước truyền qua nhau nhanh chóng và gia tăng theo tuổi thai
- Các hormone loại protein không lọt sang thai đáng kể ngoại trừ
thyroxin và triiodo thyronin
- Insulin không/qua thai rất ít
- Các hormone steroid không kết hợp lọt qua hàng rào máu – nhau thai
tự do hơn
NHAU VÀ MÀNG NHAU
Mô sinh lý của bánh nhau
• Sự truyền kháng thể của mẹ
- Thai bắt đầu có khả năng miễn dịch từ cuối tháng thứ 3 của thai kì, là
lúc thai bắt đầu tạo ta các thành phần bổ thể
- Các immunoglobulin bao gồm đầy đủ các IgG của mẹ thì bắt đầu
chuyển từ mẹ sang cơ thể thai từ tuần lể thứ 14 => giúp thai có MD
thụ động chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng
- Trẻ sơ sinh bắt đầu tự sản xuất IgG, đạt nồng đọ bình thường khi 3
tuổi
NHAU VÀ MÀNG NHAU
Mô sinh lý của bánh nhau
• Nhiễm khuẩn qua nhau thai
- Nhiều loại VK, VR, KST gây bệnh như sởi, bại liệt, đậu mùa, thủy đậu,
toxoplasma, xoắn khuẩn giang mai, HIV… có thể từ máu mẹ qua hàng
rào máu – nhau thai lây nhiễm cho thai
NHAU VÀ MÀNG NHAU
Mô sinh lý của bánh nhau
• Nội tiết của bánh nhau
- Các hormone của nhau do lá nuôi hợp bào sản xuất bao gồm các hormone protein (hCG,
hCS/hPL, hCT, hCACTH) và steroid (progesterone, estrogen)
- Từ tuần 2, lá nuôi hợp bào tiết ra hCG giúp duy trị hoàng thể và nội mạc TC, nồng độ hCG
máu mẹ tăng lên đến tuần 8 của thai kỳ, rồi sau đó giảm xuống thấp => HM hCG bài tiết qua
nước tiểu thai phụ => XN hCG trong nước tiểu những tháng đầu để chẩn đoán có thai
- HM hCS/hPL là chất giống hormone tăng trưởng => làm gia tăng tối đa lượng glucose máu
mẹ dùng cho thai => khiến mẹ bị tiểu đường thai kỳ; kích thích sự phát triển tuyến vú
- Đến cuối tháng 4, bánh nhau sản xuất ra progesterone đủ để duy trì thai kì (dù hoàng thể bị
thoái hóa)
- Bánh nhau sản xuất ra nhiều estrogen(chủ yếu estriol) cho đến cuối thai kì thì nồng độ
estrogen đạt tối đa => nồng độ estrogen cao kích thích sự phát triển của tử cung và tuyến vú
NHAU VÀ MÀNG NHAU
Mô sinh lý của bánh nhau
• Các thay đổi của bánh nhau: cuối thai kì dần làm suy giảm hoạt động
trao đổi chất tuần hoàn mẹ và con, gồm các hiện tượng sau:
- Tăng mô xơ ở lõi gai nhau và dày màng đáy mao mạch máu của con
- Tiêu biến các mao mạch máu nhỏ ở gai nhau
- Tích tụ chất dạng fibrin trên bề mặt các gai nhau và vùng gắn với đĩa
đệm
• Canxi hóa gai nhau: Calci lắng đọng giữa bánh nhau và cơ tử cung
=> Là dâu hiệu trưởng thành của thai, tuổi thai càng lớn calci hóa càng
nhiều
DÂY RỐN
Mép ranh giới giữa túi ối và ngoại bì tạo nên vòng rốn
nguyên thủy
ÞLà đường bầu dục gờ lên giữa túi ối và ngoại bì phôi
Tuần 5 thai kì các cấu trúc đi qua vòng rốn nguyên thủy
là:
-Cuống phôi chưa niệu nang và các mạch máu rốn (2 ĐM
+ 1TM)
-Ống noãn hoàng đi kèm với MM noãn hoàng
-Ống thông khoang phôi với khoang ngoài phôi
Khi thai phát triển thêm, khoang ối to nhanh và phình
vào khoang đệm, màng ối bắt đầu bao lấy cuống phôi,
ống noãn hoàng
=> Kéo chúng lại gần nhau tạo ra dây rốn nguyên thủy
DÂY RỐN
Khi đoạn xa của niệu nang, ống noãn hoàng và các MM tiêu biến đi,
bên trong dây rốn chính thức còn lại các mạch máu rốn được bao
quanh bởi thạch Wharton
Þchất giàu proteoglycan, có chức năng bảo vệ các mạch máu
Khi thai đủ tháng, dây rốn dài 50 – 60cm, đường kính 1-2cm, thành
ĐM rốn có cơ trơn và nhiều sợi chun
=> Giúp co lại và thu nhỏ nhanh chóng ngay khi cắt dây rốn sau khi sổ
thai
NƯỚC ỐI
 Từ ngày thứ 12 sau thụ tinh, nước ối được tạo ra, bao quanh thai nhi và giữ vai trò sống còn cho
thai, có nguồn gốc từ mẹ và thai
 Sự tạo nước ối:
-Nguồn gốc từ mẹ: thông qua trao đổi chất ở bánh nhau, dịch và các chất từ máu mẹ thấm vào mạch
và mô của nhau
+ Một phần dịch từ nội mạc TC mẹ thấm qua màng đệm nhẵn và màng ối đi vào khoang ối tạo ra
nước ối
- Nguồn gốc từ thai: da thai nhi tiết ra dịch ối trong giai đoạn sớm của thai kỳ, khi da có chất gây từ
tuần 20 – 28, đường tạo ối này kết thúc
- Nguồn tạo nước ối nhiều nhất từ thai là đường tiết niệu, bài tiết nước tiểu vào buồng ối từ tuần 16
của thai kì
- Từ tuần thứ 20, một phần nước ối có nguồn gốc từ khí PQ, do huyết tương của thai thẩm thấu qua
niêm mạc hô hấp tạo ra
- Một ít nước ối cũng được tiết ra từ màng ối bao phủ bánh nhau và dây rốn
NƯỚC ỐI
Sự tái hấp thu nước ối:
-Được thực hiện chủ yếu qua hệ tiêu hóa của thai từ tuần 20 của thai
kì, thai bắt đầu nuốt nước ối
-Ngoài ra, nước ối còn được hấp thu da cua thai, dây rốn và màng ối
-Khi thai 34 tuần trở lên sẽ hấp thu từ 300-500 ml nước ối mỗi ngày
ÞVào ruột góp phần tạo phân su,
ÞV ào máu góp phần cân bằng dịch trong cơ thể thai nhi, được lọc một
phần tạo ra nước tiểu
- Nước ối được thay thế tạo mới mỗi 3 giờ
NƯỚC ỐI
Thành phần nước ối
-Có khoảng 98 – 99% khối lượng là nước, và có chứa các TB BM màng
ối, TB da thai bị bông ra, muối vô cơ và các thành phần hữu cơ:
Protein, hydrat carbon, lipid, enzyme, hormone
-Lúc đầu thai kì nước ối có màu trắng trong => trắng đục dần do chứa
nhiều chất gây => tuần 36 có màu trắng đục như nước vo gạo
-Thể tích nước ối tăng theo tuổi thai: <50ml (8W) => 450ml(20w) =>
1000ml(36w) => giảm dần còn 600 – 800ml(38w)
NƯỚC ỐI
Chức năng của nước ối
-Nuôi dưỡng phôi thai vào đầu thai kì đến khi bánh nhau được thành
lập, giúp dữ cân bằng lượng nước trong cơ thể phôi thai
-Hấp thu lực va chạm cơ học từ bên ngoài
-Ngăn chặn thai dính vào màng ối
-Cho phép thai cử động tự do và phát triển hệ xương cân đối
-Điều hòa thân nhiệt cho phôi thai
MỘT SỐ BẤT THƯỜNG LIÊN QUAN
ĐẾN PHẦN PHỤ CỦA PHÔI THAI
Tiền sản giật
-Lâm sàng: thai phụ bị cao HA và protein niệu do giảm máu đến các
cơ quan
-TSG khởi đầu đột ngột, khoảng từ tuần 20 đến cuối thai kì
Þchậm phát triển thai, chết thai/chết sản phụ
-Nguyên nhân chưa rõ ràng: bệnh có dấu hiệu là bệnh của lá nuôi do
các TB lá nuôi không biệt hóa/biệt hóa không đầy đủ => không thể
chuyển dạng từ BM thành nội mô => không xâm nhập đầy đủ vào các
mạch xoắn
MỘT SỐ BẤT THƯỜNG LIÊN QUAN
ĐẾN PHẦN PHỤ CỦA PHÔI THAI
Bệnh nguyên hồng cầu huyết thai và phù thai
-Nguyên nhân: một số TB máu của thai vượt qua hàng rào bánh nhau
=> kích thích hệ MD của mẹ tạo ra kháng thể => tấn công làm tan
huyết TB hồng cầu gây bệnh tan huyết ở thai và sơ sinh
-Sự tan huyết quá nặng thì sẽ có sự sản xuất ra quá nhiều nguyên bào
HC ở máu ngoại vi của thai
-Trường hợp hiếm gặp gây tình trạng thiếu máu rất nặng và gây phù
thai, làm chết thai
MỘT SỐ BẤT THƯỜNG LIÊN QUAN
ĐẾN PHẦN PHỤ CỦA PHÔI THAI
Tách đôi hợp tử:
-Hay gặp nhất là tách đôi giai đoạn phôi
nang
-Đó là do khối TB bên trong tách đôi thành
2 nhóm TB riêng trong cùng một phôi nang
=> hai phôi chung 1 bánh nhau, một túi
đệm nhưng có túi ối riêng
-Tách đôi hợp tử ít gặp nhất là tách đôi
muộn ở giai đoạn đĩa mầm phôi 2 lá (ngay
trước khi có đường nguyên thủy)
=> Tạo thành 2 phôi có chung một bánh
nhau, chung túi đệm và túi ối
MỘT SỐ BẤT THƯỜNG LIÊN QUAN
ĐẾN PHẦN PHỤ CỦA PHÔI THAI
Băng ối
-Khi màng ối bị rách thì tạo ra các băng
ối có thể quấn lấy các bộ phận của thai,
đặc biệt là các chi và ngón
-Băng ối có thể gây cắt đứt, vòng xiết và
các dị tật ở vùng sọ mặt
MỘT SỐ BẤT THƯỜNG LIÊN QUAN
ĐẾN PHẦN PHỤ CỦA PHÔI THAI
Bất thường của dịch ối
-Đa ối: là trường hợp có quá nhiều dịch ối (1500-2000ml)
+ Nguyên nhân: Có thế không rõ(35%); mẹ bị tiểu đường(25%); các dị
tật hệ TKTW, tiêu hóa
- Thiểu ối: trường hợp có quá ít dịch ối (<400ml)
+ Nguyên nhân: có thể do không tạo thận
=> Gò bó thai gây ra tật bàn chân vẹo; thiểu sản phổi => không đủ dịch
ối để thai hít vào kích thích sự tăng trưởng của phổi
Đánh giá tình trạng nước ối qua siêu âm
Đánh giá tình trạng nước ối qua siêu âm
Thành phần nào sau đây của pôi KHÔNG
tham gia vào sự hình thành nhau
a. Lá nuôi hợp bào
b. Trung bì ngoài phôi
c. Lá nuôi tế bào
d. Ngoại bì phôi
Thành phần nào sau đây của pôi KHÔNG
tham gia vào sự hình thành nhau
a. Lá nuôi hợp bào
b. Trung bì ngoài phôi
c. Lá nuôi tế bào
d. Ngoại bì phôi
Mạch máu trong các lông nhau được hình
thành từ đâu
a. Do mạch máu trong phôi dài ra
b. Trung bì ngoài phôi
c. Ngoại bì phôi
d. Trung bì phôi
Mạch máu trong các lông nhau được hình
thành từ đâu
a. Do mạch máu trong phôi dài ra
b. Trung bì ngoài phôi
c. Ngoại bì phôi
d. Trung bì phôi
Thành phần nào của nội mạc tử cung mẹ
tham gia hình thành bánh nhau
a. Màng rụng thành
b. Màng rụng bao
c. Màng rụng tử cung
d. Màng rụng đáy
Thành phần nào của nội mạc tử cung mẹ
tham gia hình thành bánh nhau
a. Màng rụng thành
b. Màng rụng bao
c. Màng rụng tử cung
d. Màng rụng đáy
Câu nào sau đây SAI khi nói về tuần hoàn
nhau thai
a. Máu từ những động mạch xoắn của mẹ sẽ đổ vào hồ máu
b. Việc đổ đầy máu vào hồ máu ó tính chu kì khoảng 3-4 lần/ phút
c. Tổng diện tích lông nhau tiếp xúc với máu khoảng 4-14 m2
d. Sự trao đổi chất diễn ra ỏ tất cả bề mặt lông nhau
Câu nào sau đây SAI khi nói về tuần hoàn
nhau thai
a. Máu từ những động mạch xoắn của mẹ sẽ đổ vào hồ máu
b. Việc đổ đầy máu vào hồ máu ó tính chu kì khoảng 3-4 lần/ phút
c. Tổng diện tích lông nhau tiếp xúc với máu khoảng 4-14 m2
d. Sự trao đổi chất diễn ra ở tất cả bề mặt lông nhau

You might also like