You are on page 1of 52

C.

Văn minh Arập cổ đại


Vương quốc Ả Rập Saudi còn gọi là Ả Rập Xê Út, là
quốc gia lớn nhất trên bán đảo Ả Rập.
Quốc gia này có biên giới với Jordan về phía bắc, với Iraq
về phía bắc và tây bắc, với Kuwait, Qatar, Bahrain và Các
Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất về phía đông, với
Oman về phía nam và đông nam, với Yemen về phía nam,
còn Vịnh Ba Tư nằm về phía đông bắc và Biển Đỏ nằm về
phía tây.
I. Khái quát về Arập cổ đại
1. Điều kiện tự nhiên
• Đế quốc A rập rộng lớn và
hùng cường được hình thành ở
bán đảo Arập vào thế kỉ VII.
• Arập là bán đảo lớn nhất ở khu
vực Tây Á, tiếp giáp với châu
Phi và nằm trên đường nối liền
ba đại lục Âu-Phi-Á cả về mặt
đường bộ cũng như đường
thủy, có diện tích lớn hơn ¼
châu Âu.
• Bán đảo Arập là một cao nguyên khá cao, phần lớn đất đai là sa
mạc và thảo nguyên khô cằn đang dần dần bị sa mạc hóa.
• Nguồn nước khan hiếm vì quanh năm không có lấy một trận mưa.
2. Điều kiện kinh tế
• Trên cả bán đảo chỉ có vùng
Yêmen ở phía Nam có
nguồn nước phong phú,đất
đai có thể trồng trọt được.
• Hơn nữa, nhờ nằm trên con
đường buôn bán giữa Tây Á
và Bắc phi, nên Yêmen có
điều kiện phát triển phát
triển vể thương nghiệp.
• Ngoài Yêmen, dọc theo
Hồng Hải ở phía Tây bán
đảo là vùng Hejaz nằm trên
con đường buôn bán Đông-
Tây (cầu nối giữa khu vực
Địa Trung Hải với Ấn Độ và
Trung Quốc).
• Chính vị trí địa lí của vùng
này đã tạo điều kiện thuận
lợi cho nền kinh tế hàng hóa
phát triển.Tại đây hình thành
một số thành phố với tư cách
là những trung tâm thương
mại, văn hóa.
3. Dân cư
• Ngay từ nhiều thế kỉ TCN bán đảo Arập đã là nơi cư ngụ của
người nguyên thủy, song dân cư chủ yếu tập trung ở các miền
duyên hải phía Tây và Tây Nam của miền bán đảo cũng như một
số ốc đảo hiếm hoi ở miền Trung.
• Hình thành hai nhóm dân với lối sống khác nhau. Đó là:
+ Nhóm người Arập miền Nam hay còn gọi là người
Yêmen tự nhận là dòng dõi Quatan
+ Nhóm dân Arập miền Bắc hay còn gọi là người
Nizarites tự nhận là dòng dõi Ismael
II. Sơ lược về lịch sử Arập
1. Bán đảo Arập trước khi lập quốc
• Đến đầu thế kỉ VII, nhìn chung cư dân Arập còn sống trong giai đoạn
mạt hạ của chế độ công xã nguyên là vẫn sống trong từng thị tộc bộ
lạc.
• Sau này do sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa,cơ cấu xã hội của
người A rập dần dần tan rã. Trong xã hội xuất hiện sự phân hóa giàu
nghèo và làm xuất hiện mối quan hệ mới đó là chủ nô và nô lệ.
• Chiến tranh diễn ra liên miên giữa các bộ lạc nhằm tranh giành những
vùng đất tốt và nguồn nước.
• Ngoài ra, trong sinh hoạt và phong tục tập quán của người Arập còn
tồn tại khá nhiều tập tục dã man như chế độ đa thê, tục chọc mù mắt
một số con vật để tránh vía dữ,...
2. Sự thành lập và diệt vong của Nhà nước Arập
• Nhà nước Arập mãi đến thế kỉ VII mới thành lập. Quá trình
thành lập nhà nước Arập gắn liền với quá trình thành lập đạo
Hồi do Môhamet truyền bá.
• Năm 630 Môhamet chiếm được Mecca, trở thành người đứng
đầu nhà nước A Rập mới thành lập. Đền Caaba trở thành thánh
thất, Mecca trở thành thánh địa.
• Năm 632, Môhamet chết, từ đó người đứng đầu nhà nước và tôn
giáo A Rập gọi là Calipha (người kế thừa của tiên tri).
• Để mở rộng đất đai và truyền bá đạo Hồi, Arập tích cực thi hành
chính sách xâm lược bên ngoài. Kết quả Arập đã lần lượt chinh
phục được Xiri (636), Palextin (638), Ai Cập (642), Ba Tư (651).
• Triều Ômayát kế tiếp, chọn Đamát ở Xiri làm kinh đô, vẫn tiếp tục
thi hành chính sách chinh phục bên ngoài. A Rập trở thành một đế
quốc rộng lớn, bao gồm đất đai của ba châu là Á, Phi và Âu.
• Năm 750, phong trào khởi nghĩa của nhân dân đã lật đổ triều
Ômayát, một địa chủ ở Irắc được lập lên làm Calipha, triều Abát
thành lập, kinh đô đóng ở Bát đa.
• Đến thế kỉ X, đế quốc Arập không duy trì được sự thống nhất
nữa, thế lực ngày càng suy yếu. Năm 1258, kinh đô Bátđa bị
quân Mông Cổ chiếm. Đế quốc Arập diệt vong.
III. Thành tựu
1. Tôn giáo
1. Tôn giáo
• Trước khi Đạo Hồi xuất hiện, cư dân trên bán đảo Arập theo tín
ngưỡng đa thần.
• Họ thờ những hòn đá trên sa mạc, cây cối trong các ốc đảo, các
động vật và các hiện tượng tự nhiên, trong đó có ba vị nữ thần AI
Lat (Thần Mặt Trời), AI Uzza (Thần Vạn năng) và Manat (Thần
Vận mệnh) được đặc biệt sùng bái.
• Người ta thông qua nghi thức tế lễ để làm cho các vị thần mà bộ lạc
mình thờ phụng trở thành thần bảo hộ cho bộ lạc và đồng thời cũng
là tổ tiên của bộ lạc.
• Ngoài ra, ngay từ đầu công nguyên, đạo Do thái và đạo Ki tô đã
truyền bá vào bán đảo Arập, song không gây được ảnh hưởng nhiều.
Đạo Hồi
• Tiếng A Rập gọi là Ixlam (phục tùng), là một tôn
giáo nhất thần tuyệt đối.
• Tín đồ Hồi giáo tin vào chúa Ala và không có
một vị thần nào khác ngoài Ala.
• Môhamet là sứ giả của Ala, là người truyền giáo
và là tiên tri của tín đồ, Môhamet tin rằng ông là
vị tiên tri cuối cùng và vĩ đại nhất.
Đạo Hồi
• Đạo Hồi tiếp thu quan niệm của nhiều tôn giáo, nhất
là Do Thái, bắt chước nghi thức của họ như: trước
khi cầu nguyện phải rửa mặt, tay, chân; khi cầu
nguyện phải hướng về thánh địa Mecca và phủ phục
trán chạm đất; cấm ăn thịt heo, chó, động vật chết vì
bệnh tật.
• Điểm đặc biệt của đạo Hồi là không thờ ảnh tượng
vì họ quan niệm Ala có khắp mọi nơi. Nên trong
thánh thất Hồi giáo chỉ trang trí bằng chữ A Rập
(trừ trường hợp trong đền Caaba ở Mecca).
Đạo Hồi

• Về quan hệ gia đình: thừa nhận chế độ đa thê


nhưng chỉ cho lấy nhiều nhất là 4 vợ, cấm lấy
nàng hầu (trừ Môhamet) không được cưới
người theo đa thần giáo.
Đạo Hồi
• Về nghĩa vụ của tín đồ:
- Thừa nhận chỉ có duy nhất chúa Ala, Môhamet là
sứ giả của Ala, là vị tiên tri cuối cùng.
- 1 ngày phải cầu nguyện 5 lần, thứ 6 hàng tuần phải
đến thánh thất làm lễ 1 lần.
- Mỗi năm đến tháng Ramadan phải trai giới 1 tháng.
- Phải nộp thuế cho đạo.
- Trong suốt đời người nếu có khả năng phải hành
hương đến Caaba một lần.
Đạo Hồi
• Kinh thánh của đạo Hồi là kinh Koran, đề cập
đến nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực (khoa
học, luật pháp, đạo đức), người theo đạo Hồi
lấy giáo lý của kinh Koran làm nguyên tắc.
• Ngày nay, Hồi giáo được truyền bá rộng rãi
trên thế giới, trở thành quốc giáo của nhiều
quốc gia: Inđonêxia, Malaixia, Apganixtan,
Bănglađet, Ai Cập, Marốc…
2. Chữ viết
• Chữ viết Ảrập cũng khá đặc biệt. Giáo sư Robert Hillenbrand
thuộc đại học Edinburgh cho biết “những đường cong lả lướt của
lối viết này là một trong số những đặc tính thẩm mỹ tạo hình đặc
trưng nhất của văn minh Hồi giáo”.
• “Ngoài ý nghĩa về tôn giáo, chữ viết Ảrập còn là một biểu hiện
văn hoá. Hình dáng độc đáo của chữ Ảrập luôn luôn nhắc nhở đến
văn minh Hồi giáo. Thật không có một nền văn minh nào sử dụng
chữ viết trong nghệ thuật nhiều như là thế giới Hồi giáo cả.”
• “Người Hồi viết chữ lên những cái bình, cái khay, lên khăn bàn,
lên nhà cửa, vv... không chừa một chỗ nào cả.”
Bảng chữ cái Arập
3. Văn học

Thơ Truyện
-Thơ ca truyền miệng - Nghìn lẻ một đêm,
- phát triển rực rỡ từ bộ kinh Koran, truyện
VIII – XI ngụ ngôn,...
- Abu Nuvat, Abu lơ - không có tiểu thuyết
Ala Maari

www.themegallery.com
4. Nghệ thuật
• Cơ sở nghệ thuật Arập rất nghèo nàn, chỉ từ khi vượt ra ngoài
biên giới Arập, tiếp xúc với các nền văn minh đi trước của các
nước trong khu vực nền nghệ thuật A rập mới đạt được các
thành tựa đáng kể.
Nghệ thuật kiến trúc:
• chủ yếu thể hiện ở việc xây dựng cung điện và các thánh
đường Hồi giáo

Thánh địa
Mecca
Thánh đường thạch vòm
Scan ở Jerusalem
Thánh đường Hồi giáo
Cordoba ở Tây Ban Nha
Đặc điểm chung của các thánh đường Hồi giáo là các mái vòm kiểu
Bidantium, cột thon nhỏ kiểu Ba Tư, cửa uốn hình bầu dục, hình
móng nhọn và được trang trí rất đẹp
Cung điện Alhambra
Quần thể cung điện Alhambra được xây dựng từ thế kỷ 14. Alhambra hiểu theo nghĩa đen là
“Những pháo đài màu đỏ”. Toàn bộ công trình bao gồm một khu cung điện và pháo đài của các
vị vua Maroc thuộc Granada ở miền nam Tây Ban Nha. Nó đã từng là nơi cư trú của những
người cai trị Hồi giáo của Granada và tòa án của họ.
• Nghệ thuật điêu khắc: Các
nhà điêu khắc Arập không được
phép đục tường, họ chỉ chạm
trổ các hình để trang hoàng.
• Ngoài ra, các thợ đúc kim loại,
thợ làm đồ sành sứ, thợ làm
nghề thủy tinh của Arập cũng
làm ra được nhiều sản phẩm
đẹp, trên mặt các sản phẩm đó,
nghệ thuật trang trí (chạm trổ,
khảm hình, khắc chữ) đạt đến
trình độ điêu luyện.
5. Triết học
• Trường phái thần học Mutaliza: khuynh hướng duy vật
• Trường phái của Abul Hasan Al Ashari: Thượng Đế là tuyệt
đối mà con người phải sùng bái và vâng lệnh
• Trường phái của Avicenna và Avrroes: làm sống lại cách tiếp
cận duy lý
6. Sử học
• Phát triển rực rỡ và đạt nhiều thành tựu chưa từng thấy

• Nội dung: đời sống các thánh, các vua chúa, các triết gia,...
• Năm 763, Môhamét Ibn Isắc viết về cuộc đời nhà tiên tri Môhamét.
Đây là cuốn sách viết bằng văn xuôi đầu tiên còn lại đến ngày nay.
• Al Tabari (839-923), được coi là nhà sử học Hồi giáo lớn nhất.
Ông là người Ba Tư, sinh ở Tabarixtan, mất ở Bátđa. Ông đã dành
tới 40 năm để viết cuốn Lịch sử các nhà truyền đạo và các Khalíp,
gồm 15 tập lớn.
7. Khoa học tự nhiên
• Là một nước thành lập rất muộn, lúc đầu A rập tương đối lạc hậu về
các lĩnh vực khoa học tư nhiên. Nhưng nhờ học tập được các thành tựu
của các nền văn minh xung quanh như Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp
nên khoa học của A rập đã phát triển nhanh và đạt được nhiều thành
tựa đáng trân trọng.
• Thế giới A rập huyền bí cũng đã sản sinh cho nhân loại nhiều tài năng,
những nhà bác học có tên tuổi gắn liền với nhiều lĩnh vực khoa học.
Thiên văn học
• Kế thừa và phát triển thành tựu
của các nền văn minh trước
• Xác định được độ dài của năm
dương lịch
• Lập được hệ thống bảng biểu về
chuyển động của mặt trăng và
mặt trời
• Thành phố nào cũng có đài
thiên văn để quan sát bầu trời
và các vì tinh tú. Nổi tiếng là Hình minh họa các pha của mặt
đài thiên văn ở Bátđa, thu hút trăng
các nhà bác học từ nhiều nơi
đến làm việc.
Toán học
• Cải tiến và truyền bá hệ thống chữ số

• Tiếp tục phát triển các môn đại số học, lượng giác học và hình học

• Nhà Đại số học Arập nổi tiếng nhất là Môhamet Ibơn Muxa (An
Khoaridơmi) (780-855). Tác phẩm Đại số học của ông là quyển
sách đầu tiên về môn khoa học này.
• Nhà toán học Abu Apđala al-Battani (850-929) thì lại có nhiều
đóng góp về môn Lượng giác học. Các khái niệm sin, cosin, tang,
cotang mà ngày nay chúng ta sử dụng là do ông đặt ra.
Vật lý
• Tìm ra những khái niệm vật lý mới: quán tính, không gian, thời
gian, phát minh ra quả lắc và phát triển thuyết nguyên tử
• Nhà khoa học tiêu biểu nhất là Al-Haitoham.
• Tác phẩm “ Linh quang học” của ông có tính chất khoa học nhất
thời trung đại.
• Chính nhờ tác phẩm của ông mà các nhà vật lý học phương Tây
đã chế tạo ra kính hiển vi và kính viễn vọng.
Hóa học
• Chính người Ả rập đã chế tạo ra nồi cất trước tiên và đặt tên là
al-ambik (tiếng Pháp gọi là alambic).
• Họ cũng đã phân tích được nhiều chất hóa học, đã phân biệt
được bazơ và axit, lại còn bào chế được nhiều loại thuốc.
• Người A rập còn quan niệm rằng kim loại nào phân tích tới
cùng đều có những nguyên tố như nhau, do đó có thể làm cho
loại này biến thành loại khác.
Sinh học
• Từ thế kỉ IX, Otman Aman-Giahip đã nêu ra thuyết tiến hóa, cho
rằng từ khoáng vật tiến hóa thành thực vật rồi đến động vật, đến
người.
• Trong sinh học, lĩnh vực được người Ảrập quan tâm nhiều nhất là
thực vật học. Từ sớm, họ đã sớm biết ghép cây, tạo ra các giống
mới.
• Nhà thực vật học tiêu biểu đầu thế kỉ XIII là Baita. Ông đã tổng
hợp các kiến thức về thực vật học của người Ả rập thành một tác
phẩm lớn, một tác phẩm được coi là cơ sở của môn thực vật học
và được sử dụng đến thế kỉ XVI.
Địa lý học
• Có kiến thức địa lý đáng kinh ngạc
• tính được 1 độ của Trái Đất dài hơn 90km và chu vi của Trái Đất
là 30.000 km
• Vào thế kỉ XII, Ả rập có hai nhà địa lí học rất nổi tiếng là Al-
Iđrixi và Abu- Apđala Yacut
• Tầm quan trọng: nền tảng địa lý học cho cả châu Âu suốt thời
trung cổ và cả thế giới trong một thời gian dài
Y học
• Tuy bị cấm giải phẫu và mổ tử thi nhưng Ả rập vẫn là nước có nền
y học rất phát triển.
• Các thầy thuốc Ả rập đã biết cách chữa trị rất nhiều loại bệnh
thuộc nội ngoại khoa, đặc biệt giỏi về khoa mắt.
• Có nhiều tác phẩm y học đã được biên soạn như: Mười khái luận
về mắt của Isac, Sách chỉ dẫn cho các thầy thuốc khoa mắt của
Ixa, Bệnh đậu mùa và bệnh sởi của Randi, Tiêu chuẩn y học của
Xina... Nhiều tác phẩm trong số này được dịch ra tiếng Latinh và
được dùng trong các trường Y khoa ở Tây Âu trong nhiều thế kỉ.
Giáo dục
• Arập là quốc gia rất chú trọng giáo dục và bảo tồn tinh hoa văn
hóa thế giới. Rất nhiều thư viện, nhiều trường đại học có mặt ở
Arập, sách cổ được sao chép dịch thuật, được đánh giá ngang với
kim cương và vàng.
• Hệ thống trường học ở Arập:
- Trường sơ học: trẻ em ở trong các thánh thất
- Trường trung học: đọc kinh Koran
- Trường đại học: Cairo (trường ĐH cổ nhất), Batda,
Coocdoba,...
Đóng góp
• Thứ nhất: Người A rập giữ lại cho loài người nhiều giá trị văn
hóa thế giới cổ đại, dịch được sách cổ của Hi Lạp và Rô Ma cổ
đại. Đến giữa thế kỉ IX, hầu hết các tác phẩm về toán học, thiên
văn học, y học của Hi Lạp đã được dịch sang tiếng Arập.
• Thứ hai: Người Arập đóng vai trò trung gian cho việc giao lưu
văn hóa giữa phương đông và phương tây.
• Công lao to lớn của người Arập đối với Châu Âu là truyền bá
bốn phát minh lớn của Trung Quốc sang Châu Âu, đó là kỷ
thuật làm giấy, nghề in, thuốc súng và la bàn.
1. A Rập là vùng đất có diện tích lớn hơn…… châu Âu.
A. 1/2
B. 1/3
C. 1/4
D. 2/3
2. Quá trình thành lập nhà nước Arập gắn liền
với quá trình thành lập đạo Hồi do ai truyền bá?
A. Môhamet
B. Môhamit
C. Môhamat
D. Môhamut
3. Thần mặt trời trong nền văn minh A Rập có tên là gì?
A. AI Lat
B. AI Uzza
C. Manat
D. Anu
4. Tiếng A Rập gọi Đạo Hồi là Ixlam, nó có ý
nghĩa là gì?
A. Phục tùng
B. Tháp tùng
C. Nhất thần
D. Tuyệt đối
5. Đàn ông theo Đạo Hồi ở A Rập được cho phép lấy tối đa bao
nhiêu vợ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
6. Tín đồ theo Đạo Hồi mỗi ngày phải cầu
nguyện mấy lần?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
7. Tháng chay của cư dân theo Đạo Hồi được gọi
là gì?
A. Ramadan
B. Ramanda
C. Ranada
D. Ramada
8. Kinh thánh của đạo Hồi có tên là gì?
A. Korran
B. Kanro
C. Keran
D. Koran / Coran
9. Ngoài ý nghĩa về tôn giáo, chữ viết Ảrập còn là
một biểu hiện của…..?
A. Văn hoá
B. Xã hội
C. Điêu khắc
D. Phong tục
10. Nhờ tác phẩm nào của Al-Haitoham mà các
nhà vật lý học phương Tây đã chế tạo ra kính
hiển vi và kính viễn vọng?
A. Thành tựu vật lý
B. Linh quang cơ bản
C. Vật lý và những thành tựu
D. Linh quang học

You might also like