You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Module S2.8
Khoa học Thần kinh và Hành vi

SEM 1:

VIÊM MÀNG NÃO

NHÓM G3 – Y3YK2 K119


Tình huống:
BN nam 70T vào viện vì đau đầu.
Bệnh 10 ngày nay, đau đầu nhiều vùng trán đỉnh và thái dương hai bên kèm theo
buồn nôn, nôn, sốt nhẹ 38°C. BN đã điều trị tại viện tuyến dưới không đỡ.
Khám bệnh
BN tỉnh G: 15 điểm.
Gáy cứng nhẹ.
Không có dấu hiệu TK khu trú.
Xét nghiệm:
CLVT sọ não kết quả bình thường
DNT: dịch trong, áp lực tăng nhẹ, bạch cầu 50 tế bào, N: 60%, LYM 40%, protein 0,78
g/l, glucose 3 mmol/l, điện giải bình thường.
Chủ đề 3: Viêm màng não lao
Câu hỏi mở:
1. Mô tả đặc điểm sinh học quan trọng của tác nhân vi khuẩn
lao?
2. Giải thích cơ chế bệnh sinh của viêm màng não lao?
3. Phân tích các xét nghiệm vi sinh chẩn đoán viêm màng não
lao?
1. Mô tả đặc điểm sinh học quan trọng của tác nhân vi khuẩn lao?

Mycobacterium tuberculosis
• Trực khuẩn, kháng cồn kháng acid, sống sót
trong trạng thái khô trong nhiều tuần.

• Mọc chậm 2-6 tuần


• Vi khuẩn hiếu khí
• Người là ổ chứa tự nhiên duy nhất, lây truyền
chủ yếu qua đường hô hấp

• Gây bệnh lao phổi (90%) và lao ngoài phổi

• Lao màng não là kết quả của ổ tổn thương lao


thầm lặng bị vỡ vào khoang dưới nhện, giải
phóng M. tuberculosis gây ra các nhiễm trùng Hình 1. Mycobacterium tuberculosis dưới kính hiển vi
dạng u hạt ở màng não. ( semantic scholar)
2. Giải thích cơ chế bệnh sinh của viêm màng não lao?

Hình 2.
Cơ chế bệnh sinh tổng quát của viêm màng
não lao
(ASM Journals. Journal of Clinical
Microbiology)
2. Giải thích cơ chế bệnh sinh của viêm màng não lao?

Giọt bắn chứa


trực khuẩn

Trực khuẩn lây lan theo


đường máu đến não

Nhiễm lao nguyên phát

Vật chủ hít phải các giọt bắn có chứa trực khuẩn lao (TBM). Trong phổi, trực khuẩn
có thể lây nhiễm vào các đại thực bào phế nang, dẫn đến hình thành u hạt. Sau đó,
trực khuẩn có thể thoát khỏi u hạt bị tổn thương hoặc từ phổi trong bệnh lao
nguyên phát gây nhiễm khuẩn huyết, dẫn đến vi khuẩn lây lan theo đường máu vào
não.
2. Giải thích cơ chế bệnh sinh của viêm màng não lao?

Vi bào đệm bị
nhiễm MTB

Sự di chuyển
của các tế bào
Trojan horse

BC đơn nhân bị
nhiễm MTB
Sự di chuyển của trực khuẩn
MTB qua BBB vào não

Vi khuẩn ngoại bào và tế bào bị nhiễm bệnh có thể di chuyển qua hàng rào máu não
(BBB) vào não. Khi vào não, trực khuẩn lây nhiễm vào vi bào đệm, sau đó gắn với
các tế bào xâm nhập để giải phóng các cytokine và chemokine, dẫn đến sự phá vỡ
BBB và khiến các tế bào miễn dịch không bị nhiễm trùng khác tràn vào não.
2. Giải thích cơ chế bệnh sinh của viêm màng não lao?

Trực khuẩn lao có thể xuyên qua


hàng rào máu não (BBB) và hàng
Sự di chuyển
của các tế bào rào máu- dịch não tủy (BCSFB)
Trojan horse thông qua các cơ chế:

BC đơn nhân bị • “Ngựa Trojan – Trojan horse” -


nhiễm MTB
M.tuberculosis vượt qua hang
Sự di chuyển của trực khuẩn rào thông qua các đại thực
TBM qua BBB vào não bào và bạch cầu trung tính bị
nhiễm khuẩn.

• Trực khuẩn xâm lấn vào nội


mô não.
2. Giải thích cơ chế bệnh sinh của viêm màng não lao?

Vỡ u hạt gây giải phóng


trực khuẩn vào màng
não và dịch não tuỷ

Viêm và hình thành dịch tiết, dẫn đến


não úng thuỷ, tăng áp lực nội sọ,
thiếu máu cục bộ và nhồi máu não

Trong não, trực khuẩn lao bắt đầu phát triển các tổn thương lao ở màng não hoặc
dưới màng cứng hoặc dưới màng nội tủy. Khi các tổn thương này vỡ ra sẽ giải phóng
M.tuberculosis vào khoang dưới nhện hoặc hệ thống não thất, gây nhiễm trùng u hạt
và sau đó là viêm màng não và hình thành dịch nhầy ở thân não (base of the brain).
Sự tích tụ dịch ở nền sọ này khiến các bể dưới nhện bị ứ
đọng, cản trở dòng chảy của dịch não tủy và dẫn đến não
úng thủy và tăng áp lực nội sọ.

Sự lan rộng dịch nhày dẫn đến:


• Tắc các mạch máu nhỏ đang tăng sinh, dẫn đến thiếu
máu não cục bộ và lan tỏa
• Tắc nghẽn các động mạch lớn hơn dẫn đến nhồi máu;
viêm quanh dây thần kinh, dẫn đến liệt dây thần kinh sọ
não
• Trong trường hợp nặng gây tổn thương trực tiếp vào
nhu mô.

Hình 3. Hydrocephalus
Những điều kiện thuận lợi tạo khả năng dễ mắc bệnh lao màng não:
• Khi đang mắc các thể lao tiên phát (lao sơ nhiễm ở trẻ em và lao phổi ở
người lớn).
• Bệnh ở mức độ nặng do chẩn đoán muộn hoặc do điều trị không có kết quả
có thể biến chứng lao màng não.
• Do sức đề kháng của người bệnh bị suy giảm bởi nhiều nguyên nhân: Suy
dinh dưỡng, sau nhiễm virus, không tiêm BCG, nhiễm HIV, đái tháo
đường... Những người này dễ mắc bệnh lao và bệnh lao có diễn biến nặng
và dễ có biến chứng lao màng não.
3. Phân tích các xét nghiệm vi sinh chẩn đoán viêm màng não lao?

Chọc dịch não tuỷ:

Dịch có thể trong (giai đoạn sớm) hoặc ánh vàng (giai
đoạn muộn).

Xét nghiệm sinh hoá dịch não tủy thường thấy protein
tăng và glucose < 50% lượng glucose máu. Bạch cầu đa
nhân và tế bào lympho chiếm ưu thế.

Chọc hút dịch não tủy ở khe đốt sống thắt lưng 4 và 5
trước khi dùng kháng sinh.

Thể tích tối thiểu 0,5-1ml.


Bảo quản: nhiệt độ phòng tối đa 24 giờ hoặc 2°C - 8°C
trong vòng 48 giờ

Hình 4. Chọc dịch não tuỷ


Xét nghiệm Xpert: chẩn đoán viêm màng não do lao Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị dùng test
khuếch đại chuỗi acid nucleic nhanh tự động được gọi là Xpert MTB/ RIF. Xét nghiệm này phát
hiện trong mẫu dịch não tủy có DNA của M. tuberculosis và khả năng kháng với rifampicin.
Nhuộm soi AFB trực tiếp nhuộm Ziehl-Neelsen:
Xét nghiệm 2 mẫu đờm tại chỗ, thời điểm lấy mẫu 1 và mẫu 2 phải cách nhau ít nhất là 2 giờ.

Số lượng AFB Kết quả Phân loại

Có > 10 AFB/1 vi trường (soi ít Dương tính 3+


nhất 20 vi trường) • Lao phổi AFB(+): có ít nhất 1
mẫu đờm hoặc dịch phế quản,
dịch dạ dày có kết quả soi trực
Có từ 1-10 AFB/1 vi trường (soi Dương tính 2+
ít nhất 50 vi trường) tiếp AFB(+)
• Lao phổi AFB(-): khi có ít nhất
Có từ 10-99 AFB/100 vi trường Dương tính 1+ 2 mẫu đờm AFB(-)

Có từ 1-9 AFB/100 vi trường Dương tính Ghi số lượng cụ


thể
Không AFB/100 vi trường Âm tính
Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao:
Nuôi cấy trên môi trường đặc cho kết quả dương tính sau 3-4 tuần.
Nuôi cấy trong môi trường lỏng (MGIT - BACTEC) cho kết quả dương tính sau 2 tuần.

Hình 5. Xét nghiệm nuôi cấy Mycobacterium tuberculosis


(TB Fact. Information about tuberculosis)
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vi sinh y học. Lê Huy Chính. Nhà xuất bản y học. 2007


2. Bộ Y Tế (2018). Hướng dẩn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao
3. Bài giảng Vi sinh vật gây nhiễm trung hệ Thần kinh trung ương. Phạm Hồng
Nhung. Bộ môn Vi Sinh- Đại học Y Hà Nội
4. Bệnh học lao. GS.TS Trần Văn Sáng. NXB Y học
5. Tuberculous Meningitis: Pathogenesis, Immune Responses, Diagnostic
Challenges, and the Potential of Biomarker-Based Approaches. Journal of
Clinical Microbiology. 2021
6. Detection of Mycobacterium tuberculosis with conventional microscopic and
culture methods. Semantic Scholar. 2017

You might also like