You are on page 1of 46

Tây Tiến

- Quang Dũng-
I.TÌM HIỂU CHUNG
1.Tác giả:
- Tên khai sinh : Bùi Đình Diệm (1921 – 1988).
- Quê hương: Phượng Trì - Đan Phượng – Hà Tây.
- Cuộc đời :
+ Là người đa tài: Làm thơ, viết văn, vẽ
tranh, soạn nhạc …
I.TÌM HIỂU CHUNG
1.Tác giả:
- Tên khai sinh : Bùi Đình Diệm (1921 – 1988).
- Quê hương: Phượng Trì - Đan Phượng – Hà
Tây.
- Cuộc đời :
+ Là người đa tài: Làm thơ, viết văn, vẽ
tranh, soạn nhạc …
+ Được biết nhiều với tư cách là nhà
thơ.
+ Phong cách sáng tác: hồn hậu, tinh tế,
lãng mạn và hào hoa.
- Sáng tác chính: Mây đầu ô (1968), Thơ văn
Quang Dũng (1988)
-Được tặng giải thưởng Nhà Nước về Văn học
nghệ thuật năm 2001.…
I.TÌM HIỂU CHUNG
2. Văn bản.
a. Hoàn cảnh sáng tác :
-Viết vào năm 1948 ở làng Phù Lưu Chanh (thuộc Hà
Đông cũ). Bên dòng sông Đáy hiền hòa thơ mộng, nỗi
nhớ đồng đội da diết, Quang Dũng đã viết bài thơ.
-Ban đầu bài thơ có tên là “Nhớ Tây Tiến” sau đó đổi thành
“Tây Tiến” và được in trong tập “Mây đầu ô” (1986). Là
bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu
sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
Bài hát Tây Tiến
- Đoàn quân Tây Tiến :

+Thành lập 27/2/1947, Quang Dũng là đại đội trưởng.


+Nhiệm vụ : Phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới
Việt – Lào, đánh tiêu hao quân đội Pháp ở Tây Bắc Bộ.
+Địa bàn hoạt động: Rộng lớn gồm các tỉnh: Sơn La, Lai
Châu, Hòa Bình, Miền Tây Thanh Hóa và một vùng biên
giới Việt Lào.
- Đoàn quân Tây Tiến :

+Thành phần : Sinh viên, học sinh, dân lao động


thành thị thuộc mọi ngành nghề khác nhau.
+Điều kiện sống :Gian khổ, thiếu thốn.
+Tinh thần: Hào hùng, lãng mạn, lạc quan
b, Bố cục: 4 phần

Đoạn
Đoạn 1:1:
Tây Tiến
Nhớ
Nhớ concon đường
đường
hành
hành quânquân và

hình
hình ảnh
ảnh người
người Đoạn
Đoạn kết:
kết:
lính
lính trên
trên nền
nền Đoạn Lời
Lời hẹn
hẹn ước
ước
Đoạn 2: 2:
hiên
hiên nhiên
nhiên Tây
Tây Nhớ và
và sự
sự gắn
gắn bó

Nhớ kỉkỉ niệm
niệm Đoạn
Bắc
Bắc hùng
hùng vỹ,
vỹ, ấm Đoạn 3:3: sâu
sâu sắc
sắc
ấm áp
áp tình
tình quân
quân
dân Chân
Chân dung
dung
dân và
và cảnh
cảnh
sông
sông nước
nước miền
miền người
người lính
lính
Tây
Tây thơ
thơ mộng.
mộng. Tây
Tây Tiến
Tiến

Cảm xúc chủ đạo: Nỗi nhớ về vùng đất Tây


Bắc và đồng đội Tây Tiến.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Nhớ chặng đường hành quân và hình ảnh người
lính trên nền cảnh thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ:
a. Đoạn thơ mở đầu bằng nỗi nhớ bao trùm cả không
gian, thời gian:
-Nỗi nhớ không kìm nén nổi trong lòng, bật lên
thành tiếng gọi thiết tha:
Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi...
-Sông Mã, chảy từ Thượng Lào sang đất Việt,
dòng sông trở thành chứng nhân lịch sử với bao
vui buồn cuộc đời chiến binh.
-“Tây Tiến ơi !”: Nỗi nhớ da diết cất thành tiếng
gọi thân thương, trìu mến.
- Nỗi nhớ mênh mông, không định hình, dâng trào
theo cảm xúc của nhà thơ:

“Nhớ về rừng núi nhớ


chơi vơi”
+“Nhớ chơi vơi” :2 thanh
bằng, nhẹ, lan toả, không
hình không khốí, thể hiện
chiều sâu nỗi nhớ.
+ Vần “ơi” (lặp hai lần) 
Âm hưởng câu thơ ngân
dài, lan tỏa.
+ “Nhớ” (lặp hai lần) 
Nhấn mạnh, khắc sâu nỗi
nhớ.
Hai câu thơ chứa đầy ắp nỗi nhớ: Bồi
hồi, thiết tha, sâu lắng, mãnh liệt ->khơi
dòng cho nguồn thác kí ức hiện về.
b. Bức tranh thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ, hiểm
trở , hoang vu, nghiệt ngã vừa độc đáo thú vị trong nỗi
nhớ của nhà thơ:

* Thiên nhiên hùng vĩ, hiểm trở :

- Nhiều tên đất lạ lẫm:


Sông Mã, Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Pha
Luông, Mai Châu...gợi 1 vùng xa xôi, hẻo lánh, gắn
với những kỉ niệm cụ thể.
- Khí hậu khắc nghiệt:
“sương lấp đoàn quân mỏi”: Sương dày đặc như muốn
ngăn cản bước chân, che lấp bóng dáng đoàn quân
Tây Tiến.

- Nhiều đèo dốc hiểm trở:


“ Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời”

+ Sử dụng từ láy giàu chất tạo hình, gợi tả, gợi cảm.
+ Câu thơ toàn thanh trắc: Khúc khuỷu- quanh co, khấp
khểnh, gập ghềnh; Thăm thẳm, gợi chiều cao, độ sâu;
Heo hút- lạnh vắng của không gian trên cao...
+ Hình ảnh “Súng ngửi trời” thể hiện sự hóm hỉnh, tinh
nghịch của người lính.
+ “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”
+ Nhịp thơ 4/3, nghệ thuật đối, câu thơ như gập đôi.
+ Vẽ lại hình ảnh hai dốc núi vút lên, đổ xuống rất nguy
hiểm.
- Cảnh núi rừng hoang sơ, hùng vĩ :
“ Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
+ Cặp từ láy: Chiều chiều, đêm đêm, hình dung rõ hơn sự khắc nghiệt
của thiên nhiên
+ Tên miền đất lạ :Mường Hịch
+ Thác gầm thét, cọp trêu người nhấn mạnh sự hoang sơ, man dại.
=>Những hình ảnh giàu giá trị gợi hình làm tăng thêm vẻ hoang dã của
miền đất dữ-> các chiến sĩ Tây Tiến thường xuyên đối mặt với nguy
hiểm và sự dũng cảm của họ.
* Thiên nhiên thơ mộng độc đáo:
“Mường Lát hoa về trong đêm hơi”:
“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

+Câu thơ nhiều thanh bằng, nhẹ nhàng


 gợi lên vẻ đẹp của núi rừng
+Câu thơ gây ấn tượng những ngôi nhà như bồng
bềnh, thấp thoáng ẩn hiện,tạo cảm giác nhẹ
nhàng, tâm trạng bình thản của những người lính
trước gian lao.
c. Hình ảnh người lính trong cuộc hành
quân :
-Miêu tả hình ảnh người lính hiện thực, gần
gũi:
+ Mệt mỏi trên chặng đường hành quân
gian khổ: “Đoàn quân mỏi”
+ Hi sinh:“ không bước nữa”, “Gục lên
súng mũ”, “ bỏ quên đời”...
-> Những câu thơ mang vẻ đẹp bi hùng.
- Bên cạnh người lính còn hào hoa lãng
mạn tinh nghịch với bao hăm hở khám
phá, chinh phục.
+Cảm nhận vẻ đẹp những cánh hoa rừng nở
trong đêm đầy sương)-> lãng mạn.
+ Thả hồn ngắm những ngôi nhà trong màn
mưa.
+ Đùa vui tinh nghịch “Súng ngửi trời”
=> Nhà thơ đã miêu tả chân thực về người
lính.
d. Tình quân dân ấm áp:
- Trong cảnh thiên nhiên Tây Bắc bỗng
xuất hiện:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
+ “Cơm lên khói”
+ “Thơm nếp xôi”
-> Gợi không khí đầm ấm bữa cơm
tình quân dân.
+ “Mùa em”: Mùa lúa chín, mùa nếp
thơm, mùa của tình quân dân...
-> Nỗi nhớ da diết về những kỉ niệm ấm
áp.
=> Bằng bút pháp hiện thực và trữ tình
đan xen, đoạn thơ đã dựng lại cảnh
núi rừng Tây Bắc và hình ảnh người
lính hào hùng, hào hoa, lãng mạn.
2.Nhớ kỉ niệm ấm áp tình
quân dân và cảnh sông
nước miền Tây thơ mộng,
trữ tình:
a. Cảnh đêm liên hoan:
-Hình ảnh, màu sắc: “Hội đuốc
hoa”, “bừng lên”, “xiêm áo”,
“nàng e ấp”...
-> Lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng.
-Âm thanh: “Khèn lên man điệu”
-> Tiếng nhạc réo rắt.
-Tâm hồn: “Xây hồn thơ”
-> Tâm hồn bay bổng, lãng mạn.
=> Gợi không khí mê say, ngây
ngất, thể hiện sự gắn bó của tình
quân dân.
b. Cảnh sông nước Miền Tây:
-Thời gian: Buổi chiều.
-Không gian : Dòng sông mờ sương
-Cảnh vật: Hồn lau, con thuyền độc
mộc, nước lũ, hoa đong đưa...
-Nổi bật trên dòng sông là dáng
hình mềm mại, uyển chuyển của
những cô gái trên chiếc thuyền độc
mộc.
=> Cảnh hòa hợp với người.Tất cả
da diết trong hoài niệm bâng
khuâng, thể hiện tình yêu không nói
hết thành lời của tác giả với vùng
đất đã gắn bó với đời lính.
Tiết 20 – ĐỌC VĂN:

TÂY TIẾN
(Tiết 2)
Quang Dũng
3. Hình tượng người
lính – vẻ đẹp lãng
mạn và bi tráng
(đoạn 3):
Video Clip Tây Tiến
-Hình tượng người lính được khắc họa trên
các phương diện: Diện mạo và dáng vẻ;
Đời sống tâm hồn; Lý tưởng; Sự hy sinh
cao đẹp.
THẢO LUẬN NHÓM
-Nhóm 1: Diện mạo người lính Tây Tiến được khắc
họa qua những hình ảnh, từ ngữ nào?Nhận xét gì về
diện mạo của họ?

-Nhóm 2: Đời sống tâm hồn người lính được miêu


tả hình ảnh nào? Cảm nhận của em về vẻ đẹp ấy?

- Nhóm 3: Lý tưởng của những người lính được


diễn tả đậm nét nhất ở câu thơ nào? Chỉ ra đặc sắc
nghệ thuật trong câu thơ ấy?

-Nhóm 4: Nhà thơ sử dụng những từ ngữ, hình


ảnh, âm thanh nào để diễn tả sự hy sinh của người
lính? Nêu giá trị của cách diễn đạt ấy?
a. Diện mạo và dáng vẻ:
-Quang Dũng không né tránh cái bi thương mà nhìn thẳng vào gian
khổ hy sinh của người lính bằng nét bút rất lạ:

-Dáng vẻ đậm chất hiện thực:


+“ Không mọc tóc”,
+ “Xanh màu lá”...
-> Hình ảnh miêu tả sự khốc liệt, khó khăn nhưng cũng đầy ấn tượng
cảnh chiến trường nơi rừng thiêng nước độc.Đây là hiện thực của
căn bệnh sốt rét rừng mà người lính phải chịu đựng.
-Dáng vẻ của người lính Tây Tiến còn rất kì lạ: hiện thực và lãng
mạn hóa hiện thực:
+ “Đoàn binh không mọc tóc”:Cách nói chuyển thế bị động sang
chủ động- người lính không cần mọc tóc với khẩu khí kiêu hùng,
cách nói ngang tàng, rất lính.
+ “Quân xanh màu lá”: Đây là màu xanh của áo lính, của lá rừng
ngụy trang chứ không phải xanh xao.
+ “Dữ oai hùm”, “Mắt trừng”: Thể hiện sức mạnh oai phong, lẫm
liệt.
-> Với nghệ thuật đảo ngữ, tả thực, đối lập...nhà thơ đã khắc họa
thành công dáng vẻ người lính kiêu hùng, vẻ ngoài thì tiều tụy
nhưng chứa sức mạnh nội lực lớn lao.
b. Đời sống tâm hồn:
-Thể hiện rõ nhất trong hai câu thơ:
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
+ Hai chữ “Mắt trừng” miêu tả hình ảnh ánh mắt mở to, dữ dội ngùn ngụt ý chí và
lòng căm thù. Đôi mắt ấy bộc lộ toàn bộ nội lực tinh thần của người lính. Diễn tả
tận cùng cái oai phong lẫm liệt .
+ “Gửi mộng”: Giấc mộng lập chiến công , bảo vệ Tổ quốc.
-Đặc biệt nhất trong tâm hồn những người lính, giữa cái gân guốc của hiện thực
chiến tranh khốc liệt giấc mơ, nỗi nhớ của họ rất lãng mạn, hào hoa.
“ Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm”
b. Đời sống tâm hồn:

-Thể hiện rõ nhất trong hai câu thơ:


“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
+ Hai chữ “Mắt trừng” miêu tả hình ảnh ánh mắt mở to, dữ dội ngùn ngụt ý chí và
lòng căm thù. Đôi mắt ấy bộc lộ toàn bộ nội lực tinh thần của người lính. Diễn tả
tận cùng cái oai phong lẫm liệt .
+ “Gửi mộng”: Giấc mộng lập chiến công , bảo vệ Tổ quốc.
-Đặc biệt nhất trong tâm hồn những người lính, giữa cái gân guốc của hiện thực
chiến tranh khốc liệt giấc mơ, nỗi nhớ của họ rất lãng mạn, hào hoa.
“ Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm”
+ “Dáng Kiều thơm” trước hết gợi bóng dáng của kinh thành Hà Nội vàng son.
Người lính mơ về thành đô hoa lệ, quê hương yêu dấu nơi họ cất bước ra đi.
+ “Dáng Kiều” cũng là nói về người thiếu nữ Hà Thành xinh đẹp.
-Nỗi nhớ ấy xuất phát từ cái hào hoa vốn có sẵn trong tâm trí một lớp người trai trẻ
vào Cách Mạng của người Hà Nội và của cả Xứ Đoài, chính là cái làm nên men say
và chất lãng mạn của họ.
-> Bằng bút pháp lãng mạn đã khắc họa tâm hồn người lính rất gần gũi, chân thực
mà hào hoa.
c. Vẻ đẹp lý tưởng:
-Người lính lên đường với tư thế và lý
tưởng: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết
sinh”.
-Câu thơ: “Chiến trường đi chẳng tiếc
đời xanh”.
+ “ Chẳng tiếc”: Cách nói ngang tàng,
đậm chất lính. Khiến ta nhớ đến từ
“ Mặc kệ”-Chính Hữu và sau này là “
Ừ thì”- Phạm Tiến Duật.
->Người lính sẵn sàng ra đi.
+ “Đời xanh”: Chỉ tuổi thanh xuân
tràn đầy sức sống.
Động lực nào giúp các
chàng trai xếp bút
nghiên lên đường ra
trận?

-> Họ sẵn sàng dâng hiến tuổi thanh xuân và sinh


mệnh cho Tổ quốc. Đây là lý tưởng cao đẹp của mỗi
con người Việt Nam.
d. Sự hy sinh cao đẹp:
-Hình ảnh: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” đem đến cho ta cảm nhận không
phải một cái chết mà là nhiều cái chết. Người lính ngã xuống nơi biên cương
xa xôi.
->Câu thơ sử dụng phần lớn từ Hán Việt tạo nên màu sắc trang nghiêm, thành
kính.
-Sự hy sinh còn hiện thực và khốc liệt hơn qua hình ảnh: “Áo bào thay chiếu
anh về đất”.
+ “Áo bào thay chiếu”: Nhà thơ sang trọng hóa sự hy sinh của người lính.
+ “Anh về đất”: giảm nhẹ sự mất mát, đau thương. Đất là quê mẹ,là Tổ Quốc
vĩnh hằng.
+ Từ “về” diễn tả thái độ chủ động đón nhận cái chết, người lính về với đất
mẹ, hóa thân vào sông núi.
Kết thúc đoạn thơ là
hình ảnh nào?
Suy nghĩ của em về
hình ảnh ấy?

-Hình ảnh: “ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”: Đó là khúc nhạc
trầm buồn, chiêu hồn tử sỹ, tiếng khóc của sông núi quê hương tiễn
người lính về với đất mẹ.
Bằng bút pháp hiện thực và lãng mạn
Quang Dũng đã khắc họa thành công
bức chân dung người lính Tây Tiến tiêu
biểu cho vẻ đẹp và sức mạnh anh bộ
đội Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến
chống Pháp.
4. Lời thề gắn bó với Tây Tiến:
-Khổ thơ như một khúc vĩ thanh của bài quân hành Tây Tiến:
+ “Tây Tiến người đi không hẹn ước”: Những người lính không ước
hẹn với nhau nhưng vẫn quy tụ về miền đất Tây Bắc hợp thành đoàn
binh mang tên kiêu hãnh: Tây Tiến.
+ “Đường lên thăm thẳm một chia phôi”: Tái hiện con đường ra
trận của đoàn quân ; đồng thời như một lời nhắc nhở về Tây
Tiến hào hùng, hào hoa một thời.

+ “ Mùa Xuân ấy” là mùa xuân


năm 1947 , thành lập binh
đoàn-Đã trở thành những năm
tháng lịch sử không thể nào
quên.
+ “Hồn về Sầm Nứa chẳng về
xuôi”:Tất cả họ đều dành trái
tim cho đồng đội, cho Tây Bắc.

-> Khổ thơ đã khái quát chiều sâu tư tưởng , chủ đề của cả bài thơ.
III. TỔNG KẾT:
- “Tây Tiến” đã khắc họa thành công vẻ đẹp hào
hùng, hào hoa, sự hy sinh bi tráng của những
người lính, đồng thời cũng cho người đọc thấy
vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên miền
Tây trong nỗi nhớ của nhân vật trữ tình.
-Bằng bút pháp lãng mạn trên cơ sở hiện thực,
những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng
điệu...Quang Dũng đã tạc vào thơ ca bức tượng
đài về người lính một thời đánh giặc, cứu nước
không thể nào quên.
Video Clip bài hát Tổ quốc gọi tên mình
IV. Củng cố và luyện tập:
- Hình tượng người lính Tây
Tiến.

-Bút pháp của tác giả khi


khắc họa hình tượng người
lính Tây Tiến là bút pháp
hiện thực hay lãng mạn?
Phân tích so sánh với bài “
Đồng chí” của Chính Hữu
để làm rõ bút pháp đó?
-Kể tên một số tác phẩm
tiêu biểu viết về đề tài người
lính trong buổi đầu kháng
chiến.
V. Hướng dẫn học ở nhà:

- Học bài theo các nội dung đã học.


- Sưu tầm những tác phẩm Văn học, hình ảnh,
đoạn phim tư liệu, và những bài hát ca ngợi vẻ
đẹp người lính.

You might also like