You are on page 1of 67

Chương 1

Thuế : Phần nhập môn

PGS. TS SỬ ĐÌNH THÀNH

1
Dẫn nhập
 Thuế đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chính
trị và chính sách chính phủ .

2
Dẫn nhập
 Bài học này nghiên cứu đánh thuế bằng
việc thiết lập thể chế và lý thuyết để phân
tích chính sách thuế .
 Ôn lại các loại thuế
 Cấu trúc thuế thu nhập và sự công bằng
 Đo lường cơ sở thuế .

3
CÁC LOẠI THUẾ
 Có các loại thuế đánh vào :
 Tiền lương .
 Thu nhập cá nhân và doanh nghiệp.
 Tài sản.
 Tiêu dùng .

4
Thuế đánh vào tiền lương
 Thuế đánh vào tiền lương dùng để tài trợ
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm
thất nghiệp.
Ở Việt Nam: Phí Bảo hiểm xã hội, phí bảo
hiểm y tế.

5
Thuế vào thu nhập cá nhân
 Cơ sở thuế rộng hơn thuế đánh vào tiền lương.
 Thuế thu nhập cá nhân đánh vào thu nhập tích
lũy trong năm của cá nhân trong năm.
 Tiền lãi, cổ tức, tiền lương.
 Lời vốn: thu nhập bán được từ bán tài sản vốn .
 Chứng khoán, nhà.

6
Thuế đánh vào thu nhập công ty
 Thuế thu nhập công ty đánh vào thu nhập
kiếm được của công ty.
 Nếu như công ty không bị lỗ, thì không bị
đánh thuế .

7
Thuế tài sản
 Thuế tài sản đánh vào giá trị tài sản của gia đình
hay cá nhân.
 Chứng khoán, nhà cửa.
 Thuế bất động sản: là một loại thuế tài sản đánh
vào giá trị nhà, đất đai…
 Thuế thừa kế loại thuế tài sản đánh vào bất động
sản để lại sau khi chết .

8
Thuế đánh vào tiêu dùng
 Đây là loại thuế rất phổ biến
 Thuế tiêu dùng đánh vào tiêu dùng của các cá
nhân và hộ gia đình.
 Thuế khoán trên doanh thu đánh vào hộ kinh
doanh nhỏ. Thuế hàng hóa (excise tax) đánh vào
một số hàng hóa đặc biệt
 Thuốc lá, xăng dầu.

9
Các loại thuế
 Thuế BHXH, thu nhập và thuế tài sản gọi là thuế
trực thu, bởi vì đánh trực tiếp vào nguồn lực của
cá nhân.
 Thuế tiêu dùng gọi là thuế gián thu, bởi vì thuế
đánh vào sử dụng nguồn lực.

10
Đánh thuế ở các quốc gia trên thế giới
 Hình 1 cho thấy sự phân phối nguồn thu thuế của
Mỹ.
 Chính quyền liên bang cơ bản dựa vào thuế thu
nhập cá nhân và thuế BHXH.
 Các bang và địa phương dựa vào thuế tiêu dùng và
thuế tài sản .

11
The federal government relies
Hình 1
heavily on the individual income tax
and the payroll tax.State and local governments rely
more heavily on sales taxes and
property taxes.
Đánh thuế ở các quốc gia trên thế giới
 Hình 2 cho thấy sự phân ra từng quốc gia.
 Những quốc gia khác có khuynh hướng dựa ít vào
thuế thu nhập, mà chủ yếu dựa vào thuế tiêu dùng .
 Việt Nam cũng vậy: thuế trực thu 30%; thuế gián thu
60%

13
Hình 2

Other countries are more


dependent on consumption taxes
than the United States.
Cấu trúc thuế thu nhập và cách
tính cơ sở thuế
 Thuế thu nhập liên bang là nguồn lực quan trọng
đối với chính quyền liên bang .
 Xét cấu trúc thuế thu nhập Bảng 1 và xét tình
huống là Jack.

15
Table 1
The income tax system includes
Computingdeductions
Jack’s (for
income tax
actions like
Gross income contributing to $60,000
a 401k).
minus Deductions - $2,000
The income tax system includes
equals Adjusted gross income (AGI) (for family
exemptions = $58,000
size) and
The tax
deductions (standard or liability is computed from
itemized).
minus Exemptions - $15,500
taxable income using the income
minus Itemized (or standard) deduction - $13,000 (or $9,700)
tax schedule.
equals Taxable income = $29,500
There are also credits such as the
Usecredit,
EITC, child income tax schedule
saver’s credit,
(Figure
and child care 3)
credit.
equals Taxes owed Finally, the difference
= $3,710between a
person’s withholding and tax liability
minus Credits - $3,000
determines the payment/refund.
equals Total tax payment = $710
minus Withholding - $2,000
equals Final payment (refund) due = ($1,290)
Cấu trúc thuế thu nhập và cách tính
cơ sở thuế
 Bước thứ nhất là tính cơ sở thuế đối với Jack .
 Tổng thu nhập là tổng nguồn thu nhập khác
nhau của Jack.
 Đó là $60,000 trong Bảng 1.1
 Bao gồm lương, lãi suất, cổ tức, cho thuê nhà…
 Tổng thu nhập được điều chỉnh (AGI) là tổng
thu nhập trừ đi những khoản giảm trừ.
 Đó là $58,000 trong Bảng 1 .
 Gồm nộp tiền lương hưu, ly hôn và các khoản
khác .

17
Cấu trúc thuế thu nhập và cách tính
cơ sở thuế
 Bước tiếp theo là khấu trừ các khoản miễn trừ từ AGI.
 Khấu trừ là số tiền cố định mà cá nhân trừ được miễn
từ AGI nhằm nuôi sống các thành viên phụ thuộc
trong gia đình cũng như bản thân và vợ ông ta.
 Giảm trừ chuẩn là số tiền cố định mà cá nhân có thể
giảm trừ từ thu nhập chịu thuế .
 Trừ theo khoản mục là một sự lựa chọn đối với giảm
trừ chuẩn, qua đó người nộp thuế giảm trừ tổng số tiền
chi tiêu cho những khoản chi tiêu khác .
 Đó là đóng góp từ thiện, trả tiền lãi do thế chấp nhà và
thuế thu nhập địa phương và liên bang.
18
Cấu trúc thuế thu nhập và cách tính
cơ sở thuế
 Trong Bảng 1,
1 Jack được miễn trừ tổng cộng
$15,500 (bản thân, vợ và 3 đứa trẻ).
 Sự giảm theo khoản mục (đó là tiền lãi về thế chấp
nhà, thuế thu nhập liên bang và đóng góp từ thiện)
vượt quá giảm trừ chuẩn. Vì thế, ông ta khấu trừ
$13,000 so với $9,700.
 Ở Mỹ, 65% hộ gia đình chọn giảm trừ chuẩn, trong
khi giảm trừ theo khoản mục 35%.

19
Cấu trúc thuế thu nhập và cách tính
cơ sở thuế
 Sau khi khấu trừ các khoản giảm trừ và miễn trừ,
Jack còn lại $29,500 thu nhập chịu thuế.
 Thu nhập chịu thuế số tiền thu nhập còn lại sau
khi giảm trừ từ AGI.
 Cơ sở thuế là thu nhập ròng mà thuế đánh vào.
 Nó tương tự như là thu nhập chịu thuế.

20
Cấu trúc thuế thu nhập
Thuế suất và thuế phải nộp
 Hình 3 cho thấy biểu thuế mà Jack sử dụng để
chuyển thu nhập chịu thuế thành thuế phải nộp .
 Thuế suất biên thay đổi từ 10% (thu nhập chịu
thuế dưới $14,300) và 35% (thu nhập chịu thuế
trên $319,100).

21
Hình 3

Marginal tax rates rise with


taxable income, with a current
maximum rate of 35%.
Cấu trúc thuế thu nhập
Thuế suất và thuế phải nộp
 Để minh chứng người lao động thay đổi cơ sở thuế
của anh ta như thế nào, hãy hình dụng một đôi vợ
chồng trong đó chỉ có một người làm việc.
 Thu nhập kiếm được $90,000
 Đóng góp tiền hưu trí $ 16.000.
 Lựa chọn giảm trừ chuẩn.
 Thu nhập chịu thuế $58,100, họ phải chịu thuế suất ở
bậc 15%.

23
Cấu trúc thuế thu nhập
Thuế suất và thuế phải nộp
 Trường hợp của Jack trong Bảng 1,
1 thu nhập chịu
thuế là:
$29,500: 10% x $14,300 + 15% $15,200.
 => Thuế nộp $3,710.

24
Cấu trúc thuế thu nhập
Thuế suất và thuế phải nộp
 Một vài cá nhân có thể giảm trừ thêm các khoản
nợ thuế của họ.
 Tín dụng thuế/giảm trừ thuế: là số tiền mà người
nộp thuế được phép giảm trừ tiền thuế mà họ nợ
chính phủ thông qua chi tiêu cho chăm sóc trẻ em.
 Tín dụng cho các khoản chi tiêu chăm sóc trẻ em
và những người phụ thuộc.
 Tín dụng cho những người già và bệnh tật.
 Các chương trình hỗ trợ của chính phủ.

25
Cấu trúc thuế thu nhập
Thuế suất và thuế phải nộp
 Với 3 đứa trẻ, miễn trừ thuế của Jack là $3,000,
=> tiền thuế của ông ta phải nộp từ $3,710 giảm
xuống còn $710.
 Trong năm, người chủ của Jack giữa lại một phần
thu nhập để nộp thuế = >Tạm nộp thuế là khoản
khấu trừ theo dự toán từ thu nhập của người lao
động.
 Hoàn trả là khoản chênh lệch giữa số tiền tạm nộp
và tiền thuế thực phải nộp.
 Jack được hoàn trả $1,290, bởi vì người sử dụng
tạm nộp quá lớn trong năm .
26
ĐO LƯỜNG SỰ CÔNG BẰNG CỦA
HỆ THỐNG THUẾ
 Sự công bằng thuế là vấn đề mà công chúng rất
quan tâm.
 Ví dụ, Margaret Thatcher đề nghị đánh thuế thu
nhập trong 1990, áp dụng một thuế suất đánh vào
các cá nhân bất chấp thu nhập như thế nào, dẫn đến
náo loạn.
 Hiện tại, công bằng gây rất nhiều tranh luận .
 Nhiều khái niệm dùng để đo lường công bằng.

27
ĐO LƯỜNG SỰ CÔNG BẰNG CỦA HỆ THỐNG THUẾ
Thuế suất biên và thuế suất trung bình

 Thuế suất biên: tỷ lệ % thuế đánh và đô la


tiếp theo kiếm được .
 Người lao động kiếm được $90,000, thuế suất
biên 15%.
 Thuế suất trung bình là tỷ lệ % giữa tiền thuế
nộp và tổng thu nhập
 Thuế suất trung bình 8.9%.

28
Đo lường sự công bằng của hệ thống thuế
Thuế suất thực tế và thuế suất pháp định
 Thuế suất pháp định là thuế suất được ghi trong biểu
thuế .
 Thuế suất thực tế là thuế suất mà cá nhân thực tế trả .
 Hai khái niệm này khái nhau bởi vì có sự miễm trừ và
giảm trừ từ cơ sở thuế .

29
Đo lường sự công bằng của hệ thống thuế
Công bằng dọc và công bằng ngang
 Đây là hai mục tiêu tái phân phối thường đề cập để đo
lường công bằng thuế .
 Công bằng dọc các nhóm có thu nhập cao hơn phải
nộp thuế cao hơn.
 Nó phù hợp với thuyết vị lợi.
 Công bằng ngang: nhóm cá nhân có giống nhau thì
nên được cư xử như nhau thông qua hệ thống thuế .
 Trong thực tế, công bằng ngang rất khó xác định bởi
vì mỗi người có sự lựa chọn nội sinh nhiều hay ít.

30
Đo lường sự công bằng của hệ thống thuế
Công bằng dọc
 Có nhiều cách đo lường công bằng dọc
 Thuế lũy tiến là loại thuế có thuế suất trung bình
gia tăng theo thu nhập .
 Thuế tỷ lệ là loại thuế có thuế trung bình thực tế
không thay đổi theo thu nhập.
 Thuế lũy thoái là loại thuế có thuế trung bình
thực tế giảm theo thu nhập .

31
XÁC ĐỊNH CƠ SỞ THUẾ THU NHẬP
 Mỗi quốc gia khác nhau về quy định cách khấu trừ
thuế, tín dụng thuế. Do vậy, cơ sở thuế là nhỏ hơn
tổng thu nhập.
 Lý thuyết nền của cơ sở thuế thu nhập là gì? Và tại
sao có sự giảm trừ thu nhập?

32
Các định cơ sở thuế thu nhập
Định nghĩa thu nhập của Haig-Simons
 Định nghĩa tổng thu nhập của Haig-Simons: đó là
thu nhập chịu thuế, ở chừng nào đó làm thay đổi
sức mua của cá nhân trong năm.
 Khái niệm này được dùng để đo lường khả năng
thanh toán, bất kể lựa chọn thực tế liên quan đến
tiêu dùng và tiết kiệm.
 Ở Mỹ, hệ thống thuế giảm trừ rất nhiều khoản.

33
Xác định cơ sở thuế thu nhập
Định nghĩa thông thu nhập của Haig-Simons
 Định nghĩa Haig-Simons giúp cho phân tích tính
công bằng ngang và công bằng dọc.
 Công bằng dọc: những người có thu nhập cao nộp
thuế cao hơn.
 Công bằng ngang: những người có nguồn lực như
nhau nộp thuế như sau, bất kể hình thức mà họ chi
tiêu nguồn lực của họ .

34
Xác định cơ sở thuế thu nhập
Giảm trừ thu nhập Haig-Simons
 Tuy nhiên, thực tế thực hiện định nghĩa này có
nhiều thử thách, vì hai lý do:
 Xác định sức mua/tiêu dùng của các nhân.
 Xử lý các khoản chi tiêu liên quan đến việc
làm/công việc.

35
Xác định cơ sở thuế thu nhập
Giảm trừ do xem xét đến khả năng thanh toán
 Thứ nhất, có nhiều thử thách trong việc xác định
khả năng nộp thuế của cá nhân .
 Có nhiều cú sốc khác nhau ảnh hưởng đến khả
năng nộp thuế, và được sử dụng để giảm trừ:
 Tổn thất do thiên tai.
 Chi phí chăm sóc y tế.
 Nộp các khoản thuế cho địa phương.

36
Xác định cơ sở thuế thu nhập
Giảm trừ do xem xét đến khả năng thanh toán
 Mặc dù, các yếu tố này ảnh hưởng đến khả năng chi
trả, nhưng ở chừng mực nhất định nên có sự lựa
chọn .
 Các cá nhân có thể chi quá mức, nhưng thực tế chỉ
có một phần của khoản giảm trừ mới phản ảnh thực
chất tiêu dùng của cá nhân nộp thuế .
 Vì thế, giảm trừ toàn bộ rất khó khăn trong việc
điều chỉnh thu nhập Haig-Simons .

37
Xác định cơ sở thuế thu nhập
Giảm trừ do xem xét đến khả năng thanh toán
 Một khó khăn khác là: khoản chi tiêu không vì
mục đích cho tiêu dùng mà là phản ảnh chi phí
kiếm sống/kiếm thu nhập .
 Xác định chi phí kinh doanh hợp pháp rất khó,
chẳng hạn tiền ăn trưa với khách hàng, trong đó có
phần của cá nhân, được trừ bao nhiều ?
 Ở Mỹ, tiền ăn trưa tiếp khách được trừ 50% .

38
NGOẠI TÁC/HÀNG HÓA CÔNG: CƠ SỞ CHO
SỰ GIẢM TRỪ THU NHẬP HAIG-SIMONS
 Một vài hoạt động tạo ra lợi ích ngoại tác cho xã
hội, cho nên cần được giảm trừ vào thu nhập
Haig-Simons.
 Có hai giảm trừ chủ yếu: tiền từ thiện và chi nhà
ở.

39
Làm từ thiện
 Thị trường tư không thể cung cấp đầy đủ sự hỗ trợ từ
thiện cho một số hàng hóa công, bởi vì vấn đề người
hưởng tự do.
 Sự đóng góp từ thiện là được giảm trừ thuế, nên giá
cả của việc đóng góp $1 cho từ thiện là: $(1-t ).
 Chính sách thuế tạo ra lợi ích: chi phí giảm trừ thu
nhập H-S.

40
“Sự chèn lấn” của chi tiêu so với “thu
hút” của trợ cấp thuế
 Một giải pháp thay thế đối với trợ cấp thuế là
chính phủ cung cấp hàng hóa công trực tiếp .
 Thế nhưng, tại sao chính phủ lại chọn giảm trừ thu
nhập Haig-Simons chứ không gia tăng chi tiêu
chính phủ?

41
“Sự chèn lấn” của chi tiêu so với “thu
hút” của trợ cấp thuế
 Lý do thứ nhất liên quan đến sự chèn lấn.
 Nếu như chính phủ cung cấp hàng hóa trực tiếp,
có lẽ gây ra chèn lấn hoạt động từ thiện của tư
nhân. Bằng việc cung cấp trợ cấp thuế, cả ảnh
hưởng thay thế và ảnh hưởng thu nhập dẫn đến
khuyến khích từ thiện nhiều hơn. Điều này thu hút
hoạt động từ thiện của cá nhân .

42
“Sự chèn lấn” của chi tiêu so với “thu
hút” của trợ cấp thuế
 Đồng thời, trợ cấp thuế đưa ra cơ chế giảm thuế
cho những người hỗ trợ hàng hóa công/từ thiện mà
trước đó không có miễn giảm.
 Tác động biên là những thay đổi hành vi, chính
phủ kỳ vọng khuyến khích thông qua động lực
thuế nhất định.
 Tác động cận biên là phần giảm thuế mà chính
phủ cung cấp cho những người mà hành vi của họ
không thay đổi bởi chính sách thuế mới .

43
“Sự chèn lấn” của chi tiêu so với “thu
hút” của trợ cấp thuế
 Ví dụ, giả sử Ông A làm từ thiện 1 triệu đô
la cho những người vô gia cư mà trước đó
không có bất kỳ miễn giảm thuế .
 Nếu như chính phủ cho phép giảm trừ tiền
từ thiện và t=50%, giả sử tiền từ thiện lên
đến 1.5 triệu đô la.
 Đối với những người làm từ thiện trước đó,
miễn giảm thuế đơn giản là phần thưởng cho
họ.
44
“Sự chèn lấn” của chi tiêu so với “thu
hút” của trợ cấp thuế
 Tác động biên là sự gia tăng 500 ngàn đô la tiền
từ thiện .
 Tác động cận biên là 500 ngàn đô la đối với giảm
trừ thuế mới cho những người làm từ thiện.
 Miễn giảm thuế hiệu quả - chi phí lớn có tác động
biên lớn đối với những người thay đổi hành vi.
Trong trường này, thì chi tiêu chính phủ (miễn
thuế) nhỏ nhưng cung cấp ngoại tác lớn .

45
“Sự chèn lấn” của chi tiêu so với “thu
hút” của trợ cấp thuế
 Để quyết định liệu là trợ cấp thuế hoặc sử dụng
chi tiêu trực tiếp, hàm ý chính phủ nên đo lường
sự đánh đổi :
d  p riva te _ ch a rity  d  p riva te _ ch a rity 
1 
d ta x _ b rea k  d  g o vern m en t 
 Nếu như vế thứ nhất lớn hơn, chính phủ nhận
nhiều lợi ích từ trợ cấp thuế .

46
“Sự chèn lấn” của chi tiêu so với “thu
hút” của trợ cấp thuế
 Minh chứng thực nghiệm cho thấy đô co dãn từ thiện
liên quan với trợ cấp thuế khoảng -1.
 Với độ co dãn này, ảnh hưởng biên của thuế là ảnh
hưởng cận biên, hoặc 1 đô la giảm thu nhập chính phủ
dẫn đến tăng từ thiện $1 .
 Minh chứng thực nghiệm khác cho thấy $1 chi tiêu
trực tiếp gia tăng tổng chi tiêu 30-90¢.
 Về cơ bản, trợ cấp từ thiện (thuế) là cách thức hiện
quả hơn cho việc cung cấp nguồn từ thiện (chi tiêu).

47
Sở thích người tiêu dùng và thông tin bất
cân xứng
 Trợ cấp thuế được ưa chuộng hơn bởi vì nó
duy trì sở thích của người tiêu dùng. Trong
khi sở thích của người lập pháp (Quốc hội)
không phù hợp với sở thích của công
chúng.
 Có sự bất lợi là khu vực tư có lẽ không đảm
bảo phân phối có hiệu quả chi tiêu cho từ
thiện .

48
Chi tiêu nhà ở
 Một giảm trừ khác từ thu nhập H-S, được
điều chỉnh dựa vào nền tảng ngoại tác là trợ
cấp thuế cho các chủ sở hữu nhà ở .
 Thế chấp là một thỏa thuận sử dụng một tài
sản nào đó thường là nhà để đảm bảo vay
nợ .
 Thanh toán lãi suất từ khoản vay nợ (thế chấp)
như thế là được khấu trừ thuế, trong khi thanh
toán tiền thuê một căn hộ thì không .
49
Chi tiêu nhà ở
 Chủ sở nhà có tạo ra ngoại tác tích cực không ?
 Nhiều công trình cho thấy: Quan hệ tương (+)
giữa người sở hữu nhà và kết quả của người láng
giềng tốt .

50
Chi tiêu nhà ở
 Một số công trình minh chứng cho thấy trợ cấp
thuế làm gia tăng tiêu dùng nhà, chủ yếu dưới hình
thức thâm dụng biên (tiêu dùng bao nhiêu) chứ
không khuyến dưới dạng mở rộng biên (sở hữu
hoặc thuê nhà).
 Trong khi hầu hết các tranh luận về ngoại tác tích
cực đều tập trung vào hình thức mở rộng biên. Vì
thế trợ cấp thuế không giải quyết vấn đề này .
 Kết luận: không có cơ sở rõ ràng cho việc giảm
trừ thu nhập Haig-Simons từ nhà ở.

51
Giảm thuế và tín dụng thuế

 Giảm trừ thuế hay tín dụng thuế từ thu nhập


của Haig-Simons, cái nào hợp lý hơn.
 Giảm trừ thuế là số tiền mà người nộp thuế
được phép giảm trừ thu nhập chịu của họ
thông qua chi tiêu cho từ thiện hoặc lãi suất
thế chấp nhà .
 Giá cả thực tế của hoạt động này giảm từ $1
đến $(1-t).

52
Giảm thuế và tín dụng thuế
 Tín dụng thuế cho phép người nộp thuế
giảm tiền thuế mà họ nợ chính phủ .
 Nếu như chi tiêu cá nhân thấp hơn số tiền tín
dụng, thì giá cả thực tế của hoạt động này giảm
từ $1 đến $0. Nếu như chi tiêu cao hơn, thì giá
cả thực tế $1.

53
Giảm thuế và tín dụng thuế
 Liệu giảm thuế hay tín dụng thuế, cái nào thích hợp
nhất. Sự đánh đổi mà chính phủ phải đối mặt giữa
một hệ thống đó là: trợ cấp cho tất cả người làm từ
thiện một phần (giảm trừ) hoặc cho một vài người
làm từ thiện toàn bộ và số còn lại thì không (tín
dụng).
 Đứng trên góc độ hiệu quả, công cụ thích hợp sẽ tùy
thuộc vào:
 Bản chất của nhu cầu hàng hóa được trợ cấp.
 Và tầm quan trọng để đạt được mức tối thiểu của
hành vi (trang trải chăm sóc y tế hoặc tiêu dùng nhà
ở ).
54
Giảm thuế và tín dụng thuế
 Tuy nhiên, trên góc độ công bằng, tín dụng thuế
công bằng hơn giảm trừ .
 Giá trị giảm trừ tăng lên theo thuế suất biên của cá
nhân, và làm cho chúng lũy thoái .
 Tín dụng là công bằng cho tất cả thu nhập, vì vậy
nó mang tính lũy tiến .

55
Giảm thuế và tín dụng thuế
 Thực tế, tín dụng thuế có thể không lũy tiến nếu
như những người có khả năng nộp thuế thấp
không thể không có phần được hoàn trả .
 Tín dụng thuế có thể hoàn trả nếu như người nộp
thuế nộp ít hoặc không nộp thuế .

56
Chi tiêu thuế
 Chi tiêu thuế là giảm/mất đi nguồn thu nhập của
chính phủ do bởi luật thuế cho phép giảm trừ/khấu
trừ những khoản đặc biệt từ tổng thu nhập hoặc
cung cấp một khoản tín dụng đặc biệt, thuế suất
ưu đãi hoặc chậm nộp thuế (deferral of liability).
 Chính phủ đo lường thu nhập thuế mất đi bao
nhiều bằng cách loại trừ bảo hiểm y tế từ các bồi
thường có khả năng chịu thuế hoặc cho phép khấu
trừ các khoản từ thiện .

57
Chi tiêu thuế
 Bảng 2 cho thấy những khoản chi tiêu chủ yếu .
 Ở Mỹ, năm 2005, chính phủ dự toán nguồn thu
mất đi $740 tỷ thông qua chi tiêu thuế , trong đó
khoản loại trừ lớn nhất là bảo hiểm y tế được cung
cấp bởi người sử dụng lao động .

58
Table 2
Top 10 Federal Government Tax Expenditures
Employer health insurance,
by Estimated 2005 Revenuemortgage
Impactinterest,
(billions
andof $)
retirement plans are key. Revenue
Tax Expenditure Impact
Exclusion of employer contributions for medical insurance $113.0

Deductibility of home mortgage interest 69.7

Exclusion of pension contributions and earnings: employer plans 61.7

Exclusion of pension contributions and earnings: 401(k) plans 58.9

Deductibility of state and local taxes 46.2


Preferential treatment of capital gains income 30.2
Child credit 29.9
Overall, “tax expenditures”
Deductibility of charitable contributions 29.7
amount to $740 billion in lost
Exclusion of interest on state and local bonds tax revenue. 26.4
Exclusion of interest on life insurance savings 22.1
Total of all tax expenditures $740.0
Vấn đề về thuế đánh vào “hôn nhân
(marriage tax)
 Chọn một đơn vị thích hợp cho việc đánh thuế là
công việc rất khó khăn. Chính phủ nên đánh thuế
vào thu nhập gia đình hay cá nhân ? .
 Không có khả năng thiết kế một hệ thống thuế đạt
được 3 mục tiêu sau:
 Lũy tiến .
 Công bằng theo chiều ngang giữa các gia đình .
 Công bằng giữa các đôi vợ chồng .

60
Vấn đề về thuế đánh vào “hôn nhân
(marriage tax)
 Ví dụ trong Bảng 3 minh chứng vấn đề này

61
Table 3

Tax liabilities under hypothetical system then


If they file individually,
Hillary and Bill pay
Individual Individual Family Tax with
substantially Joint
more in this case.
Income Tax Individual Filing Income Joint Tax
Both households have the
Hillary $140,000 $32,000same total income.
$33,000 $150,000 $35,000
Bill 10,000 1,000
George 75,000 13,000
26,000 150,000 35,000
Laura 75,000 13,000
Vấn đề về thuế đánh vào “hôn nhân
(marriage tax)
 Đánh thuế vào cá nhân vi phạm khái niệm công
bằng theo chiều ngang giữa các gia đình, bởi vì
Hillary và Bill nộp thuế nhiều hơn George và
Laura.
 Đánh thuế dựa vào cá nhân vi phạm tiêu chí
“trung lập với hôn nhân” độc thân (the marriage
neutrality criterion), bởi vì cả hai gia đình nộp
thuế nhiều hơn so với khi họ còn độc thân.
 Thuế đánh vào hôn nhân làm gia tăng gánh nặng
chung đánh vào 2 cá nhân từ việc lập gia đình .
63
Vấn đề về thuế đánh vào “hôn nhân
(marriage tax)
 Lưu ý rằng: có thể loại bỏ thuế đánh vào hôn nhân
nếu như giảm trừ chuẩn cho cặp vợ chồng là đủ
lớn.
 Thực tế, có những cặp vợ chồng phải đối mặt với
thuế đánh vào hôn nhân, nhưng cũng có cặp vợ
chồng được “thưởng”. Không có minh chứng
rằng: thuế đánh vào hôn nhân là không khuyến
khích hôn nhân .

64
Vấn đề về thuế đánh vào “hôn nhân
(marriage tax)
 Tại sao chúng ta quan tâm đến thuế đánh vào hôn
nhân?
 Công bằng chiều ngang
 Thuế không khuyến khích lập gia đình.
 Thuế suất biên cao đánh vào người kiếm tiền thứ
hai.
 Vấn đề cuối cùng này có thể được giải quyết bằng
việc giảm trừ người kiếm thu nhập thứ hai .

65
Vấn đề về thuế đánh vào “hôn nhân
(marriage tax)
 Mỹ có hệ thống thuế đánh vào thu nhập gia đình .
 19 quốc gia OECD đánh thuế vào chồng và vợ
riêng rẻ
 5 quốc gia OECD trợ cấp cho “hôn nhân” thông
qua đánh thuế vào các gia đình có tách đôi thu
nhập – nhằm làm giảm gánh nặng thuế có biểu
thuế lũy tiến .
 Chỉ có 2 quốc gia có hệ thống thuế giốn như Mỹ .

66
Nhắc lại
 Các loại thuế
 Cấu trúc cơ bản của thuế thu nhập .
 Đo lường tính công bằng hệ thống thuế .
 Xác định cơ sở thuế
 Ngoại tác/hàng hóa công – cơ sở cho việc giảm trừ
thu nhập Haig-Simons

67

You might also like