You are on page 1of 35

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ SÔNG HẬU 1


PHÒNG CHUẨN BỊ SẢN XUẤT

BÁO CÁO TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ NHÀ MÁY:

TỔNG QUAN NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN SÔNG HẬU 1,


HỆ THỐNG PLC VÀ CÁC THIẾT BỊ CHÍNH CỦA HỆ
THỐNG PLC COMMON

Người thực hiện: Nguyễn Minh Hoàng


Người hướng dẫn: Trần Hoàng Ngọc

Hậu Giang, tháng 04 năm 2019

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 0/35


BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ SÔNG HẬU 1 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHÒNG CHUẨN BỊ SẢN XUẤT

Hậu Giang, ngày 23 tháng 04 năm 2019

BÁO CÁO TÌM HIỂU


CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN SÔNG HẬU 1

Kính gửi: - Ông Hồ Xuân Hiền – Trưởng Ban QLDA.


- Ông Nguyễn Văn Chính – Trưởng phòng Chuẩn bị sản xuất.

Được sự phân công của lãnh đạo phòng Chuẩn bị sản xuất sau thời gian tìm hiểu từ
ngày 16/04/2019 đến 23/04/2019, tôi xin được báo cáo về việc tìm hiểu tổng quan nhà
máy Nhiệt điện Sông Hậu 1và các thiết bị chính của hệ thống hệ thống PLC Common.
A. Tổng quan Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1
Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 với tổng công suất thiết kế 2x600 MW do
PetroVietnam (PVN) làm chủ đầu tư, đặt tại ấp Phú Xuân, thị trấn Mái Dầm, huyện
Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Nhà máy được khởi công xây dựng ngày 16/05/2015 với
tổng mức đầu tư dự án khoảng 2,1 tỷ USD.
Các thông số kỹ thuật chính của nhà máy:
 Công suất định mức: 1200 MW.
 Số tổ máy: 02.
 Cấu hình mỗi tổ máy: 01 Lò hơi + 01 Tuabin + 01 Máy phát.
 Hiệu suất thô nhà máy (HHV): ≥ 41%.
 Tỷ lệ điện tự dùng : Khoảng 7,8%.
 Số giờ vận hành công suất đặt: 6.500 giờ/năm.
 Khối lượng than tiêu thụ: Khoảng 3.091.000 tấn/năm.
 Nhiên liệu chính: than Bitum và á Bitum nhập khẩu từ Úc và Indonesia.
 Nhiên liệu phụ: Dầu DO.
 Sản lượng điện hàng năm khoảng 7,8 TWh.
 Đấu nối với hệ thống điện quốc gia qua sân phân phối 500kV.
Các chỉ tiêu phát thải: Hàm lượng bụi, SOx, NOx đảm bảo đạt mức yêu cầu theo
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường QCVN 22:2009/BTNMT.
3
 Nồng độ bụi: < 116 mg/Nm ;
3
 Nồng độ SOx < 300 mg/Nm ;
3
 Nồng độ NOx < 450 mg/Nm .
Khu vực cầu cảng của nhà máy gồm:
 Cảng than: trang bị 2 CSU bốc dỡ than liên tục, công suất mỗi CSU 850 t/h.
 Cảng đá vôi: bốc dỡ đá vôi cung cấp cho hệ thống FGD, công suất bốc dỡ
350t/h từ tàu tối đa 3000 DWT.
Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 1/35
Cảng thạch cao: xuất thạch cao cho tàu tối đa 3000 DWT, công suất xuất thạch

cao 2x250 t/h.
 Cảng thiết bị /tro xỉ: nhập thiết bị từ tàu tối đa 3000 DWT và xuất tro xỉ cho tàu
tối đa 1000 DWT.
 Cảng dầu: nhập dầu DO cho quá trình khởi động và ngừng các tổ máy từ tàu tối
đa 3000 DWT, công suất nhập dầu 2x300 m3/h.
B. Các hệ thống thiết bị chính của nhà máy
I. Hệ thống lò hơi và hệ thống các thiết bị phụ trợ
Lò hơi được cung cấp bởi công ty Doosan Heavy Industries & Construction. Lò hơi
kiểu phun than trực tiếp, thông số hơi siêu tới hạn, kiểu trực lưu, quá nhiệt trung gian 01
lần, sử dụng vòi đốt công nghệ giảm phát thải NOx. Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 sử
dụng than nhập khẩu Bitum và á Bitum làm nhiên liệu chính, sử dụng nhiên liệu dầu
DO phụ trợ cho quá trình khởi động và vận hành tải thấp.
Thông số đầu ra của lò hơi ở chế độ định mức 100% TMCR (Turbine Maximum
Continuous Rating):
 Áp suất hơi chính: 248,8 bar.
 Nhiệt độ hơi chính: 569 °C.
 Lưu lượng hơi chính: 1733,4 t/h.
 Áp suất hơi quá nhiệt trung gian: 44,98 bar.
 Nhiệt độ hơi quá nhiệt trung gian: 594 °C.
 Lưu lượng hơi quá nhiệt trung gian: 1383.4 t/h.
Hệ thống các thiết bị phụ của lò hơi:
 Bộ sấy không khí : Gồm 02 bộ sấy không khí 2x50% dẫn động bằng động cơ
điện.
 Máy nghiền than : 05 máy nghiền 5x25% (4 máy làm việc và 1 máy dự phòng).
 Quạt gió cấp 1: Có 02 quạt 2x50%.
 Quạt gió cấp 2: Có 02 quạt 2x50%.
 Quạt khói: Có 02 quạt 2x50%.

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 2/35


Hình 1: Lò hơi và các thiết bị phụ trợ.
II. Hệ thống tuabin hơi và hệ thống các thiết bị phụ
Tuabin kiểu ngưng hơi truyền thống, quá nhiệt trung gian 1 cấp, trích hơi gia nhiệt
nước cấp, thông số hơi đầu vào siêu tới hạn. Mỗi tổ máy có 1 tổ hợp tuabin hơi công
suất 600MW (01 tuabin cao áp + 01 tuabin trung áp + 02 tuabin hạ áp), nhà sản xuất
Doosan - Hàn Quốc;
Các thống số chính hệ thống tuabin:
 Công suất 600MW.
 Tốc độ 3000 vòng/phút.
 Áp suất/nhiệt độ hơi cao áp: 242,2 bar/566 oC.
 Áp suất/nhiệt độ hơi trung áp: 44 bar/593 oC.
 Áp suất/nhiệt độ hơi hạ áp: 8,86 bar/172oC.
 Áp suất/nhiệt độ hơi đầu thoát: 0,073 bar/62 oC.
 Số cực máy phát: 8 cực.
 Nhiệt độ nước làm mát tuần hoàn bình ngưng thay đổi khoảng 7 oC (Nhiệt độ nước
làm mát đầu vào/đầu ra : 30/37 oC)
Hệ thống các thiết bị phụ:
 Hệ thống bơm nước ngưng: có 03 bơm nước ngưng 3x50%;
 Hệ thống bơm nước cấp: 03 bơm nước cấp, 02 bơm dẫn động bằng tua bin hơi:
2x50%, 01 bơm dẫn động bằng động cơ điện 1x30%;
 Hệ thống các bình gia nhiệt: 03 bình gia nhiệt cao áp + 01 bình khử khí + 04 bình
gia nhiệt hạ áp;
 Hệ thống rút chân không bình ngưng: có 03 bơm chân không 3x50%;
 Hệ thống nước làm mát chính: 02 bơm nước làm mát 2x50%;
 Hệ thống nhớt bôi trơn;
 Hệ thống nhớt điều khiển;
Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 3/35
 Hệ thống nhớt chèn;
 Hệ thống nước làm mát mạch kín;
 Hệ thống nước làm mát phụ;
 Hệ thống làm sạch nước ngưng.
III. Hệ thống điện trong nhà máy
Máy phát điện của NMNĐ Sông Hậu 1 được thiết kế lắp đặt bởi công ty Doosan, Hàn
Quốc, mỗi tổ máy được lắp đặt 1 máy phát điện đồng bộ ba pha, rotor 2 cực ẩn, hình trụ
được dẫn động bằng tuabin hơi, công suất định mức 600MW, điện áp đầu cực 22kV, tốc độ
quay 3000v/ph, tần số 50Hz. Mỗi máy phát có 1 máy cắt đầu cực dùng khí SF6 để dập hồ
quang điện;
Cuộn dây stator được làm mát trực tiếp bằng nước khử khoáng tuần hoàn bên trong lõi
cuộn dây stator;
Khí hydro bên trong máy phát làm mát cuộn dây rotor, bề mặt bên ngoài cuộn dây
stator, các phần cuối ở 2 đầu bên trong máy phát và sứ đầu ra máy phát
Máy biến áp chính của NMNĐ Sông Hậu 1 được thiết kế lắp đặt bởi công ty Hyundai,
Hàn Quốc: 1x 100%, công suất 730MVA, điện áp định mức 22/525 kV, dãy điều chỉnh
điện áp 525±8x1,25%.
Tổ máy 1 NMNĐ Sông Hậu 1 kết nối với trạm 500 kV Sông Hậu qua máy cắt 561 và
571.
Tổ máy 2 NMNĐ Sông Hậu 1 kết nối với trạm 500 kV Sông Hậu qua máy cắt 561 và
581.
Hệ thống điện tự dùng của nhà máy bao gồm các cấp điện áp 11kV, 690V, 400V, 220V
của hệ thống điện xoay chiều AC, hệ thống điện một chiều DC, hệ thống cấp nguồn không
gián đoạn UPS.
Máy biến áp tự dùng: 02 máy biến áp tự dùng cho mỗi tổ máy (1 máy công suất
35MVA, một máy công suất 70MVA);
Hệ thống máy phát diesel: 01 máy phát/ 01tổ máy, cấp nguồn cho thanh cái khẩn trong
trường hợp mất điện tự dùng, mỗi máy phát diesel công suất định mức 1200kW;
IV. Hệ thống BOP
Ngoài các hệ thống thiết bị chính còn có các hệ thống thiết bị phụ trợ (BOP) quan
trọng khác như:
 Hệ thống sản xuất H2;
 Hệ thống điều hòa không khí;
 Hệ thống xử lý nước khử khoáng;
 Hệ thống xử lý nước thải;
 Hệ thống khí nén điều khiển và dịch vụ;
 Hệ thống dầu DO;
 Hệ thống Lò hơi phụ;
 Hệ thống phòng cháy chữa cháy;
 Hệ thống hóa chất nước lò;
 Hệ thống khử lưu huỳnh;
 Hệ thống cung cấp than;
 Hệ thống thải xỉ.

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 4/35


C. Tìm hiểu hệ thống PLC và các thiết bị chính của hệ thống PLC Common
I. Giới thiệu chung phần cứng hệ thống PLC.
PLC là bộ điều khiển logic khả lập trình, gọn nhẹ và dễ trao đổi thông tin với môi
trường bên ngoài. Toàn bộ chương trình điều khiển được lưu giữ trong bộ nhớ PLC
dưới dạng khối chương trình và được thực hiện theo chu kỳ của vòng quét.
Cấu hình phần cứng chung hệ thống PLC bao gồm các modul sau:
+ Modul nguồn: Ký hiệu PSxxx, cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống PLC.
+ Modul CPU: Ký hiệu CPU S7-xxx, là khối xử lý trung tâm có chứa bộ nhớ, bộ
đếm, các bộ định thời gian, cổng truyền thông ethernet, cổng MPI.

Hình 2. Module CPU 412-5H

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 5/35


Bảng thông số chính CPU 412-5H.

+ Modul truyền thông ethernet: Ký hiệu CP44x-x, chức năng kết nối hệ thống
PLC tới bộ chuyển mạch ethernet (Ethernet switch). Từ bộ chuyển mạch ethernet
sẽ được kết nối tới máy tính vận hành và máy tính kỹ thuật, máy in. Ngoài ra
CP441 có chức năng truyền thông tới hệ thống DCS theo tiêu chuẩn modbus.

Hình 3. Module truyền thông của PLC

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 6/35


Bảng thống kê một vài thông số của Module truyền

 Modul kết nối racks ETM200: Có chức năng kết nối các rack từ xa tới CPU
bằng cáp Profile bus.

Hình 4. Module ET 200M

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 7/35


 Modul vào/ra số SM: Có chức năng nhận / truyền tín số với thiết bị trường.

Hình 5. Module ngõ vào tín hiệu số

Bảng thống số module ngõ vào tín hiệu số

 Modul vào ra tương tự AI/AO: Nhận / truyền tín hiệu tương tự với các thiết bị
trường.
 Modul điều khiển riêng như: Modul điều khiển động cơ bước, điều khiển động
cơ servo, điều khiển PID,...
Toàn bộ hệ thống PLC của BOP giao tiếp với hệ DCS qua chuẩn truyền thông
Modbus TCP/IP.

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 8/35


Hình 6. Giao tiếp giữa hệ PLC và DCS qua phần mềm thứ 3 (third party)
II. Tổng quan chuẩn truyền thông Modbus TCP/IP
MODBUS do Modicon (hiện nay thuộc Schneider Electric) phát triển năm 1979,
là một phương tiện truyền thông với nhiều thiết bị thông qua một cặp dây xoắn đơn.
Ban đầu, nó hoạt động trên RS232, nhưng sau đó nó sử dụng cho cả RS485 để đạt tốc
độ cao hơn, khoảng cách dài hơn, và mạng đa điểm (multi-drop).
MODBUS là một hệ thống “chủ - tớ”, “chủ” được kết nối với một hay nhiều “tớ”.
“Chủ” thường là một PLC, PC, DCS, hay RTU.
Hiện nay, có 03 chuẩn modbus đang được sử dụng phổ biến trong công nghiệp -
tự động hóa là: Modbus RTU, Modbus ASCII, Modbus TCP.

Hình 7. Cấu trúc truyền thông Modbus

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 9/35


Modbus TCP: MODBUS/TCP đơn giản là MODBUS qua Ethernet. Thay vì sử
dụng thiết bị này cho việc kết nối với các thiết bị tớ, do đó các địa chỉ IP được sử
dụng. Với MODBUS/TCP, dữ liệu MODBUS được tóm lược đơn giản trong một gói
TCP/IP. Do đó, bất cứ mạng Ethernet hỗ trợ MODBUS/ IP sẽ ngay lập tức hỗ trợ
MODBUS/TCP.
III. Tổng quan về chuẩn truyền thông Profibus
Ngoài chuẩn truyền thông Modbus, hệ thống PLC sử dụng trong nhà máy còn sử
dụng chuẩn Profibus DP.
PROFIBUS (Process Field Bus) là một chuẩn cho truyền thông fieldbus trong kỹ
thuật tự động hóa và được phát triển lần đầu vào năm 1989 bởi BMBF (phòng giáo
dục và nghiên cứu Đức) và sau đó được sử dụng bởi Siemens.
PROFIBUS sử dụng phương tiện truyền tin xoắn đôi và RS485 chuẩn công
nghiệp trong các ứng dụng sản xuất hoặc IEC 1158-2 trong điều khiển quá
trình. PROFIBUS cũng có thể sử dụng Ethernet/TCP-IP.
PROFIBUS là một mạng Fieldbus được thiết kế để giao tiếp giữa máy tính và
PLC. Dựa trên nguyên tắc token bus không đồng bộ ở chế độ thời gian
thực, PROFIBUS xác định mối quan hệ truyền thông giữa nhiều master và giữa
master-slave, với khả năng truy cập theo chu kì và không theo chu kì, tốc độ truyền tối
đa lên tới 500 kbit/s (trong một số ứng dụng có thể lên tới 1,5Mbp hay 12Mbp).
Khoảng cách bus tối đa không dùng bộ lặp (repeater) là 200m và nếu dùng bộ lặp
khoảng cách tối đa có thể đạt được là 800m. Số điểm (node) tối đa nếu không có bộ
lặp là 32 và là 127 nếu có bộ lặp. PROFIBUS có 3 kiểu giao thức là: PROFIBUS DP,
PA, FMS trong đó PROFIBUS-DP được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
PROFIBUS DP là bus cấp thiết bị hỗ trợ cả tín hiệu tương tự và tín hiệu phân tán.
PROFIBUS DP được sử dụng rộng rãi cho các đối tượng như hệ thống I/O, điều khiển
động cơ và biến tần. Profibus DP truyền thông với tốc độ từ 9,6 Kbp -12 Mbp trong
phạm vi từ 100-1200m. Nó là PROFIBUS hoạt động trên giao diện RS485 chuẩn và
đã được bổ sung một số đặc điểm để phù hợp với các ứng dụng quá trình như đọc/ghi
dữ liệu quá trình không theo chu kì, truyền trạng thái thiết bị, cấp nguồn trên bus và
an toàn nội tại. PROFIBUS DP được thiết kế để truyền dữ liệu tốc độ cao tại cấp thiết
bị. Trong trường hợp này, các bộ điều khiển trung tâm (PLC, PC) giao tiếp với các
thiết bị hiện trường phân tán của chúng (I/O, drive, van…) qua một liên kết nối tiếp
tốc độ cao. Hầu hết quá trình truyền dữ liệu với các thiết bị phân tán này được thực
hiện theo chu kì.

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 10/35


Hình 8. Các cổng Profibus của PLC S7-400

Hình 9. Cấu trúc Profibus DP


IV. Các hệ thống sử dụng hệ PLC trong nhà máy
Hệ thống điều khiển PLC (Programmable Logic Controller) của Siemens được sử
dụng cho các hệ thống sau của Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1:
+ Hệ thống Mill Reject Handling.
+ Hệ thống lọc bụi tĩnh điện: ESP (Electrostatic Precipitator).

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 11/35


+ Hệ thống khử lưu huỳnh: FGD.
+ Hệ thống thải xỉ tro bay: FLY ASH Handling.
+ Hệ thống thải xỉ đáy lò: Bottom ASH.
+ Hệ thống nhiên liệu than: Coal Handling System.
+ Hệ thống lò hơi phụ: Auxiliary Boiler System.
+ Hệ thống sản xuất H2: Hydro Generation System.
+ Hệ thống thổi bụi: Soot Blowing.
+ Hệ thống nước làm mát chính.
+ Hệ thống Condensate Polishing Plant.
+ Hệ thống xử lý nước thải: Waste Water treatment.
+ Hệ thống rữa ống bình ngưng / hệ thống rửa ngược: Condenser Tube Cleaning
System/ Debris Filter (CTCS/DF).
+ Hệ thống khí nén: Compressed Air System.
+ Hệ thống máy phát diesel khẩn cấp - EDG
1. Hệ thống nghiền than – Mill reject system
Mỗi Unit được trang bị 1 tủ PLC, Unit #1 (P1ETD00GH001); Unit #2
(P2ETD00GH001).
Mỗi hệ PLC bao gồm các khối chính như sau:
+ Khối nguồn Power supply DC 24V 12.5A.
+ Khối nguồn AC 230V.
+ 2 CPU 412-5H
+ I/O module (DI, DO, Interface, Communication mudule cho RS 485).
+ Khối terminal block.
Thiết bị ngoại vi (Field instrument, MCC, DCS) kết nối qua I/O module. CPU
đọc dữ liệu từ các I/O thông qua chuẩn kết nối Profibus. CPU được kết nối với
máy tính điều khiển ES; máy tính vận hành OS; máy in thông qua kết nối Ethernet.
Hệ PLC kết nối với DCS thông qua module I/O để từ DCS có thể điều khiển
được vài tính năng (ON, OFF, Emergency).
Cấu hình hệ thống PLC của hệ MRS unit 1, 2.

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 12/35


HMI OWS + EWS

Đồng bộ
thời gian
Power

PLC CPU

I/O Panel

Field Instrument
Hình 10. Cấu hình hệ thống PLC cho hệ MRS unit 1 & 2
Phần mềm:
+ Phần mềm STEP 7 V5.5 dùng để lập trình cho PLC.
+ Giao diện điều khiển dùng phần mềm WinCC, V7.4.
Một vài chi tiết ngõ vào ra số I/O.

Hình 11. Các I/O hệ thống Compressor 1, 2

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 13/35


Hình 12. Các I/O của Hopper A
Các I/O giao tiếp với hệ thống DCS.

Hình 13. Các I/O giao tiếp với hệ DCS


Tài liệu tham khảo:
+ PLC TECHNICAL SPECIFICATION FOR MILL REJECT SYSTEM (SH1-
DHI-P0ETA-I-M01-DSD-1643).
+ PLC CONFIGURATION DIAGRAM FOR MILL REJECT SYSTEM (SH1-
DHI-P0ETA-I-M01-DOA-1646).
2. Hệ thống lọc bụi tĩnh điện ESP
Điều khiển và giám sát hệ thống ESP bằng PLC. Và từ DCS cũng có thể giám
sát được hệ thống ESP thông qua PLC. Hệ ESP vận hành bằng 2 chế độ
Manually/Remote thông qua PLC.
Sơ đồ cấu trúc điều khiển PLC của hệ thống ESP.

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 14/35


HMI OWS +
EWS Network

CPU PLC

I/O Rack

Hình 14. Cấu hình PLC cho hệ thống ESP


Hệ thống ESP được trang bị PLC S7-400 hãng Siemens. Hệ thống PLC thiết kế
trên cơ sở cấu trúc dự phòng (duplex CPU unit) để đảm bảo hệ thống hoạt động
liên tục.
Khối cấp nguồn cho PLC bao gồm:
+ UPS Supply 1, AC 230V từ FGD UPSDB.
+ UPS Supply 2, AC 230V từ FGD UPSDB.
+ Non UPS Supply, AC 230V từ LV SWGR
Bảng thiết bị chính của tủ PLC.

No Tên thiết bị Model


1 CPU 6ES7412-5HK06-0AB0
2 Module truyền thông Mobus 6GK7443-1EX30-0XE0
3 Module truyền thông Profibus 6GK7443-5DX05-0XE0
4 Power supply 6ES7405-0KR02-0AA0
QUINT-PS/1AC/24DC/40
5 Hub truyền thông IE-SW-BL05-5TX
6 Interface Module 6ES7153-2BA10-0XB0
Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 15/35
7 DI module 6ES7321-1BH02-0AA0
8 DO module 6ES7322-1BH01-0AA0
9 AI module 6ES7331-1KF02-0AB0
10 Control relay (Rating 230VAC) 4C.02.8.230.0060
11 Power contactor 3RT2026-1BB40
12 PLC software 6ES7 810-4CC11-0YA5
13 HMI software 6AV6 381-ZBP07-4AX0
14 Máy tính vận hành Precision T5810
15 Máy in HL-L8260CDN
Epson LQ-310
16 Note Book Life Book E557
17 Y-Link 6ES7197-1LA12-0XA0
18 Miniature Circuit Breaker S201-C2, S201-C4, S201-
C6, S201-C10, S202-C25,
S202-C32
19 Monitoring Relay EMD-BL-V-230
Input: 240VDC

Phần mềm:
+ Siemens Step 7 cho laptop ES (Engineering Station)
+ Wincc cho máy tính OS (operator Station)
Thời gian đồng bộ
+ PLC được trang bị Slave clock hỗ trợ giao thức NTP (Network time
protocol). Thời gian đồng bộ cáp từ DCS cho PLC sẽ là giao thức IRIG-B (Inter-
range instrumentation group), giao thức IRIG-B được chuyển đổi thành NTP và
cùng kết nối đến ethernet switch. Thời gian đồng bộ cáp từ DCS sẽ được cấp cho
mỗi tủ PLC.
+ Hệ thống đồng hồ số (Digital clock) được đặt trong phòng điều khiển
ESP/FGD được trang bị Slave clock hỗ trợ giao thức IRIG-B. Thời gian đồng bộ
cáp từ DCS cho Digital clock được kết nối trực tiếp với đồng hồ.
Giao tiếp giữa DCS và PLC là hardwired và Data link.
+ Truyền thông Data link
Kết nối được sử dụng để giám sát và vận hành từ DCS qua đường truyền cáp
quang.
+ Hardwired Communication
Kết nối được dùng để điều khiển thiết bị ESP và cảnh báo quan trọng từ DCS.
Tín hiệu truyền thông là 24VDC.
Hardwired input/output giữa PLC và DCS chi tiết trong tài liệu “SH1-HRC-
P1HDE-I-M06-SIO-0001-REV 0 - IO Database ESP PLC TO DCS”.

Bảng tín hiệu số ngõ vào ra DI/DO

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 16/35


Giao diện điều khiển HMI.
+ Giao diện tổng quan.

+ Giao diện trạng thái thiết bị.

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 17/35


Tài liệu tham khảo:
+ ESP functional design specification of control system graphic “SH1-HRC-
P1HDE-I-M06-DMM-0002”
+ PLC datasheet for ESP system “SH1-HRC-P0HDE-I-M06-SPC-0013”.
+ Specification for ESP PLC and I&C instrument “SH1-HRC-P0HDE-I-M06-
SPC-0013”.

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 18/35


3. Hệ thống khử lưu huỳnh – FGD
Hệ thống FGD điều khiển bằng 4 tủ PLC (P1CRK00GH001; P2CRK00GH001;
P0CRK00GH001; P0CRK00GH002 ).
Cấu hình điều khiển PLC của hệ thống FGD.

HMI DCS + Network

EWS

PLC

Remote I/O

Field

Hình 15. Cấu hình PLC cho hệ thống FGD


Thời gian đồng bộ.
+ PLC được trang bị GPS master clock hỗ trợ chuẩn NTP. Thời gian đồng bộ
cáp từ DCS cho PLC là chuẩn IRIG-B hoặc Ethernet Port, IRIG-B được chuyển
đổi thành chuẩn NTP và cùng kết nối đến ethernet switch. Thời gian đồng bộ cáp
từ DCS sẽ được cung cấp cho mỗi tủ PLC.
+ Format: IRIG-B AM (Amplitude modulated)
+ Rate: 1KHZ, 1ms.

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 19/35


Bảng cấu hình thời gian đồng bộ

Giao tiếp giữa PLC và DCS.

Hình 16. Giao tiếp PLC và hệ DCS


Bảng cấu hình giao tiếp PLC và DCS

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 20/35


Giao diện người dùng (HMI) được lập trình trên phần mềm Wincc để người
vận hành giám sát và điều khiển hệ thống FGD.
Tài liệu tham khảo:
+ 3rd party datalink interface signal database of FGD “SH1-HEG-P0HT-I-
M05-SIO-0003-A”.
+ Control and instrumentation design criteria for FGD system “SH1-HEG-
P0HT-I-M05-CRT-0001-0”.
+ Control configuration drawing for FGD “SH1-HEG-P0HT-I-M05-DOA-
0001-0”.
+ Hardwired Inputoutput data base FGD system to PLC to DCS “SH1-HEG-
P0HT-I-M05-SIO-0002-A”.
4. Hệ thống thải xỉ đáy lò - Bottom ash handling system
Hệ thống Bottom ash gồm có 2 tủ PLC: P1ETA10GK001; P2ETA10GK002
ứng với Unit 1 và 2.
Bảng thống kê thiết bị chính PLC.

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 21/35


Sơ đồ cấu hình PLC của hệ thống BASH (Bottom ash).

Network + DCS

HMI

DC/UPS Panel

CPU PLC

MCC
Extention
Rack

Field Instrument

Hình 17. Cấu hình PLC của hệ thống thải xỉ


Bảng thống kê các I/O.

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 22/35


Chi tiết I/O kết nối đến PLC.

Hình 18. Kết nối I/O


Tài liệu tham khảo:
+ HMI GRAPHIC FOR BOTTOM ASH HANDLING SYSTEM “SH1-DHI-
P0ETA-I-M01-DMM-1644”.
+ PLC CONFIGURATION FOR BOTTOM ASH HANDLING SYSTEM “SH1-
DHI-P0ETA-I-M01-DOA-1645”.
+ PLC IO LIST FOR BOTTOM ASH HANDLING SYSTEM “SH1-DHI-
P0ETA-I-M01-SIO-1642”.
+ PLC OUTLINE AND WIRING DIAGRAM FOR BOTTOM ASH HANDLING
SYSTEM “SH1-DHI-P0ETA-I-M01-DSD-1643”.
+ PLC TECHNICAL SPECIFICATION FOR BOTTOM ASH HANDLING
SYSTEM “SH1-DHI-P0ETA-I-M01-DLC-1643”.
5. Hệ thống lò hơi phụ - Aux. Boiler system
Lò hơi phụ được điều khiển quá sát qua 2 hệ thống PLC: BMS (Bunner
Management System); BCS (Boiler Control System).
Cấu hình BMS /PLC của hệ thống lò hơi phụ.

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 23/35


CPU
PLC Communication
Processsor

I/O module
Power

Hình 19. Cấu hình BMS /PLC của hệ thống lò hơi phụ.
Bảng thống kê thiết bị chính của hệ PLC/BMS

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 24/35


Cấu hình BCS/PLC:
HMI OWS
DCS + Network

IE Switch

CPU + CP

Power + I/O module

Hình 20. Cấu hình BCS /PLC của hệ thống lò hơi phụ.
Giao tiếp PLC với DCS qua chuẩn ModBus TCP/IP và hardwired.

Tài liệu tham khảo:


+ AUX BOILER PLC HMI graphics “SH1-DHI-P0QH-I-M01-DSU-5202”
+ AUX BOILER_PLC IO LIST “SH1-DHI-P0QH-I-M01-DIO-5201”
+ AUX BOILER_PLC Specification “SH1-DHI-P0QH-I-M01-DSU-5203”.

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 25/35


6. Hệ thống sản xuất Hydro – Hydro generation system
Cấu hình PLC hệ thống sản xuất H2.

Hình 21. Cấu hình PLC cho hệ thống sản xuất H2


Bảng cấu hình giao tiếp PLC với DCS chuẩn Modbus TCP/IP.

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 26/35


Giao diện HMI được trang bị màn hình cảm ứng HMI 02051 kết nối PLC
qua chuẩn Ethernet.

Hình 22. Giao tiếp HMI với PLC


Bảng Giao diện điều khiển chính.

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 27/35


7. Hệ thống thổi bụi – SootBlowing
Cấu hình PLC của hệ thống thổi bụi.

Hình 23. Cấu hình PLC cho hệ thống thổi bụi lò hơi
Truyền thông giữa PLC/DCS.

Hình 24. Giao tiếp PLC và DCS hệ thống thổi bụi lò hơi

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 28/35


Bảng thống kê thiết bị chính.

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 29/35


Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 30/35
8. Hệ thống rữa ống bình ngưng / hệ thống lọc cặn: Condenser Tube
Cleaning System/ Debris Filter (CTCS/DF).
Cấu hình PLC cho hệ thống CTCS/DF.

Hình 25. Cấu hình PLC cho hệ thống CTCS/DF.


9. Hệ thống nén khí – Air Compressor
Cấu hình PLC hệ thống nén khí.

Hình 26. Cấu hình PLC hệ thống nén khí.

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 31/35


10. Hệ thống máy phát khẩn cẩn – EDG
Cấu hình PLC cho hệ thống EDG.

Hình 27. Cấu hình PLC cho hệ thống EDG


11. Hệ thống nước làm mát chính – Main Cooling water system (MCWS)
Cấu hình PLC cho hệ thống MCWS

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 32/35


DCS Interface

EWS
HMI
DCS remote I/O
PLC intake + Chlorination
system

Hình 28. Cấu hình PLC cho hệ thống MCWS


Bảng tổng quan cài đặt chế độ hoạt động hệ thống trên màn hình HMI.

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 33/35


Trên đây là báo cáo tìm hiểu về Hệ thống thiết bị NMNĐ Sông Hậu 1 trong thời gian
từ ngày 16/04/2019 đến 23/04/2019. Kính báo cáo Lãnh đạo Phòng Chuẩn bị sản xuất
xem xét.
Hậu Giang, ngày 23 tháng 04 năm 2019
Người Báo Cáo

Nguyễn Minh Hoàng

Nhận xét của Lãnh đạo Phòng Chuẩn bị sản xuất

Ngườời thưực hiệệự n: Nguyệễ n Minh Hoàờ ng Pàgệ 34/35

You might also like