You are on page 1of 21

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG ÚC

I. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG THỰC PHẨM ÚC


1. Đặc điểm thị trường
Úc là một trong những quốc gia hàng đầu trên thế giới trong vấn đề an ninh lương thực,
có thể tự cung cấp các mặt hàng thực phẩm chính cho tiêu dùng trong nước như: thịt, sữa và ngũ
cốc. Hoạt động sản xuất trong nước cung cấp cho 90% nhu cầu tiêu dùng nội địa, 10% còn lại
được cung cấp bởi thực phẩm nhập khẩu.
Mặc dù Úc là một nhà sản xuất chính nông sản thô cũng như thực phẩm chế biến trên thế
giới, nhập khẩu thực phẩm vẫn chiếm một tỉ trọng đáng kể và đang ngày càng gia tăng do một số
lí do như: xã hội đa sắc tộc, nhiều người mong muốn được sử dụng các sản phẩm đặc trưng của
quốc gia gốc của họ; sự gia tăng của các sản phẩm thực phẩm có chất lượng với giá cả hợp lý từ
các quốc gia đang phát triển; thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng, người tiêu dùng ngày
càng mong muốn được trải nghiệm những hương vị mới, món ăn mới lạ và sự mạnh lên của
đồng AUD.
Các thị trường nhập khẩu thực phẩm chính của Úc bao gồm: New Zealand, Hoa Kỳ,
Trung Quốc, Singapore và Thái Lan. Thị trường thực phẩm Úc là một trong những thị trường
cạnh tranh và năng động nhất trên thế giới, người tiêu dùng Úc luôn luôn tìm kiếm những mặt
hàng phong phú, đa dạng, chất lượng và có giá trị khi lựa chọn thực phẩm. Nền kinh tế Úc đã
trải qua 25 năm tăng trưởng liên tiếp, trong đó ngành công nghiệp thực phẩm vẫn đóng vai trò là
một trong những nhân tố chính góp phần vào tăng trưởng trên, với doanh thu năm 2015 của
ngành đạt 94 tỷ AUD.
Hiện tại, Úc xuất khẩu khoảng 70% lượng thực phẩm sản xuất trong nước. Nhu cầu của
thị trường thế giới đối với thực phẩm Úc lớn nhất đối với các mặt hàng: ngũ cốc chưa chế biến,
lúa mạch, thịt bò, thịt cừu và các sản phẩm từ sữa. Úc xuất khẩu thực phẩm nhiều nhất sang các
thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Indonesia.
Chính sách thương mại và thuế của Úc khá minh bạch, nhưng hàng rào phi thuế quan
(các quy định về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, SPS, TBT...) khá chặt chẽ. Tất cả các
mặt hàng thực phẩm nhập khẩu phải tuân thủ theo các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Người tiêu dùng Úc đặt ra tiêu chuẩn chất lượng rất cao đối với thực phẩm. Những tiêu
chuẩn này được hỗ trợ bởi một loạt các qui định bảo vệ người tiêu dùng ở tất cả các bang. Nhà
nhập khẩu và bán lẻ cũng có quan điểm này và sẽ không chấp nhận là sản phẩm chưa đạt tiêu
chuẩn kiểm tra chất lượng của họ.Khá nhiều đơn vị bán lẻ ở Úc kinh doanh theo chính sách hoàn
trả lại tiền hoặc đổi hàng nếu hàng hóa có vấn đề về chất lượng hoặc thậm chí chỉ đơn giản do
người mua thay đổi ý định mua hàng.

2. Xu hướng thị trường


Theo dự báo của Future Directions International, nhu cầu và xu hướng tiêu dùng thực
phẩm tại Úc đến năm 2050 sẽ bị chi phối bởi các nhân tố sau đây:
- Thay đổi về nhân khẩu học và chế độ ăn uống
Sự già hóa dân số tại Úc được dự báo với tỉ lệ dân số trên 85 tuổi sẽ tăng từ 1,8% lên 4-
5,5% năm 2056. Điều này làm tăng áp lực lên nguồn thực phẩm và dinh dưỡng dành cho người
cao tuổi. Trong khi đó, nhóm người trẻ tuổi lại trải qua sự thay đổi về tiếp cận thực phẩm với
nhiều sự lựa chọn thức ăn nhanh và các thực phẩm chế biến sẵn trong các siêu thị.
Ngày càng có nhiều người Úc được sinh ra hay có gốc châu Á và từ các nơi khác trên thế
giới. Người Úc gốc hiện còn chiếm khoảng 27% tổng dân số. Sự đa chủng tộc làm đa dạng hóa
nhu cầu về thực phẩm bao gồm cả những thực phẩm nhập khẩu, rau quả trái cây đã chế biến hay
các sản phẩm có chứng nhận Halal.
- Tăng cường ý thức về sức khỏe

1
Các mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng đối với các bệnh như béo phì, tiểu đường hay
tim mạch dẫn đến sự thay đổi trong cách người dân Úc lựa chọn thực phẩm và các sản phẩm
chăm sóc sức khỏe. Xu hướng người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm hữu cơ ngày càng tăng.
Phân khúc khách hàng thu nhập thấp không có điều kiện sử dụng sản phẩm hữu cơ cũng có xu
hướng chọn những sản phẩm tự nhiên nhiều hơn như hạn chế các chất phụ gia, đường, gluten và
các sản phẩm biến đổi gen. Các loại thực phẩm chức năng tăng cường sức khỏe ngày càng trở
nên phổ biến như các loại vitamin, khoang chất hay các siêu thực phẩm (superfood).
- Người tiêu dùng yêu thích sự tiện lợi
Việc giảm quy mô hộ gia đình tại Úc cùng với quỹ thời gian hạn hẹp tạo đà phát triển cho
các sản phẩm thực phẩm, đồ ăn nhanh lành mạnh và tốt cho sức khỏe, tiện lợi có thể ăn trong lúc
di chuyển. Dân thành thị chiếm 89% tổng dân số Úc và còn tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.
Đối tương khách hàng này coi những siêu thị trong khu vực như “những chiếc tủ lạnh di động”,
họ thực hiện các hoạt động mua sắm thường xuyên từ 3 đến 4 lần một tuần hoặc thậm chí nhiều
hơn. Cùng với đó các phần ăn dành cho từ 1 đến 2 người, các phần ăn chia nhỏ hay các thực
phẩm được chuẩn bị sẵn sàng cho việc chế biến cũng tăng trưởng nhanh chóng.
- Sự phát triển của phân khúc thực phẩm cao cấp và các sản phẩm ngoại nhập
Sự am hiểu về ẩm thực của người dân Úc ngày càng tăng một phần do sự phủ sóng của
các chương trình nấu ăn được yêu thích trên truyền hình như Master Cheft hay My Kitchen
Rules. Người dân được khuyến khích thử nghiệm các món ăn mới ngoài những món ăn truyền
thống và ngày càng trở nên quen thuộc hơn với các loại thực phẩm ngoại nhập.

3. Xuất khẩu của Việt Nam sang Úc

Đơn vị tính: USD

Tăng/giảm
Mặt hàng XK năm 2015 XK năm 2016
(%)
Tổng kim ngạch XK 2,914,818,291 2,865,447,566 -1.7
Điện thoại các loại và linh kiện 579,944,993 573,946,051 -1.0
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh
217,911,817 347,385,190 59.4
kiện
Giày dép các loại 176,941,237 209,428,308 18.4
Hàng thủy sản 170,775,502 186,402,813 9.2
Hàng dệt, may 142,716,338 170,590,417 19.5
Gỗ và sản phẩm gỗ 157,024,011 169,231,717 7.8
Dầu thô 576,092,526 164,904,566 -71.4
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng
141,170,164 154,102,171 9.2
khác
Hạt điều 116,460,870 120,830,691 3.8
Kim loại thường khác và sản phẩm 64,884,076 64,445,582 -0.7
Sản phẩm từ sắt thép 27,368,749 62,159,398 127.1
Phương tiện vận tải và phụ tùng 45,300,219 59,301,030 30.9
Sản phẩm từ chất dẻo 43,112,312 42,568,277 -1.3
Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù 41,476,250 40,332,458 -2.8
Sắt thép các loại 25,890,369 35,985,864 39.0
Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ 22,008,080 32,376,580 47.1
Cà phê 26,771,366 31,766,356 18.7
Giấy và các sản phẩm từ giấy 24,884,422 27,477,191 10.4

2
Hàng rau quả 19,609,950 26,044,903 32.8
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận 17,510,748 22,759,918 30.0
Hạt tiêu 19,583,511 20,831,637 6.4
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 16,988,531 17,015,960 0.2
Clanhke và xi măng 16,513,100 16,068,933 -2.7
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 14,679,150 15,305,761 4.3

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 7,836,189 14,883,603 89.9
Sản phẩm hóa chất 12,154,230 14,694,873 20.9
Sản phẩm gốm, sứ 11,206,065 11,289,297 0.7
Sản phẩm từ cao su 10,913,683 10,710,770 -1.9
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm 10,593,327 8,102,064 -23.5
Gạo 5,424,016 6,360,575 17.3
Dây điện và dây cáp điện 6,978,763 5,060,769 -27.5
Chất dẻo nguyên liệu 4,124,180 3,402,243 -17.5
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện 162,843 676,342 315.3

(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)

II. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁC NGÀNH HÀNG THỰC PHẨM SANG ÚC
1. Tình hình xuất khẩu thủy sản vào thị trường Úc
1.1/ Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Úc

Kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Úc đang tăng cao trong những năm gần đây, từ mức
868 triệu USD năm 2011 đến khoảng 1,6 tỷ USD năm 2015 (tăng 84%). Tim 2016

Kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam trong 5 năm qua cũng tăng rất mạnh, từ 15
triệu USD năm 2011 đến 225 triệu USD trong năm 2014 (tăng 15 lần) trước khi giảm xuống còn
177 triệu USD năm 2015 (tăng 11,5 lần so với năm 2011). Năm 2016 đạt 186,4 triệu USD.
Trong 6 tháng đầu năm 2017 đạt 78,3 triệu USD, tăng 0,5% so cùng kỳ.

Việt Nam hiện là một trong bốn nhà cung cấp thuỷ sản lớn nhất cho thị trường Úc (sau
Thái Lan, Trung Quốc và New Zealand), nhưng mới chỉ chiếm khoảng 11,2% thị phần nhập
khẩu tại thị trường này, con số này chưa bằng một nửa thị phần nhập khẩu thủy sản của Úc từ
Thái Lan.

Trong số các mặt hàng thuỷ sản thì tôm là mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất tại Úc, trong
đó có cả tôm nuôi và tôm đánh bắt tự nhiên. Tôm nuôi tại Úc thường rất đắt nhưng được người
tiêu dùng ưa chuộng vì tươi và cũng vì người tiêu dùng tin tưởng vào uy tín của các thương hiệu
trong nước. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người tiêu dùng chọn tôm đông lạnh nhập khẩu từ
Thái Lan và Việt Nam do giá thành thấp hơn và chất lượng ngày càng được nâng cao. Hiện Việt
Nam là nguồn cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường này, chiếm khoảng 31,1% tổng giá trị nhập
khẩu tôm của Úc, tiếp đến là Trung Quốc chiếm 28%, Thái Lan 23%, Malaysia 11%, còn lại là
các nước khác. Đối với tôm chế biến, trong 5 năm qua, Việt Nam luôn là nước cung cấp tôm chế
biến lớn nhất cho Úc mặc dù tốc độ tăng trưởng không ổn định như xuất khẩu tôm nguyên liệu,

3
tiếp theo là tôm đông lạnh. Tuy nhiên, số lượng các nước cung cấp tôm chế biến cho thị trường
này đã giảm mạnh, từ 19 xuống còn 10 nước cung cấp. Việc này đang tạo cơ hội cho Việt Nam
tiếp tục duy trì và mở rộng thị phần tôm chế biến trên thị trường Úc. Kim ngạch xuất khẩu tôm
của Việt Nam năm 2016 là 60 triệu USD.

Mặt hàng thuỷ sản thứ hai mà Việt Nam có ưu thế khi xuất khẩu sang Úc là cá tra. Mặt
hàng này của Việt Nam gần như độc chiếm thị trường Úc, chiếm thị phần khoảng từ 96% đến
98%. Hiện tại, phi lê cá tra đông lạnh được Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường này,
tiếp theo là phi lê cá tra tươi hoặc ướp lạnh. Năm 2016 kim ngạch của các sản phẩm từ cá tra là
20 triệu USD. ??????????????

Mặt hàng cua ghẹ xuất khẩu của Việt Nam sang Úc cũng đang tăng trưởng khá tốt trong
những năm gần đây, đạt 1,1 triệu USD. Úc chủ yếu nhập khẩu cua ghẹ đông lạnh hoặc đã qua
chế biến. Hàng xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam đứng thứ tư trên thị trường Úc, chiếm 5,33% thị
phần của Úc, sau Myanmar, Thái Lan và Indonesia. Hiện thị phần cua ghẹ của Việt Nam tại Úc
tăng lên rất mạnh.

Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam, Úc chỉ chiếm 2% nhưng sản lượng xuất
khẩu sang thị trường này lại đang tăng trưởng nhanh chóng do giá xuất khẩu cua ghẹ của Việt
Nam chỉ khoảng 8,5USD/kg, thấp hơn giá của các đối thủ cạnh tranh khoảng 3 - 4 USD/kg.

Một mặt hàng thuỷ sản khác Việt Nam đang xuất khẩu sang thị trường Úc là cá ngừ, tuy
nhiên, kim ngạch chưa cao. Hiện Việt Nam đứng thứ 4 trong số các nước xuất khẩu cá ngừ sang
thị trường này, đạt 1,7 triệu USD, chiếm khoảng 0,4% . Thái Lan là nguồn cung cấp lớn nhất
chiếm khoảng 83% thị phần, Indonesia chiếm 14%, Italia chiếm 0,8%.

1.2/ Nhận định tình hình và xu hướng nhập khẩu thủy sản của Úc
Tiêu thụ thủy sản tăng nhanh
Nhu cầu thủy sản ở Úc tăng đáng kể trong 3 thập kỷ qua. Theo thống kê tiêu thụ thủy sản
bình quân/người của nước này đạt 15 kg vào năm 2012 - 2013 so với 10 kg trong năm 2000 - 2001.
Với lượng tiêu thụ khoảng 1 triệu tấn/năm, trong khi sản lượng thủy sản (bao gồm cả
nuôi và khai thác) của nước này chỉ đạt khoảng 220.000 - 280.000 tấn/năm khiến Úc ngày càng
gia tăng nhập khẩu thủy sản để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Dân số Úc cũng đang gia tăng (hiện 24 triệu dân và dự kiến sẽ tăng lên 40 triệu dân vào
giữa thế kỷ này) đồng nghĩa với tiêu thụ thủy sản của nước này sẽ tiếp tục tăng cao trong các
năm tới.
Xuất khẩu luôn chiếm khoảng 49% giá trị và 22% tổng khối lượng thủy sản của Úc.
Nhập khẩu thủy sản của Úc luôn lớn hơn xuất khẩu. Hàng năm, Úc phải nhập khẩu khoảng 70%
nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Sản lượng thủy sản không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng
Nhu cầu tiêu thụ thủy sản nói chung đã vượt xa khả năng sản xuất của Úc. Mặc dù nuôi
trồng thủy sản đã được đẩy mạnh ở nước này tuy nhiên sản lượng khai thác giảm khiến tổng sản
lượng thủy sản của Úc liên tục giảm trong mấy năm gần đây. Trong giai đoạn này, Úc đã thực
hiện hàng loạt biện pháp như nhượng quyền khai thác lại cho chính phủ tại một số ngư trường
trọng điểm cũng như như giảm tần suất khai thác nhằm cải thiện điều kiện sinh học nhằm bảo
tồn nguồn lợi thủy sản.
Xu hướng gia tăng nhập khẩu thủy sản châu Á
Các sản phẩm thủy sản nội địa của Úc chủ yếu để xuất khẩu (chiếm gần 50% tổng sản
lượng). Trong khi nước này lại có xu hướng gia tăng nhập khẩu các sản phẩm thủy sản giá rẻ,
chủ yếu là từ châu Á để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.

4
Nuôi trồng thủy sản của khu vực châu Á phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm qua khiến
châu Á trở thành nguồn cung cấp thủy sản chủ yếu cho thị trường thế giới trong đó có cả Úc. Thái
Lan, Trung Quốc, và Việt Nam là các nước cung cấp thủy sản quan trọng cho thị trường này.
Tôm nguyên liệu tiếp tục là mặt hàng tiềm năng
Trong nhóm các loài giáp xác (HS0306) nhập khẩu vào Úc thì tôm nguyên liệu là mặt
hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Thống kê của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC) cho thấy tôm
đông lạnh nguyên liệu (HS030617) là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm trên 82,2%, còn
lại là cua đông lạnh và các sản phẩm khác.
Nhập khẩu tôm đông lạnh nguyên liệu vào nước này trong 5 năm qua có sự tăng trưởng
liên tục và khả quan từ 7,5-37%.
Thị trường Mỹ hiện nay có trên 50 nước cung cấp tôm nguyên liệu đông lạnh trong khi
thị trường Úc hiện chỉ nhập khẩu từ 10 nước trên thế giới. Ngoài ra, Úc có xu hướng thu he ̣p thị
trường và tập trung nhập khẩu từ các thị trường chính. Đây là một trong những lợi thế rất lớn cho
các nước cung cấp tôm hàng đầu cho Úc trong đó có Việt Nam.

2. Tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu gạo của Úc


2.1/ Tình hình sản xuất
Úc là quốc gia có tiềm năng phát triển ngành lúa gạo vì có đất đai rộng lớn, dân số ít,
khả năng cạnh tranh tốt do năng suất lúa cao. Tiêu dùng gạo của Úc chỉ chiếm 25-35% còn
lại 65-75% là xuất khẩu đến hơn 40 nước kể cả Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Đông, Papua
New Guinea và một số quốc đảo Thái Bình Dương. Khối lượng gạo xuất khẩu của Úc
chiếm 20-25% thương mại gạo loại medium grain toàn thế giới. Mỗi năm Úc có thể sản xuất
khoảng hơn 1 triệu tấn gạo.
Sở dĩ Úc có tiềm năng phát triển ngành lúa gạo là vì có đất đai rộng lớn, dân số ít,
khả năng cạnh tranh tốt do năng suất lúa cao. Khí hậu Úc thuận lợi cho trồng giống lúa
Japonica (loại cho hạt cỡ trung bình – medium grain) do có bức xạ cao và không có sâu
bệnh gây hại.
2.2/ Tình hình xuất khẩu
Bảng 1 - Nguồn hàng xuất khẩu gạo của Úc
ĐVT: nghìn USD
Các nước nhập khẩu 2012 2013 2014 2015 2016
STT Thế giới 355,655 370,963 353,612 301,222 155,743
1 Area Nes 355,612 370,956 353,610 301,222 155,735
2 Papua New Guinea 0 0 3 0 6
3 New Zealand 0 7 0 0 2
4 New Caledonia 3 0 0 0 0
5 Parkistan 14 0 0 0 0
6 Thái Lan 24 0 0 0 0

Từ bảng số liệu trên có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu gạo của Úc từ năm 2012 đến
2015 đều ở mức hơn 300 triệu USD/năm. Tuy nhiên, năm 2016 thì kim ngạch chỉ còn
khoảng một nửa so với kim ngạch năm 2015, khoảng 156 triệu USD do sự suy giảm cả
trong sản xuất và tiêu dùng.

2.3/ Tình hình nhập khẩu


Trong 5 năm gần đây (2012-2016), kim ngạch nhập khẩu gạo hàng năm Úc trong
khoảng 150-170 triệu USD. Nguồn hàng nhập khẩu chủ yếu là Thái Lan đạt khoảng 60-75
triệu USD, chiếm khoảng 42-49%. Bên cạnh đó, gạo Ấn Độ chiếm trên dưới một phần tư
tổng kim ngạch nhập khẩu trong các năm gần đây.

5
Bảng 2- Nguồn hàng nhập khẩu gạo của Úc (2012-2016)
8 tháng đầu
2012 2013 2014 2015 2016
năm 2017
Tổng số (triệu USD) 147,4 158,2 170,6 147,9 138,4 95,6
1 Thái Lan 73,3 74,9 74,6 62,9 58,6 37,3
Tỷ trọng (%) 49,7 47,4 43,7 42,5 42,3 39,03
2 Ấn Độ 29,3 37,1 45,7 40,9 35,1 28,9
Tỷ trọng (%) 19,9 23,5 26,8 27,6 25,4 30,24
3 Pa-kít-tan 18,5 18,7 22,4 17,3 15,7 11,2
Tỷ trọng (%) 12,6 11,9 13,2 11,7 11,3 11,78
4 Hoa Kỳ 10,6 11,3 11,6 10,5 8,9 5,5
Tỷ trọng (%) 7,2 7,2 6,8 7,1 6,4 5,81
5 Việt Nam 4,6 4,7 5,0 5,3 6,3 4,1
Tỷ trọng (%) 3,1 3,0 3,0 3,6 4,6 4,22
6 I-ta-li-a 3,8 4,1 4,3 3,4 4,8 3,35
7 Căm-pu-chia 1,1 0,6 0,8 1,4 1,3
8 Các nước khác 6,1 6,6 6,1 6,3 7.7 4,0
Tỷ trọng (%) 4,1 4,2 3,6 4,2 5,6 4,24

Trong 8 tháng đầu năm 2017, kim ngạch nhập khẩu gạo của Ốt-xtrây-li-a đạt hơn 95
triệu USD. Nguồn hàng nhập khẩu chủ yếu lần lượt là Thái Lan (chiếm gần 40%), Ấn Độ
(chiếm hơn 30%) và Pa-kít-tan (chiếm hơn 11%), kim ngạch nhập khẩu từ ba quốc gia này
chiếm hơn 81% thị phần nhập khẩu gạo của Úc. Kim ngạch gạo nhập khẩu từ Việt Nam
trong 8 tháng đầu năm 2017 đạt hơn 4 triệu USD, tăng 10,63% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện Việt Nam chiếm hơn 4% thị phần nhập khẩu gạo của Úc.

Tình hình tiêu thụ gạo Việt Nam trên thị trường Úc

ĐVT: nghìn USD


Mã HS Loại gạo 8 tháng đầu 8 tháng Tăng/giảm
năm 2016 đầu năm
%
2017
Gạo đã xát toàn
bộ hoặc sơ bộ, đã
100630 3.281 3.886 18,44%
hoặc chưa đánh
bóng hạt hoặc hồ
100640 Gạo tấm 367 150 -59,13%
100620 Gạo lứt 0 0 -

So với cùng kỳ năm 2016, kim ngạch nhập khẩu gạo mang mã HS 100630 của Úc từ
Việt Nam tăng hơn 18%, từ 3,3 triệu USD lên gần 4 triệu USD. Trong khi đó, kim ngạch
nhập khẩu mã HS 100640 (gạo tấm) từ Việt Nam lại giảm tới 59% so với cùng kỳ năm trước,
từ 367 nghìn USD xuống còn 150 nghìn USD.

6
Thị hiếu của người tiêu dùng Úc là gạo chất lượng cao và họ chấp nhận gạo giá cao. Giá
gạo nhập khẩu từ tất cả các nước, trừ Việt Nam đều có giá rất cao. Ngay cả gạo nhập khẩu từ
Campuchia cũng là gạo thơm, chất lượng cao và giá bình quân trong khoảng 800-966 USD/tấn
trong khi giá bình quân gạo nhập khẩu từ Việt Nam chỉ trong khoảng 625 đến 736 USD/tấn.
Trên thực tế, người tiêu dùng nước này phải mua gạo với giá cao tới mức gấp đôi so với giá gạo
nhập khẩu. Tại các cửa hàng của người Châu Á trong đó có cửa hàng của Việt kiều, giá gạo Thái
túi 10kg có giá bán tới 24AUD, tức tương đương 1,8USD/kg, cao hơn rất nhiều so với giá nhập
khẩu bình quân là 0,858 USD/kg năm 2015, tức xấp xỉ gấp 2,1 lần giá nhập khẩu. Điều có thế
thấy rõ gạo Ấn Độ đắt gấp rưỡi, thậm chí trong hai năm gần đây đắt gấp đôi giá gạo Việt Nam
mà kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng. Điều này cho thấy chỉ có một lựa chọn cho gạo Việt Nam
xuất khẩu sang thị trường Úc là gạo thơm, gạo chất lượng cao. Nếu không, gạo Việt sẽ tiếp tục
chịu cảnh lép vế, thậm chí không được bày bán ngay cả ở khu chợ nơi có nhiều Việt kiều sinh
sống ở ngoại ô các thành phố lớn như Sydney hoặc Melbourne.

2.4/ Tổ chức ngành hàng lúa gạo Úc


Tổ chức ngành hàng lúa gạo Úc khá đơn giản, gọn nhẹ, nhưng hiệu quả; bao gồm 3
cơ quan: Hội đồng giám sát hoạt động thương mại gạo bang NSW (gọi tắt là RMB - Rice
Marketing Board for the State of New South Wales); Hiệp hội những người trồng lúa Úc
(gọi tắt là RGA - Rice Growers’ Association of Úc); và công ty TNHH thương mại Sunrice.
Ba cơ quan này hoạt động thông qua Ủy ban phối hợp ngành hàng lúa gạo (Rice Industry
Co-ordination Committee).
- RMB thành lập từ năm 1928 và hoạt động dựa trên Luật Marketing các sản phẩm
chính (the Marketing of Primary Products Act, 1927). Cơ quan này giữ vai trò quản lý hạ
tầng kho bãi ngành hàng lúa gạo Úc, đồng thời thực hiện 3 chức năng đối với riêng bang
NSW: (i) khuyến khích phát triển thị trường gạo trong nước cạnh tranh cao; (ii) bảo vệ lợi
ích người trồng lúa trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo; (iii) đại diện người trồng lúa
bang NSW.
- RGA thành lập năm 1930, là cơ quan đại diện tiếng nói tập thể của người trồng lúa,
với số lượng hội viên tham gia tự nguyện hiện nay là hơn 1700. Cơ quan nay thực hiện 3
chức năng: (i) đề xuất và thực thi các chính sách ngành lúa gạo đảm bảo lợi ích cho người
trồng lúa; (ii) đại diện cho người trồng lúa đối với chính quyền bang, chính phủ, các cơ
quan, tổ chức địa phương, các nhóm lợi ích khác có liên quan đến ngành hàng lúa gạo; (iii)
phục vụ các yêu cầu cụ thể của các hội viên.
- SunRice là công ty kinh doanh lúa gạo được thành lập từ 1950, ban đầu dưới dạng
tổ chức hợp tác của những người trồng lúa. Hiện nay công ty hoạt động dưới hình thức công
ty cổ phần, trong đó những nông dân trồng lúa đóng vai trò là những cổ đông. Sunrice là
một trong những thương hiệu chế biến xuất khẩu lớn của Úc với 500 ngàn tấn của hơn 1000
sản phẩm từ gạo các loại xuất khẩu đến 60 quốc gia trên thế giới. Hiện nay công ty có 3 nhà
máy chế biến đóng gói sản phẩm ở Leeton, Deniliquin và Coleambally, chế biến ra 3 dòng
sản phẩm chính là gạo, bột gạo và các loại bánh chế biến từ gạo; ngoài ra công ty còn có các
nhà máy đặt tại một số quốc gia như Ấn Độ, Jordan, Solomon v.v..
Mô hình tổ chức ngành hàng lúa gạo Úc cho thấy vai trò của chính phủ không lớn
trong việc đảm bảo lợi ích của nông hộ trồng lúa. Việc đề xuất và thực thi các chính sách
liên quan đến ngành hàng lúa gạo đều xuất phát từ người trồng lúa, chính phủ và chính
quyền bang chỉ đóng vai trò là cơ quan giám sát quá trình thực thi dựa trên các đạo luật có
liên quan. Đặc biệt, mô hình công ty Sunrice hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần
trong đó người trồng lúa là thành viên đã thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa trong sản xuất
lúa gạo Úc. Nông dân trồng lúc Úc trong vai trò là người sản xuất chỉ tập trung canh tác tốt

7
để cho sản lượng tối đa, các khâu chế biến, tiêu thụ do công ty đảm nhiệm, song lợi nhuận
cuối cùng được phân phối công bằng cho các thành viên theo tỷ lệ công việc mà họ đóng
góp. Cách thức tổ chức khép kín từ khâu sản xuất đến thương mại đã giúp loại bỏ các thành
phần trung gian, giảm chi phí và giúp lúa gạo Úc tăng khả năng cạnh tranh so với các quốc
gia sản xuất lúa gạo trên thế giới.
Bài học tham khảo đối với ngành lúa gạo Việt Nam
Từ những thông tin tổng hợp được trong chuyến khảo sát ở Úc nêu trên, có thể thấy
mô hình tổ chức ngành hàng Úc rất gọn nhẹ, đa số thành viên trong 3 cơ quan quản lý và
thực hiện đều là những người đại diện cho nông dân trồng lúa; chính sách ngành lúa do
chính nông dân đề xuất và thực thi, nhà nước chỉ đóng vai trò trọng tài và can thiệp dựa trên
quy định trong các điều luật mỗi khi trong “hệ thống” ngành hàng có những hoạt động vận
hành sai. Tính gọn nhẹ trong tổ chức và lấy lợi ích của thành viên là mục tiêu hoạt động đã
giúp ngành lúa gạo Úc vận hành hiệu quả.
Tổ chức chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo Úc thông qua mô hình công ty Sunrice có
một số ưu điểm: (i) duy trì và kiểm soát được số lượng và lợi ích của các tác nhân trong
chuỗi cung theo hướng công bằng và minh bạch giúp các thành phần trong chuỗi có động
lực để làm tốt các công việc của mình, qua đó làm cho cả hệ thống vận hành hiệu quả, giá trị
sản phẩm luôn được gia tăng qua mỗi công đoạn và làm tăng lợi nhuận trên đơn vị sản phẩm
cuối cùng; (ii) mô hình công ty cổ phần đã tập hợp và tổ chức được nông dân sản xuất lúa
gạo theo nhu cầu thị trường để thu được lợi ích cao nhất; (iii) quyền lợi và lợi ích của người
sản xuất lúa được đảm bảo; (iv) phân công lao động trong chuỗi cung ngành hàng lúa gạo
đạt trình độ hợp lý, khoa học và hiệu quả cao.

3. Tình hình xuất khẩu rau quả vào thị trường Úc


3.1/ Tổng quan tình hình nông nghiệp Úc
Úc có diện tích tự nhiên khoảng 769 triệu ha. Tính đến 30/6/2015, có 384,6 triệu ha đất
được sở hữu hoặc điều hành bởi hơn 123.000 doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong
số 384,6 triệu ha này, 316,7 triệu ha tương đương với 82% tổng số đất nông nghiệp được sử
dụng để chăn thả gia súc. Bang Queensland là bang có diện tích đất chăn thả lớn nhất với
khoảng 118,7 triệu ha trong giai đoạn 2014-15. Diện tích các đồng cỏ ở Úc đã giảm 12,4 triệu
ha, hay 25% xuống còn 36,8 triệu ha trong năm 2014-15. Diện tích đất sử dụng cho cây trồng ở
Úc đã giảm khoảng 910.000 ha, hay 2,8%, xuống còn 31,4 triệu ha vào năm 2014-15.
Nông nghiệp Úc phát triển theo hướng hiện đại và thậm chí được xem như là một ngành
công nghiệp. Úc nằm ở nam bán cầu và có các vùng khí hậu đa dạng, từ nhiệt đới đến ôn đới và
hàn đới. Nhờ đó, nông nghiệp Úc có lợi thế trong sản xuất những loại nông sản trái vụ so với các
nước nằm ở bắc bán cầu.
Lực lượng lao động chính thức trong lĩnh vực nông nghiệp của Úc chỉ khoảng 321.000
người, chiếm 2,7% tổng lực lượng lao động (khoảng gần 11,8 triệu người) nhưng nước Úc có chỉ
số tự cung cao nhất thế giới, cụ thể là tính trung bình một nông dân Úc có thể nuôi khoảng 200
người. Sản phẩm nông nghiệp chính của Úc là lúa mì, lúa mạch, mía, hoa quả, cừu, bò, gia cầm.
Giá trị nông sản của Úc đạt 56,7 tỷ AUD (lợi nhuận ròng là 17,8 tỷ AUD) trong năm
2015-2016, chiếm khoảng 3,4% giá trị tổng sản lượng quốc gia, trong đó xuất khẩu đạt 44,6 tỷ
USD, chiếm gần 80% tổng sản lượng nông sản và chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng hoá của Úc.
Ngành nông nghiệp Úc là ngành không những có giá trị kinh tế lớn, mà còn giữ một vị
trí xã hội đặc biệt quan trọng vì sử dụng nhiều lao động nhất, sử dụng tài nguyên thiên nhiên
hiệu quả nhất và có nhiều cơ hội xuất khẩu nhất.
Đạt được các con số ấn tượng trên, ngoài việc do điều kiện thiên nhiên, khí hậu, đất đai
thuận lợi, còn do các chính sách quản lý nông nghiệp, khuyến khích áp dụng công nghệ cao,
chính sách đầu tư vào người nông dân…

8
3.1.1 Về ứng dụng công nghệ cao
Úc thành lập trung tâm nghiên cứu ưu việt để nghiên cứu những công nghệ cao nhằm xây
dựng mô hình giải quyết dứt điểm từng loại cây /con đã đóng góp cho ngành làm vườn Úc
những thành công đáng kể. Đây là trung tâm nghiên cứu trọn gói. Từ khâu chọn giống, canh tác,
thu hoạch, tiếp thị, đặc biệt khâu quản lý sau thu hoạch và kiểm tra chất lượng do các chuyên gia
thuộc các ngành nghề và cơ quan khác nhau nhưng lại cùng nhau hợp tác làm việc trong mỗi dự
án. Quy trình sản xuất tốt GAP (Good Agriculture Practice) cũng đã được nghiên cứu, tổ chức
và nghiêm chỉnh thực hiện trong từng khâu của dây chuyền sản xuất và cho từng loại cây /con để
nông sản luôn đảm bảo an toàn vệ sinh, đáp ứng yêu cầu về chất lượng của nhà sản xuất và
người tiêu thụ trong và ngoài nước.
Nhờ những mô hình triển khai ở trung tâm nghiên cứu này, ngành rau, hoa, quả đã trở
thành một ngành mũi nhọn của nông nghiệp Úc. Ngày nay, hầu như toàn bộ vành đai xanh ven
các thành phố lớn hoặc những vùng làng nghề xa xôi đã sản xuất rau, hoa, quả theo công nghệ
cao, vừa có năng suất cao vừa bảo đảm an toàn vệ sinh.

3.1.2 Về chính sách đầu tư nghiên cứu vào công nghệ và quy trình
Úc là một quốc gia có đất rộng người thưa, ít mưa, tình trạng khô hạn xảy ra thường
xuyên. Úc không có một ngành nghề nào gọi là truyền thống, kể cả nông nghiệp. Cho nên có thể
nói tất cả các cây, con và công nghệ sản xuất hiện đang sử dụng trong nông nghiệp Úc hiện nay
đều có nguồn gốc nhập khẩu. Chính vì vậy, để phát huy tối đa hiệu quả của việc nhập khẩu trong
việc phát triển nông nghiệp, Chính phủ Úc đã cho xây dựng các Trung tâm nghiên cứu để nhập
khẩu giống và công nghệ, kiểm chứng, ứng dụng đại trà và thực hiện tiếp thu công nghệ.
Để hỗ trợ hoạt động của các trung tâm này, Chính phủ Úc đã thành lập Hội đồng Nghiên
cứu Úc nhằm xây dựng chiến lược và cung cấp kinh phí cho các công trình nghiên cứu khoa
học. Hội đồng này đưa ra danh sách những hạng mục ưu tiên có lợi cho quốc gia và đòi hỏi các
nhà nghiên cứu phải lập dự án theo sát danh sách ưu tiên này nếu muốn nhận được tiền tài trợ
cho việc nghiên cứu.
3.1.3. Về chính sách đầu tư vào người nông dân
Nền nông nghiệp Úc được quản lý dưới hình thức nông trại. Chính sách của chính phủ
Úc là xây dựng một nền nông nghiệp vì nông dân, vậy nên Chính phủ giảm tối đa những điều
luật, quy định bắt buộc đối với nông dân như các quy định về thuế hay hải quan, đồng thời đưa
ra những chính sách hữu hiệu giúp đỡ nông dân ổn định trong sản xuất, tránh hiện tượng bỏ đất
lên các thành phố lớn, đồng thời nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh.
3.2/ Tình hình xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam sang thị trường Úc
Hàng năm Úc nhập khẩu khoảng 1,7 tỷ đến 2,0 tỷ USD mặt hàng rau củ quả, riêng đối
với Việt Nam là 20 triệu USD. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, Úc luôn có những quy định chặt
chẽ về kiểm dịch thực vật.Trong khi chờ đợi và hy vọng vào việc mở cửa thị trường rau quả tươi
thì nước ta vẫn có cơ hội để xuất khẩu một số loại rau củ quả gồm rau quả đông lạnh hoặc đã
được sấy khô và rau củ quả đã qua chế biến hoặc đã được bảo quản. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất
của các nhà xuất khẩu rau củ quả Việt Nam tại thị trường này là Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê năm 2014 và 2015 của Thương vụ Việt Nam tại Úc, kim ngạch
nhập khẩu rau quả chưa chế biến từ Việt Nam ít hơn kim ngạch từ Trung Quốc từ 10 đến 12 lần.
Kim ngạch nhập khẩu rau quả đã chế biến từ Việt Nam ít hơn kim ngạch từ Trung Quốc 19 đến
20 lần. Như vậy, mặc dù cơ cấu hàng rau quả tương đồng nhau, nhưng hiện tại giá trị hàng xuất
khẩu của Việt Nam vào thị trường Úc vẫn còn cách rất xa so với Trung Quốc.
Dưới đây là so sánh về kim nhập khẩu rau quả của Úc từ Trung Quốc và Việt Nam
để cho thấy chúng ta có khả năng thâm nhập thị trường rau quả của Úc ở một số nhóm hàng
nhất định.

9
* Kim ngạch nhập khẩu rau quả chưa chế biến từ Việt Nam ít hơn kim ngạch từ Trung Quốc từ 10-12 lần
Kim ngạch nhập khẩu rau quả chưa chế biến 2014-2015
ĐVT: triệu USD
2014 2015 2016
Mã HS Trung Việt Trung Trung Việt
Trị giá Trị giá Việt Nam Trị giá
Quốc Nam Quốc Quốc Nam
I Tổng trị giá 1015,6 126,5 9,6 928,2 133,0 9,7 275,3 79,8 9,627
1 081190 Quả hạt đông lạnh 83,7 10,4 7,2 80,7 4,1 6,9 96,1 1,8 9,0
2 071090 Rau hỗn hợp đông lạnh 36,0 6,8 0,0 26,7 5,1 0,001 25,8 3,7 0,0
3 080111 Dừa nạo sấy khô 23,5 0,0 0,1 24,8 0,0 0,2 19,4 0,0 0,1
4 071290 Rau, rau hỗn hợp sấy khô 24,5 8,6 0,03 23,1 9,8 0,02 33,0 19,0 0,01
5 071080 Rau đông lạnh 21,7 9,8 0,4 20,4 10,3 0,5 21,2 10,4 0,4
6 121221 Rong biển và tảo biển 20,8 14,8 0,0 21,2 15,4 0,001 19,0 12,6 0,0
7 070320 Tỏi tươi hoặc ướp lạnh 19,8 10,4 0,0 21,2 12,8 0,0 34,4 21,6 0,007
8 071220 Hành tây khô 10,9 3,7 0,07 11,0 4,7 0,03 10,9 4,8 0,1
9 081340 Quả khô khác 13,6 4,9 0,04 16,3 4,9 0,03 15,5 5,9 0,02

** Kim ngạch nhập khẩu rau quả đã chế biến từ Việt Nam ít hơn kim ngạch từ Trung Quốc 19-20 lần
Kim ngạch nhập khẩu rau quả chế biến 2014-2015
ĐVT: triệu USD
2014 2015
TT Mã HS Trị giá Trị giá
Trung Quốc Việt Nam Trung Quốc Việt Nam

Tổng trị giá 895,3 116,4 6,0 835,9 105,5 5,8

10
2014 2015
TT Mã HS Trị giá Trị giá
Trung Quốc Việt Nam Trung Quốc Việt Nam

1 200599 Rau, rau hỗn hợp chế biến 71,7 6,3 0,4 64,4 7,3 0,4
2 200899 Quả khác đã chế biến 54,8 7,3 0,9 59,7 8,7 1,0
3 200989 Nước rau quả ép 48,9 3,3 1,5 47,3 4,2 0,6
4 200819 Hạt, hạt hỗn hợp chế biến 45,7 2,6 0,0 37,4 3,3 0,02
5 200290 Cà chua chế biến 34,3 8,3 0,0 33,5 8,3 0,0
6 200820 Dứa đã chế biến, bảo quản 21,7 0,3 0,3 26,5 0,2 0,7
7 200410 Khoai tây chế biến,bảo quản 22,9 0,2 0,3 23,1 0,2 0,3
8 200897 Quả hỗn hợp chế biến 20,9 7,5 0,0 18,3 8,3 0,1
9 200811 Lạc chế biến 14,9 5,1 0,1 16,1 4,5 0,1

11
12
III/ ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI - THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP THỰC PHẨM
VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU SANG ÚC
1. Đánh giá môi trường cạnh tranh cho doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam
Việt Nam có cơ cấu hàng nông sản thực phẩm xuất khẩu tương đối tương đồng với hàng
thực phẩmcủa Úc. Vì vậy, khi xuất khẩu thực phẩm sang Úc, hàng xuất khẩu Việt Nam gặp khá
nhiều khó khăn. Trước hết, hàng thực phẩm của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với hàng hoá của
chính thị trường nội địa.
Ngành thực phẩm Úc cung cấp đa dạng nhiều chủng loại hàng hoá cho tất cả các kênh
phân phối: bán lẻ, dịch vụ thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm. Sự đa dạng của ngành cũng
đồng nghĩa với việc nguồn cung sản phẩm có thể nhanh chóng đáp ứng được các xu hướng của
người tiêu dùng như xu hướng quan tâm đến sức khoẻ, cũng như sự tiện dụng và giá trị phù hợp
với giá cả. Úc cũng nổi tiếng trên thị trường toàn cầu với việc cung cấp các sản phẩm tự nhiên và
sạch với hàm lượng hoá chất thấp. Chất lượng và độ an toàn của sản phẩm luôn đi đôi với các
tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm ngặt. Ngành chế biến thực phẩm Úc là một phần
đặc biệt quan trọng trong ngành sản xuất thực phẩm nói chung của nước này. Ngành này đang
tăng trưởng với tốc độ rất cao trong cả thập kỷ qua và luôn nhanh chóng đáp ứng được các nhu
cầu và xu hướng của người tiêu dùng, đó là các xu hướng hướng tới sự tiện dụng, an toàn cho
sức khoẻ, tươi mới, ít chế biến và thời gian bảo quản tối thiểu. Với việc phát triển và phát minh
các công nghệ chế biến thực phẩm, phân chia và đóng gói mới, Úc luôn đứng hàng đầu trên thị
trường thực phẩm thế giới.
Do đó, có thể thấy rõ, trên thị trường nội địa, thực phẩm Úc rất đa dạng và có chất lượng
cao, nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu và xu hướng của người tiêu dùng. Vì vậy, đây là đối thủ
cạnh tranh lớn và nhiều ưu thế không chỉ với các nhà xuất khẩu thực phẩm của Việt Nam mà
còn gây khó khăn cho cả các nhà cung cấp thực phẩm từ nhiều nước khác.
Trong số các mặt hàng thực phẩm Việt Nam đang xuất khẩu sang thị trường Úc, hiện tại,
thuỷ sản là ngành Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu lớn nhất, kế đến là mặt hàng rau quả và gạo.

2. Cơ hội, thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam


Úc là một trong những quốc gia nhập khẩu lớn trên thế giới, phụ thuộc nhiều vào hàng
nhập khẩu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Đây là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt
Nam ở khu vực Châu Đại Dương. Thị trường này có nhu cầu nhập khẩu cao những mặt hàng
xuất khẩu có lợi thế của nước ta trong đó có một số mặt hàng thực phẩm như thủy sản, rau quả.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm Việt Nam cũng phải
đương đầu với nhiều thách thức trên thị trường này.
2.1/ Cơ hội
Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Úc - New Zealand (AANZFTA) được ký vào
ngày 27/02/2009 tại Thái Lan và có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Đây là Hiệp định thương mại
tự do toàn diện nhất mà ASEAN từng ký kết với các đối tác đối thoại.Hiệp định bao gồm các
cam kết về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại điện tử… Nội dung quan
trọng nhất của Hiệp định là cam kết cắt giảm thuế quan. Các nước thống nhất cắt giảm từ 90%-
100% các dòng thuế theo lộ trình từ năm 2010 đến năm 2020. Theo đánh giá chung, Hiệp định
sẽ đem lại các lợi ích chính cho các nước tham gia như mở cửa thị trường sâu rộng hơn cho các
nhà xuất khẩu/ sản xuất trong khu vực, thÚc đẩy cắt giảm chi phí sản xuất, tạo cơ hội mở rộng
mạng lưới công việc và tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp trong khu vực.
Hiệp định AANZFTA có giá trị hiệu lực, hàng rào thuế quan của Úc giảm xuống tạo
thuận lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập thị trường này. Các mức thuế ưu đãi dành
cho hàng hóa và các sản phẩm trung gian nhập khẩu giảm xuống. Theo cam kết trong Hiệp định,
Úc sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao tiêu chuẩn vệ sinh, kiểm dịch động thực vật và tiêu chuẩn kỹ
thuật. Như vậy, thông qua Hiệp định, doanh nghiệp và hàng hóa nước ta có cơ hội tiếp cận thuận

13
lợi và khai thác tốt thị trường này.Việt Nam có rất nhiều lợi thế trong xuất khẩu nông thủy sản
như hàng rau quả, thủy sản… sang Úc. Đây là nhóm hàng được hưởng nhiều ưu đãi về thuế
trong AANZFTA.
2.1.1/ Đối với mặt hàng thủy sản
Việt Nam hiện đang đứng trong số các nhà cung cấp hàng đầu cho thị trường Úc. Với sản
phẩm có chất lượng ngày càng được cải tiến và những ưu thế về sản phẩm cạnh tranh (tôm, cá
tra), các nhà xuất khẩu Việt Nam vẫn đang dành được lợi thế trên thị trường này.
2.1.2/ Các mặt hàng rau quả
Với mặt hàng Rau quả tươi
Sau 12 năm đàm phán, ngày 17/4/2015, Úc đã cấp giấp phép nhập khẩu cho trái vải
của Việt Nam. Đây cũng là trái cây tươi đầu tiên của Việt Nam được cấp phép nhập khẩu vào
Úc. Tiếp theo trái vải, tháng 8/2016, Úc tiếp tục cấp phép nhập khẩu cho xoài Việt Nam và
ngày 24/8/2017, cấp phép cho trái thanh long sau 7 năm đàm phán. Bên cạnh thanh long, các
trái cây khác như nhãn, vú sữa, chôm chôm và chanh dây sẽ là những nông sản ưu tiên của
Việt Nam đến Úc trong thời gian tới.
Ba mặt hàng còn lại là nhãn, chôm chôm, và dưa hấu thì nhãn và chôm chôm có khả
năng tiêu thụ tại thị trường Úc, còn dưa hấu không có khả năng xuất khẩu sang thị trường
này. Phân tích dưới đây sẽ chỉ ra các lý do cụ thể:
a) Nhãn
Trên thế giới, nhãn được trồng chủ yếu ở châu Á, nhiều nhất ở Trung Quốc, Đài
Loan, Việt Nam và Thái Lan. Trung Quốc là nước có sản lượng nhãn lớn nhất thế giới. Các
nước nhập khẩu nhãn chủ yếu là những nước có cộng đồng người châu Á lớn như Bắc Mỹ,
châu Âu, và Úc.
Ngành trồng nhãn là một ngành mới ở Bắc Mỹ và Úc. Trồng thương mại mới chỉ bắt
đầu khoảng 20 năm nay. Nhãn được trồng một ít ở Florida và bán ở các chợ nông sản địa
phương. Sản lượng nhãn ở Úc lớn hơn và được trồng dọc theo bờ biển phía bắc và phía
đông. Thời tiết ở Úc cũng thuận lợi cho việc trồng nhãn.
Nhãn được những người thợ mỏ Trung Quốc bắt đầu trồng ở phía Bắc bang
Queensland. Sau 10 năm, nhãn được được nhân rộng ở vùng Atherton Tableland và phía
Nam Queensland.
Đến năm 2000, khoảng 72.000 cây nhãn được trồng ở Úc. Cho đến nay, sản lượng
nhãn của Úc là 2.000 tấn/năm, trị giá khoảng 10 triệu đô la Úc. Hầu hết nhãn được trồng ở
Queensland, chiếm 95%, và phần còn lại được trồng chủ yếu ở bang New South Wales.
Cũng như vải, nhãn được tiêu thụ chủ yếu bởi cộng động Á châu.
Sản lượng nhãn ở Úc chủ yếu phục vụ cho thị trường trong nước, hầu như không có
hoạt động xuất khẩu. Nhãn được thu hoạch vào khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5.
Ngoài thời gian này, thị trường Úc có nhãn trái mùa nhập khẩu từ Thái Lan và Trung Quốc.
Giá bán lẻ nhãn ở siêu thị và chợ giao động từ khoảng 9 AUD – 15 AUD/kg tuỳ theo
mùa.
Nếu tạm tính, lượng tiêu thụ nhãn trái mùa tương đương với nhãn đúng mùa được thu
hoạch tại Úc thì lượng nhập khẩu có thể giao động 2.000 – 3.000 tấn/năm và hiện mới chỉ
có Thái Lan và Trung Quốc được cấp phép nhập khẩu.
Mặc dù nếu được cấp phép, lượng xuất khẩu nhãn sang thị trường này không nhiều,
tuy nhiên, do nhãn trái mùa thông thường được bán với giá cao hơn hẳn nên việc lựa chọn
nhãn là mặt hàng hoa quả tươi tiếp theo để đàm phán mở cửa thị trường cần được xem xét.
b) Chôm chôm
Hàng năm, Úc thu hoạch khoảng 750 tấn chôm chôm, trị giá khoảng 6 triệu AUD.
Chôm chôm được trồng chủ yếu ở Bang Queensland (chiếm 75%), còn lại là Bang Bắc Úc.
Chôm chôm được thu hoạch trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng tháng 3.
Giá bán chôm chôm khoảng 15 AUD đến 20 AUD/kg.

14
Sản lượng chôm chôm chỉ phục vụ cho thị trường nội địa và hiện nay Úc chưa cấp
phép cho nước nào nhập khẩu chôm chôm.
Tương tự như nhãn, mặc dù sản lượng ít, nhưng chôm chôm có giá bán cao. Từ tháng
4 đến tháng 11, thị trường không có chôm chôm do vậy nếu được cấp phép, chúng ta sẽ độc
quyền phân phối tại thị trường này với giá bán trái vụ cao hơn giá thông thường.
c) Dưa hấu
Dưa hấu ở Úc trồng quanh năm (cao điểm nhất là vào mùa hè, từ tháng 12 đến tháng
5) tại hầu hết các Bang của Úc, nhưng tập trung nhiều nhất ở Bang Queensland, Bắc Úc,
Tây Úc, và New South Wales nên gần như sản lượng nhập khẩu là không đáng kể. Diện tích
trồng dưa hấu ở Úc trung bình là khoảng hơn 4.000 ha/năm.
Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dưa hấu của Úc là 4,7 triệu USD. Năm 2016 thì con
số này là 5,5 triệu USD.

Với mặt hàng rau quả đông lạnh, sơ chế và chế biến
Hiện nay kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Úc rất khiêm tốn. Ví dụ, mặt
hàng quả hạt đông lạnh (HS 081190) là nhóm có quy mô thị trường lớn nhất có kim ngạch nhập
khẩu 80 đến 85 triệu USD mỗi năm. Trong khi đó, thị phần của quả hạt đông lạnh của Việt Nam
mới chỉ chiếm chưa tới 10% nên vẫn còn tiềm năng để khai thác. Nhóm hàng này có các loại quả
mà nước ta có thể đẩy mạnh xuất khẩu như: Chuối, dứa, xoài, dưa, đu đủ, mãng cầu, hồng xiêm,
cơm dừa. Bên cạnh đó, Việt Nam còn rất nhiều mặt hàng rau quả sơ chế và chế biến, mặc dù đã
được xuất khẩu sang Úc nhưng chưa khai thác hết tiềm năng nên vẫn chiếm thị phần rất nhỏ.
Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mở rộng danh mục hàng xuất
khẩu và tăng giá trị xuất khẩu sang thị trường này.
Thách thức Bên cạnh cơ hội, Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức khi xuất
khẩu thực phẩm vào thị trường Úc. Tận dụng Hiệp định AANZFTA, một số nước ASEAN đã
đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Úc, mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng
lực cạnh tranh, điển hình là Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Trong khi đó, Việt
Nam chưa tận dụng được nhiều ưu đãi từ Hiệp định để đẩy mạnh xuất khẩu sang Úc. Đây là
thách thức đối với Việt Nam khi phải cạnh tranh với các nước láng giềng, có cùng môi trường
xuất khẩu thuận lợi và tương đồng về cơ cấu hàng xuất khẩu.
Vấn đề chất lượng hàng thực phẩm xuất khẩu sang Úc cũng là một câu hỏi mà doanh
nghiệp Việt Nam cần phải giải quyết trong tương lai gần, nếu muốn tăng khả năng cạnh tranh
trên thị trường này. Người tiêu dùng hàng thực phẩm Úc có thị hiếu hướng tới các sản phẩm có
chất lượng cao, đảm bảo các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm và sẵn sàng trả mức giá cao để
được tiêu dùng những sản phẩm này. Đồng thời, các sản phẩm thực phẩm sản xuất tại Úc cũng
có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng. Trong khi đó, hàng thực phẩm xuất
khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu cạnh tranh bằng mức giá thấp. Việc này không phù hợp với xu
hướng phát triển mới của thị trường và đặt ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu
Việt Nam.

3. Thách thức
Tuy là thị trường tiềm năng, mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng thị
trường Úc lại là thị trường nhiều thách thức do Chính phủ đặt ra rất nhiều quy định nhập khẩu,
đặc biệt các quy định nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật
được sử dụng như một rào cản kỹ thuật đối với các nước nhập khẩu nhằm bảo hộ ngành sản xuất
nông nghiệp trong nước. Để đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chính phủ Úc có những
quy định rất chặt chẽ về việc kiểm tra các lô hàng nhập khẩu. Điển hình, tháng 8/2016, Bộ Nông
nghiệp và Nguồn nước Úc thông báo quy định mới về việc tăng cường tần suất kiểm tra
hàng thuỷ sản nhập khẩu vào nước này.Theo đó, Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc đã phân
loại thực phẩm nhập khẩu theo nhóm sản phẩm, bao gồm nhóm sản phẩm rủi ro và nhóm sản

15
phẩm giám sát, đồng thời ban hành chế độ kiểm tra nhập khẩu tương ứng theo từng nhóm. Đối
với các cơ sở chế biến thuỷ sản Việt Nam có lô hàng bị cảnh báo và đã có các biện pháp khắc
phục và được Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thuỷ sản (Nafiqad) thẩm tra phù hợp, thì
việc dỡ bỏ chế độ kiểm tra tăng cường đối với các lô hàng thuỷ sản của các doanh nghiệp này
hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả kiểm tra nhập khẩu đối với các lô hàng tiếp theo của doanh
nghiệp.Quy định này sẽ đặt các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào tình trạng rủi ro,
có thể bị gửi trả hàng, tiêu hủy hoặc từ chối nhập cảnh nếu bị phát hiện vi phạm.
Với mặt hàng rau quả tươi, từ nhiều năm nay, Úc luôn có rào cản kiểm dịch chặt chẽ.
Luật An toàn sinh học mới được ban hành năm 2015, có hiệu lực từ ngày 16/6/2016, thay thế
cho Luật Kiểm dịch, là Bộ luật toàn diện hơn, thể hiện rõ quyết tâm của Chính phủ nước này
trong việc ngăn ngừa lây lan dịch bệnh và các sinh vật có thể gây tác hại đến con người, động
vật, thực vật hay môi trường.Do cách trở về địa lý cũng như rào cản kiểm dịch nên việc gia tăng
xuất khẩu rau quả của nước ta sang Úc có những ảnh hưởng nhất định trong đó có điều kiện quả
tươi (nhóm HS 0801 đến HS 0810) phải được Chính phủ cấp phép thì mới được nhập khẩu.
Hiện tại, Chính phủ Úc mới cấp phép cho trái vải tươi và xoài của Việt Nam. Trong thời gian tới,
dự kiến sẽ có thêm thanh long của Việt Nam được cấp phép.
Tuy nhiên, ngay cả với việc đã được cấp phép nhập khẩu quả vải tươi, doanh nghiệp
Việt Nam vẫn gặp rất nhiều thách thức để có thể đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường này. Để
xuất khẩu trái vải sang Úc, Việt Nam cần có nguồn cung ổn định, chất lượng đạt tiêu chuẩn an
toàn thực phẩm, và sẽ phải vượt qua các quy trình về vệ sinh kiểm dịch khá là ngặt nghèo.Cụ
thể, về vùng trồng, cơ sở trồng vải phải áp dụng biện pháp canh tác, quản lý sinh vật gây hại và
thu hoạch đảm bảo giảm thiểu sinh vật gây hại trên quả vải, áp dụng Thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt (GAP) và được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, cấp mã số. Cơ sở phải lập và lưu lại hồ
sơ, nhật ký sản xuất.Trước mỗi mùa xuất khẩu vải, cơ sở đóng gói phải được Cục Bảo vệ thực
vật kiểm tra đánh giá và công nhận đáp ứng điều kiện nhập khẩu của Úc. Bao bì đóng gói vải
xuất khẩu phải đảm bảo hạn chế việc lây nhiễm sinh vật gây hại, kẽ hở hoặc lỗ thoáng phải nhỏ
hơn 1,6mm. Thùng các tông đựng vải phải ghi rõ mã số cơ sở trồng vải, cơ sở đóng gói và cơ sở
xử lý.
Vải xuất khẩu phải được xử lý tại các cơ sở chiếu xạ đã được Cục Bảo vệ thực vật công
nhận (gồm Công ty chiếu xạ Sơn Sơn và Công ty Cổ phần chiếu xạ An Phú). Lô vải xuất khẩu
phải được kiểm dịch thực vật đáp ứng yêu cầu nhập khẩu của Úcvà có Giấy chứng nhận kiểm
dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật của Việt Nam cấp ghi rõ: “Lô quả này được sản
xuất tại Việt Nam đáp ứng các điều kiện nhập khẩu vải tươi vào Úc và tuân thủ quy định tại
Chương trình xuất khẩu quả vải đã được chiếu xạ từ Việt Nam sang Úc”. Trong mục biện pháp
xử lý trên Giấy chứng nhận ghi rõ “Liều chiếu xạ thấp nhất 400 Gy”.
Ngoài các quy định chặt chẽ về kiểm dịch nêu trên, Chính phủ Úc gần đây đã và đang
chuẩn bị ban hành một số Luật/quy định có khả năng phân biệt đối xử với hàng nhập
khẩu, trong đó có Việt Nam như việc áp dụng hệ thống mới về dán nhãn nguồn gốc thực phẩm
với những thông tin rõ ràng và đơn giản hơn nhằm giúp người tiêu dùng xác định nguồn gốc
thực phẩm. Nhãn thực phẩm sẽ cho người tiêu dùng biết xuất xứ cụ thể về nơi sản phẩm được
làm ra, trồng hay đóng gói. Tương tự, việc ban hành Luật dán nhãn xuất xứ thuỷ sản trong thực
đơn nhà hàng cũng được kiến nghị ban hành.Hệ thống nhãn mác mới dự kiến sẽ giúp tăng doanh
thu các sản phẩm nội địa nhưng sẽ là một thách thức mới đối với hàng thực phẩm nhập khẩu từ
nước ngoài, trong đó có Việt Nam nếu chúng ta không xây dựng được hình ảnh sản phẩm chất
lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

4. Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của thực phẩm Việt Nam
Với thị trường có quy mô lớn như thị trường Úc mà nguồn cung hàng thực phẩm (nhất là
thủy sản) còn hạn chế, tiềm năng xuất khẩu thực phẩm vào thị trường này rất lớn nếu người tiêu
dùng tin tưởng và quay sang lựa chọn các nhãn hiệu nhập khẩu từ Việt Nam. Dưới đây là một số

16
giải pháp giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể tăng khả năng cạnh tranh cung cấp hàng thực phẩm
trên thị trường Úc.
Đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế và được hưởng
nhiều ưu đãi theo Hiệp định AANZFTA.
Các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế và được hưởng ưu đãi trong Hiệp định như:rau
quả và rau quả chế biến, thiết bị điện tử, cao su và sản phẩm cao su, nhựa và sản phẩm
nhựa, hàng dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, sắt và sản phẩm sắt, túi xách ví vali mũ ô
và dù, hạt tiêu, sản phẩm gốm sứ, sản phẩm mây tre cói thảm. Các doanh nghiệp cần phải
tìm hiểu thật kỹ nội dung của hiệp định, lộ trình cắt giảm thuế của Úc, từng điều khoảng đối
với lĩnh vực mình quan tâm nhằm tận dụng được ưu đãi trong hiệp định để đẩy mạnh xuất
khẩu hàng hóa sang thị trường này.

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu
Thị trường Úc đòi hỏi rất cao các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, nguồn gốc hàng hóa và
tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu các doanh nghiệp không đáp ứng được các tiêu chí
đó, gây mất uy tín một lần thì những lần sau nhập khẩu vào sẽ bị kiểm tra rất kỹ và khó khăn. Ví
dụ đối với hàng thực phẩm, Bộ Nông nghiệp Úc kiểm soát và xác định nguy cơ cao hoặc trung
bình của thực phẩm đối với sức khỏe cộng đồng. Thực phẩm vi phạm sẽ không được phép bán
trên thị trường, đồng thời nhà nhập khẩu phải hủy hoặc tái xuất về nước xuất xứ dưới sự giám sát
của các cơ quan chức năng Úc. Các lô hàng tiếp theo sẽ bị kiểm tra 100% cho đến khi đạt tiêu
chuẩn quy định. Đối với hàng thực phẩm khác, các cơ quan chức năng cũng kiểm tra ngẫu nhiên
5% các lô hàng thực phẩm nhập khẩu theo tiêu chuẩn Úc – Niu-di-lân (Úc New Zealand
Standard Code).
Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo hơn nữa an toàn vệ sinh thực phẩm cũng
như cải thiện chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Việc đa dạng hoá và nâng cao chất lượng hàng
thực phẩm xuất khẩu sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường
Úc. Các doanh nghiệp cũng cần đầu tư đổi mới công nghệ và chủ động triển khai áp dụng các hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khoẻ, môi trường.
Nếu muốn trụ vững trên thị trường Úc, các doanh nghiệp Việt Nam phải hướng đến một nền sản
xuất sạch hơn, ở đó chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề đặt lên hàng đầu chứ không phải là sản
lượng và giá cả thấp. Do vậy, việc hình thành chuỗi liên kết là rất cần thiết để có thể cạnh tranh
trên thị trường.

Xây dựng thương hiệu hàng thực phẩm Việt Nam xuất khẩu
Giải pháp ưu việt nhất là cung cấp các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có xuất xứ tốt hơn
là chỉ đơn giản cung cấp các nguyên liệu thô và chủng loại hàng rẻ tiền. Việc này sẽ giúp nâng
tầm thương hiệu thực phẩm Việt Nam, xây dựng lòng tin đối với người tiêu dùng và thay đổi
nhận thức về việc Việt Nam chỉ cung cấp các sản phẩm rẻ tiền mà người tiêu dùng Úc thường
quan niệm hàng rẻ tiền là hàng có chất lượng không tốt. Việc xây dựng thương hiệu với xuất xứ
tốt đặc biệt quan trọng.
Đồng thời, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng cần quảng bá, tuyên truyền về tình
hình sản xuất, xuất khẩu hàng thực phẩm của Việt Nam, góp phần thay đổi nhận thức và thói
quen đối với người tiêu dùng Úc đối với thực phẩm nhập khẩu từ Châu Á, trong đó có Việt
Nam. Mặt khác, các doanh nghiệp cần tự mình nâng cao nhận thức, làm ăn uy tín và bền vững,
tạo sự tin cậy với đối tác và khách hàng Úc.

Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp


Doanh nghiệp cần lựa chọn chiến lược sản phẩm và chiến lược thâm nhập thị trường phù
hợp với nhu cầu, tình hình thực tế của thị trường và khả năng của doanh nghiệp. Không nên

17
thâm nhập thị trường một cách vội vàng mà cần có quá trình lâu dài: từ giới thiệu sản phẩm, tạo
lòng tin, thiết lập quan hệ rồi mới thực hiện giao dịch kinh doanh.
Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng cần tìm hiểu kỹ các kênh phân phối tại
Úc để đưa hàng hóa vào được thuận lợi. Tính thời vụ của sản phẩm cũng phải được xem xét kỹ
lưỡng (doanh nghiệp cần lưu ý Úc nằm ở Nam bán cầu, nên có mùa ngược với Việt Nam), hay
tính thích nghi với môi trường khí hậu của nước sở tại cũng là một vấn đề cần quan tâm để thực
phẩm đảm bảo được chất lượng với thời gian và sự thay đổi của khí hậu.
Doanh nghiệp cần có hiểu biết về các quy định chất lượng hàng hóa, vệ sinh an
toàn thực phẩm, an toàn sinh học; thiết lập hệ thống kiểm tra cũng như thường xuyên đổi
mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm; đảm bảo sản phẩm xuất ra thị trường có chất
lượng cao, đáp ứng được đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn mà các cơ quan
quản lý nhà nước đưa ra là cách tốt nhất để bảo vệ thương hiệu hàng hóa. Ví dụ theo quy
định bất cứ lô hàng nhập khẩu nào không đáp ứng yêu cầu kiểm tra về kỹ thuật và an toàn
của Úc thì danh tính của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu cũng như thương hiệu của sản phẩm
đó đều được thông báo rộng rãi trên cả nước. người tiêu dùng Úc rất quan tâm đến vấn đề
an toàn nếu để việc này xảy ra sẽ là một bất lợi lớn ảnh hưởng xấu đến thương hiệu hàng
hóa cũng như đến việc xuất khẩu của các doanh nghiệp sang Úc về sau.

5. Các giải pháp đưa hàng Việt Nam vào chuỗi phân phối của Úc
Những khó khăn khi đưa hàng Việt Nam vào hệ thống phân phối Úc
Việc đưa sản phẩm Việt Nam thâm nhập vào địa bàn thuận lợi thì ít, chủ yếu là khó
khăn do sự chuyển biến cơ cấu hàng xuất khẩu còn chậm, tỉ trọng nhiên liệu, nguyên liệu
thô và hàng sơ chế vẫn chiếm trên 70% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
thị trường này. Chất lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Úc còn nhiêu bất cập. Nhóm
hàng nông, thủy sản và thực phẩm chế biến nhiều trường hợp chưa đáp ứng được quy định
vệ sinh an toàn thực phẩm của Úc. Nhóm hàng công nghiệp chủ yếu làm gia công cho nước
ngoài, nguyên phụ liệu chính phải nhập khẩu nên chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào
nguyên phụ liệu nhập khẩu, mẫu mã sản phẩm thường do các nhà nhập khẩu yêu cầu nên
các doanh nghiệp bị động, khó chủ động trong việc đưa sản phẩm của mình được thị trường
này.
Một số khó khăn cụ thể khi nào Việt Nam có được trực tiếp đi vào hệ thống phân
phối của Úc có thể kể ra là: hàng hóa nhập khẩu để phân phối cho các hệ thống bán buôn,
bán lẻ tại Úc thường thông qua các kênhnhập khẩu. Nhiều mặt hàng của Việt Nam được
nhập khẩu thô sau đó sang Úc các nhà nhập khẩu sẽ bán lại cho các nhà máy chế biến để gia
công lại, tăng giá trị hàng hóa và gắn thương hiệu của họ.
Một số tập đoàn lớn đặt đại lý mua hàng theo khu vực và hầu như chưa có đại lý thu
mua hàng tại Việt Nam. ví dụ Woolworths đặt đại lý mua hàng khu vực Châu Á tại Hồng
Kông, Thượng Hải và Thái Lan. Các đại lý này thường ưu tiên mua hàng Tại các nước họ
đặt trụ sở, trừkhi mặt hàng họ cần nước đó không có nên hàng Việt Nam có xâm nhập được
vào hệ thống bán lẻ lớn của Úc.
Các doanh nghiệp Việt Nam thường cũng không mặn mà cung cấp hàng hóa trực tiếp
cho các hệ thống phân phối bán lẻ của Úc do không đáp ứng được các yêu cầu khắt khe với
thủ tục, tiêu chuẩn và thanh toán nên lựa chọn cung cấp hàng qua trung gian.
5.1/ Tiếp cận để đưa hàng Việt Nam vào siêu thị và các cửa hàng tạp phẩm
Trước khi tiếp cận để đưa hàng trực tiếp vào các siêu thị tại Úc, cần tìm hiểu thêm
các thông tin liên quan. Ví dụ siêu thị Coles công bố chính sách liên quan đến việc tìm kiếm
nhà cung cấp được công bố trên website tại địa chỉ
http://sustainability.wesfarmers.com.au/our-principles/sourcing/ethical-sourcing/
hoặc của tập đoàn tại địa chỉ: https://www.woolworthsgroup.com.au/page/community-and-
responsibility/group-responsibility/responsibile-sourcing/

18
Ngoài việc tiếp cận trực tiếp các siêu thị lớn tại Úc như woolworth, coles, metcash,
aldi thì có thể tiếp cận các siêu thị có quy mô nhỏ hơn như Úcn united retailers, costco
wholsale Úc pty ltd https://www.costco.com.au, SPAR Úcs limited http://www.spar.com.au

Tiếp cận với các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho siêu thị và cửa hàng tạp phẩm
như đã nêu ở trên trong đó có các ngành bán buôn và nước ta có tiềm lực có thể tiếp cận là:
1/ Doanh nghiệp bán buôn rau củ quả trong đó có rau quả tươi như vải, xoài và rau
hỗn hợp đông lạnh, rau quả đóng hộp như cùi vải, nhãn, dứa đóng hộp.
2/ Doanh nghiệp bán buôn mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh trong đó có các sản phẩm
từ giấy và bìa giấy, giấy vệ sinh, khăn, giấy ăn, xà phòng chất tẩy rửa
3/ Tính đến cuối năm 2015, có 3 doanh nghiệp Dệt may của nước ta đã có hợp đồng
cung cấp sản phẩm cho Coles, Trong khi Trung Quốc có tới 49 doanh nghiệp. Việc các
doanh nghiệp Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp sản phẩm cho siêu thị này cũng là một
kết quả tích cực. Các doanh nghiệp kinh doanh khác có thể tìm hiểu kinh nghiệm từ chính
doanh nghiệp này.
Doanh nghiệp bán buôn hàng tạp phẩm trong đó có chè, cà phê, gạo, bún, mì ăn liền,
phở và hàng tạp phẩm khác. Hiện tại chè, cà phê, mộc nhĩ, nấm, bún, mì ăn liền, phở, tôm
khô, cá khô vẫn chỉ được bán ở các cửa hàng thực phẩm Á Châu, chủ yếu là do Việt kiều
làm chủ. Trong vài năm trở lại đây với nỗ lực của Thương vụ, siêu thị Coles đã có một gian
hàng bày bán hàng khô nhập khẩu từ Việt Nam.
5.2/ Tiếp cận để đưa hàng vào các cửa hàng bách hóa
Trước khi tiếp cận để đưa hàng trực tiếp vào các cửa hàng bách hóa tại Úc, cần tìm
hiểu thêm các thông tin liên quan. Ví dụ The Myer và David jones công bố chính sách liên
quan đến việc tìm kiếm nhà cung cấp được công bố trên website tại địa chỉ:

http://myersupplier.myer.com.au/web/Merchandise_Compliance.shtml
https://www.davidjones.com.au/gbj/ethical-sourcing

Hiện tại đã có 2 doanh nghiệp tiếp cận được với Kmart và 8 doanh nghiệp với Target.
Các doanh nghiệp tiếp cận được Chủ yếu là công ty dệt may và giày dép và nội thất. Như
vậy đây là một hướng tiếp cận cho các doanh nghiệp kinh doanh các ngành hàng này. Đây
là Thị trường phân khúc giá thấp (Kmart) và trung bình (Tagert) Ngoài ra còn có Big W cua
Woolworth.

IV. KIẾN NGHỊ


1. Đối với ngành rau quả
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của chúng ta chủ yếu vẫn mang tính chất sản xuất
nhỏ lẻ, manh mún. Các mặt hàng nông sản của chúng ta rất đa dạng và phong phú nên dẫn
đến việc quy hoạch sản xuất qui mô lớn rất khó khăn.
Ở nước ngoài, khi nói đến Mỹ người ta nói đến các nông sản như táo, nho; nói đến
Úc người ta nói đến các mặt hàng như táo, nho, thịt bò, cừu, khi nói đến Thái Lan người ta
nói đến xoài, măng cụt. Đối với Việt Nam, chúng ta có quá nhiều sản phẩm nhưng trong các
sản phẩm hoa quả tươi, không có nhiều sản phẩm đủ tốt để xuất khẩu.
Để đẩy mạnh xuất khẩu hoa quả tươi trong thời gian tới, chúng ta cần làm tốt công
tác qui hoạch, đầu tư cho vùng trọng điểm theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Việc thực hiện liên
kết sản xuất theo chuỗi là hết sức cần thiết. Ở một số nước, các doanh nghiệp khi ký kết hợp
đồng xuất khẩu lớn bắt buộc phải có vùng nguyên liệu. Việc này dẫn đến các doanh nghiệp
phải hình thành vùng liên kết sản xuất với nông dân, có vùng nguyên liệu mới được phép
kinh doanh lĩnh vực xuất khẩu. Khi hình thành các chuỗi liên kết như vậy, doanh nghiệp bắt
buộc phải sát sao trong việc kiểm soát chất lượng, an toàn sản phẩm để đáp ứng các yêu cầu

19
của thị trường xuất khẩu. Việc liên kết sẽ đáp ứng được việc sản xuất hàng hoá qui mô lớn,
rút ngắn thời gian giữa sản xuất và tiêu thụ, giảm giá thành, và đảm bảo đồng đều về mặt
chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh cho các mặt hàng xuất khẩu.
Việc thâm nhập vào các thị trường khó tính, các loại hoa quả của Việt Nam phải trải
qua nhiều quy định bắt buộc để đảm bảo chất lượng hoa quả, trong đó có việc bảo quản tại
kho lạnh mà hiện nay chúng ta chưa có công nghiệp bảo quản lạnh gắn với việc xuất khẩu
hoa quả.
Công nghệ bảo quản và xử lý sau thu hoạch cũng cần được đặc biệt lưu ý. Hiện nay,
các nước tiên tiến áp dụng nhiều công nghệ bảo quản hiện đại chúng ta có thể nghiên cứu để
đề xuất hợp tác, chuyển giao công nghệ.
Hiện nay, ngoài một số công nghệ bảo quản truyền thống, một số công nghệ tiên tiến
khác đang được giới thiệu tại Việt Nam, ví dụ hai công nghệ dưới đây:

1.1/ Công nghệ CAS


Năm 2013, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Viện Nghiên
cứu và phát triển vùng (Bộ Khoa học và Công nghệ) nghiên cứu, áp dụng công nghệ CAS
(công nghệ của Nhật Bản) vào bảo quản quả vải tươi. Kết quả ban đầu cho thấy, vải thiều có
thể bảo quản được hơn một năm với chất lượng tốt. Bước thử nghiệm tiếp tục được thực
hiện trong vụ vải thiều năm 2014. Ngày 20/6/2014, 10 tấn vải thiều Lục Ngạn bảo quản
bằng CAS thành công đã được xuất sang Nhật Bản.
CAS (Cells Alive System) hay "hệ thống tế bào còn sống” là công nghệ lạnh đông
nhanh với chức năng CAS. CAS được sử dụng để bảo quản hải sản, nông sản và thực phẩm.
Các sản phẩm được bảo quản bằng công nghệ CAS sau một thời gian nhất định (từ một đến
nhiều năm) sau khi rã đông vẫn giữ được độ tươi nguyên như vừa mới thu hoạch, giữ được
cấu trúc mô tế bào, màu sắc, hương vị, chất lượng sản phẩm.
Nguyên lý cơ bản của công nghệ CAS là sự kết hợp giữa quá trình đông lạnh nhanh
(-30 đến -60oC) và dao động từ trường (50 Hz đến 5 MHz). Sự khác biệt của công nghệ
CAS với các công nghệ đông lạnh thông thường đó là sự cùng tác động của từ trường và
quá trình đông lạnh nhanh đã làm cho nước (nước tự do và nước liên kết) trong tế bào sống
đóng băng ở chỉ một số rất ít phân tử, nên không phá vỡ cấu trúc tế bào và cũng không làm
biến tính các hợp chất sinh học (như protid, vitamin).
Chính điều đó và một số tác động khác của CAS đối với tế bào sống đã làm cho sản
phẩm được bảo quản bằng công nghệ CAS giữ nguyên được chất lượng sau một thời gian
dài (ít nhất một năm đến nhiều năm, tùy mục đích, như gạo có thể bảo quản được hơn 10
năm).
Phía Nhật Bản sẵn sàng chuyển giao công nghệ này cho Việt Nam. Đây là cơ hội cho
xuất khẩu rau quả tươi của Việt Nam vào các thị trường khó tính.
Tuy nhiên, phương pháp bảo quản này giá thành cao nên tính cạnh tranh trên thị
trường với các sản phẩm của các nước khác trong khu vực sẽ bị hạn chế.

1.2/ Công nghệ mới của Juran - Israel


Nhằm kéo dài thời gian bảo quản vải tươi để có thể vận chuyển đi xa tiêu thụ, mới
đây công ty Juran Technology (Israel) đã tổ chức Hội thảo giới thiệu các công nghệ tiên tiến
mới của Juran – Isarel về dây chuyền bảo quản sau thu hoạch cho các loại quả như vải thiều,
dâu tây, bơ, lựu… đặc biệt là dây chuyền xử lý quả vải không xông SO2 và phân loại theo
kích thước của quả vải.
Với thiết kế đơn giản, quy trình xử lý gồm bốn bước cơ bản: Xử lý nước lạnh, xử lý
nước nóng, xử lý bằng HCL loãng và làm khô. Đây là hệ thống xử lý giữ nguyên màu đỏ tự
nhiên của vỏ quả, hương vị thơm ngon của cùi vải. Công nghệ Juran giữ màu đỏ “ruby”,

20
loại bỏ hiện tượng nâu hóa sau ba ngày, quả vải có thể giữ màu đỏ tươi trong 4- 5 tuần, kéo
dài thời gian cho sản phẩm.
Dây chuyền bảo quản được thiết kế linh hoạt, công suất 1-70 tấn/giờ, hệ thống phân
loại kích thước quả tự động phân chia làm 5 nhóm kích thước. Dây chuyền đạt hiệu quả cao
trong phân loại và sàng lọc đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu sang các nước trong khu vực
và trên thế giới.
Công nghệ này đã được chế tạo, thử nghiệm, kiểm chứng của Bộ Nông nghiệp Isarel
và được cấp bằng sáng chế tại Hoa Kỳ năm 2000.
Trước mắt, dễ nhận thấy, một số công nghệ có tính khả thi cao trong việc áp dụng tại
Việt Nam để xuất khẩu hoa quả tươi đi các thị trường lớn. Tuy nhiên, cũng cần quan tâm
nghiên cứu, tính toán chi phí, giá thành sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, cần phải tìm hiểu,
kết nối, có chính sách hỗ trợ phù hợp cho các doanh nghiệp khi đầu tư công nghệ.

2. Đối với ngành thủy sản


Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Úc và kim ngạch xuất
khẩu thuỷ sản trong thời gian tới có bước tiến mạnh, việc tháo gỡ các rào cản thương mại,
tạo thuận lợi cho doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Đối với mặt hàng thuỷ sản, tôm là mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Việt Nam là nguồn cung cấp lớn nhất tôm cho thị
trường Úc, chiếm 31% tổng giá trị nhập khẩu tôm vào thị trường này. Tuy nhiên, quy định
tôm và sản phẩm tôm nhập khẩu vào Úc phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
(1) Tôm và sản phẩm tôm có xuất xứ từ quốc gia/vùng được Úc công nhận sạch bệnh
đốm trắng (WSSV), bệnh đầu vàng (YHV), Hội chứng Taura (TSV) và bệnh hoại tử gan tuỵ
do vi khuẩn (NHPB). Riêng bệnh NHPB chỉ áp dụng đối với sản phẩm chưa đông lạnh; (2)
Tôm được bỏ đầu, bóc vỏ (trừ đốt đuôi cuối) và được kiểm tra, chứng nhận âm tính với
bệnh WSSV và YHV; (3) Tôm được chế biến sau (tẩm bột, bao bột, ướp bằng nước xốt ướt
hoặc khô, được chế biến làm nhân bánh bao, bánh gối hay các sản phẩm tương tự); 4. Tôm
được nấu chín.
Do Việt Nam chưa là quốc gia/vùng sạch bệnh WSSV, YHV, TSV, NHPB nên tôm
xuất khẩu sang Úc phải áp dụng các quy định (2), (3), và (4). Tuy nhiên, việc áp dụng các
quy định này cũng không phải đơn giản. Việc kiểm dịch WSSV, YHV trong tôm tươi của
Việt Nam xuất sang Úc được kiểm dịch riêng rẽ theo từng lô hàng, nếu kết quả dương tính
(ngưỡng 0%) sẽ không được nhập vào Úc.
Một khó khăn nữa trong vấn đề này là các phòng lab của Úc kiểm virus theo phương
pháp Real-time PCR, tức là kiểm ADN của virus, khi đó thì virus cho dù đã chết, chỉ còn lại
xác vẫn bị coi là dương tính và bị trả hàng về. Phương pháp này rất ít phòng lab ở Việt Nam
có thể kiểm tra được, do vậy doanh nghiệp không biết làm thế nào để có thể xuất được tôm
đông lạnh tươi (raw frozen prawns) vào Úc, nên chỉ có thể xuất khẩu tôm đã luộc chín, hoặc
tôm tẩm bột, tẩm gia vị mặc dù nhu cầu đối với mặt hàng này thấp hơn nhiều so với tôm
tươi gây thiệt hại không nhỏ với ngành sản xuất và xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Đây có thể là nguyên nhân kỹ thuật gây ảnh hưởng đến việc đa dạng sản phẩm xuất
khẩu vào thị trường này.

21

You might also like