You are on page 1of 2

VẤN ĐỀ 12: THAI PHỤ VỚI BẤT THƯỜNG DÂY RỐN

1. DÂY RỐN BÁM MÀNG (VELAMENTOUS CORD INSERTION)


- Bình thường, dây rốn sẽ bám vào trung tâm của bánh nhau, với sự đệm và bảo vệ
của thạch Wharton’s trong bánh nhau, giúp dây rốn không bị chèn ép và rách vỡ, đảm bảo
sự cấp máu đầy đủ cho thai.
- Dây rốn bám màng: là tình trạng dây rốn bám ở màng nhau, các mạch máu dây rốn
sẽ chạy ngang trực tiếp giữa màng ối và màng rụng, do thiếu sự bảo vệ của thạch Wharton
trong bánh nhau, các dây rốn này có nguy cơ bị chèn ép, rách vỡ, mất nguồn cấp máu cho
thai, đặc biệt khi màng nhau bao phủ qua lổ trong CTC, các mạch máu dây rốn đi qua vị trí
này được gọi là mạch máu tiền đạo (VASA PREVIA). Mạch máu tiền đạo có thể và thường đi
kèm với dây rốn bám màng hoặc cũng có thể đi riêng lẽ trong trường hợp dây rốn bám vào
bánh nhau phụ. Mạch máu tiền đạo có nguy cơ rách vỡ cao, đặc biệt trong quá trình chuyển
dạ, làm ngưng trao đổi tuần hoàn mẹ - con, thai nhi thiếu oxi và đột tử.
- Xuất độ thường là 1/100 tổng thai kỳ đơn thai, tăng lên khi mang đa thai, đặc biệt
là 1 nhau – 2 ối (khoảng 15%)
- YTNC: song thai (đặc biệt là các thai kỳ với hỗ trợ sinh sản)
- Thai kỳ với dây rốn bám màng làm tăng kết cục xấu sản khoa (thai FGR, nhau bong
non, nhau tiền đạo, tiền sản giật, sanh non, tăng tỷ lệ mổ lấy thai, điểm Apgar khi sinh thấp,
phải chuyển NICU, tăng tử suất và bệnh suất chu sinh cho trẻ).
- Siêu âm kèm với Doppler màu dòng chảy có thể cho chẩn đoán về dây rốn bám
màng – mạch máu tiền đạo với Ss: 70-100% và Sp:95-100%
- Tam chứng kinh điển mạch máu tiền đạo: ối vỡ, ra huyết âm đạo – đau, theo sau
bởi tim thai chậm.
- EFM trong chuyển dạ thường có dấu hiệu của nhịp giảm bất định biểu hiện thiếu
oxy mô của thai, sau đó có thể tới giảm/ mất dao động nội tại, và bradycardia.
- C-section được khuyển cáo là phương pháp chấm dứt thai kỳ do quá nhiều nguy cơ
trong chuyển dạ đặc biệt khi có vasa previa đồng thời (khoảng 6% với thai kỳ đơn thai)
- Quản lý chặt chẽ thai kỳ, tái khám mỗi 2 tuần, đánh giá modified BPP, Doppler
mạch máu, đánh giá sinh trắc mỗi 3 tuần,… dặn dò đếm thai máy, có đau bụng, ra dịch ra
huyết thì nhập viện. Mổ lấy thai cấp cứu nếu thai suy.
2. DÂY RỐN BÁM MÉP (MARGINAL CORD INSERTION)
- Cũng là tình trạng bất thường của vị trí bám dây rốn, tuy nhiên, dây rốn vẫn bám
vào mô bánh nhau nhưng không nằm ở trung tâm bánh nhau, dẫn đến sự bảo vệ không
hoàn toàn của thạch Wharton, có thể chèn ép dây rốn nhẹ thiếu máu nuôi thai. Outcome
thường nhẹ hơn tình trạng dây rốn bám màng.
- Xuất độ khoảng 6,3% ở thai kỳ đơn thai, và 11% ở song thai.
- Chẩn đoán nhờ vào siêu âm phát hiện và quản lý thai kỳ. Tái khám 2 tuần 1 lần.
- Cân nhắc giữa sanh thường và sanh mổ.

1
LÝ ANH – Y2016E
3. DÂY RỐN 2 MẠCH MÁU (SINGLE ARTERY UMBILICAL CORD)
- Xuất độ của dây rốn 1 động mạch: 0,5-1% thai kỳ đơn thai.
- Thường xuất hiện kèm theo các bất thường về lệch bội thai, bất thường về cấu trúc
của thai phát hiện trong siêu âm tiền sản, hoặc sau khi sinh.
- Tăng nguy cơ: lệch bội, bất thường cấu trúc thai, IUGR, tăng tỷ lệ tử suất và bệnh
suất chu sinh, tăng bất thường
- Chẩn đoán: bằng siêu âm Doppler màu trong tam cá nguyệt 2
- Quản lý: khi xác định dây rốn có 1ĐM
+ Cần tư vấn nguy cơ cho thai phụ
+ Quản lý chặt chẽ thai kỳ
+ Có thể chọc ối làm Karyotype
+ Siêu âm hình thái học 4D kèm các siêu âm hình thái chuyên khoa: tim, thận, hệ
xương
+ Đánh giá tăng trưởng thai, quản lý IUGR nếu có
+ Modified BPP, Doppler đánh giá tưới máu
+ Chấm dứt thai kỳ: sanh thường hay sanh mổ, nguy cơ dễ đứt dây rốn trong giai
đoạn 3 chuyển dạ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. USMLE STEP 2 LECTURE 2017
2. Prevalence, Risk Factors and Outcomes of Velamentous and Marginal Cord Insertions
LINK: https://bit.ly/2Lu8rlG
3. Prenatal diagnosis of the two-vessel cord: implications for patient counselling and
obstetric management
Link: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/7632225
4. Avery's Diseases of the Newborn (Tenth Edition) -
Link: https://bit.ly/2YuU1as
5. Velamentous Cord Insertion in a Singleton Pregnancy
Link: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3517836/
6. International Vasa Previa Foundation – Velamentous Cord Insertion
Link: http://vasaprevia.com/Velamentous-Cord-Insertion
7. UptoDate: Single umbilical artery
Link: https://bit.ly/34W8jD7

2
LÝ ANH – Y2016E

You might also like