You are on page 1of 4

Họ và Tên: Nguyễn Minh Nhật Nam

MSSV: 44.01.601.023
BÀI TẬP TUẦN 3
Nội dung: Đại từ và phụ từ
Chú thích:
Đại từ nhân xưng ngôi I (số ít1, số nhiều2)
Đại từ nhân xưng ngôi II
Đại từ nhân xưng ngôi III
Đại từ xác chỉ
Đại từ phiếm chỉ
Phụ từ
CN: chủ ngữ
VN: vị ngữ
TN: trạng ngữ
Câu 1. Tìm các đại từ trong đoạn văn sau và xác định tiểu loại của chúng.
Cũng có lúc con Tí sún gặp hên nên chế nước sôi vừa phải, nhưng những lúc
hiếm hoi như vậy bao giờ nó cũng quên bỏ gia vị vô tô mì. Vì tất cả những lẽ đó,
tôi1 chỉ cho phép con Tí sún nấu mì giùm tôi1 tổng cộng ba lần. Tới lần thứ tư thì
tôi1 gắt (dù lúc này chúng tôi2 không chơi trò vợ chồng nhưng con Tí sún vẫn
ngoan ngoãn nghe lời tôi1): – Mày xê ra! Đưa ấm nước sôi đây, tự tao1 làm!
Câu 2. Tìm các đại từ và nhận xét về đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ pháp của
chúng trong các câu sau.
a. Ai thổi sáo gọi trâu đâu đó
Chiều in nghiêng trên mảng núi xa.
(Tiếng Việt 4)
- Đặc điểm ngữ nghĩa
1. Ai: [+ người], [– xác định];
2. Đâu đó: [+ không gian], [– xác định].
- Đặc điểm ngữ pháp
Ai thổi sáo gọi trâu đâu đó.
CN VN TN
b. Thế gian chuộng của chuộng công
Nào ai có chuộng người không bao giờ.
(Ca dao)
- Đặc điểm ngữ nghĩa
1. Ai: [+ người], [– xác định];
2. Nào: [– xác định], [+ nghi vấn];
3. Bao giờ: [+ thời gian], [– xác định].
- Đặc điểm ngữ pháp
Nào ai có chuộng người không bao giờ.
Tình thái ngữ CN VN
c. Mấy năm vượt bể lại trèo non
Em hỏi thăm qua bác vẫn còn.
(Trần Tế Xương)
- Đặc điểm ngữ nghĩa
1. Em: [+ người] , [+ bậc dưới], [+ xác định];
2. Bác: [+ người] , [+ bậc trên], [+ xác định].
- Đặc điểm ngữ pháp
Em hỏi thăm qua bác vẫn còn.
CN1 VN1 CN2 VN2
d. Đây cậy đây khôn, đây chẳng sợ
Đấy rằng đây phải, đấy không thua.
- Đặc điểm ngữ nghĩa
1. Đây: [+ vị trí gần], [+ người], [+ xác định];
2. Đấy: [+ vị trí xa], [+ người], [+ xác định].
- Đặc điểm ngữ pháp
Đây cậy đây khôn, đây chẳng sợ
CNI (CN1 VN1) CNII VNII
VNI
Đấy rằng đây phải, đấy không thua.
CNIII (CN3 VN3) CNIV VNIV
VNIII
Câu 3. Nhận xét về ý nghĩa ngữ pháp và tác dụng ngữ pháp của các phụ
từ trong các câu sau.
a. Có tiền việc ấy mà xong nhỉ?
Đời trước làm quan cũng thế a?
- Ý nghĩa ngữ pháp
Cũng: [+ đồng nhất]  chỉ quan hệ so sánh có tính đổng nhất.
- Tác dụng ngữ pháp
Bổ nghĩa cho đại từ “thế”.
b. Hôm qua còn theo anh
Đi ra đường quốc lộ
Hôm nay đã chặt cành
Đắp cho người dưới mộ
- Ý nghĩa ngữ pháp
1. Còn: [+ tiếp diễn], [+ nhấn mạnh]
2. Đã: [+ xảy ra sớm], [+ nhấn mạnh]
- Tác dụng ngữ pháp
1. Còn: bổ nghĩa cho động từ “theo”;
2. Đã: bổ nghĩa cho động từ “chặt”.
c. Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ.
- Ý nghĩa ngữ pháp
1. Có: [+ khẳng định]
2. Mới: [+ sự đánh giá theo sau]
- Tác dụng ngữ pháp
1. Có: bổ nghĩa cho động từ “nuôi”;
2. Mới: bổ nghĩa cho động từ “biết”.
d. Trăng rằm đã tỏ lại tròn
Khoai lang đất cát đã ngon lại bùi.
- Ý nghĩa ngữ pháp
1. Đã: [+ khẳng định];
2. Lại: [+ tái khẳng định].
- Tác dụng ngữ pháp
1. Đã: bổ nghĩa cho tính từ “tỏ”;
2. Lại: bổ nghĩa cho tính từ “tròn”.

You might also like