You are on page 1of 4

Luật hình sự

Tóm tắt vụ án
Nguyễn Văn H và chị Lê Thục N là vợ chồng, kết hôn vào năm 1998 và có hai
người con chung. Vợ chồng cùng sinh sống tại phòng trọ của nhà số 200/13 đường
Mã Lò, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân. Bản thân chị Lê Thục N bị
khuyết tật từ nhỏ (bị cụt chân trái). Khoảng từ tết Nguyên đán năm 2019, do
nghi ngờ chị Lê Thục N ngoại tình, nên giữa Nguyễn Văn H và chị Lê Thục N
thường xảy ra cự cãi nhau. Cuối tháng 3/2019 do giận vợ nên Nguyễn Văn H đến ở
nhà chị họ tên Nguyễn Thị Thu (không rõ địa chỉ). Khoảng 10 giờ ngày 04/4/2019
Nguyễn Văn H về phòng trọ của vợ chồng thì thấy chị Lê Thục N cũng ở trong
phòng, đang ngồi bệt chỗ sàn nước để rửa ly chén. Nguyễn Văn H nói chuyện và
đòi ly hôn với chị Lê Thục N, dẫn đến hai bên cự cãi nhau về việc ra tòa ly hôn,
chị Lê Thục N đe dọa sẽ đâm Nguyễn Văn H. Nghe vậy Nguyễn Văn H từ phía
sau lưng đi đến chỗ chị Lê Thục N đang ngồi và lấy con dao (dài khoảng 22,8cm,
bản rộng 2,3cm, cán màu đen) đang để trên kệ inox gắn trên tường gần nơi chị Lê
Thục N ngồi và cầm dao trên tay phải, mũi dao hướng về phía ngón út. Nguyễn
Văn H đứng khom người trước mặt chị Lê Thục N, hơi chếch về bên trái phía
trước chị Lê Thục N, tay trái Nguyễn Văn H đè vào vai phải chị Lê Thục N, tay
phải cầm dao đâm liên tục 06 nhát từ trên xuống trúng vào vùng lưng của chị Lê
Thục N. Chị Lê Thục N tri hô đồng thời xoay người về bên trái, hai tay chụp vào
tay phải cầm dao của Nguyễn Văn H, ngã người về phía sau giữa hai chân Nguyễn
Văn H. Chị Lê Thục N và Nguyễn Văn H giằng co qua lại làm cho con dao trúng
03 nhát vào mặt và cổ chị Lê Thục N. Sao đó chị Lê Thục N ngã ra sàn nhà tử
vong tại chỗ. Sau khi đâm chị Lê Thục N xong, Nguyễn Văn H tiếp tục dùng con
dao trên tự đâm vào ngực Nguyễn Văn H 01 nhát, nhưng do dao bị cong không
đâm được nên Nguyễn Văn H ném xuống đất và lấy 01 con dao khác (dài khoảng
18,8cm, bản rộng 2,8cm cán màu đen mũi nhọn) để trên kệ inox gần đó, tự đâm 02
nhát vào vùng ngực của Nguyễn Văn H. Nghe tiếng tri hô của chị Lê Thục N,
những người hàng xóm xung quanh chạy đến phòng trọ của hai vợ chồng thì thấy
Nguyễn Văn H đang đâm chị Lê Thục N nên gọi điện thoại báo công an đến giải
quyết, lập biên bản phạm tội quả tang, đưa Nguyễn Văn H đi bệnh viện cấp cứu,
đến ngày 08/4/2019 thì xuất viện.

Phân tích dấu hiệu pháp lý của tội giết người


Khách thể : xâm phạm đến quyền nhân thân của con người do pháp luật hình sự
bảo vệ, mà cụ thể ở đây là tính mạng của bà N
Trong số các quyền nhân thân, quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính
mạng của con người là quyền tự nhiên, thiêng liêng và cao quý nhất. Bỡi lẽ con
người còn là chủ thể của quan hệ xã hội, nếu quyền sống, quyền được tôn trọng và
bảo vệ tính mạng của con người bị xâm phạm thì các quan hệ xã hội sẽ bị phá vỡ.
Mặt khách quan
Hành vi khách quan của Tội giết người có thể được thực hiện qua hành động hoặc
không hành động. Hành vi khách quan của Tội giết người là những biểu hiện của
con người ra ngoài thế giới khách quan có sự kiểm soát của ý thức và sự điều khiển
của ý chí. Đây là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là hành vi đó phải gây ra hoặc có
khả năng gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật.
Như vậy sau khi phân tích mặt khách quan chúng ta có thể thấy được hành vi phạm
tội của ông H là hành vi tước đoạt trái phép sinh mạng của người khác, đặc biệt
nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền được bảo vệ về tính mạng của công
dân, gây mất trật tự trị an xã hội.
- Hậu quả : là thiệt hại do hành vi phạm tội giết người gây ra cho quan hệ
nhân thân, cho quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của
con người. Thiệt hại này được thể hiện dưới dạng thiệt hại về thể chất - hậu
quả chết người khác. Nghiên cứu hậu quả của Tội giết người có ý nghĩa
quan trọng trong việc xác định thời điểm tội phạm hoàn thành. Chúng ta có
thể thấy được rõ ở đây là đã có hậu quả là chết người ( bà N - vợ của ông
H), gây tang thương mất mát cho gia đình của nạn nhân.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả : Hành vi khách quan của
Tội giết người được coi là nguyên nhân gây ra hậu quả chết người khác nếu
thoả mãn ba điều kiện: 1) Hành vi xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian; 2)
Hành vi độc lập hoặc trong mối liên hệ tổng hợp với một hay nhiều hiện
tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả chết
người khác ; 3) Hậu quả chết người khác đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực
hoá khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi khách quan của Tội
giết người hoặc là khả năng trực tiếp làm biến đổi tình trạng bình thường
của đối tượng tác động. Như vậy hành vi dùng dao đâm nhiều nhát vào
vùng bụng và ngực của ông H đã làm cho bà N tử vong ngay tại chỗ. Hành
vi này thoã mãn đủ ba điều kiện phát suy mối quan hệ giữa hành vi và hậu
quả
- Về thời gian, địa điểm : Khoảng 10 giờ ngày 04/4/2019 sau khi ông H trở
về phòng trọ chung của vợ chồng.
- Về công cụ, phương tiện, phương pháp thực hiện tội phạm : bằng cách
dùng 01 con dao dài khoảng 22,8cm, lưỡi dao bằng kim loại dài khoảng
12,4cm ông H đã liên tiếp thực hiện hành vi đâm nhiều nhát vào vai lưng
bụng của nạn nhân, và trong lúc chống trả với nạn nhân ông H đã khiến con
dao trúng thêm 3 nhát vào vùng cổ và mặt. Sau đó ông H lấy 01 con dao
khác (dài khoảng 18,8cm, bản rộng 2,8cm cán màu đen mũi nhọn) để trên
kệ inox gần đó, tự đâm 02 nhát vào vùng ngực của mình hòng tạo bằng
chứng giả để được giảm tội.
Chủ thể : là cá nhân đã đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự.
- Về độ tuổi: từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện. Như vậy ông H đã đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự
- Về năng lực trách nhiệm hình sự : Trong quy định của pháp luật hình sự
dùng cụm từ “tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự” và được
giải thích đó là trong lúc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì người
đó bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà mất khả năng nhận thức
hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Như vậy trong lúc thực hiện
hành vi ông H không bị mắc một bệnh nào hết về tâm thần hoặc mất khả
năng nhận thức nên ông H có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự khi thực
hiện hành vi của mình
Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý của khái niệm này chính là khoản 1 Điều 8
BLHS năm 2015
Mặt chủ quan
Lỗi của người phạm tội giết người có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp.
Theo quy định tại Điều 10 BLHS năm 2015 thì lỗi cố ý trực tiếp giết người là lỗi trong
trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhiều
khả năng hoặc tất yếu làm nạn nhân chết nhưng vẫn mong muốn nạn nhân chết. Lỗi cố ý
gián tiếp giết người là lỗi trong trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình
là nguy hiểm cho xã hội, có thể làm nạn nhân chết, tuy không mong muốn nhưng vẫn có
ý thức để mặc hoặc chấp nhận hậu quả nạn nhân chết. Như vậy ở đây chúng ta có thể
thấy rõ được hành vi của ông H là hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.Trong trường hợp giết
người với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội không những hướng tất cả sự chú ý vào việc
gây ra hậu quả chết người khác mà còn cố gắng và quyết tâm gây ra hậu quả đó. Họ sẽ
tiếp tục hành động, thậm chí còn hành động cương quyết và mạnh mẽ hơn chừng nào còn
có biểu hiện là nạn nhân chưa chết, chưa bị tổn thương cơ thể hoặc chưa thể chết, chưa
thể bị tổn thương cơ thể được. Nhận thức rõ việc đâm bà N với công cụ có thể gây ra hậu
quả chết người là dao cùng với quyết tâm mong muốn hậu quả xảy ra là bà N chết thông
qua hành vi đâm bà N liên tục 6 nhát vào những vùng nguy hiểm như và bụng. Ngoài ra
sau khi thấy bà N chống cự Ông H vẫn quyết tâm thực hiện đến cùng hành vi của mình
bằng cách giằng co con dao với nạn nhân để quyết cho hậu quả xảy ra.
Động cơ mục đích : chỉ vì sự ghen tuông, nóng giận cùng với không đạt được mục đích
đó là thỏa thuận ly hôn với bà N nên ông H đã quyết tâm thực hiện hành vi của mình đó
là đâm bà N

You might also like