You are on page 1of 9

2/25/2021 hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?

IDGTrinh=45&keys=473&ids=518685&idBaihoc=428&idbai=428&idmon=65&ky=2

Bài 2: CỤM TỪ TIẾNG VIỆT

A. KHÁI QUÁT VỀ CỤM TỪ

I. CỤM TỪ LÀ GÌ?

1. Cụm từ theo nghĩa rộng (cụm từ nói chung):

Là những kiến trúc gồm 2 từ trở lên kết hợp tự do với nhau theo những quan hệ ngữ pháp hiển hiện nhất định
và không chứa kết từ (quan hệ từ) ở đầu.

Trong tiếng Việt có 3 kiểu quan hệ cú pháp chủ yếu sau:

- Quan hệ chủ vị là quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ.

- Quan hệ đẳng lập là quan hệ giữa 2 yếu tố bình đẳng với nhau về ngữ pháp.

- Quan hệ chính phụ là quan hệ giữa thành tố chính với thành tố phụ về ngữ pháp.

Tương ứng với 3 kiểu quan hệ cú pháp đó là 3 kiểu loại cụm từ (3 kiểu tổ hợp từ tự do) sau:

- Cụm từ chủ vị: là cụm từ có quan hệ chủ vị. Cần phân biệt giữa cụm từ chủ vị và câu. Chẳng hạn như ta có
cụm chủ vị “chim hót”. Khi cụm từ này tồn tại độc lập với các dấu hiệu hình thức như ngữ điệu kết thúc (khi
nói) hoặc từ “chim” viết hoa và sau “hót” có dấu chấm (khi viết) thì cụm từ “Chim hót.” là một câu. Thế
nhưng trong kết cấu “Tôi đang nghe chim hót” thì “chim hót” chỉ là cụm chủ vị làm thành phần câu. Ta sẽ
nghiên cứu kỹ về cụm chủ vị ở bài tiếp theo (bài “Câu tiếng Việt”).

- Cụm từ đẳng lập: là cụm từ cấu tạo theo quan hệ đẳng lập. Ví dụ: “người ấy và tôi”, “thông minh và chăm
chỉ”.

- Cụm từ chính phụ: là cụm từ cấu tạo theo quan hệ chính phụ. Ví dụ: “những quyển sách ngữ pháp ấy” ,
“đang ăn cơm”, “rất đẹp” ...

Trong giáo trình này, chúng tôi dùng thuật ngữ “cụm từ” để chỉ cụm từ chính phụ. Để chỉ cả 3 kiểu loại cụm
từ, chúng tôi dùng thuật ngữ “cụm từ nói chung”.

2. Cụm từ theo nghĩa hẹp: (cụm từ chính phụ, đoản ngữ)

Đây là cụm từ được cấu tạo theo quan hệ chính phụ. Nó là kết cấu gồm hai từ trở lên, không chứa kết từ ở
đầu, trong đó có từ giữ vai trò thành tố chính về ngữ pháp, những từ kia giữ vai trò phụ thuộc vào thành tố
chính về mặt ngữ pháp. Trong cụm từ chính phụ, chức vụ ngữ pháp của thành tố chính quyết định chức vụ
ngữ pháp của toàn cụm từ.

II. CẤU TẠO CHUNG CỦA CỤM TỪ (ĐOẢN NGỮ)

1. Cụm từ thường được gọi tên theo từ loại của thành tố chính trong cụm.

- Cụm từ có danh từ làm thành tố chính, gọi là cụm danh từ (hay còn gọi là danh ngữ)

Ví dụ: Những cô sinh viên ấy, mấy người này ...


hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=473&ids=518685&idBaihoc=428&idbai=428&idmon=65&ky=2 1/9
2/25/2021 hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=473&ids=518685&idBaihoc=428&idbai=428&idmon=65&ky=2
Ví dụ: N ữ g cô s v ê ấy, ấy gườ ày ...

- Cụm từ có động từ làm thành tố chính, gọi là cụm động từ (hay còn gọi là động ngữ)

Ví dụ: đã đọc rồi, hãy đến đây ...

- Cụm từ có tính từ làm thành tố chính, gọi là cụm tính từ (hay còn gọi là tính ngữ)

Ví dụ: vẫn tốt hơn, rất đẹp ...

- Cụm từ có số từ làm thành tố chính, gọi là cụm số từ.

Ví dụ: độ 30, hơn 20 một chút.

- Cụm từ có đại từ làm thành tố chính, gọi là cụm đại từ

Ví dụ: Tất cả chúng tôi đây ...

2. Trong 5 loại cụm từ thì cụm danh từ và cụm động từ có cấu tạo đa dạng hơn hẳn.

Thông thường người ta chỉ xét hai loại này với tư cách là hiện tượng tiêu biểu. (Cụm tính từ có nhiều nét
giống cụm động từ).

3. Mỗi loại cụm từ, thông thường, đều có thể chia làm 3 bộ phận rõ rệt:

- Phần trung tâm: là phần chứa thành tố chính. Nó chi phối sự xuất hiện các thành tố phụ trước và sau nó.

- Phần phụ trước: phần đứng trước thành tố chính.

- Phần phụ sau: phần đứng sau thành tố chính.

Các thành tố phụ của cụm từ có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho trung tâm (thực tại hóa trung tâm).

4. Dạng đầy đủ của cụm từ gồm 3 phần, nhưng ở dạng khuyết, có thể chỉ xuất hiện một trong hai phần phụ
(hoặc phụ trước, hoặc phụ sau). Việc có mặt của thành tố chính trong cụm từ mang tính chất bắt buộc. Tuy
nhiên, trong những ngữ cảnh cho phép, đôi khi có thể lược bỏ thành tố chính.

Ví dụ: Khi một người hỏi: “Anh đã ăn cơm chưa?”, người kia trả lời “đã” (“đã” vốn là thành tố phụ cho cụm
động từ “đã ăn cơm rồi”, vậy thành tố chính và thành tố phụ sau bị lược bỏ). Hay trong quán cà phê, người ta
có thể gọi “Cho 2 đen” thay vì gọi “Cho 2 ly cà phê đen”. Tương tự như vậy có: 3 tái, 2 giò ... (thay vì “3 tô
bún tái” ...)

B. CỤM DANH TỪ

I. KHÁI NIỆM VỀ CỤM DANH TỪ

Cụm danh từ là tổ hợp tự do không có kết từ đứng đầu, có quan hệ chính phụ giữa thành tố chính và thành tố
phụ, và thành tố chính là danh từ.

II. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ

Trong cụm danh từ, sự phân bố các thành tố phụ trước và thành tố phụ sau khá chặt chẽ. Đó là những lớp con
từ khác nhau khá rõ về bản chất từ loại (tiểu loại) và về chức vụ cú pháp. Mô hình đầy đủ của cụm danh từ
là:

1 Trung tâm (O)


hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=473&ids=518685&idBaihoc=428&idbai=428&idmon=65&ky=2 2/9
2/25/2021 hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=473&ids=518685&idBaihoc=428&idbai=428&idmon=65&ky=2
1. Trung tâm (O)

Trung tâm của cụm danh từ là danh từ. Ví dụ

Tất cả những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
Trung tâm

Trường hợp cụm danh từ có hai danh từ đi liền nhau, trong đó một danh từ chỉ đơn vị và một danh từ chỉ sự
vật thì có nhiều giải pháp khác nhau. Ví dụ: hai cái bàn này, những quyển sách ấy ...

- Giái pháp 1 cho danh từ đứng sau là trung tâm vì xác định nó là trung tâm ngữ nghĩa đồng thời là trung tâm
ngữ pháp của cả cụm danh từ (Ngữ pháp tiếng Việt - UBKHXH).

- Giải pháp 2 cho rằng trung tâm của cụm danh từ là trung tâm ghép, nghĩa là cả hai danh từ làm trung tâm.
(Nguyễn Tài Cẩn).

- Giải pháp 3 cho rằng ở đây chỉ có một danh từ mà thôi (xem “cái bàn / quyển sách” là một danh từ). (Tiếng
Việt 6)

- Giải pháp 4 cho rằng trung tâm của cụm danh từ là danh từ đứng trước. (Giáo trình tiếng Việt - Bùi Tất
Tươm)

Giáo trình này chọn giải pháp thứ 2. Tức là quan niệm rằng trung tâm của cụm danh từ là trung tâm ghép
gồm hai danh từ. Trong đó, danh từ thứ nhất (D1) có tính trung tâm về ngữ pháp, nó thường là danh từ chỉ
đơn vị như: con, cây, cái, chiếc, sự, cuộc, nỗi, niềm ...; danh từ thứ hai (D2) có tính trung tâm về ngữ nghĩa,
nó là các danh từ chỉ đồ vật, động thực vật, chỉ chất liệu ...

Ví dụ: - Tất cả những con mèo ấy.


D1 D2
TT (O)

- Mấy thùng rượu kia.


D1 D2
TT (O)

2. Phần phụ trước của cụm danh từ

* Vị trí từ chỉ xuất (-1): Ở vị trí này chỉ có một từ duy nhất đó là từ “cái” có tác dụng chỉ xuất sự vật, làm
cho người ta chú ý hơn đến sự vật, nhấn mạnh vào nó. (“cái” là trợ từ)

Cần phân biệt giữa từ “cái” chỉ xuất ở vị trí (-1) với từ “cái” là danh từ chỉ đơn vị ở vị trí D1.

Ví dụ: cái cô con gái ấy ; cái con người ấy


-1 D1 D2 -1 D1 D2
¹
cái bàn này ; cái ghế kia
D1 D2 D1 D2

* Vị trí từ chỉ lượng (-2): bao gồm các số từ và định từ. Cụ thể là gồm: số từ xác định, hoặc số từ phỏng
định hay các định từ: mỗi, từng, mọi, những, các ...

* Vị trí từ chỉ tổng thể (-3): tất cả, cả, tất thảy, hết thảy ...

3. Phần phụ sau của cụm danh từ:

* Vị trí (1):

Đây là vị trí của các thực từ, các kiến trúc có đặc trưng miêu tả, giữa chúng không có quan hệ ngữ pháp với
nhau nhưng đều có quan hệ chính phụ với thành tố chính. Căn cứ vào đặc điểm này ta có thể chia cắt các
kiến trúc độc lập nhau ở vị trí (1) ra thành 1a, 1b, 1c, 1d ... Giữa 1a, 1b, 1c ... không có mối quan hệ ràng
buộc nhau mà là các thành tố đồng chức năng: phụ cho thành tố chính
hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=473&ids=518685&idBaihoc=428&idbai=428&idmon=65&ky=2 3/9
2/25/2021 hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=473&ids=518685&idBaihoc=428&idbai=428&idmon=65&ky=2
buộc nhau mà là các thành tố đồng chức năng: phụ cho thành tố chính.

Đây là vị trí đặc biệt phong phú, có thể mở rộng tùy ý.

Ví dụ: - Tất cả những chiếc bánh rán ấy


-3 -2 D1 D2 +2

- Tất cả những chiếc bánh rán nhân thịt mà


-3 -2 D1 D2 1a

- anh mua cho tôi nhưng tôi chưa ăn, tôi để trên bàn
1b 1c

- và con mèo tha mất rồi ấy


1d +2

Vậy xét về cấu tạo, vị trí này có thể là từ hay cụm từ nói chung (cụm đẳng lập, cụm chính phụ, cụm chủ vị)
hoặc nhiều từ, nhiều cụm từ nói chung.

Ví dụ: - Những con chó bông ấy


-2 D1 D2 1

- Những con chó bông, lông xù ấy


-2 D1 D2 1a 1b

- Những con chó bông, lông xù của nhà bạn Nam ấy


-2 D1 D2 1a 1b 1c

- Những con chó bông, lông xù của nhà bạn Nam


-2 D1 D2 1a 1b 1c

mà tôi mới xin về ấy


1d

Về kiểu liên kết, thành tố (+1) có thể liên kết với thành tố trung tâm theo kiểu trực tiếp (ví dụ như: “chiếc
bánh rán nhân thịt”, “con chó bông”) hoặc theo kiểu gián tiếp thông qua kết từ (ví dụ như: “hàng (do) chúng
tôi sản xuất”, “con chó (của) nhà bạn Nam” ...)

* Vị trí (+2) là vị trí của từ chỉ định. Nó đánh dấu đường ranh giới sau cùng của cụm danh từ. Ở vị trí này
thường là các đại từ chỉ định như: này, kia, nọ, ấy, đấy, đó.

4. Thực hành phân tích cụm danh từ:

Khi phân tích cụm danh từ ta phải căn cứ vào ý nghĩa và chức năng của từng thành tố. Có những cụm danh
từ có mặt đầy đủ các thành tố ở mỗi vị trí nhưng cũng có những cụm danh từ có thể vắng một vài thành tố
phụ.

Ví dụ về một cụm danh từ có đầy đủ các thành tố:

Tất cả những cái con mèo đen ấy


-3 -2 -1 D1 D2 +1 +2

Ví dụ về các cụm danh từ có thể vắng mặt một số thành tố phụ:

- Những cái bàn gỗ ấy


-2 D1 D2 +1 +2

- Những con người này


-2 D1 D2 +2

- Nắng thuỷ tinh


hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=473&ids=518685&idBaihoc=428&idbai=428&idmon=65&ky=2 4/9
2/25/2021 hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=473&ids=518685&idBaihoc=428&idbai=428&idmon=65&ky=2
g ỷ
D2 +1

- Ba cái ly thuỷ tinh, xanh ấy


-2 D1 D2 1a 1b +2

- Ba ly chè
-2 D1 D2

C. CỤM ĐỘNG TỪ

I. KHÁI NIỆM VỀ CỤM ĐỘNG TỪ

Cụm động từ là tổ hợp tự do không có kết từ đứng đầu, có quan hệ chính phụ giữa thành tố chính với thành
tố phụ và thành tố chính là động từ.

II. CẤU TẠO CỦA CỤM ĐỘNG TỪ

Cũng như cụm danh từ, cụm động từ cũng gồm ba phần: phần phụ trước, phần trung tâm và phần phụ sau.
Nhưng nếu ở cụm danh từ, sự phân bố các thành tố phụ trước và phụ sau khá chặt chẽ, cố định thì ở cụm
động từ có những thành tố vừa có thể đứng trước, vừa có thể đứng sau trung tâm.

Ví dụ:
chảy róc rách (+), róc rách chảy (+); ào ào thổi, thổi ào ào ...
TT TT TT TT

Vì thế không thể mô hình hóa cấu trúc của cụm động từ thành các vị trí -1, -2 hay +1, +2 được.

Vậy chỉ có thể phân tích cụm động từ thành: phần phụ trước (ký hiệu Pt) trong đó có Pt1, Pt2, Pt3 ...; phần
trung tâm (TT); phần phụ sau (Ps) trong đó có Ps1, Ps2, Ps3 ...

1. Trung tâm (O)

* Mọi tiểu loại động từ đều có thể làm thành tố chính (trung tâm).

* Đối với trường hợp có hai động từ đi liền nhau, ta qui ước động từ đi trước làm thành tố trung tâm.

Ví dụ: - cần mua sách


TT Ps

- ngồi xem vô tuyến


TT Ps

2. Thành phần phụ trước

Như trên đã nói, thành tố phụ của cụm động từ thường không có vị trí cố định. Tuy nhiên có thể kể ra các
tiểu loại phó từ sau đây chuyên đảm nhiệm vai trò thành phần phụ trước của cụm động từ và chúng thường
ưu tiên thứ tự trước sau như sau:

- Nhóm 1, chỉ sự so sánh: cũng, đều, vẫn, cứ, còn ...

- Nhóm 2, chỉ thời gian: đã, đang, sẽ, vừa, mới, sắp ...

- Nhóm 3, chỉ sự phủ định, khẳng định: có, không, chưa, chẳng ...

Nhó 4 hỉ ứ độ ất h i khí khá


hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=473&ids=518685&idBaihoc=428&idbai=428&idmon=65&ky=2 5/9
2/25/2021 hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=473&ids=518685&idBaihoc=428&idbai=428&idmon=65&ky=2
- Nhóm 4, chỉ mức độ: rất, hơi, khí, khá ...

- Nhóm 5, chỉ sự sai khiến: hãy, đừng, chớ ...

Ví dụ: vẫn đang chưa ăn cơm

* Nếu xuất hiện một loạt các phụ tố cùng nhóm (thường là các phụ tố cùng nhóm so sánh) thì các vị trí có thể
thay đổi.

Ví dụ: * - vẫn cứ còn ngồi đọc sách


- vẫn còn cứ ngồi đọc sách
- cứ vẫn còn ngồi đọc sách

* - cũng đều học giỏi


- đều cũng học giỏi

3. Thành phần phụ sau

* Về cấu tạo, thành phần phụ sau của cụm động từ có thể là từ, cụm từ, cụm chủ vị, cụm đẳng lập.

Ví dụ: - đang đọc sách


Pt TT Ps

- mượn của bạn quyển sách


TT Ps1 Ps2

- cần các anh giúp cho


TT Ps (C-V)

- đang ngồi xem vô tuyến


Pt TT Ps

* Đặc điểm của tiểu loại động từ làm trung tâm cũng quyết định đến kết cấu của thành tố phụ sau.

- Yêu cầu một thành tố phụ sau cho các tiểu loại động từ ngoại động, động từ tồn tại, động từ so sánh, động
từ biến hóa ...

Ví dụ: - đang làm cá


- đã trở thành người tốt

- Yêu cầu 2 thành tố phụ sau cho các tiểu loại động từ: động từ gây khiến, động từ trao nhận, động từ chỉ
sự nối kết ...

Ví dụ: - nhờ bạn chép bài hộ


TT Ps1 Ps2

- trao cho bà cụ phong thư


TT Ps1 Ps2

- nối rơ - moóc vào xe


TT Ps1 Ps2

Đây là yêu cầu cần và đủ để xây dựng một cụm động từ. Còn trên thực tế, số lượng thành tố phụ sau là
không hạn chế.

*Lưu ý: Đặc biệt, cần phân biệt trường hợp thành tố phụ là một cụm chủ vị và trường hợp hai thành tố phụ
song hành.

Ví dụ: (Thầy giáo) thấy học sinh làm bài (1 bổ tố là cụm chủ vị)
TT Ps (C-V)
hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=473&ids=518685&idBaihoc=428&idbai=428&idmon=65&ky=2 6/9
2/25/2021 hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=473&ids=518685&idBaihoc=428&idbai=428&idmon=65&ky=2

(Thầy giáo) bảo học sinh làm bài (2 bổ tố)


TT Ps1 Ps2

Các động từ trao nhận, chỉ sự nối kết, gây khiến, chỉ sự đánh giá luôn yêu cầu có hai thành tố phụ song hành;
các động từ tình thái, động từ chỉ sự tiếp thụ, chỉ ý muốn, động từ cảm nghĩ, nói năng lại yêu cầu thành tố
phụ sau là một kết cấu chủ vị.

4. Thực hành phân tích cụm động từ

Trước hết ta tiến hành xác định thành tố trung tâm, sau đó phân tích các bổ tố thuộc thành phần phụ trước và
phần phụ sau trên cơ sở: giữa các bổ từ không có mối quan hệ phụ thuộc, ràng buộc nhau nhưng đều có mối
quan hệ phụ cho thành tố chính.

Ví dụ: - đang viết vội bằng bút chì một bức thư ngắn
Pt TT Ps1 Ps2 Ps3

ở phòng bưu điện để gửi cho bạn


Ps4 Ps5

- xem người ấy như bạn


TT Ps1 Ps2

- bị nước cuốn phăng đi


TT Ps (C-V)

D. CỤM TÍNH TỪ

I. KHÁI NIỆM VỀ CỤM TÍNH TỪ

Cụm tính từ là tổ hợp từ tự do không có kết từ đứng đầu, có quan hệ chính phụ giữa thành tố chính và thành
tố phụ và thành tố chính là tính từ.

II. CẤU TẠO CỦA CỤM TÍNH TỪ

Ở dạng đầy đủ, cụm tính từ gồm 3 phần: phần phụ trước, phần trung tâm và phần phụ sau.

1. Trung tâm (O):

* Trung tâm của cụm tính từ là tính từ. Tất cả các tiểu loại tính từ đều có thể làm thành tố chính.

Ví dụ: - rất giỏi nghề thêu


TT

- cao 5 mét
TT

* Xét theo trật tự của quan hệ chính phụ trong tiếng Việt, thành tố đứng trước là trung tâm. Chúng ta không
thừa nhận có vị trí tự do trong quan hệ chính phụ. Vì thế cụm từ “tích cực học tập” là cụm tính từ, thành tố
trung tâm là “tích cực”, cụm từ “học tập tích cực” có thành tố trung tâm là “học tập” và là cụm động từ.

2. Phần phụ trước:

Các thành tố phụ trước của cụm tính từ nói chung hoàn toàn như các thành tố phụ trước của cụm động từ.
Riêng các phó từ chỉ mức độ như: rất, hơi, khá ... xuất hiện thường xuyên.
hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=473&ids=518685&idBaihoc=428&idbai=428&idmon=65&ky=2 7/9
2/25/2021 hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=473&ids=518685&idBaihoc=428&idbai=428&idmon=65&ky=2

Ví dụ: - rất dũng cảm


- khá lý thú

Sự xuất hiện của các phó từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ ... trước các phó từ là không thường xuyên.

Ví dụ: đừng xanh như lá, bạc như vôi.

3. Phần phụ sau:

Cũng như cụm động từ, thành phần phụ sau của cụm tính từ có thể là từ, ngữ, kết cấu chủ vị, đẳng lập ...
Cũng như ở cụm động từ, thành tố phụ sau của cụm tính từ có thể kết hợp trực tiếp hay gián tiếp với thành tố
trung tâm.

Ví dụ: - tốt cực kỳ


- giỏi (về) môn toán
- không thiếu gì những người giỏi như chị

Khác với động từ, tính từ không chi phối sự xuất hiện của thành tố phụ sau, vì thế số lượng bổ tố sau rất khó
xác định.

4. Thực hành phân tích cụm tính từ

Trước hết ta phải xác định tính từ làm thành tố trung tâm. Sau đó tiến hành phân tích cụm tính từ tương tự
như cụm động từ.

Ví dụ: cực kỳ giỏi môn toán


Pt TT Ps

đẹp như tiên


TT Ps

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CẦN NẮM VỮNG

- Cấu tạo chung của cụm từ (đoản ngữ)

- Cấu tạo của cụm danh từ. Mô hình của cụm danh từ

- Cấu tạo của cụm động từ, cụm tính từ: thành phần trung tâm,thành phần phụ trước, thành phần phụ sau.

VIDEO BÀI 5

0:00

hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=473&ids=518685&idBaihoc=428&idbai=428&idmon=65&ky=2 8/9
2/25/2021 hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=473&ids=518685&idBaihoc=428&idbai=428&idmon=65&ky=2

hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=473&ids=518685&idBaihoc=428&idbai=428&idmon=65&ky=2 9/9

You might also like