You are on page 1of 77

I. CỤM TỪ LÀ GÌ?

1. Cụm từ theo nghĩa rộng (cụm từ nói chung):


Là những kiến trúc gồm 2 từ trở lên kết hợp tự do với nhau theo những quan hệ ngữ
pháp hiển hiện nhất định và không chứa kết từ (quan hệ từ) ở đầu.
    Trong tiếng Việt có 3 kiểu quan hệ cú pháp chủ yếu sau:
- Quan hệ chủ vị là quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ.
- Quan hệ đẳng lập là quan hệ giữa 2 yếu tố bình đẳng với nhau về ngữ pháp.
- Quan hệ chính phụ là quan hệ giữa thành tố chính với thành tố phụ về ngữ pháp.
    Tương ứng với 3 kiểu quan hệ cú pháp đó là 3 kiểu loại cụm từ (3 kiểu tổ hợp từ tự
do) sau:
- Cụm từ chủ vị: là cụm từ có quan hệ chủ vị. Cần phân biệt giữa cụm từ chủ vị và
câu. Chẳng hạn như ta có cụm chủ vị “chim hót”. Khi cụm từ này tồn tại độc lập với
các dấu hiệu hình thức như ngữ điệu kết thúc (khi nói) hoặc từ “chim” viết hoa và sau
“hót” có dấu chấm (khi viết) thì cụm từ “Chim hót.” là một câu. Thế nhưng trong kết
cấu “Tôi đang nghe chim hót” thì “chim hót” chỉ là cụm chủ vị làm thành phần câu.
Ta sẽ nghiên cứu kỹ về cụm chủ vị ở bài tiếp theo (bài “Câu tiếng Việt”).
- Cụm từ đẳng lập: là cụm từ cấu tạo theo quan hệ đẳng lập. Ví dụ: “người ấy và
tôi”, “thông minh và chăm chỉ”.
- Cụm từ chính phụ: là cụm từ cấu tạo theo quan hệ chính phụ. Ví dụ: “những quyển
sách ngữ pháp ấy” , “đang ăn cơm”, “rất đẹp” ...
Trong giáo trình này, chúng tôi dùng thuật ngữ “cụm từ” để chỉ cụm từ chính phụ. Để
chỉ cả 3 kiểu loại cụm từ, chúng tôi dùng thuật ngữ “cụm từ nói chung”.
2. Cụm từ theo nghĩa hẹp: (cụm từ chính phụ, đoản ngữ)
Đây là cụm từ được cấu tạo theo quan hệ chính phụ. Nó là kết cấu gồm hai từ trở lên,
không chứa kết từ ở đầu, trong đó có từ giữ vai trò thành tố chính về ngữ pháp, những
từ kia giữ vai trò phụ thuộc vào thành tố chính về mặt ngữ pháp. Trong cụm từ chính
phụ, chức vụ ngữ pháp của thành tố chính quyết định chức vụ ngữ pháp của toàn cụm
từ.

II. CẤU TẠO CHUNG CỦA CỤM TỪ (ĐOẢN NGỮ)

1. Cụm từ thường được gọi tên theo từ loại của thành tố chính trong cụm.
- Cụm từ có danh từ làm thành tố chính, gọi là cụm danh từ (hay còn gọi là danh ngữ)
Ví dụ: Những cô sinh viên ấy, mấy người này ...
- Cụm từ có động từ làm thành tố chính, gọi là cụm động từ (hay còn gọi là động ngữ)
Ví dụ: đã đọc rồi, hãy đến đây ...
- Cụm từ có tính từ làm thành tố chính, gọi là cụm tính từ (hay còn gọi là tính ngữ)
Ví dụ: vẫn tốt hơn, rất đẹp ...
- Cụm từ có số từ làm thành tố chính, gọi là cụm số từ.
Ví dụ: độ 30, hơn 20 một chút.
- Cụm từ có đại từ làm thành tố chính, gọi là cụm đại từ
Ví dụ: Tất cả chúng tôi đây ...
2. Trong 5 loại cụm từ thì cụm danh từ và cụm động từ có cấu tạo đa dạng hơn
hẳn.
Thông thường người ta chỉ xét hai loại này với tư cách là hiện tượng tiêu biểu. (Cụm
tính từ có nhiều nét giống cụm động từ).
3. Mỗi loại cụm từ, thông thường, đều có thể chia làm 3 bộ phận rõ rệt:
- Phần trung tâm: là phần chứa thành tố chính. Nó chi phối sự xuất hiện các thành tố
phụ trước và sau nó.
- Phần phụ trước: phần đứng trước thành tố chính.
- Phần phụ sau: phần đứng sau thành tố chính.
Các thành tố phụ của cụm từ có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho trung tâm (thực tại hóa
trung tâm).
4. Dạng đầy đủ của cụm từ gồm 3 phần, nhưng ở dạng khuyết, có thể chỉ xuất hiện
một trong hai phần phụ (hoặc phụ trước, hoặc phụ sau). Việc có mặt của thành tố
chính trong cụm từ mang tính chất bắt buộc. Tuy nhiên, trong những ngữ cảnh cho
phép, đôi khi có thể lược bỏ thành tố chính.
Ví dụ: Khi một người hỏi: “Anh đã ăn cơm chưa?”, người kia trả lời “đã” (“đã” vốn là
thành tố phụ cho cụm động từ “đã ăn cơm rồi”, vậy thành tố chính và thành tố phụ sau
bị lược bỏ). Hay trong quán cà phê, người ta có thể gọi “Cho 2 đen” thay vì gọi “Cho
2 ly cà phê đen”. Tương tự như vậy có: 3 tái, 2 giò ... (thay vì “3 tô bún tái” ...)
B. CỤM DANH TỪ

I. KHÁI NIỆM VỀ CỤM DANH TỪ

Cụm danh từ là tổ hợp tự do không có kết từ đứng đầu, có quan hệ chính phụ giữa
thành tố chính và thành tố phụ, và thành tố chính là danh từ.

II. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ


Trong cụm danh từ, sự phân bố các thành tố phụ trước và thành tố phụ sau khá chặt
chẽ. Đó là những lớp con từ khác nhau khá rõ về bản chất từ loại (tiểu loại) và về chức
vụ cú pháp. Mô hình đầy đủ của cụm danh từ là:
1. Trung tâm (O)
Trung tâm của cụm danh từ là danh từ. Ví dụ
Tất cả những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
                   Trung tâm
Trường hợp cụm danh từ có hai danh từ đi liền nhau, trong đó một danh từ chỉ đơn vị
và một danh từ chỉ sự vật thì có nhiều giải pháp khác nhau. Ví dụ: hai cái bàn này,
những quyển sách ấy ...
- Giái pháp 1 cho danh từ đứng sau là trung tâm vì xác định nó là trung tâm ngữ nghĩa
đồng thời là trung tâm ngữ pháp của cả cụm danh từ (Ngữ pháp tiếng Việt -
UBKHXH).
- Giải pháp 2 cho rằng trung tâm của cụm danh từ là trung tâm ghép, nghĩa là cả hai
danh từ làm trung tâm. (Nguyễn Tài Cẩn).
- Giải pháp 3 cho rằng ở đây chỉ có một danh từ mà thôi (xem “cái bàn / quyển sách”
là một danh từ). (Tiếng Việt 6)
- Giải pháp 4 cho rằng trung tâm của cụm danh từ là danh từ đứng trước. (Giáo trình
tiếng Việt - Bùi Tất Tươm)
Giáo trình này chọn giải pháp thứ 2. Tức là quan niệm rằng trung tâm của cụm danh
từ là trung tâm ghép gồm hai danh từ. Trong đó, danh từ thứ nhất (D1) có tính trung
tâm về ngữ pháp, nó thường là danh từ chỉ đơn vị như: con, cây, cái, chiếc, sự, cuộc,
nỗi, niềm ...; danh từ thứ hai (D2) có tính trung tâm về ngữ nghĩa, nó là các danh từ
chỉ đồ vật, động thực vật, chỉ chất liệu ...
Ví dụ:  - Tất cả những con   mèo ấy.
                                 D1   D2
                                  TT (O)
          - Mấy thùng   rượu kia.
                      D1    D2
                        TT (O)
2. Phần phụ trước của cụm danh từ
* Vị trí từ chỉ xuất (-1): Ở vị trí này chỉ có một từ duy nhất đó là từ “cái” có tác dụng
chỉ xuất sự vật, làm cho người ta chú ý hơn đến sự vật, nhấn mạnh vào nó. (“cái” là
trợ từ)
Cần phân biệt giữa từ “cái” chỉ xuất ở vị trí (-1) với từ “cái” là danh từ chỉ đơn vị ở vị
trí D1.
Ví dụ:      cái  cô  con  gái  ấy ;     cái  con  người  ấy
              -1   D1     D2                  -1   D1    D2
      
              cái   bàn  này ;    cái     ghế  kia
              D1   D2               D1      D2
* Vị trí từ chỉ lượng (-2): bao gồm các số từ và định từ. Cụ thể là gồm: số từ xác
định, hoặc số từ phỏng định hay các định từ: mỗi, từng, mọi, những, các ...
* Vị trí từ chỉ tổng thể (-3): tất cả, cả, tất thảy, hết thảy ...
3. Phần phụ sau của cụm danh từ:
* Vị trí (1):
Đây là vị trí của các thực từ, các kiến trúc có đặc trưng miêu tả, giữa chúng không có
quan hệ ngữ pháp với nhau nhưng đều có quan hệ chính phụ với thành tố chính. Căn
cứ vào đặc điểm này ta có thể chia cắt các kiến trúc độc lập nhau ở vị trí (1) ra thành
1a, 1b, 1c, 1d ... Giữa 1a, 1b, 1c ... không có mối quan hệ ràng buộc nhau mà là các
thành tố đồng chức năng: phụ cho thành tố chính.
Đây là vị trí đặc biệt phong phú, có thể mở rộng tùy ý.
Ví dụ: - Tất cả  những  chiếc  bánh rán   ấy
             -3      -2         D1       D2        +2
         - Tất cả   những   chiếc   bánh rán  nhân thịt  mà
               -3       -2         D1        D2         1a
        - anh mua cho tôi nhưng tôi chưa ăn,  tôi để trên bàn
                                 1b                                 1c
        - và con mèo tha mất rồi   ấy
                        1d                 +2
Vậy xét về cấu tạo, vị trí này có thể là từ hay cụm từ nói chung (cụm đẳng lập, cụm
chính phụ, cụm chủ vị) hoặc nhiều từ, nhiều cụm từ nói chung.
Ví dụ:   - Những  con  chó  bông  ấy
                 -2    D1   D2     1
            - Những  con  chó  bông,   lông xù  ấy
               -2       D1   D2    1a        1b
            - Những  con  chó  bông,  lông xù  của nhà bạn Nam ấy
               -2       D1   D2     1a       1b                1c
           - Những  con  chó  bông,  lông xù  của  nhà bạn Nam
               -2      D1   D2     1a        1b                  1c
             mà tôi mới xin về  ấy
                        1d
Về kiểu liên kết, thành tố (+1) có thể liên kết với thành tố trung tâm theo kiểu trực
tiếp (ví dụ như: “chiếc bánh rán nhân thịt”, “con chó bông”) hoặc theo kiểu gián tiếp
thông qua kết từ (ví dụ như: “hàng (do) chúng tôi sản xuất”, “con chó (của) nhà bạn
Nam” ...)
* Vị trí (+2) là vị trí của từ chỉ định. Nó đánh dấu đường ranh giới sau cùng của cụm
danh từ. Ở vị trí này thường là các đại từ chỉ định như: này, kia, nọ, ấy, đấy, đó.
4. Thực hành phân tích cụm danh từ:
Khi phân tích cụm danh từ ta phải căn cứ vào ý nghĩa và chức năng của từng thành tố.
Có những cụm danh từ có mặt đầy đủ các thành tố ở mỗi vị trí nhưng cũng có những
cụm danh từ có thể vắng một vài thành tố phụ.
Ví dụ về một cụm danh từ có đầy đủ các thành tố:
        Tất cả  những  cái  con  mèo  đen  ấy
          -3       -2      -1    D1   D2   +1   +2
Ví dụ về các cụm danh từ có thể vắng mặt một số thành tố phụ:
       - Những  cái  bàn  gỗ   ấy
          -2       D1  D2   +1  +2
       - Những  con  người  này
           -2      D1     D2    +2
       - Nắng  thuỷ  tinh
            D2         +1
      - Ba  cái  ly  thuỷ tinh, xanh  ấy
        -2   D1 D2      1a        1b   +2
      - Ba  ly  chè
       -2   D1  D2
C. CỤM ĐỘNG TỪ

I. KHÁI NIỆM VỀ CỤM ĐỘNG TỪ

Cụm động từ là tổ hợp tự do không có kết từ đứng đầu, có quan hệ chính phụ giữa
thành tố chính với thành tố phụ và thành tố chính là động từ.

II. CẤU TẠO CỦA CỤM ĐỘNG TỪ

Cũng như cụm danh từ, cụm động từ cũng gồm ba phần: phần phụ trước, phần trung
tâm và phần phụ sau. Nhưng nếu ở cụm danh từ, sự phân bố các thành tố phụ trước và
phụ sau khá chặt chẽ, cố định thì ở cụm động từ có những thành tố vừa có thể đứng
trước, vừa có thể đứng sau trung tâm.
Ví dụ:
           chảy  róc rách (+), róc rách chảy (+); ào ào thổi,  thổi ào ào ...
            TT                                   TT                   TT    TT
Vì thế không thể mô hình hóa cấu trúc của cụm động từ thành các vị trí -1, -2 hay +1,
+2 được.
Vậy chỉ có thể phân tích cụm động từ thành: phần phụ trước (ký hiệu Pt) trong đó có
Pt1, Pt2, Pt3 ...; phần trung tâm (TT); phần phụ sau (Ps) trong đó có Ps1, Ps2, Ps3 ...
1. Trung tâm (O)
* Mọi tiểu loại động từ đều có thể làm thành tố chính (trung tâm).
* Đối với trường hợp có hai động từ đi liền nhau, ta qui ước động từ đi trước làm
thành tố trung tâm.
Ví dụ:    - cần  mua sách
               TT         Ps
             - ngồi  xem vô tuyến
                TT          Ps
2. Thành phần phụ trước
Như trên đã nói, thành tố phụ của cụm động từ thường không có vị trí cố định. Tuy
nhiên có thể kể ra các tiểu loại phó từ sau đây chuyên đảm nhiệm vai trò thành phần
phụ trước của cụm động từ và chúng thường ưu tiên thứ tự trước sau như sau:
- Nhóm 1, chỉ sự so sánh: cũng, đều, vẫn, cứ, còn ...
- Nhóm 2, chỉ thời gian: đã, đang, sẽ, vừa, mới, sắp ...
- Nhóm 3, chỉ sự phủ định, khẳng định: có, không, chưa, chẳng ...
- Nhóm 4, chỉ mức độ: rất, hơi, khí, khá ...
- Nhóm 5, chỉ sự sai khiến: hãy, đừng, chớ ...
Ví dụ: vẫn đang chưa ăn cơm
* Nếu xuất hiện một loạt các phụ tố cùng nhóm (thường là các phụ tố cùng nhóm so
sánh) thì các vị trí có thể thay đổi.
Ví dụ: * - vẫn cứ còn ngồi đọc sách
             - vẫn còn cứ ngồi đọc sách
             - cứ vẫn còn ngồi đọc sách
         * - cũng đều học giỏi
            - đều cũng học giỏi

3. Thành phần phụ sau


* Về cấu tạo, thành phần phụ sau của cụm động từ có thể là từ, cụm từ, cụm chủ vị,
cụm đẳng lập.
Ví dụ: - đang  đọc  sách
            Pt     TT    Ps
          - mượn của bạn  quyển sách
              TT      Ps1           Ps2
          - cần  các anh giúp cho
             TT       Ps (C-V)
         - đang  ngồi  xem vô tuyến
             Pt    TT          Ps
* Đặc điểm của tiểu loại động từ làm trung tâm cũng quyết định đến kết cấu của thành
tố phụ sau.
- Yêu cầu một thành tố phụ sau cho các tiểu loại động từ ngoại động, động từ tồn tại,
động từ so sánh, động từ biến hóa ...
Ví dụ:  - đang làm cá
          - đã trở thành người tốt
- Yêu cầu 2 thành tố phụ sau cho các tiểu loại động từ: động từ gây khiến, động từ
trao nhận, động từ chỉ sự nối kết ...
Ví dụ:  - nhờ  bạn  chép bài hộ
            TT   Ps1       Ps2
           - trao  cho bà cụ   phong thư
              TT         Ps1        Ps2
          - nối  rơ - moóc  vào xe
            TT       Ps1        Ps2
Đây là yêu cầu cần và đủ để xây dựng một cụm động từ. Còn trên thực tế, số lượng
thành tố phụ sau là không hạn chế.
*Lưu ý: Đặc biệt, cần phân biệt trường hợp thành tố phụ là một cụm chủ vị và trường
hợp hai thành tố phụ song hành.
Ví dụ:  (Thầy giáo) thấy  học sinh làm bài (1 bổ tố là cụm chủ vị) 
                           TT        Ps (C-V)
           (Thầy giáo) bảo  học sinh  làm bài (2 bổ tố)
                           TT       Ps1        Ps2
Các động từ trao nhận, chỉ sự nối kết, gây khiến, chỉ sự đánh giá luôn yêu cầu có hai
thành tố phụ song hành; các động từ tình thái, động từ chỉ sự tiếp thụ, chỉ ý muốn,
động từ cảm nghĩ, nói năng lại yêu cầu thành tố phụ sau là một kết cấu chủ vị.
4. Thực hành phân tích cụm động từ
Trước hết ta tiến hành xác định thành tố trung tâm, sau đó phân tích các bổ tố thuộc
thành phần phụ trước và phần phụ sau trên cơ sở: giữa các bổ từ không có mối quan
hệ phụ thuộc, ràng buộc nhau nhưng đều có mối quan hệ phụ cho thành tố chính.
Ví dụ:  - đang  viết  vội  bằng bút chì  một bức thư ngắn 
             Pt     TT   Ps1        Ps2                Ps3
            ở phòng bưu điện  để gửi cho bạn
                   Ps4                      Ps5
           - xem  người ấy  như bạn
              TT       Ps1       Ps2
          - bị  nước cuốn phăng đi
            TT         Ps (C-V)
D. CỤM TÍNH TỪ
I. KHÁI NIỆM VỀ CỤM TÍNH TỪ

Cụm tính từ là tổ hợp từ tự do không có kết từ đứng đầu, có quan hệ chính phụ giữa
thành tố chính và thành tố phụ và thành tố chính là tính từ.

II. CẤU TẠO CỦA CỤM TÍNH TỪ

Ở dạng đầy đủ, cụm tính từ gồm 3 phần: phần phụ trước, phần trung tâm và phần phụ
sau.
1. Trung tâm (O):
* Trung tâm của cụm tính từ là tính từ. Tất cả các tiểu loại tính từ đều có thể làm
thành tố chính.
Ví dụ:  - rất giỏi nghề thêu
                  TT
           - cao 5 mét
              TT
* Xét theo trật tự của quan hệ chính phụ trong tiếng Việt, thành tố đứng trước là trung
tâm. Chúng ta không thừa nhận có vị trí tự do trong quan hệ chính phụ. Vì thế cụm từ
“tích cực học tập” là cụm tính từ, thành tố trung tâm là “tích cực”, cụm từ “học tập
tích cực” có thành tố trung tâm là “học tập” và là cụm động từ.
2. Phần phụ trước:
Các thành tố phụ trước của cụm tính từ nói chung hoàn toàn như các thành tố phụ
trước của cụm động từ. Riêng các phó từ chỉ mức độ như: rất, hơi, khá ... xuất hiện
thường xuyên.
Ví dụ:  - rất dũng cảm
          - khá lý thú
Sự xuất hiện của các phó từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ ... trước các phó từ là không
thường xuyên.
Ví dụ:  đừng xanh như lá, bạc như vôi.
3. Phần phụ sau:
Cũng như cụm động từ, thành phần phụ sau của cụm tính từ có thể là từ, ngữ, kết cấu
chủ vị, đẳng lập ... Cũng như ở cụm động từ, thành tố phụ sau của cụm tính từ có thể
kết hợp trực tiếp hay gián tiếp với thành tố trung tâm.
Ví dụ:  - tốt cực kỳ
          - giỏi (về) môn toán
          - không thiếu gì những người giỏi như chị
Khác với động từ, tính từ không chi phối sự xuất hiện của thành tố phụ sau, vì thế số
lượng bổ tố sau rất khó xác định.
4. Thực hành phân tích cụm tính từ
Trước hết ta phải xác định tính từ làm thành tố trung tâm. Sau đó tiến hành phân tích
cụm tính từ tương tự như cụm động từ.
Ví dụ:    cực kỳ  giỏi  môn toán
              Pt      TT      Ps
            đẹp  như tiên
            TT         Ps

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CẦN NẮM VỮNG

- Cấu tạo chung của cụm từ (đoản ngữ)


- Cấu tạo của cụm danh từ. Mô hình của cụm danh từ
 
- Cấu tạo của cụm động từ, cụm tính từ: thành phần trung tâm,thành phần phụ trước,
thành phần phụ sau.
Bài 3:    CÂU TIẾNG VIỆT 
A. KHÁI QUÁT VỀ CÂU

I. KHÁI NIỆM

Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về câu. Để đánh giá thật đầy đủ về câu
trên bình diện ngữ pháp, ta có thể chọn định nghĩa về câu như sau: “Câu là đơn vị ngữ
pháp dùng từ đặt ra trong quá trình suy nghĩ và thông báo nhằm diễn đạt một ý nghĩa
tương đối trọn vẹn, có cấu tạo ngữ pháp độc lập, có ngữ điệu kết thúc”.

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU

Từ trước đến nay, câu được nhấn mạnh ở những đặc điểm sau:
1. Tính độc lập về mặt ngữ pháp: Câu là một chỉnh thể ngữ pháp độc lập.
2. Câu bao giờ cũng có một ngữ điệu kèm theo nhất định.
3. Câu bao giờ cũng phải mang một nội dung thông báo.
4. Câu bao giờ cũng phải thể hiện một tình thái nhất định. Đó là thái độ chủ quan
của người nói đối với hiện thực khách quan và với đối tượng giao tiếp. Trong câu
tiếng Việt, tính tình thái được biểu hiện chủ yếu bằng các phụ từ hay trợ từ.
Ví dụ: - Tôi đã ăn cơm rồi.
          - Mệt! Khát!
          - Ốm à?

III. PHÂN LOẠI CÂU

(Xem Diệp Quang Ban- Ngữ pháp tiếng Việt, tr. 106)
Ở đây chúng ta phân loại câu trên căn cứ cấu trúc cú pháp. Ngữ pháp học truyền thống
lấy kết cấu C-V làm cơ sở phân loại câu, nhưng do những quan điểm khác nhau về
cương vị và chức năng của kết cấu C-V mà kết quả phân loại không thống nhất.
Một số nhà nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt đã chia câu ra làm 2 loại là: câu đơn và
câu ghép. Một số tác giả khác lại quan niệm câu gồm 3 loại: câu đơn, câu trung gian
và câu ghép. Giáo trình này theo quan điểm phân loại câu thành 3 loại: câu đơn, câu
phức, câu ghép.
Việc phân loại này, một mặt đảm bảo tính hệ thống trong phân loại câu, mặt khác, phù
hợp với thực tiễn sư phạm. Sinh viên khoa Ngoại ngữ tiếp thu kiến thức này không bị
lạc lõng khi đối chiếu với ngữ pháp nhà trường của các ngôn ngữ Ấn - Âu.
Trước khi đi vào nghiên cứu cụ thể mỗi loại, ta thử xét các ví dụ sau:
Ví dụ 1:   Sinh viên ta // rất thông minh.
                    CN                VN
Câu này được làm thành từ một cụm chủ vị duy nhất.
Ví dụ 2:    Kẻ địch thất bại // là điều hiển nhiên.
                        CN                    VN
Câu này có 2 cụm chủ vị. Cụm chủ vị “Kẻ địch thất bại” (“kẻ địch” là chủ ngữ, “thất
bại” là vị ngữ) là cụm C-V phụ làm chủ ngữ cho câu. Nó nằm trong lòng cụm chủ vị
lớn hơn.
Ví dụ 3:    Ông ấy // tóc đã bạc.
                  CN           VN
Tương tự, câu này có 2 cụm C-V. Cụm C-V “tóc đã bạc” là cụm C-V phụ làm vị ngữ
cho câu. Nó bị bao chứa bên trong cụm chủ vị lớn.
Ví dụ 4:    Quyển sách mà anh mua cho tôi // rất hay.
                               CN                             VN
Câu này có 2 cụm C-V. Cụm C-V “anh mua cho tôi” là cụm C-V phụ làm định ngữ
(bổ nghĩa cho danh từ “quyển sách”). Nó bị bao chứa bên trong cụm C-V lớn hơn.
Ví dụ 5:    Không ai // biết ông bị xúc động.
                   CN                 VN
Câu này có 2 cụm C-V. Cụm C-V “ông bị xúc động” là cụm chủ vị phụ làm bổ ngữ
(bổ nghĩa cho động từ “biết”). Nó bị bao chứa bên trong cụm C-V lớn hơn.
Ví dụ 6:    Tuy tôi // đã nói nhiều nhưng nó // vẫn không nghe
Câu này được làm thành từ 2 cụm chủ vị. Ở đây, không cụm chủ vị nào bị bao chứa
bên trong cụm chủ vị nào, cả hai cùng tiếp xúc với nhau làm thành một cấu tạo ngôn
ngữ lớn hơn là câu chứa chúng.
Sau khi xét các ví dụ trên, ta nói: câu ở ví dụ 1 là câu đơn hai thành phần (câu đơn
bình thường); câu ở các ví dụ 2, 3, 4, 5 là câu phức; câu ở ví dụ 6 là câu ghép.
Từ đó ta lần lượt định nghĩa:
    * Nòng cốt câu là cụm chủ vị làm cơ sở cho câu đơn hai thành phần, nó giúp ta
nhận diện kiểu câu này. Đồng thời nó là cụm chủ vị nằm ngoài cùng, bao chứa những
cụm chủ vị khác trong câu phức.
    * Câu đơn bình thường là câu được làm thành từ một cụm chủ vị duy nhất có tư
cách là nòng cốt câu.
    * Câu phức là câu được làm thành từ hai cụm chủ vị trở lên, trong đó chỉ có một
cụm chủ vị là nòng cốt câu. Các cụm chủ vị còn lại bị bao chứa bên trong cụm chủ vị
làm nòng cốt câu và giữ vai trò thành phần câu. (Vì thế nó còn được gọi là câu phức
thành phần).
    * Câu ghép là câu được làm thành từ hai cụm chủ vị trở lên, mỗi cụm chủ vị đó
tương đương một nòng cốt câu đơn và chúng tiếp xúc với nhau làm thành những vế
trong câu ghép. Những cụm chủ vị là vế của câu ghép không bị bao chứa bên trong
cụm chủ vị khác, chúng ghép lại với nhau để làm thành câu.
B. CÁC THÀNH PHẦN CỦA CÂU

I. THÀNH PHẦN CHÍNH (THÀNH PHẦN NÒNG CỐT CÂU)

1. Chủ ngữ:
Là đối tượng được tường thuật ở vị ngữ và có những đặc trưng do vị ngữ biểu thị. Chủ
ngữ là thành phần chi phối sự xuất hiện của vị ngữ.
Về cấu tạo, cấu tạo của chủ ngữ trong câu tiếng Việt là rất đa dạng. Nói chung các từ
loại, các loại cụm từ đều có thể làm chủ ngữ. Nhưng do đặc trưng về mặt nội dung với
tư cách là “cái được thông báo” nên tần số xuất hiện của danh từ, cụm danh từ và đại
từ xưng hô ở phần này là lớn hơn cả.
Về mặt thông báo, trong tương quan với vị ngữ, chủ ngữ thường là “cái đã biết”, cái
được xác định. Vì thế, trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể có thể rút gọn thành
phần này.
Ví dụ:    Vả lại, nói cái gì bây giờ?
2. Vị ngữ:
Là bộ phận tường thuật về đặc trưng của chủ ngữ. Vị ngữ là thành phần chịu sự chi
phối của chủ ngữ.
Về cấu tạo, vị ngữ trong câu tiếng Việt cũng rất đa dạng.
Tất cả các kết cấu ngữ pháp đều có khả năng đảm nhiệm thành phần này. Nhưng phổ
biến nhất là ngữ động từ, ngữ tính từ. Nếu danh từ làm vị ngữ thường phải có kết từ
“là”.
Ví dụ:   Tôi là sinh viên.

II. THÀNH PHẦN PHỤ (THÀNH PHẦN NGOÀI NÒNG CỐT CÂU)

Có nhiều ý kiến và cách phân loại khác nhau về thành phần phụ của câu. Ở giáo trình
này, chúng tôi theo quan điểm chia thành phần phụ của câu ra làm các loại sau:
    - Trạng ngữ
    - Đề ngữ
    - Liên ngữ
    - Giải ngữ
    - Tình thái ngữ
1. Trạng ngữ: (UBKHXH: thành phần tình huống)
Trạng ngữ là thành phần phụ thường đứng ở đầu câu để bổ sung một ý nghĩa nào đó
về thời gian, địa điểm, mục đích, nguyên nhân, cách thức, phương tiện ... cho cả câu.
Nó được tách với nòng cốt câu bằng ngữ điệu (khi nói), hoặc có thể có trợ từ “thì”
hoặc dấu phẩy (khi viết).
* Trạng ngữ chỉ thời gian:
Ví dụ:    Năm nay, thời tiết không bình thường.
* Trạng ngữ chỉ không gian: (địa điểm, nơi chốn)
Ví dụ:    Trên tường, chúng tôi treo nhiều tranh ảnh.
Đặc biệt, những câu được cấu tạo bằng động từ tồn tại tiêu biến, vai trò của trạng ngữ
rất quan trọng và nhiều người thường nhầm thành phần này với chủ ngữ.
Ví dụ:    Trước cửa hang có một tảng đá.
            Trên bàn có lọ hoa.
Đối với loại câu đơn đặc biệt như trên, trạng ngữ chỉ nơi chốn là thành phần bắt buộc,
mang nội dung thông báo chính, không thể lược bỏ.
* Trạng ngữ chỉ tình huống:
Ví dụ:  - Dứt lời lý trưởng, quan phủ giương đôi mắt trắng dã nhìn vào mặt anh
Dậu.
* Trạng ngữ chỉ cách thức, phương tiện, trạng thái:
Ví dụ:   - Bằng đôi tay này, chúng ta sẽ làm ra tất cả.
            - Ngạc nhiên, tôi nhìn đồng hồ.
            - Sôi nổi, đồng chí Xuân đứng dậy phát biểu.
* Trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mục đích:
Ví dụ:  - Vì chuôm cho cá bén đăng
             Vì chàng thiếp phải đi trăng về mò.
           - Để mở rộng việc tuyên truyền, ông Nguyễn và những đồng chí của ông đã
ra tờ báo “Người cùng khổ”.
2. Đề ngữ: (Nguyễn Kim Thản: Khởi ngữ)
Là loại thành phần phụ của câu, đứng trước nòng cốt câu, được dùng để nêu lên một
vật, một đối tượng, một nội dung cần bàn bạc với tư cách là chủ đề của câu chứa nó.
Giá trị thông báo của câu thường tập trung ở phần này.
Giữa đề ngữ với phần câu tiếp theo có thể có trợ từ “thì” hay trợ từ “là” để nhấn
mạnh.
Ví dụ:   - Tôi thì tôi chẳng tin.
             - Cô Mây, chồng là người Bắc. (Câu này khác với câu: “Chồng cô Mây là
người Bắc”. Câu sau có đối tượng hướng đến là người chồng. Câu trước dù vẫn
thông báo “chồng cô Mây là người Bắc” nhưng đối tượng mà người nói thật sự
hướng đến là cô Mây)
            - Giàu, tôi đã giàu rồi.
*Lưu ý: Do chức năng nhấn mạnh, đề ngữ thường đứng ở đầu câu. Ở vị trí này, cần
phân biệt đề ngữ với trường hợp quan hệ giữa toàn thể với bộ phận trong quan hệ giữa
hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ.
Ví dụ:   - Chiếc xe này // lốp đã hỏng. (Chiếc xe - lốp)
                      CN                VN
             - Ông ấy // tóc đã bạc. (ông ấy - tóc)
                  CN             VN
Khác với:
            - Tấm áo ấy, con // thường vẫn mặc.
               Đề ngữ    CN             VN
            - Vấn đề này  tôi /// trình bày rồi.
                Đề ngữ      CN          VN
3. Tình thái ngữ:
(Diệp Quang Ban: Phụ ngữ; UBKHXH: thành phần than gọi ...)
Tình thái ngữ là thành phần phụ nhằm bổ sung ý nghĩa tình thái cho câu, nó biểu thị
thái độ, sự đánh giá của người nói. (Khác với trợ từ - chỉ bổ sung ý nghĩa tình thái cho
từ hoặc ngữ). Tình thái ngữ có vị trí tương đối tự do: có thể đứng ở đầu, ở giữa hoặc
cuối câu.
* Tình thái ngữ chỉ sự phủ định hoặc khẳng định của người nói.
Ví dụ:  - Đúng là ông ấy bận.
           - Không phải là nó mượn cuốn sách ấy.
           - Nó có nói thế thật.
* Tình thái ngữ chỉ sự đánh giá: tin cậy hoặc chỉ ý kiến (hình như, có lẽ, chắc chắn,
ít ra, nói trộm bóng ...)
Ví dụ:  - Hình như anh không được vui.
          - Chắc chắn là ông ấy bận.
          - Của đáng tội nó cũng đẹp.
          - Làm như vậy, theo ý tôi, là tốt rồi.
* Tình thái ngữ nêu lời gọi đáp, đưa đẩy: (hô ngữ)
Ví dụ:  - Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan.
          - Thưa Bác, năm nay, Bác bảy mươi chín!
          - Vâng, có ngay đây ạ.
4. Giải ngữ: (UBKHXH: thành phần chú thích)
Giải ngữ của câu thường đứng giữa hoặc đứng sau nòng cốt câu. Giải ngữ câu được
dùng trong câu để làm sáng tỏ thêm về một phương diện nào đó liên quan gián tiếp
đến câu, làm cho người ta hiểu câu nói đúng hơn, rõ hơn.
Về cấu tạo, giải ngữ có thể là một từ, một cụm từ chính phụ hoặc chủ vị, hay một
chuỗi cụm từ ... Trên chữ viết, nó được tách khỏi nòng cốt câu bằng dấu phẩy, dấu
ngang cách hoặc dấu ngoặc đơn; khi đọc, nó được đọc nhỏ hơn và lướt nhanh hơn
phần nòng cốt.
Ví dụ:  - Những vẻ nên thơ này - hiểu theo nghĩa hẹp - là chất liệu đầu tiên, trực
tiếp để sáng tạo nên thơ.
           - Bởi vì ... bởi vì ... (San cúi mặt bỏ tiếng Nam dùng tiếng Pháp) người ta lừa
dối anh.
5. Liên ngữ: (thành phần chuyển tiếp)
Liên ngữ thường đứng ở đầu câu, có khi đứng sau chủ ngữ. Liên ngữ được dùng để
nối ý của câu chứa nó với ý của câu đứng trước hoặc đứng sau, với ý của cả cụm gồm
nhiều câu đứng trước hoặc đứng sau câu ấy.
Liên ngữ thường do các quán ngữ sau đảm nhiệm: tóm lại, vả lại, nhìn chung, thật
vậy, tuy nhiên, ngược lại, vì thế ...
Ví dụ:  - Nhìn chung, các ý kiến đã đi đến thống nhất.
          - Tôi đã bảo Đích nhiều lần. Nhưng y không nghe.
          - Vấn đề này, trái lại, có tầm quan trọng rất lớn.
* Lưu ý: Giáo trình này xuất phát từ câu đơn bình thường để miêu tả thành phần câu.
Các câu đơn đặc biệt, câu phức, câu ghép cũng có những thành phần phụ trong kết cấu
của chúng.
C. CÁC KIỂU CÂU ĐƠN
    Giáo trình này chia câu đơn thành 3 loại: câu đơn bình thường, câu đơn đặc
biệt và câu dưới bậc.

I. CÂU ĐƠN BÌNH THƯỜNG

1. Định nghĩa:
Câu đơn bình thường là câu đơn do một kết cấu chủ vị tạo thành. Ông Diệp Quang
Ban (Ngữ pháp tiếng Việt - tr. 120) đã chia loại câu mà ta gọi là “câu đơn bình
thường” ra thành các loại nhỏ hơn: (a) câu đơn hai thành phần (chỉ có hai thành phần
duy nhất là chủ ngữ và vị ngữ), (b) câu đơn mở rộng nòng cốt câu (ngoài 2 thành phần
chính còn có các thành phần phụ), (c) câu đơn mở rộng thành phần câu (ngoài 2 thành
phần chính còn có các thành phần phụ của từ).
Ví dụ:  - Gió thổi.   (a)
          - Bấy giờ tôi mới mười sáu tuổi.  (b)
          - Cuốn sách Ngữ pháp tiếng Việt này là của tôi.  (c)
Ở đây chúng ta không đi sâu vào sự phân chia này. Thuật ngữ “bình thường” được sử
dụng trong thế đối lập với “đặc biệt”. Câu đơn bình thường là câu có thể tách ra được
hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ.
2. Phân loại:
Căn cứ vào cách cấu tạo của hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ, có thể chia câu đơn ra
mấy loại sau:
* Loại câu Danh - Động là loại câu trong đó chủ ngữ là danh từ (ngữ danh từ), hoặc
đại từ tương ứng, vị ngữ là động từ (ngữ động từ) hoặc đại từ tương ứng.
Ví dụ:  - Mây bay.
            - Tôi đi học.
* Loại câu Danh - Tính từ là loại câu trong đó chủ ngữ là danh từ (ngữ danh từ),
hoặc đại từ tương ứng, vị ngữ là tính từ (ngữ tính từ) hoặc đại từ tương ứng.
Ví dụ:  - Cái xắc xinh xinh.
          - Anh ấy rất chăm học.
* Loại câu Danh - là - Danh là loại câu trong đó chủ ngữ là danh từ (ngữ danh từ)
hoặc đại từ tương ứng, vị ngữ do từ “là” kết hợp với danh từ (ngữ danh từ) tạo thành.
Ví dụ:   - Đà Nẵng là quê hương tôi.
           - Bố tôi là nhà báo.
* Ngoài các loại chủ yếu trên đây, còn có các loại sau:
             Động - là - Danh
             Động - là - Động
             Tính - là - Tính
Ví dụ:  - Tập thể dục là một việc cần thiết.
          - Hay nói ầm ĩ là con vịt bầu.
          - Thẳng thắn là rất tốt.

II. CÂU ĐƠN ĐẶC BIỆT

1. Định nghĩa:
Câu đơn đặc biệt được tạo bởi một từ, một cụm từ chính phụ hoặc một cụm từ đẳng
lập, không chứa cụm từ có quan hệ chủ vị làm nòng cốt câu.
2. Phân loại:
Câu đơn đặc biệt thường được phân loại theo bản tính từ loại của từ - thành tố chính.
Có hai kiểu là: câu đặc biệt danh từ và câu đặc biệt vị từ.
a) Câu đặc biệt danh từ: có trung tâm cú pháp chính là danh từ, cụm danh từ (đẳng
lập và chính phụ).
Ví dụ:   - Bom tạ.
           - Nước!
           - Hai phở!
           - Tiếng thu; Mùa lạc. (nhan đề tác phẩm)
b) Câu đặc biệt vị từ: có trung tâm cú pháp chính là động từ, tính từ hay cụm động
từ, cụm tính từ (đẳng lập và chính phụ).
Ví dụ:   - Ngã!
            - Cháy nhà!
            - Rét quá.
            - Không dám.
            - Cám ơn.
            - Còn tiền.
*Lưu ý: Câu đặc biệt cũng có thể có thành phần phụ của câu cho nó.
Ví dụ:      - Năm ấy       mất mùa.
            Trạng ngữ   nòng cốt đơn đặc biệt
              - Trước sân    trồng    hai cây  cam.
               Trạng ngữ               nòng cốt đơn đặc biệt

III. CÂU DƯỚI BẬC (HAY CÒN GỌI LÀ NGỮ TRỰC THUỘC)

1. Định nghĩa:
Câu dưới bậc là một câu tương đương bộ phận của một câu nào đó lân cận hữu quan
được tách rời ra nhằm một mục đích nào đó. (thường có tính chất tu từ hoặc do hoàn
cảnh khẩu ngữ).
Ví dụ:  - Sáng hôm sau. Hắn thức dậy trên cái giường nhà hắn.
          - Một người qua đường đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.
          - Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười.
* Lưu ý: Việc viết ra câu dưới bậc đòi hỏi phải cân nhắc, suy nghĩ về cái giá trị tu từ
mà người đọc sẽ chấp nhận. Nếu không có được những giá trị ấy thì câu sẽ là câu què,
câu cụt.
2. Phân biệt câu đặc biệt và câu dưới bậc:
* Giống nhau: đều không hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp. Không có thể phân câu ra hai
thành phần chủ ngữ và vị ngữ.
* Khác nhau:
    - Câu đặc biệt có nội dung tương đối độc lập.
    - Câu dưới bậc: bị lệ thuộc vào các câu trước và sau nó.
Ví dụ: Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười.
         Câu dưới bậc “Cả tiếng cười” chỉ có thể hiểu được khi có câu “Tiếng hát
ngừng” đứng bên cạnh.
D. CÁC KIỂU CÂU PHỨC

I. KHÁI NIỆM
    Có hai cách hiểu rộng và hẹp về thuật ngữ câu phức.
1. Hiểu theo nghĩa rộng:
Câu phức là câu có từ hai kết cấu chủ vị trở lên. Vậy ở đây câu phức bao gồm cái gọi
là câu phức thành phần và câu ghép.
Ví dụ:  - Hàng hóa do chúng tôi làm ra // rất tốt (a)
          - Gió thổi, mây tan (b)
2. Hiểu theo nghĩa hẹp:
Ở giáo trình này, chúng ta sử dụng thuật ngữ câu phức theo nghĩa hẹp: câu phức thành
phần (a). Kiểu câu (b) là câu ghép.
Câu phức thành phần là câu có từ hai kết cấu chủ vị trở lên, trong đó chỉ có một kết
cấu chủ vị làm nòng cốt câu, các kết cấu chủ vị còn lại giữ vai trò thành phần phụ của
câu.
Ví dụ:  - Điều mà anh nói với tôi là đúng.
          - Anh đến được là tốt rồi.

II. PHÂN LOẠI

    Ta phân loại và gọi tên câu phức căn cứ vào cụm chủ vị phụ làm thành phần
câu.
1. Câu phức chủ ngữ:
Là câu phức có chủ ngữ của nòng cốt câu là một kết cấu chủ vị.
Ví dụ: - Mỹ / thua // đã rõ ràng.
               CN                VN
             C - V
2. Câu phức vị ngữ:
Là câu phức có vị ngữ của nòng cốt câu là một kết cấu chủ vị.
Ví dụ: Chiếc xe này // lốp / đã hỏng.
                 CN                    VN
                                       C - V
3. Câu phức trạng ngữ:
Là câu phức có thành phần trạng ngữ là một kết cấu chủ vị.
Ví dụ:         Khi      nước nhà được thống nhất, tôi // mới 8 tuổi.
                                    trạng ngữ            CN          VN
                                                                         C - V
4. Câu phức định ngữ:
Là câu phức có định ngữ (thành phần phụ bổ nghĩa cho danh từ) là kết cấu chủ vị.
Ví dụ:    Vấn đề do anh ấy nêu ra// vẫn chưa được giải quyết.

                            (C-V) 


                                    CN                         VN
5. Câu phức bổ ngữ:
Là câu phức có thành phần bổ ngữ (thành phần phụ bổ nghĩa cho động từ, tính từ) là
kết cấu chủ vị.
Ví dụ:     Tôi // nghĩ rằng  anh ấy đúng.

                 
E. CÁC KIỂU CÂU GHÉP

I. KHÁI NIỆM:

 Câu ghép là câu được làm thành từ hai cụm chủ vị trở lên, mỗi cụm chủ vị đó tương
đương một nòng cốt câu đơn và chúng tiếp xúc với nhau làm thành những vế trong
câu ghép. Những cụm chủ vị là vế của câu ghép không bị bao chứa bên trong cụm chủ
vị khác, chúng ghép lại với nhau để làm thành câu.

II. PHÂN LOẠI:

Để phân loại câu ghép người ta căn cứ vào các phương tiện liên kết các vế câu. Ông
Diệp Quang Ban đã chia câu ghép ra làm các loại như sau: Ông Diệp Quang Ban đã
chia câu ghép ra làm các loại như sau:

1. Câu ghép đẳng lập:


Là câu ghép mà trong đó các vế câu bình đẳng với nhau về ngữ pháp và liên kết với
nhau bằng các kết từ đẳng lập, các kết từ thường nằm giữa các vế câu (đứng đầu vế
cuối).
Căn cứ vào các kết từ và ý nghĩa của chúng, người ta chia câu ghép đẳng lập thành:
* Câu ghép có quan hệ liệt kê (sử dụng kết từ “và”).
Ví dụ: Chiếc thuyền giấy rách tan và chú lính dù chìm nghỉm.
* Câu ghép có quan hệ nối tiếp (sử dụng các kết từ “và, rồi”).
Ví dụ:   - Gió mùa đông bắc về  và  trời trở rét.
           - Một chiếc xe dừng lại  rồi  một chiếc khác đến đỗ bên cạnh.
* Câu ghép có quan hệ lựa chọn (sử dụng kết từ “hay, hay là, hoặc”.
Ví dụ:  - Anh làm  hay  tôi làm?
          - Hoặc anh phải tuân theo, hoặc anh phải chết.
* Câu ghép có quan hệ đối chiếu (sử dụng kết từ “còn, mà, và”).
Ví dụ:   - Cây muốn lặng  mà  gió chẳng đừng.
           - Vợ anh không nói gì  và  anh cũng im lặng.
2. Câu ghép chính phụ:
Là câu ghép mà hai cụm chủ vị làm vế câu có sự phụ thuộc lẫn nhau, gắn bó với nhau
tương đối chặt chẽ bằng các cặp kết từ chính phụ. Giữa hai vế câu có quan hệ chính
phụ. Và trật tự thông thường là vế phụ đứng trước, vế chính đứng sau. (qui ước k =
kết từ, dấu sổ nghiêng chỉ ranh giới hai vế):
k1 {CIV}1 / k2 {CIV}2; {CIV}2 / k1 {CIV}1
Những cặp kết từ chuyên dụng trong tiếng Việt:
a) Chỉ nguyên nhân - hệ quả: vì, bởi vì, do, tại, bởi ... cho nên, mà ...
b) Chỉ điều kiện / giả thiết - hệ quả: nếu, hễ, miễn, gia (mà), giả sử ... thì
c) Chỉ sự nhượng bộ - tăng tiến: tuy, mặc dù, dù, thà ... nhưng ...
d) Chỉ mục đích - sự kiện: để ... thì ...
Ví dụ:  - Vì nó ốm nên nó phải đi bệnh viện.
          - Nếu trời mưa thì tôi ở nhà.
          - Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. (lược kết từ “nhưng”)
          - Để họ có thể đến kịp giờ thì chúng ta phải mang xe đến đón.
3. Câu ghép qua lại:
Là câu ghép không chứa các kết từ chỉ rõ quan hệ giữa hai vế mà hai vế được ghép lại
bằng cặp phụ từ hô ứng tạo ra quan hệ qua lại.
Ta đã biết phụ từ - cụ thể ở đây là phó từ - là những từ đi kèm với động từ, tính từ,
chúng có chức năng bổ nghĩa cho động từ, tính từ. Trong câu ghép qua lại, hai phó từ
ở hai vế câu ngoài chức năng trên, nó còn có chức năng liên kết.
Các cặp phó từ hô ứng thường gặp:
- có ... mới ...; vừa (mới) ... đã ...; chưa ... đã ...; chỉ có ... mới; không những ... mà còn
...; càng ... càng ...
Ví dụ: - Nó chưa đỗ ông nghè, nó đã đe hàng tổng.
         - Nhãn vừa mới có cùi, trẻ con đã vặt sạch.
         - Bạn ấy không chỉ thông minh mà bạn ấy còn chăm chỉ.
         - Họ càng dỗ, nó càng khóc.
Ngoài các cặp phó từ còn có các cặp đại từ hô ứng cũng có thể làm phương tiện liên
kết trong câu ghép qua lại.
Ví dụ:  - Địch đi đến đâu thì nó giết hại tàn phá đến đó.
          - Ngày trước chị ghét anh ấy bao nhiêu thì ngày nay chị yêu anh ấy bấy
nhiêu.
4. Câu ghép chuỗi:
Là câu ghép mà các vế câu nối kết với nhau không bằng các từ liên kết (kết từ, phó từ,
đại từ). Vì không có từ liên kết nên mối quan hệ ngữ pháp giữa các vế trong kiểu câu
ghép này thường chỉ xác định được đúng (hoặc gần đúng) trong ngữ cảnh và tình
huống. Và việc tách các vế của câu ghép chuỗi ra thành một câu riêng gần như không
có trở ngại gì.
* Câu ghép chuỗi theo quan hệ đẳng kết: các vế câu có quan hệ bình đẳng không
phụ thuộc vào nhau trong một chỉnh thể thống nhất.
Ví dụ: - Mây bay, gió thổi.
         - Con gái đi qua nhìn anh niềm nở, trẻ con thấy anh tíu tít bám quanh, người
già thấy anh tươi cười mừng rỡ ...
* Câu ghép chuỗi theo quan hệ ngữ nghĩa đối sánh: các vế câu bình đẳng với nhau
nhưng quan hệ giữa chúng rất khắng khít, phụ thuộc.
Ví dụ:   + Sáng mưa, chiều cũng mưa.
           + Mình dốt, thổ công nhà nó còn dốt hơn.
           + Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
* NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH CẦN NẮM VỮNG
    - Khái niệm câu, đặc điểm của câu.
    - Các thành phần chính và thành phần phụ của câu.
    - Câu đơn, các loại câu đơn.
    - Câu phức, các loại câu phức.
    - Câu ghép, các loại câu ghép.
 Phần II
TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA – NGỮ DỤNG – PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT

Chương một
TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA – NGỮ DỤNG TIẾNG VIỆT

Bài 7. NGỮ NGHĨA CỦA TỪ

Trong cách hiểu khái quát nhất, mỗi một từ thường có bốn thành phần nghĩa (ý nghĩa
biểu vật, ý nghĩa biểu niệm, ý nghĩa biểu thái, ý nghĩa cấu trúc) làm nên ý nghĩa từ
vựng của một từ.
Ví dụ:    “Loạt” - danh từ, tập hợp nhiều vật cùng loại xuất hiện cùng một lúc
            “Loãng” - tính từ, ở trạng thái nhiều nước, ít cái hoặc độ đậm đặc thấp
            “Mời” - động từ, tỏ ý mong muốn người khác làm việc gì mộtcách lịch sự, trân
trọng.
Ở mỗi từ, bao bọc bên ngoài lớp nghĩa từ vựng còn có một lớp nghĩa mờ nhát hơn do
quan hệ liên tưởng giữa từ đó với các từ khác trong hệ thống từ vựng mà có. Đó là ý
nghĩa liên hội.
Ví dụ:  “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
          Con thuyền xuôi mái nước song song
      Thuyền về, nước lại sầu trăm ngả 
    Củi một cành khô lạc mấy giòng”
                                    (Huy Cận - Tràng giang)
Đã là tràng giang - sông dài thì thường phải là sóng to, gió cả, vậy mà ở đây chỉ có
sóng gợn. Cái gợn quá nhỏ nhoi, hoàn toàn không tương xứng với sông dài trời rộng
càng gợi ra cảm giác bốn bề trời nước mêng mang ...
Hiện nay dưới ánh sáng của ngữ dụng học ta có thể nói trong nghĩa từ vựng của một
từ có hai phần là tiền giả định - điều kiện để sử dụng nó và phần nghĩa thông báo.
Ví dụ:   -   “Mẹ” - có ba nét nghĩa:
                 (1) là phụ nữ,
                 (2) có con,
                 (3) trong quan hệ với con.
            -  “Cha” - có ba nét nghĩa:
                 (1) là đàn ông,
                 (2) có con,
                 (3) trong quan hệ với con.
Giữa hai từ “cha” - “mẹ” có sự khác biệt ở nghĩa (1) và đây là điều kiện để sử dụng
chúng nên đó là tiền giả định, các nét nghĩa (2) và (3) là phần nghĩa thông báo.
Ngoài ra, khi xét về kiểu quan hệ ngữ nghĩa trong từ và mối quan hệ về nghĩa các từ
trong hệ thống từ vựng ta gặp các hiện tượng nhiều nghĩa, đồng âm, đồng nghĩa, trái
nghĩa, trường nghĩa.

I. TỪ NHIỀU NGHĨA

1. Khái niệm
Các từ sau đây thường được coi là từ nhiều nghĩa:
     DỄ:
          1. Không đòi hỏi phải có nhiều điều kiện hoặc tốn nhiều công sức mới có được,
mới làm được, mới đạt kết quả (Việc dễ xảy ra. Bài toán dễ)
          2. Tính cách con người, không đòi hỏi nhiều để có thể hài lòng (Tính anh ấy dễ)
          3. Có nhiều khả năng đúng như thế (Bây giờ dễ đã 6 giờ. Dễ mấy người nghĩ
như thế)
    ĂN:
        1. Hoạt động nhai và nuốt thức nuôi sống (Ăn có nhai, nói có nghĩ)
        2. Tiếp nhận cái cần thiết cho sự hoạt động, đối với máy móc, phương tiện vận
tải (Xe này ăn xăng lắm. Tàu đang ăn hàng ngoài cảng)
        3. Nhận lấy để hưởng (Ăn lương tháng. Ăn hoa hồng)
        4. Phải nhận lấy, phải hứng chịu cái không hay, cái tác hại. (Ăn đòn, Ăn đạn)
        5. Giành về phần mình hơn, phần thắng (Ăn giải. Ăn nhau ở tinh thần)
        6. Hấp thu cho thấm, cho nhiễm vào trong bản thân (Da ăn nắng. Cá không ăn
muối cá ươn)
        7. Gắn chặt, dính chặt vào nhau, khớp với nhau. (Hồ dán không ăn. Phanh không
ăn)
Qua những ví dụ này có thể thấy từ nhiều nghĩa phải là:
      + Có ít nhất 2 nghĩa trở lên.
      + Có thể “di chuyển” từ chỗ biểu đạt đối tượng này sang chỗ biểu đạt những đối
tượng khác, từ chỗ có nghĩa này có thêm những nghĩa khác.
Chúng ta thống nhất cách hiểu phổ biến về từ nhiều nghĩa như sau:
Từ nhiều nghĩa là từ có thể biểu đạt (gọi tên) nhiều đối tượng và diễn đạt những hiểu
biết khác nhau về các đối tượng đó, đống thời các ý nghĩa của từ có mối liên hệ với
nhau và được sắp xếp theo một tổ chức nào đó.
Trong Tiếng Việt, thống kê qua”Từ điển Tiếng Việt”, có khoảng 33% là từ nhiều
nghĩa.
2. Đặc điểm của sự chuyển nghĩa trong tiếng Việt
Từ nhiều nghĩa hình thành do sự chuyển nghĩa. Lúc đầu từ chỉ mang một nghĩa nào
đó, trong quá trình sử dụng từ có thêm những ý nghĩa mới. Có sự chuyển ngữ này là
do nhận thức của người bản ngữ về mồi quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong thế
giới khách quan và do tính chất tiết kiệm trong ngôn ngữ. Sự chuyển nghĩa trong
Tiếng Việt mang những đặc điểm sau:
a. Có khi nghĩa biểu vật đầu tiên không còn nữa:
Ví dụ: - ”Đăm chiêu”
             Nghĩa cũ:”Bên phải và bên trái”
             Nghĩa hiện dùng:”Có vẻ đang bận lòng suy nghĩ băn khoăn nhiều bề.”
          - “Đểu cáng”
              Nghĩa cũ: “Người khiêng cáng”
              Nghĩa hiện dùng: “Rất xỏ xiên”, “Lừa đảo đến mức bất kể đạo đức”.
b. Phần lớn nghĩa của từ biến chuyển theo lối tỏa ra, các nghĩa phái sinh từ một
nghĩa gốc (như ở từ “đầu” ... đã nêu trên); Nhưng cũng có khi nghĩa của từ biến
chuyển theo lối móc xích:
       Ví dụ 1: Thẻ
(1)   Mảnh tre viết chữ (Ngày xưa viết trên thẻ tre; Vào đền xin
 thẻ)
(2) Mảnh ngà voi ghi chức danh quan lại (Thẻ ngà đeo trức
 ngực)
(3) Giấy chứng nhận tư cách thành viên của một tổ chức chính
trị, xã hội. (Thẻ Đoàn viên; Thẻ sinh viên; Thẻ nhà báo)
c. Sự chuyển nghĩa làm cho nghĩa của từ được mở rộng; Nhưng cũng có khi làm
cho nghĩa của từ bị thu hẹp lại.

Ví dụ:   -   “Phản động”


                Nghĩa cũ: “Hành động ngược lại”
                Nghĩa hiện dùng: “Hoạt động chống lại Cách Mạng, chống lại nhân dân”
            - “Hủ hóa”
               Nghĩa cũ: “Biến thành hư hỏng hoặc làm cho hư hỏng, mất phẩm chất”
               Nghĩa hiện dùng: “Có quan hệ nam nữ bất chính”
d. Sự chuyển nghĩa có thể làm thay đổi ý nghĩa biểu thái.
Ví dụ:  -  “Tếch” Nghĩa cũ: “Ra đi” - Sắc thái trung hoà.
               Nghĩa hiện dùng: “Bỏ đi hoặc bị đuổi đi” - Sắc thái xấu

            -  “Đểu cáng” Nghĩa cũ có sắc thái trung hòa;


                   Nghĩa hiện dùng có sắc thái xấu.
3. Hai phương thức chuyển nghĩa của từ
Hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến trong các ngôn ngữ cũng như trong tiếng Việt
là ẩn dụ và hoán dụ (Ẩn dụ từ vựng và hoán dụ từ vựng).
a. Ẩn dụ :  Ẩn dụ là cách lấy tên gọi của đối tượng này gọi tên đối tượng kia dựa vào
sự giống nhau nào đó giữa hai đối tượng.
Ví dụ:
          - Tim (người)  tim sen, tim đèn, tim đường.
         (Giống nhau về vị trí và chức năng: đều ở vị trí trung tâm của đối tượng và có
vai trò quan trọng đối với sự sống, sự tồn tại của đối tượng)
         - Răng (người, động vật)  răng lược, răng cưa, răng bừa. (Giống nhau về cấu
tạo hình thể).
b. Hoán dụ: Hoán dụ là cách lấy tên gọi của đối tượng này gọi tên đối tượng kia dựa
vào một mối quan hệ lôgich khách quan nào đó giữa hai đối tượng.
- Hoán dụ dựa trên quan hệ bộ phận - toàn thể:
 Các từ “chân”, “tay”, “mặt”, “miệng” trong các ngữ cảnh sau đây đều chỉ người:
                 + “có chân trong đội bóng đá”.
                 + “một tay buôn bán có hạng”.
                 + “đủ mặt anh tài”.
                 + “nhà có bảy miệng ăn”.
- Hoán dụ dựa trên quan hệ vật chứa - vật bị chứa:
Nhà: công trình kiến trúc để ở (Nhà mới xây)  nhà: vợ hoặc chồng của người nói
(Nhà tôi đi vắng).
- Hoán dụ dựa trên quan hệ dụng cụ chuyên dùng và người sử dụng:
                 +  cây bút trẻ   nhà văn trẻ
                 +  cây vi-ô-lông  nhạc công vi-ô-lông
                 +  búa liềm   công nông.

II. HIỆN TƯỢNG ĐỒNG ÂM

1. Khái niệm
Đồng âm là hiện tượng có thể xảy ra ở các cấp độ ngôn ngữ (từ đồng âm với từ, hình
vị đồng âm với hình vị...), có thể xảy ra giữa các cấp độ ngôn ngữ (từ đồng âm với
hình vị, cụm từ đồng âm với từ...). Trong phần này chúng tôi chỉ đề cập đến các từ
đồng âm.
Trong các ngôn ngữ nói chung có bốn dạng đồng âm là đồng âm từ vựng học, đồng
âm hình thái học, đống âm ngữ âm học và từ đồng hình.
Vì tiếng Việt không biến hình nên có đa số là những đơn vị đồng âm từ vựng học,
những từ nào đồng âm với nhau thì luôn luôn đồng âm trong mọi ngữ cảnh.
Ví dụ:     - Đồng1: Kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, dẫn điện và dẫn nhiệt
tốt. (Nồi đồng; Dây điện đồng)
             - Đồng2: Đơn vị tiền tệ. (Một đồng bạc trắng)
             - Đồng3: Khoảng đất rộng và bằng phẳng để canh tác.(Vác cuốc ra đồng)
             - Đồng 4: Người được linh hồn người chết nhập vào để nói những điều bí ẩn
trong số kiếp con người (theo quan niệm mê tín). (Ông đồng bà cốt; Lên đồng)
             - Đồng 5: Cùng như nhau. (Vải đồng màu; Hai bên đồng sức)
             - Vạc1: Chim có chân cao, cùng họ với diệc, cò, thường đi ăn đêm,kêu rất to.
(Vẳng nghe chim vạc kêu chiều.)
             - Vạc 2: Đồ dùng để nấu, giống cái chảo lớn và sâu. (Vạc dầu)
             - Vạc 3: Giát giường (Vạc giường; Bộ vạc tre).
             - Vạc 4: Trạng thái của than củi khi cháy đã gần tàn.(Than trong lò đã vạc)
             - Vạc 5: Hoạt động làm cho lìa ra bằng lưỡi dao sắc theo chiều nghiêng trên
bề mặt sự vật.(Thân cây bị vạc nham nhở)
Đến đây có thể khái quát đồng âm là những từ giống nhau về hình thức âm thanh
nhưng khác nhau về ý nghĩa.
2. Phân biệt hiện tượng đồng âm với từ nhiều nghĩa
Vì đồng âm với nhiều nghĩa có sự giống nhau là cùng trong một hình thức ngữ âm lại
có những ý nghĩa khác nhau nên dễ có sự nhầm lẫn.
Dưới đây là sự phân biệt cần thiết:
a. Nếu như ở từ nhiều nghĩa, giữa các nghĩa có mối liên hệ nào đó thì ở từ đồng
âm, giữa các nghĩa không có mối liên hệ nào.
b. Một từ chuyển nghĩa sẽ trở thành một từ nhiều nghĩa. Nhưng có trường hợp
từ chuyển nghĩa đến một lúc nào đó mà mối liên hệ về nghĩa không cón nữa thì ta
sẽ có từ đồng âm.
Theo các nhà nghiên cứu Mai Ngọc Chữ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến trong
công trình “Cơ sở Ngôn ngữ học và Tiếng Việt” (Nxb ĐH và GDCN. H. 1992) có thể
kể tới những trường hợp như:
    - Quà 1: Món ăn ngoài bữa chính.
    - Qùa 2: Vật tặng cho người khác.
    - Cây 1: Thực vật có thân lá rõ rệt.
    - Cây 2: Một lá bài (cây xì cơ).
    - Cây 3: Một lượng vàng.
Do đó, trong một chừng mực có thể nói hiện tượng đồng âm là sự “tới giới hạn” của
hiện tượng nhiều nghĩa.
3. Những con đường hình thành các đơn vị đồng âm trong tiếng Việt
a. Do sự phân hóa ý nghĩa ở từ nhiều nghĩa. Khi có sự đứt đoạn trong quá trình
chuyển nghĩa sẽ dẫn đến hiện tượng đồng âm.
b. Do sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Ví dụ: - ba (số đếm, số thứ tự)
          ba (từ chỉ quan hệ gia đình, con gọi người sinh ra mình, nam giới)
         - bác (từ chỉ quan hệ gia đình, con của người em gọi anh chị của cha mẹ mình).
         bác (một cách làm chín trứng).
         bác (bỏ, không chấp nhận)
c. Do sự vay mượn các từ nước ngoài
Ví dụ:   - la (con la, la thét, bay la) la (nốt nhạc la - vay mượn)
           - đô (đô vật) đô (nốt nhạc đô - vay mượn)
           - ban (sốt phát ban, ban phát; ban trưa, ban văn, ban võ)
             ban (quả bóng - vay mượn)
d. Do sự rút gọn                             
Ví dụ:  - lý (hát lý, lý lẽ) lý (môn Vật lý)
           - đá (đất đá, đấm đá). đá (nước đá)

III. ĐỒNG NGHĨA

1. Khái niệm
Hiện tượng đồng nghĩa có mặt trong hệ thống ngôn ngữ và trong hoạt động lời nói.
Đó là hiện tượng đồng nghĩa từ vựng và đồng nghĩa lời nói. Chẳng hạn, trong phát
ngôn “Qua nhân vật bà cụ Tứ, tác giả “Vợ nhặt” muốn thể hiện tấm lòng thương con
vô hạn của một bà mẹ nghèo”, thì cụm từ “tác giả “Vợ nhặt”” đồng nghĩa với “nhà
văn Kim Lân” - đây là hiện tượng đồng nghĩa lời nói. Trong khuôn khổ bài học,
chúng ta chỉ tìm hiểu hiện tượng đồng nghĩa từ vựng.
Các từ sau đây “Ăn”, “xơi”, “chén”. “mời”, “hốc” vẫn được coi là từ đồng nghĩa:
“ĂN” - Hoạt động, của người và động vật, nhai và nuốt thức nuôi sống nói chung. (Ăn
trông nồi, ngồi trông hướng).
 
“XƠI” - Hoạt động, của người, đưa vào miệng thức nuôi sống nói chung, cách nói
lịch sự, trang trọng.(Mời chú ở lại xơi cơm).
 
“CHÉN” - Hoạt động, của người, nhai và nuốt thức nuôi sống nói chung, kèm uống
rượu, coi như một thú vui, dùng trong khẩu ngữ. (Chén cỗ.)
 
“MỜI” - Hoạt động, của người, đưa vào miệng thức nuôi sống nói chung, cách nói lễ
phép, trang trọng, người nói dùng cho người đối thoại. (Bà mời cơm ạ.)
 
“HỐC” - Hoạt động, của người và động vật, nhai và nuốt thức nuôi sống nói chung,
cách ăn thô bạo, tham lam, được dùng với ý mỉa mai. (Hốc nhanh lên rồi còn đi!)
nhưng không thể thay thế cho nhau trong những ngữ cảnh khác nhau. Cũng như vậy
“cho”, “biếu”, “tặng” vẫn được coi là đồng nghĩa, nhưng không thể nói: “Bố biếu cho
con món quà đây này!”
Hoặc “chết”, “mất”, “qua đời”, “tắt thở”, “tạ thế”, “hy sinh”, “từ trần”, “khuất”,
“khuất núi”, “yên nghỉ”, “quy tiên”, “băng hà”, “ “thăng hà”, “chầu Chúa”, “chầu
Trời”, “chầu Phật”, “bỏ xác”, “thác”, “ngoẻo” ... vẫn được coi là từ đồng nghĩa mặc
dù không thể thay thế cho nhau trong nhiều trường hợp cụ thể. Tuy nhiên phải thấy
rằng loạt từ này đều biểu thị một khái niệm chung là “chấm dứt quá trình sống”.
Có thể thống nhất cách hiểu sau: Đồng nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa, nhưng
khác nhau về âm thanh, biểu thị các sắc thái khác nhau của một khái niệm.
2. Phân loại từ đồng nghĩa
Nói đến từ đồng nghĩa là nói đến sự đồng nhất về nghĩa, do đó tiêu chí để phân loại
phải là mức độ đồng nhất về ý nghĩa của chúng.
a. Từ đồng nghĩa tuyệt đối:  Là những từ đồng nhất về ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu
niệm, ý nghĩa biểu thái.
Ví dụ 1: Máy bay, phi cơ, tàu bay.
             Xe lửa, xe hỏa, tàu lửa, tàu hỏa, hỏa xa
Ví dụ 2: lợn, heo; vừng, mè; xa, ngái; thấy, chộ
b. Đồng nghĩa tương đối: Là những từ về cơ bản là đồng nghĩa nhưng khác nhau ở
một hoặc một vài nét nghĩa sắc thái.
Ví dụ 1:  “ăn” - sắc thái trung hòa.
             “xơi" - sắc thái lịch sự, trang trọng.
             “mời” - sắc thái lễ phép, kính trọng
             “chén” - sắc thái thân mật
             “hốc” - sắc thái khinh bỉ, miệt thị
Ví dụ 2: lều, túp, trại, nhà, biệt thự, lâu đài, dinh, dinh thự
Ví dụ 3: trình, trình bày, bẩm, bày tỏ, phát biểu, nói, mở miệng, khua lưỡi, múa lưỡi,
múa miệng, khua môi, múa mép, ba hoa thiên đế, ba hoa, tán ...

IV. TRÁI NGHĨA

1. Khái niệm
Trong thực tế khách quan, các sự vật, hiện tượng chứa đựng những mặt đối lập nhau.
Các từ trái nghĩa phản ánh sự đối lập, phân cực thực tế khách quan trong nhận thức
của con người.
Trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập nhau về ý nghĩa, biểu đạt những
khái niệm tương phản về logic nhưng có quan hệ tương liên.
Ví dụ 1: MẠNH - YẾU
           + Cùng chỉ một loại tính chất là sức mạnh.
           + Biểu đạt hai khái niệm tương phản là trên và dưới mức bình thường
Ví dụ 2: ĐẦU - CUỐI
         + Cùng chỉ về vị trí của sự vật hoặc vị trí của thời điểm.
         + Biểu đạt hai khái niệm tương phản: so với tổng thể, cái nhìn thấy trước - cái
nhìn thấy sau hay cái xảy ra trước - cái xảy ra sau, (có một khoảng cách không gian
hoặc thời gian ở giữa).
Ví dụ 3: “ẨN”
        + Trạng thái hoạt động, có tính chủ động,
        + Hình ảnh của sự vật, hiện tượng,
        + Giấu mình vào nơi kín đáo.
          “HIỆN”
        + Trạng thái hoạt động, có tính chủ động,
        + Hình ảnh của sự vật, hiện tượng,
        + Làm cho mình trở nên dễ nhìn thấy.
Qua đó có thể thấy những trường hợp sau đây không phải là từ trái nghĩa: anh hùng -
không anh hùng; có phương tiện - không có phương tiện.
2. Những đặc điểm cơ bản của các từ trái nghĩa
a. Trừ nét nghĩa bị lưỡng cực hóa, các từ trái nghĩa phải đồng nhất với nhau và đồng
nhất với các từ đồng nghĩa tương ứng ở tất cả các nét nghĩa khác. Chẳng hạn ở hai từ
“ẩn” và “hiện” vừa kể trên thì các nét nghĩa thứ ba là nét nghĩa tương phản về lôgich,
tức là những nét nghĩa bị lưỡng cực hóa. Hai nét nghĩa còn lại của chúng đều đồng
nhất với nhau. Đồng thời, đồng nghĩa với “ẩn” là “ẩn giấu” cũng có ba nét nghĩa
tương tự; Đồng nghĩa với “hiện” là “xuất hiện” cũng có ba nét nghĩa tương tự với
“hiện”
b. Các từ trái nghĩa hay các từ đồng nghĩa đều ở chung trong một trường nghĩa

  3. Hiện tượng trái nghĩa và hiện tượng đồng nghĩa đều mang tính hàng loạt - Hàng
loạt từ đồng nghĩa với nhau ở cực này trái nghĩa với hàng loạt từ đồng nghĩa với nhau,
ở cực kia:
V. TRƯỜNG NGHĨA

1. Khái niệm
Tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng thể hiện qua những tiểu hệ thống ngữ nghĩa
trong lòng từ vựng. Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa này được gọi là một trường nghĩa.
Trường nghĩa là một tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa.
Ví dụ:  Tập hợp từ: “giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, canh, khắc, tiết, mùa” ... là
trường nghĩa chỉ thời gian.
2. Phân loại
Theo Đỗ Hữu Châu (Từ vựng - Ngữ nghĩa tiếng Việt - GD - H- 1981) có các loại
trường nghĩa sau:
    - Trường nghĩa dọc (quan hệ trực tuyến, quan hệ hệ hình) bao gồm trường nghĩa
biểu vật và trường nghĩa biểu niệm
    - Trường nghĩa ngang (quan hệ hình tuyến, tuyến tính, quan hệ ngữ đoạn)
    - Trường nghĩa liên tưởng
a. Trường nghĩa biểu vật là một tập hợp từ đồng nhất về ý nghĩa biểu vật.
Ví dụ: Trường nghĩa biểu vật chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, trắng, đen, xanh, xanh
lục, xanh dương, xanh da trời, xanh thiên thanh.
b. Trường nghĩa biểu niệm là một tập hợp từ có chung một cấu trúc biểu niệm.
Ví dụ: Trường nghĩa biểu niệm “vật thể nhân tạo”, “thay thế hoặc tăng cường cho một
thao tác lao động”, “cầm tay”: “dao”, “cưa”, “búa”, “rìu”, “hái”, “đục”, “dùi”,
“chàng”, “khoan”, dũa”, “bào” ...
c. Trường nghĩa ngang là một tập hợp từ, trong đó có một từ được lấy làm gốc,
những từ còn lại kết hợp được với nó trên hàng ngang, tạo thành những chuỗi
tuyến tính chấp nhận được trong ngôn ngữ.
Ví dụ: Lấy từ “tay” làm gốc, ta có những từ đứng trước nó và đứng sau nó như sau:
    + cầm, nắm, khoác, khoát, bắt, chặt, trói, đưa, giơ, vỗ, xỏ, vặn, cánh, khuỷu, ngón,
móng, đốt, cẳng, bắp ...
    + thô, mềm, ráp, cứng, khô, ướt, nóng, lạnh, ấm, “búp măng”, “dùi đục”, “tháp
bút”, ngắn, dài.
d. Trường nghĩa liên tưởng là tập hợp các từ theo quan hệ liên tưởng trên cơ sở
một từ gốc bất kỳ.
Chẳng hạn ta chọn “tết” làm từ gốc, từ “tết” gợi lên những từ sau: “pháo”, “vui vẻ”, “
lì xì”, “mừng tuổi”, “về quê”, “công viên”, “hội hoa xuân”, “hội chợ xuân”, “mứt”,
“bánh”, “thịt”, dưa hành”, “hoa”, “hoa đào”, “hoa mai”, “áo mới”, “nghỉ học”,
“rượu”, “chè”, “họp mặt”, “bạn bè”, “gia đình”, “khói hương”, “ hương trầm”, “giao
thừa”, “tuổi”, “thăm hỏi” ...
Trường nghĩa được vận dụng trong việc xác định nghĩa cụ thể của một từ nào đó.
Chẳng hạn từ “cha” trong các trường hợp “cha tôi”, “ông ta là một người cha rất tận
tụy” nằm trong tường nghĩa “quan hệ họ hàng”. Trong khi đó, ở các trường hợp “đức
cha”, “ông ta là bậc cha chú” thì từ “cha” lại nằm ở một trường nghĩa rộng hơn là
“những người được kính trọng trong cộng đồng”.

VI. TỪ TRONG TỪ ĐIỂN VÀ TỪ TRONG VĂN BẢN

Từ điển, với nghĩa chung nhất, là pho sách thống kê và giải nghĩa hệ thống từ vựng
của một ngôn ngữ. Nói từ trong từ điển tức là nói đến từ trong bình diện ngôn ngữ.
Nói từ trong văn bản tức là nói đến từ trong hoạt động lời nói.
Từ trong từ điển là từ ở dạng điển hình nhất, có tần số sử dụng cao, có tính khái quát
và ổn định về nghĩa. Trong khi đó văn bản là sự thể hiện việc vận dụng ngôn ngữ vào
giao tiếp, từ trong văn bản là từ đã thực thi chức năng của nó. Từ trong văn bản mang
những đặc điểm sau:
1. Từ trong văn bản là từ đã được cụ thể hóa, hiện thực hóa
Ví dụ: Trong từ điển “cơm” được giải thích là thức ăn của người phương Đông, gạo
chung với nước, nấu chín. Khi ta nói “Hôm nay cơm bị nhão” thì từ “cơm” này gọi
tên một đối tượng cụ thể, trong một bữa ăn cụ thể, xác định.
2. Từ trong văn bản thường được bổ sung sắc thái nghĩa mới
Ví dụ 1: Trong bài ca dao:
“Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
        Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.”

thì “mận”, “đào” không còn mang nghĩa là những loại cây ăn quả nữa mà đã mang
nghĩa biểu trưng cho một chàng trai và một cô gái.
Ví dụ 2: Trong câu ca dao:
“Chưa gặp em vàng cũng đắng
Gặp em rồi hạt muối trắng cũng ngon.”
 
thì “vàng” và “hạt muối trắng” lại mang nghĩa là “thức ăn ngon” và “thức ăn dở”.Có
khi nghĩa của từ trong văn bản khác hẳn với nghĩa của từ trong từ điển
Ví dụ 3: “Chị công nhân dệt ấy đứng 10 máy một ca.”
              “Đứng” lúc này mang nghĩa là “điều khiển”, “vận hành”.
Ví dụ 4:     “Con xe này hơi bị đẹp đấy!”
                 “Hơi bị” lúc này mang nghĩa là “rất”.
3. Từ trong văn bản luôn luôn gắn liền với thái độ người nói.
Chẳng hạn “đẹp” trong từ điển mang sắc thái trung hòa, khi đi vào một phát ngôn như
“Còn bà thì đẹp!” thì nó đã mang sắc thái phủ nhận, mỉa mai. Cũng như vậy, thay vì
nói “Ăn cho lắm vào rồi kêu!” có thể nói “Hốc cho lắm vào rồi kêu!”
Lúc này “hốc” thể hiện rõ thái độ chê trách của người nói.
4. Từ trong văn bản luôn luôn gắn liền với chức năng ngữ pháp của nó trong cấu
trúc cú pháp.
Ví dụ 1: Trong đoạn thơ của Nguyễn Duy
“Em đưa tiễn bước chân gìn giữ lắm
Giọt mưa dùng dằng ngọn cỏ ven đê
Yêu mến ạ, xin đừng buồn em nhé
Dòng nước xuôi đi, giọt nước lại rơi về.”
thì “yêu mến” nằm ở thành phần than gọi và thuộc từ loại danh từ, nói tới một người
cụ thể là “em” ở trong câu.
Ví dụ 2: Trong hai câu thơ của Hồ Xuân Hương
                                             “Có phải duyên nhau thì thắm lại
                                               Đừng xanh như lá, bạc như vôi.”
ta thấy cả ba từ “thắm”, “xanh”, “bạc” đều lâm thời làm động từ.
5. Từ trong văn bản có thể được sử dụng lệch chuẩn về phương diện phạm vi
biểu vật và cũng có thể lệch chuẩn về ngữ âm, kéo theo sự thay đổi tế nhị về sắc
thái nghĩa.
Ví dụ về sự lệch chuẩn phạm vi biểu vật:
 
                                         “Trăng hư ảo lập lờ trong sương trắng
                                           Ngọn gió nhà ai thấp thoáng bên đồi.”
                                                                            (Nguyễn Duy)

Từ “lập lờ” chỉ dùng cho vật thể có hình khối hiện ở trạng thái nửa nổi nửa chìm trong
nước. Khi nhà thơ nói trăng lập lờ trong sương tức là nhằm biểu thị sương như biển
nước và trăng lúc tỏ lúc mờ giữa biển sương ấy.
Ví dụ về sự lệch chuẩn ngữ âm:
                       Hãy so sánh    “Hắn vồn vã đón người đàn ông vào nhà”
                                            “Hắn vờn vỡ đón người đàn ông vào nhà.”
Ta thấy “vờn vỡ” là sự vồn vã mà không thật tình, vồn vã thái quá, có mục đích vụ lợi
rõ rệt.
 Bài 8. CÁC LỚP TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT
    Nói tới các lớp từ vựng cũng tức là đề cập các tiểu hệ thống khác trong tiếng Việt.
Những tiểu hệ thống này được xác lập không phải trên cơ sở quan hệ đồng nhất và
đối lập về ngữ nghĩa giữa các đơn vị từ vựng mà trên những tiêu chí về nguồn gốc, về
đối tượng xã hội sử dụng chúng và về thời gian, mức độ chúng được sử dụng. 

I. CÁC LỚP TỪ VỰNG XÉT THEO NGUỒN GỐC

Xét theo nguồn gốc, từ vựng tiếng Việt được chia thành ba lớp là từ thuần Việt, từ gốc
Hán và từ gốc Ấn - Âu.
1. Từ thuần Việt
a. Đã từng có nhiều giải thuyết khác nhau về nguồn gốc tiếng Việt:
    - Hoặc cho rằng tiếng Việt bắt nguồn từ các ngôn ngữ Môn - Khơme (Nam Á), đại
diện cho quan điểm này là A.G. Haudricourt.
    - Hoặc cho rằng tiếng Việt bắt nguồn từ các ngôn ngữ Tày Thái, đại diện cho quan
điểm này là G. Maspéro.
    - Hoặc cho rằng tiếng Việt sinh ra do sự hỗn hợp ngôn ngữ Nam Á và ngôn ngữ
Tày Thái - Quan điểm này là của G. Coedès. Sau này, căn cứ vào quá trình biến đổi
hình thái học của từ, Hà Văn Tấn và Phạm Đức Dương cũng có kết luận tương tự.
b. Khi quan niệm rằng ngoài những từ có thể xác định chắc chắn là từ tiếng
Việt tiếp nhận tiếng Hán và các ngôn ngữ Ấn - Âu, tất cả các từ còn lại đều được coi
là từ thuần Việt, có thể thấy từ thuần Việt bao gồm những từ có quan hệ nguồn gốc
hay quan hệ tiếp xúc với các ngôn ngữ Nam phương và những từ chưa xác định được
nguồn gốc.
Chẳng hạn: Những từ thuần Việt có sự tương ứng với tiếng Mường như: “vợ”,
“chồng”, “đàn ông”, “đàn bà”, “ông”, “cố”, “mồm”, “ăn”, “uống”, “cười”, “vực”,
“thác”, “bơi”, “tắm”, “hành”, “mướp”, “bí”, “gừng”, “nghệ”, “kiến”, “bướm”, “châu
chấu”, “chuột”, “tốt”, “xấu”, “khỏe”, “yếu”, “khôn” “dại” ...
Những từ thuần việt có mối quan hệ với ngôn ngữ Tày Thái như: “đường”, “rẫy”,
“bắt”, “bóc”, “buộc”, “ngoắt”, “gọt”, “đẵn” ...
2. Từ gốc Hán
Suốt thời gian Bắc thuộc và dưới các triều đại phong kiến Việt Nam cho đến trước
thời kỳ thuộc Pháp, văn tự chính thống ở nước ta là chữ Hán. Do đó tiếng Việt có sự
tiếp xúc sâu sắc với tiếng Hán. Trong tiếng Việt từ gốc Hán chiếm một khối lượng rất
lớn, được chia thành hai nhóm như sau:
    + Các từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Hán - Việt (gọi tắt là từ Hán - Việt)
    + Các từ ngữ gốc Hán không đọc theo âm Hán - Việt.
a. Từ Hán - Việt
Các từ ngữ tiếp nhận của tiếng Hán đọc theo âm Hán Việt là bộ phận chủ yếu trong
các từ ngoại lai của tiếng Việt. Từ Hán Việt bao gồm hai bộ phận là:
- Những từ Hán Việt được tiếp nhận từ đời Đường và các triều đại sau đó. Do có quan
hệ lâu dài với tiếng Hán nên trong từ Hán Việt có một bộ phận rất lớn những từ tiếp
nhận từ tiếng Hán như:
“quốc” (nước) “anh” (chúa của các loài hoa)
“kỳ” (cờ) “hùng” (chúa của các loài thú)
“quốc kỳ” (lá cờ hiệu của quốc gia) “anh hùng” (người xuất chúng)
Ngoài ra phải kể những từ tiếng Việt tiếp nhận các ngôn ngữ khác nhưng thông qua
tiếng Hán:
    “Câu lạc bộ” (club - Tiếng Anh)
    “Mã Khắc Tư” (CarMark. Tiếng Đức)
    “Mạnh đức tư cưu” (Montesquieu - Tiếng Pháp)
    “Mạc tư khoa (Moskva - Tiếng Nga)
- Những từ Hán - Việt được cấu tạo ở Việt Nam là những từ do các yếu tố gốc Hán
tạo thành (không tìm thấy từ ngữ tương ứng trong tiếng Hán hiện nay). So sánh:
                              Tiếng Việt                Tiếng Hán
                                “An trí’                “Câu cấm”
                                “Náo động”          “tao động”
                                “tiểu đoàn”          “doanh”
                                “đại đội”              “liên”
và những từ do một yếu tố gốc Hán và một yếu tố Việt tạo thành. Chẳng hạn: “binh
lính”, “kẻ địch”, “tàu hỏa”, “tàu thủy, “súng trường”, “tước đoạt”, đói khổ”
b. Từ gốc Hán không đọc theo âm Hán Việt là những từ Hán cổ và những từ Hán
Việt đã được Việt hóa.
- Từ Hán cổ là những từ tiếng Hán du nhập vào nước ta trước đời Đường. Những từ
này được đọc theo âm Hán cổ, vì thế trong tiếng Việt tồn tại những cặp từ ngoại lai
cùng gốc nhưng có cách đọc khác nhau:
Hán cổ:  cởi, cả, hẹn, chén, chém, chìm, ngựa, tựa, chứa, xưa, mả, vua
Hán Việt: giải, giá, hạn, trản, trảm, trầm, mã, tự, trữ, sơ, mộ, vương
- Những từ Hán Việt đã được Việt hóa tức là những từ đã chịu sự tác động của qui
luật biến đổi ngữ âm của tiếng Việt - đã thay đổi diện mạo của mình. Dạng ngữ âm
Hán Việt của từ có khi vẫn còn, tạo thành những cặp từ song song tồn tại như:
Hán Việt: can, cận, ký, quả, kiếm, phương, phụ, đao, đình , chỉ
Hán Việt đã Việt hóa: gan, gần, ghi, góa, gươm, vuông, vợ, dao, dừng, giấy
3. Từ gốc Ấn Âu
a. Sự tiếp xúc của tiếng Việt với các ngôn ngữ Ấn Âu
Các biến động lịch sử - xã hội như:
    - Việc giao lưu buôn bán với các nước phương Tây của hai xứ Đàng Ngoài, Đàng
Trong thời Trịnh Nguyễn;
    - Việc truyền đạo Gia Tô vào Việt Nam;
    - Gần một thế kỷ thuộc Pháp và Tiếng Pháp là ngôn ngữ hành chính, ngôn ngữ giáo
dục;
    - Quan hệ Nga - Việt;
    - Quan hệ Mỹ - Việt ...
là những cơ sở để tạo ra trong từ vựng tiếng Việt một lớp từ gốc Ấn - Âu. Lớp từ này
khá phong phú, hầu như trong phạm vi biểu vật nào cũng có.
    + Tên món ăn như: “bít tết”, “pho mát”, “xúc xích”, “ kem”
    + Tên quần áo vải vóc như: “vét-tông”, “sơ-mi”, “măng-tô”, “gi-lê”, “va rơi”
“len”
    + Tên thuốc: “ký ninh”, “can xi”, “áp pê rin”, “vi ta min”
    + Từ âm nhạc: “đô”, “rê”, “la”, “mi”, “ghi - ta”, “vi ô lông”, “khóa sôn”
    + Những từ kỹ thuật như: “ê te”, ma-ni-ven”, “am-pe”, “bê tông”
    + Những từ chính trị như: “xô viết”, “bôn sê vich”, “men sê vich”…
b. Quá trình Việt hóa
Theo qui luật chung, các từ ngoại lai trong tiếng Việt có sự biến đổi về ngữ âm để phù
hợp với hệ thống ngữ âm Tiếng Việt. Sự biến đổi này diễn ra theo những con đường
như sau:
- Thêm thanh điệu:
                                 “café”       “cà phê”
                                 “saucissé”  “xúc xích”
                                 “fromage”   “pho mát”
- Bỏ bớt một phụ âm trong phụ âm kép:
                                 “plafond”    “la phông”
                                 “gram me” “gam”
                                 “frein”      “phanh”
- Bỏ các âm câm:
                                 “creme”     “kem”
                                 “coupe”    “cúp”
                                 “equipe”    “kip”
- Thay đổi một số âm: 
                       p  b: “poste”   = “bốt”
                                  “poupée” = “búp bê”
                                  “paté”     = “ba tê”
                       s  t : “caisse’   = “két”
                                  “casque tte” = “cát két”
                       l  n :  “balcon” = “ban-công”
                                    “ball”    =  “ban”
II. TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT XÉT THEO ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

1. Từ vựng toàn dân


a. Từ vựng toàn dân là những từ ngữ mà mọi người trong một dân tộc, một quốc gia
sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày và mang tính phổ thông. Từ toàn dân còn
được gọi là từ thường dùng và thuộc lớp từ vựng tích cực.
b. Về mặt nội dung, từ vựng toàn dân biểu thị những sự vật, những hiện tượng,
những khái niệm phổ biến và thiết thân trong đời sống.
Chẳng hạn, những từ biểu thị các thực thể tự nhiên: “mặt trời”, “mặt trăng”, “núi”, “
non”, “sông”, “biển”, ... Những từ biểu thị các hiện tượng thiên nhiên: “mưa”, “nắng”,
“gió”, “bão”... Những từ gọi tên các bộ phận cơ thể ... Những từ gọi tên các hoạt động
thường ngày ... Gọi tên các loại lương thực, thực phẩm... Gọi tên những sự vật quen
thuộc ...
Về phạm vi sử dụng, từ vựng toàn dân được sử dụng trong mọi phong cách ngôn ngữ
và vì thế chúng có tính trung hoà về phong cách.
Từ vựng toàn dân có vai trò rất quan trọng, trong tiếng Việt lớp từ vựng này là hạt
nhân từ vựng làm nên sự thống nhất của ngôn ngữ dân tộc, là vốn từ cần thiết để diễn
đạt tư tưởng, tình cảm của người Việt, là bộ phận nòng cốt của từ vựng văn học. Từ
vựng toàn dân cũng là cơ sở để cấu tạo từ mới.
2. Từ địa phương
a. Những từ thuộc một phương ngữ (tiếng địa phương) nào đó của ngôn ngữ dân tộc
và chỉ phổ biến trong phạm vi địa phương đó thì được gọi là từ địa phương. (Khái
niệm “địa phương” được hiểu là thuộc một khu vực nào đó trong nước và địa vực của
nó chỉ được hiểu theo nghĩa tương đối).
b. Có thể phân loại từ địa phương thành các dạng như sau:
- Không có từ tương đương ở các địa phương khác.Chẳng hạn Nam Bộ có những từ
như:
    “sạ”: gieo thẳng hạt giống lúa xuống ruộng nước.
   “rộng”: thả cá trong chum vại để dành.
   “ém”: Nép vào hay nén xuống, không để lộ ra.
   “hờm”: chực sẵn.
Hoặc tên gọi những loại hoa trái như “sầu riêng”, “xoài tượng”, “xoài thanh ca”,
“măng cụt” ...
- Có ý nghĩa giống với từ vựng toàn dân nhưng khác về hình thức ngữ âm
                                 Tư địa phương                              Từ toàn dân
- bông điệp (NBộ) - hoa phượng
- chộ (Khu IV cũ) - thấy
- ngái (Khu IV cũ) - xa
- mô (Khu IV cũ) - đâu
- cươi (Khu IV cũ) - sân
- côi (Khu IV cũ) - trên
- Có hình thức ngữ âm giống với từ vựng toàn dân nhưng ý nghĩa lại hoàn toàn khác
Ví dụ: Trong từ vựng toàn dân có ba từ gọi tên ba loại cây ăn quả là:
          “đào”: cây ăn quả hoặc làm cảnh, hoa màu đỏ hồng, quả hình tim có lông mượt
          “mận”: Cây ăn quả, lá dài, mép có răng nhỏ, hoa trắng, quả có màu đỏ tía hoặc
lục nhạt.
          “roi”: Cây ăn quả, lá to, hoa trắng, quả mọng hình quả lê, màu trắng, hồng hoặc
trắng hồng, thịt quả xốp.
Trong khi đó ở Bình Trị Thiên, nhân dân dùng từ “đào” và từ Đà Nẵng trở vào lại
dùng từ “mận” để gọi tên cây (quả) roi.
Có thể kể thêm:
    Từ địa phương Nam Bộ
        Từ vựng toàn dân - “nón” bao gồm cả mũ và nón hay là vật đội
-“nón”: đồ dùng hình chóp làm bằng lá đầu nói chung.
để che đầu
  - Nam Bộ - “mủ” có nghĩa là nhựa cây và
- “mủ”: nước ở mụn nhọt hay vết thương hiện nay hàng hóa làm bằng nhựa cũng được
gọi là hàng mủ.
-“hòm”: đồ dùng, bằng gỗ hay sắt, hình - Trung Bộ - “hòm” là cái quan tài dùng cho
chữ nhật để đựng quần áo người chết
 
3. Biệt ngữ
a. Biệt ngữ, còn được gọi là các tiếng xã hội, bao gồm các đơn vị từ vựng được sử
dụng trong phạm vi một tập thể xã hội nhất định. Biệt ngữ được sử dụng hạn chế và
nằm ngoài từ vựng toàn dân.
Điển hình cho biệt ngữ là những từ xưng hô và những từ nói về vua chúa trong triều
đình phong kiến ngày trước:
    “trẫm” “thánh thể” “long xa” “long thể” “long nhan” “băng hà”
    “khanh” “long bào” “long sàng” “bệ hạ” “ngự giá” “thăng hà” ...
và những từ ngữ được sử dụng trong phạm vi một tôn giáo hay hoạt động tín ngưỡng
nào đó.
Chẳng hạn biệt ngữ Thiên Chúa giáo:
    - “kẻ liệt” - “kiêng việc xác” - “đức cha” - “vọng mình thánh”
    - “kẻ lành” - “mình thánh” - “cứng lòng” - “nhạt đạo” - “cả và”
b. Cần lưu ý, nếu như từ vựng nghề nghiệp gọi tên các công cụ, các sản phẩm, các
thao tác sản xuất trong một ngành nghề ... thì biệt ngữ chỉ là những đơn vị từ vựng
biểu thị những sự vật hiện tượng trong một quần thể xã hội.
4. Tiếng lóng
a. Tiếng lóng cũng nằm trong các biệt ngữ, bao gồm các đơn vị từ vựng là những tên
gọi chồng lên (hay là những tên gọi song song) những tên gọi chính thức của một sự
vật, hiện tượng nào đó.
Tiếng lóng là hiện tượng phổ biến của các tập thể xã hội, nhằm tạo ra cách nói riêng
và che dấu những điều mà người ngoài tập thể đó không nên biết.
Chẳng hạn trong giới học sinh, sinh viên:
                                       “gậy”         điểm 1
                                       “ngỗng”       điểm 2
                                       “ghi-đông”  điểm 3
                                       “ghế”         điểm 4
                                       “phao”        tài liệu gian lận mang theo vào phòng thi
                                       “phim”        tài liệu gian lận, cuộn nhỏ, dài
                                       “lặn”          trốn học
                                       “lõm”         hết tiền
                                      “móm”       túng thiếu
Sau đây là một số tiếng lóng được một bộ phận thanh niên Hà Nội sử dụng trong
những năm 1980.
 
                             “chọi”, “chíp hôi” : trẻ con
                             “choai”              : thiếu niên
                             “chanh cốm”       : thiếu nữ
                             “vòm”                : nơi ở kín đáo
                             “đạn”                : tiền bạc
                             “đầu gấu”          : kẻ cầm đầu một bọn thanh niên hung hãn
                             “đại bàng”         : kẻ tự xưng là đàn anh trong nhà tù.
                             “chân gỗ”          : kẻ giúp việc cho đàn anh trong công việc làm ăn
                             “vào cầu”          : gặp được cơ hội thuận tiện
                             “trúng quả”        : thắng lợi, đạt được mục đích
 
b. Có thể thấy biệt ngữ ồn định hơn, ít vận động hơn là tiếng lóng. Trừ một số biệt
ngữ tôn giáo và một số ít tiếng lóng được giữ lại trong ngôn ngữ (lộ tẩy, phe phẩy,
móc ngoặc ...), các biệt ngữ và tiếng lóng sẽ biến mất theo sự biến mất của cái tập thể
xã hội đã sử dụng chúng.
 
5. Từ nghề nghiệp
 
a. Từ ngữ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị những công cụ, sản phẩm lao động,
quá trình sản xuất, quá trình hành nghề của một nghề nghiệp nào đó; Những từ ngữ
này thường được những người trong ngành nghề đó biết và sử dụng.
 
Ví dụ:Nghề hát tuồng (hát bội) có những từ ngữ riêng như:
 
-  “đào”, “kép” (nữ, nam diễn viên trẻ)
    đào có các vai: “đào chiến”, “đào yêu”, “đào thương”,“đào lẳng”, “đào cảnh”,
    kép có các vai: “kép đỏ”, “kép xanh”, “kép rằn”, “kép đen”, “kép trắng”,
- “mụ”, “lão” (nữ, nam diễn viên già)
    lão có các vai: “lão đỏ”, “lão trắng”, “lão đen”,
    mụ có các vai: “mụ lành”, “mụ ác”
- Nghề nông: “cày vỡ”, “cày ải”. “bón lót”, “bón đón đòng”, “bón thúc”, “gieo thẳng”,
“cấy”, “gieo vãi”, “lúa chia vè”, “lúa đứng cái”, “lúa von”, “lúa uốn câu”.
- Nghề làm giấy thủ công:
   “liềm” (mảnh nứa để trang giấy)
   “đòn kéo” (ngọn tre dùng để đánh tơi bột)
   “tàu seo” (bể để trang giấy)
   “tàu giầm” (bể bột còn thừa không tráng hết)
   “hôi bồi” (làm cho nhẵn bề mặt của lò sấy giấy)
   “hôi tàu” (miết mạnh cho kín những bể tráng giấy bằng gỗ) v.v...
 
b. Tuy là lớp từ vựng hạn chế về mặt xã hội nhưng khác với tiếng lóng, từ ngữ nghề
nghiệp là những tên gọi duy nhất của hiện tượng thực tế. Chúng không có từ đồng
nghĩa trong ngôn ngữ toàn dân. Do đó, từ nghề nghiệp dễ dàng trở thành từ vựng toàn
dân khi những đặc điểm, trạng thái, hoạt động của một nghề nào đó trở thành phổ biến
rộng rãi trong toàn xã hội.
 
6. Thuật ngữ
 
a. Hiểu một cách chung nhất, thuật ngữ là những từ ngữ chuyên môn được dùng
trong một ngành khoa học.
 
Thật ra nói tới thuật ngữ là phải nói tới từ ngữ trong các ngành khoa học kỹ thuật.
Thuật ngữ khoa học, kỹ thuật bao gồm các đơn vị từ vựng được dùng để biểu thị
những sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm trong những ngành khoa học và kỹ
thuật.
 
Khác với từ vựng thông thường, thuật ngữ có ý nghĩa biểu vật trùng với sự vật hiện
tượng trong thực tế. Ý nghĩa biểu niệm của chúng cũng là những khái niệm về các sự
vật hiện tượng này đúng như chúng tồn tại trong tư duy.
 
Ví dụ:Thuật ngữ Ngôn ngữ học: “âm tố”, “âm tiết”, “âm vị”, “âm chính”, “âm đầu”,
“âm cuối”, “âm đệm”, “âm điệu”, “âm vị đoạn tính”, “âm vị siêu đoạn tính”, “đa
nghĩa”, “đảo ngữ”, “đỉnh âm tiết”, “định ngữ”, “đoản ngữ”, “đoạn thoại”, “đoạn văn”,
“đồng âm”, “động từ”, “động từ ngoại động”, ...
Thuật ngữ Sinh học: “tế bào”, “mô”, “thể nhiễm sắc”, “thể tơ”, “gien”, “di truyền”,
“biến dị”, “đột biến”, “phân bào”, “tập nhiễm”, “tính trội”, “tính lặn”, “mật mã di
truyền” ...
b. Đặc điểm của thuật ngữ
 
- Tính chính xác: Tính chính xác của thuật ngữ được hiểu là phải biểu thị cho đúng
khái niệm mà nó gọi tên. Một thuật ngữ chính xác là một thuật ngữ chỉ mang một
nghĩa trong mọi ngữ cảnh.
Tính chính xác của thuật ngữ loại trừ tính nhiều nghĩa và tính biểu thái của nó.
- Tính quốc tế: Những thành tựu khoa học là tài sản chung của nhân loại, thuật ngữ
phải mang tính quốc tế.
 
Về mặt ngữ nghĩa, một thuật ngữ nào đó sẽ được cả cộng đồng nhân loại hiểu theo
một nghĩa.
Về mặt hình thức, nhiều thuật ngữ chỉ sử dụng một hình thức ngữ âm như ôxy, axít,
bazơ, vitamin, lôgarít, ... Hoặc ở các ngành thực vật học và động vật học, ở nước nào
cũng dùng cách gọi tên bằng tiếng La tinh.
- Tính hệ thống: Khi mọi sự vật hiện tượng - đối tượng của một ngành khoa học tồn
tại trong thực tế khách quan dưới dạng những hệ thống thì thuật ngữ mang tính hệ
thống là một tất yếu. Mỗi thuật ngữ đều nằm trong một hệ thống thuật ngữ nhất định
của một ngành khoa học. Giá trị của nó nằm trong tính hệ thống này.

III. TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT XÉT THEO THỜI GIAN SỬ DỤNG

1. Từ cổ và từ lịch sử
Từ cổ và từ lịch sử, được gọi chung là từ cũ, là những từ hiện nay không còn sử dụng
nữa và được coi là những dấu vết của quá trình phát triển ngôn ngữ.
 
a. Từ cổ
 
Từ cổ là những từ đã có từ đồng nghĩa thay thế và làm cho nó lỗi thời.
 
Ví dụ:- “am”: ngôi nhà nhỏ của người ở ẩn (“Am quê về ở dưỡng thân nhàn” - Quốc
âm thi tập)
        - “âu”: có lẽ (Bạo âu như sói” - Thiên nam ngữ lục)
        - “áy”: héo (“Cỏ áy hoa nhàu phận hẩm hiu” - Lâm tuyền kỳ ngộ)
        - “bui”: duy, riêng (“Bui một tấc lòng” - Quốc âm thi tập)
        - “cộc”: biết (“Chẳng cộc chim cưu lẻ cánh bay” - Lâm tuyền kỳ ngộ)
        - “chác”: mua (“Túi đã không tiền khôn chác rượu” - Quốc âm thi tập)
        - “khứng”: muốn, chịu (“Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ” - Quốc âm thi
tập)
 
b. Từ lịch sử
 
Từ lịch sử là những từ đã trở nên lỗi thời do đối tượng biểu thị của chúng trong hiện
thực khách quan không còn nữa.
 
Ví dụ: Tên gọi chức tước, phẩm hàm quan lại trong triều đình phong kiến: “thái sư”,
“thái úy”, “tư mã”, “tư đồ”, “tể tướng”, “thừa tướng”, “thượng thư”, “thị lang”, “hồng
lô tự khanh”, “viên ngoại” ...
 
Tên gọi những học vị ngày xưa: “cử nhân”, “cống sĩ”, “hương cống”, “tam trường”,
“tú tài”, “tiến sĩ”, “phó bảng”, trạng nguyên”, “bảng nhãn”, “thám hoa”, “hoàng
giáp” ...
 
2. Từ mới và nghĩa mới
 
a. Từ mới
 
Khi hiện thực cuộc sống phong phú dần thì sự xuất hiện từ mới là một hệ quả tất yếu.
Từ mới hình thành để bù đắp những thiếu hụt, những bất cập đối với nhu cầu định
danh các sự vật hiện tượng của hiện thực khách quan. Từ mới bao gồm hai loại:
 
- Thứ nhất là những từ ngữ biểu thị những sự vật, hiện tượng hay khái niệm mới.
Ví dụ: “nhạc vàng”, “nhạc xanh”, nhạc đỏ”, “nhạc trẻ” ... “mít tinh”, “khai hội”, “xô
viết”, “xã hội chủ nghĩa” “ủy ban nhân dân”, “hội đồng nhân dân”, “cá nhân chủ
nghĩa”, “cơ hội chủ nghĩa” ... “tin học”, “công nghệ thông tin”, “phần cứng”, “phần
mềm”, “bàn phím” ...
- Thứ hai, những từ là tên gọi mới của những đối tượng đã có tên gọi.
 
Ví dụ:
    Tên gọi cũ     Tên gọi mới
“Phi cơ”    “Máy bay”
 “Hỏa xa”     “Tàu lửa”, “xe lửa”
“Tiềm thủy đỉnh” “Tàu ngầm”
“Con sen”, “con ở” “Người giúp việc”
“Điền địa” “Ruộng đất”
“Hiện diện” “Có mặt”
“Tề tựu” “Họp mặt”
“Hy hữu” “Hiếm có”
b. Ý nghĩa mới
 
Khi hiện thực cuộc sống càng trở nên phong phú đa dạng thì như một hệ quả, vốn từ
phải được mở rộng, theo hai hướng là cấu tạo từ mới và xuất hiện ý nghĩa mới của
những từ đã có sẵn.
Ví dụ:
     - Từ “tiêu cực” (trong đó “tiêu”: mất, “cực”: cuối cùng) trước đây được dùng theo
nghĩa “đi xuống”, hiện nay từ này thường được dùng theo nghĩa “thoái hóa”, “hư
hỏng”.
    
     - Từ “phản động” trước đây có nghĩa là “hành động ngược lại”, hiện nay được
dùng theo nghĩa là “chống lại Cách mạng, chống lại nhân dân”.
     - Hoặc trường hợp “vé” - “mảnh giấy nhỏ chứng nhận là đã trả tiền trước cho một
suất đi xem giải trí, đi tàu xe”hiện nay còn được dùng để gọi tờ 100 đôla Mỹ.
 
Những cách dùng từ như “rửa tiền” (hợp thức hóa tiền phi pháp), “mông má” (làm
mới hình thức xe cộ, hàng tiêu dùng), “xe lên đời”, “hàng tân trang”, “chảy máu
vàng” (qua biên giới) “cơn sốt” (xi măng, sắt thép) đều là cách dùng từ theo nghĩa
mới.
3. Ngữ cố định (cụm từ cố định)
Ngữ cố định là cụm từ đã cố định hóa, có tính chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc, có tính xã
hội như từ.
Ví dụ: “Ăn rau khóa rào” (Muốn có kết quả phải bỏ công sức chăm nom, giữ gìn)
Muốn diễn đạt điều muốn nói trên ta phải sử dụng cả cụm từ cố định ấy, không thể
thay đổi thành “Khóa rào ăn rau”.
 
Ngữ cố định bao gồm hai loại lớn là thành ngữ và quán ngữ.
a. Thành ngữ
- Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi
cảm, được sử dụng như một đơn vị từ vựng sẵn có.
 
Ví dụ: “Chó ngáp phải ruồi”, “Mẹ tròn con vuông”, “Tím gan tím ruột”, “Dậu đổ bìm
leo” ...
- Các thành ngữ đều có tính thành ngữ, tức là nghĩa của thành ngữ không thể giải
thích bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó.
Nếu ký hiệu S là nghĩa của thành ngữ và ký hiệu nghĩa của các thành tố cấu tạo nó
theo thứ tự là S1, S2, S3 ... Sn... ta sẽ có công thức:
                                                 S  S1 + S2 + S3 + Sn
Ví dụ: “Tím gan tím ruột” nếu giải thích bằng nghĩa của các thành tố S1 + S2 + S3 +
S4 sẽ là “gan ruột chuyển sang màu tím”. Trong khi đó, nghĩa của nó lại là S:   
“Trong lòng vô cùng căm giận, không nói ra được”.
- Giá trị ngữ nghĩa của thành ngữ: Thành ngữ là một phương tiện nhằm khắc phục sự
hữu hạn của các từ và tính không hàm súc của lời nói.
Ví dụ: trong tình huống người thầy thuốc hết lòng cứu chữa cho bệnh nhân trong tình
trạng vô vọng; Thay vì an ủi gia đình bệnh nhân rằng “Mặc dù vô vọng nhưng chúng
tôi sẽ hết sức cố gắng kéo dài sự sống của người bệnh được tí nào hay tí ấy ...”, người
thầy thuốc chỉ cần nói “còn nước còn tát”.
Hoặc thay vì nói ra một kẻ nào đó lợi dụng tình thế người khác thất thế mà tìm cách
ngoi lên khẳng định mình trong sự hống hách, chỉ cần nói “Dậu đổ bìm leo”
- Đặc điểm của thành ngữ:
    + Tính biểu trưng: Tức là đưa ra các hình ảnh của vật thực, việc thực để khái quát
cho mọi hành động, mọi tình thế phổ biến tương tự.
 
Ví dụ: “Chuột chạy cùng sào”, là vật thực, việc thực, khái quát cho tình thế bị dồn
vào bước đường cùng, không thể tìm thấy lối thoát dù đã xoay xở hết cách.
    + Tính dân tộc: Tính dân tộc của thành ngữ thể hiện ở hai phương diện. Về chất
liệu vật thực, việc thực là những yếu tố của đời sống dân tộc. Về nội dung, thành ngữ
phản ánh cách cảm, cách nghĩ, lối sống ... của dân tộc đó.
 
So sánh:
Việt Nam Bungari “Như hình với bóng” “Như ấm với vung”
                        “Bắt cá hai tay” “Bú hai bò”
    + Tính hình tượng và tính cụ thể: Thành ngữ phản ánh về hiện thực khách quan
thông qua hình ảnh vật thực, việc thực nên có tính hình tượng và tính cụ thể.:
Ví dụ: “Bắt cóc bỏ đĩa” nói về những trường hợp làm cho xong mà không tính đến
hiệu quả.
     + Tính gợi cảm: Do có tính hình ảnh và tính cụ thể mà thành ngữ có tính gợi cảm
rõ rệt. Mỗi một thành ngữ khi nói ra đều kèm theo một thái độ cảm xúc, một thái độ
đánh giá nào đó.
Ví dụ: Các thành ngữ “chó ngáp phải ruồi”, “mèo mù vớ cá rán”, “chuột chạy cùng
sào” ... thể hiện sự chê bai và thái độ khinh bỉ.
- Phân loại: Dựa vào cách thức cấu tạo có thể phân chia thành ngữ thành hai loại là
thành ngữ so sánh (ví dụ: “Đen như cột nhà cháy”, “Rẻ như bèo” ...) và thành ngữ ẩn
dụ (ví dụ: “Kẻ cắp gặp bà già”, “Ngồi mát ăn bát vàng” ...)
b. Quán ngữ
- Quán ngữ là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn bản để liên
kết, đưa đẩy, nhập đề, dẫn ý hay nhấn mạnh một nội dung nào đó.
Ví dụ: - “Nói bỏ ngoài tai bà ạ, con dâu nhà ấy thế mà đáo để lắm.”
         - “Trước hết, đó là vấn đề đạo đức cách mạng.”
Về hình thức và ý nghĩa, quán ngữ không khác gì cụm từ tự do. Nhưng do chúng
thường được lặp đi lặp lại như một đơn vị sẵn có nên được coi là dạng trung gian giữa
cụm từ cố định với cụm từ tự do.
- Có thể phân chia quán ngữ thành hai loại là quán ngữ khẩu ngữ và quán ngữ sách
vở.
    + Quán ngữ khẩu ngữ: “của đáng tội”, “nói khí không phải”, “nói khí vô phép”,
“nói bỏ ngoài tai”, “rách việc” ...
    + Quán ngữ sách vở: “như trên đã nói”, “thiết nghĩ”, “có thể nói rằng”, “có thể
nghĩ rằng”, “có thể cho rằng”, “ngược lại”, “tóm lại”, “trước hết”, “một là”, “hai là”,
“hơn nữa”, “bên cạnh đó”, “đồng thời”, “mặt khác” ...
 Bài 9. HÀM NGÔN TRONG GIAO TIẾP
 
Hiển ngôn và hàm ngôn là vấn đề bao trùm của Ngữ dụng học.
- Trên bình diện khái quát, một phát ngôn có hai thành phần nghĩa. Thành phần thứ
nhất, là những gì mà người nghe có thể trực tiếp nhận ra nhờ nghĩa nguyên văn của
từ, ngữ và mối quan hệ cú pháp của chúng: đó là nghĩa hiển ngôn hay nghĩa tường
minh của phát ngôn. Thành phần nghĩa thứ hai, là những gì không có sẵn trong
nghĩa nguyên văn của từ ngữ và mối quan hệ cú pháp của chúng nhưng vẫn được
người nghe thấu hiểu bằng sự suy diễn: đó là nghĩa hàm ẩn hay nghĩa hàm ngôn của
phát ngôn. Nghĩa hàm ẩn bao gồm hai bộ phận là tiền giả định - cơ sở tồn tại của phát
ngôn và hàm ý - nội dung thông báo gián tiếp của phát ngôn.
Ví dụ: Phát ngôn A: “Con chị Mít đang ốm”. Có nội dung thông báo trực tiếp là: A1:
“Có một đứa bé, con của người phụ nữ tên Mít, đang mắc bệnh”.
Phát ngôn A chỉ có thể tồn tại với điều kiện: A2: “Chị Mít đã có con” và cả những
người giao tiếp đều biết điều ấy.
Khi đặt trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau phát ngôn A có thể có những ý
nghĩa A3 như sau:
    - Tình cảnh chị Mít đáng thương thật.
    - Đừng quấy rầy chị Mít.
    - Nên giúp đỡ chị Mít.
    - Nên đến thăm mẹ con chị Mít. v.v...
Trong đó A1 là nghĩa hiển ngôn, nghĩa tường minh, A2 là tiền giả định, A3 là hàm ý.

I. TIỀN GIẢ ĐỊNH

1. Khái niệm
Tiền giả định là những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra ý nghĩa tường minh trong
phát ngôn của mình. Tức là những hiểu biết đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên
thừa nhận. Do đó tiền giả định cũng được hiểu là vốn tin mà những người tham gia
giao tiếp có chung trước khi tiến hành giao tiếp.
Ví dụ 1: Phát ngôn “Anh ấy thôi hút thuốc lá rồi”; có tiền giả định là “Trước đây anh
ấy có hút thuốc lá”.
 
Ví dụ 2: Phát ngôn “Anh ta đi lấy thuốc cho vợ” có tiền giả định là “Anh ta đã có vợ”.
Ví dụ 3: Phát ngôn “Sáng hôm nay lại mưa” có tiền giả định là “Hôm qua (và các hôm
trước) có mưa”.
2. Các các kiểm nghiệm tiền giả định
a. Tiền giả định bất biến đối với các phép biến đổi cú pháp như phủ định hay nghi
vấn phát ngôn tường minh.
 
Ví dụ: Phát ngôn A “Tàu sẽ dừng ở ga tới.”
        Có tiền giả định là A2: “Trước đó và hiện thời, tàu đang chạy”.
 
Khi phủ định hay nghi vấn A ta có các phát ngôn”
    - “Tàu sẽ không dừng ở ga tới.”
    - Tàu có dừng ở ga tới không?”
Các phát ngôn này vẫn có tiền giả định là A2.
b. Tiền giả định không thể nói kèm theo sau phát ngôn.
Ví dụ 1: “Tàu sẽ dừng ở ga tới và trước đó và hiện thời, tàu đang chạy”. (-)
 
Ví dụ 2: “Anh ấy thôi hút thuốc lá rồi và trước đây anh ấy có hút thuốc lá”. (-)
c. Nếu A có tiền giả định là A2 thì “không A2 và A” là một câu vô nghĩa.
 
Ví dụ A: “Hiện nay anh Xuân tiếp tục học đại học.”

          A2 - Tiền giả định: “Trước đây anh Xuân đã học đại học”.
Phát ngôn “Trước đây anh Xuân chưa học đại học và hiện nay anh Xuân tiếp tục học
đại học” là một câu vô nghĩa.
2. Phân loại
Có nhiều cách phân loại tiền giả định. Trong giáo trình này chúng ta thống nhất cách
phân loại khái quát nhất là sự lưỡng phân thành tiền giả định ngôn ngữ và tiền giả
định bách khoa.
a. Tiền giả định ngôn ngữ là những tiền giả định được diễn đạt bởi các dấu hiệu
hình thức của phát ngôn tường minh.
Ví dụ 1: Nó mở mắt.
Tiền giả định của phát ngôn này là “Trước đó nó nhắm mắt”. Tiền giả định này được
suy ra từ từ “mở”.
Ví du 2: Chị nhà đã đỡ chưa anh?
Phát ngôn này có hai tiền giả định là:
    + Người được gọi là anh đã có vợ. (Được xác định qua từ “chị nhà”).
    + Vợ anh ta đang ốm. (Được xác định qua từ “đỡ”).
b. Tiền giả định bách khoa
Tiền giả định bách khoa bao gồm tất cả những hiểu biết về hiện thực cuộc sống, về tự
nhiên và xã hội mà những người giao tiếp có chung.
Ví dụ 1: Câu ca dao:
                                “Bao giờ rau diếp làm đình
                                Gỗ lim ăn ghém thì mình lấy ta
                                Bao giờ trạch đẻ ngọn đa
                                Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.”
Có những tiền giả định sau:
    + Rau diếp chỉ để ăn ghém
    + Gỗ lim rất cứng dùng để xây dựng các công trình kiến trúc.
    + Trạch đẻ dưới nước.
    + Sáo đẻ ngọn đa.
Những tiền giả định này đều là tiền giả định bách khoa.
Ví dụ 2: Để có phát ngôn “Vũ Trọng Phụng đã chết trong cảnh nghèo khổ”, cả người
nói và người nghe phải có chung một hiểu biết là “có một nhà văn Việt Nam là Vũ
Trọng Phụng”. Đây là tiền giả định bách khoa.

II. HÀM Ý

1. Khái niệm
Hàm ý là nội dung thông báo gián tiếp của câu nói. Có khi hàm ý làm chức năng
thông báo chính của câu nói.
Ví du 1: Phát ngôn A: “Trời nóng quá”, ngoài ý nghĩa tường minh thông tin về thời
tiết còn có những hàm ý khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau. Chẳng hạn:
    - Khi người nói và người nghe đang ở trong một căn phòng ngột ngạt thì phát ngôn
A có thể là yêu cầu mở cửa sổ hay mở quạt
    - Khi người nói và người nghe đang ở trên đường đi thì phát ngôn A có thể là lời đề
nghị nên nghỉ chân ở dưới một bóng râm.
    - Khi hai người đang đi ngang trước một cửa hàng giải khát thì phát ngôn A có thể
là lời bộc lộ giá như có một ly nước mát.
    - Khi người khách mới đến, chủ nhà tỏ vẻ ái ngại cho khách “Trời nóng quá”. Lúc
này phát ngôn này lại mang nghĩa là “Anh vất vả quá”.
Ví dụ 2: Một người đứng giữa sân một dãy nhà tập thể và kêu to “Mưa rồi”. Tiếng kêu
này chắc chắn không mang mục đích thông báo một hiện tượng tự nhiên mà là “Hãy
mang mọi thứ vào ngay”.
Cho đến nay phân biệt hàm ý với tiền giả định vẫn còn là vấn đề lớn của dụng học.
Chúng ta tạm thời phân biệt như sau:
- Xét về chức năng: Tiền giả định không có chức năng thông báo, trong khi đó hàm ý
có khi mang chức năng thông báo chủ yếu của phát ngôn.
- Xét về quan hệ với người nói, người nghe: Điều tiền giả định là cái chung của hai
người đối thoại, còn hàm ý là cái người nghe tự suy ra.
- Xét về quan hệ với cơ chế ngôn ngữ - lời nói: Điều tiền giả định được nhận thấy
qua ngôn ngữ, người nghe nhận ra nó qua năng lực ngôn ngữ mà mọi người bản ngữ
đều có. Trong khi đó hàm ý được nhận thấy qua lời nói. Người nghe suy ra nhờ kinh
nghiệm ngôn ngữ và hoàn cảnh giao tiếp.
- Xét về tính chất: Tiền giả định của một phát ngôn không thay đổi trong mọi sự phát
ngôn. Trong khi đó hàm ý của một phát ngôn sẽ xuất hiện và thay đổi tùy theo hoàn
cảnh giao tiếp.
2. Phân loại
Hàm ý có các hình thức sau:
a. Dẫn ý
Dẫn ý là nội dung thông báo được suy luận logic từ nghĩa tường minh của phát ngôn.
Ví dụ 1: - Phát ngôn: Nếu chị ấy không đến thì anh không đi
                Dẫn ý: Nếu chị ấy đến thì anh đi.
Ví dụ 2: - Phát ngôn: Bốn cái ghế đã hỏng hết ba.
                Dẫn ý: Chỉ còn một cái dùng được.
b. Ngụ ý
Ngụ ý là nội dung thông báo được xác định qua hoàn cảnh phát ngôn.
Ví dụ 1: Cán bộ tổ chức - nhân sự A đã đến hỏi giáo sư B về sinh viên C. Cuộc đối
thoại như sau:
    - Thưa Giáo sư, năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên C thế nào ạ?
    - À, C là một sinh viên chăm chỉ, đoàn kết với bạn bè.
Giáo sư B không trả lời thẳng vào nội dung câu hỏi của cán bộ A và nói lệch sang vấn
đề hạnh kiểm của C. Ngụ ý của phát ngôn của Giáo sư B là năng lực khoa học của C
không có gì đáng nói.
Ví dụ 2: - Chồng đi dự tiệc đến khuya mới về, thấy vợ ngồi chờ liền nói:
           - Đã nửa đêm mà khách khứa chưa ai về!
Phát ngôn này có ngụ ý “Anh về như thế này vẫn là sớm đấy em ạ”
Chương hai
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
 
 Bài 10. CÁC PHONG CÁCH CHỨC NĂNG TIẾNG VIỆT

I. ĐẠI CƯƠNG VỀ PHONG CÁCH HỌC

1. Khái niệm
a. Sự phát triển của ngôn ngữ và ý thức sử dụng ngôn ngữ của loài người đã làm
nảy sinh một bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu chuyên sâu về hiệu quả của nó trong
hoạt động giao tiếp. Đó là phong cách học.
Cụ thể hơn, phong cách học là bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu các nguồn phương
tiện dồi dào và các nguyên tắc lựa chọn, sử dụng những phương tiện này để diễn đạt
một nội dung tư tưởng, tình cảm nhằm đạt tới hiệu quả mong muốn trong những điều
kiện giao tiếp khác nhau.
b. Đối tượng nghiên cứu của phong cách học là cách lựa chọn, sử dụng các yếu tố
ngôn ngữ sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.
Nhiệm vụ chủ yếu của phong cách học là:
- Miêu tả đặc điểm của các phong cách chức năng ngôn ngữ, trên cơ sở đó chỉ ra
những nguyên tắc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ phù hợp với từng phong cách
chức năng ngôn ngữ.
- Chỉ ra tiềm năng biểu đạt của các phương tiện ngôn ngữ và các cách sử dụng phương
tiện ngôn ngữ có hiệu quả nhất.
2. Phong cách chức năng ngôn ngữ
a. Phong cách chức năng ngôn ngữ là gì?
Trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, ở những điều kiện giao tiếp giống nhau, sẽ có sự
lặp đi lặp lại việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nào đó. Hiện tượng này tạo nên
những phong cách chức năng ngôn ngữ.
Như vậy, phong cách chức năng ngôn ngữ là những khuôn mẫu trong hoạt động lời
nói, hình thành từ những thói quen sử dụng ngôn ngữ có tính truyền thống, tính chuẩn
mực.
b. Chuẩn mực ngôn ngữ và chuẩn mực phong cách
Chuẩn mực được hiểu là cái căn cứ đúng, cái mẫu mực để đánh giá những hiện tượng
cùng loại - Nghiên cứu phong cách học không thể không xác định thế nào là chuẩn
mực ngôn ngữ và chuẩn mực phong cách.
- Chuẩn mực ngôn ngữ hay chuẩn mực văn hóa của ngôn ngữ toàn dân là toàn bộ các
phương tiện ngôn ngữ được mọi người thừa nhận là đúng, là mẫu mực trong một xã
hội nhất định, một thời đại nhất định, cũng như toàn bộ các quy tắc sử dụng của xã hội
đối với ngôn ngữ đó.
Ví dụ: Xướng danh người thi đỗ dưới thời phong kiến: “Cử nhân đệ nhất danh Đào
Vân Hạc. Niên canh nhị thập tam tuế, quán tại Sơn Tây tỉnh, Đào Nguyên xã (Ngô Tất
Tố - “Lều chõng”).
Cách nói trên, ngày nay, không đúng với chuẩn mực nữa. Phải nói “Đỗ đầu cử nhân là
Đào Vân Hạc, hai mươi ba tuổi, quê làng Đào Nguyên, tỉnh Sơn Tây”.
- Chuẩn mực phong cách là toàn bộ các chỉ dẫn thể hiện những qui luật bắt buộc ở
một thời kỳ nhất định của ngôn ngữ trong việc lựa chọn và kết hợp những chuẩn mực
ngôn ngữ sao cho phù hợp với phong cách hoạt động lời nói và các kiểu thể loại văn
bản.
Ví dụ: Câu văn “Một cơn gió ấm áp thổi về, xua tan màn sương trắng xóa đang phủ
khắp ngọn núi cao ngất lưng trời và đưa theo một làn hương thoang thoảng.” chỉ phù
hợp với ngôn ngữ tiểu thuyết hiện đại mà không thể phù hợp với cổ tích. Vì truyện cổ
sử dụng ngôn ngữ miêu tả để phản ánh những mảng lớn của hiện thực, không miêu tả
những chi tiết cụ thể theo cảm hứng riêng.
3. Sắc thái tu từ của các phương tiện ngôn ngữ
a. Trong hoạt động lời nói, có thể dùng nhiều hình thức khác nhau để biểu đạt một
nội dung. Khả năng này tạo ra các hiện tượng đồng nghĩa. Giữa các hiện tượng đồng
nghĩa có mặt phần tin chỉ rõ đối tượng được nói đến làm thành nội dung cơ sở và có
thể có phần tin bổ sung biểu thị những sắc thái khác nhau về thái độ, tình cảm của
người nói và gợi ra phạm vi hoạt động của các phương tiện ngôn ngữ trong những
phong cách ngôn ngữ khác nhau. Phần tin bổ sung này chính là sắc thái tu từ.
Sắc thái tu từ là nội dung bổ sung của phương tiện ngôn ngữ, chỉ rõ thái độ, tình cảm
của người sử dụng và gợi ra giá trị sử dụng của phương tiện ngôn ngữ trong một
phong cách chức năng ngôn ngữ nhất định
Chẳng hạn, khi một người vợ gọi chồng về ăn cơm có thể có những phát ngôn như:
             (1) Mình ơi về ăn cơm!
             (2) Ấy ơi về ăn cơm!
Rõ ràng hai cách gọi “mình” và “ấy” đã bộc lộ hai thái độ khác nhau của người vợ ấy
đối với chồng mình. Đồng thời hai cách dùng từ này cũng cho ta hiểu rằng lối nói này
là của phong cách sinh hoạt hàng ngày.
Trong sắc thái tu từ người ta phân biệt: sắc thái biểu cảm và sắc thái phong cách.
b. Sắc thái biểu cảm tức là sắc thái chỉ rõ thái độ đánh giá, tình cảm của người sử
dụng.
Ví dụ: so sánh các phát ngôn:
          (1) Đi vào nhà
          (2) Chạy vào nhà
          (3) Chuồn vào nhà
          (4) Lẻn vào nhà
c. Sắc thái phong cách tức là sắc thái tu từ gợi ra giá trị sử dụng của phương tiện
ngôn ngữ trong một phong cách ngôn ngữ nhất định.
Ví dụ: các từ ngữ như “giọt lệ”, “giọt châu”, “mắt huyền”, “đài trang”, “nương
nương”, “ái mộ”, “khả ái”, “phu quân”... là các từ ngữ giàu màu sắc phong cách nghệ
thuật.
4. Về cách phân loại các phong cách chức năng ngôn ngữ của tiếng Việt hiện đại
a.Tiêu chí phân loại
Để phân loại các phong cách chức năng ngôn ngữ tiếng Việt, các công trình phong
cách học thường dựa vào các cơ sở:
    - Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ.
    - Phạm vi của hoạt động giao tiếp.
    - Những đặc trưng của phong cách chức năng ngôn ngữ.
Từ ba cơ sở này có thể nói khi phân loại phong cách chức năng ngôn ngữ phải đồng
thời chú ý tới các đặc điểm của ngôn ngữ và những nhân tố bên ngoài ngôn ngữ chi
phối việc hình thành các phong cách ngôn ngữ.
b. Phân loại
Thống nhất với quan điểm của nhiều giáo trình phong cách học, giáo trình này tán
thành cách phân chia tiếng Việt thành hai loại phong cách lớn sau đây:
- Phong cách khẩu ngữ tự nhiên hay phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày
- Phong cách ngôn ngữ văn hóa hay phong cách ngôn ngữ gọt giũa
Hai phong cách lớn này có sự khác biệt ở bốn phương diện là chức năng, nội dung
giao tiếp, hình thức tồn tại và đặc điểm của các phương tiện ngôn ngữ.
Phong cách ngôn ngữ văn hóa có thể được phân chia thành:
      + Phong cách ngôn ngữ hành chính, thực hiện chức năng thông báo trong tổ chức
đời sống xã hội.
      + Phong cách ngôn ngữ khoa học có chức năng thông báo tri thức, trí tuệ
      + Phong cách ngôn ngữ chính luận thực hiện chức năng thông báo tác động
      + Phong cách ngôn ngữ báo chí có chức năng thông tin tuyên truyền
      + Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật mang chức năng thông báo thẩm mỹ
Cần lưu ý rằng phong cách chức năng ngôn ngữ nào cũng có hai hình thức tồn tại là
nói và viết.

II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT HÀNG NGÀY

1. Khái niệm
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày còn được gọi là phong cách khẩu ngữ,
phong cách khẩu ngữ tự nhiên hay phong cách hội thoại, là phong cách ngôn ngữ
dùng trong giao tiếp hàng ngày giữa các cá nhân, có tính tự nhiên, tự phát.
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày tồn tại trong hai biến thể là phong cách
ngôn ngữ sinh hoạt tự nhiên và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt văn hóa.
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tự nhiên phục vụ sự trao đổi thân mật giữa các cá
nhân có vai giao tiếp ngang bằng, có tính tự nhiên, thoải mái, trong hoàn cảnh không
theo nghi thức.
Ví dụ:   “ - Mẹ ơi, con đã được ông giám đốc nhận làm con nuôi rồi! Thích ghê đi!
             - Vui thích cái nỗi gì hả con, mẹ nghiệm ra rằng cái gì nuôi rồi cũng ăn thịt cả
thôi!”.
             - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt văn hóa cũng diễn ra giữa cá nhân với nhau
nhưng có nghi thức xã giao, vai giao tiếp thể hiện rõ hơn, ngôn ngữ sử dụng có tính
văn hóa hơn.
Ví dụ:  “ - Anh nói thế nào?
            - Tôi nói về chất xám của anh đấy!
            - Không đúng! Chất xám không phải của riêng tôi.
            - Vâng, anh không sai nhưng nghĩ thế cũng chẳng đúng đâu.”
2. Ba đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
a. Tính cá thể
b. Tính cụ thể
c. Tính cảm xúc
3. Đặc điểm ngôn ngữ
a. Đặc điểm ngữ âm
- Âm sắc mang tính cá thể.
- Phát âm theo tập quán địa phương.
b. Đặc điểm từ vựng
- Thiên về dùng những từ ngữ có hình ảnh, có tính cụ thể, biểu cảm
Ví dụ: hoạt động “nói” được diễn đạt bằng các từ sau: “mở miệng”, “há miệng”, “há
mồm”, “giở giọng”, “quạc cái mồm”, “hở môi”, “ hé môi”, “hót” ...
- Thường hay dùng các thán từ, tình thái từ, quán ngữ, thành ngữ như ối giời ơi, eo ôi,
a, a ha, ôi dào, ôi chao, chao ôi ... à, ư, nhỉ, nhé, đấy, nào ...
Ví dụ:   - “Con hỏi khí không phải, có người bảo ông Phái lấy tiền của con, thật hay
dối hở cậu?”
           - “Cái đồ ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng thì có cũng như không.”
           - Từ được dùng theo nghĩa khẩu ngữ
Ví dụ:   “nở” : sinh (nở con giai)
           “tức tiết” : rất giận
            “tơ tưởng” : mơ tưởng một cái gì đến mức bần thần.
            “tế” : chửi bới, mắng nhiếc.
            “chém” : lợi dụng tình thế để lấy tiền một cách thiếu chính đáng
            “cóc” : không.
- Có mặt nhiều từ địa phương, từ thông tục, tiếng lóng
Ví dụ:   - Rào rú ngái ngôi mô nỏ chộ.
           - “bỏ mẹ”, “bỏ cha”, “chết cha”, “thấy mẹ”, “thấy mồ”, “hết sảy”, “hết ý”,
“nghỉ khỏe”, “hết ga”, “tới số”, “cút mẹ mày đi”, “tiên sư bố” ...
           - Gọi tên đối tượng bằng những cái tên chỉ rõ đặc điểm đối tượng. Chẳng hạn
“gã cổ vịt”, “thằng Tư lé”, “lão Năm râu”, “ông Ba răng vàng”, “tên Bảy búa” ....
c. Đặc điểm cú pháp
- Do đối thoại trực tiếp, có ngữ cảnh nên thường có hiện tượng tỉnh lược
Ví dụ:   - Đâu đấy?
           - Chợ đây.
           - Cũng do đối thoại trực tiếp mà trong cú pháp của phong cách này cũng
thường có mặt yếu tố dư để nhấn mạnh điều cần nói
Ví dụ:  (2) - Tôi thì tôi mến chú lắm.
           (3) - Cái con vợ tôi ấy mà thì nó là cái con yêu tinh.
                - Thường có hiện tượng “iếc hóa”, nói láy, nói tắt
Ví dụ:   (1) Sách với siếc.
           (2) Đàn ông đàn ang gì mà trói gà không chặt.
           (3) Nhà em ăn gạo mậu. (mậu: mậu dịch quốc doanh.)
Nghề này đòi hỏi phải cụ tỉ. (cụ tỉ: cụ thể, tỉ mỉ)
- Ưa ví von khoa trương, ưa dùng cách diễn đạt ẩn dụ, hoán dụ
Ví dụ:   (1) đẹp mê hồn, đẹp dễ sợ, đẹp khủng khiếp
                đen như cột nhà cháy, run như cầy sấy.
           (2) cho một tái, một đen, một nâu.
              (thịt bò tái, cà phê đen, cà phê sữa)
- Đề tài luôn chuyển đổi, không có chủ đề nhất định
Ví dụ: Lời thoại trong tác phẩm của Kim Lân:
- “Thôi thì chẳng ở lại cùng anh em được thì tản cư âu cũng là kháng chiến.
- Thì vưỡn! Lúa dưới ta tốt nhiều chứ? Các ông bà ở đâu ta lên đấy ạ?”

III. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH - CÔNG VỤ

1. Khái niệm
Phong cách ngôn ngữ văn bản hành chính - công vụ là phong cách ngôn ngữ được sử
dụng trong các quan hệ hành chính công vụ, về những vấn đề thuộc về sự vận hành xã
hội và có giá trị pháp lý. Chức năng của phong cách hành chính - công vụ là thông
báo - trình bày.
Phong cách này được thể hiện trong các loại văn bản sau đây:
- Văn bản văn thư, bao gồm:
       + thông báo, thông tư, thông tri, chỉ thị, nghị quyết, quyết định,
       + đơn từ, biên bản, báo cáo, phúc trình,
       + văn bằng, giấy chứng nhận, giấy khen,
      + hợp đồng, hoá đơn, giấy biên nhận, giấy giới thiệu.
- Văn bản pháp quyền: hiến pháp, các bộ luật, sắc lệnh, điều lệ, quy chế, quy định, nội
quy.
- Văn bản ngoại giao: công điện, công hàm, hiệp định, điều ước, nghị định thư
- Văn bản quân sự: mệnh lệnh, báo cáo, điều lệnh ...
2. Các đặc trưng của phong cách hành chính – công vụ
a. Tính công vụ, hay tính nghiêm túc - khách quan
b. Tính minh xác
c. Tính khuôn mẫu
3. Đặc điểm ngôn ngữ
a. Đặc điểm ngữ âm
 
Bắt buộc phải sử dụng hệ thống ngữ âm chuẩn. Dù in hay viết đều phải dùng kiểu chữ
chân phương. Cách viết các chữ số, hạng mục, bảng biểu đều tuân theo những quy
định chặt chẽ.
Ví dụ: Số tiền gửi qua bưu điện: bằng số ... bằng chữ ...
 
b. Đặc điểm từ ngữ
 
- Sử dụng các từ ngữ hành chính và các thể thức khuôn sáo hành chính
Từ ngữ hành chính như:
 
+ Tên gọi tổ chức cơ quan đoàn thể: Ủy ban nhân dân, Bộ Y tế ...
 
+ Tên người và chức trách trong quan hệ hành chính: thủ trưởng, nguyên thủ, chánh
văn phòng, vụ trưởng, đương sự, công tố viên, bên nguyên, bên bị, nguyên cáo, bị cáo
...
 
+ Tên gọi các loại tài liệu văn bản hành chính: công văn, bộ luật, văn bản dưới luật,
hợp đồng, biên bản ghi nhớ.
+Thể thức khuôn sáo hành chính như: kính gửi, kính chuyển,theo lệnh, xét đề nghị,
chịu tránh nhiệm thi hành, có trách nhiệm thực hiện, nay ban hành, có hiệu lực từ
ngày ..., căn cứ vào ...
- Trong phong cách ngôn ngữ hành chính công vụ, từ dùng phải nghiêm túc, rõ ràng,
chính xác, được lựa chọn khắt khe nhằm tránh hiểu sai nghĩa. Không dùng những từ
ngữ mang tính chất hình ảnh, biểu tượng; Không dùng từ ngữ địa phương, biệt ngữ,
tiếng lóng; Không dùng những từ khẩu ngữ thông tục.
- Thích hợp với giọng văn nghiêm túc, khách quan, từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ khá
lớn.
Ví dụ: hữu quan, truy cứu, trách nhiệm hình sự, phúc tra, khởi tố, thụ lý, lưu hành, bị
vong lục, quốc vụ khanh, đại sứ đặc mệnh toàn quyền, đại biện lâm thời ...
c. Đặc điểm cú pháp
- Cú pháp của phong cách hành chính công vụ là cú pháp sách vở, rập khuôn. Thường
sử dụng câu đơn đầy đủ hai thành phần với trật tự thuận. Thường sử dụng câu tường
thuật, câu cầu khiến - mệnh lệnh, ít khi sử dụng câu nghi vấn, câu cảm thán. Tính chặt
chẽ của cấu trúc câu rất được coi trọng.
- Trong văn bản hành chính công vụ tồn tại một dạng câu rất đặc trưng được gọi là
câu văn hành chính. Đó là một câu ghép trải ra theo độ dài của văn bản với nhiều
mệnh đề được phân tách theo cách xuống dòng.
Dưới đây là ví dụ về một văn bản quyết định hành chính:
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
               Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
     Tỉnh / Thành phố    ngày - tháng - năm
               Chức vụ ra quyết định.
                   -    Căn cứ vào ...
                   -    Căn cứ vào ...
                   -    Theo đề nghị ...
 
                     QUYẾT ĐỊNH
                   Điều 1 ...
                   Điều 2 ...
                   Điều 3 ...

IV. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ VĂN BẢN KHOA HỌC

1. Khái niệm
 
Phong cách ngôn ngữ văn bản khoa học là khuôn mẫu ngôn ngữ được sử dụng để
trình bày, kiến giải, tranh biện những vấn đề khoa học, mang tính trí tuệ cao, gắn liền
với tư duy lôgich và có chức năng thông báo nhận thức.
 Phong cách ngôn ngữ văn bản khoa học tồn tại dưới các dạng sau:
 
- Dạng văn bản viết, bao gồm:
    + Các công trình nghiên cứu khoa học tự nhiên và xã hội, các công trình khảo cứu,
dịch thuật khoa học
 
    + Sách giáo khoa, giáo trình, luận án, luận văn, đồ án, bài làm của học sinh
 
    + Các hình thức giới thiệu phê bình khoa học
 
- Dạng nói:
 
    + Lời thuyết trình, phát biểu trong các hội nghị khoa học.
 
    + Lời giảng bài, lời hỏi - đáp trong các kỳ thi vấn đáp.
 
2. Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ văn bản khoa học
 
a. Tính trí tuệ
 
b. Tính trừu tượng, khái quát
 
c. Tính chính xác, khách quan
 
2. Đặc điểm ngôn ngữ
 
a. Đặc điểm ngữ âm
 
- Phong cách ngôn ngữ văn bản khoa học đòi hỏi phải sử dụng âm chuẩn, viết đúng
chính tả. Bên cạnh chữ viết còn cho phép sử dụng các ký hiệu, sơ đồ.
 
- Đồng thời để đáp ứng yêu cầu phát triển của thông tin khoa học, phong cách ngôn
ngữ này đã khai thác tất cả mọi tiềm năng của hệ thống ngữ âm tiếng Việt.
 Ví dụ: am – pe, các buya, bazơ , a x ít , hy đrô, B Complex
 
b. Đặc điểm từ vựng
 
- Thành phần quan trọng nhất của từ ngữ trong phong cách ngôn ngữ văn bản khoa
học là các thuật ngữ, nhất là thuật ngữ chuyên ngành.
 
Ví dụ: - thuật ngữ vật lý học: điện trở, từ trường, quán tính, dao động, cơ học ...
 
        - thuật ngữ hóa học: kiềm, muối, axit, phân tử, nguyên tố, dung môi ...
 
Mặt khác, trong phong cách ngôn ngữ văn bản khoa học, các thuật ngữ quốc tế đóng
vai trò quan trọng. Ví dụ: axít, gien, lôgarít, sin, véc tơ, pênixilin...
Bên cạnh hệ thống thuật ngữ, phong cách ngôn ngữ văn bản khoa học còn sử dụng
những từ ngữ khoa học chung, tức là những từ ngữ được dùng nhiều trong một số liên
ngành khoa học. Ví dụ: “hệ thống”, “yếu tố”, “thành tố”, chức năng”, “quá trình”,
“đại lượng”, “bình diện” ...
 
- Để bảo đảm yêu cầu chính xác, khách quan, từ ngữ trong phong cách ngôn ngữ văn
bản khoa học chỉ được phép hiểu một nghĩa và là nghĩa đen, tức là nghĩa sự vật -
lôgich.
 
c. Đặc điểm cú pháp
 
- Đặc điểm cú pháp nổi bật trong phong cách ngôn ngữ văn bản khoa học là việc sử
dụng cú pháp chuẩn, chặt chẽ, rõ nghĩa.
 
Ví dụ: “Hình ảnh một sợi dây căng thẳng cho ta khái niệm về một đoạn thẳng”.
 - Để đáp ứng yêu cầu thông tin, phong cách ngôn ngữ văn bản khoa học thường dùng
nhiều câu phức và sử dụng với tần số cao các phương tiện liên kết câu và liên kết văn
bản.
 
Ví dụ 1: “Thời gian tuyệt đối, chân chính, thời gian toán học, tự nó và trong bản chất
nó không có quan hệ gì với bên ngoài, trôi qua một cách đều đặn và được gọi bằng cái
tên gọi khác là độ dài thời gian”.
 
Ví dụ 2: - “Đầu tiên”, “trước hết”, “thứ nhất là” ...
 
           - “Sau đó”, “theo đó”, “tiếp theo” ...
 
           - “Bởi vì”, “vì vậy”, “nhờ đó”, “hậu quả là” ...
           - “Bây giờ chúng ta hãy xem xét” ...
           - “Như vậy”, “để kết luận”, “nói tóm lại” ...
 
- Để khách quan, phong cách ngôn ngữ văn bản khoa học dùng các câu khuyết chủ
ngữ hoặc chủ ngữ không xác định.
 
Ví dụ: - “Cho góc vuông xOy. Trên Oy lấy một điểm A cố định và trên Ox lấy một
điểm B thay đổi. Vẽ hình vuông ABCD. Tìm tập hợp các giao điểm I của hai đường
chéo hình vuông này khi B dời chỗ trên nửa đường thẳng Ox.”
 
         - “Ta có ...”

V. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ VĂN BẢN BÁO CHÍ - CÔNG LUẬN

1. Khái niệm
Phong cách ngôn ngữ văn bản báo chí - công luận là khuôn mẫu ngôn ngữ của các
hoạt động thông tin đại chúng như báo chí, cổ động, quảng cáo, có chức năng thông
tin, tuyên truyền.
Phong cách ngôn ngữ văn bản báo chí - công luận có trong các kiểu văn bản sau:
 
 + Văn bản cung cấp tin tức: mẩu tin, tin tổng hợp, phỏng vấn, điều tra, phóng sự ...
 + Văn bản phản ánh công luận: các bài trao đổi ý kiến, ý kiến bạn đọc, trả lời bạn
đọc.
 + Văn bản thông tin quảng cáo: thông báo, rao vặt, quảng cáo ...
 + Văn bản thông tin cổ động.
 
Phong cách ngôn ngữ văn bản báo chí - công luận cũng tồn tại dưới hai dạng nói và
viết. Dạng nói như phát thanh, truyền hình, lời rao ... Dạng viết phổ biến nhất là ở báo
chí, bảng biểu ...
 
2. Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ văn bản báo chí – công luận
 
a. Tính thời sự
b. Tính hấp dẫn
c. Tính ngắn gọn
d. Tính chiến đấu
 
3. Đặc điểm ngôn ngữ
 
a. Đặc điểm ngữ âm
 
- Ở dạng nói, phong cách ngôn ngữ văn bản báo chí công luận đòi hỏi phải phát âm
chuẩn xác dễ nghe, ngữ điệu phù hợp với nội dung. Ở dạng viết phải đúng chính tả, để
tạo hấp dẫn có thể dùng nhiều mẫu chữ.
 
- Cũng như phong cách khoa học, phong cách báo chí công luận khai thác tất cả mọi
tiềm năng của ngữ âm tiếng Việt, nhất là trong trường hợp phiên âm danh từ riêng
nước ngoài. Ví dụ: Sta - lin, Hen
 
- xin – xki, Hồng Kông
 
b. Đặc điểm từ vựng
 
- Phong cách ngôn ngữ văn hóa báo chí công luận có một lớp từ ngữ có cấu tạo đặc
biệt mang màu sắc tu từ biểu cảm rõ rệt, như “thảm họa hạt nhân”, “hòa bình trong
tầm tay”,“chảy máu vàng”, “leo thang chiến tranh”, “lò lửa căng thẳng”, “hội chứng
Việt Nam”, “thời kỳ sau Việt Nam” ...
 
- Sử dụng từ ngữ theo khuôn mẫu (đã mất màu sắc tu từ) rất năng động, linh hoạt.
Chẳng hạn lúc đầu từ “kiện tướng” xuất hiện trong thể thao (kiện tướng bơi lội, kiện
tướng bóng bàn, kiện tướng bắn súng ...), sau đó nó xuất hiện trong những kết hợp
như: “kiện tướng thủy lợi”, “kiện tướng làm phân xanh”, “kiện tướng cải tiến kỹ
thuật”, ... Đến những năm gần đây thay cho từ “kiện tướng” là “vận động viên ưu tú”,
“vận động viên sáng giá”, “vua bóng đá”, “siêu sao” ... Hoặc những từ ngữ dùng theo
khuôn mẫu quen thuộc của báo chí như: “căn bệnh thế kỷ”, “chạy đua với tốc độ
chóng mặt”, “viện trợ cả gói”, “vấn đề nổi cộm”, “vấn nạn đói nghèo” ...
 
- Phong cách báo chí công luận còn sử dụng một lớp từ ngữ thuộc nghề báo, như “tiết
lộ”, “đưa tin”, “hãng thông tấn”, “thông tín viên”, “đặc phái viên”, “theo nguồn tin
từ ...”
 
c. Đặc điểm cú pháp
 
- Phong cách ngôn ngữ văn bản báo chí - công luận thường dùng câu khuyết chủ ngữ,
khi thông tin sự kiện thời sự.
 
Ví dụ: - “Hôm qua ... tại ... khai mạc ...”
 
         - “Đối với các thành phố ... sẽ đào tạo một đội ngũ ...”
 
         - “Qua phát huy vai trò ... mà lựa chọn, nhận xét ...”
 
- Thường dùng câu có đề ngữ để làm nổi bật thông tin. Vị trí thường gặp của câu có
đề ngữ này là ở đầu các bản tin và có thể được tách ra thành nhan đề bản tin.
 
Ví dụ: - “Hà Tĩnh - 15 nghìn tấn phân đạm phục vụ sản xuất vụ chiêm xuân”.
         - “Phú Yên: 60% địa bàn dân cư được phủ sóng phát thanh, truyền hình”
         - Trong đầu đề các bản tin cũng thường có mặt dạng câu có nhiều thành phần
tách biệt được in thành dòng riêng.
 
Ví dụ:  NHÀ MÁY KẸO XUẤT KHẨU HẢI HÀ NĂM 1991 SẢN XUẤT 5.200
TẤN KẸO, VƯỢT KẾ HOẠCH 200 TẤN THÁNG 1. 1992 SẢN XUẤT 750 TẤN
PHỤC VỤ TẾT NHÂM THÂN.
 
d. Các đặc điểm diễn đạt khác
 
- Dùng những cách diễn đạt biểu cảm, có hình ảnh ... để làm nổi bật trung tâm thông
tin.
 
Ví dụ: -“Chuyên nghiệp hóa bóng đá Việt Nam. Tại sao không?”
         - “Vườn hoa - vườn hoang”
 
         - “Đoạn trường, ai có ... đi tàu ... mới hay!”
 
- Các văn bản thông tin báo chí thường có kết cấu theo khuôn mẫu nhất định:
 (1) nguồn tin (2) thời gian (3) địa điểm (4) sự kiện (5) diễn biến (6) kết quả
 
- Các văn bản phóng sự, điều tra thường có sự kết hợp giữa tính thời sự, lượng thông
tin cao, chi tiết cụ thể, tin tức mới mẻ và cách diễn đạt linh hoạt với thái độ trực tiếp
của tác giả nên có sức hấp dẫn, hứng thú.
 
- Các văn bản quảng cáo thường có lối nói khoa trương, kích động.
 
Ví dụ: - “Dù mỗi nước đều có món ăn riêng nhưng hương vị trở nên thơm ngon hơn là
nhờ có bột ngọt Mi Won”.
 
         - “Angel - thiên thần may mắn của bạn”.
 
         - “Sony Karaokê. Niềm vui lớn cho mọi gia đình.
Bài 11.  CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TIẾNG VIỆT 
 
Vận dụng các biện pháp tu từ là một trong những con đường chủ yếu để nâng cao hiệu
quả của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Các biện pháp tu từ là những cách thức, những hình thức diễn đạt bóng bẩy, gợi cảm
nhằm nâng cao hiệu lực của ngôn ngữ.
Truyền thống văn hóa và thói quen ngôn ngữ của mỗi dân tộc có ảnh hưởng trực tiếp
tới việc hình thành và sử dụng các biện pháp tu từ ở một ngôn ngữ. Vì vậy, giữa các
biện pháp tu từ của các ngôn ngữ vừa có sự tương đồng vừa có sự khác biệt. Chẳng
hạn, tiếng Việt có các biện pháp tu từ tương đồng với các ngôn ngữ khác như so sánh,
ẩn dụ, hoán dụ ... và có các biện pháp tu từ riêng biệt như tập Kiều, nói lái.
Có hai cách phân loại các biện pháp tu từ:
- Dựa vào các phương tiện ngôn ngữ người ta phân chia thành các biện pháp tu từ ngữ
âm, các biện pháp tu từ từ vựng - ngữ nghĩa và các biện pháp tu từ ngữ pháp.
- Dựa vào các quan hệ ngôn ngữ người ta phân chia thành các biện pháp tu từ cấu tạo
theo quan hệ liên tưởng và các biện pháp tu từ cấu tạo theo quan hệ tổ hợp.
Đặc điểm của các biện pháp tu từ cấu tạo theo quan hệ liên tưởng là sử dụng các yếu
tố từ vựng - ngữ nghĩa làm chất liệu. Trên cơ sở quan hệ liên tưởng các biện pháp tu
từ dạng thức này sẽ thông qua hiện tượng chuyển nghĩa lâm thời của từ ngữ để làm
nên hiệu lực biểu đạt.
Các biện pháp tu từ cấu tạo theo quan hệ liên tưởng gồm có so sánh, ẩn dụ, nhân hóa,
vật hóa, phúng dụ, hoán dụ, tượng trưng.
Đặc điểm của các biện pháp tu từ cấu tạo theo quan hệ tổ hợp là sử dụng các yếu tố từ
vựng, ngữ pháp, ngữ âm làm chất liệu. Trên cơ sở quan hệ tổ hợp, các biện pháp tu từ
dạng thức này sẽ thông qua sự phối hợp, sắp xếp các thành tố từ ngữ và ngữ âm để tạo
ra lượng nghĩa bổ sung.
Các biện pháp tu từ cấu tạo theo quan hệ tổ hợp như là điệp từ ngữ, đồng nghĩa kép,
tăng cấp, đột giáng, tương phản, im lặng, khoa trương, nói giảm, chơi chữ, tập
Kiều ... 

I. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ CẤU TẠO THEO QUAN HỆ LIÊN TƯỞNG

1. So sánh tu từ
a. Khái niệm
So sánh tu từ hay so sánh nghệ thuật là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối
tượng khác loại có cùng một nét giống nhau nào đó nhằm diễn tả một cách có hình
ảnh và biểu cảm đặc điểm của một đối tượng.
Ví dụ:   “Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
            Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
            Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
            Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”
                                                           (Chế Lan Viên)
Cần lưu ý, so sánh tu từ khác với so sánh lôgich. Để phân biệt người ta căn cứ vào đặc
điểm của đối tượng so sánh và mục đích của sự so sánh.
Trong so sánh lôgich (hay so sánh luận lý, so sánh chính xác):
    - Hai đối tượng so sánh: cùng loại
    - Mục đích: xác lập sự tương đương
Ví dụ: Mai có khuôn mặt như mẹ.
Trong khi đó, ở so sánh tu từ:
    - Hai đối tượng so sánh: khác loại
    - Mục đích: diễn tả có hình ảnh, biểu cảm đặc điểm của một đối tượng.
b. Các kiểu so sánh tu từ
Trong cấu trúc của so sánh tu từ phải có ít nhất hai vế đặt trong mối tương quan: vế
được so sánh (ký hiệu A) và vế dùng để so sánh (ký hiệu B). Như thế A là cái chưa
biết, B là cái đã biết, cái được dùng làm chuẩn. Nguyên tắc của so sánh tu từ là dùng
B để làm sáng tỏ A một cách cụ thể và hấp dẫn.
- Kiểu phổ quát nhất: A như (tựa, tựa như) B
Ví dụ: “Đôi ta như lửa mới nhen
           Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.” (Ca dao)
- Kiểu B bao nhiêu A bấy nhiêu
Ví dụ: “Qua cầu ngả nón trông cầu
           Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu.” (Ca dao)
- Kiểu A là B
Ví dụ: - “Nhân dân là bể
             Văn nghệ là thuyền (Tố Hữu)
- Kiểu A - B hay so sánh song hành là kiểu so sánh đặt hai vế song song và lược bớt
từ so sánh.
Ví dụ:  - “Miệng quan - trôn trẻ.”
          - “Lời nói - đọi máu.” (Tục ngữ) 
          - “Hồn tôi giếng nước ngọt ngào
             Trăng thu trong vắt, biển chiều trong xanh.”
c. Giá trị phong cách
So sánh tu từ được dùng rộng rãi trong nhiều phong cách. Đây là một biện pháp rất
hiệu quả để miêu tả các đối tượng sự vật. Nhờ các hình ảnh đem ra so sánh mà các ý
tưởng, các yếu tố trừu tượng được cụ thể hóa và trở nên gợi cảm.
Ví dụ: “Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
          Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng ...” (Chế Lan Viên)
Mùa đông và cái rét, cánh kiến và hoa vàng là sự gắn bó tất yếu của tự nhiên. Mượn
quy luật tự nhiên để nói về cái nhớ và quan hệ tình yêu, Chế Lan Viên đã thể hiện
được mối quan hệ khăng khít và sự vững bền trong tình yêu của mình.
2. Ẩn dụ tu từ
a. Khái niệm
Ẩn dụ tu từ (hay ẩn dụ nghệ thuật) là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi của đối tượng
này để biểu thị đối tượng kia trên cơ sở liên tưởng về những nét tương đồng giữa hai
đối tượng.
Ví dụ:    “Chỉ có thuyền mới hiểu
            Biển mênh mông dường nào
            Chỉ có biển mới biết
            Thuyền đi đâu về đâu.” (Xuân Quỳnh)
Không chỉ trong văn chương mà ngay cả trong ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày ta cũng
gặp vô số ẩn dụ, như người mẹ nựng con: “con cún con”, “con chó con”, “con mèo
hen”, “con voi còi” ... (của mẹ). Hoặc khi người mẹ tức giận gọi con là “đồ qủy sứ”,
“đồ khỉ”, “thằng giặc”, “thằng giời con” ... Trong những phát ngôn như:
- “Bao nhiêu của tiền đem nướng vào sòng bạc hết rồi!”
- “Làm ăn gãy cầu, bay luôn cả chục cây vàng.”
đều có ẩn dụ tu từ.
Qua những ví dụ trên có thể thấy trong ẩn dụ tu từ cũng có hai yếu tố là cái được ẩn
dụ và cái dùng để ẩn dụ. Nhưng trên bề mặt ngôn bản cái được ẩn dụ không xuất hiện
trực tiếp. Do đó ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm.
b. Các kiểu ẩn dụ tu từ
Cơ sở để tạo nên ẩn dụ là những nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng, hoạt
động, trạng thái, cảm giác. Vì thế có bao nhiêu khả năng tương đồng sẽ có bấy nhiêu
khả năng cấu tạo ẩn dụ. Sau đây là các loại ẩn dụ tu từ chủ yếu:
- Ẩn dụ chân thực: tức là những ẩn dụ được cấu tạo bằng sự so sánh ngầm những nét
tương đồng giữa các sự vật, các hoạt động, các tính chất, các trạng thái.
Ví dụ về ẩn dụ - tương đồng giữa các sự vật.
           “Con sông kia bên lở bên bồi
           Một con cá lội biết mấy người buông câu”. (Ca dao)
Trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau các hình ảnh “một con cá lội”, “mấy
người buông câu” sẽ có những ý nghĩa ẩn dụ khác nhau. Trong ý nghĩa chung nhất,
hai hình ảnh ấy ẩn dụ cho mối lợi và những người cầu lợi.
Ví dụ về ẩn dụ - tương đồng về tính chất.
          “Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.” (Nguyễn Du)
           Hoa lựu có màu đỏ như màu lửa vì thế Nguyễn Du đã dùng “lửa” để biểu thị
“hoa”.
Ví dụ về ẩn dụ - tương đồng về hoạt động:
         “Lòng em đã quyết thì hành
          Đã cấy thì gặt với anh một mùa.” (Ca dao)
         “Cấy”, “gặt” ẩn dụ cho hành trình tình yêu và hôn nhân của đôi lứa.
Ví dụ về ẩn dụ - tương đồng về trạng thái:
        “Cứ nghĩ: Hồn thơm đang tái sinh
         Ngôi sao ấy lặn hóa bình minh.” (Tố Hữu)
Câu thơ của Tố Hữu viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Ngôi sao lặn” và “Bác Hồ qua
đời” có trạng thái như nhau (không còn), “sao lặn” biểu thị Bác Hồ từ trần.
- Ẩn dụ bổ sung: Ẩn dụ bổ sung (còn gọi là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) là sự thay thế
một cảm giác này bằng một cảm giác khác trong nhận thức cũng như trong diễn đạt
bằng ngôn ngữ.
Chẳng hạn trong lời ăn tiếng nói hàng ngày ta vẫn thường nghe: “thấy nóng”, “thấy
lạnh”, “thấy thơm”, “thấy đói cồn cào”, “lời nói ngọt ngào”, “giọng nói ấm áp”, “tiếng
cười giòn tan”, “câu chuyện nhạt nhẽo”, “xấu không ngửi được”; Hoặc “màu cánh
trả”, “màu cánh sen”, “màu lông chuột”, “màu cháo lòng” ...
Trong văn chương, ẩn dụ bổ sung được sử dụng khá phổ biến và tạo ra một hiệu quả
nghệ thuật rõ rệt. Haỹ đọc một câu văn xuôi và một câu thơ có mặt ẩn dụ bổ sung.
Ví dụ: “Mà bên nước tôi thì đang bừng lên cái nắng bốn giờ chiều, cái nắng đậm đà
của mùa thu biên giới, cái thứ nắng hanh đang sấy khô gió Tây Trang và đang mài sắc
thêm tiếng động của hoa lau phất cờ trong bóng núi.” (Nguyễn Tuân)
         “Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
          Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.” (Xuân Diệu)
- Ẩn dụ tượng trưng:
Ẩn dụ tượng trưng là những ẩn dụ có tính chất tượng trưng, mang ý nghĩa biểu tượng.
Ví dụ: “Đất nước Việt Nam chìm trong bóng đêm kéo dài hàng thế kỷ bỗng bừng lên
buổi bình minh của thời đại” (Lê Duẩn)
Cũng như ẩn dụ bổ sung, trong văn chương, ẩn dụ tượng trưng đã góp phần làm nên
những hình tượng nghệ thuật rất đặc sắc.
Ví dụ:  “Xưa phù du mà nay đã phù sa
           Xưa bay đi mà nay không trôi mất
           Cho đến được lúa vàng, đất mật
           Phải trên lòng bao trận gió mưa qua.”
                                                     (Chế Lan Viên)
c. Giá trị phong cách
Ẩn dụ tu từ được sử dụng nhiều nhất là trong các loại hình ngôn ngữ nghệ thuật. Bên
cạnh chức năng nhận thức sức mạnh đặc biệt của ẩn dụ là biểu cảm, nhờ thông qua lối
nói hình ảnh, kín đáo. Trong văn chính luận, ẩn dụ tu từ là một phương tiện diễn đạt
có sức hấp dẫn mạnh mẽ.
Ví dụ:“Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.”(Hồ Chí Minh)
3. Nhân hóa và vật hóa (nhân cách hóa và vật cách hóa)
Nhân hóa và vật hóa thực chất là những ẩn dụ được xây dựng trên mối quan hệ giữa
con người với thế giới sự vật chung quanh.
a. Nhân hóa
- Khái niệm: Theo cách hiểu truyền thống nhân hóa là cách lấy những từ ngữ biểu thị
thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng
không phải con người khiến cho đối tượng đó trở nên sinh động hơn, gần gũi hơn.
Chẳng hạn trong ngôn ngữ hàng ngày ta vẫn thường nghe: “cửa cống kêu rống lên”,
“đá đổ mồ hôi”, “lúa đang thì con gái”, “lúa chín quá giấc”, “na mở mắt” ...
Trong ca dao, thơ ca, nhân hóa khá phổ biến:
           “Vì sương nên núi bạc đầu
            Biển lay bởi gió hoa sầu vì mưa.”
Nhân hóa đã khiến cho ngoại giới trở thành nội giới vì thế trong thơ hiện đại nhân hóa
cũng là một biện pháp tu từ đắc dụng:
          “Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối
           Đêm bâng khuâng đôi miếng lẫn trong cành.” (Xuân Diệu
- Các loại nhân hóa: Dựa vào cách cấu tạo có thể phân chia nhân hóa thành hai loại:
      + Thứ nhất là miêu tả đối tượng trong những đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng
thái của con người. Chẳng hạn:
“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác.
Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ
con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!” (Thép Mới)
      + Thứ hai là coi đối tượng không phải con người như con người và đối thoại tâm
tình với chúng. Chẳng hạn:
        “Núi cao chi lắm núi ơi?
         Núi che mặt trời, chẳng thấy người thương.” (Ca dao)
- Giá trị phong cách: Nhân hóa là cách đưa thế giới khách quan vào cuộc sống con
người khiến cho cảnh vật vô giác vô tri trở nên có tâm hồn và gần gũi thêm lên. Như
thế nhân hoá vừa có chức năng nhận thức vừa có chức năng biểu cảm. Biện pháp này
được sử dụng phổ biến nhất là trong ngôn ngữ sinh hoạt và trong ngôn ngữ văn
chương.
b. Vật hóa
- Khái niệm: Đối lập với nhân hóa là vật hóa. Vật hóa là cách dùng những từ ngữ vốn
biểu thị về sự vật, thực vật, động vật để biểu thị về con người.
Ví dụ: “Nổ” là âm thanh của pháo, của súng đạn thường được gán cho những người
có tính ồn ào vô lối. Kẻ hay xu nịnh thì bị gọi là “hót” (tiếng chim), kẻ hay nói quá lên
thì bị gọi là “gáy” (tiếng gà). Tương tự là cách dùng các từ “sủa”, “ong ỏng”, “gầm
gừ” ... để biểu thị hoạt động “nói” của một ai đó.
- Giá trị phong cách: Vật hóa là một cách thức châm biếm, mỉa mai bằng cách thay
đổi phạm vi biểu vật của từ. Biện pháp này được sử dụng rộng rãi nhất là trong ngôn
ngữ sinh hoạt và trong ngôn ngữ nghệ thuật. Trong văn chương trào phúng, biện pháp
vật hóa đã để lại những tiếng cười rất thú vị:
Ví dụ: -   “Ba đồng một mớ đàn ông
              Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha
              Ba trăm một mụ đàn bà
              Mua về mà trải chiếu hoa cho ngồi.” (Ca dao)
Cũng như nhân hóa, vật hóa vừa có chức năng nhận thức vừa có chức năng biểu cảm.
4. Phúng dụ
a. Khái niệm
Phúng dụ là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta dùng hình ảnh cụ thể, sinh động
để biểu thị một ý niệm về triết lý nhân sinh hay một bài học luân lý, đạo đức, nhằm
làm cho nội dung vấn đề thâm thúy hơn.
Ví dụ:  “Con cò chết rũ trên cây
           Cò con mở sách xem ngày làm ma
           Cà cuống uống rượu la đà
           Chim ri ríu rít bò ra lấy phần.” (Ca dao)
Ý nghĩa của bài ca dao không phải là ở tính chất bi hài của xã hội chim chóc mà là sự
phê phán tệ nạn ma chay đám cỗ và sự trục lợi từ tệ nạn này trong xã hội nông thôn
ngày trước.
Có thể phân biệt phúng dụ với ẩn dụ qua các đặc điểm sau:
      - Nếu ẩn dụ chỉ diễn ra ở những hình ảnh có tính đơn lẻ, riêng biệt thông qua một
từ hay cụm từ trong câu thì phúng dụ diễn ra với một loạt hình ảnh được tổ chức thành
hệ thống trong toàn văn bản.
      - Đồng thời nếu ẩn dụ có thể xuất hiện trong nhiều phong cách ngôn ngữ thì phúng
dụ chỉ có mặt trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
b. Giá trị phong cách
Phúng dụ là biện pháp tu từ không thể thiếu của thể loại ngụ ngôn (Trê cóc, Con cáo
và chùm nho). Phúng dụ cũng là biện pháp tu từ chủ yếu của những bài ca dao ứng xử
đạo lý (Trong đầm gì đẹp bằng sen, Con cò mà đi ăn đêm).
Chức năng chủ yếu của phúng dụ là nhận thức.
5. Hoán dụ tu từ
a. Khái niệm
Hoán dụ tu từ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi của đối tượng này gọi tên đối tượng
kia dựa vào mối quan hệ lôgich khách quan giữa hai đối tượng, nhằm nhấn mạnh đặc
điểm của đối tượng đang được thể hiện.
Ví dụ:     “Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
             Trái tim lầm chỗ để trên đầu.” (Tố Hữu)
Trái tim sẽ thay đổi nhịp đập theo từng trạng thái cảm xúc khác nhau nên được dùng
để chỉ tình cảm. Đầu là nơi chứa bộ óc, điều kiển tư duy, suy nghĩ được dùng theo
nghĩa lý trí.
Về mặt cấu tạo, hoán dụ tu từ cũng có hai yếu tố là cái được hóan dụ và cái dùng để
hoán dụ. Nhưng trên bề mặt ngôn bản cái được hoán dụ không xuất hiện trực tiếp.
b. Các loại hoán dụ tu từ chủ yếu
Cơ sở để tạo nên hoán dụ là quan hệ lôgich khách quan, quan hệ tiếp cận giữa các sự
vật, hiện tượng, trạng thái, cảm giác. Vì thế có bao nhiêu mối quan hệ sẽ có bấy nhiêu
khả năng cấu tạo hoán dụ tu từ. Sau đây là các loại hoán dụ tu từ thường gặp:
    - Cải số, tức là hoán dụ theo quan hệ giữa số lượng với số lượng
Ví dụ:     “Cầu này cầu ái cầu ân
             Một trăm con gái rửa chân cầu này.” (Ca dao)
(Một trăm: nhiều lắm)
    - Cải dung, tức là hoán dụ theo quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa.
Ví dụ:   “Vì sao trái đất nặng ân tình
            Nhắc mãi tên Người - Hồ Chí Minh.” (Trái đất: nhân loại)
    - Cải danh, tức là hoán dụ theo quan hệ giữa danh từ riêng và danh từ chung:
Ví dụ: “Thời đại ta có rất nhiều Võ Thị Sáu”
              (Võ Thị Sáu: người thiếu nữ anh hùng)
     - Hoán dụ xây dựng từ quan hệ giữa bộ phận với toàn thể
Ví dụ:    Đầu xanh có tội tình gì
            Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi. (Nguyễn Du)
            (Đầu xanh: người trẻ tuổi
            Má hồng: thân phận hồng nhan)
     - Hoán dụ xây dựng từ quan hệ giữa vật sở thuộc với chủ thể:
Ví dụ 1:  “Tôi được sống những ngày nhân hậu nhất
                Mỗi mai hồng áo trắng đến thăm tôi.” (Chế Lan Viên)
                 (Áo trắng: nhân viên y tế, thầy thuốc)
Ví dụ 2: “Suốt mười năm tôi đọc Nguyễn Du”
               (Nguyễn Du: tác phẩm của Nguyễn Du)
     - Hoán dụ xây dựng từ quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả:
Ví dụ:    “Bàn tay ta làm nên tất cả
            Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.” (Hoàng Trung Thông)
            (Bàn tay: sức lao động của con người)
c. Giá trị phong cách
Chức năng của hoán dụ là nhận thức, làm cho ngôn ngữ thêm sinh động, gợi ra những
nhận thức sâu sắc về thế giới khách quan. Hoán dụ tu từ được dùng trong nhiều phong
cách ngôn ngữ. Nhất là trong văn chương, đây là một trong những phương cách để
xây dựng hình tượng nghệ thuật. Chẳng hạn:
     - Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền Trung.
     - Cả nước ôm em khúc ruột của mình. (Tố Hữu)
Trong câu thứ nhất, hình ảnh khúc ruột hoán dụ cho tính chất ở giữa thân mình đất
nước của khu Năm. Trong câu thứ hai hình ảnh khúc ruột hoán dụ cho một phần thân
thể máu thịt của đồng bào cả nước.
6. Tượng trưng
a. Khái niệm
Tượng trưng là những ẩn dụ, những hoán dụ có tính chất ước lệ xã hội, ý nghĩa của nó
phần nào đã được cố định hóa.
Chẳng hạn, trong phạm vi phổ quát hiện nay màu đỏ tượng trưng cho sự đấu tranh,
màu xanh tượng trưng cho hòa bình, màu trắng - tinh khiết, màu tím - thủy chung
Trong ca dao, “con cò” là hình ảnh người nông dân lam lũ bán mặt cho đất bán lưng
cho trời để kiếm ăn, “con rùa” thể hiện tính nhẫn nhục trong lao động và trong mọi
quan hệ cộng đồng.
Trong văn chương cổ điển thì ‘tùng”, “cúc”, “trúc”, “mai” ... tượng trưng cho khí
phách của bậc chính nhân quân tử, “quan san”, “biên tái” ... tượng trưng cho sự xa
cách nghìn trùng ...
Trong văn chương hiện đại cũng đã xuất hiện những hình ảnh mang ý nghĩa tượng
trưng:
Ví dụ: “Áo nâu liền với áo xanh
          Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.”
Và     “Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn.” (Tố Hữu)
        (Áo nâu: nông dân; Áo xanh: công nhân
         Búa liềm: công nông; súng gươm: sự đàn áp)
Tính ước lệ là đặc điểm phân biệt giữa tượng trưng với ẩn dụ và hoán dụ. Khác với ẩn
dụ và hoán dụ, rời khỏi ngữ cảnh, các tượng trưng vẫn được xác định, vẫn quen thuộc
với mọi người. Chẳng hạn cái cân tượng trưng cho công lý, thanh gươm tượng trưng
cho sự trừng phạt, bánh mì và hoa hồng tượng trưng cho vật chất và tinh thần.
b. Các loại tượng trưng
    - Tượng trưng có nguồn gốc là ẩn dụ:
Ví dụ: “Con cò lặn lội bờ sông
          Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.” (Ca dao)
    - Tượng trưng có nguồn gốc là hoán dụ:
Ví dụ: “Đứng lên thân cỏ, thân rơm
          Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn.” (Tố Hữu)
c. Giá trị phong cách
Chức năng chủ yếu của tượng trưng là nhận thức và biểu cảm. Biện pháp tu từ này
được dùng nhiều trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Có thể quy các biện pháp tu từ cấu tạo theo quan hệ liên tưởng vào hai loại là liên
tưởng tương đồng (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, vật hóa, phúng dụ) và liên tưởng tiếp cận
(hoán dụ). Mặt khác có thể quy các biện pháp tu từ này vào hai dạng là so sánh và các
biện pháp còn lại. Nếu so sánh là sự công khai đối chiếu và trên bề mặt ngôn bản đồng
thời xuất hiện hai yếu tố cái được so sánh và cái dùng để so sánh thì ở các biện pháp
tu từ còn lại là sự liên hệ ngầm và trên bề mặt ngôn bản chỉ xuất hiện yếu tố cái dùng
để biểu đạt. Cơ chế chung của các biện pháp ẩn dụ và hoán dụ này là sự chuyển nghĩa
và thay đổi trường nghĩa.
Đến đây cần lưu ý phân biệt ẩn dụ, hoán dụ tu từ với ẩn dụ, hoán dụ từ vựng.
    - Nếu ẩn dụ và hoán dụ từ vựng là sự chuyển nghĩa thay thế khái niệm này bằng
khái niệm khác có vai trò tạo ra từ mới hoặc ý nghĩa mới của từ nhiều nghĩa thì ẩn dụ
và hoán dụ tu từ là những cách thức diễn đạt có hình ảnh, diễn cảm.
    - Do đó nếu ẩn dụ và hoán dụ từ vựng mang tính xã hội, có tính cố định, có thể đưa
vào từ điển thì ẩn dụ, hoán dụ tu từ có tính cá nhân và tính lâm thời.

II. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ CẤU TẠO THEO QUAN HỆ TỔ HỢP

1. Phép điệp (Điệp từ ngữ và lặp cú pháp)


a. Khái niệm
Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại có nghệ thuật một từ, một ngữ hay một câu, một
kiểu cấu trúc ngữ pháp nhằm nhấn mạnh một nội dung ý nghĩa và tăng cường nhạc
tính, tăng cường sức biểu cảm trong văn chương.
Ví dụ 1:    “Áo em thoang thoảng hương cau
               Áo em say đắm một màu trầm hương
               Áo em ngày nhớ đêm thương
               Áo em chín nắng mười sương anh chờ.” (Xuân Diệu)
Trong lòng thi nhân hình ảnh “áo em” đã trở thành một biểu tượng về chân dung, về
hình bóng em. Hơn nữa hình bóng em đã trở thành một nỗi ám ảnh, một nỗi niềm
thường trực, thường xuyên.
b. Phân loại
Dựa vào quy mô cấu tạo người ta chia phép điệp thành điệp từ ngữ và điệp cú pháp.
- Điệp từ ngữ: Yếu tố điệp có thể nằm ở mọi vị trí đầu câu, giữa câu hay cuối câu,
yếu tố điệp cũng có thể là chủ ngữ, vị ngữ hay bổ ngữ.
Ví dụ:   “Những cánh đồng thơm mát
            Những ngả đường bát ngát
            Những dòng sông đỏ nặng phù sa.”(Nguyễn Đình Thi)
- Điệp cú pháp (lặp cú pháp): là sự lặp lại một kiểu cấu trúc ngữ pháp để nhấn mạnh:
Ví dụ:  “Trời xanh đây là của chúng ta
           Núi rừng đây là của chúng ta.” (Nguyễn Đình Thi)
Cấu trúc “danh - là - danh” mang ý nghĩa khẳng định khi được lặp lại càng có tác
dụng tăng cường cho sự khẳng định này.
Trong hình thức điệp cú pháp, khi có sự song đôi của từng cặp mệnh đề hay từng cặp
câu thì gọi là sóng đôi cú pháp. Chẳng hạn “Người nước bạn kính yêu dân tộc ta, một
chữ “Hồ Chí Minh” đọc lên, nghìn người xúc động, một tên “Điện Biên Phủ” nói ra
hàng tràng vỗ tay.” (Xuân Diệu)
c. Giá trị phong cách
Chức năng chủ yếu của phép điệp là nhận thức và biểu cảm, bên cạnh đó là tác dụng
tăng cường nhạc tính. Biện pháp tu từ này được dùng nhiều trong phong cách ngôn
ngữ nghệ thuật và phong cách chính luận.
2. Đồng nghĩa kép
a. Khái niệm
Đồng nghĩa kép là phương thức lặp lại từ ngữ đồng nghĩa hay gần nghĩa để nhấn
mạnh, xoáy sâu vào môt nội dung nhất định.
Ví dụ: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta, đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người
anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non
sông đất nuớc ta”. (Lê Duẩn)
Ba đơn vị từ vựng “dân tộc ta”, “nhân dân ta”, “non sông đất nước ta” là một dãy gần
nghĩa. Nếu như “dân tộc ta” biểu thị cái chung nhất, cái toàn thể thì “nhân dân ta” là
cái cơ bản trong cái toàn thể ấy và “non sông đất nước ta” là chiều rộng không gian và
chiều sâu lịch sử. Sự phối hợp ba từ gần nghĩa này có tác dụng thể hiện một cách sâu
sắc tư tưởng sau đây: Hồ Chủ tịch là kết tinh của đất nước, dân tộc, nhân dân, là kết
tinh của quá khứ và hiện tại, là kết tinh của tinh thần dân tộc và lòng yêu nước ...
Cần lưu ý rằng ở biện pháp tu từ này việc dùng thêm các từ đồng nghĩa hoặc gần
nghĩa không phải là lặp lại cùng một tư tưởng mà là để bổ sung một phương diện nào
đó của nội dung định biểu đạt.
Ví dụ: “Vì địa phương thấy hẹp, chỉ thấy cây mà không thấy rừng, chỉ thấy một mà
không thấy mười, cho nên có một công việc mà địa phương cho là thành công nhưng
đem ghép với tình hình chung thì lại là thất bại” - (Hồ Chí Minh). Ở ví dụ trên, ý
“thấy hẹp” được mở rộng bằng hai biểu hiện nhằm nhắc cho địa phương bài học về
cách nhìn.
b. Giá trị phong cách
Chức năng chủ yếu của đồng nghĩa kép là chức năng nhận thức. Biện pháp này được
sử dụng trong các phong cách: ngôn ngữ sinh hoạt, chính luận, nghệ thuật. Đặc biệt nó
rất đắc dụng trong văn chính luận và trong văn bút chiến - những thể văn đòi hỏi sự
hùng biện.
Ví dụ 1: “Phàm cái gì chống lại dân tộc thống nhất, phải thẳng cánh đập tan, phải kiên
quyết bài trừ, phải nhất luận san phẳng.” (Trường Chinh)
3. Liệt kê và tăng cấp
a. Khái niệm
- Phép liệt kê: là phương thức sắp xếp một loạt các hình ảnh, các khái niệm, các sự
vật liền nhau theo một cách thức nào đó để tăng cường hiệu quả biểu đạt.
Ví dụ: “Bảy trăm nhà pha. Bốn trăm khố xanh. Hai trăm khố đỏ!Ố là là!” (Nguyễn
Thân). Đó là cảnh nhà tù Sơn La dưới thời Pháp thuộc, qua sự liệt kê của nhà văn ta
thấy có tới sáu trăm lính cai quản bảy trăm tù nhân, đúng là một cảnh tượng hãi hùng.
Thủ pháp liệt kê thường có tác dụng thể hiện sự phong phú, đa dạng, nhiều mặt của sự
vật, hiện tượng. Chẳng hạn “Thế mà đằng sau, đằng trước, bên phải, bên trái còn bày
la liệt những thứ khiến người yếu bóng vìa phải rùng mình: thanh quất, súng lục, súng
trường, gươm giáo, bát xà mâu ...” (Nguyễn Công Hoan).
- Phép tăng cấp thực chất cũng là một loạt liệt kê nhưng là sự sắp xếp theo trình tự
tăng dần hoặc giảm dần.
Tăng cấp theo hướng tăng dần về mức độ thì gọi là tiệm tiến.
Ví dụ: “Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ.
Dì thổ ra nước mắt. (Nam Cao)
Đối lập với tiệm tiến là tiệm thoái.
Ví dụ:   “Cưới nàng anh toan dẫn voi
            Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn.
            Dẫn trâu họ sợ máu hàn,
            Dẫn bò họ sợ nhà nàng co gân,
            Miễn là có thú bốn chân,
            Dẫn con chuột béo mời dân, mời làng.” (Ca dao)
Có khi cả tiệm tiến lẫn tiệm thoái được vận dụng đồng thời.
Ví dụ: “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc,
thuổng, gậy, gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước.” (Hồ Chí Minh)
Trong câu văn có sự diễn đạt rất khéo, tiệm tiến và tiệm thoái đồng thời xuất hiện
trong một dãy từ ngữ. Vũ khí đưa ra tiệm thoái bao nhiêu thì ý chí đánh giặc càng
tiệm tiến bấy nhiêu và vươn tới đỉnh cao của lòng yêu nước.
b. Giá trị phong cách
Biện pháp liệt kê, tăng cấp có chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm. Nó được
dùng trong nhiều phong cách: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ
chính luận, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
4. Đột giáng
a. Khái niệm
Đột giáng là biện pháp gây ra sự chú ý đặc biệt vào một chi tiết nội dung bằng cách
xếp đặt từ ngữ câu văn sao cho khi chuyển sang chi tiết nội dung đó thì mạch trình
bày bị chuyển đổi một cách đột ngột.
Ví dụ. đoạn kết bài thơ “Chúc tết” của Tú Xương:
             “Bắt chước ai ta chúc mấy lời,
              Chúc cho khắp hết cả trên đời,
              Vua quan sĩ tử người muôn nước
              Sao được cho ra cái giống người.”
Phần trước là những lời chúc về phúc thọ an khang. Tư duy và cảm xúc của người đọc
đang vận động theo hướng ấy bỗng gặp lời chúc cuối cùng hoàn toàn bất ngờ. Câu
chúc phải sống sao cho ra cái giống người ấy đã lật ngược toàn bộ tính chất nghiêm
trang của những lời chúc ở phần đầu!
b. Giá trị phong cách
Đột giáng có chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm.
Biện pháp tu từ này chỉ được sử dụng trong hai phong cách là phong cách ngôn ngữ
sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Trong nghệ thuật trào phúng không thể
thiếu hình thức đột giáng.
Ví dụ:  “Lạy trời, lạy Phật, lạy vua
          Cho tôi sức khỏe tôi xua con ruồi.” (Ca dao)
5. Tương phản
a. Khái niệm
Phép tương phản hay phép đối ngữ, phép đối lập là cách sử dụng các từ ngữ biểu thị
những khái niệm trái ngược nhau trong cùng một văn cảnh.
Ví dụ:  “Ai ơi bưng bát cơm đầy
           Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.” (Ca dao)
Phương tiện của phép tương phản là các từ trái nghĩa hoặc các từ nhờ ngữ cảnh mà có
ý nghĩa đối nhau. Cơ sở sâu xa của phép tương phản là sự đối lập trong cùng một sự
vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng.
b. Giá trị phong cách
Chức năng của tương phản là nhận thức. Tương phản có thể được dùng trong nhiều
phong cách ngôn ngữ như phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách chính luận,
phong cách khoa học, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Đặc biệt, tương phản rất thích
hợp với việc miêu tả đặc điểm của đối tượng vì đây là lối miêu tả bằng thế đối lập. Ví
dụ: “Đôi mắt thâm quầng này là do những lúc thức khi người ngủ, khóc khi người
cười, thương khi người ghét ...” (Nguyễn Huy Tưởng - Kịch “Vũ Như Tô”). Những
cặp từ tương phản “thức - ngủ”, “khóc - cười”, “thương - ghét” đã thể hiện một cách
rõ rệt tâm trạng nhân vật Đan Thiềm.
6. Im lặng
a. Khái niệm
Phép im lặng, phép lặng hay phép ẩn ngữ là phương thức biểu đạt bằng cách bỏ trống
để người đọc, người nghe tự hiểu, không cần diễn đạt bằng lời.
Ví dụ: Trong truyện “Chí Phèo”, trước mặt Bá Kiến, Chí Phèo uất ức nói: “Con đến
xin cụ cho con đi ở tù, mà nếu không được thì... thì... Thưa cụ ...” (Nam Cao)
Phép im lặng là hình thức diễn đạt khá đặc biệt: nói bằng không nói, viết bằng không
viết, nó không phải là sự tỉnh lược thành phần mà là sự diễn đạt bằng tín hiệu zêrô, đó
là khoảng im lặng khi nói (khi viết được thể hiện bằng dấu chấm lửng). Trong chuỗi
lời nói chính những từ ngữ có mặt làm cho phần để trống này trở nên có nghĩa.
Ví dụ: Tâm trạng của nàng Kiều sau buổi đầu gặp Kim Trọng được Nguyễn Du tái
hiện: “Tình trong như đã ... mặt ngoài còn e ...”
         Bao nhiêu là sự tinh tế trong những chỗ ngừng ấy. Hoặc trong bài thơ “Lượm”,
khi Tố Hữu viết: “Chợt nghe tin nhà ...
         Ra thế ...
         Lượm ơi!”
thì chính những dấu lặng này thông báo cho ta hay về sự hy sinh của chú bé Lượm và
sự đau đớn tới mức nghẹn lời của Tố Hữu.
b. Giá trị phong cách
Từ những ví dụ trên có thể nói chức năng của phép im lặng là biểu cảm. Nó được
dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
7. Khoa trương
a. Khái niệm
Phép khoa trương còn gọi là ngoa dụ, thậm xưng, cường điệu, phóng đại là cách
cường điệu các đặc trưng của sự vật, hiện tượng về quy mô, mức độ, tính chất nhằm
mục đích nhấn mạnh làm nổi rõ bản chất của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ:  “Đồn rằng bác mẹ anh hiền
           Cắn hạt cơm không vỡ, cắn đồng tiền vỡ đôi.” (Ca dao)
           Phép khoa trương để lại dấu ấn đậm nét trong thơ ca.
Ví dụ:  “Ước gì sông rộng một gang
           Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.”(Ca dao)
Trong các truyện thần kì, khoa trương là biện pháp tăng cường sự tưởng tượng về
những lực lượng siêu nhiên (thần Trụ trời, bà Nữ Oa, ông Đùng bà Đà). Trong các
truyền thuyết lịch sử, các anh hùng ca, phép khoa trương được dùng để miêu tả những
kích thước quy mô và năng lực của siêu nhân (Phù Đổng, Đam San). Trong truyện
cười, khoa trương là biện pháp gây cười rất có hiệu quả (truyện Trạng Quỳnh, Trạng
Lợn).
b. Giá trị phong các
Cả hai chức năng nhận thức và biểu cảm đều hiện ra rõ nét trong khoa trương. Do đó
biện pháp này thích hợp với nhiều phong cách: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (“tiếc
đứt ruột”, “ngon dễ sợ”, “lười chảy thây” ...) phong cách chính luận, phong cách ngôn
ngữ nghệ thuật. Đứng về mặt loại thể, khoa trương thích hợp với các loại văn châm
biếm, trữ tình, anh hùng ca.
8. Nhã ngữ
a. Khái niệm
Nhã ngữ (nói thanh nhã) còn gọi là nói giảm, khinh từ (nói nhẹ), uyển ngữ (nói vòng),
là biện pháp dùng hình thức diễn đạt nhẹ nhàng, mềm mại, tế nhị hơn so với cách diễn
đạt bình thường.
Nhã ngữ là lối nói đối lập với khoa trương. Chẳng hạn, một thông tin là cái chết đã
được diễn đạt như sau:
             - “Bác Dương thôi đã thôi rồi” (Nguyễn Khuyến)
             - “Ông mất năm nao ngày Độc Lập”
             - “Bà về năm đói, làng treo lưới”
             - “Bác đã đi rồi sao Bác ơi.”
             - “Hàng bóng cờ tang thắt dải đen”
             - “Bác đã lên đường theo tổ tiên” (Tố Hữu) v.v...
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, nhã ngữ vừa thể hiện sự khiêm cung trong nói năng
vừa giảm đi ấn tượng trước bản chất đối tượng được nói đến.
Ví dụ: Hãy so sánh “sức học kém” với “chưa được khá” hoặc “ở mức trung bình”.
         Hãy so sánh “bị cách chức” với “ hạ tầng công tác” hoặc “xử lí hành chính”.
b. Giá trị phong cách
Cũng như khoa trương, nhã ngữ vừa mang chức năng nhận thức vừa mang chức năng
biểu cảm. Nó được dùng trong các phong cách: ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách chính
luận, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
9. Chơi chữ
a. Khái niệm
Chơi chữ (trước đây được gọi là lộng ngữ) là cách vận dụng âm thanh, từ ngữ, ngữ
pháp, hàm ý để tạo ra lượng nghĩa mới bất ngờ thú vị.
Ví dụ:  “Chị Hươu đi chợ Đồng Nai.
           Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.” (Ca dao)
b. Các hình thức chơi chữ thường gặp
- Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm
     + Sử dụng hiện tượng đồng âm:
Ví dụ: “Bà già đi chợ Cầu Đông
          Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
          Thầy bói xem quẻ nói rằng
          Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.” (Ca dao)
    + Chơi chữ bằng cách nói lái tức là hoán đổi phụ âm đầu, phần vần và thanh điệu
giữa các âm tiết liền nhau để tạo nên những từ ngữ khác dưới dạng tiềm năng. Khi
người nghe, người đọc nhận ra tiềm năng này là khi cách chơi chữ đạt được hiệu quả.
Ví dụ: “Rực rỡ mé đường tây, kẻ lại người qua hết lời ca tụng sinh phần quan lớn lại”
(nói lái: quan lái lợn)
    + Chơi chữ bằng cách điệp âm.
Ví dụ:   “Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
            Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
            Mộng mị mỏi mòn mai một một
            Mĩ miều may mắn mây mà mơ.” (Tú Mỡ)
- Chơi chữ bằng các phương tiện từ vựng ngữ nghĩa
    + Dùng từ đồng nghĩa.
Ví dụ:  “Đi tu Phật bắt ăn chay
          Thịt chó ăn được thịt cầy thì không.” (Ca dao)
    + Dùng từ trái nghĩa.
Ví dụ: “Mĩ mà xấu.” (Hồ Chí Minh - Tên một bài báo)
   + Dùng từ nhiều nghĩa.
Ví dụ: “Còn trời còn nước còn non
          Còn cô bán rượu anh còn say sưa.” (Ca dao)
   + Dùng các từ có cùng trường nghĩa.
Ví dụ: “Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
          Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
          Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
          Ngàn vàn khôn chuộc thói bôi vôi.” (Hồ Xuân Hương)
        (Trường nghĩa biểu vật: cóc, bén, chàng, nòng nọc, chuộc)
   + Dùng các yếu tố Hán Việt và thuần Việt có nghĩa tương đương.
Ví dụ:  - “Da trắng vỗ bì bạch”,
          - “Rừng sâu mưa lâm thâm.”
- Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ pháp
    + Dùng lối tách từ:
Ví dụ: “đã dốt thì nát, đã nghèo thì hèn.”
    + Thay đổi trật tự ngữ pháp:
Ví dụ: - “Có tôn có tổ, có tổ có tôn, tôn tổ tổ tôn, tôn tổ cũ.
             Còn nước còn non, còn non còn nước, nước non non nước, nước non nhà.”
(Tản Đà)
         - “Sinh sự thì sự sinh”.
c. Giá trị phong cách
Chơi chữ tạo ra những liên tưởng bất ngờ, thú vị, kích thích trí tuệ và tình cảm của
người nghe, người đọc. Nó mang cả hai chức năng nhận thức và biểu cảm. Chơi chữ
được dùng trong nhiều phong cách: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn
ngữ chính luận và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Đặc biệt là với câu đối, chơi chữ
là biện pháp tu từ chính yếu.
Ví dụ:  - “Bà đồ Giang đi võng đòn tre, đến khóm trúc thờ dài hí hóp.”
          - “Lên phố Mía gặp cô hàng mật, cầm tay kẹo lại hỏi thăm đường.”
10. Tập Kiều
a. Khái niệm: Tập Kiều còn gọi là lẩy Kiều là cách mượn ý và lời của “Truyện Kiều”
làm phương tiển biểu đạt..
Ví dụ:  “Tôi là một người con của tỉnh nhà hơn 50 năm xa cách quê hương. Hôm nay
là lần đầu trở lại về thăm tỉnh nhà, có thể nói là: 
          “Quê hương nghĩa nặng tình cao
           Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình.” (Hồ Chủ tịch)
Lời thơ trên lấy ý từ hai câu 3069 - 3070 trong “Truyện Kiều”:
           “Những là rày ước mai ao
            Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình.”
b. Các dạng tập Kiều
Có thể phân biệt hai dạng tập Kiều:
- Dạng thứ nhất là mượn hoàn toàn ý và lời của một câu Kiều:
         “Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương
           Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng.” (Tố Hữu)
           (Nguyên văn “Truyện Kiều”:
         “Tiếc thay chút nghĩa cũ càng
          Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng.”)
- Dạng thứ hai là chỉ mượn một phần ý và lời của một câu “Kiều”. “Có tiền mà cậy
chi tiền
Có tiền như Mỹ cũng phiền lắm thay.” (Hồ Chủ tịch)
         (Nguyên văn “Truyện Kiều”:
      “Có tài mà cậy chi tài
       Chữ tài liền với chữ tai một vần.”
c. Giá trị phong cách
Theo tác giả Cù Đình Tú (Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt - H. 1983),
cách tập Kiều có thể mang lại hai tác dụng sau đây
    - Tạo nên màu sắc “Kiều”, không khí “Kiều”, sự đồng cảm giữa người nói và người
nghe.
    - Tạo nên sự dễ dàng thông hiểu, sự liên tưởng mạnh mẽ.
Tập Kiều được dùng chủ yếu trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Ngoài ra nó có
thể được dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ chính
luận.

You might also like