You are on page 1of 142

Chương 4.

Ngữ pháp tiếng Việt


1. Từ loại
2. Cụm từ tự do
3. Câu
1. TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT

1.1. Khái niệm

1.2. Tiêu chí phân định từ loại

1.3. Hệ thống từ loại tiếng Việt

Mar-22 Designer Thanh Ngọc 2


1.1. KHÁI NIỆM
Từ loại là gì?

Từ loại là những lớp từ có chung bản chất


ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa
khái quát, khả năng kết hợp với các từ
khác trong ngữ lưu và thực hiện những
chức năng ngữ pháp nhất định trong câu.

Mar-22 Designer Thanh Ngọc 3


1.2. Tiêu chí phân định từ loại
a. Ý nghĩa khái quát

b. Khả năng kết hợp

c. Chức vụ ngữ pháp trong câu


1.3. Hệ thống từ loại tiếng Việt
Vốn từ vựng tiếng Việt
Thực từ Hư từ

Danh từ Phụ từ Kết từ Tình thái Thán từ


từ
Thán từ
Động từ Định từ Liên từ Trợ từ
trực tiếp

Tiểu từ
Tính từ Phó từ Giới từ Từ hô gọi
tình thái

Số từ Hệ từ

Đại từ
a. Danh từ
a1. Khái niệm

Là tập hợp những từ chỉ sự vật và những


thực thể có tính chất “sự vật tính”. Bao gồm
cả những khái niệm về sự vật cụ thể và các
khái niệm trừu tượng.

Mar-22 Designer Thanh Ngọc 6


a. Danh từ (cont.)
a2. Phân loại
Riêng/ chung

Cụ thể/ trừu tượng

Tổng hợp/ không tổng hợp

Đếm được/ không đếm được

Chỉ đơn vị (Đơn vị tự nhiên và đơn vị quy ước


b. Động từ

b1. Khái niệm

Là tập hợp những từ gắn với khái niệm


thuộc phạm trù vận động.

Mar-22 Designer Thanh Ngọc 8


b. Động từ (cont.)
b2. Phân loại
* Căn cứ vào hoạt động độc lập/ không
độc lập
- Động từ độc lập
+ Động từ nội động
+ Động từ ngoại động
- Động từ không độc lập: Động từ tình thái
b. Động từ (cont.)
b2. Phân loại:
* Căn cứ vào nghĩa của động từ
- Động từ tổng hợp
- Động từ chỉ hoạt động
- Động từ chỉ trạng thái
- Động từ chỉ hướng
- Động từ cầu khiến
- Động từ tri giác, nhận thức, suy nghĩ
c. Tính từ

c1. Khái niệm

Là những từ chỉ tính chất,


chỉ đặc trưng của sự vật như hình thể,
màu sắc, dung lượng, kích thước.

Mar-22 Designer Thanh Ngọc 11


c. Tính từ (cont.)
c2. Phân loại
- Những tính từ đặc trưng xác định thang độ.
- Những tính từ đặc trưng không xác định
thang độ.
Ví dụ: Xanh, xanh lè
d. Số từ

d1. Khái niệm

Là một tập hợp những từ có nét nghĩa


chân thực biểu thị số lượng.

Mar-22 Designer Thanh Ngọc 13


d. Số từ (cont.)
d2. Phân loại
- Số từ xác định
- Số từ không xác định
e. Đại từ

e1. Khái niệm

Là những từ có quan hệ chặt chẽ với


thực từ bởi chức năng thay thế, chỉ trỏ.
Đại từ có ý nghĩa trung gian giữa
từ vựng và ngữ pháp.

Mar-22 Designer Thanh Ngọc 15


e. Đại từ (cont.)
e2. Phân loại
- Đại từ nhân xưng
- Đại từ chỉ định
g. Phụ từ

g1. Khái niệm

Là những hư từ bổ sung ý nghĩa cho


các thực từ.

Mar-22 Designer Thanh Ngọc 17


g. Phụ từ (cont.)
g2. Phân loại
- Định từ
- Phó từ
Định từ

Là những từ biểu thị quan hệ về số


lượng (bao gồm những từ không
xác định) với sự vật được nêu ở
danh từ, chuyên được dùng kèm
với danh từ với chức năng làm
thành tố phụ trong cụm danh từ.

Ví dụ: Những, các, một


Mỗi, từng, mọi, cái
Phó từ

Là những hư từ thường dùng kèm với vị


từ (động từ, tính từ). Chúng biểu thị ý
nghĩa về quan hệ giữa quá trình và đặc
trưng với thực tại, đồng thời cũng biểu
hiện ý nghĩa về cách thức nhận thức và
phản ánh.

Ví dụ: không, chưa, đã, vừa, rất,


h. Kết từ
h1. Khái niệm

Là những từ biểu thị ý nghĩa về


quan hệ giữa các khái niệm và đối
tượng được phản ánh. Kết từ dùng để
nối kết các từ, các kết hợp từ, các câu,
các đoạn văn có quan hệ cú pháp.

Mar-22 Designer Thanh Ngọc 21


h. Kết từ (cont.)
h2. Phân loại
- Liên từ
- Giới từ
- Hệ từ (là)
Liên từ

Là một loại hư từ (trong


nhóm kết từ) có tác dụng
nối liền những từ (hoặc ngữ)
có quan hệ qua lại với nhau.

Ví dụ: Nếu… thì, vì… nên, và, còn, hay,


hoặc, nhưng, rồi,…
Giới từ

Là một loại hư từ (trong nhóm kết từ)


có tác dụng nối liền từ phụ với từ
chính, vế phụ với vế chính và biểu thị
quan hệ giữa hai đơn vị đó.

Ví dụ: bằng, cho, để, trong, tới, ra, vào, với,…


i. Tình thái từ
i1. Khái niệm

Là những từ biểu thị ý nghĩa


tình thái.

Mar-22 Designer Thanh Ngọc 25


i. Tình thái từ (cont.)
i2. Phân loại
- Tiểu từ tình thái
- Trợ từ
Tiểu từ tình thái

Là những tiểu từ chuyên dùng


biểu thị ý nghĩa tình thái trong
quan hệ của chủ thể phát ngôn
với người nghe hay với nội dung
phản ánh; hoặc ý nghĩa tình thái
gắn với mục đích phát ngôn.

Ví dụ: à, ư, nhỉ nhé, nào, hả, hở,…


Trợ từ

Là những từ dùng trong câu biểu thị


ý nghĩa tình thái bằng cách nhấn
mạnh vào từ hoặc kết hợp từ,…có
nội dung phản ánh liên quan đến
thực tại mà người nói muốn lưu ý đến
người nghe.

Ví dụ: Thì, ngay, ngay cả, thậm, thậm chí,


đến, đến nỗi,…
k. Thán từ
k1. Khái niệm

Là những từ dùng để biểu thị


cảm xúc, có quan hệ trực tiếp với
cảm xúc, không có nội dung ý nghĩa
rõ rệt. Thán từ có thể tự mình làm
thành câu hoặc đóng vai trò là thành
phần phụ của câu, biến câu thành
câu cảm thán.

Mar-22 Designer Thanh Ngọc 29


k. Thán từ (cont.)
k2. Phân loại
- Thán từ trực tiếp
- Từ hô gọi
2. Cụm từ tự do
2.1. Khái niệm
2.2. Phân loại
2.1. Khái niệm

Là một tổ hợp gồm 2 từ trở lên


kết hợp với nhau theo một quan
hệ nhất định diễn đạt một
thành phần thông báo
nhất định nào đó.

Mar-22 Designer Thanh Ngọc 32


2.2. Phân loại

2.2.1. Cụm từ đẳng lập

2.2.2. Cụm từ chính phụ

2.2.3. Cụm từ chủ vị


2.2.1. Cụm từ đẳng lập

Là cụm từ mà mối quan hệ giữa


các yếu tố ngôn ngữ có quan hệ
bình đẳng với nhau.

Ví dụ: Thầy giáo và cô giáo


2.2.2. Cụm từ chính phụ
a. Khái niệm

Là cụm từ có một yếu tố


chính, một hoặc nhiều yếu tố
phụ bổ sung ý nghĩa cho
yếu tố chính.

Mar-22 Designer Thanh Ngọc 35


2.2.2. Cụm từ chính phụ (cont.)
b. Đặc trưng
Gồm 3 thành phần: Trung tâm, thành tố
phụ trước, thành tố phụ sau

Chỉ có thành tố chính mới quan hệ với


yếu tố khác ở bên ngoài tổ hợp

Số lượng các vị trí của các thành tố phụ là


có giới hạn
2.2.2. Cụm từ chính phụ
c. Phân loại
c1. Cụm danh từ

c2. Cụm động từ

c3. Cụm tính từ


c1. Cụm danh từ

Là cấu trúc ngữ pháp của tổ hợp tự do


theo quan hệ chính phụ do danh từ
làm trung tâm. Quây quần xung quanh
nó là các thành tố phụ thuộc nhiều
kiểu loại, bổ sung ý nghĩa cho nó.

Ví dụ: Tất cả những cái con mèo đen ấy


-3 -2 -1 0 +1 +2
c2. Cụm động từ

Là cấu trúc ngữ pháp của tổ hợp tự do


theo quan hệ chính phụ do động từ
làm trung tâm. Quây quần xung quanh
nó là các thành tố phụ thuộc nhiều
kiểu loại, bổ sung ý nghĩa cho nó.
c2. Cụm động từ (cont.)
Thành tố phụ trước
Các Các Các từ Các Các từ T Đ
từ chỉ từ chỉ chỉ phủ từ chỉ chỉ T T
phạm tiếp định thời mệnh
vi diễn gian lệnh

Cũng, Vẫn, Không, Đã, Hãy,


đều, còn, chưa, đang, đừng,
cứ vẫn chẳng sẽ chớ
còn
c2. Cụm động từ (cont.)
Thành tố phụ sau:
- Là danh từ
- Là động từ
- Là tính từ
- Là số từ
- Là phụ từ
c3. Cụm tính từ

Là cấu trúc ngữ pháp của tổ hợp tự do


theo quan hệ chính phụ do tính từ làm
trung tâm. Quây quần xung quanh nó
là các thành tố phụ thuộc nhiều
kiểu loại, bổ sung ý nghĩa cho nó.
c3. Cụm tính từ (cont.)
Thành tố phụ trước
- Thành tố phụ trước của động từ
đồng thời là thành tố phụ trước của
tính từ.
- Thành tố phụ chuyên dụng của tính
từ
c3. Cụm tính từ (cont.)
Thành tố phụ sau:
+ Kết hợp với “ra”, “lên”, “đi”, “lại”,...
Chỉ sắc thái hoặc diễn biến của tính
từ.
+ Kết hợp với danh từ tạo thành tổ
hợp cố định hóa hoặc có xu hướng
cố định hóa như: Mát tay, Ấm đầu,
nhanh trí,…
2.2.3. Cụm từ chủ - vị

Là những cụm từ có 2 thành tố, một


thành tố đóng vai trò làm chủ, một
thành tố đóng vai trò làm vị, thường làm
nòng cốt cho câu đơn hai thành phần
và là đối tượng trực tiếp của
việc nghiên cứu câu.

Ví dụ: Em bé ngủ, Xe máy hỏng,…


3. Câu

3.1. Khái niệm


3.2. Thành phần câu
3.3. Phân loại câu
3.1. Khái niệm câu

Câu là đơn vị lời nói nhỏ nhất


có khả năng thông báo, được dùng
trong giao tiếp.

Mar-22 Designer Thanh Ngọc 47


3.2. Thành phần câu

Nòng cốt câu là cấu trúc tối giản


vừa đủ đảm bảo cho câu
độc lập về nội dung và hoàn
chỉnh về hình thức

Mar-22 Designer Thanh Ngọc 48


3.2. Thành phần câu (cont.)

Thành phần nòng cốt


Những thành tố tham gia vào nòng cốt câu

Thành phần phụ


Những thành tố phụ thuộc vào nòng cốt câu
3.2.1. Thành phần nòng cốt

a. Vị ngữ

b. Chủ ngữ

c. Bổ ngữ
a. Vị ngữ

a1. Tiêu chí nhận diện

Là bộ phận của nòng cốt câu


có thể chen phó từ chỉ thời thể
hoặc phủ định vào phía trước.
a. Vị ngữ (cont.)
Ví dụ:
- Anh ấy 30 tuổi.
- Nó tên là Quýt.
- Lúa này của chị Hoa.
a. Vị ngữ (cont.)
a2. Phân loại vị ngữ

a.2.1. Vị ngữ nối kết trực tiếp với chủ ngữ


VD: Tôi đọc sách.
a.2.2 Vị ngữ nối kết với chủ ngữ nhờ hệ từ “là”
VD: Tôi là sinh viên.
a. Vị ngữ (cont.)
a2. Phân loại vị ngữ

a.2.3. Vị ngữ nối kết trực tiếp chủ ngữ


(khẳng định), nối chủ ngữ nhờ hệ từ
(phủ định)
VD1: Anh ấy 30 tuổi.
VD2: Anh ấy không phải 30 tuổi.
a.2.4. Vị ngữ phức, là kết cấu đẳng lập.
a2. Phân loại vị ngữ (cont.)

a.2.1. Vị ngữ nối kết trực tiếp với chủ ngữ

Thường do động từ, tính từ đảm nhiệm.


Ngoài ra có danh từ và thán từ.
Ví dụ: - Tôi học bài.
- Chiếc đồng hồ rất đẹp.
-Tôi không bạn với nhà chị.
- Người học trò ừ.
a2. Phân loại vị ngữ (cont.)

a.2.2. Vị ngữ nối kết với chủ ngữ nhờ hệ từ “là”

Vị ngữ là thể từ, vị từ, cụm chủ vị

Ví dụ: - Tôi là sinh viên.


- Van xin là yếu đuối.
- Học cũng là làm việc
- Mình nói dối là mình dại.
Quan điểm về từ “là”
• Từ “là” là động từ → Vị ngữ.
• Từ “là” là hư từ (nối kết giữa chủ
ngữ và vị ngữ)
Từ “là” là động từ hay hệ từ?
- Từ “là” có khả năng kết hợp với phụ từ như:
đã, đang, sẽ, hãy, đừng, chớ,…. → Động từ
Tuy nhiên:
- Từ “là” không có ý nghĩa từ vựng.
- Phó từ phủ định của “là” là “không phải là”,
trong khi đó phó từ của động từ là “không”.
- Từ “là” có thể lược bỏ hoặc thay bằng hư từ.
VD: Nó là lớp trưởng → Nó lớp trưởng. Nó vẫn
lớp trưởng. (+)
Nó đọc sách → Nó sách. Nó vẫn sách. (-)
Hệ từ “là”
a2. Phân loại vị ngữ (cont.)

a.2.3. Vị ngữ (+) nối kết trực tiếp chủ ngữ, (-) nối
kết với chủ ngữ bằng hệ từ.

Vị ngữ là cụm chủ vị, “số từ + danh từ”,


“giới từ + danh từ”, thành ngữ.
Ví dụ: - Nó tên là Quýt.
- Lê này hai mươi nghìn đồng.
- Lúa này của chị Hoa.
- Thằng ấy đầu bò đầu bướu lắm.
a2. Phân loại vị ngữ (cont.)

a.2.4. Vị ngữ phức, là những kết cấu đẳng lập

- Chị nhìn anh, cười.


- Nó là lớp trưởng, cũng là sinh viên giỏi nhất.
- Cô bé tên là Oanh, 18 tuổi.
Thực hành xác định vị ngữ
- Cậu ấy khỏe mạnh, là sinh viên y khoa.
- Anh cười, khuôn mặt rạng rỡ.
- Sách ấy của giáo sư Lê, là cuốn mà tôi
thích nhất.
b. Chủ ngữ

b1. Tiêu chí nhận diện

Là bộ phận của nòng cốt câu biểu


thị chủ thể ngữ pháp của vị ngữ,
cùng vị ngữ tạo ra một kết cấu có
khả năng nguyên nhân hóa.
b. Chủ ngữ (cont.)
b2. Khuôn kiến trúc nguyên nhân

b.2.1. Khuôn kiến trúc nguyên


nhân mang ý nghĩa xác nhận

b.2.2. Khuôn kiến trúc nguyên


nhân mang tính khiển động
b2. Khuôn kiến trúc nguyên nhân (cont.)

b.2.1. Khuôn kiến trúc nguyên nhân mang ý


nghĩa xác nhận

→ Họ coi “………”
- Dùng cho các câu hệ từ.
VD: Tôi là sinh viên.
b2. Khuôn kiến trúc nguyên nhân (cont.)
b.2.2. Khuôn kiến trúc nguyên nhân mang tính
khiển động

→ Bà bắt “………”
- Dùng cho các câu vị ngữ vị từ.
VD: Bé ngủ.
b. Chủ ngữ (cont.)
Một số kiểu câu gây tranh luận:
- Nhà xây rồi.
- Hầm đang đào.
- Bốn chiếc đèn cây vặn rõ to.
b. Chủ ngữ (cont.)
b3. Phân loại chủ ngữ
b.3.1. Chủ ngữ trong câu có hệ từ “là”
b.3.2. Chủ ngữ trong câu có vị ngữ vị từ
b3. Phân loại chủ ngữ (cont.)

b.3.1. Chủ ngữ trong câu có hệ từ “là”

Ví dụ: Học tập là nhiệm vụ chính.


Mợ là vợ tôi.
Trong bếp là chỗ tốt nhất.
Trán nàng là sự minh mẫn.
b3. Phân loại chủ ngữ (cont.)

b.3.2. Chủ ngữ trong câu có vị ngữ vị từ

Chủ ngữ do:


b.3.2.1. Một thể từ (tổ hợp thể từ tính),
b.3.2.2. Một vị từ (tổ hợp vị từ tính),
b.3.2.3. Một cụm chủ - vị.
b.3.2.1. Chủ ngữ do một thể từ đảm nhiệm

Chủ ngữ có khả năng tham gia cải biến


về vị trí.

Chủ ngữ có khả năng tham gia cải biến


bị động.

Chủ ngữ không có khả năng tham gia cải


biến về vị trí cũng như bị động.
b.3.2.1. Chủ ngữ do một thể từ đảm nhiệm
(cont.)
Chủ ngữ có thể tham gia cải biến về vị trí

Chủ ngữ là danh từ thường.

Ví dụ: - Cháy nhà.


- Nhà cháy.
- Tôi cháy nhà.
b.3.2.1. Chủ ngữ do một thể từ đảm nhiệm
(cont.)
Chủ ngữ có thể tham gia cải biến về vị trí

Chủ ngữ là danh từ chỉ các bộ phận bất


khả li của cơ thể.
Ví dụ: Tay tôi gãy.
Gãy tay tôi rồi.
Tôi gãy tay.
Đầu y lại lắc lư.
Y khẽ lắc đầu.
b.3.2.1. Chủ ngữ do một thể từ đảm nhiệm
(cont.)

Chủ ngữ có khả năng tham gia cải biến bị động.

VD: Công nhân xây dựng nhà máy.


Nhà máy được công nhân xây dựng.
b.3.2.2. Chủ ngữ do một vị từ đảm nhiệm

VD:
- Nói chuyện với họ chán phè.
- Viết tiểu thuyết đã trở thành hẳn
một nghề riêng.
b.3.2.3. Chủ ngữ do một cụm chủ - vị
đảm nhiệm
VD:
- Anh nói thế không đúng đâu.
- Phụ nữ viết tiểu thuyết đã trở
thành một hiện tượng bình
thường.
b.3.2.4. Thời vị từ (giới từ) làm chủ ngữ

VD:
Trong Nam gọi ngao là vọp.
Trên thẳng, dưới cong.
Trên gửi thông cáo xuống dưới.
Trên đồn im như tờ.
Thực hành xác định chủ ngữ
- Lúc đó Quốc tế ca đã dịch sang tiếng ta
rồi.
- Đứa bé nhất hãy còn phải bế trên tay.
- Trâu giết cả rồi.
- Trên bàn đặt cuốn sách.
Thực hành xác định chủ ngữ
- Khóc thét lên một bà mẹ mà đứa con ngã bị
những bàn chân đè lên, hất đi.
- Trong cái hang tối tăm bẩn thỉu ấy, sống một
đời khốn nạn những người gày gò, rách
rưới.
- Đã hết thời thứ nghệ thuật khéo léo son phấn
mà bên trong đã mục ruỗng, nghèo nàn.
Thực hành xác định chủ ngữ
- Tiền của hội còn 7 vạn 8 trăm nghìn.
- Mặt đất nứt nẻ những đường nho nhỏ.
- Mặt đường còn in rõ những nốt chân
ngựa và vết giày đinh.
- Mặt cánh đồng lao xao những đám người
từ lũy tre làng tề chạy đến.
- Tôi nói chuyện với chị Ba đến đây thì
bụng đau quặn.
Thực hành xác định chủ ngữ
- Vợ sỉ vả người chồng.
- Người chồng bị vợ sỉ vả.
- Tôi được ông cộng tác.
- Căn nhà nhỏ được Lê - nin ở.
Thực hành xác định chủ ngữ
- Người ta đặt lên đầu nó một cái mũ rơm.
- Đầu nó được người ta đặt lên một cái mũ
rơm.
- Nó được người ta đặt lên đầu một cái mũ
rơm.
Thực hành xác định chủ ngữ
- Một cái mũ rơm được người ta đặt lên
đầu nó.
- Đi xe bỏ mui bị coi là không đứng đắn.
- Trong bếp là chỗ tốt nhất.
Thực hành xác định chủ ngữ
- Trước mặt là một con đường.
- Trên tường treo một bức tranh.
- Ngoài sân là chỗ mát nhất.
Thực hành xác định chủ ngữ

- Kiếm được đồng tiền của thằng Tây nó


khó lắm.
- Cô Toản, tôi gặp một lần ở Yên Bái, lấy
chồng được 2 con.
- Chai mật này, lão dành từ năm ngoái,
nay đã đóng đường.
c. Bổ ngữ

Tiêu chí nhận diện

Bổ ngữ được nhận biết trong đối lập


với chủ ngữ, là thành phần thuộc
nòng cốt câu mà không phải chủ
ngữ, vị ngữ, không thể làm thành
phần thể từ tính trong khuôn cấu trúc
nguyên nhân.
Thực hành xác định bổ ngữ
- Nó xây nhà.
- Họ phá nhà.
- Ông ấy nới rộng căn gác.
- Cô ấy nhuộm đầu.
- Nó dịch chuyển hòn đá.
- Anh ấy đẩy chiếc xe ra cổng.
Thực hành xác định bổ ngữ
- Nó chạy vào nhà.
- Bà tôi muốn về quê.
- Tôi nghĩ cô ấy cũng yêu tôi.
- Tôi cảm thấy mệt mỏi.
-Tôi e độc giả hay tìm đọc những tác
giả quen tên hơn.
Thực hành xác định bổ ngữ
- Anh ta lo tôi không tìm ra địa chỉ.
- Tôi thấy Hà Nội là một thành phố thú
vị.
- Anh hiểu vợ anh vẫn còn lưu luyến
bóng hình cũ.
- Tôi cho giời cũng có mắt lắm.
Thực hành xác định bổ ngữ
- Nó được thầy khen.
- Nó dám lấy vợ.
- Cô ta có thể bơi hàng giờ trên biển.
- Bà bắt cháu ngủ.
- Anh ấy nhờ tôi chăm sóc vườn cây.
Thực hành xác định bổ ngữ
- Chúng tôi bầu ông ấy làm chủ tịch.
- Ông ấy sống trong ngôi nhà của bố
mẹ.
3.2.2. Thành phần phụ

a. Khởi ngữ

b. Tình thái ngữ

c. Định ngữ câu

d. Trạng ngữ
a. Khởi ngữ

Tiêu chí nhận diện

Khởi ngữ chuyên dùng biểu thị


chủ đề của sự tình được nêu
trong câu.
a. Khởi ngữ (cont.)
Vị trí
Đứng đầu câu

Số lượng
Câu có thể có hơn một khởi ngữ

Cấu tạo hình thức


Thể từ, vị từ (kèm hoặc không kèm giới từ)
Thực hành xác định khởi ngữ
- Giàu thì tôi đã giàu rồi.
- Áo này thì tôi không có tiền.
- Nó thì chỉ có games online là nó thích.
- Nội các bạn (thì) Loan thân nhất với
Trúc vì lẽ nàng thấy Dũng và Trúc yêu
nhau như anh em ruột.
Thực hành xác định khởi ngữ
- Phố Yên Ninh (thì) chạy loăng quăng
mấy đứa trẻ. Phố Hàng Đào (thì) tập
nập bao nhiêu cô cậu đi sắm quần áo
tết.
- Lứa sinh ấy, chúng tôi có cả thảy 3
anh em.
- Lớp ta thì nó làm lớp trưởng.
Thực hành xác định khởi ngữ
- (Nói chuyện với cậu vui lắm, dễ chịu
lắm, vì tôi thấy hợp). Còn với các ông
tân học khác thì lắm khi tôi không
muốn nghe nữa.
- Còn mạ thằng Chiến, mụ cứ chạy qua
bên xóm Thượng coi thử mấy đứa kia
đã về chưa.
- Vậy họ đương, anh em tao nhất định
chẳng bảo ai cả.
Thực hành xác định khởi ngữ
- Anh em họ thường nói thế đấy.
- Còn nó, nó đi đến đâu, người ta đóng
cửa, người ta chửi.
- Thấy thì chưa thấy, chứ tôi đã nghe
ma đậu nói chuyện rồi đó.
b. Tình thái ngữ
Chức năng
Bổ sung các ý nghĩa về tình thái cho câu

Vị trí
Chuyên đứng sau nòng cốt câu

Kiểu loại
Tiểu từ tình thái, ngữ thức có tính đặc ngữ đảm nhiệm
Thực hành xác định tình thái ngữ
- Nhỉ, quan nhỉ, thằng con cụ tuần chả
kháu được bằng thằng cậu nhà này
nhỉ?
- Những thức ấy đáng lẽ khêu gợi lắm
thì phải, song…
- À, thì ra cô bán hộ bà Cán, bà Cán
ốm à?
Thực hành xác định tình thái ngữ
- Bây giờ nó đã giàu có như một địa
chủ ấy.
- Anh bảo tôi điên à?
- Bẩm các quan mời các quan hãy đi
xem động đã.
- Thì chính chàng là người mất trí, là
người thất vọng rồi còn gì.
Thực hành xác định tình thái ngữ
- Có im không? Người ta tắm cho sạch
sẽ lại còn.
- Tao chỉ liều chết với bố con mày thôi.
- Được vào đây hát họ thích mê rồi còn
gì.
- Cậu chỉ dám nhăn mặt với vợ là cùng.
Thực hành xác định tình thái ngữ
- Cô nên vào trong nhà thì hơn.
- Cô ta sợ chúng mình thì có.
- Vậy từ nay con là con cụ nhé.
- Thích chết đi được lại còn…
- Cái lão gì thối đến thế là cùng.
- Quan nghe nói thầy lý có em gái mà!
Thực hành xác định tình thái ngữ
- Ai, chứ anh với nó còn có họ kia đấy.
- Thằng cha ấy lại thích cả cô đầu mới
chết chứ!
- Các người làm gì mà nhặng lên thế.
- Cô ấy yêu gì tôi đâu.
- Tôi giấu anh việc ấy làm gì.
Thực hành xác định tình thái ngữ
- Bố biết được chyện này thì khốn!
- Cậu đau lắm ư?
- Tôi lại làm mất hết tiền của đoàn mới
chết.
c. Định ngữ câu
Chức năng
Biểu thị hạn định về tình thái
Chân lý, + (-) đương nhiên, chắc chắn, phỏng đoán, bình
thường, cùng cực, + (-) hiện thực, + (-) đáng mong muốn,

Biểu thị cách thức diễn ra sự tình


Nhanh/ chậm, đột ngột, không đột ngột, bất ngờ, có tiên liệu,

Liên kết văn bản


c. Định ngữ câu (cont.)
Vị trí

Đứng đầu câu


hoặc giữa chủ ngữ
và vị ngữ.
Thực hành xác định định ngữ câu
- Có lẽ là chiều nay mưa.
- Chắc hẳn ông ấy bận.
- Đã hẳn anh ấy không biết.
- Nói của đáng tội, mẹ con tôi cũng
chẳng muốn đi…
- Kể người ta giàu cũng sướng.
- Những tưởng bây giờ chú đã là kỹ sư
rồi.
Thực hành xác định định ngữ câu
- Tiếc thay nước đã đánh phèn.
- Đột nhiên Hộ nảy ra ý định muốn lại gần
Từ.
- Bỗng đùng một cái, tôi nghe tin anh chết.
- Đằng thẳng ra, người khác chỉ học có 3
năm.
- Té ra anh bị ngờ oan.
Thực hành xác định định ngữ câu
- Vậy thì hắn đích thực là con người hay
lật lọng.
- Nháy mắt, Nhái Bén nhảy thoắt đến
trước mặt, nói,…
- Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái
lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng
người qua lại.
- Thực ra thì thị biết không nguôi, không
được.
Thực hành xác định định ngữ câu
- Không lẽ tôi lại vui khi được một cái tin
như thế.
- Bỗng dưng, anh thấy trời đất tối sầm lại.
- Chốc chốc, sư cụ lại đánh một tiếng mõ.
- Vụt một cái, bốn cánh bay đi loang
loáng.
d. Trạng ngữ
Chức năng Vị trí

Bổ sung thông Đứng


tin về thời gian, trước
không gian, mục hoặc sau
đích, nguyên nòng cốt
nhân, cách câu hoặc
thức, phương chen giữa
tiện cho nòng chủ ngữ
cốt câu và vị ngữ
Thực hành xác định trạng ngữ
- Từ giữ mãi nụ cười hiền dịu khi nghe
hắn nói.
- Chàng cố ngồi rốn lại để làm như chàng
còn muốn nghe lời cha dạy nữa.
- Chị nhịn ăn đã hai ngày.
- Người ta đánh nhau, chửi nhau, kiện
nhau cũng chỉ vì tát nước.
Thực hành xác định trạng ngữ
- Dù đau khổ, anh cũng sẽ rời xa chị.
- Đã ít lâu nay, cả thầy lẫn u đều có vẻ
không vui.
- Chúng tôi học tiếng Anh để mở rộng hiểu
biết.
- Vì tôi, anh ấy bị phê bình.
- Nhờ trận mưa rào, trời mát mẻ hẳn lên.
3.3. Phân loại câu

3.3.1. Câu đơn song phần đơn giản

3.3.2. Câu phức

3.3.3. Câu ghép

3.3.4. Câu đặc biệt


3.3.1. Câu đơn song phần đơn giản
a. Khái niệm

Là câu có một cụm chủ - vị

- Khi tôi dạy học ở Seoul tôi đã viết cuốn


sách này.
- Lúc nào anh ăn no anh cũng tơ tưởng đến
việc đi chơi.
- Tôi làm việc này để anh vui.

Mar-22 Designer Thanh Ngọc 115


3.3.1. Câu đơn song phần đơn giản
(cont.)
Phân biệt
- Danh ngữ có định ngữ làm chủ ngữ
VD: Người tôi gặp hôm qua là nhà văn.
- Danh ngữ có định ngữ là cụm chủ vị
đóng vai trò làm trạng ngữ trong câu
VD: Tôi đã gặp cô gái mà anh giới thiệu
qua email.
3.3.2. Câu phức
a. Khái niệm

Là câu có ít nhất một trong những


thành phần nòng cốt có dạng
kết cấu chủ - vị.

Mar-22 Designer Thanh Ngọc 117


3.3.2. Câu phức (cont.)
VD:
- Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã mở ra
một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc.
- Nhà này các cửa đều bằng gỗ lim.
- Tôi lo nó thi trượt đại học năm nay.
3.3.2. Câu phức (cont.)
b. Phân loại
b1. Câu phức có chủ ngữ là cụm chủ - vị có
sắc thái đánh giá

b2. Câu phức có chủ ngữ là cụm chủ vị có ý


nghĩa nhân quả

b3. Câu phức có vị ngữ là cụm chủ vị

b4. Câu phức là bổ ngữ có một cụm chủ vị


b1. Câu phức có chủ ngữ là cụm
chủ - vị có sắc thái đánh giá
- Cô ấy làm thế rất đúng.
- Cậu nói như thế đúng lắm.
- Môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng là
nguyên nhân sâu xa của nhiều bất ổn xã
hội.
b1. Câu phức có chủ ngữ là cụm
chủ - vị có sắc thái đánh giá (cont.)
- Anh thi được giải là niềm tự hào của cả
cơ quan.
- Ngôn ngữ vay mượn nhiều từ nước
ngoài là hiện tượng phổ biến.
b2. Câu phức có chủ ngữ là cụm
chủ - vị có ý nghĩa nhân quả
- Bính nói khiến Năm phì cười.
- Cô ấy ra đi khiến tôi buồn vô hạn.
- Nàng còn trẻ và đẹp làm cho tên cướp
cảm động.
b2. Câu phức có chủ ngữ là cụm
chủ - vị có ý nghĩa nhân quả (cont.)
- Lá phong rơi đỏ rực cả góc vườn.
- Cô ấy thi đỗ đại học đã động viên tôi rất
nhiều.
- Mưa rơi ngập cả phố phường.
b3. Câu phức có vị ngữ là cụm chủ vị

- Con gà này lông thưa.


- Cái bàn này chân đã gãy.
b4. Câu phức có bổ ngữ là cụm chủ vị

- Bổ ngữ biểu thị nội dung của ý nghĩ.


+ Hắn thấy tất cả người uống rượu đều
hay hay.
+ Hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ
buồn.
b4. Câu phức có bổ ngữ là cụm chủ vị
(cont.)
- Bổ ngữ biểu thị nội dung của ý nghĩ.
+ Và bây giờ người ta thấy vợ hắn rất
chính chuyên mà lại trung thành.
+ Mày tưởng ông quỵt hở?
b4. Câu phức có bổ ngữ là cụm chủ vị
(cont.)
- Bổ ngữ biểu thị nguồn của tâm trạng.
+ Nó sợ cúm H5N1 trà qua thành phố.
+ Tôi thích Uyển cứ líu lo bên cạnh tôi
như vậy mãi.
b4. Câu phức có bổ ngữ là cụm chủ vị
(cont.)
- Bổ ngữ biểu thị nội dung thông báo, nói
năng.
+ Lý Kiến khai tên ấy thuộc hạng dân lưu
tán không về làng.
+ Nó nói nó không muốn đi học nữa.
b4. Câu phức có bổ ngữ là cụm chủ vị
(cont.)
- Xuất hiện trong câu bị động.
+ Nó được thầy khen.
+ Tôi bị thằng bé nhà bên cạnh khóc cả
đêm, không ngủ được.
3.3.3. Câu ghép
a. Khái niệm

Là câu có ít nhất hai cụm chủ - vị


trở lên có quan hệ với nhau về
logic - ngữ nghĩa, quan hệ này có
thể được đánh dấu hoặc không.

Mar-22 Designer Thanh Ngọc 130


3.3.3. Câu ghép
VD:
- Tôi nhớ nhà, nhớ quê, nhớ bạn, nhớ
vô cùng, nhớ bần thần cả chân tay.
- Nó kêu, nó la, nó rên, nó khóc, nó
giãy chết, nó nằm lăn ăn vạ.
b. Phân loại

Câu ghép đẳng lập


Câu có quan hệ logic - ngữ nghĩa giữa 2 vế yếu,
không yêu cầu cặp liên từ hoặc liên từ không
được tổ chức thành cặp hô ứng.

Câu ghép qua lại


Có các vế câu được nối bằng cặp từ hô ứng,
biểu thị quan hệ logic - ngữ nghĩa chặt chẽ nào
đó. Hai vế phụ thuộc nhau.
b1. Câu ghép đẳng lập

- Quan hệ liệt kê
+ Chó treo mèo đậy.
+ Làm ruộng ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn
cơm đứng.
b1. Câu ghép đẳng lập (cont.)

- Quan hệ lựa chọn


+ Ông gọi cho tôi hay tôi gọi cho ông?
+ Hoặc anh mua ô tô cho tôi, hoặc anh đi
đường anh tôi đi đường tôi.
b1. Câu ghép đẳng lập (cont.)

- Quan hệ đối xứng


+ Nó chơi tao, tao chơi lại nó.
+ Ông ăn chả, bà ăn nem.
b1. Câu ghép đẳng lập (cont.)

- Quan hệ tiếp nối thời gian


+ Bà chạy vào nhà, rồi bà chạy ra vườn.
+ Trời mưa cả buổi sáng, rồi buổi chiều
mặt trời bỗng nhiên hiện ra.
b2. Câu ghép qua lại

- Các cặp liên từ hô ứng thường: Nếu…


thì, hễ…thì, giá … thì, tuy… nhưng,
thà…. còn hơn,..
VD: Hễ tôi nói một thì nó nói hai.
b2. Câu ghép qua lại (cont.)

- Chức năng nối kết do phó từ đảm


nhiệm: Càng … càng, chưa … đã, mới
… đã, vừa … đã, đã … lại,..
VD: Cô ấy càng buồn càng đẹp.
Nó mới 20 tuổi đã lấy vợ.
b2. Câu ghép qua lại (cont.)

- Chức năng nối kết do cặp đại từ có tính


hô ứng đảm nhiệm: Nào … ấy, nào …
nấy, sao … vậy, bao nhiêu … bấy
nhiêu,..
VD: Nồi nào úp vung nấy.
Người ta sao, tôi vậy.
3.3.4. Câu đặc biệt

Là câu không thể phân tích theo


cấu trúc cú pháp cơ bản như
những câu bình thường khác.

Mar-22 Designer Thanh Ngọc 140


3.3.4. Câu đặc biệt (cont.)
VD:
- Mưa.
- Chân đồi Mã Phục.
- Anh gì ơi!
- Ối!
- Đùng.
- Taxi.
3.3.4. Câu đặc biệt (cont.)
VD:
- Một ngày cuối thu.
- Tình ơi là tình!
- Đường với sá!
- Tốt quá!

You might also like