You are on page 1of 53

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA MARKETING

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX
DÒNG SẢN PHẨM NƯỚC RỬA TAY ON1 CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT LIX

GVHD: ThS. Trịnh Thị Hồng Minh


SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy
Lớp: CLC_18DMA01
MSSV: 1821001978

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA MARKETING

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX
DÒNG SẢN PHẨM NƯỚC RỬA TAY ON1 CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT LIX

GVHD: ThS. Trịnh Thị Hồng Minh


SVTH: Nguyễn Thị Thu Thủy
Lớp: CLC_18DMA01
MSSV: 1821001978

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô ThS. Trịnh Thị Hồng
Minh, người đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện Báo cáo Thực hành
nghề nghiệp 1 của em. Cô đã giúp em định hướng chủ đề, bố cục bài nghiên cứu, sửa
chữa nội dung và trình bày bài một cách khoa học và hiệu quả. Em cũng xin chân
thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Marketing, Trường Đại học Tài chính –
Marketing đã truyền đạt kiến thức trong hai năm em học tập tại trường. Với vốn kiến
thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu
đề tài mà còn là hành trang quý báu để em vận dụng vào công việc sau này một cách
vững chắc và tự tin. Vì vậy, đề tài “Phân tích chiến lược Marketing – Mix dòng
sản phẩm nước rửa tay On1 của công ty Cổ phần Bột giặt LIX” là sự đúc kết lý
luận và thực tiễn, giữa vốn kiến thức khoa học mà em đã được học tập trong hai năm
qua tại Trường Đại học Tài Chính - Marketing.
Bước đầu đi vào tìm hiểu thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực sáng tạo trong nghiên
cứu khoa học, kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu
của giảng viên và các bạn học cùng lớp để nâng cao, hoàn thiện kiến thức trong lĩnh
vực này.
Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô trong Khoa Marketing thật dồi dào
sức khỏe, luôn thành công trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống và lòng nhiệt
huyết để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế
hệ mai sau.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP. HCM, ngày … tháng … năm 2020
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thu Thủy


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

....................................................................................................................................... .
...................................................................................................................................... ..
..................................................................................................................................... ...
.................................................................................................................................... ....
................................................................................................................................... .....
.................................................................................................................................. ......
................................................................................................................................. .......
................................................................................................................................ ........
............................................................................................................................... .........
.............................................................................................................................. ..........
............................................................................................................................. ...........
............................................................................................................................ ............
........................................................................................................................... .............
.......................................................................................................................... ..............
......................................................................................................................... ...............
........................................................................................................................
TP. HCM, Ngày … tháng … năm 2020
Giảng viên hướng dẫn

ThS. Trịnh Thị Hồng Minh


MỤC LỤC
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Kết cấu đề tài
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING
1.1. Tổng quát về Marketing
1.1.1. Khái niệm về Marketing
1.1.2. Nguyên tắc và mục tiêu của Marketing
1.1.3. Vai trò của Marketing
1.1.4. Quy trình Marketing
1.2. Tổng quan về Marketing - Mix
1.2.1. Khái niệm về Marketing - Mix
1.2.2. Các thành phần của Marketing – Mix
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng của Marketing Mix
1.2.4. Chiến lược sản phẩm
1.2.5. Chiến lược định giá
1.2.6. Chiến lược phân phối
1.2.7. Chiến lược chiêu thị
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX ĐỐI VỚI
SẢN PHẨM NƯỚC RỬA TAY ON1 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT LIX
2.1. Tổng quan về thị trường nước rửa tay tại Việt Nam
2.2. Sơ lược về Công ty Cổ phần Bột giặt LIX
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
2.2.2. Tầm nhìn, sứ mệnh của công ty
2.2.3. Giá trị cốt lõi của công ty
2.2.4. Thành tựu của công ty
2.3. Phân tích chiến lược Marketing – Mix của công ty đối với sản phẩm nước
rửa tay
2.3.1. Chiến lược sản phẩm
2.3.2. Chiến lược giá
2.3.3. Chiến lược phân phối
2.3.4. Chiến lược chiêu thị
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NƯỚC
RỬA TAY ON1 CỦA CÔNG TY BỘT GIẶT LIX
3.1. Một số nhận xét về chiến lược Marketing – Mix của sản phẩm nước rửa
tay On1
3.2. Phân tích mô hình SWOT về chiến lược Marketing – Mix của công ty Bột
giặt LIX
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing – Mix đối với sản
phẩm nước rửa tay On1 của công ty
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC HÌNH
Hình 2-1: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Bột giặt LIX
Hình 2-2: Sơ đồ kênh phân phối 3 cấp
Hình 2-3: Sơ đồ kênh phân phối 1 cấp
Hình 2-4: CP Fresh Mart cùng nhãn hàng On1 của LIXCO tổ chức chương trình
“Phụ nữ là để yêu thương”, với nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Hình 2-5: Các nhân vật chính trong series hoạt hình Những Giọt Nước Tinh Nghịch
phiên bản 2D
MỤC LỤC BẢNG
BẢNG 1: BẢNG GIÁ DÒNG SẢN PHẨM RỬA TAY
BẢNG 2: MÔ HÌNH SWOT CỦA DOANH NGHIỆP
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài:
Trong sinh hoạt hàng ngày, mọi người đều phải di chuyển nhiều, tiếp xúc
nhiều, đây là cơ hội để các vi khuẩn có thể lây lan và phát triển nhanh chóng gây ảnh
hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo
người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để sát khuẩn và phòng bệnh. Bên
cạnh đó, năm 2019 trên toàn cầu đã xảy ra bùng nổ đại dịch Covid-19. Đại dịch
COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2,
đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm
dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc, bắt
nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Các nhà khoa học
Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng coronavirus mới,
được Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống
với SARS-CoV trước đây với mức tương đồng lên tới 79,5%. Ngày 11 tháng 3 năm
2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố gọi "COVID-19" là "Đại dịch toàn
cầu". Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành phản ứng đáp trả nhằm bảo
vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu, bao gồm: hạn
chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới
nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường
học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự
nâng cao ý thức phòng bệnh, thường xuyên rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang, hạn chế
ra ngoài khi không cần thiết, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh,
học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến. 
Chính vì lý do đó, để đáp ứng cấp bách nhu cầu vệ sinh tay thường xuyên trong
thời điểm dịch bệnh Covid -19 đang diễn ra nói riêng và trong sinh hoạt hàng ngày
nói chung, Công ty CP Bột giặt Lix (LIXCO) cho ra mắt dòng sản phẩm nước rửa tay
gồm các loại: nước rửa tay On1, dung dịch rửa tay khô On1 và gel rửa tay khô On1
nhằm hỗ trợ người dân Việt Nam trong quá trình phòng dịch bệnh. Các dòng sản
phẩm rửa tay On1 chứa các nguyên liệu có khả năng sạch khuẩn cao, hỗ trợ giữ ẩm
và dưỡng da mềm mại. Sản phẩm được sản xuất theo nhiều dạng: dạng nước rửa tạo
xà phòng giúp diệt vi khuẩn tốt, dạng dung dịch hỗ trợ cần thiết mọi lúc mọi nơi,
dạng gel đậm đặc và tiết kiệm hơn. Vậy LIXCO đã thành công như thế nào trong việc
thực hiện chiến lược Marketing – Mix cho dòng sản phẩm nước rửa tay On1 nhằm
nâng cao ý thức của người dân về việc bảo vệ bản thân trong đại dịch toàn cầu này.
Đó cũng là lý do em chọn đề tài: “Phân tích chiến lược Marketing – Mix dòng sản
phẩm nước rửa tay On1 của Công ty Cổ phần Bột giặt LIX (LIXCO)”. Từ đó rút ra
một số bài học kinh nghiệm cho bản thân, hiểu sâu hơn về chiến lược Marketing -
Mix, đề ra một số giải pháp phù hợp thúc đẩy sự phát triển của sản phẩm.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu có 3 mục tiêu chính: Hệ thống hóa kiến thức đã học về
Marketing, chiến lược Marketing Mix nhằm tạo cơ sở lý luận để tiến đến phân tích
thực trạng chiến lược 4P sản phẩm của công ty. Cuối cùng là nhận xét, đưa ra các giải
pháp hoàn thiện chiến lược Marketing Mix sản phẩm gel rửa tay khô On1 của Công
ty Cổ phần Bột giặt LIX.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Chiến lược Marketing - Mix dòng sản phẩm nước rửa tay On1 của công ty
LIXCO.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Các chiến lược Marketing Mix từ cuối 2019 đến nay.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu tại bàn: Tìm hiểu về tình hình thị trường, ngành và công ty thông
qua các dữ liệu thứ cấp từ nguồn thông tin trên Internet, sách, báo.

6. Kết cấu đề tài

- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING.


- CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX ĐỐI VỚI
SẢN PHẨM NƯỚC RỬA TAY ON1 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT LIX.
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX ĐỐI VỚI SẢN PHẨM
NƯỚC RỬA TAY ON1 CỦA CÔNG TY BỘT GIẶT LIX.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING
1.1 Tổng quát về Marketing:
1.1.1. Khái niệm về Marketing:

Có nhiều cách định nghĩa Marketing khác nhau. Marketing là quá trình tổ chức
lực lượng bán hàng nhằm bán được những hàng hóa do công ty sản xuất ra.
Marketing là quá trình quảng cáo và bán hàng. Marketing là quá trình tìm hiểu và
thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Hay Marketing là làm thị trường, nghiên cứu thị
trường để thỏa mãn nó. Cũng có thể hiểu rằng Marketing là các cơ chế kinh tế và xã
hội mà các tổ chức và cá nhân sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của
mình thông qua quy trình trao đổi sản phẩm trên thị trường.

Dưới đây là một số định nghĩa Marketing mà các tổ chức, hiệp hội và các nhà
nghiên cứu về Marketing trên thế giới chấp nhận và sử dụng phổ biến.
“Marketing là một quá trình xã hội mà trong đó những cá nhân hay nhóm tổ
chức có thể nhận được những thứ mà họ cần thông qua việc tạo ra và trao đổi tự do
những sản phẩm, dịch vụ có giá trị với người khác”.
Theo Philip Kotler
“Marketing là quá trình hoạch định và quản lý thực hiện việc đánh giá, chiêu
thị và phân phối các ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các giao dịch
để thỏa mãn mục tiêu của cá nhân và tổ chức’’.
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ
(The American Marketing Association – AMA)
“Marketing là một hoạt động tổng hợp mà qua đó các doanh nghiệp hay tổ
chức khác – có tầm nhìn chiến lược và thấu hiểu khách hàng sẽ tạo ra thị trường cho
mình bằng phương thức cạnh tranh công bằng”.
Theo Hiệp hội Marketing Nhật Bản
(The Janpan Marketing Associantion – JMA)
Chúng ta cũng có thể hiểu rằng Marketing là các cơ chế kinh tế và xã hội mà
các tổ chức và cá nhân sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của mình
thông qua quy trình trao đổi sản phẩm trên thị trường. Khái niệm này của marketing
dựa trên những khái niệm cốt lõi: nhu cầu, mong muốn và yêu cầu, sản phẩm, giá trị,
chi phí, sự hài lòng, trao đổi, giao dịch và các mối quan hệ, thị trường, marketing và
những người làm marketing.
1.1.2. Nguyên tắc và mục tiêu của Marketing:
1.1.2.1. Nguyên tắc của Maketing:
Nguyên tắc chọn lọc: là nguyên tắc mang tính chủ đạo trong marketing. Doanh
nghiệp cần xác định thị trường nào mình sẽ hướng vào kinh doanh chứ không phải
xác toàn bộ thị trường.
Nguyên tắc tập trung: Nguyên tắc này hướng dẫn doanh nghiệp tập trung mọi
nỗ lực đáp ứng thị trường mục tiêu đã chọn.
Nguyên tắc giá trị khách hàng: biểu thị sự thành công của một doanh nghiệp
trong thị trường mục tiêu khi nó có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cả về chức
năng cũng như cảm xúc, nghĩa là khách hàng cảm nhận được giá trị mà sản
phẩm/dịch vụ cung cấp cho họ (Cao hoặc tốt hơn đối thủ cạnh tranh).
Nguyên tắc lợi thế khác biệt hay dị biệt: đặt nền móng cho marketing. Nói đến
marketing là nói đến sự khác biệt hóa. Sự khác biệt làm cho khách hàng có ấn tượng
và chú ý sản phẩm của mình so với người khác.
Nguyên tắc phối hợp: nói lên cách thức thực hiện marketing để đạt được
những nguyên tắc đã nêu. Marketing không phải là công việc riêng của bộ phận
marketing mà là công việc của tất cả các thành viên trong tổ chức, để cùng nhau tạo
ra khách hàng thông qua việc tạo ra giá trị hoàn hảo cho họ.
Nguyên tắc quá trình: Sự thay đổi nhanh chóng của môi trường marketing và
khách hàng mục tiêu (nhu cầu, quan điểm, nhận thức về giá trị) sẽ làm cho những lợi
thế hiện tại của doanh nghiệp khó bền vững. Thị trường luôn biến động, những gì tạo
nên giá trị cao cho khách hàng hôm nay có thể sẽ thay đổi trong ngày mai. Vì vậy,
phải xác định marketing là một quá trình chứ không phải là một biến cố hay sự kiện.
1.1.2.2. Mục tiêu của Marketing:
Tối đa hóa mức độ tiêu dùng (Maximize Consumption): Việc xác lập mục tiêu
này của marketing dựa trên 1 giả định là khi con người càng mua sắm và tiêu dùng
nhiều hơn thì họ càng thấy hạnh phúc hơn. Những người làm marketing cho rằng
marketing tạo điều kiện dễ dàng và kích thích tiêu dùng tối đa nhờ đó sẽ thúc đẩy sản
xuất, tạo ra nhiều công ăn việc làm và đem lại sự thịnh vượng tối đa.
Tối đa hóa sự thỏa mãn của người tiêu dùng (Maximize Consumer Satisfaction):
Theo quan điểm marketing, doanh nghiệp chỉ có thể thành đạt các mục tiêu kinh
doanh của mình dựa trên những nỗ lực nhằm gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng.
Với nguồn lực giới hạn, mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh phải cố gắng
sử dụng hợp lý để đáp ứng yêu cầu của các nhóm lợi ích khác nhau và việc gia tăng
sự thỏa mãn của nhóm người này có thể làm phương hại đến lợi ích của nhóm người
khác.
Tối đa hóa sự lựa chọn của người tiêu dùng (Maximize Choice): Mục tiêu này
được đưa ra nhằm gia tăng sự đa dạng của sản phẩm và khả năng lựa chọn của người
mua với hàm ý rằng người tiêu dùng có nhiều khả năng hơn để lựa chọn, do đó họ có
thể tìm mua đúng loại hàng nào thỏa mãn được ước muốn của họ, làm cho họ cảm
thấy hài lòng nhất.
Tối đa hóa chất lượng cuộc sống (Maximize Life Quality): chất lượng cuộc sống
là một tiêu chuẩn kho đo lường, bị chi phối bởi số lượng, chất lượng, sự sẵn có và giá
cả sản phẩm cũng như chất lượng của khung cảnh văn hóa và môi trường tự nhiên
trong đó người ta tiêu dùng sản phẩm.
Khi hoạch định chiến lược marketing, các mục tiêu này sẽ được thể hiện thành
các mục tiêu cụ thể hơn: tăng doanh số bán, đa đạng hóa sản phẩm, dẫn đầu chất
lượng sản phẩm, tăng thị phần,…
1.1.3. Vai trò của Marketing:
Đối với doanh nghiệp, Marketing giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài
và vững chắc trên thị trường do nó cung cấp khả năng thích ứng với những thay đổi
của thị trường và môi trường bên ngoài. Marketing tạo ra sự kết nối các hoạt động sản
xuất của doanh nghiệp với thị trường trong tất cả các giai đoạn của quá trình tái sản
xuất. Bên cạnh đó, Marketing giúp sáng tạo ra nhiều loại và chủng loại hàng hóa có
thể thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của từng nhóm khách hàng, từng khách hàng.
Marketing nghiên cứu xác định nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng về sản
phẩm với hình thức và đặc tính cụ thể để định hướng cho những người lập kế hoạch
sản xuất thực hiện. Tạo ra tính hữu ích về thông tin bằng việc cung cấp thông tin cho
khách hàng qua các thông điệp quảng cáo, thông điệp của người bán hàng. Ngoài ra,
khi chúng ta xem xét toàn bộ hoạt động marketing của các doanh nghiệp đặc biệt là
khối các hoạt động vận tải và phân phối ta thấy rằng hiệu quả của hệ thống đưa hàng
hóa từ từ người sản xuất đến người tiêu dùng có thể ảnh hưởng lớn đến vấn đề phúc
lợi xã hội.
1.1.4. Quy trình Marketing:
Maketing lấy khách hàng làm trung tâm, bản chất của marketing là thỏa mãn
tối đa nhu cầu của khách hàng, muốn thực hiện điều này quá trình marketing trong
doanh nghiệp phải thực hiện 5 giai đoạn:
R→ STP → MM → I → C
R (Reasearch): Nghiên cứu thông tin Marketing: là quá trình khởi đầu
cho hoạt động Marketing của doanh nghiệp. đây là quá trình nghiên cứu thị trường
như thu thập thông tin- số liệu, xử lí và phân tích thông tin marketing nhằm, tìm kiếm
cơ hội kinh doanh từ thị trường,tìm hiểu nhu cầu, hành vi của khách hàng, môi trường
kinh doanh… từ đó tạo cơ sở để thực hiên chiến lược phù hợp vào thị trường.
STP (Segmentation, Targeting, Positioning) Chiến lược S-T-P: Sau khi đã
có những thông tin thị trường ta tiến hành phân khúc thị trường (Segmentation)
theo những tiêu thức như nhân khẩu học, phong cách lối sống, hành vi tiêu dùng …
Sau khi đã có những khúc thị trường rõ ràng các nhà Marketing tiến hành chọn thị
trường mục tiêu (Targeting) phù hợp với năng lực của doanh nghiệp. Cuối cùng là
định vị sản phẩm (Positioning) của mình để tạo sự khác biết với các sản phẩm cạnh
tranh khác trên thị trường và để khách hàng có thể nhận biết được lợi ích then chốt từ
sản phẩm.
MM (Marketing mix) Chiến lược Marketing mix: Sau khi đã định vị sản phẩm
vào thị trường mục tiêu các Doanh nghiệp tiếp tục xây dựng chiến lược
Marketing tổng hợp, theo 4 chiến lược cơ bản sau: Sản phẩm, Giá cả , Phân phối,
Chiêu thị. Marketing mix hay còn gọi là Marketing hỗn hợp chỉ tập hợp các công cụ
tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường.
Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1953 bởi Neil Borden, là chủ tịch
của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra
thuật ngữ Marketing hỗn hợp.
I (Implementation) Triển khai thực hiện chiến lược Marketing: Đây là quá
trình đưa những chiến lược đã xây dựng vào trong chính doanh nghiệp.Tức là doanh
nghiệp bắt đầu xây các chiến thuật - chương trình hành động cụ thể, bố trí vật lực-tài
lực, liên hệ nguồn nguyên liệu,…Nhằm cụ thể hóa chiến lược theo mục tiêu đã được
đề ra.
C (control) Kiểm tra, đánh giá: Bước cuối cùng là tổng hợp kết quả đạt được.
Thu thập thông tin phản hồi từ thị trường, so sánh đối chiếu với mục tiêu, nhiệm vụ
đề ra xem có hoàn thành hay không. Từ đó phân tích nguyên nhân thất bại, điểm
mạnh điểm yếu của chiến lược Marketing và rút ra bài học kinh nghiệm cho các chiến
lược sau. Bên cạnh đó công tác kiểm tra còn giúp Doanh nghiệp biết họ đã đi đúng
hướng chưa hay đi lệch mục tiêu, từ đó đề ra những biện pháp cụ thể để điều chỉnh
hoạt động theo mục tiêu đề ra.
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược Marketing - Mix:
1.2.1. Môi trường vĩ mô trong marketing:

Môi trường văn hóa xã hội: Hoạt động Marketing dưới hình thức này hay hình
thức khác đều trong phạm vi xã hội và từng xã hội lại có một nền văn hóa hướng dẫn
cuộc sống hàng ngày của nó. Văn hóa là tất cả mọi thứ gắn liền với xu thế hành vi cơ
bản của con người từ lúc được sinh ra, lớn lên… Những yếu tố của môi trường văn
hóa phân tích ở đây chỉ tập trung vào hệ thống giá trị, quan niệm về niềm tin, truyền
thống và các chuẩn mực hành vi, đây là các yếu tố có ảnh hưởng đến việc hình thành
và đặc điểm của thị trường tiêu thụ. Khi phân tích môi trường văn hóa cho phép
doanh nghiệp có thể hiểu biết ở những mức độ khác nhau về đối tượng phục vụ của
mình.
Môi trường chính trị, pháp luật: Môi trường chính trị bao gồm các đường lối,
chính sách của chính phủ, cấu trúc chính trị, hệ thống quản lý hành chính và môi
trường luật pháp bao gồm các bộ luật và sự thể hiện của các quy định, có thể cản trở
hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động Marketing. Các yếu tố thuộc môi
trường này chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội thương mại và khả năng thực hiện
mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Phân tích môi trường chính trị, pháp luật giúp
doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với những thay đổi có lợi hoặc bất lợi của điều kiện
chính trị cũng như mức độ hoàn thiện và thực thi pháp luật trong nền kinh tế.
Môi trường kinh tế và công nghệ: Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường
kinh tế và công nghệ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn. Các yếu
tố thuộc môi trường này quy định cách thức doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế
trong việc sử dụng tiềm năng của mình và qua đó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho
từng doanh nghiệp. Xu hướng vận động và bất cứ sự thay đổi nào của các yếu tố
thuộc môi trường này đều tạo ra hoặc thu hẹp cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp ở
những mức độ khác nhau và thậm chí dẫn đến yêu cầu thay đổi mục tiêu chiến lược
kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường cạnh tranh: Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thoả mãn nhu cầu
tốt hơn và hiệu quả hơn người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển. Trong điều kiện
cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn buộc các doanh nghiệp phải vươn lên vượt qua đối
thủ của mình. Điều kiện để cạnh tranh và các thành phần tham gia vào quá trình hoạt
động kinh doanh để vượt lên phía trước tạo ra môi trường cạnh tranh trong nên kinh
tế. Các doanh nghiệp cần xác định cho mình một chiến lược cạnh tranh hoàn hảo,
chiến lược cạnh tranh cần phản ánh được các yếu tố ảnh hưởng của môi trường cạnh
tranh bao quanh doanh nghiệp.
Môi trường địa lý, sinh thái: Tham gia vào quá trình xác định cơ hội và khả
năng khai thác cơ hội kinh doanh còn có các yếu tố thuộc môi trường địa lý, sinh thái.
Các yếu tố địa lý sinh thái từ lâu đã được nghiên cứu xem xét để có kết luận về cách
thức và hiệu quả kinh doanh. Các yếu tố môi trường sinh thái không chỉ liên quan đến
vấn phát triển bền vững của một quốc gia mà còn liên quan lớn đến khả năng phát
triển bền vững của từng doanh nghiệp. Các yếu tố thường nghiên cứu bao gồm: vị trí
địa lý, khí hậu thời tiết, tính chất mùa vụ, các vấn đề cân bằng sinh thái và ô nhiễm
môi trường.
1.2.2. Môi trường vi mô trong marketing:

Ngành: Vấn đề nóng nhất hiện nay đang là dịch bệnh covid 19. Ngoài khẩu
trang thì nước rửa tay là vật dụng không thể thiếu. Nước rửa tay là sản phẩm giúp vệ
tay, diệt khuẩn và sát khuẩn, hạn chế tối đa sự gây hại của các loại vi khuẩn gây hại.
Đây là sản phẩm cũng như là người bạn đồng hành của đa số khách hàng, đặc biệt
hơn trong giai đoạn này, giá trị của nước rửa tay ngày càng được tăng cao.
Nhà cung cấp: Nhà cung cấp là các tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh cung cấp
nguyên vật liệu cần thiết cho việc sản xuất của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh
tranh. Để quyết định mua các yếu tố đầu vào, doanh nghiệp cần phải xác định rõ của
chúng, tìm kiếm nguồn cung cấp, chất lượng và lựa họn các nhà cung cấp tốt nhất về
chất lượng, uy tín giao hàng, độ tin cậy và đảm bảo hạ giá. Những biến đổi trong môi
trường cung cấp có thể tác động quan trọng đến hoạt động marketing của doanh
nghiệp. Các nhà quản trị marketing cần phải theo dõi về giá cả của những cơ sở cung
cấp chính yếu của mình. Việc tăng giá phí cung cấp có thể buộc phải tăng giá cả, làm
giảm sút doanh số của doanh nghiệp.
Đối thủ cạnh tranh: Nhìn chung mọi công ty đều phải đối đầu với các đối thủ
cạnh tranh khác nhau. Đối thủ cạnh tranh nằm ở nhiều dạng khác nhau, hiện hữu và
tiềm ẩn, trực tiếp và gián tiếp. Tuỳ theo mức độ thay thế của sản phẩm, các đối thủ
cạnh tranh có thể chia làm bốn dạng: cạnh tranh nhãn hiệu, cạnh tranh ngành, cạnh
tranh nhu cầu, cạnh tranh ngân sách.
Nhu cầu của khách hàng: Nhu cầu hàm chứa ba mức độ đó là: nhu cầu tự
nhiên, nhu cầu mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán. Trong đó, nhu cầu tự
nhiên phản ánh sự cần thiết của con người về một vật phẩm nào đó, nhu cầu này được
hình thành do trạng thái ý thức thiếu hụt về một vật phẩm, dịch vụ cho tiêu dùng. Mỗi
người có một trạng thái ý thức khác nhau, tuỳ thuộc vào nhu cầu sinh lý, môi trường
giao tiếp xã hội và chính bản thân người đó. Còn nhu cầu mong muốn là nhu cầu tự
nhiên của con người nhưng phù hợp với trình độ văn hóa và tính cách cá nhân. Mỗi
người có một trình độ văn hóa và tính cách khác nhau nên nhu cầu mong muốn có
dạng đặc thù khác nhau.
Hành vi mua của khách hàng: Hành vi mua hàng của khách hàng vô cùng đa
dạng và phong phú, mỗi người có một nhu cầu mua sắm riêng và vì thế hành vi mua
sắm của khách hàng không hề giống nhau. Việc phân loại khách hàng thành các
nhóm khác nhau là công việc vô cùng cần thiết cho doanh nghiệp. Nhận biết và đưa
ra các phương án thích hợp với hành vi mua sắm của khách hàng giúp doanh nghiệp
tiếp cận gần hơn với khách hàng và nhờ đó mà thoả mãn tốt hơn nhu cầu của họ.
Công chúng: Là một nhóm bất kỳ tỏ ra quan tâm thực sự hay có thể sẽ quan tâm
đến doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến khả năng đạt tới những mục tiêu đề ra của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chuẩn bị các kế hoạch marketing đối với các giới
công chúng cũng như đối với với thị trường tiêu dùng. 
1.3. Các thành phần trong Marketing – Mix:
1.3.1. Chiến lược sản phẩm:
1.3.1.1. Khái niệm:
- Sản phẩm là những gì doanh nghiệp cung cấp, gắn liền với việc thỏa mãn nhu
cầu và ước muốn của khách hàng nhằm thu hút sự chú ý, mua sắm hay sử dụng.
- Chiến lược sản phẩm là định hướng và quyết định liên quan đến sản xuất và
kinh doanh sản phẩm trên cơ sở bảo đảm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong
từng thời kỳ hoạt động kinh doanh và các mục tiêu marketing của doanh nghiệp.
1.3.1.2. Nội dung chiến lược sản phẩm:
Kích thước tập hợp sản phẩm: Kích thước của tập hợp sản phẩm là số loại sản
phẩm (hoặc dịch vụ) mà doanh nghiệp dự định cung ứng cho thị trường. Kích thước
tập hợp sản phẩm gồm các số đo:
 Chiều rộng của tập hợp sản phẩm: số loại sản phẩm (hoặc dịch vụ) mà doanh
nghiệp dự định cung ứng cho thị trường. Nó được xem là danh mục sản phẩm
kinh doanh, thể hiện ở mức độ đa dạnh hóa sản phẩm của doanh nghiệp.
 Chiều dài của tập hợp sản phẩm: Mỗi loại sản phẩm kinh doanh sẽ có nhiều
chủng loại khác nhau, số lượng chủng loại quyết định chiều dài của tập hợp
sản phẩm, doanh nghiệp thường gọi là dòng sản phẩm (product line).
 Chiều sâu của tập hợp sản phẩm: Mẫu mã sản phẩm gắn liền với từng chủng
loại sản phẩm.
Nhãn hiệu sản phẩm: là tên gọi, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc tổng hợp
những yếu tố trên nhằm xác nhận sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp và
phân biệt với đối thủ cạnh tranh. Nhãn hiệu sản phẩm là tài sản có giá trị của doanh
nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm giúp người mua nhận biết sản phẩm của doanh nghiệp,
phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của các doanh nghiệp khác.
Khi một nhãn hiệu trở nên nổi tiến, việc kinh doanh sản phẩm sẽ dễ dàng hơn (dễ
dàng mở rộng thị trường, mở rộng sản phẩm, thâm nhập vào các siêu thị, trung tâm
thương mại thuận lợi hơn,…), giá trị sản phẩm gia tăng nhờ uy tín.
Bao bì sản phẩm: là những hoạt động liên quan đến việc thiết kế và sản xuất
những bao gói hay đồ đựng sản phẩm. Đối với nhiều mặt hàng, bao bì trở thành một
thành phần không thể thiếu được của sản phẩm. Bao bì là công cụ đắc lực trong hoạt
động marketing với những chức năng cơ bản: cung cấp cho khách hàng những thông
tin cần thiết về sản phẩm như thông tin về nhà sản xuất, hướng dẫn sử dụng, thành
phần sản phẩm, thời hạn sử dụng; giúp bảo vệ sản phẩm tránh bị hư hỏng, biến chất
trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm; thể hiện hình ảnh về nhãn hiệu, công
ty, thể hiện ý tưởng định vị sản phẩm; tác động vào hành vi khách hàng qua hình
thức, màu sắc, thông tin trên bao bì.
Đặc tính sản phẩm: Những đặc điểm thể hiện chức năng sản phẩm và tạo sự
khác biệt khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường nghiên
cứu thị trường, hành vi khách hàng để đưa vào sản phẩm những đặc tính mới, như ti
vi DNIE của tập đoàn Samsung, hoặc tủ lạnh có chức năng khử mùi và khử trùng của
Hitachi,…
Chiến lược phát triển sản phẩm mới: là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong
chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp. Không có doanh nghiệp nào chỉ duy trì và
phát triển hoạt động kinh doanh chỉ với một loại hoặc một nhóm sản phẩm không đổi.
Theo thời gian, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng cũng thay đổi, những công nghệ
mới được áp dụng trong sản xuất – kinh doanh sản phẩm ngày càng nhiều, bản thân
đòi hỏi các doanh nghiệp cần có chương trình nghiên cứu và phát triển những sản
phẩm mới.
Nghiên cứu và phát triển các chiến lược theo chu kỳ của sản phẩm
 Giai đoạn giới thiệu sản phẩm: giai đoạn này bắt đầu khi một dịch vụ lần đầu
tiên được chào bán trên thị trường. Thông thường đây là giai đoạn thu được lợi
nhuận thấp vì phải chi phí cho marketing để tạo được vị trí vững chắc trên thị
trường. Trong giai đoạn này các công ty thường áp dụng 4 chiến lược: chiến
lược hớt váng nhanh (giá cao, chi phí khuyến mại cao), chiến lược hớt váng
chậm (giá cao, chi phí khuyến mại thấp), chiến lược thâm nhập nhanh (giá
thấp, chi phí khuyến mại cao),chiến lược thâm nhập chậm(giá thấp, chi phí
khuyến mại thấp).
 Giai đoạn tăng trưởng: giai đoạn này doanh số và lợi nhuận tăng, có nhiều đối
thủ cạnh tranh vào trận. Trong giai đoạn này doanh nghiệp có thể áp dụng
những chiến lược sau: nâng cao chất lượng dịch vụ và bổ xung các yếu tố mới,
theo đuổi các thị trường mục tiêu mới, hạ giá để thu hút khách hàng, chuyển
đổi mục tiêu quảng cáotừ xây dựng sự nhận biếtsang tạo ra mong muốn và
hành động.
 Giai đoạn bão hoà: giai đoạn này cung quá nhiều theo đuổi cầu quá ít. Để duy
trì sự hoạt động doanh nghiệp sử dụng các chiến lược: chiến lược điều chỉnh
sản phẩm, chiến lược điều chỉnh marketing hỗn hợp, chiến lược điều chỉnh thị
trường.
 Giai đoạn suy thoái: đây là giai đoạn đi xuống trong chu kỳ sống của sản
phẩm, là giai đoạn đã quá quyen thuộc với người tiêu dùngvà họ cảm thấy
nhàm chán với sản phẩm, khách hàng bắt đầu đi khám phá sản phẩm mới ưu
việt hơn. Trong giai đoạn này doanh nghiệp thường sử dụng chiến lược bán tập
chung, bán nhanh, bán tháo để thu về mức doanh số có thể, cắt giảm tối đa chi
phí.
1.3.2. Chiến lược giá:
1.3.2.1. Khái niệm:
Giá cả là số tiền khách hàng trả cho sản phẩm. Giá là một phần đi kèm với kế
hoạch sản phẩm/thị trường và không phải là một thực thể riêng lẻ. Giá thể hiện giá trị
(thường dưới hình thức tiền bạc) mà khách hàng sẵn sàng trả để được thoả mãn nhu
cầu. Như vậy ta có thể nói một thương hiệu bán được giá cao hơn các thương hiệu
khác là nhờ tạo ra được nhiều giá trị hơn cho khách hàng.
Chiến lược giá là những định hướng dài hạn về giá nhằm đạt được mục tiêu kinh
doanh của một doanh nghiệp. Chiến lược giá có vai trò trực tiếp tạo ra thu nhập, là
yếu tố quyết định sự lựa chọn sản phẩm của người mua, là yếu đó quan trọng nhất
quyết định thị phần của doanh nghiệp và khả năng sinh lời, bên cạnh đó chiến lược
giá là công cụ hữu hiệu để thâm nhập thị trường, thu hút và giữ khách hành
1.3.2.2. Nội dung chiến lược giá:
Đối với người làm marketing, giá cả phải có những mục tiêu xác định, doanh
nghiệp có các mục tiêu: tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa thị phần, dẫn đầu về chất
lượng sản phẩm, tồn tại của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh hết sức gay gắt,
thu hồi vốn đầu tư, phong tỏa đối thủ cạnh tranh.
Mỗi một thương hiệu, mỗi sản phẩm lại được định vị bởi một chiến lược định
giá hoàn toàn riêng biệt. Chiến lược định giá (Pricing strategy) chính là con át chủ
bài, quyết định sự tăng trưởng doanh thu, giữ chân khách hàng và cả danh tiếng của
cả một thương hiệu trên thị trường. Ta có thể tham khảo một vài chiến lược định giá
quen thuộc sau trong Marketing:
Chiến lược định giá sản phẩm mới: Những doanh nghiệp khi chuẩn bị tung ra
thị trường một sản phẩm mới sẽ phải đứng trước sự thách đố của việc định ra giá lần
đầu tiên. Doanh nghiệp có thể chọn một trong hai chiến lược định giá là hớt váng sữa
và thâm nhập thị trường.
Chiến lược định giá cho phối thức sản phẩm:
- Định giá cho dòng sản phẩm: Thông thường các doanh nghiệp kinh doanh
nhiều sản phẩm với các dòng sản phẩm khác nhau, do vậy việc định giá sẽ được thực
hiện cho từng dòng sản phẩm. Việc định giá theo dòng sản phẩm phải chú ý đến yếu
tố khác biệt về chi phí học tốt cho từng dán phẩm trong cùng một dòng sản phẩm.
Nên nhớ rằng trong cùng một dòng sản phẩm , khách hàng và chọn mua sản phẩm
nào tiên tiến hơn nếu giá cả giữa các sản phẩm không có sự chênh lệch lớn . Trong
trường hợp này nếu khác biệt về giá lớn hơn khác biệt về chi phí thì doanh nghiệp sẽ
có lợi nhuận tốt hơn . Nhưng nếu có sự chênh lệch giá cả lớn giữa các sản phẩm thì
người tiêu dùng có xu hướng chọn mua sản phẩm rẻ hơn nghĩa là sản phẩm ít tiên tiến
hơn.
- Định giá sản phẩm tùy chọn: Cách định giá này áp dụng cho những sãn
phẩm có phụ kiện đi kèm với sản phẩm chính mà những phụ kiện này người mua có
thể lựa chọn giữa nhiều thứ khác nhau . Ví dụ khách hàng mua xe hơi có thể tùy chọn
các loại đầu băng cassette hay đầu đĩa trang bị bên trong . Doanh nghiệp có thể định
giá sản phẩm tùy chọn riêng hoặc định giá chung với sản phẩm chính
- Định giá sản phẩm bổ trợ: Sản phẩm bổ trợ là những sản phẩm phải được
dùng kèm với sản phẩm chính . Ví dụ : ruột viết dùng cùng với viết , mực in dùng
kèm với máy in ... Thông thường nếu doanh nghiệp sản xuất cả sản phẩm chính lẫn
sản phẩm bổ trợ thì giá sản phẩm chính sẽ được định ở mức thấp, giá sản phẩm bổ trợ
được định ở mức cao, nghĩa là lợi nhuận dồn chủ yếu vào sản phẩm bổ trợ. Ngược lại
nếu doanh nghiệp chỉ sản xuất sản phẩm chính thì bắt buộc phải định giá sản phẩm
chính cao.

Chiến lược điều chỉnh giá: Chiến lược này chia ra 6 cách định giá khác nhau
gồm định giá có chiết khấu và có chước giảm, phân hóa giá, định giá theo tâm lý định
giá khuyến mại, định giá theo địa lý và định giá sản phẩm quốc tế. Nhưng tại đây ta
chỉ tập trung về định giá tâm lý, định giá theo địa lý, định giá khuyến mại và định giá
sản phẩm quốc tế. Khách hàng thường quan niệm rằng tiền nào của nấy nghĩa là giá
cả đi đôi với chất lượng. Khi khách hàng không có cơ sở rõ ràng để kiểm chứng chất
lượng một sản phẩm nào đó thì giá cả sẽ trở thành dấu hiệu để họ cảm nhận chất
lượng sản phẩm đó. Chính vì vậy định giá theo tâm lý là rất quan trọng.

Chiến lược thay đổi giá: sau khi đã định giá sản phẩm xong, doanh nghiệp
thường phải đối mặt với đòi hỏi phải thay đổi giá. Doanh nghiệp có thể ở trong tình
thế phải chủ động thay đổi giá hoặc phải đáp ứng trước những thay đổi giá của đối
thủ cạnh tranh.

1.3.2.3. Quy trình định giá:

Bước 1: Xác định chi phí phục vụ cho định giá

Bước 2: Xác định cầu thị trường mục tiêu


Bước 3: Phân tích hàng hóa và giá cả của đối thủ cạnh tranh
Bước 4: Xác định nhiệm vụ cho giá.
Bước 5: Lựa chọn phương pháp định giá phù hợp.
Bước 6: Xác định mức giá cuối cùng.

1.3.3. Chiến lược phân phối:


1.3.3.1. Khái niệm:
Phân phối là một hệ thống các hoạt động nhằm chuyển một sản phẩm một dịch
vụ hay một giải pháp đến tay người tiêu dùng ở một thời điểm tại một địa điểm nhất
định với mục đích thỏa mãn đúng nhu cầu mong muốn của các trung gian hay người
tiêu dùng cuối cùng.
Chiến lược phân phối là tập hợp các nguyên tắc nhờ đó các doanh nghiệp có thể
đạt mục tiêu phân phối trên thị trường mục tiêu. Các nguyên tắc bao gồm quyết định
liên quan đến việc thiết lập các kênh phân phối lựa chọn các giải pháp, thiết lập mối
quan hệ trong kênh và mạng lưới phân phối và các vấn đề liên quan đến phân phối vật
chất.
Kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ
thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa sản phẩm, dịch vụ hay một giải pháp đến
tay người tiêu dùng tại một thời điểm và một địa điểm nhất định và thực hiện các mục
tiêu của doanh nghiệp trên thị trường.
1.3.3.2. Nội dung chiến lược phân phối:
Cấu trúc kênh phân phối: lựa chọn phù hợp với điều kiện và năng lực của doanh
nghiệp mình. Đó là các cấu trúc kênh truyền thống: phân phối trực tiếp hoặc gián tiếp
qua nhiều cấp độ, cấu trúc kênh phân phối dọc và cấu trúc kênh phân phối theo chiều
ngang. Ngoài ra việc lựa chọn mỗi cấu trúc kênh còn phụ thuộc vào đặc điểm của sản
phẩm, đặc điểm thị trường và đặc điểm của các trung gian có sẵn.
Thiết kế kênh phân phối:
- Phân tích nhu cầu khách hàng: Việc đầu tiên là tìm hiểu xem khách hàng
mục tiêu mua những sản phẩm nào, mua ở đâu, tại sao họ lại mua và mua như thế
nào.
- Xác định các mục tiêu phân phối và các điều kiện ràng buộc: Việc mong
muốn thiết kế một kênh phân phối hiệu quả bằng hình xác định rõ cần vươn tới thị
trường nào với mục tiêu nào. Những mục tiêu có thể làm mức phục vụ khách hàng tới
đâu và các trung gian phải hoạt động như thế nào. Mỗi nhà sản xuất triển khai những
mục tiêu của mình trong những điều kiện ràng buộc từ phía khách hàng, từ đặc điểm
của sản phẩm, các trung gian phân phối, các đối thủ cạnh tranh, các chính sách của
doanh nghiệp và môi trường kinh doanh.
- Lựa chọn giải pháp cho kênh: Lựa chọn các giải pháp cho kênh là những
bước công việc cụ thể trong chiến lược phân phối. Những giải pháp này gồm các yếu
tố sau: Các loại trung gian, số lượng trung gian, các điều kiện và trách nhiệm của mỗi
thành viên trong kênh phân phối.
Quản trị kênh phân phối:
- Tuyển chọn thành viên cho kênh: Mỗi người sản xuất đều có khả năng khác
nhau trong việc thu hút các trung gian đủ tiêu chuẩn cho kênh phân phối đã chọn của
mình. Một số nhà sản xuất không gặp khó khăn gì trong việc tuyển chọn trung gian
phân phối. Trong một số trường hợp, việc hứa hẹn về kiểu phân phối độc quyền hay
chọn lọc cũng thu hút được đủ số người có nguyện vọng tham gia kênh phân phối.
Ngược lại cũng có nhiều nhà sản xuất phải khó khăn lắm mới tìm được đủ số trung
gian đáp ứng tiêu chuẩn mong muốn.
- Động viên khuyến khích các thành viên trong kênh: Các thành viên trong
kênh phân phối cần được khuyến khích thường xuyên để họ làm tốt công việc được
giao. Các điều khoản mà họ chấp thuận khi tham gia kênh phân phối cũng tạo ra một
sự động viên nào đó, nhưng cần được bổ sung thêm việc.
- Đánh giá các thành viên trong kênh: Nhà sản xuất phải định kỳ đánh giá
hoạt động của những người trung gian theo những tiêu chuẩn như mức doanh số đạt
được, mức dự trữ bình quân, thời gian giao hàng cho khách, xử lý hàng hư hỏng hoặc
mất mát, mức độ hợp tác trong các chương trình quảng cáo và huấn luyện của doanh
nghiệp, và những dịch vụ của người trung gian dành cho khách hàng.
1.3.4. Chiến lược chiêu thị:
1.3.4.1. Khái niệm:
- Chiêu thị là hoạt động thực hiện chức năng thông tin của doanh nghiệp
- Chiến lược chiêu thị là tập hợp các hoạt động thông tin giới thiệu về sản phẩm
thương hiệu và tổ chức các biện pháp kích thích tiêu thụ nhằm đạt mục tiêu truyền
thông của doanh nghiệp
- Phối thức chiêu thị (promotion mix): là việc phối hợp các công cụ chiêu thị để
thực hiện mục tiêu truyền thông đáp ứng với thị trường mục tiêu đã chọn.
- Truyền thông Marketing tổng hợp (IMC) là khái niệm về sự hoạch định truyền
thông marketing nhằm xác định giá trị gia tăng của một kế hoạch tổng hợp, đánh giá
vai trò chiến lược của các thành phần khác nhau trong truyền thông như quảng cáo,
khuyến mại, giao tế, chào hàng, marketing trực tiếp và kết hợp các thành phần này để
tạo ra một sự truyền thông rõ ràng, đều đặn, hiệu quả tối đa.
1.3.4.2. Nội dung chiến lược chiêu thị:
Các công cụ chiêu thị gồm:
1. Quảng cáo (advertising): là hoạt động truyền thông phi cá nhân để đưa
thông thông tin về sản phẩm/ thương hiệu tới thị trường mục tiêu thông qua
các phương tiện truyền thông. Các phương tiện thông tin quảng cáo:
Báo chí: là phương tiện phổ biến và quan trọng nhất, có phạm vi rộng và chi phí
không quá cao, có thể đưa thông tin đến các loại độc giả riêng biệt.
Radio: có tầm hoạt động lớn, chi phí rẻ, tuy nhiên do chỉ có âm thanh nên hạn
chế về khả năng gây ảnh hưởng.
Truyền hình: là phương tiện quảng cáo cho phép kết hợp âm thanh, màu sắc,
hình ảnh có hiệu quả nhất, có phạm vi hoạt động rộng, cho phép lặp lại nhiều lần
thông điệp quảng cáo. Tuy nhiên chi phí rất cao là hạn chế lớn nhất khi chọn phương
tiện này.
Quảng cáo ngoài trời: bằng các banner, bảng hiệu, bảng điện, băng rôn,…quảng
cáo ngoài trời có thể gây tác động nhờ vào kích thước, hình ảnh và vị trí thích hợp.
Tuy nhiên lượng thông tin bị hạn chế và không có độc giả riêng.
Ngoài ra còn có các phương tiện ấn phẩm gửi trực tiếp (Direct mail), Mạng
Internet, quảng cáo trên không,…
2. Khuyến mại (sales promotion): là những khích lệ có tính ngắn hạn nhằm
khuyến khích người tiêu dùng hoặc trung gian mua sản phẩm. Có những hình
thức khuyến mại sau:
Khuyến mại người tiêu dùng: tặng hàng mẫu, phiếu giảm giá, quà tặng khi mua
sản phẩm, thi, xổ sớ, ưu đãi người tiêu dùng.
Khuyến mại thương mại: hội thi bán hàng, trợ cấp thương mại, quà tặng, hội chợ
và triển lãm, quảng cáo hợp tác,…
3. Quan hệ công chúng (Public Relations): Các hoạt động truyền thông xây
dựng hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp hay thương hiệu.
Các hình thức PR:
Thông cáo báo chí: đưa thông tin về hoạt động của đơn vị để báo chí đưa
tin.
Họp báo: tuyên bố, làm rõ vấn đề mà công chúng quan tâm, cải chính tin
tức xấu.
Tài trợ: cho hoạt động văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế,…
Tổ chức sự kiện: nhân có ngày trọng đại như kỉ niệm ngày thành lập,
khai trương, động thổ, giới thiệu sản phẩm,…
Vận động hành lang: hoạt động giao tiếp với chính quyền để vận động
ủng hộ cho một sắc luật hay quy định nào đó.
Dàn dựng sản phẩm, các hình thức khác như thành lập câu lạc bộ, thiết
kế phương tiện nhận dạng của doanh nghiệp,…
4. Chào hàng (Personal selling): là hoạt động truyền thông trực tiếp nhằm giới
thiệu, thuyết phục khách hàng qua tiếp xúc trực tiếp giữa đội ngũ bán hàng và
khách hàng mục tiêu. Nhân viên chào hàng có những nhiệm vụ sau: Tìm
kiếm khách hàng tiềm năng, thông tin, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục
khách hàng quan tâm và mua sản phẩm, thực hiện các đơn đặt hàng, thu thập
thông tin về nhu cầu của khách hàng và về đối thủ cạnh tranh.
5. Marketing trực tiếp (Direct Marketing): là hình thức truyền thông trực
tiếp đến các đối tượng đã xác định thông qua phương tiện như thư tín, e-mail,
fax,…với mong muốn nhận được sự đáp ứng tức thời.
Các hình thức marketing trực tiếp:
Quảng cáo đáp ứng trực tiếp: là một dạng quảng cáo nhưng có đối
tượng xác định và đặt mục tiêu tạo những đáp ứng tức thời.
Thư chào hàng: hình thức chào hàng qua các phương tiện truyền
thông như fax mail, email, voice mail, tin nhắn trên điện thoại di động,…
Direct mail: ấn phẩm gửi trực tiếp đến khách hàng qua bưu điện như
Catalogue, Brochue, leaf-let, hoặc băng video, CD-ROM, DVD giới thiệu
chi tiết về sản phẩm/doanh nghiệp.
Marketing trực tuyến: E-commerce, M-Commerce
Các bước phát triển kế hoạch truyền thông marketing:
- Xác định đối tượng mục tiêu: Quá trình truyền thông khởi động bằng việc
xác định rõ ràng đối tượng mục tiêu, họ có thể là khách hàng tiềm năng hoặc khách
hàng hiện tại, là người ra quyết định mua hoặc chỉ là người gây ảnh hưởng. Đối
tượng mục tiêu có thể là cá nhân, nhóm hay tổ chức nhóm công chứng nào đó. Việc
xác định đối tượng mục tiêu ảnh hưởng đến các quyết định khác như: Thông điệp sẽ
nói gì? Nói khi nào? Ở đâu? Ai sẽ là người nói?
- Xác định mục tiêu truyền thông: là xác định những phản ứng mà ta muốn có
ở đối tượng. Khi truyền thông ta cần biết chính xác người tiêu dùng đang ở vị trí nào
trong quá trình sẵn sàng mua của họ. Thông thường người tiêu dùng có thể rơi vào
bất cứ giai đoạn nào trong sáu giai đoạn của quá trình sẵn sàng của người mua, bao
gồm: Nhận biết  Hiểu  Thích  Ưa chuộng  Tin tưởng  Mua
- Thiết kế thông điệp: Để có một thông điệp hiệu quả, khi mã hóa thông tin
thành các thông điệp cần cân nhắc đặc điểm đối tượng và phương tiện sẽ sử dụng để
phát tin. Thiết kế thông điệp cần giải quyết ba vấn đề nội dung, cấu trúc và hình thức
thông điệp. Nội dung thông điệp phải thể hiện một ý tưởng, đặc trưng nổi bật nào đó
để thông tin và thuyết phục đối tượng. Cấu trúc của thông điệp cần giải quyết ba vấn
đề sau: Thứ nhất, có nên đưa ra kết luận cho đối tượng không? Thứ hai, nên trình bày
một mặt của vấn đề hay cả hai mặt? Thứ ba, trình bày điểm mạnh đầu tiên hay sau
cùng? Hình thức của thông điệp: thông điệp được chuyển đến các đối tượng thông
qua những kênh phát/phương tiện khác nhau, ở mỗi phương tiện hình thức thể hiện
thông điệp sẽ khác biệt.
- Lựa chọn phương tiện truyền thông: Có hai kênh truyền thông là cá nhân
(personal communication) và phi cá nhân (non-personal communication)
+ Truyền thông cá nhân là dạng truyền thông trực tiếp, đối mặt (face-to-face) với
đối tượng mục tiêu. Hình thức truyền thông chủ yếu ở dạng này là chào hàng cá nhân.
+ Truyền thông phi cá nhân: các thông điệp được truyền đi không thông qua quá
trình tiếp xúc trực tiếp giữa người gửi và người nhận. Hình thức truyền thông thuộc
dạng này là quảng cáo, giao tế, marketing trực tiếp.
- Đo lường hiệu quả và hiệu chỉnh: Đánh giá hiệu quả các chương trình truyền
thông marketing phải tiến hành cuộc khảo sát chuyên sâu nhắm vào các đối tượng của
kế hoạch truyền thông, từ thông tin phản hồi có thể điều chỉnh cho những kế hoạch
kỳ sau.
CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX ĐỐI VỚI SẢN PHẨM
NƯỚC RỬA TAY ON1 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT LIX
2.1. Tổng quan về thị trường nước rửa tay tại Việt Nam:

Dịch COVID-19 trở nên diễn biến phức tạp trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng, nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt đa số công ty ở các lĩnh
vực đã, đang và sẽ tiếp tục ‘ngấm đòn’. Tuy nhiên, trong nguy luôn có cơ, tạm bỏ qua
những ảnh hưởng tiêu cực, dịch COVID-19 cũng đang đem lại cơ hội kinh doanh mới
liên quan đến vệ sinh cá nhân. Chúng ta đã từng chứng kiến sự khan hiếm đỉnh cao
của khẩu trang, và gel rửa tay công đoạn đầu phát dịch tại Việt Nam từ sau Tết. Đến
nay, mặc dù nguồn cung vẫn cam kết. Tuy nhiên trước diễn biến phức tạp về dịch,
nhiều đơn vị bán hàng vẫn đang huy động tối đa hiệu suất từ các đại lý cung cấp để
dự phòng công đoạn sau đó.

Các loại nước rửa tay kháng khuẩn là sản phẩm được tìm mua tại nhiều siêu
thị, cửa hàng ở các địa phương trên toàn quốc, đặc biệt là tại những thành phố lớn
như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,... Trước tình hình đó, để chung tay cùng cộng đồng
phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đồng thời đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của người
dân, nhiều doanh nghiệp sản xuất nước rửa tay kháng khuẩn, như: Tập đoàn Hóa chất
Việt Nam (VINACHEM), Công ty Cổ phần Traphaco,... đã chủ động đẩy mạnh công
suất hoạt động lên gấp nhiều lần so với bình thường, kịp thời cung ứng đủ sản phẩm
đến tay người tiêu dùng, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bình ổn giá trên thị
trường.

2.2. Sơ lược về Công ty Cổ phần Bột giặt LIX


Công ty CP Bột giặt Lix (LIXCO), nhà sản xuất chất tẩy rửa tổng hợp và mỹ
phẩm uy tín của Việt Nam, đơn vị 14 năm liên tiếp đạt danh hiệu Hàng Việt Nam
chất lượng cao (2006-2019) do người tiêu dùng bình chọn, 2 năm liên tiếp lọt "Top
50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam" (2016-2017) do Tạp chí Forbes Việt Nam
xếp hạng…
Các dòng sản phẩm chất lượng cao của công ty bao gồm: bột giặt, nước giặt,
nước rửa chén, nước lau sàn, nước tẩy javel, nước lau kính, nước tẩy toilet mang nhãn
hiệu LIX. Các sản phẩm hóa mỹ phẩm gia dụng mang nhãn hiệu LIX đã trở thành
quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam. Hiện tại thương hiệu LIX xếp vị trí 4/10
thương hiệu được lựa chọn nhiều nhất tại nông thôn và 5/10 thương hiệu được lựa
chọn nhiều nhất tại thành thị, theo báo cáo Brand Footprint năm 2019 của Công ty
nghiên cứu thị trường Kantar WorldPanel.
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Năm 1972: Tiền thân là Công ty kỹ nghệ hóa phẩm Huân Huân, một công ty
tư nhân được thiết kế theo công nghệ của Ý.
Năm 1977: Trong quá trình cải tạo công thương nghiệp, nhà máy chuyển sang
hình thức xí nghiệp hợp doanh và lấy tên là Nhà máy Công tư hợp doanh Linh Xuân.
Năm 1980: Tách khỏi Nhà máy Bột giặt Viso và đổi tên thành Nhà máy Quốc
doanh Bột giặt Linh Xuân, trực thuộc Công ty Bột giặt Miền Nam.
Năm 1992: Chuyển thành Công ty Bột giặt Lix, thuộc Tổng Công ty Hóa chất
công nghiệp và Hóa chất tiêu dùng.
Năm 2003: Chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Bột giặt Lix với vốn
điều lệ 36 tỷ đồng theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103001845 do Sở
Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM cấp.
Ngày 10/12/2009, chính thức niêm yết cổ phiếu Công ty tại Sở Giao dịch
Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE).
Năm 2013: Ký kết hợp đồng gia công với Unilever đến hết năm 2019. Đầu tư
trang thiết bị hiện đại nâng công suất nhà máy sản xuất bột giặt tại Thủ Đức từ 90.000
tấn / năm lên 120.000 tấn / năm.
Năm 2018, công ty đạt thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường ở
tỉnh Bình Dương. Ngày 04/10/2018, nhà máy Lix Bình Dương được Sở Y Tế tỉnh
Bình Dương cấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
Năm 2019, đầu tư hệ thống đóng gói tự động tốc độ cao tại nhà máy LIX Bình
Dương.
2.2.2. Tầm nhìn, sứ mệnh của công ty
Sứ mệnh: Cung cấp những sản phẩm chất lượng cao với giá thành hợp lý cho
người tiêu dùng, mang lại giá trị gia tăng cao nhất cho khách hàng và cổ đông, xây
dựng môi trường làm việc lý tưởng cho nhân viên và quan tâm sâu sắc đến cộng
đồng. 
Tầm nhìn: Trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh
các sản phẩm chăm sóc gia đình tại Việt Nam bằng chiến lược phát triển bền vững
trên cơ sở xây dựng và phát triển hệ thống quản trị nhân sự hiện đại, hệ thống phân
phối hiệu quả và tiên phong đổi mới công nghệ.
Triết lý kinh doanh: Lấy khách hàng làm trung tâm, tôn trọng đạo đức kinh
doanh và sự công bằng, chung tay bảo vệ môi trường và tuân thủ luật pháp.
2.2.3. Giá trị cốt lõi của công ty
Sau hơn 47 năm không ngừng đổi mới và phát triển thương hiệu LIX đã trở
nên quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Lixco đã và đang tiếp tục
khẳng định mình với chiến lược phát triển bền vững, luôn cải tiến, sáng tạo, tìm
hướng đi mới để công ty ngày càng lớn mạnh.
Trong dài hạn Lixco hướng đến:
» Việc thỏa mãn khách hàng về chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý.
» Đảm bảo quyền lợi của các cổ đông, người lao động, các đối tác.
» Xây dựng một môi trường làm việc tốt, an toàn, chuyên nghiệp.
» Đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường tự động hoá trong sản xuất.
Thị trường chất tẩy rửa Việt Nam được đánh giá sẽ có mức tăng trưởng ổn
định trong thời gian tới. Trong mục tiêu dài hạn của mình, Lixco luôn chú trọng đầu
tư cả chiều sâu lẫn chiều rộng để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
2.2.4. Thành tựu của công ty
 Top 50 Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam từ năm 2013 đến
2017
 Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2016, 2017, 2020
 15 năm liên tiếp đạt chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu
dùng bình chọn
 Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2004, 2005
 Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2008 theo nhận biết của người tiêu dùng
2.2.5 Cơ cấu tổ chức
LIXCO đã lựa chọn đội ngũ lãnh đạo có khả năng thích ứng cao, nhạy cảm
trước các vấn đề mang tính văn hoá, kiên trì và quyết tâm phát triển đội ngũ cán bộ
nhân viên người Việt Nam.

Hình 2-1: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Bột giặt LIX

2.3. Phân tích chiến lược Marketing – Mix của công ty đối với sản phẩm nước
rửa tay
2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược Marketing – Mix đối với dòng
sản phẩm nước rửa tay của công ty Cổ phần Bột giặt LIX
2.3.1.1 Môi trường vĩ mô
Môi trường văn hóa – xã hội
Khi xã hội ngày càng phát triển, thì nhu cầu tiêu dùng của mọi người ngày
càng cao. Họ dần dần có thói quen ăn sạch uống sạch, ăn chín uống sôi để bảo vệ sức
khỏe bản thân và gia đình.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, trên thế giới hiện nay có khoảng
59 triệu nhân viên y tế, tương đương với hơn 100 triệu bàn tay chạm vào người bệnh
nhân mỗi ngày và có hơn 1,4 triệu người mắc nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y
tế. Đặc biệt, ở các nước phát triển có 5 – 10% số bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn liên
quan đến chăm sóc y tế, còn ở các nước đang phát triển nguy cơ này cao gấp từ 2 –
20 lần. Bởi vậy, WHO đưa ra khuyến cáo: Rửa tay là biện pháp đơn giản nhất, rẻ tiền
nhất và cũng hiệu quả nhất trong kiểm soát nhiễm khuẩn, do đó cần tăng cường sự
tuân thủ rửa tay. Chính vì vậy, năm 2008, Liên hợp quốc đã chọn ngày 15/10 hàng
năm là ngày Thế giới rửa tay với xà phòng.
Việc rửa tay còn quan trọng hơn rất nhiều trong Đại dịch Covid-19. Nhà nhà
người người đổ xô đi mua nước rửa tay, mọi người đều thực hiện tốt việc rửa tay
khiến nó hiển nhiên được gọi là nét văn hóa trong mùa dịch.
Môi trường chính trị - pháp luật
Dịch bệnh Covid-19 xảy ra trong thời điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới.
Đây là thời điểm nhiều quốc gia phương Đông, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam
đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền. Trong khi người dân hồ hởi sắm Tết, đón xuân thì
những người có trách nhiệm của đất nước dường như không nghỉ ngơi trước tình hình
dịch bệnh liên tục có những diễn biến phức tạp từ quốc gia láng giềng. Hàng loạt các
văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ được ban hành kịp thời, nhiều phương án, biện
pháp được triển khai nhằm cảnh báo tới mọi người dân mức độ nguy hại của dịch
bệnh, đồng thời nâng cao nhận thức và sự đồng thuận, thống nhất giữa các cấp ủy
đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Với tiêu chí “Chống dịch như
chống giặc”, cả hệ thống chính trị đã tích cực vào cuộc, dành mọi ưu tiên tốt nhất để
bảo đảm sức khỏe, tính mạng của nhân dân, để không ai bị bỏ lại phía sau; đồng
thời, giữ gìn sự ổn định, không để xảy ra những xáo trộn, lo lắng, hoang mang trong
xã hội.
Các hành động kịp thời của những người đứng đầu đất nước, sự tham gia chủ
động, tích cực, quyết liệt, hiệu quả của ban ngành, chính quyền các cấp đã tạo được
niềm tin, sự yên tâm trong xã hội và đại đa số người dân, tạo nên tâm thế chủ động
trong phòng tránh dịch bệnh. Qua những giải pháp xử lý vấn đề, qua lời nói, hành
động của những người có trách nhiệm, cho thấy sự gắn kết bền chặt giữa Đảng, Nhà
nước với nhân dân, nói lên bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta: Nhà nước của dân, do
dân và vì dân, luôn hướng về dân để phục vụ với tinh thần tận tụy; sẵn sàng chấp
nhận những thiệt hại trước mắt về kinh tế để đảm bảo sức khỏe, tính mạng và sự bình
yên của nhân dân.
Môi trường kinh tế - công nghệ
Nền kinh tế không những đạt mức tăng trưởng cao, mà cơ cấu kinh tế còn tiếp
tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tỉ trọng trong GDP của
khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ mức 17% của năm 2015 xuống 13,96%
vào năm 2019, trong khi đó, tỉ trọng của khu vực dịch vụ tăng từ mức 39,73% của
năm 2015 lên 41,17% vào năm 2018 và 41,64 % trong năm 2019; tỉ trọng khu vực
công nghiệp và xây dựng duy trì ổn định ở mức 33 - 34,5% từ năm 2015 đến năm
2019.
Tăng trưởng kinh tế dần chuyển dịch theo chiều sâu, tỉ lệ đóng góp của năng
suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 46,11%, bình
quân giai đoạn 2016- 2019 đạt 44,46%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,6%
của giai đoạn 2011- 2015. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành
năm 2019 ước đạt 110,4 triệu đồng/lao động (tương đương 4791 USD/lao động), tăng
6,2% so với năm trước theo giá so sánh.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực.
Năm 2019, đầu tư phát triển tăng 10,2%, nâng tổng mức đầu tư lên mức 33,9% GDP
so với 32,6% trong năm 2015. Trong đó, đầu tư khu vực nhà nước chiếm 31% tổng
vốn và tăng trưởng 2,6% so với năm trước; mặc dù có tăng trưởng nhưng tỉ trọng vốn
đầu tư khu vực nhà nước tiếp tục xu hướng giảm từ mức 38% năm 2015 xuống 31%
năm 2019.
Năm 2019, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục cho thấy có nền tảng mạnh và khả
năng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu vẫn
ở mức cao. GDP thực tăng ước khoảng 7% trong năm 2019, tương tự tỉ lệ tăng trưởng
năm 2018, là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực.

Sức chống chịu của Việt Nam đương đầu với đại dịch Covid-19 rất cao, mặc
dù vậy sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế là không tránh khỏi. Những tác
động y tế ban đầu của dịch bệnh không nghiêm trọng như nhiều quốc gia khác, nhờ
có các biện pháp đối phó chủ động ở cả cấp trung ương và địa phương. Kinh tế vĩ mô
và tài khóa ổn định với mức tăng trưởng GDP ước đạt 1,8% trong nửa đầu năm 2020,
dự kiến đạt 2,8% trong cả năm.  Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới
không dự báo suy thoái kinh tế, nhưng tốc độ tăng trưởng dự kiến năm nay thấp hơn
nhiều so với dự báo trước khủng hoảng là 6-7%. Tuy nhiên, tác động của cuộc khủng
hoảng COVID-19 đang diễn ra là khó dự đoán, tùy thuộc vào quy mô và thời gian
kéo dài của dịch bệnh. Sức ép lên tài chính sẽ gia tăng do thu ngân sách giảm xuống
trong khi chi ngân sách tăng lên do gói kích cầu được kích hoạt để giảm thiểu tác
động của đại dịch đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Sau đại dịch, nhiều nền kinh tế lâm vào khủng hoảng và thói quen, nhu cầu
mua sắm của người tiêu dùng thay đổi. Họ trở nên thận trọng hơn trông chi tiêu.
Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, nhiều người bị cắt giảm việc làm, thu nhập
giảm nên thắt chặt hơn trong chi tiêu. Doanh nghiệp theo đó cũng đứng trước những
thách thức và phải tìm cách giữ chân khách hàng. Bên cạnh đó, không ít công ty có
lợi nhuận tăng vọt vì sản xuất các mặt hàng y tế ví dụ như khẩu trang, nước rửa
tay,...trong đó có công ty Cổ phần Bột giặt LIX (LIXCO).

Môi trường cạnh tranh


Thị trường nước rửa tay trước đây không quá nổi trội, nhưng từ Đại dịch
Covid-19 nước rửa tay đã trở thành sản phẩm y tế thông thường cần thiết đối với mỗi
gia đình nói riêng và các nước trên toàn thế giới nói chung. Do đó rất nhiều công ty
đã tham gia ngành nước rửa tay, sản xuất và xuất khẩu dòng nước rửa tay, tạo nên sự
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Các công ty thuộc những thương hiệu nổi
tiếng như TRAPHACO, UNILEVER, GREEN CROSS,… đã có lợi nhuận khá ổn
định khi phát triển những dòng sản phẩm rửa tay như nước rửa tay, dung dịch rửa tay,
gel rửa tay khô. Trong bối cảnh hiện nay người tiêu dùng rất quan trọng về chất lượng
sản phẩm cũng như xuất xứ để đảm bảo sức khỏe. Đó là thách thức lớn khi LIXCO
phải cạnh tranh với những ông lớn trong ngành và là cơ hội để LIXCO khẳng định vị
thế công ty trên thị trường hóa mỹ phẩm nói chung và ngành nước rửa tay mới nói
riêng.
2.3.1.2 Môi trường vi mô
Công ty: LIXCO tự hào là một trong những doanh nghiệp Việt Nam hàng đầu
chuyên về lĩnh vực sản xuất kinh doanh chất tẩy rửa các loại như: bột giặt, nước rửa
chén, nước giặt,... có những bước phát triển vững chắc. Có được những kết quả trên
là do từ nhiều năm qua, tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã không ngừng
học hỏi, sáng tạo, luôn đi tắt đón đầu trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình. Công ty đã luôn định hướng rõ các mục tiêu cần thực hiện trong quá trình phát
triển, tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực hoạt động then chốt.
Nhà cung cấp: Đối với sản phẩm về hóa mỹ phẩm, việc lựa chọn các nơi cung
cấp nguyên vật liệu rất quan trọng đối với doanh nghiệp, bởi nếu nguồn cung cấp
không đảm bảo chất lượng thì sản phẩm khi hoàn thành sẽ không đảm bảo chất
lượng. Việc nhà cung ứng cung cấp các nguyên liệu chất lượng sẽ giúp giảm thiểu
thời gian sản xuất và giúp hàng hoá đến tay khách hàng một cách nhanh chóng hơn.
Khách hàng: Khách hàng giúp doanh nghiệp cải thiện sản phẩm sau khi sử
dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, duy trì quan hệ với khách hàng mục
tiêu và tiềm năng để có thể tạo niềm tin khi sử dụng sản phẩm đối với khách hàng.
Phản hồi của khách hàng chính là thước đó giá trị của doanh nghiệp. Cần hiểu rõ
khách hàng cần gì để phục vụ vì trên thi trường còn rất nhiều hãng cạnh tranh. Có
nhiều dạng khách hàng khác nhau với nhiều cách ứng xử và hành vi tiêu dùng khác
nhau: mua để thỏa mãn nhu cầu bản thân, chăm sóc gia đình, mua cho cơ quan, mua
đi bán lại, biếu tặng. Ý muốn và thị hiếu của khách hàng ngày càng cao: như nước
rửa tay cần diệt vi khuẩn tốt, thơm, mịn da tay, sáng da…
Đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ mạnh như TRAPHACO, UNILEVER,
GREEN CROSS, PHAMARCITY,… cũng là thách thức lớn đối với LIXCO. Đều là
những doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng, cho nên những chiến lược vạch ra phải thật
thông minh để có thể cạnh tranh với các ông lớn trong ngành.

2.3.2. Chiến lược sản phẩm


2.3.2.1. Giới thiệu sản phẩm
Trong sinh hoạt hàng ngày, mọi người đều phải di chuyển nhiều, tiếp xúc
nhiều, đây là cơ hội để các vi khuẩn có thể lây lan và phát triển nhanh chóng gây ảnh
hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), rửa tay thường xuyên với nước sạch và xà phòng là cách đơn giản, tiết kiệm
và hữu hiệu để phòng ngừa bệnh tật.
Với nhu cầu vệ sinh tay thường xuyên trong thời điểm dịch Covid-19 đang
diễn ra nói riêng và trong sinh hoạt hằng ngày nói chung, LIXCO đã cho ra mắt bộ 3
sản phẩm bảo vệ tay khỏi vi khuẩn và được người tiêu dùng ưa chuộng, bao gồm: Gel
rửa tay khô On1, dung dịch rửa tay khô On1, nước rửa tay On1. Các sản phẩm có
nhiều dung tích khác nhau phù hợp với từng mục đích sử dụng của người tiêu dùng.
Gel rửa tay khô On1: Gel rửa tay khô On1 chính thức ra mắt thị trường vào
đầu tháng 2-2020, với thành phần chính từ cồn thực phẩm, an toàn cho người sử
dụng, có chứa Glycerin vừa giúp dưỡng ẩm mềm mại da tay, giúp da tay không bị
khô ráp khi sử dụng nhiều lần trong ngày, vừa có khả năng bảo vệ da tay khỏi một số
vi khuẩn gây bệnh.
Gel rửa tay khô On1 có 5 mùi hương được lấy cảm hứng từ thiên nhiên là
Lotus Rice, Fresh Sakura, Bamboo Charcoal, White Tea và Chanh Yuzu Nhật Bản
với các dung tích: 30ml, 60ml, 100ml, 250ml, 500ml và 1l để người tiêu dùng có
nhiều sự lựa chọn cho phù hợp.
Hiện sản phẩm gel rửa tay khô On1 đã có chứng nhận FDA (Food And Drug
Administation - Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) để xuất khẩu sang
thị trường Mỹ.  Đồng thời, On1 cũng đã xuất khẩu sang các thị trường khắt khe như:
Anh, Qatar, Bahrain…
Bên cạnh đó, gel rửa tay khô nhãn hàng Lix cũng được xuất khẩu đến các quốc
gia và vùng lãnh thổ như: Australia, Hong Kong (Trung Quốc), Singapore, Malaysia,
Philippines, Thái Lan, Campuchia, Togo; các nước Trung Đông: Tanzania, Iraq, Ả
rập Xê út; các quốc đảo: Caribe, Maldives, Samoa. Bên cạnh việc xuất khẩu với nhãn
hiệu On1 và Lix, sản phẩm gel rửa tay khô của Lix còn đang được đặt hàng với nhãn
hiệu riêng (OEM) tại các nước tiên tiến như: Mỹ, Đức, Australia, Nhật Bản, Canada...
Dung dịnh rửa tay khô On1: Bên cạnh Gel rửa tay khô On1, dung dịch rửa
tay khô On1 là một trong những sản phẩm tiện lợi và được ưa chuộng. Ngoài làm
sạch da tay và ngăn ngừa vi khuẩn, sản phẩm còn có thể dùng làm sạch và ngăn ngừa
vi khuẩn trên các vật dụng như: Mặt bàn ghế, tay nắm cửa, sàn nhà, bề mặt bếp hoặc
các bề mặt tiếp xúc nơi công cộng: Cửa thang máy, xe buýt, ghế ngồi công cộng...
Sản phẩm có 3 dung tích: 100ml, 250ml và 500ml với hương Bamboo Charcoal dịu
nhẹ.
Nước rửa tay On1: Sản phẩm phù hợp với rửa tay bằng nước sạch, giúp rửa
trôi bụi bẩn, dầu mỡ và làm sạch da tay. Bên cạnh đó, sản phẩm có chứa tinh chất
aloe vera giúp dưỡng ẩm cho làn da. Như Gel rửa tay khô On1, sản phẩm nước rửa
tay On1 cũng có 5 mùi hương được lấy cảm hứng từ thiên nhiên là Lotus Rice, Fresh
Sakura, Bamboo Charcoal, White Tea và Chanh Yuzu Nhật Bản với 2 loại dung tích:
250ml và 500ml. Nước rửa tay On1 được kiểm nghiệm trong phòng thí nghiệm cho
thấy có khả năng loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh, gồm: S.Typhi, S.Aureus, E.Coli, P.
Aeruginosa.
2.3.2.2. Bao bì, nhãn hiệu sản phẩm
Bao bì
Logo của On1 mang 3 màu: trắng, xanh dương, xanh lá, tượng trưng cho các
thành tố như không khí, nước, cây xanh, tất cả đều hướng đến môi trường.
Nền màu trắng kết hợp dòng chữ thương hiệu màu xanh hòa quyện vào nhau
tạo nên sự tinh tế, nhẹ nhàng, sạch sẽ cho sản phẩm.
Màu trắng hàm chứa tính đơn giản sạch sẽ và tinh khiết. Mắt người nhận ra
màu trắng là màu sáng nên sản phẩm mang màu trắng nổi bật trước tiên. Màu trắng
thích hợp cho các sản phẩm liên quan đến lứa tuổi nhi đồng và các sản phẩm liên
quan đến sức khỏe.
Màu xanh là màu của sự tin cậy và độ tin cậy, và các sắc thái khác nhau mang
lại độ sâu ý nghĩa hơn nữa. Màu xanh đậm hơn đại diện cho một sản phẩm nghiêm
túc hoặc chuyên nghiệp hơn. Màu xanh nhẹ hơn có nhiều sáng tạo và nhẹ nhàng hơn.
Màu xanh cũng góp phần vào sự bình tĩnh và an ninh.
Ý nghĩa nhãn hiệu On1: On1 thể hiện khát vọng của công ty, mang hàm ý
"On the way to number One" (Trên đường đến chất lượng dẫn đầu). Thương hiệu mới
với cái tên On1 định vị theo hướng chất lượng cao, thân thiện với môi trường. Công
ty luôn mong muốn đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, ổn
định, tạo được sự tin cậy trân trọng từ phía khách hàng. Bên cạnh đó là xây dựng
thương hiệu LIXCO không chỉ công ty hóa mỹ phẩm, On1 ra đời xác định là nhãn
hàng mới, chuyên đi về 2 dòng sản phẩm: chăm sóc cá nhân và gia đình.
Với dòng chăm sóc cá nhân, On1 hiện có các sản phẩm nước rửa tay dạng khô
và dung dịch, nước rửa tay. Tới đây, On1 sẽ cho ra mắt các loại dầu gội, sữa tắm
trong khoảng 1-2 tháng nữa. Với dòng chăm sóc gia đình, On1 sẽ phát triển những
sản phẩm nước giặt, rửa chén, nước lau sàn, xả vải chất lượng cao, tính hợp nhiều
tính năng nổi trội như kháng khuẩn, dùng những chất có nguồn gốc thiên nhiên, thân
thiện môi trường,…
2.3.2.3 Đặc tính sản phẩm
Công dụng sản phẩm: Các thành phần gồm: Ethanol (cồn) chiếm hơn 70%,
nước, glycerin, cabomer và hương liệu (Perfume), sản phẩm rửa tay nhãn hiệu On1
có công dụng chính thứ nhất giúp làm sạch da tay, làm mềm da tay, lưu lại hương
thơm trên da tay và công dụng thứ hai giúp loại bỏ vi khuẩn.
Hiện nay, LIXCO đang thực hiện sản xuất sản phẩm Gel rửa tay khô nhãn hiệu
On1 với cùng thành phần và công thức tại hai nhà máy chi nhánh đặt tại tỉnh Bình
Dương và tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở số công bố sản phẩm mỹ phẩm do Sở Y tế tỉnh
Bình Dương và Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh cấp.
Về công dụng thứ hai của sản phẩm: giúp loại bỏ vi khuẩn (làm sạch khuẩn
99,9% trong vòng 1 phút) đã được LIXCO củng cố và minh chứng bằng các kết quả
kiểm nghiệm sản phẩm được thực hiện tại các nơi. Cụ thể là phiếu kiểm nghiệm số
024G/20/MP ngày 14/02/2020 của Trung tâm kiểm nghiệm thuộc Sở Y tế tỉnh Bình
Dương: Sản phẩm có khả năng diệt đến 99,9% các vi khuẩn: Staphylococcus aureus,
Pseudomonas aeruginosa, Salmonella ssp, Escherichia coli.
Sản phẩm có hàm lượng Ethanol ở 20 độ C là 70,92%. Và Phiếu kết quả kiểm
nghiệm số 110220-1754 ngày 21/03/2020 của Viện Pasteur TP HCM: Sản phẩm có
khả năng diệt 99,99% các vi khuẩn: Salmonella typhi, Staphylococcus aureus,
Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa sau khi tiếp xúc 01 phút.
Đồng thời, Phiếu Kết quả kiểm nghiệm số 601/XN-SKNN&MT ngày
26/3/2020 của Viện Sức khỏe Nghề nghiệp Và Môi trường thuộc Bộ Y tế: Sản phẩm
có khả năng diệt đến hơn 99,9% các vi khuẩn: staphylococcus aureus, pseudomonas
aeruginosa, shigella flexneri, bacillus subtilis và nấm candida albicans sau khi tiếp
xúc 30 giây.
Chất lượng sản phẩm: hướng tới sản phẩm có chất lượng tốt, là sản phẩm rửa
tay được ưa chuộng nhiều nhất tại Việt Nam trong mùa dịch Covid. On1 luôn cam kết
đúng chất lượng, an toàn, giá cả phải chăng. Tuy nhiên, để sử dụng sản phẩm được
hiệu quả nhất cần phải để nước rửa tay ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nhiệt độ cao,
ánh nắng trực tiếp. Thương hiệu mới với cái tên On1 định vị theo hướng chất lượng
cao, thân thiện với môi trường.
Chất lượng của On1 dựa trên các khuyến cáo: Thứ nhất, tiêu chuẩn của Bộ Y
tế về nồng độ cồn rửa tay trên 60% mặc định diệt khuẩn. Thứ hai, tiêu chuẩn của
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ về nồng độ cồn trong
sản phẩm rửa tay khô trên 62% có thể diệt khuẩn. Thứ ba, sản phẩm có kết quả kiểm
nghiệm từ Trung tâm kiểm nghiệm - Sở Y tế Bình Dương và Viện Pasteur TP.HCM,
Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường thuộc Bộ Y tế.
2.3.2.4 Nghiên cứu và phát triển các chiến lược theo chu kỳ của sản phẩm
Đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì việc cải tiến sản phẩm là rất
quan trọng. Tại Lixco, việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm đã được tiến hành song
song trên hai hướng: cải tiến sản phẩm đang có, đồng thời nghiên cứu sản xuất sản
phẩm mới.
Các sản phẩm mang thương hiệu LIX đang lưu hành trên thị trường luôn được
Ban lãnh đạo và bộ phận phát triển sản phẩm của công ty xem xét, phân tích để tìm
cơ hội cải tiến mẫu mã, thiết kế lại bao bì cho phù hợp với từng đối tượng khách
hàng, cải tiến chất lượng sao cho ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu người tiêu
dùng. Trong những năm qua, bên cạnh nhóm sản phẩm bột giặt thông dụng, Lixco đã
phát triển thêm các sản phẩm tẩy rửa gia dụng như: bột giặt đậm đặc, nước rửa chén,
nước làm mềm vải, nước lau sàn, nước tẩy toilet. Đồng thời, để tiếp tục thực hiện
mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, Lixco hiện đang
nghiên cứu sản xuất các sản phẩm như: bột giặt ít bọt thích hợp với các loại máy giặt
cửa trước, nước rửa kiếng, nước tẩy rửa đa năng.
Riêng trong lĩnh vực chất thơm, Lixco đang nghiên cứu áp dụng những hương
thơm dạng hạt, dạng viên nang cho các sản phẩm chất tẩy rửa. Đây là một dạng chất
thơm mới có khả năng lưu hương thơm lâu hơn các loại chất thơm dạng lỏng truyền
thống. Ngoài ra, còn có một hạng mục sản phẩm rất phổ biến trong tiêu dùng mà một
doanh nghịêp sản xuất chất tẩy rửa không thể bỏ qua, đó là những sản phẩm chăm sóc
cá nhân. Trong lĩnh vực này, Lixco hiện đang tiến hành nghiên cứu sản xuất một số
sản phẩm chăm sóc da và tóc như: dầu gội, sữa tắm, nước rửa tay.
Vài năm trở lại đây, nhu cầu về sản phẩm xà phòng giảm sút, do đó, LIXCO đã
cải biến cho ra đời thêm nước rửa tay và gel rửa tay và dung dịch rửa tay đáp ứng sự
phát triển của xã hội. Sản phẩm nước rửa tay On1 có hạn sử dụng là 2 năm kể từ ngày
sản xuất. Vì là hóa phẩm sử dụng thường ngày nên tính tới thời điểm hiện tại, On1
chưa có dấu hiệu suy thoái. Tuy nhiên, trên thị trường ngày càng có nhiều thương
hiệu nước rửa tay xuất hiện cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, LIXCO không ngừng nỗ lực
cải tiến sản phẩm, đồng thời tổ chức, tham gia các công tác xã hội nhằm marketing
rộng rãi đến với mọi người, phát huy tối đa năng lực là nước rửa tay bán chạy số 1
Việt Nam.
Song song với việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, Công ty luôn quan tâm
hàng đầu đến vấn đề đảm bảo chất lượng sản phẩm. Do đó, từ năm 2000, Lixco đã áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002. Đến nay qua nhiều lần chuyển đổi,
Lixco hiện đang áp dụng ISO phiên bản 2008 do Bureau Veritas Certification đánh
giá và chứng nhận. Công ty luôn thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm
đảm bảo tối đa về chất lượng, độ an toàn, giảm thiểu hao phí trong quá trình sản xuất,
nâng cao hiệu suất sản xuất.
Từ năm 2006, cùng với việc phát triển Chương trình Cải tiến năng lực sản xuất
do Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam chủ trì, Lixco đã từng bước quản lý sản xuất
theo phương pháp hiện đại với công cụ chủ yếu là Quản lý bảo trì toàn diện (TPM),
qua đó việc áp dụng hoạt động 5S và Tự bảo trì (AM) đã tạo cơ hội cho khu vực sản
xuất cải tiến năng suất, nâng cao tính tự chủ của người công nhân vận hành, xây dựng
khái niệm mới về việc làm chủ máy móc thiết bị, tăng cường cải tiến, giảm tiêu hao,
giảm thời gian dừng máy để tăng hiệu suất, tăng năng suất cho máy móc thiết bị.
Việc Lixco áp dụng các hệ thống quản lý hiện đại đã nâng trình độ của đội ngũ
CBCNV lên một tầm cao mới, khẳng định vị thế của thương hiệu Lixco trong thị
trường, tạo niềm tin về chất lượng cho các đối tác, khách hàng trong và ngoài nước.
2.3.2.5 Phát triển sản phẩm mới
Cho đến bây giờ, On1 vẫn không ngừng cải tiến sản phẩm và ra mắt những
dòng sản phẩm mới. Nổi bật là sau dòng sản phẩm gel rửa tay khô On1 LIXCO đã
tiếp tục ra mắt 2 dòng sản phẩm có chức năng tương tự là dung dịch rửa tay On1 và
nước rửa t ay On1. Bộ 3 dòng sản phẩm rửa tay đã hỗ trợ rất tốt trong mùa dịch
Covid-19.
Trong quá trình sản xuất và kinh doanh, LIXCO luôn tiếp thu, trân trọng các ý
kiến đóng góp và nhận xét của khách hàng để sản phẩm ngày càng hoàn thiện và chất
lượng hơn. Đó cũng là lý do gel rửa tay khô On1 thay đổi nhận diện bao bì và tung ra
thiết kế mới với kiểu dáng sang trọng, hiện đại. Bên cạnh 3 mùi hương ra mắt lần đầu
là Fresh Sakura, Lotus Rice và Bamboo Charcoal, bộ sản phẩm mới này có thêm 2
mùi hương là White Tea và Chanh Yuzu Nhật Bản để khách hàng có thêm trải
nghiệm. Đồng thời, gel On1 cũng sẽ có thêm các dung tích 30ml, 60ml, 120ml nhằm
đáp ứng nhu cầu rửa tay ở mọi lúc mọi nơi, nhất là ở nơi công cộng không có xà
phòng và nước sạch.

2.3.3. Chiến lược giá


2.3.3.1 Chiến lược định giá sản phẩm mới
Chiến lược giá thâm nhập thị trường: Đại dịch Covid-19 bùng nổ cũng là
lúc các doanh nghiệp nhận ra sự quan trọng của việc sử dụng nước rửa tay. LIXCO là
một trong những công ty tích cực nhất trong việc sản xuất nước rửa tay. Thời điểm ra
mắt chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh và nhu cầu sử dụng người dân rất cao, tuy nhiên
để đảm bảo uy tín doanh nghiệp, cũng như thực hiện chủ trương của nhà nước là
không tăng giá các mặt hàng khẩu trang y tế, nước rửa tay nhằm trục lợi nên doanh
nghiệp đã tung sản phẩm ra thị trường với mức giá cạnh tranh, tạm thời từ bổ lợi
nhuận trước mắt để đạt mục tiêu thị phần và thu lợi nhuận về sau.
BẢNG 1: BẢNG GIÁ DÒNG SẢN PHẨM RỬA TAY
Dòng sản phẩm Loại sản phẩm Giá bán
Gel rửa tay khô On1 Hương Bamboo Charcoal  100.000đ - 500ml
Hương Fresh Sakura  52.000đ - 250ml
Hương Lotus Rice  26.000đ - 120ml
Hương White Tea 
Hương Chanh Yuzu Nhật
Bản

Nước rửa tay On1 Hương Bamboo Charcoal 69.000đ – 500ml


(hương Tre xanh) 39.000đ – 250ml
Hương Fresh Sakura
(hương Anh đào Nhật
Bản)
Hương Chanh Yuzu Nhật
Bản
Hương Lotus Rice (hương
Mầm Gạo và hoa Sen)
Hương White Tea (hương
Trà trắng)
Dung dịch rửa tay khô Hương Bamboo Charcoal 449.000đ - 5l
On1 85.000đ - 650ml
69.000đ - 500ml
55.000đ – 250ml
129.000đ – 100ml

2.3.4. Chiến lược phân phối


2.3.4.1 Cấu trúc kênh phân phối
Sản phẩm nước rửa tay là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, có sức cạnh tranh
cũng khá cao, cho nên việc thực hiện chiến lược phân phối phù hợp giúp doanh
nghiệp tăng doanh thu, tiếp cận khách hàng tốt hơn. Trước đây, sản phẩm của LIXCO
chủ yếu xuất hiện ở kênh bán lẻ truyền thống, thông qua các đại lý. Nhưng nhiều năm
trở lại đây, LIXCO đã có mặt trên khắp các hệ thống siêu thị lớn nhỏ và trở thành sản
phẩm ưa chuộng của nhiều gia đình. LIXCO hiện không chỉ đẩy mạnh thị trường nội
địa mà còn vươn tầm ra các nước.
- Sử dụng kênh phân phối truyền thống.
- Điểm bán: những cửa hàng siêu thị nhỏ lẻ, tạp hóa,…
- Các kênh phân phối: siêu thị, nhà bán lẻ, các trang thương mại điện tử như Shoppe,
Lazada, Sendo…
Hệ thống kênh phân phối của Công ty Cổ phần Bột giặt LIX đã tồn tại và phát
triển từ rất lâu. Do đặc trưng ngành hóa chất đồng thời tại miền Nam cũng như là
miền Bắc đều có một nhà máy, nên việc tổ chức kênh phân phối của công ty cũng khá
đơn giản. Kênh phân phối mà công ty thường sử dụng và hoạt động khá thành công,
cũng là kênh phân phối chủ lực của công ty tại thị trường nội địa.
Hình 2-2: Sơ đồ kênh phân phối 3 cấp
Theo quy định của công ty, hiện nay có 63 tỉnh trong nước mỗi tỉnh đều có
một nhà phân phối. Sản phẩm của công ty sẽ được vận chuyển đến các tỉnh thành,
giao cho các nhà phân phối từ đó sản phẩm có thể được bán trực tiếp cho các nhà bán
buôn ( đại lý hoặc nhà phân phối lớn nhỏ), hoặc cũng có thể bán cho các nhà bán lẻ
(tiệm tạp hóa, các sạp ô chợ,...) và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng.

Hình 2-3: Sơ đồ kênh phân phối 1 cấp


2.3.4.2 Thiết kế kênh phân phối
Phân tích nhu cầu khách hàng: Trong bối cảnh dịch Covid-19 xảy ra trên
toàn cầu, nhu cầu của người dân về sản phẩm khẩu trang y tế và nước rửa tay ngày
càng tăng lên, các công ty đã liên tục sản xuất để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Xác định mục tiêu phân phối và các điều kiện ràng buộc: Trong thời điểm
dịch nCoV đang diễn biến phức tạp và nguồn cung ứng các sản phẩm có tính năng
diệt khuẩn như gel rửa tay, xịt kháng khuẩn… ngày càng khan hiếm, Lixco huy động
toàn bộ nhân lực, nguồn lực dồn sức ưu tiên sản xuất dòng “sản phẩm đặc biệt”
không chỉ cho mùa dịch mà còn cho việc sử dụng thiết yếu hằng ngày trong việc bảo
vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh - gel rửa tay khô, nước rửa tay On1 và dung dịch
rửa tay khô On1. Phân phối theo sơ đồ phân phối 3 cấp và 1 cấp. Các nhà phân phối
phải đảm bảo trách nhiệm của mình khi phân phối sản phẩm, đảm bảo sản phẩm chất
lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng.
Lựa chọn giải pháp cho kênh: hiện nay có 63 tỉnh trong nước mỗi tỉnh đều
có một nhà phân phối. Sản phẩm của công ty sẽ được vận chuyển đến các tỉnh thành,
giao cho các nhà phân phối từ đó sản phẩm có thể được bán trực tiếp cho các nhà bán
buôn ( đại lý hoặc nhà phân phối lớn nhỏ), hoặc cũng có thể bán cho các nhà bán lẻ
(tiệm tạp hóa, các sạp ô chợ,...) và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng.
2.3.5. Chiến lược chiêu thị
2.3.5.1 Các công cụ chiêu thị
Quảng cáo
Báo chí: thông cáo báo chí về việc ra mắt dòng sản phẩm rửa tay gồm gel rửa
tay khô On1, dung dịch rửa tay khô On1, nước rửa tay On1. Xuất hiện trên các tờ báo
đánh vào lượng khách hàng có thói quen đọc báo và tạp chí. Hay kẹp tờ rơi quảng cáo
vào báo chí.
Truyền hình: đây được coi là phương thức quảng cáo chủ yếu và được nhiều
người biết đến. Tài trợ độc quyền cho Webdrama Chuyện xóm tui của Nghệ sĩ Thu
Trang ra mắt vào tháng 11/2020. Quảng cáo trên fanpage Facebook, tạo sự tương tác
với cộng đồng cư dân mạng.
Khuyến mãi
Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, CP Fresh Mart phối hợp cùng nhãn hàng
On1 của Lixco (Công ty CP Bột giặt Lix) tổ chức chương trình “Phụ nữ là để yêu
thương”, với nhiều ưu đãi hấp dẫn cho các chị em.
Cụ thể, từ ngày 9 đến ngày 22/10, các chị em phụ nữ, bà nội trợ đến mua hàng
tại các chuỗi cửa hàng CP Fresh Mart (chuỗi cửa hàng bán lẻ và sỉ thực phẩm thuộc
Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam), với mỗi hóa đơn trên 150.000 đồng sẽ
được tặng kèm 1 chai gel rửa tay On1.
Hình 2-4: CP Fresh Mart cùng nhãn hàng On1 của LIXCO tổ chức chương
trình “Phụ nữ là để yêu thương”, với nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Về phía Lixco, ngoài chương trình tri ân ngày 20/10 lần này phối hợp cùng với
C.P. Việt Nam, trước đó, Lixco cũng liên tục đẩy mạnh các hoạt động cộng đồng,
những chương trình ý nghĩa để phòng chống dịch bệnh Covid-19. Tiêu biểu, vào dịp
tháng 7 vừa qua, Lixco đã trao tặng hơn 2.000 lít sản phẩm kháng khuẩn đến Đà
Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Quan hệ công chúng
Trong vai trò đại sứ nhãn hàng, Nhã Phương cùng On1 trao tặng 2.500 lít gel rửa
tay khô cho Sở GD-ĐT TP.HCM. Đây là hoạt động chung tay cùng cộng đồng phòng
chống dịch nCoV.
Lixco cũng liên tục đẩy mạnh các hoạt động cộng đồng, những chương trình ý
nghĩa để phòng chống dịch bệnh Covid-19. Tiêu biểu, vào dịp tháng 7 vừa qua, Lixco
đã trao tặng hơn 2.000 lít sản phẩm kháng khuẩn đến Đà Nẵng, Quảng Nam và
Quảng Ngãi. Ngoài ra, nhằm góp phần cùng chung tay chăm sóc sức khỏe cho cộng
đồng, phòng chống dịch bệnh, LIXCO cũng phối hợp với Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí
Minh, Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thành Phố Hồ Chí Minh, Sở Lao Động Thương
Binh và Xã Hội Thành Phố Hồ Chí Minh... để trao tặng hơn 5.000 lít Gel rửa tay khô
On1 tới các bệnh viện, trường học, viện dưỡng lão, một số nhà ga, sân bay nơi có lưu
lượng người tập trung đông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Direct Marketing
Đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng tăng đồng thời giúp cho các bà
nội trợ có nhiều thời gian hơn để chăm lo cho gia đình, Công ty Cổ phần Bột giặt LIX
đã xây dựng hệ thống bán hàng trực tuyến và chính thức phục vụ người tiêu dùng  tại
website banhang.lixco.com.
2.3.5.2 Các bước phát triển kế hoạch truyền thông Marketing
Xác định đối tượng mục tiêu: những khách hàng có nhu cầu sử dụng nước rửa
tay On1 trong tình hình dịch Covid hiện nay.
Xác định mục tiêu truyền thông: mong muốn có thể nhận được những phản
ứng tích cực từ phía khách hàng, những khách hàng mục tiêu sẽ tin yêu sử dụng sản
phẩm, những khách hàng chưa đến biết sản phẩm sẽ quan tâm và sử dụng sản phẩm.
Thiết kế thông điệp: Để tiếp tục truyền tải thông điệp “Hôm nay bạn đã rửa tay
chưa” và nhắc nhớ mọi người rửa tay thường xuyên và đúng cách, trên nhãn chai của
sản phẩm có in hướng dẫn các bước rửa tay cơ bản để người sử dụng có thể thực hiện
dễ dàng. “Hôm nay bạn đã rửa tay chưa” là thông điệp ý nghĩa nhằm kêu gọi mọi
người nâng cao ý thức cá nhân để góp sức cùng cộng đồng chung tay đẩy lùi dịch.
Lựa chọn phương tiện truyền thông: truyền thông phi cá nhân bằng cách tài
trợ độc quyền cho Web Drama Chuyện xóm tui của Diễn viên Thu Trang.
Tiếp nhận thông tin phản hồi: chương trình truyền thông với thông điệp “
Hôm nay bạn đã rửa tay chưa ?” đã có những phản hồi rất tốt và tích cực, bên cạnh đó
có những đóng góp của khách hàng để phát triển sản phẩm tốt hơn.
2.3.5.3 Chiến lược truyền thông nổi trội
Nhãn hàng On1 ra mắt series quảng cáo dạng hoạt hình “Những Giọt Nước Tinh
Nghịch” với mong muốn đồng hành cùng các gia đình Việt bổ trợ các kiến thức và kỹ
năng sống cho trẻ em, mang đến những giây phút thư giãn, gắn kết tình cảm cho cả
gia đình.
Giữa vòng xoay cuộc sống muôn vàn bận rộn, thế hệ bố mẹ trẻ hiện nay đã
không có nhiều thời gian dành cho các bé - những thiên thần bé bỏng đang trong độ
tuổi phát triển và cần sự hỗ trợ về kiến thức cũng như kỹ năng sống, và sự lên ngôi
của công nghệ cũng đã khiến các thế hệ trong gia đình phần nào có cảm giác xa cách
hơn. Bên cạnh đó, kỹ năng sống cũng là một trong những yếu tố quan trọng, là những
viên gạch kiến thức đầu tiên, có ý nghĩa to lớn cho những năm tiếp theo và cả cuộc
đời của bé và rất cần sự đồng hành của bố mẹ.
Thấu hiểu được tâm tư của các bậc cha mẹ, Nhãn hàng On1 cho ra mắt series
quảng cáo dạng hoạt hình mang tên “Những Giọt Nước TinhNghịch”với mong muốn
đồng hành cùng các gia đình Việt trong quá trìnhbổ trợ các kiến thức và kỹ năng sống
cho trẻ em, đồng thời góp phần mang đến những giây phút thư giãn, gắn kết tình cảm
cho cả gia đình.
Hình 2-5: Các nhân vật chính trong series hoạt hình Những Giọt Nước Tinh
Nghịch phiên bản 2D
Để tạo sự thú vị cho các câu chuyện và mong muốn kích thích trí tưởng tượng
của các bé, On1 đã sáng tạo ra một thế giới hoàn toàn mới là Vương Quốc Giọt Nước
với những hình ảnh 3D sống động đầy màu sắc, tại đó mỗi nhân vật được lấy cảm
hứng từ thiên nhiên thông qua hình ảnh những giọt nước và tượng trưng cho thành tố
thiên nhiên không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta như: Không khí (nhân vật
công chúa Clara), Nước (nhân vật Felix) và Cây ( nhân vật Leon). Không chỉ đầu tư
về mặt hình ảnh, nội dung câu chuyện và các yếu tố khác như âm nhạc, lồng tiếng
(các diễn viên lồng tiếng quen thuộc với các bé) cũng được trau chuốt kỹ lưỡng tăng
phần hấp dẫn cho cả series.
Nội dung của series hoạt hình xoay quanh nhân vật chính là Công chúa Clara và
hai người bạn Felix với Leon. Công chúa Clara là một cô bé tinh nghịch đáng yêu, từ
nhỏ đã được Hoàng Thượng yêu thương hết mực. Khi Clara đến tuổi đi học, vì không
muốn con lớn lênkiêu kì và ỷ lại,Hoàng Thượngđã cho con gái đến học tại một ngôi
trường bình dân trong Vương Quốc, cũng chính tại đây Clara đã gặp gỡ và kết bạn
với Felix, Leon và bắt đầu những tình huống thú vị với những người bạn mới này.
Felix và Leon được xem là cặp đôi bạn học “kì phùng địch thủ” trong lớp, luôn ganh
đua nhau xem ai học giỏi hơn, ai thông minh hơn…
Thông qua các nhân vật và những tình huống trong câu chuyện thì cuối mỗiclip
sẽ có những bài học hữu ích được rút ra để các bạn nhỏ lưu ý và học theo như: rửa tay
đúng cách, hãy lấy thức ăn vừa đủ để tránh lãng phí hay không được đi theo người lạ,
hãy tiết kiệm nước, ăn nhiều rau xanh…Mỗi bài học được đút kết từ những tình
huống thực tế, giúp các em và cả gia đình khi xem có cảm giác gần gũi và dễ hình
dung được một cách rõ ràng.
Trong clip đầu tiên vừa ra mắt, series quảng cáo hoạt hình Những Giọt Nước
Tinh Nghịch đã cho các nhân vật chính được “chào sân” thông qua tình huống khá
đáng yêu. Để bảo vệ sức khỏe cho cả Vương Quốc và đặc biệt là cho công chúa
Clara, Hoàng Thượng đã ban sắc lệnh toàn dân rửa tay vì thế mọi thần dân tại Vương
Quốc Giọt Nước kể cả trường học của Clara đều phải được học như thế nào là rửa tay
đúng cách
Việc ra mắt series hoạt hình trên cũng trùng với thời điểm dịch Covid-19 nên
LIXCO tung ra sản phẩm nước rửa tay On1 để đáp ứng nhu cầu cấp bách về vệ sinh
tay thường xuyên theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế.
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX ĐỐI VỚI SẢN PHẨM
NƯỚC RỬA TAY ON1 CỦA CÔNG TY BỘT GIẶT LIX
3.1. Một số nhận xét về chiến lược Marketing – Mix của sản phẩm nước
rửa tay On1
3.1.1 Thị trường khách hàng
Đối tượng khách hàng đa phần là người nội trợ và sinh viên. Đặc điểm của các
đối tượng này là khó tính hay mặc cả thích những sản phẩm mới giá rẻ. Vì đối tượng
khách hàng không đa dạng nên đã và đang gây ra áp lực rất lớn cho công ty. Phần
đông họ đều có niềm tin dễ bị lung lay nên công ty cần phải cân nhắc rất kỹ mỗi khi
đưa ra chiến lược kinh doanh, phát triển sản phẩm mới.
Sản phẩm nước rửa tay hướng đến người tiêu dùng là sản phẩm dành cho
khách hàng bình dân. Trong thời gian gần đây, số lượng khách hàng có nhu cầu sử
dụng sản phẩm nước rửa tay tăng cao. Đáp ứng nhu cầu đó, công ty Cổ phần Bột giặt
LIX đã cho ra đời dòng sản phẩm rửa tay gồm nước rửa tay On1, dung dịch rửa tay
khô On1, gel rửa tay khô On1. Ngoài ra, LIXCO còn chú trọng nhiều vào việc phát
triển sản xuất sản phẩm có nhiều tính năng tốt hơn, cũng như đáp ứng được xu hướng
tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
3.1.2 Thị trường doanh nghiệp
LIXCO không những chào hàng ở các tiệm tạp hóa mà còn bán trực tiếp cả sản
phẩm mang nhãn hiệu LIX và nhãn hàng riêng cho các hệ thống siêu thị lớn Big C,
Metro, Lotte, Co.opmart,…điều này không chỉ giúp nước rửa tay On1 tiêu thụ được
nhiều sản phẩm hơn, mà còn giúp công ty mở rộng thương hiệu trên thị trường. Đến
nay, LIXCO đã xây dựng được hơn 100 nhà phân phối và hơn 3600 điểm bán lẻ.
3.1.3 Chiến lược Marketing – Mix
Ưu điểm
Chiến lược về sản phẩm: LIXCO đã trở thành thương hiệu đứng thứ 3 tại Việt
Nam chỉ sau Unilever và P&G, một thương hiệu hóa mỹ phẩm uy tín chất lượng với
hơn 40 năm đồng hành cùng Việt Nam. Cho nên khi nhãn hiệu On1 ra đời, người tiêu
dùng hết sức tin tưởng rằng On1 sẽ là thế hệ mới đột phá hơn, ấn tượng hơn nữa so
với những gì LIXCO đã có được từ người tiêu dùng. Chiến lược thể hiện rất rõ ràng
qua nhãn hiệu On1 - On the way to number One" (Trên đường đến chất lượng dẫn
đầu). On1 đã chứng minh được rằng việc người tiêu dùng tin tưởng sử dụng sản phẩm
là hoàn toàn chính xác, với chất lượng sản phẩm an toàn cho người sử dụng, với đặc
tính nổi bật và diệt khuẩn và làm mềm da tay, không độc hại khi sử dụng.\
Chiến lược định giá: On1 rất thông minh khi biết người tiêu dùng trong mùa
dịch Covid nhu cầu sử dụng về sản phẩm rửa tay rất cao nhưng vẫn sử dụng chiến
lược thâm nhập thị trường, không đưa giá quá cao so với thị trường mà chấp nhận lợi
nhuận ít để có thể thu hút người tiêu dùng, tạo lòng tin đối với người tiêu dùng. Chất
lượng đối với khách hàng là trên hết, việc đưa ra các mức giá đối với khách hàng có
thể vượt xa hơn kì vọng nhưng doanh nghiệp vẫn luôn là những người quan tâm đến
khách hàng, vì chữ tín nên giá cả và chất lượng luôn đi đôi với nhau.
Chiến lược phân phối: phủ sóng phân phối rộng khắp cả nước để có thể đáp
ứng tốt nhất nhu cầu của người dân trong mùa dịch Covid-19, đảm bảo sản xuất đầy
đủ không thiếu hụt để người dân không xảy ra tình trạng mua nước rút trữ hàng tại
nhà.
Chiến lược chiêu thị: On1 rất thông minh trong các chiến lược quảng bá
thương hiệu rộng rãi đến người tiêu dùng, hiểu được tâm lí khách hàng mục tiêu,
quảng cáo bằng những bài hát, điệu nhảy vui tươi được rất nhiều người yêu thích.
Đồng thời tài trợ cho nhiều chương trình hấp dẫn, ý nghĩa để nâng tầm thương hiệu
trong lòng công chúng.
Nhược điểm
Về đa dạng sản phẩm: LIXCO chỉ phát triển mạnh ở dòng sản phẩm nước rửa
tay. Những sản phẩm khác như nước rửa chén, nước lau sàn, nước giặt…đã tung ra
thị trường từ lâu nhưng không thực sự thành công. Vì vậy nên Lifebuoy chỉ chú trọng
tập trung vào mảng nước rửa tay thiếu sự đa dạng và mất đi thị phần bởi rất nhiều
thương hiệu khác đang lên ngôi như OMO, Lifebouy, Sunlight, Gift…
Đặc tính sản phẩm: LIXCO đã là một thương hiệu lâu đời gắn liền với một số
đặc tính nhất định như “diệt khuẩn” đây là một thuận lợi song cũng là khó khăn. Bởi
nước ta là nước nhiệt đới gió mùa, xuất hiện nhiều dịch bệnh, đồng thời đều kiện kinh
tế còn khó khăn, vấn đề giữ vệ sinh còn yếu kém nên “diệt khuẩn” được đặt nặng, là
định vị xuyên suốt quá trình phát triển của On1. Ở phân khúc này LIXCO gần như là
bá chủ, vì vậy mà các sản phẩm nước rửa tay được công chúng đón nhận cực kì tốt.
Tuy nhiên, ở các mảng nước rửa chén hay nước lau sàn lại không thành công như
vậy, bởi sự đa dạng của các thương hiệu hóa phẩm hiện nay đáp ứng từng bộ phận
nam, nữ, trẻ em, người lớn. Còn LIXCO với định dạng chung dùng cho cả gia đình,
dù tiện lợi tuy nhiên lại không thỏa mãn tối đa cho từng đối tượng.

3.2. Phân tích mô hình SWOT về chiến lược Marketing – Mix của công ty
Bột giặt LIX
BẢNG 2: MÔ HÌNH SWOT CỦA DOANH NGHIỆP
Điểm mạnh Điểm yếu
Là một trong những công ty sản Thị trường tiêu thụ phía Bắc chưa phát
xuất trong ngành sản xuất các sản phẩm triển tốt.
chăm sóc gia đình hàng đầu Việt Nam Sự tăng trưởng liên tục trong những năm
Năng lực sản xuất lớn. Ngoài hoạt qua tạo áp lực lên hệ thống quản lý và
động sản xuất những sản phẩm mang nhân sự của công ty.
thương hiệu LIX, công ty còn gia công Nhiều sản phẩm mới đã được tung ra thị
cho các thương hiệu khác. trường nhưng chưa đạt được sự phát
Hệ thống phân phối rộng khắp các triển như mong muốn.
tỉnh thành, thị trường tiêu thụ phát triển Đội ngũ kế thừa chưa có đủ năng lực.
tốt từ Đà Nẵng trở vào Cà Mau.
Dòng tiền mạnh, rủi ro tài chính
thấp
Nguồn thu USD từ xuất khẩu giúp
chủ động trong việc nhập khẩu nguyên
vật liệu
Công nghệ hiện đại từ nhà máy mới
giúp giảm chi phí và gia tăng chất lượng
Cơ hội Thách thức
Ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam có Nguyên vật liệu chính biến động theo
tiềm năng tăng trưởng mạnh và ổn định giá đấu
Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị Cạnh tranh từ các doanh nghiệp lớn
trường nước ngoài cũng như mở rộng ở cùng ngành
thị trường phía Bắc.

3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing – Mix đối
với sản phẩm nước rửa tay On1 của công ty

Đối với LIXCO, chất lượng sản phẩm hay giá trị cốt lõi đã được khẳng định rõ
ràng trên thị trường nước rửa tay Việt Nam. Tuy nhiên không vì thế mà LIXCO
ngừng cố gắng, để tiếp tục nổi bật và duy trì niềm tin tưởng hay tạo những bức phá
trong lòng người tiêu dùng, LIXCO phải cần đa dạng mình hơn. Sau đây là một vài
giải pháp cần hoàn thiện hơn về chiếc lược Marketing mix đối với dòng sản phẩm rửa
tay của LIXCO.

Bao bì sản phẩm: Tuy được xem là chất liệu nhựa thân thiện với môi trường,
tuy nhiên trong môi trường ô nhiễm về rác thải, về không khí như hiện nay, mọi
người đều kêu gọi nhau cùng hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa. Nước rửa tay On1
cũng cần có sự thay đổi, sản xuất lớp nhựa mỏng hơn và bao bọc ở ngoài bằng lớp
giấy tái chế để tạo sự cứng cáp cho sản phẩm, giấy được xem là nguyên liệu dễ dàng
phân huỷ hơn gấp nhiều lần so với nhựa và thân thiện với môi trường hơn. Nếu làm
được điều này, On1 còn tự hào hơn khi là nhãn hàng tiên phong trên thị trường nước
rửa tay sử dụng chất liệu nhựa ít nhất trên bao bì sản phẩm của mình.

Chiến dịch truyền thông của On1 luôn được mọi người hưởng ứng rất tích cực,
đặc biệt là những chương trình xã hội trao tặng nước rửa tay. Song song đó còn là
những sự đầu tư quảng bá sản phẩm trên phương tiện truyền thông. On1 nên tiếp tục
phát huy tốt những mặt mạnh về truyền thông như những chương trình xã hội, bên
cạnh đó phát triển thương hiệu để mọi người đều có thể biết đến nước rửa tay On1.
Dù rằng nước rửa tay On1 vẫn đang trong giai đoạn phát triển, chưa nhận ra suy
thoái, nhưng LIXCO nên phát triển chiến lược marketing rõ ràng hơn để nhãn hiệu
On1 có thể đảm bảo ở vị thế nhất định trên thị trường nước rửa tay.

Ngoài ra, đối với chiến lược phân phối cần lọc ra những tỉnh có thị trường tiềm
năng để mở cửa hàng trưng bày. Rà soát lại một số nhà phân phối có doanh thu thấp
trong những năm qua, đặt doanh số khống chế để họ tích cực hơn hoặc tìm nhà phân
phối khác trong tỉnh. Bên cạnh đó, là phát triển hình thức chào hàng trực tiếp tại các
siêu thị ở các tuyến tỉnh. Hệ thống siêu thị ở các tỉnh hiện nay đang phát triển rất
mạnh, đây sẽ là một kênh quan trọng trong tương lai.

Thông qua những nghiên cứu trên, hi vọng có thể đóng góp chút ý kiến để phát
triển tốt hơn chiến lược Marketing – Mix của dòng sản phẩm nước rửa tay. Sự đóng
góp này được nghiên cứu dựa trên nhu cầu sử dụng của khách hàng hiện nay, để tạo
nên sự ấn tượng mạnh mẽ cho khách hàng, tạo sự đổi mới và bứt phá trong sản phẩm
thì LIXCO nói chung và nhãn hiệu mới On1 nói riêng luôn luôn cần sự thay đổi phù
hợp với mình và khách hàng để có đủ sức cạnh tranh trong thị trường to lớn này.

You might also like