You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


___________________ _______________________

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY

1. TÊN HỌC PHẦN:


Tiếng việt: Toán tài chính
Tiếng Anh: Financial Mathematics
Mã học phần: NHTM1113 Số tín chỉ: 3
2. BỘ MÔN PHỤ TRÁCH GIẢNG DẠY: Ngân hàng Thương mại
3. ĐIỀU KIỆN HỌC TRƯỚC: Lý thuyết Tài chính Tiền tệ 1
4. MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Môn học cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản về cách thức tính lãi, chiết khấu, tiết
kiệm, trả nợ vay và cách xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu
tư. Qua đó, sinh viên nắm được bản chất, nguyên lý và các công cụ tính toán trong hoạt
động kinh doanh của ngành ngân hàng nói riêng cũng như các nghiệp vụ tài chính nói
chung.
5. MỤC TIÊU HỌC PHẦN:
Sau khi nghiên cứu môn học, sinh viên vừa được trang bị các kiến thức cơ bản về
bản chất và nguyên lý tính toán trong các nghiệp vụ tài chính, vừa biết vận dụng các kiến
thức đó để xây dựng các bài toán tài chính trong những hoàn cảnh riêng với môi trường
và các điều kiện khác nhau.
6. NỘI DUNG HỌC PHẦN:
PHÂN BỐ THỜI GIAN
STT Nội dung Tổng Trong đó Ghi chú
số tiết Lý thuyết Bài tập,
kiểm tra
1 Chương 1 12 8 4

117
2 Chương 2 6 4 2
3 Chương 3 6 4 2
4 Chương 4 6 4 2
5 Chương 5 6 4 2
6 Chương 6 6 4 2
7 Kiểm tra 3 0 3
Cộng 45 28 17

LỊCH TRÌNH GIẢNG DẠY THEO THỜI KHÓA BIỂU 9.5 TUẦN (4tiết/tuần)
Tuần Buổi Tên chương Nội dung giảng dạy
1 1 Giới thiệu môn học. Giới thiệu môn học
Chương 1. Lãi đơn và Chiết khấu Lãi đơn (khái niệm, công thức
theo lãi đơn xác định, lãi suất trung bình
của nhiều khoản vốn…)
2 Chương 1. Lãi đơn và Chiết khấu Chiết khấu theo lãi đơn
theo lãi đơn
2 1 Chương 2. Tài khoản vãng lai có Giới thiệu về TKVL và các
lãi cách tính lãi cho TKVL
2 Chương 3. Lãi gộp và Chiết khấu Lãi gộp (khái niệm, công thức
theo lãi gộp xác định)
Lãi suất tỷ lệ, lãi suất tương
đương
3 1 Chương 3. Lãi gộp và chiết khấu Chiết khấu theo lãi gộp
theo lãi gộp
2 Chương 4. Chuỗi niên kim Những vấn đề chung về chuỗi
niên kim
Cách xác định giá trị hiện tại
và Số tiền thu được cuối cùng
của 3 loại chuỗi niên kim
4 1 Chương 4. Chuỗi niên kim Bài tập ví dụ minh hoạ
2 Chương 5. Thanh toán nợ thông Những vấn đề chung về nợ
thường thông thường

118
Thanh toán nợ theo chuỗi niên
kim cố định và lập bảng thanh
toán nợ thông thường theo
CNK cố định
5 1 Chương 5. Thanh toán nợ thông Thanh toán nợ theo các cách
thường khác
2 Chương 6. Thanh toán nợ trái Lập bảng thanh toán nợ trái
phiếu theo chuỗi niên kim cố định phiếu
Trường hợp giá thanh toán R
cao hơn mệnh giá C
6 1 Chương 6. Thanh toán nợ trái Lãi suất đầu tư trái phiếu
phiếu theo chuỗi niên kim cố định Lãi suất giá thành phát hành
trái phiếu
Niên kim thực tế phải gánh
chịu
2 Chữa BT
7 1 Chữa BT
2 Chữa BT
8 1 Chữa BT
2 Chữa BT
9 1 Chữa BT
2 Kiểm tra
10 1 Hệ thống môn học
2

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA CÁC CHƯƠNG


CHƯƠNG 1: LÃI ĐƠN VÀ CHIẾT KHẤU THEO LÃI ĐƠN
Đối với các nghiệp vụ tài chính ngắn hạn, thời gian lưu hành các công cụ tài chính
tương đối ngắn nên phương thức tính tiền lãi được áp dụng là lãi đơn, trong đó, tiền lãi
được tính một lần cho cả thời gian đầu tư. Trong chương này, sinh viên sẽ nắm được các
công thức tính lãi đơn cũng như các phương pháp tính lãi đơn, nghiệp vụ chiết khấu theo

119
lãi đơn. Bên cạnh đó, các vấn đề về thương phiếu tương đương và thay thế thương phiếu
cũng được trình bày.
1.1. Công thức tính lãi tổng quát
1.1.1. Công thức tính lãi với độ dài thời gian tính theo năm
1.1.2. Công thức tính lãi với độ dài thời gian tính theo tháng
1.1.3. Công thức tính lãi với độ dài thời gian tính theo ngày
1.2. Phương pháp thương mại trong bài toán tính lãi đơn
1.2.1. Phương pháp tích số và thương số
1.2.2. Phương pháp tính lãi với năm thương mại có 365 ngày
1.2.3. Các phương pháp thương mại khác trong bài toán tính lãi đơn
1.3. Tổng quan về thương phiếu và chiết khấu
1.3.1. Khái niệm về thương phiếu
1.3.2. Giá trị danh nghĩa của thương phiếu
1.3.3. Kỳ hạn thanh toán của thương phiếu
1.3.4. Chiết khấu thương phiếu
1.3.5. Giá trị hiện tại của thương phiếu
1.3.6. Giá trị ròng của thương phiếu
1.4. Hai phương pháp chiết khấu thương phiếu
1.4.1. Phương pháp chiết khấu thương mại
1.4.2. Phương pháp chiết khấu hợp lý
1.4.3. So sánh hai phương pháp chiết khấu
1.5. Thực hành chiết khấu
1.5.1. Các bộ phận cấu thành chi phí chiết khấu (CPCK)
1.5.2. Giá trị ròng của thương phiếu
1.5.3. Lãi suất chiết khấu thực tế i%
1.5.4. Lãi suất giá thành chiết khấu
1.6. Sự tương đương của các thương phiếu theo lãi đơn
1.6.1. Khái niệm
1.6.2. Định lý về sự tương đương của các thương phiếu theo lãi đơn
1.6.3. Bài tập về sự tương đương của các thương phiếu theo lãi đơn
Tài liệu tham khảo chương 1:
- PGS. TS. Lưu Thị Hương (2002), Tài chính Doanh nghiệp, NXB Giáo dục

120
- Peter S. Rose (2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại (bản dịch tiếng Việt), NXB Tài
chính
- Trần Hùng Thao (2004), Nhập môn toán học tài chính, NXB Khoa học Kỹ thuật
- Nguyễn Văn Hữu và Vương Quân Hoàng (2007), Các phương pháp toán học trong tài
chính. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
CHƯƠNG 2: TÀI KHOẢN VÃNG LAI
Một trong những nghiệp vụ tài chính ngắn hạn của Ngân hàng Thương mại đó là
quản lý tài khoản vãng lai của khách hàng. Trong đo, cách thức xác định tiền lãi phải trả
là mối quan tâm chính của chương này. Chương này cũng sẽ tập trung khảo sát phương
thức tính lãi cho tài khoản vãng lai được áp dụng với mỗi loại tài khoản vãng lai.
2.1. Tổng quan về tài khoản vãng lai
2.2.1. Khái niệm
2.2.2. Cách hạch toán và ý nghĩa của số dư, doanh số của tài khoản vãng lai
2.2.3. Lãi suất áp dụng đối với các loại tài khoản vãng lai
2.2.4. Lịch sử phát triển của quan niệm 'ngày có giá trị tính lãi
2.2. Lập bảng tính lãi cho tài khoản vãng lai cùng lãi suất và cố định
2.3. Lập bảng tính lãi cho tài khoản vãng lai không cùng lãi suất
Tài liệu tham khảo chương 2:
- PGS. TS. Lưu Thị Hương (2002), Tài chính Doanh nghiệp, trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, NXB Giáo dục
- Peter S. Rose (2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại (bản dịch tiếng Việt), NXB Tài
chính
CHƯƠNG 3: LÃI GỘP VÀ CHIẾT KHẤU THEO LÃI GỘP
Đối với các nghiệp vụ tài chính dài hạn, phương thức tính tiền lãi được áp dụng là
lãi gộp. Bên cạnh các công thức được học thì chương này cũng đưa ra và so sánh khái
niệm chiết khấu theo lãi gộp. Đây chính là cơ sở để khảo sát sự tương đương và thay thế
các thương phiếu cũng được đề cập trong chương này.
3.1. Số tiền thu được cuối cùng
3.1.1. Số tiền thu được cuối cùng Cn
3.1.2. Lãi thu được I
3.2. Trường hợp n không nguyên
3.2.1. Phương pháp hợp lý

121
3.2.2. Phương pháp thương mại
3.3. Lãi suất tỷ lệ và lãi suất tương đương
3.3.1. Lãi suất tỷ lệ
3.3.2. Lãi suất tương đương
3.4. Công thức hiện tại hoá
3.4.1. Giá trị hiện tại C0
3.4.2. Lãi thu được hay số tiền chiết khấu I
3.5. Sự tương đương của các thương phiếu theo lãi gộp
3.5.1. Khái niệm
3.5.2. Định lý về sự tương đương của các thương phiếu theo lãi gộp
3.5.3. Bài tập về sự tương đương của các thương phiếu theo lãi gộp
3.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư
3.6.1. Giá trị hiện tại ròng NPV
3.6.2. Tỷ suất nội hoàn IRR
3.6.3. Một số chỉ tiêu khác: Thời gian hoàn vốn (PP), Tỷ số lợi ích chi phí (BCR)
3.6.4. Ưu nhược điểm của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư
Tài liệu tham kháo chương 3:
- PGS. TS. Lưu Thị Hương (2002), Tài chính Doanh nghiệp, NXB Giáo dục
- Peter S. Rose (2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại (bản dịch tiếng Việt), NXB Tài
chính
- Trần Hùng Thao (2004), Nhập môn toán học tài chính, NXB Khoa học Kỹ thuật
- Nguyễn Văn Hữu và Vương Quân Hoàng (2007), Các phương pháp toán học trong tài
chính. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
CHƯƠNG 4: CHUỖI NIÊN KIM
Chương này sẽ trình bày các yếu tố của một chuỗi niên kim, tức là tập hợp các
khoản tiền cách đều nhau về mặt thời gian. Bên cạnh đó, các công thức xác định giá trị
hiện tại và tổng số tiền thu được của niên kim cũng được xây dựng để khảo sát các tình
huống trong thực tế.
4.1. Tổng quan về chuỗi niên kim
4.1.1. Khái niệm
4.1.2. Các yếu tố xác định một chuỗi niên kim

122
4.1.3. Chuỗi niên kim đầu kỳ, chuỗi niên kim cuối kỳ và quan niệm về thời điểm
gốc
4.2. Chuỗi niên kim cố định
4.2.1. Số tiền thu được cuối cùng Vn
4.2.2. Giá trị hiện tại V0
4.3. Chuỗi niên kim biến động theo cấp số cộng
4.3.1. Số tiền thu được cuối cùng (a)Vn
4.3.2. Giá trị hiện tại (a)V0
4.4. Chuỗi niên kim biến động theo cấp số nhân
4.4.1. Số tiền thu được cuối cùng (g)Vn
4.4.2. Giá trị hiện tại (g)V0
Tài liệu tham kháo chương 4:
- Peter S. Rose (2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại (bản dịch tiếng Việt), NXB Tài
chính
- Trần Hùng Thao (2004), Nhập môn toán học tài chính, NXB Khoa học Kỹ thuật
- Nguyễn Văn Hữu và Vương Quân Hoàng (2007), Các phương pháp toán học trong tài
chính. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
CHƯƠNG 5: THANH TOÁN NỢ THÔNG THƯỜNG
Chương này sẽ phân tích các phương thức được sử dụng trong việc thanh toán
một khoản nợ vay tại ngân hàng, một loại nợ thông thường. Trên cơ sở chuỗi niên kim
đã được học ở chương 4, chúng ta sẽ tiến hành xây dựng các phương thức trả nợ theo
chuỗi niên kim cố định và niên kim biến đổi.
5.1. Thanh toán nợ thông thường theo chuỗi niên kim cố định
5.1.1. Bài toán và công thức
5.1.2. Định luật về thanh toán nợ gốc
5.1.3. Nợ gốc thanh toán vào cuối kỳ thứ nhất: m1
5.1.4. Nợ gốc thanh toán vào cuối kỳ thứ k: mk
5.1.5. Tổng nợ gốc đã thanh toán sau khi thực hiện k niên kim Rk
5.1.6. Dư nợ gốc sau khi thực hiện k niên kim Dk
5.1.7. Lập bảng thanh toán nợ
5.2. Thanh toán nợ thông thường theo chuỗi niên kim có mức trả nợ gốc hàng kỳ cố
định

123
5.2.1. Bài toán tổng quát
5.2.2. Mức trả nợ gốc hàng kỳ
5.2.3. Quy luật biến động các niên kim
5.2.4. Xác định niên kim thứ k: ak
5.2.5. Lập bảng thanh toán nợ
5.3. Thanh toán nợ thông thường theo chuỗi niên kim có mức trả nợ gốc hàng kỳ biến
động theo cấp số cộng, công sai bằng mức trả nợ gốc thời kỳ đầu tiên
5.3.1. Bài toán tổng quát
5.3.2. Nợ gốc trả vào cuối kỳ thứ nhất: m1
5.3.3. Nợ gốc trả vào cuối kỳ k: mk
5.3.4. Xác định niên kim thứ k: ak
5.3.5. Lập bảng thanh toán nợ
5.4. Các chế độ khác trong thanh toán nợ thông thường
5.4.1. Thanh toán nợ gốc một lần, thanh toán lãi hàng kỳ
5.4.2. Thanh toán nợ một lần
5.4.3. Niên kim cố định nhưng lãi thanh toán vào đầu mỗi kỳ
Tài liệu tham khảo chương 5:
- PGS. TS. Lưu Thị Hương (2002), Tài chính Doanh nghiệp, NXB Giáo dục
- Peter S. Rose (2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại (bản dịch tiếng Việt), NXB Tài
chính
- Trần Hùng Thao (2004), Nhập môn toán học tài chính, NXB Khoa học Kỹ thuật
- Nguyễn Văn Hữu và Vương Quân Hoàng (2007), Các phương pháp toán học trong tài
chính. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
CHƯƠNG 6: THANH TOÁN NỢ TRÁI PHIẾU THEO CHUỖI NIÊN KIM CỐ
ĐỊNH
Nợ trái phiếu khác nợ thông thường ở chỗ liên quan đến nhiều chủ nợ nên phương
thức thanh toán phức tạp hơn. Chương này sẽ áp dụng chuỗi niên kim cố định trong
thanh toán nợ trái phiếu. Đồng thời, chương này cũng đưa ra các trường hợp trong thực
tế để xác định hiệu quả của việc phát hành và đầu tư trái phiếu.
6.1. Bài toán tổng quát
6.1.1. Bài toán và công thức
6.1.2. Lập bảng thanh toán nợ trái phiếu

124
6.2. Trường hợp giá thanh toán R cao hơn mệnh giá C
6.2.1. Niên kim cố định theo mệnh giá
6.2.2. Niên kim cố định theo giá thanh toán
6.3. Lãi suất đầu tư trái phiếu
6.3.1. Lãi suất đầu tư trái phiếu trung bình
6.3.2. Lãi suất đầu tư trái phiếu có kỳ hạn là k năm
6.4. Lãi suất giá thành phát hành trái phiếu
6.5. Niên kim thực tế phải gánh chịu
Tài liệu tham khảo chương 6:
- PGS. TS. Lưu Thị Hương (2002), Tài chính Doanh nghiệp, NXB Giáo dục
- Peter S. Rose (2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại (bản dịch tiếng Việt), NXB Tài
chính
- Trần Hùng Thao (2004), Nhập môn toán học tài chính, NXB Khoa học Kỹ thuật
- Nguyễn Văn Hữu và Vương Quân Hoàng (2007), Các phương pháp toán học trong tài
chính. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. GIÁO TRÌNH:
PGS. Mai Siêu (1998), Giáo trình Toán tài chính, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân,
NXB Giáo dục.
8. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- PGS. TS. Lưu Thị Hương (2002), Tài chính Doanh nghiệp, trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, NXB Giáo dục
- Peter S. Rose (2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại (bản dịch tiếng Việt), NXB Tài
chính
- Trần Hùng Thao (2004), Nhập môn toán học tài chính, NXB Khoa học Kỹ thuật
- GS. Nguyễn Văn Hữu và TS. Vương Quân Hoàng (2007), Các phương pháp toán học
trong tài chính NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ:
- Tham dự ít nhất 80% thời gian học trên lớp.
- Tham gia đầy đủ vào các buổi thảo luận và làm bài tập.
- Hình thức thi kết thúc học phần: thi tự luận
- Cách tính điểm học phần:

125
STT Nội dung Điểm số Trọng số Tổng điểm
1 Điểm chuyên cần X 10% 10%X (1)
2 Điểm kiểm tra (1 bài) Y 20% 20%Y (2)
3 Điểm thi cuối kỳ Z 70% 70%Z (3)
Điểm tổng kết học phần (1)+(2)+(3)

Hà Nội, ngày 19 tháng 08 năm 2019


TRƯỞNG BỘ MÔN HIỆU TRƯỞNG

PGS.TS. LÊ THANH TÂM PGS.TS PHẠM HỒNG CHƯƠNG

126
Tài liệu tham khảo

1. Mai Siêu (1998), Giáo trình Toán tài chính, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân,
NXB Giáo dục.

2. Lưu Thị Hương (2002), Tài chính Doanh nghiệp, trường Đại học Kinh tế Quốc
dân, NXB Giáo dục.

3. Peter S. Rose (2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại (bản dịch tiếng Việt),
NXB Tài chính.

4. Trần Hùng Thao (2004), Nhập môn toán học tài chính, NXB Khoa học Kỹ thuật.

5. Nguyễn Văn Hữu, Vương Quân Hoàng (2007), Các phương pháp toán học
trong tài chính. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

You might also like