You are on page 1of 52

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN


KHOA DƯỢC

KHẢO SÁT VIỆC LƯU HÀNH


NHÓM THUỐC GIẢM ĐAU HẠ SỐT TẠI
MỘT SỐ NHÀ THUỐC QUẬN THANH
KHÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG BA THÁNG
ĐẦU NĂM 2019

ĐỒ ÁN PBL 496 DƯỢC SĨ


GV hướng dẫn: Phạm Tiến Dũng
Khoa Dược – Đại học Duy Tân

ĐÀ NẴNG, 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA DƯỢC

Nhóm 8: LÊ TỰ ĐỖ TRỌNG
LÊ ĐƯỜNG MINH HOÀNG
LÊ THỊ HOÀI NHI
VÕ THỊ THANH THÙY
TRƯƠNG THÀNH LỘC
NGUYỄN THỊ NGỌC NỮ
HÀ THỊ HOÀNG LINH

KHẢO SÁT VIỆC LƯU HÀNH


NHÓM THUỐC GIẢM ĐAU HẠ SỐT TẠI
MỘT SỐ NHÀ THUỐC QUẬN THANH
KHÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG BA THÁNG
ĐẦU NĂM 2019
ĐỒ ÁN PBL 496 DƯỢC SĨ
GV hướng dẫn: Phạm Tiến Dũng
Khoa Dược – Đại học Duy Tân

ĐÀ NẴNG, 2019
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian làm đồ án, chúng em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ
Ban Giám hiệu nhà trường, đóng góp ý kiến và chỉ bảo tận tình từ các thầy cô
và bạn bè. Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến
các thầy cô khoa Dược trường Đại học Duy Tân.
Đặc biệt, chúng em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Phạm Tiến
Dũng, giảng viên bộ môn PBL 496, người đã trực tiếp giúp đỡ, tận tình truyền
đạt kiến thức cho chúng em hoàn thành tốt đồ án.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh, chị phụ trách nhà
thuốc và các anh, chị trình dược viên – những người đã nhiệt tình giúp đỡ, đã
tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực hiện, hoàn
chỉnh đồ án.
Vì kiến thức còn hạn chế, trong quá trình thực hiện khó tránh khỏi
những sai sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý
thầy cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của chúng em trong lĩnh vực
này được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 06 năm 2019.
Thực hiện

Nhóm 8
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN........................................................................................3
1.1. Đại cương về nhóm thuốc giảm đau hạ sốt...............................................3
1.1.1. Định nghĩa............................................................................................3
1.1.2. Tác dụng và cơ chế tác dụng................................................................3
1.1.3. Phân loại...............................................................................................4
1.1.4. Một số thuốc chính...............................................................................5
1.2. Đại cương về một số dạng bào chế thuốc giảm đau hạ sốt......................9
1.2.1. Thuốc viên nén.....................................................................................9
1.2.2. Thuốc viên nang.................................................................................10
1.2.3. Thuốc đặt............................................................................................10
1.2.4. Thuốc dán tác dụng tại chỗ................................................................11
1.2.5. Thuốc bột – thuốc cốm.......................................................................12
1.2.6. Dung dịch thuốc – Siro thuốc............................................................12
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................14
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................14
2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................14
2.3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................15
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN................................................................17
3.1. Đặc điểm của các chế phẩm giảm đau hạ sốt lưu hành tại 70 nhà thuốc
quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 3 tháng đầu năm 2019.......................17
3.1.1. Các dược chất thuộc nhóm giảm đau hạ sốt......................................17
3.1.2. Các dạng bào chế thuốc giảm đau hạ sốt và tỷ lệ giữa các
dạng bào chế....................................................................................................18
3.1.3. Tỷ lệ giữa các chế phẩm giảm đau hạ sốt dạng đơn độc và
dạng phối hợp..................................................................................................19
3.1.4. Tỷ lệ giữa các chế phẩm giảm đau hạ sốt sản xuất trong nước
và chế phẩm giảm đau hạ sốt ngoại nhập.....................................................22
3.2. Tình hình sử dụng nhóm thuốc giảm đau hạ sốt lưu hành tại 70 nhà
thuốc quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 3 tháng đầu năm 2019.............25
3.2.1. Tình hình sử dụng chung...................................................................25
3.2.2. Sự khác biệt về sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt trong trường hợp có
đơn và không có đơn.......................................................................................30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu,
STT Tiếng Anh Tiếng Việt
chữ viết tắt
1 COX Cyclooxygenase
2 GĐHS Giảm đau hạ sốt
3 IL Interleukin
4 NSAID Non – Steroidal Anti Thuốc chống viêm không
– Inflammatory Drug steroid
5 OTC Over – the – counter Thuốc không kê đơn
6 PG Prostagladin
7 TKTƯ Thần kinh trung ương
8 TKTV Thần kinh thực vật
9 TNF Tumor necrosis factor Yếu tố hoại tử u
10 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng Trang
bảng
3.1. Số lượng chế phẩm giảm đau hạ sốt theo tên dược chất. 17
3.2. Số lượng chế phẩm giảm đau hạ sốt theo dạng bào chế. 18
3.3. Số lượng chế phẩm giảm đau hạ sốt dạng đơn độc và phối 20
hợp theo tên dược chất.
3.4. Số lượng chế phẩm giảm đau hạ sốt dạng phối hợp có dược 20
chất chính là Paracetamol theo số lượng dược chất.
3.5. Tỷ lệ phối hợp của các dược chất với Paracetamol trong 21
chế phẩm giảm đau hạ sốt dạng phối hợp.
3.6. Số lượng chế phẩm giảm đau hạ sốt sản xuất trong nước và 22
ngoại nhập theo tên dược chất.
3.7. Số lượng chế phẩm giảm đau hạ sốt sản xuất trong nước và 23
ngoại nhập theo dạng chế phẩm.
3.8. Số lượng chế phẩm giảm đau hạ sốt sản xuất trong nước và 24
ngoại nhập theo dạng bào chế.
3.9. Tỷ lệ khách hàng mua thuốc giảm đau hạ sốt trong tổng số 25
người mua thuốc.
3.10. Tỷ lệ sử dụng các dược chất nhóm giảm đau hạ sốt. 26
3.11. Tỷ lệ sử dụng các dạng bào chế thuốc giảm đau hạ sốt. 27
3.12. Tỷ lệ sử dụng các dạng chế phẩm giảm đau hạ sốt. 28
3.13. Tỷ lệ sử dụng chế phẩm giảm đau hạ sốt dạng phối hợp 28
theo số lượng dược chất trong thành phần.
3.14. Tỷ lệ sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt sản xuất trong nước và 29
ngoại nhập theo dạng chế phẩm.
3.15. Tỷ lệ khách hàng mua thuốc giảm đau hạ sốt theo hình thức 30
mua.
3.16. Tỷ lệ sử dụng các dạng bào chế thuốc giảm đau hạ sốt theo 31
hình thức mua.
3.17. Tỷ lệ sử dụng các dạng chế phẩm thuốc giảm đau hạ sốt 32
theo hình thức mua.
3.18. Tỷ lệ sử dụng các chế phẩm giảm đau hạ sốt sản xuất trong 33
nước và ngoại nhập theo hình thức mua.
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình Tên hình Trang
1.1. Cơ chế gây sốt và tác dụng của thuốc hạ sốt. 4
3.1. Tỷ lệ phối hợp của các dược chất với Paracetamol. 22
3.2. Tỷ lệ số lượng chế phẩm giảm đau hạ sốt sản xuất trong 23
nước và ngoại nhập theo dạng chế phẩm.
3.3. Tỷ lệ sử dụng các dược chất nhóm giảm đau hạ sốt. 26
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày một phát triển, mức sống ngày càng nâng cao cũng là lúc nhu
cầu chăm sóc sức khỏe trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Khác với các thuốc chuyên khoa sâu như thuốc kháng sinh hay tim mạch, các thuốc
giảm đau hạ sốt (GĐHS) đa phần được xếp vào nhóm thuốc bán không cần đơn của
bác sĩ (OTC). Đặc biệt với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta, các
triệu chứng sốt, đau nhức thông thường như đau đầu, đau răng, đau cơ,… là các
chứng bệnh rất thường gặp. Do đó, nhóm GĐHS dần trở thành nhóm thuốc quen
thuộc với tần suất sử dụng cao trong cộng đồng.
Cũng chính vì vậy, thị trường thuốc GĐHS ở nước ta chưa bao giờ hết sôi
động bởi sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty dược phẩm trong nước lẫn nước
ngoài. Cùng với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ, các chế phẩm GĐHS ngày
càng phong phú và đa dạng với hàng loạt biệt dược khác nhau. Chúng không ngừng
được cải tiến để bắt mắt hơn về hình thức và tốt hơn về chất lượng, đặc biệt là ngày
càng nhiều dạng bào chế khác nhau để phù hợp với các đối tượng sử dụng.
Sự đa dạng của nhóm thuốc GĐHS giúp đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt
hơn. Tuy nhiên, chính điều này lại khiến cho người bệnh không khỏi lúng túng
trong việc lựa chọn, sử dụng thuốc, từ đó dễ dẫn đến tình trạng sử dụng không hợp
lý. Thậm chí, việc lạm dụng hay sử dụng không đúng cách còn có thể khiến người
bệnh gặp phải những tác dụng không mong muốn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe bởi
thực tế nhóm thuốc GĐHS không vô hại như nhiều người vẫn nghĩ.
Là một trong ba thành phố lớn của nước ta, nên thị trường thuốc GĐHS ở Đà
Nẵng nói chung hay quận Thanh Khê – quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng nói
riêng cũng bị chi phối một cách rõ ràng bởi tình hình chung của cả nước. Do đó, để
thúc đẩy sử dụng thuốc một cách an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế, việc nghiên
cứu các thông tin về thuốc GĐHS là rất cần thiết. Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu,
nhóm nhận thấy đến nay có rất ít khảo sát, nghiên cứu chính thức đề cập đến vấn đề
lưu hành nhóm thuốc GĐHS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
2

Vì những lý do trên, nhóm tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát việc lưu
hành nhóm thuốc giảm đau hạ sốt tại một số nhà thuốc quận Thanh Khê thành
phố Đà Nẵng 3 tháng đầu năm 2019”, hướng tới 2 mục tiêu như sau:
1. Khảo sát đặc điểm của các chế phẩm GĐHS lưu hành tại 70 nhà thuốc quận
Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 3 tháng đầu năm 2019.
2. Khảo sát tình hình sử dụng nhóm thuốc GĐHS lưu hành tại 70 nhà thuốc
quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 3 tháng đầu năm 2019.
3

Chương 1. TỔNG QUAN


1.1. Đại cương về nhóm thuốc giảm đau hạ sốt.
1.1.1. Định nghĩa.
Thuốc GĐHS là những dược phẩm có hiệu lực giảm đau giới hạn trong các
chứng đau nhẹ và trung bình, có tính cách khu trú như đau đầu, đau răng, đau dây
thần kinh,… Ngoài tác dụng giảm đau, các thuốc này còn có hiệu lực hạ sốt và
kháng viêm.
1.1.2. Tác dụng và cơ chế tác dụng.
1.1.2.1. Tác dụng giảm đau.
Chỉ có tác dụng với các chứng đau nhẹ, khu trú. Tác dụng tốt với các chứng
đau do viêm (Đau khớp, viêm cơ, viêm dây thần kinh, đau răng).
Khác với Morphin, các thuốc này không có tác dụng với đau nội tạng, không
gây ngủ, không gây khoan khoái và không gây nghiện [2].
Cơ chế giảm đau:
Các thuốc GĐHS làm giảm tổng hợp PG F2α nên các thuốc này làm giảm tính
cảm thụ của các ngọn dây cảm giác với các chất gây đau của phản ứng viêm như
bradykinin, histamin, serotonin.
Ngoài ra, một số tác giả khác còn thấy nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau
ở các nơ – ron ngoại biên và trung ương [2], [9].
1.1.2.2. Tác dụng hạ sốt.
Với liều điều trị, các thuốc GĐHS chỉ có tác dụng hạ nhiệt trên những người
sốt do bất kỳ nguyên nhân gì, không có tác dụng trên người thường.
Cơ chế gây sốt:
Khi vi khuẩn, độc tố, nấm,… (Gọi chung là các chất gây sốt ngoại lai) xâm
nhập vào cơ thể sẽ kích thích bạch cầu sản xuất các chất gây sốt nội tại như cytokin
(IL1, IL6), interferon, TNFα. Chất này hoạt hóa PG synthetase, làm tăng tổng hợp PG
(Đặc biệt là PG E1, E2) từ acid arachidonic của vùng dưới đồi, gây sốt do làm tăng
quá trình tạo nhiệt (Rung cơ, tăng hô hấp, tăng chuyển hóa) và giảm quá trình mất
nhiệt (Co mạch da) [2], [9].
4

Cơ chế hạ sốt:
Thuốc GĐHS do ức chế PG synthetase, làm giảm tổng hợp PG, có tác dụng
hạ sốt do làm tăng quá trình thải nhiệt (Giãn mạch ngoại biên, ra mồ hôi), lặp lại
thăng bằng cho trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi.
Vì không có tác dụng đến nguyên nhân gây sốt, nên thuốc GĐHS chỉ có tác
dụng chữa triệu chứng, sau khi thuốc bị giải trừ, sốt sẽ trở lại [2], [9].

Chất gây sốt ngoại lai


(vi khuẩn, độc tố)

THUỐC HẠ SỐT
Bạch cầu

TKTƯ
Acid arachidonic
Chất gây sốt Rung cơ,
PG Synthetase SỐT
nội tại tăng hô hấp,…
PG (E1, E2) TKTV
Vùng dưới đồi Co mạch, tăng
chuyển hóa,…
Hình 1.1. Cơ chế gây sốt và tác dụng của thuốc hạ sốt [2].
1.1.3. Phân loại.
1.1.3.1. Dẫn xuất của acid salicylic.
Công thức chung:

O
O R
 Acid salicylic (R1 = –H; R2 = –OH); CR 1
2
 Natri salicylat (R1 = –H; R2 = –ONa);
 Acid acetyl salicylic hay Aspirin (R1 = –COCH3; R2 = –OH);
 Methyl salicylat (R1 = –H; R2 = –OCH3);
 Salicylamid (R1 = –H; R2 = –NH2) [10];
 Glycol salicylat (R1 = –H; R2 = –OC2H4OH) [14];…
5

1.1.3.2. Dẫn xuất của pyrazolon.


Công thức chung: R R
2 3
N
R N O
1
C6
 Antipyrin (R1 = –CH3; R2 = –H; R3 =H–H);
 Nor – amidopyrin (R1 = –CH3; R2 = –CH3; R3 = –N(CH3)CH2SO3Na) [10];
5

 Amidopyrin (R1 = –CH3; R2 = –CH3; R3 = –N(CH3)2);


 Piramidon (R1 = –N(CH3)2); [10]
1.1.3.3. Dẫn xuất anilin.
Công thức chung:
R NHCOC
H3
 Acetanilid (R = –H);
 Acetaminophen hay Paracetamol (R = –OH);
 Phenacetin (R = –OC2H5) [10];…
1.1.4. Một số thuốc chính.
1.1.4.1. Acid acetyl salicylic.
Tên khác: Aspirin.
Biệt dược: Aspirin pH8, Acetyl – SAL,…
Công thức:

OCO
OC CH3
Tên khoa học: Acid – 2 – acethoxy benzoic
OH[3].
Đặc điểm tác dụng:
 Tác dụng hạ sốt và giảm đau trong vòng 1 – 4 giờ với liều 500 mg/lần.
 Tác dụng chống viêm: Chỉ có tác dụng khi dùng liều cao, trên 3 g/ngày. Liều
thấp chủ yếu là hạ sốt và giảm đau.
6

 Tác dụng thải trừ acid uric: Liều thấp (1 – 2 g/ngày) làm giảm thải trừ acid
uric qua nước tiểu do làm giảm bài xuất chất này ở ống lượn xa. Liều cao (2 –
5g/ngày) làm đái nhiều urat do ức chế tái hấp thu acid uric ở ống lượn gần.
 Tác dụng trên tiểu cầu và đông máu:
+ Aspirin với liều thấp (40 – 325 mg/ngày) đã ức chế mạnh cyclooxygenase
(COX) của tiểu cầu, làm giảm tổng hợp thromboxan A 2 nên làm giảm ngưng kết
tiểu cầu. Liều cao hơn, ức chế COX của thành mạch, làm giảm tổng hợp PG I 2 nên
gây tác dụng ngược lại. Nhưng tác dụng trên tiểu cầu mạnh hơn nhiều.
+ Liều cao Aspirin cũng làm giảm tổng hợp prothrombin, có thể là do đối
kháng với Vitamin K. Vì vậy, Aspirin có tác dụng chống đông máu.
 Tác dụng trên ống tiêu hóa: Niêm mạc dạ dày – ruột sản xuất ra PG, đặc biệt
là PG E2, có tác dụng làm tăng tạo chất nhầy và có thể là cả kích thích phân bào để
thay thế cho các tế bào bị phá hủy. Aspirin ức chế COX, làm giảm PG, tạo điều kiện
cho acid hydro clorid và pepsin của dịch vị gây tổn thương cho niêm mạc sau khi
“hàng rào bảo vệ” bị suy yếu. Vì vậy, không được dùng cho những người có tiền sử
loét dạ dày và phải uống thuốc sau bữa ăn [2], [9].
Dược động học:
Ở pH dạ dày , các dẫn xuất salicylic ít bị ion hóa cho nên dễ khếch tán qua
màng, được hấp thụ tương đối nhanh vào máu rồi bị phân hủy thành acid salicylic,
khoảng 50 – 80% gắn với protein huyết tương, bị chuyển hóa ở gan, thời gian bán
thải khoảng 6 giờ. Thải trừ qua nước tiểu 50% trong 34 giờ dưới dạng tự do,
glucuro – hợp, acid salicylic và acid gentisic. Nếu pH của nước tiểu base, thải trừ
salicylic tăng [2], [9].
Độc tính:
 Dùng lâu có thể gây “Hội chứng salicyle”: Buồn nôn, ù tai, nhức đầu, lú lẫn.
 Đặc ứng: Phù, mày đay, mẩn, phù Quincke, hen.
 Xuất huyết dạ dày thể ẩn hoặc có thể nặng.
 Nhiễm độc với liều trên 10g: Rối loạn cân bằng acid – base, có thể gây
nhiễm toan và kiềm máu dẫn đến co giật, mê sảng và trụy tim mạch [2], [9].
7

 Có thể gây kéo dài thời gian thai nghén và gây băng huyết sau sinh.
 Hội chứng Reye: Viêm não và rối loạn chuyển hóa mỡ ở gan, xảy ra ở trẻ em
dưới 12 tuổi, khi các trẻ này bị nhiễm vi – rút và được cho dùng Aspirin.
Sử dụng trị liệu:
 Giảm đau (Mức độ nhẹ và vừa): Đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau bụng kinh.
 Hạ sốt, trừ sốt xuất huyết và sốt do các vi – rút khác.
 Chống viêm (Mức độ nhẹ): Viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp,…[11].
Liều dùng:
 Giảm đau hạ sốt:
+ Người lớn: 325 – 625 mg (Uống cách khoảng 4 giờ).
+ Trẻ em: 50 – 75 mg/kg/ngày chia làm 4 – 6 lần (Tổng liều tối đa 3,6g).
 Viêm khớp: 1 – 4 g/ngày, trường hợp viêm mạn tính có thể tăng liều đến
6g/ngày, nhưng phải được theo dõi bởi bác sĩ điều trị.
 Ngừa chứng huyết khối tĩnh mạch và động mạch: Dùng liều thấp (81 –
325mg x 1 lần/ngày) [13].
Chống chỉ định:
 Mẫn cảm với Aspirin và các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) khác.
 Tiền sử bệnh hen;
 Bệnh giảm tiểu cầu; Loét dạ dày – tá tràng.
 Suy tim vừa và nặng; Suy gan; Suy thận [5].
Thận trọng:
 Không dùng chung Aspirin với các thuốc chống đông máu, các NSAID và
các glucocorticoid.
 Người suy tim nhẹ, bệnh gan, bệnh thận.
 Người già và trẻ em dưới 12 tuổi [5].

1.1.4.2. Paracetamol.
Tên khác: Acetaminophen.
8

Biệt dược: Panadol, Efferalgan,…


Công thức:
H NHCOC
O H3
Tên khoa học: N – (4 – hydroxyphenyl) acetamid hay p – hydroxyacetanilid
hay 4 – hydroxyacetanilid [3].
Đặc điểm tác dụng:
Paracetamol có cường độ và thời gian tác dụng tương tự Aspirin về giảm đau
và hạ sốt. Không có tác dụng chống viêm nên nhiều tác giả không xếp vào nhóm
NSAID. Thực ra, trên mô hình thực nghiệm, Paracetamol vẫn tác dụng chống viêm,
nhưng phải dùng liều cao hơn liều giảm đau, vì trong ổ viêm có nồng độ cao các
peroxid, làm mất tác dụng ức chế COX của Paracetamol. Mặt khác, Paracetamol
không ức chế sự hoạt hóa bạch cầu trung tính như các NSAID khác [2], [9].
Dược động học:
Hấp thu nhanh qua tiêu hóa, sinh khả dụng là 80 – 90%, thời gian bán thải 2
giờ, hầu như không gắn vào protein huyết tương. Chuyển hóa phần lớn ở gan và
một phần nhỏ ở thận, cho các dẫn xuất glucuro và sulfo – hợp, thải trừ qua thận [2].
Độc tính:
 Với liều điều trị thông thường, hầu như không có tác dụng phụ.
 Liều cao và sử dụng kéo dài có thể gây hoại tử tế bào gan rất nguy hiểm.
Thuốc chữa trị là Acetylcystein [9].
Sử dụng trị liệu:
Giảm đau hạ sốt, có thể thay thế Aspirin trong trường hợp chống chỉ định
của chất này. Có thể phối hợp với các thuốc giảm đau khác [12].
Liều uống:
 Người lớn: 0,5 – 1 g mỗi 4 – 6 giờ (Tối đa 4 g/ngày) [12].
 Trẻ em: 10 mg/kg/lần x 3 – 4 lần/ngày.
Chống chỉ định:
Ở người thiếu men Glucose – 6 – phosphat – dehydrogenase.
9

1.2. Đại cương về một số dạng bào chế thuốc giảm đau hạ sốt.
1.2.1. Thuốc viên nén.
1.2.1.1. Định nghĩa.
Viên nén (Tabellae) là dạng thuốc rắn, mỗi viên là một đơn vị phân liều,
dùng để uống, nhai, ngậm, đặt hoặc hòa với nước để uống, để súc miệng, để rửa,...
Viên nén chứa một hoặc nhiều dược chất, có thể thêm các tá dược độn, tá dược rã,
tá dược dính, tá dược trơn, tá dược bao, tá dược màu,... được nén thành khối hình
trụ dẹt; thuôn (Caplet) hoặc các hình dạng khác. Viên có thể được bao [4].
Theo như định nghĩa trên, viên nén có thể được bao (Viên nén bao đường,
viên nén bao phim,…) hoặc không bao. Ngoài ra, viên nén còn được bào chế dưới
một số dạng đặc biệt như:
 Viên nén sủi bọt (Effevercent);
 Viên bao tan trong ruột;
 Viên tác dụng kéo dài;…
1.2.1.2. Ưu điểm.
 Đã được chia liều 1 lần tương đối chính xác, diện tích sử dụng rộng.
 Thể tích gọn nhẹ, dễ vận chuyển, mang theo người.
 Dễ che dấu mùi vị khó chịu của dược chất.
 Dược chất ổn định, tuổi thọ dài hơn dạng thuốc lỏng.
 Dễ đầu tư sản xuất lớn, do đó giá thành giảm.
 Viên nén sủi bọt: Sinh khả dụng cao; Thích hợp cho người khó nuốt và giảm
kích ứng niêm mạc cho một số dược chất (Aspirin,…).
 Viên nén bao phim: Bảo vệ được dược chất trước các yếu tố bên ngoài [7].
1.2.1.3. Nhược điểm.
 Không phải tất cả các dược chất đều chế được thành viên nén.
 Với dược chất ít tan nếu bào chế viên nén không tốt, sinh khả dụng của thuốc
có thể bị giảm khá nhiều.
10

 Sinh khả dụng viên nén thay đổi thất thường, phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như: Độ ẩm, nhiệt độ, tá dược, lực nén,… trong quá trình bào chế.
 Viên nén sủi bọt: Kỹ thuật bào chế phức tạp; Khó khăn trong bào chế và bảo
quản và không dùng được cho người kiêng muối, cho bệnh nhân suy thận.
 Viên nén bao phim: Lớp vỏ bao có thể khó rã hoặc rã chậm, làm giảm sinh
khả dụng của thuốc nếu bào chế không tốt [7].
1.2.2. Thuốc viên nang.
1.2.2.1. Định nghĩa.
Thuốc nang (Capsulae) là dạng thuốc uống chứa một hay nhiều dược chất
trong vỏ nang với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Vỏ nang được làm chủ
yếu từ gelatin hoặc polyme như hydroxypropyl methyl cellulose,... Ngoài ra trong
vỏ nang còn chứa các tá dược khác như chất hóa dẻo, chất màu, chất bảo quản,...
Thuốc chứa trong nang có thể là dạng rắn (Bột, cốm, pellet,...) hay lỏng, nửa rắn
(Hỗn dịch, nhũ tương, bột nhão,...) [4].
1.2.2.2. Ưu điểm.
 Dễ nuốt, tiện dùng.
 Dễ bảo quản và vận chuyển, dễ sản xuất lớn.
 Che dấu được mùi vị khó chịu của dược chất; Sinh khả dụng cao [7].
1.2.2.3. Nhược điểm.
Các tá dược kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa thì không nên đóng nang vì
sau khi vỏ nang tan rã sẽ tập trung nồng độ thuốc cao tại nơi giải phóng thuốc [7].
1.2.3. Thuốc đặt.
1.2.3.1. Định nghĩa.
Thuốc đặt (Suppositoria) là dạng thuốc rắn, chứa một hoặc nhiều dược chất,
dùng để đặt vào các hốc tự nhiên của cơ thể. Thuốc có thể có tác dụng tại chỗ hoặc
toàn thân. Khi đặt vào vị trí trên cơ thể, thuốc đặt thường chảy ra, mềm ở thân nhiệt
hoặc hòa tan dần trong niêm dịch để giải phóng dược chất [4].
1.2.3.2. Ưu điểm.
11

 Thích hợp với các bệnh nhân tổn thương đường tiêu hóa, nôn mửa, hôn mê;
các bệnh nhân quá trẻ, quá già hoặc rối loạn tâm thần.
 Thích hợp với các dược chất gây tác dụng phụ trên ống tiêu hóa, có mùi vị
khó chịu, dễ bị phân hủy bởi dịch dạ dày, hoặc dược chất bị chuyển hóa ở gan [8].
1.2.3.3. Nhược điểm.
 Sự hấp thu thuốc chậm, không hoàn toàn và thay đổi giữa các cá thể.
 Sử dụng bất tiện, có thể gây viêm trực tràng.
 Khó bảo quản [8].
1.2.4. Thuốc dán tác dụng tại chỗ.
1.2.4.1. Định nghĩa.
Thuốc dán tác dụng tại chỗ là những chế phẩm có chứa một hoặc nhiều dược
chất trải đều hoặc dính trên một lớp vải hoặc một lớp phim dẻo và có tính bắt dính
trên da, được chỉ định dán trên da, dược chất và các thành phần khác của thuốc hầu
như không thấm qua da để di chuyển vào hệ tuần hoàn chung, mà chỉ nhằm phát
huy tác dụng tại chỗ [4].
1.2.4.2. Ưu điểm.
 Thuốc hấp thu qua da vì vậy tránh được những yếu tố ảnh hưởng như: pH
của dịch tiêu hóa, thức ăn trong dạ dày, chuyển hóa lần đầu qua gan,…
 Bệnh nhân không cần phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày và thời gian ban
đêm không còn phải lo ngại [7].
1.2.4.3. Nhược điểm.
 Thường chỉ áp dụng đối với những dược chất có tác dụng mạnh, liều không
quá 2 mg/ngày.
 Các hoạt chất phải bền vững, không quá nhạy cảm và kích ứng da [7].
12

1.2.5. Thuốc bột – thuốc cốm.


1.2.5.1. Định nghĩa.
Thuốc bột (Pulveres): Là dạng thuốc rắn, gồm các hạt nhỏ, khô tơi, có độ
mịn xác định, có chứa một hay nhiều loại dược chất. Ngoài dược chất, thuốc bột
còn có thể thêm các tá dược như tá dược độn, tá dược hút, tá dược màu, tá dược
điều hương, vị,... Thuốc bột có thể dùng để uống, pha tiêm hay dùng ngoài [4].
Thuốc cốm hay thuốc hạt (Granulae): Là dạng thuốc rắn có dạng hạt nhỏ xốp
hay sợi ngắn xốp, thường dùng để uống với một ít nước hay một chất lỏng thích
hợp, hoặc pha thành dung dịch, hỗn dịch hay siro. Thuốc cốm chứa một hoặc nhiều
dược chất, ngoài ra có thêm các tá dược như tá dược độn, tá dược dính, tá dược điều
hương vị, tá dược màu,...[4].
1.2.5.2. Ưu điểm của thuốc bột – thuốc cốm.
 Kỹ thuật bào chế và trang thiết bị đơn giản, dễ đóng gói và vận chuyển.
 Thích hợp cho trẻ em.
 Ít xảy ra tương tác, tương kị giữa các dược chất trong cùng một đơn thuốc.
 Sinh khả dụng cao hơn các dạng thuốc rắn khác [8].
1.2.5.3. Nhược điểm của thuốc bột – thuốc cốm.
 Dễ hút ẩm.
 Không thích hợp với các dược chất có mùi khó chịu và kích ứng niêm mạc
đường tiêu hóa [8].
1.2.6. Dung dịch thuốc – Siro thuốc.
1.2.6.1. Định nghĩa.
Dung dịch thuốc (Solutiones): Là những chế phẩm lỏng trong suốt chứa một
hoặc nhiều dược chất hoà tan, tức phân tán dưới dạng phân tử, trong một dung môi
thích hợp (Nước, ethanol, glycerin, dầu,…) hay hỗn hợp nhiều dung môi trộn lẫn
với nhau. Do các phân tử trong dung dịch phân tán đồng nhất, nên các dung dịch
thuốc đảm bảo sự phân liều đồng nhất khi sử dụng và độ chính xác cao khi pha
loãng hoặc khi trộn các dung dịch với nhau [4].
13

Sirô thuốc (Sirupi): Là dung dịch uống chứa nồng độ cao đường trắng
(Sucrose) hay các loại đường khác trong nước tinh khiết, có chứa các dược chất
hoặc các dịch chiết từ dược liệu [4].
1.2.6.2. Ưu điểm của dung dịch thuốc – Siro thuốc.
 Dược chất hấp thu nhanh hơn so với các dạng thuốc rắn.
 Tránh gây kích ứng niêm mạc đối với một số dược chất như: Natri bromid,
natri iodid, cloral hydrat,…
 Siro thuốc: Có thể che dấu được mùi vị khó chịu của một số dược chất, thích
hợp dùng cho trẻ em [6].
1.2.6.3. Nhược điểm của dung dịch thuốc – Siro thuốc.
 Dung dịch thuốc: Các dược chất thường không ổn định về mặt hóa học so
với dạng rắn; Cần bao bì lớn và có khối lượng lớn hơn so với dạng thuốc rắn [4].
 Siro thuốc: Dược chất có độ ổn định kém. Các phản ứng hóa học và sự phát
triển của vi khuẩn, nấm mốc có thể là nguyên nhân làm phân hủy dược chất [6].
14

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu.
 Các chế phẩm chứa dược chất GĐHS lưu hành tại một số nhà thuốc quận
Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 3 tháng đầu năm 2019.
 Khách hàng đến mua thuốc GĐHS tại một số nhà thuốc quận Thanh Khê,
thành phố Đà Nẵng.
Cụ thể, khảo sát được tiến hành trong thời gian từ tháng 01/2019 đến tháng
03/2019 tại 70 nhà thuốc trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
2.2. Nội dung nghiên cứu.
2.2.1. Đặc điểm của các chế phẩm giảm đau hạ sốt lưu hành tại 70 nhà
thuốc quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 3 tháng đầu năm 2019.
 Các dược chất thuộc nhóm GĐHS và tỷ lệ số lượng chế phẩm của chúng trên
thị trường.
 Các dạng bào chế thuốc GĐHS và tỷ lệ giữa các dạng bào chế.
 Tỷ lệ giữa các chế phẩm GĐHS dạng đơn độc và dạng phối hợp.
 Tỷ lệ giữa các chế phẩm GĐHS sản xuất trong nước và ngoại nhập.
2.2.2. Tình hình sử dụng nhóm thuốc giảm đau hạ sốt tại 70 nhà thuốc
quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 3 tháng năm 2019.
 Tình hình sử dụng chung:
+ Tỷ lệ khách hàng mua thuốc GĐHS trong tổng số người mua thuốc;
+ Tỷ lệ sử dụng các dược chất thuộc nhóm GĐHS;
+ Tỷ lệ sử dụng các dạng bào chế;
+ Tỷ lệ sử dụng dạng đơn độc và phối hợp;
+ Tỷ lệ sử dụng chế phẩm sản xuất trong nước và ngoại nhập;
+ Tỷ lệ chi phí dành cho thuốc GĐHS trên tổng số tiền mua thuốc trong
trường hợp mua nhiều khoản thuốc.
 Sự khác biệt về sử dụng thuốc GĐHS trong trường hợp có đơn và không có
đơn:
15

+ Tỷ lệ khách hàng mua thuốc GĐHS trong hai trường hợp;


+ Tỷ lệ lựa chọn các dạng bào chế trong hai trường hợp;
+ Tỷ lệ lựa chọn dạng đơn độc và phối hợp trong hai trường hợp;
+ Tỷ lệ lựa chọn chế phẩm GĐHS sản xuất trong nước và ngoại nhập trong
hai trường hợp.
2.3. Phương pháp nghiên cứu.
2.3.1. Xác định cỡ mẫu.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu mô tả.
Dùng công thức tính cỡ mẫu cho việc ước tính một tỷ lệ trong quần thể:

n= P (1 P)
Trong đó:
d2
 n: Cỡ mẫu cần nghiên cứu;
 Z( 1−α / 2) : Hệ số tin cậy tra trong bảng tính sẵn ứng với mức tin cậy (1 – α)
được chọn. Với (1 – α) = 0,95 thì Z( 1−α / 2)= 1,96;
 P: Tỷ lệ ước tính dựa trên nghiên cứu thử hoặc nghiên cứu trước đó;
 d: Khoảng sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ quần thể [1].
Qua khảo sát thử nhóm nhận thấy tỷ lệ người mua thuốc GĐHS chiếm
khoảng 20% trong tổng số người mua thuốc. Do đó, nhóm chọn P = 0,20.
Với mong muốn kết quả nghiên cứu sai khác không quá 5% so với tỷ lệ thực.
Áp dụng công thức trên ta có:

0,20 x (1 0,20) ≈ 246 (Lượt người)


n = 1,962 x
Theo Danh sách các cơ sở hành nghề
0,052 y, dược trên địa bàn thành phố tính đến
ngày 01/06/2019 do Sở Y tế Đà Nẵng công bố, tổng cộng hiện có 124 nhà thuốc
đang hoạt động trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng [16].
Trong 124 nhà thuốc, chọn ra 70 nhà thuốc để tiến hành khảo sát. Với cỡ
mẫu tính được là 246 lượt người mua thuốc GĐHS, số người mua thuốc GĐHS cần
lấy tại mỗi nhà thuốc là:
246 : 70 ≈ 3,51 (Lượt người)
16

Nhóm quyết định lấy 4 lượt người mua thuốc GĐHS tại mỗi nhà thuốc để
khảo sát. Vậy cỡ mẫu được làm tròn là 280 lượt người mua thuốc GĐHS.
2.3.2. Cách chọn mẫu và ghi nhận số liệu.
Từ Danh sách nhà thuốc quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, nhóm chọn ra
70 nhà thuốc để khảo sát bằng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
Tại mỗi nhà thuốc, nhóm tiến hành ghi chép thông tin của các chế phẩm
GĐHS. Đồng thời, trong thời gian đó nhóm ghi nhận lại thông tin về 4 lượt người
đến mua thuốc GĐHS cũng như tổng số người đến mua thuốc.
Các kết quả được ghi nhận theo Mẫu ghi chép thông tin khách hàng mua
thuốc giảm đau hạ sốt và Mẫu ghi chép thông tin các dạng bào chế thuốc giảm đau
hạ sốt (Phụ lục 1).
2.3.3. Xử lý kết quả.
Các kết quả được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2010.
17

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN


3.1. Đặc điểm của các chế phẩm giảm đau hạ sốt lưu hành tại 7 nhà
thuốc quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 3 tháng đầu năm 2020
3.1.1. Các dược chất thuộc nhóm giảm đau hạ sốt và tỷ lệ số lượng chế
phẩm của chúng trên thị trường.
Trên lý thuyết, nhóm thuốc GĐHS tương đối phong phú. Tuy nhiên, qua
khảo sát thực tế, số lượng dược chất nhóm GĐHS được bán tại các nhà thuốc trên
địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng lại khá ít, chỉ tập trung vào bốn dược
chất chính sau đây (Xem bảng 3.1):
Bảng 3.1. Số lượng chế phẩm giảm đau hạ sốt
theo tên dược chất.
STT Dược chất Số lượng chế phẩm Tỷ lệ (%)
1 Aspirin 5
2 Ibuprofen 1
3 Paracetamol 130
Tổng cộng: 100,00

Qua thống kê ở bảng 3.1, có thể thấy số lượng chế phẩm GĐHS rất phong
phú và đa dạng (135 chế phẩm). Tuy nhiên, thành phần chính của các chế phẩm này
chỉ gồm bốn dược chất: Aspirin, Ibuprofen, ....và Paracetamol. Trong đó, được sản
xuất dưới nhiều chế phẩm khác nhau nhất là Paracetamol (130 chế phẩm, chiếm ...
% tổng số chế phẩm).
Bởi lẽ, Paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt tốt, tương đối an toàn do ít
tác dụng không mong muốn và đặc biệt là không gây tổn thương đường tiêu hóa và
rối loạn đông máu như Aspirin [11]. Cũng chính tác dụng không mong muốn này,
lượng chế phẩm Aspirin trên thị trường hiện nay khá ít (5 chế phẩm, chiếm .....%
tổng số chế phẩm) và chủ yếu được sản xuất dưới dạng thuốc kê đơn, có hàm lượng
thấp (80mg, 81mg và 100mg) với chỉ định chính là phòng ngừa huyết khối (Aspilets
EC, Aspirin 100, Aspirin 81mg, Aspirin MKP 81).
18

3.1.2. Các dạng bào chế thuốc giảm đau hạ sốt lưu hành trên thị
trường và tỷ lệ giữa các dạng bào chế.
Kết quả về các dạng bào chế thuốc GĐHS được ghi nhận trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Số lượng chế phẩm giảm đau hạ sốt
theo dạng bào chế.
ST
Dạng bào chế Số lượng chế phẩm Tỷ lệ (%)
T
1 Siro 3 4,9 %
2 Thuốc bột sủi bọt 8 10,5 %
3 Thuốc cốm 2 1,4 %
4 Viên bao phim tan trong ruột 1 2,1 %
5 Viên đặt trực tràng 1
6 Viên nang cứng 5 3,5 %
7 Viên nén* 39 34,2 %
8 Viên nén giải phóng kéo dài 1 0,7 %
9 Viên nén bao phim 20 16,1 %
10 Viên nén sủi bọt 31 24,5 %
Tổng cộng: 100 %
(*) Viên nén được hiểu là viên nén không bao.
Qua thống kê ở bảng 3.2, có thể thấy dạng bào chế của thuốc GĐHS hiện nay
rất đa dạng (9 dạng bào chế):
 Đa số thuốc dùng theo đường tiêu hóa: Siro, thuốc bột sủi bọt, thuốc cốm,
viên nang cứng và các loại viên nén.
 Không có chế phẩm GĐHS nào dùng theo đường hô hấp, ngoài da và đường
tiêm. Tuy có sinh khả dụng cao nhưng đây là các đường dùng tương đối phức tạp,
khó sử dụng và giá thành cao [6]. Do đó thường không phổ biến với các nhóm
thuốc thông thường như thuốc GĐHS.
Cụ thể hơn, các dạng bào chế phổ biến (Chiếm ≥ 15,0% tổng số chế phẩm)
là: Viên nén (34,2%), viên nén sủi bọt (24,5%) và viên nén bao phim (16,1%).1 Đây
là dạng bào chế được sản xuất nhiều nhất bởi lẽ những ưu điểm của nó như: Gọn
nhẹ, tiện lợi, dễ sử dụng, dược chất ổn định, giá thành thấp,…[7].
19

Những dạng bào chế ít gặp nhất (Chiếm ≤ 2,00% tổng số chế phẩm) là: Viên
nén giải phóng kéo dài (0,7%), thuốc cốm (1,4%). Ngoài ra, dạng bào chế đặc biệt
như viên bao phim tan trong ruột chiếm tỷ lệ không cao bởi nó thường chỉ được sử
dụng cho Aspirin (Aspilets EC, Aspirin 100, Aspirin 81mg) nhằm giảm tác dụng
không mong muốn là gây loét dạ dày.
Những dạng bào chế khác như viên đặt trực tràng tuy có nhiều ưu điểm
(Thích hợp với các đối tượng không uống được hoặc các đối tượng đặc biệt, các
dược chất mùi vị khó chịu,…[8]) nhưng lại chưa được sản xuất nhiều. Do đó, đây
có thể sẽ là những hướng đầu tư tiềm năng nếu muốn tiếp tục khai thác thị trường
thuốc GĐHS trong tương lai.
3.1.3. Tỷ lệ giữa các chế phẩm giảm đau hạ sốt dạng đơn độc và dạng
phối hợp.
Theo số lượng thành phần dược chất trong công thức bào chế, các chế phẩm
GĐHS được chia làm hai nhóm là dạng đơn độc (Chỉ gồm một dược chất) và dạng
phối hợp (Gồm từ hai dược chất trở lên).
Kết quả khảo sát số lượng chế phẩm thuộc hai nhóm này được thể hiện ở
bảng sau (Xem bảng 3.3):
20

Bảng 3.3. Số lượng chế phẩm giảm đau hạ sốt dạng đơn độc
và phối hợp theo tên dược chất.
Dạng chế Dược chất Tổng cộng Tỷ lệ (%)
phẩm
Aspirin Ibuprofen Paracetamol
Đơn độc 5 3 15
Phối hợp 0 1 19
143 100

Tỷ lệ
Dạng chế Dược chất Tổng cộng
(%)
phẩm
Aspirin Ibuprofen Paracetamol
Đơn độc 5 0 56 61 45,18
Phối hợp 0 1 67 74 54,82
100,0
Tổng cộng: 135
0

Dựa vào số liệu trong bảng 3.3, có thể thấy số lượng chế phẩm GĐHS theo
dạng phối hợp và dạng đơn độc chênh lệch nhau không nhiều (Khoảng 1,21 lần).
Trong đó, dạng phối hợp có số lượng lớn hơn (74 chế phẩm, chiếm 54,82% tổng số
chế phẩm).
Có thể thấy các chế phẩm của Aspirin chỉ được điều chế dưới dạng đơn độc.
Còn chế phẩm của Glycol salicylat (Salonsip) và Methyl salicylat (Salonpas,
Salonpas Liniment, Salonpas Gel, Salonpas Spray, Salonpas Paint Relief Patch,
Thalapas) đều ở dạng phối hợp, nhưng số lượng không nhiều (Tổng cộng 7/ 74 chế
phẩm GĐHS dạng phối hợp). Như vậy, số lượng thuốc GĐHS dạng phối hợp lớn là
do sự đa dạng về thành phần dược chất trong chế phẩm chứa Paracetamol.
Qua quá trình khảo sát, nhóm nhận thấy trong công thức bào chế của các chế
phẩm GĐHS dạng phối hợp chứa Paracetamol có thể có 2, 3, 4, hoặc lên tới 5 thành
phần. Cụ thể số lượng của từng loại được thể hiện ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Số lượng chế phẩm giảm đau hạ sốt dạng phối hợp
có dược chất chính là Paracetamol theo số lượng dược chất.
21

Số lượng dược chất Số lượng chế phẩm Tỷ lệ (%)


2 31 46,26
3 30 44,77
4 6 8,97
Tổng cộng: 67 100,00

Từ bảng 3.4, có thể thấy các chế phẩm GĐHS dạng phối hợp chứa
Paracetamol gồm 2 dược chất chiếm tỷ lệ nhiều nhất (31 chế phẩm, chiếm 46,26%
tổng số chế phẩm dạng phối hợp chứa Paracetamol), sau đó là chế phẩm có thành
phần gồm 3 dược chất (30 chế phẩm, chiếm 44,77% tổng số chế phẩm dạng phối
hợp chứa Paracetamol).
Để tìm hiểu xem những dược chất nào hay được phối hợp với Paracetamol,
nhóm tiến hành khảo sát trên 67 chế phẩm GĐHS dạng phối hợp có dược chất chính
là Paracetamol. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Tỷ lệ phối hợp của các dược chất với Paracetamol
trong chế phẩm giảm đau hạ sốt dạng phối hợp.
ST
Dược chất phối hợp Số lượng chế phẩm Tỷ lệ (%)
T
1 Cafein 15 14,02
2 Codein phosphat 5 4,67
3 Clorpheniramin maleat 22 20,56
4 Dextromethorphan HBr 17 15,88
5 Guaifenesin 1 0,93
6 Ibuprofen 6 5,60
7 Loratadin 14 13,08
8 Pseudoephedrin HCl 3 2,80
9 Phenylephrin HCl 19 17,75
10 Tramadol HCl 1 0,93
11 Vitamin B1 2 1,89
12 Vitamin C 2 1,89
Tổng cộng: 107 100,00
Từ bảng 3.5, có thể thấy để tăng tác dụng giảm đau, các nhà sản xuất đã phối
hợp Paracetamol với Cafein, Codein phosphat, Tramadol HCl, hoặc tăng tác dụng
giảm đau hạ sốt bằng cách kết hợp với Ibuprofen.
22

Để tiện sử dụng trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh cảm cúm, còn
phối hợp Paracetamol với một số nhóm dược chất khác như:
 Các dược chất nhóm kháng histamin H1 (Clorpheniramin maleat, Loratadin)
hay các chất có tác dụng co mạch (Pseudoephedrin HCl, Phenylephrin HCl) nhằm
giảm nghẹt mũi, chảy mũi;
 Các dược chất giảm ho (Dextromethorphan HBr), long đờm (Guaifenesin);
 Các vitamin (Vitamin B1, Vitamin C).
Cụ thể, tỷ lệ phối hợp giữa các dược chất với Paracetamol được minh họa
trong biểu đồ dưới đây (Xem hình 3.1):

16% 13%

Cafein
Clorpheniramin maleat
19% Dextromethorphan
18%
HBr
Ibuprofen
Loratadin
12% 17%
5%

Hình 3.1. Tỷ lệ phối hợp của các dược chất với Paracetamol
trong chế phẩm giảm đau hạ sốt dạng phối hợp.
Như vậy, dược chất được phối hợp với Paracetamol nhiều nhất là các dược
chất làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi (Clorpheniramin maleat: 20,56%, Phenylephrin
HCl: 17,75%) và ho (Dextromethorphan HBr: 15,88%) – vốn là các triệu chứng
hay mắc cùng triệu chứng sốt, đau đầu nhất khi bị cảm cúm. Trong đó, nhiều nhất là
Clorpheniramin maleat (22/ 107 chế phẩm dạng phối hợp chứa Paracetamol).
3.1.4. Tỷ lệ giữa các chế phẩm giảm đau hạ sốt sản xuất trong nước và
chế phẩm giảm đau hạ sốt ngoại nhập.
Kết quả khảo sát về số lượng chế phẩm GĐHS sản xuất trong nước (Biệt
dược nội), và ngoại nhập (Biệt dược ngoại) được thể hiện ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Số lượng chế phẩm giảm đau hạ sốt
23

sản xuất trong nước và ngoại nhập theo tên dược chất.
Tổng Tỷ lệ
Dược chất
Xuất xứ cộng (%)
sản phẩm Glycol Methyl
Aspirin Paracetamol
salicylat salicylat
Biệt dược nội 5 1 5 111 122 90,98
Biệt dược ngoại 0 0 1 12 13 9,02
Tổng cộng: 135 100,00

Từ bảng 3.6, có thể thấy các chế phẩm GĐHS sản xuất trong nước chiếm đa
số trên thị trường (122 chế phẩm, chiếm 90,98% tổng số chế phẩm). Đối với từng
dược chất, chế phẩm sản xuất trong nước cũng chiếm tỷ lệ lớn so với chế phẩm
ngoại nhập. Điều này chứng tỏ các nhà sản xuất trong nước quan tâm rất lớn đến thị
trường thuốc GĐHS và hoàn toàn có đủ tiềm lực để chiếm lĩnh thị trường.
Để tìm hiểu kỹ hơn về sự khác nhau giữa các thuốc GĐHS sản xuất trong
nước và ngoại nhập, nhóm tiến hành khảo sát các chế phẩm này theo hai tiêu chí, đó
là:
 Chế phẩm đó được sản xuất ở dạng đơn độc hay phối hợp?
 Chế phẩm đó được sản xuất ở dạng bào chế nào?
Các kết quả được thể hiện ở bảng 3.7 và bảng 3.8.
Bảng 3.7. Số lượng chế phẩm giảm đau hạ sốt
sản xuất trong nước và ngoại nhập theo dạng chế phẩm.
Biệt dược nội Biệt dược ngoại
Dạng chế phẩm
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Đơn độc 50 40,99 11 84,62
Phối hợp 72 59,01 2 15,38
Tổng cộng: 122 100,00 13 100,00

100%
15.38
80%
59.68
60% Phối hợp
% 40% 84.62 Đơn độc
20% 40.32
0%
Biệt dược nội
Xuất xứ Biệt dược ngoại
24

Hình 3.2. Tỷ lệ số lượng chế phẩm giảm đau hạ sốt


sản xuất trong nước và ngoại nhập theo dạng chế phẩm.
Dựa vào bảng 3.7 và hình 3.2, có thể thấy các chế phẩm GĐHS sản xuất
trong nước tương đối đồng đều về cả hai dạng chế phẩm phối hợp và đơn độc
(Chênh lệch nhau khoảng 1,44 lần). Trong khi đó, các chế phẩm GĐHS ngoại nhập
lại chủ yếu ở dạng đơn độc (Nhiều hơn dạng phối hợp khoảng 5,50 lần).
Nguyên nhân là do nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên
thường có tỷ lệ người mắc bệnh cảm cúm tương đối lớn. Vì vậy, để phù hợp và đáp
ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường, các nhà sản xuất trong nước rất chú trọng sản
xuất các chế phẩm GĐHS dạng phối hợp.
Bảng 3.8. Số lượng chế phẩm giảm đau hạ sốt
sản xuất trong nước và ngoại nhập theo dạng bào chế.
Biệt dược nội Biệt dược ngoại
STT Dạng bào chế
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Dầu xoa 1 0,82 0 0,00
2 Dung dịch uống 2 1,64 0 0,00
3 Hỗn dịch uống 1 0,82 0 0,00
4 Siro 6 4,92 0 0,00
5 Thuốc bột sủi bọt 13 10,65 3 23,08
6 Thuốc cốm 2 1,64 0 0,00
7 Thuốc dán ngoài da 3 2,46 1 7,69
8 Thuốc mỡ 1 0,82 0 0,00
9 Thuốc xịt ngoài da 1 0,82 0 0,00
10 Viên bao phim tan trong ruột 3 2,46 0 0,00
11 Viên đặt trực tràng 0 0,00 3 23,08
12 Viên nang cứng 8 6,56 0 0,00
13 Viên nén* 32 26,23 2 15,38
14 Viên nén bao phim 42 34,43 0 0,00
15 Viên nén giải phóng kéo dài 0 0,00 1 7,69
16 Viên nén sủi bọt 7 5,73 3 23,08
Tổng cộng: 122 100,00 13 100,00
(*) Viên nén được hiểu là viên nén không bao.
25

Dựa vào bảng 3.8, có thể thấy các chế phẩm GĐHS sản xuất trong nước rất
đa dạng về dạng bào chế. Tuy nhiên, các dạng chủ yếu (Chiếm ≥ 10,00% tổng số
thuốc GĐHS sản xuất trong nước) vẫn là những dạng thuốc có kỹ thuật bào chế đơn
giản như: Viên nén bao phim (34,43%), viên nén (26,23%), thuốc bột sủi bọt
(10,65%). Nguyên nhân là do sự hạn chế về tiềm lực kinh tế cũng như máy móc,
công nghệ của của các công ty dược phẩm vừa và nhỏ trong nước.
Các dạng bào chế phức tạp hơn như thuốc xịt ngoài da (0,82%), viên nén sủi
bọt (5,73%) tuy có sản xuất nhưng tỷ lệ còn thấp. Đặc biệt, hai dạng bào chế là viên
đặt trực tràng (Efferalgan 80, Efferalgan 150, Efferalgan 300) và viên nén giải
phóng kéo dài (Tylenol 8h) lại chưa được các nhà sản xuất trong nước quan tâm mà
đều là các chế phẩm ngoại nhập.
Về các chế phẩm GĐHS ngoại nhập, các dạng bào chế thông dụng nhất là:
Thuốc bột sủi bọt, viên đặt trực tràng và viên nén sủi bọt (Mỗi dạng bào chế có 3
chế phẩm, chiếm 23,08% tổng số thuốc GĐHS ngoại nhập).
3.2. Tình hình sử dụng nhóm thuốc giảm đau hạ sốt tại 70 nhà thuốc
quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 3 tháng đầu năm 2019.
3.2.1. Tình hình sử dụng chung.
3.2.1.1. Tỷ lệ khách hàng mua thuốc giảm đau hạ sốt trong tổng số
người mua thuốc.
Để xác định được nhu cầu của người bệnh, nhóm đã tiến hành đếm số lượt
người mua thuốc GĐHS trong tổng số lượt người đến mua thuốc tại 70 nhà thuốc
trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Kết quả được thể hiện ở bảng
3.9.
Bảng 3.9. Tỷ lệ khách hàng mua thuốc giảm đau hạ sốt
trong tổng số người mua thuốc.
Đối tượng Số lượt người Tỷ lệ (%)
Mua thuốc GĐHS 280 18,67
Tổng số 1500 100,00
26

Tùy vào quy mô cũng như đặc thù kinh doanh mà mỗi nhà thuốc sẽ có số
lượng nhóm thuốc (Phân chia theo tác dụng dược lý) và số lượng thuốc trong mỗi
nhóm khác nhau. Theo như quan sát, số lượng nhóm thuốc trung bình của các nhà
thuốc là khoảng 7 – 10 nhóm thuốc. Vì vậy, trong trường hợp nhu cầu sử dụng các
nhóm thuốc là như nhau thì tỷ lệ mua mỗi nhóm thuốc vào khoảng 10,00 – 14,30%.
Từ kết quả ở bảng 3.9, tỷ lệ khách hàng mua thuốc GĐHS là 18,67% trong
tổng số người đến mua thuốc. Do đó, có thể thấy số lượng người đến mua thuốc
GĐHS chiếm một tỷ lệ khá lớn. Điều này chứng tỏ nhu cầu sử dụng thuốc GĐHS ở
quận Thanh Khê nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung là không nhỏ. Vì vậy,
có thể nói thị trường thuốc GĐHS là một thị trường hấp dẫn và rất giàu tiềm năng.
Mặt khác, vấn đề tăng cường sử dụng thuốc GĐHS một cách hợp lý, an toàn, hiệu
quả và kinh tế cũng cần được đặc biệt quan tâm.
3.2.1.2. Tỷ lệ sử dụng các dược chất thuộc nhóm giảm đau hạ sốt.
Kết quả về nhu cầu sử dụng của người bệnh đối với từng dược chất nhóm
GĐHS được thể hiện ở bảng 3.10.
Bảng 3.10. Tỷ lệ sử dụng các dược chất nhóm giảm đau hạ sốt.
STT Dược chất Số lượt mua Tỷ lệ (%)
1 Aspirin 4 1,43
2 6 2,14
3 24 8,57
4 Paracetamol 246 87,86
Tổng cộng: 280 100,00

1%
1% 8%

Aspirin
Glycol
salicylat

90%
Hình 3.3. Tỷ lệ sử dụng các dược chất nhóm giảm đau hạ sốt.
27

Qua kết quả từ bảng 3.10 và hình 3.3, có thể thấy Paracetamol là dược chất
có tỷ lệ sử dụng cao nhất (246 lượt mua, chiếm 87,86% tổng số lượt mua); Dược
chất có tỷ lệ sử dụng thấp nhất là Aspirin (4 lượt mua, chiếm 1,43% tổng số lượt
mua).
Điều này cũng phù hợp với thực tế các chế phẩm chứa Paracetamol chiếm tỷ
lệ lớn nhất trong tổng số chế phẩm GĐHS ghi nhận được tại 70 nhà thuốc trên địa
bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng như đã nhận xét ở phần 3.1.1. Chính nhu
cầu rất lớn của thị trường là nguyên nhân khiến cho các chế phẩm GĐHS chứa
Paracetamol ngày càng nhiều về số lượng và đa dạng về mẫu mã.
3.2.1.3. Tỷ lệ sử dụng các dạng bào chế.
Qua khảo sát thực tế, tỷ lệ sử dụng giữa các dạng bào chế thuốc GĐHS được
thể hiện ở bảng 3.11.
Bảng 3.11. Tỷ lệ sử dụng các dạng bào chế thuốc giảm đau hạ sốt.
ST
Dạng bào chế Số lượt mua Tỷ lệ (%)
T
1 Dầu xoa 0 0,00
2 Dung dịch uống 2 0,71
3 Hỗn dịch uống 0 0,00
4 Siro 9 3,21
5 Thuốc bột sủi bọt 27 9,64
6 Thuốc cốm 0 0,00
7 Thuốc dán ngoài da 25 8,92
8 Thuốc mỡ 3 1,07
9 Thuốc xịt ngoài da 0 0,00
10 Viên bao phim tan trong ruột 2 0,71
11 Viên đặt trực tràng 4 1,43
12 Viên nang cứng 7 2,50
13 Viên nén* 75 26,78
14 Viên nén bao phim 59 21,07
15 Viên nén giải phóng kéo dài 0 0,00
16 Viên nén sủi bọt 67 23,93
Tổng cộng: 280 100,00
(*) Viên nén được hiểu là viên nén không bao.
28

Từ bảng 3.11, có thể thấy viên nén là dạng bào chế được sử dụng nhiều nhất
(75 lượt mua, chiếm 26,78% tổng số lượt mua). Tiếp sau là viên nén sủi bọt (67 lượt
mua, chiếm 23,93% tổng số lượt mua) và viên nén bao phim (59 lượt mua, chiếm
21,07% tổng số lượt mua).
Cũng bởi đây là những dạng bào chế tiện dùng, dễ bảo quản, phù hợp với
nhiều đối tượng sử dụng khác nhau (Viên nén, viên nén bao phim) và dễ sử dụng,
tác dụng nhanh (Viên nén sủi bọt). Do đó, đây cũng là những dạng bào chế tiềm
năng để có thể tiếp tục đầu tư và nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
3.2.1.4. Tỷ lệ sử dụng dạng đơn độc và phối hợp.
Kết quả về tình hình sử dụng các thuốc GĐHS theo dạng chế phẩm đơn độc
và phối hợp được thể hiện ở bảng 3.12.
Bảng 3.12. Tỷ lệ sử dụng các dạng chế phẩm giảm đau hạ sốt.
Dạng chế phẩm Số lượt mua Tỷ lệ (%)
Đơn độc 156 55,71
Phối hợp 124 44,29
Tổng cộng: 280 100,00

Theo số liệu từ bảng 3.12, có thể thấy nhu cầu sử dụng thuốc GĐHS dạng
đơn độc và dạng phối hợp chênh lệch không nhiều, khoảng 1,26 lần. Trong đó các
chế phẩm GĐHS dạng đơn độc được sử dụng nhiều hơn (156 lượt mua, chiếm
55,71% tổng số lượt mua).
Để tìm hiểu kỹ hơn về nhu cầu sử dụng các chế phẩm GĐHS dạng phối hợp,
xem dạng chế phẩm chứa bao nhiêu dược chất được sử dụng nhiều nhất, nhóm đã
tiến hành khảo sát trên 124 lượt khách hàng mua thuốc GĐHS ở trên và thu được
kết quả như sau (Xem bảng 3.13):
Bảng 3.13. Tỷ lệ sử dụng chế phẩm giảm đau hạ sốt dạng phối hợp
theo số lượng dược chất trong thành phần.
Số lượng dược chất Số lượt mua Tỷ lệ (%)
2 64 51,61
3 36 29,03
4 24 19,36
5 0 0,00
29

6 0 0,00
Tổng cộng: 124 100,00
Qua bảng 3.13, ta có thể thấy chế phẩm GĐHS dạng phối hợp được sử dụng
nhiều nhất là dạng phối hợp 2 dược chất (64 lượt mua, chiếm 51,61% tổng số lượt
mua chế phẩm GĐHS dạng phối hợp).
Qua quan sát trên thực tế, nhóm nhận thấy các thuốc này thường là chế phẩm
Paracetamol phối hợp với Cafein (Panadol Extra, Hapacol Extra, Tydol Plus,…)
hoặc với Codein phosphat (Efferalgan – Codein, Tatanol Codein) để tăng cường
hiệu lực giảm đau; phối hợp với Ibuprofen (Alaxan, Hapacol Đau nhức, Tatanol
Extra,…) để tăng cường tác dụng hạ nhiệt, giảm đau; hoặc với các hoạt chất
Clorpheniramin maleat (Padolmin), Loratadin (Cendocold), Phenylephrin HCl
(Decolgen ND) để điều trị các triệu chứng của cảm cúm.
3.2.1.5. Tỷ lệ sử dụng chế phẩm sản xuất trong nước và ngoại nhập.
Để biết được thị trường thuốc GĐHS quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
ưa chuộng sử dụng các chế phẩm sản xuất trong nước (Biệt dược nội) hay các chế
phẩm ngoại nhập (Biệt dược ngoại), nhóm đã tiến hành khảo sát trên 280 lượt khách
hàng mua thuốc GĐHS và thu được kết quả như sau (Xem bảng 3.14):
Bảng 3.14. Tỷ lệ sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt
sản xuất trong nước và ngoại nhập theo dạng chế phẩm.
Biệt dược nội Biệt dược ngoại
Dạng chế phẩm
Số lượt mua Tỷ lệ (%) Số lượt mua Tỷ lệ (%)
Đơn độc 74 38,14 82 95,35
Phối hợp 120 61,86 4 4,65
Tổng cộng: 194 100,00 86 100,00

Dựa vào bảng 3.14, có thể thấy các chế phẩm GĐHS sản xuất trong nước
được ưa chuộng hơn, với 194/ 280 lượt mua thuốc GĐHS, lớn hơn khoảng 2,25 lần
so với số lượt mua chế phẩm ngoại nhập. Điều đó chứng tỏ các sản phẩm thuốc
GĐHS trong nước rất có lợi thế cạnh tranh bởi chất lượng tốt, giá thành phải chăng.
30

Đối với các chế phẩm GĐHS sản xuất trong nước, dạng phối hợp được ưa
chuộng sử dụng hơn (120 lượt mua, chiếm 61,86% tổng số lượt mua thuốc GĐHS
sản xuất trong nước), phù hợp với đặc điểm dịch tễ bệnh cảm cúm ở nước ta.
Ngược lại, đối với các chế phẩm GĐHS ngoại nhập, dạng đơn độc lại được
ưa chuộng sử dụng hơn (82 lượt mua, chiếm 95,35% tổng số lượt mua thuốc GĐHS
ngoại nhập). Có thể nói đây chính là nguyên nhân mà các chế phẩm GĐHS ngoại
nhập có mặt tại các nhà thuốc quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng chỉ chủ yếu là
các chế phẩm đơn độc như đã nhận xét ở phần 3.1.4.
3.2.2. Sự khác biệt về sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt trong trường hợp
có đơn và không có đơn.
3.2.2.1. Tỷ lệ khách hàng mua thuốc giảm đau hạ sốt có đơn và không
có đơn.
Kết quả về tỷ lệ các loại hình mua thuốc được thể hiện ở bảng 3.16.
Bảng 3.15. Tỷ lệ khách hàng mua thuốc giảm đau hạ sốt theo hình thức mua.
Hình thức mua Số lượt người Tỷ lệ (%)
Có đơn 24 8,57
Không Tự điều trị* 104 37,14
có đơn Theo tư vấn của dược sĩ 152 54,29
Tổng cộng: 280 100,00
(*) Tự điều trị: Mua thuốc nhưng không hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ.
Qua kết quả ở bảng 3.16, có thể thấy thuốc GĐHS chủ yếu được mua theo
diện thuốc không kê đơn (256 lượt mua, chiếm 91,43% tổng số lượt mua thuốc
GĐHS). Trong đó, tỷ lệ người mua thuốc theo tư vấn của dược sĩ (152 lượt mua,
chiếm 54,29% tổng số lượt mua thuốc GĐHS) cao hơn tỷ lệ tự điều trị.
Mặc dù tỷ lệ tự điều trị thấp hơn nhưng cũng chiếm 37,14% tổng số lượt mua
thuốc GĐHS – là một tỷ lệ không hề nhỏ, chứng tỏ thói quen tự dùng thuốc GĐHS
rất phổ biến. Điều này là rất nguy hiểm bởi tuy GĐHS là một nhóm thuốc thông
dụng và quen thuộc, nhưng không phải ai cũng có kiến thức đầy đủ và đúng đắn về
nó.
31

Qua quá trình khảo sát thực tế, nhóm bắt gặp không ít trường hợp các bệnh
nhân đến mua nguyên cả vỉ thuốc Hapacol Extra hoặc Panadol Extra để về “uống
dần” khi bị đau đầu. Nhưng khi được dược sĩ tư vấn, hầu hết họ lại thừa nhận có
thói quen mỗi khi đau đầu lại uống một viên, thậm chí nếu hai đến ba giờ sau không
thấy đỡ lại uống thêm một viên nữa mà không biết được tác hại của việc lạm dụng
thuốc. Do đó, vấn đề nâng cao nhận thức của người bệnh trong việc sử dụng thuốc
GĐHS hợp lý, an toàn và hiệu quả là rất bức thiết.
3.2.2.2. Tỷ lệ lựa chọn các dạng bào chế trong trường hợp có đơn và
không có đơn.
Kết quả về tỷ lệ lựa chọn các dạng bào chế trong hai trường hợp mua thuốc
được thể hiện ở bảng 3.17.
Bảng 3.16. Tỷ lệ sử dụng các dạng bào chế
thuốc giảm đau hạ sốt theo hình thức mua.
Hình thức mua
S
Có đơn Không có đơn
T Dạng bào chế
Số lượt Tỷ lệ Số lượt Tỷ lệ
T
mua (%) mua (%)
1 Dầu xoa 0 0,00 0 0,00
2 Dung dịch uống 1 4,16 0 0,00
3 Hỗn dịch uống 0 0,00 0 0,00
4 Siro 2 8,33 6 2,34
5 Thuốc bột sủi bọt 5 20,83 22 8,59
6 Thuốc cốm 0 0,00 0 0,00
7 Thuốc dán ngoài da 0 0,00 24 9,38
8 Thuốc mỡ 0 0,00 2 0,78
9 Thuốc xịt ngoài da 0 0,00 0 0,00
10 Viên bao phim tan trong ruột 0 0,00 1 0,39
11 Viên đặt trực tràng 0 0,00 3 1,17
12 Viên nang cứng 0 0,00 6 2,34
13 Viên nén* 10 41,67 67 26,17
14 Viên nén bao phim 6 25,00 56 21,88
15 Viên nén giải phóng kéo dài 0 0,00 0 0,00
16 Viên nén sủi bọt 0 0,00 69 26,95
Tổng cộng: 24 100,00 256 100,00
(*) Viên nén được hiểu là viên nén không bao.
32

Qua bảng 3.17, có thể thấy trong bán thuốc theo đơn, số dạng bào chế được
sử dụng khá hạn chế, chỉ xoay quanh một số dạng như: Dung dịch uống, siro, thuốc
bột sủi bọt, viên nén, viên nén bao phim. Trong đó, dạng bào chế được ưa chuộng
sử dụng nhất là viên nén (9 lượt mua, chiếm 42,86% tổng số lượt mua thuốc GĐHS
theo đơn).
Nguyên nhân một phần cũng là do thói quen dùng thuốc và tâm lý “ngại” đổi
thuốc của bác sĩ, từ xưa đã ưa dùng các biệt dược quen thuộc (Panadol,
Hapacol,...). Một phần cũng là do đây là các thuốc có chất lượng tốt, đồng thời các
công ty đã áp dụng được các chính sách giá phù hợp, giúp các thuốc này được lựa
chọn trong các đợt đấu thầu thuốc bệnh viện.
Còn trong bán thuốc không theo đơn, các dạng bào chế được sử dụng đa
dạng hơn và dạng bào chế được ưa chuộng nhất là viên nén sủi bọt (67 lượt mua,
chiếm 26,91% tổng số lượt mua thuốc GĐHS không theo đơn). Tiếp sau đó là viên
nén (Chiếm 26,10%) và viên nén bao phim (Chiếm 21,29%).
Các chế phẩm viên nén sủi bọt được sử dụng nhiều nhất có thể kể đến như
Efferalgan 500mg, Panadol, Hapacol sủi,….
3.2.2.3. Tỷ lệ lựa chọn dạng đơn độc và phối hợp trong trường hợp có
đơn và không có đơn.
Qua khảo sát thực tế, kết quả về tỷ lệ lựa chọn các dạng chế phẩm trong hai
trường hợp mua thuốc được thể hiện ở bảng 3.18.
Bảng 3.17. Tỷ lệ sử dụng các dạng chế phẩm
thuốc giảm đau hạ sốt theo hình thức mua.
Hình thức mua
Dạng chế phẩm Có đơn Không có đơn
Số lượt mua Tỷ lệ (%) Số lượt mua Tỷ lệ (%)
Đơn độc 20 83,33 136 53,13
Phối hợp 4 16,67 120 46,87
Tổng cộng: 24 100,00 256 100,00
33

Từ kết quả ở bảng 3.18, có thể thấy khi mua thuốc GĐHS có đơn, dạng chế
phẩm được sử dụng chủ yếu là dạng đơn độc (20 lượt mua, chiếm 83,33% tổng số
lượt mua thuốc GĐHS có đơn).
Trong khi đó, khi mua thuốc theo diện không đơn thì hai dạng chế phẩm đơn
độc và phối hợp được sử dụng gần tương đương nhau, chênh lệch nhau khoảng 1,08
lần. Trong đó, dạng đơn độc được sử dụng nhiều hơn (136 lượt mua, chiếm 53,13%
tổng số lượt mua thuốc GĐHS không có đơn).
3.2.2.4. Tỷ lệ lựa chọn chế phẩm giảm đau hạ sốt sản xuất trong nước
và ngoại nhập trong trường hợp có đơn và không có đơn.
Kết quả về tỷ lệ lựa chọn chế phẩm GĐHS sản xuất trong nước (Biệt dược
nội) và ngoại nhập (Biệt dược ngoại) theo hình thức mua được thể hiện ở bảng 3.19.
Bảng 3.18. Tỷ lệ sử dụng các chế phẩm giảm đau hạ sốt
sản xuất trong nước và ngoại nhập theo hình thức mua.
Hình thức mua
Xuất xứ
Có đơn Không có đơn
sản phẩm
Số lượt mua Tỷ lệ (%) Số lượt mua Tỷ lệ (%)
Biệt dược nội 19 79,16 175 68,36
Biệt dược ngoại 5 20,84 81 31,64
Tổng cộng: 24 100,00 256 100,00

Qua kết quả ở bảng 3.19, có thể thấy dù ở hình thức mua có đơn hay không
có đơn thì chế phẩm GĐHS sản xuất trong nước vẫn được sử dụng nhiều hơn chế
phẩm ngoại nhập. Cụ thể, các thuốc GĐHS sản xuất trong nước chiếm 79,16% tổng
số lượt mua thuốc GĐHS có đơn (Tương ứng 19/ 24 lượt mua thuốc có đơn); và
chiếm 68,36% tổng số lượt mua thuốc GĐHS không có đơn (Tương ứng 175/ 256
lượt mua thuốc không có đơn).
Như vậy, có thể nói các công ty dược phẩm trong nước đã khá thành công
trong việc phát triển và duy trì chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, các chiến lược
marketing được vận dụng một cách hợp lý và linh hoạt cũng đã góp một phần
không nhỏ trong việc tạo dựng thương hiệu trong lòng người tiêu dùng để chiếm
lĩnh thị trường. Một số chế phẩm GĐHS sản xuất trong nước được ưa chuộng sử
34

dụng nhất có thể kể đến như: Alaxan, Decolgen ND, Decolgen Forte, Hapacol 150,
Hapacol 250, Hapacol Blue, Hapacol Sủi, Panadol Extra, Rhumenol Flu 500, Tiffy
Dey, Salonpas, Salonsip,…

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


KẾT LUẬN
Từ kết quả khảo sát 280 lượt mua thuốc GĐHS tại 70 nhà thuốc trên địa bàn
quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, nhóm rút ra được những kết luận như sau:
Về đặc điểm của các chế phẩm giảm đau hạ sốt:
 Có bốn dược chất GĐHS được sử dụng là: Aspirin, Glycol salicylat, Methyl
salicylat và Paracetamol. Trong đó các chế phẩm chứa Paracetamol chiếm số lượng
nhiều nhất (123/ 135 chế phẩm).
 Có tất cả 16 dạng bào chế thuốc GĐHS, trong đó hay gặp nhất là viên nén
bao phim (42/ 135 chế phẩm).
 Số lượng thuốc GĐHS dạng phối hợp (74/ 135 chế phẩm) nhiều hơn dạng
đơn độc (61/ 135 chế phẩm).
 Các chế phẩm GĐHS sản xuất trong nước (122/ 135 chế phẩm) chiếm số
lượng nhiều hơn so với chế phẩm ngoại nhập (13/ 135 chế phẩm).
Về tình hình sử dụng nhóm thuốc giảm đau hạ sốt:
 Tình hình sử dụng chung:
+ Tỷ lệ người mua thuốc GĐHS là 18,67% trong tổng số người mua thuốc.
+ Dược chất được sử dụng nhiều nhất là Paracetamol (246/ 280 lượt mua);
+ Viên nén là dạng bào chế được dùng nhiều nhất (75/ 280 lượt mua);
+ Chế phẩm dạng đơn độc được dùng nhiều hơn (156/ 280 lượt mua);
+ Chế phẩm sản xuất trong nước được dùng nhiều hơn (194/ 280 lượt mua);
 Khách hàng mua thuốc GĐHS chủ yếu là không theo đơn (256/ 280 lượt
mua), trong đó:
+ Dạng bào chế được dùng nhiều nhất: Viên nén sủi bọt (69/ 256 lượt mua);
35

+ Dạng chế phẩm hay dùng: Dạng đơn độc (136/ 256 lượt mua);
+ Các thuốc GĐHS sản xuất trong nước được sử dụng nhiều hơn (175/ 256
lượt mua).

KIẾN NGHỊ
Sau quá trình nghiên cứu, tìm tòi học hỏi, nhóm xin có những ý kiến đề xuất
như sau:
Kiến nghị đối với các công ty dược phẩm:
 Chú trọng hơn nữa trong việc nghiên cứu và đầu tư công nghệ để sản xuất
các dạng thuốc có sinh khả dụng cao như: Viên nén sủi bọt, viên đặt trực tràng,…
 Đẩy mạnh xây dựng hình ảnh của công ty, gắn hình ảnh của công ty với chất
lượng sản phẩm.
Kiến nghị đối với Nhà nước và Bộ Y tế:
 Tăng cường việc đầu tư và thúc đẩy sản xuất thuốc trong nước.
 Khuyến khích liên doanh với nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm quản lý và
chuyển giao công nghệ.
 Thường xuyên tổ chức thanh tra kiểm tra thuốc từ khâu sản xuất đến tay
người tiêu dùng để thuốc đảm bảo chất lượng và có mức giá hợp lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Thanh Bình (2007), Dịch tễ dược học, Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội, tr 72 – 74.
2. Bộ môn Dược lý trường Đại học Y Hà Nội, Dược lý học lâm sàng, Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội, tr 169 – 180.
3. Bộ Y tế (2007), Hóa dược tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 98 – 103.
4. Bộ Y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Phụ
lục 1.
5. Bộ Y tế (2009), Dược thư quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,
tr 46.
6. Võ Xuân Minh, Phạm Ngọc Bùng (2013), Kỹ thuật bào chế và sinh dược
học các dạng thuốc tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 46 – 77.
7. Võ Xuân Minh, Nguyễn Văn Long (2014), Kỹ thuật bào chế và sinh dược
học các dạng thuốc tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 46 – 208.
8. Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa (2007), Bào chế và sinh dược học tập 2,
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr 143 – 183.
9. Đào Văn Phan (2011), Dược lý học tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam, tr 148 – 158.
10. Trương Phương, Trần Thành Đạo (2009), Hóa dược 2, Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam, tr 372 – 373.
11. Mai Tất Tố, Vũ Thị Trâm (2012), Dược lý học tập 2, Nhà xuất bản Y học,
Hà Nội, tr 269.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
12. Joint Formulary Committee (2013), British National Formulary BNF 66,
Pharmaceutical Press, London, p. 272.
13. Bertram G. Katzung, Susan B. Masters, Anthony J. Trevor (2012), Basic
And Clinical Pharmacology 12th Edition, McGraw – Hill Medical, New
York, p. 638.
14. Sean C. Sweetman (2009), Martindale: The Complete Drug Reference 36th
Edition, Pharmaceutical Press, London, p. 62.
TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN
15. Danh mục sản phẩm nhóm giảm đau hạ sốt của công ty cổ phần Dược Hậu
Giang. Địa chỉ: http://www.dhgpharma.com.vn/vi/san-pham/giam-dau-ha-
sot (Ngày truy cập: 01/06/2019).
16. Danh sách các cơ sở hành nghề y, dược trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
tính đến ngày 10/01/2018. Địa chỉ: http://soyte.danang.gov.vn/chi-tiet?
articleId=2927648 (Ngày truy cập: 01/06/2019).
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1:
MẪU GHI CHÉP
THÔNG TIN KHÁCH HÀNG MUA THUỐC GIẢM ĐAU HẠ SỐT
Ngày:
STT:
Tên nhà thuốc:
Địa chỉ:
1. Thông tin bệnh nhân:
Tuổi: Giới tính: Cân nặng:
Bệnh tật: Dị ứng: Ghi chú:
Tên thuốc Dạng bào chế Số lượng Liều dùng, cách dùng
1.
2.
3.
2. Thông tin bệnh nhân:
Tuổi: Giới tính: Cân nặng:
Bệnh tật: Dị ứng: Ghi chú:
Tên thuốc Dạng bào chế Số lượng Liều dùng, cách dùng
1.
2.
3.
3. Thông tin bệnh nhân:
Tuổi: Giới tính: Cân nặng:
Bệnh tật: Dị ứng: Ghi chú:
Tên thuốc Dạng bào chế Số lượng Liều dùng, cách dùng
1.
2.
3.
Tỷ lệ người mua:

MẪU GHI CHÉP


THÔNG TIN CÁC DẠNG BÀO CHẾ THUỐC GIẢM ĐAU HẠ SỐT
Hàm Dạng
Tên biệt Tên hoạt Quy cách Nước sản
lượng/ bào Ghi chú
dược chất đóng gói xuất
Nồng độ chế

CHỮ KÝ XÁC NHẬN


Phụ trách nhà thuốc
PHỤ LỤC 2:
DANH SÁCH CHẾ PHẨM GIẢM ĐAU HẠ SỐT LƯU HÀNH TẠI MỘT SỐ NHÀ THUỐC
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3 THÁNG ĐẦU NĂM 2019.
HÀM DẠNG
TÊN TÊN CÔNG TY NƯỚC
STT LƯỢNG/ BÀO GHI CHÚ
BIỆT DƯỢC HOẠT CHẤT SẢN XUẤT SẢN XUẤT
NỒNG ĐỘ CHẾ
5 ASPIRIN pH8 Aspirin 500mg VNBP Mekophar Việt Nam  
17 EFFERHASAN Paracetamol 150mg TBSB Hasan - Dermapharm Việt Nam  
150mg
19 HAPACOL 150 Paracetamol 150mg TBSB Dược Hậu Giang Việt Nam  
20 EFFERHASAN Paracetamol 250mg TBSB Hasan - Dermapharm Việt Nam  
250mg
22 HAPACOL 250 Paracetamol 250mg TBSB Dược Hậu Giang Việt Nam  
26 HAPACOL 80 Paracetamol 80mg TBSB Dược Hậu Giang Việt Nam  
27 CENPADOL Paracetamol 150mg TBSB Dược TW3 Việt Nam  
31 DOPAGAN Paracetamol 500mg VNC Domesco Việt Nam  
34 BÉ NÓNG Paracetamol 100mg Viên nén Dược Hậu Giang Việt Nam  
35 HAPACOL 325 Paracetamol 325mg Viên nén Dược Hậu Giang Việt Nam  
40 FAHADO Paracetamol 500mg Viên nén Dược phẩm Hà Tây Việt Nam  
49 PARACETAMOL Paracetamol 500mg Viên nén Vidipha Việt Nam  
55 PANCIDOL Paracetamol 500mg VNBP TV. Pharm Việt Nam  
57 TRAVICOL Paracetamol 500mg VNBP TV. Pharm Việt Nam  
64 HAPACOL Sủi Paracetamol 500mg VNSB Dược Hậu Giang Việt Nam  
69 COBIFEN Paracetamol 200mg Thuốc Dược phẩm Imexpharm Việt Nam  
Vitamin C 200mg cốm
71 EFFE - Paracetamol 200mg TBSB Dược Hậu Giang Việt Nam  
PARACETAMOL Vitamin C 200mg
72 HAPACOL 150 Flu Paracetamol 150mg TBSB Dược Hậu Giang Việt Nam  
Clorpheniramin maleat 1mg
80 DELCOGEN ND Paracetamol 500mg Viên nén United Pharma -Việt Nam Việt Nam  
Phenylephrin HCl 10mg

82 HAPACOL Extra Paracetamol 500mg Viên nén Dược Hậu Giang Việt Nam  
Cafein 65mg

96 PANADOL Extra Paracetamol 500mg VNBP Sanofi - Synthelabo Việt Việt Nam  
Cafein 65mg Nam

99 EFFERALGAN Paracetamol 500mg VNSB Laboratoires UPSA Pháp Rx


CODEIN Codein phosphat 30mg
Phenylephrin HCl 37,5mg
Clorpheniramin maleat 4,95mg
102 DECOLGEN Paracetamol 100mg Siro United Pharma -Việt Nam Việt Nam  
Phenylephrin HCl 2,5mg
Clorpheniramin maleat 0,33mg
103 TIFFY Paracetamol 120mg Siro Nakorn Patana - Việt Nam Việt Nam  
Phenylephrin HCl 5mg
Clorpheniramin maleat 1mg

Loratadin 5mg
Dextromethorphan HBr 7,5mg
Ghi chú: VBPTTR: Viên bao phim tan trong ruột; VNBP: Viên nén bao phim; TDND: Thuốc dán ngoài da; TXND: Thuốc xịt ngoài da;
DDU: Dung dịch uống; HDU: Hỗn dịch uống; TBSB: Thuốc bột sủi bọt; VĐTT: Viên đặt trực tràng; VNC: Viên nang cứng;
VNGPKD: Viên nén giải phóng kéo dài; VNSB: Viên nén sủi bọt; Rx: Thuốc bán theo đơn.
PHỤ LỤC 3:
THÔNG TIN KHÁCH HÀNG MUA THUỐC GIẢM ĐAU HẠ SỐT TẠI MỘT SỐ NHÀ THUỐC
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3 THÁNG ĐẦU NĂM 2019.
STT LƯỢNG STT HÌNH SỐ
TÊN NHÀ
NHÀ ĐỊA CHỈ KHÁCH KHÁCH THỨC KHOẢN TÊN THUỐC [STT]
THUỐC
THUỐC HÀNG HÀNG MUA THUỐC
Nhà thuố c 61 Quận 1 Tự điều trị 1 Efferalgan 500mg []
1 Thanh Khê 12 2 Tư vấn 1 Panadol []
3 Tư vấn 1 Hapacol 250 []
4 Tự điều trị 1 Panadol Extra []
Nhà thuố c An Quận 1 Tự điều trị 1 Decolgen []
2 Bình Thanh Khê 9 2 Tự điều trị 1 Efferalgan 500mg []
3 Tự điều trị 1 Tatanol 500mg []
4 Tư vấn 1 Efferalgan 150 []
Nhà thuố c Quận 1 Tư vấn 1 Panadol []
3 Anh Quâ n Thanh Khê 17 2 Tự điều trị 1 Hapacol Sủi
3 Đơn 3 Panadol []
4 Tư vấn 1 Efferalgan 500mg []
Nhà thuố c Quận 1 Tư vấn 1 Tatanol 500mg []
4 Bả o Cườ ng Thanh Khê 14 2 Tự điều trị 1 Decolgen []
3 Tự điều trị 1 Tiffy []
4 Tư vấn 2 Hapacol 250 []
Nhà thuố c Quận 1 Tư vấn 4 Partamol 500 []
5 Đứ c Hò a Thanh Khê 9 2 Tư vấn 1 Efferalgan 500mg []
3 Tự điều trị 1 Panadol []
4 Tự điều trị 1 Tiffy []
Nhà thuố c Quận 1 Tư vấn 4 Paracetamol []
6 Hả i Hậ u Thanh Khê 12 2 Tư vấn 1 Hapacol 250 []
3 Tư vấn 1 Panadol []
4 Tư vấn 1 Panadol []
7 Nhà thuố c Quận 1 Tư vấn 1 Tatanol Extra []
Hoa Sen Thanh Khê 13 2 Tự điều trị 1 Efferalgan 250 []
3 Tư vấn 1 Panadol Extra []
4 Tư vấn 1 []

You might also like