You are on page 1of 3

NHỮNG KẾT QUẢ TỪ THUYẾT TRỒNG TRỌT

Để đánh giá cách khoa học tầm ảnh hưởng văn hóa của TV, các nhà nghiên cứu đã
dựa vào một quy trình bốn bước.
- Bước 1: Phân tích hệ thống thông điệp. Tại đây, các nhà nghiên cứu phân
tích cụ thể nội dung của những chương trình truyền hình nhằm đánh giá những
hình ảnh và nội dung thường được khắc họa như hình mẫu, giá trị, và chân
dung.
Những nội dung này có thể bao gồm vai trò giới, khắc họa chân dung thường
thấy của những dân tộc thiểu số, và khắc họa tiêu biểu cho một số ngành nghề.
Ví dụ: Theo một nghiên cứu tại Mỹ, một số đài truyền hình địa phương thường
khắc họa sai về những nhóm người thiểu số. Họ thường được khắc họa như
những tội phạm nhiều hơn so với người da trắng, trái với số liệu thực sự.
- Bước 2: Tạo ra công thức cho các câu hỏi khảo sát người xem TV về thực tiễn
xã hội. Những câu hỏi về thực tiễn được đưa ra trong những nghiên cứu về
thuyết trồng trọt.
- Bước 3: Khảo sát người xem với những câu hỏi từ bước 2. Sau khi hỏi, đưa ra
câu hỏi nhắc đến thời gian họ dành ra để xem TV.
- Bước 4: So sánh nhận thức về hiện tại xã hội giữa nhóm người sử dụng TV
nhiều và nhóm người sử dụng ít TV.
Kết quả, theo như Michael Morgan và Nancy Signorielli, sẽ cho thấy: “Câu hỏi được
đưa ra cho các nhóm được khảo sát không hề nhắc đến TV, và nhận thức của người trả
lời về nguồn thông tin này là không liên quan. Những kết quả nhận được … giữa thời
lượng xem TV và cách trả lời câu hỏi, những giá trị, và những hình ảnh xây dựng
trong TV… đã cho thấy sự ảnh hưởng của TV đến nhận thức của người xem về hiện
thực.”
Vậy thì TV đóng góp như thế nào? Những nhà nghiên cứu thuyết trồng trọt cho rằng
đóng góp lớn nhất của TV là sự định hướng, trồng trọt tư tưởng. Đây là một quá
trình văn hóa liên quan đến “những khung tư tưởng mạch lạc, kiến thức và những
thông tin nền sẵn có… được định hướng bởi sự tiếp xúc chỉ với thế giới TV hữu cơ, tự
nhiên, thay vì sự tiếp xúc có chọn lọc.” (Gerbner, 1990, p.255).
Sự định hướng xảy ra theo hai hướng:
- Mainstreaming (chính thống): cho rằng đối với những người tiếp xúc với TV,
đặc biệt là những người thường xuyên tiếp xúc, những biểu tượng trên TV
thống trị và chi phối những nguồn thông tin khác họ tiếp nhận, ảnh hưởng tối
đa đến nhận thức của họ về thế giới.
Nhận thức của con người về xã hội hướng về sự chính thống trong văn hóa,
những nhận thức về hiện thực của họ rất gần với hiện thực được thể hiện trên
TV, hơn là bất cứ nguồn thông tin nào khác. Những người xem TV thường
xuyên được chứng minh là được gieo trồng tư tưởng chính thống giống nhau,
dù họ có những khác biệt cá nhân về tuổi tác, giới tính, địa vị…
- Resonance (cộng hưởng): xảy ra khi những sự kiện xảy ra ở đời thực hỗ trợ
cho những hình arh được thể hiện qua thế giới của TV. Ảnh hưởng của sự trồng
trọt được tăng cao khi nội dung trên TV tác động cộng hưởng với trải nghiệm
đời thực. Có thể hình dung dễ dàng phương pháp này với hình ảnh cộng hưởng
vật lý: cái ly thủy tinh vỡ ra khi tiếp xúc với nguồn âm thanh có tần số phù hợp.
Có thể nói, người xem được tiêm “liều đôi” của sự trồng trọt với sự cộng
hưởng của TV và sự kiện đời thực. Ví dụ: một vài người dân khi thường bắt
gặp tình trạng tội phạm tại địa phương mình sống sẽ dần tin vào thế giới bạo
lực được khắc họa trên TV.
Những ảnh hưởng của TV cũng được chia thành 2 hướng:
- First-order cultivation (Trồng trọt bậc nhất): cách đánh giá của người xem
về những hiện tượng tiêu biểu trong thời kỳ đầu của nghiên cứu thuyết trồng
trọt (sự bạo lực, ồn ào chính trị). Đây là những đánh giá của người xem về thế
giới.
- Second-order cultivation (Trồng trọt bậc hai): thái độ và niềm tin được hình
thành từ những nhận thức từ trồng trọt bậc nhất. Ví dụ: lo ngại về bạo lực ->
tránh ra ngoài vào ban đêm, ồn ào chính trị -> phản đối một nhà chính trị.
Những nhà nghiên cứu đã sử dụng thuyết trồng trọt để đánh giá ảnh hưởng của nội
dung TV đến nhận thức của người xem về nhiều vấn đề hiện tại như bạo lực, môi
trường, phúc lợi, hình ảnh giới nữ, giá trị… Những nghiên cứu này càng củng cố cho
thuyết trồng trọt. Những kết quả thu được đã giúp giáo sư Gerbner đưa ra 3 Bs của
TV:
- Blur (Làm mờ): TV làm mờ những nhận thức truyền thống trước đó của
người xem về thế giới.
- Blend (hòa trộn): TV hòa trộn thực tiễn cuộc sống vào sự mainstream văn
hóa của TV.
- Bend (nắn hình): TV uốn nắn nội dung chính thống sao cho phù hợp với nhà
tài trợ và nội dung mà người xem hứng thú.
Gerbner không cho rằng đây là một cuộc trao đổi công bằng, ông cũng đặt phân tích
thuyết trồng trọt vào ống kính phê bình, đưa ra những ưu và khuyết của phương pháp
này.
Ưu điểm Khuyết điểm
- Kết hợp các giả thuyết vĩ mô và - Những nghiên cứu ban đầu còn
vi mô. nhiều giới hạn về phương pháp
- Đưa ra giải thích chi tiết về vai nghiên cứu
trò riêng biệt của TV. - Đánh giá nội dung trên TV như
- Hỗ trợ những nghiên cứu về mặc đồng nhất, không khác biệt
định của con người. - Chỉ tập trung vào người sử dụng
- Đánh giá lại ảnh hưởng của TV TV nhiều
(ngoài những thay đổi hành vi có - Khó áp dụng với các phương tiện
thể nhìn thấy được) được sử dụng ít hơn TV.
- Áp dụng với một số lượng nhiều
vấn đề khác nhau
- Đưa ra nền móng cho sự thay đổi

Từ khi giáo sư Gerbner qua đời năm 2005, nghiên cứu thuyết trồng trọt đã chuyển
sang nghiên cứu về tầm ảnh hưởng của các nội dung truyền thông qua các thể loại cụ
thể như phim truyền hình dài tập, phim hài, những chương trình truyền hình thực tế
(Sergin and Nabi, 2002), thể loại phim tội phạm, bạo lực (Gabe and Drew, 2007).
Những nội dung trên có thể được phát sóng trên các nền tảng truyền thông mới. Dù
không còn chịu quá nhiều sự ảnh hưởng của TV truyền thống, chúng ta vẫn bị gieo
trồng những nhận thức từ các phương tiện truyền thông. Có thể lấy ví dụ như nền tảng
YouTube từ Google, chúng ta vẫn tiếp nhận thông tin từ những gì Google “chọn” cho
chúng ta xem. Như Michael Morgan và James Shanahan nói “Khi mà những hệ thống
storytelling còn tồn tại và những vẫn còn những người cung cấp những thông điệp lan
truyền rộng, thì quan điểm của Gerbner vẫn còn mang giá trị.”

You might also like