You are on page 1of 55

ÔN TẬP KỸ THUẬT THỰC PHẨM 3_TRUYỀN KHỐI

I.Phần lý thuyết
C1. Kiến thức cơ bản
1. Truyền khối là gì? Bản chất của quá trình truyền khối?
- Định nghĩa: Là quá trình di chuyển vật chất từ pha này sang pha khác khi hai pha tiếp xúc
trực tiếp với nhau.
- Bản chất của quá trình truyền khối (cấu tử M) giữu hai pha ɸy và ɸx là quá trình thuận
nghịch
2. Hãy cho biết chiều khuếch tán của các quá trình truyền khối: hấp thu, chưng, trích ly
lỏng – lỏng, trích ly lỏng – rắn, hấp phụ, sấy, hòa tan, kết tinh; giải hấp thu-degas, giải
hấp phụ, trao đổi ion.
- Hấp thu là quá trình hút khí (hơi) bằng chất lỏng, trong đó vật chất đi từ pha khí vào lỏng.
- Chưng là quá trình tách các hỗn hợp lỏng thành các cấu tử riêng biệt, vật chất đi từ pha
lỏng vào pha hơi và ngược lại.
- Trích ly lỏng – lỏng là quá trình tách các chất hòa tan trong chất lỏng bằng chất lỏng khác
không hòa tan với chất lỏng trước, vật chất đi từ pha lỏng vào pha lỏng.
- Trích ly lỏng – rắn là quá trình hòa tan chọn lựa một cấu tử trong chất rắn bằng một dung
môi lỏng, vật chất đi từ pha lỏng vào pha rắn.
- Hấp phụ là quá trình hút khí (hơi) bằng chất rắn xốp, vật chất đi từ pha khí vào pha rắn.
- Sấy là quá trình tách nước ra khỏi vật liệu ẩm vật chất đi từ pha rắn hay lỏng vào pha khí.
- Hòa tan là quá trình vật chất đi từ pha rắn sang lỏng.
- Kết tinh là quá trình tách chất rắn trong dung dịch vật chất đi từ pha lỏng vào pha rắn.
- Giải hấp phụ ngược lại với quá trình hấp phụ, vật chất từ đi từ pha rắn vào pha khí.
- Giải hấp thu-degas ngược lại với quá trình hấp thu, vật chất đi từ pha lỏng vào pha khí.
- Trao đổi ion là quá trình tách dựa trên khả năng của một số chất trao đổi ion có thể trao đổi
các nhóm ion linh động của mình với các ion trong dd.
3. Tại trạng thái cân bằng pha, nồng độ cấu tử trong hai pha có đặc điểm gì? Quá trình
khuếch tán xảy ra như thế nào? HD: tốc độ tổng cộng bằng 0
- Nồng độ cấu tử trong hai pha bằng với nồng độ cân bằng trong pha.
- Khi hai pha chuyển động tiếp xúc với nhau do sự cản trở của pha này đối với pha kia,
nghĩa là trên bề mặt phân chia pha tạo thành hai lớp màng. Chế độ chuyển động trong
màng và trong nhân là khác nhau. Trong màng là chuyển động dòng vì thế gọi là
khuếch tán phân tử còn nhân chuyển động xóay và gọi là khuếch tán đối lưu. Khuếch
tán trong màng rất chậm so với trong nhân nên nó quyết định đến quá trình khuếch tán

1
4. Gọi x, y là nồng độ làm việc trong pha x và y. Trường hợp nào vật chất chủ yếu chuyển
từ pha x sang pha y (x*, y*: nồng độ cân bằng trong pha x và pha y)? HD: x > x* và y <
y*
- Nồng độ làm việc trong pha x lớn nồng độ cân bằng x* và nồng độ làm việc trong pha y
nhỏ hơn nồng độ cân bằng y*
Trường hợp nào vật chất chủ yếu chuyển từ pha y sang pha x (x*, y*: nồng độ cân bằng trong
pha x và pha y)? HD: x < x* và y > y*
- Nồng độ làm việc trong pha x nhỏ nồng độ cân bằng x* và nồng độ làm việc trong pha y
lớn hơn nồng độ cân bằng y*
5. Động lực quá trình truyền khối là gì? Khi quá trình truyền khối xảy ra, động lực quá
trình sẽ thay đổi như thế nào? Động lực quá trình truyền khối trung bình tính bằng cách
nào?
- Động lực quá trình truyền khối là sự sai biệt nồng độ làm cho chất khuếch tán từ nơi có
nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.
- Khi quá trình truyền khối thì hiệu số giữa nồng độ làm việc và nồng độ cân bằng sẽ nhỏ
dần.
- Động lực trung bình:

6. Quá trình truyền khối xuyên pha là gì? Cho ví dụ minh họa?
- Quá trình truyền khối xuyên pha là sự dịch chuyển vật chất từ pha này sang pha khác
thông qua sự tiếp xúc pha.
- Vd: chưng cất, hấp thu, sấy, trích ly
7. Quá trình cấp khối là gì? Cho ví dụ minh họa?
-

8. Khuếch tán đối lưu là gì? Động lực quá trình khuếch tán đối lưu là gì? Cho ví dụ minh
họa?

- Khi hai pha chuyển động tiếp xúc với nhau do sự cản trở của pha này đối với pha kia,
nghĩa là trên bề mặt phân chia pha tạo thành hai lớp màng. Xảy ra trong nhân chuyển
động xoáy gọi là khuếch tán đối lưu.
- Xảy ra là nhờ sự xáo trộn của các phân tử trong dòng.

2
- Động lực của quá trình khuếch tán đối lưu là sự chênh lệch nồng độ trong nhân và nồng
độ bề mặt tiếp xúc.
- Khuếch tán phân tử quyết định tốc độ cho cả quá trình khuếch tán.
9. Khuếch tán phân tử là gì? Động lực quá trình khuếch tán phân tử là gì? Cho ví dụ
minh họa?
- Khi hai pha chuyển động tiếp xúc với nhau do sự cản trở của pha này đối với pha kia,
nghĩa là trên bề mặt phân chia pha tạo thành hai lớp màng. Xảy ra trong lớp màng ở chế
độ chuyển động dòng gọi là khuếch tán phân tử.
- Động lực là chênh lệch nồng độ giữa hai bề mặt tiếp xúc. Khuếch tán từ nơi nồng độ cao
đến nơi nồng độ thấp trong lớp màng.
- Xảy ra rất chậm (Phụ thuộc vào bề mặt, thời gian, nồng độ…)
10. Quá trình khuếch tán nào trong quá trình truyền khối diễn ra rất nhanh? Quá trình
khuếch tán nào quyết định tốc độ quá trình truyền khối? Cho ví dụ minh họa?
- Quá trình khuếch tán đối lưu trong quá trình truyền khối diễn ra rất nhanh.
- Quá trình khuếch tán phân tử quyết định tốc độ quá trình truyền khối
11. Biểu thức của định luật Henry, định luật Raoult, định luật Dalton là gì?
Định luật Henry: “Đối với dung dịch lý tưởng áp suất riêng phần p của khí trên chất lỏng tỷ lệ
với phần mol x của nó trong dung dịch.”
p = H.x
Định luật Raoult: “Áp suất riêng phần p của một cấu tử trên dung dịch bằng áp suất hơi bão
hòa Pbh của cấu tử đó (ở cùng nhiệt độ) nhân với nồng độ phần mol x của cấu tử đó trong dung
dịch.”
p = Pbhi.x
Ở trạng thái cân bằng, có: p* = H.x và p* = Pbh.x
Theo Clapeyron và Dalton: p* = P.y*
Phương trình cân bằng:
y*=(H/P).x = m.x
y*=(Pbh/P).x

12. Trong công thức tính đường kính thiết bị truyền khối, lưu lượng sử dụng là lưu
lượng của pha nào?
- Tính đường kính:

D=

3
V – lưu lượng thể tích của pha Φy, m3/s
– vận tốc pha Φy đi qua toàn bộ tiết diện rỗng thiết bị, m/s
0

f – độ rỗng của tiết diện, %


- Lưu lượng sử dụng của Φy
13. Phân loại tháp truyền khối? Ưu nhược điểm của từng loại?
- Tháp mâm
- Tháp đệm
14. Gọi x, y là nồng độ làm việc trong pha x và y. Trường hợp nào vật chất chuyển từ
pha x sang pha y? HD: x > 0 và y = 0
- Nồng độ làm việc trong pha x > 0, và nồng độ làm việc trong pha y =0
Trường hợp nào vật chất chuyển từ pha y sang pha x? HD: y > 0 và x=0
- Nồng độ làm việc trong pha y > 0, và nồng độ làm việc trong pha x =0
15. Phân biệt nồng độ phần mol, tỷ số mol, phần khối lượng, tỷ số khối lượng?
-

16. Bậc tự do là gì? Vai trò của bậc tự do trong các hệ nhiệt động? Công thức tính bậc
tự do?
Bậc tự do: là số thông số biến đổi độc lập mà không làm thay đổi số pha của hệ.

c = k – f + n;
c: bậc tự do của hệ;
r: số hợp phần (số chất có trong hệ);
k: số cấu tử (số chất tối thiểu có thể tạo thành hệ);
f: số pha;
n: số thông số trạng thái tác động lên hệ; r ≥ k
17. Thế nào là cân bằng nhiệt động? Bản chất của cân bằng nhiệt động? Cho ví dụ
minh hoạ 1 quá trình có cân bằng nhiệt động trong lĩnh vực Thực phẩm/đồ uống.
- Ở trạng thái cân bằng nhiệt động lực học không thể xảy ra các hiện tượng truyền nhiệt,
các phản ứng hóa học, biến đổi trạng thái giữa khí, lỏng, rắn. Trạng thái cân bằng nhiệt
động lực học khác với trạng thái cân bằng cơ học ở chỗ là mặc dù các đại lượng vĩ mô đặc
trưng cho hệ không đổi nhưng các phần tử cấu tạo nên hệ vẫn không ngừng chuyển động
hỗn loạn. Chẳng hạn một hệ gồm một chất lỏng, đựng trong bình kín, trên mặt của chất
lỏng có hơi bão hoà của nó. Hệ này ở trạng thái cân bằng nên các đại lượng p, V, T là
không đổi. Tuy nhiên bên trong hệ vẫn có những phân tử bay hơi ra khỏi chất lỏng và
ngược lại cũng có những phân tử thuộc phần hơi bão hoà bay trở lại vào chất lỏng. Dĩ nhiên
số phân tử bay ra và bay trở vào chất lỏng trong cùng một thời gian nào đấy phải bằng
nhau.

4
18. Hệ số truyền khối và hệ số truyền khối tổng quát là gì?

19. Hệ số Henry (H) phụ thuộc vào thông số nhiệt động nào?

- Hằng số Henry, phụ thuộc vào tính chất của khí, lỏng, nhiệt độ

20. Mối liên hệ giữa vận tốc truyền khối và động lực truyền khối?
- Vận tốc của một quá trình nào cũng tỷ lệ thuận với động lực và tỷ lệ nghịch với trở lực.

C2. Hấp thu


1. Hấp thu (thụ) là gì? Trong hấp thu, khí bị hút gọi là gì? Khí không bị hấp thu gọi là
gì? Chất lỏng dùng để hút khí gọi là gì, có đặc điểm gì?
Định nghĩa: Qúa trình hấp thu là quá trình trong đó một hỗn hợp chất khí được cho tiếp xúc
với chất lỏng nhằm mục đích hòa tan chọn lọc một hay nhiều cấu tử của hỗn hợp khí để tạo
nên một dung dịch các cấu tử trong chất lỏng.
-Khí không được hấp thu được gọi là khí trơ.
- Chất lỏng dùng để hút khí gọi là chất hấp thu.
*Có đặc điểm:
+Thu hồi các cấu tử có giá trị trong pha khí
+ Làm sạch khí
+ Tách hỗn hợp khí thành từng cấu tử riêng biệt
(khí được hấp thu được gọi là chất bị hấp thu)

2. Các đặc điểm của dung môi là gì? Trong các đặc điểm đó, đặc điểm nào quan trọng
nhất? Vì sao?

Các đặc điểm của dung môi:

1. Có tính chất hòa tan chọn lọc


2. Độ bay hơi tương đối thấp nhằm tránh mất mát
3. Tính ăn mòn của dung môi thấp để dễ dàng trong việc chế tạo thiết bị
4. Chi phí thấp, dung môi dễ tìm, giá thành rẻ.
5. Độ nhớt dung môi bé, giúp tăng tốc độ hấp thu, tránh ngập lụt, truyền nhiệt tốt.
6. Nhiệt dung riêng bé giúp ít tốn nhiệt khi hoàn nguyên dung môi
7. Nhiệt độ sôi khác xa với nhiệt độ của chất hòa tan như vậy sẽ dễ tách cấu tử ra khỏi
dung môi.

5
8. Nhiệt độ đóng rắn thấp tránh được hiện tượng đóng rắn làm tắt thiết bị.
9. Không tạo thành kết tủa, khi hòa tan tránh được tắc thiết bị và thu hồi cấu tử đơn giản
hơn.

10.Không độc đối với người và môi trường

Trong tất cả các đặc điểm, đặc điểm 1 là quan trọng nhất. Vì đây là tính chất chủ yếu của
dung môi, chỉ hòa tan cấu tử cần tách ra khỏi hỗn hợp khí mà không hòa tan các cấu tử còn
lại hoặc hòa tan không đáng kể. Dung môi và dung chất có bản chất hóa học tương tự nhau
thì cho độ hòa tan tốt. Dung môi và dung chất tạo nên phản ứng hóa học thì làm tăng độ
hòa tan lên rất nhiều, nhưng nếu dung môi được thu hồi để dùng lại thì phản ứng phải có
tính hoàn nguyên.

3. Đường cân bằng sử dụng trong quá trình hấp thu là đường cân bằng theo nồng độ gì?

=> Đường cân bằng sử dụng trong quá trình hấp thu là đường cân bằng theo nồng độ luôn luôn
lớn hơn nồng độ làm việc, vì thế lượng dung môi thực tế luôn lớn hơn lượng dung môi tối
thiểu, thường khoảng 20%.

4. Khi chọn đệm, để giảm khối lượng thiết bị, vật đệm cần thỏa yêu cầu nào?
+ Có khối lượng riêng bé.
5. Khi chọn đệm, để giảm trở lực pha khí, vật đệm cần thỏa yêu cầu nào?
Thường sử dụng đệm gỗ vì có kích thước lớn nên bề mặt riêng của đệm bé
6. Khi chọn đệm, để tăng bề mặt tiếp xúc, vật đệm cần thỏa yêu cầu nào?
+ Có kích thước bé, có bề mặt riêng lớn.
7. Đối với tháp đệm quá cao, có nhược điểm gì, cách khắc phục?
+ Nhược điểm: phân phối chất lỏng không đều. Để khắc phục nhược điểm đo, nếu tháp cao
quá thì người ta chia đệm ra nhiều tầng và có đặt thêm bộ phân phối chất lỏng đối với mỗi tầng
đệm.
8. Ưu và nhược điểm chính của tháp hấp thu loại màng là gì?
+ Ưu điểm:
Trở lực pha khí nhỏ.
Có thể biết được bề mặt tiếp xúc pha trong trường hợp chất lỏng chảy thành màng.
Có thể thực hiện trao đổi nhiệt.
+ Nhược điểm:
Năng suất theo pha lỏng nhỏ.
Cấu tạo phức tạp, khi vận hành dễ bị sặc.
9. Trong tháp mâm chóp quá trình tiếp xúc pha diễn ra ở vị trí nào?

6
=> Đỉnh tháp

Trong tháp mâm chóp quá trình tiếp xúc pha diễn ra ở vị trí tại mỗi bậc (đĩa) (Trang 61)

10. So với tháp đệm thì tháp đĩa (tháp mâm) có ưu điểm gì?

Ưu điểm:

- Hiệu suất làm việc khá cao do có bề mặt tiếp xúc pha khá lớn
- Kết cấu khá đơn giản
- Trở lực tương đối thấp
- Đơn giản, dễ vận hành hơn
- Tháp hoạt động khá ổn định

11. Trong hấp thu, khi đi từ đỉnh tháp xuống đáy, nồng độ pha khí sẽ thay đổi như thế
nào? Nồng độ pha lỏng sẽ biến đổi như thế nào?

- Trong hấp thu, khi đi từ đỉnh tháp xuống đáy, nồng độ pha khí sẽ giảm dần. Nồng độ pha
loãng tăng dần.

12. Trong hấp thu, lượng lỏng vào và ra khỏi tháp biến đổi thế nào? Lượng khí vào và ra
khỏi tháp biến đổi thế nào?

- Trong hấp thu, lượng lỏng vào nhỏ hơn lượng lỏng ra.

- Trong hấp thu, lượng khí vào lớn hơn lượng khí ra.

13. Trong hấp thu, đường làm việc có mối tương quan thế nào với đường cân bằng? HD:
đường làm việc nằm trên và không cắt đường cân bằng.

- Khi đường làm việc trên đường cân bằng thì động lực khuếch tán nhỏ, thời gian tiếp xúc
pha lâu.

14. Khi chọn dung môi, để giảm trở lực khuếch tán, dung môi cần thỏa yêu cầu nào?
HD: độ nhớt nhỏ
15. Khi chọn dung môi, để tiết kiệm nhiệt khi hoàn nguyên, dung môi cần thỏa yêu cầu
nào? HD: nhiệt dung riêng nhỏ
16. Khi chọn dung môi, để dễ tách cấu tử hấp thu ra khỏi dung môi thì dung môi cần
thỏa yêu cầu nào? HD: nhiệt độ sôi của cấu tử và dung môi phải khác xa nhau.
17. Để quá trình hấp thu thuận lợi, cho biết đặc điểm của lượng dung môi, nhiệt độ và áp
suất làm việc. HD: Ltr >> Ltrmin, t giảm, P tăng

- Đặc điểm của lượng dung môi:

- Có tính chất hòa tan chọn lọc

7
- Độ nhớt của dung môi nhỏ
- Nhiệt dung riêng nhỏ
- Có nhiệt độ sôi khác xa với nhiệt độ sôi của cấu tử hòa tan
- Có nhiệt độ đóng rắn thấp
- Không tạo thành kết tủa với chất bị hấp thu
- Ít bay hơi
- Không độc và không ăn mòn thiết bị

Nhiệt độ giảm dẫn đến quá trình hấp thu thuận lợi

Áp suất tăng dẫn đến quá trình hấp thu thuận lợi

18. Để quá trình giải hấp thu (degas hoặc stripping) thuận lợi, cho biết đặc điểm của
nhiệt độ và áp suất làm việc. HD: t tăng, P giảm

- Đặc điểm của nhiệt độ và áp suất làm việc để quá trình hấp thu thuận lợi là nhiệt độ
tăng và áp suất giảm.

19. Có bao nhiêu loại hiệu suất mâm được sử dụng cho hấp thu? Kể tên các loại này.
HD: có 3 loại, hiệu suất mâm tổng quát, liên quan đến toàn tháp; hiệu suất mâm Murphree,
liên quan đến 1 mâm; hiệu suất mâm cục bộ, liên quan đến một vị trí cụ thể trên mâm.
20. Độ hòa tan của chất khí trong chất lỏng phụ thuộc vào các yếu tố nào? Giải thích
vì sao?
+ Độ hòa tan của khí trong chất lỏng phụ thuộc vào:
Tính chất của khí và chất lỏng
Nhiệt độ môi trường
Áp suất riêng phần của khí trong hỗn hợp.
Giải thích vì sao: sự phụ thuộc đó được biểu thị bằng:
Định luật Henry-Dalton
Biểu thức:
ycb = m.x
Khi tính toán hấp thu, người ta thường
dùng tỷ số mol, trong trường hợp này có:

BÀI TẬP bỏ phần tính động lực truyền khối trung bình và hệ số truyền khối của tháp hấp thu.

1. Dùng acid sulfuric để làm khô không khí ẩm trong điều kiện: năng suất 1000 m3/h không khí
khô ở điều kiện chuẩn (1 atm, 25oC). Hàm lượng ẩm ban đầu là 0,020 kg/kg không khí khô,
8
hàm lượng ẩm cuối cùng là 0,003 kg/kg không khí khô. Hàm lượng nước ban đầu trong acid là
0,2 kg/kg acid, hàm lượng cuối là 1,0 kg/kg acid. Không khí được làm khô ở điều kiện áp suất
khí quyển. Xác định lượng acid sulfuric cần dùng (kmol/h và kg/h), lưu lượng của không khí
ẩm và không khí khô (kg/h và kmol/h).
Hướng dẫn giải: không khí ẩm = hơi nước + không khí khô
Tính lưu lượng không khí khô (kmol/h), theo đề thì đây là Gtr:
P.V 1*1000
Gtr    40,9 kmol/h ; R  0,082 ( lít.atm/mol.K = m3.atm/kmol.K )
R.T 0.082 * ( 25  273)

Tính lưu lượng không khí khô (kg/h):


G tr  Gtr * M kkk = 40,9*28,8 =1177,92 kg/h ; M kkk  28,8 kg/kmol
Lưu lượng không khí ẩm (lưu lượng đầu, Gđ):
Y đ  0,02 kg H2O/kg kkk ; Y c  0,003 kg H2O/kg kkk
Yđ 0,02
yđ    0,0196 kg H2O/kg kk ẩm =>
1  Y đ 1  0,02

G tr 1177 ,92
G tr  G đ * (1  y đ )  G đ    1201,47 kg/h ;
(1  y đ ) (1  0,0196)


MA Gtr
yđ  = 0,03 mol/mol hh => Gtr  Gđ * (1  yđ )  Gđ  = 42,2 kmol/h
y đ 1 y đ (1  yđ )

MA MB

Lưu lượng dung môi (kg/h):


X đ  0,2 kg H2O/kg acid ; X c  1,0 kg H2O/kg acid
=> L tr * ( X c  X đ )  G tr * Y đ  Y c   L tr  25 kg/h
Lưu lượng dung môi (kmol/h): Macid sulfuric = 98 kg/kmol
X đ .M acid X c .M acid
Xđ  ; Xc  => Ltr * ( X c  X đ )  Gtr *  Yđ  Yc   Ltr  0,03 kmol/h
M H 2O M H 2O

Y đ .M kkk Y c .M kkk
Yđ  ; Yc 
M H 2O M H 2O

2. Một tháp dùng để hấp thu hơi ethanol từ không khí bằng dung môi là nước với suất lượng
2000 kg/h. Nhiệt độ trung bình trong tháp là 25 oC. Hỗn hợp không khí - ethanol có nồng độ
ethanol là 7% theo thể tích được đưa qua tháp ở áp suất thường. Pha khí có lưu lượng là 1600
m3/h không khí tinh khiết (không khí khô, kkk, ở điều kiện chuẩn). Tháp hấp thu 95% ethanol. 
a. Xác định nồng độ ethanol ban đầu, cuối trong không khí và nồng độ ethanol trong nước
khi đi ra khỏi tháp hấp thu? 
b. Xác định động lực của quá trình hấp thu tại đỉnh, đáy tháp và động lực trung bình logarit?
Biết phương trình của đường cân bằng là Y* = 1,70.X
9
c. Xác định diện tích bề mặt truyền khối cần thiết của tháp hấp thu trên? Biết hệ số truyền khối
tổng quát là Ky = 0,45 kmol ethanol/m2.h (kmol ethanol/kmol không khí). 
d. Xác định thể tích lớp vật chêm cần thiết cho tháp? Diện tích bề mặt riêng của vật chêm được
xác định là 220 m2/m3.
Hướng dẫn giải:
a. Nồng độ ethanol ban đầu, cuối trong không khí và nồng độ ethanol trong nước khi đi ra khỏi
tháp hấp thu
Đối với khí, tại nhiệt độ và áp suất xác định: %V = % số mol = yđ = 0,07 mol E/mol hh
y 0,07
Nồng độ tỷ số mol đầu pha khí: Yđ  1  y  1  0,07  0,0752 mol E/mol kkk
đ

Nồng độ tỷ số mol cuối pha khí: Yc  Yđ * (1   )  0,0752 * (1  0,95)  0,00376 mol E/mol kkk
: là hiệu suất hấp thu.
Yc
Nồng độ phần mol cuối pha khí: yc  mol E/mol hỗn hợp khí
1  Yc

L tr 2000
Tính suất lượng dung môi (nước, Ltr, kmol/h): Ltr    111,11 kmol/h ; suất lượng
M tr 18

khối lượng: L tr : kg / h

Tính suất lượng khí trơ (không khí tinh khiết, Gtr, kmol/h): V có đơn vị m3/h
P.V 1 *1600
Gtr    65,47 kmol/h ; R  0,082 ( lít.atm/mol.K = m3.atm/kmol.K )
R.T 0.082 * (25  273)

Nồng độ ethanol trong nước khi đi ra khỏi tháp hấp thu (nồng độ cuối pha lỏng, Xc): đề không
nói gì hết thì Xđ = 0
Gtr *  Yđ  Yc  65,47 *  0,0752  0,00376
Ltr * ( X c  X đ )  Gtr *  Yđ  Yc   X c  X đ  0  0,042
Ltr 111,11
(mol ethanol/mol nước = kmol ethanol/kmol nước)
b. Y* = 1,70.X
Động lực truyền khối trung bình cho pha lỏng:
Động lực của quá trình hấp thu tại đáy tháp:
X 1  X cb1  X đ ; tìm Xcb1 từ phương trình đường cân bằng Yc = f(Xcb1) => Xcb1= Yc/1,70
=0,00376/1,70 = 0,00221 mol E/mol nước
Động lực của quá trình hấp thu tại đỉnh tháp:
X 2  X cb 2  X c ; tìm Xcb2 từ phương trình đường cân bằng Y đ = f(Xcb2) => Xcb2= Yđ/1,70 =
0,0752/1,70 = 0,044 mol E/mol nước
Động lực của quá trình hấp thu trung bình logarit theo pha lỏng:

10
X 1  X 2
X tb 
 X 
ln 1  = mol E/mol nước
 X 2 
Động lực truyền khối trung bình cho pha khí:
Động lực của quá trình hấp thu tại đỉnh tháp
Y1  Yđ  Ycb1 = 0,0038 mol E/mol kkk; tìm Ycb1 từ phương trình đường cân bằng Ycb1 = f(Xc)
= 1,70*0,042 = 0,0714 mol E/mol kkk
Động lực của quá trình hấp thu tại đáy tháp:
Y2  Yc  Ycb 2 = 0,00376 mol E/mol kkk; tìm Ycb2 từ phương trình đường cân bằng Ycb2 = f(Xđ)
= 1,70*0 = 0 mol E/mol kkk
Động lực của quá trình hấp thu trung bình logarit theo pha hơi:
Y1  Y2
Ytb 
 Y  = mol E/mol kkk
ln 1 
 Y2 
c. Diện tích bề mặt truyền khối cần thiết của tháp hấp thu, biết hệ số truyền khối tổng quát là
Ky = 0,45 kmol ethanol/m2.h
G y  F * K y * Ytb ; đơn vị của Gy: kmol/h, đây là lượng pha y truyền vào pha x =>
G y  Gtr *  Yđ  Yc   Ltr * ( X c  X đ ) = 65,47*(0,0752-0,00376) = 4,677 kmol/h

Gy Gtr *  Yđ  Yc  4,677
G y  F * K y * Ytb  F    = 453,86 m2
K y * Ytb K y * Ytb 0,45 * 0,0229

d. Thể tích lớp vật chêm cần thiết, biết diện tích bề mặt riêng của vật chêm Sr, m2/m3.
F 453,86
V    2,063 ; m3
Sr 220

3. Quá trình hấp thu được tiến hành trong tháp đệm có tổng bề mặt tiếp xúc pha F = 5500 m2;
Hỗn hợp khí đi vào tháp có lưu lượng Vđ = 6500 m3/h; Dung môi được sử dụng là nước Vx =
750 m3/h; Nồng độ CO2 trong khói thải đi vào tháp yđ = 25,2% thể tích; Hiệu suất của quá trình
hấp thu 95%; Tháp làm việc ở điều kiện p = 19,5 at; t = 20oC. 
a. Xác định lượng CO2 được hấp thu? Gy
P.Vđ
yđ = 25,2% = 0,252 mol CO 2/mol hhkk => Yđ= ; Yc  Yđ * (1   ) ; Gđ  
R.T
(kmol/h) ; Gtr  Gđ * (1  yđ ) = (kmol/h)
G y  Gtr *  Yđ  Yc   Ltr * ( X c  X đ ) ;

b. Xác định nồng độ CO2 trong dòng khí đi ra khỏi tháp hấp thu?


Yc
Yc  Yđ * (1   ) => yc 
1  Yc

c. Xác định nồng độ CO2 trong dòng lỏng đi ra khỏi tháp hấp thu?

11
Gtr *  Yđ  Yc  Xc
Ltr * ( X c  X đ )  Gtr *  Yđ  Yc   X c  X đ  ; xc 
Ltr 1 Xc

d. Xác định động lực chuyển khối ở đỉnh, đáy và trung bình logarit của tháp đệm? Tháp làm
việc ở điều kiện cân bằng y* = 76,25.x 
Y* X
HD: đường cân bằng  tỷ số mol  76,25 * => thực hiện tương tự câu 2b
1 Y *
1 X

e. Xác định hệ số truyền khối tổng quát của quá trình trên?


F = 5500 m2 ; G y  Gtr *  Yđ  Yc   Ltr * ( X c  X đ ) => Ky

C3. Chưng Cất


1. Chưng là gì? Phân biệt các quá trình chưng và ứng dụng của các quá trình đó?
- Chưng cất là quá trình tách hỗn hợp lỏng cũng như các hỗn hợp khí lỏng thành các cấu tử
riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau của các cấu tử trong hỗn hợp.
- Gồm 3 phương pháp chưng cất:
o Chưng cất đơn giản: dùng để tách các hỗn hợp gồm có các cấu tử có độ bay hơi rất khác
nhau. Phương pháp này dùng để tách sơ bộ và làm sạch các cấu tử khỏi tạp chất.
o Chưng cất bằng hơi nước trực tiếp: dùng để tách hỗn hợp gồm các chất khó bay hơi và
tạo chất không bay hơi, thường được ứng dụng trong trường hợp hợp chất được tách không
tan vào nước.
o Chưng cất chân không: dùng trong trường hợp cần hạ nhiệt độ sôi của cấu tử, như trường
hợp các cấu tử trong hỗn hợp dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao hay trường hợp các cấu tử có
nhiệt độ sôi quá cao.

(Trang 41)

2. Bản chất quá trình truyền khối trong quá trình chưng cất là gì?
- Bản chất của quá trình truyền khối là quá trình khuếch tán, vật chất di chuyển từ pha lỏng
vào pha hơi và ngược lại.

(Trang 8, chưa chắc chắn)

3. Trong chưng cất hỗn hợp 2 cấu tử, cấu tử nào được gọi là cấu tử nhẹ, cấu tử nào được
gọi là cấu tử nặng?
- Trong quá trình chưng cất hỗn hợp 2 cấu tử, cấu tử nhẹ là cấu tử dễ bay hơi, các cấu tử nặng
là các cấu tử khó bay hơi.

12
(Tham khảo trên mạng, chưa chắc chắn)

4. Trong quá trình chưng cất khi đi từ đáy tháp lên đỉnh tháp, nồng độ cấu tử dễ bay hơi
trong pha khí thay đổi như thế nào? Nồng độ cấu tử dễ bay hơi trong pha lỏng thay đổi
như thế nào? Nhiệt độ sôi của hỗn hợp thay đổi như thế nào?
- Quá trình chưng cất đi từ đáy tháp lên đỉnh tháp, nồng độ cấu tử thay đổi theo chiều cao
của tháp, nhiệt độ sôi cũng thay đổi tương ứng với sự thay đổi nồng độ.

(Trang 43)

5. Trong chưng cất, nồng độ cấu tử nhẹ trong dòng hoàn lưu đỉnh tháp như thế nào so
với trong dòng sản phẩm đáy và so với trong dòng sản phẩm đỉnh?
- Sản phẩm đỉnh: nồng độ cấu tử bay hơi lớn
- Sản phẩm đáy: nồng độ cấu tử bay hơi bé

(Tham khảo trên mạng, chưa chắc chắn)

6. Trong tháp chưng cất, phần nào là phần chưng, phần nào là phần cất, ranh giới 2
phần này được xác định bằng cách nào?
- Trong tháp chưng cất, phần trên vị trí nhập liệu gọi là phần cất, phần dưới gọi là phần
chưng

7. Trong chưng cất, các cấu tử khuếch tán như thế nào? Nhập liệu thường vào tháp ở
trạng thái nào? Dòng hoàn lưu quay về tháp ở trạng thái nào?
- Trong chưng cất, các cấu tử khuếch tán từ pha lỏng vào pha hơi và ngược lại

8. Trong chưng cất, chỉ số hồi lưu (hoàn lưu) làm việc và chỉ số hồi lưu tối thiểu là gì?
- Chỉ số hoàn lưu tối thiểu là khi giao điểm của 3 đường làm việc gặp nhau tại đường cân
bằng.
- Chỉ số hoàn lưu làm việc là tỉ số trọng lượng hoàn lưu quay về tháp và sán phẩm đỉnh
lấy ra.

9. Có bao nhiêu loại hiệu suất mâm được sử dụng cho chưng cất? Kể tên các loại này.
HD: có 3 loại, hiệu suất mâm tổng quát, liên quan đến toàn tháp; hiệu suất mâm Murphree,
liên quan đến 1 mâm; hiệu suất mâm cục bộ, liên quan đến một vị trí cụ thể trên mâm.
10. Mối liên hệ giữa chỉ số hồi lưu và lượng nhiệt tiêu thụ ở đáy tháp là gì?
11. So sánh cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại tháp chưng cất?
o Tháp mâm

13
- Cấu tạo: thân tháp hình trụ, thẳng đứng phía trong có gắn các mâm có cấu tạo khác nhau để
chia thân tháp thành những đoạn bằng nhau, trên mâm pha lỏng và pha hơi đựơc cho tiếp
xúc với nhau. Tùy theo cấu tạo gồm có:

+ Tháp mâm xuyên lỗ: trên mâm bố trí các lỗ có đường kính 3-12 mm

+ Tháp mâm chóp: trên mâm bố trí có chép dạng tròn, chữ s

- Nguyên lý hoạt động: nguyên liệu được đưa vào tháp qua ống nhập liệu, pha lỏng và pha
hơi tiếp xúc với nhau trên mâm  Cấu tử nhẹ bị lôi cuốn lên đỉnh, cấu tử nặng xuống đáy.
o Tháp đệm
- Cấu tạo: tháp hình trụ, gồm nhiều đoạn nối với nhau bằng mặt bích hay hàn. Vật đệm được
cho vào tháp theo 1 trong 2 phương pháp xếp ngẫu nhiên hay xếp theo thứ tự.
- Nguyên lý: tương tự như tháp mâm nhưng quá trình chuyền khối xảy ra ở bề mặt vật liệu
đệm.

12. Nhiệt độ sôi của 2 cấu tử phải khác nhau tối thiểu bao nhiêu độ để quá trình chưng cất đạt
hiệu quả?
13. Mâm nhập liệu ở vị trí nào trong tháp chưng cất? Vị trí này có thay đổi được không?
- Mâm nhập liệu nằm ở vị trí giữa tháp.
- Vị trí không thay đổi được.
14. Tác động của việc tăng hoặc giảm tỷ số hoàn lưu?

- Nếu tăng chỉ số hồi lưu quá lớn thì lượng sản phẩm đỉnh thu được sẽ ít đi và khi đó
năng suất của thiết bị sẽ giảm.

- Chỉ số hồi lưu càng lớn thì lượng nhiệt tiêu thụ ở đáy tháp càng nhiều.

- Giảm chỉ số hồi lưu sẽ làm tăng chi phí chế tạo tháp mặc dù có giảm chi phí làm việc.
15. Hỗn hợp đẳng phí là gì? Tại sao không chưng cất hỗn hợp đẳng phí?

- Hỗn hợp đẳng phí (hỗn hợp đồng sôi) là hỗn hợp dung dịch hai cấu tử sôi ở nhiệt độ xác
định.

- Tại điểm đẳng phí, pha lỏng và pha hơi có cùng một thành phần các cấu tử, do đó nếu
đun sôi hỗn hợp đẳng phí thì pha hơi sau khi ngưng tụ sẽ có thành phần giống như pha
lỏng ban đầu, nghĩa là HHĐP không thể tách thành các cấu tử riêng biệt bằng phương
pháp chưng cất.
16. Đặc điểm kỹ thuật của quá trình chưng cất liên tục?
17. Ưu điểm của chưng cất liên tục so với chưng đơn giản?

14
18. Có bao nhiêu loại nồi đun cho tháp chưng cất? So sánh ưu nhược điểm của các loại này.
19. Đặc điểm kỹ thuật của quá trình chưng đơn giản? Cho ví dụ ứng dụng của quá trình này
trong lĩnh vực Thực phẩm/Đồ uống.
20. Đặc điểm kỹ thuật của quá trình chưng lôi cuốn hơi nước (chưng bằng hơi nước trực tiếp)?
Cho ví dụ ứng dụng của quá trình này trong lĩnh vực Thực phẩm/Đồ uống.
21. Phương trình cân bằng vật chất trong toàn tháp chưng cất? Khi tính toán, các nồng
độ tính theo cấu tử nặng hay cấu tử nhẹ? Vì sao?

F=D+W

F. = D. + W.

Khi tính toán, các nồng độ được tính theo cấu tử nhẹ. Vì cấu tử nhẹ dễ bay hơi.
22. Hiệu suất mâm Murphree là gì?
23. Áp suất trong tháp chưng cất thường lớn hơn 1 atm, nhưng khi tính toán thường chọn bằng
1 atm, giải thích vì sao?
24. Trong hệ thống chưng cất, thường dùng bơm định lượng thay cho bồn cao vị, giải thích vì
sao?

25. Các yếu tố kỹ thuật nào ảnh hưởng đến quá trình chưng cất? Nêu giải pháp nâng
cao hiệu quả của quá trình chưng cất một hệ cụ thể.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất:

+ Nhiệt độ sôi của các chất khác nhau

+ Loại dung môi, chất hấp thụ

+ Áp suất hơi khác nhau

+ Nồng độ cấu tử

+ Mức năng lượng

+ Mức độ hòa tan

+ Nhiệt độ bay hơi


26. Trình bày nội dung các chú thích có mũi tên trên hình tháp chưng cất bên dưới? Cho biết
trạng thái nhiệt động của các vị trí đó.

15
27. Trình bày nguyên lý hoạt động của hệ thống chưng cất bên dưới?

16
C4. Trích ly
1. Bản chất của quá trình trích ly là gì? Động lực quá trình trích ly? Khi nào cần thực hiện quá
trình trích ly? Ứng dụng của quá trình trích ly trong công nghệ thực phẩm – đồ uống?
 Bản chất của quá trình trích ly: là sự rút chất hòa tan trong chất lỏng hoặc chất
rắn bằng 1 chất hòa tan khác nhờ quá trình khuếch tán giữa các chất có nồng độ
khác nhau.
 Động lực của quá trình trích ly: chênh lệch nồng độ của cấu tử ở trong nguyên
liệu và ở ngoài dung môi.
 Thực hiện quá trình trích ly khi: tách cấu tử quý, thu hồi dd có nồng độ đậm đặc (
trích ly lỏng - lỏng), phân tách hỗn hợp đồng nhất thành các cấu tử thành phần,
làm tăng nồng đọ cấu tử sản phẩm cuối và hoàn thiện sản phẩm.
 Ứng dụng của quá trình trích ly trong CNTP - đồ uống: trích ly chất béo trong
đậu nành, trích ly caffeine trong cà phê và trà, trích ly saccharose trong củ cải
đường....
2. Trình bày đặc điểm của trạng thái cân bằng trong trích ly rắn – lỏng?

 Thế hóa của cấu tử phân bố trong dung dịch bằng thế hóa của nó trong chất rắn.

3. Có bao nhiêu phương pháp trích ly? Ưu và nhược điểm của các phương pháp này?

 Có 3 phương pháp trích ly

1) Trích ly 1 bậc:
- Ưu điểm: phương pháp thực hiện đơn giản
- Nhược điểm: thiết bị cồng kềnh, tốn nhiều dung môi, độ tinh khiết kém.

17
2) Trích ly nhiều bậc chéo dòng:
- Ưu điểm: sản phẩm có độ tinh khiết cao hơn trích ly 1 bậc.
- Nhược điểm: tốn nhiều dung môi và nồng độ cấu tử phân bố trong dung dịch
loãng.
3) Trích ly nhiều bậc ngược chiều:
- Ưu điểm: tốn ít dung môi hơn trích ly nhiều bậc chéo dòng mà nồng độ cấu tử
trong dung dịch đậm đặc hơn.
- Nhược điểm: thiết bị cồng kềnh.
4. Đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật của dung môi?
 Tính hòa tan chọn lọc: dung môi hòa tan tốt chất cần phân tách, không hòa tan
các chất khác.
 Khối lượng riêng của nó khác xa khối lượng riêng của dung dịch.
 Có nhiệt dung nhỏ.
 Không gây hiện tượng ăn mòn thiết bị,không gây độc cho người sử dụng, không
cháy nổ, giá thành thấp, dễ tìm.
5. Đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị trích ly Kennedy?

 Cấu tạo thiết bị gồm nhiều khoang.

 Nguyên lý: Vật liệu trích ly được đưa từ khoang này sang khoang khác bằng cánh
gạt, trong khi dung môi chảy tràn ngược chiều. Số khoang của thiết bị được xác định
theo yêu cầu quá trình trích ly.

6. Đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ưu/nhược điểm của thiết bị trích ly kiểu vít tải?
 Đặc điểm:thiết bị có 2 tháp dạng trụ dạng đứng được nối với nhau bởi ống trụ
nằm ngang, bên trong thiết bị có vít tải nguyên liệu.
 Nguyên lý:nguyên liệu được nạp vào tháp 1 và được vít tải đưa xuống bên dưới
tháp, dung môi được đưa vào ở cửa khác của tháp 2 theo chiều ngược lại với
nguyên liệu, dịch trích đuolực thoát ra ngoài theo cửa thoát.
 Ưu điểm : vận chuyển đc vật liệu dính ướt.
 Nhược điểm: bề mặt vít và máng lọc dễ bị mài mòn nhanh, nguyên liệu dễ bị bám
vào các rãnh của vít.
7. Đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ưu/nhược điểm của thiết bị trích ly kiểu tháp
phun?
 Đặc điểm: 1 tháp rỗng có bộ phận phân phối chất lỏng và tháo chất lỏng ra, có
các van điều chỉnh.
 Nguyên lý: pha liên tục chiếm toàn bộ diện tích tháp đi từ dưới lên hoặc từ trên
xuống. Pha phân tán nhờ bộ phận phun tạo thành hạt nhỏ, phá tán vào pha liên
tục. Pha phân tán sau khi vượt qua khỏi bộ phận phân phối pha liên túc sẽ kết tụ
lại, tách khỏi pha liên tục.
 Ưu điểm: chi phí chế tạo không lớn, dễ vệ sinh, năng suất cao.
 Nhược điểm: hiệu suất thấp nên không dùng trong thực tế.

18
8. Đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ưu/nhược điểm của thiết bị trích ly kiểu tháp
chêm?
 Đặc điểm cấu tạo: tháp đệm hình trụ, bên trong đổ đầy đệm.
 Nguyên lý hoạt động: chất lỏng chảy từ trên cao xuống theo bề mặt đệm và khí đi
từ dưới lên phân tán đều trong chất lỏng.
 Ưu điểm: hiệu suất cao vì bề mặt tiếp xúc lớn, cấu tạo đơn giản, trở lực trong tháp
không lớn lắm, giới hạn làm việc tưởng đối rộng.
 Nhược điểm: khó làm ướt nhiều đệm, nếu tháp quá cao thì phân phối chất lỏng
không đều.
9. Đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ưu/nhược điểm của thiết bị trích ly kiểu thùng
quay?

 Cấu tạo: cửa vào nguyên liệu, ống dẫn dung môi, ống dẫn hơi nước, giỏ nguyên
liệu, cửa tháo bã, ống tháo mixen.

 Nguyên lý: nguyên liệu được cho vào các giỏ lắp trên khung quay, các giỏ được
nhúng vào dung môi liên tục. Khi nguyên liệu đã hết tinh dầu thì mixen đc tháo
ra, sau đó hơi nước được cho vào trong vỏ nhiệt theo ống dẫn hơi tách dung môi
từ bả trích ly.

10. Nhiệt độ ảnh hưởng đến qua trình trích ly lỏng – lỏng và lỏng – rắn?
 Khi tăng nhiệt độ, các cấu tử chuyển động nhanh hơn, sự hòa tan và khuếch tán
cấu tử sang dung môi được tăng cường.
 Khi tăng nhiệt độ, độ nhớt dung môi giảm, dung môi dễ xuyên qua nguyên liệu,
diện tích tiếp xúc bề mặt giữa dung môi và nguyên liệu tăng.
 Khi tăng nhiệt độ, tốc đọ trích ly tăng.
 Lỏng – Lỏng: Thì sự thấm và hoa tan các cấu tử của dung môi tăng khi nhiệt độ
tăng vì thế làm tăng hiệu quả và tốc độ trích ly, xử lý nhiệt làm tăng khả năng hòa
tan và khuếch tán của các hợp chất,

 Lỏng – Rắn: giảm độ nhớt dung môi tăng khả năng truyền khối và xâm nhập vào
bên trong tế bào, nhiệt độ có thể làm giảm rào cản do suy yếu thành và màng tế
bào kết quả làm dung môi dễ dàng tiếp xúc với hoạt chất, làm tăng khả năng trích
ly.

11. Trích ly bằng lưu chất siêu tới hạn (supercritical fluid) là gì? Ưu và nhược điểm của
phương pháp này?

 Trích ly bằng chát siêu tới hạn là sử dụng chất có áp suất và nhiệt độ cao hơn
điểm tới hạn, mà tại đó vật chất có trạng thái đặc biệt vừa lỏng vừa khí, nó có thể

19
khuếch tán như chất khí và thấm qua vật chất như chất lỏng, dùng các chất siêu
tới hạn (H2O, CO2…) để trích ly caffein trong trà hay cà phê...
 Ưu điểm:
+ truyền khối: hệ số truyền khối nhanh, hiệu suất trích ly cao.
+ Tính chọn lọc cao.
+ Độ tinh sạch của sản phẩm cao.
+Ít xảy ra các phản ứng phụ.
 Nhược điểm:
+Chi phí đầu tư cao. Về áp suất để tạo ra chất siêu tới hạn hoạt động rất cao, về
người điều hành thiết bị quản lý thiết bị bảo hộ an toàn...

12. Hiệu quả của quá trình trích ly được dự đoán thông qua hệ số phân bố m (hoặc ) như
thế nào?

 Hệ số phân bố m được xác định bằng tỷ số giữa nồng độ chất C trong dung môi A
và chất C trong dung môi B.

 m=

 Như đã biết thì m có thể m 1hoặc nhỏ hơn 1 tùy thuộc vào dung môi A, B và độ

phân bố C. Quá trình trích ly càng hiệu quả khi m lớn hơn 1 và khi m nhỏ hơn 1
thi chúng ta không thể thực hiện trích ly.
13. Mô tả quá trình trích ly 1 đoạn?

 Quá trình này được thực hiện liên tục hay gián đoạn, hỗn hợp ban đầu và dung
môi có thể hòa lẫn vào nhau quá trình truyền khối diễn ra đến khi hệ cân bằng sao
đó để hỗn lợp lắng và tách pha.
14. Mô tả quá trình trích ly nhiều đoạn giao dòng?

 Lượng dung dịch trích thu được ở mỗi bậc E1, E2, En... chứa lượng cấu tử cần
tách giảm dần. với một hỗn hợp ban đầu F, người ta đổ nhiều lần dung môi s, sau
khi đổ lượng cần thiết rồi để đến trạng thái cân bằng để lắng lớp rafinat và dung
dịch trích sau đó tách lớp dụng dịch ra còn lớp rafinat được giữ lại trong thiết bị.
và tiếp tục rót một lượng dung môi S đến khi nồng độ đạt yêu cầu.


20
15. Mô tả quá trình trích ly nhiều đoạn ngược dòng?

 Trích ly liên tục ngược dòng. Nguyên liệu và dung môi ban đầu ngược chiều
nhau. pha trích và pha rafinat đi liên tục ngược chiều nhau qua mỗi đoạn. trích ly
liên tục có dòng hoàn lưu trong quá trình trích ly liên tục nghịch dòng, dòng sản
phẩm trích có nồng độ lớn nhất khi đạt cân bằng với dòng nhập liệu, việc sử dụng
dòng hoàn lưu làm cho nồng độ pha trích cao hơn.
16. Cân bằng vật chất trong trích ly 1 đoạn?

 đặt F là lượng ban đầu chứa A và C với phần khối lượng C là X f được tiếp xúc
với S chứa chủ yếu B và phân khối lượng C là Ys sau đó hỗn hợp tạo thành pha
cân bằng.
 F+ S = M1 (hỗn hợp ban đầu và dung môi) = E1 + R1
17. Cân bằng vật chất trong trích ly nhiều đoạn?

 đây là sự kèo dài quá trình trích ly 1 đoạn trong đó pha raphinat liên tục đi qua
mỗi đoạn để tiếp xúc với dung môi mới, quá trình thực hiện liên tục hay gián
đoạn cân bằng vật chất tổng công cho đoạn thứ n bất kỳ:
 Rn-1+Sn=Mn= En + Rn
 Cân bằng cho C:

 Rn-1 xn-1 + Sn ys = Mn xM = En ys + Rn xn

18. Đặc điểm các giai đoạn của quá trình trích ly lỏng rắn? Cho ví dụ minh hoạ.

 Quá trình trích ly lỏng rắn theo 3 giai đoạn kế tiếp nhau.
+ Dung môi xâm nhập vào lỗ xốp của vật rắn
+ Dung môi hòa tan các cấu tử cần trích ly vào tác nhân.
+ Khuếch tán các cấu tử hòa tan vào pha lỏng.
19. Mô tả đặc điểm kỹ thuật của quá trình trích ly bằng lưu chất siêu tới hạn (supercritical
fluid)?

 Tại trạng thái này, CO2 có khả năng hòa tan rất tốt các đối tượng cần tách ra khỏi
mẫu ở cả 3 dạng rắn, lỏng, khí. Sau quá trình chiết, để thu hồi sản phẩm chỉ cần
giảm áp suất thấp hơn áp suất tới hạn thì CO2 chuyển sang dạng khí ra ngoài còn
sản phẩm được tháo ra ở bình hứng.
 Trích ly bằng phương pháp CO2 siêu tới hạn cho các sản phẩm tự nhiên có hoạt
tính sinh học cao. Kỹ thuật này sử dụng CO2 ở áp suất cao và nhiệt độ vừa phải
để trích ly nên các hợp chất có hoạt tính sinh học cao sẽ không bị phân hủy. Sự
thay đổi áp suất và nhiệt độ sẽ làm thay đổi tính chọn lọc các chất hòa tan, nhờ đó
có thể phân đoạn sản phẩm ly trích ở các nồng độ cao thấp khác nhau. 

21
20. Khi thực hiện quá trình trích ly bằng nhiều loại dung môi, cho biết thứ tự của các dung
môi này? Cho ví dụ minh hoạ.

C5. Kết tinh


1. Thế nào là quá trình kết tinh? Có bao nhiêu phương pháp kết tinh? Ứng dụng kết tinh trong
công nghệ thực phẩm – đồ uống? (Trang 78)

Là quá trình tách chất rắn hòa tan trong dung dịch dưới dạng tinh thể.

- Có 4 pp kết tinh: Kết tinh tách 1 phần dung môi, kết tinh với thay đổi nhiệt độ, kết tinh chân
không

- Được ứng dụng rộng rãi dể nhận được các chất dưới dạng sạch, như sản xuất muối khoáng,
sản amoni sunfat, sản xuất đường mía, đường củ cải....

2. Độ hòa tan là gì? Ý nghĩa của độ hoà tan? Các yếu tố ảnh hưởng đến độ hòa tan?(Trang 79)
- Độ hòa tan là một đặc điểm hòa tan của chất rắn, chất lỏng hoặc chất khi vào dung môi để tạo
ra một dung dịch đồng nhất.
- Ý nghĩa: Hiểu theo nghĩa rộng hơn độ hòa tan của một chất trong một dung mới nhất định
được đo đạc bằng nồng độ bão hòa, bão hòa ở đây có nghĩa là việc thêm nhiều chất tan sẽ
không làm tăng nồng độ của dung dịch và bắt đầu xuất hiện kết tủa của một lượng chất tan dư.
- Các yếu đố ảnh hưởng: Độ hòa tan của một chất phụ thuộc chủ yếu vào các tinh chất vật lý
và hóa học của chất tan và dung môi cũng như nhiệt độ, áp suất và pH của dung dịch.
3. Mầm tinh thể là gì? Quá trình tạo mầm tinh thể gồm có mấy giai đoạn? Các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình tạo mầm tinh thể? (Trang 81), (Trang 228 - Các Quá Trình Và Công
Nghệ Hoá Học Thực Phẩm (Tập 4) - GS. TSKH. Nguyễn Bin)

Mầm tinh thể còn gọi là tâm kết tinh được hình thành khi dung dịch ở trạng thái bão hòa do
dung dịch được làm lạnh hay cho bốc hơi một phần dung môi (trong nồi nấu đường chẳng
hạn).

- Qúa trình tạo mầm gồm 2 giai đoạn:

+ Mầm được tạo ra do sự liên kết của các ion (phân tử) khi va chạm với nhau của chất
hòa tan trong dung dịch

+ Mầm tinh thể đạt đến trạng thái cân bằng với dung dịch và sự liên kết dừng lại

Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo mầm tinh thể:

+ Tính tự nhiên của chất hòa tan và dung môi

22
+ Mức độ bão hòa của dung dịch

+ Nhiệt độ và phương pháp khuấy trộn

+ Các tạp chất

4. Quá trình kết tinh gồm có mấy giai đoạn? Kể tên các giai đoạn này? Tốc độ quá trình kết
tinh phụ thuộc vào các yếu tố nào? (Trang 78), (Trang 82)
Qúa trình kết tinh có 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn kết tinh bằng cách hạ nhiệt độ hay làm bay hơi một phần dung môi;
+ Tách tinh thể ra khỏi dung dịch còn lại (gọi là dung dịch căn, hay nước cái) bằng cách
lẳng, lọc, ly tâm;
+ Kết tỉnh lại (trong trường hợp cần thiết);
+ Rửa và sấy khô tinh thể.
- Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ kết tinh:
+ Mức độ bão hòa của dung dịch
+ Nhiệt độ
+ Sự tạo mầm tinh thể
+ Cường độ khuấy trộn dung dịch
+ Sự có mặt của tạp chất
5. Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại thiết bị kết tinh? So sánh ưu nhược
điểm của các thiết bị này: (Trang 88 => 92)
- Máng kết tinh:
+Cấu tạo: Máng, đai, con lăn. Máng kết tinh là loại máng hở, trong đó có vít tải.
+ MLHĐ: Vít tải vừa làm nhiệm vụ vận chuyển vừa làm nhiệm vụ khuấy. Thông thường vỏ
của máng được làm hai lớp, nước lạnh được dẫn vào và ra giữa hai lớp đó để làm nguội dung
dịch.
+ Ưu điểm: quá trình kết tinh trong thiết bị này vẫn nhanh hơn tháp kết tinh từ 6-7 lần
+ Nhược điểm: Vít tải quay với vận tốc không lớn (~2 vòng/phút) trong thiết bị này. Một
phần nhiệt của dung dịch được bay hơi từ bề mặt thoáng.

23
- Tháp kết tinh:
+ Cấu tạo:
+ NLHĐ: Trong tháp kết tinh dung dịch được phun thành hạt nhỏ, dung dịch được làm sạch
sơ bộ trong tháp. Quá trình lạnh xảy ra được là do sự bay hơi những hạt nhỏ chất lỏng trong
không khí nhờ vào sự chênh lệch nhiệt độ giữa không khí và dung dịch. Tinh thể được tạo
thành cùng với nước được lấy ra, đồng thời quá trình tách dung môi bằng cách cho bay hơi ở
áp suất thường xảy ra chậm và đòi hỏi thiết bị bay hơi phải to.
+ Nhược điểm: Quá trình tách dung môi bằng cách cho bay hơi ở áp suất thường xảy ra
chậm và đòi hỏi thiết bị bay hơi phải to.

- Thiết bị kết tinh chân không liên tục


+ Cấu tạo: Bơm, ống tuần hoàn, ống dung dịch, phòng bốc hơi, phòng kết tinh
+ NLHĐ: Trong thiết bị này tinh thể cũng tuần hoàn với dung dịch cho đến khi nào vận tốc
lắng thắng vận tốc tuần hoàn thì tinh thể lắng xuống.
+ Ưu điểm: Vì thế ta có thể điều chỉnh kích thước tinh thể bằng cách điều chỉnh vận tốc
tuần hoào dung dịch.

24
- Thiết bị kết tinh có cánh khuấy
+ Cấu tạo: Ống xoắn ruột gà, vỏ bọc ngoài, cánh khuấy
+ NLHĐ: Thiết bị kết tinh có cánh khuấy với bộ phận làm lạnh kiểu ống xoắn (Như hình).
Thiết bị loại này có thể làm việc liên tục hay gián đoạn. Khi kết tinh gián đoạn ta cho dung
dịch vào đầy thiết bị. Sau khi kết tinh xong, nước cái và tinh thể được tháo ra phía dưới. Khi
kết tinh liên tục, người ta lắp nhiều thiết bị nối tiếp nhau, dung dịch chảy ra từ thiết bị này qua
thiết bị khác và được tháo ra ở ống bên cạnh.
+ Ưu điểm: Nhờ có cấu tạo đơn giản nên loại thiết bị này được ứng dụng rộng rãi.

- Thiết bị kết tình có phòng làm lạnh ở ngoài


+ Cấu tạo: Thùng kết tinh, ống tuần hoàn, thiết bị làm lạnh, bơm tuần hoàn, ống dẫn dung
dịch, bộ phận thu nước cái và phân ly hạt tinh thể nhỏ

25
+ NLHĐ: Dung dịch đi vào theo ống 6, sau đó đi vào ống 2 nhờ bơm tuần hoàn 5. Ở trong
thiết bị làm lạnh 4 dung dịch được quá bão hòa. Nước cái lấy qua bộ phận phân ly 7, ở đây
những hạt tinh thể nhỏ lẫn với nước cái được tách ra.
+ Ưu điểm: Các tinh thể tạo thành cùng tuần hoàn với dung dịch cho đến khi nó có kích
thước lớn và vận tốc lắng lớn hơn vận tốc tuần hoàn, như vậy bằng cách điều chỉnh vận tốc
tuần hoàn, ta có thể điều chỉnh được kích thước tinh thể.

- Hệ thống kết tinh chân không nhiều thiết bị làm việc liên tục
+ Cấu tạo:
+ NLHĐ: Hệ thống này có nhiều thiết bị kết tinh chân không đấu nối tiếp theo nguyên tắc
độ chân không trong thiết bị sau sâu hơn thiết bị phía trước. Hay nói theo áp suất tuyệt đối thì
thiết bị sau có áp suất cao hơn phía trước. Nhờ vậy ta có thể dùng lơi bay lên từ thiết bị phía
trước để gia nhiệt cho dung dịch ban đầu. Sau khi truyền nhiệt cho dung dịch ban đầu ở các
thiết bị truyền nhiệt tương ứng thì hơi sẽ ngưng lại thành thể lỏng chảy ra ngoài. Khí không
ngừng được các bơm ejector hút để duy trì áp suất chân không tương ứng trong các thiết bị.
Năng lượng cấp cho các bơm ejector là hơi nước nóng lấy từ nồi hơi. Hơi bay lên từ thiết bị
cuối cùng được ngưng tụ trong tháp ngưng tụ ống ống thủy lực. Dung dịch chảy từ thiết bị
trước sang thiết bị sau nhờ chênh lệch áp suất.
+ Ưu điểm: Hệ thống này có năng suất cao, chất lượng tốt, tốn ít năng lượng.
+ Nhược điểm: Tuy vậy nó có nhược điểm là phức tạp, dung dịch khó chảy do nồng độ
cao.

6. Thực hiện quá bão hòa cho dung dịch bằng những phương pháp nào? So sánh ưu nhược
điểm của các phương pháp này?
Có 2 pp thực hiện quá bão hòa:

26
+ Bốc hơi dung dịch đường đã bão hòa
+ Hạ nhiệt độ dung dịch đường đã bão hòa
7. Tinh thể là gì? Có bao nhiêu loại tinh thể? Cho ví dụ minh họa. (Trang 78)
Tinh thể là những vật rắn đồng nhất có các hình dạng khác nhau, giới hạn bởi các mặt phẳng.
Tinh thể gồm cả các phân tử nước gọi là tinh thể ngậm nước (tinh thể hydrat). Tùy theo điều
kiện thực hiện quá trình mà tinh thể có thể ngậm 1 số phân tử nước khác nhau.
- Có 2 loại tinh thể:
+ Tinh thể ngậm nước. Vd: Na2CO3.10 H2O trong đó: Na2CO3 là khan và 10 H2O là nước
kết tinh. Na2CO3.10 H2O là tinh thể ngậm nước.
+ Tinh thể không ngậm nước: K2CrO7
8. Trong giản đồ biểu diễn độ tan của các chất, vùng nào quá bão hòa, vùng nào chưa bão hòa?
(Trang 227 - Các Quá Trình Và Công Nghệ Hoá Học Thực Phẩm (Tập 4) - GS. TSKH.
Nguyễn Bin)

- Vùng A: vùng quá bão hòa


- Vùng B: vùng hỗn hợp
- Vùng C: vùng chưa bão hòa
9. Số lượng và kích thước mầm tinh thể ảnh hưởng thế nào đến chất lượng của tinh thể? (Trang
83)
Có bao nhiêu loạt nhầm sẽ lớn lên thành bấy nhiêu loạt tinh thể và số mầm càng nhiều thì thu
được những tinh thể nhỏ với các cạnh kém phát triển, và chủ yếu là tạo thành những tinh thể
dạng mãnh (dạng tấm bản, hay dạng hình kim). Trái lại số mầm ít sẽ tạo điều kiện hình thành
những tinh thể lớn, cho phép thu được những tinh thể đều đặn và có bề mặt phát triển tốt hơn.
10. Loại tinh thể và kích thước tinh thể ảnh hưởng thế nào đến các quá trình Thực phẩm/Đồ
uống? Cho ví dụ minh hoạ.

II.Phần bài tập

27
C1. Kiến thức cơ bản
Định luật Henry: “Đối với dung dịch lý tưởng áp suất riêng phần p của khí trên chất lỏng tỷ lệ
với phần mol x của nó trong dung dịch.” p = H.x
Định luật Raoult: “Áp suất riêng phần p của một cấu tử trên dung dịch bằng áp suất hơi bão
hòa Pbh của cấu tử đó (ở cùng nhiệt độ) nhân với nồng độ phần mol x của cấu tử đó trong dung
dịch.” p = Pbhi.x
Ở trạng thái cân bằng, có: p* = H.x và p* = Pbh.x
Theo Clapeyron và Dalton: p* = P.y*
Phương trình cân bằng: y*=(H/P).x = m.x y*=(Pbh/P).x
Bậc tự do: là số thông số biến đổi độc lập mà không làm thay đổi số pha của hệ. c = k – f + n;
c: bậc tự do của hệ; r: số hợp phần (số chất có trong hệ); k: số cấu tử (số chất tối thiểu có thể
tạo thành hệ); f: số pha; n: số thông số trạng thái tác động lên hệ; r ≥ k
Bảng chuyển đổi các nồng độ:
Thàn
h x x X X C C

phần
x X
C C MA
MA X MA
x -  
x 1 x 1 X X 1
  M hh M hh
MA MB M A MB
x.M A X .M A X C.M A C
x -
x.M A  (1  x ).M A X .M A  M B 1 X  
C MA
x x.M B X.M B C.M hh
X -  C
1 x (1  x ).M A MA   C.M hh 
M hh M A
x.M A x X.M A C.M A C
X -
(1  x ).M B 1 x MB   C.M A  C
x. x X . X . C
C
x.M A  (1  x ).M B M A . X .M A  M B 1  X .M A
-
MA
x. .M A X .M A . X .
C.M A
C
x.M A  (1  x ).M B
x.
X .M A  M B 1 X  -

1. Một hỗn hợp rượu methanol và nước có thành phần khối lượng methanol là 40%. Xác định
thành phần mol, tỷ số mol của methanol trong hỗn hợp trên. HD:
x 0,4
MA 32 x
x   0,27 mol Methanol/mol hh ; X 
x 1 x 0,4 1  0,4 1  x
 
MA MB 32 18

28
2. Xác định phần khối lượng của benzen trong hỗn hợp benzene – xylene [C6H6; C6H4(CH3)2]
biết tỷ lệ mol benzene trong hỗn hợp là 0,5.
HD: tỷ lệ mol benzene => phần mol benzen => phần khối lượng
X x.M A
x ; x
1 X x.M A  (1  x).M A

3. Trong một tháp truyền khối hoạt động với mục đích thu hồi tối đa lượng hydrocarbon nặng
trong dòng khí nhập liệu. Dòng khí nhập liệu tại nhiệt độ 80oC và 800 kPa. Hãy xác định
nồng độ mol của dòng nhập liệu (kmol/m3)? (Với R = 8,314 kJ/kmol.K và 1 kJ = 1 kPa.m3) 
P.V
Hướng dẫn: công thức gốc n  ; n : mol ; P : atm;V : lit ; R : 0.082; T  t  273
R.T
P.V G P 800
G  C    ; kmol/m3 ; T = t + 273 ; V: đơn vị m3
R.T V R.T 8,314.(80  273)

P: có đơn vị 1 kPa; đổi đơn vị: 1 kPa = 1000 Pa = 1000 N/m 2 (nên => 1 kPa.m3 = 1000 N.m =
1000 J = 1 kJ) => 1 kPa = 1 kJ/m3
4. Trong một tháp truyền khối hoạt động với mục đích thu hồi tối đa lượng hydrocarbon nặng
trong dòng khí nhập liệu. Dòng khí nhập liệu 500 kmol với nồng độ là 0,5 kmol/m3 (thành
phần nhập liệu: 70% CH4, 15% C2H6, 10% n-C3H8 và 5% n-C4H10). Hãy xác định khối lượng
riêng của dòng nhập liệu, thành phần khối lượng của các cấu tử trong dòng nhập liệu? 
Hướng dẫn:
Thể tích dòng khí nhập liệu:
P.V G P G 500
G  C    Vhh    1000 m3
R.T V R.T C 0,5

Khối lượng của dòng khí nhập liệu: tổng số mol hỗn hợp: nhh = G = 500 kmol (đề cho)
mhh  mCH 4  mC 2 H 6  mn  C3 H 8  mn  C 4 H10  nCH 4 .M CH 4  nC 2 H 6 .M C 2 H 6  nn  C3 H 8 .M n  C3 H 8  nn  C 4 H10 M n  C 4 H10

hoặc mhh  nhh .M hh  nhh . xCH .M CH  xC H .M C H  xn C H .M n C H  xn C H M n C H


4 4 2 6 2 6 3 8 3 8 4 10 4 10
 = 11500
kg
m
Khối lượng riêng hỗn hợp:  hh  V = 11,5 kg/m3
hh

hh

Tính nồng độ phần khối lượng: đề cho xCH4 = 0,7; xC2H6 = 0,15, xn-C3H8= 0,1 và xn-C4H10=0,05
mol/mol hh (chất khí: % thể tích = % số mol)
xCH 4 .M CH 4
x CH 4 
x
CH 4 .M CH 4  xC2 H 6 .M C2 H 6  xn C3 H 8 .M n C3 H 8  xn C4 H10 M n C4 H10  = 0,487 kg/kg hh
xC2 H 6 .M C2 H 6
x C2 H 6 
x CH 4 .M CH 4  xC2 H 6 .M C2 H 6  xn C3 H 8 .M n C3 H 8  xn C4 H10 M n C4 H10  = 0,196 kg/kg hh
còn lại tính tương tự.
29
5. Tìm số hợp phần, số cấu tử, số pha và độ (bậc) tự do của các hệ sau và nêu ý nghĩa của độ
(bậc) tự do:
a. Hơi rượu nguyên chất.
b. Benzen lỏng nằm cân bằng với hơi của nó.
c. Dung dịch của A bão hòa trong B nằm cân bằng với A rắn ở áp suất không đổi.
d. Dung dịch của A trong B nằm cân bằng với hơi của chúng ở áp suất không đổi.
e. Dung dịch 2 chất tan NaCl và KCl trong nước nằm cân bằng với muối NaCl rắn ở áp suất
không đổi.
f. Dung dịch 2 chất tan NaCl và KCl trong nước nằm cân bằng với 2 muối rắn NaCl và KCl ở
áp suất không đổi.
g. Hệ phản ứng MgCO3(r)  MgO(r) + CO2(k).
h. Hệ phản ứng NH4Cl(r)  NH3(k) + HCl(k). trong các trường hợp:
h1. Hệ tạo nên do sự trộn tùy ý hai chất NH3 và HCl vào nhau.
h2. Hệ tạo nên do sự phân ly chỉ của NH4Cl.
Giải:
a. Hơi rượu nguyên chất: Số hợp phần: 1; Số cấu tử: 1; Số pha: 1; Độ tự do c = 2.
b. Benzen lỏng nằm cân bằng với hơi của nó: số hợp phần: 1; Số cấu tử: 1; Số pha: 2; Độ tự do
c = 1.
c. Dung dịch của A bão hòa trong B nằm cân bằng với A rắn ở áp suất không đổi: Số hợp
phần: 2; Số cấu tử: 1; Số pha: 2; Độ tự do c = 0.
d. Dung dịch của A trong B nằm cân bằng với hơi của chúng ở áp suất không đổi: Số hợp
phần: 2; Số cấu tử: 2; Số pha: 2; Độ tự do c = 1.
e. Dung dịch 2 chất tan NaCl và KCl trong nước nằm cân bằng với muối NaCl rắn ở áp suất
không đổi: Số hợp phần: 3; Số cấu tử: 2; Số pha: 2; Độ tự do c = 1.
f. Dung dịch 2 chất tan NaCl và KCl trong nước nằm cân bằng với 2 muối rắn NaCl và KCl ở
áp suất không đổi: Số hợp phần: 3; Số cấu tử: 1; Số pha: 2; Độ tự do c = 0.
g. Hệ phản ứng MgCO3(r)  MgO(r) + CO2(k) ; Số hợp phần: 3; Số cấu tử: 2; Số pha: 2; Độ tự
do c = 2.
h. Hệ phản ứng NH4Cl(r)  NH3(k) + HCl(k). trong các trường hợp:
h1. Hệ tạo nên do sự trộn tùy ý hai chất NH 3 và HCl vào nhau: số hợp phần: 3; Số cấu tử: 2; Số
pha: 2; Độ tự do c = 2.
h2. Hệ tạo nên do sự phân ly chỉ của NH 4Cl: Số hợp phần: 1; Số cấu tử: 1; Số pha: 2; Độ tự do
c = 1.
6. Trong quá trình truyền khối, hệ có một cấu tử mà tồn tại đồng thời cả ba pha (rắn, lỏng, hơi)
thì số bậc tự do của hệ là bao nhiêu? r=1; k=1; f=3; n=2; c = k – f + 2 = 0
30
7. Nước nguyên chất có thể tồn tại ở 9 dạng pha khác nhau là: khí, lỏng và 7 dạng thù hình của
nước đá rắn. Tính số pha nước tối đa có thể nằm cân bằng với nhau. HD: k=1; bậc tự do c = k
- f + 2 ≥ 0, do đó: f ≤ k + 2 = 3.
Ghi nhớ 2: các công thức về nồng độ cho hỗn hợp 2 chất A + B, áp dụng cho các
bài tập 1, 2, 8  15.
mA xA
nA MA MA nA xA xA
xA    ; xB  1  x A ; XA    ;
n A  nB m A  mB xA xB nB xB 1  x A

MA MB MA MB

nB xB 1
XB   
nA xA X A

mA n A .M A x A .M A
xA    ; xB  1  x A
mA  mB n A .M A  nB .M B x A .M A  xB .M B

mA x A xA m xB 1
XA   ; XB  B  
mB x B 1  x A mA x A X A

8. Trộn 50 kg NaOH vào trong 500kg nước. Tính phần mol, phần khối lượng, tỉ số mol, tỉ số
khối lượng của NaOH trong dung dịch.
9. Hỗn hợp khí NH3 với không khí, NH3 chiếm 7% theo thể tích. Tính phần mol, phần khối
lượng, tỉ số mol, tỉ số khối lượng NH3 trong không khí.
10. Dung dịch NH4Cl với nước trong đó NH4Cl chiếm 45% khối lượng. Tính phần mol, phần
khối lượng, tỉ số mol, tỉ số khối lượng của NH4Cl trong dung dịch.
11. Hỗn hợp gồm 30kg rượu etylic và 120kg nước. Tính phần khối lượng, phần mol rượu trong
hỗn hợp, tỷ số mol của rượu.

12. Hỗn hợp gồm 40kmol rượu metylic và 120kmol nước. Tính phần khối lượng, phần mol
rượu trong hỗn hợp, tỷ số mol của rượu.
13. Hỗn hợp gồm 35% mol rượu etylic và 65%mol nước. Tính phần khối lượng, tỷ số khối
lượng, tỷ số mol rượu trong hỗn hợp.
14. Hỗn hợp gồm 40% khối lượng rượu metylic và 60% khối lượng nước. Tính phần khối
lượng, tỷ số khối lượng, tỷ số mol rượu trong hỗn hợp.
15. Hỗn hợp gồm 40% khối lượng rượu metylic và 60% khối lượng nước. Tính tỷ số khối
lượng, phần mol, tỷ số mol rượu trong hỗn hợp.
16. Một hỗn hợp lỏng chứa 72% mol toluen (C6H5CH3) và 28% mol tetraclorua carbon CCl4
(TCC). Xác định khối lượng riêng của hỗn hợp và nồng độ khối lượng thể tích của toluen (và

31
TCC) trong hỗn hợp (theo đơn vị kg/m3). Giả sử không có sự biến đổi thể tích khi trộn hai chất
này. Khối lượng riêng của toluen là 870 kg/m3 và TCC là 1630 kg/m3. 
Hướng dẫn:
Tính nồng độ phần khối lượng:
xToluen .M Toluen
x Toluen  = 0,61 kg/kg hh;
xToluen .M Toluen  xTCC .M TCC

xTCC .M TCC
x TCC   1  x Toluen = 0,39 kg/kg hh
xToluen .M Toluen  xTCC .M TCC

Khối lượng riêng của hỗn hợp:


1 xToluen xTCC
  => hh = 1063,36 (kg/m3)
 hh Toluen TCC

Thể tích của hỗn hợp sau khi trộn 2 chất:


mhh
Vhh   VToluen  VTCC ; m3
 hh

Nồng độ khối lượng thể tích của toluen trong hỗn hợp (kg/m3):
mToluen mToluen mToluen
CmToluen    . hh  xToluen . hh
/V
Vhh mhh mhh = 648,65 kg/m3
 hh
Nồng độ khối lượng thể tích của TCC trong hỗn hợp (kg/m3):
mTCC mTCC mTCC
/V 
CmTCC   . hh  xTCC . hh
Vhh mhh mhh = 414,71 kg/m3
 hh
17. Không khí bão hòa hơi nước ở áp suất thường và nhiệt độ 35 oC. Xem hỗn hợp là khí lý
tưởng. Áp suất khí quyển là 745 mmHg. Áp suất của hơi nước bão hòa tại nhiệt độ (35 oC)
khảo sát là 42,2 mmHg. Khối lượng phân tử trung bình của không khí khô là 28,8 kg/kmol.
Xác định: áp suất riêng phần của không khí và phần thể tích, phần khối lượng, tỷ số khối lượng
của hơi nước trong hỗn hợp.
Hướng dẫn:
Áp suất riêng phần của không khí:
Ptong  Pkkk
rp
 PHrp2O  Pkkk
rp
 Ptong  PHrp2O = 745 -42,2 = 702,8 mmHg

Phần thể tích và phần mol của hơi nước: đối với chất khí, %thể tích = %số mol

PHrp2 O
yH 2 O  = 42,2 /745 = 0,0566 mol H2O/mol kk ẩm => %V = 5,66%
Ptong

y H 2O * M H 2O
Phần khối lượng: y H O  2
y H 2O * M H 2O  ykkk * M kkk

32
y H 2O
Tỷ số khối lượng: Y H O  2
1 y H 2O

18. Trong một thiết bị truyền khối hoạt động ở áp suất tuyệt đối 2,2 at; hệ số truyền khối
trong mỗi pha như sau ky = 1,21 kmol/m2.h (y = 1) và kx = 25,3 kmol/m2.h (x = 1). Thành
phần cân bằng của pha lỏng và pha khí tuân theo định luật Henry như sau: p* = 0,09*106.x
(mmHg). Xác định hệ số truyền khối tổng quát Kx và Ky; so sánh trở lực khuếch tán từ pha y
vào pha x và ngược lại.
Hướng dẫn: sử dụng các công thức bên dưới; phương trình cân bằng y = m.x (m: không có
thứ nguyên); 1 at = 735 mmHg; 1 atm = 760 mmHg
H 0,09 * 10 6 1 1 m 1 1 1
m  = 55,66 ; K  k  k => Ky=0,33 kmol/m2.h ; K  m.k  k => Kx=
Pt 2,2 * 735 y y x x y x

1 m
18,39 kmol/m2.h; trở lực pha y = k ; trở lực pha x = k ;
y x

1 m
ky kx
Tỷ số trở lực pha y/x = m = 0,38 ; Tỷ số trở lực pha x/y = 1 = 2,66
kx ky

19. Áp suất hơi riêng phần của benzen và toluen (đơn chất) tại nhiệt độ xác định được ước
tính bằng phương trình Antoine như sau: 
Benzene: Ln(Pbenzen)= 15,9008 – [2788,51/(T–52.36)]
Toluene: Ln(Ptoluene)= 16,0137 – [3096,52/(T–53.67)]
Với áp suất tính theo đơn vị (mmHg); T tính theo (K); 1 kPa = 7,5 mmHg 
Pha lỏng là hỗn hợp của benzene và toluene với phần mol của benzene là 0,5. Theo định luật
Raoult, xác định áp suất tổng và phần mol của benzene, toluene trong pha hơi khi đạt được
trạng thái cân bằng tại nhiệt độ 70 oC. 
Hướng dẫn giải: Tính nhiệt độ: T= t + 273 = 70 + 273 = 343 K
Thay vào phương trình Antoine:
Ln(Pbenzen)= 6,31 (giá trị tính được) => Pbenzene  e a = 550,04 mmHg (theo đề)
Ln(Ptoluene)= 5,31 (giá trị tính được) => Ptoluen  e b = 202,35 mmHg (theo đề)
Áp suất tổng:
Ptong  Pbenzen
rp
 Ptoluen
rp
 Pbenzen
bh
.xbenzen  Ptoluen
bh
.xtoluen = 376,20 mmHg

Phần mol của benzen và toluen trong pha hơi:


rp bh
Pbenzen Pbenzen .xbenzen
ybenzen   bh = 0,73 mol Benzen/mol hh
Ptong Pbenzen.xbenzen  Ptoluen
bh
.xtoluen

33
rp bh
Ptoluen Ptoluen .xtoluen
ytoluen   bh  1  ybenzen = 0,27 mol Toluen/mol hh
Ptong Pbenzen .xbenzen  Ptoluen
bh
.xtoluen

20. Heptane (n-C7H16) và octane (n-C8H18) hình thành dung dịch lý tưởng. Tại nhiệt độ 373K,
heptane có áp suất hơi bão hòa là 106 kPa; còn octane có áp suất hơi bão hòa là 47,1 kPa.
Xác định phần mol của heptane trong pha lỏng và pha hơi khi đun sôi ở nhiệt độ trên nhưng
với áp suất tổng là 100 kPa. 
Hướng dẫn: áp dụng định luật Raoult + Clapeyron và Dalton
Ptổng = PbhHept.xHept + PbhOct. XOct (1)
xHept + xOct= 1 (2)
=> xHept = 0,9; xOct = 0,1 mol/mol hh
=> yHept=(PbhHept/Ptổng). x Hept => yOct = 1- yHept
21. Trong một thiết bị truyền khối, tỷ số trở lực truyền khối giữa pha khí và pha lỏng tính theo
pha lỏng là 2,5. Hệ số truyền khối tổng quát trong pha lỏng là Kx = 1,52 kmol/m2h (y = 1).
Hãy xác định hệ số truyền khối trong pha khí (ky), trong pha lỏng (kx) và hệ số truyền khối
tổng quát trong pha khí Ky. Biết phương trình cân bằng khí – lỏng có dạng y* = 1,45*x
Hướng dẫn: áp dụng
1
ky 1 1 1 1 1 m
 2,5 ; m=1,45;   => ky , kx => K
  => Ky = 1,04 kmol/m2h
m K x m.k y k x y k y k x

kx

22. Một hỗn hợp rượu ethanol và nước có thành phần khối lượng ethanol là 40%. Cho biết tại
nhiệt độ 30oC, khối lượng riêng của ethanol và nước, lần lượt là 780,5 kg/m3 và 996 kg/m3.
Xác định thành phần nồng độ mol và khối lượng riêng của hỗn hợp trên. 
Hướng dẫn:
mA xA
nA MA MA 1 x A xB
xA    ;  
n A  nB m A  mB xA xB  hh  A  B

MA MB MA MB

23. Dung dịch khí lý tưởng thuận theo định luật Raoult có áp suất hơi bão hòa là 710
mmHg, áp suất làm việc của hệ 760 mmHg. Xác định nồng độ cân bằng của pha khí khi nồng
độ pha lỏng bằng 0,45 phần mol? 
Hướng dẫn: áp dụng định luật Raoult + Clapeyron và Dalton
y=(Pbh/Ptổng).x = (710/760) * 0,45 = 0,42 mol/mol hh
24. Dung dịch lý tưởng tuân theo định luật Henry có hằng số Henry là 1050 mmHg, áp suất
làm việc trong hệ là 760 mmHg, nồng độ pha lỏng bằng 0,31 phần mol. Xác định nồng độ cân
bằng của pha khí? 

34
Hướng dẫn: áp dụng định luật Henry + Clapeyron và Dalton
y=(H/Ptổng).x = (1050/760) *0,31 = 0,428 mol/mol hh
C2. Hấp thu
1. Dùng acid sulfuric để làm khô không khí ẩm trong điều kiện: năng suất 1000 m3/h không khí
khô ở điều kiện chuẩn (1 atm, 25oC). Hàm lượng ẩm ban đầu là 0,020 kg/kg không khí khô,
hàm lượng ẩm cuối cùng là 0,003 kg/kg không khí khô. Hàm lượng nước ban đầu trong acid là
0,2 kg/kg acid, hàm lượng cuối là 1,0 kg/kg acid. Không khí được làm khô ở điều kiện áp suất
khí quyển. Xác định lượng acid sulfuric cần dùng (kmol/h và kg/h), lưu lượng của không khí
ẩm và không khí khô (kg/h và kmol/h).
Hướng dẫn giải: không khí ẩm = hơi nước + không khí khô
Tính lưu lượng không khí khô (kmol/h), theo đề thì đây là Gtr:
P.V 1*1000
Gtr    40,9 kmol/h ; R  0,082 ( lít.atm/mol.K = m3.atm/kmol.K )
R.T 0.082 * ( 25  273)

Tính lưu lượng không khí khô (kg/h):


G tr  Gtr * M kkk = 40,9*28,8 =1177,92 kg/h ; M kkk  28,8 kg/kmol
Lưu lượng không khí ẩm (lưu lượng đầu, Gđ):
Y đ  0,02 kg H2O/kg kkk ; Y c  0,003 kg H2O/kg kkk
Yđ 0,02
yđ    0,0196 kg H2O/kg kk ẩm =>
1  Y đ 1  0,02

G tr 1177 ,92
G tr  G đ * (1  y đ )  G đ    1201,47 kg/h ;
(1  y đ ) (1  0,0196)


MA Gtr
yđ  = 0,03 mol/mol hh => Gtr  Gđ * (1  yđ )  Gđ  = 42,2 kmol/h
y đ 1 y đ (1  yđ )

MA MB

Lưu lượng dung môi (kg/h):


X đ  0,2 kg H2O/kg acid ; X c  1,0 kg H2O/kg acid
=> L tr * ( X c  X đ )  G tr * Y đ  Y c   L tr  25 kg/h
Lưu lượng dung môi (kmol/h): Macid sulfuric = 98 kg/kmol
X đ .M acid X c .M acid
Xđ  ; Xc  => Ltr * ( X c  X đ )  Gtr *  Yđ  Yc   Ltr  0,03 kmol/h
M H 2O M H 2O

Y đ .M kkk Y c .M kkk
Yđ  ; Yc 
M H 2O M H 2O

2. Một tháp dùng để hấp thu hơi ethanol từ không khí bằng dung môi là nước với suất lượng
2000 kg/h. Nhiệt độ trung bình trong tháp là 25 oC. Hỗn hợp không khí - ethanol có nồng độ

35
ethanol là 7% theo thể tích được đưa qua tháp ở áp suất thường. Pha khí có lưu lượng là 1600
m3/h không khí tinh khiết (không khí khô, kkk, ở điều kiện chuẩn). Tháp hấp thu 95% ethanol. 
a. Xác định nồng độ ethanol ban đầu, cuối trong không khí và nồng độ ethanol trong nước
khi đi ra khỏi tháp hấp thu? 
b. Xác định động lực của quá trình hấp thu tại đỉnh, đáy tháp và động lực trung bình logarit?
Biết phương trình của đường cân bằng là Y* = 1,70.X
c. Xác định diện tích bề mặt truyền khối cần thiết của tháp hấp thu trên? Biết hệ số truyền khối
tổng quát là Ky = 0,45 kmol ethanol/m2.h (kmol ethanol/kmol không khí). 
d. Xác định thể tích lớp vật chêm cần thiết cho tháp? Diện tích bề mặt riêng của vật chêm được
xác định là 220 m2/m3.
Hướng dẫn giải:
a. Nồng độ ethanol ban đầu, cuối trong không khí và nồng độ ethanol trong nước khi đi ra khỏi
tháp hấp thu
Đối với khí, tại nhiệt độ và áp suất xác định: %V = % số mol = yđ = 0,07 mol E/mol hh
y 0,07
Nồng độ tỷ số mol đầu pha khí: Yđ  1  y  1  0,07  0,0752 mol E/mol kkk
đ

Nồng độ tỷ số mol cuối pha khí: Yc  Yđ * (1   )  0,0752 * (1  0,95)  0,00376 mol E/mol kkk
: là hiệu suất hấp thu.
Y
Nồng độ phần mol cuối pha khí: yc  1  Y mol E/mol hỗn hợp khí
c

L tr 2000
Tính suất lượng dung môi (nước, Ltr, kmol/h): Ltr    111,11 kmol/h ; suất lượng
M tr 18

khối lượng: L tr : kg / h

Tính suất lượng khí trơ (không khí tinh khiết, Gtr, kmol/h): V có đơn vị m3/h
P.V 1 *1600
Gtr    65,47 kmol/h ; R  0,082 ( lít.atm/mol.K = m3.atm/kmol.K )
R.T 0.082 * (25  273)

Nồng độ ethanol trong nước khi đi ra khỏi tháp hấp thu (nồng độ cuối pha lỏng, Xc): đề không
nói gì hết thì Xđ = 0
Gtr *  Yđ  Yc  65,47 *  0,0752  0,00376
Ltr * ( X c  X đ )  Gtr *  Yđ  Yc   X c  X đ  0  0,042
Ltr 111,11
(mol ethanol/mol nước = kmol ethanol/kmol nước)
b. Y* = 1,70.X
Động lực truyền khối trung bình cho pha lỏng:
Động lực của quá trình hấp thu tại đáy tháp:
X 1  X cb1  X đ ; tìm Xcb1 từ phương trình đường cân bằng Yc = f(Xcb1) => Xcb1= Yc/1,70
=0,00376/1,70 = 0,00221 mol E/mol nước

36
Động lực của quá trình hấp thu tại đỉnh tháp:
X 2  X cb 2  X c ; tìm Xcb2 từ phương trình đường cân bằng Y đ = f(Xcb2) => Xcb2= Yđ/1,70 =
0,0752/1,70 = 0,044 mol E/mol nước
Động lực của quá trình hấp thu trung bình logarit theo pha lỏng:
X 1  X 2
X tb 
 X 
ln 1  = mol E/mol nước
 X 2 
Động lực truyền khối trung bình cho pha khí:
Động lực của quá trình hấp thu tại đỉnh tháp
Y1  Yđ  Ycb1 = 0,0038 mol E/mol kkk; tìm Ycb1 từ phương trình đường cân bằng Ycb1 = f(Xc)
= 1,70*0,042 = 0,0714 mol E/mol kkk
Động lực của quá trình hấp thu tại đáy tháp:
Y2  Yc  Ycb 2 = 0,00376 mol E/mol kkk; tìm Ycb2 từ phương trình đường cân bằng Ycb2 = f(Xđ)
= 1,70*0 = 0 mol E/mol kkk
Động lực của quá trình hấp thu trung bình logarit theo pha hơi:
Y1  Y2
Ytb 
 Y  = mol E/mol kkk
ln 1 
 Y2 
c. Diện tích bề mặt truyền khối cần thiết của tháp hấp thu, biết hệ số truyền khối tổng quát là
Ky = 0,45 kmol ethanol/m2.h
G y  F * K y * Ytb ; đơn vị của Gy: kmol/h, đây là lượng pha y truyền vào pha x =>
G y  Gtr *  Yđ  Yc   Ltr * ( X c  X đ ) = 65,47*(0,0752-0,00376) = 4,677 kmol/h

Gy Gtr *  Yđ  Yc  4,677
G y  F * K y * Ytb  F    = 453,86 m2
K y * Ytb K y * Ytb 0,45 * 0,0229

d. Thể tích lớp vật chêm cần thiết, biết diện tích bề mặt riêng của vật chêm Sr, m2/m3.
F 453,86
V    2,063 ; m3
Sr 220

3. Quá trình hấp thu được tiến hành trong tháp đệm có tổng bề mặt tiếp xúc pha F = 5500 m2;
Hỗn hợp khí đi vào tháp có lưu lượng Vđ = 6500 m3/h; Dung môi được sử dụng là nước Vx =
750 m3/h; Nồng độ CO2 trong khói thải đi vào tháp yđ = 25,2% thể tích; Hiệu suất của quá trình
hấp thu 95%; Tháp làm việc ở điều kiện p = 19,5 at; t = 20oC. 
a. Xác định lượng CO2 được hấp thu? Gy
P.Vđ
yđ = 25,2% = 0,252 mol CO 2/mol hhkk => Yđ= ; Yc  Yđ * (1   ) ; Gđ  
R.T
(kmol/h) ; Gtr  Gđ * (1  yđ ) = (kmol/h)
G y  Gtr *  Yđ  Yc   Ltr * ( X c  X đ ) ;

37
b. Xác định nồng độ CO2 trong dòng khí đi ra khỏi tháp hấp thu?
Yc
Yc  Yđ * (1   ) => yc 
1  Yc

c. Xác định nồng độ CO2 trong dòng lỏng đi ra khỏi tháp hấp thu?


Gtr *  Yđ  Yc  Xc
Ltr * ( X c  X đ )  Gtr *  Yđ  Yc   X c  X đ  ; xc 
Ltr 1 Xc

d. Xác định động lực chuyển khối ở đỉnh, đáy và trung bình logarit của tháp đệm? Tháp làm
việc ở điều kiện cân bằng y* = 76,25.x 
Y* X
HD: đường cân bằng  tỷ số mol  76,25 * => thực hiện tương tự câu 2b
1 Y* 1 X

e. Xác định hệ số truyền khối tổng quát của quá trình trên?


F = 5500 m2 ; G y  Gtr *  Yđ  Yc   Ltr * ( X c  X đ ) => Ky
4. So sánh cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại tháp hấp thu?
5. Một hỗn hợp khí có chứa NH3 được đem đi hấp thu ngược chiều, dung môi hấp thu là nước
Hỗn hợp khí đi vào có lưu lượng là 600 m3/h ở áp suất 2.5 atm, nhiệt độ 30 oC, có nồng độ NH3
là 5% theo thể tích và cần được hấp thu 90% lượng NH3 này. Dung môi vào tháp hấp thu có
nhiệt độ 30oC, chứa 0.005 mol NH3/mol dung môi. Lượng dung môi sử dụng bằng 1,5 lần
lượng dung môi tối thiểu. Nồng độ cực đại NH 3 khi cân bằng là 0,14 (mol NH3/mol dung môi).
Tính lượng dung môi sử dụng và nồng độ NH3 cuối quá trình.
Hướng dẫn giải:
Tính lưu lượng hỗn hợp khí đầu (kmol/h), Gđ:
P.V
Gđ  ; R  0,082(lit.atm / mol.K ) ; Gtr = Gđ*(1 – yđ)
R.T

Đối với khí, tại nhiệt độ và áp suất xác định: %V = %số mol= yđ = 0,05 mol NH3/mol hh

Nồng độ tỷ số mol đầu pha khí: Yđ 
1  yđ

yc
Nồng độ tỷ số mol cuối pha khí: Yc  Yđ * (1   ) ; (hoặc tính theo Yc  )
1  yc

: là hiệu suất hấp thu.


Nồng độ cực đại Xcmax = 0,14 (mol NH3/mol dung môi, đề cho); Xđ = 0,005 mol NH3/mol dung
môi, đề cho)
Xác định lượng dung môi cực tiểu, Ltrmin:
Gtr * (Yđ  Yc )
Ltr min 
X c max  X đ

Xác định lượng dung môi cần dùng: Ltr = a*Ltrmin (a=1,5 lần, đề cho)

38
Gtr *  Yđ  Yc 
Xác định nồng độ cuối quá trình, Xc: Ltr * ( X c  X đ )  Gtr *  Yđ  Yc   X c  X đ 
Ltr

6. Một thiết bị hấp thu một hỗn hợp khí HCl + không khí với lưu lượng vào tháp là 9000 m 3/h
ở 25 oC áp suất 1 at, nồng độ khí vào tháp chiếm 7% thể tích HCl, sau khi hấp thu nồng độ
giảm xuống còn 1,5% thể tích HCl. Dung môi là nước sạch ở nhiệt độ ở 25 oC. Cho lượng
dung môi vào tháp bằng 1,3 lần lượng dung môi tối thiểu. Phương trình đường cân bằng có
dạng: Y = 1,27.X = m.X
a. Lưu lượng dung môi đưa vào tháp (Ltr)?
HD: tính yđ => Yđ; yc => Yc; Xđ=0; tìm giao điểm của Yđ + đường cân bằng => Xcmax
G * (Y  Y )
Xcmax = Yđ/m (m=1,27) => Ltr min  X
tr đ c
=> Ltr = a*Ltrmin (a=1,3 lần, đề cho)
c max  X đ

P.V
Gđ  ; R  0,082(lit.atm / mol.K ) ; Gtr = Gđ*(1 – yđ)
R.T

b. Nồng độ pha lỏng ra khỏi tháp (Xc)?


Gtr *  Yđ  Yc 
HD: Ltr * ( X c  X đ )  Gtr *  Yđ  Yc   X c  X đ 
Ltr

c. Số mâm lý thuyết (Nlt)?


HD: vẽ đồ thị => Nlt
d. Đường kính tháp hấp thu? Biết vận tốc pha khí là 7,0 m/s
HD: Vđ (m3/h) => Vđ (m3/s) = *A= *(.D2/4) => D (m)
e. Xác định chiều cao tháp mâm chóp? Biết khoảng cách giữa 2 mâm là 0,3 m, hiệu suất mâm
là 0,55.
N lt
HD:
N tt 
 ; H  h.( N tt  1)

f. Tính động lực truyền khối trung bình của 2 pha.


HD: thực hiện như câu 2b
7. Một thiết bị hấp thu một hỗn hợp khí HCl với lưu lượng hỗn hợp khí vào tháp là 9000 m 3/h
ở 25oC áp suất 1 at, nồng độ khí vào tháp chiếm 6% thể tích HCl, sau khi hấp thu nồng độ
giảm xuống còn 1,5% thể tích HCl. Dung môi dùng nước sạch ở nhiệt độ ở 25 oC. Cho lượng
dung môi vào tháp bằng 1,3 lần lượng dung môi tối thiểu, và phương trình đường cân bằng Y*
=1,6 X
Xác định:
a. Lưu lượng dung môi đưa vào tháp?
b. Nồng độ pha lỏng ra khỏi tháp?
c. Số đĩa (mâm) lý thuyết?
Giải

39
Vđ=9000 m3/h; t=25 oC; P=1 at
%Vđ = yđ = 0,06 (kmol HCl/kmol hỗn hơp)
%Vc = yc = 0,015 (kmol HCl/kmol hỗn hơp)
Xđ = 0
L = 1,3 Lmin
Y* = 1,6*X
a. Lưu lượng dung môi vào tháp.
-Lượng hỗn hợp khí vào tháp áp dụng công thức ta có:
P.V 1.9000
Gy = = 0,082.298 =368,3 (kmol/h)
R.T

-Lưu lượng khí trơ vào tháp:


Gtr = Gy( 1- yđ) = 368,3(1- 0,06)=346,2 (kmol/h)
yd 0,06
Yđ = = 1  0,06 =0,0638 (kmol HCl/kmol khí trơ)
1  yd

yc 0,015
Yc = = 1  0,015 =0,0152 (kmol HCl/kmol khí trơ)
1  yc

Gtr (Yd  Y ) c
Lmin=
X c*  X d
Yd 0,0638
Mà X*c = = 1,6 = 0,0398 (kmol.HCl/kmol nước)
1,6

346,2(0,0638  0,0152)
Lmin= 0,0398
= 422,7 ( kmol/h)

Lthực= 1,3 Lmin= 1,3.422,7= 549,5 (kmol/h)


b. Xác định nồng độ Xc
Gtr (Yd  Y ) c
Lthực= 549,5=
Xc

Gtr (Yd  Yc ) 346,2(0,0638  0,0152)


Xc = = = 0,0306 (kmol.HCl/kmol nước)
L.thuc 549,5

c. Vẽ số đĩa (mâm) lý thuyết trên đồ đồ thị ta có :


Nlt =4
8. Mô ̣t tháp hấp thu hoạt đô ̣ng ngược chiều dùng để hấp thu aceton bằng nước tinh khiết làm
viê ̣c ở điều kiê ̣n áp suất 95 kPa, nhiê ̣t đô ̣ 50oC (áp suất hơi bão hòa của aceton 710 mmHg).
Hỗn hợp khí đi vào tháp với lưu lượng 4100 m3/h (tại 1 at) bao gồm aceton và không khí có
thành phần aceton 9,1% theo thể tích, tỉ lê ̣ hấp thu 90%. Lượng dung môi sử dụng lớn hơn
40% so với lượng dung môi tối thiểu. Hãy xác định.
a. Lưu lượng dòng lỏng đi ra khỏi tháp.
b. Chiều cao tháp, biết mô ̣t mâm lý thuyết ứng với 0,3 m chiều cao tháp.

40
Giải
Chuyển đổi đơn vị
y ñ  0,091 phần mol

yñ 0,091
Yñ    0,1 kmolA/kmolkk
1  y ñ 1  0,091

Vy= Vđ = 4100 m3/h


Pñ .V ñ (735,5 / 760) * 4100
Gñ    149,8  150 kmol hh/h
R .T 0,082 * ( 273  50)

Tính cân bằng vâ ̣t chất


Gñ 150
G tr  G ñ .(1  y ñ )   150 * (1  0,091)   136,36 kmol kk/h
1 Y ñ 1  0.1

Y c  Y ñ .(1  A )  0,1.(1  0,9)  0,01 kmolA/kmolkk

Xđ=0 kmol A/kmol H2O


Lượng nước tinh khiết cần sử dụng
Y ñ  0,1  X c max  0,1 kmol A/kmol H2O

Y ñ Y c 0,1  0,01
L tr min  G tr  136,36 *  122,71 kmol/h
X c max  X ñ 0,1

Ltr = 1,4*Ltrmin = 1,4*122,72 = 171,82 kmol/h


Lượng dòng lỏng ra khỏi tháp
G tr 136,36
XC  .Y ñ Y c   X ñ  (0,1  0,01)  0,0714 kmol A/kmol H2O
L tr 171,82

Lc = Ltr/(1+Xc) = 171,82(1+0,0714) = 184 kmol hh/h


Chiều cao tháp:
Xác định đường cân bằng: 760 mmHg = 1,013*105 Pa
Pbh 710
m   0,9962  1
Plv 95000. 760
1.013 *105
m .X 1.X
Y *
  X
1  (1  m ).X 1  (1  1).X

Đồ thị suy ra Nlt = 5 mâm


H = 5*0,3 = 1,5 m

41
0.12

0.1

0.08

0.06

0.04

0.02

0
0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0.12

C3. Chưng cất


Cân bằng vật chất:
F  W  D
 (I )
 F .x F  W .xW  D.x D

F, W, D - suất lượng nhập liệu, sản phẩm đáy và đỉnh, kmol/h


xF, xW, xD - phần mol của cấu tử dễ bay hơi trong nhập liệu, sản phẩm đáy và đỉnh
Lượng hơi vào thiết bị ngưng tụ: GD = Gh = D + Lo = D*(R+1) (II)
Nếu ngưng tụ hoàn toàn: lượng lỏng ra khỏi thiết bị ngưng tụ = lượng hơi vào thiết bị ngưng
tụ => Gl = Gh = D + Lo = D*(R+1) (II)
Phương trình làm việc phần cất: Phương trình làm việc phần chưng:
R x RL  L 1
y .x  D (III) y .x   .xW (IV)
R 1 R 1 R 1  R 1

Suất lượng mol tương đối của dòng nhập liệu:


F x D  xW
L 
D x F  xW

Tỷ số hoàn lưu tối thiểu:


x D  y F*
Rmin 
y F*  x F

1. Hỗn hợp Aceton và nước được phân tách trong một tháp chưng cất liên tục ở áp suất thường
(nhập liệu ở trạng thái lỏng - sôi) với suất lượng 450 kmol/h. Tung độ giao điểm các đường
làm việc là 0,45. Phương trình đường làm việc phần cất là y = 0,86.x + 0,13. Lượng lỏng ra
khỏi thiết bị ngưng tụ hoàn lưu là 530 kmol/h.
a. Xác định lượng sản phẩm đáy (kg/h)
b. Xác định phần khối lượng Aceton trong dòng này.
Hướng dẫn: bài này tính theo nồng độ cấu tử dễ bay hơi là aceton
42
Phương trình phần cất => R, xD (phương pháp đồng nhất hệ số)
Điểm F(xF, yF) là giao điểm các đường làm việc, đề cho y F = 0,45 => thay vào pt phần cất =>

xF => Giải (II) và (I) => F, W, D; xF; xW ; xD


W  W .M W  W . xW .M A ceton  (1  xW ).M nuoc  ; kg/h

xW .M A ceton
xW  ; kg aceton/kg hỗn hợp
xW .M A ceton  (1  xW ).M nuoc
2. Hỗn hợp nước và acid acetic được phân tách trong một tháp chưng cất liên tục ở áp suất
thường (nhập liệu ở trạng thái lỏng - sôi). Phương trình đường làm việc là y = 0.7997x +
0.18625 và y = 1.1152x – 0.034547. Biết lượng sản phẩm đáy thu được là 300 kg/h. Xác định
lượng nhập liệu (kmol/h; kg/h, sản phẩm đỉnh (kmol/h; kg/h), lỏng hoàn lưu (kmol/h; kg/h),
lượng hơi vào thiết bị ngưng tụ (kmol/h; kg/h).
Hướng dẫn: bài này tính theo nồng độ cấu tử dễ bay hơi là nước
Phương trình phần cất => R, xD (phương pháp đồng nhất hệ số)
Phương trình phần chưng => L, xW (phương pháp đồng nhất hệ số)
Điểm F(xF, yF) là giao điểm các đường làm việc => Giải (III) và (IV) => xF; yF
W W
W   ; kmol/h
MW  xW .M nuoc  (1  xW ).M AcidAcetic 
Giải (I) => F, W, D; xF; xW ; xD ; Gh; Lo ;...
F  F .M F  F . x F .M nuoc  (1  x F ).M AcidAcetic  ; kg/h

D  D.M D  D. x D .M nuoc  (1  x D ).M AcidAcetic  ; kg/h

3. Hỗn hợp ethanol và nước được phân tách trong một tháp chưng cất liên tục ở áp suất thường
(nhập liệu ở trạng thái lỏng - sôi). Phương trình đường làm việc là y = 0,6186*x + 0,37 và y =
2,0223*x – 0,0511. Biết suất lượng nhập liệu là 300 kg/h. Xác định nồng độ các dòng nhập
liệu, sản phẩm đỉnh, sản phẩm đáy; suất lượng sản phẩm đáy (kmol/h; kg/h), suất lượng sản
phẩm đỉnh (kmol/h; kg/h), lượng lỏng hoàn lưu (kmol/h; kg/h), lượng hơi vào thiết bị ngưng tụ
(kmol/h; kg/h).
Hướng dẫn: bài này tính theo nồng độ cấu tử dễ bay hơi là ethanol, cách làm giống
bài 2.
4. Một hỗn hợp methanol – nước có suất lượng nhập liệu 2500 kg/h, thành phần methanol là
30% (tính theo phần mol) được đưa vào tháp chưng cất liên tục được sản phẩm đỉnh chứa 85%
(tính theo phần mol) và sản phẩm đáy chứa 5% (tính theo phần mol). Hơi ra ở đỉnh được
ngưng tụ hoàn toàn. Xác định tỉ số hoàn lưu biết tỉ số hoàn lưu sử dụng bằng 1,5 lần tỉ số hoàn

43
lưu tối thiểu (biết y*F= 0,665 mol methanol/mol hh). Xác định suất lượng mol của các dòng
nhập liệu, sản phẩm đỉnh, sản phẩm đáy và lượng hơi vào thiết bị ngưng tụ.
Hướng dẫn: bài này tính theo nồng độ cấu tử dễ bay hơi là methanol, cách làm
giống bài 2.
F F
F  ; kmol/h
MF  x F .M Methanol  (1  xF ).M Nuoc 
x D  y F*
Rmin 
y F*  x F
; R = 1,5*Rmin (đề cho)

5. Tháp chưng cất liên tục dưới áp suất thường dùng để sản xuất 1000 kg/h acid acetic với
nồng độ 75% mol. Nhập liệu vào với nồng độ 28% mol acid acetic ở nhiệt độ sôi. Sản phẩm
đỉnh là nước chứa 8% mol acid acetic. Tháp được gia nhiệt bằng hơi bão hòa khô. Phương
trình đường cân bằng của hệ được xác định như sau: y* = 0,985.x + 0,082.
a. Xác định chỉ số hoàn lưu tối thiểu (Rmin) của tháp trong điều kiện này?
b. Xác định chỉ số hoàn lưu thực tế của tháp trong điều kiện này? Chỉ số hoàn lưu được chọn
1,5*Rmin
c. Thiết lập phương trình đường làm việc cho phần cất (luyện) trong điều kiện này?
d. Thiết lập phương trình đường làm việc cho phần chưng trong điều kiện này?
Hướng dẫn: bài này tính theo nồng độ cấu tử dễ bay hơi là nước => phải đổi sang
nồng độ phần mol của nước  sử dụng các công thức phần tóm tắt.
6. Hỗn hợp benzen và toluen được phân tách trong một tháp chưng cất liên tục ở áp suất
thường (nhập liệu ở trạng thái lỏng - sôi) với suất lượng 50.32 kmol/h. Tung độ giao điểm các
đường làm việc là 0.426. Phương trình đường làm việc phần cất là y = 0.8062*x + 0.18407.
Lượng lỏng hoàn lưu về tháp là 58.16 kmol/h. Xác định lượng sản phẩm đáy (kg/h) và phần
khối lượng Benzen trong dòng này.
Hướng dẫn: bài này tính theo nồng độ cấu tử dễ bay hơi là benzen, cách làm giống
bài 2.
7. Một tháp chưng luyện hỗn hợp Benzen – Toluen, với năng suất nhập liệu vào tháp là 2000
kg/h. Nhập liệu vào tháp ở trạng thái lỏng sôi với nồng độ là 40% kmol cấu tử dễ bay hơi, sản
phẩm đỉnh có chứa 94% mol cấu tử dễ bay hơi và sản phẩm đáy tháp có chứa 4% mol cấu tử
dễ bay hơi. Cho Rthực = 1,5Rmin.
Xác định:
a) Suất lượng sản phẩm đỉnh và sản phẩm đáy thu được theo kmol/h?
b) Số đĩa (mâm) lý thuyết?
c) Viết phương trình đường làm việc của đoạn chưng và đoạn cất?
Cho số liệu đường cân bằng
44
x 0 5 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
y 0 11,8 21,4 38 51,1 61,9 71,2 79 85,4 91 95,9 100
Giải
GF = 2000 kg/h
xF = 0,4 (kmol benzen/kmol hỗn hợp)
xD = 0,94 (kmol benzen/kmol hỗn hợp)
xW = 0,04 (kmol benzen/kmol hỗn hợp)
Rthực= 1,5*Rmin
a) Áp dụng phương trình cân bằng vật chất ta có:
F = W + D (kmol/h)
F.xF = W.xW + D.xD (kmol/h)
F ( xD  xF )
W=
xD  xw

F= 23,14 (kmo/h)
W = 13,884 (kmo/h)
D = F-W = 23,14- 13,884 = 9,256 (kmo/h)
b) Xác định số đĩa (mâm) lý thuyết.
x D  y *F 0,94  0,619
Rmin= = 0,619  0,4 =1,465
y *F  x F

Rthực= 1,5.Rmin = 1,465.1,5=2,198


xD 0,94
B= = 2,198  1 = 0,293
R 1
Vé số đĩa (mâm) lý thuyết ta có:
Nlt=12
c) Phương trình đường làm việc của đoạn cất:
R x 2,198 0,94
y= x + D = 2,198  1 x+ 2,198  1 = 0,687x +0,293
R 1 R 1
-Phương trình đường làm việc của đoạn chưng
RL L 1 2,198  2,5 2,5  1
y= x+ xW = 2,198  1 x - 2,198  1 .0,04
R 1 R 1

y = 1,469 x – 0,0187
8. Một tháp chưng luyện hỗn hợp rượu methanol – nước với sản phẩm thu được là 600 kg/h,
nồng độ chứa 90% mol cấu tử dễ bay hơi. Nhập liệu vào tháp ở trạng thái lỏng sôi với nồng độ
là 60% kmol cấu tử dễ bay hơi và sản phẩm đáy tháp có chứa 5% mol cấu tử dễ bay hơi. Cho
Rthực = 1,7 Rmin.
Xác định:
a) lưu lượng hỗn hợp vào tháp và sản phẩm đáy tháp thu được theo kmol/h ?

45
b) Xác định số đĩa (mâm) lý thuyết ?
c) Viết phương trình đường làm việc của đoạn chưng và đoạn cất ?
Cho số liệu đường cân bằng
x 0 5 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
y 0 26,8 41,8 57,9 66,5 72,9 77,9 82,5 87 91,5 95,8 100
Giải
D  600 kg/h
xF = 0,6 (kmol methanol/kmol hỗn hợp)
xD = 0,9 (kmol methanol /kmol hỗn hợp)
xW = 0,05 (kmol methanol/kmol hỗn hợp)
Rthực= 1,7*Rmin
a) Áp dụng phương trình cân bằng vật chất ta có:
F = W + D (kmol/h)
F.xF = W.xW + D.xD (kmol/h)
F ( xD  xF )
W=
xD  xw

D= 19,61 (kmol/h)
W = 10,7 (kmo/h)
F = D+W = 19,62+10,7 = 30,32 (kmo/h)
b) Xác định số đĩa (mâm) lý thuyết.
x D  y *F 0,9  0,825
Rmin= = 0,825  0,6 =0,33
y *F  x F

Rthực= 1,7.Rmin = 0,33.1,7=0,561


xD 0,9
B= = 0,561  1 = 0,576
R 1
Vẽ số đĩa (mâm) lý thuyết ta có
Nlt=7

46
c) Phương trình đường làm việc của đoạn cất:
R x 0,561 0,9
Y= x + D = 0,561  1 x+ 0,561  1 = 0,359x +0,5745
R 1 R 1
Phương trình đường làm việc của đoạn chưng
RL L 1 0,561  1,54 1,54  1
y= x+ xW = 0,561  1 x - 0,561  1 .0,05
R 1 R 1

y= 1,34 x – 0,017
9. Tính và chọn tháp chưng cất liên tục với mâm xuyên lỗ phân tách ở áp suất thường 10 tấn/h,
hỗn hợp lỏng chứa 50% khối lượng benzen và 50% khối lượng toluen. Nồng độ benzen trong
sản phẩm đỉnh là 96% khối lượng và nồng độ sản phẩm đáy là 98% khối lượng toluen. Nhập
liệu được gia nhiệt đến nhiệt độ sôi trước khi vào tháp. Tính lượng sản phẩm đỉnh, đáy.
Phương trình đường đường làm việc phần cất và phần chưng.
Giải
Gọi suất lượng dòng sản phẩm đỉnh là D (kg/h) và của dòng sản phẩm đáy W (kg/h).
Cân bằng vật chất:
W DF ; W .xW  D.x D  F .x F
Biểu diễn nồng độ của các dòng nhập liệu, sản phẩm đỉnh, sản phẩm đáy theo phần mol.
xF / M B 50 / 78
xF    0,542
Nhập liệu x F 100  x F 50 50
 
MB MT 78 92

47
xD / M B 96 / 78
xD    0,965
Sản phẩm đỉnh x D 100  x D 96 4
 
MB MT 78 92

xW / MB 2 / 78
xW    0,023
Sản phẩm đáy x W 100  x W 2 98
 
MB MT 78 92

Suất lượng mol tương đối của dòng nhập liệu là:
F x D  xW 0,965  0,023
L    1,82
D x F  xW 0,542  0,02232

Từ đường cân bằng tính Tỷ số hoàn lưu tối thiểu


x D  y *F 0,965  0,74
Rmin    1,135
y *F  x F 0,74  0,542

Vậy y*F = 0,74 là phần mol của benzen trong pha hơi cân bằng với nhập liệu lỏng được
xác định trên đồ thị t – xy*.
Tỷ số hoàn lưu làm việc là:
R = 1,3*Rmin + 0,3 = 1,3.1,135 + 0,3 =1,78
Các chương trình đường làm việc là:
a) Phần cất của tháp
R x 1,78 0,965
y x D  x
R 1 R  1 2,78 2,78

Y = 0,64x + 0,347
b) Phần chưng của tháp
RL L 1 1,78  1,82 1,82  1
y x xW  x  0,023
R 1 R 1 2,78 2,78

y = 1,3*x – 0,0068

C4. Trích ly
1. Hãy xác định lượng pha rafinat và pha trích thu được khi tiến hành trích ly một bậc 200 kg
acid acetic (chiếm 20% khối lượng) ra khỏi hỗn hợp nước và acid acetic bằng isopropyl ether ở
20oC. Dung dịch trích sau khi tách dung môi chứa 75% khối lượng acid acetic, rafinat chứa 1%
khối lượng. Biết tỷ lệ dung môi/dung dịch đầu bằng 1.
48
HD giải:
C

x,y = phần khối lượng C trong


pha rafinat và pha trích
F
G G
F D D

M1 E1 M1 E1

R1 R1
L S L S
A K K
B A B
%B Phần khối lượng B

- Lượng dung dịch ban đầu chứa 200 kg acid acetic trước khi trích:
Gacid = F*xF => F= Gacid/xF = 200/0,2=1000 kg
- Tỷ lệ dung môi/dung dịch đầu bằng 1 => S/F= 1 => S = 1000 kg
- Cân bằng vật chất: F+S = Mhh= E+R ; F*xF + S*yS = E*yE + R*xR
xR=1%=0,01; yE=0,75 => R= 243,2 kg; E=1756,2 kg
2. Dùng chlorobenzene để trích ly Aceton trong hỗn hợp Aceton-nước với thành phần
92,536% khối lượng. Sau khi trích ly thành phần Aceton còn lại 0%. Trong giản đồ tam giác,
có các tỷ số như sau (F - khối lượng hỗn hợp ban đầu; mhh - khối lượng hỗn hợp khi thực hiện
trích ly; mC - khối lượng chlorobenzene; mQ - khối lượng pha trích):
mC 85,5 mQ 96,6
 
F 5 mhh 97

Tính lượng dung dịch trích sau khi đã tách hết dung môi và lượng chlorobenzene sử dụng để
thực hiện quá trình này, nếu hỗn hợp đầu có khối lượng 200 kg.
HD giải: F = 200 kg ; chlorobenzene = dung môi => mC = S ; pha trích mQ = E
mC 85,5
 => mC = 3420 kg
F 5
mhh = F + mC = R + mQ = 200 + 3420 = 3620 kg
mQ 96,6
 => mQ = 3605,072 kg => pha rafinat R = 14,928 kg; giả sử trong Rafinat không có
mhh 97

chlorobenzene (C), tức là toàn bộ dung môi nằm trong pha trích Q => sau khi tách hết dung
môi: mAceton = E – S = mQ – mC = 185,072 kg (hoặc mAceton = F – R)
3. Hình bên dưới biểu diễn các hệ D(A,B,C); P(A, B, C); N(A,B,C); L(A,B,C) có thành phần
pha như thế nào?

49
C

80 L

60

.
20 0 %A
%B 4
40 P
N K
E
40%C

20 M
R
A D B
0 20 40 60 80 100
%B
4. Cho hệ 3 cấu tử: nước (A), Aceton (B), Tricloetan (C). Biết thành phần pha Rafinat có XB,R
= 30,15% và pha trích có YB,E = 42,3%, M = 200 kg, B = 70 kg. Tính R và E?
HD giải: Yêu cầu cần tách Aceton ra khỏi nước
R*XB,R + E* YB,E = B ; R + E = M => R=120,165 kg; E = 79,835 kg
5. Tính lượng dung môi benzen để làm sạch phenol trong nước thải có năng suất 20 m3/h.
Thành phần phenol trong nước thải 10 g/l và sau khi làm sạch 0,3 g/l. Thành phần của phenol
trong benzen lúc cuối là 30 g/l.
HD giải: F = 20 m3/h; xđ = 10 g/l; xc = 0,3 g/l; yc = 30 g/l; yđ = 0,0 g/l ; g/l = kg/m3
Lượng phenol mất đi của pha nước thải: F*(xđ-xc)
Lượng phenol tăng lên trong pha benzen: S*(yc-yđ)
Cân bằng: F*(xđ-xc) = S*(yc-yđ) => S = F*(xđ-xc)/(yc-yđ) = 6,467 m3/h
6. Trong bể lắng thẳng đứng, đáy hình nón chứa cặn và 7 m 3 dung dịch chứa 2 tấn NaOH. Sau
khi lắng, lấy ra một lượng nước trong là 6 m 3, rồi cho thêm nước sạch vào và khuấy trộn huyền
phù lên. Sau lần lắng thứ hai, cũng lấp ra bớt 6 m 3 dung dịch nước trong. Làm 3 lần như vậy
rồi trộn lẫn các dung dịch có chứa cặn và đem vào cô đặc. Xác định: Lượng NaOH còn lại
trong cặn. Phần trăm lượng NaOH được tách ra. Phần trăm lượng NaOH trong dung dịch đem
vào cô đặc. (Xem bài giải ở thí dụ 7.12, trang 320, sách Ví dụ và bài tập tập 10.)
50
7. Dùng ete để trích ly ngược chiều acid acetic ra khỏi dung dịch với nước chứa 20% khối
lượng acid. Xác định lượng dung môi cần thiết dùng cho 1000 kg/h hỗn hợp ban đầu và số bậc
trích ly lý thuyết, nếu chất trích ly phải chứa 60% khối lượng và chất tinh khiết chứa không
quá 2% trọng lượng acid (sau khi chưng dung môi). (Xem thí dụ 7.10 (trang 315) và bài tập
7.4 (trang 327), sách Ví dụ và bài tập tập 10. Đáp số ở trang 330.)
8. Hỗn hợp nước thải có chứa phenol được đưa qua thiết bị trích ly để làm sạch nước. Thiết bị
trích ly làm việc theo nguyên tắc ngược chiều với dung môi benzen. Cần xác định lượng dung
môi cần thiết và số bậc trích ly, nếu năng suất 12 m 3/h nước thải. Thành phần của phenol trong
nước thải 8,1 g/l và sau khi làm sạch 0,4 g/l. Thành phần cuối trong benzen 27 g/l, nhiệt độ
làm việc 25oC. (Xem cách giải tương tự ở thí dụ 7.7 (trang 312) sách Ví dụ và bài tập tập 10.)
C5. Kết tinh
1. Muối NaNO3 được kết tinh trong một thiết bị kết tinh liên tục. Dung dịch NaNO3 được làm
lạnh từ 70oC xuống 20oC để kết tinh. Nồng độ ban đầu của NaNO3 (ở 70oC) là 16,47 mol/1000
g nước, nhập liệu với lưu lượng 7000 kg/h. Cho biết trong quá trình kết tinh lượng nước bốc
hơi khoảng 3% khối lượng dung dịch ban đầu và tinh thể thu được có độ ẩm khoảng 5% khối
lượng.
a. Xác định nồng độ %khối lượng đầu của dung dịch NaNO3 (trước khi thực hiện kết tinh tại
nhiệt độ 70oC).
HD: Cđ = (16,47 mol)/(1000g nước)= (16,47 mol)/(1kg nước)
- Khối lượng nước có trong dung dịch đầu: Wo ; Khối lượng chất tan trong dung dịch đầu: Go
=> tỷ số khối lượng của NaNO3 ban đầu:
Go M NaNO3 * Cd 85 *16,47
Xđ     1,40 kg NaNO3/1kg nước
Wo 1000 1000
Xđ 1,40
=> xđ    0,58333kg / kgdd  C đ %  xđ *100%  58,33%
X đ  1 1,40  1

b. Xác định nồng độ %khối lượng cuối của dung dịch NaNO3 (sau khi đạt nhiệt độ 20oC)
HD: Khối lượng nước có trong dung dịch cuối: W c ; Khối lượng chất tan trong dung dịch cuối:
Gc

Tra giản đồ tại nhiệt độ 20oC, độ hòa tan bão hòa của NaNO3: Cc = Cbão hòa = 10,2 mol/1000 g
Gc M NaNO3 * Cc 85 *10,2
nước => X c     0,867 kg NaNO3/1kg nước =>
Wc 1000 1000
Xc 0,867
Cc %  xc    0,4644kg / kgdd  46,44%
X c  1 0,867  1

51
c. Xác định khối lượng tinh thể NaNO3 dạng khan thu được (sau khi sấy)
HD:
- Khối lượng nước có trong dung dịch đầu: Wo
- Khối lượng chất tan trong dung dịch đầu: Go
Go M NaNO3 * Cd 85 *16,47
Xđ     1,40 kg NaNO3/1kg nước (câu a) => Go= 1,40*Wo
Wo 1000 1000

Gđ = 7000 kg/h = Wo + Go
=> Go = 4083,333 kg/h; Wo = 2916,667 kg/h
- Lượng nước còn lại trong dung dịch sau khi kết tinh: %lượng nước bốc hơi: a%=3%; %lượng
nước còn trong muối kết tinh: b%=5%; lượng muối tách ra: G = Go – Gc (kg/h)
Wc = Wo – a%*Gđ – b%*G = Wo*(1 – a%) – b%*(Go – Gc)
= Wo – a%*Gđ – b%*Go + b%*Gc = Wo – a%*Gđ – b%*Go + b%*Xc*Wc
(Gc = Xc*Wc ; Xc= 0,867 câu b)
=> Wc – b%*Xc*Wc = Wo – a%*Gđ – b%*Go
=> Wc*(1 – b%*Xc)= Wo – a%*Gđ – b%*Go
Wo - a%*G d - b%*G o 2916,667 - 3%*7000 - 5%*4083,333
=> Wc  = = 2615,90 kg/h
(1 - b%*X c ) (1 - 5%*0,867)

- Khối lượng chất tan trong dung dịch cuối:


Gc M NaNO3 * Cc 85 *10,2
Xc     0,867 kg NaNO3/1 kg nước (câu b)
Wc 1000 1000

=> Gc= 0,867*Wc = 2267,98 kg/h


- Khối lượng muối kết tinh ra khỏi dung dịch:
52
G = Go – Gc = 4083,333 – 2267,98 = 1815,353 kg/h = 0,5043 kg/s
d. Xác định khối lượng tinh thể thô NaNO3 thu được sau khi kết tinh (trước khi sấy)
Lượng nước có trong tinh thể tách ra: b%*G
Gẩm = G + b%*G = G*(1 + b%) = 1815,353*(1+5%) = 1906,12 kg/h= 0,5295 kg/s
e. Xác định tỷ lệ thu hồi tinh thể NaNO3 dạng khan trong quá trình kết tinh.
G 1815,353
h%  .100%  .100%  44,46%
Go 4083,333

f. Xác định nhiệt dung riêng của các hỗn hợp ở trạng thái đầu và cuối. Biết nhiệt dung riêng
của NaNO3 khan là 1,2 kJ/kg.độ.
HD:
Nhiệt dung riêng của hỗn hợp ở trạng thái đầu: xđ = 0,5833 (kg/kg hh) câu a
Chh đ  xNaNO3 * CNaNO3  (1  xNaNO3 ) * CH 2O  xđ * CNaNO3  (1  xđ ) * CH 2 O

= 0,58333*1,2 + (1 – 0,58333)* 4,184 = 2,44334 kJ/kg.K = 2443,34 J/kg.K


Nhiệt dung riêng của hỗn hợp ở trạng thái cuối: xc=0,4644 (kg/kg hh) câu b
Chhc  xNaNO3 * CNaNO3  (1  xNaNO3 ) * CH 2O  xc * CNaNO3  (1  xc ) * CH 2 O

= 0,4644*1,2 + (1 – 0,4644)* 4,184 = 2,79823 kJ/kg.K = 2798,23 J/kg.K


2. Quá trình kết tinh potache (K2CO3) được thực hiện trong thiết bị kết tinh khi làm lạnh 6 tấn
dung dịch bão hòa potache trong nước từ 90oC xuống đến 30oC không có bốc hơi nước. Cho
biết hàm ẩm tự do của potache kết tinh sau khi ly tâm là 4% (khối lượng) và hàm ẩm nội
(ngậm nước) theo cấu trúc tinh thể là K2CO3.2H2O
a. Xác định nồng độ %khối lượng của K2CO3 trong dung dịch đầu
HD: tra giản đồ tại 90oC=> Cđ bão hòa = (10,6 mol)/(1000g nước) = (10,6 mol)/(1kg nước) => tỷ

Go M K 2 CO3 * Cđbh 138 * 10,6


số khối lượng của K2CO3 ban đầu: X đ     1,4628 kg K2CO3/1kg
Wo 1000 1000

X 1,4628
nước => Cđ %  xđ  X  1  1,4628  1  0,5940kg / kgdd  59,40%
đ

b. Xác định nồng độ %khối lượng của K2CO3 trong dung dịch cuối
HD: tra giản đồ tại 30oC=> Cc bão hòa = (8,0 mol)/(1000g nước)= (8,0 mol)/(1kg nước) => tỷ số

Gc M K 2 CO3 * Ccbh 138 * 8,0


khối lượng của K2CO3 ban đầu: X c     1,107 kg K2CO3/1kg nước
Wc 1000 1000

X 1,104
=> Cc %  xc  X  1  1,104  1  0,5247kg / kgdd  52,47%
c

53
c. Xác định lượng tinh thể thô K2CO3.2H2O thu được
HD:
- Khối lượng nước có trong dung dịch đầu: Wo
- Khối lượng chất tan trong dung dịch đầu: Go
Go M K 2 CO3 * Cđbh 138 * 10,6
Xđ     1,4628 kg K2CO3/1kg nước (câu a) => Go= 1,4628*Wo
Wo 1000 1000

Gđ = 6 tấn = 6000 kg = Wo + Go
=> Go = 3563,75 kg; Wo = 2436,25 kg
- Lượng nước còn lại trong dung dịch sau khi kết tinh: %lượng nước bốc hơi: a%=0%; %lượng
nước còn trong muối kết tinh: b%=4%; lượng muối khan K2CO3 tách ra:
G = Go – Gc (kg/h) => lượng muối ngậm nước K2CO3.2H2O tách ra:
 M K2CO3 .2 H 2O   M K 2CO3 .2 H 2O 
G '    * G   * G   *(Go  Gc )  1, 26*(Go  Gc ) ; đặt      1, 26
 M K CO
 2 3   M K2CO3 

Wc= Wo – a%*Gđ – b%*G’ = Wo – a%*Gđ – b%**(Go – Gc)


= Wo – a%*Gđ – b%**Go + b%**Gc ; Gc = Xc*Wc (Xc= 1,104 câu b)
=> Wc – b%**Xc*Wc = Wo – a%*Gđ – b%**Go
=> Wc*(1 – b%**Xc) = Wo – a%*Gđ – b%**Go
Wo - a%*G d - b%* *G o
=> Wc  = …………kg
(1 - b%* *X c )

54
- Khối lượng chất tan trong dung dịch cuối:
Gc M K 2 CO3 * Ccbh 138 * 8,0
Xc     1,107 kg K2CO3/1kg nước (câu b)
Wc 1000 1000

=> Gc= 1,104*Wc = ………..kg


- Khối lượng muối K2CO3 kết tinh ra khỏi dung dịch:
G = Go – Gc = ………..kg
- Khối lượng muối ngậm nước K2CO3.2H2O kết tinh ra khỏi dung dịch:
 M K 2 CO3 .2 H 2 O 
G '    * G  1,26 * G = ……….kg
 M K CO 
 2 3 
- Khối lượng muối ngậm nước K2CO3.2H2O có b% ẩm kết tinh ra khỏi dung dịch:
G’ẩm = G’ + b%*G’=G’*(1 + b%)= …………. kg
d. Xác định hệ số thu hồi tinh thể thô K2CO3.2H2O
G'
h%  .100%  ……………%
Go

http://www.oemvacuumpump.com/vapor-pressure-estimates-using-antoine-equati

55

You might also like