You are on page 1of 84

PHẠM HUY CHÍNH

TÍNH TOÁN sử DỤNG


CÁC THIẾT BỊm NÂNG CHUYỂN

NHÀ XUẤT BẢN XẢY DựNG


HÀ NÔI - 2 0 0 8
LỜI NÓI ĐẨU

Cuốn "Tính to á n sử d u n g các th iế t bi n ã n g c h u y ê n "


trinh bày những tính toán đơn giản thường gặp trong quá trình
k h a i thác chúng đê phục vụ thi công các công trìn h xây dựng
hoặc trong sán xuất công nghiệp.
N ội dung cụ th ế của sách được thế hiện trong các chương sau:
Chương 1 Tính toán các thiết bị m ang tải.
-

Chương 2 - Tính toán các thiết bị nâng tải đơn giản.


Chương 3 - Tính toán cần trục.
Chương 4 - Tính toán một sô'chi tiết của m áy năng tải.
Chương 5 - Tính toán công suất và năng su ấ t của m á y vận
chuyến liên tục.
Chương 6 - Tính toán kết cấu kim loại của cần trục.
Vì trình độ và kinh nghiệm có hạn, nên trong qu á trin h biên
soạn khó tránh khỏi có thiếu sót.
R ấ t m ong nhận được những ý kiến đóng góp qu ý báu của quý
độc giả. Mọi góp ý xin gửi về phòng Biên tập sách K hoa học kỹ
th u ậ t N h à xuất bán Xảy dựng 37 Lê Đại H ành, H à Nội.
Điện thoại; 04 9741954

T ác giả

3
Chương 1

T ÍN H TOÁN CÁC THIẾT BỊ M A NG TẢI

1.1. M Ó C CẨU

1.1.1. Tính toán kiêm tra móc đơn


Móc đơn (hình 1.1) gồm phần thẳng là thanh hình trụ có cắt ren, phần
cong có tiết diện ngang hình thang.
Việc tính toán, kiểm tra IIIÓC được thực
hiện như sau:
Phần ren của móc được kiếm tra từ điều
kiện cường độ chịu kéo:

Trong đó:
d, - đường kính trong của ren, cm;
| ơ | k - ứng suất chịu kéo cho phép,
kG/cm :.

Ở phần cong của móc, ứng suất phát


sinh ở tiết diên nguy hiểin do tác dụng uốn
và kéo đồng thời. Tiết diện của móc chịu
tác dụng của ngẫu lực và lực Q. Lực Q gây
nên ứng suất kéo, ngẫu lực gây nên ứng Hình 1.1: Móc dơn
suất uốn, phân bô' đều trên toàn bộ tiết
diện nguy hiểm.

ứ i g suất lớn nhất sẽ phát sinh ở điểm tại thớ xa nhất của mép trong của móc:
ơ, = ơ k + ơ u
Q _M
ơị = , kG/cm
F

5
ứng suất nhỏ nhất sẽ phát sinh ở điểm nằm tại thớ xa nhất của mép ngoài
của móc:

ơ 2 - ơ k ơu

Q M
kG/cm2
F w7
Trong đó:
Q - trọng tải của móc. kG;
F - diện tích tiết diện ngang của móc, crrr;
M - m ôm en uốn, kG.cm.
M ôm en kháng uốn:

W |= — , cm 3 ; W2 = — , cm 3;
e, e2
2 b 7 + b, h
ei - — — ■ >
1 b2 +b, 3
Trong đó:
e, - khoảng cách từ trục đi qua trọng tâm tiết diện móc đến thớ xa nhất
ớ mép trong của nó, cm;
e2 - khoảng cách từ trục đi qua trọng tâm tiết diện đến thớ xa nhất ở
m ép ngoài của nó (e, = h - e,);
Mômen quán tính của tiết diện hình thang:

h 3 b ỉ + 4 b 2b |+ b ? 4
J=— ------- — ----- , cm
36 b 2 +b,

Việc tính toán quy dổi ở trạng tháỉ ứng suất phức tạp được thực hiện dựa
vào tiền để móc là một díìm thẳng (trong thực tế thì móc là một dầm cong).
Việc tính toán tiết diện thẳng đứng của móc được tiến hành theo phương
pháp đặt tải bất lợi nhất, khi đó vật nặng được treo vào hai dây xiên dưới góc
45" so với phương thẳng đứng, và trọng lượng của vật được truyền dưới dạng
hai lực:

Q ' = -----, kG;


2cos45

ứng suất tổng cộng:

6
ơ l.c = ơ u + JTC kG /cm ;
Trong đó, ứng suất uốn ở tiết diện thắng đứng:

QCe^+a) kG /cm 2
ơu =
w
ứng suất cắt ở tiết diện thẳng đứng:

Tc = - ậ - , kG/cm2;
2F'
Trong đó:
W ’ - mômen kháng uốn của tiết diện thẳng đứne hình thang của móc, cm3;
F' - diện tích của tiết diện trên, crtr.

ứng suất pháp cho phép ở móc rèn có truyền động máy khi tiết diện ngang
và tiết diện thẳng đứng giống nhau là 1500kG/cnr còn khi những tiết diện
này khác nhau, là 1200 kG/cnr. Với phuơng pháp tính toán trên, ứng suất
cho phép giảm 2,0 - 30%.

1.1.2. Kiểm toán dầm ngang treo móc

Trên hình 1.2 chi rõ sơ đồ nguyên V


tắc của hệ thống treo móc. Sơ đổ thứ
nhất làm tăng kích thước giới hạn V V

(kích thước phủ bì) của nút treo theo


chiều cao, do đó làm giám chiều cao
giới hạn nâng tải. Việc áp dụng sơ đồ
thứ hai với palăng kép có tỉ số truyền 2 A
Á
và 4 sẽ làm giám kích thước phủ bì T ỏ
của nút treo.

Những dầm ngang đế treo móc dược ỏ


chế tạo từ thép CT-4, 15 và 20 và được
Iỉìn h 1.2: Sơ đồ treo móc
xứ lý nhiệt.
Khi tính toán, ứng suất cho phép lấy bằng 700 - 800 kG /crrr do xét đến có
khoét lỗ ớ dầm ngang.
Bề rộng b của dầm ngang (hình 1.3) được xác định phụ thuộc vào kích
thước của ố chặn.

7
/
le| , ị Q

Ilìn h 1.3: Sơ đồ tính dầm ngang treo mốc

Đường kính dị của lỗ ờ dầm ngang lấy lớn hơn dường kính d; của phần
chuôi móc, nhờ vậy loại trừ dược khả năng biến dạng uốn
d4 = d; + (5 -ỉ- lOmm)
Chiều cao h của dầm ngang được xác định từ phương trình dộ bền uốn:

4 6

Đường kính ngõng trục của dầm ngang xác định từ phương trình:

— = 0. lđ3 [ ct]u , kG.cm ;

1.1.3. Tính toán móc đơn dạng tấm


Những móc đơn dạng tấm được chế tạo từ những tấm thép riêng biệt bằng
thép CT-3 và thép 20, có chiều dày > 20mm, cắt theo dưỡng và tán đinh liên
kết chúng với nhau.

8
Khi tính toán móc đơn dạng tấm (hình
1.4), phải xác định ứng suất ờ mép thớ
trong do trạng thái chịu lực phức tạp kéo
và uốn (mặt cắt A-A):

_Q_
ơ, = , kG /cnr;
KF

Trong đó:
Q - trọng tải của móc, kG;
F - diện tích tiết diện ngang, cnr;
e, - khoảng cách từ trọng tâm của tiết
diện đến mép của thớ trong, cm;
a - bán kính của miệng móc treo, cm;
K - hộ số, phụ thuộc vào hình dạng
tiết diện ngang và đường cong
trục trung hoà của móc.
Đối với tiết diện chữ nhật:
2
1 1 ÍM
K= — —
vr 80 \ r )
Trong đó:
h - chiều cao của tiết diện, cm;
r - bán kính cong của trục đi qua H ình 1.4: Móc đơn dạng tấm
trọng tâm tiết diện, cm.
h
r = —+ a , cin
2
ứng suất cắt ở tiết diện thẳng đứng B-B:

Q k G /c m
Tc =
2F,
Trong đó:
Ọ - trọng tải của móc, kG;
F, - diện tích tiết diện thẳng đứng, cirr.
Tiết diện của mặt cắt đi qua lỗ cần phải kiểm tra vể chịu kéo.

9
ú h g suất cho phép đối với móc dạng tám

Ịơ| = 1000 kCi/cnr

1.1.4. Tính toán móc kép


Khi tính toán IT1ÓC kép dươc tăng lực kéo dây cáp 1/3, bời vì vật nặng có thể
treo không đối xứng. Lúc đó, lực tác dụng ở một mò của móc (hình 1.5) bằng:

+-
V 3/

Hình 1.5: Móc kép

Lực kéo ở dây cáp:

Ó cosa

10
Lực vuông góc với tiết diện A-A:

Tiếp theo, xác định ứng suất ở tiết diện A-A theo những công thức tính
toán móc đơn, trong đó thay lực Q bằng lực P|.

1.2. TÍNH TOÁN Lực TÁC DỰNG VÀO GÀU NGOẠM

ớ tư thế xúc (hình 1.6, a), gàu ngoạm chịu tác dựng của những lực: lực
kéo của dây cáp đóng gàu và lực cản khi đưa hàm gàu vào vật liệu. Lực kéo
ớ cá hai cáp p, và p2 bằng trọng lượng của gàu chất tải:
P, + P: = Q
Trên hình 1.6, b chỉ rõ tất cả những lực đặt vào gàu ngoạm chứa đầy vật
liệu và đóng kín. Những kí hiệu trên hình vẽ:
D - lực kéo;
H và V - thành phần phản lực nằm ngang và thẳng đứng;
s - lực đóng gàu ngoạm;

Hình 1.6: Sư đổ tính toán gàu ngoạm


a) Klii xúc; b) Khi kéo lên; c) Sơ đổ lực tác dụng vào hàm bên phải.
G| và G, - trọng lượng bản thân của phần dưới và phần trên của gàu ngoạm;
G : - trọng lượng của vật liệu chứa trong gàu ngoạm;
Q - trọng lượng của gàu ngoạm chất tải.
Lực z, tác dụng lên phía trên, đặt vào bộ phận trung tâm của gàu ngoạm:

z , = ( n + 1)P, , kG;
Lực Z 2 tác dụng xuống phía dưới, đặt vào cấu kiện ngang bên trên:
z ; = nP, , kG;
Trong đó: n - số puli của palăng.
Đế xác định lực xúc, ta xem xét sơ đồ lực của phần bên phái của gàu
ngoạm (hình 1.6c), thay tác dụng lực của phần bên trái bằng các phán lực
thành phần.

Lập phương trình m ôm en đối với điểm A ( I M A = 0):

-S (a-c) + — b - + ° 2 m - ( S + H)c = 0;

S + H = R;
Z| u G| + G 2
s =- — 0 ----- —— - m - H.c . kG
a 2 2
Xem xét sự cân bằng của phần trên của gàu ngoạm, chiều các lực lên trên
y (E(P)y = 0):
P2 + 2 V + 2 D c o s ô - Z 2 - G 3 = 0 ;
J _ G 3+ Z2 - P 2 -2 D co s5
V = — ------ - ị ------------------- , kG;

1.3. BỘ GHẤP (CẶP, KẸP)

Bộ ghấp có m ũi núng (hình 1.7) được sử đụng để kẹp những thòi thép đú:
khi nhấc chứng bằng cần trục kìm hoặc những cần trục bốc dỡ khác.
Lực ép vào m ũi núng phụ thuộc vào độ dốc dẫn hướng và vào tỉ lệ kích
thước của cái kẹp.
Hệ số nén củ a kẹp:
p
L = — = 2 -r 2,5
Q

12
Trong đó:
p - lực ép của hai nửa kẹp vào mũi
núng, kG;
Q - trọng lượng của thỏi đúc, kG.
Nhữno kích thước của bộ ghắp được
xác định từ điều kiện cân bằng khi đó
lực ma sát tạo nên bởi cái kẹp, giữ vật:

2(J.N = Q
Lực tác dụng vào thanh kéo, không
tính trọng lượng của cái kẹp:

T = — ——
2cosy
Khi cân bằng tay đòn:
Hình 1.7: Bộ gliắp có mũi núng

N .b -T .c - — = 0
2 2
Cho kích thước của một cánh tay đòn là b, ta xác định được kích thước
của cánh tay đòn kia:

c=p cosy
vl-1
Trong đó:
JH. = 0 , 1 5 - hệ s ố ma sát;

p = 1,3 ^ 1-5 - hệ số an toàn.

13
Chương 2
TÍNH TOÁN CÁC THIẾT BỊ NÂNG TẢI ĐƠN GIẢN

2.1. TANG QUẤN

2.1.1. Tính chiều dày thành tang


Với kết cấu của tang quấn, người ta xác định sơ bộ chiều dày thành của nó
(hình 2.1) theo công thức kinh nghiệm: Đối với tang đúc bằng gang, công
thức này là:
a = 0,02D + (6 + 10)mm > 12mm
Trong đó:
a - chiều dày thành tang, mm;
D - đường kính của tang tính theo đường tim cáp, mm.

Hình 2.1: cắt (lọc tliành tang


a) Có rãnh quăn cáp bìnli thường; b) Có rãnh quấn cáp sáu

Theo điều kiện của công nghệ đúc, người ta chọn chiều dày của thành
tang > 12mm.
Đối với tang quấn chế tạo bằng thép, thì lấy a = d, trong đó d là đường kính
của cáp, mm.
Kiểm tra những kích thước nhận được theo biến dạng nén bằng công thức:
p
ơ = — < [ơ ]n , k G / c n r ;
a.t

14
Trong đó:
p - lực kéo cáp, kG;
a - chiều dày của thành tang, cm;
t - bước xoắn quấn cáp, cm.

ứ n g suất nén cho phép đối với vật liệu chế tạo tang quấn lấy như sau:

Tên vật liệu: [ơ]„, kG/cm;


G ang đúc mác CH 15-32... 800
Thép đúc m ác 35JI ... 1000
Thép tấm, mác CT3, CT-5 ... 1600 - 1800.
Trong thực tế, thành của tang quấn có biến dạng phức tạp do tác dụng
đồng thời cua lực nén, xoắn và uốn.
Nếu L > 4D (L là chiểu dài tang quấn), thì việc tính toán về sức bển phức
lạp được tiến hành theo trình tự sau:
Trước tiên xác đinh mômen xoán theo công thức:
P.D
MX
x = —2 . kG.m ;

Trong đó:
p - lực kéo của nhánh cáp dẫn vào tang, kG;
D - đường kính của tang quấn, m.
Sau đó, xác định mômen uốn theo cônq thức:
- Đối với tang có rãnh quấn cáp một chiều: (hình 2.2a):
p ./
M = — . kG.m;
4
-Đối với tang có rãnh quấn cáp bên trái và bên phái (hình 2.2b):
Mu = p.a , kGm ;
Trong đó:
p - lực kéo của cáp, kG;
/ - nhịp của tang, tính theo tim ổ chặn, m;
a - khoảng cách từ trục ổ chặn đến dường tác dụng của tải trọng, m.
Xác định m ôm en của hợp lực:

M= J m 2
x +M Ỉ , kG.m

15
Hình 2.2: Sơ dồ tái trọng của tưnẹ quấn
a) Taiìg có rãnh quấn cáp một chiêu; b) Tưng có rãnh quân trái và phủi

ứng suất lớn nhất ở thành tang, tính theo cỏng thức:

ơ max = ’ kG/cm2
X

Trong đó: W x - m ôm en kháng uốn xích đạo của tiết diện tang quấn, cm'.
Khi tính toán tang quấn ớ trạng thái chịu lực phức tạp, do tác dụng đồng
thời của uốn và xoắn, thì ứng suất uốn cho phép lấy đối với tang đúc báng
thép là 1200 kG /cm 2; còn đối với tang hàn là 1400 kG/crrr.

2.1.2. Tính dung lượng cáp của tang quấn


Dung lượng cáp của tang quấn phụ thuộc vào chiều cao nâng tải và chiều
dài quân cáp:
Lc = H.m,
T ron2 đó:
H - chiều cao nâng tai lớn nhất, m;
m - tí số truyền động cùa palăng;
L. - chiều dài cáp, m.
Xác định số vòng làm việc đối với tang quấn có rãnh xoắn một chiều:

16
Trong đó:
n, - số vòng cáp làm việc;
D - đường kính tang quấn, m.
Dự tính C Ó 2 - 3 vòng cáp dự trữ, những vòng này không quấn vào tang.
Như vậy số vòng cáp của tang sẽ là:
n = n, + (2 + 3)
Những vòng cáp dự trữ tạo nên lực ma sát,giữa bề mặt tang quấn và cáp,
làm giảm lực tác dụng tại chỗ cố kết đầu cáp vàotang quấn.
Xác định bước cáp ờ tang:
t = d + (1 - 2 ) , mm
Trong đó:
d - đường kính của cáp, mm;
1 -i- 2mm - độ hở giữa các vòng cáp, không cho phép giữa chúng có ma sát.

2.1.3. Xác định chiều dài của tang quấn


Đối với đoạn rãnh xoắn của tang:
I = t (n, + 2,5), mm
ở những tang có rãnh xoắn hai chiều,
chiều dài của tang (hình 2.3) bằng
/, = 2t (n, + 2,5) + /,, mm.
Trong đó:
/ị - khoảng cách (mm) giữa các rãnh
xoắn, đảm bảo độ sai lệch của cáp so
với đường tim rãnh xoắn khi quấn nổ
vào tang vật góc < 6°.

/mnx = b + 2Hmin.tgcc, mm; T 7 T


t Q
L n = b - 0,2 H min.tga , mm; H ình 2.3: Nút treo của cáp
Trong đó:
H min - khoảng cách tối thiểu giữa trục của puli động của palăng và trục
của tang quấn, mm;
b - khoảng cách giữa các trục máng (rãnh) của các puli động của
palăng, mm.

17
Đối với tang quấn palăng kép, chiều dài đầy đủ của tang được xác định
theo công thức sau:

mH
/= 2 + 5,5
71.D

Chiều dài đầy đủ của tang quấn palăng đơn được tính tương tự:

/ = + 7,5 t , mm;
7T.D /

7,5t = l,5t + 4t + 2t, mm;


Trong đó:
l,5t - đoạn dỡ tải của nút cố kết, mrn;
4t - đoạn cố kết đầu cáp, mm;
2t - đoạn tang quấn, từ mép đến điểm c ố kết cáp, mm;
m - tỉ số truyền đợng của palăng.

2.1.4. Ví dụ tính toán


Xác định những kích thước tối thiểu của tang quấn bằng gang của cơ cấu
nâng của cần trục điện kiểu cầu, có sức nâng 10T, làm việc ở chế độ trung bình,
nếu đường kính cáp là 17,5mm, chiều cao nâng tải là 12m số nhánh của palăng
là 4, tang có rãnh xoắn hai chiều, trọng lượng của bộ kẹp móc là 200kG.
- Xác định đường kính của tang quấn:
D > d.e, mm
Trong đó, e là hệ số, phụ thuộc vào loại thiết bị nâng và chế độ sử dụng, ở đây,
e = 25 (xem bảng 4.2 trong sách "Máy và thiết bị nâng chuyển” - Phạm Huy
Chính - NXBXD-2007).

D = 17,5.25 = 440mm
- Tính chiều dày thành tang:
a = 0 ,0 2D + (6+ 10) mm = 0,02.440 + 8 w 17mm
- Tìm bước rãnh xoắn <củ a tang:
t = d + 2 = 1 7 , 5 + 2 = 1 9,5m m
- Kiểm tra ứng suất ném ở thành tang:

CT = — < 2600 - = 800 kG/crrr


a.r. 1,7.1,95

18
T ^ _Q+q 10000+200 ^£nnun_
Trong đó: p = —— - = ------ —-------= 2600kG
n.TỊ 4.0,98
- Xác định chiều dài cáp quấn vào một nửa tang:
Lc = H.m = 12.2 = 24m
- Xác định số vòng cáp chịu lực dối với một nửa tang

_ —-
n,= Lc = -------
24-----= 17,5
ttD 3,14.0,44
- Xác định chiều dài đoạn rãnh xoắn của tang lấy khoảng cách giữa các rãnh
xoắn là 40mm: /, = 2t(n, + 2,5) + /| = 2.19,5 (17,5 + 2,5) + 40 « 820mm.

2.2. PALẢNG

Để chọn cáp của palăng và tính toán tới cần phải xác định lực kéo cáp s,
đi ra từ puli cuối và dần vào tang của tời. Khi nâng tải lực kéo đó sẽ bằng tải
trọng tính toán lớn nhất ở cáp:

s * (2.1)

Trong đó:

i - tỉ số truyền động của palăng ( i_ — , trong đó V, là tốc độ quấn cáp


vn

ở tang, vn là tốc độ nâng tải);


r|p - hệ số hiệu dụng của palăng.
Lực kéo trong nhánh cáp của palăng (hình 2.4) xác định theo phương trình:

s, = s ,.t |, ; s , = s , . IV = s, n 2 ;
s~ = s , . T). = s, . rir- s„ ; (2 .2 )
Trong đó:
n - số các nhánh cáp của palăng, bao gổm cả nhánh kéo;

r|r - hệ số hiệu dụng của ròng rọc (puli).


Để xác định lực kéo S|, người ta cắt cáp bằng mặt cắt I-I và lập phương
trình cân bàng của phần dưới. Đối với những palăng mà nhánh kéo đi ra từ
ròng rọc chuyển hướng phía trên (hình 2.4, a, b) thì:
St + S-Ị + ... + Sn - Q = 0;

19
V'
V
a, s2
S 3, s 4
rS

v„ I T ^ 1

a) b) c) d)

H ình 2.4: Sơ dồ palăng đơn


CI, b - có nhánh cáp di ra từpali ở bên trên;

c, d - có nhánh cáp di ra từpuli ở phía dưới

Sị .r |r 4- S ị. r i ^ + . . . + Sị.ri" 1 —Q = 0 ;

s,= (2-3)
Hr + 11r + - + T)" 1

Đối vói những palăng, mà nhánh kéo đi ra từ ròng rọc động phía dưới
(hình 2.4, c, d) thì:
Sị 4*S 2 + S 3 + ... + S n —Q = 0;

S | + S |Ĩ Ị r + S,.rỊr + ... + S |.r |r 1 —Q — 0

s, = Q (2.4)
1 +Tlr + ĩ l? +... + T)" 1
Giải đồng thời phương trình (2.1) và (2.3) cũng như phương trình (2.1) và
(2.4) sẽ được:
- Đối với palăng, mà ở nó, nhánh kéo đi ra từ ròng rọc chuyến hướng
phía trên:

_ n r U I l + -"+Tlr (2.5)
TI'

- Đối với palãng, m à ở nó nhánh kéo đi ra từ ròng rọc động ở phía dưới:

_ l + r lr + r lr + - - - + ì 1r
(2.6)

20
2.3. PALẢNG XÍCH

2.3.1. Palăng xích kéo tay kiêu trục vít (hay còn gọi là kiểu trục vít vi sai)
a) Cấu tạo
Palăng xích kéo tay kiểu trục vít (xem hình
2.5) gồm một ròng rọc cố định và một ròng
rọc động. Ròng rọc cố định gồm hai bánh xe
R
có bán kính khác nhau. Chúng được gắn chặt
với nhau và quay quanh trục o ,. Một dây xích
vòng được luồn vào rãnh các bánh xe của ròng
rọc động và ròng rọc cố định.
Khi lực kéo F tác dụng vào nhánh xích 4,
bánh xe bán kính R quay về phía trái, kéo
nhánh xích 4 nâng ròng rọc động 0 2 lên, đồng
thời bánh xe có bán kính r cũng quay ngược
chiều kim đồng hồ kéo xích ở nhánh 3 về
nhánh 2 để hạ ròng rọc động 0 2 xuống. Vì
R > r nên mỗi lần quay ngược chiều kim đồng
Hình 2.5: Sơ dồ tính toán
hồ, đoạn xích 4 bị kéo về nhánh 1 dài hơn palăng xícli kéo tay
đoạn xích ở nhánh 2 xả ra, nên ròng rọc động kiểu trục vít
2 được nâng cao và đoạn xích 1 - 3 dài ra.
b) Tính toán

Tại trục O, có ba lực tác dụng: lực F và 2 lực Q| = Q 2 = — •

Viết phương trình mômen đối với điểm 0 ,:


F.R + Q 1r - Q 2R = 0;

F.R + — r - — R = 0;
2 2

F.R = | ( R - r ) ;

Q r
F=
R
Gọi hệ số hiệu dụng của palăng, xích là r| ta có công thức xác định lực
kéo palăng xích như sau:

21
r
f=4 2 n R

Trong đó:
F - lực kéo;
Q - trọng lượng của vật nâng;
r - bán kính bánh xe nhỏ của ròng rọc cô định;
R - bán kính bánh xe lớn của ròng rọc cố định;
r| - hệ số hiệu dụng của palăng xích kéo tay kiêu trục vít, r| = 0,75.

2.3.2. Palãng xích kéo tay kiểu bánh răng (hay còn gọi là palăng xích
kiểu trục vít vô tận)
a) Cấu tạo
R
Palăng xích kéo tay kiêu bánh răng (hình
2.6) gồm có m ột ròng rọc cố định, ròng rọc
động và bánh xe truyền lực. Ròng rọc cố
định gắn chặt với bánh xe răng khía 1, ăn
khớp với trục vít vô tận 2. Khi có lực F tác
dụng vào dày xích 4, thì bánh xe 3 quay
đồng thời cũng làm cho trục vít quay theo và
nhờ bánh xe rãng khía mà ròng rọc cố định
quay nâng ròng rọc động cùng với vật
treo lên.
b) Tính toán lực kéo
Nếu trục vít vô tận có số răng là m, thì khi
quay bánh xích 3 một vòng, độ dài của
dường quay sẽ là 2ĩtR, và trỤc vít vồ tận sễ

làm quay ròng rọc cố định — vòng, và độ


m
2rcR
dài đường quay của nó sẽ là
m

Lực kéo F làm quay bánh xe một vòng sẽ Hình 2.6: Sơ đồ tính toán palăng
sản ra công A, = 2nR. xícli kéo tay kiểu bánh răng
2ĩĩR
Trọng lượng Q của vật treo được nâng lên một đoạn ———. sẽ sản ra một
m
công là:

22
A _ Q 2nR _ Q ttR
2 m m

Hê số hiêu dung của palăng xích là r| = —- . Từ đó rút ra:


A,

F=
Q

Trong đó:
F - lực kéo palăng xích;
Q - trọng lượng của vật nâng;
m - số răng của trục vít vô tận;
TỊ - hệ SỐ hiệu dụng của palăng xích

2.4. TỜI

2.4.1. Tòi tay

a) Tính kết cấu tay quay


Đường kính tay nắm ở chỗ liên kết
với tay quay được tính toán từ
phương trình độ bền uốn theo
mômen:
Mu = p./| , kG.m ;

ơ u = E S S ............
wx ou3 y-
(lơ ]u = 600 - 8Ơ0 kG/cm:)

d = 3s . , cm Hình 2.7: Sơ đồ tính kết cấu tay quay


V0,1 [ơ]u

Tiết diện nguy hiểm của tay quay F = b.ỗ được tính chịu tác dụng đồng
thời của uốn và xoắn theo mômen tương đương:

M ,,= , kG.cm;

Mu = P./p, kGcm ;
M x = 0,5 p/, , kGcm ;

23
M tđ
ơ= < [ ơ ] u , kG/crrr
bd'

b) Tính lực quay tời (xem hình 2.8)


- Công thức tính đơn giản:
Ro.N
F= •Q;
R ,.N 2
Trong đó:
F - lực quay tời, kG;
R, - bán kính tay quay, cm;
R 2 - bán kính tang quấn, cm;
N, - số răng hoặc bán kính của pinhông nhỏ;
N2 - số rãng hoặc bán kính của pi nhông lớn;
Q - trọng lượng của vật, kG.
V í dụ:
Hãy tính toán xem phải dùng một
lực quay tời bằng bao nhiêu để có thể
di chuyển một vật nặng bằng 2T. Biết
tời có bán kính tay quay R, = 30cm;
bán kính tang quấn R 2 = 15cm, số
răng của pi nhông nhỏ là N| = 12 ; số
ràng của pi nhông lớn N 2 = 48.
Lực cần thiết để quay tời là:
15 12
F= 2000 = 250 kG
30.48 •
- Tính toán chính xác
Để tính toán chính xác phải xét đến ma sát giữa pi nhông với pi nhông
giữa cáp và tang quấn, và khi đó lực quay tời sẽ là:
+ Đối với tời một cặp trục:

R 2-N
•Q
0 ,8 8 R j .N2
+ Đối với tời hai cặp trục:

24
F - w ọ

0 ,8 R 1.N2.N4 ’
Trong đó:
N 3 - số bánh răng của pi nhông nhỏ;
N4 - số bánh răng của pi nhông lớn.
Trong tính toán cần chú ý đến ti lệ bánh răng:
N,
Đối với tời một căp trục: I' = — ,
0 N,

V• 1 • - _ _ Tir ^ ? -N 1
Đối với tời hai căp truc: I' = — —1 ,
N ,.N 3

Thay vào hai công thức trên ta có:


Đối với tời một cặp trục:

Đối với tời hai cặp trục:

F| = R2 ,Q ,
1 0,8R]I”
Trong đó:
F|, F 2 - tưofng ứng là lực quay tời đối với tời m ột cặp trục và tời hai cặp
trục, kG;
R, - bán kính tay quay, cm;
R 2 - bán kính tang quấn, cm;
0,88 và 0,8 - tương ứng là hệ số hiêu dụng của tời m ột cặp trục và tời
hai cặp trục;

lý và I" - tra trong lý lịch của tời;

Q - trọng lượng vật cần nâng hay kéo, kG.


Ví dụ:
Dùng tời tay hai cặp trục có đường kính tang quấn 20cm , bán kính tay
quay 35cm, tỉ lệ bánh răng 1/28 để cẩu vật nặng 3T. Hỏi phải dùng lực quay
tời là bao nhiêu? Nếu sức quay của một người là 14 kG, thì cần bao nhiêu
người?

25
Giải:

Á p dụng công thức đối với tời hai cặp trục, tính được lực quay tời cần
thiết:

F2 = R2 -Q

' .3000 = 38,4 kG.


0,8.35.28
Số người cần để quay tời:

m = —38’4
3 -— _^ o = >„4 người.
= 3,9 -
0 ,7 .1 4
Trong đó: 0,7 là hệ số kể đến sự không đồng đều khi quay tời.
c) C ô n g thức tính sức kéo của tời
Đối với tời m ột cặp trục:

v V •
Trong đó:
p - sức quay tời của mỗi người, lấy bằng 12kG;
m - số người quay tời;
Vị/ - hệ số không đồng đều khi quay tời, lấy bằng 0,7;
T) - hệ sô' hiệu dụng của tời, bằng 0,8 -ỉ- 0,88;
ĩ 0, R,, R 2 - ý nghĩa như đã nêu ở những công thức trên.
Thay các giá trị p = 12kG, \\I = 0,7, r| = 0,88 vào cổng thức trên, ta có
công thức tính sức kéo của tời một cặp trục:

s _ 7»4 -m -Ri-I 'o


1 R 2

Tương tự, công thức tính sức kéo của tời hai cặp trục sẽ là:
e _ 6,8.m.R|.I*

V í dụ:
D ùng 4 người để quay một tời hai cặp trục có R, = 35cm, R 2 = lOcm và tỉ
iệ bánh răng 1/28. Hỏi có thể di chuyển được một vật nặng bao nhiêu?

26
Giải:
Áp dụng công thức tính sức kéo của tời hai cặp trục, sẽ tìm được trọng
lượng vật mà tời có thể di chuyển được là:
6 ,8 .435.28 = 2660 kG
2 10
d) Lực hãm tời (xem hình 2.9)
Lực hãm tời tới xác định theo công thức:
e

H = ,27ĩ|in

Trong đó:
H - lực hãm tời, kG:
s - lực kéo của tời, kG;
e - cơ số logarit nepe, e = 2,718; H
71 = 3,1416;
Ị! - hệ SỐ ma sát, lấy bằng 0,15; Hình 2.9: Sơ đồ tính toán
n - số vòng cáp. lực hãm tời

Quan hệ giữa n và H có thể tham khảo bảng 2.1.

Bủng 2.1. Quan hệ giữa n và H

Số vòng
1 2 3 4 5 6
cáp n
C 2«M »
2,5 6,5 16,8 43,2 111 284
H 0,4S 0,1539S 0.0595S 0,0231S 0,009S 0.00352S

Ví dụ:
Dùng tời kéo vật nặng 5T và cáp quấn vào tang 4 vòng. Hỏi d ùng hai
người có thể hãm được không? Nếu không hãm được thì phải quấn mấy
vòng cáp (giả sử sức kéo của mỗi người là 15 kG).
Giải:
Theo đầu bài có n = 4, s = 5000kG.
Tra bảng 2.1: H = 0,0231.5000
= 115,5kG > 2 X 15 = 30kG
Như vậy bố trí hai người thì không thê hãm được.

27
Nếu quấn 6 vòng cáp, thì:
H = 0,00352.5000 = 17,5 kG < 30 kG.
Vậy là phải quấn 6 vòng cáp thì dùng hai người mới hãm tời được.

2.4.2. Tời điện


Công suất động cơ điện của tời:

N= , kW
102ri
Số vòng quay trong một phút của tang:
_ 60.v.in
n ts
D ib
SỐ vòng quay của động cơ:
~ ^tg- *l.d >
Trong đó:
Q - trọng lượng của vật nâng, kG.
V - tốc độ nâng vật, m/s;
r| = TỊị.rỊp - hệ số hiệu dụng của tời và palăng;
D Ib - đường kính trung bình quấn cáp ở tang, m;
iiđ - tỉ số truyền động của hộp giảm tốc hay của cơ cấu truyền động hở
của tời.

2.5. KÍCH

2.5.1. Kích thanh răng (xem hình 2.10)

Lực cần thiết tác dụng Yầo tay quay để


nâng vật:

p = Q 1 kG
r.i.TỊ
Trong đó:
Q - trọng lượng của vật nâng, kG;
d - đường kính đường bao ban đầu
của bánh răng dẫn động nối với Hình 2.10: Kích thanh răng
thanh răng, m ; ' a) Sơ đổ; b) Kết cấu

28
r - chiều dài tay đòn của tay quay, rn;
i - ti số truyền của truyền động bánh răng;
r| - hệ số hiệu dụng của cơ cấu kích, bằng 0,8 + 0,85 khi có sự ăn khớp
trực tiếp của bánh dẫn với thanh răng, và bằng 0,65 + 0,67 khi có
bánh răng trung gian.

2.5.2. Kích trục vít (xem hình 2.11)


Với chiều dài tay cầm là /, và bán kính G J

trung bình của thanh vít là r, thì lực p tác


dụng theo đường chu vi, cần thiết đê quay
thanh vít chịu tải G sẽ là:

P = y G tg ( ^ + p ) , kG

Trong đó:
X - góc nâng của thanh vít;
p - góc masát.

2.5.3. Kích thuỷ lực (xem hình 2.12)

Áp lực công tác của chất lỏng ở trong xi


lanh cua kích:

q= - , k G /c m 2
7tD

Lực ép vào pittông của máy bợm;

tr_nả2 Qd
K = - — q = — — r kG
4 M D2
Lực cần thiết đặt vào tay đòn dẫn động:

Q.d2 L|
p = , kG
D L ĩ ị

Trong đó:
D - đường kính của pittông kích, cm;
d - đường kính của pittông bơm, cm;

29
L,, L - chiều dài cánh tay
đòn nhỏ và lớn của tay
kích, m;
Q - trọng tải của kích, kG;

TỊ - hệ số hiệu dụng của


kích, bằng 0,4 - 0,8.
Tỉ số truyền của kích:

D 2.L.tị
i =

d 2.L,
Hình 2.12: Kích thuỷ lực

30
Chương 3

TÍNH TOÁN CẦN TRỤC

3.1. TÍNH TOÁN CẦN TRỤC ĐƠN GIẢN

3.1.1. Cần trục bàng gỗ (xem hình 3.1)

a) K iểm tra độ ổn định


Điều kiện ổn định của cần trục:

Trong đó:
M g - m ôm en giữ của các lực đối với điểm O;
M, - m ôm en lật của các lực đối với điểm O;
k - hệ số ốn định chống lật, lấy bằng 1,5;

31
G.a + F.c ■s
1,5 (3.
' q Ĩ T

Trong đó: G - trọng, lượng bản thân cần trục;


F - đối tr<ọng của cần trục;
Q - trọng lượng của vật nàng;
a, b, c - các kích thước chỉ rõ trên hình 3.1.
Từ công thức (3.1) >xác định 'được đối trọng F của cần trục như sau:

l,5Q .b-G .a
(3.2)

Ý nghĩa của các kỹ hiệu bằng chữ trong công thức (3.2) như trong công
thức (3.1)
b) K iểm tra độ bền của cấn và dáy giằng (xem hình 3.2)

H ình 3.2: Sơ đồ
kiểm toán cẩn và dây giằng

Gọi: Q là trọng lượng vật cẩu;


p là lực kéo của tời
Ta có:
- Lực nén cần: N = Q, + p, ;
- Lực căng dây giằng T = Q: - p , ;
Kiểm tra khả năng chịu lực của cần và dây giằng:

- của cần: N r 1 (3.3)


r

- của dây giằng: ——< [ ơ ] c , (3.4)


F e

32
T rong đó:
N - lực nén cần;
T - lực căng dây giằng;
F - diện tích tiết diện ngang của cần;
Fc - diện tích tiết diện ngang của dây cáp giằng;
[ơ]nd - ứng suất nén dọc thớ cho phép của gỗ;
[ơ]c - ứng suất cho phép của dây cáp;
k - hệ số an toàn khi sử dụng dây cáp.

3.1.2. Cần trục cột buồm (xem hình 3.3)

ỴM IK Ỵ M Ỵ m Ỵ

Ilìn h 3.3: Sơ đồ tính toán cần trục cột buồm

Tuỳ thuộc vào cách bô trí hệ thống ròng rọc (một hoặc nhiều ròng rọc
kép) m à tính ra sức kéo đế chọn tời và đường kính dây cáp.
Tính cột chịu nén - uốn:
Lực nén lên cột gồm trọng lượng bản thân cột G, trọng lượng Q của vật,
lực kéo p, trọng lượng hệ puli, cáp v.v...
Cột còn chịu mômen uốn do các tải trọng tác dụng lệch tâm.
Công thức kiểm tra khả năng chịu nén uốn của cột sẽ là:
N . M r ,
(3.5)
cpF + w ~ ơ
Trong đó: N - lực nén cột, kG;
M - m ômen uốn do nén lệch tám, kG.cm;

33
F - tiết diện ngang của cột, cm :;
w - m ôm en kháng uốn của tiết diện cột, cm-'1;
cp - hệ số uốn dọc, phụ thuộc vào độ mảnh của cột.
[ơ]n - ứng suất nén cho phcp của vật liệu làm cột.

3.2. TÍNH TOÁN MỘT s ố CHI TIẾT CỦA CẨN TRỰC

3.2.1. Tính lực trong dây văng cúa cần trục cột
Sơ đồ cần trục cột xem trên hình 3.4.

H ình 3.4: Sơ đồ cần trục cột


1. Dây cáp; 2. Đối trọng;
3. Chụp đáu cột quay được;
4. Palâng nâng cần;
5. Paỉãng nâng tải;
6. Cẩn vươn;
7. Dày vâng;
8. Paỉàng phụ;
9. Cột cố định;

Việc tính toán chính xác ứng lực


trong dây vãng cố định cần trục
(hình 3.5) là bài toán phức tạp, bời
vì dưới tác dụng của tải trọng, đính
cột bị nghiêng đi và ứng lực trong
dây vãng được phân b ố phụ thuộc
vào một số yếu tố: sự bố trí dây
Hỉnh 3.5: Sơ đó tính toán lực ỏ dây vâng

34
văng và vị trí của chúng trên mặt bằng, trị số của lực câng trước v.v... Với
độ chính xác đầy đủ (thiên về an toàn một chút) người ta xác định lực trong
dây vãng với giá thiết rằng cần của cần trục nằm trong mặt phẳng của dây
văng và toàn bộ tái trọng của cần được truyền cho một dây văng.
Từ phương trình m ôm en đối với điểm o , lực trong dây vãng sẽ bằng:
Q ( l c o s a + k) + Q (0.51cosa + k) + 0,5W .H
on — — — , k C i; (3.6)
H .cosp
Trong đó:
Ọ - trọng lượng hàng, kể cả móc treo và palăng, kG;
Q c - trọng lượng của cần, kG;
w - lực do áp lực gió, kG.
Từ công thức (3.6) cho thấy, lực tronc dây vãng tăng cùng với sự tăng độ
vươn của cần và góc xiên p của dây văng. Vì thế người ta bố trí dây văng với
tính toán sao cho góc xiên của chúng không lớn hơn 30°.
Trong thực tế, cột của cầu trục được giữ bởi một số dây văng, và khi bố trí
chúng đều nhau theo đường tròn, thì lực trong dây văng chịu tải lớn nhất phụ
thuộc vào số dây văng và có thể tính chính xác theo công thức:
s„max = s n.k, , kG (3.7)
Trong đó: k, - hệ số phụ thuộc vào số dây văng

Sô' dây vãng 4 6 8 10 12


k, 1 0,667 0,5 0,4 0,3

Người ta chọn cáp thép để làm dây vãng theo lực lớn nhất, trong đó hệ số
an toàn về cường đô lấy > 3,5.

3.2.2. Tính cơ cáu quay cúa cần trục xoay


Sc đổ của cần trục xoay cho trên hình 3.6
Khi tính toán cơ cấu xoay của cần trục, người ta xác định những lực tác
dụng lên ổ đứng. Lực đứng dùng để thiết kế gồm tất cả những lực tác dụng
trên trục đứng:

S(P)y = 0;
Q +G -V =0
V = Q + G;
Tíong đó: Ọ - trọng tái của cần trục, kG;

35
G - trọng lượi\o của cầm tirục, kG;
V - lực đứng, kG.

Hình 3.6: Sơ đồ tính toán


cần trục xoay
1. Cột xoay;
2 . G ố i đ ỡ;

3. Ổ đỡ;
4. Thanh chống ngang;
5. Thanh chống xiên; di
6. Móc;
7. Cáp.

Để xác định những lực ngang tác dụng vào ổ gối đỡ, người ta lập phương
trình m ôm en, lấy đối với giao điếm của các phản lực tại gối đứng:

I'M A = 0;
Ọ L + G l - H , h = 0;
m _ Q L + G/

I ( P ) x =0;
H j - H 2 = 0;
H , = Hi = H,
Trong đó:
L - độ vươn của cần trục, m;
/ - khoảng cách từ trục CỘI xoáy đến trọng tâm của cần trục, m;
h - khoảng cách giữa các trục gối tựa của cột xoay, m.
M ôm en của lực masát do tải trọng tháng dứng ở ngõng tựa xác định theo
công thức:

36
M| = |.i(Q + G ) ^ ^ , kG .m ;

M ôm en của lực ma sát do các tải trọng ngang, tác dụng ở ổ gối đỡ (trên và
dưới khi đường kính như nhau) xác định theo công thức:
M 2 = 2|iH .r , kG.m ;
Khi các ổ đỡ có kích thước khác nhau, thì:

M 2 = |i ( H , . r '+ H 2r") , kG.m.

Trọng đó:
r, - bán kính ngoài của ngõng tựa, m;
ru - bán kính trong của ngõng tựa, m;

JLI, = |_1 = 0,1 - hệ số ma sát trượt;


r\ r", r - những bán kính của ổ gối đỡ, m;

—— — - bán kính trung bình của ngõng tựa, m.

Mômen tĩnh tổng cộng của lực ma sát:

M tm = (Q + G ) | A | ^ 2 - + 2n.H.r , kG.m

Khi truyền động bằng tay, những tính toán tiếp theo được tiến hành với
việc xác định m ôm en tay quay M, và tí số truyền i:

M,q = p.a, kG.m

Trong đó:
p - lực tác dụng vào tay quay, kG;
a - cánh tay đờn của tay quay, bằng 0,3 - 0,4m

1 —
M t.m
t.c
M t q- n

Trong đó:
ilc = ic.i| - tí số truyền của cơ cấu truyền động bánh răng côn và bánh
răng trụ;
r| - hệ số hiệu dụng của máy.
Công suất động cơ điện của cơ cấu xoay cần trục:

37
N = ———- . k\v
27511

Trong đó:
M = M t m + Mj - m ôm en động do sự tăng tốc của khối lượng dàn và
của vật nâng đối với trục xoay, kG.m;
n - số vòng quay của cần trục, v/ph.

Md = Jị . e + J: . £ , kG.m
Trong đó:
J, - m ôm en quán tính của dàn, bằng tổng mômen quán tính của khối
lượng các thanh dàn đối với trục xoay, kG.m.s2;
J2 - m ôm en quán tính của vật nâng đối với trạc xoay của cần trục,
kG .m .s2.

j2 = ^ L 2 ; J ,= I J ,* - /2 ,
g g
Trong đó:
n --n— gia
s=— ■ tốc góc, 1/s ;
' 1 / 2

30t
t - thời gian tăng tốc của động cơ diộn, sec;
L - khoảng cách từ trục cột xoay đến vật nâng, m.
Tỉ số truyền của của cơ cấu xoay cột:

n
Trong đó: nd . - số vòng quay của động cơ điện trong 1 phút.

3.2.3. Tính gối quay của cần trục


Trong những cần trục đường sắt, cần trục ôtô và một số cần trục kim loại,
người ta cấu tạo phần bên trên quay đối với bệ sàn. Trong những trường hợp
này, cơ cấu gối quay truyền trọng lượng của phần quay 2 của cần trục lên
phần không quay 3 thông qua bánh xe hoặc trục lăn 5 và bánh lăn 6
(hình 3.7) ở đường ray tròn 4. Trong trường hợp thứ nhất, áp lực của phần
quay được trục bánh xe hoặc trực lăn tiếp nhận còn trong trường hợp thứ hai,
áp lực đó truyền trực tiếp vào -vành bánh lãn. Trong cả hai trường hợp, cổ
trục trung tâm 1 định tâm lăn của bánh xe, trục lăn và bánh lăn đối với trục
quay của cần trục.

38
Bánh lăn gối có thê không có vành hoặc có vành hình trụ và hình côn. Tốt
hơn cả là bánh lăn hình côn, khi làm việc nó không bị trượt. Cơ cấu quay của
cần trục (hình 3.8) có động cơ điện 1, khớp nối 2 và hộp giảm tốc 3, trên
trục ra của nó, cố định bánh răng 4, quay vành bánh răng 5, cố định với phần
không quay của cần trục. Ớ khớp 2 đặt phanh.

D
TD ị
2' í — i t - T-
-ìịte S - ~ ỈI r ì

-cậ r=r iặ>--


\\v Ẵ \\\\\\\\W ^

H ình 3.7: Sơ đồ cơ cấu gối quay H ình 3.8: Sơ đồ cơ cấu quay cần trục
cùa cần tnic

Nếu trong tâm phần quay của cần trục nằm ở bên trong chu vi tựa, thì
m ôm en chống quay do lực ma sát ở bên trong ổ đỡ và m ômen chống lăn của
bánh xe hay trục lăn trên ray đường tròn đối với trục quay của cần trục
(hình 3.7) bằng:
|id + 2 f D tb
M n = ( Q + G) .p , kG.in
D
Đối với cơ cấu gối quay nhiều con lăn, thì m ômen này phát sinh chỉ do
sức chống lăn của con lăn trên đường ray tròn:

M ms= ( Q + G ) ^ - . f p ,k G .m

Trong đó: Q - trọng lượng của vật nâng, kG;


G - trọng lượng của phần quay cùng vớiđối trọng, kG;

39
D - đường kính của trục lãn, con
lăn, bánh xe hình trụ hay đường
kính trung bình của bánh xe
hình côn, cm;
d - đường kính ổ đỡ của bánh xe
hay của trục lăn, cm;
Dlb - đường kính trung bình của co
cấu gối quay, hay của đường
ray tròn, m;
f - hệ số ma sát lặn của bánh xe,
của trục lăn và của con lăn trên
đường ray tròn, cm;

Ị.I - hệ số ma sát ở ổ đỡ của bánh


xe hay của trục lãn;

p - hệ số, tính đến sức cản phụ do


ma sát ở mặt đầu mút giữa các
gờ bánh và đường ray tròn, do
sự trượt của bánh xe hình trụ,
bánh xe hình côn của trụ lãn
và con lăn.
Đối với những cần trục kiểu cần làm
việc trên bãi lộ thiên, khi xác định
Hình 3.9: Sơ đồ tủi trọng gió
m ôm en chống xoay, người ta tính tác
dụng của gió và trọng Urợng các bộ phận thành phẩn của cần trục k h i nó
được đặt ở tư thế nghiêng (hình 3.9).

3.2.4. Tính toán bánh xe dẫn động của cần trục


Khi tính toán bánh dẫn của cần trục, người ta tiến hành kiểm tra bánh xe
và ray về ứng suất ép mặt cục bộ theo công thức:
- Đối với bánh xe hình trụ bằng thép và ray phẳng:

CTem = 600 / S d! E ^ £ Ĩ S [o ]0m

40
Đ ối với bánh xe hình trụ bằng gang và ray phẳng:

ơ _ = 4 0 0 | ^ £ i ^ l < [ ơ ]e
em
b„.R

Đ ối với bánh xe hình côn bằng thép và ray lượn tròn

1 1

ơ em = 4 0 0 0 ^ Q maxC,.C2 — + - < [ơ ] em
R X)
Đ ối với bánh xe hình côn bằng gang và ray lượn tròn

ơ em = 2 5 0 0 jQ maxC |.C 2 < [ơ ] em

T rong đó:
Q max - tải trọng lớn nhất tác dụng ở bánh xe, kG;
b0 - bể rộng chịu lực của đỉnh ray, cm;
R - bán kính cửa bánh dẫn (đối với bánh hình côn là bán kính trung
bình của vòng tròn lăn), cm;
r - bán kính đỉnh ray của đường di chuyến cần trục, cm;
c , - hệ số chế độ làm việc, bằng 1 với chế độ nhẹ; 1,2 với c h ế độ trung
bình; 1,4 với chế độ nặng và bằng 1,6 với chế độ làm việc rất nặng;
c , - hệ số vận tốc, bằng 1 - 0,02v (trong đó V là vận tốc của bánh dãn, m/s).

3.2.5. Tính toán thiết bị chông xô


Khi tính toán thiết bị chống xô, người ta xác định lực xô cần trục bởi gío
vớ' Qmax = 275kG/rrr.
z = 0 ,5 F.q , kG
Trong đó:
F - diện tích chịu tải trọng gió, m2;
0,5 - hệ số đặc của lưới;
Lực cản chuyên động của cơ cấu di chuyển cầu tiếp nhận tải trọng gió;

W = G ^ ^ a , kG
0,5D
Trong đó: G - trọng lượng tổng cộng của cần trục khi k hông tải, kG;
r - bán kính của cổ trục, cm;

41
D - đường kính bánh dẫn, cm;
Ị.I - hệ số ma sát trượt;
f - hệ số ma sát lăn, cm;
a - hệ số ma sát ở gờ bánh xe.
Như vậy, tải trọng tác dụng vào thiết bị chống xô:

Z' = Z - W , kG
Lực kẹp giữ của một nửa bộ kẹp với ray:

Z'
K = —— , kG
2n|1

Trong đó:
Ị.I = 0,15 - hệ số ma sát giữa bộ kẹp và ray;
n = 4 số bộ kẹp.
Lực của lò xo:

G.d4.s
¥= , kG
8D .i
Trong đó:
G - m ôđun đàn hồi, kG/crrr;
d- đường kính sợi lò xo, cm;
D - đường kính trung bình của lò xo, cm;
s - độ dãn đàn hồi của lò xo, cm;
i - số vòng lò xo làm việc.

Á p lực p của tải trọng xác định từ phương trình m ồm en

SM 0 = 0;
P . a - F . b - K . c = 0;
F.b + K.c
a

Trọng lượng của nêm với góc nghiêng của nó a = 6°.

Ọ = 2Ptg(a + p ) ,

Trong đó: p - góc m a sát.

42
3.3. XÁC ĐỊNH MÔMEN UỐN VÀ Đ ổ i TRONG CỦA CẦN TRỤC THÁP
(xem hình 3.10)

a)
H ìn h 3.10: Cúi I trục tháp
ci) Sơ dồ kết cấu; b) Sơ dồ đầu quay; c) Sơ đồ nguyên lý của lực tác dụng

ớ trạng thái làm việc, tháp của cần trục tiếp nhận lực nén G (hình 3.10,c)
do trọng lượng hàng Q và trọng lượng của đầu quay với toàn bộ những kết
cấu liên kết vào nó và môinen uốn:

M = Ra = Q/ + Gc./; - Gdb - G kb|


Trong đó:
Gc - trọng lượng của cần;
Gd - trọng lượng của đối trọng trên phần côngxon;

43
G k - trọng lượng của côngxon đặt đối trọng;
R - phản lực gối của đầu quay;
/, /|, b, b |, a - là cánh tay đòn tương ứng của các lực tác dụng.
Đối trọng đặt trên côngxôn và trọng lượng bản thân côngxôn làm giảm tác
dụng của m ôm en uốn khi cần trục làm việc, nhưng chúng tạo nên m ôm en
uốn tháp khi cần trục ở trạng thái không làm việc, nghĩa là khi không có tải
trong ở m óc cẩu. Đ ể mômen này không lớn, người ta chọn trị số trọng lượng
của đối trọng từ điều kiện.
Gdb + Gkb| < Gc/, + 0,5Q/
Như vậy đối trọng ở những cần trục có đầu quay cân bằng với trọng lượng
cần và phần m ôm en tải trọng do trọng lượng lớn nhất của hàng đối với độ
vươn đã cho của cần.

3.4. TÍNH ÁP Lực TRÊN G ố i ĐỠ CỦA CẦN TRỤC ĐÊRIC CHÂN CỨNG

Trị số áp lực gối của cần trục đêric chân cứng phụ thuộc vào góc xoay của
cột đứng và độ vươn của cần. Chúng cũng phát sinh dưới tác dụng củ a tải
trọng do trọng lượng của bản thân cần trục trọng lượng hàng được cẩu
chuyển, lực xung kích và lực quán tính, áp lực gió tác dụng vào cần và vào
hàng. Á p lực dương (hướng xuống dưới) được truyền lên dầm đỡ , bánh xe
của bộ chạy hay móng; áp lực âm do neo tiếp nhận.
Vì cần trục là m ột kết cấu không gian, nên việc tính toán áp lực cần được
tiến hành bằng phương pháp cơ học kết cấu đối với hệ không gian, tuy nhiên
trong trong thực tế thường áp dạng phương pháp tính gần đúng. Khi đó xuất
phát từ độ cứng đáng kể của kết cấu chiu lưc của cần trục, cột đứng và các
cột chống xiên được thống nhất trong một tam giác bất biến hình.
Tuỳ thuộc vào sơ đồ tựa của cần trục (trên 3 hay 4 điểm ) mà những công
thức tính toán áp lực sẽ khác nhau (hình 3.11).
Khi tính toán, trọng lượng G của bản thân cần trục không, kể trọng lượng
của cần; thành phần thẳng đứng bằng hợp lực p của tất cả các lực tác dụng
ỉên cần của cần trục (kể cả trọng lượng bản thân cần) và thành phần lực
ngang w là lực gió tác dụng vào cần.
Những lực G, p và w được chuyển về điểm, giao nhau của trục cột với
m ặt phẳng gối tựa của cần trục và đặt vào đó các m ôm en trong mặt phẳng

44
thẳng đứng M c = G.r2 ; M p = p.r, ; M w = W.H, còn trong m ặt phẳng gối là
m ômen M = w.h.

Hình 3.11: Sơ dồ tính toán áp lực lên gối rựa


a) Klii cần trục tựa trên 3 điểm; b) Klii cần trục tựa trên 4 điểm

Đối với những cần trục tựa trên 3 điểm có góc giữa các cột chống xiên
bằng 90°, thì thành phần m ômen trong mặt phẳng thẳng đứng tác dụng theo
phương của cột chống sẽ như sau:


M | = - G . r 2 —— + p.ĩị c o s a - M w.cosP;

V2
M 2 = -G .r, —— + p.r, s i n a - M w.sinP;

Áp lực đứng lên gối, xác định theo công thức:

G+P M, M2
R 0 = — -— + — 1- + — L ;
3 b, b2

G+P M
Ra =

G+p M2
-

Tim áp lực thẳng đứng lớn nhất ở điểm tựa này hay điểm tựa khác bằng
cách cho đạo hàm của hàm số tương ứng bằng 0 và từ phương trình nhận

45
được, xác định được góc xoay a của cột đứng, phương trình đó được biểu
diễn như sau:

dR0 p.r, . p.r,


— - = Ls i n a + — Lc o s a = 0;
da bị b2

tg a = - L
2

Khi chiều dài của các cột chống xiên khác nhau, thì sẽ phát sinh áp lực
lớn nhất ở gối tựa của cột đứns, khi mà hình chiếu ngang của cần chia đôi
góc giữa các cột chống xiên.

Áp lực lớn nhất ở gối tựa của các cột chống xiên phát sinh khi mà hình
chiếu trên mặt phẳng nằm ngang của cần trục và của thanh chống xiên tương
ứng nằm trên một đường thẳng. Khi đó tuỳ thuộc vào vị trí của cần mà phản
lực gố i tựa có giá trị dương hay âm lớn nhất.
Thực tế, người ta xác định những giá trị này khi xoay cần về phía của cột
chống xiên đến góc cho phép lớn nhất của kết cấu cần trục. Để tìm tải trọng
nằm ngang đặt ở điểm o , thì phân bố lực w theo phương của cột chống xiên
và phân bố mỗi thành phần lực giữa gối tựa cứa cột đứng và gối tựa của cột
chống xiên tương ứng tỉ lệ với độ cứng ngang của gối tựa.
M ôm en trong mặt phẳng gối M = w.h được tiếp nhận bởi phản lực gối
H x = - H oa , H n = - Hob, tạo thành ngẫu lực (xem hình 3.1 1).
M = H A.b, + H B . b2 ,
Khi độ cứng ngang của gối tựa đều nhau, có thể lấy:

HA = b1
Hb b, ’

Từ hai phương trình sau, xác định được những phản lực: H A, H B, HOA và H ob-
Sau đó cộng hình học những phản lực này với phản lực nằm ngang do w .
Khi tính toán áp lực lên gối tựa của cần trục tựa trên 4 điểm , thì cũng như
trên, chuyến các lực G, p và w về điểm o , còn những m ôm en M c = G.r, và
M = p.ĩị. phân bố theo trục của cần trục và theo phương của chân chống
trước vuông góc với nó:
M| = - G .r 2 + p.r, c o s a - M w.cosP,
M 2 = p.f| s i n a - M w.sinP

46
Phán lực gối được xác định với giả thiết bỏ qua độ cứng chống xoắn của
khung cần trục và coi rầng mômen Mọ cân bằng với phản lực gối tựa của các
cột chống xiên trước. Xét đến điều này phản lực thảng đứng của gối tựa có
dạng sau:

P+ G M, MU
R a =
4 2bị b2
P + G M| M2
1 4 2b| b2
P + G M, M2
Rc = — — + — L+ — L \
c 4 2b| b2
n _ P + G M, M2
Kn — h *” \
4 _ 2b1 b 2 ^
Tim phản lực nằm ngang của gối tựa cũng tiến hành tương tự như đối với
cần trục tựa trên 3 điểm.

3.5. TÍNH TOÁN ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA CẦN TRỤC

3.5.1. Độ ổn định của cần trục quay di động


Đ ộ ổn định của càn trục được tạo bởi mômen ổn định (còn gọi là mổmen
hồi phục), nó cần phải lớn hơn mômen lặt. Ti số giữa m ôm en hồi phục (M hf)
và m ôm en lật (M|) được
gọi là hệ sô ổn định k.
Yêu cầu:
M

Khi xác định hệ số ổn


định của những cần trục
quay di động, không
tính đốn ánh hưởng của
những thiết bị mang tải
(cái kẹp, ghắp, ngoạm).
Người ta phân biệt độ
ổn định của cần trục ờ
trạng thái làm việc - có
Ilình 3.12: Sơ đồ tính độ ổn định của cần trục

47
tải trọng (ổn định tải trọng) và ở trạng thái không làm việc - không tải (ổn
định bản thân).
Hệ số ốn định tải trọng được tính với trọng tủi lớn nhất, ứng với độ vươn
lớn nhất và ở trong phương vuông góc của cần đối với mép lật A (hình 3.12).
Khi đó m ôm en lật của tải trọng:

K
M, = Q a - , kG.m

Trong đó:
Q - trọng tải (sức nâng của cần trục), kG;
a - độ vươn lớn nhất của cần, m;
K - khổ đường ray di chuyển cần trục, m.
M ôm en hồi phục do trọng lực của bản thân cần trục có kể đến tải trọng
gió, lực quán tính và lực li tâm:

M hf = G đ(c + | ) + G k | - G c( b - | )

M q( - M |t , kG.m

Trong đó:
G đ - trọng lực của đối trọng, kG;
c - khoảng cách từ trọng tâm của đối trọng đến trục quay của cần trục, m;
G k - trọng lực của cần trục cùng với các máy móc, kG;
G c - trọng lực của cần, kG;
b - khoảng cách từ trọng tâm của cần đến trục quay của cần trục, m;

M k ll - m ôm en do vị trí dặt nghiêng của cần trục, kG.m;


M g - m ôm en do tải trọng gió, kG.m;
M ql - m ôm en do lực quán tính, kG.m;
M/, - m ôm en do lực li tâm, kG.m.
Hệ số ổn định bản thân của cần trục được tính khi không có tải với độ
vươn nhỏ nhất của cần đối với mép lật B. Khi đó mômen lật do trọng lực của
đối trọng sẽ bằng:

K
M, = G d C - — kG.m
V 2.

48
M òm en hồi phục do trọng lực của bản thân cần trục có kê’ đến tải trọng gió:

M g = G k. y + G c( b , + y ) - M g - M k n , kG.m

Trong đó:
b, - khoáng cách từ trọng tâm của cần ở vị trí được nâng lên đến trục
quay của cần trục, m.

3.52. Độ ổn định của cần trục tự hành có cần vươn


Độ ốn định chống lật của những cần trục tự hành có cần vươn được đảm
báo chỉ bằng trọng lượng bản thân của chúng. Những tải trọng trong cần trục
thông thường đặt ớ giới hạn chu vi tựa tạo nên m ỏm en lật đối với m ép chu vi
này còn trọng lượng của bản thân cần trục tạo nên m ôm en giữ cân bằng.
Đối với những vị trí khác nhau của cần trục thì trị số m ôm en lật và
m ôm en giữ cân bằng khác nhau, bởi vì giá tri của lực tác dụng và tay đòn
của nó thay đổi, vị tií trọng tâm của cần trục đối với chu vi tựa cũng thay
đổi. Do dó, độ ổn định của cần trục cần phải đảm bào đối với tất cả các vị trí
cúa nó ứng với tổ hợp tải trọng bất kỳ. Những tải trọng này gồm có trọng
lượng của vật nâng, lực quán tính phát sinh trong lúc hạ hay hãm cơ cấu
nâng của cần trục, lực ly tâm phát sinh khi xoay bộ phận quay của cần trục,
áp lực gió tác dụng vào vật cẩu và vào kết cấu của cần trục.
Những cần trục tự
hành thường làm việc
trên bể mặt có độ
nghiêng, do vậy mômen
giữ cân bằng, của cần
w
trục bị giám.
Mức độ ổn định của
cần trục ờ vị trí cân bằng
p,
i !5 n
'
"0
----- t----- -------------------------
của nó được xác định bởi b b
những hệ số: hệ số ổn
định tải trọng và hệ sô Hình 3.13: Sơ dồ tải trọng íácclụng vảo
ốn định bản thân. Hệ số cần trục kiểu cân vươn
thứ nhất xác định mức G - trọng lượng cần trục; Q - trọng lượng
độ ốn định cứa cần trục vật nâng; w h W2, Wj - tương ứng là lực gió
đối với mômen lât của túc dụng vào cần trục, vặt /ìâỉìg vù cần vươn

49
tải trọng khi cần trục nâng tải, còn hệ số thứ hai xác định mức độ ổn định của
cần trục khi ờ trạng thái không làm việc, lúc đó nó chỉ chịu tác dụng của lực
gió, độ nghiêng cục bộ v .v ...
Sơ đồ tải trọng tác dụng vào cần trục xem trên hình 3.13.
Độ ổn định của cần trục tự hành có cần vươn đứng tự do thường được tiến
hành kiểm tra bằng cách xác định những giá trị thống kê của hệ số ổn định
tải trọng và hệ số ổn định bản thân, rồi so sánh chúng với những giá trị cho
phép trong Quy trình.
Người ta xác định hệ số ổn định tải trọng của cần trục trong hai trường
hợp sau:
1. Cần trục đứng trên m ặt bằng nằm ngang, chỉ có tác dụng của m ôm en
lật do trọng lượng của vât nàng. Khi đó, hệ số ổn đinh có thể biểu diễn dưới
dạng ti số của áp lực, bằng tổng đại số các momen của tất cả các lực tác
dụng vào cần trục (trừ trọng lượng vật nâng) đối với m ép lật, và m ôm en do
trọng lượng của vật nâng cũng đối với mép lật đó:

K = Ọ Ọ ỊV L b )
Q (L -b )

2. Cần trục đặt trên m ặt bằng có độ dốc về phía vật nâng (độ dốc này cho
phép đối với cần trục xích là 3°, cần trục ôtô trên chân chống là 1,5°, còn khi
không có chân chống là 5°, cần trục đường sắt trên chân chống là 3°, không
có chân chống là 5°). Lực gió tác dụng vào cần trục và vật nâng theo phương
lật lấy với cường độ bẳng 25kG/rrr.
Để tính toán sơ bộ, m ặt hứng gió của vật cẩu quy ước lấy phụ thuộc vào
trọng lượng của nó (xem bảng 3.1).

Bảng 3.1. Diện tích hứng gió của vật cẩu

Trọng lượng M ặt hứng gió Trọng lượng Mặt hứng gió của
vật cẩu, T của vật cẩu, m : vật cẩu, T vật cẩu, rrr
1 2 20 15
2 3 30 20
4 5 50 25
6 7 75 30
10 10 100 35

50
Điểm đặt của lực gió tá: dụmg vào vật cẩu dược treo bằng dây mềm coi
như đặt ở đỉnh cần, cho nn miômen do lực gió tác dụng vào vật cẩu được
biêu diễn như sau:
w 2.p2 = w 2.h
Lực li tâm tác dụng vào 'ật cẩíu do quay nó với số vòng quay n:

= Q.n>.L.y
9 0 0 - n 2.H
Lực này cũng đặt ở đầu ần viươn.
Lực quán tính phát sinh ;hi n;âng và hạ vật cẩu:
1.05.Q V
qi g V
Trong đó: 1,05 - hệ số, tnh đíến trọng lượng của thiết bị treo buộc;
V - tốc độ nân; hay hạ vật cẩu;

t - thời gian tàig tốíc hoặc hãm.


Nếu cẩn trục không có :ơ cáíu đảo chiều thuận nghịch để hạ vật cẩu, mà
vật cẩu được hạ bằng cơ c.u hãim, thì tốc độ hạ lấy < 1,5 lần tốc độ nâng vật
cẩu. Thời gian hãm t khi (ó bẳing 3 giây đối với cần trục có sức nâng < 16T
và bằng 5 giây đ ố i với cầntrụic (CÓ sức n ân g lớn hơn.

Cùng với việc tăng độ Ighiêrng a , về phía vật cẩu thì tay đòn của mômen
lực giữ ch o cần trục khỏi lị Hậtt giảm đi (hay nói cách khác tay đòn rnômen
của những lực lật cần trục ărug liên).
Trong trường hợp này, lậ Siố lổn định tải trọng được biểu diễn như sau:

G Q tịị + ) - ■hj, . t g a , ) - w , . p | - w 2 .p2 - W 3.H


K' Q (L -b )

900 —I HI g t
>1,15
Q (L -b )
Hệ số ổn định bản thân cược >xác định bằng ti số giữa tổng mômen của tất cả
các lực với mômen của lựcgiốccưừng độ 100kG/m: tác dụng về phía đối trọng.
K _ G H b -m , - h , t g q 2) 15
W ;.P1+ W '.P 3 ’

Khi đó, cần trực đứng 1 đlộ (dốc a : = 5° về phía lật, cần nâng lên ở vị trí
ngoài cùng, móc nằm ở mít cđấtt và không cản trở lật.

51
Phương pháp tính toán ổn định của cần trực trình bày ở trên là phương
pháp Quy phạm. Dưới đây nêu những tính toán bố sung và những chỉ dẫn cụ
thể về cách sử dụng chúng.
Giữ nguyên những ký hiệu chi rõ trên hình 3.13, hệ số ổn định tải trọng có
thê biéu diễn như sau:
2b
K > 1. (khi m 2 = b, Kị = 1)
b + m2
Hệ số ổn định bản thân của cần trục tương tự bằng:
2b
>
b+m
Nếu lấy theo số liệu thí nghiệm nhiều lần, thì cẩn trục ổn định khi m à
điểm giao nhau của hợp lực với mặt phảng chu vi tựa cách m ép lật ở khoảng
cách > 0,4b, và giá trị của hệ số ổn định bằng:
2b
K, = K 2 = = 1.25
b + 0,6b
Quy ước bó sưng vị trí giới hạn của trọng tâm cần trục như vậy rất thuận tiện
khi tính toán độ ổn định tải trọng của nó. Như vậy, để tăng hệ số ốn định tải
trọng cần phải chuyên dời trọng tâm của cần trục ra xa mép lật ở phía vật cẩu,
còn để báo toàn độ ổn định bản thân, thì khoảng cách từ trọng tâm tới mép lật
về phía đối trọng phải < 0,4b.
Để làm ví dụ trên hình 3.14 trình bày
sơ đồ đật cần trục trên mặt bằng nằm - Q
ngang, với vị trí giới hạn của trọng tâm,
nghĩa là cách m ép lật 0.4b.
Tính toán theo phương pháp Quy
phạm, hệ số ổn định tài trọng bằng:
G.l,6b
K = 1,4
Q (L -b )
còn hệ số ổn định bản thân: Hình 3.14: Sơ đổ đặt cần trên mặt
bống nằm ngang với vị trí giới hạn của
trọng ĩảm đỏi với mép lật
, . Kị.Kọ
Nếu lấy J = 1,25.1,4 = 1,75

= 1,25 G 1 ' 6b
Q (L -b )

52
thì dễ dàng xác định trọng lượng tối thicu cần thiết của cần trục đê đảm bảo
độ ổn định của nó đối với m ôm en tái trọng ọ (L - b):
L -b
min 0.875Q.

Và ngược lại, với những tham số đã biết của cần trục, có thể xác định
được sức nâng của nó ứng với độ vươn L:
b
Qmr
ma\ 14G.
L -b
Thực tế khi tính toán sơ bộ, có thể sử dụng những số liệu về giảm lượng dự
trữ ổn định của cần trục tuỳ thuộc vào những yếu tố khác nhau, trong đó có:
a - Độ nghiêng cục bộ cho phép lớn nhất:
- đối với cần trục đường sắt khôn" có dầm đỡ là 20 - 25%;
- đối với cần trục ôtô không có dầm đỡ là 13 - 15%.
- đối với cần trục xích không có dầm đỡ là 7 - 10%.
b - Do độ lún của đất và dường ray duới cần trục hay do biến dạng của lớp
ba lát:
- đối với cần trục đường sắt: 2 -3 %
- đối với cần trục bánh hơi không dầm đỡ: 8 - 10%
- đối với cần trục xích không dầm đỡ: 3 - 5%
c - Do lực quán tính khi nàng và hạ tải: 8 - 10%
d - Do quay vật cẩu : 3 - 5%
e - Do sử dụng cần dài: 10%
M ômen do tác dụng của lực gió, có thể tính đơn giản như sau:

Mw = (0.015ơ -7- 0,02)Q( L - b)


Đối với cần trục có vị trí trong
tầm cao (chạy trên đường sắt, cần
vươn dài v.v...) thì hợp lý hơn cả là
tiến hành kiếm tra bố sung độ ổn
định theo hệ sô góc, nghĩa là tuỳ
thuộc vào góc nghiêng tới hạn cua
cần trục về phía vật cẩu và đối trọng
(hình 3.15). Ilình 3.15: Sơ đồ lài trọng khi tính toán liệ
số ổn định góc của cần trục

53
Giả thiết rằng trọng tâm của cần trục khi không có vật cẩu ở cách trục
quay một khoảng m „ còn trọng tâm của cần trục đó khi có trọng tải Q cách
trục quay một khoảng m, (theo hướng ngược lại). Chiều cao của trọng tâm
đối với trường hợp này tương ứng là h2 và h|.
Rõ ràng rằng, trong mọi trường hợp không phụ thuộc và hệ số ổn định,
cần trục sẽ ở vị trí cân bằng ổn định khi m à m, và m 2 nhỏ hơn b. Độ nghiêng
không đáng kể của cần trục ở vị trí cân bằng do tác dụng của ngoại lực
không nguy hiểm đối với nó, và sau khi các lực này ngừng tác dụng, cần trục
lại trở về vị trí ban đầu. Nhưng nếu cần trục nghiêng thêm khi đó hơp lực
của tất cả các lực đi qua mép lật, thì cần trục không thể trở về vị trí trước đó
và sẽ ở vị trí cân bằng không ổn định.

ứng với những vị trí khác nhau của trọng tâm cần trục đối với mép lật, thì
đê' bố trí nó ở vị trí cân bằng không ổn định cần phải tạo độ nghiêng khác
nhau cho cần trục. Bởi vậy trị số góc nghiêng của cần trục về phía vật cẩu
a l7 và về phía đối trọng oụ xác định vị trí trọng tâm của cần trục phụ thuộc
vào chuẩn tựa của nó - đặc trưng mức độ ốn định của cần trục.
Hệ số ốn định đối với trường hợp đang xét là:

b —m.
Q| = t ẽ a i = —r 1 ± ;
h|
b _ m i>
Ka 2 = t g a 2 = - ^ ;

Từ hình 3.15 thấy rằng:


G (m 2 + m,) = Ọ (L - ni|) và :
G . h 2 + Q .y = (Q + G )h,
Từ đó trọng lượng bản thân tối thiếu của cần trục ứng với m ôm en lật và hệ
số ốn đinh tải trong và ổn đinh bản thân ( K tí, và K „. ) sẽ là:
1 u2

Q ( L - b + K U|y)

min 2 b - h 2(K a i + K rt2)


và sức nâng lớn nhất:
G [ 2 b - h 2( K „ 1 + K „; )]

( L -b ) + K „r y

54
Đ ế hợp lý, lấy K ul = K a2 a 0,1.

Hệ số ổn định góc có quan hệ với hệ số ổn định quy định trong Quy phạm:
Q (L -b )
Ka l=(K ,-l).
G1i 2 + Q y
2b
K = ( K 2 - 1 )

K 2h 2
Nếu hệ số ổn định tải trọng c ủ a cần trục phù hợp với quy định trong Quy
phạm, nhưng trọng lượng của nó vượt quá trị số tối thiểu cần thiết, thì hệ số
ổn định góc giảm. Do đó cần trục nặng với sự phân bố trọng lượng kết cấu
của nó không tốt thì sẽ bị nghiêng lớn hơn về phía lật.
Trong lý lịch của mỗi cần trục đều có đường cong quan hệ giữa tải trọng
và độ vươn của cần. Đường cong này được xây dựng trên cơ sở tính toán độ
ổn định tải trọng đối với 3 trường hợp: tải trọng tiêu chuẩn ứng với độ vươn
nhỏ nhất; tải trọng nhỏ nhất ứng với độ vươn lớn nhất và tải trọng ứng với độ
vươn tính toán.
Nếu cần trục được trang bị một số cần vươn thì phải xác lập đường cong
quan hệ tải trọng - độ vươn đối với mọi loại cần.
Theo Quy phạm kỹ thuật thì tất cả các cần trục tự hành có cần vươn đểu
phảit rang bị bộ phận khống chế tự động sức nâng khi m ômen tải trọng vượt
quá cho phép 10% và để ngăn ngừa cần trục khỏi bị lật do quá tải.

3.5.3. Độ ổn định của cần trục tháp


Cũng như những cẩn trục tư hành có cần vươn (cần trục xích, cần trục ôtô
v.v...) cần trục tháp được chế tạo có dọ ổn định thích hợp, đảm bảo chúng
không bị lật cả trong lúc làmviệc lẫn lúc ở Irạng thái không làm việc. Vì thế,
người ta cũng phân biệt hai dạng ổn định của cần trục tháp:
1. Ôn định tải trọng, có nghĩa độ ổn định của cần trục do tác dụng của tải
trọng hữu ích (trọng lượng của hàng) khi có khả năng lật về phía trước, trong
phương của cần và hàng;
2. Ổn định bản thân, có nghĩa ổn định của cần trục khi không có tải trọng
hữu ích và khi có khả năng lật về phía sau, trong phương ngược với phương
của cần.
Độ ổn định tải trọng của cần trục được xác định xuất phát từ tổ hợp những
điều kiện bất lợi có thể xảy ra.

55
Những tải trọng tác dụng vào cần trục (hình 3.16):
Ọ - trọng lượng của hàng được nâng;
p hi - lực quán tính của khối lượng hàng, phát sinh khi khởi động và hãm
cơ cấu nâng;
p, - lực ly tâm của hàng, phát sinh khi quay cần trục;
Pi|k - lực quán tính, của khối lượng cần trục, phát sinh khi khởi động hay
hãm cơ cấu di chuyển cần trục;
p - lực quán tính của khối lượng cần, phát sinh khi khởi động hay hãm
cơ cấu thay đổi độ vươn của cần;
P1|ih2 - lực quán tính của khối lượng hàng phát sinh lúc khởi động, hãy hãm
cơ cấu di chuyên cần trục;
p h - áp lực gió, tác dụng vào mặt chịu gió của hàng;
p k - áp lực gió, tác dụng vào mặt chịu gió của cần trục;
G - trọng lượng bản thân của cần trục (kết cấu kim loại, đối trọng, tải
trọng dằn, các máy móc) đặt ở trọng tâm của toàn bộ hệ thống.

H ình 3.16: Sơ dồ tải trọng tác dụng đ ể tínlì độ ổn định của cần trục
a) Òn định tải trọng; b ) Ôn đinh bủn thán

Ngoài sự trùng hợp bất lợi của những tải trọng tác dụng vào cần trục, thì
tải trọng được lấy khi cần trục nghiêng một góc a về phía lật. Tất cả những
tải trọng tác dụng vào cần trục (trừ trọng lượng bản thân) đặt ngoài phạm vi
chu vi tựa của nó và gây ra mômen lật đối với mép lật. Trọng tâm nằm trong

56
chu vi tựa của cần trục. Độ ổn định của cần trục được đảm bảo chỉ bằng
trong lượng bán thân, tạo nên inô mcn hồi phục. Tỉ lệ giữa m ôm en hồi phục
vù m ỏ m e n lật xác định mức độ ổn định chống lật của cần trục.
Đ ế xác định mức độ ổn định tải trọng của cần trục, người ta lấy hệ số ổn
định tái trọng > 1,15.

M g - M p qhl - M p ! - M p qk - M p qc - M p - M p gh - M p gk
k —---------------------------------------------------------- ----------------------- > 1 ,1 j
m q

T ro n g đó:

M c , Mị>! - m ômen được tạo bởi các lực tương ứng G, Pqh|... đối

với mép lật.

Ý n ghĩa vật lý của công thức trên là: nếu hàng treo vào móc cẩu cỏ trọng
lượng lớn hơn tải trọng Q tính toán 15% thì cần trục có thể bị lật.
Hệ sô ốn định tải trọng khi chí có một tải trọng làm việc giới hạn tác dụng
trên đườ ng nằm ngang (không tính tất cả các tải trọng phụ) cần phải > 1,4,
nghĩa là:

k ; = ^ > 1 ,4
Mọ
Đ ộ ổn định của cần trục ở trạng thái không làm việc (hình 3.16, b), có
nghĩa đ ộ ốn định bản thân được xác định xuất phát từ điểu kiện cần trục có
độ ng h iên g về phía có khá năng bị lật, cần của cần trục được nâng lên và áp
lực gió 7 0 - 100kG/m2 tác dụng vào nó.
Theo Q uy trình kỹ thuật, thì hệ sô ổn định bản thân cần phải > 1,15, nghĩa

là: Kb = ^ > U 5
M'Pg

T ro ng đó:
M q - mỏm en tạo nên bởi trọng lượng G của tất cả các bộ phận của
cần trục, khi nâng cần lớn nhất (hình 3.16, b);
M'pg - m ôm en tạo nên bởi áp lực gió.

Đ ộ dốc của đường, hoặc chênh lệch cao độ đỉnh ray ảnh hưởng đến độ ổn
định củ a cần trục, bởi vì khi đó mômen hồi phục bị giảm và m ôm en lật tăng.
Vì thế khi khai thác cần phải theo rõi đến cần trục không làm việc trên bề
m ặt có đ ộ dốc vượt quá giới hạn cho phép đối với cần trục đó.

57
Tải trọng gió có thể lỏn đáng kể, đặc biệt đối với cần trục tháp, có diện
tích chịu gió lớn. Vì vậy nhữne cần trục chỉ có thể làm việc khi có gió vói áp
lực của nó đã cho trong Iv lịch của cần trục. Khi có gió lớn hơn tính toán, thì
sự làm việc của cần trục phải ngừng và áp dụng những biện pháp bổ sung
chống lật cho nó (chẳng hạn hạ cần xuống vị trí nằm ngang, lắp đặt những
thiết bị kẹp v .v ..

3.6. TÍNH TO ÁN CẦN TRỤC XẾP LIỆU

Khi tính toán công suất của động cơ điện xoay cột, người ta xác định ứng
lực H ở những ổ đứng (ổ trục, ổ gối đỡ). Muốn vậy phải lập phương trình
m ôm en đối với điểm đặt phản lực của ố đỡ dưới (hình 3.17, a).
SM = 0
Qd + G x.c + G M. b - G k.a, - H .h = 0,

Từ đó:
Q.d + G x.c + G Mb - G k.a, kG
h ’

Hình 3.17: Sơ đồ tính toán các cơ cấu của cần trục xếp liệu
a) Tính toán cơ cấu xoay trục ngang; b) Tính toán cơ cấu di chuyển xe con

58
T ừ điều kiện cân bằng của khung, xác định được ứng lực p, truyền cho cơ
cấu đu đưa của trục ngang:
Q.d + G x.c + G M.b = p.a ;
p = Q.d + G ,.c + G M.b kG
a
T rong đó:
Q - trọng lượng của máng có chứa liệu, kG;
G m - trọng lượng của mỏ (miệng), kG;
G x - trọng lượng của trục ngang, kG;
G k - trọng lượng của cabin, kê cả cột, kG.
M ôm en do lực ma sát ở trong hai ổ đỡ khi xoay cột:
M, = ^ H d , , kG.m

T rong đó:
d, - đường kính của ổ trục, m.
M ỏm en do lực ma sát ở ổ đứng:

M 2 =M' (Gk + G M+ G x + Q ) Ì L , k G . m

Bởi vì trọng lúc xoay cột có khối lượng đáng kể tham gia vào, nên vệc tính
toán được thực hiện có xét đến khối lượng quán tính, và m ô m en sẽ là:
M 3 = EJ.S , kG.m
Tìm m ôm en tổng cộng cần thiết đê’ xoay cột:
M = M, + M2 + M3, kG.m
T rong đó.
LJ - m ômen tổng cộng của lực quán tính, kG .m .s2;
8 - vận tốc góc, 1/s2;
C ông suất động cơ điện của cơ cấu xoay cột:
K.M.n
N = - - — , kW
975.K.Ĩ1
T rong đó:
n - tốc độ xoay cột, v/ph;
K = 2 -ỉ- 2,5 hệ số quá tải của động cơ điện.

59
Khi tính toán công suất động cơ điện của cơ cấu xoay trục ngang, người ta
xác định phản lực điểm tựa của mỏ theo công thức:
£M A = 0 ;
Q.d, + G x .c, + G M .b , - R r.c , = 0
Q . d , + G x. c , + G M.b, kG
c,
RA = Q + Gx + GM- R B, kG.
Lực ma sát ở ổ trục của mó:
F A = | i R A, k G ;
F b = |aRB , kG ;
M ôm en cản do lực m a sát ở ổ trục của mỏ:
M| = F a. rA + F B.rB, kG.m
Trong đó:
rA, rB- bán kính ổ trục của mỏ, m;
1-1 = 0,01 - hệ số ma sát.
Ngoài lực ma sát ở những ổ trục của m ỏ cần phải khắc phục những
m ôm en phát sinh do trọng lượng của m áng có chứa liệu, bởi vì trọng tâm
không trùng với trục xoay trục ngang và lực quán tính.
M ôm en do trọng lượng của máng có chứa liệu:
M ị = Q .e , k G .m
Trong đó:
e - khoảng cách từ trục xoay trục ngang đến trọng tâm của m áng có
chứa liệu, m.
Sức cản do lực m a sát được tính bằng m ômen:
M 3 = 2J.S, kG.m
Trong đó:

E J - m om en quán tính tổng cộng của khối lượng xoay, kG .m .s2;

A tốc góc, 8 =
£ - vận _ —11
7I-n , 1/2
1/s ;
30t
n - số vòng quay của trục ngang trong một phút;
t - thời gian tăng tốc của động cơ điện (lấy bằng 1 s).

60
Mômen tổng cộng cùa lực cản:
M = a ( M ị + M 2) + M 3, kG.m
Trong đó:
a = 1 , 3 1 , 4 - hệ số, tính đến sức cản phụ thêm.
Công suất của động cơ điện:

XI
N =_ M -n- , k1 \\r
w
975ri
Khi tính toán công suất của động cơ điện di chuyển xe con, người ta xác
định tải trọng (áp lực) lên bánh dẫn (hình 3.17, b):
2 R . . b - Z G . a - G r .c = 0;
n EG.a + Gy.c
R c = ----- kG ;
2b
R D = 0 ,5 (IG + GX- 2 R C), kG.
Trong đó:

G t và I G - trọng lượng của xe, cột với cabin dưới và trục ngang, kG;
R , R D - lực của áp lực lên bánh dẫn, kG.
Mômen cản chuyển động của xe:
M| = a ( 2 R c + 2 R D)(|ar + f), kGm.
Trong đó:
a = 2 -ỉ- 2,5 - hệ số, tính đến ma sát ở gờ bánh xe;
1-1 = 0,015 0,02 - hệ sô m a sát đối với ố đũa;
f = 0,08cm - hệ số ma sát trượt;
r - bán k ín h ổ trục của b á n h x e , m .
Lực cản chuyên động của xc:
M '

Z' = — , kG
R
Trong đó:
R - bán kính bánh xe, m.
Lực do m a sát của máng (khuôn đúc),
với m ẻ liệu khi đưa nó vào lò:

Z" = (.i,.k.Q, kG

61
Trong đó:
Q - trọng lượng khuôn chất liệu, kC>;
k - hệ số tính đến phần nào đo của tải trọng được tiếp nhận bởi mẻ liệu

l 4 2)
n, = 0,3 0,4 - hệ số ma sát của khuôn đúc (máng) với mẻ liệu;
Lực cản do quán tính khi khởi động xe:
z . = ( Ĩ G + G t )v kG
g-t
Trong đó:
G t - trọng lượng của xe có tải, kG;
V - tốc độ m/s;

t - thời g ian , s;
g - gia tốc trọng trường m /s2.
Sức cản tổng cộng:
Z = Z' + Z" + Z"' , kG
Công suất động cơ điện của cơ cấu di chuyên
Zv
N = ———, k w
102 tị
Trong đó:
r) - hệ số hiệu dụng của cơ cấu;
Xác định trị số tải trọng ở cơ cấu nâng:

P = I G + 2 H ịt , kG
Trong đó:
EG - trọng lượng tổng cộng của cột, ca bin dưới cùng với cơ cấu và
trục ngang, kG;
2H - phán lực của ố chặn trên và dưới của cột, ứng với tải trọng làm
việc, kG;
Ịi = 0,1 - hệ số m a sát trượt ở cột dẫn hướng.
Công suất cần thiết của động cơ điện của cơ cấu nâng ca bin khi dùng
xích hay cáp được tính theo công thức:

62
p V
N = — — — , kw
60.102rỊ
Đối với cơ cấu nâng ca bin bằng thanhh truyền:

N = (1,25 - 1,3) - -P,v - , kW


60.102ri
Trong đó:
V - tốc đ ộ nâng ca bin trung bình, m/ph.
Công suất động cơ điện của cơ cấu lắc trục ngang xác định phụ thuộc vào
lực p, tác dung vào thanh truyền có bán kính tay quay r, góc quay tay quay
cp, hệ số hiệu dụng của bộ truyền động T| và số dao động n của trục ngang:

M = p.rsinọ = M 0sin(p , kG.cm

_ M.n k
max 9 7 ^ ’

Công suất quân phương:


N ~ = 0 , 7 N max, kW

63
Chương 4
TÍNH TOÁN MỘT s ố CHI TIÊT CỦA MÁY NÂNG TẢI

4.1. TÍNH TOÁN PHANH

4.1.1. Phanh hai má


Việc tính toán phanh của cơ cấu nâng được tiến hành có xét đến hệ số an
toàn K, lấy như sau (xem bảng 4.1).

Báng 4.1. Hệ sô K

Hệ số an toàn
Loại cơ cấu và chế độ làm việc
K
Cơ cấu truyền động bằng tay và cơ cấu truyền động bằng máy,
chế độ làm việc nhẹ 1,5
Cơ cấu truyền động máy, chế độ làm việc trung bình 1,75
Cơ cấu truyền động máy, chế độ làm việc nặng và rất nặng 2,0
Cơ cấu nâng của cần trục đúc (cần trục phục vụ ở xưởng đúc):
- Có một hay hai tang quấn của một cơ cấu truyền động 1,25
- Có hai hoặc bốn tang quấn ở hai cơ cấu truyền động khi đật
một bộ phanh ở mỗi cơ cấu truyền động 1,25
- Có hai hay bốn tang quấn ờ hai cơ cấu truyền động khi đặt hai
bộ phanh ờ một cơ cấu truyền động 1,1

Hệ số an toàn phanh là tỉ số giữa m óm en hãm M h với m ômen tải trọng


tĩnh M„ lấy đối với trục, tại đó đặt lực hãm:

Mômen tải trọng khi hãm bằng:


= Ợ D tị kGm

2i
Trong đó: Q - trọng lượng của vật nàng, kG;

64
D - đường kính của tang quấn, m;
r| - hệ số hiệu dụng của co cấu;
i - tỉ số truyền động của co cấu.
Khi tính toán trị số lực hãm của phanh hành trình dài, đạt ở tay đòn dưới
dạng tải trọng, được xác định bằng tính toán sau (hình 4.1):
F

H ình 4.1: Sơ đổ tính toán plìa/ìh hành trình dài

Áp lực pháp tuyến tác dụng vào mỗi má phanh bằng — .

Quan hệ giữa lực của áp lực pháp tuyến và lực tác dụng theo chu vi
(đường tròn) p tìm đươc phù hợp với luật ma sát theo công thức:

Sau đó, xác định lực cần thiết để đóng má phanh trái. Muốn vậy, lập
phương trình m ôm en đối với diêm A:

F.a - — b = 0
2
Từ đó:
r _ N .b
F = — , kG
2a

65
Tìm lực đặt vào tay đòn dạng khuỷu từ phương trình mômen đối với điểm D:
V./, -F .d = 0 ;
v ! m _ n ịj

/, 2 a ./,
Xác định trị số lực hãm K, cần thiết đê’ nhận được lực hãm cho trước giữa
m á phanh và dĩa hãm (đĩa phanh) từ điều kiện cân bằng của tay đòn tải
trọng. Muốn vậy, lập phương trình mômen đối với điểm C:
K ./ - V / , = 0 ;

, kG ;
/
Xét đến hệ số hiệu dung của tay đòn hãm:

Lĩ]
Đưa vào trị số V, nhận được:
^ _ N.b.d _ p.b.d _ M x.b.d kQ
~~ 2a./.r| ~~ 2ụa.l.r\ ~ 2Rịi.a./.r|
Trong đó:
N - áp lực pháp tuyến, kG;
F - lực ở tay đòn, ép má phanh vào đĩa hãm, kG;
a, b, d, /, I, - tương ứng là chiều dài của các tay đòn, m;
p - lực theo chu vi, kG;
rị - hệ số hiệu dụng của tay đòn hãm, bằng 0,9 ~ 0,95;
M x - m ỏm en xoắn ở trục hãm, kG.m;
R - bán kính của đĩa hãm, m,
Thực tế, trọng lực của tay đòn G 7, của thanh kéo G6, và của nam châm
điện G, tham gia vào việc tạo thành lực hãm.
Xét đến những lực này, trị số K nhận được từ phương trình:

K/ + G ,/2 + G 7 - + G 6/1 - V /1 = 0 ,

Từ đó:

K=

66
/
0 / 2 + 0 ,/,+ 0 ^ 1,

Phanh hai m á hành trình


p0 7 8 g 10
ngắn (hình 4.2) có đĩa hãm 4,
và hai m á phanh 5, lắp ở tay
đ òn phanh 3. Ở tay đòn
phanh trái, đặt nam châm p
điện 6 . Những tya đòn phanh
3 nối với lò xo chính 8 và lò
xo phụ 9. Nam châm điện đặt
ở tay đòn phanh, có hành
trình không lớn và vì vậy
phanh được gọi là phanh
hành trình ngắn. Việc bô trí Hình 4.2: Sơ đồ tính toán phanh
nam châm điện phanh trực liai má hành trình ngán
tiếp ở tay đòn phanh làm giảm trị số của hành trình nam châm điện cũng như
giám trọng lượng và kích thước phủ bì của thiết bị phanh.
Khi nối mạch điện, thì sự đóng phanh được thực hiện bởi lò xo, còn việc
m ở phanh được thực hiện bởi đóng nam châm điện. Khi ngắt mạch điện, thì
phần ứng của nam châm điện được kéo vào lõi, ép lên cần và tách đầu của
tay đòn phanh 3.
Bởi vì nam châm điện chí bố trí ở tay đòn bên trái, nó tạo nên tải trọng
lệch tâm. Để hạn ch ế độ mơ của má phanh trái, người ta đặt ụ chặn 2 có vít
điều chỉnh 1 .
Độ m ở của tay đòn phanh bên phải được điều chinh nhờ lò xo phụ 9 và đai
ốc 7, còn độ m ở của má phanh được điều chỉnh nhờ đai ốc 10.
Từ phương trình m ômen đối với điểm A, xác định được lực của lò xo chính:

Trong đó:
a, / - cánh tay đòn của lực, m;
M h - m ôm en hãm, kG.m;

67
D - đường kính của đĩa phanh, m;
Ị.I - hệ số ma sát;

r| - hệ số hiệu dụng của hệ thống tay đòn phanh, bằng 0,9 ~ 0,95.
Lực p của lò xo phụ lấy bằng 2 - 5 kG đối với phanh có đường kính đĩa
< 300m m, bằng 10 - 20kG đối với phanh có đường kính đĩa 400 - 700m m .
Lực tống cộng của lò xo chính và lò xo phụ:
P, = Pc + Pr , kG
dựa vào lý lịch chọn nam chàm điện phanh.
Hành trình của cần đóng:

s = 2A — , mm
a
Trong đó: A - trị số độ m ở của má phanh, mm.
Những kích thước của lò xo chọn phù hợp với trị số lực nén chúng:
- Đối với lò xo chính:

z k G/ c m
Ac
- Đối với lò xo phụ:

k G /cm

Trong đó:
Zc, Zf - độ cứng của lò xo chính và lò xo phụ, kG/cm;
A A Ị - độ nén của lò xo chính va cứa lò xo phụ, cm.
Lực pháp tuyến của m á phanh tác dụng vào đĩa phanh, xác định theo
công thức:

N = ^ , kG
H.D
Áp lực riêng trung bình giữa má phanh và đĩa phanh:

q=^ [q ] ’ kG/crrr.

Trong đó: F - diện tích tiếp xúc tính toán của má phanh với bánh đai (cm 2):

F = —— b.a , cm
360°

68
Trong đó: a - góc ôm của má phanh đối với đĩa phanh, độ;
b - bề rộng cứa má phanh, cm.
Những kích thước của đĩa phanh được xác định phù hợp với công suất yêu
cầu để khắc phục lực ma sát:
p.v
N = — , kW
102
Trong đó:
p - lực tác dụng theo đường chu vi, kG;
V - vận tốc biên của đĩa phanh, m /s.

Thay lực vòng bằng lực ma sát p = ịiK, trong đó K = F.q


Do đó:
p = fj.F.q
Trong đó:
K - áp lực pháp tuyên tác dụng vào má phanh, kG;
(.1 - hệ số ma sát;
F - diện tích tiếp xúc của má phanh với đĩa phanh, crrr;
q - áp lực riêng giữa má phanh và đĩa phanh, kG/crrr, chọn theo bảng 4.2.

Bảng 4.2. Giá trị của áp lực riêng cho phép

Áp lực riêng cho phép đối với


Vât liêu của bề mãt ma sát phanh, kG/crrr
Để hãm Để ha
Dải thép trên đĩa gang hay đĩa thép 15 10
Dái amian trên đĩa thép hay đĩa gang 6 3
Vật liệu ma sát được cán, dộp và tcỊO hình 8 4
trên đĩa kim loại
Gồ trên đĩa gang 6 4

Như vậy là:

N = if^ ,k W
102
và diện tích ôm đĩa của má phanh:

c 102N ,
r = ------- , cm
ụq.v

69
4.1.2. Phanh đai
Phanh đai (hình 4.3) có dĩa phanh, vành đĩa có đai hãm 2 dầy 2-3m m
bằng thép CT.3, CT-6 và thép số 20, 45. Đai hãm có tấm đệm ma sát nối với
tay đòn phanh, ở đầu của nó bô' trí tải trọng.
Tay đòn phanh 3 nối với nam châm điện 5. Khi ngắt mạch dòng điện, đai
hãm bị kéo, kết quả là phát sinh mômen hãm, tao nên bởi tải trọng 4. Khi
đóng mạch của nam châm điện 5, thì phanh bị ngắt mạch (dừng). Đ ê điếu
chỉnh lực căng đai, dùng đai ốc 6 có ren phải và ren trái.

Hình 4.3: Sơ đồ phanh đai


a) Kiểu dơn giản; b) Kiểu vi sai; c) Kiểu liổn hợp

Người ta chia phanh đai ra thành các kiểu: phanh đai đơn giản; phanh đai vi
sai, và phanh đai hỗn hợp. Ớ phanh đai đơn giản, một nhánh đai liên kết khớp
với trục xoay của tay đòn phanh ở điểm A (hình 4.3, a). Ở phanh đai vi sai,
đầu của đai nối với tay đòn phanh ở cả hai phía của trục xoay (hình 4.3, b). ở

70
phanh đai hỗn hợp, cả hai đầu đai nối với tay đòn phanh từ một phía đối với
trục xoay (hình 4.3, c).

N hững lực kéo T của nhánh dẫn vào và lực kéo t của nhánh dẫn ra tác
d ụng vào đại của phanh đơn giản.
Trị số của những lực này xác định theo công thức:

t =— , kG
e^a - 1
Trong đó:
p - lực theo đường chu vi (đường vòng), kG;
e - cơ số logarit tự nhiên;
|U - hệ số ma sát trượt;

a - góc ôm đĩa phanh của đai (đối với phanh đai đơn thì lấy góc bất lợi
nhất bằng 270°).
Tìm lực phanh khi xoay theo chiểu khác nhau. Khi quay dĩa phanh theo
chiều kim đồng hồ thì mômen do hai lực tác dụng vào tay đòn phanh. Tổng
m ôm en của những lực này bằng 0 .
Lập phương trình mômen đổi với điểm A, tính trị số K:

K./ - t.a = 0 ;

K = — , k C r ;

Khi quay đĩa phanh ngược chiều kim đồng hồ, thì lực căng thay đổi ở một
vài chỗ, và trị số K tăng lên:

K ./-T .a = 0 ;

K=— , kG ;
/
Bằng cách tương tự, tính lực hãm phanh đai của cả ba loại: phanh đai đơn
giản, phanh đai vi sai và phanh đai hỗn hợp (bảng 4.3).

71
Báng 4.3. Giá trị cua lực hàm

Lực hãm (kG) khi quay đĩa:


Loại phanh đai
Thuận chiều kim đồng hổ Ngược chiều kim đồng hồ

Đơn giản
K =— K = T' a
l /
Vi sai tb -T .a
K — K = T 'b - * 'a
/ /
Hỏn hợp Y _ (T + t )a Y ( T ’+ t')a
/ /

4.1.3. Tính nam châm điện phanh


Xác định lực nâng của nam châm điện phanh từ điều kiện cân bằng của
tay đòn phanh. M uốn vậy, lập phương trình mómen đối với khớp c
(hình 4.1):
G/, - K/ = 0 ;
Nếu kê đến hệ số hiệu dụng của tay đòn phanh, thì:

K . ụ x
k 1
Trong đó:
G - lực nâng của nam châm điện, kG;
lị, In - chiều dài của cánh tay đòn lực đối với khớp, cm.
Biết loại dòng điện, lực nâng và hành trình của phẩn ứng, dựa vào lý lịch,
chọn kích thước nam châm điện.
Để chọn nam châm điện phanh, người ta lập bảng cân đối số lượng công
việc được hoàn thành bởi lực (mômen) của nam châm với trị số hành trình
của nó (góc quay). Đối với nam châm điện có chuvển động tịnh tiên của
phần ứng, bằng sự cân bằng như vậy, sẽ có:

G.hK, = “M jl8. I ,
uD 11
Đối với nam châm điện kiểu van:

MIa =
I1U1.X -
c — ’•
nD n

72
Trong đó:
Kị - hệ số sử dụng hành trình của phần ứng của nam châm điện, bằng
0,8 - 0,85 đối với phanh có hành trình ngắn và bằng 0,6 - 0,7 đối
với nam châm điện hành trình dài (trung bình 20 % hành trình của
nam châm điện được dự trữ cho sự mài m òn của tấm phanh và
biến dạng của tay đòn).
M, - m ôm en của nam chàm điện phanh kiểu van, kG.cm ;
a m;lx - góc xoay cho phép lớn nhất của phần ứng của nam châm điện, độ;

r| - hệ số hiệu dụng của hệ thống tay đòn, bằng 0,9 - 0,95;


s - trị số độ m ở của má phanh, đối với bánh đai hãm, chọn như sau:

Đường kính
100-200 300 400-500 600-800
bánh đai, m.m
Độ mở của má
0,8 1,0 1,25-1,5 1,5
phanh,m.m

4.1.4. Tính toán chê độ nhiệt của phanh


Khi phanh làm việc, động năng do khối lượng cơ cấu và vật chất chuyển
động biến thành nãng lượng nhiệt. Sự tăng nhiệt làm giảm hệ số m a sát của
lá phanh, tăng độ mài mòn nó và giảm độ chắc chắn của phanh khi làm việc.
Sự đốt nóng các bộ phận của phanh phá hoại độ bển các chi tiết chỉnh sửa của
nó và phá hoại độ bền của các chi tiết dẫn động và ổ bi của trục phanh. Do chế
độ nhiệt ảnh hưởng đến sự làm việc của phanh, nên ở một mức độ nào đó phải
xác định độ tin cậy khi làm việc của tất cả những máy nâng chuyển.
Công thực của phanh là yếu tố cơ bản của sự tăng nhiệt, nó phụ thuộc vào kết
cấu của máy, sự chất tải của nó và tỉ lệ giữa mômen hãm và mômen kháng. Sự
làm việc của phanh tính theo giây (sự làm việc không đổi của phanh trong thời
gian < 30 phút) là trị số đặc trưng cho sự đốt nóng của phanh.
Khi kiểm tra phanh về sự thoát nhiệt người ta so sánh công trung bình
(công suất) của lực m a sát A[11S ở trong phanh sử dụng với công giới hạn

A^Ị. đối với kích thước đã cho của phanh (bảng 4.4).

Khi đó cần phải:


A lb < A gh
ms ms

73
Bảng 4.4. Cóng suất ma sát của phanh

Phanh guốc Phanh đai


Đường kính của Đường kính của
A & . kW A & .k W
bánh đai phanh bánh đai phanh
100 0,50 200 1,25
200 0,85 300 1,50
300 1,75 400 2,00
500 3,5 500 2,40

Đối với phanh đai và phanh guốc tiêu chuẩn khi nhiệt độ của tấm ốp được
điều chỉnh tdc = 200°c, thời gian đóng mạch điện tương đối TĐ = 40%, và
nhiệt độ xung quanh t = 25°c, thi công suất ma sát bằng:
A J s = ^ L _ M h> , kW
ms 60.102 h tc

Trong đó:
M h - m ôm en hãm, kG.m;
n - số vòng quay của đĩa phanh trong một phút;
th - thời gian hãm tính toán, phút;
tc - thời gian tính toán của chu trình, phút.
Công hãm quy ước đơn vị:

A = plb.v = (15 ■*- 30) kG .m /sec.cm 2


Ví dụ:
Chọn và tiến hành tính toán kiểm tra phanh (xem hình 4.2) của cơ cấu
nâng xe con phụ của cần trục đúc. Phanh được đặt ở trục của động cơ điện
M n . 3 0 0 có công suất 9kW với n = 750 v/ph, chế độ làm việc nặng, hệ số
hiệu dụng của động cơ điện là 0,95.
Xác định m òm en xoắn:

M„ = 9 7 5 .— = 9 7 5 . - 2 - = 11,7 kG.m
n 750

Xác định m ôm en hãm, nếu hệ số an toàn hãm K = 1,75:


M h = K.M X= 1,75.11,7 « 20kG.m

74
Dựa vào lý lịch, chọn phanh TKri-300/200 có m ôm en hãm 20 kGm khi
TĐ = 25%. Trị số độ mở của má phanh dôi với đĩa phanh trong phạm vi
0,5 = 0,8mm. Nam châm điện phanh có hành trình cua phần ứng h = 3mm;
p = 180kG; đường kính của đĩa phanh bằng 300m m ; cánh tay đòn
a = 190mm; / = 420mm; = 0,35; bề rộng của má phanh b = 140mm; góc
ôm bánh đai của má phanh a = 70°.

= 2^ a = ------ 2 2 0 ------ i ^ Ọ ^ 180kG


c Dịi.rị / 0,3.0,35.0,95 420

Chọn lực của lò xo phụ p, = 3,5 kG.


Xác định hợp lực của lò xo chính và lò xo phụ:
p = pc + p f = 180 + 3,5 = 183,5 kG
Đ ộ cứng của lò xo khi nén:

Ac = Af = 2.S.—= 2 . 0 , 8 ^ ^ = 3,5m m
a 190
R = 180 = 5 2 k G / m m
Ac 3,5

Z|- = Ĩ—L =
= h—l = 1 kG/mm
Ar 3,5
Xác định tốc độ vòng của đĩa phanh:
7iDn 3,14.0,3.750 ,, 0 ,
V = — 1,8 m / s
= ---------- —------------- = 1
60 60
Áp lực đơn vị giữa tám ma sát và vành đai của đĩa:

N 2 M h.360 2.20.360° e i ~. 2
q= = ——2-— = ---------------------------------—---------— = 1,5 kG/cm
F ịiD nD ba 0,35.0,3.3,14.30.14.70°
Tiến hành kiểm tra sự tăng nhiệt:

A = q.v =1,5.11,8 = 77,8 k^ m- < 3 0 kG m


cm sec cm sec
Kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.

4.2. TÍNH TOÁN c ơ CÂU DỪNG


Cơ cấu dừng (hãm) kiểu bánh cóc được áp dụng rộng rãi nhất trong những
m áy nâng tải.

75
Hình dạng răng của bánh cóc được tiêu chuẩn hoá. Bước của răng được
tính theo chu vi phần lồi ra của chúng. Bánh cóc thực hiệ sự ăn khớp ngoài
hay trong với số răng 8 - 30.
Đường kính ngoài của bánh cóc D = mZ, đường kính trong D = m Z - 2h,
trong đó:
m - môđun, m.m;
h - chiều cao răng, mm;
Môđun của bánh cóc xác định từ điều kiện:

- Ép nén:

p
hoăc: m = , cm.

- Uốn:

m = l,75 , cm - ăn khớp ngoài.

m = 1,1 , cm - ăn khớp trong

Trong đó:
p - lực vòng (lực theo đường chu vi), kG, tìm được theo m ôm en xoắn,
tác dụng ở trục bánh cóc, kG.cm;

p A , k0,
D
q - áp lực riêng trên đơn vị dài cho phép, kG/cm;
V|/ - hệ số bề rộng tương đối của răng bánh cóc;

Vị/= — = 1,5-5-3,0
m
Việc tính toán lẫy được tiến hành với toàn bộ lực p không phụ thuộc vào
số lẫy trong cơ cấu.
Úng suất ở tiết diện nguy hiểm được xác định theo những công thức nêu ở
dưới, nó không được vượt quá ứng suất uốn cho phép.

ơ = ơ u + ơ n ^[ơ ]u;

76
M p r1 . 2
ơ = —- + -T < [ơ ]u , kG/cm
w F
Trong đó:
M - m ôm en uốn; M = p.h, kG.cm;
w - m ôm en kháng uốn của tiết diện nguy hiểm.

iy _ â]h| 3
w = —1 , cm
6
Trong đó:
a,, h, - kích thước tiết diện ngang của lẫy, cm;
F = a, .h, - diện tích tiết diện ngang của lẫy, crrr;
Thường lấy: a, = m ; h| = 0,75m.

[ơ ]u = 600 -í- 700 kG/crrr đối với thép 40, 45

Trục cua lẫy chế tạo từ thép Cy-4, CT-5 hoặc thép số 35, 45. Chúng được
tính toán như một dầm công xôn, đặt tải trên đầu tự do bằng lực tập trung p
(lực vòng):
p.c
ơ„ = < [ ơ ] u , k G /c n r
u 0,l d 3

Tliường lấy [ơ ]u < 500 kG/cm2.

Kiểm tra bề rộng của lẫy với áp lực đơn vị trên chiều dài.

q = - ^ < [ q ] , kG/cm
b

4.3. TÍNH TOÁN TRUYỂN đ ộ n g

4.3.1. Tính toán sự truyền động của cơ cấu nâng


Xác định công suất tĩnh của động cơ điện:
0 V
N =— , kW
102.71
Trong đó:
Q sức nâng tải, kG;
V - tốc độ nâng tải, m/s;
h - hệ số hiệu dụng của máy.

77
Dựa vào lý lịch, chọn động cơ điện phù hợp với chế độ làm việc, loại dòng
điện và điện áp.
Xác định số vòng quay của tang quấn theo công Ihức:
60.V,
nt = — 5 v /p h
n.D
Trong đó:
D - đường kính của tang quấn, m;
vc - tốc độ quấn cáp ở tang, m/s.
vc = m.v,
Trong đó:
m - tỉ số truyền động của palăng;
V- tốc độ nâng tải, m/ph.
Tỉ số truyền động của cơ cấu nâng xác định theo công thức:

: _ n d.c

111
Ti số của số vỏng quay của động cơ điên với số vòng quay của tang quấn
gọi là tỉ số truyền dộng của cơ cấu nâng tải. Dựa vào ti số truyền động,
người ta chọn hộp giảm tốc.
Việc tính toán chính xác hơn được tiến hành có xét đến hiện tượng xung
kích và thực hiện như sau:
1. Xác định m ôm en tĩnh đối với trục của động cơ điện

M, = Q D , kG.m
1 2.m.i.T)
Trong đó:
i - tí số truyền dộng của hộp giảm tốc;
Q - sức nâng tải, kG;
Xác định m ôm en động để táng tốc độ chuyển động tịnh tiến:

Q.D2.n
M đ, = — ? , kG.rn
375t.m .i .TỊ
Trong đó:
n - sô' vòng quay của động cơ điện trong 1 phút;
t - thời gian tăng tốc (1,2 -ỉ- 1,5) giây.
Xác định m ôm en động để tăng tốc độ quay:

78
I V2
M đ, = (1,1 -ỉ- 1,15)— -í— , kG.m
375t
Trong đó:

'ỉd - m ỏm en bánh đà của rôto động cơ điện (nêu trong lí lịch),


khớp nối, đĩa phanh, kG.rrr;
(1,1 -í- 1,15) - hộ số, xét đến quán tính quay khối bánh răng, tang quấn
và puly

G.DỈa = [ ( GD2 + (G D 2) ^ + (G D 2 )di, k G . m 2

Xác định m ôm en khởi động ở trục của động cơ điện:


M k.d = Mms + Mđl + M j2
Công suất của động cơ điện chọn theo tải trọng tĩnh và kiểm tra vượt tải
cho phép khi khởi động theo công thức:
M
< [K ]

Cồng suất chọn theo lý lịch của động cơ điện, được xác định khi thời gian
đóng mạch tương đối TĐ = 25%, nó cần phải lớn hơn hay bằng công suất
tính toán.
Khi thiết k ế cơ cấu nâng của những máy trục rót, đổ có hai cơ cấu nâng
chính làm việc đồng bộ và hai động cơ điện, công suất của một trong hai
động cơ bằng khoảng 70% công suất tổng cộng.
N ,c = 0,7 n L
Trong đó:
N, c - công suất tổng cộng tính toán của hai động cơ điện.
Khi thiết k ế cơ cấu nâng của cần trục ngoạm, có hai cơ cấu giống nhau đê
nâng và xúc vật liệu, công suất của một trong những động cơ điện lấy bằng
m ột nửa công suất tổng cộng tính toán, bởi vì thain gia vào quá trình nâng
tải của gàu ngoạm có hai động cơ điện:
N = (0 ± ạ v
2 . 10 2.Ĩ1
Trong đó: Q - trọng lượng của vật liệu; kG;
G - trọng lượng của gàu ngoạm, kG;
V - tốc độ nâng gàu, m/s.

79
4.3.2. Tính toán sự truyền động của cơ cấu di chuyên xe con
Trọng tải, trọng lượng của xe con, tốc độ di chuyển nó, thời gian tăng tốc
và những điều kiện bên ngoài của công việc là những số liệu gốc để xác định
công suất của động cơ điện của cơ cấu di chuyên xe con.
Trọng ỉượng của xe con xác định theo thiết kế, phụ thuộc vào trọng tải, số
cơ cấu nâng, và những đặc điểm của thiết bị mang tải.
Dùng sơ đồ lực tác dụng vào bánh
dẫn của xe con (hình 4.4) xác định
công suất động cơ điện của cơ cấu di
chuyển nó. M uốn vậy, đầu tiên xác
định m ôm en ngăn cản chuyển động
của xe con:
- Do lực ma sát trượt ở ngõng trục:

Mị = (Q + G) |4..r , kG.m
- Do lực ma sát lăn của bánh xe
theo đường ray:

M 2 = (Q + G) f, kG.m
H ỉnh 4.4: Sơ dồ lực tác dụng
M ôm en tổng cộng M ngãn cản
vào bánh dẫn
chuyến động của xe con có tính đến
ma sát của gờ bánh xe với ray, bằng:

M tm = a ( M , + M 2),
M tm = a ( Q + G )(f + |i.r), kG.m

Trong đó:
a - hệ số, tính đến ma sát ở gờ bánh xe ( a = 2,5 + 3,5 khi dùng ổ lăn;
a = 1,5 khi dùng ổ trượt);
Q - trọng tải, kG;
G - trọng lượng xe con, kG;
|i - hệ số cản trở xoay do ma sát ở ổ đỡ của bánh xe;
r - bán kính của ngõng trục, m;
f - hệ số m a sát lăn, m.
Bán kính của ngõng trục, chọn phụ thuộc vào bánh kính của bánh xe theo
công thức:

80
r = - U - IR
1.5 8 J
Sau đó, xác định lực w , ngăn cản chuyển động của xe con:
M
w, = ^ . kG
1 R
Từ những số liệu nhận dược, công suất tĩnh của động cơ điện sẽ bằng:
w V
N , — — . kW
1 102r|
Trong đó:
V - tốc độ di chuyển của xe con, m/s;
T| - hệ số hiệu dụng cứa cơ cấu.
Những tính toán tiếp theo được đưa vào đê xác định tỉ số truyền và chọn
hợp giám tốc của cơ cấu di chuyến xe con; khi đó xác định số vòng quay
bánh dẫn của xe con.

_ 60.V
n b = ^7tDb
T ’ v /p h

Trong đó:
nh - số vòng quay của bánh xe trong 1 phút;
V - tố c đ ộ v ò n g c ủ a b ánh xe, m/s;
Db - đường kính của bánh xe, m.
Tí số truyền động của cơ cấu:

i _ n d.c
nb
Đê tính toán chính xác hơn, công suất của động cơ điện di chuyển xe con
cũng được tính đến các yếu tố xung kích:
1 . M ômen động đế tăng tốc chuyến động tịnh tiến:

_ ( Q + G)D ẳ.ndc
Mdl = ----- — — -—— , kG.m
375i t.TỊ
2. M ôm en động, cần thiết đê’ tăng vận tốc quay:

_ ( l ,U L 1 5 ) G D 2.ndc
M đ2 = ---------- - ± ---------— ,kG.m
375t

81
3. Mômen đầy đủ tác dụng vào trục của dộng cơ điện trong chu trình tăng
tốc của chuyển động:

Md = M đI + MJ2 + M lm , kG.m

4. Mômen đầy đu tác dụng vào trục của động cơ điện ở chu trình làm
chậm chuyên động (m ômen hãm).

M h = M 'đl + M 'd2 - M'lm , kG.in

5. M ôm en quân phương

Tăng tốc Hành trình đều Hãm


Xe con
M, kG.m t, sec M, kG.m t, sec M, kG.m t, sec

Xe con
M, t| m2 t2 m3 tj
mang tải
Xe con
m4 u m5 t5 m6
khống tái

M„ = I M f ti + M Ỉ l i + Ì Ể h 1 M ÌLi ± M Ỉ h 1 M Ễ k k G .m
cp
tc.TĐ

Trong đó:
TĐ - thời gian đóng điện tương đối, tính bằng số phần đơn vị;
tc - độ dài thời gian tổng cộng của chu trình, scc.
6. Công suất quân phương:

XT — ^ cP'n dc ^ XỊ
N = — —— < N tr , 1/1
ku.m
975

4.3.3. Xác định công suất động cơ điện của cơ cấu di chuyên xe con
Xe con của cần trục làm việc ở kho bãi chứa các thỏi đúc (thép, gang),
thành phẩm và ở các sân chứa liệu, chịu tác dụng của tải trọng gió. Khi xác
định động cơ điện của loại xe con này, người ta tính mômen cán của tải
trọng gió đối với trục của bánh xe dẫn.

MAV D kG.m
2 ■
Trong đó: w - áp lực gió tác dụng vào xe con, kG;

82
w được xác định bằng cách nhân áp lực của gió q (kG /m 2) với bề mặt
F ( n r ) của xe con, chịu tác dụng của tải trọng gió.
W g = q.F , kG.
Biết m ôm en cản chuyển động của xe con do tải trọng tĩnh, xác định
m ôm en cán tống cộng:
M t, = M,m + M g, kg . m
M , . = a (Q + G) (j.ir + 0 + w .p. kG.m
2
M ôm en tính đối với trục cùa động cơ điện:
M ..
M = —^ , kG.m ;
i-n
Công suất của động cơ điện:

kw
975.11

4.3.4. C á c ví dụ
Ví d ụ i:
Tính toán truyền động của cơ cấu nâng tái của xe con của cầu trục điện có
sức nâng 10T, nếu tốc độ nâng tải là 20m/ph, đường kính tang quấn 420mm,
ti số truyền động của palãng là 2, hệ số hiệu dụng bằng 0,85, thời gian tăng
tốc của động cơ là 1,5 giây.
Xác định công suất của động cơ điện:

N = =38,4 kw
102.6011 102.60.0,85
Dựa vào lý lịch, chon đòng cơ diên MT-62-10, có công suất N = 45kW ,
khi nư, = 577v/ph và TĐ = 25%, G D :,r)lll = 17,5 kG /nr.
Tốc độ quấn cáp ở tang:
m.v
V, = = 2.20 = 40in/ph
Sô vòng quay của tang quấn:
vt _ 40 „
n, = — = ------—— - = 30,3 v/ph
1 TtD 3.14.0.42
Ti số truyền động của cơ cấu:

i = I Ỉ * = iZZ_ = 19
n, 30.3

83
Dựa vào công suất và ti số truyền đ ó n 2, chọn hộp ciáin tốc hình trụ hai
cấp nằm ngang.
Mômen tĩnh:
_ Q.D 10000.0,42
Mt = —^— = ----- — ------ = 65 kG.m
2.m.i.r| 2.2.19.0,85
Mômen động của khối chuyển động tịnh tiến:

Mj| = = ^ g g ^ Z L = ,,48kG .m
375.t.m .i ,T| 375.1,5.2 .19 .0,85
M ômen bánh đà tính đổi:
(G D 2)ld= l,2(GD: )lồlo = 1,2.17,5 = 21 k G .n r
M ômen động của khối quay:

M Ị 15 (G D 2 ),a-nđc = I 15 2 1 -57_7 = 24.8 kG.m


375t 375.1.5

Hệ sỏ quá tái cua động cơ điện:


K _ M kJ M [m + M t11 + M J2 65 + 1,48 + 24,8
M ,m M,n, 65
= 1,4 < |K | = 2,5
Ví dụ 2
Tính toán truyền động của cơ cấu di chuyển xe con có sức nâng tải 10T,
nếu trọng lượng của nó G = 5,6T, tốc độ di chuyến V = 40m/ph; đường kính
của bánh xe 350mm; đường kính cổ ngỗng 90mm, hệ số ma sát ớ hộp trục
truyền của bánh dẫn Ịd. = 0,01 (khi là ổ lăn); hệ số ma sát của bánh dẫn với
đường ray f = 0,1 cm; a = 2,5; hệ số hiệu dung TỊ = 0,9.
Xác định inômen cản chuyên động của xe con do tải trọng tĩnh:

M,m = cx(Q + G) (px + 0 =


= 2,5 (10000 + 5600) (0,01.0,045 + 0,001) =
= 56,5 kG.m
Số vòng quay của bánh dẫn:
V 40 . If/ .
n h = — = ------—------ = 36.5 v/ph
nD 3,14.0,35
Công suất tĩnh của động cơ điện:

84
N = Mimi-Ịì = 56,5.36,5 = 9 35 kW
975.il 975.0.9
Chọn động cơ điện MT-12-6 có công suất N = 3,5kW với nđc = 910v/ph,
TĐ = 25%, cóm ôm en bánh đà G D : = 0,27 k G .n r và hộp giảm tốc có tí số
truyền động:

nb 36.5
M ôm en đ ô n s~ đế tãnsC/ tốc khối chuyến
J
dộnuo tinh
-
tiến:

(Q + G)Dj;nllc _ (10000 + 5 6 0 0 )0 ,3 5 2.9 10 _


M„,=
375.i2.t.n ~ 375.252.0,5.0,9
= 16kG.ni
Xác định m ôm en động đê’ tăng tốc khối quay:

Níf U G D \ n dc _ 1,1.0,27.910
M p = -----—-----— = — —— -------= l.okG .m
3 751 375.0,5
Hệ số quá tải của động cơ điện khi khởi động:

K - M kd _ M d l + M d2 + M tm _

± L L Ẻ 1 Í ẻ i 5 = 1. 3 < [ k ] = 2,5
56,5

85

You might also like