You are on page 1of 14

I.

MB
Thơ văn Việt nam xưa và nay có những bài thơ thương vợ, khóc vợ rất cảm động. Người ta còn truyền tụng một bài thơ của Tự Đức
khóc một bà phi có câu:

“Đập vỡ gương ra tìm thấy


Xếp tàn y lại để dành hơi”.
Nỗi nhớ nhung đau đớn, dữ dội ấy còn được Bùi Hữu Nghĩa, Nguyến Thượng Hiền, Nguyến Khuyến thể hiện cảm động trong bài văn tế,
câu đối khóc vợ sau này. Cảm phục, xót thương, tự hào trước tấm lòng, đức hi sinh của vợ bằng giọng văn vừa có chút tính nghịch, vừa
rất cảm động; giữa sự kết hợp giữa trào phúng và trữ tình Tú Xương đã làm “giàu” thêm đề tài viết về bà Tú và kịp góp vào nền văn học
Trung đại Việt Nam một bài thơ về tình cảm thương vợ hay và sâu sắc với bài thơ “Thương vợ”.

Hoặc:

Thơ xưa viết về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi còn sống càng hiếm hoi hơn. Các thi nhân thường chỉ làm thơ khi người bạn
trăm năm đã qua đời. Kể cũng là điều nghiệt ngã khi người vợ đi vào cõi thiên thu mới được bước vào địa hạt thi ca. Bà Tú Xương có
thể đã phải chịu nhiều nghiệt ngã của cuộc đời nhưng bà lại có niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được: Ngay lúc còn
sống bà đã đi vào thơ ông Tú Xương với tất cả niềm thương yêu, trân trọng của chồng. Trong thơ Tú Xương, có một mảng lớn viết về
người vợ mà bài Thương vợ là một trong những bài xuất sắc nhất.

Hoặc:

Nói đến thơ trào phúng không ai có thế quên ông, một giọng thơ đả kích, phê phán sắc sảo, cay độc, mạnh mẽ hiếm có. Chế Lan Viên
từng viết: “Tú Xương cười như mảnh vỡ thủy tinh”. Nhưng Trần Tế Xương không chỉ là một nhà thơ hiện thực chủ nghĩa như vậy, nói
như Nguyễn Tuân, chất hiện thực ấy chỉ là “chân trái”, còn “chân phải” của ông là chất trữ tình. Trân trọng cảm phục và nhớ tới thơ Tú
Xương nhiều hơn có lẽ do người đời được nghe nhịp đập của một trái tim chân thành, giàu cảm xúc, biết trọng nhân cách, mang một nỗi
đau vời vợi không nguôi trong bài thơ “TV”. Buồn vì không có tiền để giúp một người ăn mày, một đồng bào cùng cảnh ngộ, ông thề
độc:
“Cha thằng nào có tiếc không cho”.
Mang nỗi nhục nô lệ của một tri thức, ông chua chát:
“Nhân tài đất Bắc kìa ai đó!
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà”...
Về bt “TV”, có ý kiến cho rằng: “……..” . Nhận định này mang lại cái nhìn sâu sắc hơn, trọn vẹn hơn cho bài thơ.

II.TB
1.Dẫn dắt, giải thích nhận định, giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, phong cách thơ Tú Xương:

Đánh giá chung: Cả bà Tú và ông Tú đều là hình mẫu của con người Việt Nam: người phụ nữ đảm đang, chịu thương chịu khó, đức hi
sinh cao cả, …. Người đàn ông có ý chí, ham học hỏi, yêu thương, biết ơn những giá trị cao đẹp mà người phụ nữ dành cho mình … (rất
dân tộc, rất nhân dân) =) đại diện cho con người VN =) đóng góp vào bảo tàng con người.

HCST: (trong vở ghi, có cũng được k cũng k sao cả)

Tú Xương: Thời nhà thơ Trần Tế Xương sống là giai đoạn bi phẫn nhất của dân tộc,
Là người học hành có chí, lại có tài làm thơ, cũng như bao nho sĩ trẻ, nhà thơ mang khát vọng học hành thành đạt để có cuộc sống tử
tế.
Có lẽ phong cách phóng khoáng, không tuân thủ theo lối văn khuôn sáo cử nghiệp, cộng với cách thức thi cử “chọn nhân tài” của chế
độ thực dân phong kiến đương thời, nên ông lận đận mãi
Ông đành chấp nhận số phận cuộc đời, phải sống trong môi trường thị dân đang bị chi phối sâu sắc bởi chế độ thực dân nửa phong
kiến, nhiều giá trị đạo đức và nhân văn bị pha tạp hoặc đảo lộn.
Bài thơ TV tuy bộc bạch nỗi xót xa, sự yêu thương trân trọng nhà thơ dành cho vợ mình nhưng ẩn sau đó vẫn là nỗi phẫn uất, ray rứt
trước thời cuộc nước nhà. Nếu đặt trong dòng chảy văn học Việt Nam, ít có nhà thơ trào phúng nào có giọng điệu sắc sảo, sâu cay,
quyết liệt như Tú Xương. Đã có ý kiến cho rằng: Nhà thơ Trần Tế Xương không hoa đao truyền hịch nhưng ông có vũ khí đánh địch
riêng, những bài thơ sắc như gươm, có sức mạnh đâm trước chém sau vào thằng địch, kẻ cướp nước và quân bán nước.

2.Phân tích tác phẩm (không theo trình tự bài mà theo từng nhân vật: vợ, ông Tú)

a. Hình mẫu bà Tú trong bài thơ:


(phân tích 6 câu đầu: phân tích giống vở ghi, đây là dàn bài để nhớ ý tránh sót ý, còn chi tiết hơn thì tham khảo bên dưới)
Sáu câu thơ đầu nói lên hình ảnh bà Tú trong gia đình là một người vợ rất đảm đang, chịu thương chịu khó. Nếu bà vợ của Nguyễn
Khuyến là một phụ nữ “hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, tất tả chân nam đá chân chiêu, vì tớ đỡ đần trong mọi
việc” (câu đối của Nguyễn Khuyến) thì bà Tú lại là một người đàn bà: (trích thơ)
Hai câu đề: trách nhiệm nặng nề của bà Tú
- Hoàn cảnh bà Tú: mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “mom sông”.
+ Thời gian “quanh năm”: làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết năm này qua năm khác.
+ Địa điểm “mom sông”: phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định.
⇒ Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn định.
- Lí do:
+ “nuôi”: chăm sóc hoàn toàn
+ “đủ năm con với một chồng”: một mình bà Tú phải nuôi cả gia đình, không thiếu cũng không dư.
⇒ Bản thân việc nuôi con là người bình thường, nhưng ngoài ra người phụ nữ còn nuôi chồng ⇒ hoàn cảnh éo le trái ngang.
+ Cách dùng số đếm độc đáo “một chồng” bằng cả “năm con”, ông Tú nhận mình cũng là đứa con đặc biệt. Kết hợp với cách ngắt nhịp
4/3 thể hiện nỗi cực nhọc của vợ.
⇒ Bà Tú là người đảm đang, chu đáo với chồng con.

Mọi chi tiêu trong gia đình đều do một tay bà Tú lo liệu. Điều đó đã đi vào trong thơ ca của ông “Tiền bạc phó cho con mụ kiếm”.
Nghề buôn bán theo quan niệm của người xưa là con đường đầu tiên để làm giàu “Phi thương bất phú” nhưng công việc của bà Tú thì lại
đối lập hoàn toàn. Chỗ buôn bán ở đây không phải là vùng đất tốt, bằng phẳng mà ở “mom sông”. Theo cách hiểu của Xuân Diệu: “là
cái địa điểm cheo leo chênh vênh, chứ không phải ở cái bến ngang sông tấp nập bình thường”. “Mom sông” đã cụ thể hóa địa điểm
buôn bán của bà Tú_ nơi “đầu sóng ngọn gió”, đối mặt với bao nguy hiểm khi nước xuống thì còn, nước lên thì mất. Thời gian ở đây là
“quanh năm” hết ngày này qua tháng khác. Thời gian đằng đẵng chẳng bao giờ được nghỉ ngơi. Một công việc nhọc nhằn, vất vả mà
người vợ phải gánh vác để lo cho gia đình.

“Thân em như của ấu gai.


Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen,
Ai ơi nếm thử mà xem.
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi,”
(Ca dao)

Với giọng thơ hóm hỉnh cùng tài năng trong nghệ thuật thơ trào phúng, câu thơ thứ hai như lời lên án gay gắt xã hội phong kiến xưa đã
biến những người đàn ông vốn là những trụ cột vững chắc trong gia đình thành những kẻ vô tích sự chỉ biết sống dựa vào vợ, mà đặc biệt
là “ăn lương vợ:
“Trống hầu chưa dứt bố lên thang,
Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ.”
(Quan tại gia – Trần Tế Xương)

Trước đây với quan niệm “Trọng nam khinh nữ”, “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” những việc lớn như kinh tế gia đình phải do
người đàn ông lo liệu nhưng người gánh vác trách nhiệm ấy ở đây là bà Tú_người đàn bà giàu lòng yêu thương, giàu nghị lực có thể
“Nuôi đủ năm con với một chồng”. Đủ ở đây nuôi cho đủ miếng cơm manh áo. Một người làm mà bảy miệng ăn ta thấy trách nhiêm
nặng nề đặt lên đôi vai người phụ nữ gia đình. Trong câu thơ này có sử dụng nghệ thuật đối năm con là số nhiều nhưng lại được đặt
ngang hàng để đối với một chồng là số ít. Đủ cơm ăn áo mặc cho năm con ngang bằng với số tiền bạc để nuôi một chồng. Như ta đã biết
cuộc đời ông Tú ngắn ngủi và đơn giản, 37 năm, dường như gói gọn trong ba việc chính: đi học, đi thi và làm thơ. 15 tuổi bắt đầu đi thi,
22 năm ròng rã còn lại vẫn đi thi, trải liền tám khóa lều chõng mỗi lần lên kinh dự thi là biết bao chi phí, tiền của do một tay bà Tú trang
trải.

“Năm con” là số nhiều, nhưng dù sao cũng chịu được, lo cho chúng chỉ cần bát cơm, manh áo. Nhưng ông chồng, là “một”, nhưng là chi
phí bằng cả năm đứa con kia. Có khi còn hơn thế nữa! Mỗi khi ông lều chõng đi thi, tiền lưng gạo bị lại đổ lên đầu vợ, chưa nói đến khi
đồng chè đồng rượu,... Nhiều khoản chi như thế nhưng lúc nào bà cũng lo “đủ”.

Hơn thế nữa, cấu trúc “năm” – “một” cùng liên từ “với” chất chứa bao nỗi hổ thẹn, buồn bã đã khắc họa nên chiếc đòn gánh mà ở giữa là
đôi vai gầy guộc, nhỏ bé của người phụ nữ chịu thương chịu khó còn hai bên đều trĩu nặng với “năm con” và “một chồng” nhưng dường
như sự khó khăn lại nghiêng lệch về phía người chồng vô tích sự nhiều hơn vì chế độ “trọng nam khinh nữ” rẻ rúng trong xã hội cũ. Có
thể nói, bà Tú “nuôi đủ” cho Tế Xương không chỉ chu toàn cho ông “chăn ấm, nệm êm” mà còn lo cho ông đủ thứ cao sang tốn kém
khác để khiến ông phải nở mài nở mặt vì suy cho cùng, Tế Xương vẫn là một tú tài, là người có chí thi cử công danh:

“Biết thuốc lá, biết chè tàu,


Cao lâu biết vị, hồng lâu biết mùi.”
(Hỏi ông trời – Trần Tế Xương)

Hay:
“Hôm qua anh đến chơi đây,
Giày “giôn” anh dận, “ô Tây” anh cầm.”
(Đi hát mất ô – Trần Tế Xương)

Mỗi chữ trong câu thơ Tú Xương đều chất chứa bao tình ý, từ đủ trong nuôi đủ vừa nói số lượng, vừa nói chất lượng. Bà Tú nuôi đủ cả
con, cả chồng, nuôi đảm bảo đến mức:
“Cơm hai bữa: cá kho rau muống
Quà một chiều: khoai lang, lúa ngô”
(Thầy đồ dậy học).

Ở cái thời mà xã hội đã có luật không thành văn bản đối với người phụ nữ: “xuất giá tòng phu” (lấy chồng theo chồng), đối với mối quan
hệ vợ chồng thì “phu xướng, phụ tuỳ” (chồng nói, vợ theo), thế mà có một nhà nho dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự
thừa nhận mình là quân ăn lương vợ, không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn dám tự nhận khuyết điểm. Một con người như thế
chẳng đẹp lắm sao.
Cái không bình thường trong bài thơ là cách đếm số người. Giá như tính gộp lại là sáu miệng ăn và một mình bà Tú mà phải cáng đáng
đến chừng ấy cũng đã là nhiều. Trên đời, phần lớn phụ nữ cũng gặp cảnh như thế. Đằng này, tác giả đếm rõ ràng là: năm con với một
chồng. Đặc biệt là tách riêng ông chồng ra và đếm là một. Xuân Diệu có nhận xét rất hay khi đọc câu thơ này: "Hoá ra ông chồng cũng
phải nuôi, tựa hồ như lũ con bé bỏng nên mới đến ngang hàng với chúng nó: một miệng ăn, hai miệng ăn...".

Mà bà Tú nuôi chồng đâu có đơn giản như nuôi con. Cơm ăn đã đành, đôi khi phải có tí rượu tí trà cho ông ngâm nga câu thơ câu phú.
Áo mặc đã đành, còn phải có bộ cánh tử tế cho ông đi đây đi đó, chứ ai lại để cho ông quanh năm "Bức sốt nhưng mình vẫn áo bông" và
"Một đoàn rách rưới con như bố". Lại phải cho ông xổng xểnh ít tiền trong túi để gặp bạn, gặp bè. Ấy thế mà bà nuôi đủ, tức là đủ cả về
số lượng lẫn chất lượng. Như vậy là bà Tú không chỉ nuôi ông Tú mà còn cung phụng, còn thờ.

Hai câu thực: sự khó khăn, gian khó, vất vả trong công việc mà bà Tú phải đối mặt

- Lặn lội thân cò khi quãng vắng: có ý từ ca dao “Con cò lặn lội bờ sông” nhưng sáng tạo hơn nhiều (cách đảo từ lặn lội lên đầu hay thay
thế con cò bằng thân cò):
+ “Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng
+ Hình ảnh “thân cò”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn ⇒ gợi tả nỗi đau thân phận và mang tình khái quát.
+ “khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu.
⇒ Sự vất vả gian truân của bà Tú càng được nhấn mạnh thông qua nghệ thuật ẩn dụ.
- “Eo sèo… buổi đò đông”: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc
+ Buổi đò đông: Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cảnh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu.
- Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân gian nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú.
⇒ Thực cảnh mưu sinh của bà Tú: Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm.

Thấu hiểu được những nỗi lo toan, vất vả của người vợ vĩ đại của mình, Tú Xương liên tưởng đến hình ảnh “con cò” năm xưa trong ca
dao – hình ảnh về một loài chim hiền lành, chăm chỉ âm thầm nhặt nhạnh, kiếm ăn nơi ruộng lúa, bãi sông đã trở thành biểu tượng về
những người phụ nữ lam lũ suốt đời vì chồng, vì con, chẳng mấy khi nghĩ đến bản thân mình.

“Con cò lặn lội bờ sông,


Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.”
(Ca dao)

để cực tả nỗi khổ tâm mà bà Tú đang trải qua trong hai câu thực:

Một lần nữa, biện pháp nghệ thuật đảo ngữ lại được sử dụng trong lời thơ của Tú Xương nhưng với từ láy tượng thanh “eo sèo” gợi sự
tấp nập, ồn ào để nhấn mạnh tính chất thường tình nơi chợ búa và sự lam lũ của người phụ nữ “năm con với một chồng” . Mặt khác, hình
ảnh “buổi đò đông” cũng góp phần mạnh mẽ trong việc xây dựng hình tượng một bà Tú cần mẫn, tất bật và sự đông đúc, xô bồ đó đã
từng được ca dao xưa nhắc đến:

“Con ơi nhớ lấy câu này,


Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua.”

Trong thơ Tú Xương, không phải là con cò mà là thân cò. Không còn là một con vật cụ thể mà là thân phận, số phận, một cái gì rất mỏng
manh, nhỏ bé trước biết bao vần vũ của cuộc đời:
“Thương thay thân phận con rùa”
“Thân em như chẽn lúa đồng đòng”
“Thân em như hạt mưa sa.”
Yếu đuối quá, bị động quá mà luôn phải lăn lộn, bươn chải. Khi quãng vắng thì lặn lội buổi đồ đông thì chịu cảnh eo sèo. Hai tính từ
được đối nhau ở đầu hai câu thơ vừa giàu tính tạo hình vừa giàu tính biểu hiện. Kia một người phụ nữ gầy yếu như thân cò, gánh nặng
trên vai, một thân một mình, bước trầy trật trên con đường lầy lội. Hàng cất về rồi, tránh mưa gió thì mất tiền, nên phải lặn lội ra đi. Và
kia nữa cũng thân cò ấy lại phải xù lông xù cánh chao chát, cãi cọ tranh mua tranh bán, tranh xuống cho kịp đò, tranh lên cho kịp chợ.
Chỗ đông người thì vã mồ hôi, quãng vắng thì trào nước mắt.

Hai câu luận: sự hy sinh, cam chịu, nhẫn nhịn vì chồng vì con của bà Tú
- “Một duyên hai nợ”: ý thức được việc lấy chồng là duyên nợ nên “âu đành phận”, Tú Xương cũng tự ý thức được mình là “nợ” mà bà
Tú phải gánh chịu.
- “nắng mưa”: chỉ vất vả
- “năm”, “mười”: số từ phiếm chỉ số nhiều
- “dám quản công”: Đức hi sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại.
⇒ Câu thơ vận dụng sáng tạo thành ngữ, sử dụng từ phiếm chỉ vừa nói lên sự vất vả gian lao vừa nói lên đức tính chịu thương chịu khó,
hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.

Theo quan niệm phong kiến xưa, “duyên” và “nợ” là hai định nghĩa hết sức thiêng liêng về mối quan hệ vợ chồng do trời định sẵn, xuất
phát từ số phận, từ sợi chỉ hồng của ông Tơ bà Nguyệt:

“Kiếp người sao mãi long đong,


Ông tơ bà Nguyệt chỉ hồng se duyên”

Thế nhưng khi đi vào lời thơ của một bậc thức giả dè dặn kinh nghiệm như Tú Xương, định nghĩa đó dường như đã đánh mất đi tính chất
quyền quý của mình mà trở nên nặng nề vô cùng như một lời than thở khi “duyên” thì chỉ có một mà “nợ” lại hai:

“Chồng gì anh, vợ gì tôi,


Chẳng qua là cái nợ đời chi đây”
(Ca dao)
Bà không hề có một lời kêu ca phàn nàn mà là một thái độ chịu đựng vốn thường có của người phụ nữ phương Đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
      Những số từ được dùng rất khéo, vừa theo thứ tự tăng dần vừa đối nhau: một, hai, năm, mười, gợi được những khó khăn chồng chất
ngày một tăng dần, và sức lực phi thường của người vợ, gánh vác tất cả. Thật là kiên cường nhưng sao mà tội nghiệp! Phần lớn phụ nữ
nhờ chồng mà được hưởng niềm sung sướng, còn với bà Tú chỉ là thêm một món nợ cả đời. Nhập thân vào nhân vật, Trần Tế Xương nói
hộ những nỗi thiệt thòi của vợ nhưng đồng thời cũng thấy rõ cái đức hi sinh của người bạn đời. Kết thúc hai câu thơ cũng là sau những
khó khăn được đưa ra là lời khẳng định: âu đành phận/ dám quản công. Một thái độ dứt khoát, một sự chấp nhận không cần bàn cãi, một
cách ứng xử hiển nhiên. Người phụ nữ Việt Nam là vậy, bà Tú Xương là vậy, họ coi “giang sơn nhà chồng” là việc của mình, họ tự
nguyện gánh vác không so đo oán than.

b. Hình mẫu ông Tú trong bài thơ: (phân tích 2 câu cuối)
Ở những câu thơ trên, đằng sau sự ghi công, sự ngợi ca, sự cảm thông chia sẻ của Tú Xương dành cho người phụ nữ của mình thì đó
cũng là sự thấu hiểu sâu sắc những gì bà Tú trải qua, lời yêu thương quý trọng mà Tú Xương muốn dành cho vợ mình. Hình ảnh người
chồng. Vì ghi nhận công lao, tấm lòng của bà Tú dành cho mình, ông Tú thay lời bà cất lên lời “chửi” đau đớn cho số phận của hai
người.
Hai câu kết
- Bất mãn trước hiện thực, Tú Xương đã vì vợ mà lên tiếng chửi:
+ “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”: tố cáo hiện thực, xã hội quá bất công với người phụ nữ, quá bó buộc họ để những người phụ nữ phải chịu
nhiều cay đắng vất vả.
- Tự ý thức:
+ “Có chồng hờ hững”: Tú Xương ý thức sự hờ hững của mình cũng là một biểu hiện của thói đời.
- Nhận mình có khiếm khuyết, phải ăn bám vợ, để vợ phải nuôi con và chồng.
→ Từ tấm lòng thương vợ đến thái độ đối với xã hội, Tú Xương cũng chửi cả thói đời đen bạc.

Bà chỉ âm thầm chịu đựng, cho nên ông Tú đã trách hộ bà:


Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
      Lời thơ như là tiếng chửi. Mà là chửi thật: “Cha mẹ thói đời...”. Không phải là người vợ chịu nhiều vất vả thiệt thòi chửi mà người
chồng tự chửi mình đấy thôi. Chữ “hờ hững” nghe sao mà chua chát. Bà Tú lấy phải một ông chồng bạc bẽo, chẳng giúp gì cho gia đình,
cho vợ, chẳng làm được trụ cột lại còn để vợ phải nuôi. Thật là có chồng mà như không có, thậm chí còn khổ hơn không chồng. Câu thơ
có chút vị đắng trong thơ Lấy lẽ của Hồ Xuân Hương:
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn mướn không công.
Thân này ví biết đường này nhẽ
Thà trước thôi đành ở vậy xong.
Trong gia đình ông luôn bị dày vò bởi cảm giác thiếu trách nhiệm, Tú Xương “thương vợ”, có chồng mà phải gánh vai trụ cột, ông tự xỉ
vả cái vai trò “hờ hững” của mình.
Những bà mẹ chồng xưa kia thường là “nỗi kinh hoàng” của những nàng dâu, vì quan niệm phong kiến hôn nhân gả bán cho phép người
ta “mua” vợ cho con khác nào mua người làm không công mà đối xử tệ bạc với con dâu. Ta đã từng bắt gặp tiếng chửi ấy nhẹ nhàng mà
thâm thúy trong ca dao như:
“Tiếng đồn cha mẹ anh hiền
Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi”
hay
“Trách cha trách mẹ nhà chàng
Cầm cân chẳng biết là vàng hay thau”.
Tú Xương không chỉ là một nhà thơ trữ tình mà còn nổi tiếng là nhà thơ trào phúng. Thơ ông không chỉ là tiếng chửi bọn quan lại phong
kiến dốt nát mà còn là những vần thơ tự trào bản thân. Trong câu thơ trên nhà thơ mượn lời vợ mình để chửi chính bản thân mình là một
người chồng “hờ hững”, vô tích sự không gánh đỡ gì được cho vợ mà ngược lại còn làm nặng trĩu thêm cái gánh nợ đời trên đôi vai của
bậc hiền phụ. Nhà thơ coi mình là kẻ chẳng ra gì cũng là một cách để ca ngợi, đề cao vợ theo cái cách chưa từng thấy trong thơ văn trung
đại:
“Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời cái bộ anh”.
Cái đặc sắc của hai câu kết tuy là tiếng chửi nhưng vẫn mang hàm ý đùa vui, tự cười, tự trách mình nhưng vẫn là để bày tỏ sự cảm thông
với vợ.
 Kết luận: đúng như lời nhận định trên, bà Tú và ông Tú là hai mẫu người điển hình cho con người VN: bà Tú …, ông Tú …., và
cả hai đã đóng góp, làm sâu sắc thêm cho kho tàng con người Vn với vẻ đẹp nhân cách của mình. Tình yêu thương, trân trọng cả
hai dành cho nhau dù cuộc đời còn nhiều đau thương, trắc trở luôn là vĩnh cửu, là điều tốt đẹp để thế hệ sau noi theo và giữ gìn.
3. Liên hệ, mở rộng, so sánh:
Nhà thơ Tú Xương đã khắc họa thành công tấm chân dung một người vợ kết tinh đầy đủ đức hi sinh, sự nhẫn nại, sự tần tảo chịu thương
chịu khó của người phụ nữ Việt Nam truyền thống trong hai câu luận. Qua đó, ông còn ngầm ý bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người vợ
thân thương của mình khi bà đã quên đi cái tôi mà gánh vác hết mọi trách nhiệm của một trụ cột trong gia đình. Thật vậy:

“Có con phải khổ vì con,


Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng.”
(Kho tàng lục bát dân gian)

Tú Xương đã có bài ''Văn tế sống vợ", lại có thêm bài "Thương vợ", đó là những áng văn thơ vừa tài tình vừa nghĩa tình. Ca dao đã nói
về người vợ tao khang "tay bưng chén muối đĩa gừng", Tú Xương có bao giờ quên được công ơn của bà Tú "Nuôi đủ năm con với một
chồng”. Á Nam Trần Tuấn Khải (1894 - 1983) nhà thơ cùng thời với Tú Xương đã có bài thơ "Viếng bà Tú Xương" viết năm 1931:

"Hơn sáu mươi năm đất Vị Hoàng,


Mẹ hiền, vợ đức đã treo gương.
Nếm chung trời Việt trăm cay đắng,
Vững với con Côi một mối giường .
Bia miệng đã nên trang khổn phạm,
Nếp nhà không thẹn dấu văn chương.
Tấm thân tuy thác, danh nào thác,
Hồn cũng thơm lây dưới suối vàng”.
    Bài thơ của Á Nam giúp ta hiểu hơn Tú Xương và bà Tú, và chúng ta mới thấy hết cái hay, cái đẹp của tấm lòng Tú Xương được nói
đến trong bài "Thương vợ".
Thế nhưng nếu nhìn nhận lại sự việc thì Tú Xương có văn tài, nhưng công danh dở dang, thi cử lận đận. Sống giữa một xã hội “dở Tây,
dở ta”, chữ nho mạt vận, lúc mà “Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co”, cho nên nhà thơ tự trách mình đồng thời cũng là trách đời đen
bạc. Ông không xu thời để vinh thân phì gia “tối rượu sâm banh, sáng sữa bò”. Tú Xương không hề đáng trách mà lại rất đáng thương
bởi suy cho cùng, chính xã hội lem luốt kia đã đẩy ông, một tài năng xuất chúng vào bước đường cùng khiến cho người vợ vốn thuộc
dòng dỏi cao quý phải chịu khổ. Thật đau đớn !:
“Con gái nhà dòng lấy chồng kẻ chợ
Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ”
(Văn tế sống vợ – Trần Tế Xương
4.Tổng kết nội dung, nghệ thuật cả bài
“Tài gia tình chi phát, tài thịnh ắt tình thâm”. Câu nói trên đúng với tấm lòng của Tú Xương cũng đi song hành với tài năng của ông khi
bài thơ TV được ông viết với giọng điệu …., lời thơ …., ….
III.KB
Có một con người không xuất hiện trực tiếp là ông Tú, nhưng con mắt và trái tim của ông thì luôn luôn hiện hữu. Con mắt ông nhìn thấy
rõ mọi nỗi đắng cay cực nhọc hàng ngày, và con tim thì thấu hiểu những nỗi cô đơn, tâm trạng âm thầm chịu đựng của bà. Bài
thơ Thương vợ  là một bản tự kiểm điểm, tự khiển trách hết sức chân thành và nghiêm khắc của Tú Xương. Mỗi lời thơ như một tiếng
thở dài đau xót của một con người rất có ý thức trách nhiệm, nhưng bất lực. Đó là tấm lòng thương yêu cảm phục và biết ơn rất chân
thành của người chồng đối với người vợ vì mình mà chịu nhiều đắng cay vất vả. Chính lời nhận định đã cho người đọc cái nhìn rõ nét,
toàn diện hơn về điều đó. Gấp trang sách lại, tình yêu thật đẹp của những người thế hệ trước như vẫn còn quanh đâu đây.

Tóm tắt nô ̣i dung và nghê ̣ thuâ ̣t bài Thương Vợ


Hai câu đề : 

 Nghệ thuật : ngôn ngữ đời thường giản dị; từ ngữ chọn lọc (quanh năm, mom sông, nuôi đủ), sử dụng số đếm (năm con, một
chồng).
 Nội dung : Lời kể về công việc làm ăn và gánh nặng gia đình mà bà Tú phải đảm đương thể hiện sự tri ân của ông Tú với vợ.
Hai câu thực:

 Nghệ thuật : Phép đối, phép đảo, từ láy gợi hình gợi cảm, vận dụng sáng tạo thi liệu dân gian (“thân cò”).
 Nội dung : Đặc tả cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà Tú, cho thấy nỗi cảm thông sâu sắc trước sự tảo tần của người vợ.
Hai câu luận :

 Nghệ thuật : phép đối, vận dụng thi liệu dân gian (thành ngữ); giọng thơ mang âm hưởng dằn vặt, vật vã.
 Nội dung : Bình luận về cảnh đời oái oăm mà bà Tú phải gánh chịu, cho thấy ông Tú thấu hiểu tâm tư của vợ, thương vợ sâu
sắc.
Hai câu kết :

 Nghệ thuật : sử dụng khẩu ngữ; lời thơ giản dị, tự nhiên.
 Nội dung : tiếng chửi – tự chửi mình và chửi thói đời đen bạc; bộc lộ nhân cách đáng trọng của ông Tú.
Nghệ thuật cả bài thơ :

 Vận dụng sáng tạo ngôn ngữ và thi liệu văn hóa dân gian.
 Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và trào phúng.
 
Ý nghĩa văn bản: 
Chân dung người vợ trong cảm xúc yêu thương cùng tiếng cười tự trào và một cách nhìn về thân phận người phụ nữ của Tú Xương.

“Thương vợ” là một bài thơ vừa cảm động, vừa dí dỏm của Tú Xương. Chỉ hai câu đầu của bài thơ đã nêu bật lên được vai trò trụ cột gia
đình của bà:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”.
Ông Tú tỏ lòng thương vợ bắt đầu bằng sự tính công. Đúng hơn là sự biết ơn sâu sắc công lao của bà Tú. Có thời gian cụ thể: “quanh
năm”; không gian cụ thể: “mom sông” càng làm nổi bật lên sự lam lũ, vất vả quần quật của bà Tú. Nơi buôn bán để kiếm miếng cơm
manh áo của bà Tú là “mom sông”- là một chỗ đất nơi ra ở bờ sông, nơi ít người qua lại, sóng nước gập ghềnh gợi sự cheo leo, chênh
vênh, nhiều bất trắc. Thế nhưng “quanh năm” nghĩa là ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác như một vòng tuần hoàn khép
kín, dù ngày nắng hay mưa,ốm đau hay khỏe mạnh bà Tú lại quẩy quang gánh ra nơi “mom sông” ấy để buôn bán. Cách nói như là sự xô
bồ, cường điệu của chuyện văn chươn, trong trường hợp này chính là sự bày tỏ lòng biết ơn đối với bà Tú về mặt thời gian lao dộng. Và
điều cảm động, đáng để khâm phục bà Tú là nhịp độ làm việc không ngừng nghỉ tai một nơi làm ăn, buôn bán khó khăn nhưng không
phải chỉ để nuôi thân mà “Nuôi đủ năm con với một chồng’. Đâu còn thấy hình ảnh:
“Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”.
Mà trái lại đó là loại chồng: “Tiền bạc phó cho con mụ kiếm”, loại chồng “Thưng đấu nhờ lưng một mẹ mày”. Người chồng là trụ cột
của gia đình, gánh vác việc nặng nhọc để cưu mang cuộc sống cho vợ con vậy mà ở đây, trong câu thơ này ông Tú cảm thấy mình như
một người “thừa”, một kẻ vô dụng và như một “thứ con” đặc biệt để bà Tú pahỉ nuôi riêng. Chế độ xã hội cũ đã sản sinh ra loại ông
chồng đoảng, loại ông chồng “dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm” như ông Tú không ít. Toát lên qua hai câu thơ là một niềm htơng cảm của
ông Tú dành cho vợ trước đức hi sinh, tần tảo của bà; đồng thời là một lời tự trách mình vì thân làm chồng mà để vợ gánh vác việc gia
đình đồng thời còn thấp thoáng niềm tự hào về vợ của mình khi làm lụng vất vả để “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Mặc dù, đó là
một ông chồng không phải nhưng bằng lối văn dí dỏm, tình cảm chân thành, nhận ra được sự vất vả của vợ, tỏ ra biết nhận lỗi, biết đền
bù lại bằng cái tình, bằng tấm lòng nên người đọc không hề trách mà ngược lại có chút thông cảm đối với “ông chồng’ này.
Tình thương vợ được thể hiện trọn ven trong hai câu thơ 3, 4:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”.
Hai câu thơ gợi lên cảnh làm ăn vất vả, tội nghiệp cuat bà Tú. Chẳng hay, ông Tú đã đón nhận câu ca dao “Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh
gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”, từ bào giờ? Qua tiếng ru con cua một bà mẹ láng giềng hay chính trong lời ru của bà cụ Nhuận đã đi
vào tiềm thức của tế Xương? Chắc chắn từ “con cò lặn lội bờ sông”, hình ảnh những bà vợ Việt Nam ngàn xưa trong xã hội cũ, ngược
xuôi tần tảo, gian nan cực nhọc để nuôi chồng con cũng từ lâu đã đi vào hồn thơ giàu rung động của Tú Xương với bao nhiêu xót xa,
thương cảm. Để giờ đây, trong lúc nghĩ đén bà Tú thì con cò ấy bỗng vụt dậy vỗ cacnhs bay vèo thi hứng “Thương vợ” của Tú Xương.
Phép đảo ngữ “lặn lội thân cò” càng khắc họa rõ nét nỗi khổ cực, đức hi sin, sự chịu đựng của bà Tú. Hai từ “lặn lội” chen lên đứng đầu
câu. Cảnh lặn lội lại càng “lặn lội”. Ca dao nói “con cò”, Tú Xương nói “thân cò”. Ý thơ cổ như xoáy sâu vào sự cực khổ.  “Thân cò” gợi
thân phận lẻ loi, yếu ớt, cô đơn và nó lại càng cô quạng, lạc lõng hơ khi đi cùng với từ “eo sèo”- một sự mặc cả, nhỏ nhoi, cô đơn, tội
nhgiệp. Vì “năm con với một chồng”, vì “miếng cơm manh áo” mà bà Tú phải chen chúc với nhau trên những chuyến đò đưa khách sang
sông. Chật hẹp, bấp bênh, mỏng manh, chơi vơi đến quá chừng! Và dường như sông nước càng mênh mông bao nhiêu thì cái độ chơi
vơi, mỏng manh, bấp bênh đó lại càng tăng lên bấy nhiêu. Từ đó càng làm nổi bật tấm lòng “thương vợ” của Tú Xương và qua đó ông tỏ
ra thấu hiểu hết những vất vả của bà Tú:
“Một duyên, hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công”.
Câu thơ như nói lên ý nghĩ của bà Tú. Cuộc đời như thế là duyên, mà cũng là nợ, duyên một thì nợ hai, thôi đành chịu theo số phận,
không giám nề hà, không kể công gì nữa. Nhưng câu thơ còn làm nhứ đến câu ca dao:
“Một duyên, hai nợ, ba tình,
Chiêm bao lẩn khuất bên mình năm canh”.
Ngoài cái duyên, cái nợ còn có cái tình; cái tình nghĩa vợ chồng của bà Tú dành cho chồng mình. Thành ra nói “nợ” mà thực ra là nói
“tình”, mà đã là tình thì ai lại kể công. Số từ tăng tiến: “một”, “hai”, “năm”, “mười” càng dồn nén sự chịu đựng của bà Tú, càng làm trào
dâng lên nỗi niềm xót thương, cảm thông trước sự hi sinh vất vả, tảo tần của bà Tú.
Bài thơ kết bằng một cấu chửi- một câu chửi yêu:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không”.
Nhìn cuôck đời bà Tú như vậy có chửi cũng là lẽ tất yếu. Nhưng ở đây ai chửi? chửi ai? Và chửi cái gì? Thì cũng chỉ là ông Tú thương
xót cho bà Tú mà chửi thay cho bà Tú. Ông Tú đã tự chửi mát mình về cái thói “ăn ở bạc”, cái tội “làm chồng mà hờ hững cùng như
không”, làm chồng mà để vợ phải trăm cơ, nghìn cực như thế. Hai câu kết khép lại bài thơ vừa như là một lời chửi, vừa như là một lời
than. Nhà thơ tự phán xét chính mình, tự trách mình và tha cho hoàn cảnh  của vợ. Câu thơ cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ của
bà Tú là do “thói đời” bạc bẽo.  “Thói đời” bạc bẽo đã biến ông Tú trở thành kẻ vô tích sự, chính vì thế ông trở thành gánh nặng cho vợ.
Lời chửi vừa thể hiện nỗi niềm tâm sự cay đắng ch hoàn cảnh của ông Tú, vừa thể hiện nỗi xót thương, ngậm ngùi của ông Tú đối với
vợ.
Bài thơ đã dựng lên hai bức chân dung: ông Tú và bà Tú. Bà Tú hiện lên phía trước, ông Tú khuất lấp phía sau. Vượt lên trên tất cả là
tấm lobngf yêu thương, quí trọng và tri ân của ông Tú đối với người vợ tần tảo. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng bình phẩm về bài thơ
“Thương vợ” rằng: “ Thơ hay, hay ở ý tình; hay ở chữ, tiếng, hay ở sự việc; hay ở nhạc điệu: lặn lộ, eo sèo, thân cò, mặt nước, quãng
vắng, đò đông, mỗi chữ đều tình cảm”. Qua đó, tấm lòng yêu thương, trân trọng cũng như những trăn trở, day dắt đã tạo nên nhân cách
cao đẹp của Tú Xương, một con người dám sòng phẳng với bản thân, tự nhận ra thiếu sót của mình và không trút bỏ trách nhiệm./.

 Nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng có câu đối khóc vợ thật cảm động:
“Nhà chỉn cũng nghèo thay! Nhờ được bà hay lam hay làm thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, tất tả chân đăm đá chân chiêu, vì
tỡ đỡ đần trong mọi việc;
Bà đi đâu vội mấy! Để cho lão vất vơ vất vưởng, búi tóc củ hành, buông quần lá toạ, gật gù tay đũa chạm tay chén, cùng ai kể lể chuyện
trăm năm”.
Chỉ một câu đối mà nhà thơ đã khắc hoạ một hình ảnh khó quên của người vợ tảo tần, đỡ đần cho chồng trong mọi việc. Nói là khóc,
thực ra là biết ơn, tri ơn người vợ của mình.
Nhà thơ Tú Xương cũng là một người rất thương vợ, kính vợ. Ông có bài Văn tế sống vợ vừa rất cảm động, lại vừa tinh nghịch, đúng với
tính cách của ông.

You might also like