You are on page 1of 4

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

 Tên môn học: Dinh dưỡng - Tiết chế


 Mã số của môn học: MH 17
 Thời gian của môn học: 30 giờ:
I. Vị trí, tính chất môn học
 Vị trí: Sinh viên phải học xong các môn: Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban
đầu, Sức khỏe-Nâng cao sức khỏe và hành vi con người.
 Tính chất: Là môn cơ sở chuyên ngành: thuộc môn học đào tạo bắt buộc.
II. Mục tiêu môn học
Sau khi kết thúc môn học, sinh viên có khả năng
Về kiến thức:
 Trình bày định nghĩa về dinh dưỡng và các thành phần dinh dưỡng cơ bản
của thực phẩm.
 Trình bày nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể cho một số đối tượng và cách tính
để cung cấp năng lượng cho cơ thể
 Trình bày công thức BMI và áp dụng để tính chỉ số khối cơ thể.
 Trình bày một số bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng thường gặp và cách
phòng chống
 Trình bày nguyên tắc dinh dưỡng cho một số bệnh lý mạn tính thường gặp.
 Trình bày được mối quan hệ giữa thức ăn và con người. Môn học này cung
cấp cho sinh viên những kiến thức khoa học cơ bản về dinh dưỡng như giá
trị của các chất dinh dưỡng, vai trò và nhu cầu các chất dinh dưỡng, xây
dựng khẩu phần ăn, tiết chế dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau khi
học xong phần này sinh viên có khả năng áp dụng những kiến thức đã học
vào thực tế chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh và cộng đồng.

III. Nôi dung môn học

Thời gian (giờ)


TT Tên bài
TS LT TH KT
1 Đại cương về dinh dưỡng 10 2 7 1
2 Cấu trúc của cơ thể và nhu cầu dinh dưỡng 13 3 9 1
3 Các thành phần dinh dưỡng của thực phẩm 11 2 9
4 Nhu cầu dinh dưỡng cho các đối tượng khác
11 2 9
nhau
5 Vệ sinh an toàn thực phẩm – Phòng chống ngộ 11 2 9
độc thức ăn
6 Các bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng (suy dinh
dưỡng, thiếu Vitamin A, thiếu máu dinh dưỡng, 9 2 7
thiếu iod)
7 Dinh dưỡng trong một số bệnh lý mạn tính (béo
phì, cao huyết áp, đái đường, sỏi mật, xơ gan, 10 2 8
loãng xương, ung thư)
Cộng: 75 15 58 2

IV. Điều kiện thực hiện chương trình


1. Lớp học/phòng thực hành
 Phòng học lý thuyết: 01 phòng – 120m2:
 Phòng thực hành : 01 phòng – 70m2
2. Trang thiết bị máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu và học liệu
 Hệ thống loa treo + máy tăng âm: 01 bộ.
 Vật liệu: Phấn, giấy...
 Các loại phương tiện và đồ dùng dạy học truyền thống và hiện đại (bảng,
máy chiếu, máy vi tính, các băng tư liệu, các đĩa hình, giấy chịu nhiệt, ...).
 Bếp ga mini: 10 cái
 Xoong nồi chảo: 5 bộ
 Máy xay sinh tố: 2 bộ
 Thực phẩm: Thịt cá: 1kg
 Các loại rau củ quả: 1kg
3. Yêu cầu về giảng viên giảng dạy môn học
 Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Y hoặc tương đương;
 Có trình độ B về một ngoại ngữ thông dụng và có trình độ B về tin học trở
lên;
 Có kiến thức về nghề liên quan;
 Hiểu biết về thực tiễn sản xuất và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công
nghệ mới của nghành .
 Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.
 Thực hiện thành thạo các kỹ năng của nghề được phân công giảng dạy;
 Có kỹ năng nghề tương đương trình độ cao đẳng nghề hoặc bậc 5/7 trở lên.
 Tổ chức thành thạo lao động sản xuất, dịch vụ nghề được phân công giảng
dạy;
 Đối với những giáo viên không tốt nghiệp các trường sư phạm phải có
chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
V. Phương pháp và nội dung đánh giá
1. Phương pháp đánh giá
 Vấn đáp, trắc nghiệm, viết: Nêu các câu hỏi trọng tâm trong mỗi bài nhằm
kiểm tra mức độ tiếp thu bài học của sinh viên.
2. Nội dung đánh giá
Kiến thức:
Đạt được kiến thức đề ra trong mục tiêu môn học
Kỹ năng:
- Ứng dụng các hiểu biết về dinh dưỡng học vào các môn y học khác để
phòng bệnh và điều trị bệnh.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
 Hình thành và rèn luyện tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa
học trong thực hành tại phòng thực tập.
- Có ý thức tự giác, trách nhiệm trong học tập, có tinh thần hợp tác, giúp đỡ
lẫn nhau: tham gia đầy đủ thời lượng lý thuyết và thực hành môn học.
VI. Hướng dẫn chương trình
1. Phạm vi áp dụng chương trình
- Môn học Dinh dưỡng - Tiết chế được sử dụng để giảng dạy cho trình độ đào
tạo Cao đẳng .
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học
 Để giúp sinh viên nắm những kiến thức cơ sở cần thiết, sau mỗi bài cần
giao các câu hỏi, bài tập tự làm ngoài giờ. Các câu hỏi chỉ ở mức độ đơn giản,
trung bình phù hợp với phần lý thuyết đã học:
 Thực hành trên các mô hình giải phẫu giúp sinh viên có kỹ năng thực hành
và bổ sung phần kiến thức lý thuyết đã học, đồng thời trang bị cho sinh viên một
phần kiến thức và kỹ năng trước khi học các môn chuyên ngành:
 Khi giảng dạy giảng viên có thể sử dụng kết hợp máy vi tính, máy đèn
chiếu, áp dụng các loại giáo án điện tử.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý
- Trọng tâm môn học là các bài 9,13.
4. Tài liệu cần tham khảo
 Dinh dưỡng học, NXB Y học 2011, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc
Thạch.
 Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, PGS TS Phạm Duy Tường,
NXB Giáo dục Việt Nam, Bộ Y tế.
 Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, GS TS Hà Huy Khôi, NXB Y
học 2004, Trường Đại học Y Hà Nội.
 Dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe, GS TS Hà Huy Khôi NXB Y học 1998,
Bộ Y tế.
 Dinh dưỡng cộng đồng và vệ sinh an toàn thực phẩm, PGS TS Nguyễn
Công Khẩn, NXB Giáo dục Việt Nam, Bộ Y tế, 2008.

You might also like