You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

&

MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Giảng viên: Nguyễn Xuân Mỹ Hiền


Lớp: 95 QTKD 43 B.2

NHÓM 4
Thành viên nhóm:

Mai Huỳnh Trang 18534010101


Nguyễn Thị Thùy Trang 83
Huỳnh Thanh Vân 18534010101
Lê Thị Cẩm Vân 84
Phan Thị Tường Vi 18534010102
00

1
18534010102
01
18534010102
03

CHƯƠNG IV, CHƯƠNG V

I) Nhận định
1. Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nhập khẩu (quốc gia có thẩm quyền
điều tra áp dụng các biện pháp chống bán phá giá) có thể áp dụng mức thuế
chống bán phá giá cao hơn biên độ bán phá giá của sản phẩm bị điều tra.
- Nhận định SAI
- CSPL: Khoản 1, Điều IX Hiệp định ADA
- Giải thích: Mức thuế áp dụng cho việc chống bán phá giá sẽ tương đương hay
thấp hơn biên độ phá giá, không được cao hơn vì biện pháp chống bán phá giá
áp dụng với mục đích khắc phục hay hạn chế thiệt hại chứ không nhằm mục
đích trừng phạt.

2. Bất kì sự tăng thuế hoặc áp dụng hạn ngạch đối với hàng hóa của các quốc
gia thành viên WTO vào quốc gia mình đều là sự vi phạm nghĩa vụ của WTO.
- Nhận định SAI – pt tự vê tm dc ad ntn
- CSPL: Điều XIX Hiệp định GATT 1994 Điều 2 vs Đ.11 – GATT (đúng)
- Giải thích: Trong trường hợp tránh việc hàng nhập khẩu bán phá giá vào thị
trường trong nước thì các quốc gia thành viên được tăng một khoản thuế chống
bán phá giá nhưng không lớn hơn biên độ của sản phẩm đó.

3. Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nhập khẩu (quốc gia có thẩm quyền
điều tra áp dụng các biện pháp đối kháng) có thể áp dụng mức thuế đối kháng
cao hơn biên độ trợ cấp của sản phẩm bị điều tra.
- Nhận định SAI
- CSPL: Khoản 2, Điều XIX Hiệp định SCM

2
- Giải thích: Áp dụng mức thuế đối kháng bằng biên độ trợ cấp hoặc thấp hơn
chứ không được áp cao hơn biên độ trợ cấp.

4. Các quốc gia không phải là thành viên WTO thì không thể bị áp thuế chống
bán bán phá giá hay thuế đối kháng.
- Nhận định SAI
- CSPL: Điều I Hiệp định ADA – k cs pháp lý cũng đc
- Giải thích:
Các bp: thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng là các biện háp phòng vệ
thương mại, là bp hành chính của 1 quốc gia, -> bất kỳ qg nào cũng đc quyền
ad bp thuế cbpg – thuế đối kháng phù hợp vs luật quốc gia
Nếu qg là tv của wto thì mới cần phải tuân thủ luật wto

5. Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm là cơ quan giải quyết tranh chấp
thường trực trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
- Nhận định SAI
- CSPL: Điều 6.1 Hiệp định DSU
- Giải thích: Ban Hội thẩm không phải là cơ quan giải quyết tranh chấp thường
trực trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Ban Hội thẩm là một hội
đồng gồm 3 – 5 thành viên được thành lập theo từng vụ việc.

6. Thành viên Ban Hội thẩm không được mang quốc tịch của các các bên tranh
chấp.
- Nhận định SAI
- CSPL: Khoản 3 Điều 8 Thỏa thuận ghi nhận về các quy tắc và thủ tục điều
chỉnh việc giải quyết tranh chấp DSU
- Giải thích: Khi các bên tranh chấp có thỏa thuận thì thành viên Ban hội thẩm
được mang quốc tịch của các bên tranh chấp.

7. Trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, tất cả các vấn đề sẽ được xem
xét thông qua trên cơ sở nguyên tắc đồng thuận – nghịch (negative consensus).

3
- Nhận định SAI
- CSPL: Khoản 1, Điều 4; Khoản 1 Điều 6 Hiệp định DSU (đ. 2.4)
- Giải thích: Nguyên tắc đồng thuận nghịch đảm bảo tính nhanh chóng và hiệu
quả của thủ tục GQTC khi vụ kiện được tiến hành dài hoặc chống đối. Nguyên
tắc đồng thuận nghịch được áp dụng ở những giai đoạn mang tính quyết định
của thủ tục GQTC của WTO, bao gồm quyết định thành lập Ban hội thẩm,
thông qua báo cáo Ban hội thẩm và của Cơ quan phúc thẩm, thông qua yêu cầu
cho phép áp dụng các biện pháp trả đũa thương mại.
Về nguyên tắc trong quá trình gq tranh chấp thì sẽ tuân thủ, xem xét thông qua
nguyên tắc đồng thuận trừ 1 số th, (liệt kê điều khoản)
+ Y/c tl ban hội thẩm
+ Thông qua báo cáo của bht, cơ quan phúc thẩm liên quan
+ vđ lq đến thực thi các khuyến nghị

II) Câu hỏi


1. Tại sao nói biê ̣n pháp tự vê ̣ thương mại là một ngoại lệ của hệ thống thương
mại WTO? Về mặt bản chất tự vê ̣ thương mại có giống các biê ̣n pháp khắc
phục thương mại còn lại của WTO (biện pháp đối kháng với hành vi trợ cấp,
biện pháp chống lại hành vi bán phá giá) hay không?
Trả lời:
- Nói biện pháp tự vệ thương mại là một ngoại lệ của hệ thống thương mại
WTO vì: nếu như biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp
được áp dụng đối với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm mục
đích chiếm lĩnh thị phần của nước nhập khẩu, thì biện pháp tự vệ được sử dụng
để áp dụng cho trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu gây ra thiệt
hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước
hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước, biện pháp tự vệ
nhằm tạo điều kiện cho ngành sản xuất trong nước có thời gian tự điều chỉnh để
đủ sức cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu. Biện pháp tự vệ là một hình thức
mà hầu hết các nước nhập khẩu là thành viên WTO đều mong muốn. Với biện
pháp này, nước nhập khẩu có thể ngăn chặn tạm thời luồng nhập khẩu để giúp

4
ngành sản xuất nội địa của mình tránh những đổ vỡ trong một số trường hợp
đặc biệt khó khăn.
- Về mặt bản chất tự vệ thương mại giống với các biện pháp khắc phục thương
mại còn lại của WTO. Vì:
+ Đều là biện pháp phòng vệ thương mại, là những thủ tục pháp lý cho phép
các quốc gia thực hiện những biện pháp hạn chế nhập khẩu tạm thời mà không
ảnh hưởng tới những cam kết mở cửa thị trường của mình.
+ Mục đích: Để bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước những thiệt hại và
trong những điều kiện nhất định mà không ảnh hưởng tới nghĩa vụ thương mại
và cam kết mở cửa thị trường của quốc gia.
+ Đối tượng: Là các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu.
ngoại lệ của WTO, ( kh là ngoại lệ của MFN hay NT – vì MFN và NT là 2
nguyên tắc của chế độ không phân biệt đối xử - kpbđx: sự so sánh về chế độ
đối xử)
-BP tự vệ tm khi AD cần phải đáp ứng nguyên tắc k phân biệt đối xử
-AP BP tự vê thương mại phải bồi thường
-TVTM có thể là ngoại lê của nguyên tắc tự do hóa thương mại, NT tự do hóa
thương mại yêu cầu các tv phải cắt giảm thuế quan, ràng buộc mức thuế trần,
dở bỏ các hàng rào phi thuế quan, khi áp thuế tự vệ thương mại -> nâng thuế
trong biểu nhân nhượng -> ngược Đ.2 _ GATT
-TVTM cho phép AD hạn chế hạnh ngạch thuế quan -> hạn ngạch thuế quan
là bp hạn chế định lượng -> hc định lượng là bp hàng rào phi thuế quan ->
Đ.11_GATT (phải giở bỏ)
=>VỀ bản chất, bp TVTM không giống vs BP khác phuc thương mại còn lại
của WTO
+Các bp khác phục thương mại còn lại: bp chống bán phá giá , chống trợ cấp
(Chống lại hành vi cạnh tranh k lành mạnh, k bình đẳng), hv xuất phát từ DN
or CP QG xuất khẩu
+TVTM: khắc phục thiệt hại từ quá trình tự do hóa thương mại trong TH hàng
hóa nhập khẩu ồ ạt , gia tăng đột biến theo diễn biến k lường trước đc, đe dọa
gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành sx trong nước và có mqh nhân quả

5
2. Trình bày về vấn đề xác định bán phá giá đối với những quốc gia có nền
kinh tế phi thị trường trong WTO. Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO), Việt Nam buộc phải chấp nhận việc bị coi là nền kinh tế phi thị trường
trong vòng 12 năm sẽ gây trở ngại gì cho Việt Nam trong những trường hợp bị
điều tra chống bán phá giá.
Trả lời:
* Xác định bán phá giá đối với những quốc gia có nền kinh tế phi thị trường
trong WTO.
=> Nền kinh tế phi thị trường (nền kinh tế kế hoạch tập trung): các hoạt động
kinh tế được dựa trên kế hoạch hàng năm, thông thường do một cơ quan giống
như ủy ban kế hoạch Nhà nước soạn thảo.
Hiện nay, trong các Hiệp định WTO không có định nghĩa hay quy định thế nào
về nền kinh tế phi thị trường .
Tại Phụ lục 1 của GATT, bổ sung điều VI, Khoản 1.2
“Thừa nhận rằng…. toàn bộ giá trong nước do nhà nước định đoạt,…., các bên
ký kết là bên nhập khẩu…cần tính đến khả năng rằng việc so sánh chính xác
với giá cả trong nước của nước đó không phải lúc nào cũng thích đáng”
Vì vậy, dựa vào điều khoản này, các nước có thể không chấp nhận giá hay chi
phí sản xuất tại hàng hóa tại các nền kinh tế phi thị trường với lập luận rằng giá
và chi phí được điều chỉnh bởi Chính phủ, không theo quy luật thị trường.
Bên cạnh đó xác định bán phá giá quy định tại Điều 2 của ADA, có đề cập tới
biên độ bán phá giá sẽ được xác định thông qua so sánh mức giá xuất khẩu và
mức giá thông thường tại nước xuất khẩu. Việc xác định giá trị thông thường
của sản phẩm nhập khẩu sẽ được xác định theo một trong ba cách, theo thứ tự
ưu tiên là:
(1) Giá bán của hàng hóa tại thị trường nội địa
(2) Giá bán hàng hóa sang thị trường thứ ba

6
(3) “Giá trị tính toán” của hàng hóa bằng tổng chi phí sản xuất cộng với các
khoản lợi nhuận, tiền hoa hồng bán hàng và các chi phí hành chính khác như
đóng gói…
=> Vì vậy khi bị xem là một nền kinh tế phi thị trường, giá hàng hóa tại thị
trường của nội địa của các nước này sẽ bị các nước khác không công nhận và
xác định giá trị hàng hóa theo các cách còn lại.
* Việt Nam bị coi là nền kinh tế phi thị trường gặp những trở ngại trong bị điều
tra chống bán phá giá.
=> Việt Nam buộc phải chấp nhận việc bị coi là nền kinh tế phi thị trường
trong vòng 12 năm.
Vì vậy, trong trường hợp một thành viên của WTO nhận định rằng, việc sử
dụng chi phí và giá cả tại Việt Nam là không hợp lý thì Việt Nam sẽ phải chấp
nhận các quy chế riêng cho một nền kinh tế phi thị trường khi áp dụng Hiệp
định Chống bán phá giá và Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng
của WTO.
Các ảnh hưởng của địa vị nền kinh tế phi thị trường đến các doanh nghiệp Việt
Nam trong các cuộc điều tra chống bán phá giá:
- Dựa vào Điều khoản bổ sung thứ hai vào đoạn 1.2 của Điều VI của
GATT, một số thành viên của WTO đã không chấp nhận giá hay chi phí sản
xuất của hàng hóa tại Việt Nam, điều khoản trên là một cơ sở thích hợp cho
việc tính toán lại giá trị thông thường, cơ quan điều tra sẽ sử dụng giá và chi
phí sản xuất của hàng hóa tại một nước thứ ba hay một nước thay thế nào đó để
làm cơ sở tính toán cho giá thông thường. Vì vậy, doanh nghiệp của các nước
có nền kinh tế phi thị trường sẽ phải chịu sự phân biệt đối xử so với doanh
nghiệp thuộc các nước có nền kinh tế thị trường. Cụ thể:
+ Việc sử dụng giá và chi phí sản xuất tại nước thay thế sẽ dẫn đến biên độ bán
phá giá rất cao. Mức biên độ bán phá giá cao này gần như là chắc chắn, vì các
nhà sản xuất tại nước thay thế đang cạnh tranh với các nhà xuất khẩu tại nước
bị coi là nền kinh tế phi thị trường và do đó, sẽ không có lợi cho họ trong việc
giảm thiểu việc tìm ra yếu tố bán phá giá của các nhà cạnh tranh của họ.

7
+ Việc sử dụng các số liệu của nước thay thế cũng dẫn đến việc nhiều lợi thế so
sánh của nước có nền kinh tế phi thị trường không được xem xét trong quá
trình điều tra và các doanh nghiệp của nước này bị áp dụng một mức thuế
chống bán phá giá mà lẽ ra, có thể tránh được nếu được coi là một nước có nền
kinh tế thị trường.
- Bên cạnh đó cho đến thời điểm này, WTO vẫn chưa hề có quy định gì về việc
xác định thế nào là một nền kinh tế phi thị trường, mà vấn đề này sẽ do pháp
luật của mỗi quốc gia thành viên tự xác định. Việc lựa chọn nước thay thế
nhiều khi rất tùy tiện, pháp luật của các nước quy định không giống nhau về
việc xác định nước thay thế. Có những quy định khá chung chung, do vậy trên
thực tế việc lựa chọn nước thay thế có thể có phần nào mang tính chủ quan,
cộng với việc lựa chọn giá thay thế (cũng có thể phần nào mang tính chủ quan)
sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kết quả tính biên độ phá giá.
- Nền kinh tế phi thị trường là?
- Những QG có nền kinh tế phi thị trường là những QG?
- Việc là những QG có nền kt ptt thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình xác định thuế
chống bán phá giá ra sao?
III) Bài tập
Quốc gia A gia nhập WTO vào năm 2006 với cam kết thuế giảm thuế nhập
khẩu đối với nông sản trung bình từ mức đang áp dụng là 80% nhưng cam kết
giảm xuống ở mức 25% kể từ sau năm 2006.
Sau nửa năm tại quốc gia này xảy ra tình trạng nông sản ngoại nhập chiếm
lĩnh thị trường nội địa. Trong đó chủ yếu là nông sản có xuất xứ từ quốc gia B
và quốc gia C.
Anh chị Hãy tư vấn cho quốc gia A những biện pháp pháp lý cụ thể để khắc
phục tình trạng trên theo quy định của WTO.
a) Trình bày về trợ cấp theo quy định của WTO, trình bày về các loại trợ cấp
theo quy định của hiê ̣p định SCM. Sự phân loại này có ý nghĩa gì?
-BP: TVTM vì:
+80% -> 25%: HH nhập khẩu ồ ạt, gia tăng đột biến trong tình trạng k thể
lường trc được làm cho 1 số hàng hóa nông sản ngoại nhập chiếm lĩnh thị

8
trường đặc biệt là hh từ QG B và QG C nhập vào tt QG A rất nhiều => đề
xuất QG A có thể điều tra để ad bp tự vệ thương mại, nhưng khi AD BP này
cần lưu ý điều tra bp tự vệ thương mại phù hợp vs luật của QG A không trái vs
nguyên tắc QĐ của WTO (Thủ tục)
+CM thiệt hại, cm qh nhân quả để ad 1 trong các nhóm bp tvtm
*AD BP tạm thời tại GĐ 2– trong bao lâu
*AD BP chính thức tại GĐ 3
+nhóm các bp tvtm ad trong t.g 4 năm có thể rà soát hoàng hôn ad thêm 4 năm
(thời hạn 8 năm) đối vs qg đang phát triển thì thời hạn là có thể 10 năm
+Khi AD k đc phân biệt hh từ B vs C vs hh khác
+Khi AD phải bồi thường
b) Năm 1998, A đệ trình văn bản lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO
(DSB) yêu cầu được tham vấn về việc B áp dụng biện pháp tăng thuế đối với
sản phẩm X nhập khẩu từ A. Trong đơn kiện của mình A cho rằng biện pháp
của B (tăng thuế NK sản phẩm X từ 10% đến 35%) đã vi phạm cam kết của B
về tự do hóa TM. A và B đều là thành viên WTO.
i) Biện pháp tăng thuế của B có phù hợp quy định của WTO không?
BP của B: tăng thuế nk -> VP phạm điều 2 của GATT
ii) Bình luận về nội dung vụ tranh chấp trên.
(Xem xét BP như ngoại lệ của NT tự hóa tm)
+BP bên B áp dụng: BP Tăng thuê NK -> BP Tự vệ TM
+Trc khi tăng thuế NK:
- ĐK về thủ tục: B đã k thực hiện quy trình điều tra trc khi AD BP
- ĐK về nội dung: có hàng hóa gia tăng ồ ạt? -> k có lý do tăng thuế ->
Về NT k đc tăng thuế
-> rất có thể B đang muốn AD BP tự vệ thương mại nhưng cách thức k phù
hợp cũng như chưa chắc đáp ứng đc đk để ad bp tự vệ thương mại

Bài làm:
*Tư vấn cho quốc gia A những biện pháp pháp lý cụ thể để khắc phục tình
trạng trên theo quy định của WTO:

9
Nông sản ngoại nhập chiếm lĩnh thị trường nội địa nếu việc đó gây ra hoặc đe
dọa gây thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trên lãnh thổ quốc gia A hay
thực sự làm chậm trễ sự thành lập một ngành sản xuất trong nước:
- Thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng:
+ Nếu có cơ sở thể hiện có thể có bán phá giá hoặc trợ cấp, quốc gia A có thể
tiến hành điều tra bán phá giá và điều tra trợ cấp, khi có đầy đủ bằng chứng về
việc phá giá, về thiệt hại và mối quan hệ nhân quả được quy định tại Khoản 2
Điều 5 Hiệp định chống bán phá giá ADA.
=> Nếu qua quá trình điều tra xác định có bán phá giá, có trợ cấp vượt mức cho
phép: quốc gia A có thể tiến hành áp thuế chống bán phá giá nhưng không lớn
hơn biên độ bán phá giá của sản phẩm đó.
=> Nếu qua điều tra xác định có trợ cấp vượt mức cho phép, quốc gia A có thể
tiến hành áp thuế đối kháng vào một sản phẩm có xuất xứ từ lãnh thổ một bên
ký kết được nhập khẩu vào lãnh thổ quốc gia A ở mức ít hơn hoặc tương ứng
với khoản hỗ trợ hay trợ cấp đã xác định.
+ CSPL: Điều VI Hiệp định GATT 1994
- Tự vệ thương mại
+ Nếu do hậu quả của những diễn biến không lường trước được và do kết quả
của những nhân nhượng thuế quan của quốc gia A theo GATT 1994, một sản
phẩm nhập khẩu vào lãnh thổ quốc gia A với số lượng gia tăng và với các điều
kiện đến mức gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà
sản xuất các sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp trong nước,
quốc gia A có quyền ngừng hoàn toàn hay một phần cam kết của mình, rút bỏ
hay điều chỉnh nhân nhượng thuế quan, đối với sản phẩm đó và trong thời gian
cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục tổn hại đó.
+ CSPL: Điều XIX Hiệp định GATT 1994

a) Trình bày về trợ cấp theo quy định của WTO, trình bày về các loại trợ cấp
theo quy định của hiê ̣p định SCM. Sự phân loại này có ý nghĩa gì?
i. Định nghĩa:

10
Trợ cấp là việc chính phủ dành cho doanh nghiệp những khoản đóng góp
tài chính hoặc lợi ích kinh tế đặc biệt mà trong điều kiện thông thường
doanh nghiệp không thể có, từ đó đem lại lợi ích thực tế cho các doanh
nghiệp/ ngành công nghiệp được trợ cấp.
ii. Cơ sở pháp lý:
- Điều XVI của Hiệp định GATT 1994
- Hiệp định trợ cấp và biện pháp đối kháng (SCM)
iii. Điều kiện áp dụng
- Các khoản hỗ trợ tài chính của nhà nước hoặc cơ quan công quyền gồm hỗ
trợ trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp.
- Đem lại lợi ích cho doanh nghiệp/ ngành được trợ cấp.
iv. Các loại trợ cấp
Trợ cấp đèn đỏ Trợ cấp đèn vàng Trợ cấp đèn xanh
(Bị cấm) (Có thể bị kiện) (Được phép)
Đặc điểm - Trợ cấp xuất - Hỗ trợ tài chính - Trợ cấp cho
nhập khẩu cụ thể và đặc thù nghiên cứu và
- Trợ cấp khuyến dành cho các phát triển (R&D)
khích sử dụng doanh nghiệp nội - Trợ cấp cho
hàng nội địa địa; khu vực kém
- Các biện pháp phát triển
hỗ trợ không - Trợ cấp bảo vệ
thuộc nhóm đèn môi trường
đỏ
CSPL Điều 3 HĐ SCM Điều 5 HĐ SCM Điều 8 HĐ SCM
Áp dụng Bị cấm đổi với Có thể bị khiếu Đã hết hiệu lực
tất cả thành viên kiện bởi tất cả năm 2000
của WTO thành viên của
WTO
v. Ý nghĩa của việc phân loại trợ cấp
Giúp xác định từng mức độ trợ cấp, để áp dụng biện pháp đối kháng.
b)
i) - Biện pháp của B là phù hợp vì năm 1998 A chưa là thành viên của WTO.

11
- Nếu A và B đều là thành viên của WTO mà quốc gia B áp thuế lên quốc gia A
cao hơn các nước thành viên thì sẽ vi phạm WTO. Nhưng nếu quốc gia B tăng
thuế đối với hàng hoá X của quốc gia A đồng thời cũng tăng thuế đối với hàng
hoá X của các quốc gia còn lại trong WTO thì biện pháp của B là phù hợp .
ii) - B sẽ không vi phạm nếu áp dụng biện pháp tự vệ thương mại là tăng thuế
để bảo vệ lợi ích quốc gia.
- Trường hợp B không có bất cứ điều nào chứng minh cho hành vi của mình là
đúng thì việc A kiện B vi phạm là hoàn toàn hợp lý.

12

You might also like