You are on page 1of 106

GIÁO TRÌNH

ĐIỀU DƢỠNG CƠ BẢN


KỸ THUẬT ĐIỀU DƢỠNG

1
BÀI 1: HỒ SƠ NGƢỜI BỆNH VÀ CÁCH GHI CHÉP
MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này ngƣời học có khả năng:
1. Trình bày đƣợc mục đích, nguyên tắc ghi chép ghi chép hồ sơ, bệnh án,
phiếu chăm sóc
2. Trình bày đƣợc các loại giấy tờ, hồ sơ ngƣời bệnh và cách ghi chép
1.Đại cƣơng:
- Hồ sơ bệnh nhân là các giấy tờ có liên quan đến quá trình điều trị của ngƣời bệnh tại
một cơ sở y tế trong một thời gian. Mỗi loại có nội dung và tầm quan trọng riêng của
nó. Hồ sơ đƣợc ghi chép đầy đủ, chính xác, có hệ thống sẽ giúp cho công tác chẩn
đoán, điều trị, phòng bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo có kết quả cao.
- Vì vậy mỗi nhân viên y tế cần phải hiểu và thực hiện tốt việc sử dụng và ghi chép hồ
sơ.
2. Mục đích và nguyên tắc chung
2.1 Mục đích:
+ Phục vụ cho chẩn đoán.
+ Theo dõi diễn biến bệnh và dự đoán các biến chứng.
+ Theo dõi quá trình điều trị đƣợc liên tục nhằm rút kinh nghiệm, bổ sung điều chỉnh
về phƣơng pháp điều trị và phòng bệnh.
+ Giúp việc thống kê, nghiên cứu khoa học và công tác đào tạo.
+ Ðánh giá chất lƣợng điều trị, tinh thần trách nhiệm, khả năng của cán bộ.
+ Theo dõi về hành chính pháp lý bắt buộc với mọi ngƣời khi vào viện tại cơ sở y tế
nào.
2.2. Nguyên tắc chung :
- Tất cả hồ sơ cần ghi rõ ràng, dễ đọc, dễ xem. Mỗi bệnh viện có những quy định
riêng nhƣng phải tuân theo những nguyên tắc chung.
2.2.1. Nguyên tắc sử dụng và ghi chép hồ sơ
+ Tất cả các tiêu đề trong hồ sơ bệnh nhân phải đƣợc ghi chép chính xác, hoàn chỉnh.
+ Chỉ ghi vào hồ sơ những công việc điều trị chăm sóc thuốc men do chính nhân viên
y tế thực hiện, sao chép chỉ định điều trị của bác sĩ đã đƣợc ghi vào hồ sơ.

2
+ Tất cả các thông số theo dõi bệnh nhân phải đƣợc ghi vào phiếu theo dõi ngƣời
bệnh. Hằng ngày, mô tả tình trạng ngƣời bệnh càng cụ thể càng tốt, có những nhận
xét, so sánh về sự tiến triển của ngƣời bệnh.
+ Ngƣời bệnh nặng sau mổ cần có phiếu theo dõi đặc biệt liên tục 24/24h.
+ Chỉ dùng ký hiệu chữ viết tắt khi cần thiết.
+ Khi ngƣời bệnh từ chối sự chăm sóc cần ghi rõ lý do. Ngƣời bệnh mổ hay làm các
thủ thuật phải có giấy cam đoan, có chữ ký, họ tên và địa chỉ.
2.2.2. Nguyên tắc bảo quản hồ sơ.
+Trƣờng hợp phải sao chép lại hồ sơ (do hồ sơ bị hỏng, rách) phải dán kèm bản gốc
vào cuối hồ sơ.
+ Hồ sơ bệnh nhân phải đƣợc bảo quản chu đáo, không để lẫn lộn, thất lạc, không
đƣợc cho ngƣời bệnh tự ý xem hồ sơ.
+ Khi ngƣời bệnh xuất viện, hồ sơ bệnh nhân phải đƣợc làm hoàn chỉnh và gửi về
phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện để lƣu trữ.
3. Các loại giấy tờ, hồ sơ ngƣời bệnh và cách ghi chép:
- Hồ sơ ngƣời bệnh bao gồm: bệnh án, bảng theo dõi ngƣời bệnh, mẫu bảng kế hoạch
chăm sóc, các loại phiếu theo dõi khác.
3.1. Bệnh án.
- Bệnh án là hồ sơ chuyên môn quan trọng nhất của ngƣời bệnh; qua đó thầy thuốc có
thể hiểu đƣợc quá trình diễn biến bệnh tật, phòng bệnh, chữa bệnh, diễn biến về tƣ
tƣởng của ngƣời bệnh, bệnh án gồm 2 phần:
+ Phần hành chính: Họ tên tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, địa chỉ, địa chỉ khi
cần báo tin.
+ Phần chuyên môn: Bác sĩ ghi chép.
3.2 Phiếu theo dõi (phiếu theo dõi chỉ tiêu sinh tồn):
*Phần hành chính:
- Mỗi bệnh án kèm theo một phiếu theo dõi chỉ tiêu sinh tồn, điều dƣỡng viên phải ghi
đầy đủ các phần: bệnh viện, khoa, phòng, giƣờng, họ tên ngƣời bệnh, tuổi, giới tính,
chẩn đoán.
* Cách ghi và kẻ trên bảng:
+ Ghi rõ: ngày, tháng, sáng, chiều

3
+ Mạch: Dùng ký hiệu dấu chấm màu đỏ (.)với đƣờng nối màu đỏ.
+ Nhiệt độ: Dùng ký hiệu dấu chấm màu xanh (.) với đƣờng nối màu xanh.
- Các theo dõi khác: nhịp thở, huyết áp ghi vào dòng trống dƣới biểu đồ mạch, nhiệt
độ.
- Ðiều dƣỡng viên ký tên sau khi đã thực hiện đầy đủ các mục trên.
3.3. Phiếu chăm sóc người bệnh:
+ Dùng cho tất cả các bệnh nhân nằm viện (trừ bệnh nhân hộ lý cấp I, II).
+ Ghi đầy đủ các phần: Bệnh viện, khoa, phòng, giƣờng, họ tên ngƣời bệnh, tuổi,
giới, chẩn đoán.
+ Cột ngày, giờ phải ghi ngày giờ rõ ràng
+ Cột theo dõi diễn biến: ghi tất cả các diên biến của ngƣời bệnh trong ngày (24 giờ)
+ Cột thực hiện y lệnh chăm sóc: ghi rõ cách xử trí và chăm sóc cho ngƣời bệnh
+ Sau khi thực hiện chăm sóc ngƣời bệnh xong, ghi rõ tên ngƣời thực hiện.
3.4 Bảng kế hoạch chăm sóc người bệnh:
+ Ghi đủ và rõ các phần: bệnh viện, khoa, phòng, giƣờng, họ tên ngƣời bệnh, tuổi,
giới, chẩn đoán.
+ Cột ngày, giờ: phải ghi giờ, ngày rõ ràng.
+ Cột nhận định tình trạng ngƣời bệnh: ghi rõ tình trạng ngƣời bệnh thay đổi trong
ngày.
+ Cột kế hoạch chăm sóc: xác định nhu cầu của ngƣời bệnh, sau đó lập kế hoạch chăm
sóc theo thứ tự chăm sóc (nặng trƣớc, nhẹ sau).
+ Cột thực hiện kế hoạch chăm sóc: ghi các hành động chăm sóc và xử trí của ngƣời
điều dƣỡng đối với ngƣời bệnh.
+ Cột đánh giá: ghi lại tình trạng của ngƣời bệnh tại thời điểm đánh giá, so sánh với
nhận định ban đầu để xem tình trạng ngƣời bệnh tốt lên hay xấu đi.
3.5 Các loại giấy tờ theo dõi khác :
+ Phiếu xét nghiệm, X- quang, khám chuyên khoa.
+ Phiếu truyền dịch, truyền máu, thử phản ứng thuốc.
4. Bảo quản hồ sơ của ngƣời bệnh :
Hồ sơ ngƣời bệnh phải đƣợc bảo quản chu đáo, giữ gìn cẩn thận, sạch sẽ, đầy đủ,
sắp xếp theo thứ tự, không để thất lạc, nhầm lẫn, phải dán theo quy định, để trong một

4
cặp riêng ghi rõ: họ, tên, tuổi ngƣời bệnh, số giƣờng, buồng, khoa. Không để ngƣời
bệnh tự ý xem hồ sơ. Giữ bí mật về tình trạng bệnh tật, những điều có tính cách riêng
biệt của ngƣời bệnh. Khi ngƣời bệnh xuất viện, giữ đầy đủ hồ sơ bệnh án của ngƣời
bệnh để phòng thống kê tổng hợp để lƣu trữ.

5
BÀI 2: VỆ SINH ĐÔI TAY, MẶC ÁO, MANG VÀ THÁO
KHẨU TRANG, GĂNG TAY VÔ KHUẨN

MỤC TIÊU:
1. Trình bày đƣợc mục đích của rửa tay nội khoa-ngoại khoa-đeo khẩu trang-
mặc áo choàng và găng tay vô khuẩn
2. Thực hiện đƣợc rửa tay nội khoa-ngoại khoa-đeo khẩu trang-mặc áo choàng
và găng tay vô khuẩn đúng quy trình kỹ thuật
NỘI DUNG:
I. Rửa tay
1. Mục đích
- Rửa tay là phƣơng pháp hiệu quả nhất ngăn ngừa sự lan truyền của vi khuân qua đôi
tay, từ đó giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cho ngƣời bệnh và nhân viên y tế.
2. Các phƣơng pháp rửa tay
2.1. Rửa tay nội khoa
2.1.1 Chỉ định
- Trƣớc khi thực hiện kỹ thuật CS ngƣời bệnh trƣớc khi ăn
- Sau khi tiếp súc với chất thai, sau khi đi vệ sinh
2.1.2 Chuẩn bị dụng cụ
- Xà phòng
- Khăn lau khô dùng cho một lần
-Vòi nƣớc có cần gạt, lavabo sạch
-Thùng hoặc túi khăn lau tay bẩn và sạch
-Bấm móng tay (kéo)
2.1.3 Chuẩn bị NVYT:
- Tháo đồ trang sức, cắt móng tay
- Đội mũ, đeo khẩu trang
- Vén tay áo lên trên khủy
2.1.4 Kỹ thuật tiến hành
-Mở vòi nƣớc làm ƣớt tay, cho xà phòng vào lòng bàn tay
- Chà hai lòng bàn tay vào nhau (5 lần)

6
- Chà lòng bàn tay phải lên lòng bàn tay trái và ngƣợc lại cho xen kẽ nhau (5 lần)
- Chà hai lòng bàn tay vào nhau sao cho các ngón tay xen kẽ nhau (5 lần)
- Chà mu các ngón tay phải vào lòng bàn tay trái và ngƣợc lai (5 lần)
- Chà sát xung quanh 2 ngón tay trái (5 lần)
- Chà sát các đầu ngón tay phải vào lòng bàn tay trái (5 lần)
- Xả nƣớc sạch toàn bộ 2 bàn tay, xả nƣớc từ đầu các ngón tay đến cẳng tay
- Lấy khăn lau sạch thấm khô bàn tay, xả nƣớc từ đầu ngón tay đến cẳng tay
- Lấy khăn lau sạch thấm khô bàn tay, thấm khô các kẽ ngón tay
- Khóa vòi nƣớc bằng khăn vừa dùng, bỏ khăn vào thùng rác
2.2. Rửa tay ngoại khoa
2.2.1 Chỉ định
- Trƣớc khi phẫu thuật
- Phẫu thuật viên, kỹ thuật viên dụng cụ
2.2.2. Chuẩn bị dụng cụ
- Xà phòng có chất diệt khuẩn (xà phòng chín)
- Khăn lau khô vô khuẩn dùng cho 1 lần
- Vòi nƣớc có cần gạt, lavabo sạch, đồng hồ
- Bàn chải vô khuẩn (03 chiếc)
- Cồn 70 độ (cồn iod)
- Thùng hoặc túi đựng khăntay bẩn và sạch
2.2.3 Chuẩn bị NVYT
- Tháo đồ trang sức, cắt móng tay
- Đội mũ che kín tóc, đeo khẩu trang
- Vén tay áo lên trên khuỷu tay 10 cm
2.2.4. Kỹ thuật tiến hành
Lần 1:
-Vén tay áo lên trên khuỷu 10 cm
- Mở vòi nƣớc bằng khuỷu tay hoặc chân
-Làm ƣớt bàn tay, cẳng tay và khuỷu tay
- Dùng bàn chải thứ nhất vào dung dịch xà phòng chín hoặc dung dịch rửa tay đánh cọ
tay trong 5’

7
- Dung bàn chải cọ rửa các đầu, kẽ và các ngón tay theo chiều dọc hay vòng xoáy ốc
- Đánh cọ mu và lòng bàn tay
- Đánh cọ cổ tay và cẳng tay lên quá khuỷu 5-10 cm
- Rửa tay dƣới vòi nƣớc chảy từ bàn tay xuống cẳng tay
Lần 2:
- Dùng bàn chải thứ 2 đánh rửa nhƣ lần 1(15 phút)
Lần 3:
- Dùng bàn chải thứ 3 đánh rửa nhƣ lần 1 (15 phút)
- Sau mỗi lần đánh rửa dội hết nƣớc xà phòng, chất bẩn từ các ngón tay đến khuỷu tay
dƣới vòi nƣớc
- Bỏ bàn chải đã sử dụng vào thùng đựng bàn chải bẩn
- Trong suốt quá trình rửa 2 bàn chải luôn giơ cao
- Dùng khăn vô khuẩn thấm khô tay bỏ khăn lau vào thùng đựng khăn bẩn
- Ngâm 2 bàn tay cổ tay vào chậu cồn sạch hoặc Cloramin B 5% trong 3 phút
- Để tay trƣớc ngực, tránh va chạm vào quần áo, các vật dụng xung quanh….
2.3 Những điểm cần lưu ý
- Phải cắt móng tay, tháo bỏ đồng hồ, nhẫn trƣớc khi rửa
- Khăn lau tay chỉ dùng 1 lần
- Tiến trình rửa tay đúng quy định
II .Mặc và cởi áo choàng vô khuẩn
1. Mục đích
- Ngăn ngừa vi khuẩn từ thầy thuốc vào vùng phẫu thuật và ngƣợc lại
2. Chỉ định
- Tất cả các trƣờng hợp phẫu thuật
3. Chuẩn bị dụng cụ
- Áo choàng vô khuẩn đƣợc đúng quy cách mặt ngoài vào trong , gấp hình dền xếp,
đựng trong hộp vô khuẩn
- Kẹp kocher vô khuẩn
4. Tiến hành
4.1 Mặc áo choàng
- Ngƣời phụ:

8
+ Mở hộp áo đã hấp
+ Dùng kẹp Kocher lấy áo trong hộp ra đƣa cho thầy thuốc
-Thầy thuốc:
+ 2 tay cầm lấy bờ vai phía trong của áo buông nhẹ xuống
+ 2 tay luồn vào 2 tay áo và đƣa thẳng về phía trƣớc
-Ngƣời phụ: đứng sau lƣng luồn tay vào mặt trong của áo kéo dây cổ áo và buộc lại
- Thầy thuốc cầm hai đầu khẩu trang đƣa sang ngang và lên trên.Ngƣời phụ đón lấy
vòng trên tai và buộc sau đầu.
- Thầy thuốc cầm hai đầu dây lung áo đƣa sang ngang. Ngƣời phụ đứng sau và buộc
lại.
4.2. Cởi áo choàng
- Sau khi cởi bỏ găng
- Tay phải nắm lấy tay áo bên trái rồi kéo áo ra, tƣơng tự với bên đối diện (nếu cởi áo
giữa 2 cuộc mổ thì cởi áo trƣớc cởi găng sau)
- Cuộn áo mặt ngoài vào trong
- Bỏ áo vào chỗ đồ áo bẩn
4.3. Những điều cần chú ý
- Thầy thuốc không đƣợc chạm vào mặt ngoài của áo
- Ngƣời phụ không đƣợc chạm vào tay, áo choàng của thầy thuốc
III.Mang găng tay vô khuẩn
1. Mục đích:
- Tránh đƣa vi khuẩn vào cơ thể ngƣời bệnh hoặc ngƣợc lại thông qua đôi tay của thầy
thuốc khi phẫu thuật hoặc khi làm các thủ thuật.
2. Chỉ định
- Tất cả các trƣờng hợp làm phẫu thuật hoặc làm thủ thuật hoặc làm các thủ thuật vô
khuẩn
3. Chuẩn bị dụng cụ
- Hộp găng vô khuẩn
- Kẹp kocher không mấu vô khuẩn
4. Tiến hành
4.1. Cách mang găng tay

9
*Cách 1: có ngƣời phụ
- Ngƣời phụ sau khi đã rửa tay, đi găng tay vô khuẩn rồi cầm mặt ngoài của găng
- Ngƣời phụ mở rộng cổ găng
- Thầy thuốc đƣa nhẹ nhàng vào găng rồi sau đó thầy thuốc tự chỉnh găng
*Cách 2: không ngƣời phụ (tự đi găng)
- Rửa và lau khô tay
- Lấy găng ra khỏi bao: dùng ngón cái và ngón trỏ của tay này nắm vào trong phần
mặt gấp của găng
- Đƣa bàn tay vào trong để mang găng
- Đƣa 4 ngón tay trừ ngón cái vào mặt dƣới phần gấp của mặt găng còn lại rồi nhấc
lên
- Mang ăng vào tay còn lại
- Điều chỉnh găng đúng vị trí của 2 tay
- Lật cổ găng đúng quy cách
- 2 tay đã mang găng hoàn chỉnh
4.2. Cách tháo găng
- Tay này nắm lấy mặt ngoài của găng của chỗ cổ tay kéo nhẹ ra
- Tay đã cơi găng nắm mặt trong của găng bên chƣa cởi rồi kéo nhẹ nhàng ra
IV. Mang và tháo khẩu trang
- Rửa tay sạch đội mũ
- Lấy khẩu trang mở ra
- Đặt khẩu trang kín miệng và mũi
- Buộc dây phía sau đầu và cổ
- Dùng xong mở khẩu trang (chỉ nên tiếp xúc với dây buộc)

10
BÀI 3: CHĂM SÓC THEO DÕI DẤU HIỆU SINH TỒN
MỤC TIÊU : Sau khi học xong bài này có khả năng
1.Trình bày đƣợc tầm quan trọng của việc theo dõi dấu hiệu sinh tồn (DHST)
2. Kể đƣợc các nguyên tắc chung của việc theo dõi các DHST
3. Trình bày đƣợc các chỉ số bình thƣờng và yếu tố ảnh hƣởng đến từng DHST
4. Trình bày đƣợc quy trình kỹ thuật lấy từng DHST
NỘI DUNG
1.Tầm quan trọng và nguyên tắc chung:
1.1 Tầm quan trọng theo dõi DHST
- Giúp điều dƣỡng có cơ sở lập kế hoạch chăm sóc toàn diện
- Góp phần giúp thầy thuốc trong việc chuẩn đoán và điều trị
- Phát hiện sớm các biến chứng xảy ra với ngƣời bệnh để báo bác sĩ xử trí kịp thời
- Tạo mối quan hệ gần gũi, cảm thông giữa ngƣời bệnh và nhân viên y tế
1.2 Nguyên tắc khi theo dõi DHST
- Trƣớc khi kiểm tra DHST để ngƣời bệnh nghỉ ngơi ít nhất 15’ và không dùng chất
kích thích trƣớc đó 30’
- Kiểm tra lại phƣơng tiện , dụng cụ , trƣớc khi đo
- Khi đang lấy DHST , không đƣợc tiến hành bất cứ thủ thuật nào khác trên ngƣời
bệnh
- Thông thƣờng kiểm tra 2 lần / ngày ( sáng / chiều) cách nhau 8h hoặc theo lệnh của
bác sĩ
- Khi thấy bất thƣờng hay nghi ngờ cần kiểm tra lại, báo cáo bác sĩ xử lí kịp thời
- Ghi kết quả vào bảng theo dõi và phải có đƣờng biểu diễn:
+ Mạch, huyết áp : màu đỏ
+ Nhiệt độ : màu xanh
+ Nhịp thở : màu xanh hoặc đen
2.Các dấu hiệu sinh tồn
2.1 Nhịp thở
2.1.1. Khái niệm

11
- Là động tác hít vào - thở ra duới sự điều hào của trung tâm hô hấp ở hành não, phù
hợp với nhu cầu cơ thể cũng nhƣ duy trì mức độ hoạt động đều đặn, nhịp nhàng của
bộ máy hô hấp.
- Nhịp thở phản ánh tình trạng hô hấp của cơ thể
2.1.2 Nhịp thở bình thường
- Kiểu thở:
+ Kiểu thở ngực: Gặp ở nữ do lồng ngực phát triển
+ Kiểu sƣờn: Gặp ở thiếu niên do xƣơng sƣờn mềm, dễ co giãn, lồng ngực giãn nở
theo chiều ngang rất rõ.
+ Kiểu hoành: Gặp ở trẻ em, nam giới. Cơ hoành đóng vai trò chủ yếu trong hô hấp
-Tần số thở:
+ Trẻ em :
Sơ sinh : 40-60 nhịp /phút 2-3 tuổi : 25-30 nhịp/phút
< 6 tháng: 35-40 nhịp/phút 4-6 tuổi : 20-25 nhịp/phút
7-12 tháng : 30-35 nhị/phút 7-15 tuổi : 18-20 nhịp/phút
+ Nguời lớn : 16 -20 nhịp/phút
2.1.3 Sự thay đổi nhịp thở
*Thay đổi nhịp thở sinh lý ;
- Nhịp thở nhanh và sâu: lao động , TDTT, xúc động…
- Nhịp thở chậm :
+ Ngƣời luyện khí công
+ Do chủ ý của bản thân
* Thay đổi bệnh lý
Bình thƣờng ta không có cảm giác gì khi thở, khi động tác thở trở nên nặng nề, khó
khăn buộc phải chú ý gọi là hiện tƣợng khó thở.

Một vài kiểu rối loạn nhịp thở đặc biệt:


- Nhịp thở Cheyne-Stoke:

12
Đặc điểm: bao gồm khó thở và tạm ngừng thở luân chuyển nối tiếp nhau, mỗi chu kỳ
khoảng 1’ chia 2 thì:
+ Thì 1 : Ngừng thở 15-20’ do ức chế trung tâm hô hấp
+ Thì 2 : Bắt đầu bằng thở nông , nhẹ , dần trở nên nhanh sâu và mạnh, sau lại
nhẹ - nông rồi ngƣng lại để bắt đầu 1 chu kỳ khác.
+ Thƣờng gặp : xuất huyết não, urê huyết cao…
- Nhịp thở Kussmaul:

Đặc điểm : Bao gồm hít sâu, ngừng thở ngắn và thở ra nhanh, sau ngừng thở kéo dài
rồi tiếp tục một chu kỳ khác
+ Thƣờng gặp trong: Hôn mê do đái tháo đƣờng.
- Kiểu thở tăng không khí :

13
Đặc điểm : Tăng cả về tần số lẫn biên độ
+ Thƣờng gặp trong : Sốt cao, viêm phổi kẽ, tổn thƣơng nhu mô phổi.
2.1.4 Quy trình đếm nhịp thở.
* Chuẩn bị ngừơi bệnh:
- Báo trƣớc chi ngừơi bệnh công việc sắp làm.
- Dặn ngƣời bệnh nghỉ ngơi 15’ trƣớc khi đếm
* Chuẩn bị điều dƣỡng :
Rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang.
* Chuẩn bị dụng cụ
- Đồng hồ có kim bấm giây
- Bút ghi , bảng theo dõi
* Tiến hành
- Giải thích ngƣời bệnh , hƣớng dẫn ngƣời bệnh nằm ngửa trên giƣờng để tay lên
ngực , điều dƣỡng cầm tay ngƣời bệnh nhƣ kiểu bắt mạch
- Tiến hành đếm nhịp thở trong 1’ , quan sát sự cử động của lồng ngực, cứ mỗi lần
lồng ngực căng lên và hạ xuống là 1 nhịp thở.
- Ghi kết quả vào phiếu theo dõi
- Thu dọn dụng cụ
2.2. Nhiệt độ
2.2.1 Đại cương
- Nhiệt độ cơ thể hay thân nhiệt đƣợc duy trì nhờ quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt
+ Quá trình sinh nhiệt là quá trình điều hòa hóa học do chuyển hóa các chất tạo nên
+ Quá trình thải nhiệt là quá trình mất nhiệt của cơ thể ra môi trƣờng bên ngoài
- Thân nhiệt bao gồm:
+ Thân nhiệt trung tâm: Là nhiệt độ trực tiếp ảnh hƣởng đến tốc dộ các phản ứng
sinh học xảy ra trong cơ thể, ít thay đổi theo môi trƣờng.
* Ở trực tràng (Hằng định nhất) 36.3 - 37.1 độ C
* Ở miệng : Thấp hơn ở trực tràng 0.2 - 0.6 độ C
* Ở nách : Thấp hơn ở trực tràng 0.5 - 1 độ C
+ Thân nhiệt ngoại vi : Đo ở da ,chịu ảnh hƣởng của nhiệt độ môi trƣờng
* Trán : 33 độ C

14
* Lòng bàn tay: 32 độ C
* Mu bàn chân: 28 độ C
Sự thay đổi sinh lý nhiệt độ
- Tuổi: càng cao thân nhiệt càng giảm
+ Trẻ nhỏ < 1 tuổi , đặc biệt trẻ đẻ non thƣờng có giao động đáng kể về thân nhiệt
và dễ bị ảnh hƣởng bởi nhiệt độ môi trƣờng.
- Giới: Ở nữ thân nhiệt htay đổi theo chu kỳkinh nguyệt và mang thai.
+ Trƣớc khi rụng trứng nhiệt độ hơi giảm khoảng 0.2 độ C
+ Tăng 0.3-0.5 độ C khi trứng rụng và kéo dài cho đến hết nửa kỳ sau chu kỳ kinh
nguyệt
+ Vào giai đoạn cuối của thời kỳ thai nghén thân nhiệt tăng 0.5-0.8 độ C
- Thời điểm trong ngày:
+ Sáng thân nhiệt thƣờng thấp hơn bình thƣờng, thấp nhất từ 3-6 h sáng( do chuyển
hóa cơ bản giảm, chƣa vận cơ)
+ Chiều thân nhiệt thƣờng cao hơn bình thƣờng (cao nhất 14-17h)
- Vận động: khi hoạt động thể lực, TDTT, lao động nặng, thân nhiệt tăng lên
- Môi trƣờng: môi trƣờng quá nóng hay quá lạnh : thân nhiệt tăng lên hoặc giảm đi
tuy không nhiều.
Thay đổi bệnh lý của nhiệt độ.
* Tăng thân nhiệt : sốt
- Sốt : Là tình trạng tăng thân nhiệt do rối loạn trung tâm điều hòa nhiệt, trƣớc tác
dụng của các yếu tố có hại, hay gặp nhất là các yếu tố nhiễm khuẩn.
- Phân loại :
+ Theo mức sốt :
Nhẹ : 37.5-38 độ C Cao : 39-40 độ
Vừa : 38-39 độ rất cao: > 40 độ
+ Theo đƣờng biểu diễn :
Sốt liên tục Sốt cách quãng
Sốt dao động Sốt hồi quy
* Hạ thân nhiệt
Là tình trạng hạ thân nhiệt xuống giới hạn bình thƣờng

15
- Nguyên nhân :
- Bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng : xơ gan, đái tháo đƣờng , suy dinh
dƣỡng
+ Hạ thân nhiệt do tăng thải nhiệt : nhiễm lạnh
2.2.2. Quy trình đo nhiệt cơ thể
* Chuẩn bị ngừơi bệnh :
- Báo trƣớc cho ngƣời bệnh biết việc sắp làm
- Dặn ngừơi bệnh nghỉ ngơi 15’ trƣớc khi đo
* Chuẩn bị điều dƣỡng :
Rửa tay, đội mũ , đeo khẩu trang
* Chuẩn bị dụng cụ :
- Nhiệt kế
- Ống cắm kìm, kìm kocher, dung dịch sát khuẩn, cốc đựng bông cồn, gạc, lọ đựng
nhiệt kế, dầu nhờn , khay quả đậu.
- Bút ghi , bảng theo dõi, thƣớc kẻ
* Tiến hành
Đo nhiệt độ ở nách :
- Đặt ngƣời bệnh ở tƣ thế thoải mái
- Lau khô hõm cách ngƣời bệnh
- Kiểm tra nhiệt kế và vảy thủy ngân xuống dƣới 35 độ C
- Đƣa nhiệt kế vào nách
- Lấy nhiệt kế ra đọc kết quả
- Sát khuẩn sạch nhiệt kế, ngâm vào dung dịch khử khuẩn
- Ghi kết quả
- Thu dọn dụng cụ
2.3 Mạch
2.3.1.Khái niệm
Là cảm giác đập đẩy nhẹ nhàng theo nhịp tim, nhận biết đƣợc khi ta ép nhẹ nhàng
vào đừơng đi của động mạch
2.3.2 Tần số mạch bình thường

16
Sơ sinh: 120-140 nhịp/phút 10-15 tuổi : 80-90 nhịp/phút

1 tuổi : 100-120 nhịp/phút Ngƣời lớn : 70 -80 nhịp/phút

5-6 tuổi : 90-100 nhịp/phút Nguời già : 60-70 nhịp/phút

2.3.3. Yếu tố ảnh hưởng tới mạch :


- Tuổi
- Giới : Nữ thƣờng nhanh hơn nam 8-10 nhịp / phút
- Vận động, luyện tập
- Nhiệt độ tăng lên 1 độ tần số mạch tăng lên 10 lần
- Trạng thái tâm lý : Xúc động mạnh, sợ hãi , tức giận
- Thuốc kích thích :
+ Kích thích thần kinh giao cảm: Tăng
+ An thần , giảm đau : Giảm
2.3.4. Tiến hành
* Chuẩn bị giƣờng bệnh
- Báo trƣớc cho ngừơi bệnh biết công việc sắp làm
- Dặn ngừơi bệnh nghỉ ngơi 15’ trƣớc khi đếm
* Chuẩn bị điều dƣỡng :
Rửa tay ,đội mũ ,đeo khẩu trang
* Chuẩn bị dụng cụ
- Đồng hồ có kim bấm giây
- Bút ghi , bảng theo dõi
* Tiến hành:
- Giải thích cho nguời bệnh , kê gối duới vị trí đếm mạch, đặt tay ngừơi bệnh dọc
theo thân mình nếu là bắt động mạch quay.
- Đặt nhẹ 3 đầu ngón tay lên động mạch
- Đếm mạch trong một phút
- Ghi kết quả vào phiếu theo dõi
- Thu dọn dụng cụ
2.4.Huyết áp động mạch

17
2.4.1. Định nghĩa :
- Huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch
- Áp lực này là kết quả tổng hợp của :
+ Sức co bóp của tim
+ Lƣu lƣợng của máu
+ Sức cản lòng mạch
Ngoài ra , có thể do yếu tố thần kinh ảnh hƣởng đến huyết áp
- Huyết áp động mạch có hai trị số :
+ Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu ): áp lực của máu trong lòng động lên tới mức
cao nhất khi tim co bóp
+ Huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trƣơng) : Áp lực của máu ở điểm thấp nhất khi
tim giãn ra
+ Huyết áp hiệu số : Bằng hiệu số giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trƣơng
2.4.2. Chỉ số huyết áp bình thường
Đơn vị đo huyết áp: Thông dụng mmHg
- Nguời lớn :
+ huyết áp tối đa : 90-140mmHg
+ huyết áp tối thiểu 60-90 mmHg. (huyết áp tối thiểu còn đƣợc tính bằng công thức
: = 1/2 huyết áp tối đa + 10 hoặc hoặc 20 mmHg
- Trẻ em : HATT= ½ HATĐ + 2n ( n : số tuổi trẻ em )
2.4.3. Yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
* Sự thay đổi sinh lý :
- Tuổi : Ngừơi già huyết áp thƣờng cao hơn ngƣời trẻ
- Giới : Cùng tuổi huyết áp của nữ thƣờng thấp hơn ở nam giới
- Vận động luyện tập ăn uống
- Xúc động , lo lắng , sợ hãi, đau đớn quá mức cũng làm tăng huyết áp
- Ảnh hƣởng của thuốc:
+ Thuốc co mạch: Tăng HA
+ Thuốc giãn mạch: Cao HA
* Thay đổi bệnh lý của huyết áp
-Tăng HA: Gặp trong các bênhj tim mạch,nội tiết,thận…

18
- Hạ HA: Gặp trong mất nƣớc,mất máu nhiều…
- Kẹt HA: Khi khoảng cách giữa HATĐ và HATT gần nhau(dƣới 20mmHg)
2.4.4 Tiến hành
* Chuẩn bị ngƣời bệnh
- Báo trƣớc cho BN công việc mình sắp làm
- Dặn BN nghỉ ngơi 15’ trƣớc khi đếm
* Chuẩn bị ĐD
- HA thủy ngân,HA đồng hồ
- Ống nghe
- Bút ghi,bảng theo dõi
* Tiến hành :
- Đặt ngƣời bệnh nằm ngửa thoải mái
- Kiểm tra máy đo HA , ống nghe rồi bộc lộ cánh tay ngƣời bệnh
- Quấn băng trên nếp gấp khuỷu tay 3-5cm
- Khóa van máy đo HA , đặt ống nghe vào hai tai , đặt màng ống nghe lên ĐM
- Bơm hơi cho đến khi tai không nghe tiếng đập , rồi bơm thêm 30mmHg
- Mở van xả hơi từ từ , tiếng đập đầu tiên HATĐ , khi không nghe thấy tiếng đập
nữa hoặc có sự thay đổi âm sắc đó là HATT
- Xả hơi cho đến khi hết , tháo băng HA
- Ghi kết quả vào phiếu theo dõi
- Thu dọn dụng cụ.

19
BÀI 4: DỰ PHÕNG LOÉT ÉP
MỤC TIÊU:
1. Trình bày mục đích, nguyên nhân và các vị trí có nguy cơ bị loét
2. Trình bày đƣợc các bƣớc quy trình chăm sóc và dự phòng loét ép
NỘI DUNG:
1 Đại cƣơng:
- Khi cơ thể bị bệnh dinh dƣỡng kém, những vị trí cơ thể bị tỳ đè với thời gian dài
vào vật cứng, gồ ghề, làm cản trở lƣu thông mạch máu tại chỗ, máu động mạch không
đến đƣợc sẽ gây thiếu máu nuôi dƣỡng, trong khi đó máu tĩnh mạch sẽ ứ lại gây xung
huyết phù nề. Da tại chỗ đó lúc đầu màu đỏ về sau bầm tím và trợt da gây hoại tử
Mục đích:
- Phát hiện sớm các dấu hiệu của mảng mục
- Ngăn cản mảng mục lan rộng và giúp mảng mục lâu lành.
Các nguyên nhân gây loét:
- Liệt 2 chân do tổn thƣơng tủy sống
- Hôn mê do tai biến mạch máu não, chấn thƣơng sọ não, nhiễm khuẩn nặng, nhiễm
độc.
- Sau phẫu thuật thần kinh, sau bó bột…
- Ngƣời già thiếu dinh dƣỡng, ngƣời béo phì, gãy cổ xƣơng đùi
Các vị trí nguy cơ bị loét:
Tƣ thế nằm ngửa có vùng xƣơng cùng, vùng chẩm, xƣơng bả vai, khuỷu tay, hai gai
chậu, gót chân, vùng mông, mắt cá ngoài, mấu chuyển lớn.
2 Chuẩn bị:
Chuẩn bị người bệnh:
Thông báo, giải thích cho ngƣời bệnh biết công việc sẽ tiến hành (nếu ngƣời bệnh
tỉnh)
Đặt ngƣời bệnh ở tƣ thế phù hợp
Điều dƣỡng đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay
Chuẩn bị dụng cụ:
- Chậu nƣớc ấm, xà phòng, khăn bông to, khăn nhỏ, bột tal, đệm hơi, đệm nƣớc, túi
nƣớc bằng chất dẻo, vòng hơi cao su có bọc gạc, vòng bông

20
- Vải trải giƣờng
- Dụng cụ vô khuẩn gồm:
+ Khay dụng cụ hay gói dụng cụ thay băng đã hấp vô khuẩn (bông gạc vô khuẩn,
kìm, kéo, gạc củ ấu, găng tay vô khuẩn)
+ Dụng cụ sạch: găng tay sạch, khay hạt đậu, tấm nilon, băng keo, kéo, chậu đựng
dung dịch sát khuẩn
+ Các loại dung dịch sát khuẩn (oxy già, ether, betadin) dung dịch rửa NaCl 0.9%,
thuốc theo chỉ định điều trị
3. Quy trình kỹ thuật:
Kỹ thuật đề phòng mảng mục:

STT CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH


1 Điều dƣỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang

Chuẩn bị dụng cụ

Chuẩn bị bệnh nhân, đặt bệnh nhân ở tƣ thế thuận tiện cho việc chăm
sóc
2 Lau sạch những vùng ẩm ƣớt, bẩn, vùng mông những ngƣời đại tiểu
tiện không tự chủ bằng xà phòng và nƣớc ấm.

Lau khô.

Xoa bóp những vùng bị mảng mục, xoa cồn, để kho cồn và tiến hành
xoa bột tale.

Thay đổi tƣ thế cho ngƣời bệnh 2-3 giờ/lần


3 Đặt bao cao su để thu gom nƣớc tiểu, đặt thông tiểu nữ trong những
trƣờng hợp ngƣời bệnh đại tiểu tiện không tự chủ.

Lót khăn dƣới mông ngƣời bệnh khi có phân thì lau ngay để phòng
loét.
4 Thay vải trải giƣờng hằng ngày, giữ giƣờng sạch, khô và phẳng.
5 Để ngƣời bệnh nằm trên đệm nƣớc, đệm hơi. Lót gối ở vai nếu ngƣời
bệnh nằm ngiêng. Đặt túi nƣớc hoặc gối bông ở những ụ xƣơng khác
6 Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu điều dƣỡng.

21
Săn sóc, điều trị mảng mục

STT CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH


1 Điều dƣỡng đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay

Chuẩn bị dụng cụ

Chuẩn bị ngƣời bệnh, đặt ngƣời bênh ở tƣ thế thuận tiên cho việc chăm
sóc
2 Rửa sạch mảng mục nhƣ một vết thƣơng, nếu mảng mục có tổ hoại
tử,cần cắt lọc hết phần hoại tử, nhỏ vài giọt dung dịch insulin lên bề
mặt mảng mục và đắp đƣờng kính lên, thay khi đƣờng tan.
3 Đắp thuốc theo chỉ định điều trị
4 Băng lại hoặc để thoáng tùy theo tình trạng mảng mục có thể:

+ Băng kín thấm hút

+ Băng thoáng hơi

+ Rọi bóng đèn, phơi nắng

+ Chiếu tia cực tím

Xoa bóp những vùng dễ bị mảng mục, xoa cồn để khô cồn và tiến hành
xoa bột tale
5 Xoa bóp những vùng quanh mảng mục để kích thích tuần hoàn
6 Thay ga trải giƣờng nếu ƣớt, cho ngƣời bệnh nằm lại tƣ thế thoải mái
7 Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi chép hồ sơ bệnh án.

22
BÀI 5: TIÊM BẮP, TIÊM TRONG DA, TIÊM DƢỚI DA

MỤC TIÊU: Sau khi học xong có khả năng:


1. Trình bày đƣợc các nguyên tắc chung, những yêu cầu khi cho ngƣời bệnh
dùng thuốc
2. Kể đƣợc chỉ định,chống chỉ định Và các tai biến có thể gặp của tiêm bắp thịt,
tiêm trong da, dƣới da.
3.Trình bày đƣợc quy trình kỹ thuật của tiêm bắp thịt, tiêm trong da, dƣới da.

NỘI DUNG:
1 Nguyên tắc chung khi cho ngƣời bệnh dùng thuốc
1.1 Đảm bảo an toàn khi cho người bệnh dùng thuốc
Phải thực hiện tốt 3 kiểm tra – 5 đối chiếu hoặc 5 đúng
- 3 kiểm tra:
+ Họ và tên ngƣời bệnh
+ Tên thuốc
+ Liều dùng
- 5 đối chiếu:
+Số giƣờng, số buồng
+ Nhãn thuốc
+ Chất lƣợng thuốc
+Đƣờng dùng thuốc
+Thời gian dùng thuốc
- Hoặc 5 đúng:
+ Đúng ngƣời đúng bệnh
+ Đúng thuốc
+ Đúng liều
+ Đúng đƣờng dùng
+ Đúng thời gian
1.2. Phải tập trung tƣ tƣởng cho việc dùng thuốc, sao chép và thực hiện y lệnh phải
tuyệt đối chính xác.
2. Một số điều cần thiết khi cho ngƣời bệnh dùng thuốc
- Tác phong làm việc phải chính xác, khoa học và có trách nhiệm
23
- Tuyệt đối không đƣợc thay đổi y lệnh
- Khi thực hiện y lệnh phạm phải sai lầm phải báo cho bác sĩ để xử trí kịp thời
- Theo dõi tác dụng và phản ứng của thuốc (nếu có)
- Sắp xếp thuốc theo thứ tự, dễ tìm tránh nhầm lẫn
- Thuốc độc A-B phải để ngăn riêng (Phải có khóa riêng của ngăn thuốc độc A-B để
trong tủ thuốc)
- Kiểm tra hằng ngày, nếu có thuốc kém chất lƣợng phải đổi ngay
3.Tiêm trong da – dƣới da, tiêm bắp
3.1.Tiêm trong da.
3.1.1. Khái niệm.
Là đƣa một lƣợng thuốc nhỏ rất nhỏ, khoảng 1/10ml vào dƣới lớp thƣợng bì của da,
thuốc hấp thu rất chậm
3.1.2. Chỉ định.
- Tiêm một số loại vaccin phòng bệnh nhƣ tiêm vaccine BCG để phòng lao.
- Thử phản ứng của cơ thể đối với thuốc
3.1.3. Vùng tiêm.
- 1/3 trên trƣớc và trong cẳng tay
- 1/3 trên mặt trƣớc – ngoài cánh tay (tiêm phòng)
3.1.4. Kỹ thuật tiêm trong da.
* Chuẩn bị ngƣời bệnh.
- Thông báo, giải thích để ngƣời bệnh yên tâm
- Hỏi ngƣời bệnh đã bị phản ứng với thuốc gì chƣa?
- Đặt ngƣời bệnh ở tƣ thế thích hợp
* Chuẩn bị dụng cụ:

- Dụng cụ vô khuẩn: - Dụng cụ sạch và thuốc


+ Khay chữ nhật, khăn vô khuẩn + Cồn 70°
+ Bơm, kim tiêm thích hợp +Thuốc và hộp chống sốc
+ Kìm, kocher, ống cắm kìm +Khay quả đậu, sổ thuốc
+ Bông gạc, hộp đựng bông cầu + Găng tay, gối kê tay

24
- Dụng cụ khác: Hộp đựng vật sắc nhọn, xô đựng rác thải
* Tiến hành.
- Điều dƣỡng rửa tay, đội mũ đeo khẩu trang
- Mang theo sổ thuốc
- Thực hiện 5 kiểm tra, 5 đối chiếu
- Chọn bơm, kim tiêm thích hợp
- Lấy thuốc: Đọc nhãn thuốc lần 1
+ Thuốc ống:
Dùng bông tẩm cồn lau đầu ống thuốc
Dùng bông khô hoặc gạc vô khuẩn bẻ ống thuốc
1 tay cầm ống thuốc, 1 tay cầm bơm tiêm, đƣa kim tiêm vào lấy thuốc. Lấy xong thì
đuổi khí
+ Thuốc bột trong lọ:
Sát khuẩn nút lọ thuốc và ống nƣớc cất
Lấy nƣớc pha vào bơm tiêm
Bơm nƣớc vào lọ
Lắc lọ thuốc để hòa tan thuốc trong lọ
Thay kim, đuổi khí
Mang sổ thuốc
* Kỹ thuật tiêm.
- Chọn vị trí tiêm, kê gối
- Sát khuẩn vị trí tiêm theo hình xoáy ốc, từ trong ra ngoài
- 1 tay căng da ngƣời bệnh,1 tay đƣa kim vào lớp biểu bì chếch 1 góc 10° - 15° so
với mặt da (Ngập mũi vát của kim) ngón tay cái giữ đốc kim bơm vừa đủ số lƣợng
(1/10ml).
- Rút kim
- Đánh dấu vị trí tiêm (nếu thử phản ứng thuốc)
- Dặn dò ngƣời bệnh
- Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ

Bảng đối chứng

25
Thuốc Nƣớc cất Kết quả

Đỏ Không đỏ Không tiêm đƣợc

Không đỏ Không đỏ Tiêm đƣợc

Đỏ ít Không đỏ Tiêm đƣợc

Mức độ Ký hiệu Biểu hiện

Âm tính - Không có biểu hiện trên da


Nghi ngờ Mày đay tại vết niêm mạc
Dƣơng tính nhẹ + Ban mày đay rõ quanh vết
Dƣơng tính vừa ++ tiêm
Ban mày đay đƣờng kính
Dƣơng tính mạnh +++ >10mm rõ quanh vết tiêm
Dƣơng tính rất mạnh ++++ Ban mày đay đƣờng kính
>20mm rõ quanh vết tiêm
Cách pha
Ban mày đay đƣờng kính
>30mm rõ quanh vết tiêm penicillin
để thử
phản ứng
Loại Lần1 Lần 2 Lần 3
200.000 Pha 2ml Rút Pha 1 ml Rút Pha 1ml Rút 1/10ml
ĐV nƣớc cất 1/10ml nƣớc cất 1/10ml nƣớc cất thuốc dung
500.000 Pha 5ml thuốc Pha 1ml thuốc Pha 1ml dịch 3
ĐV nƣớc cất dung nƣớc cất dung nƣớc cất
1.000.000 Pha dịch 1 Pha 1ml dịch 2 Pha 1ml
ĐV 10ml nƣớc cất nƣớc cất
nƣớc cất

3.1.5. Biến cố và cách xử lý:


- Ngƣời bệnh có thể phản ứng với thuốc (nên khi tiêm phải có hộp thuốc cấp cứu)
- Tiêm vaccin quá sâu hoặc quá liều quy định có thể gây nguy hiểm cho ngƣời bệnh.
3.2 Tiêm dưới da.
3.2.1.Khái niệm:
- Tiêm dƣới da là đƣa một lƣợng dung dịch thuốc vào mô liên kết lỏng lẻo dƣới da

26
3.2.2 Chỉ định – Chống chỉ định
* Chỉ định
Hầu hết mọi loại thuốc mà ta muốn cho thuốc thấm dần vào cơ thể ( hay phát huy
tác dụng từ từ của thuốc). Ví dụ: Atropin, Adrenalin, Insulin…
*Chống chỉ định: Một số thuốc dầu khó tan
3.2.3. Vùng tiêm
- 1/3 giữa mặt trƣớc ngoài cánh tay
- 1/3 giữa mặt ngoài đùi
- Dƣới da bụng: hai bên bụng cách rốn 5cm từ trong ra ngoài
3.2.4. Kỹ thuật tiêm
* Chuẩn bị bệnh nhân
- Thông báo, giải thích để ngƣời bệnh yên tâm
- Hỏi ngƣời bệnh đã bị phản úng thuốc gì chƣa?
- Đặt ngƣời bệnh ở tƣ thế thích hợp
* Chuẩn bị dụng cụ
- Dụng cụ vô khuẩn - Dụng cụ sạch và thuốc
+ Khay chữ nhật, khay vô khuân + Cồn 70°
+ Bơm kim tiêm thích hợp + Thuốc và hộp chống sốc
+ Kìm Kocher ống cắm kìm + Khay quả đậu, sổ thuốc
+ Bông gạc và hộp đựng bông cầu + Găng tay

- Dụng cụ khác: hộp đựng vật sắc nhọn, xô đựng rác thải
* Tiến hành
- Điều dƣỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang
- Mang theo sổ thuốc
- Thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu
- Chọn bơm, kim tiêm thích hợp
- Lấy thuốc
Kỹ thuật tiêm
- Chọn vị trí, kê gối
- Sát khuẩn vị trí tiêm theo hình xoáy ốc, từ trong ra ngoài

27
- Đâm kim nhanh và chắc chắn góc độ từ 30 đến 45 độ so với mặt da, hoặc đâm
thẳng góc 90 độ với đáy da véo (nếu véo da), thả tay sau khi véo da. Lƣu ý khi
sử dụng bút tiêm hoặc tiêm heparin, tiếp tục véo da trong khi tiêm thuốc.
- Rút nòng bơm tiêm, nếu không thấy máu ra, Bơm thuốc thật chậm từ 30 giây
trở lên (Zaybak và Khorshid, 2006). Quan sát sắc mặt ngƣời bệnh khi bơm
thuốc.
- Căng da, rút kim nhanh, Cô lập bơm kim tiêm vào hộp an toàn. Đè bông khô
vô khuẩn lên vị trí tiêm 30 giây nếu chảy máu.
- Dặn dò ngƣời bệnh
- Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ
3.2.5. Tai biến
- Nhiễm khuẩn: áp xe tại chỗ, biểu hiện: sƣng - nóng - đỏ - đau. Khi đó nên chƣờm
nóng, chích ổ áp xe nếu cần
- Nhiễm mầm bệnh: Lây truyền viêm gan B, vurut HIV…
- Sốc: do phản ứng của cơ thể với thuốc…
- Gãy kim: do tiêm thuốc không đúng kỹ thuật, do ngƣời bệnh giãy giụa
- Gây mảnh mục: do tiêm 1số thuốc gây mảng mục nhƣ quinin …..
3.3. Tiêm bắp.
3.1.1. Đại cương
- Tiêm bắp thịt là tiêm một lƣợng thuốc vào cơ thể , có thể tiêm bắp nông hoặc tiêm
bắp sâu.
- Ƣu điểm
+ Cơ đƣợc tới máu nhiều hơn và luôn vận động nên sự hấp thu thuốc của cơ nhanh
hơn mô liên kết lỏng lẻo dƣới da.
+ Cảm giác ở cơ không nhạy cảm bằng mô liên kết dƣới da nên có thể tiêm vào cơ
những thuốc kích thích mạnh nhƣ penicillin, quinin…
+ Cơ chịu đựng đƣợc các dung dịch ăn mòn nên không bị hoại tử.
3.3.2. Chỉ định và chống chỉ định
* Chỉ định: Có thể tiêm vào bắp thịt các dung dịch đẳng trƣơng:
- Thuốc gây đau: thuốc dầu, thuốc sữa…
- Thuốc lâu tan: keo, muối bạc, kháng sinh…
* Nguyên tắc: Tất cả các loại thuốc tiêm da đều có thể tiêm vào bắp thịt
* Chống chỉ định
28
- Những thuốc gây hoại tử tổ chức nhƣ CaCl2…., Uabain
3.3.3. Quy trình kỹ thuật
* Chuẩn bị ngƣời bệnh
- Thông báo, giải thích để ngƣời bệnh yên tâm
- Hỏi ngƣời bệnh đã bị phản ứng thuốc gì chƣa?
- Đặt ngƣời bệnh ở tƣ thế thích hợp
+ Tiêm ở cánh tay: ngƣời bệnh nằm hoặc ngồi
+ Tiêm ở đùi: ngƣời bệnh nằm hoặc ngồi
+ Tiêm ở mông: ngƣời bệnh nằm hoặc ngồi
* Chuẩn bị dụng cụ
- Dụng cụ vô khuẩn - Dụng cụ sạch và thuốc
+ Khay chữ nhật, khay vô khuẩn + Cồn 70º
+ Bơm kim tiêm thích hợp +Thuốc và hộp chống sốc
+ Kìm Kocher, ống cắm kìm + Khay quả đậu, sổ thuốc
+ Bông gạc và hộp đựng bông cầu + Găng tay

- Dụng cụ khác: Hộp đựng vật sắc nhọn, xô đựng rác thải
* Tiến hành
Bƣớc 1: Thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu
Bƣớc 2: Lấy thuốc vào bơm tiêm
Bƣớc 3: Xác định vị trí tiêm:
- Ở cánh tay :
-Cơ delta: 1/3 trên hoặc 1/3 giữa
- Cơ tam đầu cánh tay: 1/3 giữa, trƣớc, ngoài
- Ở đùi: 1/3 giữa, trƣớc, ngoài cơ tứ đầu đùi
- Ở mông: Có 2 cách xác định vị trí tiêm mông:
Cách 1: Chia một bên mông thành 4 phần bằng nhau. Tiêm vào 1/4 trên, ngoài
Cách 2: Kẻ đƣờng thẳng nối từ gai chậu trƣớc trên đến mỏm xƣơng cụt, chia làm 3
phần bằng nhau. Tiêm 1/3 trên, ngoài
Bƣớc 4: Sát khuẩn da vùng tiêm rộng khoảng 5cm từ trong ra ngoài theo hình xoáy
trôn ốc bằng cồn trắng (Nếu là tiêm bắp sâu thì sát khuẩn bằng cồn iod trƣớc)
Bƣớc 5: Sát khuẩn tay điều dƣỡng (đi găng tay nếu cần)

29
Bƣớc 6: Cầm bơm tiêm thẳng đứng, đẩy nòng bơm tiêm để đẩy hết không khí ra
ngoài.
Bƣớc 7:
Tiêm ở đùi hoặc cánh tay
- Tay trái căng da nơi sắp tiêm. Tay phải cầm bơm tiêm chếch một góc khoảng 45º-
60º so với mặt da, rồi đâm kim nhanh qua da, ngập khoảng 2/3 kim
- Rút nhẹ nòng bơm tiêm, kiểm tra xem có máu vào bơm tiêm không. Nếu không có
máu thì bơm thuốctừ từ, đồng thời quan sát sắc mặt của ngƣời bệnh.
Tiêm vào mông
Tiêm vào mông 1 thì:
- Tay trái căng da nơi sắp tiêm.Tay phải cầm kim tiêm đã lắp sẵn kim tiêm chếch 1
góc 90º so với mặt da, rồi đâm kim nhanh qua da, ngập khoảng 2/3 kim
- Rút nhẹ nhàng nòng bơm tiêm, kiểm tra xem có máu vào bơm tiêm không. Nếu
không có máu thì bơm thuốc từ từ, đồng thời theo dõi sắc mặt của bệnh nhân.
Tiêm mông 2 thì:
- Thì 1: Tay trái căng da nơi sắp tiêm .Tay phải dung ngón trỏ và ngón cái cầm chắc
đốc kim, rồi đâm kim nhanh chếch 1góc 90º so với mặt da, ngập khoảng 2/3 kim
- Thì 2: Lắp bơm tiêm đã có thuốc vào đốc kim.Sau đó, rút nhẹ nhàng nòng bơm tiêm,
kiểm tra xem có máu vào bơm tiêm không. Nếu không có máu thì bơm thuốc từ từ,
đồng thời theo dõi sắc mặt của ngƣời bệnh.
Bƣớc 8: Khi bơm hết thuốc, kéo lệch da, rút kim nhanh, rồi sát khuẩn lại vị trí tiêm
Bƣớc 9: Đặt ngƣời bệnh ở tƣ thế thoải mái và dặn dò những điều cần thiết
Bƣớc 10: Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ
* Tai biến – nguyên nhân và cách đề phòng
- Gãy kim, quằn kim: Do ngƣời bệnh giãy giụa hoặc do sai lầm về kỹ thuật tiêm. Do
vậy, cần giải thích cho ngƣời bệnh trƣớc khi tiêm và phải đảm bảo tiêm đúng kỹ thuật
- Đâm kim vào dây thần kinh hông to gây thọt: do xác định sai vị trí tiêm hoặc góc
độ đâm kim tiêm xiên. Nên cần xác định vị trí tiêm chính xác và phải tiêm đúng 1 góc
90º so với mặt da khi tiêm mông
- Tắc mạch: do tiêm thuốc dạng dầu hoặc nhũ tƣơng vào mạch máu. Do đó, trƣớc khi
tiêm thuốc phải rút thử nòng bơm tiêm ra xem có máu vào bơm tiêm không.

30
- Áp xe:
+ Áp xe nhiễm khuẩn: do không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn. Vì vậy, phải đảm bảo
nguyên tắc vô khuẩn khi tiêm.
+ Áp xe vô khuẩn: Do thuốc không tan hoặc lâu tan. Do vậy, khi tiêm những loại
thuốc này cần phải tiêm vào mông và ngâm ấm thuốc trƣớc khi tiêm.
- Gây mảng mục: Do tiêm những chất gây hoại tử tổ chức nhƣ CaCl2… vào bắp thịt,
do vậy tránh tiêm những loại thuốc này vào bắp thịt.
- Sốc: Do ngƣời bệnh quá sợ hãi, do tiêm thuốc khá nhanh hoặc do phản ứng của cơ
thể đối với thuốc. Vì vậy, phải giải thích cho ngƣời bệnh trƣớc khi tiêm, đảm bảo
tiêm thuốc theo nguyên tắc 2 nhanh 1 chậm và thử phản ứng của cơ thể với thuốc,
đồng thời thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu.

31
BÀI 6: TIÊM TĨNH MẠCH, TRUYỀN DỊCH, TRUYỀN
MÁU
MỤC TIÊU:
1. Nêu đƣợc chỉ định, chống chỉ định của tiêm tĩnh mạch
2. Trình bày những quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch
3. Nêu tai biến của tĩnh mạch- nguyên nhân và cách đề phòng
4. Kể đƣợc 5 mục đích của truyền dịch- truyền máu
5. Trình bày đƣợc 10 nguyên tắc của truyền dịch- truyền máu
6. Kể đƣợc 4 chỉ định, 2 chống chỉ định của truyền dịch- 3 chỉ định, 5 chống chỉ
định của truyền máu
7. Kể đƣợc tai biến, cách phát hiện và xử lý trong truyền dịch- truyền máu
8. Trình bày đƣợc truyền dịch- truyền máu đúng quy trình kỹ thuật
NỘI DUNG:
TIÊM TĨNH MẠCH
1. Khái niệm
- Tĩnh mạch là đƣa thuốc vào cơ thể theo đƣờng tĩnh mạch
- Thƣờng tiêm vào điểm “M” tĩnh mạch.Đối với trẻ em thƣờng tiêm vào tĩnh mạch
đầu, mu tay, cổ tay, tĩnh mạch hiển…
2. Chỉ định- chống chỉ định
* Chỉ định
- Những thuốc muốn có tác dụng nhanh
- Những thuốc muốn có tác dụng toàn thân
- Những thuốc ăn mòn các mô
- Dung dịch đẳng trƣơng, ƣu trƣơng với khối lƣợng lớn
- Máu, huyết tƣơng và các dung dịch keo
- Các huyết thanh trị liệu
- Natri salysylat
* Chống chỉ định
- Thuốc kích thích mạnh lên hệ tim mạch: Adrenalin…
- Những loại thuốc dầu: testosterol…
3. Quy trình kỹ thuật

32
3.1. Chuẩn bị người bệnh
- Thông báo, giải thích để ngƣời bệnh yên tâm
- Hỏi ngƣời bệnh đã bị phản ứng với thuốc gì chƣa?
- Đặt ngƣời bệnh ở tƣ thế thích hợp: nằm
3.2. Chuẩn bị dụng cụ

- Dụng cụ vô khuẩn - Dụng cụ sạch và thuốc


+ Khay chữ nhật, khay vô khuẩn + Cồn 700
+ Bơm kim tiêm thích hợp + Thuốc và hộp chống sốc
+ Kìm Kocher, ống cắm kim + Khay quả đậu, sổ thuốc
+ Bông gạc và hộp đựng bông cầu + Găng tay, gảo, gối kê tay
- Dụng cụ khác
3.3. Tiến hành
Thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu
- Lấy thuốc vào bơm tiêm
- Xác định vị trí tiêm
- Đặt gối kê tay dƣới vùng tiêm, đặt dây cao su
- Mang găng vô khuẩn
- Buộc garô phía trên vị trí tiêm 3cm
- Sát khuẩn vị trí tiêm
- Sát khuẩn tay điều dƣỡng
- Cầm bơm tiêm thẳng đứng, đẩy nhẹ nhàng nòng bơm tiêm ra
- 1 tay căng da, một tay cầm bơm tiêm chếch 1 góc khoảng 300 so với mặt da, đâm
qua da (có 2 cách đâm kim: 1 là đâm ở cạnh tĩnh mạch sau đó đƣa vào, 2 là đƣa kim ở
trên tĩnh mạch xuống)
- Rút nhẹ nòng bơm tiêm ra xem có máu không
- 1 tay giữ bơm tiêm, 1 tay mở nhẹ dây cao su, bơm thuốc từ từ, đồng thời quan sát
ngƣời bệnh
- Khi bơm hết thuốc, căng da rút kim
- Sát khuẩn tại vị trí tiêm
- Đặt ngƣời bệnh ở tƣ thế thoải mái và dặn dò những điều cần thiết

33
- Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ
4. Tai biến
- Tắc kim: do cục máu đông ở kim, rút kim thay kim khác
- Phồng nơi tiêm: do mũi vát nửa trong, nửa ngoài tĩnh mạch hoặc xuyên mạch hoặc
vỡ mạch. Phải điều chỉnh lại kim.
- Sốc, ngất do quá sợ, do phản ứng thuốc, do bơm thuốc quá nhanh hoặc đâm kim
nhiều lần không trúng. Ngừng tiêm ủ ấm báo bác sĩ
- Tắc mạch: do khí lọt vào lòng mạch. Biểu hiện: tím tái, ho sặc sụa, khó thở, hoặc
ngừng thở, đặt ngƣời bệnh nằm đầu dốc ngay, báo bác sĩ.
- Đâm nhầm động mạch: biểu hiện nóng ở bàn chân, bàn tay. Ngừng tiêm báo bác sĩ
- Gây hoại tử: do thuốc chệch ra ngoài tĩnh mạch. Xử trí: lúc đầu chƣờm nóng, lúc
hoại tử băng mỏng tránh nhiễm khuẩn, phải trích nếu ổ hoại tử lớn
- Nhiễm khuẩn:
+ Nhiễm khuẩn toàn thân: do không dảm bảo vô khuẩn
+ Nhiễm khuẩn lây: do vô khuẩn không tốt có thể lây viêm gan virut, nhiễm HIV.

TRUYỀN DỊCH
1. Mục đích
+ Truyền dịch là đƣa vào cơ thể ngƣời bệnh qua đƣờng tĩnh mạch một khối lƣợng
dung dịch, thuốc nhằm:
+ Nhanh chóng bù lại khối lƣợng tuần hoàn đã bị mất, nâng huyết áp
+ Đƣa thuốc vào cơ thể duy trì liên tục với thời gian dài để điều trị
+ Nuôi dƣỡng ngƣời bệnh với thời gian ngắn
+ Bồi phụ một số thành phần thiếu hụt
+ Giải độc, lợi tiểu khi bị ngộ độc, nhiễm độc

2. Nguyên tắc
- Thực hiện 3 kiểm tra 5 đối chiếu
- Kiểm tra DHST trƣớc khi truyền, nếu thấy bất thƣờng phải báo ngay bác sĩ
- Dịch truyền và các loại dụng cụ phải tuyệt đối vô khuẩn
- Tiến hành kỹ thuật: đúng quy trình, đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn

34
- Tuyệt đối không để không khí lọt vào tĩnh mạch
- Đảm bảo áp lực truyền dịch cao hơn áp lực máu của ngƣời bệnh
- Tốc độ chảy phải đúng theo y lệnh
- Theo dõi chặt chẽ tình trạng của ngƣời bệnh, phát hiện sớm các dấu hiệu phản ứng
và xử trí kịp thời.
- Không lƣu kim qua 24 -48 h trong cùng một vị trí
- Nơi tiếp xúc giữa kim và mặt da phải giữ vô khuẩn
3. Chỉ định
- Các trừơng hợp mất dịch, máu nhiều : ỉa chảy, mất máu, bỏng…
- Muốn duy trì nồng độ của thuốc: kháng sinh, thuốc nâng huyết áp..
- Ngƣời bệnh kém nuôi dƣỡng
- Trƣờng hợp nhiễm độc, nhiễm toan chuyển hóa.
4. Chống chỉ định
- Ngƣời bệnh suy tim nặng
- Ngƣời bệnh cao huyết áp
5. Các lọai dung dịch thƣờng dùng
- Đẳng trƣơng: NaCl 9‰, Glucosed 5%, NaHCO3 14‰, Ringer lactac…
- Ƣu trƣơng: Nacl 10-20 %, G 10-15 %, NaHCO3 5%...
- Dung dịch phân tử lƣợng lớn (Cao phân tử): huyết tƣơng, máu, acid amin…
6. Vị trí truyền
- Trẻ em: tĩnh mạch đầu, mu tay, cẳng tay, mắt cá trong cẳng chân…
- Ngừơi lớn: tĩnh mạch M ở nếp gấp khuỷu, cẳng tay mắt cá trong …
7. Quy trình truyền tĩnh mạch
* Chuẩn bị ngƣời bệnh
- Giải thích cho bệnh nhân việc mình sắp làm
- Đo các DHST
- Xem ngƣời bệnh có tiền sử dị ứng không?
- Vệ sinh vùng truyền, nhắc nhở ngƣời bệnh đi tiểu tiện trƣớc khi làm
- Để ngƣời bệnh nằm ở tƣ thế thoải mái
* Chuẩn bị dụng cụ
+ Vô khuẩn

35
- Thuốc dịch truyền theo bệnh
- Bộ dây truyền, kim truyền: kim bƣớm, luồn, catheter…
- Bông vô khuẩn, gạc, găng tay, cồn sát khuẩn (trắng 70o , iod)
+ Các dụng cụ khác
- Cọc truyền, quang treo
- Khay chữ nhật 2 chiếc 1 vô khuẩn và 1 sạch, khay hạt đậu, kìm kocher có mấu
hoặc không mấu.
- Kéo, băng dính, băng cuộn, nẹp, gối kê tay, tấm nylon để lót dƣới vùng truyền,
dây garo
- Máy đo huyết áp, ống nghe , đồng hồ bấm giây
- Phiếu truyền dịch, bảng theo dõi DHST
- Hộp chống sốc , thuốc theo y lệnh
- Hộp đựng vật sắc nhọn, xô đựng rác thải y tế, xô đựng rác thải sinh hoạt
* Kỹ thuật tiến hành
- Điều dƣỡng rửa tay đeo khẩu trang
- Thực hiện 3 kiểm tra 5 đối chiếu
- Sát khuẩn tay điều dƣỡng lần 1 bằng cồn 70 độ
- Mở nắp chai truyền, sát khuẩn nút chai, pha thuốc nếu có chỉ định
- Xé bào dây truyền, cắm dây truyền vào chai dịch(trƣớc khi cắm khóa dây truyền
lại)
- Treo chai dịch lên cọc truyền, đuổi khí trong bộ dây truyền
- Cắt băng dính
- Xác định vị trí tiêm, bộc lộ vùng tiêm, đặt nylon gối kê tay
- Đeo găng tay, buộc dây garo trên vị trí tiêm 3-5cm
- Sát khuẩn vị trí tiêm bằng cồn iod, sát khuẩn lại bằng cồn 70 độ
- Sát khuẩn lại tay điều dƣỡng lần 2
- Đƣa kim vào tĩnh mạch (1 tay căng da, 1 tay đâm kim chếch 30 độ)
- Khi thấy máu trào ra,1 tay tháo dây garo rồi mở khóa cho dịch chảy
- Cố định kim truyền cùng với gạc vô khuẩn phủ lên vùng truyền bằng băng dính
- Rút gối kê tay, dây cao su và nylon dứơi tay ngƣời bệnh .Nếu ngƣời bệnh hôn mê
thì cố định bằng nẹp

36
- Điều chỉnh tốc độ giọt theo y lệnh
- Ghi phiếu tiêm truyền và gắn vào chai
- Theo dõi, phát hiện tai biến (15’ theo dõi 1 lần, đặc biệt trong những phút đầu)
- Khi truyền xong khóa dây truyền rút kim
- Sát khuẩn lại bằng bông cồn
- Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu tiêm truyền, thời gian kết thúc và ghi hồ sơ
8. Tai biến, dấu hiệu, cách xử lý
* Tắc kim truyền
- Do cục máu đông
- Biểu hiện: dịch không chảy
- Xử trí: thay kim khác
* Phồng nơi tiêm
- Do chƣa đâm sâu qua lòng mạch hoặc nửa vát ở trong, nửa vát ở ngoài
- Xử trí: điều chỉnh kim
* Sốc
- Do tốc độ chảy nhanh quá gây suy tim, phù phổi cấp hoặc do dịch truyền, dây
truyền có các yếu tố gây sốc
- Biểu hiện: rét run khó thở, sắc mặt tái nhợt, mạch nhanh, huyết áp hạ
- Xử trí: Ngừng truyền, ủ ấm, báo bác sĩ
* Phù phổi cấp
Do truyền nhanh và truyền nhiều dịch
- Biểu hiện: ngừơi bệnh khó thở dữ dội, thở nhanh nông, sùi bọt hang mũi, miệng,
sắc mặt tím tái
- Xử trí: ngừng truyền, báo bác sĩ, khẩn trƣơng chuẩn bị phƣơng tiện, dụng cụ thuốc
để cấp cứu
* Tắc mạch phổi
- Do không khí lọt vào tĩnh mạch
- Biểu hiện : đau ngực dữ dội, khó thở
- Xử trí : ngừng truyền , báo bác sĩ, khẩn trƣơng chuẩn bị phƣơng tiện, dụng cụ,
thuốc để cấp cứu
* Nhiễm khuẩn

37
- Do dụng cụ hoặc điều dƣỡng thực hiện kỹ thuật không đảm bảo nguyên tắc vô
khuẩn.
9. Cách tính thời gian dịch truyền:

Tổng số dịch truyền x 20 giọt/ml


Tổng số thời gian (tính bằng phút) =
Số giọt/phút

TRUYỀN MÁU
1. Mục đích:
* Truyền máu là đƣa vào cơ thể ngƣời bệnh qua đƣờng tĩnh mạch một khối lƣợng
máu, nhằm mục đích:
- Bù đắp lại số lƣợng máu đã mất, nâng cao huyết áp.
- Bồi phụ một số yếu tố đông máu, ổn định huyết sắc tố
- Chống nhiễm khuẩn, nhiễm độc, vì máu cung cấp kháng thể
- Cung cấp oxy cho tế bào
* Cần nhớ rằng cần gì truyền nấy, không cần không truyền
2. Chỉ định
- Mất máu cấp: chảy máu trong trƣờng hợp chấn thƣơng (gây vỡ gan, lách, gãy xƣơng
lớn, vết thƣơng mạch máu), xuất huyết tiêu hóa nặng nhƣ: chảy máu dạ dày, chảy máu
tĩnh mạch thực quản…
- Thiếu máu nặng hay gặp trong các bệnh về máu nhƣ: suy tủy, bạch cầu cấp, mạn…
- Nhiễm khuẩn, nhiễm độc
3. Chống chỉ định:
- Các bệnh về van tim: Hẹp, hở hai lá, hở chủ…
- Viêm cơ tim
- Xơ cứng động mạch não. Cao huyết áp
- Chấn thƣơng sọ não, viêm não, não úng thủy… (tăng áp lực nội sọ)
- Viêm phổi, tâm phế mãn
4. Một số chế phẩm máu chỉ định:
- Máu toàn phần dùng khi ngƣời bệnh mất một số lƣợng máu quá nhiều (>30%)

38
- Khối hồng cầu: Thiếu máu mãn, chỉ định bắt buộc khi có suy tim, suy thận
- Hồng cầu rửa: Tan máu miễn dịch, truyền máu có phản ứng với protein huyết tƣơng
- Huyết tƣơng giàu tiểu cầu: Thiếu tiểu cầu, thiếu huyết tƣơng
- Khối tiểu cầu: Giảm tiểu cầu, nguy cơ xuất huyết
- Huyết tƣơng tƣơi đông lạnh: Rối loạn đông máu, Hemophilia chƣa rõ loại nào, bù
protein
- Tủa yếu tố VIII: Hemophilia A, mất fibrinogen, phối hợp với hồng cầu khối khi mất
máu nhiều.
- Huyết tƣơng đông lạnh bỏ tủa: Hemophilia B, suy gan, bỏng, phối hợp với hồng cầu
khối khi mất máu nhiều.
- Các chế phẩm khác: Ambumin, globulin
5. Phân loại các nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
* Phân loại nhóm máu:
- Phân loại nhóm máu dựa trên phản ứng kháng nguyên và kháng thể tác động lên
kháng nguyên cung cấp sẽ xảy ra hiện tƣợng ngƣng kết.
- Kháng nguyên nằm ở trên hồng cầu còn gọi là ngƣng kết nguyên, kháng thể trong
huyết tƣơng còn gọi là ngƣng kết tố.
- Máu ngƣời chia làm 4 nhóm theo hệ ABO
TÊN NHÓM MÁU Kháng nguyên trên màng Kháng thể trong huyết
hồng cầu (ngƣng kết nguyên) tƣơng (ngƣng kết tố)
A A β
B B α
AB A và B Không có
O Không có α và β

* Nguyên tắc truyền máu:


- Tốt nhất là truyền cùng nhóm máu tƣơng đồng
- Phải truyền cùng nhóm và chắc chắn có chỉ định của bác sĩ theo nguyên tắc A -> A;
B -> B, AB ->AB, O -> O
- Trƣớc khi truyền máu phải làm đầy đủ các xét nghiệm: nhóm máu, phản ứng chéo…
- Kiểm tra chất lƣợng túi máu bao gồm cả: số lƣợng, nhóm máu, nhãn hiệu, túi máu,
vô khuẩn, máu tuần hoàn phần có 2 phần rõ ràng…
- Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn trƣớc khi truyền máu

39
- Dụng cụ truyền đảm bảo vô khuẩn
- Tốc độ truyền đúng chỉ định
- Làm phản ứng sinh vật
- Chai máu đem về không để quá 30 phút trƣớc khi truyền
- Phải theo dõi chặt chẽ trong quá trình truyền máu
- Trƣờng hợp cấp cứu không có máu cùng nhóm, truyền theo sơ đồ, nhƣng không quá
500ml (không vƣợt quá 25% V máu của bệnh nhân)

A
O AB
B

6. Quy trình kĩ thuật truyền máu:


* Chuẩn bị bệnh nhân:
- Giải thích cho bệnh nhân việc mình sắp làm
- Đo các dấu hiệu sinh tồn
- Xem ngƣời bệnh có tiền sử dị ứng không? Kiểm tra lại các kết quả xét nghiệm
- Vệ sinh vùng truyền, nhắc nhở ngƣời bệnh đi tiểu trƣớc khi truyền
- Để ngƣời bệnh ở tƣ thế thoải mái
* Chuẩn bị dụng cụ
- Túi máu: Ngƣời bệnh không đƣợc nhận quá 1 đơn vị máu cùng một lúc
- Kiểm tra nhãn hiệu túi máu: Phải có nhãn và ghi đầy đủ các thông tin trên nhãn.
- Kiểm tra phẩm chất: Có nguyên vẹn không, có vón cục không?
- Đối chiếu: Túi máu có phù hợp với phiếu lĩnh máu không? Phản ứng chéo giữa túi máu và
máu của ngƣời bệnh có ngƣng kết không?
- Dây truyền máu: phải có màng lọc, khóa dây truyền ở dƣới bầu lọc
- Gói dụng cụ vô khuẩn: kim tiêm tĩnh mạch hoặc catheter, gạc…
- Chai NaCl 0,9%(nếu cần)
* Các dụng cụ khác
- Cọc truyền, quang treo, nẹp gỗ, gối kê tay…

40
- Khay chữ nhật vô khuẩn sạch, găng tay vô khuẩn, khay hạt đậu, kìm Kocher, kéo, bắt kền…
- Bộ đo dấu hiệu sinh tồn
- Thuốc theo y lệnh
- Hộp chống sốc
- Dụng cụ làm phản ứng chéo, nhóm máu: huyết thanh mẫu, phiến đá, lam kính…
7. Tiến hành
- Điều dƣỡng rửa tay, đeo khẩu trang
- Thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu
- Đối chiếu phiếu lĩnh máu với túi máu (lần 2)
- Kiểm tra chai dịch NaCl 0,9%
- Sát khuẩn tay điều dƣỡng lần 1 bằng cồn 70°
- Gắp dụng cụ đã hấp (bơm, gạc, kim..) ra khay vô khuẩn
- Kiểm tra lại túi máu: tên ngƣời bệnh, nhóm máu, yếu tố Rh…
- Nhẹ nhàng lắc đều túi máu , treo lên cọc chuyền
- Làm phản ứng hòa hợp: Định nhóm máu hệ ABO bằng huyết thanh mẫu và xét
nghiệm hòa hợp tại giƣờng
+ Điều dƣỡng chuẩn bị dụng cụ và huyết thanh
+ Bác sỹ thực hiện kỹ thuật: trên phiến đá khô đã hấp vô khuẩn có 2 hàng, mỗi hàng
3 vị trí, mỗi vị trí có một giọt huyết thanh theo thứ tự:
- Vị trí 1: Huyết thanh chống B
- Vị trí 2: Huyết thanh chống A
- Vị trí 3: Huyết thanh chống AB
- Cho một giọt máu ở túi máu vào bên cạnh từng vị trí huyết thanh ở hàng 1 và trộn
đều xem ngƣng kết.
- Lấy máu mao mạch ở đầu ngon tay áp út của ngƣời bệnh cho một giọt (nhỏ) vào bên
cạnh từng vị trí huyết thanh hàng 2, trộn đều xem ngƣng kết
- Căn cứ vào hiện tƣợng ngƣng kết để biết nhóm máu (nhóm máu mang tên kháng
nguyên)

Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3

41
Hàng 1: Huyết thanh Huyết thanh Huyết thanh
Máu ở túi máu chống B chống A chống AB
Hàng 2: Huyết thanh Huyết thanh Huyết thanh
Máu của chống B chống A chống AB
ngƣời bệnh

- Làm phản ứng ngƣng kết


- Lấy máu ở mao mạch đầu ngón tay áp út của ngƣời bệnh cho một giọt (nhỏ) trên lam
kính sau đó cho một giọt máu ở túi máu vào bên cạnh, trộn đều sau 3-5 phút xem kết
quả, nếu máu hòa đồng thì truyền đƣợc, nếu ngƣng kết thì không đƣợc truyền.
- Lắp dây truyền máu vào chai nƣớc muối sinh lý, đuổi khí
- Xác định vị trí tiêm, bộc lộ vùng tiêm, dặt nylon, gối kê tay
- Buộc dây garo trên vị trí tiêm 3-5 cm
- Sát khuẩn vị trí tiêm bằng cồn iod, sát khuẩn lại bằng cồn 70°
- Sát khuẩn lại tay điều dƣỡng lần 2
- Đƣa kim vào tĩnh mạch (1 tay căng da, 1 tay cầm kim đâm chếch 30°)
- Khi thấy máu trào ra, tháo dây garo, mở khóa cho dịch chảy
- Cố định kim truyền cùng với gạc vô khuẩn phủ lên vùng truyền bằng băng dính
- Rút gối kê tay, dây cao su và nylon dƣới tay ngƣời bệnh. Nếu ngƣời bệnh hôn mê thì
cố định bằng nẹp
- Làm phản ứng sinh vật: cho chảy bình thƣờng đƣợc 4ml máu, sau đó cho chảy chậm
8-10 giọt/1 phút trong vòng 5 phút, nếu không có hiện tƣợng gì xảy ra thì cho chảy
bình thƣờng 20ml, sau đó cho chảy chậm 8 – 10 giọt/ 1 phút trong vòng 5 phút, nếu
không có hiện tƣợng gì xảy ra thì tiếp tục cho chảy bình thƣờng theo y lệnh.
- Điều chỉnh tốc độ giọt theo y lệnh
- Ghi phiếu tiêm truyền và gắn vào chai
- Theo dõi, phát hiện tai biến (15 phút theo dõi một lần, đặc biệt trong những phút đầu)
- Khi máu trong túi còn khoảng 10ml, ngừng truyền, để lại chứng.
- Khóa dây truyền rút kim.
- Rút khuẩn lại bằng bông cồn.
- Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu tiêm truyền, thời gian kết thúc và ghi hồ sơ.

42
* Chú ý:
- Hƣỡng dẫn ngƣời bệnh và gia đình họ tuyệt đối không đƣợc thay đổi tốc độ truyền
- Khi cảm thấy khó thở, rét run… phải báo ngay cán bộ y tế.
8. Tai biến
* Tai biến tức thì :
- Truyền nhầm nhóm máu
- Nguyên nhân: Do định nhầm nhóm máu, sai kỹ thuật, do kiểm tra không kỹ nhầm
bệnh nhân, do nhầm bệnh phẩm.
- Dấu hiệu: Truyền đƣợc 1-2ml, ngƣời bệnh thấy khó thở, đau ngực, hoảng sợ, rét run,
mạch nhanh yếu, huyết áp hạ, đau cột sống dữ dội….
- Xử trí:
+ Ngƣng truyền, mời bác sỹ đến và ngân hàng máu đến định lại nhóm máu tại giƣờng
+ Nhanh chóng thực hiện y lệnh cấp cứu ngƣời bệnh: Thở oxy, truyền glucose 5%...
+ Thực hiện quy định pháp lý: Mời nhân viên truyền máu đến để kiểm tra lại nhóm
máu, niêm phong túi máu, lập biên bản.
* Shock phản vệ:
- Nguyên nhân: Thƣờng do protein huyết thanh
- Biểu hiện: Rét run, khó thở,sắc mặt tái nhợt, mạch nhanh, huyết áp hạ
- Xử trí: ngừng truyền, ủ ấm, báo bác sỹ
* Rét run nổi mề đay:
- Nguyên nhân: Thƣờng do các chất trung gian bạch cầu giải phóng
- Dấu hiệu: Rét run, nổi mề đay có thể kèm theo sốt
- Xử trí: Khóa đƣờng truyền lại, ủ ấm, kháng viêm Histamin
* Nhiễm khuẩn huyết:
- Nguyên nhân: Do chai máu bị nhiễm khuẩn
- Dấu hiệu: Triệu chứng của sốt cao, mệt mỏi, hốc hác, khó thở, mạch nhanh…
- Xử trí: Khóa đƣờng truyền; đo lại mạch, huyết áp, báo cáo bác sỹ…
* Tai biến chậm:
- Tan máu miễn dịch (do không phù hợp nhóm phụ, xuất hiện vào ngày 4-11)
- Nhiễm mầm bệnh: Virus HIV, HbsAg, ký sinh trùng sốt rét
- Hội chứng xuất huyết sau truyền máu

43
* Một số tai biến khác
- Do kỹ thuật truyền: Truyền nhanh, quá tải: gây suy tim, phù phổi cấp
- Ngƣng truyền báo bác sỹ.

44
BÀI 7: LẤY BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM.

MỤC TIÊU:
1. Trình bày kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch làm xét nghiệm.
2. Trình bày kỹ thuật lấy máu mao mạch làm xét nghiệm.

NỘI DUNG:
- Kỹ thuật lấy máu để làm xét nghiệm
- Có rất nhiều xét nghiệm về máu nhƣ: Xét nghiệm về sinh hóa, tế bào vi khuẩn…
- Có hai loại lấy máu: Lấy máu mao mạch và lấy máu tĩnh mạch.
- Lấy máu mao mạch
- Chuẩn bị ngƣời bệnh
- Đối chiếu ngƣời bệnh với hồ sơ: Tên, tuổi, số giƣờng, số buồng.
- Thông báo và giải thích cho ngƣời bệnh về mục đích và thủ thuật sắp tiến hành.
- Chuẩn bị dụng cụ:
 Dụng cụ vô khuẩn: Bơm tiêm, kim tiêm.
 Dụng cụ khác:
- Cồn 70 độ, cồn iod, bông cầu, bát đựng bông.
- Ống nghiệm dán nhãn: Họ tên, tuổi , khoa, phòng….
- Phiếu xét nghiệm, hồ sơ bệnh án.
- Kẹp kocher, ống cắm kềm.
- Dây garo
- Khay quả đậu có nƣớc, khay chữ nhật.
- Gối nhỏ bọc nilon, găng tay.
- Quy trình kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch làm xét nghiệm

TT CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH


1 Điều dƣỡng đội mũ, rửa tay, đeo khẩu trang
Chuẩn bị ngƣời bệnh , chuẩn bị dụng cụ
2 Để ngƣời bệnh nằm ở tƣ thế phù hợp, chọn tĩnh mạch, đặt gối kê tay.
3 Điều dƣỡng sát khuẩn tay , garo trên vùng lấy máu 3-5 cm.

45
4 Sát khuẩn vị trí lấy máu từ trong ra ngoài theo hình xoáy ốc 2 lần, điều dƣỡng đi
găng vô khuẩn.
5 Một tay căng da, một tay cầm bơm tiêm, đâm kim chếch 30 độ so với mặt da
tĩnh mạch, thấy máu trào ra. rút từ từ lƣơng máu , theo dõi sắc mặt ngƣời bệnh,
tháo dây garo.
6 Rút kim đặt bông cầu vào vị trí lấy máu, yêu cầu ngƣời bệnh gấp tay lại.
7 Tháo kim, bơm nhẹ vào ống nghiệm, bỏ kim vào hộp đựng vật sắc nhọn, lắc nhẹ
ống máu.
8 Giúp ngƣời bệnh về tƣ thế thỏai mái, dặn ngƣời bệnh những điều cần thiết.
9 Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ, gửi bệnh phẩm lên phòng xét nghiệm.

Lấy máu mao mạch:


- Áp dụng trong trƣờng hợp:
 Tìm ký sinh trùng sốt rét, lấy máu khi ngƣời bệnh lên cơn sốt.
 Tìm ấu trùng giun chỉ: Lấy máu lúc 12h hoặc 24h.
- Chuẩn bị ngƣời bệnh:
 Đối chiếu ngƣời bệnh với hồ sơ: Tên, tuổi, địa chỉ, số giƣờng, số buồng.
 Thông báo giải thích cho ngƣời bệnh việc sắp làm để ngƣời bệnh yên tâm, hƣớng
dẫn những điều cần thiết.
- Chuẩn bị dụng cụ:
 5 phiến kính, kim vô khuẩn hoặc lancett
 Bông tẩm cồn và bông khô
 Bút chì, túi giấy, khay quả đậu.
 Găng tay

STT CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH


1 Điều dƣỡng đội mũ, rửa tay, đeo khẩu trang
Chuẩn bị ngƣời bệnh, chuẩn bị dụng cụ
2 Sát khuẩn tay, đi găng, sát khuẩn đầu ngón tay bệnh nhân. Dùng ngón
cái và ngón trỏ bóp chặt đầu ngón tay ngƣời bệnh

46
3 Dùng kim đâm 1 bên đầu ngón tay bệnh nhân. Lau bỏ giọt máu đầu, lấy
giọt thứ 2 lên giữa phiến kính làm giọt đàn.
4 Lau khô ngón tay bệnh nhân lần 2, cầm ngón tay bệnh nhân bóp nhẹ lấy
giọt thứ 2 lớn hơn làm giọt đặc.
5 Cầm hai cạnh của phiến kính phía dƣới làn máu , chấm một đầu phiến
kính khác vào đỉnh giọt máu, tạo với phiến kính chứa máu 1 góc 30 độ
dàn giọt máu, không cho kính chạm vào tay.
6 Dùng góc cạnh của kính trộn giọt máu theo chuyển động tròn đƣờng
kính 1cm, ngừng động tác ngoáy ở trung tâm lớp máu, tạo giọt máu có
viền mỏng.
7 Ghi tên ngƣời bệnh số giƣờng lên lam kính , để khô, gói lại gửi phòng
xét nghiệm
8 Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ bệnh án.

47
BÀI 8: THÔNG TIỂU, RỬA BÀNG QUANG
MỤC TIÊU:
1. Trình bày đƣợc chỉ định, chống chỉ định và kỹ thuật thông tiểu thƣờng nam và
nữ.
2. Trình bày đƣợc mục đích và chỉ định bơm rửa bàng quang.
NỘI DUNG:
1. THÔNG TIỂU.
1.1. Mục đích:
- Thông tiểu là phƣơng pháp dùng ống thông đƣa qua niệu đạo vào bàng quang để lấy
nƣớc tiểu ra ngoài và điều trị bệnh
1.2. Chỉ định và chống chỉ định:
1.2.1. Chỉ định:
- Bí tiểu
- Thông tiểu trƣớc khi mổ, trƣớc khi đẻ.
- Bệnh nhân hôn mê.
- Lấy nƣớc tiểu xét nghiệm tìm vi khuẩn để chuẩn đoán các bênh về hệ tiết niệu.
1.2.2. Chống chỉ định:
- Nhiễm khuẩn niệu đạo.
- Dập rách niệu đạo.
- Chấn thƣơng tuyến tiền liệt.
Nếu không có thể gây tổn thƣơng niệu đạo
1.3. Nguyên tắc chung
- Dụng cụ (nhất là ống thông) phải tuyệt đối vô khuẩn để tránh nhiễm khuẩn ngƣợc
dòng.
- Kỹ thuật thực hiện phải đúng quy trình và vô khuẩn.
- Động tác phải nhẹ nhàng (tránh thô bạo) nếu vƣớng mắc phải làm lại hoặc bảo bệnh
nhân há miệng thở đều để giảm co thắt niệu đạo.
- Phải lấy nƣớc tiểu giữa bãi (nếu cần lấy nƣớc tiểu thử vi khuẩn) nên lấy trực tiếp vào
ống nghiệm vô khuẩn.
- Không để lƣu ống thông quá 48h.
- Không thông đái nhiều lần trong ngày

48
- Nếu bệnh nhân bí tiểu phải rút nƣớc tiểu chậm và không rút hết nƣớc tiểu trong bàng
quang sẽ làm giảm áp lực đột ngột và gây chảy máu.
- Theo dõi bệnh nhân trong và sau khi thông tiểu để phát hiện những dấu hiệu bất
thƣờng để xử trí kịp thời.
1.4. Chuẩn bị:
1.4.1. Dụng cụ vô khuẩn:
- Khay men vô khuẩn, khăn trải khay vô khuẩn.
- Ống Nelaton, foley (số 14, 16 cho ngƣời lớn, số 8-10 cho trẻ em)
- Găng tay vô khuẩn, kim kocher có mấu
- Săng có lỗ, bông, gạc.
- Dầu paraffin đẫ hấp tiệt khuẩn.
- Bơm tiêm vô khuẩn 20ml.
- Ống nghiệm 3 cái, dây potylen (nếu có dẫn lƣu).
1.4.2. Dụng cụ sach:
- Khay chữ nhật 1 cái.
- Khay quả đậu 2 cái.
- Vải nilon lót dƣới mông ngƣời bệnh.
- Thuốc sát khuẩn: thuốc đỏ 2%, thuốc tím 0,1%
- Lọ đựng dung dịch sát khuẩn.
- Nƣớc xà phòng, nƣớc đun sôi để nguội
- Kéo, băng dính, giá để ống nghiệm, bô đựng nƣớc tiểu, túi đựng nƣớc tiểu
- Đèn soi hoặc đèn pin.
- Bình phong.
1.4.3. Người bệnh:
- Đối chiếu hồ sơ ngƣời bệnh.
- Thông báo để ngƣời bệnh biết việc sắp làm.
- Giải thích để ngƣời bệnh yên tâm, hƣớng dẫn cách hít vào dài và dặn nhẹ để giãn cơ
thắt bàng quang.
- Ngƣời bệnh nằm ngửa, dƣới mông trải vải nilon, đùi co và hơi dạng
1.5. Quy trình kĩ thuật
1.5.1. Thông tiểu nam bằng ống thông cao su:

49
Các bƣớc tiến hành.
TT
1 Điều dƣỡng đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay.
Chuẩn bị dụng cụ.
Đối chiếu, giải thích
2 Che bình phon, trải nilon dƣới mông ngƣời bệnh. Cởi quần, cho bệnh nhân nằm
ngửa, chống chân.
3 Điều dƣỡng sát khuẩn tay, mở khay lót dung dịch sát khuẩn , đi găng vô khuẩn,
trải săng có lỗ , đặt khay quả đậu vô khuẩn giữa 2 đùi ngƣời bệnh
4 Một tay lót gạc cầm dƣơng vật, kéo lui bao qui đầu để lộ lỗ tiểu, sát khuẩn lỗ tiểu
và qui đầu 3 lần từ trong ra ngoài. Bôi dầu nhờn vào ống thông 15-20cm.
5 Nâng dƣơng vật vuông góc với thành bụng, đƣa ống thông nhẹ nhàng vào lỗ tiểu
khoảng 10cm , khi cảm thấy vƣớng thì hạ dƣơng vật xuống song song với thành
bụng và tiếp tục đƣa ống thông vào 10-15cm, có nƣớc tiểu chảy ra.
6 Nếu làm xét nghiệm: bỏ nƣớc tiểu đầu bãi, lấy nƣớc tiểu vào ống nghiệm, nƣớc
tiểu còn lại cho chảy vào khay quả đậu đến khi hết.
Nếu lƣu ống thông: đƣa ống thông vào thêm 3-5cm, bơm bóng chèn, nối đầu ống
thông vào túi chứa nƣớc tiểu.
6 Rút bóng chèn (nếu có) gập kẹp ống, rút ra, bỏ vào khay quả đậu.
Lau khô bộ phận sinh dục, bỏ nilon, mặc quần áo, giúp ngƣời bệnh về tƣ thế thoải
mái.
8 Thu dọn dụng cụ, rửa tay.Ghi phiếu theo dõi điều dƣỡng , gửi bệnh phẩm (nếu có)

1.5.2.Quy trình kỹ thuật thông tiểu nữ:


TT Các bƣớc tiến hành
1 Điều dƣỡng, đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay.
Chuẩn bị dụng cụ.
Chuẩn bị bệnh nhân.
2 Che bình phòng. Trải nilon dƣới mông ngƣời mông ngƣời bệnh. Cởi quần,
cho ngƣời bệnh nằm tƣ thế sản khoa.
3 Điều dƣỡng sát khuẩn tay, rót dung dịch sát khuẩn, đi găng vô khuẩn trải săng
lỗ, đặt khay quả đậu vô khuẩn giữa 2 đùi ngƣời bệnh.
4 Sát khuẩn môi lớn, môi nhỏ, lỗ tiểu. Bôi dầu nhờn vào ống thông 5-7cm
5 Đƣa ống thông nhẹ nhàng vào lỗ tiểu khoảng 4-5cm, có nƣớc tiểu chảy ra
6 - Nếu làm xét nghệm: Bỏ nƣớc tiểu đầu bãi, lấy nƣớc tiểu vào ống nghiệm,
nƣớc tiểu còn lại cho vào khay quả đậu đến khi hết.
- Nếu lƣu ống thông: Đƣa ống thông vào thêm 3-5 cm, bơm bóng chèn, nối đầu
ống thông vào túi chứa nƣớc tiểu.

50
7 Rút bóng chèn (nếu có), gập hoặc kẹp ống, rút ra, bỏ vào khay quả đậu.
Lau khô bộ phận sinh dục, bỏ nilon, mặc quần áo, giúp ngƣời bệnh về tƣ thế
thoải mái.
8 Thu dọn dụng cụ, rửa tay.
Ghi phiếu theo dõi điều dƣỡng, gửi bệnh phẩm (nếu có chỉ định)

1.6. Theo dõi tai biến và xử trí


1.6.1. Theo dõi:
- Sắc mặt, nhịp thở, đau vùng thƣợng vị.
- Số lƣợng, màu sắc, tính chất nƣớc tiểu.
- Theo dõi ngƣời bệnh có sốt, đái dắt, đái buốt không.
1.6.2. Tai biến:
- Thủng niệu đạo, bàng quang do đƣa ống thông thô bạo.
- Chảy máu do thông khó khăn hoặc thông nhiều lần.
- Nhiễm khuẩn bàng quang và thận do kỹ thuật vô khuẩn không tốt, do thông đái
nhiều lần.
1.6.3 Chú ý:
- Phải đảm bảo vô khuẩn.
- Không nên thông tiểu nhiều lần, và lƣu ống thông kéo dài.
- Thao tác phải nhẹ nhàng.
- Khi rút nƣớc tiểu chậm, nên thực hiện từ từ, nếu lấy nhanh quá dễ gây xung huyết,
chảy máu trong bàng quang.
2. Kỹ thuật rửa bàng quang
2.1. Đại cương.
- Rửa bàng quang cho ngƣời bệnh là đƣa một số lƣợng dung dịch thuốc sát khuẩn vào
bàng quang qua niệu đạo để rửa sạch bàng quang nhằm mục đích làm sạch bàng
quang, để bơm thuốc vào điều trị bệnh, tránh tắc ống thông.
2.2.Chỉ định và chống chỉ định
2.2.1.Chỉ định:
- Bàng quang bị nhiễm trùng.
- Sát khuẩn bàng quang trƣớc khi mổ và sau khi mổ

51
- Bàng quang bị chảy máu nhẹ.
- Ngƣời bị đặt ống thông tiểu liên tục.
- Mổ cắt tử cung âm đạo.
2.2.2.Chống chỉ định:
- Nhiễm khuẩn niệu đạo.
- Dập rách niệu đạo, chấn thƣơng tuyến tiền liệt.
2.3.Chuẩn bị :
Chuẩn bị bệnh nhân:
- Đối chiếu hồ sơ bệnh nhân.
- Động viên tƣ tƣởng để ngƣời bệnh yên tâm, dặn ngƣời bệnh những điều cần hợp tác
với nhân viên y tế khi thực hiện (giải thích với gia đình bệnh nhân khi bệnh nhân hôn
mê).
- Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục

Chuẩn bị dụng cụ:


- Dụng cụ vô khuẩn: bộ dụng cụ vô khuẩn nếu ngƣời bệnh chƣa đƣợc đặt thông tiểu,
dung dịch rửa theo chỉ định của bác sĩ, bộ dây rửa bàng quang. Hộp dụng cụ rửa bàng
quang vô khuẩn nhƣ gạc miếng, gạc củ ấu, bông cầu, kìm, khay hạt đậu, bát đựng
dung dịch sát khuẩn, găng tay vô khuẩn.
- Dụng cụ sạch: tấm nilon, kéo, băng dính, túi nilon hoặc khay quả đậu đựng đồ bẩn.

TT CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH


1 Đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay.
Chuẩn bị dụng cụ.
Chuẩn bị bệnh nhân.
2 Che bình phong trải tấm nilon dƣới mông bệnh nhân, cởi quần, cho ngƣời
bệnh nằm trong tƣ thế sản khoa.
3 Sát khuẩn tay, mở khay rót dung dịch sát khuẩn, đi găng vô khuẩn trải săng
có lỗ, đặt khay quả đậu vô khuẩn giữa hai đùi bệnh nhân.

RỬA BẰNG HỆ THỐNG DÂY DẪN

52
1 Pha betadin hoặc thuốc vào chai dung dịch rửa , nối dây dẫn với chai dịch,
treo chai dịch lên giá cách mặt giƣờng 60-80cm
2 Tháo rời đầu nối túi tiểu cho vào khay quả đậu, lắp dây dẫn dịch vào khay
quả đậu, lắp dây dẫn dịch vào ống thông tiểu, cố định hệ thống nối.
Chỉnh khóa cho dịch chảy vào bàng quang khoảng 250ml, khóa lại, dùng
tay xoa vùng bàng quang.
3 Sau 30 phút nối ống thông với túi đựng nƣớc tiểu cho dịch chảy từ bàng
quang ra hết, rửa đến khi nƣớc chảy ra trong là đƣợc.

RỬA BẰNG BƠM TIÊM:


4 Pha betadin hoặc ống thuốc vào chai dung dịch rửa.
5 Sát khuẩn đầu nối, tháo đầu rồi nối túi nƣớc tiểu cho vào khay hạt đậu.
Hút dịch rửa vào bơm tiêm, lắp bơm tiêm vào đuôi ống thông bơm vào
bàng quang khoảng 250ml
6 Cho dịch chảy từ bàng quang ra hết hoặc dùng bơm tiêm hút dịch ra, quan
sát đánh giá rửa, tiếp tục rửa đến khi nƣớc trong.
7 Thay túi nƣớc tiểu mới (nếu cần), lau khô vùng sinh dục. Giúp ngƣời bệnh
về tƣ thế thoải mái, dặn ngƣời bệnh những điều cần thiết.
8 Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi phiếu chăm sóc.

53
BÀI 9: CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐƢA THỨC ĂN VÀO CƠ
THỂ
MỤC TIÊU:
1. Trình bày đƣợc nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn.
2. Trình bày đƣợc một số chế độ ăn theo trạng thái bệnh lý.
3. Trình bày đƣợc kỹ thuật cho ngƣời bệnh ăn qua ống thông.
NỘI DUNG:
1. Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn cho ngƣời bệnh.
- Đối với ngƣời bệnh mà nhu cầu dinh dƣỡng có khác nhau, chế độ ăn của trẻ khác ngƣời lớn,
nhu cầu dinh dƣỡng của ngƣời già khác các lứa tuổi. Chế độ ăn bệnh lý chia ra làm nhiều loại và
tuân theo một số nguyên tắc sau.
+ Đảm bảo chất lƣợng và tỷ lệ: Giữa các chất protid, lipid, glucid, vitamin, muối khoáng, calo.
+ Đảm bảo về protid
- Khi bị bệnh, protid của ngƣời bệnh tiêu hao nhiều, do vậy khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ lƣợng
protid để chống đỡ với bệnh tật, trong đó protid động vật phải chiếm 30-50% nhiều nhất là 65%.
Khi rối loạn tiêu hoá tỉ lệ protid, glucid khác với tỉ lệ bình thƣờng, có thể tăng chất này, giảm
chất khác hoặc bỏ hẳn.
2. Một số chế độ ăn theo trạng thái bệnh lý
* Chế độ ăn hạn chế sợi và xơ
- Bình thƣờng trong thức ăn có các sợi và xơ, chất này hay có trong các loại rau củ, vỏ ngoài của
tế bào thực vật. Tác dụng của chất sợi và xơ là kích thích co bóp của ống tiêu hoá nhất là nhu
động ruột. Đối với ngƣời bệnh có tổn thƣơng ở đƣờng tiêu hoá cần hạn chế thức ăn có sợi và xơ.
- Khi chọn thực phẩm sử dụng ta nên tránh các thức ăn sau:
+ Đậu đỗ các loại
+ Sắn, ngô, khoai phơi khô.
+ Khoai rán, thịt có gân, sụn.
+ Các thứ rau dƣa.
+ Hoa quả có chứa nhiều bã: dƣa, lê, táo…
- Nên chọn các thực phẩm nhƣ:
+ Sữa, bơ, trứng
+ Khoai nghiền bỏ xơ

54
+ Rau thật non
+ Nƣớc ép hoa quả.
- Khi chế biến cần chú ý các đặc điểm sau:
+ Rau quả nghiền nhỏ hoặc nấu thật nhừ.
+Thịt cá hầm kĩ để các sợi xơ biến thành keo lỏng.
+ Gạo giã nhỏ, xay sát kỹ.
- Áp dụng: ngƣời bệnh bị viêm loét dạ dày tá tráng, viêm ruột hay tổn thƣơng các đƣờng khác ở
ruột.
* Chế độ ăn hạn chế chất béo
- Tránh ăn các loại thức ăn:
+ Thịt nhiều mỡ, mỡ động vật, thức ăn rán.
+ Chocolat, trứng, gia vị.
- Nên dùng:
+ Bột gạo, thịt nạc, cá luộc.
+ Dùng dầu thực vật.
+ Dùng nƣớc trà pha loãng, hoa quả ép.
- Áp dụng: ngƣời bệnh gan, mật, béo phì, tim mạch.
* Chế độ ăn hạn chế protid.
- Mục đích: tránh hiện tƣợng tăng urê huyết.
- Nên sử dụng thức ăn có chứa glucid: bánh mì, khoai, nƣớc hoa quả bơ và thức ăn có chứa ít
protein, bột đậu nành.
- Tránh dùng các thức ăn chứa nhiều protid nhƣ thịt, cá, trứng, sữa, ca cao, phomat, thức ăn họ
đậu.
- Áp dụng: Bệnh viêm cầu thận cấp, mạn, suy thận cấp, suy thận mạn.
* Chế độ ăn tăng protid.
- Mục đích: Cung cấp đủ lƣợng protid cho cơ thể.
- Áp dụng:
+ Hội chứng thận hƣ.
+ Ngƣời bị các bệnh mạn tính gây suy mòn cơ thể nhƣ lao, nhiễm khuẩn lâu ngày,
thiếu máu, viêm gan thời kỳ hồi phục.

55
+ Các bệnh ngoại khoa: gãy xƣơng, giai đoạn hồi sức sau mổ, bỏng giai đoạn suy
mòn…
- Không áp dụng:
+ Bệnh nhân suy thận có urê huyết tăng.
+ Bệnh nhân hôn mê gan có gan nặng.
- Nên dùng các thức ăn giàu protid thịt cá trứng sữa, tôm, cua…..
Chú ý: Đảm bảo cân đối giữa protid động vật và protid thực vật vá cân đối giữa các
thành phần khác: glucid và lipid.
*Chế độ ăn hạn chế muối.
- Mục đích: Làm giảm lƣợng Na đƣa vào cơ thể trong lúc mà cơ thể có hiện tƣợng ứ
đọng Na
- Các hình thức hạn chế:
+ Hạn chế tuyệt đối: Chỉ ăn 1-2g NaCl/ngày. Khi nấu không cho muối, tránh dùng
các thực phẩm thiên nhiên có chứa sẵn muối nhƣ: cà rốt, cá biển, sữa bò, trứng, rau
muống…
Nên ăn cháo đƣờng, sữa đậu nành, nƣớc ép hoa quả….
Áp dụng cho những trƣờng hợp viêm cầu thận cấp, mạn tính, suy tim có phù, phù cấp
tính do những nguyên nhân khác.
+ Hạn chế tƣơng đối muối: Đƣợc dùng các loại thực phẩm có sẵn trong thiên nhiên
nhƣ thịt cá trứng sữa, rau muống.
Nên dùng: Thức ăn lỏng hoặc đặc, cháo, trứng, thịt băm rang nhỏ, sữa bò trộn lẫn
sữa đậu nành, rau luộc, cá rán. Khi chế biến không cho muối.
Áp dụng với ngƣời bệnh có phù kéo dài nhƣ suy tim nhẹ, ngƣời bệnh điều trị bằng
corticoid kéo dài
3. Các phƣơng pháp đƣa thức ăn vào cơ thể:
Có nhiều hình thức đƣa thức ăn vào cơ thể ngƣời bệnh tuỳ theo tình trạng bệnh lý:
− Ngƣời bệnh đƣợc nuôi dƣỡng bằng cách cho ngƣời bệnh ăn qua đƣờng miệng.
− Ngƣời bệnh đƣợc nuôi dƣỡng bằng cách cho ngƣời bệnh ăn qua ống thông mũi dạ
dày, hoặc ống thông mũi ruột non.
− Ngƣời bệnh đƣợc nuôi dƣỡng bằng cách cho ngƣời bệnh ăn qua lỗ mở dạ dày ra da,
hoặc mở ruột non ra da...
− Ngƣời bệnh đƣợc nuôi dƣỡng bằng cách nhỏ từng giọt vào hậu môn (hiện nay ít
dùng vì chức năng sinh lý của đại tràng chỉ hấp thu đƣợc nƣớc, do vậy cách này
thƣờng đƣợc dùng để cho thuốc nhỏ giọt qua đƣờng hậu môn).

56
− Ngƣời bệnh đƣợc nuôi dƣỡng qua đƣờng tĩnh mạch.
2. Nuôi ăn qua miệng
Áp dụng: Bệnh nhân tỉnh táo, nuốt đƣợc nhƣng không tự ăn đƣợc.
Chuẩn bị ngƣời bệnh:
- Kiểm tra tên ngƣời bệnh đối chiếu hồ sơ, thực đơn theo tình trạng bệnh lý trong hồ
sơ.
- Thông báo, giải thích cho ngƣời bệnh biết việc sắp làm, động viên ngƣời bệnh,
hƣớng dẫn những điều cần thiết, xếp lại giƣờng bệnh cho gọn gàng.
- Để ngƣời bệnh thoải mái thuận tiện phù hợp với tình trạng bệnh lý.
- Rửa tay cho ngƣời bệnh.
Chuẩn bị dụng cụ:
- Trƣớc khi chuẩn bị dụng cụ điều dƣỡng đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay.
- Một khay ăn bao gồm:
+ Bát, đĩa, thìa, dao, đĩa.
+ Khăn ăn, khăn mặt bông nhỏ.
+ Nƣớc uống, cốc uống nƣớc.
+ Thức ăn tráng miệng.
+ Khay hạt đậu.
Kỹ thuật tiến hành:
- Lấy thức ăn ra bát hoặc đĩa.
- Sắp xếp vào khay ăn cho đẹp mắt.
- Mang khăn ăn đến giƣờng bệnh, đặt nơi thích hợp.
- Choàng khăn ăn trƣớc ngực ngƣời bệnh, để ngƣời bệnh tƣ thế đầu cao.
- Cho ngƣời bệnh súc miệng, rửa tay cho ngƣời bệnh.
- Lấy cơm và thức ăn vào bát, xúc cho ngƣời bệnh ăn từng thìa một ( nếu ngƣời bệnh
không tự làm lấy đƣợc)
- Động viên ngƣời bệnh để ngƣời để ngƣời bệnh ăn ngon miệng và ăn hết suất.
- Cho ngƣời bệnh ăn hoa quả tráng miệng, cho uống nƣớc và lau miệng.
- Bỏ khăn quàng cổ, đặt ngƣời bệnh về tƣ thế phù hợp, dặn ngƣời bệnh những điều
cần thiết.
- Thu dọn dụng cụ:
+ Rửa sạch khay, các dụng cụ khác bằng xà phòng và nƣớc sạch.
+ Lau khô và để vào nơi quy định.
- Ghi hồ sơ:
+ Ngày giờ ăn.
+ Khẩu phần ăn, số lƣợng, loại thức ăn.
+ Ngƣời bệnh tự ăn hay cần giúp đỡ.
+ Lý do ngƣời bệnh ăn ít hay không ăn.
+ Tên ngƣời cho ăn.
Những điểm cần chú ý:
- Phải loại bỏ những yếu tố làm ngƣời bệnh ăn mất ngon (bô, vịt, ống nhổ.. ổ trong
phòng).
- Khi ngƣời bệnh ăn phải có thái độ ân cần, vui vẻ, luôn động viên ngƣời bệnh.
- Đảm bảo ngƣời bệnh đƣợc ăn đúng giờ quy định.
- Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khi ngƣời bệnh ăn.

57
- Trong khi cho ngƣời bệnh ăn nên giải thích, động viên, hƣớng dẫn những vấn đề về
dinh dƣỡng và chế độ ăn bệnh lý cho ngƣời bệnh.
3. Nuôi ăn qua ống thông mũi dạ dày
Áp dụng: Bệnh nhân hôn mê, co giật, uốn ván , chấn thƣơng vùng hàm mặt, gãy
xƣơng hàm cần phải cố định, ung thƣ vòm họng, thực quản, trẻ đẻ non phản xạ bú
nuốt kém, ngƣời bệnh đang thở máy.
Không áp dụng: Tổn thƣơng thực quản, bỏng thực quản, áp xe thành họng, các lỗ
thòng thực quản.
Chuẩn bị ngƣời bệnh:
- Kiểm tra tên ngƣời bệnh đối chiếu với hồ sơ, thực đơn theo tình trạng bệnh lý trong
hồ sơ.
- Thông báo, giải thích cho ngƣời bệnh biết thủ thuật sắp làm: động viên ngƣời bệnh,
hƣớng dẫn ngƣời bệnh những điều cần thiết để ngƣời bệnh hợp tác (nếu ngƣời bệnh
tỉnh).
- Để tƣ thế ngƣời bệnh thoải mái thuận tiện phù hợp với tình trạng bệnh.
Chuẩn bị dụng cụ
- ống thông cho ăn (Tube Levine).
- Ly đựng thức ăn theo y lệnh, nhiệt độ 37-400, số lƣợng 250-300ml.
- Ly đựng nƣớc uống đƣợc.
-Chất trơn (paraffine hoặc glycerince hoặc nƣớc hoặc vaseline).
- Tăm bông để vệ sinh mũi.
- Que đè lƣỡi.
- Gạc miếng.
- Bơm tiêm 50ml hoặc ống bơm hút.
- Khăn bông.
- Tấm nylon.
- Bồn hạt đậu.
- ống nghe.
- Găng tay sạch.
- Giấy thử.
- Túi đựng rác y tế.
- Băng dính.
- Kim tây.
- Dây thun.
Tiến hành:
Báo và giải thích cho ngƣời bệnh
Cho ngƣời bệnh ngồi hoặc nằm đầu cao, mặt quay về phía điều dƣỡng
Choàng tấm nilon và khăn qua cổ ngƣời bệnh
Vệ sinh 2 lỗ mũi (nếu đặt ở mũi), nếu đặt đƣờng miệng phải có canun để chèn.
Đặt bồn hạt đậu cạnh má
Rửa tay, mang găng tay sạch
Đo ống từ cánh mũi (miệng) đến trái tai, từ trái tai đến mũi ức
Làm dấu bằng băng keo nhỏ
Dùng gạc cầm Tube Levine nhúng vào ly nƣớc làm trơn ống, vẩy cho ráo nƣớc ở đầu
ống ( hoặc bôi trơn ống bằng vaselin)

58
Cầm đầu ống thông nhƣ kiểu cầm bút, một tay cầm phần ống còn lại (đã cuộn) đƣa
ống thông nhẹ nhàng qua mũi hoặc miệng ngƣời bệnh. Khi đƣa ống vào sâu khoảng
10cm, bảo ngƣời bệnh nuốt đồng thời một tay nâng đầu ngƣời bệnh cho có hơi gập về
phía trƣớc, một tay đẩy ống thông vào đến chỗ đánh dấu.
Dùng que đè lƣỡi kiểm tra ống qua khỏi hầu
Đƣa tube Levine vào tiếp tục theo nhịp nuốt của ngƣời bệnh, đến mức làm dấu
Thử ống: đi từng bƣớc một:
- Rút dịch trong dạ dày thử trên giấy quì nếu là acid, thì ống đã vào đúng dạ dày .
- Bơm hơi vào dạ dày (khoảng 10- 30ml) và đặt ống nghe vùng thƣợng vị để kiểm tra,
nếu nghe tiếng động khi bơm không khí là chắc ống thông đã nằm trong dạ dày
Cố định ống ở mũi hoặc má
Gắn phễu vào đầu tube Levine
Cho ít nƣớc vào ống - tráng ống
Cho thức ăn vào từ từ với áp lực nhẹ (phễu cách mặt ngƣời bệnh 15-20cm) và cho liên
tục tránh để bọt khí vào
Tráng ống sạch bằng nƣớc chín
Lau khô và che chở kín đầu tube Levine
Nếu lƣu ống thông thì phải nút kín đầu ống, khi rút ống thông cần phải rút ống từ từ
đến khi còn khoảng 20cm thì kẹp chặt lại hoặc gập ống thông, rút nhanh ra hết
Cố định ống ở đầu giƣờng
Lau sạch miệng mũi ngƣời bệnh, tháo găng tay.
Giúp ngƣời bệnh tiện nghi
Dọn dẹp dụng cụ, rửa tay, ghi hồ sơ
Những điểm cần lƣu ý:
- Phải chắc chắn ống thông vào đúng dạ dày thì mới đƣợc
- Thu dọn dụng cụ để vào nơi quy định.
- Ghi hồ sơ: ngày giờ cho ăn, loại thức ăn, số lƣợng,
- Phải theo dõi cẩn thận lần ăn đầu tiên.
- Khi đƣa ống thông vào dạ dày nếu thấy ngƣời bệnh ho sặc sụa thì phải rứt ống ngay,
khi cho ăn để đầu ngƣời bệnh cao khoảng 30o .
- Tránh để ngƣời bệnh bị trào ngƣợc thức ăn.
- Ống thông không đƣợc để quá 48 giờ.

59
HÌNH: Nuôi ăn qua ống thông mũi dạ dày
− Duy trì tƣ thế nằm đầu cao 30 phút sau khi cho ăn.
− Thay ống mỗi 5-7 ngày hoặc thay khi ống bị bẩn.
4. Mở dạ dày ra da
4.1. Chỉ định
− Không ăn qua đƣờng miệng đƣợc, cũng không thể đặt ống qua thực quản đƣợc:
phỏng thực quản, ung thƣ thực quản.
− Tình trạng ngƣời bệnh phải cho ăn bằng ống kéo dài nhiều ngày >1 tháng.
4.2. Bất lợi
− Dễ bị nhiễm trùng chân ống dẫn lƣu.
− ống dễ sút ra ngoài.
− Dễ bị xuất huyết nơi mở dạ dày ra da.
− Và còn một số bất lợi giống nhƣ cho ăn qua ống thông.
4.3. Lƣu ý
− Tráng ống trƣớc và sau khi cho ăn.
− Chăm sóc ống dẫn lƣu hằng ngày: vùng da xung quanh, vị trí ống thông, phát hiện
sớm các biến chứng.
− Sau khi cho thức ăn phải che chở kín đầu ống thông.
5. Nhỏ từng giọt vào hậu môn
Phƣơng pháp này ít thông dụng vì ruột thẳng là phần cuối của ruột già, là nơi nhận
những cặn bã của quá trình tiêu hóa, không có men tiêu hóa, chỉ có khả năng hấp thụ
một số chất bã đƣợc phân hủy ở giai đoạn đơn giản nhƣ: glucid, acid amin..., khả năng
hấp thụ chậm, niêm mạc ruột dễ bị kích thích.
5.1. Chỉ định: cắt bỏ dạ dày, không thể nuôi ăn qua các đƣờng khác.
5.2. Nhƣợc điểm: hiệu quả dinh dƣỡng kém, nên chủ yếu dùng cho thuốc nhỏ giọt
vào trực tràng để điều trị.
5.3. Lƣu ý

60
− Trƣớc khi nhỏ từng giọt vào hậu môn phải thụt rửa sạch trực tràng.
− Thức ăn phải lỏng, dễ tiêu.
− Đây là phƣơng pháp sạch: trƣớc khi cho ăn phải thụt tháo sạch trƣớc đó 1-2giờ.
− Dung dịch cho ăn từ 100-200cc, nhiệt độ 37-400C.
− Dùng ống Sonde Rectal sâu 10cm.
− Cho ăn với áp lực thấp (cách mặt giƣờng 30cm).
− Số giọt trung bình 40 giọt/phút.
− Theo dõi ngƣời bệnh: đau bụng, tiêu chảy.
6. Nuôi ăn qua đƣờng tĩnh mạch
Là đƣa vào máu dung dịch mà cơ thể có thể sử dụng ngay đƣợc, áp dụng cho những
ngƣời bệnh giải phẫu qua đƣờng tiêu hóa, ngƣời bệnh suy kiệt, ngƣời bệnh mất nƣớc
và điện giải, mất máu và huyết tƣơng, hoặc dùng hỗ trợ thêm khi các đƣờng cho ăn
khác không hiệu quả.
6.1. Chỉ định
− Không thể nuôi ăn bằng những đƣờng khác.
− Hỗ trợ trong trƣờng hợp ngƣời bệnh ăn uống quá kém.
− Thay thế tạm thời khi không thể đƣa thức ăn vào dạ dày.
6.2. ích lợi
− Cung cấp đầy đủ nhu cầu năng lƣợng và dinh dƣỡng.
− Chất dinh dƣỡng đƣợc hấp thu trực tiếp vào máu.
6.3. Bất lợi
− Đắt tiền.
− Tai biến: dễ gây phản ứng thuốc, các tai biến do truyền dịch.
− Làm cho cơ quan tiêu hóa kém hoạt động.
− Nhiễm trùng (viêm tĩnh mạch), tắc mạch do bọt khí.
− Tổn thƣơng cơ học (mạch máu, thần kinh, mô), viêm cuống tĩnh mạch.
− Phản ứng dị ứng, rối loạn chức năng gan, thận máu.
− Chất đƣa vào không đủ loại, không có sự tham gia của bộ máy tiêu hóa.
− Khó sử dụng tại nhà, nhất là ngƣời bệnh bị kích động.
6.4. Điều cần lƣu ý
− Tuyệt đối vô khuẩn khi tiêm truyền.
− Cho tốc độ chậm 30 giọt/phút, theo y lệnh.
− Nên tiêm vào tĩnh mạch lớn.
− Không nên pha lẫn các loại thuốc khác vào dung dịch.
− Theo dõi các loại biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi truyền.

61
BÀI 10: CHO NGƢỜI BỆNH THỞ OXY
MỤC TIÊU:
1. Trình bày đƣợc các nguyên nhân làm cơ thể thiếu oxy và các dấu hiệu,
triệu chứng thiếu oxy
2. Trình bày đƣợc nguyên tắc tiến hành cho ngƣời bệnh thở oxy
3. Trình bày đƣợc kỹ thuật cho ngƣời bệnh thở oxy
NỘI DUNG:
1. Nguyên nhân làm cơ thể thiếu oxy.
- Tắc nghẽn đƣờng hô hấp vì bất cứ nguyên nhân gì: đờm, dãi, dịch, dị vật, co thắt,
sƣng nề.
- Hạn chế hoạt động của lồng ngực ví dụ: hậu phẫu ở bụng, chấn thƣơng lồng ngực,
bệnh lý của cột sống, tình trạng viên nhiễm nhƣ viêm phúc mạc.
- Suy giảm chức năng của hệ thần kinh có tham gia quá trình hô hấp, ví dụ: viêm não,
chấn thƣơng sọ não, hôn mê, bệnh nhân gây mê toàn thân, tai biến mạch máu não và
các bệnh gây liệt nhƣ: bại liệt, đa xơ cứng.
- Cản trở sự khuếch tán của khí trong phổi: tình trạng này thƣờng do khối u trong phổi
và các bệnh nhƣ: khí phế thũng, tắc mạch phổi và chấn thƣơng.
- Thiếu oxy trong không khí do điều kiện, hoàn cảnh môi trƣờng. Ví dụ: môi trƣờng
quá nóng, quá nhiều khói, sƣơng hoặc không khí quá loãng ở nơi có áp suất khí quyển
cao.
2. Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu oxy
- Bệnh nhân kêu khó thở. Bệnh nhân thƣờng kêu: “tôi không thở đƣợc” hoặc “tôi cảm
thấy là bị nghẹt thở”.
- Bệnh nhân thƣờng phải ngồi dậy để thở
- Bệnh nhân biểu hiện lo âu, hoảng hốt, bồn chồn.
-Vật vã kích thích
- Giảm thị lực
- Trí nhớ giảm, có thể bị lẫn lộn
- Giảm trƣơng lực và sự phối hợp cử cơ
- Trong giai đoạn đầu huyết áp, mạch và tần số hô hấp tăng vì tim đập tăng lên để đáp
ứng nhu cầu oxy của cơ thể

62
- Trong giai đoạn muộn: bệnh nhân có biểu hiện tím tái, thở dốc, rút làm co kéo các cơ
hô hấp, huyết áp và mạch giảm, mất khả năng vận động đi lại.
Xét nghiệm phân tích khí máu động mạch thấy PaCO2 giảm
3. Liệu pháp oxy
Nguyên tắc tiến hành cho ngƣời bệnh thở oxy
 Liệu pháp thở oxy
+ Lƣu lƣợng thở qua sonde mũi hầu: 1-6 l/phút
Thở qua mặt nạ đơn giản: 8-12 l/phút
Thở qua mặt nạ có túi: đủ mạnh để không bị xẹp xuống
+ Đậm độ oxy nồng độ oxy không cho thở >21%
+ Độ ẩm tốt đảm bảo vì O2 là một chất khô
Phòng tránh nhiễm khuẩn
- Dụng cụ vô khuẩn
- Thay ống thông và đổi bên lỗ mũi 8 giờ/ lần
- Luôn giữ ống thông khô (tránh tắc ống)
Phòng tránh khô đƣờng hô hấp
- Làm ẩm oxy bằng dung dịch sạch
- Động viên bệnh nhân thƣờng xuyên uống nƣớc (uống ít một mỗi lần hoặc nhấp
giọng nhiều lần)
Phòng cháy nổ
- Dùng biển “cấm lửa” hoặc “không hút thuốc” treo ở khu vực đang cho bênh nhân
thở oxy.
- Căn dặn bệnh nhân ngƣời nhà bệnh nhân, khách thăm không đƣợc sử dụng vật phát
lửa nhƣ: bật lửa, diêm, nến, đèn dầu…
- Các thiết bị dùng điện phải có dây tiếp đất để tránh sự phát tia lửa điện.
- Hạn chế vận chuyển bình oxy
4. Kỹ thuật tiến hành
4.2.1 Thở bằng ống thông mũi hầu
+ Chuẩn bị bệnh nhân
- Thông báo và giải thích cho bệnh nhân về thủ thuật sắp làm. Động viện bệnh nhân
hít vào qua đƣờng mũi để tránh làm loãng nồng độ oxy

63
- Đặt bệnh nhân nằm tƣ thế thích hợp, thoải mái (thông thƣờng đặt bệnh nhân ở tƣ thế
nửa nằm nửa ngồi) nhƣng phải đảm bảo đƣờng hô hấp đƣợc thông thoát.
+ Chuẩn bị dụng cụ
- Ống thông mũi hầu dùng một lần hoặc ống thông Nelaton vô khuẩn cỡ số thích hợp:
trẻ em dùng cỡ số 8 hoặc 10.
Ngƣời lớn nam giới dùng cỡ số 12 hoặc 14
Ngƣời lớn phụ nữ dùng cỡ 10 hoặc 12
- Bình oxy, áp lực kế, lƣu lƣợng kế, dây dẫn, ống nối tiếp…
- Bình làm ống đựng nƣớc cất hoặc nƣớc chín (đổ 1/2 bình)
- Dầu nhờn vô khuẩn hoặc cốc đựng nƣớc chín
- Gạc 2-3 miếng
- Băng dính, kéo
- Kim băng
- Đèn pin hoặc đèn soi và cái đè lƣỡi.
+ Kỹ thuật tiến hành
- Rửa tay
- Chuẩn bị và sắp xếp dụng cụ.
- Đƣa dụng cụ đến giƣờng bệnh. Nhận định bệnh nhân
- Đánh giá chung về tình trạng của bệnh nhân, lƣu ý về tình trạng hô hấp tuần hoàn.
Để biết tình trạng bệnh nhân trƣớc khi áp dụng thủ thuật
- Hƣớng dẫn giải thích cho bệnh nhân, chú ý giải thích về tầm quan trọng của thủ
thuật sắp làm. Thông báo cho bệnh nhân và ngƣời nhà biết về những quy tắc an toàn
trong khi bệnh nhân đang thở oxy.
- Hút đờm dãi cho bệnh nhân, nếu cần thiết rồi đặt bệnh nhân ở tƣ thế nửa nằm nửa
ngồi hoặc nằm ngửa kê gối mỏng dƣới vai phù hợp với bệnh để làm thông đƣờng hô
hấp và giúp bệnh nhân thở dễ dang hơn. Tƣ thế Flowler hoặc bán Flowler cho phép sự
giãn nở tốt hơn của lồng ngực.
- Lắp ráp hệ thống thở oxy và kiểm tra lại sự hoạt động của toàn bộ hệ thống.
Mở van điều chỉnh lƣu lƣợng oxy 3 l/phút. Nhúng một đầu ống thông vào cốc nƣớc
nếu thấy có bóng nổi lên chứng tỏ sự thông suốt của toàn bộ hệ thống. Sau khi thử
xong, đóng van lại

64
- Đo và đánh dấu thông
Cách đo: đo từ đỉnh mũi tới dái tai.Sau khi đo xong dùng mảnh băng dính để đánh dấu
điểm vừa đo. Để đảm bảo đầu ống thông đƣợc đƣa vào đúng vị trí, không bị sâu quá
không nông quá
- Bôi trơn đầu ống thông
+ Bơm kem bôi trơn tan trong nƣớc ra miếng gạc vuông rồi xoay đầu ống qua đó
(không đƣợc dùng các loại dầu bôi trơn thông thƣờng nhƣ glycerin hoặc paraffine…)
+ Nếu không có kem hòa tan trong nƣớc thì chỉ cần nhúng đầu ống vào trong cốc
nƣớc sau đó vẩy nhẹ cho hết nƣớc đọng.
- Vặn van điều chỉnh lên 3l/phút trƣớc khi đƣa ống thông vào.
- Nhẹ nhàng đƣa ống thông vào một bên lỗ mũi cho đến khi ống thông tới điểm đánh
dấu chạm vào bờ lỗ mũi. Có thể dùng đè lƣỡi và đèn soi để kiểm tra vị trí của đầu ống
thông. Nếu thấy đầu ống thông ở vị trí cạnh lƣỡi gà thì phải rút ống thông lại một chút
cho đến khi không nhìn thấy thì thôi.
- Bôi trơn đầu thông để đƣa ống vào đƣợc dễ dàng, tránh gây tổn thƣơng đầu niêm
mạc nhầy ở mũi. Không dùng các loại dầu bôi trơn thông thƣờng (dầu khoáng) để đề
phòng trƣờng hợp bệnh nhân hít phải có thể gây kích thích nặng ở phổi hoặc viêm
phổi dạng mỡ.
- Luồng oxy đi qua ống thông sẽ, tránh đƣợc sự tắc ống thông do dịch xuất tiết trong
khi đƣa ống thông vào.
Phải kiểm tra vị trí đầu ống vì nếu đầu ống ở vị trí quá sâu thì bệnh nhân sẽ nuốt vào
nhiều oxy gây chƣớng bụng và khó chịu…
- Dán băng dính cố định ống thông có thể dán vào vào một bên mũi và má hoặc dán
vào đỉnh mũi và trán. Gài kim băng để cố định ống vào vỏ gối hoặc áo của bệnh nhân.
- Dán băng dính và cài kim băng để khi bệnh nhân cử động cung không làm thay đổi
vị trí của ống thông.
- Điều chỉnh lƣu lƣợng theo chỉ định
- Đánh giá lại tình trạng bệnh nhân về màu da, tình trạng, tính chất hô hấp và các dấu
hiệu sinh tồn khác nhƣ mạch và huyết áp.
- Treo bảng “cấm lửa” vào vị trí dễ nhìn thấy nhất và kiểm tra lại các quy tắc an toàn
xem đã thực hiện chƣa.

65
- Thu dọn dụng cụ: đƣa các dụng cụ sạch vào vị trí cũ. Xử lý các dụng cụ bẩn theo
quy định.
- Ghi chép vào hồ sơ chăm sóc.
Nội dung ghi chép
+ Tình trạng bệnh nhân trƣớc khi thở oxy
+ Thời gian bắt đầu thực hiện thủ thuật, lƣu lƣợng oxy/phút
+ Tình trạng bệnh nhân sau khi làm thủ thuật và trong quy trình thở oxy.
+ Ngƣời thực hiện kí tên
4.2.2. Thở oxy qua mặt nạ
- Mặt nạ là một dụng cụ phủ kín miệng và mũi của bệnh nhân đƣợc dùng để cho bệnh
nhân thở oxy trong những trƣờng hợp khẩn cấp hoặc khi bệnh nhân bị tổn thƣơng mũi,
hầu. Thở bằng mặt nạ có thể cung cấp nồng độ oxy cao (tham khảo bảng dƣới đây).
Một số ít đƣợc thiết kế để có thể cung cấp oxy đạt tới nồng độ 90%. Tuy nhiên ngƣời
ta ít khi chỉ định cho thở oxy với nồng độ cao hơn 60% để đề phòng mối nguy hiểm
do ngộ độc oxy.
- Thở oxy qua mặt nạ không nên áp dụng trong các trƣờng hợp sau:
 Bệnh hô hấp, tuần hoàn gây khó thở, tím tái kinh niên
 Hen phế quản
 Lao xơ lan rộng
- Nồng độ oxy tính theo lƣợng lít/ phút
Qua ống thông mũi hầu Qua mặt nạ
1 lít – 24% 5 -6 lít – 40%
2 lít – 28% 6 -7 lít – 50%
3 lít – 32% 7-8 lít – 60%
4 lít – 36 %
5 lít – 40%

+ Chuẩn bị bệnh nhân


Nhƣ chuẩn bị bệnh nhân phần thở oxy qua ống thông mũi hầu
+ Dụng cụ:
- Bình oxy, áp lực kế, lƣu lƣợng kế.

66
- Bình làm ẩm, đựng nƣớc cất hoặc nƣớc chín.
- Mặt nạ theo chỉ định cỡ số thích hợp ( dùng loại mặt nạ có bình thở lại hoặc không
có bình thở lại là tùy thuộc bệnh nhân cần nồng độ oxy cao hay thấp)
- Dây dẫn, ống nối tiếp.
+ Kỹ thuật tiến hành:
- Thực hiện các bƣớc từ 1 – 6 nhƣ trong kỹ thuật cho thở oxy qua đƣờng thông mũi
hầu.
- Động viên bệnh nhân tự cầm và điều khiển mặt nạ theo chỉ dẫn (nếu bệnh nhân tự
làm đƣợc)
- Đƣa mặt nạ về phía mặt bệnh nhân và áp mặt nạ từ phía mũi xuống miệng.
- Vặn van điều chỉnh lƣu lƣợng oxy theo chỉ định.
- Điều chỉnh mặt nạ cho khít với mặt bệnh nhân.
- Mặt nạ phải áp sát với mặt bệnh nhân để sao cho càng ít oxy thoát ra qua khe hở
giữa mặt nạ với da mặt càng tốt.
- Cố định băng co giãn quanh đầu bệnh nhân. Buộc băng vừa phải không chật quá làm
mặt nạ bị xê dịch khỏi vị trí đúng.
- Thực hiện tiếp các bƣớc 14 – 17 nhƣ trong kỹ thuật oxy qua đƣờng mũi hầu, cần lƣu
ý một số điểm sau:
- Phải quan sát da mặt của bệnh nhân ở vùng mặt bệnh nhân xem có bị kích thích do
dị ứng với chất cao su hoặc nhựa của mặt nạ không?
- Sau khoảng 1 giờ 30 phút – 2 giờ phải tháo mặt nạ ra lau khô lại mặt nạ và lau cho
bệnh nhân. Hoặc khi thấy mặt nạ đọng nhiều mồ hôi muối thì phải tháo ra lau khô
ngay. Để làm cho bệnh nhân thoải mái dễ chịu.
- Ghi hồ sơ ngày giờ thực hiện, tốc độ thở oxy, tình trạng bệnh nhân trƣớc, trong và
sau khi cho thở oxy.

67
BÀI 11: KỸ THUẬT THAY BĂNG RỬA VẾT THƢƠNG

MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng.
1. Kể đƣợc 6 mục đích của thay băng rửa vết thƣơng.
2. Trình bày đƣợc 8 nguyên tắc chung khi thay băng rửa vết thƣơng.
3. Trình bày đƣợc các bƣớc tiến hành thay băng và cắt chỉ vết thƣơng.
NỘI DUNG:
1. Mục đích
- Để nhận định, đánh giá tình trạng vết thƣơng.
- Che chở và ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
- Giữ vết thƣơng sạch sẽ và mau lành.
- Thấm hút chất bài tiết
- Đắp thuốc vào vết thƣơng nếu cần.
- Tạo điều kiện để quá trình liền sẹo của vết thƣơng diễn biến tốt.
2. Nguyên tắc chung:
- Đảm bảo tuyệt đối nguyên tắc vô khuẩn.
- Dụng cụ thay băng phải đảm bảo tiêu chuẩn, mỗi ngƣời bệnh có 1 bộ dụng cụ riêng.
- Thực hiện thao tác nhẹ nhàng, nhanh chóng, không làm tổn thƣơng thêm các tổ chức
khác.
- Đủ bông gạc thấm hút dịch trong 24h.
- Che kín vết thƣơng, ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
- Vết thƣơng nhiễm khuẩn, vùng hậu môn phải chuẩn bị dụng cụ riêng
- Thay băng theo nguyên tắc: vết thƣơng sạch thay trƣớc, vết thƣơng bẩn thay sau.
- Vết thƣơng có mủ phải lấy mủ vào ống nghiệm nuôi cấy vi khuẩn làm và làm kháng
sinh đồ.
3. Quy trình thay băng rửa vêt thƣơng
3.1. Chuẩn bị địa điểm
- Buồng riêng để thay băng: thoáng khí, đủ ánh sáng, đảm bảo vô khuẩn.
- Đối với ngƣời không thể đi lại đƣợc, thì tiến hành thay băng tại giƣờng.
3.2. Chuẩn bị người bệnh

68
- Chuẩn bị về mặt tâm lý: Giải thích, động viên ngƣời bệnh để họ an tâm cùng hợp
tác.
- Chuẩn bị tƣ thế: Để ngƣời bệnh thoải mái, thuận tiện cho điều dƣỡng thực hiện.
3.3. Chuẩn bị dụng cụ.
- Dụng cụ vô khuẩn: Mỗi ngƣời một hộp riêng, gồm:
+ Khay hạt đậu
+ Kìm có mấu, không mấu: Kẹp phẫu tích; kéo thẳng, cong…
+ Bông gạc, cốc đựng dung dịch sát khuẩn, găng tay…
- Dụng cụ sạch.
+ Băng cuộn, băng dính, kéo cắt băng
+ Thuốc, dung dịch sát khuẩn (cồn 70°, Ôxy già, ete, bentadine, nƣớc muối sinh
lý…)
- Dụng cụ sạch:
+ Vải nilon …
+ Khay quả đậu
+ Xô đựng rác…
3.4. Tiến hành quy trình
* Vết thƣơng thông thƣờng
- Đặt ngƣời bệnh ở tƣ thế thuận lợi
- Trải nilon ở dƣới vết thƣơng
- Tháo băng cũ bằng găng sạch hoặc bằng kẹp, bỏ băng bẩn vào khay hạt đậu hoặc túi
nylon.
 Nếu băng bị dính: Đổ dung dịch NaCl 0,9% vào
 Nếu băng dính khó bóc: Dùng ether
- Quan sát trình trạng vết thƣơng
- Điều dƣỡng sát khuẩn tay, mở hộp dụng cụ, đi găng vô khuẩn.
- Lấy kẹp phẫu tích gắp bông nhúng vào dung dịch sát khuẩn, chuyển sang kẹp thứ 2
rồi rủa vết thƣơng nhiều lần cho tới lúc sạch (sát khuẩn vết thƣơng từ trên xuống dƣới
3 lần, rồi sát khuẩn xung quanh vết thƣơng)
- Dùng gạc thấm khô vết thƣơng và xung quanh vết thƣơng
- Đắp thuốc nếu có chỉ định.Đắp gạc phủ kín vết thƣơng

69
- Dùng băng dính hoặc băng cuộn vết thƣơng
- Đặt ngƣời bệnh ở tƣ thế thoải mái
- Thu dọn dụng cụ
- Ghi nhận xét, kết quả thay băng vào hồ sơ, sổ thay băng
* Vết thƣơng nhiễm khuẩn:
- Đặt ngƣời bệnh ở tƣ thế thuận lợi
- Trải nylon ở dƣơi vết thƣơng
- Tháo băng cũ bằng găng sạch hoặc bằng kẹp, bỏ băng bẩn vào khay hạt đậu hoặc túi
nylon
 Nếu băng bị dính: Đổ dung dịch NaCl0,9% vào
 Nếu băng dính khó bóc: Dùng ether
- Quan sát trình trạng vết thƣơng
- Điều dƣỡng sát khuẩn tay, mở hộp dụng cụ, đi găng vô khuẩn
- Lấy kẹp phẫu tích gắp bông nhúng vào dung dịch sát khuẩn, chuyển sang kẹp thứ 2
rồi rửa vết thƣơng.
- Rửa xung quanh vết thƣơng trƣớc.
- Nặn hết mủ trong vết thƣơng ra.
- Rửa trực tiếp vết thƣơng: Nếu có nhiều ngõ ngách thì dùng oxy già, rồi rửa sạch
bằng NaCl 0,9%.
- Cắt lọc hết tổ chức nhiễm khuẩn.
- Rửa lại vết thƣơng.
- Dùng gạc thấm khô vết thƣơng, sát khuẩn bằng betadine.
- Đắp thuốc nếu có chỉ định. Đắp gạc phủ kín vết thƣơng.
- Đặt ngƣời bệnh ở tƣ thế thoải mái
- Thu dọn dụng cụ
- Ghi nhận xét, kết quả thay băng vào hồ sơ, sổ thay băng.
* Cắt chỉ vết thƣơng:
- Chỉ định:
+ Vết thƣơng khô: Cắt chỉ mổ ngày thứ 7
+ Vết thƣơng nhiễm khuẩn: Cắt chỉ sớm vào ngày thứ 2 hoặc 3, cắt cách quãng, đến
ngày thứ 7. Cắt nốt.

70
- Chuẩn bị dụng cụ: nhƣ thay băng
- Kỹ thuật tiến hành:
+ Đặt ngƣời bệnh ở tƣ thế thuận lợi
+ Trải nilon ở dƣới vết thƣơng
+ Tháo băng cũ bằng găng sạch hoặc kẹp, bỏ băng bẩn vào khay hạt đậu hoặc túi
nilon.
• Nếu băng bị dính: Đổ dung dịch NaCl 0,9% vào.
• Nếu băng dính khó bóc: Dùng ether
+ Quan sát tình trạng vết thƣơng
+ Điều dƣỡng sát khuẩn tay, mở hộp dụng cụ, đi găng vô khuẩn.
+ Sát trùng vết thƣơng:
• Lấy kẹp phẫu tích gắp bông nhúng vào dung dịch sát khuẩn, chuyển sang kẹp thứ 2
rồi sát khuẩn vết thƣơng.
• Sát khuẩn từ trên xuống dƣới 3 lần, rồi sát khuẩn xung quanh vết thƣơng.
+ Dùng gạc thấm khô vết thƣơng và xung quanh vết thƣơng
+ Dùng kẹp gắp một miếng gạc để cạnh vết thƣơng
+ Tay trái dùng kẹp giữ nút chỉ, tay phải dùng kéo cắt chỉ ở gần sát mặt da.
+ Rút nhẹ nhàng sợi chỉ đã cắt
+ Lần lƣợt cắt đến hết hoặc cắt quảng
+ Sát khuẩn vết thƣơng bằng betadine
+ Đắp thuốc nếu có chỉ định, đắp gạc phủ kín vết thƣơng
+ Dùng băng dính hoặc băng cuộn băng vết thƣơng
+ Đặt bệnh nhân ở tƣ thế thoải mái
+ Thu dọn dụng cụ
+ Ghi hồ sơ
* Những điểm cần lƣu ý:
- Thực hiện kỷ thuật thay băng rửa vết thƣơng phải tuyệt đối vô khuẩn.
- Phải thay băng rửa vết thƣơng sạch trƣớc, vết thƣơng nhiễm khuẩn rửa sau.

71
BÀI 12: HÖT ĐỜM DÃI
MỤC TIÊU
1. Trình bày mục đích của hút đờm dãi.
2. Nêu đƣợc chỉ định hút đờm dãi.
3. Chuẩn bị đƣợc đúng ngƣời bệnh, dụng cụ và tiến hành hút đờm dãi cho
ngƣời bệnh đúng quy trình kỹ thuật.

1. Mục đích của hút đờm dãi


Hút đờm dãi cho ngƣời bệnh là kỹ thuật dùng một ống thông nối với một
máy hút, đƣa vào mũi miệng, họng hoặc đƣa qua nội khí quản, canuyn mở
khí quản nhằm mục đích nhƣ hút dịch, đờm dãi bị tắc nghẽn trong đƣờng hô
hấp của ngƣời bệnh ra ngoài. Hay nói cách khác hút đờm dãi nhằm mục đích
khai thông đƣờng hô hấp cho ngƣời bệnh.
2. Các trƣờng hợp hút đờm dãi
- Ngƣời bệnh có nhiều đờm dãi không khạc ra đƣợc.
- Ngƣời bệnh hôn mê tăng tiết đờm dãi.
- Ngƣời bệnh hít phải chất nôn.
- Ngƣời bệnh mở khí quản, đặt nội khí quản, thở máy.
- Trẻ ngay sau đẻ.
3. Nguyên tắc chung
- Phải đảm bảo kỹ thuật vô khuẩn khi hút đờm dãi để tránh gây bội nhiễm
cho ngƣời bệnh.
- Phải thƣờng xuyên hút đờm dãi cho ngƣời bệnh để đƣờng hô hấp luôn
đƣợc thông thoáng, không đƣợc tắc nghẽn nhƣng không đƣợc hút quá 3 –
5 lần, mỗi lần hút không quá 10- 15 giây. Hút nhiều lần liên tục và lâu
gây thiếu oxy, loạn nhịp tim.
- Không đƣợc hút quá sâu và phải đảm bảo áp lực hút: Ngƣời lớn hút với
áp lực từ 100 – 120mmHg, Trẻ em: 50 – 75 mmHg. Với trẻ em nếu hút
với lực mạnh sẽ làm tổn thƣơng niêm mạc đƣờng hô hấp.
72
- Nếu không có máy hút có thể dung bơm tiêm 50 – 100ml và ống sonde
để hút.
4. Quy trình hút đờm dãi
4.1. Chuẩn bị ngƣời bệnh: Ngƣời bệnh nằm ngửa, đầu thấp( kê gối dƣới
vai).
4.2. Chuẩn bị ngƣời điều dƣỡng
- Điều dƣỡng có đủ mũ, áo, khẩu trang.
- Rửa tay thƣờng quy.
4.3. Chuẩn bị dụng cụ, phƣơng tiện
Máy hút, hộp dụng cụ vô khuẩn: gạc, ống hút( cỡ to nhỏ tùy ngƣời
bệnh), kềm kocher, cốc, găng tay. Dung dịch NaCl 0,9%, chậu đựng
dung dịch sát khuẩn để ngâm ống thông, túi đựng đồ bẩn.
4.4. Kỹ thuật tiến hành
 Hút thông đƣờng hô hấp trên
- Đặt ngƣời bệnh tƣ thế thuận tiện
- Cắm điện vào máy, mở máy để kiểm tra và điều chỉnh áp lực. Xé túi
đựng ống thông, mang găng tay, lắp ống thống vào đầu dây máy hút và
hút một ít nƣớc vào ống. Đƣa ống thông vào các vị trí: khoang miệng,
hầu, mũi sau, dƣới lữoi, góc hàm…..
- Bật công tắc cho máy hút. Tiến hành hút: Mỗi lần hút không quá 15 giây,
không hút quá 5 lần/ đợt. Hút xong tắt máy, tháo ống thông và cho vào
dung dịch khử khuẩn. Giúp ngƣời bệnh nằm tƣ thế thoải mái.
 Hút dịch khí quản( qua ống nội khí quản hoặc canuyn khí quản)
- Xé túi đựng ống thông, điều dƣỡng mang găng, lắp ống thông vào máy
hút.
- Đƣa ống thông vào ống nôi khí quản hoặc canuyn khí quản(đƣa đến khi
ngƣời bệnh có phản xạ ho thì dừng lại). Mở máy, kéo từ từ ống thông ra,

73
vừa kéo vừa xoay ống thông hạn chế đẩy đi, đẩy lại. Hút dịch theo 3 tƣ
thế( đầu ngửa thẳng, đầu nghiêng phải, đầu nghiêng trái).
- Mỗi đợt hút không quá 2 phút, mỗi lần hút không quá 30 giây, hút xong
cho ngƣời bệnh thở oxy 100% trong khoảng 2 phút.
4.5. Thu dọn dụng cụ - Ghi hồ sơ
Thu dọn dụng cụ gọn gàng, tháo găng tay.
Ghi hồ sơ: Thời gian làm thủ thuật, tình trạng ngƣời bệnh trƣớc, trong
và sau khi hút. Điều dƣỡng kí tên

74
BÀI 13: SƠ CỨU, CẤP CỨU NẠN NHÂN GÃY XƢƠNG
MỤC TIÊU
1. Nêu đƣợc nguyên nhân, phân loại và triệu chứng của gãy xƣơng.
2. Trình bày đƣợc mục đích, nguyên tắc chung khi sơ cứu gãy xƣơng.
3. Thực hiện đƣợc quy trình kỹ thuật sơ cứu nạn nhân gãy xƣơng.

1. Nguyên nhân gây gãy xƣơng


1.1. Gãy xƣơng trực tiếp: Là xƣơng bị gãy do tác nhân trực tiếp vào xƣơng nhƣ:
- Bánh xe ô tô, xe máy… đè trực tiếp lên chi hoặc các xƣơng khác.
- Mảnh bom, mảnh đạn phá hủy xƣơng trực tiếp.
- Cây đổ, gậy đặp, đòn gánh đánh trực tiếp vào xƣơng.
1.2. Gãy xƣơng gián tiếp: Là gãy xƣơng ở xa nơi trực tiếp bị thƣơng tổn nhƣ:
- Ngã từ trên cao xuống theo tƣ thế đứng nhƣng lại gãy xƣơng cột sống hay gãy
xƣơng đùi.
- Ngã chống tay nhƣng lại gãy xƣơng lồi cầu cánh tay….
2. Phân loại gãy xƣơng
2.1. Gãy xƣơng kín
Là loại gãy xƣơng mà tổ chức da xung quanh không bị tổn thƣơng( đầu xƣơng
gãy không thông ra ngoài, ổ gãy không thông với bên ngoài).
2.2. Gãy xƣơng hở
Là gãy xƣơng mà đầu xƣơng gãy làm rách da thông với bên ngoài.
3. Triệu chứng gãy xƣơng
- ĐAU: Đau ngay sai khi chấn thƣơng xảy ra, điểm đau cố định tại nơi gãy. Đau
tang lên khi cử động.
- Sƣng nề bầm tím: Có thể xảy ran gay sau chấn thƣơng hoặc sau một vài giờ,
thời gian càng lâu sự sung nề càng rõ. Tùy theo nơi gãy, hoặc mức độ gãy mà
sung nề nhiều hay ít.
- Giảm hoặc mất vận động:

75
Gãy xƣơng đùi hay gãy xƣơng cẳng chân, nạn nhân không nhấc gót lên khỏi
mặt giƣờng đƣợc
Gãy xƣơng cánh tay, cẳng tay nạn nhân không đƣa tay ra xa ngực hoặc không
cầm nâng các vật đƣợc
Mất hoặc giảm một phần vận động: Trƣờng hợp 2 đầu xƣơng gãy còn cài vào
nhau hoặc xƣơng bị rạn nứt.
- Biến dạng trục của chi:
Khi xƣơng bị gãy làm cho chi bị biến dạng, chúng ta có thể nhận thấy:
Trục của chi gãy bị lệch, vẹo so với bình thƣờng.
Chi bên gãy ngắn hơn so với chi bên lành.
Chi bên gãy có biểu hiện bị gấp góc.
- Có tiếng lạo xạo xƣơng gãy: dấu hiệu có đƣợc khi chúng ta cọ sát 2 đầu xƣơng
gãy với nhau.
- Cử động bất thƣờng: Khi thăm khám, giữ tay vào chỗ trên nghi là gãy còn một
tay lắc nhẹ đoạn dƣới thì đoạn trên không thấy cử động theo.
4. Mục đích và nguyên tắc cố định gãy xƣơng
4.1. Mục đích
- Làm cho nạn nhân đỡ đau phòng ngừa sốc do chấn thƣơng,
- Giảm bớt nguy cơ làm thổn thƣơng them mạch máu, thần kinh, cơ, da do gãy
xƣơng gây nên.
- Trong trƣờng hợp gãy hở: Cố định gãy xƣơng kết hợp xử trí vét thƣơng phần
mềm tốt còn có tác dụng giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết thƣơng.
4.2. Nguyên tắc
- Nẹp đƣợc sử dụng để cố định xƣơng gãy phải đủ dài để bất động chắc khớp
trên và khớp dƣới chỗ gãy.
- Không nên cởi quần áo nạn nhân, khi cần phải bộc lộ vết thƣơng thì cắt quần
áo theo đƣờng chỉ
- Không đặt nẹp trực tiếp sát vào da nạn nhân, các chỗ mấu lồi của đầu xƣơng
phải lót bông rồi mới đăth nẹp.

76
- Gãy xƣơng kín: Bất động chi gãy theo tƣ thế cơ năng( chi dƣới duỗi1800, chi
trên gấp khuỷu 900.Cố định nhẹ nhàng, cẩn thận, phải có ngƣời phụ kéo nắn chi
liên tục cho tới khi cố định xong.
- Gãy hở, gãy nội khớp: phải bất động theo tƣ thế gãy không kéo nắn, kết hợp xử
lí vết thƣơng phần mềm.
- Sau khi cố định xong: Đối với chi trên dung khăn tam giác treo lên cổ, chi dƣới
buộc 2 chi vào nhau.
5. Dụng cụ để cố định gãy xƣơng
5.1. Nẹp
 Nẹp Cramer: Nẹp làm bằng thép, có 2 sợi dọc và nhiều đoạn thép ngang nối
với nhau nhƣ bậc thang, nẹp có thể uốn cong theo các vị trí cần thiết, nẹp dùng
cố định gãy xƣơng cánh tay, cẳng tay, cẳng chân.
 Nẹp cao su: Làm bằng cao su 2 lớp có van để bơm hơi. Kích thƣớc chi duwois
dài 80 – 10cm, chi trên dài 40 – 50cm. Khi dùng luồn nẹp vào chi gãy rồi bơm
hơi lên
 Nẹp gỗ: Thƣờng dùng thanh gỗ bào nhẵn. Kích thƣớc chi trên dài 40 – 50cm,
rộng 5 – 6cm, dày 0,3cm; chi dƣới dài 80 – 130cm, rộng 8 – 10cm, dày 0,8cm.
 Nẹp tùy ứng: Có thể dùng tre, gỗ hoặc các vật liệu có sẵn.
Hộp thuốc cấp cứu, cáng, phiếu chuyển thƣơng(nếu có).
5.2. Bông: để lót đầu nẹp hoặc chỗ lồi của đầu xƣơng, tốt nhất dùng bông mỡ(
không thấm nƣớc). Nếu không có có thể dùng bông thấm nƣớc, vải hoặc giấy
mềm.
5.3. Băng: Dùng để buộc cố định nẹp, băng rộng bản dài ngắn tùy theo vị trí tổn
thƣơng. Băng phải đảm bảo chắc để khi cố định không bị đứt.
6. Cố định gãy xƣơng chi
6.1. Cố định gãy xƣơng cánh tay: Gãy xƣơng cánh tay thƣờng xảy ra khi nạn nhân
ngã chống tay hoặc do gậy đập vào…. Có thể gãy kín song cũng có trƣờng hợp
gãy hở.
 Dấu hiệu gãy xƣơng
77
- Đau tai điểm gãy – đau tang khi vận động
- Mất khả năng gấp, duỗi hoặc dạng, khép
- Nếu gãy xƣơng hở ta thấy đầu xuông lòi ra ngoài chỗ da rách
- Máu chảy ra theo vết thƣơng
- Nạn nhân tay lành đỡ tay đau.
 Xử trí cố định xƣơng gãy
- Nhanh chóng đƣa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn
- Đặt nạn nhân nằm hoặc ngồi theo tƣ thế thuận lợi
- Bộc lộ chi bị tổn thƣơng
- Quan sát và đánh giá tình trạng của chi bị tổn thƣơng
+ Gãy hở:
Băng ép mép vết thƣơng vào đầu xƣơng để cầm máu.
Đặt một miếng gạc hoặc một miếng vải sạch lên đầu xƣơng chồi ra
Đặt một vành khăn hình bán nguyệt bằng vải hoặc bằng bông lên trên vết
thƣơng.
Dùng băng, băng cố địnhvành khăn hình bán nguyệt lại, băng nhẹ nhàng sao
cho vành khăn không ép chặt vào đầu xƣơng.
Dùng nẹp cố định chi theo tƣ thế gãy( không kéo nắn)
Xử trí xong viết phiếu chuyển thƣơng và nhanh chóng chuyển ngƣời bệnh đến
bệnh viện.
Trong quá trình xử trí và vận chuyển nạn nhân chú ý theo dõi và phòng chống
sốc.
+ Gãy kín
Khi không có nẹp:
Gấp cẳng tay vuông góc với cánh tay
Đặt cẳng tay bị tổn thƣơng lên ngực
Đặt một mảnh vải hoặc khăn tam giác giữa tay bị tổn thƣơng và ngực
Treo tay nạn nhân vào cổ, neus không có dây treo ta có thể luồn bàn tay nạn
nhân qua khe giữa 2 cúc áo ngực

78
Buộc tay vào ngực bằng 1 khăn hoặc băng to bản
Dùng nẹp để bất động:
Nạn nhân ngồi: có ngƣời phụ đứng phía trƣớc 1 tay đỡ cánh tay sát hóm nách,
1 tay đỡ khuỷu tay
Nạn nhân nằm: cánh tay dạng ra và đƣa về phía trƣớc
Cẳng tay gấp vuông góc với cánh tay
Kéo nhẹ nhàng, liên tục theo trục của cánh tay
Ngƣời làm chính: đặt 2 nẹp gỗ hoặc nẹp tre, 1 nẹp trên từ xƣơng bả vai xuống
quá khuỷu tay, 1 nep dƣới từ hõm nách đến quá khuỷu tay
Lót bông vào 2 đầu nẹp sát với đầu xƣơng
Dùng 2 dải băng to bản buộc cố định: 1 trên ổ gãy, 1 dƣới ổ gãy.
Dùng băng cuộn hoặc băng tam giác treo cẳng tay lên cổ sao cho đúng góc độ
và ngƣời bệnh thoải mái
Dùng cuộn băng to bản cố định cánh tay vào than
Viết phiếu chuyển thƣơng và chuyển nạn nhân đến bệnh viện
6.2. Gãy xƣơng cẳng tay: là chấn thƣơng gặp ở mọi lứa tuổi, thƣờng do ngã chống
tay hoặc có vật khác đập vào. Xƣơng cẳng tay có thể gãy kín xong cũng có
trƣờng hợp gãy hở. Có thể gãy 1 xƣơng hoặc cả 2 xƣơng
 Dấu hiệu gãy xƣơng:
- Đau tai điểm gãy – đau tang khi vận động
- Mất khả năng gấp, duỗi hoặc sấp ngửa cẳng tay
- Nếu gãy xƣơng hở ta thấy đầu xuông lòi ra ngoài chỗ da rách
- Máu chảy ra theo vết thƣơng
- Nạn nhân tay lành đỡ tay đau.
 Xử trí
- Nhanh chóng đƣa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn
- Đặt ngƣời bệnh nằm hoặc ngồi theo mức độ tổn thƣơng và sức chịu đựng
- Bộc lộ chi bị tổn thƣơng, quan sát và đánh giá tình trạng chi
+ Gãy hở

79
Băng mép vết thƣơng vào đầu xƣơng để cầm máu
Đặt một miếng gạc hoặc một miếng vải sạch lên đầu xƣơng chồi ra
Đặt một vành khăn hình bán nguyệt bằng vải hoặc bằng bông lên trên vết
thƣơng
Dùng băng, băng cố định vành khăn hình bán nguyệt lại, băng nhẹ nhàng sao
cho vành khăn không ép chặt vào đầu xƣơng
Dùng nẹp cố định theo tƣ thế gãy( không kéo nắn)
Xử trí xong viết phiếu chuyển thƣơng và nhanh chóng đƣa nạn nhân đến bệnh
viện
Trong quá trình xử trí và vận chuyển nạn nhân chú ý theo dõi và phòng chống
sốc.
+ Gãy kín
Trƣờng hợp không có nẹp mà nạn nhân ngồi đƣợc: Có thể dùng băng tam giác
to treo cẳng tay trƣớc ngực.
Nếu nạn nhân nằm: đặt tay nạn nhân duỗi thẳng dọc theo than. Buộc chi bị tổn
thƣơng vào cơ thể bằng băng to bản hoặc 3 mảnh vải rộng ở 3 vị trí.
Cổ tay cố định vào đùi.
Cẳng tay cố định vào bụng
Cánh tay cố định vào ngực.
+ Trƣờng hợp cố định bằng nẹp
Nạn nhân gắp cẳng tay vuông góc với cánh tay.
Ngƣời phụ đứng ở phía trƣớc một tay đỡ khuỷu tay, một tay nắm lấy bàn tay nạn nhân
kéo nhẹ theo trục của chi.
Ngƣời làm chính đặt nẹp: 1 nẹp từ khớp khuỷu đến hết long bàn tay, 1 nẹp từ mỏm khuỷu
đến đầu ngón tay.
Độn bông vào các đầu nẹp.
Dùng băng cuộn để cố định 2 nẹp lại đảm bảo đủ chắc.
Dùng băng tam giác hoặc băng treo tay nạn nhân lên cổ.
Viết phiếu chuyển thƣơng và đƣa nạn nhân đến bệnh viện.

80
6.3. Gãy xƣơng đùi
- Xƣơng đùi là xƣơng dài nhất cơ thể. Nằm trong khu có nhiều cơ, mạch máu,
thần kinh lớn. Mọi tai nạn do gãy xƣơng đùi đều phải đƣợc coi là tai nạn nặng
nề, nghiêm trọng. Nếu không xử lí kịp thời và đúng kỹ thuật nạn nhân sẽ bị
chết do sốc.
- Gãy xƣơng đùi gặp ở mọi lứa tuổi, song ngƣời già và trẻ em tỉ lệ cao hơn.
- Gãy xƣơng đùi thƣờng xảy ra do ngã, do tai nạn giao thông và bom đạn trong
chiến tranh…, vì vậy có thể gẫy kín hoặc gãy hở.
 Dấu hiệu của gãy xƣơng
- Nạn nhân có thể có các dấu hiệu của sốc do bị đau và chảy máu nhiều.
- Nhận thấy có sự biến dạng của chi: bàn chân và cẳng chân xoay ra ngoài, đùi
sung to.
 Xử trí
- Nhanh chóng đƣa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn.
- Chống sốc cho nạn nhân.
- Bộc lộ vùng bị thƣơng.
- Quan sát, đánh giá, xác định vị trí bị tổn thƣơng.
- Băng cầm máu cho nạn nhân nếu là gãy xƣơng hở gây chảy máu nhiều.
Trƣờng hợp không có nẹp
- Dung 5 cuộn băng to bản hoặc 5 dải vải to.
- Cố định 2 chân vào nhau, các vị trí cố định nhƣ sau: 1 dải trên chỗ gãy, 1 dãi
dƣới chỗ gãy, 1 dải buộc 2 đầu gối, 1 dải buộc 2 cẳng chân, 2 bàn chân băng số
8.
Cố định gãy xƣơng đùi bằng nẹp tre hoặc nẹp gỗ
Phƣơng pháp 2 nẹp
Cần có 3 ngƣời, 1 ngƣời làm chính, 2 ngƣời phụ( cả 3 ngƣời đều ngồi theo tƣ thế
chân quỳ, chân chống).
- Ngƣời phụ thứ nhất ngồi phía dƣới chân tổn thƣơng của nạn nhân, một tay đỡ
gót chân nạn nhân và kéo theo trục của chi, một tay nắm bàn tay nạn nhân hơi

81
đẩy ngƣợc về phía đùi sao cho bàn chân vuông góc với cẳng chân, mắt luôn
quan sát sắc mặt nạn nhân.
- Ngƣời phụ thứ 2 ngồi phía bên chi lành luồn tay nâng chi hoặc ngƣời nạn nhân
và giữ nẹp.
- Ngƣời làm chính đặt 2 nẹp: nẹp ngoài từ hóm nách đến quá gót, nẹp trong từ
bẹn đến quá gót, đệm bông, vải mềm hoặc giấy mềm vào đầu nẹp và mấu lồi
của xƣơng cả phía trong và phía ngoài. Luồn các dải bằn để cố định: 1 dải trên
chỗ gãy, 1 dải dƣới chỗ gãy, 1 dải dƣới khớp gối, 1 dải ở 1/3 dƣới cẳng chân, 1
dải ngang 2 mào chậu, 1 dải ngang ngực, băng số 8 để giữ bàn chân vuông góc
với cẳng chân. 3 dải còn lại dùng cố định 2 chi vào nhau: 1 dải sát 2 cổ chân, 1
dải chính giữa 2 gối, 1 dải sát 2 bên bẹn.
- Sau khi cố định xong kiểm tra tuần hoàn chủa chi, viết phiếu chuyển thƣơng và
nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện.
Phƣơng pháp 3 nẹp
- Hai ngƣời phụ quỳ sát bên cạnh nạn nhân giúp nạn nhân nằm hơi nghiêng sang
bên lành.
- Ngƣời làm chính: đặt nẹp thứ nhất từ sau xƣơng bả vai đến quá gót chân ( Sauk
hi đặt nẹp xong 2 ngƣời phụ giúp ngƣời bệnh nằm lại tƣ thế ban đầu), đặt nẹp
thứ 2 từ hõm nách đến quá gót chân, đặt nẹp thứ 3 từ bẹn đến quá gót chân.
- Nhiệm vụ của ngƣời phụ giống phƣơng pháp 2 nẹp.
- Độn bông, giấy mềm hoặc vải mềm vào đầu nẹp và mấu lồi của xƣơng.
- Buộc các dải băng cố định: 1 dải trên ổ gãy, 1 dải dƣới ổ gãy, 1 dải dƣới khớp
gối, 1 dải 1/3 dƣới cẳng chân, 1 dải ngang 2 mào chậu, 1 dải ngang ngực, băng
số 8 để giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân.
- Sau khi cố định xong kiểm tra tuần hoàn của chi, viết phiếu chuyển thƣơng và
nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện
6.4. Gãy xƣơng cẳng chân

82
- Cẳng chân có 2 xƣơng: xƣơng chày và xƣơng mác. Có thể gãy 1 trong 2 xƣơng
hoặc gãy cả 2 xƣơng. Có thể gãy kín hoặc gãy hở. Song nếu gãy 1 xƣơng thì
gãy xƣơng chày diễn biến và xử trí phức tạp hơn gãy xƣơng mác.
- Gãy xƣơng cẳng chân thƣờng do ngã, do tai nạn hoặc vật nặng đè vào.
 Dấu hiệu của gãy xƣơng
- Chi gãy ngắn hơn so với chi lành.
- Bàn chân xoay ra ngoài.
- Nhìn nghiêng thấy 2 đoạn xƣơng gấp góc mở ra sau.
- Ấn vài chỗ gãy đau nhói.
- Cẳng chân sung nề dần.
- Nếu gãy hở thì đầu xƣơng gẫy đâm ra ngoài da và có chảy máu.
 Xử trí
Trƣờng hợp gãy xƣơng hở
- Băng ép mép vết thƣơng vào đầu xƣơng để cầm máu.
- Đặt một miếng gạc hoặc một miếng vải sạch lên đầu xƣơng chồi ra
- Đặt một vành khăn hình bán nguyệt bằng vải hoặc bằng bông lên trên vết
thƣơng.
- Dùng băng, băng cố định vành khăn hình bán nguyệt lại, băng nhẹ nhàng sao
cho vành khăn không ép chặt vào đầu xƣơng.
- Dùng nẹp cố định chi theo tƣ thế gãy( không kéo nắn).
- Xử trí xong viết phiếu chuyển thƣơng và nhanh chóng chuyển nạn nhân đến
bệnh viện.
Trƣờng hợp gãy kín
- Không có nẹp cố định: chuẩn bị 4 dải băng to bản, 4 mảnh vải, cố định 2 chi
vào nhau, vị trí: 1 dải trên ổ gãy, 1 dải dƣới ổ gãy, 1 dải cố định đùi, 1 dải cố
định 2 bàn chân theo kiểu băng số 8.
- Cố định cẳng chân bằng nẹp tre hoặc nẹp gỗ. Cần có 3 ngƣời( cả 3 ngƣời đều
ngồi 1 chân quỳ 1 chân chống)

83
- Ngƣời thứ 1: ngồi phía bàn chân nạn nhân: một tay đỡ gót chân và kéo theo
trục của chi, một tay nắm bàn chân nạn nhân hơi đẩy về phía đùi sao cho bàn
chân vuống góc với cẳng chân mắt luôn luôn quan sát sắc mặt của nạn nhân.
- Ngƣời thứ 2: ngồi bên nạn nhân phía bên lành, luồn 2 tay nâng chi nạn nhân
khi luồn dây cố định.
- Ngƣời làm chính: Đặt 2 nẹp( nẹp trong từ giữa đùi đến quá gót, nẹp ngoài từ
giữa đùi đến quá gót, độn bông, vải mềm hoặc giấy mềm vào đầu nẹp và các
đầu xƣơng cả 2 phía trong và ngoài của chi. Buộc các dải băng cố định: 1 dải
trên ổ gãy, 1 dải dƣới ổ gãy, 1 dải trên khớp gối khoảng 3 – 5 cm, băng số 8 sát
cổ chân để giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân, 2 dải còn lại để cố định 2
chi vào nhau( 1 dải sát cổ chân, 1 dải chính giữa gối_.
- Sau khi cố định xong viết phiếu chuyển thƣơng và nhanh chóng vận chuyển
nạn nhân đến bệnh viện
7. Sơ cứu gãy 1 số xƣơng khác
7.1. Vỡ xƣơng sọ
- Đƣa nạn nhân khỏi nơi bị nạn
- Đặt nạn nhân ở tƣ thế thuận lợi
- Băng vết thƣơng nếu có rách da gây chảy máu
- Nếu não phòi ra ngoài hộp sọ ta dùng bát ăn cơm, gáo dừa sạch hoặc làm một
vành khăn bằng vải hay bằng bông úp khoanh vào chỗ não phòi. Sao cho não
không chạm vào các dụng cụ đó.
- Dùng băng cuộn cố định lại
- Không dùng thuốc bôi hoặc dùng băng để ép trực tiếp lên não.
- Nếu có máu, dịch não tủy chảy ra qua lỗ tai thì đặt nạn nhân nằm nghiêng về
bên đó.
- Đặt vào tai chảy máu một miềng gạc hoặc vải sạch.
- Dùng băng cuộn, băng lại, không dùng bông nút lỗ tai.
- Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện, chú ý phòng và chống sốc nếu
xảy ra.

84
7.2. Gãy xƣơng hàm dứoi
- Đặt nạn nhân nằm hoặc ngồi ở tƣ thế thích hợp
- Dùng băng cuộn hặc băng tam giác đặt dƣới hàm nạn nhân
- Kéo vạt băng vạt ngắn vạt dài
- Vạt băng dài kéo qua đầu vòng sang thái dƣơng đối diện, bắt chéo 2 vạt băng
tại đó.
- Quấn 2 đầu băng ngƣợc chiều nhau quanh trán và sau gáy.
- Buộc nút ở thái dƣơng đối diện hay ở trán.
- Xử trí xong nhanh chóng đƣa đến cơ sở y tế.
7.3. Gãy cột sống
 Gãy đốt sống cổ
- Nhanh chóng và nhẹ nhàng đƣa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn.
- Đặt nạn nhân nằm ngửa trên ván cứng
- Đỡ đầu nạn nhân không để đầu nghiêng sang 2 bên hoặc gập cổ
- Dùng 8 cuộn băng to bản để cố định nạn nhân vào ván cứng: 1 dải ở trán. 1 dải
qua hàm, 1 dải qua ngực, 1 dải qua hông, 1dải qua đùi, 1 dải qua khớp gối, 1
dải qua cẳng chân, 1 dải qua phía dƣới 2 cẳng chân.
- Dùng gối mềm chèn 2 bên cổ cho nạn nhân.
- Xử trí xong viết phiếu chuyển thƣơng và nhanh chóng đƣa đến bệnh viện.
 Gãy cột sống lung
- Nhanh chóng chuyển nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn.
- Đặt nạn nhân nằm ngửa trên ván cứng: Ngƣời thứ nhất luồn 2 tay giữ đầu vài
vai nạn nhân, ngƣời thứ 2 giữ lung và thắt lung, ngƣời thứ 3 luồn 2 tay dƣới đùi
và cẳng chân. Ngƣời điều khiển hô 1,2,3 tất cả cùng nâng nạn nhân lên và đặt
trên ván cứng.
- Kiểm tra xem nạn nhân có những tổn thƣơng khác phối hợp hay không nhƣ gãy
xƣơng khác hoặc vỡ các phủ tạng…
- Một ngƣời giữ đầu nạn nhân không để đầu nghiêng sang 2 bên.
- Một ngƣời đỡ 2 chân sao cho bàn chân đứng và vuông góc với cẳng chân.

85
- Dùng 8 cuộn băng to bản để băng cố định nạn nhân vào ván ở các vị trí: trán,
cằm, ngực, ngang mào chậu, đùi, trên dƣới đầu gối, cẳng chân.
- Dùng gối, màn hoặc chăn chiên chèn 2 bên ngƣời nạn nhân.
- Xử lí xong viết phiết chuyển thƣơng và chuyển nạn nhanh đến bệnh viện.
7.4. Gãy xƣơng ức và xƣơng sƣờn
- Nhanh chóng đƣa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn.
- Đặt nạn nhân nằm ở tƣ thế thuận lợi
- Cởi ngay cúc áo bộc lộ vùng ngực
- Quan sát đánh giá mức độ tổn thƣơng
- Nếu có chảy máu ta băng cầm máu.
- Dùng băng dính to bản băng từ cột sống qua nơi xƣơng gãy đến xƣơng ức( nếu
gãy nhiều xƣơng sƣờn).
- Viết phiếu chuyển thƣơng và đƣa đến bệnh viện.
7.5. Vỡ xƣơng chậu
- Nhanh chóng đƣa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn.
- Đặt nạn nhân nằm ở tƣ thế thuận lợi
- Cởi quần bộc lộ vùng bị tồn thƣơng
- Gấp áo hoặc chăn mỏng kê dƣới khoeo
- Dùng băng to bản hay mảnh vải buộc giữ khung chậu lại.
- Cố định 2 đùi, 2 cẳng chân vào nhau
- Viết phiếu chuyển thƣơng và đƣa đến bệnh viện.
7.6. Gãy xƣơng đòn
- Đƣa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn
- Đặt nạn nhân nằm hoặc ngồi theo tƣ thế thuận lợi
 Phƣơng pháp dùng băng treo
- Đặt một cuộn vải hoặc cuộn giấy mềm vào hóm nách bên tổn thƣơng
- Bàn tay bên tổn thƣơng đƣa qua ngực bám vào mỏm cùng vai bên lành
- Dùng một mảnh vải hoặc băng tam giác luồn vòng qua khuỷu tay bên tổn
thƣơng, treo tay lên cổ.

86
- Cố định tay đó vào ngực bằng 1 băng to bản.
 Phƣơng pháp xử trí bằng cách băng số 8: Cần 2 ngƣời tiến hành
- Ngƣời thứ nhất: nắm 2 cánh tay nạn nhân sát nách, nhẹ nhàng kéo ra phía sau.
Kéo với lực không đổi trong suốt thời gian cố định.
- Ngƣời thứ 2: dùng băng to bản, tốt nhất là băng chun. Băng kiểu băng số 8 để
kéo vai ra phía sau.
 Dùng nẹp chữ T
- Nạn nhân ƣỡn ngực về phía trƣớc, hai vai kéo về phía sau.
- Chèn bông vào 2 hõm nách và bả vai.
- Đặt nẹp chữ T sau vai. Nhánh dọc đặt dọc cột sống, nhánh ngang đặt vào vai.
- Quấn băng vòng tròn từ nách qua vai buộc nút ở bả vai( buộc 2 vai)
- Quấn băng vòng qua thắt lung buộc ở vị trí thich hợp.
- Xử trí xong viết phiếu chuyển thƣơng và nhanh chóng chuyển nạn nhân đến
bệnh viện.

87
BÀI 14 : SƠ CỨU VẾT THƢƠNG PHẦN MỀM – GARO
CẦM MÁU
MỤC TIÊU
1. Trình bày dƣợc dấu hiệu và phân loại chảy máu.
2. Nêu đƣợc cách chẩn đoán đƣợc vết thƣơng mạch máu.
3. Trình bày dƣợc các biện pháp sơ cứu nạn nhân chảy máu.
4. Hƣớng dẫn đƣợc ngƣời phụ, tiến hành garo cầm máu phƣơng pháp tùy ứng
đúng kỹ thuật.
1. Dấu hiệu mất máu nhiều
Sau chấn thƣơng, nếu nạn nhân có tổn thƣơng mạch máu hoặc dập nát tổ chức gây
chảy máu tùy theo mức độ mất máu mà các dấu hiệu lâm sang đƣợc biểu hiện ở
các mức độ khác nhau. Trong trƣờng hợp mất máu nhiều nạn nhân có các biểu
hiện chính sau:
- Ngƣời bệnh hoảng hốt, ý thức lú lẫn, vật vã kích thích hoặc li bì.
- Da xanh, niêm mạc nhợt, vã mồ hôi, sờ vào thấy lạnh.
- Mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ.
- Nhịp thở nhanh, nông.
- Có thể quan sát thấy có một khối lƣợng lớn máu chảy ra bên ngoài.
2. Phân loại chảy máu
Chảy máu ngoài: là máu chảy ra từ các cơ quan, tổ chức bên ngoài cơ thể, hoặc
nhìn thấy máu chảy ra từ vết thƣơng ở bên ngoài cơ thể.
Chảy màu trong: là máu chảy ra từ vết thƣơng ở các cơ quan, bộ phận bên trong
cơ thể. Ta có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy máu chảy ra từ vết thƣơng.
3. Chẩn đoán vết thƣơng mạch máu
3.1. Vết thƣơng động mạch
Là vết thƣơng mà chúng ta có thể quan sát thấy máu chảy ra từ động mạch khi nó bị
tổn thƣơng. Đặc điểm của vết thƣơng động mạch:
- Máu chảy nhiều, phụt thành tia, mạnh lên khi mạch đập.
- Máu màu đỏ tƣơi ( trừ máu động mạch phổi).

88
3.2. Vết thƣơng tĩnh mạch
Là vết thƣơng mà chúng ta có thể quan sát thấy máu chảy ra từ tĩnh mạch khi nó bị
tổn thƣơng. Đặc điểm của vết thƣơng tĩnh mạch:
- Tốc độ chảy máu chậm hơn so với vết thƣơng động mạch. Nếu những tĩnh
mạch lớn bị tổn thƣơng máu chảy nhiều trào ra đều ở bề mặt vết thƣơng.
- Màu máu đỏ sẫm ( trừ máu tính mạch phổi).
3.3. Vết thƣơng mao mạch
Là vết thƣơng nhỏ, nông do tổn thƣơng cả mao động mạch và mao tĩnh mạch. Đặc
điểm của vết thƣơng là máu chảy ra số lƣợng ít, tốc độ rỉ rỉ.
4. Sơ cứu nạn nhân chảy máu ngoài
Sau khi tai nạn xảy ra: Nhanh chóng chuyển nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn, đặt nạn nhân
nằm theo tƣ thế thuận lợi và phù hợp. Quan sát, đánh giá tình trạng vết thƣơng.
Tùy theo tình hình cụ thể của vết thƣơng để sử dụng một trong các biện pháp xử trí
sau để cầm máu.
4.1. Phƣơng pháp băng ép
Áp dụng cho các vết thƣơng tĩnh mạch, mao mạch hoặc những vết thƣơng động mạch
lớn.
Phƣơng tiện gồm: 2 cuộn băng hoặc 2 mảnh vải sạch cuộn lại, kích thƣớc tùy theo vết
thƣơng. Thƣờng dùng băng cuộn hoặc mảnh vải to bản( rộng 6 – 8 cm, dài 1 – 2m), 1
miếng vải, gạc sạch.
Tiến hành:
- Đặt một cuộn băng đè lên trên đƣờng đi của mạch máu hoặc lót một miếng gạc
rồi đặt trực tiếp lên vết thƣơng.
- Dùng cuộn băng còn lại để băng ép chặt lại( băng chặt hơn bình thƣờng).
4.2. Phƣơng pháp băng nhồi
Áp dụng cho các vết thƣơng miệng rộng hoặc vết thƣơng sâu nhƣng trong vết thƣơng
không còn dị vật ( mảnh kim loại hoặc mảnh thủy tinh).
Phƣơng tiện: 1 mảnh vải hoặc mảnh gạc dài ngắn tùy vết thƣơng, 1 cuộn băng.
Tiến hành:

89
- Làm sạch sơ bộ vết thƣơng, loại bỏ dị vật nếu có.
- Nhét mảnh gạc, lấp đầy vào trong long vết thƣơng.
- Lấy băng cuộn băng ép chặt lại.
4.3. Phƣơng pháp gấp chi tối đa
Áp dụng với vết thƣơng mạch máu ở chi nhƣ động mạch cánh tay, động mạch cẳng
tay, động mạch đùi, động mạch cẳng chân nhƣng chi đó không bị gãy.
Phƣơng tiện: 1 con chèn bằng gỗ, 1 cuộn băng.
Tiến hành:
- Đặt con chèn vào nếp khuỷu tay hoặc hõm nách hoặc khoeo chân hoặc nếp bẹn
tùy theo vết thƣơng sau đó gấp chi lại.
- Dùng cuộn băng băng chặt chi lại theo tƣ thế vừa gấp.
Chú ý khi gấp chi:
- Gấp cẳng tay vào cánh tay
- Gấp cánh tay vào thân mình
- Gấp cẳng chân vào đùi.
- Gấp đùi vào thân
4.4. Phƣơng pháp garo cầm máu
Garo cầm máu là một biện pháp cầm máu đƣợc chỉ định trong các trƣờng hợp:
- Vết thƣơng động mạch
- Trong phẫu thuật mổ hoặc cắt cụt chi.
4.4.1. Nguyên tắc đặt garo
- Không đặt dây garo trực tiếp lên da nạn nhân.
- Đặt garo cách mép vết thƣơng 2cm về phía trên( vết thƣơng nhỏ), 5cm đối với
vết thƣơng lớn.
- Không garo chặt quá hoặc lỏng quá.
- Sai 1h phải nới garo 1 lần, thời gian 1 lần nới garo 1 – 2 phút.
- Tổng thời gian đặt garo không quá 6h( tổng số lần nới garo là 5 lần).
- Phải luôn luôn theo dõi chi đặt garo, không để cho phần chi lành ( bên dƣới vết
thƣơng) trong tình trạng thiếu nuôi dƣỡng kéo dài.

90
- Sauk hi đặt garo xong phải có phiếu garo cho nạn nhân, phiếu garo phải đƣợc
ghi rõ ràng, đầy đủ các nội dung theo quy định và cài ngay trƣớc ngực nạn
nhân.
- Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhaatscos khả năng điều trị.
- Nạn nhân đặt garo phải đƣợc ƣu tiên số 1 trong khi vận chuyển và phải có
ngƣời hộ tống.
4.4.2. Tiến hành
Ấn động mạch để cầm máu tạm thời:
- Trƣớc khi tiến hành garo, trong quá trình chuẩn bị dụng cụ phải có ngƣời phụ
làm nhiệm vụ ấn động mạch phía trên( đối với vết thƣơng đầu, mặt, cỏ ấn phía
dƣới) vùng tổn thƣơng để cầm máu tạm thời. Trong trƣờng hợp không có
ngƣời phụ có thể nhờ chính nạn nhân ấn động mạch hoặc áp dụng biện pháp
băng ép để hạn chế chảy máu tạm thời.
- Những vị trí ấn động mạch:
+ Nếu tổn thƣơng động mạch cẳng tay, vị trí ấn động mạch ở nếp gấp khuỷu
tay( rãnh nhị đầu trong).
+ Nếu tổn thƣơng động mạch cánh tay ấn vào phía trƣớc bờ trong cánh tay.
+ Nếu tổn thƣơng động mạch cẳng chân điểm ấn động mạch là khoeo chân.
+ Trong trƣờng hợp tổn thƣơng động mạch đùi điểm ấn động mạch tạm thời là
giữa bẹn.
Chuẩn bị dụng cụ đặt garo:
- Trong trƣờng hợp chủ động thì cần chuẩn bị dụng cụ đầy đủ theo quy định:
+ Băng Esmarch là băng cao su to bản: chi trên dài 1m, rộng 4cm. Chi dƣới dài
1,5m, rộng 6m.
+ Một mảnh gạc: Chi trên dài 30cm, rộng cm. Chi dƣới dài 50cm, rộng 7cm.
+ Một băng tam giác hoặc băng cuộn để treo tay nạn nhân sau garo( nếu vết
thƣơng ở chi trên).
+ Gạc miếng, băng 4 dải, phiếu garo, bút đỏ, kim băng, hộp cấp cứu, găng tay.
- Dụng cụ tùy ứng:

91
+ Dùng săm xe đạp rọc đôi hoặc khăn mùi xoa, mảnh vải, băng cuộn để làm dây
garo, con chèn.
+ 1 que nhỏ dài khoảng 15 – 20cm nhƣ: đũa ăn cơm, bút chì, thƣớc kẻ…
+ 1 – 2 mảnh vải nhỏ, hộp cấp cứu, phiếu garo, bút đỏ, kim băng.
Kỹ thuật đặt garo:
- Điều dƣỡng mang găng tay, đặt nạn nhân tƣ thế thuận lợi.
- Quấn mảnh gạc hoặc mảnh vải vòng quanh nơi định đặt garo để lót.
- Đặt băng Esmarch lên trên vòng gạc rồi băng vòng.
- Vòng thứ nhất băng vừa phải, vòng thứ 2 chặt hơn vòng thứ nhất, vòng thứ 3
chặt hơn vòng thứ 2, quan sát thấy không có máu chảy ra từ vết thƣơng là
đƣợc.
- Đặt ngón tay cái vào vòng cao su trên động mặt đứt.
- Quấn tiếp vòng thứ 4.
- Nâng ngón cái lên dắt phần còn lại của cuộn băng vào vị trí đó để cố định garo.
- Đặt gạc vết thƣơng rồi băng lại.
Đặt garo tùy ứng:
- Dùng băng cuộn hoặc khăn mùi xoa vòng quanh nơi định đặt garo để lót.
- Buộc hơi lỏng dây garo lên trên vòng gạc vị trí định đặt garo.
- Đặt một cuộn băng hoặc một vật tròn( con chèn) để lên đƣờng đi của động
mạch.
- Một tay luồn que vào vòng dây, một tay đỡ phần dƣới của chi kéo căng da.
- Tay cầm que bắt đầu xoắn từ từ cho dây chặt lại.
- Quan sát vết thƣơng nếu thấy máu ngừng chảy ra là đƣợc.
- Dùng mảnh vải nhỏ buộc cố định que vào chi
- Đặt gạc vào vết thƣơng rồi băng lại
Đối với chi trên dùng băng tam giác hoặc băng cuộn treo tay lên cổ theo tƣ thế cơ
năng.
Viết phiếu garo: dùng mực đỏ, ghi phiếu đúng, đủ, rõ ràng.
Cài phiếu garo trƣớc ngực nạn nhân.

92
Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện
Trong quá trình xử trí và vận chuyển nạn nhân phải theo dõi tình trạng sức khỏe
nạn nhân : tinh thần, mức độ chảy máu và mất máu.
Nếu vận chuyển nạn nhân đi xa phải thực hiện đúng quy định nới garo
Nới garo:
- Khi đã đủ thời gian quy định phải tiến hành nới garo cho nạn nhân.
- Rút phần còn lại của cuộn băng cao su hoặc mở dây buộc que ra.
- Cầm căng cuộn băng garo để cho cuộn băng từ từ lỏng ra. Đối với garo tùy ứng
thì tháo, xoay que tre từ từ để cho băng garo lỏng dần.
- Quan sát ngọn chi: Khi thấy ngọn chi hồng trở lại để đúng thời gian quy định.
- Garo lại nhƣ ban đầu.
- Ghi phiếu garo cho nạn nhân.

93
BÀI 15: KỸ THUẬT BĂNG
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Nêu đƣợc mục đích và chỉ định của băng.
2. Nêu đƣợc nguyên tắc dùng băng cuộn.
3. Trình bày đúng kỹ thuật 6 kiểu băng cơ bản.
I. MỤC ĐÍCH
- Giữ bông gạc, che kín vết thƣơng, phòng ngừa nhiễm khuẩn thứ phát.
- Thấm hút dịch tiết, máu, mủ.
- Cầm máu: băng ép trong vết thƣơng phần mềm có chảy máu.
- Phối hợp với nẹp để bất động trong trƣờng hợp gãy xƣơng tạm thời.
- Nâng đỡ các phần bị thƣơng hoặc các bộ phận bị sa.
II. CHỈ ĐỊNH
- Các tổn thƣơng rộng của phần mềm
- Các tổn thƣơng xƣơng, khớp.
- Chảy máu các vết thƣơng.
III. CÁC LOẠI BĂNG VÀ CÁCH DÙNG
1. Băng cuộn:
Băng cuộn là loại băng thƣờng sử dụng để băng ép vết thƣơng ngăn chảy máu,
băng giữ nẹp trong cố định gãy xƣơng. Băng cuộn thƣờng làm bằng vải, len, gạc hoặc
thun. Băng cuộn có nhiều kích cỡ, rộng từ 2-10cm, dài từ 2-10m. Mỗi cuộn băng gồm
3 phần: đầu, thân, đuôi. Đầu băng là phần cuộn ở trong, thân băng là phần lõi và đuôi
băng là phần chƣa cuộn lại.
2. Băng tam giác:
Loại này dùng đơn giản và nhanh chóng hơn băng cuộn, phù hợp với trƣờng hợp
cấp cứu hay sơ cứu. Băng tam giác dùng để garot, treo đỡ cánh tay, cẳng tay, bàn tay;
băng bàn tay, bàn chân, băng lòng bàn tay, băng khuỷu ...
1. Băng dính:
Dùng thuận tiện nhƣng không có tác dụng ép chặt.
IV. NGUYÊN TẮC BĂNG BÓ
- Sát khuẩn vết thƣơng sạch sẽ.
- Đảm bảo vô khuẩn khi băng. Chổ da băng bó phải sạch sẽ, khô ráo, băng gạc lót chổ 2
mặt da tiếp xúc.
- Che kín vết thƣơng, ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
- Cho ngƣời bệnh ngồi hoặc nằm theo tƣ thế thoải mái.
- Điều dƣỡng đứng, ngồi ở vị trí thuận lợi để băng vết thƣơng.
- Đặt đầu băng vào chỗ băng, tay trái cầm đầu băng, tay phải cầm thân băng vừa băng
vừa cuộn băng, bắt đầu thƣờng phải băng 2 vòng khóa.
- Những chỗ cần kê cao nhƣ cẳng chân, đùi, xƣơng chậu … thì cần giá đỡ.
- Cuộn băng lăn sát cơ thể ngƣời bệnh từ trái sang phải, không để rơi băng.
- Khi băng tứ chi phải băng từ ngọn đến gốc, để hở các đầu chi để theo dõi tuần hoàn nơi
đó.

94
- Mỗi vòng băng phải đều tay, vừa chặt, lỏng quá dễ tuột, chặt quá gây đau.
- Băng vòng sau chồng lên vòng trƣớc khoảng 1/2 -2/3, trên đƣờng băng giữa 2 vòng
băng không để hở bông gạc, cự ly chồng lên nhau đều đặn.
- Nút buộc băng tránh đè lên vết thƣơng, đầu xƣơng, mặt trong chân tay, chỗ bị tỳ đè, chỗ
dễ cọ xát.
V. KỸ THUẬT CHUNG
1. Cách bắt đầu băng:
- Băng vòng thứ nhất, gấp 1 góc của đầu băng làm vòng khoá.
- Băng lại vòng thứ 2.
- Vòng thứ 3 sẽ băng theo kiểu băng cơ bản.
2. Cách cuộn băng:
- Gập đầu băng thành một cái lõi.
- Tay phải dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp lấy thân băng.
- Ngón cái và ngón nhẫn kẹp vào giữa lõi băng.
- Tay trái: ngón cái và ngón trỏ giữ lấy 2 đầu lõi băng.
- Tay phải đƣa cuộn băng vào cuộn.
- Tay trái quay cuộn băng.
3. Cách cố định băng:
- Cố định bằng: kim băng, móc sắt, keo, buột nút.
4. Cách tháo băng:
- Tháo băng bằng cách dồn các vòng băng đã tháo từ tay này sang tay kia.
- Trƣờng hợp băng bẩn hoặc cần nhanh thì dùng kéo cắt ngang vòng băng.
VI. CÁC KIỂU BĂNG CƠ BẢN
1. Băng vòng tròn:
Áp dụng để băng những vùng đều và ngắn nhƣ trán, cổ. Băng bắt đầu và kết thúc 2
vòng tròn. Băng những vòng chồng lên nhau, vòng sau chồng lên vòng trƣớc.
2. Băng xoáy ốc:
Áp dụng để băng những chỗ đều nhau và dài trên cơ thể nhƣ cánh tay, ngón tay,
thân mình ... Bắt đầu bằng 2 vòng tròn, băng xoáy ốc đƣờng sau chếch lên và chồng lên
đƣờng trƣớc 1/2 hoặc 2/3 bề rộng cuộn băng.
3. Băng rắn quấn:
Áp dụng cho những trƣờng hợp cần để đỡ gạc hoặc nẹp khi bất động gãy xƣơng.
Băng chếch lên trên và xuống dƣới, vòng sau không đè lên vòng trƣớc, giữa 2 vòng có
khoảng trống.
4. Băng số 8:
Áp dụng để băng những chỗ không đều trên cơ thể và dài nhƣ cánh tay, cẳng tay,
cẳng chân, khuỷu, gối, vai ... Bắt đầu băng 2 vòng tròn, các đƣờng băng sau chéo lần lƣợt
thay đổi hƣớng lên băng 1/2 vòng số 8 rồi hƣớng xuống làm thành hình số 8. Tiếp tục
băng vòng số 8 cho đến khi kín. Kết thúc 2 vòng đƣờng băng cuối cùng.
5. Băng chữ nhân:
Áp dụng để băng những vùng không đều nhau và dài trên cơ thể nhƣ cẳng chân,
cẳng tay. Bắt đầu băng 2 vòng tròn. Đƣờng băng sau chếch lên, dùng ngón tay cái đè lên
chỗ định gấp, tay phải lãt băng xuống và gấp lại và quấn chặt vùng băng. Tiếp tục băng

95
chữ nhân đến khi kín nơi băng. Kết thúc để cuộn băng ngữa và 2 vòng chồng lên đƣờng
băng cuối cùng.
6. Băng hồi quy: (băng vòng gấp lại). Băng những phần nhƣ đầu, các chi cắt cụt. Bắt đầu
băng 2 vòng tròn (đầu). Tiếp theo lật đƣờng băng, băng từ trƣớc ra sau rồi lật băng từ sau
ra trƣớc, đến khi phủ kín nơi băng. Các đƣờng băng theo thứ tự đƣờng thứ nhất ở giữa,
các lần sau tỏa dần ra 2 bên kiểu rẻ quạt. Kết thúc 2 vòng tròn ở chân mối băng rẻ quạt.
VII. ÁP DỤNG BĂNG CÁC VỊ TRÍ CỦA CƠ THỂ
1. Băng đầu: Áp dụng để băng tổn thƣơng ở vùng đầu. Dùng cỡ băng 5cm, kiểu băng hồi
qui.
2. Băng vai: Áp dụng cho tổn thƣơng vùng vai. Dùng cỡ băng 6cm.
2.1. Kiểu đƣờng băng lần lên:
- Để mối băng nơi đầu trên cánh tay, hạ nằm lên mối băng.
- Hƣớng đƣờng băng vòng qua nách lên vai đau ra sau lƣng qua nách bên kia và trở lại
nơi bắt đầu.
- Tiếp tục băng đƣờng số 8 nhƣ trên đến khi kín vai.
- Kết thúc theo đƣờng băng sau cùng ở trƣớc ngực và cố định.
2.2. Kiểu đƣờng băng lần xuống:
- Để mối băng trên xƣơng bả vai đau.
- Hƣớng đƣờng băng qua ngang vai vòng xuống nách lên vai nằm lên mối băng trƣớc ra
sau lƣng qua nách và trở lại nơi bắt đầu .
- Tiếp tục băng nhƣ trên đến khi kín vai.
- Kết thúc theo đƣờng băng sau cùng ở trƣớc ngực và cố định.
3. Băng gót chân: Áp dụng cho tổn thƣơng gót chân, trật khớp cổ chân.
- Bắt đầu 2 vòng tròn quanh gót chân gọi là vòng 1.
- Vòng 2, 3 băng lệt về phía trƣớc sau gót và đem băng tiếp qua bên kia ra sau hoặc trƣớc
gót.
- Vòng 4, 5 nằm ngang từ sau gót ra trƣớc hƣớng xuống lòng bàn chân, tiếp theo lên lƣng
bàn chân, qua cổ chân, đi tiếp đƣờng ngang của mắt cá chân.
- Tiếp theo băng số 8 từ giữa lƣng bàn chân dần vào cổ chân.
- Kết thúc 2 vòng quanh cổ chân và cố định.
4. Băng số 8 ở khuỷu: Áp dụng tổn thƣơng vùng khuỷu, hạn chế cử động. Cỡ băng
khoảng 6-7cm.
- Bắt đầu 2 vòng tròn dƣới khuỷu. Hƣớng đƣờng băng qua mặt trƣớc khuỷu, quấn một
vòng tròn, đem băng xuống vòng tròn bắt đấu.
- Tiếp theo băng số 8 từ dƣới khuỷu dần lên đến khi kín khuỷu.
- Kết thúc 2 vòng tròn trên khuỷu và cố định.
5. Băng số 8 lƣng bàn tay, bàn chân: Áp dụng cho tổn thƣơng lƣng bàn tay, lƣng bàn
chân. Dùng cỡ băng khoảng 4 – 5cm.
- Bắt đầu 2 vòng tròn trên cổ tay, trên cổ chân.
- Hƣớng đƣờng băng qua lƣng bàn tay băng một vòng tròn vùng xƣơng bàn tay hoặc bàn
chân.
- Đƣa băng lên vòng tròn bắt đầu, tiếp tục băng số 8 đến khi kín.
- Kết thúc 2 vòng quanh cổ tay, cổ chân.

96
6. Băng rẻ quạt gối hoặc khuỷu:
Áp dụng cho tổn thƣơng đầu gối, khuỷu, không hạn chế cử động. Dùng cỡ 6- 7cm.
- Bắt đầu 2 vòng tròn ngay gối hoặc ngay khuỷu. Tiếp theo băng những đƣờng kiểu rẽ
quạt xen kẻ 1 đƣờng trên và 1 đƣờng dƣới vòng bắt đầu Tiếp tục băng cho đến khi kín.
- Kết thúc 2 vòng tròn phía trên gối hoặc phía trên khuỷu và cố định.
7. Băng chi cụt:
7.1. Trên đùi: Dùng cỡ băng 7 – 8cm.
- Bắt đầu đặt mối băng mặt trên đùi vòng qua mặt sau đùi là số 1.
- Tiếp theo băng 2 vòng xoắn ốc số 2, số 3 đƣa băng ra sau lƣng qua thắt lƣng xuống đùi.
Tiếp tục băng số 8 cho đến khi kín.
- Kết thúc theo đƣờng băng sau cùng ở mặt trên đùi và cố định.
7.2. Trên cẳng chân: Dùng cỡ băng 5-6cm.
- Bắt đầu đặt mối mặt bên cẳng chân vòng qua mặt bên đối diện là số 1.
- Tiếp theo băng đƣờng số 2 dần lên mối băng và qua khỏi khớp gối, băng nữa vòng tròn,
đƣa đƣờng băng trở xuống.
- Tiếp tục băng số 8 và băng đến khi kín.
- Kết thúc theo đƣờng băng sau cùng và cố định.
7.3. Trên cánh tay: Dùng cỡ băng 4-5cm.
- Bắt đầu đặt mối băng mặt bên cánh tay băng qua mặt bên đối diện là số 1.
- Tiếp theo băng 2 đƣờng hồi qui là số 2, số 3. Băng 1 vòng tròn quanh cánh tay để giữ
mối băng hồi qui là số 4.
- Tiếp tục đƣa đƣờng băng trở xuống băng số 8 đến khi kín.
- Kết thúc 1 vòng tròn chồng lên đƣờng băng số 4 và cố định.

97
BÀI 16: CẤP CỨU NGỪNG HÔ HẤP – TUẦN HOÀN
MỤC TIÊU
1. Trình bày đƣợc các nguyên nhân, triệu chứng của ngừng thở, ngừng tim.
2. Trình bày đƣợc nguên tắc chung khi tiến hành cấp cứu ngừng hô hấp, tuần
hoàn.
3. Nhận định đƣợc tình trạng ngƣời bệnh trƣớc, trong và sau khi thực hiện hồi
sinh tim phổi.
4. Tiến hành hồi sinh tim phổi phƣơng pháp 1 ngƣời,2 ngƣời cứu đúng kỹ
thuật.
1. Đại cƣơng
- Ngừng tuần hoàn, hô hấp hay còn gọi là ngừng tim, ngừng thở là một cấp cứu
hết sức khẩn cấp có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên đƣờng phố, trong bệnh
viện, công trƣờng, bãi biển, gia đình…
- Xử trí cấp cứu ngừng tuần hoàn, hô hấp thƣờng đƣợc gọi là Hối sinh tim phôi.
- Tùy theo phƣơng tiệ cấp cứu đƣợc sử dụng và trình độ ngƣời cấp cứu mà chia
kỹ thuật HSTP thành 2 loại: HSTP cơ bản và HSTP cao cấp.
+ HSTP cơ bản khi những phƣơng tiện cấp cứu chỉ có rất hạn chế hoặc chỉ tiến
hành bởi các nhân viên không chuyên thƣờng áp dụng ngay tại nơi xảy ra
ngừng tuần hoàn, hô hấp.
+ HSTP cao cấp là một công việc phức tạp đòi hỏi có đầy đủ phƣơng tiện cấp
cứu và bác sỹ chuyên khoa, thƣờng chỉ có tiến hành tại khoa hồi sức cấp cứu.
- Mục đích của HSTP là cung cấp tạm thời tuần hoàn và hô hấp nhân tạo, qua dó
tạo điều kiện để phục hồi tuần hoàn và hô hấp tự nhiên có hiệu quả.
2. Nguyên nhân gây ngừng thở, ngừng tim
2.1. Các tai nạn
- Chết đuối: Ngƣời không biết bơi, ngƣời biết bơi nhƣng bị chuột rút, đắm
thuyền, đắm tàu( ngƣời bị nạn chìm xuống nƣớc sau 2 – 3 phút sẽ bị ngạt thở).
- Do bị vùi lấp: bị sập hầm, sập nhà, động đất ngực nạn nhân bị đè ép, mũi
miệng bị đất cát nhét kín nạn nhân bị chết nhanh chóng.

98
- Do hít phải khí độc:
+ Trong chiến tranh địch sử dụng chất độc gây ngạt thở.
+ Những ngƣời ở lâu trong hầm lò, ở giếng có khí Meetan.
+ Mùa rét đốt lò sƣởi bằng than đá đóng kín cửa để ngủ hít nhiều cacbon oxit.
- Do tắc nghẽn đƣờng hô hấp:
+ Do thắt cổ, bóp cổ.
+ Tắc nghẽn do ứ đọng đờm dãi, máu.
+ Do thức ăn trào ngƣợc.
+ Do tụt lƣỡi ( trong gây mê nội khí quản).
2.2. Do tổn thƣơng não, thần kinh
- Điện giật
- Do tai biến mạch não, liệt tủy….
- Chấn thƣơng sọ não, tang áp lực nội sọ.
- Dùng quá nhiều thuốc ức chế trung tâm hô hấp.
- Giảm nhiệt
- Thiếu oxy não
- Tổn thƣơng hệ thần kinh trung ƣơng
- Sang chấn tâm lý nặng.
2.3. Bệnh lý khác( tim, mạch….)
- Tăc mạch vành.
- Bệnh cơ tim và dẫn truyền.
- Do suy hô hấp – suy tim nặng
- Các trƣờng hợp sốc: đa chấn thƣơng, mất máu nhiều.
- Giảm hoặc tang Kali máu
- Toan hóa và giảm lƣu lƣợng tuần hoàn gây nên do chảy máu.
3. Dấu hiệu ngừng thở, ngừng tim
- Lồng ngực, thành bụng bất động.
- Nạn nhân nằm yên không cử động.
- Sắc mặt trắng ngợt hoặc tím tái.

99
- Da giá lạnh, tim ngừng đập.
- Hai đồng tử giãn, không đáp ứng với ánh sang.
4. Nguyên tắc chung khi xử trí cấp cứu nạn nhân bị ngừng tim, ngừng thở.
- Nhanh chóng đƣa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn.
- Đặt nạn nhân nằm trên nền cứng, bằng phẳng, thoáng khí.
- Nới rộng quần áo và các dây nai nịt nhƣ: thắt lung, caravat, áo lót.
- Làm thông thoáng đƣờng hô hấp bằng cách: đặt cổ nạn nhân ngửa tối đa, lau
sạch đất, cát quanh mũi, miệng., mở miệng: móc, hút sạch đất, cát, đờm dãi…
- Tiến hành hồi sinh tim phổi đƣợc tiến hành càng sớm càng tốt xong phải kiên
trì và làm liên tục.
- Trong quá trình tiến hành hồi sinh tim phổi phải theo dõi và đánh giá đƣợc tiến
triển của nạn nhân:
+ Tiến triển tốt: hô hấp phục hồi, da đầu chi, môi nạn nhân hồng dần, tim đập
trở lại. Tiếp tục sơ cứu đến khi nạn nhân thở đầu và sâu.
+ Tiến triển xấu: hô hấp và tuần hoàn không phục hồi, da xanh nhợt, đồng tử
giãn sau 30 phút không cứu nữa.
5. Kỹ thuật thổi ngạt
Thổi ngạt là phƣơng pháp cấp cứu nạn nhân ngừng hô hấp đột ngột do nhiều
nguên nhân khác nhau gây nên. Thổi ngạt là kỹ thuật đƣợc tiến hành bằng cách
ngƣời cứu nạn nhân thổi trực tiếp hơi thở của mình qua miệng ngƣời bị nạn.
5.1. Phƣơng pháp miệng – miệng
Thổi ngạt miệng – miệng là phƣơng pháp ngƣời cứu dùng hơi thở của mình thổi trực
tiếp vào miệng của nạn nhân.
- Chuẩn bị tƣ thế nạn nhân
Nhanh chóng đƣa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn
Đặt nạn nhân nằm trên nền cứng, bằng phẳng, thoáng khí.
Nới rộng quần áo và các dây nai nịt.
- Chuẩn bị dụng cụ:

100
Khay chữ nhật sạch, kìm mở miệng, kìm kéo lƣỡi, que đè lƣỡi, gạc sạch 3 – 4
miếng.
Nếu không có dụng cụ trên ta sử dụng ngay những dụng cụ ở nơi xảy ra tai nạn
nhƣ: đũa cả, cán thìa, khăm mềm, giấy lau miệng.
- Kỹ thuật tiến hành:
Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng, ngửa cổ tối đa.
Làm thông đƣờng hô hấp.
Ngƣời cứu quỳ bên vai nạn nhân.
Một tay kéo mở miệng ( hoặc luồn dƣới cổ nâng cho cổ nạn nhân ngửa tối đa),
một tay đặt long bàn tay lên trán nạn nhân ngón cái và ngón trỏ để 2 bên cánh
mũi.
Ngƣời cứu ngậm miệng hít sâu rồi áp miệng vào miệng nạn nhân thổi mạnh,
đồng thời ngón cái ngón trỏ bóp cho cánh mũi nạn nhân kín lại.
Quan sát lồng ngực nạn nhân khi thổi nếu lồng ngực phồng lên là không khí đã
vào phổi. Nếu không thì phải kiểm tra lại tƣ thế nạn nhân.
Ngẩng lên lấy hơi để thổi lần sau, đồng thời bỏ tay bịt cánh mũi nạn nhân ra.
Cứ làm nhƣ vậy ở những lần sau, tần số ngƣời lớn thổi từ 16 – 18 lâng/ phút,
trẻ em là 20 – 25 lần/ phút.
5.2. Bóp bóng qua mặt nạ
- Là phƣơng pháp thƣờng dùng nhất để giúp thở áp lực dƣơng đối với các toán
cấp cứu trong và ngoài bệnh viện. Qủa bóng đƣợc dùng thƣờng có thể tích
1600ml, đủ để làm phổi giãn nở. Phƣơng pháp này chỉ thực sự có hiệu quả khi
có 2 ngƣời cứu có kinh nghiệm cùng làm.
- Nếu có oxygen( lƣu lƣợng tối thiểu 8 – 12l/ phút) chỉ nên bóp bóng với thể tích
khí lƣu thông nhỏ nhất ( 400 – 600ml) đủ làm lồng ngực nạn nhân phồng lên.
Tuy vậy, với thể tích càng nhỏ thì nguy cơ tang nồng độ khí carbonic trong
máu càng cao. Nếu không có oxygen, nên bóp bóng với thể tích khí lƣu thông
nhƣ thổi ngạt qua miệng( 10ml/kg).
- Về mặt kỹ thuật cần lƣu ý:

101
+ Bóp bóng phải đủ tiêu chuẩn, không bị ketk van dẫn khí vào, van thở ra
không bị bít bởi vật lạ.
+ Phải nghiêng đầu nạn nhân ra phía sau và nâng hàm lên.
+ Áp chặt mặt nạ quanh miệng và mũi nạn nhân.
+ Nếu nạn nhân hôn mê, có thể đè sụn nhẫn để đẩy khí quản ra phía sau để vừa
thông đƣờng hô hấp, vừa chẹn thực quản tránh trào ngƣợc.
+ Đầu tiên nên bóp chậm 2 lần, mỗi lần 2 giây để kịp thời cung cấp oxy cho
nạn nhân. Chờ cho ngực xẹp hẳn bóp bóng tiếp với nhịp 10 – 12 lần/ phút, nếu
không ấn tim ngoài lồng ngực, thỉnh thoảng vài phút kiểm tra dấu hiệu tuần
hoàn của nạn nhân.
6. Ép tim ngoài lồng ngực
Ép tim ngoài lồng ngực là một thủ thuật dùng lực mạnh ép nhịp nhàng lên 1/3
dƣới xƣơng ức, khi ép làm thay đổi thể tích trong buồng tim kích thích để tim đập
lại, vòng tuần hoàn đƣợc phục hồi.
 Chuẩn bị nạn nhân
- Đặt nạn nhân nằm trên nền cứng
- Nới rộng quần áo, thắt lung.
 Kỹ thuật tiến hành
- Ngƣời cứu quỳ bên cạnh nạn nhân
- Xác định vị trí ép tim rồi sau đó tiến hành ép tim
- Với ngƣời lớn:
+ Lấy mũi ức làm mốc đặt ngang 2 ngón tay trỏ và giữa, phía trên của 2 ngón
tay đó là vị trí ép tim.
+ Đặt gốc của 2 bàn tay chồng lên nhau và đúng vào vị trí đã xác định.
+ Dùng sức mạnh của toàn thân ấn mạnh lên ngực nạn nhân.
+ Chùng tay lại cho lồng ngực phồng lên.
+ Làm nhƣ vậy theo tần số 100 – 120 lần/ phút.
+ Thƣờng xuyên theo dõi sắc mặt, mạch và tình trạng của nạn nhân.
- Với trẻ dƣới 1 tuổi:

102
+ Trẻ sơ sinh: kẻ đoạn thẳng nối 2 núm vú, đoạn thẳng này cắt ngang quá
xƣơng ức tại một điểm, điểm đó là vị trí ép tim.
+ Đặt 2 ngón tay tại vị trí ép tim, có thể đặt tay kia ở sau lung trẻ thay cho mặt
cứng, và nâng lên để giữu thẳng cổ, giúp thông đƣờng thở rồi tiến hành ép tim.
+ Trong mỗi lần ép tim, thời giam ép và buông lỏng bằng nhau sao cho tốc độ
ép tim lớn hơn 100 lần/ phút.
- Với trẻ từ 1 – 8 tuổi
+ Đặt gốc bàn tay ở phần dƣới xƣơng ức trẻ( không đè lên mỏm ức), nâng các
ngón tay để không đè lên xƣơng sƣờn.
+ Tốc độ ép tim từ 90 – 100 lần/ phút.
+ Thƣờng xuyên theo dõi sắc mặt, mạch và tình trạng của nạn nhân.
Kết luận:
Những điểm thay đổi căn bản trong cấp cứu ngừng tuần hoàn:
1. Phải ngay lập tức gọi cấp cứu khi gặp ngƣời ngừng tuần hoàn (có thể sử dụng
các thiết bị di động mà không cần thiết phải rời khỏi bệnh nhân).
2. Cần phải đƣợc trang bị máy chống rung ở những cụm dân cƣ hay cộng đồng có
nhiều ngƣời có nguy cơ ngừng tuần hoàn cao.
3. Phải bắt đầu cấp cứu ngừng tuần hoàn ngay lập tức khi bệnh nhân không thở
hay có những dấu hiệu thở bất thƣờng (thở ngáp cá).
4. Hƣớng dẫn cấp cứu ngừng tuần hoàn từ xa có vai trò quan trọng (qua điện
thoại).
5. Thứ tự cấp cứu là CAB, nếu chỉ có 01 ngƣời cấp cứu ban đầu, bắt đầu ép tim
trƣớc khi thổi ngạt để giảm thiểu thời gian bệnh nhân không đƣợc hỗ trợ tuần
hoàn, tỉ lệ ép tim/ thổi ngạt là 30/2.
6. Ép tim có chất lƣợng cao khi đạt đƣợc tần số và tốc độ đúng, để lồng ngực nở
lại hoàn toàn trƣớc khi bắt đầu ép nhịp tiếp theo, hạn chế tối đa thời gian nghỉ giữa
các lần ép, tránh thông khí quá mức.
7. Tần số ép tim khuyến cáo từ 100 – 120 lần/ phút.
8. Độ sâu khi ép tim khuyến cáo ít nhất là 5cm, nhƣng không vƣợt quá 6cm.

103
Trong phác đồ cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản, khuyến cáo 2015 nhấn mạnh việc
tiến hành sớm và đúng kĩ thuật ép tim. Sau khi gọi trợ giúp phải ngay lập tức tiến
hành ép tim. Nếu chƣa đƣợc đào tạo, hoặc không biết cách thực hiện đúng kĩ thuật
thổi ngạt, chỉ ép tim đơn thuần (chest compress only). Nếu đã đƣợc đào tạo và biết
cách thổi ngạt đúng, vẫn phải bắt đầu bằng ép tim 30 nhịp trƣớc, sau đó thổi ngạt 2
lần. Quá trình ép tim phải đƣợc tiến hành liên tục tới khi có chuyên viên y tế hoặc
có máy sốc điện tự động (AED: automatic external defibrillator).

Tần số ép tim đƣợc tính bằng tổng số nhịp ép chia cho tổng thời gian thực hiện cấp
cứu ngừng tuần hoàn (bằng tổng thời gian ép + thời gian dừng lại để thổi ngạt, đổi
ngƣời, bắt mạch, hay sốc điện). Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, tần số ép tim cao
đi kèm với tỉ lệ sống cao hơn và hạn chế đƣợc các biến chứng về mặt thần kinh.
Nếu tiến hành ép tim chậm, và thời gian nghỉ ép nhiều, thì tần số ép tim giảm
xuống. Từ năm 2010, Hội tim mạch học Hoa Kỳ đã khuyến cáo tần số ép tim ít
nhất 100 lần/ phút và năm 2015 Hội bổ xung thêm giới hạn trên của tần số ép tim
dƣới 120 lần/ phút. Khuyến cáo này đƣợc đƣa ra dựa trên một nghiên cứu lớn cho
thấy ép tim với tần số quá nhanh, trên 140 lần/ phút, thƣờng đi kèm với việc không
có đủ thời gian để lồng ngực nở lại hoàn toàn, và tăng thời gian gián đoạn trong ép
tim, vì thế gây ra nhiều nguy cơ hơn là lợi ích.

Về độ sâu khi tiến hành ép tim, khác với khuyến cáo 2010 chỉ đƣa ra giới hạn dƣới
(ít nhất đạt độ sâu 5cm đối với ngƣời lớn), khuyến cáo 2015 có đƣa ra thêm giới
hạn trên, không nên ép quá 6cm. Độ sâu ép tim trong cấp cứu ngừng tuần hoàn là
hết sức quan trọng, vì nó quyết định hiệu quả tƣới máu vành và tƣới máu não.
Điểm thay đổi của khuyến cáo 2015 đƣợc đƣa ra trên cơ sở một nghiên cứu cho
thấy, nếu ép quá sâu (trên 6cm) sẽ làm tăng tỉ lệ biến chứng. Tuy nhiên, hạn chế
của nghiên cứu này là dựa trên cỡ mẫu nhỏ, các biến chứng đƣa ra không nghiêm
trọng. Thêm nữa, trên thực tế lâm sàng, rất khó xác định đƣợc độ sâu cụ thể của

104
động tác ép tim. Các nghiên cứu hồi cứu cũng cho thấy, thƣờng là chúng ta ép tim
không đạt đƣợc độ sâu khuyến cáo. Vì vậy, vẫn khuyến cáo ép mạnh “push hard”.

105
MỤC LỤC
BÀI 1: HỒ SƠ NGƢỜI BỆNH VÀ CÁCH GHI CHÉP ...........................................2
BÀI 2: VỆ SINH ĐÔI TAY, MẶC ÁO, MANG VÀ THÁO KHẨU TRANG,
GĂNG TAY VÔ KHUẨN.........................................................................................6
BÀI 3: CHĂM SÓC THEO DÕI DẤU HIỆU SINH TỒN .....................................11
BÀI 4: DỰ PHÕNG LOÉT ÉP ................................................................................20
BÀI 5: TIÊM BẮP, TIÊM TRONG DA, TIÊM DƢỚI DA ....................................23
BÀI 6: TIÊM TĨNH MẠCH, TRUYỀN DỊCH, TRUYỀN MÁU ..........................32
BÀI 7: LẤY BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM. ................................................45
BÀI 8: THÔNG TIỂU, RỬA BÀNG QUANG .......................................................48
BÀI 9: CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐƢA THỨC ĂN VÀO CƠ THỂ ..........................54
BÀI 10: CHO NGƢỜI BỆNH THỞ OXY ..............................................................62
BÀI 11: KỸ THUẬT THAY BĂNG RỬA VẾT THƢƠNG ..................................68
BÀI 12: HÖT ĐỜM DÃI .........................................................................................72
BÀI 13: SƠ CỨU, CẤP CỨU NẠN NHÂN GÃY XƢƠNG..................................75
BÀI 14 : SƠ CỨU VẾT THƢƠNG PHẦN MỀM – GARO CẦM MÁU ..............88
BÀI 15: KỸ THUẬT BĂNG ...................................................................................94
BÀI 16: CẤP CỨU NGỪNG HÔ HẤP – TUẦN HOÀN .......................................98

106

You might also like