You are on page 1of 80

[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................3

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH NGHỆ AN...........4

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ................................................................................................................................4

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC.......................................................................................................................4

III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN.................................................................................5

CHƯƠNG II : TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS.................................................................8

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC KHOA PHÒNG.............................................................................................8

II. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRUNG TÂM.............................8

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM.....................................................................................10

IV. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ HIV CỦA TỈNH NGHỆ AN.............................................................12

V.CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS...........................................13

CHƯƠNG III : TRUNG TÂM SỨC KHỎE SINH SẢN......................................................................27

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC KHOA PHÒNG...........................................................................................27

II. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN..................................................................27

III. KẾT QUẢ THỰC TẬP TẠI KHOA..........................................................................................28

CHƯƠNG IV : KHOA DINH DƯỠNG.................................................................................................38

PHẦN 1 : KHÁI QUÁT VỀ KHOA DINH DƯỠNG...........................................................................38

I. THÔNG TIN CHUNG...................................................................................................................38

II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ..........................................................................................................38

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC....................................................................................................................38

IV. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN VÀ KẾT QUẢ KHOA DINH DƯỠNG ĐÃ TIẾN
HÀNH TRONG NĂM 2020..............................................................................................................39

PHẦN 2 : THỰC TẬP TẠI KHOA DINH DƯỠNG............................................................................41

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

I. LẬP KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CẢI THIỆN DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM
2021...................................................................................................................................................41

II. GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CẢI THIỆN TRÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2021
...........................................................................................................................................................45

CHƯƠNG V : BỆNH NGHỀ NGHIỆP.................................................................................................46

I. TỔNG QUAN................................................................................................................................46

II. NỘI DUNG HỌC TẬP.................................................................................................................49

III. KẾT LUẬN.................................................................................................................................55

CHƯƠNG VI : KHOA BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM........................................................................57

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC......................................................................................................................57

II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ..........................................................................................................57

III. THỰC TẬP TẠI KHOA..............................................................................................................57

CHƯƠNG VII : KHOA BỆNH TRUYỀN NHIỄM..............................................................................65

I.CƠ CẤU TỔ CHỨC.......................................................................................................................65

II. QUÁ TRÌNH THỰC TẾ TẠI KHOA...........................................................................................65

CHƯƠNG VIII : KHOA TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE.............................................71

I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC KHOA PHÒNG.............................................71

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE NĂM
2020...................................................................................................................................................71

III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ TẠI CỒNG ĐỒNG.........................73

IV. KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG.................................................................................................76

CHƯƠNG IX : CÁC GIẤY TỜ LIÊN QUAN......................................................................................80

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho phép chúng em được gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo
cùng các phòng ban, các cô chú, anh chị tại Trung Tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh
Nghệ An, đã tiếp nhận và nhiệt tình hỗ trợ, chỉ dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
chúng em trong quá trình thực tập tại trung tâm.
Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học
y khoa Vinh, cũng như quý thầy, cô khoa Y tế công cộng đã tận tâm giảng dạy và
truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho chúng em. Đặc biệt, chúng
em xin cảm ơn thầy Ngô Trí Hiệp, người đã tận tình hướng dẫn chúng em hoàn
thành bài báo cáo này.
15 tuần thực tập tại trung tâm là khoảng thời gian rất quý báu đối với chúng em, đó
là cơ hội để chúng em được tiếp xúc, làm việc thực tế, vận dụng các kiến thức lí
thuyết đã được giảng dạy tại nhà trường để nâng cao kiến thức chuyên ngành của
mình.
Trong quá trình thực tập, do còn nhiều bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm nên chúng em đã
gặp phải một số khó khăn, nhưng với sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô khoa Y tế
công cộng và sự nhiệt tình của các cô chú, anh chị tại trung tâm đã giúp em có
thêm nhiều kinh nghiệm quý báu để hoàn thành tốt kì thực tập này cũng như làm
bài báo cáo.
Do điều kiện về thời gian, cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, nên bài báo cáo của
chúng em không tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất mong nhận được sự chỉ
bảo, đóng góp ý kiến của các bác, thầy cô, anh chị, bạn bè để hoàn thiện tốt hơn
bài báo cáo này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM KIỂM SOÁT


BỆNH TẬT TỈNH NGHỆ AN

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Số 140 Đường Lê Hồng Phong, Trường Thi, Thành phố Vinh, Nghệ An

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC


1. Nhân sự chủ chốt
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có 01 giám đốc và 01 phó giám đốc.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ
chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ chính sách đối với giám đốc, phó giám đốc
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật và theo
phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Các Phòng chức năng
Phòng Tổ chức - Hành chính.
Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ.
Phòng Tài chính - Kế toán.
3. Các khoa chuyên môn
Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Khoa Phòng, chống HIV/AIDS.
Khoa Phòng, chống bệnh không lây nhiễm.
Khoa Dinh dưỡng.
Khoa bệnh nghề nghiệp.
Khoa Sức khỏe sinh sản.
Khoa Truyền thông, giáo dục sức khỏe.
Khoa Ký sinh trùng – sốt rét.
Khoa Dược - Vật tư y tế.
Khoa Xét nghiệm .
Phòng khám đa khoa, chuyên khoa .

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN


1. Chức năng
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện
các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ (gọi tắt là các hoạt động chuyên
môn) về phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm; bệnh không lây nhiễm; phòng,
chống tác động của các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe; quản lý sức khỏe
cộng đồng; khám phát hiện, điều trị dự phòng và các dịch vụ y tế khác phù hợp với
lĩnh vực chuyên môn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra,
giám sát phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh do ký sinh trùng,
bệnh truyền qua côn trùng, bệnh truyền qua thực phẩm, bệnh lây truyền từ động
vật sang người, bệnh mới nổi; theo dõi diễn biến, dự báo tình hình dịch, bệnh; đáp
ứng tình trạng khẩn cấp về dịch, bệnh và các sự kiện y tế công cộng; quản lý, sử
dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, tiêm chủng.
2. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra,
giám sát phòng, chống bệnh không lây nhiễm (các bệnh ung thư, tim mạch, đái
tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, tâm thần và các bệnh không
lây nhiễm khác), bệnh do rối loạn chuyển hóa, bệnh nghề nghiệp; sức khỏe trường
học, bệnh, tật học đường; tác động của các yếu tố nguy cơ và tình trạng tiền bệnh;
tầm soát, sàng lọc, quản lý các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng.
3. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra
giám sát phòng, chống rối loạn dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng; dinh dưỡng tiết
chế, dinh dưỡng trong phòng chống các bệnh không lây nhiễm; cải thiện tình trạng
dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, dinh dưỡng cộng đồng; phối hợp thực hiện các hoạt
động nâng cao tầm vóc và thể trạng con người Việt Nam.
4. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra
giám sát phòng, chống các yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu tác động tới sức
khỏe cộng đồng; bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế, môi trường điều kiện vệ
sinh lao động, môi trường điều kiện vệ sinh trường học; chất lượng nước ăn uống
và nước sinh hoạt; vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình; tham gia các hoạt động phòng
chống thiên tai thảm họa, tai nạn thương tích; phối hợp hướng dẫn vệ sinh trong
hoạt động mai táng, hỏa táng.
5. Thực hiện các hoạt động kiểm dịch y tế; thu thập thông tin, giám sát, kiểm tra,
xử lý y tế và cấp chứng nhận cho các đối tượng kiểm dịch y tế; sử dụng con dấu
tiếng Anh về kiểm dịch y tế trong hoạt động kiểm dịch y tế biên giới theo phân
công, phân cấp và theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra,
giám sát các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về sức khỏe sinh sản; chăm sóc sức
khỏe phụ nữ, bà mẹ; sức khỏe trẻ sơ sinh, trẻ em; sức khỏe sinh sản vị thành niên,

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

thanh niên, nam giới và người cao tuổi; dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; phá thai an
toàn theo phạm vi chuyên môn kỹ thuật được phê duyệt; phòng, chống nhiễm
khuẩn và ung thư đường sinh sản; phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền qua
đường tình dục.
7. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra,
giám sát quản lý sức khỏe cộng đồng, sức khỏe người cao tuổi, sức khỏe người lao
động; thực hiện các hoạt động quản lý sức khỏe hộ gia đình theo phân công, phân
cấp.
8. Phối hợp thực hiện các hoạt động phòng, chống ngộ độc thực phẩm; tham gia
thẩm định cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tham gia thanh tra,
kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trong việc bảo
đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ
khác về an toàn thực phẩm theo phân công, phân cấp và quy định của pháp luật.
9. Thực hiện khám sàng lọc, phát hiện bệnh và điều trị dự phòng theo quy định; tư
vấn dự phòng điều trị bệnh; dự phòng, điều trị vô sinh; điều trị nghiện theo quy
định của pháp luật; sơ cứu, cấp cứu, chuyển tuyến và thực hiện các kỹ thuật, thủ
thuật chuyên môn; khám sức khỏe định kỳ, cấp giấy chứng nhận sức khỏe theo quy
định của cấp có thẩm quyền và quy định của pháp luật; ký hợp đồng với cơ quan
bảo hiểm xã hội để tổ chức thực hiện các dịch vụ y tế phù hợp với lĩnh vực chuyên
môn theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm; xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh
thăm dò chức năng phục vụ cho hoạt động chuyên môn, kỹ thuật theo chức năng,
nhiệm vụ của Trung tâm và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học
phòng xét nghiệm theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra,
giám sát truyền thông nguy cơ, truyền thông thay đổi hành vi theo hướng có lợi
cho sức khỏe, truyền thông vận động và nâng cao sức khỏe nhân dân; xây dựng tài
liệu truyền thông; cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan trong tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước về công tác y tế.
12. Thực hiện việc tiếp nhận, sử dụng, cung ứng, bảo quản, cấp phát và chỉ đạo,
kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, hóa chất, trang thiết
bị, vật tư, phương tiện phục vụ hoạt động chuyên môn; hóa chất và chế phẩm diệt
côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế theo phân công, phân
cấp của Sở Y tế và theo quy định của pháp luật.
13. Là đơn vị thường trực của Sở Y tế về đáp ứng tình trạng khẩn cấp với dịch,
bệnh, các sự kiện y tế công cộng, phòng, chống AIDS, tệ nạn ma túy mại dâm;
triển khai thực hiện các dự án, chương trình trong nước và hợp tác quốc tế liên
quan đến y tế theo phân công, phân cấp của Sở Y tế và quy định của pháp luật.
14. Tổ chức đào tạo, đào tạo liên tục cho đội ngũ viên chức thuộc thẩm quyền quản
lý theo quy định; tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ
thuộc lĩnh vực phụ trách theo phân công, phân cấp của Sở Y tế; cập nhật kiến thức

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

y khoa liên tục cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; là cơ sở thực hành
trong đào tạo khối ngành sức khỏe theo quy định của pháp luật.
15. Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học,
kỹ thuật, công nghệ thông tin về lĩnh vực chuyên môn; thực hiện công tác chỉ đạo
tuyến, hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật thuộc lĩnh vực phụ trách theo phân
công, phân cấp của Sở Y tế.
16. Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
17. Quản lý nhân lực, tài chính, tài sản theo phân công, phân cấp và theo quy định
của pháp luật.
18. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế giao và theo
quy định của pháp luật.

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

CHƯƠNG II : TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC KHOA PHÒNG


1. Nhân sự
- Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Nghệ An là đơn vị sự nghiệp y tế công lập
trực thuộc Sở Y tế, có chức năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên
môn, kỹ thuật về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện các
dịch vụ công về y tế theo quy định của pháp luật.
- Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Nghệ An có tư cách pháp nhân, có con
dấu, tài khoản riêng, có trụ sở làm việc theo quy định của pháp luật.
-Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Nghệ An chịu sự chỉ đạo, quản lý toàn
diện, trực tiếp về tổ chức, hoạt động và các nguồn lực của Sở Y tế Nghệ An; chịu
sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế
-Trung tâm gồm:
1 trưởng khoa
2 phó khoa
9 nhân viên
2. Sơ đồ khoa phòng, cơ sở vật chất
2.1 Các phòng chức năng
Phòng Tổ chức - Hành chính;
Phòng Kế hoạch - Tài chính.
2.2 Các khoa, phòng chuyên môn
Khoa Truyền thông và Can thiệp;
Khoa Giám sát;
Khoa Quản lý điều trị;
Khoa Xét nghiệm;
Phòng khám chuyên khoa HIV/AIDS và Điều trị nghiện chất.

II. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRUNG


TÂM
1. Vị trí, chức năng
- Khoa phòng, chống HIV/AIDS Nghệ An là 1 trong 12 khoa thuộc CDC Nghệ An
(trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An- đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực
thuộc Sở Y tế), có chức năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn,
kỹ thuật về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện các dịch
vụ công về y tế theo quy định của pháp luật.
- Khoa phòng, chống HIV/AIDS có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng,
có trụ sở làm việc theo quy định của pháp luật.

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

- Khoa phòng, chống HIV/AIDS chịu sự chỉ đạo, quản lý toàn diện, trực tiếp về tổ
chức, hoạt động và các nguồn lực của Sở Y tế Nghệ An; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra,
thanh tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về phòng, chống HIV/AIDS trên cơ sở
định hướng, chính sách, chiến lược, kế hoạch của Bộ Y tế và tình hình thực tế của
địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật: can thiệp giảm tác hại, dự
phòng lây nhiễm HIV; tư vấn, xét nghiệm HIV; giám sát HIV/AIDS và các bệnh
lây nhiễm qua đường tình dục (STI); dự phòng phơi nhiễm HIV; điều trị và chăm
sóc người nhiễm HIV/AIDS; theo dõi, đánh giá các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS; điều phối và cung ứng thuốc kháng HIV, thuốc điều trị thay thế nghiện
các chất dạng thuốc phiện, các trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm, hóa chất phục vụ
công tác phòng, chống HIV/AIDS trong phạm vi thẩm quyền quản lý. Phối hợp với
các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang
con; dự phòng lây nhiễm HIV trong các dịch vụ y tế; phòng, chống các bệnh lây
truyền qua đường tình dục; phòng, chống đồng lây nhiễm Lao và HIV; an toàn
truyền máu liên quan đến HIV/AIDS.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ về HIV/AIDS bao gồm: tư vấn, xét
nghiệm HIV, khám và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay
thế; khám và điều trị HIV/AIDS theo quy định pháp luật.
- Là đơn vị thường trực của Ban chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS, tệ nạn ma túy,
mại dâm và phòng chống tội phạm tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát chuyên
môn, kỹ thuật về phòng, chống HIV/AIDS đối với các Trung tâm Y tế huyện, cơ
sở y tế và Trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Triển khai các hoạt động thông tin - giáo dục - truyền thông và huy động cộng
đồng về phòng, chống HIV/AIDS.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo liên tục về chuyên môn, kỹ thuật cho công
chức, viên chức của khoa; tham gia đào tạo, đào tạo liên tục về chuyên môn, kỹ
thuật thuộc lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS theo kế hoạch
- Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ
thuật về HIV/AIDS.
- Đề xuất, quản lý và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình mục tiêu y tế
quốc gia và hợp tác quốc tế về lĩnh vực HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh khi được cấp
thẩm quyền giao, phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh vực
HIV/AIDS trên địa bàn.
- Thực hiện quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quản lý tài
chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ khác do Sở Y tế và các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền giao.

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM


1. Truyền thông, can thiệp, huy động cộng đồng
1.1 Nội dung
- Tăng cường truyền thông về kiến thức về HIV/AIDS, chống kì thị, phân biệt đối
xử với người nhiễm HIV, chương trình cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
Methadone hoặc Buprenophine cho người dân, nhóm nguy cơ cao và nhóm thanh
niên 15 đến 24 tuổi.
- Củng cố mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS các tuyến, duy trì hoạt động của
mạng lưới nhân viên tiếp cận cộng đồng (NVTCCĐ). Tăng cường triển khai
chương trình bơm kim tiêm (BKT), phân phát bao cao su (BCS) đồng bộ với các
biện pháp can thiệp giảm tác hại khác; tăng cường kết nối, lồng ghép chương trình
BKT, BCS các nhóm hoạt động cộng đồng với các hoạt động dự phòng và giới
thiệu các dịch vụ khám và chữa bệnh lây truyền qua đường tình dục cho các nhóm
đối tượng có hành vi nguy cơ cao.
- Tuyên truyền về kiến thức phòng, chống HIV/AIDS và chương trình làm giảm
tác hại cho các học viên tại Trung Tâm Giáo dục –Chữa bệnh- Lao động xã hội,
phạm nhân tại các trại giam của ngành Lao động –Thương binh và Xã hội và
ngành Công an.
- Tuyên truyền, vận động các ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng hỗ trợ và ủng hộ
chương trình điều trị thay thế nghiện thành các dạng thuốc phiện bằng Methadone.
- Duy trì hệ thống các cơ sở điều trị và điểm cấp phát thuốc Methadone; điều trị
thay thế chất dạng thuốc phiện bằng Buprenorphine. Giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho
các cơ sở điều trị và điểm cấp phát thuốc trên địa bàn tỉnh. Triển khai ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý, điều trị bệnh nhân bằng thuốc Methadone trên
địa bàn toàn tỉnh.
1.2 Kết quả truyền thông, can thiệp, huy động cộng đồng năm 2020
- Hoạt động thông tín, giáo dục, truyền thông tiếp tục được đẩy mạnh và đa dạng
hóa. Hoạt động truyền thông trực tiếp được thực hiện qua đội ngũ chuyên trách,
cộng tác viên, đội ngũ nhân viên tiếp cận cộng đồng, số lượt truyền thông về
HIV/AIDS là 18.908, tổng số lượt người được truyền thông là 118.063.005 lượt.
- Hoạt động cung cấp vật dụng can thiệp giảm tác hại: BKT,BCS, chất bôi trơn đã
cấp phát được 363.185 bơm kim tiêm, 154.940 lọ nước cất, 87.589 bao cao su,
2.035 gói bôi trơn, 605 hộp an toàn.
-Duy trì và củng cố hoạt động của các nhóm CBO, tiếp cận cộng đồng toàn tỉnh,
cấp thẻ cho NVTCCĐ cho dự án Quỹ toàn cầu.
- Phối hợp Trung tâm Nghiên cứu phát triển Y tế cộng đồng (CCRD) triển khai thí
điểm mô hình hợp đồng xã hội phòng chống HIV/AIDS.

2. Quản lý , chăm sóc và điều trị HIV/AIDS


2.1 Quản lý và chăm sóc
- Duy trì hoạt động chăm sóc, điều trị HIV/AIDS tại 21/21 huyện, thành, thị với 25
cơ sở chăm sóc và điều trị, cấp phát thuốc tại xã phường ở 8 huyện: Quế Phong,
Quỳ Châu, Tương Dương, Diễn Châu, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Thanh Chương, Con
1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

Cuông với tổng số bệnh nhân đang được điều trị ARV tính đến 31/10/2020 là
4.969 người, trong đó có 463 bệnh nhân nhận thuốc tại xã phường.
- Tính đến tháng 10/2020: 100% các cơ sở chăm sóc và điều trị tại các cơ sở y tế
nhà nước đã thực hiện thanh toán ít nhất một dịch vụ điều trị HIV/AIDS từ Quỹ
BHYT. Thực hiện Quyết định số 26/2017/QĐ-UBND ngày 24/01/2017 của UBND
tỉnh, số người có thẻ BHYT: 4.064 người(92,5%) trong đó:
+ Được hưởng 100% từ quỹ BHYT: 2.248 người ( 57%)
+ Được hưởng 95% từ quỹ BHYT: 184 người ( 2,75%)
+ Được hưởng 80% từ quỹ BHYT: 1.579 người ( 40,3%)
+ Có 3,16% bệnh nhân chưa có thẻ BHYT do bệnh nhân vừa hết hạn thẻ đã
làm thủ tục mua, đang chờ cấp thẻ và do bệnh nhân đang điều trị ARV bị bắt tại
trại tạm giam; do mất giấy tờ tùy thân; một số bệnh ngoại tỉnh.
-Triển khai hoạt động PrEP tại phòng khám Glink và Bệnh viện đa khoa Thành
phố Vinh. Tiếp nhận thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) cho 238
khách hàng.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS,
hoạt động chăm sóc và điều trị, hỗ trợ các PKNT triển khai hoạt động dự phòng
trước phơi nhiễm (PrEP) tại các đơn vị triển khai dự án QTC: Công ty Glink, TP
Vinh, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tương Dương.

2.2 Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
- Tính đến 31/10/2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 12 cơ sở điều trị Methadone
và 16 điểm cấp phát thuốc với tổng số bệnh nhân đã đăng ký tham gia điều trị
Methadone là: 3.771 người. Tổng số bệnh nhân đã được điều trị là: 3.482
người(đạt 97% so với chỉ tiêu Chính phủ giao) và tổng số bệnh nhân hiện đang
điều trị là: 1.038 người (đạt 29% so với chỉ tiêu Chính phủ giao)
- Số bệnh nhân hiện đang điều trị Buprenorphine tại các cơ sở điều trị trên địa bàn
tỉnh tính đến 31/10/2020 là 49 người ( đạt 09% so với chỉ tiêu tại Quyết định số
5595/QĐ-BYT ngày 19/08/2018 của Bộ Y tế).

3. Hoạt động giám sát, theo dõi, đánh giá


3.1 Nội dung
- Duy trì hoạt động các cơ sở tư vấn xét nghiệm sàng lọc, khẳng định HIV tại các
tuyến; Tăng cường giám sát, hỗ trợ kỹ thuật nhằm tăng cường năng lực cho phòng
xét nghiệm khẳng định HIV; phòng xét nghiệm sàng lọc HIV trên địa bàn toàn tỉnh
theo quy định tại Nghị định số 75/NĐ-BYT ngày 01/07/2016 về việc Giám sát các
phòng xét nghiệm lâm sàng.
- Triển khai Giám sát trọng điểm HIV/STI lồng ghép câu hỏi hành vi cho nhóm đối
tượng Nam nghiện chích ma túy theo quyết định số 373/QĐ-BYT ngày
10/02/2017.
- Củng cố, nâng cao chất lượng báo cáo trên hệ thống phần mềm HIV info 31.1
trực tuyến từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện và hệ thống phần mềm trực tuyến báo cáo
công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Thông tư
03/2015 của Bộ Y tế ngày 16/03/2015.
1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

3.2 Kết quả hoạt động giám sát, theo dõi, đánh giá năm 2020
- Tính đến 31/10/2020, toàn tỉnh đã phát hiện 10.094 trường hợp nhiễm HIV; trong
đó 6.388 trường hợp nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS; 4.245 trường hợp
HIV/ tử vong; số người nhiễm HIV đang còn sống được quản lý là 5.849; Số người
nhiễm HIV/AIDS được phân bố tại 100% huyện/thành/thị với 98.47% ( 453/460)
xã/ phường/ thị trấn. Các ca nhiễm HIV tập trung chủ yếu tại các huyện Quế
Phong, Tương Dương, Quỳ Châu, Diễn Châu, TP Vinh; Nguy cơ lây truyền HIV
trên địa bàn tập trung chủ yếu là đường máu chiếm 74,77%; qua đường tình dục là
22,91% và truyền từ mẹ sang con là 2,32%;
- Hiện nay toàn tỉnh có 09 phòng xét nghiệm khẳng đinh HIV, 21/21 huyện đã
triển khai phòng tư vấn xét nghiệm sàng lọc HIV. Kết quả năm 2020 đã tư vấn và
xét nghiệm cho 73.069 người, trong đó có 246 trường hợp dương tính ( 130 trường
hợp dương tính mới), 72.823 trường hợp âm tính.
-Hệ thống giám sát, báo cáo tình hình dịch HIV được duy trì toàn tỉnh, số liệu
HIV/AIDS được quản lý bằng phần mềm HIVinfo 3.1; hoạt động rà soát, báo cáo,
quản lý người nhiễm HIV/AIDS tại các tuyến được thực hiện theo quy định tại
Thông tư 09/2012/BYT-TT ngày 24/05/2012 của Bộ Y tế.
- Các huyện, thành, thị thực hiện thu thập và báo cáo hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS theo đúng quy định tại Thông tư 03/2015/TT-BYT ngày 16/03/2015
của Bộ Y tế, báo cáo bằng phần mềm trực tuyến đúng hạn, có đủ các cơ sở dữ liệu
để đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
- Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát hỗ trợ kỹ thuật cho các huyện,
thành, thị.

IV. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ HIV CỦA TỈNH NGHỆ AN


1.Thực trạng
- Tính đến 31/10/2020, toàn tỉnh đã phát hiện 10.094 trường hợp nhiễm HIV; trong
đó 6.388 trường hợp nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS; 4.245 trường hợp
HIV/ tử vong; số người nhiễm HIV đang còn sống được quản lý là 5.849; Số người
nhiễm HIV/AIDS được phân bố tại 100% huyện/thành/thị với 98.47% ( 453/460)
xã/ phường/ thị trấn. Các ca nhiễm HIV tập trung chủ yếu tại các huyện Quế
Phong, Tương Dương, Quỳ Châu, Diễn Châu, TP Vinh; Nguy cơ lây truyền HIV
trên địa bàn tập trung chủ yếu là đường máu chiếm 74,77%; qua đường tình dục là
22,91% và truyền từ mẹ sang con là 2,32%;
- Hiện nay toàn tỉnh có 09 phòng xét nghiệm khẳng đinh HIV, 21/21 huyện đã
triển khai phòng tư vấn xét nghiệm sàng lọc HIV. Kết quả năm 2020 đã tư vấn và
xét nghiệm cho 73.069 người, trong đó có 246 trường hợp dương tính ( 130 trường
hợp dương tính mới), 72.823 trường hợp âm tính.
Có 5.849 người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm bệnh của mình, đạt 89,71%
(5.849/6.520 người )
- Có 4.696 người nhiễm HIV được điều trị ARV, đạt 80,03% (4.696/5.868 người)

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

- Kết quả xét nghiệm tải virus đến ngày 25/11/2020: 1.232 bệnh nhân được xét
nghiệm TLVR, 1.176 người có TLVR dưới ngưỡng ức chế, đạt 95,45% ( số người
có TLVR dưới ngưỡng ức chế/ tổng số người được xét nghiệm).
2. Khó khăn, tồn tại
- Tỉnh Nghệ An là tỉnh có diện tích rộng, địa hình phức tạp, giao thông không
thuận tiện, đi lại khó khăn nên việc tiếp cận dịch vụ của các nhóm đối tượng có
nguy cơ cao còn hạn chế. Việc thực hiện các can thiệp dự phòng hay xét nghiệm,
điều trị lưu động của các cơ sở y tế không được thực hiện thường xuyên sau khi
các Dự án cắt giảm.
- Tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên một số hoạt động không được
triển khai kịp thời theo kế hoạch đã đề ra.
- Nhân sự làm công tác phòng chống HIV/AIDS các tuyến thay đổi nhiều, cán bộ
mới chưa được đào tạo về hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Cán bộ chuyên
trách tuyến xã, tuyến huyện chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm, hay luân chuyển công
tác.
V.CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
1. Những thành tựu chính
1.1 Cam kết chính trị mạnh mẽ; Hệ thống văn bản hoàn thiện
1.1.1 Văn bản chỉ đạo của Đảng
- 1995 : Chỉ thị số 52 – CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng khóa VII về lãnh đạo
công tác phòng, chống AIDS
- 2005 : Chỉ thị số 54/2005/CT-TW của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo phòng,
chống HIV/AIDS trong tình hình mới.
- 2017 : Nghị quyết số 20 – NQ/TW BCTH TW Đảng khóa XII về tăng cường
công tác bảo vệ , chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
1.1.2 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
- 1995 : Pháp lệnh Phòng, chống nhiễm virut gây ra hội chứng Suy giảm miễn dịch
mắc phải ở người (HIV/AIDS) – UBTV Quốc hội khóa IX.
- 2006 : Luật phòng chống HIV/AIDS – Quốc hội Khóa XI , Kỳ họp thứ 9.
- 2020 : Luật phòng chống HIV/AIDS sửa đổi –Quốc hội Khóa XIV,Kỳ họp thứ 10
1.1.3 Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Bộ Y tế và các Bộ, ngành
- 3 Nghị định : 108 (2007); 90 ( 2016); 75(2016)
- 3 Chiến lược quốc gia PC HIV/AIDS
+ QĐ 36/2004/QĐ-TTg , ngày 17/3/2004
+ QĐ 608/QĐ- TTg 25/2/2012
+ QĐ 1246/QĐ – TTg , 14/08/2020
- Hơn 200 thông tư , Chỉ thị , Quyết định , hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật.

1.2. Hệ thống phòng , chống HIV /AIDS qua các thời kỳ

1987 1990 1994 2000


Tiểu ban phòng Ủy ban Quốc Ủy ban quốc gia Ủy ban Quốc gia phòng

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

chống SIDA gia phòng phòng , chống chống AIDS và phòng


chống SIDA AIDS chống tệ nạn ma túy , mại
Thuộc Ủy ban Cơ quan trực Trực thuộc chính dâm (Phó TTgCP làm chủ
phòng , chống thuộc Bộ Y phủ , do một Phó tịch )
bệnh nhiễm tế làm chủ Thủ Tướng làm
khuẩn, Bộ Y tế tịch Chủ tịch

Hệ thống phòng ,chống HIV/AIDS các tuyến.

1.3. Đa dạng hoạt động truyền thông, can thiếp giảm hại, dự phòng lây nhiễm
HIV.
- Truyền thông : Đa dạng, đổi mới.
- Can thiệp giảm hại trước 2005 : Quy mô nhỏ
- Từ năm 2005 : Chiến lược Quốc gia Phòng , chống HIV/AIDS , Luật phòng,
chống HIV/AIDS (2006) và Nghị định số 108 (2007) => Hành lang pháp lý cho
can thiệp giảm tác hại toàn diện.
+ Cấp phát bơm kim tiêm.
+ Cấp phát bao cao su.
*Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

- 2008 : Thí điểm Methadone tại TP HCM và Hải Phòng.


- 2012 : Chính phủ ban hành Nghị định CP 96/2012/NĐ – CP
- Hiện nay : 63 tỉnh, 52000 BN/ 340 cơ sở điều trị.
- Hiệu quả : Giảm lây nhiễm HIV + phát triển kinh tế gia đình, XH , góp phần đảm
bảo an ninh trật tự xã hội
- Buprenorphine : Thí điểm tại 6 tỉnh
- PrEP : lớn hơn 13000 khách hành ( chủ yếu là MSM ), giảm 98% nguy cơ nhiễm
HIV
- Truyền thông , giảm kỳ thị phân biệt đối xử trong cơ sở y tế
*Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc kháng HIV (PrEF)
- 2017 : Thí điểm tại TP HCM và Hà Nội
- 2019 : 11 tỉnh / TP
- 2020 : 27 tỉnh / TP
- Nhiều hơn 10.000 khách hàng đang sử dụng
- Giảm 98% nguy cơ bị nhiễm HIV.
1.4. Tư vấn, xét nghiệm HIV : Mở rộng – Đa dạng
- 2007 : Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tư vấn xét nghiệm HIV tự
nguyện.
- 2018 : Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tư vấn xét nghiệm tại cộng đồng.
- Dịch vụ xét nghiệm HIV được thẩm khai đa dạng : Y tế nhà nước, tư nhân, XN
cộng đồng , lưu động , tự XN HIV ... đảm bảo dễ tiếp cận.
- XN sàng lọc HIV : 1.300 cơ sở xét nghiệm sàng lọc HIV.
- XN khẳng định : 170 phòng xét nghiệm , 63/63 tỉnh/TP
- Hiện nay mỗi năm : Khoảng 2,5 – 3 triệu mẫu XN HIV ( tăng gấp 20 lần so với
giai đoạn trước 2010)

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

1.5. Điều trị HIV/AIDS liên tục được mở rộng , chất lượng điều trị đạt hàng đầu
thế giới
- Trước 2000 : Chủ yếu tư vấn , chăm sóc tại cộng đồng , tại nhà.
- Năm 2000 : BYT ban hành “Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS.
- Từ năm 2005 – nay : liên tục cập nhật các hướng dẫn chuyên môn.
- Tiêu chuẩn điều trị liên tục được mở rộng : Trước đây , chỉ dành cho bệnh nhân
nặng , CD4 < 350 => CD4 < 500 => Nay điều trị ngay cho các trường hợp phát
hiện nhiễm HIV không cần căn cứ tế bào CD4.
Tiến độ điều trị HIV/AIDS qua các năm:
- 446 cơ sở điều trị (OPCs) , 652 TYT xã cấp phát thuốc ARV , trạm giam, Y tế tư
nhân ,....
- 150.000 bệnh nhân HIV/AIDS (75% số người nhiễm HIV được phát hiện)
- Điều trị ARV ngay khi phát hiện nhiễm HIV , điều trị ARV trong ngày.
- Cấp phát thuốc ARV 3 tháng
- Tuân thủ ARV sau 12 tháng : 88 %
- Tải lượng virus : Dưới ngưỡng ức chế (<1000) : lớn hơn 96 % ( VN là một trong
4 nước gồm Đức , Thụy Sỹ , Anh đạt chỉ tiêu này trên toàn cầu ). Dưới ngưỡng
phát hiện 94 %.
1.6. Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đạt hiệu quả cao
- Số cơ sở cung cấp dịch vụ cơ bản về dự phòng lây truyền HIV mẹ- con tăng từ
107 năm 2006 lên 226 điểm năm 2016.

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

- Từ năm 2016, các can thiệp về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được
lồng ghép vào hệ thống CSSK sinh sản.
- Khoảng 50% số phụ nữ mang thai được làm xét nghiệm HIV hàng năm.
- Tỷ lệ lấy truyền HIV từ mẹ sang con ở những trẻ được điều trị dự phòng bằng
ARV liên tục giảm từ 2012 đến nay; 4 năm gần đây đều mức dưới 2,5%.

1.7. Cơ chế tài chính đổi mới, bền vững


- Trước 2010, nguồn viện trợ chiếm >80% tổng chi phí cho phòng chống
HIV/AIDS.
- 2012: TTgCP ban hành QĐ 1899- TTg => Cơ cấu tài chính HIV/AIDS thay đổi
nhanh.
- Tài chính trong nước tăng 27% (2014) -> 57% (2020), chủ yếu là NSTW, NSĐP,
và BHYT.
- Hơn 60.000 BN đã chuyển sang ARV nguồn BHYT.
- Đặc biệt, Việt Nam đã đưa TLD vào BHYT.
1.8. Kết quả giảm 2/3 tình hình dịch AIDS so với năm 2007
- Số nhiễm HIV, mắc AIDS, tử vong liên quan đến AIDS giảm 2/3 trong 15 năm
qua.
- UNAIDS đánh giá: Việt Nam có tốc độ giảm HIV/AIDS nhanh nhất trong khu
vực.
- Tránh 0.5 triệu người nhiễm HIV và 200.000 người tử vong do AIDS.
- Khống chế tỷ lệ HIV cộng đồng dưới 0.3%.
- Giảm kỳ thị, phân biệt đối xử
- Trật tự, an ninh, phát triển KT- XH.

2. Khó khăn, thách thức


2.1 HIV/AIDS vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng.
- Năm 2020, ước tính Việt Nam có khoảng 230.000 người HIV+, đứng thứ 4
Đông Nam Á.

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

- Mỗi năm vẫn có khoảng 10.000 HIV(+) mới, còn xa để đạt mục tiêu chấm dứt
đại dịch (<1.000 trường hợp HIV+/ năm).
-Các hành vi nguy cơ diễn biến phức tạp; lây truyền qua đường tình dục gia
tăng; tỷ lệ HIV+ gia tăng nhanh trong nhóm MSM.
- Hiệu quả điều trị tốt, giảm tử vong -> Số người HIV+ tích lũy tiếp tục tăng
cao, cần được chăm sóc, điều trị thường xuyên, liên tục, suốt đời.

2.2. Thay đổi tổ chức và nguồn nhân lực PC HIV/AIDS


- Sáp nhập CDC tuyến tỉnh, do đó nhân lực cho PC HIV biến động, giảm về số
lượng và chất lượng. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo cũng có nhiều ảnh hưởng.
- Sự tham gia của các tổ chức cộng động, nhân viên tiếp cận cộng đồng, đồng
đẳng viên ... phụ thuộc nhiều vào các dự án viện trợ, tính bền vững chưa cao.
- Chế độ đãi ngộ cho cán bộ làm công tác PC HIV/AIDS còn hạn chế, đặc biệt
một số hoạt động đặc thù như điều trị Methadone, điều trị ARV...
2.3 Thách thức về tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS
- Để đạt mục tiêu Chấm dứt dịch bệnh AIDS, cần tăng cường đầu tư cao hơn
nữa cho PC HIV/AIDS trong những năm tới, nhưng các nguồn tài chính đều có
hạn.
- Kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS vẫn dựa nhiều vào các nguồn viện trợ
quốc tế (45%) . Nguồn kinh phí viện trợ đang cắt giảm nhanh, trong khi các
nguồn tài chính trong nước (NSNN, BHYT) chưa kịp bù đắp.
- BHYT đã hỗ trợ chi trả phần điều trị, nhưng các hoạt động khác như tư vấn
xét nghiệm, truyền thông, can thiệp giảm hại, dự phòng lây nhễm HIV, giám
sát dịch ... cần có nguồn và cơ chế tài chính bền vững.
- Nhiều hoạt động đặc thù trong phòng , chống HIV/AIDS chưa có cơ chế tài
chính phù hợp.

3. Hướng tới chấm dứt bệnh AIDS


3.1. Cam kết chính trị
1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

Nghị quyết 20-NQ/TW(2017) của BCHTW Đảng: cơ bản chấm dứt dịch
bệnh AIDS vào năm 2030
Ngày 16/11/2020 Quốc hội thông qua luật PC HIV/AIDS sửa đổi
Quyết định 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020: “chiến lược quốc gia chấm dứt
dịch bệnh AIDS vào năm 2030”
3.2. Mục tiêu
3.2.1 Mục tiêu chung
Đẩy mạnh các hoạt động phòng chống HIV/AIDS để giảm số người mới nhiếm
HIV và tử vong liên quan đến AIDS tại việt nam vào năm 2030, giảm tối đa tác
động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế - xã hội
3.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mở rộng và đổi mới các hoạt động truyền thông, can thiệp giảm hại và dự
phòng lây nhiễm HIV, tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận dịch vụ
dự phòng lây nhiễm HIV đạt 80% vào năm 2030.
- Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tư vấn xét nghiệm HIV, đẩy mạnh xét
nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm; tỷ lệ người nhiễm HIV trong
cộng đồng biết tình trạng HIV của mình đạt 95s% vào năm 2030; giám sát chặt
chẽ tình hình diễn biến dịch HIV/AIDS ở các nhóm có hành vi nguy cơ cao.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS, tỷ lệ người nhiễm HIV
biết tình trạng nhiễm HIV của mình được điều trị thuốc kháng vi rút HIV đạt
95%; tỷ lệ người được điều trị thuốc kháng vi rút HIV có tải lượng virus dưới
ngưỡng ức chế đạt 95%; loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030.
- Củng cố và tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS các tuyến;
bảo đảm nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; bảo đảm tài
chính cho phòng, chống HIV/AIDS
3.3. Các chỉ tiêu:
3.3.1 Nhóm chỉ tiêu tác động :
- Số người nhiễm HIV được phát hiện mới đạt mức dưới 1.000 trưởng hợp/năm
vào năm 2030.
- Tỷ lệ người nhiễm HIV tử vong liên quan đến HIV/AIDS dưới 1,0/100.000
dân vào năm 2030.
- Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2% vào năm 2030.
3.3.2 Nhóm chỉ tiêu về dự phòng:
- Tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV được tiếp cận dịch vụ dự
phòng lây nhiễm HIV đạt 70% vào năm 2025 và đạt 80% vào năm 2030.
- Tỷ lệ người nghiện các chất dạng thuốc phiện được điều trị bằng thuốc thay thế
và các loại thuốc, bảo thuốc đạt ít nhất 40% vào năm 2025 là đạt ít nhất 50%
vào năm 2030.
- Tỷ lệ người MSM được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc
(PIEP) đạt 30% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030.
- Tỷ lệ thanh niên 15 đến 24 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS đạt 80% vào
năm 2030.

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

- Tỷ lệ người dân 15 đến 49 tuổi không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm
HIV đạt 80% vào năm 2030.
3.3.3 Nhóm chỉ tiêu về xét nghiệm
- Tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng HIV của mình đạt 90%
vào năm 2025 và 95% vào năm 2030.
- Tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV được xét nghiệm HIV hằng
năm đạt 70% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030.
3.3.4 Nhóm chỉ tiêu về điều trị
- Tỷ lệ người nhiễm HIV biết tình trạng HIV được điều trị ARV dạt 90% năm
2025 và đạt 95% năm 2030.
- Tỷ lệ người nhiễm HIV điều trị thuốc ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức
chế đạt ít nhất 95% qua các năm.
- Tỷ lệ bệnh nhân đồng nhiễm HIV và Lao được điều trị đồng thời cả ARV và
lao đạt 92% vào năm 2025 và dạt 95% vào năm 2030.
- Tỷ lệ người bệnh đồng nhiễm HIV/viêm gan C được điều trị đồng thời thuốc
ARV và điều trị viêm gan C đạt 50% trở lên vào năm 2025 và 75% trở lên vào
năm 2030.
3.3.5 Nhóm chỉ tiêu hệ thống y tế
- Năm 2021, 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có kế hoạch hoặc
đề án bảo đảm tài chính thực hiện mục tiêu chấm dứt dịch AIDS và phân bổ
ngân sách địa phương hằng năm cho phòng, chống HIV/AIDS theo kế hoạch
được phê duyệt.
- Phần đấu 100% người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế.
- Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị cho công tác
phòng, chống HIV/AIDS.
- 100% số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có hệ thống thu thập số liệu đạt
chất lượng để theo dõi tình hình dịch và đánh giá hiệu quả các hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS.
3.4. Giải pháp
3.4.1 Nhóm giải pháp về chính trị và xã hội:
3.4.1.1 Tăng cường thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, phảp luật của
nhà nước đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS
- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS, çoi là nhiệm
vụ chính trị quan trọng; đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát đối
với công tác phòng, chống HIV/AIDS thuộc thẩm quyền quản lý;
- Ưu tiên đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với tình hình dịch và tỉnh
hình kinh tế - xã hội của từng địa phương;
- Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống
HIV/AIDS: lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về phòng, chống HIV/AIDS vào kế
hoạch y tế và chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3.4.1.2 Phối hợp liên ngành

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

- Các bộ, ban, ngành chủ động lập kế hoạch, bố trí kinh phí và phối hợp tổ chức
triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với chức năng nhiệm
vụ của từng đơn vị; thực hiện các hoạt động phối hợp liên ngành phù hợp để
tăng hiệu quả phòng, chống HIV/AIDS;
- Lồng ghép, phối hợp các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; với các chương
trình xóa đói giảm nghèo, giới thiệu việc làm, tạo sinh kể và các hỗ trợ khác cho
người nhiễm HIV sống và hòa nhập cộng đồng do các bộ, ngành và địa phương
thực hiện;
- Tăng cường công tác thanh kiểm tra, các biện pháp can thiệP giảm hại dự
phòng lây nhiễm HIV, đặc biệt là trong các cơ sở dịch vụ giải trí, cơ sở lưu trú
và có biện pháp chế tài đối với những cơ sở không thực hiện các biện pháp này;
- Lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phong trào, các
buổi sinh hoạt chuyên đề, địa các chỉ tiêu về hỗ trợ, giúp đồ người nhiễm
HIV/AIDS tái hòa nhập cộng đồng vào chương trình công tác của các tổ chức
chính trị - xã hội.
3.4.1.3 Huy động cộng đồng tham gia phòng, chống HIV/AIDS
Tạo môi trường chính sách và cơ chế tài chính thuận lợi cho các tổ chức xã hội
tham gia cung cấp dịch vụ phòng. chống HIV/AIDS, gồm cả từ ngân sách nhà
nước. Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội, vận động để các tổ chức xã hội
tham gia có hiệu quả trong cung cấp các dịch vụ trong phòng, chống HIV/AIDS.
3.4.1.4 Hỗ trợ xã hội
- Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề, tạo việc làm; phát triển các mô hình sản
xuất, kinh doanh bền vững cho người nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV và
người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;
- Hỗ trợ vật chất, tinh thần cho người nhiễm HIV và gia đình họ để người nhiễm
HIV ổn định cuộc sống, hòa nhập và được chăm sóc tại gia đình và cộng đồng;
bảo đảm sự công bằng và bình đẳng trong các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS;
- Tiếp tục triển khai chính sách trợ cấp xã hội cho trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ
nghèo, người nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà
không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật,

3.4.2 Nhóm các giải pháp về pháp luật, chế độ chính sách:
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng,
chống HIV/AIDS nhằm đảm bảo tính phù hợp với thực tế và đồng bộ với hệ
thống pháp luật khác có liên quan;
- Thường xuyên tổ chức việc phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống
HIV/AIDS, trong đó chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền và nghĩa
vụ của người nhiễm HIV;
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh đối với các hành
vi vi phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.
3.4.3 Nhóm giải pháp về dự phòng lây nhiễm HIV:

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

3.4.3.1 Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thông tin, giáo dục, truyền
thông
- Truyền thông đại chúng: Mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền
phòng, chống HIV/AIDS, xây dựng, đảng tài các video clip, banner ảnh tĩnh,
biểu ngữ cổ động...; tuyên truyền trên các báo điện tử có lượng người xem lớn;
sản xuất tin, bài, phóng sự, phim tài liệu thông điệp đang, phát trên các phương
tiện thông tin đại chúng;
- Truyền thông dựa trên nền tảng công nghệ: Sản xuất các video clip, phim
ngắn, thông tin để tuyên truyền trên nền tảng công nghệ số của các mạng xã hội;
- Truyền thông qua hệ thống thông tin cơ sở: Tăng thời lượng, tần suất tuyên
truyền, phổ biến trên hệ thống cơ sở truyền thanh - truyền hinh những thông tin
khuyến cáo người dân và cộng đồng để phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với
mỗi cơ sở, địa phương, vùng miền;
- Truyền thông qua các hoạt động khác: Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập
tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trong hoạt động văn hóa,
nghệ thuật, thể thao, trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, cộng đồng và các
thiết chế văn hóa cơ sở. Lồng ghép phòng, chống HIV/AIDS với tuyên truyền về
bình đẳng giới, nâng cao nhận thức về giới, giáo dục sức khỏe tinh dục, sức
khỏe sinh sản; giáo dục gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững,
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của hệ thống thông tin cơ sở, huy động sự tham
gia của các tổ chức xã hội, người nổi tiếng, người đứng đầu các cộng đồng dân
cư, các chức sắc tôn giáo, người cao tuổi, người có uy tín trong cộng đồng,
người nhiễm HIV tham gia công tác truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS.
3.4.3.2 Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV
- Đổi mới tư duy truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, không truyền thông hù
dọa; huy động người nhiễm HIV và người thuộc nhóm có hành vi nguy cơ cao
tham gia vào các hoạt động truyền thông;
- Nång cao kiến thức về giảm kỳ thị và phản biệt đối xử liên quan đến HIV tại
gia đinh, cộng đồng, nơi học tập, nơi làm việc. Triển khai các giải pháp đồng bộ
để giảm kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV tại các cơ sở y tế;
- Khuyến khích sự tham gia của các nhóm cộng đồng, người nhiễm HIV vào quá
trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và theo dõi giám sát việc thực hiện các
hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV.
3.4.3.3 Mở rộng, đổi mới các biện pháp can thiệp giảm hại, dự phòng lây nhiễm
HIV
- Tập trung triển khai các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho các nhóm có
nguy cơ nhiễm HIV cao, người sử dụng ma túy, nam quan hệ tinh dục đồng giới,
người chuyển giới nữ, phụ nữ bán dâm và bạn tình, bạn tiêm chích của người
nhiễm HIV;
- Đa dạng hóa các mở hình cung cấp bao cao su và bơm kim tiêm miễn phí phù
hợp với nhu cầu của người sử dụng, kết hợp với mở rộng cung cấp bao cao su,
bơm kim tiêm qua kênh thương mại;

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

- Đổi mới và nâng cao chất lượng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
thuốc thay thế. Mở rộng các mô hình điều trị, cấp phát thuốc tại tuyến cơ sở. Thí
điểm và nhân rộng mô hình cấp phát thuốc điều trị mang về nhà. Đẩy mạnh các
mô hình can thiệp cho người sử dụng ma túy tổng hợp, người sử dụng ma túy
dạng kích thích Amphetamine (ATS) và người sử dụng đá ma túy;
- Mở rộng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) cho
các nhóm có hành vi nguy cơ cao qua hệ thống y tế nhà nước và tư nhân. Triển
khai điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PEP);
- Thi điểm và mở rộng triển khai các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV phù
hợp trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường
giáo dưỡng;
- Cung cấp dịch vụ khám và điều trị phối hợp các nhiễm khuẩn lây truyền qua
đường tình dục cho các nhóm có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV qua quan
hệ tỉnh đục. Xây dựng các mở hình cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV
toàn diện, liên tục, kết nối với các dịch vụ y tế và hỗ trợ xã hội khác.
3.4.4 Nhóm giải pháp về tư vấn xét nghiệm HIV:
3.4.4.1 Xét nghiệm sàng lọc HIV
- Đa dạng hóa dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV. Đầy mạnh xét nghiệm HIV
trong cơ sở y tế, mở rộng xét nghiệm HIV tại cộng đồng, xét nghiệm HIV lưu
động và tự xét nghiệm HIV;
+ Triển khai các mô hinh tư vấn xét nghiệm HIV phù hợp với từng nhóm có
hành vi nguy cơ cao, gồm người sử dụng ma túy, nam quan hệ tinh dục đồng
giới, người chuyển giới, phụ nữ bán dâm, phạm nhân; mở rộng triển khai xét
nghiệm HIV cho bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV; xét nghiệm HIV cho
phụ nữ mang thai;
+ Ứng dụng các kỹ thuật, sinh phẩm xét nghiệm mới, phương pháp lấy mẫu mới
trong chẩn đoán nhiễm HIV, xác định những người có hành vi nguy cơ cao để
triển khai các biện pháp can thiệp phù hợp phòng lây nhiễm HIV;
- Mở rộng các phòng xét nghiệm được phép khẳng định HIV, đặc biệt là ở tuyến
huyện khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa để trả kết quả xét nghiệm khẳng
định HIV dương tính cho người được xét nghiệm trong thời gian sớm
nhất.Thường xuyên cập nhật các phương pháp xét nghiệm khẳng định HIV
dương tính.
- Bảo đảm chất lượng xét nghiệm HIV thông qua các hoạt động nội kiểm, ngoại
kiểm, giám sát hỗ trợ kỹ thuật, kiểm định chất lượng phòng xét nghiệm nhằm
nâng cao chất lượng tư vấn xét nghiệm HIV. Bảo đảm và duy trì các phòng xét
nghiệm tham chiếu quốc gia về HIV/AIDS.
- Đẩy mạnh các biện pháp để chuyển gửi thành công người nhiễm HIIV từ dịch
vụ tư vấn xét nghiệm HIV đến dịch vụ chăm sóc, điều trị bằng thuốc kháng vi
rút HIV.
3.4.5 Nhóm giải pháp về điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV:
3.4.5.1 Mở rộng độ bao phủ dịch vụ điều trị HIV/AIDS

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

- Điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV (thuốc ARV) cho những người nhiễm
HIV ngay sau khi được chẩn đoán xác định. Mở rộng điều trị HIV/AIDS tại các
trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo
dưỡng, các cơ sở chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội, các tổ chức tôn giáo, tổ
chức xã hội và các tổ chức hợp pháp khác. Huy động sự tham gia của y tế tư
nhân trong điều trị HIV/AIDS;
- Lồng ghép dịch vụ điều trị HIV/AIDS vào hệ thống khám bệnh, chữa bệnh.
Phân cấp điều trị HIV/AIDS về tuyến y tế cơ sở, mở rộng chăm sóc và điều trị
HIV/AIDS tại tuyến xã, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS tại nhà, tại cộng đồng;
- Tăng cường tư vấn và xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai; điều trị ngay
thuốc ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV; chẩn đoán sớm, quản lý và điều
trị cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV;
- Tăng cường dự phòng, phát hiện và điều trị các bệnh đồng nhiễm với
HIV/AIDS, gồm lao, viêm gan B, C và các bệnh lây truyền qua đường tinh dục.
3.4.5.2 Nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS
- Cập nhật kịp thời hướng dẫn chăm sóc và điều trị HIV/AIDS theo các khuyến
cáo mới phù hợp với điều kiện của Việt Nam; thực hiện tối ưu hóa phác đồ điều
trị HIV/AIDS, đảm bảo điều trị an toàn, hiệu quả; cung cấp dịch vụ điều trị
HIV/AIDS phù hợp với tình trạng của người bệnh; tăng cường quản lý, theo dõi
và hỗ trợ tuân thủ điều trị HIV/AIDS:
- Mở rộng các hoạt động cải thiện chất lượng điều trị HIV/AIDS, lồng ghép vào
hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện; mở rộng độ bao phủ các xét nghiệm theo
dõi điều trị HIV/AIDS;
- Tăng cường các hoạt động dự phòng và giám sát HIV kháng thuốc; theo dõi,
đánh giá và ngăn chặn các phản ứng có hại của thuốc ARV trong điều trị
HIV/AIDS; lồng ghép theo dõi cảnh báo sớm HIV kháng thuốc vào quản lý chất
lượng điều trị HIV/AIDS.
3.4.6 Nhóm giải pháp về giám sát dịch HIV/AIDS, theo dõi, đánh giá và nghiên
cứu khoa học:
- Triển khai thu thập, tổng hợp số liệu hoạt động phòng, chống HIV/AIDS toàn
quốc định kỳ; nâng cao chất lượng và sử dụng số liệu cho xây- dựng chính sách,
lập kế hoạch và đánh giá hiệu quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
- Thiết lập hệ thống giám sát ca bệnh từ khi xác định nhiễm HIV cho đến tham
gia điều trị, chuyển đổi cơ sở điều trị, chất lượng điều trị, tuân thủ điều trị và tử
vong (nếu xảy ra) đối với từng người nhiễm HIV. Lập bản đồ, xác định các khu
vực lây nhiễm HIV cao, xây dựng hệ thống thông tin cảnh bảo dịch để chỉ đạo,
triển khai các biện pháp kiểm soát lây nhiễm HIV kịp thời;
- Tiếp tục duy trì hoạt động giám sát trọng điểm HIV, STI và giám sát hành vi
lây nhiễm HIV phù hợp. Áp dụng kỹ thuật chẩn đoán mới nhiễm trong giám sát
trọng điểm để đánh giá và ước tính nguy cơ lây nhiễm HIV trong các nhóm có
hành vi nguy cơ cao, đặc biệt là nhóm MSM;
- Nghiên cứu và áp dụng phương pháp ước tính quần thể có hành vi nguy cơ cao
và dự báo dịch HIV/AIDS phủ hợp tình hình mới; định kỳ triển khai ước tính và

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

dự báo dịch HIV/AIDS cho cấp quốc gia và các tỉnh trọng điểm về HIV/AIDS.
Đánh giá hiệu quả các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Tăng cường chia sẻ
và sử dụng dữ liệu trong phòng, chống HIV/AIDS;
- Triển khai các nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong triển khai
các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.
3.4.7 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống HIV/AIDS:
- Rà soát để tích hợp, lồng ghép các phần mềm, hệ thống thông tin liên quan đến
quản lý HIV/AIDS; đồng bộ dữ liệu về điều trị HIV/AIDS với hệ thống quản lý
thông tin bệnh viện;
- Hiện đại hóa hệ thống quản lý thông tin về phòng, chống HIV/AIDS nhằm đồi
mới phương thức cung cấp và nâng cao chất lượng số liệu báo cáo bảo đảm việc
trao đổi số liệu theo hướng chủ động, kịp thời, chính xác và hiệu quả;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu HIV/AIDS tập trung, ứng dụng công nghệ thông tin
trong việc cảnh báo sớm, kiểm soát và đáp ứng y tế công cộng trong phòng,
chống HIV/AIDS; mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý người
nhiễm HIV, điều trị HIV/AIDS, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
thuốc thay thế;
- Phát triển công nghệ thông tin trong HIV/AIDS đáp ứng các chuẩn công nghệ
thông tin quốc gia, ngành y tế để tăng cường trao đổi dữ liệu giữa phòng, chống
HIV/AIDS với hệ thống thông tin y tế, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và bảo
hiểm y tế
3.4.8 Nhóm giải pháp về bảo đảm tài chính:
- Phấn đấu đáp ứng đủ nhu cầu kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS. Định
hướng ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước các cấp tập trung cho các hoạt động can
thiệp giảm hại, dự phòng lây nhiễm HIV, giám sát dịch, truyền thông, can thiệp
cho nhóm đối tượng ưu tiên theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS và
huy động bù đắp thiếu hụt kinh phí khi các nguồn viện trợ quốc tế giảm dần và
chấm dứt. Các bộ, ngành, cơ quan trung ương chủ động bố trí ngân sách cho các
hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để thực hiện các nhiệm vụ được giao;
- Trong năm 2021, tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có kế hoạch
hoặc đề án bảo đảm tài chính thực hiện mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào
năm 2030 được cấp có thẩm quyền ở địa phương phê duyệt và được phân bồ đủ
kinh phí hàng năm theo kế hoạch đã được phê duyệt;
- Mở rộng điều trị HIV/AIDS do Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả theo quyền lợi của
người bệnh tham gia bảo hiểm y tế; có cơ chế phù hợp để 100% người nhiễm
HIV tham gia bảo hiểm y tế;
- Tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn viện trợ quốc tế cho phòng,
chống HIV/AIDS;
- Tăng cường sự tham gia của các cá nhân, tổ chức, khu vực tư nhân tham gia
đầu tư và cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp
luật; xây dựng cơ chế tài chính phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi để huy động
sự tham gia bền vững của các tổ chức xã hội trong cung cấp dịch vụ phòng,
chống HIV/AIDS;

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

- Tăng cường điều phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính cho phòng,
chống HIV/AIDS; tổ chức kiểm tra, giám sát việc phân bổ nguồn ngân sách nhà
nước trung ương và địa phương cho phòng, chống HIV/AIDS theo các nội dung
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3.4.9 Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực:
- Kiện toàn Ủy ban Quốc gia Phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy,
mại dâm và Ban chỉ đạo Phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại
dâm tại các địa phương; sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc
gia phù hợp với nhiệm vụ của các bộ ngành theo chức năng nhiệm vụ được
Chính phủ giao;
- Kiện toàn và củng cố tổ chức, bảo đảm nhân lực cho công tác phòng chống
HIV/AIDS tại các tuyến từ trung ương đến địa phương;
- Đầy mạnh triển khai hoạt động hỗ trợ kỹ thuật để củng cố và tăng cường năng
lực mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS các tuyến, đặc biệt là tuyến tỉnh và
tuyến huyện;
- Tăng cường năng lực và huy động mạng lưới người nhiễm HIV, người có hành
vi nguy cơ cao, y tế tư nhân, các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng tham gia
công tắc phòng, chống HIV/AIDS.
3.4.10 Nhóm giải pháp về cung ứmg:
- Xây dựng chuỗi cung ứng từ trung ương tới địa phương bảo đảm đủ thuốc,
sinh phẩm, vật dụng can thiệp và trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống
HIV/AIDS;
- Khuyến khích đầu tư sản xuất thuốc trong nước, tăng cường năng lực của các
nhà cung ứng thuốc, vật dụng can thiệp, trang thiết bị trong nước để chủ động
đáp ứng nhu cầu phòng, chống HIV/AIDS trong nước;
- Tăng cường quản lý bảo đảm chất lượng thuốc, sinh phẩm, đẩy mạnh triển khai
hoạt động theo dõi cảnh giác dược.
3.4.11 Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế:
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và cam kết quốc tế trong phòng, chống
HIV/AIDS
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, song phương, đa phương, đồng
thời huy động sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho phòng, chống HIV/AIDS;
- Phối hợp chặt chẽ với các nước có chung biên giới đường bộ trong các hoạt
động phòng, chống HIV/AIDS qua biên giới.

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

CHƯƠNG III : TRUNG TÂM SỨC KHỎE SINH SẢN

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC KHOA PHÒNG


1 Nhân sự
Khoa sức khỏe sinh sản bao gồm:
 Trưởng khoa: 01
 Phó khoa: 02
 Điều dưỡng trưởng: 01
 Viên chức: 14
2 Các khoa phòng
 Phòng khám vô sinh
 Phòng khám thai
 Phòng khám phụ khoa 1
 Phòng khám phụ khoa 2
 Phòng khám nam khoa
 Phòng thăm dò chức năng
II. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
1 Vị trí, chức năng
- Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Nghệ An (sau đây viết tắt là
Trung tâm Chăm sóc SKSS) là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Trung
tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An, có chức năng giúp chỉ đạo, tổ chức thực
hiện công tác quản lý nhà nước, các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về chăm sóc
sức khỏe sinh sản trên địa bàn Thành phố; tổ chức thực hiện các dịch vụ công về y
tế theo quy định của pháp luật.
- Trung tâm Chăm sóc SKSS chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức hoạt động
và các nguồn lực của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An; đồng thời chịu
sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y
tế.
- Trung tâm Chăm sóc SKSS có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được
cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách, có tài khoản riêng và mở tài khoản tại Kho
Bạc Nhà nước theo quy định.
- Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh Nghệ An có chức năng tham mưu về
công tác chăm sóc SKSS toàn thành phố; tổ chức triển khai thực hiện các hoạt
động chuyên môn, kỹ thuật về chăm sóc SKSS trên địa bàn thành phố.
2 Nhiệm vụ, quyền hạn
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ
thuật về sức khỏe sinh sản trên địa bàn toàn Thành phố trên cơ sở định hướng,
chính sách, chiến lược, kế hoạch của Bộ Y tế và tình hình thực tế tại địa phương

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

trình Giám đốc Sở Y tế phê duyệt, gồm các nội dung: chăm sóc sức khỏe phụ nữ,
sức khỏe bà mẹ; sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ em; dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em; sức
khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên; sức khỏe sinh sản nam giới và người cao
tuổi; dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; phá thai an toàn; phòng, chống nhiễm khuẩn
và ung thư đường sinh sản; dự phòng, điều trị vô sinh.
- Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra chuyên môn, kỹ thuật về các hoạt động thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh
sản đối với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện công tác
thông tin, truyền thông, giáo dục về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa
bàn Thành phố. Chịu trách nhiệm nội dung chuyên môn về chăm sóc sức khỏe sinh
sản trong các hoạt động truyền thông.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo liên tục cho cán bộ làm công tác
chuyên môn, kỹ thuật thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản theo kế hoạch
của Thành phố và Trung ương; tham gia đào tạo, đào tạo liên tục về chăm sóc sức
khỏe sinh sản theo kế hoạch của Thành phố, Trung ương trên địa bàn; là cơ sở thực
hành của các cơ sở đào tạo nhân lực y tế của Thành phố và của Trung ương trong
lĩnh vực sức khỏe sinh sản.
- Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa
học, kỹ thuật thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các đề án, dự án, chương trình
trong nước và ngoài nước về chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa bàn Thành phố
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản
theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, theo dõi, giám sát các hoạt
động thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa bàn Thành phố. Tham gia
các đoàn thanh tra chuyên ngành về chăm sóc sức khỏe sinh sản khi có yêu cầu.
- Thực hiện quản lý công chức, viên chức, người lao động và quản lý tài
chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế và các cơ
quan có thẩm quyền giao.
III. KẾT QUẢ THỰC TẬP TẠI KHOA
1 Cơ cấu bệnh tật
Trong thời gian thực tập tại khoa, ghi nhận một số mặt bệnh điển hình như:
 Điều trị hiếm muộn
 Các bệnh nam khoa
 Viêm nhiễm phụ khoa
 U nang buồng trứng
 U xơ tử cung
 Khám định kì cho thai phụ

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

 Các bệnh lây truyền qua đường tình dục


 Tư vấn và cung cấp các biện pháp phòng tránh thai
 Thực hiện kế hoạch hóa gia đình
Một số dịch vụ được thực hiện tại khoa
 Đặt dụng cụ tử cung
 Tiêm thuốc tránh thai
 Cung cấp dịch vụ CSSK sinh sản cho trẻ vị thành niên
 Tư vấn SKSS chp VTN
 Tư vấn về NKĐSS/ lây qua đường tình dục bao gồm cả HIV/AIDS
 Tư vấn về hậu quả của phá thai
 Hút thai <6 tuần bằng bơm hút chân không 1 van bằng tay
 Đỡ đẻ thường
 Đặt vòng tránh thai
2 Các hoạt động thực tập tại khoa
Xây dựng kế hoạch và thực hiện giám sát hoạt động đánh giá sức khỏe sinh sản tại
4 TYT xã/ phường trực thuộc thành phố Vinh.
3 Đề xuất giải pháp can thiệp
Các biện pháp can thiệp như sau:
 Duy trì hệ thống tổ chức, diều hành và phối hợp với các bộ ban ngành để sẵn
sàng phát hiện và điều trị các ca bệnh lâm sàng. Xây dựng kế hoạch truyền
thông tư vấn và GDSK
 Nâng cao chất lượng phục vụ bằng cách thường xuyên kiểm tra kiến thức
chuyên môn, kỹ thuật của cán bộ y tế. Trang bị, nâng cấp cơ sở vật chất áp
dụng các tiến bộ kỹ thuật và duy trì tốt dịch vụ khám chữa bệnh cho khách
hàng.

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

PHIẾU GIÁM SÁT HỖ TRỢ TRẠM Y TẾ XÃ


Họ và tên cán bộ giám sát:..................................
Tên cơ quan:....................................
Tên xã:.............................
Ngày giám sát:..............................................
Số nhân viên y tế có mặt tại thời điểm giám sát:.................................

1. Thông tin chung


1 Dân số xã  
.
2 Tổng số ca đẻ tại thời điểm giám sát  

  Trong đó:  

  - Số ca đẻ tại CSYT  

  - Số ca đẻ tại nhà được NVYT đỡ  

  - Số ca đẻ tại nhà không có NVYT đỡ  

3 Tổng số phụ nữ đến khám thai tại thời điểm giám sát  

4 Tổng số lượt khách hàng đến khám tại thời điểm giám  
sát

2. Quan sát và hỏi về việc thực hiện


ST Nội dung Có Không
T
1 Công tác quản lý    

  Có bảng giới thiệu các loại dịch vụ được cung cấp tại cơ sở    

  Có bảng giá niêm yết giá dịch vụ    

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

  Có bảng thông báo các loại thuốc được cấp miễn phí    

  Có bảng phân công hằng ngày    


 

  Đủ cán bộ trong giờ làm việc    

  Nhân viên y tế có mặc áo choàng trắng, mũ, phù hiệu có tên và    


chức danh
 

  Giao ban chuyên môn hằng ngày hoặc ít nhất 2 lần/ tuần tại    
TYT

  Giao ban hằng tháng với Y tế thôn bản    

  Có bảng quản lý thai nghén và trình bày trên bảng đúng    

  Có đủ sổ và mẫu báo cáo được ghi chép đầy đủ theo quy định    

2 Vệ sinh    

  Vệ sinh bên trong phòng và bên ngoài sạch sẽ    

  Thùng đựng rác cố đinh và có nắp    

  Có nguồn nước sạch sử dụng thường xuyên    

  Nhà vệ sinh thường xuyên sạch sẽ có cửa    

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

  Có nước rửa tay    

  Khách hàng có thẻ dùng nhà vệ sinh    

3 Phòng chờ    

  Có đủ chỗ ngồi cho khách hàng    

  Khu vực chờ có nước uống và tài liệu truyền thông về SKSS    

3 Các phòng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản


ST Các phòng Có biển hiệu Kết quả giám sát
T tên phòng

      Có và có thể Có và không Không


sử dụng thể sử dụng có

1 Phòng khám thai        

2 Phòng khám phụ        

3 Phòng kỹ thuật        
KHHGĐ

4 Phòng đẻ        

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

5 Phòng nằm của        


sản phụ

6 Phòng truyền        
thông tư vấn

4. Các phương tiện tránh thai


ST Phương tiện tránh thai hiện có Hiện trạng Không có
T

    Có còn Có hết hạn  


hạn

1 Bao cao su      

2 Thuốc viên tránh thai kết hợp      

3 Thuốc viên tránh thai chỉ có      


Progestin

4 Thuốc viên tránh thai khẩn cấp      

5 Thuốc viên tránh thai DMPA      

6 Dụng cụ tử cung      

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

7 Khác      
 

- Nhận xét về thuốc thiết yếu dành cho CSSKSS


- Nhận xét về các dụng cụ y tế dành cho SKSS
- Nhận xét về công tác vô khuẩn

5. Dịch vụ chăm sóc sản khoa thiết yếu


TT Các loại dịch vụ hiện có tại CSYT Có khôn Ghi
g chú
1 Tiêm kháng sinh      

2 Tiêm thuốc gây co tử cung để phòng và điều trị chảy      


máu sau đẻ

3 Tiêm thuốc chống co giật trong sơ cứu tiền sản giật và      


sản giật trước khi chuyển tuyến

4 Theo dõi chuyển dạ có sử dụng biểu đồ chuyển dạ      

5 Đỡ đẻ thường      

6 Đặt vòng tránh thai      

7 Khám phụ khoa      

8 Làm nghiệm pháp VIA khi khám PK      

6. Phỏng vấn NHS/ YSSN Tuyến xã


Trong các loại dịch vụ dưới đây xin cho biết anh chị có thể làm được những loại
nào và đã được đào tạo về lĩnh vực đó chưa, nếu có đào tạo ở đâu? Vào tháng, năm
nào?
ST Các loại dịch vụ c Đào tạo ở đâu,
T ó tháng, năm

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

1 Khám thai và tư vấn PN có thai    

2 Đỡ đẻ thường    

3 Chăm sóc trẻ sơ sinh    

4 Chăm sóc bà mẹ sau đẻ    

5 Tư vấn các biện pháp tránh thai    

6 Cung cấp hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc uống    


tránh thai

7 Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su    

Các loại dịch vụ

8 Đặt dụng cụ tử cung    

9 Tiêm thuốc tránh thai    

10 Cung cấp dịch vụ SKSS cho vị thành niên ( 10-19    


tuổi))

11 Tư vấn SKSS cho VTN    

12 Tư vấn về NKĐSS/ lây qua đường tình dục bao    


gồm cả HIV/AIDS

13 Tư vấn về hậu quả phá thai    

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

14 Hút thai<6 tuần bằng bơm hút chân không 1 van    


bằng tay

Trong thời gian qua nhân viên của trạm y tế có đi đến thăm các hộ gia dình để
khám hoặc tư vấn cho phụ nữ có thai, sau sinh, tư vấn KHHGĐ
...........................................................................................................................
Nếu đã dự các khóa đào tạo về chăm sóc SKSS xin cho biết sau khi học về đã áp
dụng được những nội dung đã học nào vào công việc tai cơ sở y tế? có còn giữ các
tài liệu được phát trong khóa học không, cho xem?
...........................................................................................................................
Trong thời gian qua trạm y tế đã được giám sát hỗ trợ bao nhiêu lần? Với những
nội dung gì? Có nhận được phản hồi sau giám sát không?
..........................................................................................................................
Các đề xuất của trạm y tế?
..........................................................................................................................
Nhận xét của giám sát viên
...........................................................................................................................

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

CHƯƠNG IV : KHOA DINH DƯỠNG

PHẦN 1 : KHÁI QUÁT VỀ KHOA DINH DƯỠNG

I. THÔNG TIN CHUNG


Cơ quan quản lý trực tiếp: Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An ( CDC –
Center for disease control)
Khoa dinh dưỡng là một trong 16 khoa phòng trực thuộc Trung tâm kiểm soát
bệnh tật tỉnh Nghệ An.
Địa chỉ: Số 1 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Hưng Phúc, Thành phố Vinh,
Tỉnh Nghệ An.
II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
- Đầu mối xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo các hoạt động: chỉ
đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng, chống rối loạn dinh
dưỡng, rối loạn vi chất dinh dưỡng, dinh dưỡng tiết chế, dinh dưỡng trong phòng
chống các bệnh không lây nhiễm, dinh dưỡng bà mẹ, dinh dưỡng trẻ em, dinh
dưỡng cộng đồng và các hoạt động nâng cao tầm vóc và thể trạng con người Việt
Nam.
- Phối hợp cung cấp thông tin, truyền thông; giám sát tác nhân gây bệnh, yếu tố
nguy cơ; điều trị dự phòng và quản lý sức khỏe cộng đồng; nghiên cứu và tham gia
nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật liên quan; tập huấn
nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về lĩnh vực dinh dưỡng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC
1. Về nhân lực y tế
Tổng số cán bộ công nhân viên: 9 người ( 2 nam, 7 nữ ) trong đó:
- Sau đại học: 2 nhân viên
- Đại học: 5 nhân viên
- Cao đẳng: 1 nhân viên
- Trung cấp: 1 nhân viên
2. Về khoa phòng
Khoa gồm 3 phòng chức năng với tổng diện tích là 40m2 gồm :
- Phòng hành chính
- Văn phòng khoa
- Phòng kho

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

IV. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN VÀ KẾT QUẢ KHOA DINH
DƯỠNG ĐÃ TIẾN HÀNH TRONG NĂM 2020
1. Hoạt động chuyên môn
- Thực hiện chỉ đạo của Sở Y tế tại công văn số 137/ SYT-NVY ngày 20 tháng 01
năm 2020, V/v Triển khai thực hiện Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1000
ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng Bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc
người Việt nam”. Khoa đã xây dựng và được phê duyệt của Trung tâm gửi cho Sở
Y tế;
- Tiếp nhận và cung cấp gói Đa vi chất do Công ty Anway tài trợ thông qua Vụ sức
khỏe Bà mẹ - trẻ em Bộ Y tế, xuống 21 huyện/ thành phố/ thị xã. Để cấp cho
những trẻ Suy dinh dưỡng trên địa bàn toàn tỉnh. Qua đó đã có báo cáo đánh giá
kết quả hoạt động này cho Sở Y tế và Vụ sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em sau 6 tháng
thực hiện;
- Nhận và cấp sản phẩm Suppy ( sản phẩm phòng chống Suy dinh dưỡng trẻ em)
xuống cơ sở toàn tỉnh;
- Tiếp nhận và cấp Viên Vi đa chất cho phụ nữ mang thai tại 4 huyện nghèo theo
Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ : Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Qùy
Châu;
- Phối hợp với Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em tập huấn về công tác Phòng chống
suy dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ mang thai với hơn 100 học viên là chuyên trách
dinh dưỡng thuộc các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và Trung tâm y tế huyện;
- Lập kế hoạch và triển khai “ Ngày vi chất dinh dưỡng” năm 2020 xuống 21
huyện/ thành phố/ thị xã, 462 xã/ phường/ thị trấn theo đúng tinh thần chỉ đạo của
Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng và Sở Y tế, và tổng hợp báo cáo theo định kỳ kết quả
đạt được sau chiến dịch;
2. Kết quả đạt được
- Tỷ lệ trẻ em từ 6 – 36 tháng tuổi được uống vitamin A đạt 99,7 %;
- Tỷ lệ trẻ em từ 37 - 60 tháng tuổi được uống vitamin A đạt 99,8 %;
- Tỷ lệ bà mẹ trong vòng 1 tháng sau sinh được bổ sung vitamin A đạt 97,1%;
- Kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất các hoạt động dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh
tại 3 huyện và các xã: Quỳnh Lưu, Tân Kỳ và Đô Lương.
- Tập huấn về hoạt động phòng chống SDD cho trẻ em dưới 5 tuổi và Bà mẹ mang
thai cho Cộng tác viên thôn bản làm công tác dinh dưỡng tại 03 huyện : Thanh
Chương, Đô Lương, Anh Sơn với gần 600 học viên;
- Xây dựng kế hoạch và tiến hành điều tra 30 cụm dưới sự chỉ đạo của Viện Dinh
dưỡng để đánh giá tỉ lệ SDD của tỉnh theo kế hoạch năm 2020 ;
- Triển khai " Tuần lễ Dinh dưỡng và phát triển" từ 16 – 23 /10 / 2020;
- Xây dựng kế hoạch phối hợp với Viện Dinh dưỡng về tập huấn và chuẩn bị cho
công tác đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam từ 6 tháng đến 11,9
tuổi tại tỉnh Nghệ An;
- Tổng hợp báo cáo các hoạt động về Cải thiện tình trạng dinh dưỡng theo đúng
thời gian quy định của đơn vị và Viện Dinh dưỡng, Sở Y tế.

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

PHẦN 2 : THỰC TẬP TẠI KHOA DINH DƯỠNG


I. LẬP KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CẢI THIỆN DINH
DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2021

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CẢI THIỆN


TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2021 TỈNH NGHỆ AN

1. Căn cứ xây dựng kế hoạch


Căn cứ Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính
phủ về viê ̣c phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 – 2020.
Kế hoạch số 785/KH-UBND của UBND ngày 14 tháng 12 năm 2018 của
UBND về việc thực hiện “Hành động Quốc gia về dinh dưỡng” trên địa bàn tỉnh
Nghệ An đến năm 2020.
Căn cứ chức năng nhiệm vụ của Khoa Dinh Dưỡng, Trung tâm Kiểm soát
bệnh tật tỉnh Nghệ An.
2. Tình hình chung
Tại Nghệ An vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn còn ở mức cao so với cả
nước và còn có sự khác biệt khá lớn giữa các vùng/miền, đặc biệt là suy dinh
dưỡng thấp còi ảnh hưởng đến chiều cao, tầm vóc của người Việt Nam;
Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của cộng đồng, đặc biệt là của bà mẹ và
trẻ em vẫn còn ở mức cao. Thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ có thai và trẻ em dưới
5 tuổi; thiếu Vitamin A tiền lâm sàng; thiếu Iốt vẫn còn ở mức ảnh hưởng đến sức
khoẻ cộng đồng, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa;
Thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính không lây có liên quan đến dinh
dưỡng đang có xu hướng gia tăng ở người trưởng thành cũng như ở trẻ em dẫn đến
thay đổi mô hình bệnh tật và tử vong;
Dinh dưỡng học đường chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức ảnh hưởng
đến sự phát triển về chiều cao ở trẻ, đặc biệt đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng
thấp còi khi nhỏ;
Mặt trái của cơ chế thị trường ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống dinh dưỡng
lâm sàng và tiết chế trong bệnh viện. Do đó, hệ thống này cần được khôi phục và
phát triển.
Mạng lưới triển khai các hoạt động dinh dưỡng còn chưa đồng bộ, đội ngũ
cán bộ làm công tác dinh dưỡng ở cộng đồng và bệnh viện còn thiếu về số lượng
và yếu về chất lượng.
3. Mục tiêu chung
Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em chú ý đến thể thấp còi, thu hẹp khoảng
cách SDD giữa các vùng miền, cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng. Thu
hẹp chênh lệch các chỉ số sức khỏe bà mẹ, trẻ em giữa các vùng, miền trong toàn
tỉnh.
4. Chỉ tiêu cụ thể
4.1 Bổ sung Vitamin A liều cao cho trẻ em và bà mẹ ở cộng đồng

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

- Tăng tỷ lệ trẻ em từ 6 – 36 tháng tuổi được uống vitamin A đạt trên 99%.
- Tăng tỷ lệ trẻ em từ 37 - 60 tháng tuổi được uống vitamin A đạt trên 99%.
- Tăng tỷ lệ bà mẹ sau sinh 1 tháng được bổ sung vitamin A đạt trên 90%.
- 100% huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An tổ chức “Ngày vi
chất dinh dưỡng”.
4.2 Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 26,1%
vào năm 2021.
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn
15,5%vào năm 2021.
4.3 Các chỉ tiêu cơ bản theo từng hoạt động/lĩnh vực
TT Nô ̣i dung các chỉ tiêu chuyên môn Đơn vị Kế hoạch năm 2021
tính
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh
1 % 15.5
dưỡng thể nhẹ cân
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh
2 % 26.1
dưỡng thể thấp còi
Tỷ lệ trẻ em từ 6-60 tháng tuổi được
3 % >99
bổ sung Vitamin A liều cao năm
Tỷ lệ bà mẹ sau sinh 1 tháng được
4 % >90
bổ sung Vitamin A liều cao

5. Tổ chức triển khai hoạt động


Thời gian dự kiến Đợn vị Đơn vị
Địa Dự kiến kết
TT Hoạt động thực phối
điểm quả
Bắt đầu Kết thúc hiện hợp
Tập huấn
TTYT
Phòng Toàn Khoa Tổ chức 10 lớp
1 5/4/2021 5/6/2021 các
chống SDD tỉnh DD tập huấn
huyện
cho trẻ em
Triển khai
100% huyện,
ngày vi chất Đợt I: 01- 02/06/2021
TTYT thành phố, thị
dinh dưỡng Đợt II: 01- 02 /12/2021 Toàn Khoa
2 các xã trên địa bàn
đợt I và đợt tỉnh DD
huyện tỉnh Nghệ An
II trên địa
triển khai
bàn tỉnh
Điều tra tình
trạng dinh TTYT Gửi số liệu cho
Toàn Khoa
3 dưỡng 30 các Viện Dinh
tỉnh DD
cụm trên địa 20/09/2021 20/12/2021 huyện dưỡng
bàn tỉnh
4Triển khai Toàn Khoa TTYT 100% huyện,

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

thành phố, thị


tuần lễ dinh 16/10/2021 23/10/2021 xã trên địa bàn
các
4 dưỡng và tỉnh DD tỉnh Nghệ An
huyện
phát triển triển khai hoạt
động
Đợt I:
15/6/2021 - 20/6/2021
Kiểm tra, 1 số
Đợt II: TTYT
5giám sát các huyện Khoa
15/12/2021-20/12/2021 các
5 hoạt động trên địa DD
Ngoài ra KT,GS từng huyện
dinh dưỡng bàn tỉnh
hoạt động cụ thể.
KT đột xuất

6. Giải pháp thực hiện


6.1 Giải pháp về lãnh đạo, tổ chức và quản lý
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với
công tác dinh dưỡng; chỉ đạo, triển khai lồng ghép công tác dinh dưỡng vào
chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám
sát việc thực hiện các chỉ tiêu về dinh dưỡng; huy động sự tham gia của toàn xã
hội.
Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác dinh dưỡng các cấp; Nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý công tác dinh dưỡng.
6.2 Giải pháp về truyền thông giáo dục dinh dưỡng
Đẩy mạnh công trác truyền thông giáo dục dinh dưỡng thông qua các chiến
dịch như ”Ngày vi chất dinh dưỡng”, ”Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển”," Tuần lễ
nuôi con bằng sữa mẹ", tầm quan trọng 1000 ngày đầu đời của trẻ...
Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng trực tiếp như: tổ chức
các lớp giáo dục truyền thông dinh dưỡng tại thôn/bản, nội dung hướng dẫn thực
hành dinh dưỡng dựa vào điều kiện thực tế của từng địa phương và lồng ghép với
các hoạt động truyền thông cộng đồng;
Cung cấp tài liệu, vật liệu truyền thông giáo dục dinh dưỡng.
6.3 Giải pháp về chuyên môn, kỹ thuật
Triển khai chương trình chống suy dinh dưỡng ở trẻ em. Tập trung ưu tiên
chăm sóc cho trẻ em dưới 2 tuổi.
Thực hiện định hướng dự phòng, cải thiện chất lượng chăm sóc dinh dưỡng và
sức khỏe của người mẹ, đặc biệt giai đoạn mang thai và cho con bú. Thúc đẩy nuôi
con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và ăn bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 2
tuổi.
Tiếp tục duy trì có hiệu quả hoạt động bổ sung vitamin A liều cao: Trẻ em 6-
60 tháng tuổi, trẻ em bị suy dinh dưỡng, trẻ em dưới 6 tháng tuổi không được bú
sữa mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy, sởi, viêm đường hô hấp
cấp, và phụ nữ trong vòng 1 tháng sau sinh được bổ sung viên nang vitamin A theo
hướng dẫn.

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

Tăng cường các hoạt động truyền thông phòng chống thiếu vi chất dinh
dưỡng, lồng ghép trong các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe; Thực hiện
xã hội hóa, phát triển một số thực phẩm giàu vitamin A tại địa phương.
6.4 Giải pháp về nguồn lực
- Nhân lực:
Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng với các hình thức thích hợp
cho cán bộ dinh dưỡng huyện, xã để lập kế hoạch, quản lý, triển khai, theo dõi
đánh giá các chương trình dinh dưỡng.
Củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng, đặc biệt là
mạng lưới cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dinh dưỡng ở tuyến cơ sở.
- Tài chính:
Kính đề nghị: UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch Chương trình dinh dưỡng
1.000 ngày đầu đời nhằm thực hiện các hoạt động về phòng chống suy dinh dưỡng
bà mẹ, trẻ em giai đoạn 2020 đến 2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Xã hội hóa, đa dạng các nguồn lực tài chính và từng bước tăng mức đầu tư
cho công tác dinh dưỡng. Kinh phí thực hiện bao gồm: Ngân sách trung ương,
ngân sách tỉnh và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
Quản lý và điều phối có hiệu quả nguồn lực tài chính, đảm bảo sự công bằng
và bình đẳng trong chăm sóc dinh dưỡng cho người dân. Tăng cường kiểm tra,
giám sát, đánh giá có hiệu quả sử dụng ngân sách.
7. Kiến nghị, đề xuất
7.1 Viện Dinh dưỡng
Nguồn kinh phí được cấp thực hiện các mục tiêu của Chương trình nên có
ngay từ cuối năm trước. Để đơn vị thực hiện lập kế hoạch hoạt động sát với thực tế
ngay từ đầu năm và chủ động trong việc triển khai kế hoạch.
Viện Dinh dưỡng nên có các hướng dẫn cụ thể các hoạt động trong năm
(tháng, qúy) rõ ràng. Tránh sự chồng chéo trong công tác triển khai kế hoạch và bị
động chờ hướng dẫn mới được triển khai (trừ trường hợp khẩn cấp).
Tập huấn và đào tạo cho cán bộ làm công tác chuyên ngành Dinh dưỡng tỉnh
đầy đủ kiến thức để đáp ứng với nhiệm vụ được giao trong từng vị trí việc làm ở
tuyến tỉnh.
7.2 Sở Y tế
Tại tỉnh xin cấp nguồn kinh phí đủ cho các hoạt động cần chứng minh số
liệu của từng địa phương mình (như: Đánh giá tình trạng Thừa cân - Béo phì, hỗ
trợ cho cộng tác viên dinh dưỡng thôn, bản.. và công tác dinh dưỡng nói chung,
phòng chống suy dinh dưỡng nói riêng đạt mục tiêu đề ra) và các hoạt động phòng
chống suy dinh dưỡng đáp ứng đủ cho thực hiện tại cơ sở như: Tập huấn cho các
cộng tác viên làm công tác dinh dưỡng, thực hiện tô màu bát bột và hướng dẫn bữa
ăn hợp lý cho trẻ em... Mua cân, thước cho các y tế thôn, bản để đánh giá đúng tỷ
lệ SDD hàng năm theo lịch cân, đo ngày 1 – 2/ 6 và hàng tháng với trẻ SDD.
Phê duyệt kế hoạch 1.000 ngày đầu đời để dáp ứng hoạt động Phòng chống
SDD ở trẻ em.

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

II. GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CẢI THIỆN TRÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG
TRẺ EM NĂM 2021
1. Thời gian dự kiến : 8h ngày 03/04/2021
2. Cán bộ tham gia kiểm tra:
Gồm: lãnh đạo CDC và cán bộ khoa dinh dưỡng
3.Địa điểm
Thành phố Vinh
4.Nội dung
- Giám sát kế hoạch: kế hoạch rõ ràng có tính khả thi cao.
- Giám sát về tổ chức: quá trình tổ chức thuận lợi, đầy đủ trẻ em và phụ huynh
tham gia, bám sát kế hoạch ban đầu.
- Giám sát sau khi trẻ uống vitamin: sau khi quan sát và theo dõi sau 2 tháng tỉ lệ
trẻ bị các vấn đề về mắt đã giảm 80%.
- Sau khi triển khai chương trình trẻ bị suy dinh dưỡng giảm 90%.
- Kiểm tra và theo dõi những hộ gia đình có trẻ được uống vitamin.

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

CHƯƠNG V : BỆNH NGHỀ NGHIỆP

I. TỔNG QUAN
1. Chức năng, nhiệm vụ
Theo thông tư số 51/TT- BYT ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ
Y tế (Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Trung tâm
y tế dự phòng Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương) chức năng, nhiệm vụ khoa
Sức khỏe nghề nghiệp:
a) Xây dựng kế hoạch, tổ chức và giám sát thực hiện các hoạt động về y tế lao
động; phòng, chống bệnh nghề nghiệp; phòng, chống tai nạn thương tích và xây
dựng cộng đồng an toàn;
b) Kiểm tra, giám sát, quan trắc môi trường lao động, điều kiện lao động có
nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động; đề xuất các giải pháp cải thiện
điều kiện, môi trường lao động;
c) Tổ chức khám bệnh nghề nghiệp và triển khai các hoạt động phòng chống
bệnh nghề nghiệp; theo dõi, giám sát, quản lý sức khỏe người lao động, khám sức
khỏe định kỳ phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến nghề nghiệp, tai
nạn nghề nghiệp, và tham gia khám giám định bệnh nghề nghiệp cho người lao
động;
d) Thẩm định các hóa chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động theo
danh mục quy định và hướng dẫn xử lý ban đầu khi bị nhiễm độc;
đ) Phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, tổ chức công tác thông tin, truyền
thông giáo dục sức khỏe, tập huấn về phòng chống bệnh nghề nghiệp, bệnh liên
quan đến nghề nghiệp, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh;
e) Tổ chức, tham gia tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ
thuật cho các cán bộ làm công tác phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn;
g) Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học, chương trình, dự án, hợp tác quốc
tế liên quan đến sức khỏe bệnh nghề nghiệp và phòng, chống tai nạn thương tích;
h) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về sức khỏe nghề nghiệp theo quy định;
i) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Trung tâm giao.
2. Danh mục 34 Bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm
 Theo thông tư số 15/ TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ
Y tế (Quy định bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội)
 Danh mục 34 Bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm

Bệnh nghề nghiệp Ban hành tại các


văn bản
Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản (7 bệnh)
1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp Thông tư 08

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp Thông tư 08


3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp Thông tư 29
4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp Thông tư 44
5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp Thông tư 36
6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp Quyết định 167
7. Bệnh hen nghề nghiệp Quyết định 27
Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp (10 bệnh)
8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp Thông tư 08
9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng Thông tư 08
10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp Thông tư 08
11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp Thông tư 08
12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp Thông tư 29
13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp Quyết định 167
14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề Quyết định 167
nghiệp
15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp Quyết định 167
16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp Quyết định 27
17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp Thông tư 42
Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý (6 bệnh)
18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn Thông tư 08
19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp Quyết định 167
20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân Thông tư 29
21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ   Thông tư 15
22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp Thông tư 08
23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp Thông tư 15
Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp (5 bệnh)

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp Thông tư 15


25. Bệnh sạm da nghề nghiệp Thông tư 29
26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm Thông tư 29
27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt Thông tư 15
và lạnh kéo dài
28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự Thông tư 15
nhiên, hóa chất phụ gia cao su
Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp (6 bệnh)
29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp Thông tư 29
30. Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp Thông tư 29
31. Bệnh lao nghề nghiệp Thông tư 29
32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp Thông tư 42
33. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp Thông tư 29
34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp Thông tư 15

3. Phân công nhiệm vụ

Bảng Phân công nhiệm vụ khoa Bệnh nghề nghiệp

TT Họ và tên Nội dung công việc


1 Bs. Lê Tuấn  Phụ trách và điều hành chung.
Anh  Chịu trách nhiệm:
- Khám phát hiện, giám định BNN.
(Phụ trách khoa)
- Quản lý hồ sơ BNN
- Các yếu tố tâm sinh lý và yếu tố tiếp xúc.
- Tham gia công tác liên ngành.
- Công tác nghiên cứu khoa học.
2 Bs. Nguyễn Thị  Chịu trách nhiệm:
Thu Hiền - Quan trắc môi trường lao động.
- Huấn luyện sơ cấp cứu.

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

- Tổng hợp các nội dung quyết toán.


- Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động.
- Tham gia, phối hợp trong công tác khám
SKĐK, khám BNN.
3 Bs. Nguyễn Thị  Chịu trách nhiệm:
Oanh - Công tác khám SKĐK và tuyển dụng.
- Công tác báo cáo tai nạn thương tích.
- Phân công công tác sắp xếp, bố trí trước và sau
các cuộc khám.
- Quản lý, thống kê vật tư y tế.
- Tham gia, phối hợp trong công tác huấn luyện
đào tạo.
4 Bs. Hoàng Chí  Chịu trách nhiệm:
Thành - Phối hợp Bs Oanh trong công tác khám SKĐK.
- Trả lời kết quả khám và quản lý hồ sơ khám
SKĐK.
- Báo cáo tai nạn thương tích.
- Bảo quản các máy móc: máy siêu âm, máy đo
thính lực, máy đo CNHH, Xquang, điện tim.
- Tham gia, phối hợp trong công tác khám
SKĐK, khám BNN, KTMT, huấn luyện đào
tạo.
5 Bs. Trần Kiều  Chịu trách nhiệm:
Oanh - Công tác tổng hợp kết quả, soạn thảo thanh lý
HĐ trong khám SKĐK, tuyển dụng.
- Sử dụng, bảo quản máy XN nước tiểu.
- Tham gia, phối hợp trong công tác khám
SKĐK, khám BNN, KTMT, huấn luyện đào
tạo.
6 Ys. Phan Thị  Chịu trách nhiệm:
Vinh - Phối hợp Bs Oanh trong công tác khám SKĐK.
- Phối hợp Bs Hiền trong công tác huấn luyện
SCC.
- Tổng hợp quyết toán khám SKĐK.
- Quản lý máy đo khúc xạ, bộ thử kính và máy đo
huyết áp.
- Tham gia, phối hợp trong công tác khám
SKĐK, khám BNN, KTMT.
7 ĐD. Nguyễn  Chịu trách nhiệm:
Thanh Phong
1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

- Thống kê, tổng hợp hệ thống báo cáo của khoa.


- Soạn thảo các hợp đồng, thanh lý hợp đồng,
tổng hợp kết quả đo KTMTLĐ.
- Lập hồ sơ vệ sinh lao động.
- Bảo quản, sử dụng các máy móc đo kiểm tra
MTLĐ.
- Tham gia, phối hợp trong công tác khám
SKĐK, khám BNN, KTMT, huấn luyện đào
tạo.
8 ĐD. Nguyễn  Chịu trách nhiệm:
Thị Thu Hiền - Phụ trách văn phòng khoa.
- Chịu trách nhiệm về vấn đề xin xe, giấy tờ công
tác.
- Hoàn thiện hồ sơ khám SKĐK, khám tuyển
dụng.
- Tham gia, phối hợp trong công tác khám
SKĐK, khám BNN, KTMT, huấn luyện đào
tạo.

II. NỘI DUNG HỌC TẬP


1. Mục tiêu
- Phân tích cơ cấu, tổ chức và đánh giá kết quả thực hiện nhệm vụ, quyền hạn
của khoa bệnh nghề nghiệp thuộc trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An
- Thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu của khoa bệnh nghề nghiệp
- Tham gia thực hiện/ kiến tập quy trình xét nghiệm về lý học, hóa học, sinh
học của khoa bệnh nghề nghiệp
- Khám sức khỏe định kỳ cho công nhân
- Đo môi trường lao động
- Tham gia nhập và xử lý phân loại sức khỏe cho công nhân.
2. Các chương trình sức khỏe nghề nghiệp
 Khám sức khỏe định kỳ cho 700 công nhân viên tại công ty CP dệt may
Hoàng Thị Loan- tp Vinh.
3. Các xét nghiệm trong khám sức khỏe bệnh nghề nghiệp
 Xét nghiệm máu:
- Test nhanh định lượng Glucose trong máu
- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi.
- Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan: Đo hoạt độ ALT, AST.
- Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận: Định lượng Ure, creatinin.

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

- Các xét nghiệm đánh giá rối loạn chuyển hoá mỡ máu: Định lượng
Cholesterol toàn phần, định lượng triglycerid, định lượng LDL, định
lượng HDL.
 Xét nghiệm nước tiểu: Tổng phân tích nước tiểu.
 Các xét nghiệm sàng lọc các bệnh nghề nghiệp:
 Bệnh viêm gan virus B,C,HIV do nghề nghiệp: Định lượng HbsAg, Anti-
HCV, HIV phối hợp với các xét nghiệm công thức máu, đánh giá chức năng
gan, tổng phân tích nước tiểu và định lượng albumin trong nước tiểu.
 Bệnh lao nghề nghiệp: Tìm AFB trong đờm, dịch sinh học, máu lắng.
 Bệnh da nghề nghiệp: Soi vi nấm trên da, móng, định lượng nồng độ IgE.
 Bệnh phóng xạ nghề nghiệp: Huyết đồ, Tuỷ đồ.
 Các bệnh nhiễm độc hoá chất nghề nghiệp như: asen, nicotin, mangan, thuỷ
ngân, benzen và đồng đẳng, chì,… Định lượng các độc chất trong máu như
chì, thủy ngân hoặc trong nước tiểu như: asen, chì, mangan, nicotin,.. phối
hợp các xét nghiệm như công thức máu tổng quát, tổng phân tích nước tiểu,
huyết tuỷ đồ, cặn lắng nước tiểu, albumin niệu.
 Các bệnh phổi nghề nghiệp: tìm AFB trong đờm (nếu cần), định lượng IgE,
IgG.
4. Chương trình khám sức khỏe công ty CP dệt may Hoàng Thị Loan
4.1. Một vài nét về công ty CP dệt may Hoàng Thị Loan
4.1.1. Thông tin chung
Công ty CP Dệt may Hoàng Thị Loan nằm ở số 33 Nguyễn Văn Trỗi, phường Bến
Thủy, T.p Vinh, Tỉnh Nghệ An thuộc Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội
(HANOSIMEX) tiền thân là nhà máy Sợi Hà Nội (Sợi Đức) được thành lập ngày
21/11/1984.
Công ty nằm ở vị trí giao thông thuận lợi, gần với các khu dân cư thành phố Vinh
và 1 số vùng lân cận nên rất thuận tiện cho việc giao thông đi lại, cũng như thu hút
được nguồn nhân lực tại địa phương. Với tổng số lao động là 2688 người, số lao
động trực tiếp sản xuất 1989 người. Số lao động tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm,
độc hại: 121 người. Với mức lương ổn định từ 4- 5 triệu đồng/ tháng.
4.1.2. Tính chất hoạt động
 Công ty CP Dệt may Hoàng Thị Loan là công ty hoạt động trong các lĩnh
vực: kéo sợi, dệt, may, kinh doanh thương mại với đa dạng các sản phẩm
như quần áo, khăn, vải, sợi…
 Hệ thống dây chuyền sản xuất, thiết bị, công hiện đại, tiên tiến, đầu tư mua
mới hoàn toàn. Bao gồm: Các loại máy cắt vải, máy kéo sợi, máy may và
các loại thiết bị, máy móc khâu hoàn thiện, đóng gói,…
 Nguyên liệu sử dụng: Da các loại, vải, sợi, nhãn các mác nhập…
 Năng lượng sử dụng: Tất cả các thiết bị, máy móc đều sử dụng điện năng.
4.1.3. Các yếu tố nguy cơ phát sinh trong quá trình làm việc
 Mùi hồi phát ra hệ thống xử lý nước thải
 Bụi phát sinh trong quá trình làm việc

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

 Tiếng ồn phát sinh từ các máy móc hoạt động


 Hóa chất bắn vào mắt, vào người khi làm việc
 Tại nạn lao động khi làm việc với máy móc dang hoạt động.
4.2. Kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho công nhân
 Căn cứ thông tư liên bộ số 08/TT- LB ngày 20/4/1998 của Liên Bộ Y tế, Bộ
Lao động -Thương binh và Xã hội.
 Căn cứ Điều 152 về Chăm sóc sức khỏe cho người lao động năm 2012.
4.2.1. Mục tiêu
1. Khám sức khoẻ định kỳ để nắm được tình hình sức khoẻ của công nhân 6
tháng/lần
2. Qua khám sức khoẻ định kỳ sẽ phát hiện kịp thời các bệnh nghề nghiệp mới
phát sinh, theo dõi những bệnh đã mắc để có hướng điều trị tiếp.
4.2.2 Kế hoạch chi tiết

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
KHOA BỆNH NGHỀ NGHIỆP Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Nghệ An, ngày 31 tháng 12 năm 2020

KẾ HOẠCH
Về việc khám sức khỏe cho công nhân tháng 12/2020
I. Địa điểm: Công ty CP dệt may Hoàng Thị Loan- tp Vinh
II. Thời gian khám: Từ 08 giờ, ngày 31 tháng 12 năm 2020
III. Nội dung
1. Đối tượng: 700 công nhân
2. Hình thức tổ chức:
 Số khoa: 9 khoa phòng
 Nhân lực: 20 cán bộ y tế chia các khoa phòng ( 5 bác sỹ chuyên khoa,
15 điều dưỡng viên.

T Đơn vị
Nội dung công việc
T tính
1 Kiểm tra huyết áp, cân nặng, chiều cao người
2 Xét nghiệm máu ( CTM,test nhanh đường huyết) người
3 Xét nghiệm nước tiểu người
4 Khám tai- mũi- họng người
5 Khám mắt người

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

6 Khám răng hàm mặt người


7 Da liễu người
Khám nội khoa( Hô hấp,tim mạch, tiêu hóa, cơ xương
8 người
khớp)
9 Khám Phụ Khoa người

IV. Tổ chức thực hiện


1. Trung tâm phối hợp với ban quản lý công ty triển khai kế hoạch đến công
nhân về tầm quan trọng của việc khám sức khỏe định kỳ theo kế hoạch đề
ra.
2. Thông báo cho công nhân đến khám đầy đủ và đúng thời gian qui định.
3. Các tổ trưởng chủ động việc bố trí thời gian cho công nhân trong tổ đi khám
sức khỏe mà không ảnh hưởng đến công tác làm việc.
TRƯỞNG KHOA

4.3. Kết quả


 Người lao động chủ yếu có sức khỏe loại I và II chiếm 89,9 % và có xu
hướng giảm theo tuổi đời và tuổi nghề
 Tỷ lệ mắc chung chủ các bệnh viêm mũi họng cao( 12,3 %); tỷ lệ mắc các
bệnh ở phế quản là 10,4 %, các bệnh mắt chiếm 9,3 % .
4.4. Kiến nghị
 Doanh nghiệp cần tiến hành từng bước cải thiện môi trường khí hậu, chiếu
sáng và giảm thiểu ô nhiễm bụi nơi làm việc, thực hiện tốt an toàn vệ sinh
lao động cho công nhân.
 Tăng cường hơn nữa công tác tập huấn, truyền thông đảm bảo ATVSLĐ
phòng chống các bệnh đường hô hấp, bao gồm tập huấn đầu vào và tập huấn
thường xuyên. Củng cố năng lực chuyên môn chăm sóc sức khỏe, giảm
thiểu bệnh tật, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp cho người lạo động.
 Chăm sóc sức khỏe công nhân nhằm giảm thiểu hơn nữa tỷ lệ các bệnh liên
quan đến nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp, tăng cường tỷ lệ công nhân có sức
khỏe tốt.
5. Các giải pháp về kỹ thuật vệ sinh phòng chống độc hại, cải thiện điều kiện
lao động.
5.1. Điều kiện lao động và các yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

5.1.1. Đặc điểm vi khí hậu


 Nhiệt độ:
 Do lao động, tập trung đông người trên một địa bàn chật hẹp, nên nhiệt độ
nơi làm việc của công nhân luôn chịu ảnh hưởng bởi sự tác động tổng hợp
của môi trường tự nhiên, bức xạ nguồn nhiệt do sản xuất và nhiệt toả ra từ
cơ thể công nhân. Thực tế, các doanh nghiệp có cơ cấu nhà xưởng tương đối
kín nên trao đổi nhiệt giữa môi trường bên ngoài và bên trong xưởng sản
xuất không nhiều.
 Nhiệt độ không khí cao là điều kiện làm cho các yếu tố ô nhiễm khác tác
động mạnh hơn. Do vậy, làm việc trong môi trường nóng sẽ làm cơ thể
nhanh mệt mỏi, hệ hô hấp và tim mạch phải tăng cường hoạt động để tăng
thải nhiệt.
 Đối với những công nhân làm việc trong môi trường lao động có nồng độ
bụi cao, việc tăng thông khí khiến cho lượng bụi hít vào nhiều hơn, dễ dẫn
đến các bệnh bụi phổi và bệnh lí đường hô hấp.
 Nhiệt độ tăng cao làm tăng bài tiết mồ hôi, ngàoi mất nước và điện giải còn
làm cho bụi dễ bám vào da, cản trở quá trình thải nhiệt và dễ mắc các bệnh
ngoài da.
 Các tác động xấu có thể xảy ra trong quá trình điều nhiệt của cơ thể phải đáp
ứng vượt giới hạn, gây nên tình trạng mệt mỏi chon người lao động tại
doanh nghiệp
 Độ ẩm:
 Độ ẩm thường kết hợp với các yếu tố vi khí hậu môi trường khác tác động
lên cơ thể người lao động. Độ ẩm cao hoặc thấp đều ảnh hưởng xấu lên quá
trình điều nhiệt của cơ thể.
 Độ ẩm cao kết hợp với nhiệt độ gây nên các rối loạn mất cân bằng nhiệt cho
người lao động. Ngoài ra, đây là môi trường giúp nấm mốc phát triển gây ô
nhiễm môi trường, làm cho con người sống làm việc ở đó dễ mắc các căn
bệnh về da.
 Thực trạng này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ công nhân vì cả 2
trạng thái độ ẩm cao hoặc độ ẩm thấp đều cản trở quá trình điều nhiệt của cơ
thể. Các tác động này sẽ làm cho da khô, dễ cảm nhiễm với các tác nhân gây
bệnh trên da.

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

 Tốc độ gió:
 Tốc độ gió cao giúp tăng cường quá trình thải nhiệt qua con đường đối lưu,
đồng thời giảm lượng bụi tồn lưu trong không khí. Khi nhắc tới nhiệt độ.
Không thể không tính đến độ ẩm tương đối và tốc độ gió. Cả ba yếu tố này
đều có quan hệ qua lại với nhau.
 Gió có vai trò khuyếch tán bụi trong môi trường và tham gia điều hoà thân
nhiệt nên dù cao quá hay thấp quá đều không tốt.
5.1.2. Đặc điểm chiếu sáng, tiếng ồn, bụi hô hấp
 Đặc điểm chiếu sáng:
Chiếu sáng không đầy đủ có thể có liên quan, ảnh hưởng đến các rối loạn
bệnh lý ở mắt, gia tăng mệt mỏi, mất an toàn đối với công nhân làm việc.
 Đặc điểm tiếng ồn:
 Tiếng ồn cường độ cao có thể gây tác động xấu đến sức khoẻ người lao
động.
 Tác hại của tiếng ồn gây rối loạn sinh lý, gây mệt mỏi và làm gia tăng tỷ lệ
nhiều bệnh như rối loạn sức nghe, thiếu hụt thính lực, tăng huyết áp, suy
nhược thần kinh…
 Với cường độ trên mức 100 dBA, chỉ được lao động 6 giờ/ngày. Nếu lao
động kéo dài trong môi trường có cường độ ồn cao, mà phương tiện bảo hộ
cá nhân không tốt thì nguy cơ ĐNN sẽ rất cao.
 Đặc điểm bụi hô hấp: Bụi môi trường lao động là yếu tố căn nguyên của
nhiều rối loạn bệnh lý nghề nghiệp. Nguy cơ mắc các bệnh bụi phổi, gây dị
ứng, viêm mũi, viêm đường hô hấp, hen, nổi ban…
5.2. Các biện pháp cải thiện môi trường lao động, phòng chống tai nạn lao động
và bảo vệ sức khoẻ người lao động
5.2.1. Biện pháp cải thiện môi trường lao động
5.2.1.1. Ánh sáng đầy đủ và thông khí tốt
 Tăng cường sử dụng ánh sáng và thông khí tự nhiên.
 Chống chói và sử dụng màu sáng cho tường và trần nhà. Sử dụng chiếu sáng
cục bộ cho các công việc chính xác.
 Chống nóng cho nhà xưởng
 Tận dụng nguyên lý dâng lên cao của khí nóng để thiết kế thông khí mái nhà
xưởng.

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

5.2.1.2. Chống nóng, bụi, ồn, và hơi khí độc


 Loại bỏ nguồn ô nhiễm (nóng, bụi, ồn, hơi khí độc…) ra khỏi nơi làm việc.
 Sử dụng vách ngăn để chống nóng, bụi, ồn, hơi khí độc.
 Dùng hệ thống ống hút xả để loại bỏ bớt nóng, bụi và hơi khí độc.
5.2.1.3. Phòng chống tai nạn do điện.
 Mạch điện được bao che và bảo vệ bằng ngắt điện tự động hoặc cầu chì.
 Nguồn điện được bật tắt ngay, khi khẩn cấp.
5.2.1.4. Xử lý tốt chất thải và có ý thức bảo vệ môi trường
5.2.2. Phòng chống tai nạn lao động
 Sắp xếp dây chuyền sản xuất phù hợp để tăng năng suất.
 Tổ chức các buổi học tập về phòng chống bệnh tật, tai nạn và luật lao động.
 Thành lập ban an toàn sức khoẻ lao động tại doanh nghiệp và xây dựng
chính sách về an toàn sức khoẻ lao động tại nơi làm việc.
5.2.3. Bảo vệ sức khoẻ người lao động
 Đảm bảo các điều kiện phúc lợi cho người lao động.
 Nghỉ ngơi để phục hồi sức khoẻ.
 Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân.
 Sẵn sàng cấp cứu và phòng chống bệnh nghề nghiệp.
 Xây dựng góc sức khoẻ để nâng cao nhận thức về an toàn và sức khoẻ nghề
nghiệp.
 Quan tâm đến người khuyết tật và phụ nữ có thai.
III. KẾT LUẬN
1. Thuận lợi
- Được sự hỗ trợ của nhà trường và đơn vị thực tập: Nhờ giấy giới thiệu của nhà
trường và sự tận tâm của giáo viên hướng dẫn đã giúp chúng em đến đơn vị thực
tập một cách thuận lợi. Trong quá trình này, khi có bất kỳ khó khăn nào thì chúng
em đều có thể trao đổi trực tiếp với thầy cô hướng dẫn. Bên cạnh đó, là sự hướng
dẫn của đơn vị thực tập giúp chúng em có cơ hội làm các việc thực tiễn.
- Được tiếp xúc trực tiếp với công việc: Quá trình thực tập, chúng em đã vận dụng
những gì đã học vào công việc, phát huy được các kỹ năng đặc biệt là làm việc
nhóm, sự phối hợp nhịp nhàng và hiểu được thế mạnh của mỗi thành viên trong
nhóm đã tạo ra hiệu quả năng suất làm việc cao hơn. Đồng thời giúp chúng em

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

phát hiện ra nhiều điều như điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, những kiến thức
chuyên môn còn thiếu sót, niềm đam mê với công việc… Qua đó, giúp chúng em
cảm thấy yêu thích ngành mình đang học và công việc sau này bản thân sẽ làm, từ
đó tự hoàn thiện những mặt hạn chế của mình.
- Được hỗ trợ các trang thiết bị và cơ sở vật chất: Khoa bệnh nghề nghiệp là môi
trường có đầy đủ chuyên môn và các trang thiết bị thiết yếu để phục vụ cho công
việc, đặc biệt thông qua các buổi tham gia khám sức khỏe định kỳ cho công nhân.
Chúng em được hướng dẫn cụ thể để có thể dễ dàng sử dụng và thực hành nhiệm
vụ, công việc của mình. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực tập được tốt
nhất và có cái nhìn thiện cẩn, khách quan nhất về nhiệm vụ, công việc của mình.
2. Khó khăn
- Về mặt chuyên môn: Chưa có nhiều kinh nghiệm để xử lý các vấn đề phức tạp,
khi đứng giữa rất nhiều công việc mà mọi người đang tất bật thực hiện, nhưng
chúng em chưa đủ kiến thức chuyên môn để cùng xử lý các công việc cùng đơn vị
thực tập.
- Về mặt kỹ năng: Bản thân là những sinh viên nên cách ứng xử trong giao tiếp với
các bác sỹ, anh chị tại khoa còn nhiều hạn chế.

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

CHƯƠNG VI : KHOA BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC
Khoa gồm 3 phòng chức năng với tổng diện tích là 160 m2
Tổng số cán bộ công nhân viên: 15 người (6 nam, 9 nữ)
Trong đó trình độ:
Sau đại học: 4 người
Đại học: 4 người
Cao đẳng: 5 người
Trung cấp: 2 người
II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
 Đầu mối xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo các hoạt động: chỉ
đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng, chống bệnh
không lây nhiễm (các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, phổi tắc
nghẽn mạn tính, hen phế quản, tâm thần và các bệnh không lây nhiễm khác),
bệnh do rối loạn chuyển hóa, tầm soát, sàng lọc, quản lý các bệnh không lây
nhiễm tại cộng đồng.
 Phối hợp cung cấp thông tin, truyền thông, giám sát tác nhân gây bệnh, yếu
tố nguy cơ; điều trị dự phòng và quản lý sức khỏe cộng đồng; nghiên cứu và
tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật liên
quan; tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về lĩnh
vực bệnh không lây nhiễm.
 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.
III. THỰC TẬP TẠI KHOA
1. Lập kế hoạch hoạt động chương trình phòng chống bệnh tăng huyết áp cho
32.000 người dân tại tỉnh Nghệ An từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2021
Thực hiện kế hoạch số 783/KH-UBND ngày 14/12/2018 của ủy ban nhân dân tỉnh
Nghệ An, giai đoạn 2019-2025
1.1 Mục tiêu:
- Nâng cao nhận thức của nhân dân về dự phòng và kiểm soát tăng huyết áp
- Cập nhật kiến thức cho cán bộ làm công tác dự phòng và quản lý bệnh tăng huyết
áp tại tuyến cơ sở về biện pháp phòng, phát hiện sớm, phòng và điều trị bệnh tăng
huyết áp.

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

- Phát hiện sớm bệnh nhân tăng huyết áp để có chiến lược theo dõi và điều trị kịp
thời, phấn đấu đạt chỉ tiêu 60% số bệnh nhân tăng huyết áp nguy cơ cao được phát
hiện sẽ được điều trị đúng theo phác đồ đúng của Bộ y tế quy định.
- Xây dựng, triển khai và duy trì bền vững mô hình quản lý tăng huyết áp tuyến cơ
sở.
1.2. Nội dung, thời gian, địa điểm:
1.2.1 Triển khai khám sàng lọc 32.000 người dân
- Địa điểm: tại 147 xã thuộc 21 huyện, thành phố, thị xã
- Thời gian: tháng 4-8/2021
- Nội dung: (mỗi huyện khám sàng lọc 7 xã, mỗi xã 220 người)
+ Đo các thông số về nhân trắc (Chiều cao, cân nặng, vòng bụng, vòng mông...)
+ Phỏng vấn theo phiếu khám sàng lọc phát hiện tăng huyết áp và các yếu tố nguy
cơ tim mạch gồm những thông số về: tiền sử tăng huyết áp, các yếu tố nguy cơ...
+ Khám lâm sàng tim mạch: đo huyết áp, nhịp tim, đánh giá tổn thương cơ quan
đích, phân tầng nguy cơ và xác định chiến lược, điều trị với bệnh nhân tăng huyết
áp.
+ Ghi điện tim đồ (nếu có điều kiện).
+ Tư vấn cho người dân về tăng huyết áp.
+ Lập hồ sơ theo dõi và quản lý điều trị.
+ Với các trường hợp tăng huyết áp độ II mà chưa được điều trị, có nhiều yếu tố
nguy cơ, có bệnh không lây nhiễm khác kèm theo và tăng huyết áp độ III: Tư vấn
lên tuyến trên để được khám và điều trị chuẩn; sau đợt điều trị chuẩn của tuyến
trên, người bệnh được kiểm soát huyết áp và các bệnh không lây nhiễm khác phối
hợp ổn định có thể lập hồ sơ theo dõi, điều trị tại trạm y tế.
1.2.2 Tổ chức hội nghị triển khai công tác phòng chống các bệnh tim mạch, phòng
chống tăng huyết áp trên địa bàn toàn tỉnh.
- Triển khai các nội dung thực hiện công tác phòng chống các bệnh tim mạch, tăng
huyết áp năm 2021.
- Thời gian: dự kiến tháng 3/2021
- Địa điểm: thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
- Nội dung: triển khai các hoạt động chương trình phòng chống các bệnh tim mạch,
tăng huyết áp năm 2021. Cập nhật kiến thức cho cán bộ 21 huyện/thành phố/thị xã
về biện pháp phòng, phát hiện sớm, điều trị và theo dõi tăng huyết áp tại cơ sở
2021.
1.2.3 Tổ chức tập huấn đào tạo giảng viên, nâng cao năng lực quản lý, điều trị
bệnh tăng huyết áp cho tuyến cơ sở:
- Thời gian: dự kiến tháng 3/2021
- Địa điểm: thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

- Nội dung: cập nhật kiến thức cho cán bộ 21 huyện/thành phố/thị xã về biện pháp
phòng, phát hiện sớm, điều trị và quản lý tăng huyết áp tại cơ sở, triển khai hoạt
động chương trình phòng chống tăng huyết áp năm 2021.
1.2.4 Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức cho tuyến cơ sở: 80 học viên/1 lớp x 8
lớp
- Thời gian: 4/2021
- Địa điểm: Trung tâm y tế tuyến các huyện: Kỳ Sơn, Con Cuông, Quế
phong,Tương Dương,Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn và Anh Sơn.
- Nội dung: cập nhật kiến thức cho cán bộ phụ trách chương trình tăng huyết áp tại
TTYT huyện, cán bộ trạm y tế xã về biện pháp phòng, phát hiện sớm, điều trị và
quản lý tăng huyết áp theo nguyên lý y học gia đình.
1.2.5 Kiểm tra, giám sát, tập huấn trung ương:
- Thời gian: Liên tục
- Địa điểm: 21 huyện/thành phố/thị xã
- Nội dung: kiểm tra, giám sát các hoạt động chương trình phòng chống bệnh
không lây nhiễm, trong đó chú trọng công tác phòng chống tăng huyết áp và đái
tháo đường tại cơ sở.
1.3 Kinh phí:
 500 triệu
1.4. Tổ chức thực hiện
1.4.1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh:
Chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra: kiểm
tra, giám sát, khám sàng lọc, quản lý bệnh nhân tăng huyết áp, lồng ghép các hoạt
động phòng chống bệnh không lây nhiễm theo đúng quy định của chương trình.
1.4.2 Trung tâm y tế 21 huyện/thành phố/thị xã.
- Triển khai nội dung phòng chống tăng huyết áp tại đơn vị.
- Báo cáo số liệu bệnh nhân tăng huyết áp.
- Phối hợp với bệnh viện đa khoa huyện tổ chức khám sàng lọc theo đúng kế
hoạch.
1.4.3 Trạm y tế
- Chủ động tham mưu với chủ tịch UBND xã xác nhận được sử chỉ đạo phối hợp
của chính quyền và các tổ chức xã hội tại địa phương.
- Thực hiện khám sàng lọc định kì tăng huyết áp theo kế hoạch.
- Tổ chức quản lý, theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về tăng huyết áp

2 Nội dung phòng, chống bệnh không lây nhiễm trên địa bàn tỉnh Nghệ
An, giai đoạn 2021-2015.
2.1. Nội dung
1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

2.1.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, ban, ngành,
đoàn thể và ý thức của người dân về phòng, chống các bệnh không lây nhiễm.
Chỉ tiêu đến năm 2025:
- 100% các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể nhận thức được tầm quan
trọng của việc phòng, chống các bệnh không lây nhiễm;
- 100% Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Vinh có kế hoạch và bố
trí kinh phí thực hiện công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm;
- 70% người trưởng thành hiểu biết cơ bản và nguyên tắc phòng chống về bệnh
ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế
quản.
2.1.2. Hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người mắc, tàn tật và tử vong sớm tại cộng
đồng do các bệnh không lây nhiễm.
Chỉ tiêu đến năm 2025:
- Khống chế tỷ lệ bị thừa cân béo phì (BMI≥25) dưới 15% ở người trưởng
thành; khống chế tỷ lệ thừa cân béo phì dưới 10% ở trẻ em;
- Khống chế tỷ lệ bị tăng huyết áp dưới 30% ở người trưởng thành;
- 50% số người bị tăng huyết áp được phát hiện; 50% số người phát hiện bệnh
được quản lý, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn;
- Khống chế tỷ lệ bị tiền đái tháo đường dưới 16% ở người 30 - 69 tuổi;
- Khống chế tỷ lệ đái tháo đường dưới 8% ở người 30 - 69 tuổi;
- 50% số người bị bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường được phát hiện;
- 60% số người phát hiện được quản lý, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn;
- 50% số người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản được
phát hiện ở giai đoạn sớm;
- 50% số người phát hiện bệnh được điều trị theo hướng dẫn chuyên môn;
- 40% số người mắc một số bệnh ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm;
2.1.3 Củng cố, nâng cao năng lực hệ thống dự phòng, giám sát, phát hiện,
điều trị, quản lý bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng.
Chỉ tiêu đến năm 2025:
- 90% Trung tâm Y tế tuyến huyện và Trạm Y tế tuyến xã được đảm bảo
cung cấp các dịch vụ thiết yếu phòng chống các bệnh không lây nhiễm theo
quy định.
- 90% cán bộ y tế thực hiện công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm
tại các tuyến được đào tạo, tập huấn về dự phòng, giám sát, phát hiện sớm,
chẩn đoán, điều trị, quản lý theo quy định.
- 90% các Trạm Y tế tuyến xã, phường, thị trấn có đủ trang thiết bị y tế cơ bản
và thuốc thiết yếu theo quy định về chức năng, nhiệm vụ dự phòng, giám sát,
phát hiện, điều trị, quản lý theo hệ thống đối với bệnh không lây nhiễm.

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

2.2. Giải pháp cụ thể


2.2.1 Công tác tổ chức, chỉ đạo
- Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong
việc triển khai hoạt đô ̣ng phòng chống bệnh không lây nhiễm; gắn nhiệm vụ
chăm sóc sức khỏe nhân dân, huy động sự tham gia của toàn xã hội với công
tác phòng, chống bê ̣nh không lây nhiễm.
- Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiê ̣n tốt nhiê ̣m vụ
phòng, chống bệnh không lây nhiễm.
2.2.2 Truyền thông, vận động xã hội
- Triển khai công tác truyền thông về cách phòng chống các bệnh không lây
nhiễm với các loại hình, phương thức khác nhau, trong đó chú trọng triển khai
trên hệ thống truyền thanh xã/phường. Nội dung truyền thông tập trung cung
cấp kiến thức cơ bản về yếu tố nguy cơ mắc bệnh, cách thức phát hiện sớm,
điều trị, dự phòng bệnh không lây nhiễm; cách thức chăm sóc, quản lý bệnh
không lây nhiễm tại cộng đồng nhằm nâng cao kiến thức người dânvà tầm quan
trọng của công tác phòng chống bê ̣nh không lây nhiễm đối với sự phát triển
kinh tế - xã hô ̣i.
- Đổi mới công tác giáo dục dinh dưỡng và thể chất trong hệ thống trường học.
Khuyến cáo nhân dân thực hiện các hành vi có lợi: Dinh dưỡng hợp lý, tăng
cường hoạt động thể lực, ăn giảm muối, đường, chất béo, không hút thuốc lá,
không lạm dụng rượu bia,...
- Vận động xây dựng cộng đồng nâng cao sức khỏe phù hợp như: trường học
nâng cao sức khỏe, nơi làm việc vì sức khỏe, làng văn hóa sức khỏe.
- Duy trì các hoạt động truyền thông vận động xã hội: thường xuyên, định kỳ
và theo chuyên đề tại các địa phương, đơn vị.
2.2.3. Củng cố mạng lưới phòng, chống bệnh không lây nhiễm
Củng cố mạng lưới phòng chống bệnh không lây nhiễm từ tuyến tỉnh, tuyến
huyện đến tuyến xã trong toàn tỉnh; thực hiện sắp xếp, bố trí nhân lực đảm bảo
triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm theo phân tuyến
chuyên môn, kỹ thuật, bao gồm:
- Phát triển mạng lưới khám, điều trị các bệnh không lây nhiễm tại các cơ sở
khám chữa bệnh; trong đó, các bệnh viện tuyến tỉnh, cơ sở khám chữa bệnh
tuyến huyện (bao gồm bệnh viện đa khoa tuyến huyện, trung tâm y tế tuyến
huyện có giường bệnh, các bệnh viện tư nhân,...) chỉ tiếp nhận điều trị các ca
bệnh nặng, giai đoạn cấp tính của bệnh. Thực hiện điều trị ngoại trú các trường
hợp bệnh không lây nhiễm tại tuyến huyện. Ưu tiên chuyển về Trạm Y tế xã
các trường hợp bệnh đã ổn định.

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

- Tăng cường khám phát hiện bệnh không lây nhiễm trong các hoạt động khám
sức khỏe định kỳ, quản lý sức khỏe tại trường học, cơ quan, xí nghiệp.
- Kiểm soát bệnh không lây nhiễm thông qua triển khai đồng bộ công tác kiểm
soát yếu tố nguy cơ, phát hiện sớm, điều trị và dự phòng sau điều trị.
- Củng cố hệ thống cơ sở khám chữa bệnh để cung cấp các dịch vụ toàn diện,
chuyên sâu và kỹ thuật cao cho chẩn đoán, điều trị bệnh nhân mắc bệnh không
lây nhiễm.
- Triển khai công tác sàng lọc bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng, đồng
thời hỗ trợ chuyên môn cho tuyến y tế cơ sở, trọng tâm là Trạm y tế xã, bảo
đảm việc phát hiện bệnh sớm, điều trị hiệu quả và quản lý bệnh nhân liên tục,
lâu dài.
2.2.4. Nâng cao năng lực phòng, chống bệnh không lây nhiễm
- Đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công
Tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm. Ưu tiên đào tạo cán bộ y tế tuyến xã
nhằm đảm bảo đủ năng lực đáp ứng nhiệm vụ phòng, chống bệnh không lây
nhiễm ngay tại y tế cơ sở.
- Thường xuyên câ ̣p nhâ ̣t, đào tạo liên tục về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ
y tế tại tất cả các tuyến, phù hợp với chức năng nhiệm vụ và phân tuyến kỹ
thuật của các cơ sở y tế, kể cả y tế ngoài công lập.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, tập huấn cho đối tượng giảng viên
tuyến tỉnh, giám sát viên tuyến tỉnh, giám sát viên tuyến huyện và cán bộ tham
gia hệ thống phòng, chống bệnh không lây nhiễm tuyến tỉnh, huyện, xã theo
quy định tại Quyết định số 2559/QĐ-BYT ngày 20/4/2018 của Bộ Y tế.
2.2.5. Triển khai hoạt động kiểm soát bệnh không lây nhiễm
Căn cứ thực trạng mô hình bệnh tật và khả năng nguồn lực của tỉnh; việc triển
khai các hoạt động kiểm soát bệnh không lây nhiễm trên địa bàn tỉnh được chia
thành 2 giai đoạn sau:
- Giai đoạn từ 2019-2020: Thực hiện rà soát hệ thống phòng khám các bệnh
không lây nhiễm tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện trên địa bàn toàn
tỉnh và các Trạm Y tế xã để triển khai các hoạt động phát hiện, quản lý bệnh
đái tháo đường, tăng huyết áp. Đồng thời, ưu tiên triển khai việc quản lý bệnh
đái tháo đường, bệnh tăng huyết áp tại các Trạm Y tế xã đảm bảo đầy đủ các
yếu tố về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu như: 06 Trạm Y tế xã
thuộc huyện Nam Đàn (theo Quyết định số 2362/QĐ-UBND); Trạm Y tế xã
Diễn Vạn, một số Trạm Y tế tại Thị xã Thái Hòa...
- Giai đoạn từ 2021-2025: Triển khai đồng loạt hoạt động phát hiện, quản lý
bệnh không lây nhiễm tại tất cả các Trạm Y tế xã trong toàn tỉnh; đồng thời
thực hiện quản lý tối thiểu 6 loại bệnh không lây nhiễm ngay tại tuyến xã như:

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen, tâm thần,
ung thư...).
- Nội dung triển khai:
+ Rà soát thực trạng nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động
khám, phát hiện, quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm tại các cơ sở khám
chữa bệnh tuyến huyện, trạm y tế xã.
+ Tổ chức đào tạovề chẩn đoán, điều trị, quản lý một số bệnh mạn tính, bao
gồm cả bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường cho đội ngũ cán bộ y tế tại tuyến
huyện và tuyến xã theo nguyên lý y học gia đình.
+ Các bệnh viện tuyến tỉnh như Hữu nghị đa khoa tỉnh, bệnh viện Nội tiết, Ung
Bướu, Tâm thần… chịu trách nhiệm đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật đảm bảo người
bệnh được tiếp cận dịch vụ điều trị ngoại trú các bệnh không lây nhiễm có chất
lượng tương đương tuyến trên.
+ Thực hiện bố trí, sắp xếp, luân chuyển cán bộ công tác tại các Trạm y tế đến
làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyến; cán bộ tuyến huyện về làm
việc tại Trạm Y tế xã.
+ Đầu tư trang thiết bị, vật tư y tế đảm bảo triển khai khám, điều trị, quản lý đái
tháo đường, tăng huyết áp ngay tại Trạm Y tế xã.
+ Triển khai có hiệu quả các dịch vụ kỹ thuật theo gói dịch vụ y tế cơ bản quy
định tại Thông tư số 39/2017/TT-BYT ngày 18/10/2017 của Bộ Y tế.
+ Lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân theo Quyết định số 831/BYT-QĐ ngày
11/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo mẫu hồ sơ quản lý sức
khỏe cá nhân.
+ Tuyên truyền, giáo dục người dân về phòng chống tăng huyết áp, đái tháo
đường và các bệnh không lây nhiễm khác.
- Vận động tăng cường vai trò quản lý, chỉ đạo của chính quyền và sự tham gia
của ban ngành, đoàn thể, cộng đồng trong phòng, chống bệnh không lây nhiễm.
+Kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất việc triển khai thực hiện Kế hoạch.
2.2.6. Đầu tư mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế
- Đầu tư các trang thiết bị, vật tư y tế đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ
phòng chống bệnh không lây nhiễm, trong đó, ưu tiên mua sắm các trang thiết
bị nhằm triển khai theo dõi đường huyết, huyết áp cho người bệnh tại Trạm Y
tế xã.
- Trang bị một số trang thiết bị chuyên ngành nhằm cấp cứu người bệnh nặng
do biến chứng của bệnh không lây nhiễm tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến
huyện, đặc biệt là các huyện miền núi như; Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong,
Qùy Châu.

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị chuyên sâu tại các bệnh viện vùng của tỉnh
như: Bệnh viện đa khoa khu vực Tây Bắc, Bệnh viện đa khoa khu vực Tây
Nam.
2.2.7. Nghiên cứu khoa học
Hàng năm chủ động phối hợp với các đơn vị tuyến Trung ương, các ban, ngành
triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học liên quan đến phòng, chống bệnh.

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

CHƯƠNG VII : KHOA BỆNH TRUYỀN NHIỄM

I.CƠ CẤU TỔ CHỨC


Khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm gồm có: 18 cán bộ, trong đó 1 trưởng khoa
và 2 phó khoa
Chức danh nghề nghiệp
TT Chức danh Số lượng
1 Bác sỹ 7
2 Điều dưỡng 3
3 Kỹ thuật viên 3
4 Cử nhân y tế công cộng 3
Về trình độ chuyên môn có:
- Cao học: 3 (1 BSCKI, 2 thạc sĩ bác sĩ)
- Đại học: 9 (4 bác sĩ, 5 cử nhân)
- Cao đẳng: 4 (3 kỹ thuật viên, 1 điều dưỡng)
- Trung cấp: 2 (y sỹ đa khoa)
II. QUÁ TRÌNH THỰC TẾ TẠI KHOA
-. Giám sát quản lý và lấy mẫu cách ly dịch bệnh Covid 19 trên địa bàn tỉnh
Nghệ An
Khoa thực hiện giám sát y tế đối với người về từ vùng dịch và nhập cảnh vào Việt
Nam tại 31 cơ sở cách ly trên địa bàn tỉnh bao gồm:
- CS 01:Trường TC Nghề Yên Thành
- CS 02:TT Dạy Nghề Diễn Châu
- CS 03:UBND Thanh Hưng – Thanh Chương
- CS 04:Trường PTDTNT THCS Tương Dương
- CS 05:Trường THPT DTNT cơ sở 2 Nghi Ân
- CS 06:Làng Sinh viên ĐHV CS 2 (Nghi Ân)
- CS 07: Đội cơ động C1 – Bản Hòm – Kỳ Sơn
- CS 08: Chi cục Thuế Tân Kỳ
- CS 09: Trường Đại học Y khoa Vinh –Quỳ Châu phụ trách

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

- CS 10: Cao đẳng sư phạm NA – Tp Vinh


- CS 11: Trung tâm giáo dục quốc phòng ĐH Vinh CS2 – TP Vinh
- CS 12: Trường GTVT TW4 (Nghi Liên) –Hoàng Mai phụ trách
- CS 13: Trường Quân Sự Quân Khu 4 – Nam Anh, Nam Đàn
- CS 14: Đoàn 40A Cửa Lò
- CS 15: Cao đẳng du lịch – Cửa Lò
- CS 16: TTYT Hưng Nguyên cũ
- CS 17: Trường tiểu học Đặng Sơn – Đô Lương
- CS 18: Trung Tâm Chính trị huyện Quỳnh Lưu
- CS 19: Xi măng Thanh Sơn – Anh Sơn
- CS 20: TTYT Nghĩa Đàn + Bán trú Nghĩa Mai
- CS 21: Trường PTDTBT THCS Châu Lý – Quỳ Hợp
- CS 22: Pù Mát – Con Cuông
- CS 23: Trường TC Nghề - Con Cuông
- CS 24: TTYT Quế Phong
- CS 25: Trường TC nghề KTKT Miền Tây – Thái Hòa
- CS 26: Trường Quân Sự Tỉnh – Tp Vinh
- CS 27: BCH Quân sự Huyện Quế Phong
- CS 28: Ban CHQS huyện Nam Đàn
- CS 29: Trung đoàn 764, Bộ CHQS Nghệ An
- CS 30: KCL Huyện Nghi Lộc
- CS 31: Trung Tâm huấn luyện DB ĐV Cửa Lò

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

Báo cáo hoạt động cách ly và lấy mẫu xét nghiệm Covid 19
trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Số kết
Tổng Số tiếp thúc cách
số nhận/tă ly/ có kết
STT Nội dung
hiện ng mới quả trong
tại (Vào) ngày
(Ra)
Lũy tích số F1 đã ghi nhận từ 67
I 0 0
25/07/2020
1 Số F1 hiện đang cách ly 0
2 Số F1 đã qua 14 ngày cách ly 67
Lũy tích tổng số trường hợp đã qua
II 41.672 34
14 ngày cách ly
1 Số cách ly tại nhà 24.933 0
2 Số cách ly tuyến huyện 2.132 0
3 Số cách ly tại cơ sở y tế 364 0
4 Số cách ly tuyến tỉnh 14.105 16
5 Chuyên gia nước ngoài 138 18
Lũy tích Số trường hợp lấy mẫu xét
III 29.086 25
nghiệm
Tổng số mẫu đã lấy tại cơ sở cách ly
1 tại nhà, bệnh viện; tập trung tuyến 7.524 25
huyện
1.1 Tích lũy số trường hợp đã xét nghiệm 7.523 35
Số trường hợp Âm tính 7.523 35
Số trường hợp Dương tính 0
Số trường hợp chờ Kết quả xét
1.2 01 25 35
nghiệm
Tổng Số mẫu đã lấy tại cơ sở cách ly
2 20.909 0
tập trung tuyến tỉnh
1.1 Tích lũy số trường hợp đã xét nghiệm
20.909
Số trường hợp Âm tính 20.909
Số trường hợp Dương tính 0
Số trường hợp chờ Kết quả xét
1.2 0
nghiệm
3 Tổng Số mẫu đã lấy Người Phục Vụ 653 0 0
tại cơ sở cách ly tập trung tuyến
1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

tỉnh
3.1 Tích lũy số trường hợp đã xét nghiệm 653 0
Số trường hợp Âm tính 653 0
Số trường hợp Dương tính 0 0
III.PHÂN PHỐI VACCIN
1.Quá trình cung ứng vắc xin cho hoạt động tiêm chủng
- Vắc xin sử dụng cho hoạt động tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở
rộng, tiêm chủng chống dịch do Nhà nước bảo đảm về số lượng, chủng loại phù
hợp với nhu cầu hằng năm và được dự trữ trong 6 tháng.
- Căn cứ số lượng đối tượng tiêm chủng, thời gian và định mức sử dụng của từng
loại vắc xin, cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm lập dự kiến nhu cầu vắc xin quy định
tại khoản 1 Điều này của cả năm gửi cơ quan được giao quản lý về tiêm chủng
tuyến huyện, tuyến tỉnh tổng hợp gửi Sở Y tế trước ngày 30 tháng 11 hằng năm để
chỉ đạo cấp vắc xin theo kế hoạch.
- Căn cứ dự kiến nhu cầu vắc xin của các cơ så tiêm chủng, Sở Y tế có trách
nhiệm tổng hợp, gửi kế hoạch về Bộ Y tế trước ngày 15 tháng 12 hẳng năm để phê
duyệt kế hoạch cung ứng vắc xin và phân phối trên cơ sở kế hoạch đã được phê
duyệt.
- Khi xảy ra tình trạng thừa, thiếu vắc xin cục bộ tại các cơ sở tiêm chủng,Sở Y tế
giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ dạo việc điều phổi vấc xin giữa các cơ sở tiêm
chủng trên địa bàn để bảo đảm cung ứng vắc xin đầy đủ, kịp thời, liên tục và báo
cáo Bộ Y tế về tình hình sử dụng vắc xin theo định kỳ hằng tháng 5, Khi xảy ra
tinh trạng thừa, thiếu vắc xin cục bộ tại một số tỉnh, Bộ trưởng Bộ Y tế có trách
nhiệm chi đao các đơn vị liên quan điều phối vắc xin giữa các tỉnh.

2.Quy định tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin
- Vắc xin phải dược bảo quản trong dây chuyển lạnh từ khi sản xuất tới khi sử
dụng và ở nhiệt độ phù hợp đối với từng loại vắc xin theo yêu cầu của nhà sản xuất
trong hồ sơ đăng ký lưu hành với Bộ Y tế, cụ thể như sau:

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

+ Kho bảo quản vắc xin phải tuân thủ quy định về thực hành tốt bảo quản
thuốc
+ Việc vận chuyển vắc xin tử kho bảo quản đến điểm tiêm chủng phải được
thực hiện bằng xe lạnh, hòm lạnh, phích vacxin.
+ Bảo quản vắc xin tại các điểm tiêm chủng bằng tủ lạnh, phích vắc xin hoặc
hòm lạnh từ khi bắt đầu tiêm chủng đến lúc kết thúc buổi tiêm chủng, trường hợp
phải lưu trữ vắc xin thì phải kiểm tra nhiệt độ bảo quản và ghi chép tối thiểu 02
lần/ngày.
+ Có thiết bị theo dõi nhiệt độ của vắc xin trong quá trình vận chuyển, bảo
quản, sử dụng và ghi chép đầy dủ khi vận chuyển, giao hàng:.
+ Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc
xin.
-Khi tiếp nhận vắc xin, người tiếp nhận vắc xin có trách nhiệm kiểm tra tinh trang
báo quản và các thông tin khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế,
Phân phối vacxine
STT Loại vaccin và vật tư Chỉ định Số sử dụng
TCMR (liều/cái)
1 Viêm gan B Viêm gan B 5354
2 BCG Vaccin phòng lao 8229
3 Dung môi BCG 8229
4 Quinvaxem Bạch hầu, ho gà, uốn ván, 0
viêm gan B, viêm màng
não do vi khuẩn Hib
5 OPV Vaccin uống phòng bại liệt 15116
6 IPV Vaccin tiêm phòng bại liệt 3610
7 Sởi Vaccin phòng bệnh sởi 6523
8 Dung môi Sởi 6523
9 Viêm não NB (ml) Vaccin phòng viêm não 12421
Nhật Bản
10 Sởi-Rubella Vaccin phòng sởi-rubella 3593
11 Dung môi Sởi-rubella 3593
12 DPT (Lọ 20 liều ) Bạch hầu, ho gà, uốn ván 2999
13 Uốn ván Vaccin phòng uốn ván 0

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

14 ComBE Five Bạch hầu, ho gà, uốn ván, 9734


viêm gan B, viêm màng
não mủ do vi khuẩn Hib
15 DPT-VGB-Hib (SII) Bạch hầu, ho gà, uốn ván, 671
viêm gan B, viêm màng
não mủ do vi khuẩn Hib
16 VAT (Lọ 20 liều) Uốn ván 5875
17 Vaccin uốn ván bạch hầu 0
hấp phụ (Td)
(Hộp 10 lọ 50ml)
18 Bơm kim tiêm 0,1ml (BCG) 0
19 Bơm kim tiêm 0,5ml 17839
20 Bơm kim tiêm 1ml 0
21 Bơm kim tiêm 5ml 3881
22 Hộp An Toàn (Hộp AT) 16
23 Bơm kim tiêm 0,1ml tự 8618
khóa (BCG)

CHƯƠNG VIII : KHOA TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC


KHỎE

I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC KHOA PHÒNG


1.Cơ cấu tổ chức

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

Khoa gồm có 5 cán bộ viên chức: trong đó


- 1 Trưởng khoa
- 1 Phó khoa
- 3 cán bộ viên chức
Đội ngũ nhân viên của khoa đoàn kết, có năng lực, nhiệt tình, làm việc có trách
nhiệm, có thái độ phục vụ bệnh nhân hòa nhã, thân thiện,….
2.Chức năng nhiệm vụ khoa Truyền thông, giáo dục sức khỏe
- Đầu mối xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo các hoạt động: Chỉ
đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động truyền thông nguy cơ, truyền
thông thay đổi hành vi theo hướng có lợi cho sức khỏe, truyền thông vận động và
truyền thông nâng cao sức khỏe nhân dân; các hoạt động cung cấp thông tin, xây
dựng các tài liệu truyền thông và phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các
tổ chức chính trị, xã hội tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về
công tác y tế;
- Phối hợp giám sát tác nhân gây bệnh, yếu tố nguy cơ; điều trị dự phòng và quản
lý sức khỏe cộng đồng; nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng
các tiến bộ khoa học, kỹ thuật liên quan; tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn,
kỹ thuật, nghiệp vụ về lĩnh vực truyền thông giáo dục sức khỏe;
- Thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc Trung tâm giao.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC
SỨC KHỎE NĂM 2020
1.Kế hoạch tổ chức nói chuyện chuyên đề truyền thông trực tiếp tại cộng đồng
năm 2020
Căn cứ Kế hoạch hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2020 của
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe xây dựng kế
hoạch các buổi truyền thông trực tiếp nói chuyện chuyên đề tại tuyến cơ sở, cụ thể
như sau:
1.1Mục đích, yêu cầu:
1.1.1 Mục đích:
Nhằm cung cấp các kiến thức, kỹ năng và những thông tin thiết thực về sức
khỏe để người dân chủ động phòng ngừa và nâng cao sức khoẻ cho bản thân, gia
đình và cộng đồng.
Nâng cao nhận thức và thay đổi một số hành vi có lợi cho người dân trong việc
phòng, chống các loại dịch bệnh.
1.1.2 Yêu cầu:
Có sự phối hợp với các đơn vị tuyến y tế cơ sở.
Thực hiện tổ chức triển khai hoạt động có hiệu quả

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

Các nội dung nói chuyện chuyên đề thiết thực, phát huy hình thức hỏi đáp, trao
đổi thông tin 2 chiều.
1.2.Nội dung cụ thể:
1.2.1Nội dung nói chuyện
- Tập trung nói chuyện về các chuyên đề bệnh lây nhiễm như: HIV/AIDS, sốt
xuất huyết, viêm não Nhật Bản, bạch hầu ho gà, sởi, lao, sốt rét…
- Các bệnh không lây nhiễm như: Ung thư, đái tháo đường, tăng huyết áp, tim
mạch…
- Các vấn đề về tiêm chủng mở rộng, bệnh dại, Sàng lọc trước sinh và sau sinh,
chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, tư
vấn sức khỏe tiền hôn nhân, phòng chống tai nạn thương tích, vệ sinh an toàn
thực phẩm, phòng chống tác hại thuốc lá, điều trị nghiện bằng methadone
Các nội dung chủ đề, chuyên đề cụ thể sẽ được lựa chọn theo từng đối tượng và
tình hình thực tế địa phương.
+Số buổi thực hiện: 50 buổi
+Đối tượng: Người dân
+Thời gian thực hiện: Từ tháng 8 đến tháng 11/ 2020 ( thời gian cụ thể mỗi
đơn vị sẽ thống nhất và có kế hoạch cụ thể sau)
+Địa điểm thực hiện: Tại trạm y tế của các huyện Quỳ Hợp, Quế Phong,
Diễn Châu, Yên Thành, Nghĩa Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Nam Đàn dự kiến
từ ngày 17/8 đến ngày 30/11/2020.

1.3 Tổ chức thực hiện


- Khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe:
+ Xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức tại các huyện, trạm y tế xã, phường thị trấn
+ Liên hệ với tuyến cơ sở thống nhất chuyên đề nói chuyện
+ Tổng hợp báo cáo kết quả tổ chức thực hiện sau các buổi truyền thông trực tiếp
+ Phân công cán bộ trực tiếp và phối kết hợp thực hiện về các vấn đề hội trường,
nước uống, đối tượng tham gia, cấp phát tài liệu.
- Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ, phòng Tài chính - Kế toán:
+ Theo dõi các kế hoạch hoạt động cụ thể, in tài liệu.
+ Các vấn đề liên quan tài chính, thanh quyết toán khác.
2.Kinh phí thực hiện:
Nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu y tế - Dân số.
Trên đây là kế hoạch tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề truyền thông trực tiếp
tại cộng đồng của khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe phòng. Kính đề nghị Lãnh
đạo trung tâm phê duyệt, các khoa phòng có liên quan phối hợp thực hiện hoạt
động./.

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ TẠI CỒNG


ĐỒNG
1 Chủ đề truyền thông:
- Các chuyên đề bệnh lây nhiễm như: HIV/AIDS, sốt xuất huyết, viêm não Nhật
Bản, bạch hầu ho gà, sởi, lao, sốt rét
- Các vấn đề về tiêm chủng mở rộng, bệnh dại, sức khỏe sinh sản, sàng lọc trước
sinh và sau sinh, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng
cho trẻ,
- Các bệnh không lây nhiễm Ung thư, đái tháo đường, tăng huyết áp,…
Địa điểm truyền thông:
Các xã trên địa bàn huyện …………..
Thời gian thực hiện: Từ ngày …../……2021 đến ngày ……/……/2021.

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

Đối Số Hình
Phương Người Người
Nội dung tượng buổi thức Địa
tiện tài thực phối
TT truyền truyền truyền điểm
liệu TT hiện hợp
thông thông thông

- Truyền Các xã Tờ rơi, Cán bộ Trung


thông về Người 06 Nói trên máy Khoa tâm y tế
Các dân chuyện địa chiếu, Truyền và
chuyên đề chuyên bàn phông thông Trạm Y
bệnh lây đề, huyện màn, tài giáo dục tế các
nhiễm như: truyền Diễn liệu sức khỏe xã trên
HIV/AIDS thông Châu -Trung địa bàn.
, sốt xuất trực tiếp tâm
huyết, Kiểm
viêm não soát bệnh
Nhật Bản, tật
bạch hầu
ho gà, sởi,
lao, sốt rét.
- Các bệnh
không lây
nhiễm như:
Ung thư,
đái tháo
đường,
tăng huyết
áp, tim
mạch
- Các vấn
đề về tiêm
chủng mở
rộng, bệnh
dại, sức
khỏe sinh
sản, sàng
lọc trước
sinh và sau
1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

sinh, chăm
sóc sức
khỏe bà mẹ
và trẻ em,
phòng
chống suy
dinh dưỡng
cho trẻ.

1.Giám sát,đánh giá hoạt động truyền thông- giáo dục sức khỏe
1.1Các hình thức đánh giá:
1.1.1 Đánh giá hiệu quả:
a. Các kết quả đạt được có tương xứng với những nỗ lực nguồn lực (Nhân lực, tiền,
cơ sở vật chất) bỏ ra hay không?
b. Xây dựng được các chỉ số để đánh giá được về giá thành và hiệu quả của hoạt
động giáo dục sức khỏe.
1.1.2 Đánh giá quá trình:
a. Điều hành các tiến độ trong khi thực hiện chương trình bao gồm việc lượng giá
các mục tiêu trung gian, những gì đã đạt được cho đến thời điểm hiện tại.
b. Xây dựng các chỉ số để đánh giá các mục tiêu trung gian: ví dụ như chỉ số về
tiến độ các hoạt động trong chương trình TT-GDSK.
1.1.3 Đánh giá tác động ảnh hưởng:
Đó là đánh giá những thay đổi về sức khỏe và bệnh tật mà chương trình TT -
GDSK đã mang lại. Việc đánh giá tác động ảnh hưởng của TT - GDSK thường
không phải dễ dàng vì ngoài giáo dục sức khỏe có nhiều tác động khác đến tình
trạng sức khỏe và bệnh tật của cá nhân cũng như của cộng đồng.
1.2 Mục đích của đánh giá:
- Xem xét những gì chương trình đã đạt được và quan trọng hơn hết là hiểu
được tại sao chương trình lại đạt được kết quả như vậy.
- Để đo tiến độ kèm theo mục tiêu của chương trình
- Để cải thiện hoạt động giám sát sao cho công việc quản lý tốt hơn
- Xác định được điểm mạnh và điểm yếu nhằm cải thiện chương trình
- Đánh giá những lợi ích đạt được đo bằng kinh phí bỏ ra
- Để thu thập những thông tin cho việc lập kế hoạch và quản lý hoạt động
được tốt hơn.
- Chỉ ra những sai sót nhằm ngăn chặn tát xuất hiện hoặc đểkhuyến khích
những đồng nghiệp áp dụng các phương pháp đã được sử dụng trong chương trình
- Lập kế hoạch tốt hơn, phù hợp với nhu cầu người dân

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

IV. KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT


TRƯỜNG ĐHYK NAM
VINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tp Vinh, ngày 10 tháng 3 năm 2021

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM


1 Mục tiêu.
- Đánh giá sự hiểu biết của các em về thực phẩn bẩn, thực phẩm sạch.
- Sau khi tham gia buổi truyền thông Sức khỏe vấn đề Vệ sinh an toàn thực
phẩm – thức ăn đường phố, các học sinh có kiến thức về thực phẩm bẩn và
thực phẩm sạch, biết cách phòng tránh, bảo vệ và chăm sóc cho bản thân.
2 Giải pháp
- Lựa chọn mua thực phẩm ở nơi uy tín ,đáng tin cậy,có nhãn mác,nguồn gốc
xuất xứ rõ ràng.
- Hạn chế ăn, uống nơi vỉa hè không đảm bảo vệ sinh.
- Tuyên truyền hiểu biết để mọi người phòng tránh những mặt hàng kém chất
lượng.
- Thay đổi thói quen ăn ,uống khoa học hợp lí.
Nắm rõ 10 quy tắc vàng về vệ sinh thực phẩm của bộ y tế đã nêu ra:
1. Chọn thực phẩm an toàn .
2. Thực hiện ăn chín ,uống sôi.
3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín.
4. Che đậy, bảo quản cẩn thận các thức ăn sau khi nấu chín.
5. Đun kĩ lại thức ăn cũ trước khi sử dụng.
6. Không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín.
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thực phẩm.
8. Giữ bề mặt chế biến , bếp nấu luôn khô ráo sạch sẽ.
9. Tuyệt đối không sử dụng sản phẩm ôi thiu, qúa hạn.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn
3 Kế hoạch cụ thể.
3.1. Đối tượng
- Học sinh trường tiểu học phường Hưng Dũng.
3.2. Thời gian: Từ 7h đến 8h30 phút ngày 15 tháng 3 năm 2021.
3.3. Phương tiện và tài liệu.
- Tờ rơi
- Slide

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

- Loa máy
- Phiếu phỏng vấn trước can thiệp
3.4. Người hỗ trợ :
- Các anh chị trong khoa truyền thông giáo dục sức khỏe và giáo viên hướng dẫn
của nhóm.
- Thành viên trong nhóm
3.5 Chương trình cụ thể
STT Thời Gian Hoạt Động Người thực hiện
1 10/03/202 Liên hệ với trường tiểu học Trần Thị Thủy
1 Hưng Dũng 1 xin phép tổ chức
Ngô Thị Bích
buổi TTGDSK
2 12/03/202 Khảo sát kiến thức hành vi Trần Thị Thủy
1
Ngô Thị Bích
Nguyễn Thị Mai Thảo
Lê Thị Hạnh
Nguyễn Thị Hồng Nhung
3 13/03/202 Chuẩn bị tài liệu phục vụ cho Nguyễn Thị Mai Thảo
1 buổi truyền thông (in tờ rơi),
Lê Thị Hạnh
phần quà
Nguyễn Thị Hồng Nhung
4 15/03/202 Chuẩn bị nước uống, sắp xếp Trần Thị Thủy
1 chỗ ngồi cho buổi TTGDSK
Ngô Thị Bích
Hỗ trợ truyền thông: Chuẩn bị
loa, mic, chụp ảnh, quay video Nguyễn Thị Mai Thảo
Lê Thị Hạnh
Nguyễn Thị Hồng Nhung
5 15/03/202 Thực hiện truyền thông Trần Thị Thủy
1
Ngô Thị Bích
Nguyễn Thị Mai Thảo
Lê Thị Hạnh
Nguyễn Thị Hồng Nhung

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

4 Cách đánh giá buổi truyền thông


Trước và sau buổi truyền thông đặt 1 số câu hỏi liên quan đến chủ đề truyền
thông, bao gồm:
-Các em đã từng ăn những đồ ăn được bày bán trên lề đường, vỉa hè chưa ?
-Các em nhận thấy đồ ăn có ngon không? Có tiện lợi không? Giá cả nó như
thế nào?
-Những bạn nào đã từng bị ngộ độc thực phẩm? Triệu chứng của nó như thế
nào? và cách xử lý ra sao?
5. Nội dung truyền thông
5.1 Khái niệm:
- Thế nào là thức ăn đảm bảo VSATTP: Nguyên liệu sạch, chế biến đúng
cách và bảo quản đúng cách.
- Thức ăn đường phố hay thức ăn vỉa hè, thức ăn lề đường là các loại thức ăn,
đồ uống đã chế biến sẵn hay sẵn sàng chế biến và phục vụ tại chỗ theo yêu
cầu của khách hàng được bày bán trên vĩa hè, lề đường ở các đường phố,
khu phố đông người hoặc những nơi công cộng khác
5.2 Nguyên nhân gây bệnh đối với các loại thực phẩm đường phố - đồ ăn vặt
- Do thực phẩm bị nhiễm vi sinhvật
- Độc tố
- Do thực phẩm bị ô nhiễm hóa chất
- Do quá trình sử dụng và bảo quản không đúng cách
- Do quá trình chế biến thực phẩm không đúng cách
- Sử dung các chất tạo màu có trong danh mục cấm
5.3 Các loại bệnh liên quan:
- Thực phẩm bẩn gây nhiễm độc tiềm ẩn: là sự nhiễm chất độc hại dưới
ngưỡng có thể gây ra những bệnh như: ung thư, rối loạn chức năng không rõ
nguyên nhân, vô sinh, quái thai……
(Nguyên nhân do sử dụng các đồ ăn có chứa các loại chất độc hại đối với cở thể
như sử dụng các loại chất tạo màu có chứa các chất cấm, sử dụng các loại thực
phẩm bị tẩm ướp hóa chất gây độc hại. Các chất sẽ tích lũy trong cơ thể gây ra các
bệnh.)
- Thực phẩm bẩn gây bệnh bán cấp tính (ngộ độc thức ăn): Đó là các rối loạn
tiêu hóa hoặc thần kinh nhẹ, hoặc các triệu chứng cấp tính, có thể tự chữa
khỏi hoặc tự khỏi.
5.4 Một chút chuyên sâu về biểu hiện của ngộ độc thức ăn:

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

+ Biểu hiện rối loạn tiêu hóa: nôn, ỉa chảy (gồm cả ỉa ra máu), đau bụng.
+ Biểu hiện rối loạn thần kinh: rối loạn cảm giác, nhức đầu, mệt lả, hôn mê, liệt
chi.
+ Các rối loạn chức năng khác: thay đổi huyết áp, bí tiểu
- Các bệnh lây qua đồ ăn vặt không đảm bảo chất lượng: Khi ăn uống không
bảo đảm vệ sinh rất dễ bị nhiễm một số bệnh như tiêu chảy, tả, kiết lỵ,
thương hàn
- Viêm gan do virus
- Bệnh do một nhóm virus viêm gan A và E gây ra
- Bệnh tiêu chảy
- Bệnh tả
- Bệnh kiết lỵ
- Bệnh thương hàn
- Một số loại vi khuẩn, ký sinh trùng (giun, sán) có thể lây qua đường tiêu hóa
Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chúng ta nên:
 Lựa chọn mua thực phẩm ở nơi tin cậy.
 Chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách.
 Có thói quen ăn uống hợp lý, ăn chín uống sôi.
 Hạn chế sử dụng thức ăn vỉa hè.
 Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn

5.5Các tin tức liên quan:


- Theo thống kê từ Bộ Y tế, 70 - 80% số thực phẩm đường phố bị nhiễm khuẩn,
trong đó có E.coli, loại vi khuẩn gây tiêu chảy, bệnh đường ruột và khuẩn gây tả.
Điều này lý giải vì sao tình trạng ngộ độc thức ăn xảy ra ngày một nhiều hơn, các
bệnh liên quan đến đường tiêu hóa tăng đột biến.
- Nghệ An phát hiện 5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc trong kho

1
[THỰC TẬP Y HỌC DỰ PHÒNG III] NHÓM 1 – YHDP1

CHƯƠNG IX : CÁC GIẤY TỜ LIÊN QUAN

You might also like