You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ


---------***--------

TIỂU LUẬN
Môn: Kinh tế chính trị quốc tế

PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH “NƯỚC MỸ SỐ MỘT” CỦA


TỔNG THỐNG DONALD TRUMP

Lớp tín chỉ: KTE303.1


Giáo viên hướng dẫn: TS. Đinh Thị Thanh Bình
Nhóm thực hiện: Nhóm 13

STT Họ và tên MSSV Đóng góp


24 Nguyễn Xuân Tùng Dương 1914420021 20%
37 Nguyễn Công Hải 1914420027 20%
74 Vũ Văn Nhật 1914420062 20%
77 Lê Thu Phương 1914420068 20%
98 Phạm Thị Hà Trang 1914420096 20%

Hà Nội, tháng 11 năm 2021


MỤC LỤC Trang
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ NƯỚC MỸ TRƯỚC KHI DONALD TRUMP
LÊN LÀM TỔNG THỐNG...................................................................................... 2
1.1. Chính sách kinh tế .......................................................................................... 2
1.1.1. Thuế ............................................................................................................ 2
1.1.2. Việc làm ..................................................................................................... 3
1.1.3. Mức lương tối thiểu .................................................................................... 3
1.1.4. Nhập cư ...................................................................................................... 4
1.1.5.Thương mại và mậu dịch ............................................................................. 4
1.1.6. Nợ công ...................................................................................................... 4
1.2. Chính sách đối ngoại ...................................................................................... 5
1.2.1. Đối với Trung Quốc ................................................................................... 5
1.2.2. Đối với Triều Tiên ...................................................................................... 6
1.2.3. Đối với Nga ................................................................................................ 6
1.2.4. Đối với các nước trong liên minh Châu Âu ............................................... 7
1.2.5. Đối với các nước Trung Đông .................................................................... 7
1.3. An ninh quốc gia ............................................................................................. 9
CHƯƠNG 2 - CÁC CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH QUYỀN TỔNG THỐNG
DONALD TRUMP .................................................................................................. 10
2.1. Giới thiệu về Donald Trump và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 ......... 10
2.1.1. Giới thiệu về Donald Trump .................................................................... 10
2.1.2 Donald Trump và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 ............................... 10
2.1.3 Tổng quan về các chính sách điều hành đất nước của Donald Trump ...... 12
2.2. Chính sách kinh tế của nước Mỹ dưới thời Donald Trump ..................... 13
2.2.1. Thuế .......................................................................................................... 13
2.2.2. Việc làm ................................................................................................... 13
2.2.3. Mức lương tối thiểu .................................................................................. 14
2.2.4. Di trú......................................................................................................... 14
2.2.5. Thương mại và mậu dịch .......................................................................... 15
2.2.6. Nợ quốc gia .............................................................................................. 15
2.3. Chính sách đối ngoại của nước Mỹ dưới thời Donald Trump ................. 15
2.3.1. Đối với Trung Quốc ................................................................................. 15
2.3.2. Đối với Triều Tiên .................................................................................... 17
2.3.3. Đối với Nga .............................................................................................. 18
2.3.4. Đối với các nước trong Liên minh Châu Âu ............................................ 19
2.3.5. Đối với các nước Trung Đông .................................................................. 20
2.4 Chính sách về an ninh quốc gia .................................................................... 22
2.4.1 Bảo vệ Tổ quốc, nhân dân Mỹ và cách sống của người Mỹ ..................... 22
2.4.2 Thúc đẩy sự thịnh vượng của nước Mỹ..................................................... 23
2.4.3 Giữ gìn hòa bình thông qua sức mạnh ...................................................... 24
2.4.4 Thúc đẩy tầm ảnh hưởng của nước Mỹ ..................................................... 25
CHƯƠNG 3 - ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC CHÍNH SÁCH CỦA TỔNG THỐNG
DONALD TRUMP .................................................................................................. 26
TỔNG THỐNG DONALD TRUMP ..................................................................... 26
3.1 Các thành tựu đã đạt được ........................................................................... 26
3.1.1 Nền kinh tế vĩ đại nhất lịch sử ................................................................... 26
3.1.2 Đảo ngược quan điểm về thâm hụt ngân sách........................................... 26
3.1.3 Chính sách “Nước Mỹ số một” (America First Policy) ............................ 26
3.1.4 Bức tường biên giới với Mexico ............................................................... 27
3.1.5 Kết thúc các cuộc chiến “ngu ngốc” ......................................................... 27
3.1.6 Thành tựu với lực lượng không gian ......................................................... 28
3.2 Những điều bị chỉ trích.................................................................................. 28
3.2.1 Chính sách nhập cư ................................................................................... 28
3.2.2 Chính sách đối ngoại ................................................................................. 28
3.2.3 Cách giải quyết đại dịch COVID-19 ......................................................... 30
3.2.4 Chính sách chính trị ................................................................................... 31
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 33
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế

LỜI MỞ ĐẦU
Donald J.Trump, hay thường được biết đến là Donald Trump, là một nhà tỷ phú,
kinh doanh nổi tiếng của Mỹ và được biết đến nhiều nhất qua danh xưng là tổng thống
thứ 45 của Hoa Kỳ. Ông nổi tiếng không chỉ bởi danh hiệu tỷ phú từ trước của mình,
mà càng được biết tới rộng rãi hơn nhờ cuộc tranh cử năm 2016 khi ông là vị tổng thống
đầu tiên không có kinh nghiệm về chính trị. Ông còn nổi tiếng nhờ những phát ngôn gây
“chấn động” ngay từ khi còn tranh cử cho đến sau khi đã trở thành tổng thống của mình.
Một trong những câu nói mà mọi người biết tới nhiều nhất về ông chính là “Make
America great again”. Đã từng có rất nhiều hoài nghi về ông và câu nói này, rằng một
người chưa từng có kinh nghiệm chính trị thì sao có thể dẫn dắt nước Mỹ trở nên vĩ đại
trở lại được. Ngoài ra, những chính sách mạnh bạo của ông cũng khiến cho rất nhiều
người ngạc nhiên và e ngại về tương lai của nước Mỹ. Thế nhưng, ông đã chứng minh
cho tất cả mọi người thấy những chính sách của mình là hoàn toàn hợp lý. Bằng chứng
là, trong 4 năm làm việc của mình, ông đã đưa nền kinh tế của Hoa Kỳ trở nên vĩ đại
hơn bao giờ hết, đạt được những thành tựu mang tính lịch sử, những thành tựu mà ngay
cả những người tiền nhiệm vẫn chưa thể thực hiện được trong việc làm cho “Nước Mỹ
là số một” (America first).
Vậy rốt cuộc Donald Trump đã làm những gì, làm như thế nào để dẫn dắt nước
Mỹ trở nên vĩ đại đến như vậy? Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng em sẽ tìm hiểu sâu
hơn về vị tổng thống Donald Trump, cũng như những chính sách mà ông đã áp dụng để
giúp nước Mỹ phát triển mạnh mẽ đến như vậy.

Trang 1
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NƯỚC MỸ TRƯỚC KHI
DONALD TRUMP LÊN LÀM TỔNG THỐNG

1.1. Chính sách kinh tế


1.1.1. Thuế
Ngày 2/1/2013, Tổng thống Mỹ Barack Obama thông qua dự luật Cứu trợ người
nộp thuế 2012 (ATRA):
a. Thuế thu nhập:
Thuế suất: ATRA duy trì mức thuế suất cận biên cơ bản là 10%, 15%, 25%, 28%,
33%, và 35% đối với cá nhân thu nhập dưới 400.000 USD (450.000 USD cho các cặp
vợ chồng); các ngưỡng được lập chỉ mục cho lạm phát sau năm 2013. Người nộp thuế
có thu nhập chịu thuế trên ngưỡng phải chịu mức thuế cận biên 39,6%.
Thuế giáo dục: ATRA duy trì mức đóng góp hàng năm cho quỹ Tiết kiệm Giáo
dục Coverdell và phạm vi phân kỳ cao hơn đối với khoản khấu trừ lãi vay sinh viên.
Thuế tối thiểu thay thế: ATRA đặt mức miễn thuế tối thiểu thay thế năm 2012 là
50.600 USD (78.750 USD cho mỗi cặp vợ chồng) và lập chỉ mục số tiền miễn, ngưỡng
giai đoạn miễn trừ và khung thuế trong tương lai đối với lạm phát.
Có hiệu lực từ năm 2009 và 2010, khoản tín dụng thuế nhận lương (MWP) chiếm
một nửa số lần cắt giảm thuế cá nhân. Khoản tín dụng bằng 6,2% thu nhập đến tối đa là
400 USD (800 USD cho mỗi cặp vợ chồng) và loại bỏ dần ở 2% thu nhập trên 75.000
USD (150.000 USD cho mỗi cặp vợ chồng). Do đó, những cá nhân có thu nhập từ
khoảng 6.450 USD đến 75.000 USD (từ khoảng 12.900 USD đến 150.000 USD đối với
một cặp vợ chồng) có thể nhận được tín dụng tối đa. Những người có thu nhập vượt
quá 95.000 USD (190.000 USD cho một cặp vợ chồng) không được nhận khoản tín
dụng (Trung tâm Chính sách Thuế Urban-Brookings 2009).
b. Thuế kinh doanh:
Một loạt các điều khoản bao gồm khuyến khích sản xuất năng lượng “sạch” (20 tỷ
USD), tài trợ cho phát triển cơ sở hạ tầng (19,6 tỷ USD), lợi ích về thuế đầu tư kinh
doanh (8 tỷ USD) và một số công cụ phục hồi kinh tế khác (6,5 tỷ USD). Điều khoản
lớn nhất là mở rộng ưu đãi thuế để sản xuất điện, nhiên liệu tái tạo trong ba năm với chi

Trang 2
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế
phí ước tính là 13 tỷ USD. Những công cụ phát triển cơ sở hạ tầng: trái phiếu xây dựng
trường học (10 tỷ USD), trái phiếu Xây dựng nước Mỹ (4,3 tỷ USD) và trợ giúp cho các
tổ chức tài chính (3,2 tỷ USD) là hỗ trợ nhiều nhất. Các khoản phụ cấp đặc biệt cho đầu
tư kinh doanh trong năm 2009 (6 tỷ USD) và các khoản dự phòng liên quan đến lỗ hoạt
động ròng (3,2 tỷ USD) đã hỗ trợ thêm cho các công ty.
1.1.2. Việc làm
Trong đáy sâu của cuộc Đại suy thoái và cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng
bắt đầu vào năm 2007, Obama đưa ra Đạo luật Phục hồi và Tái đầu tư của Mỹ năm 2009
(ARRA), bao gồm sự pha trộn giữa chi tiêu bổ sung và cắt giảm thuế.
Đạo luật kêu gọi một khoản chi tiêu liên bang khổng lồ được thiết kế để tạo ra việc
làm mới và phục hồi công việc bị mất trong cuộc Đại suy thoái năm 2008. Khoản chi
tiêu liên bang kể trên của chính phủ nhằm bù đắp cho sự chậm lại trong đầu tư tư nhân
trong năm đó:
• 40 tỷ USD để cung cấp trợ cấp thất nghiệp kéo dài đến hết ngày 31/12 và tăng
thêm 25 USD một tuần.
• 19,9 tỷ USD cho Chương trình tem phiếu thực phẩm.
• 14,2 tỷ USD để cung cấp các khoản thanh toán 250 USD một lần cho những
người nhận An sinh Xã hội , những người có Thu nhập An sinh Bổ sung, và các cựu
chiến binh đang nhận trợ cấp tàn tật và lương hưu.
• 3,45 tỷ USD cho đào tạo việc làm.
• 3,2 tỷ USD thanh toán phúc lợi tạm thời (TANF và WIC).
• 500 triệu USD cho đào tạo nghề cho người tàn tật.
• 400 triệu USD cho dịch vụ việc làm.
• 120 triệu USD cho các công việc phục vụ cộng đồng được trợ cấp cho người Mỹ
lớn tuổi.
• 150 triệu USD để giúp tiếp thêm tiền cho các ngân hàng thực phẩm.
• 100 triệu USD cho các chương trình bữa ăn cho người cao niên.
• 100 triệu USD cho các chương trình ăn trưa miễn phí tại trường học.
1.1.3. Mức lương tối thiểu
Vào tháng 1 năm 2014, Tổng thống Barack Obama đã ký một lệnh hành pháp nâng
mức lương tối thiểu từ 7,25 USD/giờ lên 10,10 USD/giờ cho hàng triệu nhân viên liên
bang và bắt đầu thu hút sự ủng hộ cho dự luật này được ban hành trên toàn quốc.

Trang 3
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế
Ngày 29/1/2009, đạo luật chi trả công bằng Lilly Ledbetter được thông qua. Theo
đạo luật này, thời gian tối đa để nhân viên gửi lời buộc tội cho EEOC là 180 ngày (hoặc
300 ngày tại các khu vực tài phán có luật của tiểu bang hoặc địa phương cấm sự phân
biệt đối xử về thu nhập trên cùng cơ sở) kể từ ngày nhận được phiếu lương gần nhất của
công ty có tiền lương bất bình đẳng vi phạm.
1.1.4. Nhập cư
Tổng thống Obama và các nghị sĩ đảng Dân chủ đã luôn ủng hộ chủ trương cải
cách chính sách nhập cư nhằm bảo đảm trật tự an ninh, thúc đẩy phát triển kinh tế...
Tổng thống B.Obama đã ký sắc lệnh Ngừng trục xuất các thanh niên nhập cư bất hợp
pháp vào Mỹ từ khi còn nhỏ, đồng thời trao cho họ cơ hội làm việc và học tập tại quốc
gia đa sắc tộc này.
Vào ngày 27/6/2013 Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cải tổ nhập cư, trong đó
bao gồm việc mở đường cho 11 triệu người nhập cư trái phép trở thành công dân hợp
pháp của nước này.
1.1.5.Thương mại và mậu dịch
Hỗ trợ cho hệ thống thương mại đa phương chính là cốt lõi của chính sách thương
mại Hoa Kỳ Hiện Chính phủ Hoa Kỳ vẫn duy trì cam kết đối với một Hiệp định Doha
toàn diện. Hoa Kỳ đã tạo ra sự tiến bộ trong việc triển khai một số quyết định của WTO
đòi hỏi sự thay đổi luật pháp của Hoa Kỳ, nhưng những quyết định liên quan tới quyền
sở hữu trí tuệ và chống phá giá vẫn chưa được triển khai đầy đủ.
Vào tháng 5 năm 2007, Chính phủ và các lãnh đạo tại Quốc hội đã đồng ý về một
chính sách thương mại kiểu mẫu, được mô tả sẽ cung cấp “một lộ trình rõ ràng và hợp
lý hướng tới phía trước” dành cho sự xem xét của Quốc hội đối với những Hiệp định
Thương mại tự do FTAs còn dang dở, và giống như “một con đường có tính mở cho
công việc của cả hai Đảng đối với quyền xúc tiến thương mại”.
Duy trì lâu dài chính sách Đãi ngộ quốc gia dành cho hoạt động đầu tư trực tiếp
từ nước ngoài, phụ thuộc vào việc xem xét các đặc điểm riêng của từng lĩnh vực, chính
sách ưu tiên, và an ninh quốc gia.
1.1.6. Nợ công
Vào ngày 2 tháng 8 năm 2011, Obama đã ký thành luật Đạo luật kiểm soát ngân
sách của lưỡng đảng, trong đó thực thi các giới hạn về chi tiêu tùy ý cho đến năm 2021,
thiết lập một thủ tục để tăng giới hạn nợ, thành lập một Ủy ban lựa chọn chung của Quốc

Trang 4
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế
hội về Giảm thâm hụt để đề xuất giảm thâm hụt hơn nữa với mục tiêu đã nêu là đạt được
ít nhất 1,5 nghìn tỷ đô la tiết kiệm ngân sách trong vòng 10 năm và thiết lập các thủ tục
tự động để giảm chi tiêu tới 1,2 nghìn tỷ đô la nếu luật có nguồn gốc mới Ủy ban lựa
chọn chung không đạt được mức tiết kiệm như vậy. Bằng cách thông qua đạo luật, Hoa
Kỳ có thể ngăn chặn việc chính phủ vỡ nợ, vì các đảng viên Cộng hòa của Quốc hội ban
đầu đã từ chối tăng trần nợ. Tuy nhiên, nợ quốc gia tăng từ 10 nghìn tỷ USD vào tháng 9
năm 2008 lên 19,6 nghìn tỷ USD vào tháng 9 năm 2016.
Cuối cùng, Obama đã gia hạn việc cắt giảm thuế Bush cho khoảng 98% người nộp
thuế như một phần của Đạo luật Cứu trợ người nộp thuế của Mỹ năm 2012, cho phép
thuế tăng đối với 1–2% người có thu nhập cao nhất. Phần mở rộng này đại diện cho
khoảng 80% giá trị của việc cắt giảm thuế. Nợ công (không bao gồm các khoản nợ nội
bộ như Quỹ Ủy thác An sinh Xã hội) đã tăng từ khoảng 36% GDP vào năm 2009 lên
76% GDP vào năm 2016, mức cao nhất ngoại trừ thời kỳ hậu Thế chiến 2.
1.2. Chính sách đối ngoại
1.2.1. Đối với Trung Quốc
Năm 2009, Mỹ tập trung giải quyết các vấn đề kinh tế, quan hệ Mỹ - Trung Quốc
khá hòa dịu.
Sau 2009, kinh tế Mỹ có dấu hiệu phục hồi, quan hệ Mỹ - Trung Quốc trở nên căng
thẳng. Sang năm 2010, với 1 loạt sự kiện tàu Cheonan chìm, vấn đề chanh chấp tại khu
vực biển Đông nóng lên...
Sau đó, chính sách Trung Quốc của Mỹ chuyển sang hướng kiềm chế hơn: “Tiếp
tục theo đuổi một mối quan hệ đối tác toàn diện, mang tính xây dựng và tích cực”. Hoan
nghênh Trung Quốc đảm đương một vai trò lãnh đạo có trách nhiệm với Mỹ và cộng
đồng quốc tế. Giám sát chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc. Khuyến
khích Trung Quốc góp phần vào hòa bình, an ninh và thịnh vượng. Khuyến khích giảm
căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan.
Sử dụng Đối thoại chiến lược và kinh tế mới được thiết lập để đối phó với một loạt
vấn đề rộng lớn hơn, và cải thiện thông tin giữa hai quân đội Mỹ và Trung Quốc. Mỹ sẽ
không nhất trí đối với mọi vấn đề và sẽ thẳng thắn thể hiện sự quan ngại về vấn đề nhân
quyền và các bất đồng khác. Không để cho những bất đồng cản trở sự hợp tác ở những
vấn đề có cùng chung lợi ích.

Trang 5
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế
Ở nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng thống B.Obama, Mỹ tiếp tục chính sách tái cân bằng
ở Châu Á – Thái Bình Dương. Mục tiêu chính sách Trung Quốc của Mỹ nhằm: Giảm
thiểu cọ sát, tăng cường hợp tác kinh tế với Trung Quốc với mục tiêu tạo nhiều cơ hội
cho sự phục hồi kinh tế của Mỹ, tạo điều kiện để Mỹ thúc đẩy chiến lược tái cân bằng
và tiến nhanh hơn trong khẳng định vai trò tại Châu Á – Thái Bình Dương.
1.2.2. Đối với Triều Tiên
Quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên có nhiều tranh cãi dưới thời chính quyền Obama,
phần lớn là do xung đột về chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và các mối đe
dọa về hoạt động quân sự.
Hai cuộc xung đột liên Triều năm 2010 càng khiến quan hệ Mỹ - Triều Tiên xấu
thêm. Ngày 26/3/2010, tàu tuần dương Cheonan của Hàn Quốc bị chìm gần đảo
Baekryung. Một nhóm điều tra do Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tiến hành 2 tháng sau đó
kết luận rằng Cheonan bị đánh chìm bởi một ngư lôi do tàu ngầm Triều Tiên phóng ra.
Còn Triều Tiên kiên quyết phủ nhận họ có liên quan. Phản ứng với vụ việc này, Tổng
thống Obama ký Lệnh hành pháp 12551 để mở rộng trừng phạt kinh tế với Triều Tiên.
Mỹ và Hàn Quốc cũng tiến hành hàng loạt đợt tập trận chung nhằm “gửi một thông
điệp rõ ràng đến Triều Tiên rằng những hành động hiếu chiến cần phải dừng lại”. Ngày
23/11/2010, Triều Tiên bắn pháo vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc khi Hàn Quốc
đang tổ chức tập trận gần Đường ranh giới phía bắc.
Trong nhiệm kỳ tổng thống của Obama, chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân
của Triều Tiên ngày càng trở nên "đáng báo động hơn" đối với Hoa Kỳ và Obama bị chỉ
trích vì đã không cản trở hoặc loại bỏ chương trình này.
1.2.3. Đối với Nga
Căng thẳng vẫn tiếp diễn khi Nga đẩy lùi các nỗ lực nhằm mở rộng hơn nữa về
phía đông của NATO và Liên minh châu Âu vào các khu vực trước đây là một phần của
Đế chế Nga và Liên Xô, Gruzia và Ukraine là những điểm chớp nhoáng chính.
Ngay từ đầu, Obama đã kêu gọi "thiết lập lại" quan hệ với Nga và vào năm 2009,
chính sách này gọi là thiết lập lại Nga nhưng các nhà phê bình tranh luận về việc liệu nó
có thể cải thiện quan hệ song phương hay nước Mỹ đang nhượng bộ Nga quá nhiều.
Sau khi Nga can thiệp quân sự vào Syria năm 2015 và bị cáo buộc can thiệp vào
chiến dịch bầu cử năm 2016 ở Mỹ, quan hệ giữa chính phủ Nga và chính quyền Obama

Trang 6
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế
trở nên căng thẳng hơn. Vào tháng 9 năm 2016, chính phủ Mỹ đã công khai cáo buộc
Nga "vi phạm rõ ràng Luật pháp quốc tế" ở Syria.
1.2.4. Đối với các nước trong liên minh Châu Âu
Tổng thống B.Obama đã giúp EU thoát khỏi cuộc khủng hoảng đồng euro; ông đã
chia sẻ việc ra quyết định chính với châu Âu về các vấn đề quốc tế quan trọng như Libya,
Syria, Ukraine và Iran; thúc đẩy việc quay trở lại từ hội nghị thượng đỉnh G8 đến hội
nghị thượng đỉnh G7, từ đó tạo ra một diễn đàn mới cho hợp tác xuyên Đại Tây Dương.
Obama đã thực hiện các bước quan trọng để tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với quốc
phòng châu Âu. Obama cũng nhanh chóng trấn an các đồng minh châu Âu sau khi Nga
xâm lược Ukraine vào năm 2014, triển khai lực lượng trên bộ, trên biển và trên không.
Đầu 2016, chính quyền Mỹ đã công bố một sáng kiến trị giá 3,4 tỷ USD nhằm tăng
cường sự hiện diện của Hoa Kỳ trong NATO, giống như trong Chiến tranh Lạnh, nhấn
mạnh sự sẵn sàng đứng về phía các đối tác châu Âu lâu đời của mình.
Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của Mỹ đã chuyển dần từ việc tập trung vào Châu
Âu trong Chiến tranh Lạnh sang một tầm nhìn toàn cầu hơn. Từ đầu năm 2011, Tổng
thống Obama “xoay trục” sang châu Á, điều đó nhấn mạnh và sự trỗi dậy và tầm quan
trọng của phương Đông. Obama vẫn chưa đặt chân đến Ukraine với tư cách là Tổng
thống để thể hiện tình đoàn kết với Ukraine và từ chối hỗ trợ cho Ukraine. Tương tự,
ông đã không đến Paris để bày tỏ sự tôn trọng sau vụ khủng bố tháng 11 năm 2015.
TTIP đã bị đình trệ , và NATO đã phải gánh chịu sự lãnh đạo yếu kém của Mỹ. Nhìn
chung, các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đã bị ảnh hưởng nặng nề dưới chính
quyền của Obama.
1.2.5. Đối với các nước Trung Đông
a. Iraq:
Mỹ dần hoàn tất việc rút quân vào tháng 12 năm 2011. Cuối tháng 2 năm 2009,
Tổng thống mới đắc cử của Mỹ Barack Obama đã công bố thời hạn rút quân 18 tháng
cho các lực lượng tác chiến, với khoảng 50.000 binh sĩ còn lại trong nước. Vào tháng
11 năm 2013, Obama gặp thủ tướng Iraq Nouri Maliki và tuyên bố sẽ tiếp tục hợp tác
nhưng nói rằng sẽ không có viện trợ công cộng, và kêu gọi thủ tướng phải hòa nhập hơn,
đặc biệt là đối với người Sunni.

Trang 7
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế
Trong bối cảnh quân đội Iraq tan rã sau cuộc tấn công miền Bắc Iraq năm 2014,
Obama đã triển khai hàng nghìn lính thủy đánh bộ Mỹ, lính Lực lượng đặc biệt và các
cố vấn quân sự để hỗ trợ các lực lượng Iraq còn lại.
b. Iran:
Sau cuộc bầu cử tổng thống Iran mang đầy tranh cãi vào tháng 6 năm 2009, Obama
đã lên án cuộc đàn áp của chính phủ Iran đối với phe đối lập Phong trào Xanh Iran, một
nhóm biểu tình ủng hộ dân chủ.
Obama đã ký Đạo luật trừng phạt Iran, trách nhiệm giải trình và thoái vốn năm
2010 vào ngày 1 tháng 7 năm 2010 để mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với Iran.
Các hạn chế của luật mới chặt chẽ đến mức các nước thứ ba đã phải cảnh báo về sự can
thiệp vào thương mại của họ. Tuy nhiên, dưới thời Obama, xuất khẩu dầu của Iran đã
giảm một nửa.
c. Israel:
Vào tháng 2 năm 2011, chính quyền đã phủ quyết một nghị quyết của Liên Hợp
Quốc tuyên bố các khu định cư của Israel ở Bờ Tây là bất hợp pháp.
Vào ngày 23 tháng 12 năm 2016, Hoa Kỳ, dưới thời Obama, đã bỏ phiếu trắng
khỏi Nghị quyết 2334 (Nghị quyết tuyên bố rằng hoạt động dàn xếp của Israel cấu thành
"sự vi phạm rõ ràng" luật pháp quốc tế và "không có giá trị pháp lý") của Hội đồng Bảo
an Liên hợp quốc.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chỉ trích mạnh mẽ hành động của Chính
quyền, và chính phủ Israel đã rút các khoản phí hàng năm khỏi tổ chức, với tổng số tiền
là 6 triệu đô la Mỹ, vào ngày 6 tháng 1 năm 2017. Vào 5/1/2017, Hạ viện Hoa Kỳ đã bỏ
phiếu để lên án Nghị quyết của Liên hợp quốc.
d. Syria:
Cuộc đàm phán Mỹ - Nga dẫn đến thỏa thuận ngày 14/9/2013 cho việc loại bỏ vũ
khí hóa học dự trữ của Syria vào giữa năm 2014. Sau thỏa thuận, Syria gia nhập Công
ước Vũ khí Hóa học và đồng ý áp dụng tạm thời công ước đó cho đến khi có hiệu lực
vào ngày 14/10/2013. Vào ngày 21 tháng 9, Syria dường như đã cung cấp một kho vũ
khí hóa học của mình cho Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW), trước thời hạn quy
định của khuôn khổ.

Trang 8
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế
1.3. An ninh quốc gia
Theo”Chiến lược An ninh quốc gia 2015” được công bố trước Quốc hội, nước Mỹ
tiếp tục lãnh đạo liên minh quốc tế trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự
xưng ở Iraq và Syria; đồng thời tiếp tục cùng với các đồng minh châu Âu trong chiến
dịch bao vây, cô lập nước Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Văn bản tái nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách “xoay trục sang châu Á-
Thái Bình Dương” cho biết, Wasinhton tiếp tục chuyển thêm nhiều nguồn lực kinh tế,
quân sự và ngoại giao sang khu vực này.
“Chiến lược An ninh Quốc gia 2015” khẳng định, Mỹ duy trì một nền quốc phòng
có lực lượng quân đội được huấn luyện, trang bị tốt nhất thế giới; cam kết tăng cường
bảo vệ an ninh trong nước; xây dựng một thế trận an ninh toàn cầu có thể huy động được
tổng lực sức mạnh quốc gia; ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt, nhất là vũ khí hạt nhân;
xây dựng một khả năng đối phó toàn cầu…; tăng cường an ninh năng lượng và thúc đẩy
các giá trị Mỹ; hoan nghênh các nước lớn đang nổi lên nhưng cảnh báo sẵn sàng ngăn
chặn các đối thủ tiềm tàng.
Ngoài ra, “Chiến lược An ninh Quốc gia 2015” nhấn mạnh, ngay cả khi đối mặt
với những mối đe dọa ngắn hạn, Wasington cũng không “xem thường” những vấn đề
dài hạn như biến đổi khí hậu, thương mại, nghèo đói, an ninh mạng toàn cầu.
Về căn bản, đây là một chiến lược để tăng cường các nền tảng sức mạnh Mỹ, bao
gồm chính trị, kinh tế, quân sự, để duy trì vai trò “lãnh đạo” của Mỹ trong thế kỷ 21,
qua đó giúp Mỹ có thể giải quyết những thách thức hiện tại và nắm bắt các cơ hội trong
tương lai.
Chiến lược An ninh Quốc gia mới của Mỹ vẫn được dẫn dắt bởi 4 lợi ích quốc gia
bền vững như đã vạch ra trong chiến lược gần nhất được công bố vào năm 2010, đó là
an ninh, sự thịnh vượng, các giá trị và trật tự quốc tế dựa trên luật pháp.

Trang 9
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế

CHƯƠNG 2
CÁC CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH QUYỀN
TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
2.1. Giới thiệu về Donald Trump và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016
2.1.1. Giới thiệu về Donald Trump
Donald John Trump sinh ra ở Queens, New York, vào ngày 14 tháng 6 năm 1946.
Cha của ông, Fred Trump, là một nhà phát triển bất động sản rất thành công. Anh cả
Trump là người gốc Đức, và vợ của ông, Mary McLeod, gốc Scotland. Con trai của họ
Donald là con út thứ hai trong gia đình có 5 người con. Ông được đào tạo tại Học viện
Quân sự New York và Trường Tài chính và Thương mại Wharton thuộc Đại học
Pennsylvania. Ngay cả trước khi tốt nghiệp, anh ấy đã bị cuốn hút vào bất động sản và
xây dựng, và khi còn trẻ, ông ấy đã tiếp quản công ty của cha mình, đổi tên nó thành
Trump Organization.
Trump Organization nhanh chóng tham gia vào vô số dự án, bao gồm khách sạn,
khu nghỉ dưỡng, tòa nhà dân cư và thương mại, sòng bạc và sân gôn, cả ở Hoa Kỳ và
nước ngoài. Cuốn sách đầu tiên của anh ấy là The Art of the Deal, xuất bản năm 1987.
Năm 2004, ông ấy ra mắt Apprentice (sau này là The Celebrity Apprentice), một bộ
phim truyền hình nổi tiếng được phát sóng cho đến năm 2015.
Trong mùa giải chính năm 2016, Trump đã đánh bại hơn một tá người dày dạn
kinh nghiệm, các đối thủ để giành được đề cử của Đảng Cộng hòa và tiếp tục giành
chiến thắng trong cuộc bầu cử trước cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Các quan điểm chính trị của Trump được mô tả là theo chủ nghĩa dân túy, chủ
nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa dân tộc.
2.1.2 Donald Trump và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016
Kể từ cuối tháng 7/2015, doanh nhân nổi tiếng bất động sản tỷ phú Donald Trump
chiếm ưu thế trong hầu hết các cuộc thăm dò ý kiến toàn quốc và tại các tiểu bang về
các ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa. Trump gây nhiều xáo động chủ yếu là
nhờ những tuyên bố gây nhiều tranh cãi về sự nhập cảnh bất hợp pháp và các cuộc tấn
công mạnh bạo đối với những đối thủ cùng trong đảng. Chính trị cực đoan của ông cũng
được rất nhiều báo chí quốc tế chú ý. Một phần Trump khác biệt đối với các ứng cử viên
còn lại vì ông hầu như tự chi tiền cho cuộc vận động tranh cử của mình. Liên quan đến

Trang 10
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế
việc này, ông đã cáo buộc đối thủ của mình như Jeb Bush, là một "con rối" của những
người ủng hộ tài chính cho ông. Ngoài Bush, các thượng nghị sĩ Ted Cruz và Marco
Rubio cũng được sự ủng hộ của cử tri qua các cuộc thăm dò. Đến tháng 10/2015, Bush
được xếp hạng liên tục đằng sau Trump và trong một vài tiểu bang ông đã qua mặt
Trump.
Bấy giờ một số nhà quan sát chính trị cho rằng Trump rất có thể sẽ được đề cử đại
diện đảng Cộng hòa tranh cử tổng thống. Trump lôi cuốn được những người có đức hạnh
đủ loại khác nhau và từ tất cả các tầng lớp xã hội, bởi vì ông nói "ngôn ngữ họ nói" và
nhân danh một người "chống các chính trị gia" tấn công giới quan chức chính trị không
được lòng dân. Ông định vị trí bản thân, tương tự như Richard Nixon vào cuối những
năm 1960, là một ứng cử viên của một "đa số thầm lặng".
Sau khi Ted Cruz - đối thủ chính của Donald Trump, và John Kasich bỏ cuộc, thì
Trump đã nắm chắc trong tay việc được chọn làm ứng cử viên tổng thống đại diện cho
đảng Cộng Hòa.
Kết quả cuộc bầu cử:
Doanh nhân Donald Trump từ New York, đã được đề cử làm ứng cử viên đại diện
cho đảng Cộng hòa vào ngày 4 /5/2016 sau khi Thống đốc John Kasich Ohio rút khỏi
cuộc bầu cử. Cựu ngoại trưởng Hillary Clinton từ New York, đã được đề cử làm ứng cử
viên đại diện cho đảng Dân chủ vào ngày 6/6/2016.
Trong cuộc bỏ phiếu của đại cử tri vào ngày 19 /12/2016, bảy đại cử tri đã bỏ phiếu
chống lại ứng cử viên họ cam kết: hai chống lại ông Trump và năm chống lại bà Clinton.
Hơn ba đại cử tri đã cố gắng để bỏ phiếu chống lại bà Clinton nhưng được thay thế hoặc
buộc phải bỏ phiếu một lần nữa. Cuối cùng, ông Trump đã nhận được 304 phiếu đại cử
tri, còn bà Clinton đã nhận được 227 đại cử tri.
Đây là lần thứ năm trong năm cuộc bầu cử tổng thống trong đó ứng cử viên chiến
thắng đã mất phiếu phổ thông trên toàn quốc và được coi là một trong những cuộc bầu
cử gây ra nhiều tranh cãi nhất nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Kết quả cho thấy ông Trump đã giành đủ phiếu đại cử tri đoàn là 306 để đánh bại
đối thủ của mình là bà Clinton. Ông Trump đã được đắc cử tổng thống và ông được
nhậm chức vào ngày 20/1/2017, trở thành tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Ông Trump
là tổng thống đầu tiên mà không có bất kỳ kinh nghiệm chính trị nào.

Trang 11
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế
2.1.3 Tổng quan về các chính sách điều hành đất nước của Donald Trump
Với cách làm quyết liệt, ngay từ khi nhận chức vụ Tổng thống, ông Donald Trump
đã tìm mọi cách lấy lại sức mạnh cho nước Mỹ bằng cách kích thích tăng trưởng kinh
tế thông qua chính sách cắt giảm và cải cách thuế lớn nhất trong lịch sử của Mỹ.
Với việc giảm thuế doanh nghiệp và giảm đồng loạt thuế thu nhập cá nhân với tổng
số thuế cắt giảm lên tới 1.500 tỷ USD trong thời gian 8 năm từ 2018-2025. Việc giảm
thuế doanh nghiệp được coi là một đòn bẩy, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước
đầu tư nhiều hơn cũng như thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài do các điều kiện hấp
dẫn hơn ở Mỹ.
Ngoài ra, chính quyền Tổng thống Trump cũng áp dụng một loạt các bước nhằm
dỡ bỏ đáng kể các luật lệ, rào cản đối với doanh nghiệp; gây sức ép bằng hình thức thuế
quan để ép các công ty Mỹ và công ty nước ngoài chuyển dây chuyền sản xuất, công
nghệ hoặc mở nhà máy trên đất Mỹ.
Một điểm đáng chú ý của chính sách "Nước Mỹ số một" việc chính quyền Tổng
thống Trump đã rút Mỹ khỏi hoặc bỏ qua các hiệp định thương mại đa phương, đàm
phán lại các hiệp định tự do thương mại song phương và gây ra nhiều cuộc xung đột
thương mại với các đối tác và đồng minh của Mỹ. Việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác
xuyên Thái Bình Dương cũ (TPP), đàm phán lại các hiệp định thương mại với Mexico
và Canada (NAFTA) và Hàn Quốc (KORUS), ngăn chặn việc bổ nhiệm các thành viên
của Cơ quan phúc thẩm của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tăng thuế quan đối
với thép và nhôm đến từ Trung Quốc, Việt Nam, Mexico... cũng như vòng xoáy thuế
quan leo thang giữa với Trung Quốc - rõ ràng Washington phá vỡ chính sách thương
mại tự do truyền thống của những người tiền nhiệm.
Tổng thống Trump dường như coi thương mại là trò chơi có tổng bằng không. Đối
với ông, một cán cân thương mại song phương có chiều hướng tiêu cực khi đối tác
thương mại tương ứng không chơi theo luật. Tổng thống và các cố vấn của ông đã so
sánh giữa các quốc gia, từng khu vực và từng sản phẩm.
Theo chính quyền Trump, chính sách thương mại phải tập trung nhiều hơn vào lợi
ích quốc gia của Hoa Kỳ, lý do này phải hài hòa với chiến lược an ninh quốc gia của
quốc gia. Và "nước Mỹ số một" đã và đang thực hiện theo đúng con đường đó. Có thể
thấy rằng, chính sách thương mại của Tổng thống Trump trong cả năm 2018 và 2019

Trang 12
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế
mạnh mẽ hơn nhiều so với những người tiền nhiệm của ông. Nhưng không phải người
dân Mỹ nào cũng hài lòng với các chính sách thương mại của Trump.
Tuy nhiên, dù nước Mỹ phải chứng kiến nhiều sự xáo trộn, bất ổn và khó lường,
những hầu hết các thay đổi của nước Mỹ dường như lại rất phù hợp với khẩu hiệu “nước
Mỹ số một”.
2.2. Chính sách kinh tế của nước Mỹ dưới thời Donald Trump
2.2.1. Thuế
Sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ, chính quyền của ông Donald Trump đã công bố
kế hoạch cắt giảm thuế được coi là lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Trong lần cải cách thuế này, đối tượng được cho là sẽ hưởng lợi bao gồm các tập
đoàn, doanh nghiệp nhỏ và tầng lớp trung lưu và một số người giàu có. Chính quyền Mỹ
dự định cắt giảm mạnh thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn 15% và sẽ chỉ đánh thuế
một lần lên doanh thu của các công ty Mỹ đang hoạt động ở nước ngoài. Ước tính khoản
doanh thu này lên tới 2.600 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa với việc, thu nhập của các
doanh nghiệp Mỹ có được do công việc làm ăn ở nước ngoài sẽ không phải chịu thuế.
Trong bản dự thảo mà chính quyền của ông Trump đưa ra, thuế thu nhập cá nhân
sẽ được giảm xuống chỉ còn ba loại thay vì bảy loại như trước kia. Sửa đổi này sẽ giúp
giảm mức thuế thu nhập cá nhân từ mức cao nhất 39.6% xuống còn 35%.
Bên cạnh đó, hiện công dân Mỹ đang phải chịu thuế 3.8% trên tổng thu nhập vượt quá
200.000 USD/năm từ các món đầu tư cá nhân. Và những cá nhân sở hữu bất động sản
trị giá hơn 5,49 triệu USD cũng phải đóng thuế. Nhưng chính quyền của ông Trump hứa
sẽ xóa bỏ cả hai loại thuế này.
2.2.2. Việc làm
Sau hai cuộc khủng hoảng kinh tế vào các năm 2002 và trong hai năm 2007-2008,
kinh tế của Mỹ đã dần hồi phục trở lại nhưng vấn đề việc làm vẫn chưa khả quan.
Chính vì vậy, để tạo thêm việc làm cho công dân Mỹ, ông Trump chủ trương hạn
chế di dân và giảm bớt nhập khẩu. Ngoài ra ông Trump còn ủng hộ việc gia tăng mạnh
mẽ chi tiêu về quốc phòng và cơ sở hạ tầng và giảm chi tiêu về những chương trình
ngoài lĩnh vực quốc phòng, ngoại trừ những lĩnh vực như chương trình y tế của cựu
chiến binh, biên phòng, an sinh xã hội, và trợ cấp y tế Medicare. Ông Trump cho là
chính sách tái thiết và xây dựng đường xá, cầu cống, phi trường với chi phí khoảng

Trang 13
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế
1.000 tỷ USD, sẽ tạo ra 13 triệu việc làm. Một câu hỏi đặt ra là ông Trump làm thế nào
để có 1 nghìn tỷ USD này, trong khi muốn giảm hơn 9 nghìn tỷ USD tiền thuế.
Ông Trump tuyên bố rằng việc giảm bớt luật lệ về việc sản xuất năng lượng mà
ông hỗ trợ sẽ tạo thêm việc làm trong lĩnh vực này thay vì bị giảm bớt trong những năm
vừa qua. Ngoài ra ông còn muốn hủy bỏ chương trình bảo hiểm sức khỏe Obamacare và
theo ông điều này sẽ cứu được hai triệu việc làm trong 10 năm tới. Ông Trump tin tưởng
rằng chính sách thương mại của ông sẽ giúp tạo nhiều việc làm trong khu vực công
nghiệp và sản xuất hàng hóa. Khu vực này đã mất khoảng 5 triệu việc làm kể từ năm
2000 vì những cải tiến về kỹ thuật chứ không phải vì chuyển việc sản xuất ra nước ngoài.
2.2.3. Mức lương tối thiểu
Kể từ năm 2009, mức lương tối thiểu liên bang là 7.25 USD/giờ. Một số dự luật
đã đệ trình lên Quốc hội để tu chỉnh mức lương này, nhưng chưa được cứu xét. Trong
khi đó Đảng Dân chủ đưa ra mức lương tối thiểu là 15 USD/giờ vào cương lĩnh của
đảng. Ông Trump đã nhiều lần thay đổi lập trường về vấn đề này. Trong giai đoạn bầu
cử sơ bộ, ông Trump chủ trương giữ nguyên mức lương tối thiểu liên bang hiện tại là
7.25 USD/ giờ. Sau đó ông ủng hộ việc tăng mức lương tối thiểu nhưng cuối cùng để
cho các tiểu bang tự quyết định.
2.2.4. Di trú
Các nhà nghiên cứu ước tính được rằng Hoa Kỳ có khoảng 42 triệu di dân. Trong
đó có khoảng ¼ trong số này là nhập cảnh bất hợp pháp và điều này đã gây ra tình trạng
khó xử cho những nhà lập pháp.
Để giải quyết tình trạng này, tổng thống Donald Trump chủ trương trục xuất
khoảng 11 triệu di dân bất hợp pháp và xây bức tường dài dọc theo biên giới Mexico.
Sau vụ khủng bố ở San Bernardino, California, tổng thống Trump muốn cấm tất cả
những người Hồi giáo vào nước Mỹ.
Ngoài ra ông còn hủy bỏ luật cho phép những người sinh tại đất Mỹ trở thành công
dân Hoa Kỳ nhưng có cha mẹ là người ngoại quốc và phạt hình sự những người ở quá
thời hạn hộ chiếu. Tuy nhiên sau đó, ông Trump đã làm nhẹ bớt chính sách di dân như
việc chỉ tạm thời cấm những di dân từ những vùng nuôi dưỡng khủng bố.
Và để ngăn chặn việc nhập cảnh bất hợp pháp, tổng thống Trump chủ trương tăng
số nhân viên kiểm tra di dân, quan thuế gấp ba lần và bổ sung thêm 5.000 nhân viên
tuần tra biên giới.

Trang 14
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế
2.2.5. Thương mại và mậu dịch
Tổng thống Donald Trump đã chủ trương thương thuyết lại những hiệp định
thương mại đang áp dụng như NAFTA để có lợi hơn cho Hoa Kỳ và từ bỏ những hiệp
định nào không đạt được mục tiêu này. Ngoài ra ông Trump còn chủ trương tăng thuế
nhập cảng đối với những hàng hóa của những quốc gia buôn bán lớn nhất với Hoa Kỳ
như Mexico và Trung Quốc. Và đúng như vậy, ông Trump muốn áp đặt thuế suất 35%
trên hàng nhập cảng từ Mexico và 45% trên hàng của Trung Quốc để khuyến khích giới
tiêu thụ Hoa Kỳ mua hàng sản xuất tại Mỹ. Tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là Mexico
và Trung Quốc cũng sẽ tăng thuế nhập cảng lên hàng Mỹ. Nói chung, ông Donald Trump
là một người theo chủ trương chống tự do thương mại với nước ngoài nhằm bảo vệ thị
trường nội địa.
Trong thời gian vận động tranh cử, nhà tỷ phú địa ốc New York này không hề che
giấu tư tưởng bảo hộ của mình. Ông không ngần ngại tuyên bố sẽ sẵn sàng mở ra những
cuộc “chiến tranh thương mại” với những nền kinh tế đã “cướp đi công ăn việc làm của
người dân Hoa Kỳ”. Quả thật, sau khi đắc cử, ông đã thực hiện đúng theo lời nói của
mình: từ việc rút Hoa Kỳ khỏi hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương cho đến quyết
định đòi đàm phán lại thỏa thuận thương mại NAFTA với Canada và Mexico, đồng thời
còn khai tử các đàm phán để tiến tới một khu vực tự do mậu dịch giữa Mỹ và Liên Hiệp
Châu Âu.
2.2.6. Nợ quốc gia
Nếu kể cả số nợ chính phủ vay của Federal Trust Funds, nợ quốc gia lên tới khoảng
19 nghìn tỷ USD, tương đương với 104% của GDP. Nợ quốc gia buộc bất cứ ứng cử
viên nào thắng cử vào Tòa Bạch Ốc phải suy nghĩ về tăng hay giảm thuế và chi tiêu để
dự trù ngân sách nhà nước.
Trước tình hình nhức nhối đó, vào tháng 3/2016, ông Trump tuyên bố rằng phát
triển kinh tế qua việc thực hiện những kế hoạch của ông sẽ cho phép quốc gia có thể
thanh toán được nợ công. Tuy nhiên theo những chuyên gia phân tích về ngân sách, điều
mà ông Trump mong muốn sẽ khó có thể thực hiện được.
2.3. Chính sách đối ngoại của nước Mỹ dưới thời Donald Trump
2.3.1. Đối với Trung Quốc
Trước và sau khi Donald Trump đắc cử, Bắc Kinh và Washington đều tỏ rõ thái
độ tiếp tục xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới giữa hai quốc gia. Trong bức điện mừng

Trang 15
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế
của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi đến Tổng thống đắc cử Donald Trump, ông
viết: “Tôi rất coi trọng quan hệ Trung - Mỹ, kỳ vọng cùng nỗ lực với ngài để duy trì
nguyên tắc không xung đột, không đối kháng, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng thắng,
mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực ở cấp độ song phương, khu vực và toàn cầu, lấy
phương thức mang tính xây dựng để kiểm soát bất đồng, thúc đẩy quan hệ Trung - Mỹ
tiến triển lớn hơn ở xuất phát điểm mới, đem lại nhiều điều tốt đẹp hơn cho nhân dân
hai nước và nhân dân các quốc gia trên thế giới”. Đáp lại sau đó, Nhà Trắng cũng phát
đi những tín hiệu cho thấy Mỹ cũng không mong muốn xóa đi mối quan hệ nước lớn
đang được thiết lập giữa hai bên trong thời gian qua. Tổng thống Donald Trump không
tiếc lời ca ngợi mối quan hệ Mỹ-Trung “đã giành được bước tiến lớn” và “sự tiến bộ đó
là đích thực, mối quan hệ giữa hai nước chúng ta rất xuất sắc”.
Tuy nhiên đi ngược lại với kỳ vọng trước đó, quan hệ Mỹ - Trung càng ngày càng
có chuyển biến xấu đi mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc
này. Vào ngày 6/7/2018, chính quyền Mỹ chính thức “khai hỏa” chiến tranh thương mại
với Trung Quốc bằng việc áp thuế quan 25% đối với 818 mặt hàng nhập khẩu từ quốc
gia này trị giá 34 tỷ USD vào thị trường Mỹ, chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ cao như
người máy, công nghệ thông tin, hàng không vũ trụ, máy in, mô tô,.., Ngay sau đó,
Trung Quốc lập tức đáp trả bằng cách áp thuế 25% đối với 545 mặt hàng nhập khẩu từ
Mỹ, chủ yếu là các mặt hàng nông sản như đậu tương, cao lương, thịt bò, bông, hải
sản,... với tổng giá trị 34 tỷ USD. Sau đó, tổng thống Trump còn tiếp tục tấn công vào
nhiều mặt để ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc ở Hoa Kỳ. Cụ thể, những phương
thức mà Mỹ đã áp dụng là:
- Biện pháp thương mại: Mỹ hiện nhập khẩu lớn hàng hóa từ Trung Quốc (501 tỷ
USD năm 2017). Do đó, điều dễ hiểu là công cụ chủ yếu được Mỹ sử dụng là đánh thuế
cao lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Sau động thái đầu tiên áp thuế 25% lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá
34 tỷ USD, chính quyền Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục áp thuế 25% lên hàng hóa nhập khẩu
từ Trung Quốc trị giá 16 tỷ USD, sau đó áp thuế 10% lên thêm 200 tỷ USD hàng hóa
nhập khẩu từ Trung Quốc mỗi năm. Mỹ cảnh báo tổng lượng hàng Trung Quốc bị áp
thuế có thể lên đến hơn 500 tỷ USD, tức là lớn hơn cả kim ngạch nhập khẩu hàng hóa
của Mỹ từ Trung Quốc năm 2017.

Trang 16
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế
- Biện pháp phi thương mại: Bên cạnh thuế nhập khẩu được xem là phương thức
chính, Mỹ cũng sử dụng các biện pháp phi thương mại nhằm gây áp lực đối với Trung
Quốc. Một trong các biện pháp là hạn chế đầu tư của Trung Quốc.
Chính quyền Mỹ lên kế hoạch nhằm hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào một số
ngành công nghiệp quan trọng của Mỹ. Thông qua Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ,
Chính phủ Mỹ tìm cách ngăn cản các công ty nước ngoài mua lại các công ty Mỹ. Theo
kế hoạch, các công ty có từ 25% vốn sở hữu Trung Quốc trở lên sẽ bị cấm mua lại những
công ty Mỹ liên quan tới công nghệ như hàng không vũ trụ, người máy, ô tô. Trọng tâm
của kế hoạch này trước hết nhằm vào chương trình “Sản xuất tại Trung Quốc 2025”,
một chiến lược Trung Quốc đang theo đuổi nhằm chi phối các ngành công nghiệp của
tương lai.
Mỹ còn có kế hoạch siết chặt kiểm soát xuất khẩu, nhằm ngăn chặn các công ty
Mỹ chuyển công nghệ tới Trung Quốc. Chính quyền Mỹ đã soạn thảo các quy định xuất
khẩu hướng tới ngăn chặn công nghệ cao chuyển tới Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Mỹ
áp dụng các biện pháp hạn chế đầu tư có thể chặn đứng khả năng tiếp cận một số nguồn
vốn nước ngoài, đặc biệt là đầu tư từ Trung Quốc vào Mỹ.
2.3.2. Đối với Triều Tiên
Mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên đã bị “đóng băng” trong thời gian dài, mãi tới
những năm gần đây Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump và Triều Tiên dưới thời
Chủ tịch Kim Jong-un thì tình hình hai bên mới được cải thiện đáng kể. Hai nhà lãnh
đạo đã khiến cả thế giới ngỡ ngàng khi quyết định ngồi vào bàn đàm phán hồi tháng 6
năm 2018 để thỏa thuận về việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Hàn Quốc hoan
nghênh hội nghị thượng đỉnh này là “cuộc đàm phán của thế kỷ”. Phiên họp thượng đỉnh
kết thúc với lễ ký một tuyên bố chung 4 điểm, trong đó nhà lãnh đạo Kim Jong-un tái
khẳng định cam kết của mình đối với tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều
Tiên. Đổi lại, Washington sẽ đảm bảo an ninh cho Bình Nhưỡng, ngừng tập trận chung
với Seoul trong giai đoạn đối thoại thiện chí giữa Mỹ và Triều Tiên.
Tiếp nối những thành công bước đầu của hội nghị thượng đỉnh đầu tiên, hai nhà
lãnh đạo tiếp tục tổ chức một cuộc đàm phán mới tại Hà Nội cuối tháng 2 năm 2019 để
tiến tới ký kết một thỏa thuận chung về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Cuộc đàm
phán đã tỏ ra những tín hiệu vô cùng lạc quan về khả năng một thỏa thuận mới sẽ được

Trang 17
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế
ký kết tại Hà Nội. Tuy nhiên, đi ngược lại những gì cả thế giới mong đợi, hội nghị
thượng đỉnh lần 2 chưa đem lại kết quả này.
Đến ngày 30/6/2019, Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Triều Tiên đã có cuộc gặp bất
ngờ ở khu vực phi quân sự DMZ trong chuyến thăm của ông Donald Trump tới đây. Tại
đây, hai nhà lãnh đạo đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân bị đình trệ sau hội
nghị thượng đỉnh diễn ra tại Hà Nội. Người đứng đầu Nhà Trắng đã có bước đi lịch sử,
trở thành Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân tới Triều Tiên khi ông được
Chủ tịch Kim Jong-un mời bước chân qua đường gạch ranh giới phân cách 2 miền bán
đảo. Động thái này đã đem lại cho thế giới cái nhìn tích cực về mối quan hệ Mỹ-Triều.
2.3.3. Đối với Nga
Động thái mới nhất về mối quan hệ giữa Mỹ và Nga sau khi Tổng thống Mỹ Donald
Trump lên nắm quyền là việc Bộ quốc phòng Nga ngày 20/6/2017 lên tiếng cáo buộc
một máy bay do thám Mỹ đã có hành động khiêu khích trước máy bay chiến đấu của
Nga tại khu vực biển Baltic vào ngày 19/6. Tuy nhiên, trái ngược với cáo buộc của Nga,
người phát ngôn Bộ Chỉ huy châu Âu của quân đội Mỹ Danny Hernandez lại cho rằng,
máy bay tiêm kích của Nga đã bay thiếu an toàn sát máy bay do thám Mỹ trên biển
Baltic.
Sau đó, vào ngày 2/8/2017, Tổng thống Trump đã miễn cưỡng kí vào dự luật mới
nhằm trừng phạt Nga bởi Thượng viện và Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật
này với tỷ lệ ủng hộ áp đảo. Ngay sau đó, vào ngày 3/8/2017, ông Trump đã khẳng định
trên trang cá nhân Twitter của mình rằng quan hệ song phương Nga - Mỹ hiện ở mức
thấp nhất trong mọi thời đại, trong trạng thái “rất nguy hiểm”. Từ phía Nga, Thủ tướng
Dmitry Medvedev cho biết thông qua lệnh trừng phạt, Washington đã tuyên bố chiến
tranh thương mại toàn diện với Moscow, đồng thời hy vọng của Nga trong việc cải thiện
mối quan hệ với chính quyền mới của Mỹ đã chấm dứt.
Cùng với việc “lời qua tiếng lại” về va chạm quân sự trên vùng biển chiến lược
Baltic, Nga và Mỹ còn đang đối đầu căng thẳng trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Đối
đầu máy bay quân sự trên không phận biển Baltic, đòn trừng phạt mới, cùng với sự đối
đầu trong cuộc chiến tại Syria đang dần làm tắt hy vọng cải thiện quan hệ giữa Mỹ và
Nga vốn đã được trông đợi khá nhiều khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.
Tuy nhiên, ông Donald Trump từ khi tranh cử đã luôn công khai tuyên bố ủng hộ
việc cải thiện quan hệ và mong muốn có mối hợp tác tốt đẹp với Nga để cùng phối hợp

Trang 18
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế
giải quyết những vấn đề lớn và cấp bách trên thế giới. Một số nỗ lực của ông Trump sau
để cố gắng cải thiện mối quan hệ Nga – Mỹ có thể kể đến như:
Tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Nga Vladimir Putin ngay sau hội nghị
tượng đỉnh ở Helsinki, Phần Lan ngày 16/7/2018, tổng thống Donald Trump đã lạc quan
về “khởi đầu tốt đẹp” cho việc cải thiện quan hệ song phương. CNN dẫn lời ông Trump
nhấn mạnh, ông và người đồng cấp Nga đã có "một cuộc đối thoại trực tiếp, cởi mở và
mang tính xây dựng sâu sắc". Cả hai đã bàn về các bất đồng lâu nay giữa hai nước và
mọi việc tiến triển rất tốt. Đồng thời người đứng đầu Nhà trắng còn bác bỏ cáo buộc về
Nga can thiệp vào cuộc bầu cử của Mỹ. Hai vị lãnh đạo cũng xác nhận, trong cuộc tiếp
xúc đó, hai bên còn thảo luận về nhiều vấn đề khác nhau như Syria, việc giải trừ hạt
nhân, quá trình phi hạt nhân hóa của Triều Tiên và chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo.
Ngày 3/5/2019, Tổng thống Trump đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga
Vladimir Putin về các thỏa thuận vũ khí hạt nhân, cuộc xung đột tại Venezuela, Ukraine,
vấn đề Triều Tiên cũng như bản báo cáo vừa mới hoàn tất của Công tố viên đặc biệt
Robert Mueller về cáo buộc Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Trên mạng
xã hội Twitter, Tổng thống Trump cho biết ông đã có một cuộc điện đàm kéo dài và “rất
hiệu quả” với nhà lãnh đạo Nga về nhiều vấn đề, từ Triều Tiên, Ukraine và Venezuela
tới thương mại và vũ khí hạt nhân.
2.3.4. Đối với các nước trong Liên minh Châu Âu
Dù vẫn tồn tại không ít bất đồng song Liên minh châu Âu vẫn luôn là đồng minh
mạnh mẽ và đáng tin cậy của Mỹ trong nhiều năm qua.
Trong một phát biểu được xem là nhằm trấn an những ý kiến hoài nghi về mối
quan hệ xuyên Đại Tây Dương, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nhấn mạnh, dù có
những bất đồng, song mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu vẫn rất tuyệt vời. Tuyên bố đưa
ra trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy rạn nứt trong mối quan
hệ giữa Mỹ và châu Âu từ hồ sơ Huawei, tới vấn đề hạt nhân Iran, thỏa thuận khí hậu
Pari hay nguy cơ chiến tranh thương mại. Đã có nhiều ý kiến cho rằng, Mỹ đang bị cô
lập bởi chính các đồng minh của mình.
Dấu hiệu rạn nứt mới nhất chính là việc Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh
cấm các doanh nghiệp Mỹ sử dụng trang thiết bị viễn thông của Huawei và kêu gọi các
nước đồng minh hành động tương tự. Nhiều nhà phân tích đã ví Huawei như một cái gai
trong bang giao giữa Mỹ và các đồng minh truyền thống ở châu Âu. Bất chấp cảnh báo

Trang 19
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế
của Mỹ rằng Huawei là tai mắt của Bắc Kinh để do thám các nước phương Tây, là một
mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của châu Âu và Mỹ, song ở bên này bờ Đại Tây
Dương, các đồng minh thân thiết nhất của Mỹ là Anh, Pháp hay Đức đều dửng dưng.
Hay như chuyến thăm Anh của Tổng thống Donald Trump cũng cho thấy rạn nứt
ngày một rõ ràng trong mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Tại châu Âu xuất hiện nhiều
ý kiến chỉ trích lập trường của Mỹ ủng hộ việc Anh rời EU bất chấp điều này có thể làm
tổn thương Liên minh châu Âu. Theo chính quyền Tổng thống Donald Trump, Brexit là
một quyết định được đưa ra bởi người dân Vương quốc Anh, song Mỹ rất coi trọng mối
quan hệ thương mại với Anh - quốc gia mà nước này có mối quan hệ lâu dài và sâu sắc.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, sợi dây gắn bó trong mối quan hệ xuyên Đại
Tây Dương là không dễ đứt bởi Liên minh châu Âu vẫn luôn là đồng minh mạnh mẽ và
đáng tin cậy của xứ sở cờ hoa trong suốt nhiều năm qua. Và hơn hết, hai bên vẫn cần
nhau trong nhiều hồ sơ quốc tế nóng.
2.3.5. Đối với các nước Trung Đông
a. Arab Saudi:
Ở khu vực Trung Đông, không phải ngẫu nhiên Tổng thống Mỹ Donald Trump
chọn Trung Đông là điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình.
Trong chuyến thăm Arabia Saudi với hiệp định lịch sử bao gồm một đơn hàng quốc
phòng trị giá 110 tỷ USD từ phía Arab Saudi cùng với bài phát biểu làm lay động thế
giới Hồi giáo, ông Donald Trump đã thể hiện rõ mối quan hệ đồng minh truyền thống
giữa Mỹ và Arabia Saudi.
b. Israel và Palestine:
Tiếp đó, sự hiện diện của Tổng thống Trump tại Israel và Palestine với mục tiêu
mở ra một trang mới, một bước ngoặt lịch sử trên con đường tiến tới hòa giải và hòa
bình Trung Đông, mà thực chất là hòa giải mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa Israel và
Palestine đã tồn tại hàng chục năm qua, trong đó lợi thế hòa giải đang thuộc về Israel -
đồng minh chiến lược của Mỹ ở Trung Đông. Theo ông, người Israel phải “tỏ ra linh
hoạt nhất định”, còn người Palestine phải “vứt bỏ một số hận thù của họ” để thông qua
đàm phán chia thành hai quốc gia chung sống hòa bình. Tuy nhiên trái ngược lại, chính
sách đối ngoại của Trump đã bị chỉ trích khi các biện pháp của ông đem lại lợi ích cho
Israel nhiều hơn Palestine, chẳng hạn như việc rời Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv tới
Jerusalem.

Trang 20
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế
c. Syria:
Ngày 19/12/2018, tổng thống Donald Trump thông báo quyết định rút toàn bộ
khoảng 2.000 quân ra khỏi Syria sau khi tuyên bố Washington đã đánh bại tổ chức Nhà
nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở đó. Tuyên bố gây sốc này của ông đã khiến cho rất nhiều
người phản đối và đặc biệt lo ngại về nguy cơ các tay súng IS tập hợp trở lại.
Việc rút quân Mỹ khỏi Syria bị xem là trái ngược với mục tiêu hàng đầu trong
chính sách Trung Đông của ông Trump - kiềm chế ảnh hưởng của Iran tại khu vực - bởi
Tehran và các nước khác có thể lấp vào khoảng trống Washington để lại. Đáng lo hơn,
nhiều người chỉ trích đây là sai lầm chiến lược nghiêm trọng bởi nó có thể mở đường
cho IS hồi sinh. "IS sẽ không biến mất chỉ vì một chiến dịch chống khủng bố và chúng
sẽ trở lại dưới hình thức nào đó. Chúng ta sẽ mất đòn bẩy trong việc đối phó với Tổng
thống Syria Bashar al-Assad hoặc Iran. Người Thổ Nhĩ Kỳ và Iran sẽ tranh giành lãnh
thổ (tại Syria) nếu không có sự bảo đảm an ninh nào từ Mỹ đối với người Kurd" - ông
Faysal Itani, chuyên gia của Hội đồng Atlantic (Mỹ), cảnh báo.
d. Iran:
Dưới thời của tổng thống Trump, quan hệ giữa 2 nước vẫn chưa có dấu hiệu khởi
sắc mà thậm chí còn căng thẳng hơn. Những sự kiện như Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt
nhân năm 2015 với Iran và khủng hoảng xảy ra ở Vịnh Ba Tư năm 2019 đã gia tăng
thêm căng thẳng cho 2 nước. Đỉnh điểm là vụ ám sát tướng tình báo cấp cao Iran Qasem
Soleimani của Mỹ đã đẩy mối quan hệ giữa Mỹ và Iran xuống đáy và giới lãnh đạo Iran
đồng loạt tuyên bố sẽ trả thù Mỹ. Tuy nhiên theo nhiều nhận định, chiến tranh Mỹ - Iran
sẽ khó xảy ra. Sau vụ ám sát tướng Soleimani, Tehran đã đáp trả bằng vụ tấn công tên
lửa vào các căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq hôm 8/1. Hành động trả đũa của Iran chỉ gây ra
thương vong khiêm tốn (11 binh sĩ Mỹ bị thương) nên Washington trước mắt khó có
phản ứng mạnh. Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump được cho là không muốn đẩy
nước Mỹ vào một cuộc chiến khác, nhất là khi cuộc bầu cử đến gần. Vì thế, bất kỳ sự
gia tăng hành động quân sự nào nhằm vào Iran, nếu có, sẽ chỉ diễn ra dưới dạng không
kích những mục tiêu ở nước này hoặc nhằm vào các lực lượng ủy nhiệm của Iran, như
phong trào Hezbollah ở Lebanon.
e. Afghanistan:
Khi cuộc chiến pháp lý nhằm đảo ngược kết quả bầu cử đi vào ngõ cụt và ngày
chuyển giao Nhà trắng đang tới gần, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn còn thời gian

Trang 21
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế
thực hiện những quyết định bất ngờ trong chính sách đối ngoại, có thể ảnh hưởng tới lợi
ích của Mỹ trong nhiều năm tới. Ông bắt đầu với Afghanistan, khi muốn rút quân của
Mỹ khỏi quốc gia này trước khi hết nhiệm kỳ.
Quân đội Mỹ từ lâu đã từ bỏ mục tiêu giành chiến thắng quân sự tại Afghanistan.
Số binh sĩ Mỹ đồn trú tại Afghanistan đã bị cắt giảm từ hơn 100.000 năm 2011 xuống
4.500, với hai nhiệm vụ chính là hỗ trợ trấn áp phiến quân al-Qaeda và gây áp lực buộc
Taliban ký thỏa thuận hòa bình lâu dài với chính phủ Afghanistan. Việc Trump đột ngột
yêu cầu rút quân khiến cả hai mục tiêu này trở nên khó đạt được, thậm chí khiến tình
hình trở nên tồi tệ. Trump được cho là từng muốn rút toàn bộ 4.500 binh sĩ Mỹ còn đồn
trú tại Afghanistan trước ngày bầu cử 3/11. Tổng thống Mỹ sau đó được cho là muốn
họ về nước trước ngày 20/1/2021 để "tuyên bố rằng đã giữ lời hứa khi vận động tranh
cử". Tuy nhiên, sau khi các quan chức Lầu Năm Góc cảnh báo rằng việc rút toàn bộ binh
sĩ khỏi Afghanistan trong 60 ngày sẽ khiến tình hình trở nên rất hỗn loạn, Trump quyết
định chỉ rút một nửa số quân.
2.4 Chính sách về an ninh quốc gia
Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2017 (còn gọi là Chiến lược) được xây dựng
trên 11 tháng làm việc của Tổng thống nhằm khôi phục vị thế của Hoa Kỳ trên trường
quốc tế và xây dựng lại niềm tin của người dân Mỹ. Chiến lược đưa ra bốn lợi ích quốc
gia còn gọi là “bốn trụ cột”:
I. Bảo vệ tổ quốc, nhân dân Mỹ, và cách sống của người Mỹ;
II. Thúc đẩy sự thịnh vượng của nước Mỹ;
III. Gìn giữ hòa bình thông qua sức mạnh;
IV. Thúc đẩy tầm ảnh hưởng của nước Mỹ.
Chiến lược thể hiện và nâng cao khái niệm chủ nghĩa hiện thực có nguyên tắc của
Tổng thống. Đây là một chiến lược mang tính thực tế bởi nó thừa nhận vai trò trung tâm
của quyền lực trong chính trị quốc tế, khẳng định rằng các quốc gia mạnh và có chủ
quyền là hy vọng tốt nhất cho một thế giới hòa bình. Chiến lược này đúng nguyên tắc
bởi được xây dựng dựa trên việc thúc đẩy nguyên tắc của người Mỹ là truyền bá hòa
bình và thịnh vượng trên toàn cầu.
2.4.1 Bảo vệ Tổ quốc, nhân dân Mỹ và cách sống của người Mỹ
Trách nhiệm cơ bản của Tổng thống Trump theo như trong nội dung của chính
sách “Nước Mỹ số một” là bảo vệ nhân dân Mỹ, quốc gia và cách sống của người Mỹ:

Trang 22
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế
“Nhiệm vụ trước tiên của chính phủ chúng ta là hướng đến nhân dân và công dân của
chúng ta – nhằm phục vụ nhu cầu của họ, đảm bảo sự an toàn của họ, đảm bảo các quyền
của họ và bảo vệ các giá trị của họ.” – Tổng thống Donald J. Trump.
Cụ thể nội dung chi tiết được Trump đưa vào trong chính sách như sau:
• Tăng cường kiểm soát biên giới và cải cách hệ thống nhập cư của Mỹ để bảo vệ
tổ quốc và khôi phục chủ quyền. "Xây bức tường biên giới" được cho là tuyên bố giúp
ông Trump đắc cử hồi năm 2016, tượng trưng cho cam kết của đảng Cộng hòa vốn được
nhiều người ủng hộ: củng cố biên giới Mỹ - Mexico và cắt giảm việc nhập cư bất hợp
pháp.
• Các mối đe dọa xuyên quốc gia lớn nhất đối với tổ quốc bao gồm:
Những kẻ khủng bố tự nhận là thánh chiến, sử dụng bạo lực man rợ để giết người,
đàn áp, áp đặt ách nô lệ; các trang mạng nhằm lợi dụng những nhóm người dễ bị tổn
thương, thúc đẩy và định hướng các âm mưu.
Các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia phá vỡ cộng đồng bằng ma túy, bạo lực và
làm suy yếu các đồng minh, đối tác của Mỹ bằng cách làm tha hóa các thể chế dân chủ.
• Nước Mỹ sẽ nhắm đến các mối đe dọa từ gốc: “Chúng ta sẽ đối mặt với những
mối đe dọa trước khi chúng đến được biên giới của chúng ta hoặc gây nguy hại đến
người dân của chúng ta.”
• Nhân đôi nỗ lực để bảo vệ cơ sở hạ tầng và mạng kỹ thuật số quan trọng của bởi
công nghệ mới và những kẻ thù mới tạo ra những điểm yếu mới.
• Triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đa tầng để bảo vệ nước Mỹ trước các cuộc
tấn công bằng tên lửa.
2.4.2 Thúc đẩy sự thịnh vượng của nước Mỹ
Một nền kinh tế mạnh sẽ bảo vệ nhân dân Mỹ, hỗ trợ cách sống của người Mỹ và
duy trì quyền lực của nước Mỹ.
• Phục hồi nền kinh tế Mỹ vì lợi ích của công nhân và các công ty Mỹ – đây là điều
cần thiết để khôi phục sức mạnh quốc gia.
• Nước Mỹ sẽ không khoan dung trước các hành động lạm dụng về thương mại
kéo dài và sẽ theo đuổi các mối quan hệ kinh tế tự do, công bằng và đôi bên cùng có lợi.
• Để thành công trong cuộc cạnh tranh địa chính trị của thế kỷ 21, nước Mỹ phải
dẫn đầu trong nghiên cứu, công nghệ và đổi mới. Bảo vệ nền tảng đổi mới an ninh quốc

Trang 23
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế
gia của trước những kẻ đánh cắp tài sản trí tuệ và khai thác một cách không công bằng
những đổi mới của các xã hội tự do.
• Nước Mỹ sẽ sử dụng vị thế áp đảo về năng lượng để đảm bảo rằng thị trường
quốc tế vẫn rộng mở, và những lợi ích từ đa dạng hóa và tiếp cận năng lượng sẽ thúc
đẩy nền kinh tế và an ninh quốc gia.
2.4.3 Giữ gìn hòa bình thông qua sức mạnh
Qua chính sách này, Mỹ sẽ gia tăng ngân sách cho Lầu Năm Góc, theo đuổi mục
tiêu “ Một nước Mỹ được củng cố, đổi mới, và trẻ hóa sẽ đảm bảo hòa bình và ngăn
chặn sự thù địch”. Cụ thể, Donald Trump đã định hướng nền an ninh quốc phòng của
Mỹ trong nhiệm kỳ như sau:
• Xây dựng lại sức mạnh quân sự của nước Mỹ để đảm bảo rằng nước Mỹ sẽ luôn
đứng đầu. Mỹ sẽ ưu tiên cho việc hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của mình, và các
phương tiện sử dụng để phóng các loại vũ khí đó đến mục tiêu, phát triển các công nghệ
quốc phòng mới để đối phó với những mối đe dọa đến từ Bắc Triều Tiên cũng như Nga
và Trung Quốc.
• Nước Mỹ sẽ sử dụng tất cả các công cụ của nhà nước trong một kỷ nguyên mới
về cạnh tranh chiến lược – ngoại giao, thông tin, quân sự và kinh tế – để bảo vệ lợi ích
của công dân Mỹ.
• Nước Mỹ sẽ tăng cường khả năng trên nhiều lĩnh vực – bao gồm không gian và
không gian mạng – và làm hồi sinh những khả năng đã bị bỏ quên. Theo đó, Donald
Trump đã hồi sinh năng lực phòng thủ hạt nhân của Mỹ. Trong khi tất cả 3 trụ cột trong
bộ ba hạt nhân Chiến tranh Lạnh là tên lửa trên biển, tên lửa trên đất liền và máy bay
ném bom tầm xa đều đã rệu rã, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã cấp ngân
sách đầy đủ cho một kế hoạch hiện đại hóa lực lượng hạt nhân kế thừa từ thời Tổng
thống Barack Obama. Ông cũng cấp ngân sách cho kế hoạch hiện đại hóa quan trọng
đầu tiên của hệ thống chỉ huy và kiểm soát hạt nhân kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
• Các đồng minh và đối tác của nước Mỹ giúp tăng cường quyền lực và bảo vệ
lợi ích chung của nước Mỹ. Donald Trump hy vọng họ nhận lãnh trách nhiệm lớn hơn
trong việc giải quyết các mối đe dọa chung. Các nhà lãnh đạo Mỹ đã yêu cầu các đồng
minh chia sẻ ngân sách quốc phòng trong 2 thế hệ nhưng chỉ đến thời Tổng thống Donald
Trump, nỗ lực này mới được đẩy đi xa hơn. Ông đã cảnh báo những quốc gia như Đức

Trang 24
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế
và Hàn Quốc rằng nếu họ không đóng góp nhiều hơn cho các hoạt động phòng thủ
chung, Mỹ sẽ ngừng bảo vệ họ.
• Đảm bảo rằng sự cân bằng quyền lực vẫn được duy trì theo hướng có lợi cho
nước Mỹ tại các khu vực trọng điểm của thế giới: Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương,
châu Âu, và Trung Đông. Mỹ sẽ mở rộng dần dần địa bàn hoạt động cũng như hiện đại
hóa lực lượng Mỹ ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, trước tiên để đối phó với những
sự cố bất ngờ ở bán đảo Triều Tiên, trấn an các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn
Quốc và Úc, và làm đối trọng với Trung Quốc ở Biển Đông.
Chiến Lược An Ninh buộc Mỹ là phải ưu tiên duy trì “một lực lượng quân sự ở
tiền phương, có năng lực răn đe và nếu cần thiết, đánh bại mọi đối thủ”. Chính quyền
Trump có phần dũng cảm hơn khi tuyên bố sẽ đeo đuổi chính sách lợi ích quốc gia “
American first”.
2.4.4 Thúc đẩy tầm ảnh hưởng của nước Mỹ
Trong suốt lịch sử của mình, nước Mỹ luôn thúc đẩy những điều tốt đẹp, và trong
nhiệm kỳ của mình, Donald Trump mong rằng nước Mỹ sẽ sử dụng tầm ảnh hưởng của
mình để thúc đẩy lợi ích nước nhà và mang lại lợi ích cho nhân loại.
• Tiếp tục tăng cường ảnh hưởng của Mỹ ở nước ngoài để bảo vệ nhân dân Mỹ và
thúc đẩy sự thịnh vượng. Ông Trump cho rằng sức mạnh kinh tế và quân sự của Mỹ sẽ
khuất phục được các nước khác, buộc các nước đó làm những gì mà Mỹ muốn.
• Các nỗ lực ngoại giao và phát triển của nước Mỹ sẽ cạnh tranh để đạt được kết
quả tốt hơn trong mọi lĩnh vực – song phương, đa phương và trong lĩnh vực thông tin –
để bảo vệ lợi ích của Mỹ, tìm kiếm cơ hội kinh tế mới cho người Mỹ và thách thức các
đối thủ cạnh tranh.
• Nước Mỹ sẽ tìm kiếm quan hệ đối tác với các quốc gia có cùng quan điểm để
thúc đẩy nền kinh tế thị trường tự do, tăng trưởng của khu vực tư nhân, ổn định chính
trị và hòa bình.
• Bảo vệ các giá trị của nước Mỹ – bao gồm thượng tôn pháp luật và các quyền cá
nhân – những điều này thúc đẩy các quốc gia hùng mạnh, ổn định, thịnh vượng và có
chủ quyền.
• Các chính sách đối ngoại trong chính sách “America First” của chúng ta cho thấy
ảnh hưởng của nước Mỹ trên thế giới là một lực lượng tích cực có thể giúp thiết lập các
điều kiện cho hòa bình, thịnh vượng, và sự phát triển của các xã hội thành công.

Trang 25
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế

CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC CHÍNH SÁCH CỦA
TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
3.1 Các thành tựu đã đạt được
3.1.1 Nền kinh tế vĩ đại nhất lịch sử
Tăng trưởng kinh tế của Mỹ tương đối mạnh mẽ trước đại dịch COVID-19. Tỷ lệ
tăng trưởng đạt mức 2% mỗi năm trong 3 năm đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống Trump,
nhưng giảm từ 2,9% (2018) xuống còn 2,3% vào năm 2019. Con số này vẫn cao hơn so
với các nền kinh tế lớn khác. Thị trường chứng khoán nhiều lần chứng kiến những mức
tăng trưởng cao, thậm chí phần lớn phục hồi sau khi lao dốc mạnh vì đại dịch bùng phát.
Một thành tựu đáng chú ý của chính phủ Tổng thống Trump là tỷ lệ thất nghiệp ở
mức 3,5% vào tháng 12/2019, thấp nhất trong 50 năm qua. Tuy nhiên, đại dịch COVID-
19 đã đẩy hàng triệu người lâm vào tình trạng thất nghiệp.
3.1.2 Đảo ngược quan điểm về thâm hụt ngân sách
Theo New York Times, dấu ấn đậm nét nhất trong chính sách kinh tế của Tổng
thống Trump không nằm ở những lĩnh vực mà ông nhắm tới, mà ở chỗ lật ngược hòa
toàn quan điểm cố hữu về thâm hụt ngân sách chính phủ.
Với việc đồng thời theo đuổi chính sách cắt giảm thuế mạnh cho các doanh nghiệp
và cá nhân giàu có, tăng chi tiêu quân sự và giữ nguyên ngân sách cho y tế, an sinh xã
hội, ông Trump đã gây ra thâm hụt chưa từng có lên tới hàng nghìn tỷ USD. Các gói
cứu trợ trong đại dịch càng làm thâm hụt thêm phình to. Về lý thuyết, điều này sẽ khiến
lãi suất và lạm phát tăng đột biến và gây sức ép lên đầu tư tư nhân. Nhưng điều này đã
không xảy ra.
3.1.3 Chính sách “Nước Mỹ số một” (America First Policy)
“Nước Mỹ số một” là khẩu hiệu theo tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của ông Trump
thể hiện chính sách ngoại giao đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ, chiến tranh thương mại
và buộc thế giới phải "tôn trọng" Mỹ.
Nhiều nhà phê bình bí mật cổ vũ Tổng thống Trump khi ông tăng cường đối đầu,
gây áp lực với Trung Quốc với lý do “những lợi thế không công bằng” của Trung Quốc
trong thương mại giữa hai bên, theo AFP.

Trang 26
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế
Tuy mối quan hệ căng thẳng leo thang nhưng Mỹ và Trung Quốc đã ký kết thỏa
thuận thương mại giai đoạn 1 hồi tháng 1, còn được gọi là thỏa thuận đình chiến thương
mại, với kết quả trái chiều.
“Trong khuôn khổ thỏa thuận giai đoạn 1, Bắc Kinh đang mua thêm hàng hóa nông
nghiệp Mỹ, nhưng các mức thuế mà chính phủ Trump áp đặt lên hàng hóa nhập khẩu từ
Trung Quốc vẫn cao gấp 6 lần so với trước khi thương chiến được phát động vào năm
2018. Điều đó cũng tác động đến các công ty tại Mỹ”, theo báo cáo phân tích của Viện
Kinh tế Quốc tế Peterson (Mỹ).
3.1.4 Bức tường biên giới với Mexico
"Xây bức tường biên giới" được cho là tuyên bố giúp ông Trump đắc cử hồi năm
2016, tượng trưng cho cam kết của đảng Cộng hòa vốn được nhiều người ủng hộ: củng
cố biên giới Mỹ - Mexico và cắt giảm việc nhập cư bất hợp pháp, theo AFP. Báo cáo
của Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ cho thấy một đoạn dài 595 km của bức tường đã
hoàn tất trên đường biên giới dài hơn 3.200 km. Đó chỉ là sửa chữa hoặc bổ sung các
hàng rào hiện hữu, không phải là bức tường hoàn toàn mới.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, mối lo ngại về người nhập cư không có
giấy tờ hợp pháp tăng lên và việc tiếp nhận người tị nạn đang giảm dần. Ông Trump đã
thay đổi cục diện chính trị theo cách khác biệt.
3.1.5 Kết thúc các cuộc chiến “ngu ngốc”
Một trong số những cam kết do ông Trump đưa là lời hứa chấm dứt cái mà ông
gọi là các cuộc chiến "ngu ngốc" ở nước ngoài và sẽ rút hết binh sĩ Mỹ về nước.
Ban đầu ông Trump có cuộc khẩu chiến gay gắt với lãnh đạo CHDCND Triều Tiên
Kim Jong-un, bao gồm những lời đe dọa chiến tranh. Sau đó, ông Trump không chỉ
tránh được chiến tranh mà còn có những động thái chưa từng có hướng tới hòa giải, bao
gồm việc cả hai lãnh đạo Mỹ - Triều Tiên bước qua khu vực giới tuyến phi quân sự liên
Triều, và ông Trump đặt chân vào lãnh thổ Triều Tiên, gặp gỡ lãnh đạo Kim.
Các cuộc đàm phán hòa bình do Washington hậu thuẫn giữa chính phủ Afghanistan
và Taliban đang được tiến hành, tạo điều kiện cho Mỹ rút quân hoàn toàn sau 2 thập
niên qua. Thêm vào đó là một loạt thỏa thuận của những quốc gia đa số theo Hồi giáo
như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Sudan nhằm thiết lập mối quan
hệ với Israel (đồng minh của Mỹ).

Trang 27
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế
3.1.6 Thành tựu với lực lượng không gian
Khi đặt bút ký dự luật chi tiêu 738 tỷ USD cho quốc phòng vài ngày trước Giáng
sinh 2019, Tổng thống Trump đã chính thức thành lập binh chủng thứ sáu cho Quân lực
Hoa Kỳ: Lực lượng không gian. Không phải được thành lập để bảo vệ hành tinh khỏi
các mối đe dọa tiềm tàng ngoài trái đất, sứ mệnh của binh chủng mới là bảo vệ tài sản
của quân đội Mỹ trong không gian.
“Đây không phải trò đùa. Đây là điều hệ trọng cấp quốc gia. Chúng tôi đang nâng
tầm an ninh không gian tương xứng với tầm quan trọng của an ninh quốc gia và sự an
toàn của các đồng minh, đối tác của Hoa Kỳ”, tướng John Raymond, người được ông
Trump bổ nhiệm làm tư lệnh tiên khởi của Lực lượng Không gian, nói với báo chí.
Theo một cách hiểu khác, lực lượng đơn giản chỉ là phiên bản tập trung hơn bao
gồm các nhiệm vụ quân sự trong không gian vốn đã tồn tại trong Hải, Lục, Không quân.
Lực lượng Không gian sẽ tạo ra chuỗi chỉ huy thống nhất, tập trung chịu trách nhiệm về
không gian. Bởi trước nay khi trách nhiệm bị phân tán, không ai chịu trách nhiệm cả.
3.2 Những điều bị chỉ trích
3.2.1 Chính sách nhập cư
Ông Donald Trump đã thực hiện đúng cam kết khi vận động tranh cử, đó là giảm
số người nhập cư không có giấy tờ và thực thi cách tiếp cận cứng rắn về nhập cư. Chính
sách về việc tách trẻ em trong các gia đình nhập cư bất hợp pháp khỏi cha mẹ đã vấp
phải sự phản đối mạnh mẽ của giới lập pháp đảng Cộng hòa và Dân chủ và còn gây ra
làn sóng chỉ trích cả trên thế giới. Liên hiệp quốc cho rằng chính sách này vi phạm
nghiêm trọng quyền của trẻ em, đồng thời yêu cầu không thực thi chính sách này.
Chính sách “không khoan nhượng” của Chính quyền Tổng thống Donald Trump
đối với những vụ vượt biên bất hợp pháp đã dẫn đến sự ly tán của ít nhất 5.500 gia đình
và cảnh trẻ em bị nhốt trong các lồng sắt. Sau sự phản ứng dữ dội lan rộng, Tổng thống
Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp vào tháng 6/2018 để ngăn chặn việc ly tán
các gia đình và một Thẩm phán liên bang đã yêu cầu Chính quyền Tổng thống Donald
Trump đoàn tụ tất cả các gia đình bị ly tán.
3.2.2 Chính sách đối ngoại
Trên mặt trận đối ngoại, một số chính sách đối ngoại của ông được ví như những
“canh bạc đầy rủi ro”. Đánh giá trên không phải không có cơ sở sau những diễn biến
mới khó lường tại các điểm nóng trên thế giới, từ Triều Tiên, Trung Quốc cho đến

Trang 28
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế
Venezuela. Ngày 5/5/2019, ông Trump lên mạng xã hội Twitter đăng thông điệp dọa
tăng thuế đối với hàng trăm tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều này đã
dẫn tới những hệ quả nặng nề cho cả hai bên:
Báo cáo của UNCTAD cũng cho thấy việc áp thuế của Mỹ đã dẫn đến tổn thất
25% cho xuất khẩu, gây thiệt hại 35 tỷ USD cho xuất khẩu của Trung Quốc sang thị
trường Mỹ đối với các sản phẩm bị đánh thuế trong nửa đầu năm 2019.
• Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc cũng đang ảnh hưởng trực tiếp đến
người tiêu dùng. Người tiêu dùng Mỹ chịu phần thuế lớn nhất của Mỹ đối với Trung
Quốc, vì các chi phí liên quan đã được chuyển cho họ cũng như các doanh nghiệp nhập
khẩu dưới dạng giá thành sản phẩm cao hơn.
• Mặc dù không tính đến tác động từ việc áp thuế của Trung Quốc đối với hàng
nhập khẩu của Mỹ, nhưng nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kết quả định tính rất giống nhau:
giá cao hơn cho người tiêu dùng Trung Quốc, thiệt hại cho các nhà xuất khẩu Mỹ, và lợi
nhuận thương mại cho các nước khác.
• Ngoài ra, các ngành máy văn phòng và thiết bị truyền thông chịu ảnh hưởng nặng
nề nhất, chịu mức giảm 15 tỷ USD nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc, thương mại các
sản phẩm bị đánh thuế trong lĩnh vực này giảm trung bình 55%.
Về phía Triều Tiên, họ đã tiến hành vụ thử vũ khí, trong đó có thể có cả tên lửa
tầm ngắn, trong diễn biến được cho là thể hiện sự mất kiên nhẫn của nhà lãnh đạo Kim
Jong-un đối với sự đình trệ của cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ. Còn tại Venezuela,
chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro đã tuyên bố đập tan âm mưu đảo chính do phe
đối lập được sự hậu thuẫn của Mỹ tiến hành.
Thất bại và sai lầm lớn nhất của Tổng thống Donald Trump trong nhiệm kỳ qua
liên quan tới những quyết định trong khu vực Trung Đông, gồm Iran, Syria và
Afghanistan. Việc Tổng thống Donald Trump quyết định đơn phương rút khỏi thỏa
thuận hạt nhân Iran vào tháng 5/2018 được cho là góp phần gây rối loạn khu vực Trung
Đông. Chiến dịch gây sức ép tối đa của Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã
không thể buộc Iran đàm phán một phiên bản thỏa thuận nghiêm ngặt hơn. Quyết định
của Tổng thống Donald Trump rút các binh sĩ Mỹ khỏi miền Bắc Syria tháng 10/2019
cũng là một trong những động thái chính sách đối ngoại tai hại nhất của ông. Việc rút
quân Mỹ đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo và tạo ra khoảng trống an ninh trong
khu vực. Tổng thống Donald Trump cũng nhiều lần cam kết chấm dứt “các cuộc chiến

Trang 29
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế
tranh bất tận”, tập trung vào chiến trường Afghanistan, nơi quân đội Mỹ đã sa lầy suốt
19 năm qua. Ông Donald Trump muốn rút toàn bộ binh sĩ Mỹ khỏi chiến trường
Afghanistan trước cuộc bầu cử song điều đó đã không xảy ra. Mỹ đã ký thỏa thuận hòa
bình với lực lượng Taliban tại Afghanistan, nhưng vai trò trung gian của Washington
trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Chính phủ Afghanistan và Taliban xem như đã
thất bại khi bạo lực vẫn tiếp diễn những ngày qua. Có lẽ, thất bại lớn nhất của Tổng
thống Donald Trump trên mặt trận đối ngoại chính là khiến hình ảnh toàn cầu của nước
Mỹ bị suy giảm đáng kể khi ông liên tục làm mất lòng các đồng minh quan trọng của
Washington. Xu hướng của Tổng thống Donald Trump đẩy các đồng minh ra xa và cô
lập Mỹ, bao gồm rút khỏi các thỏa thuận và định chế quốc tế quan trọng như Hiệp định
khí hậu Paris, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, Hội đồng Nhân quyền Liên
Hợp Quốc, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),… đã có tác động đáng kể. Người dân trên
khắp thế giới đã bày tỏ quan điểm tiêu cực về Tổng thống thứ 45 của Mỹ.
Không ít người phàn nàn chuyện nước Mỹ thời ông Trump từ bỏ vai trò lãnh đạo
toàn cầu và theo đuổi nhiều chính sách hướng nội. Điều này thể hiện rõ qua động thái
công kích của ông nhằm vào một số tổ chức đa phương và quyết định rút Mỹ khỏi một
số hiệp định, thỏa thuận đa phương (Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, thỏa
thuận hạt nhân Iran, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, Hội đồng Nhân quyền
Liên Hợp Quốc, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),…)
3.2.3 Cách giải quyết đại dịch COVID-19
Một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ đó là đại dịch COVID-
19 và một nguyên nhân chính khiến tình hình dịch bệnh trở nên tồi tệ hơn bắt nguồn từ
cách thức xử lý của Tổng thống Donald Trump. Ông Donald Trump đã nhiều lần hạ thấp
mối đe dọa từ virus SARS-CoV-2, mâu thuẫn với các chuyên gia y tế công cộng hàng
đầu và phớt lờ những khuyến nghị từ đội ngũ cố vấn y tế thuộc Nhóm đặc trách chống
COVID-19 của Nhà Trắng. Việc ông Donald Trump mắc COVID-19, phải nhập viện
điều trị tại Trung tâm Quân y Quốc gia Walter Reed là hệ quả tất yếu và không khiến
nhiều người bất ngờ. Cũng may là ông Donald Trump đã kịp hồi phục để tham gia vào
giai đoạn vận động tranh cử nước rút. Xu hướng của Tổng thống Donald Trump đẩy các
đồng minh ra xa và cô lập Mỹ, bao gồm rút khỏi các thỏa thuận và định chế quốc tế quan
trọng đã có tác động đáng kể tới vấn đề này. Người dân trên khắp thế giới đã bày tỏ quan
điểm tiêu cực về Tổng thống thứ 45 của Mỹ. Tháng 01/2020, Trung tâm nghiên cứu Pew

Trang 30
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế
công bố kết quả khảo sát người dân tại 32 quốc toàn thế giới, cho thấy 64% số người
được hỏi ý kiến nói rằng họ không tin tưởng ông Donald Trump làm điều đúng đắn trong
các vấn đề thế giới và chỉ có 29% tin tưởng Tổng thống Mỹ. Việc Tổng thống Donald
Trump xử lý cuộc khủng hoảng COVID-19 cũng khiến nước Mỹ lúng túng trên trường
thế giới và tạo ra một khoảng trống trong vai trò lãnh đạo toàn cầu mà Trung Quốc đã
gấp rút lấp đầy.
3.2.4 Chính sách chính trị
Tình trạng bất ổn xã hội, phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát trong nhiệm kỳ
của tổng thống Donald Trump cũng lên tới đỉnh điểm và kéo dài. Đáng chú ý, phản ứng
của ông Donald Trump trong vụ xô xát gây chết người liên quan tới nhóm cực hữu “phát
xít mới” ở thành phố Charlottesville, bang Virginia vẫn là một trong những thời khắc
gây tranh cãi nhất trong nhiệm kỳ tổng thống. Ông đã đổ lỗi cho “nhiều bên” về bạo lực
tại cuộc biểu tình dẫn đến cái chết của cô Heather Heyer, một người chống biểu tình và
khiến 19 người khác bị thương ngày 12/8/2017. Tuyên bố của ông Donald Trump đã
vấp phải sự phẫn nộ không chỉ của các thành viên đảng Dân chủ, mà ngay cả trong nội
bộ đảng Cộng hòa. Hay như cái chết của George Floyd, một người đàn ông Mỹ gốc Phi
vào ngày 25/5/2020 tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota, đã châm ngòi cho các
cuộc biểu tình chống bạo lực cảnh sát và phân biệt chủng tộc trên khắp nước Mỹ. Đây
là lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân Mỹ thuộc nhiều màu da khác nhau đã đoàn kết lại
để biểu lộ sự bất bình về nạn phân biệt chủng tộc. Thay vì kêu gọi hòa giải, Tổng thống
Donald Trump lại có những phát ngôn và hành động “đổ thêm dầu vào lửa” khiến phong
trào biểu tình lan rộng và kéo dài.
Quả thật, Tổng thống Donald Trump khi vào năm cuối nhiệm kỳ đầu tiên và khi
ông đang ở thế “thượng phong” để tiếp tục tại vị ở Nhà Trắng thêm bốn năm nữa thì đại
dịch COVID-19 ập đến. Sức khỏe của nền kinh tế Mỹ, vốn là niềm tự hào, thành tựu
quan trọng nhất mà ông Donald Trump đã làm được sau hơn ba năm cầm quyền và cũng
chính là thước đo quan trọng nhất đối với cử tri Mỹ trong Ngày bầu cử, gần như đã bị
xóa sổ. Cùng với những phát ngôn, hành động hay chính sách “ gây tranh cãi” đã khiến
cho những thành tựu mà Tổng thống thứ 45 của Mỹ đạt được trở nên nhạt nhòa, trong
khi đó những sai lầm và thất bại mang tính lịch sử của ông sẽ là điều phần đông công
chúng Mỹ, cũng như người dân trên khắp thế giới rất khó quên.

Trang 31
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế

KẾT LUẬN
Nhờ vào các chính sách tập trung vào việc ưu tiên lợi ích của Mỹ lên hàng đầu,
các chính sách mạnh bạo và chính sách đối ngoại hợp lý, Donald Trump đã đưa nền kinh
tế Mỹ trở nên vĩ đại nhất trong lịch sử của đất nước giàu có này, khiến cho cuộc sống
của người dân Mỹ được cải thiện rất đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng là những
chính sách của ông đã gây ra rất nhiều chỉ trích từ người dân cả trong lẫn ngoài nước.
Những chính sách về trục xuất người định cư, các chính sách đối ngoại gây bất lợi cho
nhiều quốc gia, cùng với đó là chính sách chính trị bất ổn đã tạo nên làn sóng phẫn nộ
nhắm vào ông Trump.

Trong 4 năm làm tổng thống, nếu 3 năm đầu là những nỗ lực để đưa nước Mỹ phát
triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, thì đến năm cuối của nhiệm kỳ của mình lại là một nốt
trầm trong việc lãnh đạo của ông Trump khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Chính do
sự phớt lờ sức ảnh hưởng của đại dịch của ông mà đã khiến nước Mỹ trở thành đất nước
có số ca nhiễm cao nhất trên thế giới, khiến nền kinh tế đi xuống nhanh chóng và tỉ lệ
mất việc làm tăng cao. Đây có lẽ cũng là lý do khiến cho người dân Hoa Kỳ dần mất đi
sự tín nhiệm của mình dành cho ông, mất đi sự tin tưởng vào việc lãnh đạo của vị tổng
thống này. Hệ quả là, vào cuộc tranh cử tái nhiệm kỳ của mình vào năm 2020, ông không
còn được sự ủng hộ mạnh mẽ từ người dân như cuộc tranh cử thứ nhất nữa. Kết quả bầu
cử cuối cùng cũng nghiêng về ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden, đưa Donald Trump
trở thành cựu tổng thống của Mỹ và kết thúc một nhiệm kỳ đầy huy hoàng nhưng cũng
đầy tai tiếng của ông.

Trang 32
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đinh Thanh Tú, & Lê Thế Lâm. (2018, 01 25). Nhận diện chính sách đối ngoại của
Mỹ dưới thời Tổng thống Donal Trump. Retrieved from Trang web Lý luận chính
trị của Cơ quan nghiên cứu và ngôn luận khoa học của Học viện chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh: http://www.lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/2367-
nhan-dien-chinh-sach-doi-ngoai-cua-my-duoi-thoi-tong-thong-donal-trump.html
Donald J.Trump. (n.d.). Retrieved from The Trump Organization:
https://www.trump.com/leadership/donald-j-trump-biography
Hải Võ, & Đoàn Lan Hương. (2021, 01 08). Donald Trump và 4 năm khác biệt trong
lịch sử nước Mỹ. Retrieved from Báo Điện tử CafeF: https://cafef.vn/tam-biet-
donald-trump-khep-lai-4-nam-khac-biet-trong-lich-su-nuoc-my-
20210108164605053.chn
Hạnh Nguyễn. (2019, 07 07). Những dấu mốc quan trọng thúc đẩy quan hệ giữa Mỹ -
Triều Tiên. Retrieved from Báo An ninh Thủ đô: https://anninhthudo.vn/nhung-
dau-moc-quan-trong-thuc-day-quan-he-giua-my-trieu-tien-post398888.antd
Hoàng Hà. (2017, 06 22). Quan hệ Nga - Mỹ: Thực không như mơ. Retrieved from
Báo Điện tử Dân trí: https://dantri.com.vn/the-gioi/quan-he-nga-my-thuc-khong-
nhu-mo-20170622162515106.htm
Hoàng Phương. (2021, 01 21). Nhiệm kỳ của Tổng thống Trump gây tranh cãi nhất.
Retrieved from Báo Người Lao động: https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/my-
nhiem-ky-tranh-cai-nhat-20210120221251729.htm
Hoàng Vũ. (2015, 02 08). Chiến lược An ninh Quốc gia 2015 của Mỹ có gì mới?
Retrieved from Báo Điện tử Dân trí: https://dantri.com.vn/the-gioi/chien-luoc-an-
ninh-quoc-gia-2015-cua-my-co-gi-moi-
1424031914.htm?fbclid=IwAR3NtcDzF_aUiQrk7D-
mw_ASfCjBwW5QSYg2Uuwn3b89qKu_hSBD9zOcD_c
Khánh Linh. (2019, 11 06). Cuộc chiến thương mại tác động tiêu cực tới Mỹ và Trung
Quốc. Retrieved from Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam:
https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/-cuoc-chien-thuong-mai-tac-dong-tieu-cuc-
toi-my-va-trung-quoc-541834.html
Minh Hải. (2021, 01 09). Chính sách đối ngoại và quốc phòng của Mỹ dưới thời ông
Donald Trump. Retrieved from Báo Điện tử Công an nhân dân:
https://cand.com.vn/Binh-luan-quoc-te/Chinh-sach-doi-ngoai-va-quoc-phong-cua-
My-duoi-thoi-ong-Donald-Trump-i593896/
Nhân Vũ. (2015, 03 12). Chiến lược An ninh quốc gia mới của Mỹ. Retrieved from
Vietnamdefence: http://vietnamdefence.com/Home/phantich/Chien-luoc-An-ninh-
quoc-gia-moi-cua-

Trang 33
Tiểu luận Kinh tế chính trị quốc tế
My/20153/54355.vnd?fbclid=IwAR0ExtTcmYHEGsX7wDnmAWfQjGiMGtXPo
4J0u0l4bUubBWyNuap9mZVAvXw
P.Võ. (2019, 05 08). Canh bạc chính sách đối ngoại của ông Donald Trump.
Retrieved from Báo Người Lao động: https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/canh-bac-
chinh-sach-doi-ngoai-cua-ong-donald-trump-20190507103319215.htm
Phạm Huân, & Huy Hoàng. (2020, 11 03). Những thành công và thất bại lớn nhất của
Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ đầu. Retrieved from Báo Thanh niên Việt:
https://thanhnienviet.vn/2020/11/03/nhung-thanh-cong-va-that-bai-lon-nhat-cua-
tong-thong-trump-trong-nhiem-ky-dau/
Quan hệ Mỹ - EU: "Sợi dây khó đứt". (2019, 06 06). Retrieved from Báo Điện tử
VOV: https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/quan-he-my-eu-soi-day-kho-dut-
918224.vov
Quốc Ngọc. (n.d.). Donald Trump - Những thành tựu trong nhiệm kì đầy biến động.
Retrieved from Báo Điện tử Phụ nữ:
https://www.phunuonline.com.vn/longform/nhung-thanh-tuu-cua-tong-thong-
donald-trump-trong-nhiem-ky-day-bien-dong-a180.html
Tổng Thống Donald J. Trump Công bố Chiến lược An Ninh Quốc Gia nhằm thúc đẩy
lợi ích của nước Mỹ. (2017, 12 19). Retrieved from Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự
quán Hoa Kỳ tại Việt Nam: https://vn.usembassy.gov/vi/tong-thong-donald-j-
trump-cong-bo-chien-luoc-ninh-quoc-gia-nham-thuc-day-loi-ich-cua-nuoc/
Vụ Châu Mỹ. (2008). Tổng quan về chính sách thương mại của Hoa Kỳ. Tổ chức
thương mại thế giới WTO.
WH.GOV. (n.d.). Donald Trump - The 45th President of The United States. Retrieved
from The White House: https://www.whitehouse.gov/about-the-white-
house/presidents/donald-j-
trump/?fbclid=IwAR2aTqi3zExQUS1dwncaWGhMuGWA-
s21RkxwZCzjnz8GhJwjiZWKS3EXS9M

Trang 34

You might also like