You are on page 1of 17

PHÂN TÍCH

MẶT CHỦ QUAN


CỦA TỘI PHẠM

TP.HCM, 2020
Điểm
Tên thành Điềm
STT MSSV Email SĐT Nhiệm vụ Đánh giá (Nhóm
viên (Thầy)
trưởng)

Nguyễn Thị yennt18502@st.uel.edu.vn


1 K185021711 0364802670 Nội dung (lỗi) 100%
Yến

Nội dung (động cơ


Lê Thị Hoàng
2 K185021663 nganlth18502@st.uel.edu.vn 0866629469 và mục đích phạm 100%
Ngân
tội), dẫn trò chơi

Nội dung (động cơ


Nguyễn Khánh nhunk18502@st.uel.edu.vn
3 K185021673 0977231593 và mục đích phạm 100%
Như
tội)

Nguyễn Thị thaontp18502@st.uel.edu.vn Nội dung (lỗi),


4 K185021688 0941669742 100%
Phương Thảo thuyết trình

Nội dung (sai lầm


Huỳnh Tấn thanhht18502@st.uel.edu.vn
5 K185021686 0967981820 và ảnh hưởng của 100%
Thành
sai lầm)

Nội dung (sai lầm


Nguyễn Lê quynhnln18502@st.uel.edu.vn
6 K185021679 0398033327 và ảnh hưởng của 100%
Như Quỳnh
sai lầm)

Nội dung (động cơ


Đặng Thu uyendt18502@st.uel.edu.vn
7 K185021707 0935841260 và mục đích phạm 100%
Uyên
tội)

Nguyễn uyennp18502@st.uel.edu.vn Nội dung (lỗi),


8 K185021709 0353025311 100%
Phương Uyên Powerpoint

Võ Thị Trâm anhvtt18501@st.uel.edu.vn


9 K185011516 0358635627 Nội dung (lỗi) 100%
Anh

Nội dung (khái


Đỗ Hà Quỳnh tramdhq17411c@st.uel.edu.vn
10 K174111322 0393424084 niệm), tổng hợp 100%
Trâm
word, thuyết trình
Giảng viên Nhóm trưởng
ký và ghi rõ họ tên ký và ghi rõ họ tên

Th.s. Ngô Minh Tín Nguyễn Thị Yến


MỤC LỤC
CHỦ ĐỀ 5 PHÂN TÍCH MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM .......................................1
I. KHÁI NIỆM ...................................................................................................................1
1.1. Các nội dung của mặt chủ quan ..................................................................................1
1.2. Ý nghĩa nghiên cứu mặt chủ quan ..............................................................................1
II. LỖI ...................................................................................................................................1
2.1. Khái niệm chung .........................................................................................................1
2.2. Phân loại lỗi ................................................................................................................1
2.3. Phân biệt sự kiện bất ngờ và lỗi vô ý do cẩu thả ........................................................4
2.4. Ý nghĩa của dấu hiệu lỗi trong hoạt động định tội, định khung .................................6
III. ĐỘNG CƠ VÀ MỤC ĐÍCH PHẠM TỘI ..................................................................6
3.1. Động cơ phạm tội .......................................................................................................6
a. Khái niệm ................................................................................................................6
b. Phân biệt động cơ phạm tội và động cơ xử sự ........................................................6
c. Ý nghĩa ....................................................................................................................7
3.2. Mục đích phạm tội ......................................................................................................7
a. Khái niệm ................................................................................................................7
b. Phân biệt mục đích phạm tội và hậu quả của tội phạm ...........................................7
c. Ý nghĩa ....................................................................................................................8
IV. SAI LẦM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA SAI LẦM ..........................................................9
4.1. Sai lầm pháp luật ........................................................................................................9
4.2. Sai lầm sự việc ............................................................................................................9
a. Sai lầm về khách thể ................................................................................................9
b. Sai lầm về đối tượng..............................................................................................10
c. Sai lầm về quan hệ nhân quả .................................................................................11
d. Sai lầm về công cụ, phương tiện phạm tội ............................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................13
CHỦ ĐỀ 5: PHÂN TÍCH MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM

CHỦ ĐỀ 5
PHÂN TÍCH MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM
I. KHÁI NIỆM
Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, là trạng thái tâm lý của người
phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do người đó thực hiện và đối với hậu
quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi ấy, thể hiện ở dấu hiệu lỗi, động cơ phạm tội và
mục đích phạm tội.1
1.1. Các nội dung của mặt chủ quan
Hoạt động tâm lý con người gồm nhiều nội dung khác nhau như lý trí (nhận thức), ý chí,
động cơ, mục đích, tình cảm, xu hướng… Nhưng những nội dung thuộc mặt chủ quan
chỉ bao gồm: lý trí (nhận thức), ý chí, động cơ và mục đích. Vì những nội dung này thể
hiện thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi và hậu quả của hành vi do họ
thực hiện.
1.2. Ý nghĩa nghiên cứu mặt chủ quan
 Giúp xác định một hành vi gây thiệt cho xã hội có thỏa mãn cấu thành tội phạm
(CTTP) hay không;
 Giúp phân biệt các tội phạm trong trường hợp thực hiện cùng một hành vi gây ra
cùng một hậu quả;
 Có ý nghĩa trong việc xác định khung hình phạt và lượng hình.
II. LỖI
2.1. Khái niệm chung
Lỗi là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và
đối với hậu quả mà hành vi của mình gây ra dưới dạng hữu ý hoặc vô tình. Thái độ tâm
lý này của chủ thể không phải là phản ứng lại sau khi sự kiện thực hiện hành vi xảy ra,
mà là diễn ra đồng thời với quá trình thực hiện hành vi, theo nghĩa là hành vi được kiểm
soát nhất định bởi ý thức của người phạm tội.2
2.2. Phân loại lỗi

1
VKSND huyện Tuy Đức (2020). Phân tích mặt chủ quan của tội phạm, http://vksdaknong.gov.vn/Vien-Kiem-Sat-
Nhan-Dan-Tinh-Dak-Nong/78/1122/2500/123527/Trao-doi-phap-luat/Phan-tich-mat-chu-quan-cua-toi-pham-
.aspx?fbclid=IwAR1VT_WsZddB3_Q3Y_KjYo5eERJVnVnXhe4tBfFh_J-W-WgaoOta_2Tl2YA, xem 11/12/2020.
2
Lê Nguyễn Nhật Minh, 2019, Tập bài giảng Luật Hình sự phần chung, trang 59, Trường đại học Kinh tế- Luật.

1 | 13
CHỦ ĐỀ 5: PHÂN TÍCH MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM

Vô ý do Vô ý do
Tiêu chí Cố ý trực tiếp Cố ý gián tiếp
quá tự tin cẩu thả

Căn cứ Khoản 1 Điều Khoản 2 Điều Khoản 2 Điều Khoản 2 Điều


pháp lý 10 BLHS 2015 10 BLHS 2015 11 BLHS 2015 11 BLHS 2015

Người phạm Người khi thực Người phạm Người phạm


tội nhận thức hiện hành vi tội tuy thấy tội không thấy
rõ hành vi của nguy hiểm cho trước hành vi trước hành vi
mình là nguy xã hội nhận của mình có của mình có
hiểm cho xã thức rõ hành vi thể gây ra hậu thể gây ra hậu
hội, thấy trước của mình là quả cho xã hội quả nguy hại
hậu quả của nguy hiểm cho nhưng cho cho xã hội,
hành vi đó và xã hội, thấy rằng hậu quả mặc dù phải
Khái niệm mong muốn trước hậu quả đó sẽ không thấy trước và
hậu quả xảy ra của hành vi đó xảy ra hoặc có có thể thấy
có thể xảy ra, thể ngăn chặn trước hậu quả
tuy không được đó
mong muốn
nhưng vẫn có
ý thức để mặc
cho hậu quả
xảy ra

Nhận thức rõ Nhận thức rõ Người phạm Người phạm


tính chất nguy tính chất nguy tội nhận thức tội không thấy
hiểm cho xã hiểm cho xã được tính chất trước hành vi
hội của hành vi hội của hành vi nguy hiểm của của mình có
mà mình thực mà mình thực hành vi và thấy thể gây ra hậu
hiện, thấy hiện, thấy được khả năng quả cho xã hội
Về mặt nhận
trước hành vi trước hành vi xảy ra hậu quả
thức
đó có thể gây đó có thể gây nhưng cho
hậu quả hậu quả rằng có thể
nghiêm trọng nghiêm trọng ngăn chặn
cho xã hội cho xã hội được hoặc hậu
quả sẽ không
xảy ra

Người phạm Người phạm Người phạm Người phạm


tội mong muốn tội không tội không tội thực hiện
hậu quả xảy ra mong muốn mong muốn hành vi mà
hậu quả xảy ra, hành vi của hành vi này
Về mặt ý chí
tức hậu quả mình gây ra phải thấy
xảy ra không hậu quả nguy trước và có
phù hợp với hại cho xã hội thể thấy trước
mục đích hậu quả nguy

2 | 13
CHỦ ĐỀ 5: PHÂN TÍCH MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM

phạm tội. Tuy hiểm cho xã


nhiên để thực hội
hiện mục đích
này, người
phạm tội để
mặc hậu quả
nguy hiểm cho
xã hội mà hành
vi của mình có
thể gây ra

Do có mâu B giăng lưới A là bác sĩ Y tá khi phát


thuẫn từ trước, điện để chống muốn áp dụng thuốc do vội
một hôm A trộm đột nhập pháp đồ điều vàng nên đã
đang ngồi nhưng không trị mới cho B. phát nhầm
uống nước thì có cảnh báo an Mặc dù biết thuốc của A
B xông tới toàn dẫn đến rằng việc thử cho B dẫn đến
đâm chết A. chết người. Dù nghiệm việc B chết. Trường
Trường hợp B không mong điều trị với B hợp này, y tá
này, A mong muốn hậu quả có thể gây ra không thấy
muốn hậu quả chết người xảy hậu quả chết trước hành vi
xảy ra và nhận ra nhưng có ý người nhưng A của mình có
Ví dụ
thức được hậu thức bỏ mặc cho rằng mình thể gây ra hậu
quả đó nên đây hậu quả xảy ra kiểm soát được quả là B chết,
là lỗi cố ý trực nên đây là lỗi toàn bộ quá mặc dù phải
tiếp cố ý gián tiếp trình điều trị. thấy trước và
Tuy nhiên, do có thể thấy
phản ứng trước hậu quả
thuốc, B chết. đó nên y tá
Trường hợp phạm lỗi vô ý
này, A có lỗi do cẩu thả
vô ý do quá tự
tin

Phân tích tình huống cụ thể:


Sáng 6/8/2019, tài xế Doãn Quý Phiến (SN 1966, lái xe ô tô đưa đón học sinh
trường Tiểu học Gateway) đón bị cáo Nguyễn Bích Quy (SN 1964, nhân viên giám sát
trên xe của Công ty TNHH Vận tải và Du lịch Ngân Hà) để tới các điểm đón học sinh
trường tiểu học Quốc tế Gateway. Bị cáo Quy đã đón tổng số 13 học sinh, trong đó có
bé L.H.L. (6 tuổi, học sinh lớp 1 Tokyo). Sau khi đến trường, bà Quy đã vừa bế, vừa dắt
hai học sinh nên không để ý việc bé L. không xuống xe. Ông Phiến cũng không kiểm
tra khoang hành khách mà lái xe về bãi đỗ ở Học viện Báo chí. Trong khi đó, bà Quy

3 | 13
CHỦ ĐỀ 5: PHÂN TÍCH MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM

vẫn điền vào sổ giao nhận học sinh của trường Gateway, tổng số đủ 13 cháu rồi ra về.
Bà Nguyễn Thị Thủy (SN 1990, giáo viên chủ nhiệm lớp 1 Tokyo, trường Tiểu học
Gateway) đã không báo cho gia đình biết việc bé L. vắng mặt. Đến chiều cùng ngày,
ông Phiến lái xe quay lại trường đón học sinh. Lúc này, bà Quy mới phát hiện bé L. nằm
bất động trên sàn ôtô, sau đó bé được xác định đã tử vong.
Hành vi của bà Quy:
 Bà Quy đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (theo Điều 12 BLHS 2015) và có đủ
năng lực trách nhiệm hình sự, có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của
mình.
 Về mặt lỗi: (1) Không nhận thức được hành vi nguy hiểm cho xã hội (không kiểm
tra và nghĩ không còn bé nào chưa xuống xe); (2) Không thấy trước được hậu
quả là bé L sẽ chết; (3) Không mong muốn hậu quả xảy ra (không mong muốn
bé L chết), bà cho rằng các bé đã xuống xe hết.
Vậy bà Quy có lỗi vô ý làm chết người do cẩu thả.
Hành vi của ông Phiến:
 Ông Phiến đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (theo Điều 12 BLHS 2015) và có đủ
năng lực trách nhiệm hình sự, có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của
mình.
 Về mặt lỗi: (1) Không nhận thức được hành vi nguy hiểm cho xã hội (không kiểm
tra và nghĩ không còn bé nào chưa xuống xe); (2) Không thấy trước được hậu
quả là bé L chết; (3) Không mong muốn hậu quả xảy ra (không mong muốn bé L
chết), cho rằng các bé đã xuống xe hết.
Vậy ông Phiến có lỗi vô ý làm chết người do cẩu thả.
Hành vi của bà Thủy:
 Bà Thủy đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự ( theo điều 12 bộ luật hình sự 2015) và
có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi
của mình.
 Về mặt lỗi: (1) Bà Thủy là người có chức vụ quyền hạn, có nhiệm vụ phải kiểm
tra số lượng học sinh đến lớp, nhận thức rằng hành vi của mình là thiếu trách
nhiệm; (2) Bà Thủy không thấy trước hậu quả là bé L sẽ chết và cũng không
mong muốn hậu quả xảy ra.
Vậy bà Thủy có lỗi vô ý do cẩu thả.
Bà Thủy phạm tội quy định tại điểm a khoản 1 Điều 360 BLHS 2015: Tội thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với hậu quả là làm chết 01 người.
2.3. Phân biệt sự kiện bất ngờ và lỗi vô ý do cẩu thả

4 | 13
CHỦ ĐỀ 5: PHÂN TÍCH MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM

Căn cứ pháp lý: Điều 11 và Điều 20 BLHS 2015


 Vô ý do cẩu thả: trường hợp người phạm tội do cẩu thả mà không thấy trước
được hậu quả nguy hại cho xã hội mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước
được hậu quả đó.
 Sự kiện bất ngờ: người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự
kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải
thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Lỗi vô ý do cẩu thả Sự kiện bất ngờ

Người thực hiện hành vi đều không thể thấy trước được hậu quả
Giống nhau nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra và không mong
muốn hậu quả xảy ra.

Người thực hiện hành vi có Người thực hiện hành vi không


lỗi vô ý có lỗi

Người thực hiện hành vi Người thực hiện hành vi không


phải chịu trách nhiệm về phải chịu trách nhiệm về hành vi
hành vi gây ra gây ra

Khác nhau Buộc phải thấy trước hậu Không thể thấy trước và không
quả nhưng lại không thấy buộc phải thấy trước hậu quả có
trước được hậu quả đó thể xảy ra

Nguyên nhân gây hậu quả là Nguyên nhân gây hậu quả là việc
do sự cẩu thả của chủ thể không thấy trước được hậu quả
gây ra hành vi vi phạm do hoàn cảnh khách quan tác
động vào hành vi của chủ thể

Kết luận:
Lỗi vô ý do quá cẩu thả và sự kiện bất ngờ rất khó để phân biệt vì vậy, khi phân
biệt thì cần phải lưu ý vấn đề sau: Phải xét trong hoàn cảnh cụ thể để xác định một
người phải thấy trước và có thể thấy hậu quả ở lỗi vô ý do quá cẩu thả hay sự kiện bất
ngờ. Đó là căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra sự việc là lỗi vô ý do cẩu thả, một
người bình thường cũng có thể thấy trước và trong hoàn cảnh cụ thể đó ai cũng không
thấy trước thì là do sự kiện bất ngờ. Tức là hai vấn đề này phải luôn được xác định một
cách song song với nhau để loại trừ trường hợp còn lại nhằm phân biệt.3

3
Phân biệt lỗi vô ý do quá cẩu thả và sự kiện bất ngờ, https://luatduonggia.vn/phan-biet-loi-vo-y-do-qua-cau-tha-va-su-
kien-bat-ngo/, xem 13/12/2020.

5 | 13
CHỦ ĐỀ 5: PHÂN TÍCH MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM

2.4. Ý nghĩa của dấu hiệu lỗi trong hoạt động định tội, định khung
Nguyên tắc “có lỗi” là nguyên tắc đặc thù của Luật hình sự. Tính có lỗi là thuộc
tính cơ bản của tội phạm, là yếu tố bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm. Nếu không
thể chứng minh được yếu tố lỗi của hành vi thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó, lỗi còn có ý nghĩa trong việc xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của
hành vi phạm tội. Từ đó, làm căn cứ cho việc định tội, định khung hình phạt.
Thứ nhất, trong việc định tội, đối với một số tội phạm cụ thể, yếu tố lỗi cố ý hay
vô ý là cấu thành cơ bản của tội phạm. Trong một số trường hợp, có sự tương đồng trong
cấu thành cơ bản, nhưng với những lỗi khác nhau, sẽ được quy định thành những tội
phạm khác nhau. Ví dụ: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác (Điều 134 BLHS 2015), tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác (Điều 138 BLHS 2015).
Đồng thời, có những tội phạm được quy định bắt buộc phải có yếu tố lỗi là lỗi cố
ý mới được xác định là hành vi phạm tội. Ví dụ: Tội xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp (“Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu…” -
Điều 226 BLHS 2015), tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ (Điều
231 BLHS 2015)…
Thứ hai, đối với một số tội phạm, yếu tố lỗi cũng có vai trò quan trọng trong việc
định khung hình phạt. Ví dụ, đối với tội cướp tài sản, tình tiết tăng nặng tại điểm c khoản
4 Điều 168 BLHS 2015 quy định về việc “làm chết người” khi cướp tài sản, thì buộc
việc làm chết người phải là lỗi vô ý, nếu đây là lỗi cố ý thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về hai tội: cướp tài sản và giết người. Tương tự với quy định về tội hiếp dâm
(Điều 141 BLHS 2015), tình tiết tăng nặng “làm nạn nhân chết” tại điểm d khoản 3 phải
được xác định là lỗi vô ý, nếu là lỗi cố ý thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm
hình sự với hai tội: hiếp dâm và giết người.4
III. ĐỘNG CƠ VÀ MỤC ĐÍCH PHẠM TỘI
3.1. Động cơ phạm tội
a. Khái niệm
Động cơ phạm tội được hiểu là động lực tâm lý thúc đẩy người phạm tội thực hiện
hành vi phạm tội.5
Một số động cơ phạm tội thường gặp: động cơ vụ lợi, đê hèn, ghen tuông, trả thù,...
b. Phân biệt động cơ phạm tội và động cơ xử sự

4
Nguyễn Thị Nhuần (2011). Lỗi cố ý trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ ngành luật hình sự, mã số 60 38 40,
trang 13-14, https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5451/1/00050000477.pdf, xem 13/12/2020.
5
Tlđd (2).

6 | 13
CHỦ ĐỀ 5: PHÂN TÍCH MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM

Động cơ phạm tội chỉ có thể đặt ra với các tội thực hiện với lỗi cố ý. Còn các tội thực
hiện với lỗi vô ý chỉ có động cơ của xử sự.6
Ví dụ: Điều 263 BLHS 2015, đối với hành vi điều động người không đủ điều kiện
điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ thì lợi ích chỉ là động cơ xử
sự khiến họ thực hiện hành vi mà không phải là động cơ phạm tội.
c. Ý nghĩa
Trong một số ít trường hợp, động cơ phạm tội được quy định là dấu hiệu bắt
buộc của một số cấu thành tội phạm, cho phép phân biệt tội phạm với không phải là
tội phạm.7 Ví dụ: Điều 177 BLHS 2015 đối với tội sử dụng trái phép tài sản thì động
cơ vụ lợi là một dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm, hoặc Điều 357 BLHS 2015
quy định động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội
lạm quyền trong khi thi hành công vụ.
Động cơ phạm tội cũng là dấu hiệu định khung hình phạt trong một số tội
phạm.8 Ví dụ: Động cơ đê hèn là dấu hiệu định khung hình phạt của tội giết người
được quy định ở điểm q khoản 1 Điều 123 BLHS 2015. Tính chất đặc biệt của động
cơ phạm tội trong trường hợp này làm tăng một cách đáng kể tính nguy hiểm cho xã
hội của tội giết người và dấu hiệu động cơ đê hèn cho phép phân biệt giữa giết người
bình thường với trường hợp giết người có tình tiết tăng nặng này.
Bên cạnh đó động cơ phạm tội còn là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ9 được
quy định ở Điều 51, 52 BLHS 2015. Chẳng hạn như động cơ phạm tội trong trường
hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự.
3.2. Mục đích phạm tội
a. Khái niệm
Mục đích phạm tội là kết quả cuối cùng trong ý chí của người phạm tội khi thực hiện
tội phạm. Người thực hiện hành vi phạm tội để phục vụ cho mục đích phạm tội của
mình thì có hàm ý cố tình phạm tội. Mục đích phạm tội là "mốc" mà người thực hiện
hành vi dự định sẽ đạt được.10
b. Phân biệt mục đích phạm tội và hậu quả của tội phạm

6
Bình luận Luật Hình sự 1, http://www.luatlcmt.com/laws/detail/Giao-trinh-Bo-luat-Hinh-su-phan-chung-
35/?fbclid=IwAR3jHNZ4ubbloEII9dy5OsqshCp8KW_DVwdiVqtBHlEIYZGdd7x9dK542kU, xem 13/12/2020.
7
Võ Văn Tài, Slide bài giảng luật hình sự phần chung.
8
Tlđd (7).
9
Tlđd (7).
10
Tlđd (2).

7 | 13
CHỦ ĐỀ 5: PHÂN TÍCH MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM

Mục đích phạm tội được phân biệt với hậu quả nguy hiểm cho xã hội của một
tội phạm ở chỗ: nếu mục đích phạm tội là nhằm vào một hậu quả của tội phạm nghĩa
là người thực hiện phạm tội mong muốn kết quả của hành vi là hậu quả của tội phạm
thì có thể hàm ý người thực hiện hành vi có lỗi cố ý trực tiếp.11 Tuy nhiên, khi mục
đích phạm tội là hậu quả nguy hiểm cho xã hội của một tội phạm không đồng nghĩa
với việc hành vi sẽ dừng lại chỉ khi hậu quả nguy hiểm này đạt được, hay được hoàn
thành.12 Như vậy mục đích là dấu hiệu chủ quan, hậu quả là dấu hiệu khách quan của
tội phạm. Hậu quả xảy ra có thể thể hiện đầy đủ hoặc một phần mục đích phạm tội.13
Ví dụ: Anh A thực hiện hành vi trộm cắp. Trường hợp hậu quả là chiếc xe bị mất thì
xem như hậu quả thể hiện đầy đủ mục đích phạm tội, ngược lại nếu anh A chỉ mới
vừa thực hiện hành vi trộm cắp cả mình nhưng bị phát hiện thì hậu quả thể hiện một
phần mục đích phạm tội.
Trong một số trường hợp, cùng một hành vi gây ra hậu quả giống nhau nhưng
mục đích khác nhau thì phạm tội khác nhau. Chẳng hạn như hành vi tổ chức môi giới
cho người khác trốn đi nước ngoài có mục đích thu lợi bất chính thì phạm tội quy
định tại điều 349 BLHS 2015; còn với cùng hành vi này nhưng mục đích nhằm chống
chính quyền nhân dân thì phạm tội quy định tại điều 120 Bộ luật này.
c. Ý nghĩa
Trong một số trường hợp, mục đích phạm tội là dấu hiệu định tội (giúp phân
biệt giữa tội này hoặc tội kia).14 Ví dụ: Đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia,
tội phản bội tổ quốc nhằm “gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ của quốc gia,...” thì khác với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân với mục đích là “lật đổ chính quyền nhân dân”.
Đa số các trường hợp, mục đích phạm tội là tình tiết định khung hình phạt, hoặc
định khung tăng nặng.15 Ví dụ: Điều 150 BLHS 2015 quy định về tội mua bán người,
nếu mục đích phạm tội là đưa nạn nhân ra khỏi biên giới Việt Nam thì bị phạt tù từ
8-15 năm.
Cuối cùng, vì người phạm tội có hay không mục đích phạm tội thể hiện được
tính nguy hiểm của hành vi, mức độ lỗi,… nên có ý nghĩa trong việc quyết định hình
phạt.16

11
Tlđd (2).
12
Tlđd (2).
13
Tlđd (7).
14
Tlđd (2).
15
Tlđd (2).
16
Tlđd (2).

8 | 13
CHỦ ĐỀ 5: PHÂN TÍCH MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM

IV. SAI LẦM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA SAI LẦM


Sai lầm thường được hiểu là những quan điểm, nhận thức không đúng đắn của một
người đối với một sự vật, hiện tượng khách quan. Sai lầm trong Luật hình sự được hiểu
là quan niệm không đúng đắn của con người về tính chất pháp lý và về những tình tiết
thực tế khác của hành vi mà người đó đã thực hiện. Tùy vào loại và mức độ sai lầm mà
có thể ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự mà chủ thể thực hiện hành vi phải chịu. Có
hai loại sai lầm trong pháp luật hình sự là sai lầm pháp luật và sai lầm sự việc.17
4.1. Sai lầm pháp luật
Sai lầm về pháp luật là sự hiểu lầm của chủ thể về tính chất pháp lí của hành vi mà
người đó thực hiện.18 Sai lầm pháp luật thường rơi vào ba trường hợp cụ thể sau:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi hiểu lầm rằng hành vi của mình là hành vi
tưởng bị phạm tội, nhưng trên thực tế hành vi này lại không được BLHS xem là tội phạm. Việc
sai lầm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trách nhiệm hình sự của chủ thể. Nguyên tắc của
pháp luật hình sự là chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu
trách nhiệm hình sự (khoản 1 Điều 2 BLHS 2015). Đây không phải là tội phạm nên tất
nhiên, vấn đề trách nhiệm hình sự sẽ không được đặt ra.
Thứ hai, chủ thể thực hiện hành vi hiểu lầm rằng hành vi của mình không phải là
hành vi phạm tội nhưng luật lại quy định hành vi đó là tội phạm. Trong trường hợp này,
tưởng k bị người thực hiện hành vi có tính gây thiệt hại vẫn có lỗi nếu họ nhận thức được hoặc có
thể nhận thức được tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi của mình vì dấu hiệu có lỗi
không đòi hỏi chủ thể phải nhận thức được tính trái pháp luật hình sự của hành vi.19
Thứ ba, chủ thể thực hiện hành vi khi hiểu lầm về hậu quả pháp lý của hành vi mà
tưởng nhẹ mình thực hiện: về tội danh, mức hình phạt,... Sai lầm này không ảnh hưởng đến trách
nhiệm hình sự và chủ thể thực hiện hành vi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự toàn bộ
về hành vi đã thực hiện.
4.2. Sai lầm sự việc
Sai lầm sự việc là nhận thức sai lầm về những tình tiết, sự kiện hay đối tượng trong
thực tế khi thực hiện hành vi phạm tội.20 Sai lầm sự việc bao gồm sai lầm về khách thể;
về đối tượng; về mối quan hệ nhân quả và về công cụ, phương tiện phạm tội.
a. Sai lầm về khách thể

17
Tlđd (2).
18
Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần chung, Nhà xuất bản Công an Nhân dân,
trang 185.
19
Tlđd (18), trang 185.
20
Tlđd (18), trang 186.

9 | 13
CHỦ ĐỀ 5: PHÂN TÍCH MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM

Sai lầm về khách thể là sai lầm của chủ thể về tính chất của quan hệ xã hội là
đối tượng của hành vi của mình.21 Cụ thể có các trường hợp như sau:
Chủ thể xâm hại nhầm đối tượng của khách thể khác: Chủ thể định xâm phạm
đến đối tượng của khách thể này (được Luật hình sự bảo vệ) nhưng do nhầm lẫn đã
xâm phạm đến đối tượng của khách thể khác. Trong trường hợp này, chủ thể vẫn
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định phạm với lỗi cố ý. Ví dụ định mua bán tài
liệu bí mật nhà nước (Điều 337 BLHS) nhưng thực tế lại mua bán tài liệu bí mật
công tác (Điều 361 BLHS).22
Chủ thể có hành vi nhằm xâm hại đến khách thể được Luật hình sự bảo vệ
nhưng thực tế đã không xâm hại được vì đã có hành vi tác động sai vào đối tượng
tác động không thuộc khách thể đó (đối tượng thuộc khách thể mà LHS không bảo
vệ). Tương tự như trường hợp trên, ở đây, chủ thể vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội định phạm với lỗi cố ý Ví dụ như ông A muốn giết ông B và do đó đã cầm dao
đến nhà ông B định đâm chết ông B. Tuy nhiên, ông B né được và ông A chỉ đâm
trúng cái cây. Khi đó ông A vẫn phải chịu TNHS với tội danh giết người theo Điều
123 BLHS 2015.
Chủ thể không mong muốn xâm phạm đối tượng thuộc khách thể mà LHS bảo
vệ, tuy nhiên thực tế đã xâm hại do tác động nhằm vào đối tượng thuộc khách thể
được Luật hình sự bảo vệ. Trường hợp này, người thực hiện hành vi phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm với lỗi vô ý.23 Chẳng hạn, một người giăng điện bắt chuột,
có cảnh báo người qua lại nhưng có người vào và bị điện giật chết.
b. Sai lầm về đối tượng
Sai lầm về đối tượng là sai lầm của chủ thể về đối tượng tác động khi thực hiện
hành vi phạm tội.24
Cần phân biệt sai lầm về đối tượng với sai lầm về khách thể.25 Trong trường
hợp sai lầm về đối tượng, người phạm tội không có sai lầm về khách thể dự định
xâm hại mà tác động vào đối tượng khác với đối tượng dự định tác động. Sai lầm về
khách thể có thể dẫn đến sai lầm về đối tượng tác động nhưng sai lầm về đối tượng
tác động không dẫn đến sai lầm khách thể. Sai lầm này không ảnh hưởng đến lỗi và
trách nhiệm hình sự.26 Ví dụ: A dự định đột nhập vào nhà của B để trộm tài sản. Tuy

21
Tlđd (18), trang 186.
22
Tlđd (18), trang 186.
23
Bài giảng của thầy Võ Văn Tài – trường ĐH Kinh tế–Luật
24
Tlđd (7).
25
Tlđd (18), trang 187.
26
Tlđd (7).

10 | 13
CHỦ ĐỀ 5: PHÂN TÍCH MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM

nhiên vì trời tối và thiết kế của các ngôi nhà giống nhau nên A đã đột nhập nhầm vào
nhà của C (thay vì như định là đột nhập vào nhà của B) và trộm tài sản trong nhà của
C. Như vậy, trong ví dụ trên thì A đã có sự sai lầm về đối tượng tác động, thay vì tác
động vào tài sản trong nhà B thì A đã tác động vào tài sản trong nhà C. Tuy nhiên
dù là tác động vào tài sản trong nhà B hay nhà C thì khách thể vẫn là quyền sở hữu
và lỗi vẫn là lỗi cố ý trực tiếp. Chính vì vậy, A vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối
với tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS).
c. Sai lầm về quan hệ nhân quả
Sai lầm về quan hệ nhân quả là sai lầm của chủ thể trong việc định giá sự phát
triển của hành vi do mình thực hiện.27
Trong trường hợp này, người gây ra hậu quả thực tế phải chịu trách nhiệm hình
sự cho hậu quả mà mình gây ra theo lỗi vô ý, và thêm trách nhiệm hình sự cho tội
mà mình định phạm theo lỗi cố ý.28 Ví dụ: D nhắm bắn E để giết E nhưng lúc bắn thì
đạn lại chệch trúng vào A làm cho A chết. Trong ví dụ trên, D đã có sự sai lầm về
quan hệ nhân quả, D nghĩ việc mình ngắm bắn và bắn sẽ giết chết E nhưng hậu quả
thực tế thì A mới là người chết. Như vậy, D sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự cho
hậu quả mình gây ra là làm A chết với tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS) và
thêm trách nhiệm hình sự cho tội mà mình định phạm là tội giết người (Điều 123
BLHS) ở giai đoạn phạm tội chưa đạt với hành vi ngắm bắn để giết E.
d. Sai lầm về công cụ, phương tiện phạm tội
Sai lầm của chủ thể về tính chất và tác dụng của công cụ, phương tiện sử dụng
khi sử dụng phương tiện công cụ phương tiện lúc thực hiện hành vi.29 Có hai dạng
của sai lầm về công cụ, phương tiện:
Thứ nhất, chủ thể sử dụng công cụ phương tiện lầm tưởng có tính năng gây
thiệt hại, nhưng thực tế nó không thể gây ra thiệt hại.30 Ví dụ: A giết B bằng cách
cho B uống thuốc độc, nhưng thực tế đó không phải là thuốc độc nên B không chết.
Trong trường hợp này, A vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người ở giai
đoạn phạm tội chưa đạt.
Thứ hai, chủ thể sử dụng công cụ, phương tiện lầm tưởng không có tính năng
gây thiệt hại nhưng thực tế đã gây ra thiệt hại cho xã hội.31 Ví dụ: Người y tá do vội
vàng đã phát nhầm thuốc cho bệnh nhân dẫn đến bệnh nhân chết do uống nhầm

27
Tlđd (7).
28
Tlđd (2).
29
Tlđd (2).
30
Tlđd (7).
31
Tlđd (7).

11 | 13
CHỦ ĐỀ 5: PHÂN TÍCH MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM

thuốc. Trong trường hợp này, người y tá vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vô
ý làm chết người (Điều 128 BLHS) khi thỏa mãn các dấu hiệu của lỗi vô ý.

12 | 13
CHỦ ĐỀ 5: PHÂN TÍCH MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]
VKSND huyện Tuy Đức (2020). Phân tích mặt chủ quan của tội phạm,
http://vksdaknong.gov.vn/Vien-Kiem-Sat-Nhan-Dan-Tinh-Dak-
Nong/78/1122/2500/123527/Trao-doi-phap-luat/Phan-tich-mat-chu-quan-cua-toi-pham-
.aspx?fbclid=IwAR1VT_WsZddB3_Q3Y_KjYo5eERJVnVnXhe4tBfFh_J-W-
WgaoOta_2Tl2YA, xem 11/12/2020.
----------
[2] [5] [10] [11] [12] [14] [15] [16] [17] [28] [29]
Lê Nguyễn Nhật Minh, 2019, Tập bài giảng Luật Hình sự phần chung, trang 59, Trường đại
học Kinh tế - Luật.
----------
[3]
Phân biệt lỗi vô ý do quá cẩu thả và sự kiện bất ngờ, https://luatduonggia.vn/phan-biet-loi-
vo-y-do-qua-cau-tha-va-su-kien-bat-ngo/, xem 13/12/2020.
----------
[4]
Nguyễn Thị Nhuần (2011). Lỗi cố ý trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ ngành
luật hình sự, mã số 60 38 40, trang 13-14,
https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5451/1/00050000477.pdf, xem
13/12/2020.
----------
[6]
Bình luận Luật Hình sự 1, http://www.luatlcmt.com/laws/detail/Giao-trinh-Bo-luat-Hinh-su-
phan-chung-
35/?fbclid=IwAR3jHNZ4ubbloEII9dy5OsqshCp8KW_DVwdiVqtBHlEIYZGdd7x9dK542
kU, xem 13/12/2020.
----------
[7] [8] [9] [13] [23] [24] [26] [27] [30] [31]
Võ Văn Tài, Slide bài giảng luật hình sự phần chung.
----------
[18] [19] [20] [21] [22] [25]
Trường Đại học Luật Hà Nội (2018). Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần chung, Nhà
xuất bản Công an Nhân dân, trang 185, 186, 187.

13 | 13

You might also like