You are on page 1of 67

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT BÌNH DƯƠNG

KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ


-------------------- -------------------

Tiểu luận kết thúc môn học


ĐỒ ÁN HỌC PHẦN

Tên nhóm : Nhóm 4


Lớp : D20C01A
GVHD: Ths. Dương Đăng Vinh

Bình Dương, ngày 7 tháng 10 năm 2022


Danh sách nhóm
STT Họ tên MSSV Mức độ hoàn thành Ghi chú
1 Nguyễn Việt Tiến D20C01A1941 100% NT
2 Ngô Minh Trung D20C01A1357 100%
3 Phùng Duy Tân D20C01A1331 100%
4 Phạm Võ Thanh Tiến D20C01A1316 100%

Bảng phân công việc


STT Công Việc Người Làm Trạng thái
1 Chương I Tổng quan Thanh Tiến, Việt Tiến( sửa bài ) 100%
2 Chương II Cơ sở lý thuyết
3 JavaScript Duy Tân, Việt Tiến( sửa bài ) 100%
4 Domain Duy Tân, Minh Trung, Việt Tiến 100%
5 DNS Duy Tân 100%
6 Hosting Minh Trung 100%
7 Cấu trúc Web Duy Tân, Việt Tiến( sửa bài ) 100%
8 PHP Thanh Tiến, Việt Tiến( sửa bài ) 100%
9 CSS,HTML Duy Tân, Việt Tiến( sửa bài ) 100%
10 Chương III Nội Dung
11 PHPMYADMIN Việt Tiến 100%
12 Database Việt Tiến 100%
13 Trang chủ Minh Trung, Việt Tiến 100%
14 Trang Sản Phẩm Minh Trung 100%
15 Trang Tin tức Minh Trung 100%
16 Trang giỏ hàng Minh Trung 100%
17 Tính năng Minh Trung, Việt Tiến 100%
18 Chương IV Kết Luận Việt Tiến 100%

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN......................................................................................................................5
1.1. Tổng quan về trường.................................................................................................................5
1.2. Sứ mạng – Tầm nhìn...................................................................................................................6
1.3. Tổng quan về đồ án....................................................................................................................7
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................................................9
2.1. Giới thiệu JavaScript.................................................................................................................9
2.2. Giới thiệu Domain....................................................................................................................10
2.3. DNS...........................................................................................................................................15
2.4. Giới thiệu Hosting....................................................................................................................16
2.5. Cấu trúc Website.....................................................................................................................18
2.6. Giới thiệu PHP.........................................................................................................................28
2.7. Giới thiệu CSS & HTML..............................................................................................................30
CHƯƠNG III: NỘI DUNG.....................................................................................................................34
3.1. Tổng quan về trang web..........................................................................................................34
3.1.1 PHPMy Admin & Database............................................................................................34
3.1.2 Plugin & theme.................................................................................................................46
3.2 Giao diện chính........................................................................................................................55
3.2.1 Trang chủ.........................................................................................................................55
3.2.2 Trang sản phẩm...............................................................................................................56
3.2.3 Trang tin tức....................................................................................................................56
3.2.4 Trang giỏ hàng.................................................................................................................57
3.3 Tính năng.................................................................................................................................57
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN....................................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................62
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
......................................................................................................................................... ..................
....................................................................................................................... ....................................
..................................................................................................... ......................................................
................................................................................... ........................................................................
................................................................. ..........................................................................................
............................................... ............................................................................................................
............................. ..............................................................................................................................
........... ......................................................................................................................................... ......
................................................................................................................................... ........................
................................................................................................................. ..........................................
............................................................................................... ............................................................
............................................................................. ..............................................................................
........................................................... ................................................................................................
......................................... ..................................................................................................................
....................... ....................................................................................................................................
..... ......................................................................................................................................... ............
............................................................................................................................. ..............................
........................................................................................................... ................................................
.........................................................................................

Bình Dương, Ngày …. Tháng …. Năm 2022


GIẢNG VIÊN

ThS. Dương Đăng Vinh


Chương 1: Tổng quan

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về trường

Trường Đại học Kinh tế - Kỹ Thuật Bình Dương (BETU) là trường đại học trực
thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đến nay, uy tín và chất lượng đào tạo của nhà trường đã
được các cơ quan ban ngành và xã hội công nhận qua hàng loạt các giải thưởng như cúp
vàng thương hiệu Việt; nhiều năm liền nhận được bằng khen của UBND tỉnh Bình
Dương về thành tích xuất sắc trong dạy và học góp phần cung ứng nguồn nhân lực chất
lượng cao cho xã hội nói chung và các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương nói riêng; được
Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động
hạng III năm 2010. Đặc biệt trong năm 2018 này, BETU vinh dự được Chủ tịch nước trao
tặng Huân chương Lao động hạng II nhân dịp 20 năm hình thành và phát triển của nhà
Trường.

Hình 1.1: Logo trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương

BETU tọa lạc tại trung tâm tỉnh Bình Dương cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 20km
với hơn 30 phút di chuyển xe máy, một TP công nghiệp, năng động và sáng tạo, là vùng
kinh tế trọng điểm phía nam có 28 khu công nghiệp đã và đang thu hút nhiều vốn đầu tư
nước ngoài với hàng ngàn DN đang hoạt động mở ra cơ hội thực tập và việc làm cho sinh
viên sau tốt nghiệp. Tại Bình Dương chi phí sinh hoạt thấp, an ninh trật tự, phương tiện

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 6
Chương 1: Tổng quan

giao thông thuận lợi, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh cùng với hệ thống các trung tâm thương
mại và siêu thị lớn (Aeon Mall, Big C, Lotte mark,…) tạo cho sinh viên môi trường lý
tưởng để học tập, làm việc và vui chơi giải trí.

BETU đào tạo theo định hướng ứng dụng gắn liền với kiến thức thực tế tại DN,
đáp ứng nhu cầu của người học và xã hội, đào tạo đa hệ - đa ngành gắn với tôn chỉ hoạt
động “Tri thức hiện đại – Xã hội làm giàu”, lấy người học làm trung tâm, quyền lợi của
người học luôn được ưu tiên hàng đầu. BETU luôn bắt kịp xu hướng thời đại cập nhật
kiến thức mới và nhu cầu của các nhà tuyển dụng để trang bị cho sinh viên những kiến
thức và kỹ năng sống mà DN và XH cần để sẳn sàng hội nhập là công dân toàn cầu trong
thời đại kỷ nguyên số 4.0. Số liệu thống kê trong 05 năm gần đây cho thấy tỷ lệ sinh viên
có việc làm sau 03 tháng tốt nghiệp khoảng 98%, ngày càng khẳng định sự tin tưởng của
các Em học sinh và Phụ huynh khi chọn BETU làm con đường lập thân, lập nghiệp.

Cộng đồng BETUERs luôn luôn được Nhà trường tạo mọi điều kiện phát huy các
sở trường để thể hiện tài năng trong các lĩnh vực văn nghệ, thể thao, khởi nghiệp, võ
thuật, hoạt động Đoàn Hội,… Trung tâm hỗ trợ sinh viên và quan hệ với doanh nghiệp
được Trường chú trọng đầu tư phát triển để làm cầu nối gắn kết SV với thế giới việc làm,
hỗ trợ kịp thời cho sinh viên khi cần sự giúp đỡ.

1.2. Sứ mạng – Tầm nhìn


Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương được thành lập ngày 21 tháng 9
năm 2010 theo Quyết định 1750/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương.
Để xây dựng nhà trường từng bước phát triển vững mạnh, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ
thuật Bình Dương công bố sứ mạng – tầm nhìn – giá trị cốt lõi – triết lý giáo dục của
trường như sau:
SỨ MẠNG

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 7
Chương 1: Tổng quan

BETU là cơ sở giáo dục cung cấp nguồn nhân lực trình độ đại học, sau đại học có
chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong và ngoài tỉnh
với chi phí phù hợp nhất.
TẦM NHÌN
Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Bình Dương (BETU) phấn đấu đến năm 2030
trở thành trường đại học đa ngành, theo định hướng ứng dụng nằm trong tốp 3 của tỉnh
Bình Dương.
GIÁ TRỊ CỐT LÕI
 Chất lượng tốt (Better Quality): BETU xây dựng uy tín, học hiệu của mình bằng
cách luôn hoàn thiện, nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
 Giáo dục hay (Effective Education): BETU cam kết luôn đổi mới, áp dụng các
phương pháp giáo dục hiệu quả trong hoạt động giáo dục.
 Hành động trung thực (Truthful Action): BETU cam kết sự trung thực trong
suy nghĩ và hành động của toàn thể thành viên BETU.
 Dịch vụ đại chúng (Universal Service): BETU hướng tới việc cung cấp các dịch
vụ giáo dục cho đông đảo người học với triết lý học tập suốt đời với giá cả phù
hợp nhất.
TRIẾT LÝ GIÁO DỤC
Tri thức hiện đại – Xã hội làm giàu
Qua thời gian xây dựng và trưởng thành, trường đã đóng góp đáng kể trong lĩnh
vực giáo dục - đào tạo nói chung và cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương
nói riêng. Thương hiệu của trường đã được xã hội từng bước công nhận. Năm học 2005-
2006 và năm học 2007-2008 được nhận “Cúp vàng Thương hiệu Việt về uy tín, chất
lượng đào tạo”. Năm 2008-2009 được bầu chọn vào “Top 500 thương hiệu hàng đầu Việt
Nam”. Là một trường sinh ra trong thời kỳ đất nước đang Công nghiệp hóa - Hiện đại
hóa, với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên chức và học
sinh sinh viên, nhà trường đã đạt được nhiều thành tích đáng kể: Chủ tịch Nước tặng

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 8
Chương 1: Tổng quan

Huân chương lao động hạng III; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; Bộ Giáo dục và
Đào tạo tặng Bằng khen và công nhận là đơn vị “Lao động xuất sắc”; UBND tỉnh Bình
Dương tặng 7 Bằng khen; năm học 2011-2012 được tặng cờ thi đua “Đơn vị dẫn đầu khối
đại học, cao đẳng” của tỉnh Bình Dương.
1.3. Tổng quan về đồ án
Hiện nay thế giới ngày càng phát triển, xã hội ngày càng hiện đại để bắt kịp xu thế
thì chúng ta cần phải thay đổi cái nhìn nếu như trước đây mọi người phải đi đến tận nơi
mua hàng thì giờ đây công nghệ phát chúng ta có thể sử dụng một chiếc điện thoại thông
minh để mua hàng online mà không cần phải đi đâu.

Ngoài ra, do tính chất lây nhiễm cao của vi rút Covid-19 và tính tiện lợi từ việc
giao-đặt hàng online, các dịch vụ mua bán hàng hóa không tiếp xúc gia tăng mạnh. Theo
một khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường của Hoa Kỳ - Forrester, năm 2020, 58%
người tiêu dùng chọn chi tiêu trực tuyến, tăng 12% so với mức trước đại dịch.
Xét ở nhiều góc độ, không chỉ ảnh hưởng bởi dịch bệnh, số người tiêu dùng trực
tuyến ngày càng tăng còn do thế hệ Z – thế hệ được sinh ra sau khi internet trở nên phổ
biến rộng rãi, được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ - đang dần trở thành lực lượng
dân số chính hiện nay. Vì vậy, ứng dụng công nghệ số trong chi tiêu, mua sắm là xu
hướng tất yếu của những người tiêu dùng trẻ hiện đại. 
Trong giai đoạn 5 -10 năm tới, thế hệ Z sẽ thay thế toàn bộ lực lượng lao động
toàn cầu. Theo đó, kinh doanh thương mại điện tử không chỉ đáp ứng thay đổi nhu cầu
hiện tại mà còn đón đầu xu thế tiêu dùng tương lai. 
Theo UNCTAD, doanh số thương mại điện tử năm 2019 đạt 26,7 nghìn tỷ USD,
chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu, bao gồm cả doanh số bán hàng giữa doanh nghiệp với
doanh nghiệp (B2B) và doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C). Năm 2021, theo
eMarketer, thị trường thương mại điện tử toàn cầu dự kiến sẽ đạt 4,89 nghìn tỷ USD.
Chính vì điều đó nhóm chúng tôi đã đưa ra một phương án để phát triển và theo
kịp xu hướng thời đại này đó là tạo ra một trang web bán mỹ phẩm online.

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 9
Chương 1: Tổng quan

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 10
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT


2.1. Giới thiệu JavaScript
Sun Microsystems đã viết ra một ngôn ngữ phức tạp và mạnh mẽ mà chúng ta đã
biết đó là ngôn ngữ Java. Mặc dù Java có tính khả dụng cao nhưng nó lại phù hợp nhất
đối với các nhà lập trình có kinh nghiệm và cho các công việc phức tạp hơn. Netscape
Communications nhận thấy nhu cầu cần một ngôn ngữ thiết kế web có khả năng tương
tác với người sử dụng hay với các Java Applet, dễ sử dụng ngay cả với những người lập
trình ít kinh nghiệm.
LiveScript là một ngôn ngữ mới chỉ ở dạng phác thảo, tuy nhiên nó hấp dẫn người
sử dụng vì hứa hẹn sẽ đáp ứng tốt những yêu cầu trên. LiveScript được thiết kế theo tinh
thần của nhiều ngôn ngữ script đơn giản nhưng nó lại có tính khả dụng cao được thiết kế
đặc biệt để xây dựng các trang Web (chẳng hạn như HTML và các form tương tác). Để
giúp ‘bán chạy’ ngôn ngữ mới này, Netscape hợp tác với Sun cho ra đời ngôn ngữ
Javascript. Trên thực tế, Microsoft là người tiên phong triển khai phiên bản của Javascript
(còn có tên là Jscript), nhưng họ không sử dụng các đặc tả chính thức của Javascript.
Mục tiêu của JavaScript là nhằm cung cấp cho các nhà phát triển Web một số khả
năng và quyền điều khiển chức năng cho trang Web. Mã Javascript có khả năng nhúng
trong tài liệu HTML để điều khiển nội dung của trang Web và kiểm tra sự hợp lệ của dữ
liệu mà người dùng nhập vào. Khi một trang hiển thị trong trình duyệt, các câu lệnh được
trình duyệt thông dịch và thực thi.
JavaScript là một ngôn ngữ kịch bản dựa trên đối tượng nhằm phát triển các ứng
dụng Internet chạy trên phía client và phía server.
Các ứng dụng client được chạy trong một trình duyệt như Netscape Navigator
hoặc Internet Explorer, và các ứng dụng server chạy trên một Web server như
Microsoft’s Internet Information Server hoặc Netscape Enterprise Server.
JavaScript là một ngôn ngữ kịch bản (scripting language) được dùng để tạo các
script ở máy client (client-side script) và máy server (server-side script). Các script ở máy
client được thực thi tại trình duyệt, các script ở máy server được thực hiện trên server.

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 11
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương này sẽ giới thiệu cho chúng ta về ngôn ngữ Javascript, và cách chèn một script
vào trong tài liệu HTML.
HTML lúc đầu được phát triển như là một định dạng của tài liệu có thể chuyển dữ
liệu trên Internet Tuy nhiên, không lâu sau đó, trọng tâm của HTML nặng tính hàn lâm
và khoa học dần chuyển hướng sang người dùng thường nhật vì ngày nay người dùng
xem Internet như là một nguồn thông tin và giải trí. Các trang Web ngày càng mang tính
sáng tạo và đẹp mắt hơn nhằm thu hút nhiều người dùng hơn. Nhưng thực chất kiểu dáng
và nội dung bên trong vẫn không thay đổi. Và người dùng hầu như không thể điều khiển
trên trang Web mỗi khi nó được hiển thị.
Javascript được phát triển như là một giải pháp cho vấn đề nêu trên. Javascript là
một ngôn ngữ kịch bản được Sun Microsystems và Netscape phát triển. Nó được dùng để
tạo các trang Web động và tương tác trên Internet. Đối với những người phát triển
HTML, Javascript rất hữu ích trong việc xây dựng các hệ thống HTML có thể tương tác
với người dùng.
2.2. Giới thiệu Domain
Tên miền là địa chỉ của một trang web hoạt động trên internet, là địa chỉ mà khi gõ
trực tiếp trên trình duyệt để truy cập vào website bất kỳ. Nói đơn giản, nếu website là
ngôi nhà thì tên miền là địa chỉ của nó.
Nó đóng vai trò như là địa chỉ nhà hay mã zip code để định vị. Trình duyệt web
cần có một tên miền để hướng đến một trang web.
Những gì cần biết về một Domain Name
Một Domain Name tương đương với một địa chỉ website.
Domain Name bao gồm 2 phần:
 Tên trang web. VD: gtvseo.
 Phần mở rộng. VD: .com (viết tắt của commercial – thương mại, là loại tên
miền phổ biến nhất) hoặc .net (viết tắt của network – mạng lưới, thường
dùng phổ biến cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet).

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 12
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Việc đăng ký tên miền được cấp phép và giám sát bởi tổ chức ICANN – quản lý
tất cả các domain name quốc tế trên thế giới. Domain Name hoạt động bằng cách chuyển
tiếp khách hàng truy cập đến máy chủ (Web Server) thích hợp. tenmien.com được cho là
cú pháp phổ biến nhất. Có đến 46,5% web sử dụng Domain Name này.
Mỗi domain name có một quy trình đăng ký khác nhau. Có thể sử dụng các công
cụ tìm kiếm để tìm các domain name có sẵn.Tên miền có thể được chuyển từ nhà cung
cấp này sang nhà cung cấp khác. Máy chủ (Web Server của nhà cung cấp dịch vụ
hosting) là nơi toàn bộ nội dung, dữ liệu của website được lưu trữ.
Các phần của một tên miền
Tên miền bao gồm nhiều thành phần cấu tạo nên thường được phân cách nhau bởi
dấu chấm (.). Tối thiểu gồm có 2 phần:
 Tên miền cấp cao nhất (TLD – Top Level Domain)
 Tên miền cấp 2 (SLD – Second Level Domain)
Ở bên trái dấu chấm hay còn gọi là tên miền cấp 2. Nó có thể là tên chủ thể (tên
của người dùng), tên doanh nghiệp, blog hoặc tên cửa hàng. Đó được xem là danh tính
cho trang web.
Các nhà cung cấp domain
 GoDaddy
Là nhà đăng kí tên miền lớn nhất thế giới. 14 cơ sở, trong đó có: Ariz., Calif., Iowa,
Wash., châu Á, châu Âu, Ấn Độ, v.v. Có Hơn 21 triệu khách hàng. Nhiều hơn 9.000 nhân
viên. Bộ phận chăm sóc khách hàng sẵn sàng hỗ trợ. Hơn 84 triệu miền được quản lí.

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 13
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Hình 2.1: Trang chủ GoDaddy

 Mona Media

Hình 2.2: Trang chủ MonaMedia


Mỗi công ty cung cấp tên miền hoạt động trong nước sở hữu những ưu điểm nổi
bật khác nhau. Trong đó, Mona Media là kinh nghiệm, chuyên nghiệp được khẳng định
mang tới cho mỗi khách hàng thêm một lựa chọn chất lượng. Cung cấp lượng lớn tên
miền, hosting theo nhu cầu đa dạng của từng khách hàng, phát triển website ở từng lĩnh
vực khác nhau được đáp ứng tốt.
Với hệ thống tên miền phong phú, mỗi tên miền đều đảm bảo chất lượng và mức
giá hấp dẫn giúp Mona Media trở thành sự lựa chọn đúng đắn, hợp lý cho bất kỳ khách
hàng nào. Không chỉ là đơn vị mang tới tên miền domain chất lượng theo yêu cầu mà còn
hỗ trợt thiết kế website theo yêu cầu chất lượng, đạt tiêu chuẩn với giá thành hợp lý tới
bất kỳ khách hàng nào có yêu cầu.
 PA Việt Nam

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 14
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Hình 2.3: Trang chủ PA Việt Nam


Hoạt động quy mô lớn, nổi bật tại thị trường trong nước giúp PA Việt Nam nhận
được sự tin tưởng của nhiều người dùng. Dễ dàng tìm kiếm hàng triệt tên miền với các
hậu tố đa dạng theo nhu cầu. Dù là .com, .vn, .info, hay .net,… đều được cung cấp, có
hiển thị giá một cách cụ thể và chi tiết. Bởi thế, mỗi khách hàng khi cần mua tên miền
hoàn toàn có thể tự mình tìm hiểu, cân nhắc và đưa ra quyết định sau cùng cân đối với
yêu cầu và tình hình thực tế.
Nhiều tên miền khác nhau để lựa chọn, mức giá áp dụng đa dạng và hợp lý so với
thị trường chung. Vì thế, mua và đăng ký tên miền để phát triển website đưa vào sử dụng
được đảm bảo đáp ứng tốt, hiệu quả.
 Mắt bão

Hơn 14 năm kinh nghiệm giúp Mắt Bão dần khẳng định được uy tín và sự chuyên
nghiệp của mình, trở thành một trong những công ty cung cấp tên miền, hosting hàng
đầu. Không ngừng phát triển, lớn mạnh với thị phần chính tại khu vực phía Nam, khả
năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trên toàn quốc thì Mắt Bảo trở thành lựa chọn
lý tưởng cho bất kỳ khách hàng nào. Cung cấp tên miền chất lượng, mức giá hấp dẫn với
nhiều ưu đãi được đảm bảo đầy đủ.

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 15
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Hình 2.4: Trang chủ Mắt bão


Phân biệt các đuôi tên miền
 .COM: Đây là viết tắt của cụm từ "commercial" , dịch ra tiếng Việt là “thương
mại”. Đây là tên miền được sử dụng rất phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam hiện
nay. Hầu hết các doanh nghiệp đều đăng ký tên miền .com này bởi vì nó khẳng
định vị thế cao của doanh nghiệp trên mạng Internet.
 .NET: Đây là từ viết tắt của "network", có nghĩa là “mạng lưới”. Tên miền .net
thường được sử dụng cho các công ty, tổ chức cung cấp các thiết bị, dịch vụ liên
quan tới mạng internet . Tên miền này tại Việt Nam cũng khá phổ biến chỉ sau tên
miền .com và tên miền .vn.
 .ORG: Đây là từ viết tắt của cụm từ "oraganization", tạm dịch là “tổ chức”. Các
trang web sử dụng đuôi .org thường là các trang web đại diện cho một tổ chức nào
đó.
 .INFO: Đây là từ viết tắt của cụm từ "information", từ này có nghĩa là “thông tin”.
Đuôi .info thường dùng để đặt tên cho các trang web chia sẻ về tài nguyên, trang
web cá nhân, chia sẻ về thông tin. Đây cũng là phần mở rộng phổ biến nhất ngay
sau các loại tên miền .COM, .NET, .ORG.
 .VN: Được hiểu là viết tắt của “Việt Nam”, là tên miền quốc gia Việt Nam. Tên
miền này được khuyến khích sử dụng cho các doanh nghiệp trong nước. Nó có sức
mạnh bảo vệ thương hiệu và khẳng định uy tín trên Internet với khách hàng.
Thường thì các doanh nghiệp Việt Nam luôn mong muốn được sở hữu tên miền có
đuôi .COM và .VN.

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 16
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

 .GOV: Đây là từ viết tắt của "government". Từ này có nghĩa là "chính phủ". Tên
miền này là tên miền đặc biệt chỉ đươc phép sử dụng trong các đơn vị , tổ chức của
nhà nước , chinh phủ . Các cá nhân , tập thể không liên quan không được phép sử
dụng.
 .EDU: Đây là từ viết tắt của cụm từ "education" có nghĩa là giáo dục . Tên miền
này cũng là loại tên miền đặc biệt chỉ được phép sử dụng trong các tổ chức , đơn
vị liên quan tới giáo dục , đào tạo .Thường là đuôi của các website các trường
học , bộ giáo dục.
 .US: Là dấu hiệu nhận dạng cho các trang web của Hoa Kỳ. Nó có số lượng dự trữ
lớn nhất hiện nay.
 .CC: Đây từng là mã quốc gia của đảo Coco’s Keeling. Nó cho phép đăng ký một
cách không giới hạn từ bất cứ người nào, ở bất cứ quốc gia nào.
 .BZ: Được thiết kế làm mã quốc gia của Belize, giờ đây thường được đăng ký bởi
các doanh nghiệp nhỏ khi họ không thể mua được các tên miền .BIZ. Nó cũng cho
phép đăng ký một cách không giới hạn từ bất cứ người nào, ở bất cứ quốc gia nào.
 .TV: Phản ánh nội dung đa dạng, đa truyền thống của một website, thường được
sử dụng trong ngành công nghiệp truyền thông và giải trí.
 .GS: Là mã quốc gia của đảo South Georgia& South Sandwich. Nó cho phép đăng
ký một cách không giới hạn từ bất cứ người nào, ở bất cứ quốc gia nào.
 .WS: Khởi nguồn là mã quốc gia của Western Samoa, nhưng giờ đây nó thường
được sử dụng như một ký hiệu viết tắt của từ website. Nó cho phép đăng ký một
cách không giới hạn từ bất cứ người nào, ở bất cứ quốc gia nào.
 .NAME: là một loại tên miền đặc biệt chỉ sử dụng cho các cá nhân. Nó thường
được sử dụng để mọi người dễ nhớ địa chỉ email hoặc website cá nhân của một
người nào đó và thường trình bày những hình ảnh hay các thông tin cá nhân về
người này.
 .JOBS – Dành cho các trang chuyên về việc làm, công ty môi giới việc làm.

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 17
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

 .MOBI – Thường là dành cho các trang liên quan tới dịch vụ di động
 .MUSEUM – Như tên gọi của nó, dành cho nhà bảo tàng.
 .TRAVEL – Đuôi đẹp dành cho các blog du lịch, dịch vụ lữ hành.
2.3. DNS
Hệ thống tên miền (DNS) là danh bạ của Internet. Người dùng truy cập thông tin
trực tuyến thông qua các domain, như nytimes.com hoặc espn.com. Trình duyệt web
tương tác thông qua địa chỉ Internet Protocol (IP). DNS dịch tên miền sang địa chỉ IP để
trình duyệt có thể tải tài nguyên Internet.
Mỗi thiết bị được kết nối với Internet có một địa chỉ IP duy nhất mà các máy khác
sử dụng để tìm thiết bị. Máy chủ DNS loại bỏ nhu cầu người dùng phải ghi nhớ các địa
chỉ IP như 192.168.1.1 (trong IPv4) hoặc các địa chỉ IP gồm chữ và số phức tạp hơn như
2400: cb00: 2048: 1 :: c629: d7a2 (trong IPv6).
2.4. Giới thiệu Hosting
Nếu như có một dịch vụ nào đó được cung cấp trên một host, ta sẽ gọi dịch vụ đó
được host. Mặt khác, bất cứ thứ gì cung cấp dịch vụ được gọi là server nên host đó lúc
này chính là server. Vì vậy, host hay server có rất nhiều trường hợp được dùng tương
đương nhau.
Để tránh việc nhầm lẫn về định nghĩa của host, nếu như host cung cấp dịch vụ nào
đó, dịch vụ sẽ được nói rõ và dùng server thay vì host. Ví dụ một web host/web server là
một host cung cấp dịch vụ về truy cập trang web, một mail host/mail server là một host
cung cấp dịch vụ mail.
Mở rộng ra với định nghĩa các host cung cấp dịch vụ, chúng ta có thêm định nghĩa
hosting. Hosting có nghĩa là "cung cấp việc host". Các định nghĩa về hosting đầy đủ phải
là hosting service, nhưng thông thường được viết tắt là hosting.
Ví dụ: Web hosting service (hay Web hosting) là một dịch vụ mà một tổ chức
cung cấp tài nguyên của server (tổ chức này được gọi là hosting company, tạm gọi là B)
cung cấp cho một tổ chức khác (tạm gọi là A) sử dụng tài nguyên đó làm host cho trang
web của mình.Lúc này, sẽ có hai nhà cung cấp dịch vụ: B cung cấp dịch vụ web hosting

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 18
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

cho A và A cung cấp dịch vụ web cho người dùng. Nói cách khác, B cung cấp tài nguyên
để A chạy web server và A dùng Web server đó để cung cấp dịch vụ cho người dùng.
Tóm lại để tránh nhầm lẫn, trong hai cách gọi web host/web server và mail
host/mail server, thường thì web server và mail server sẽ được sử dụng nhiều hơn, còn
web hosting, cloud hosting, email hosting sẽ dùng để chỉ những nhà cung cấp dịch vụ
host. Nếu như search "web host" trên google, các kết quả trả về đều là các kết quả của
"web hosting".
Lý do nên sử dụng hosting?
Đối với những người đã biết tới máy chủ lâu năm thì ngoài hosting sẽ dùng VPS,
Cloud Server... Tuy nhiên, với những người mới thì hosting giúp lưu trữ nội dung của
website, các dịch vụ mail, FTP... Website sẽ không thể chạy và hiển thị trên mạng
Internet, chỉ có người dùng mới nhìn thấy được website của mình.
Thông qua domain, hosting thì bất cứ ai cũng có thể tìm kiếm, truy cập vào
website và đọc các thông tin trên chính website.
Cách thức hoạt động Hosting
Các đơn vị dịch vụ hosting sẽ cung cấp cho khách hàng một server lưu trữ, khi
website hoạt động trên internet sẽ giúp truyền tải các nội dung, tập tin từ phía server lên
trình duyệt giúp người dùng đọc và hiểu được thông tin trên website.
Tùy vào mức độ gói cước đăng ký, nhà cung cấp sẽ cấu hình theo thông số hosting
để khách hàng sử dụng. Dựa theo nhu cầu nâng cấp hay giảm xuống gói hosting, nhà
cung cấp sẽ điều chỉnh lại những thông số này.
Về phía người dùng chỉ cần upload các files và cấu hình các thông tin cần thiết.
Người dùng có thể truy cập vào quản lý hosting thông qua FTP hay truy cập địa chỉ tên
miền hoặc địa chỉ IP của hosting.
Những thông số cần biết khi dùng Hosting
Khi hiểu những thông số dưới đây sẽ giúp người dùng lựa chọn được gói hosting
phù hợp nhất cho website :

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 19
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

 Dung lượng lưu trữ: Thông thường có hai loại ổ cứng HDD và SSD. SSD có tốc
độ xử lý nhanh hơn HDD, đồng thời giá bán SSD sẽ cao hơn HDD.
 Hệ điều hành: Hai hệ điều hành sử dụng nhiều nhất là Windows và Linux. Website
của người dùng đang dùng là wordpress thì hãy lựa chọn Linux để được ổn định.
 Phụ thuộc vào ngôn ngữ lập trình.
 Băng thông: Mỗi gói hosting sẽ có một mức độ băng thông nhất định, băng thông
chỉ lưu lượng dữ liệu được truyền trong một giây. Nếu như trong thời gian sử dụng
hết băng thông, khách hàng có thể liên hệ dịch vụ để nâng cấp.
 PHP: Phiên bản PHP hỗ trợ.
 Upload Max file: Số lượng file tối đa có thể upload lên host.
 Ram: Bộ nhớ xử lý.
 Addon domain: Số lượng domain cho phép trỏ tới hosting.
 Subdomain: Số lượng subdomain tạo trên mỗi tên miền.
 Park domain: Số lượng tên miền có thẻ parking.
 Apache: Đây là một phần mềm mã nguồn mở miễn được cài đặt trên các máy chủ
web server giúp xử lý các request tới máy chủ dưới giao thức HTTP.
2.5. Cấu trúc Website
Giới thiệu Website
Website được viết gộp bởi hai chữ trong tiếng Anh, đó là web (mạng) và site (khu
vực, trang). Từ đó có thể hiểu một cách đơn giản thì website có nghĩa là một tổ hợp các
trang thông tin mạng, có chứa nội dung dạng văn bản, hình ảnh, chữ số, âm thanh,
video,... Website được lưu trữ trên web server (máy chủ) và có thể truy cập từ xa thông
qua mạng.
Phân loại Website
Website ngày nay được xem là kênh thông tin giúp cho các cá nhân, tổ chức hay
doanh nghiệp có thể quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp. Có rất

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 20
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

nhiều loại website khác nhau, được phân ra theo cấu trúc hoạt động, lĩnh vực và mục
đích. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Theo cấu trúc và hoạt động
Loại website theo cấu trúc và hoạt động sẽ được chia làm hai dạng như sau:
 Web tĩnh: Loại website này sẽ không thường xuyên thay đổi các dữ liệu thông tin.
Nếu muốn thay đổi thì chỉ có người chủ sở hữu web mới còn quyền truy cập. Web
tĩnh hầu hết sẽ không có công cụ để điều khiển nội dung gián tiếp. Dạng tệp trên
web tĩnh thường là html.htm,...
 Web động: Đối với web động sẽ được cấu tạo bởi hai phần. Phần đầu tiên là phần
hiển thị ở trên trình duyệt mà khi người dùng truy cập vào internet sẽ nhìn thấy.
Phần thứ hai được tồn tại ngầm bên dưới có tác dụng điều khiển nội dung của
trang và chỉ có những người làm quản trị trang mới truy cập được.
Theo lĩnh vực
 Lĩnh vực nghệ thuật: Loại website này thường xây dựng bởi những cá nhân trong
lĩnh vực nghệ thuật như người nổi tiếng, nhà văn, nhà hoạt động trong xã hội, ca sĩ
hay hội họa,... Loại website này thường được thể hiện ở dạng Blog.
 Lĩnh vực thương mại: Đây là dạng website khá phổ biến hiện nay cho phép bán
hàng trực tuyến cùng các tính năng hữu ích như tư vấn trực tuyến, thanh toán đa
dạng, bán hầu hết tất cả các sản phẩm đời sống của con người nên rất tiện lợi và
hiện đại.
 Lĩnh vực tin tức: Đây là loại website chuyên nghiệp với các nội dung đăng tải có
ủy quyền, độ chính xác cao, thường cung cấp các thông tin chính trị, xã hội, kinh
tế, khoa học, giáo dục, sức khỏe,... Website này cũng giống như một hình thức của
truyền thông thay cho báo giấy ngày trước.
 Lĩnh vực giải trí: Thường thấy ở các mạng xã hội như Facebook, Twitter,
Youtube,... Nơi mà người sử dụng có thể cập nhật tin tức, giải trí cũng như chia sẻ
nội dung mình muốn cho bạn bè, người thân.
Lợi ích của Website đối với doanh nghiệp

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 21
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Website mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cùng Bizfly tìm hiểu tầm quan
trọng của website theo nội dung dưới đây:
Tiết kiệm chi phí quảng cáo
Tiết kiệm các khoản chi phí quảng cáo chính là lợi ích của website mà mọi người
có thể nhận ra ngay khi sử dụng website làm kênh truyền thông và bán hàng cho thương
hiệu, sản phẩm của mình. Với khoảng 150 triệu người truy cập internet thường xuyên,
doanh nghiệp sẽ nhanh chóng được biến đến mà không cần phải chi quá nhiều cho việc
quảng cáo. 
Khách hàng có thể truy cập các thông tin về doanh nghiệp, tổ chức ở bất cứ nơi
nào, bất cứ khoảng thời gian nào với một thiết bị di động, laptop có kết nối internet. Nếu
như người dùng đã và đang quảng cáo trên các trang báo, ấn phẩm, đài tiếng hay truyền
hình, TVC chắc hẳn sẽ biết được chi phí của nó lớn đến mức nào.

Hình 2.5: Hình minh họa


Quảng bá thông tin ở mọi nơi trên thế giới
Lợi ích của website chính là tấm danh thiếp của doanh nghiệp trên môi trường
internet để có thể dùng ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này nhằm mục đích giới thiệu mô
hình kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ hay là gây ra sức ảnh hưởng đến với nhiều khách
hàng.

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 22
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Mỗi một tổ chức từ thiện có thể huy động rất hiệu quả các nguồn tài nguyên, tài
trợ thông qua website khi giới thiệu và cung cấp các thông tin về hoạt động của tổ chức
mình với toàn thế giới.
Nội dung thông tin không bị bó hẹp 
Đối với các sản phẩm truyền thông truyền thống như báo giấy, banner, poster...thì
lợi ích mà website mang lại cho doanh nghiệp đó chính là có thể thay đổi, cập nhật được
nội dung thông tin mới mà chỉ cần một máy tính kết nối internet.
Điều này sẽ đem tới sự thay đổi hoàn toàn so với những phương thức tiếp cận
truyền thống, mang đến những lợi ích, sự tiện lợi cho cả khách hàng lẫn doanh nghiệp.

Hình 2.6: Hình minh họa


Lượng thông tin mà người dùng đưa lên trang web sẽ tùy thuộc vào ý muốn và
nhu cầu. Với việc không giới hạn khối lượng thông tin sẽ giúp cho người dùng có được
các thông tin đầy đủ, chi tiết qua đó sẽ giúp khách hàng tiếp cận với doanh nghiệp hơn và
gia tăng doanh số nhanh chóng.
Tương tác với khách hàng nhanh chóng
Một trong những lợi ích của website tiếp theo dành cho doanh nghiệp đó chính là
các website sẽ giúp tương tác với khách hàng một cách nhanh chóng từ đó có được những

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 23
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

thông tin phản hồi từ phía khách hàng một cách chính xác. Website cho phép trả lời ngay
lập tức các câu hỏi mà khách hàng hay thắc mắc. 
Khách hàng có thể điền vào mẫu phản hồi thiết kế đơn giản và nói cho người dùng
về điều mà họ suy nghĩ về sản phẩm và dịch vụ.
Kinh doanh trên website 24/7
Lợi ích của website chính là việc kinh doanh sẽ được tiến hành 24 tiếng một ngày,
điều này có nghĩa sẽ không phải đóng cửa vào những ngày lễ, tết, giáng sinh,... Cho dù có
đang ở bất cứ đâu đi chăng nữa thì đều có thể theo dõi hàng hóa, tình hình kinh doanh
thông qua internet.
Khi một ai đó mong muốn biết về thời gian, địa điểm hay phương hướng, bất cứ
thông tin nào về doanh nghiệp thì cũng sẽ không làm phiền tới người dùng.

Hình 2.7: Hình minh họa


Dịch vụ khách hàng hoàn hảo 
Đây chính là niềm mơ ước mà bất cứ một doanh nghiệp nào đều mong muốn. Các
chủ doanh nghiệp nếu như không muốn tốn thời gian vào việc giải thích cho các khách
hàng sử dụng sản phẩm, cách lắp đặt hay sửa chữa, xử lý sự cố, lau chùi, di chuyển, đổi
sản phẩm hay bất kỳ điều gì phải làm đối với sản phẩm đã được mua
Đối với một website, chỉ cần đưa ra các tình huống và tạo các công trả lời sẵn, khách
hàng sẽ tìm kiếm mối thông tin hỗ trợ mà không cần làm phiền .
Tiết kiệm chi phí thuê nhân viên

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 24
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Khi có một website, người dùng có thể bán các sản phẩm, dịch vụ của mình mà
không cần thuê thêm bất cứ công nhân nào khác. Sẽ không phải tiêu thêm một khoản tiền
nào vào việc bồi thường, bảo hiểm cho nhân viên mà vẫn duy trì được doanh số bán hàng
và dịch vụ.
Tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng 
Đây là một lợi ích của website khá nổi bật và là điểm khác biệt lớn nhất mà những
doanh nghiệp đang rất quan tâm. Chi phí dành cho thuê mặt bằng, chi phí cho nhân sự
luôn khiến cho các chủ doanh nghiệp đau đầu.
Sau khi thiết kế website bán hàng  chỉ cần phải thanh toán các chi phí hosting và
tên miền hàng năm (chi phí chỉ bằng 1 tháng lương cho nhân sự hoặc 1 tháng thuê mặt
bằng). Việc tiết kiệm chi phí nên được đặt lên hàng đầu và cần phải được ưu tiên với
những doanh nghiệp nhỏ.
Nâng cao tính chuyên nghiệp của thương hiệu
Một doanh nghiệp đón đầu xu thế, bắt kịp phải là một doanh nghiệp biết áp dụng
được những công nghệ thông tin vào trong quá trình hoạt động.

Một website tốt sẽ mang lại cho doanh nghiệp tính chuyên nghiệp, tạo được niềm
tin trong lòng các đối tác và khách hàng, được đánh giá cao hơn các doanh nghiệp cùng
ngành mà không có website.

Hình 2.8: Hình minh họa


Thông tin luôn có sẵn và cập nhật liên tục trên website

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 25
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Các website hoạt động 24/24 và luôn luôn online. Bởi thế mà bất cứ khi nào khách
hàng truy cập vào website cũng có thể xem được những thông tin đã đăng tải lên trước
đó. Lợi ích của website hơn hẳn các cửa hàng offline ở điểm này.
Giúp liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn
Trên các website, nếu như làm chuyên nghiệp thì sẽ không ai biết và quan tâm đến
doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì thương mại điện tử thông thường có tính chất "Không biết
mặt nhau, không thăm viếng thật sự". Một mặt khác, nếu như được chăm sóc một cách
bài bản thì trong mắt của các đối tác, một doanh nghiệp nhỏ sẽ hoàn toàn có cơ hội cao
hơn so với những doanh nghiệp lớn bởi có một website khác biệt.
Cấu trúc của một website
Website thông thường có cấu tạo cơ bản gồm có nhiều trang con (web page). Đó là
các tệp tin có định dạng html hoặc xhtml, được lưu trữ trong một máy tính chủ (web
server). Thông tin được đăng trên website có nhiều dạng như âm thanh, video, văn bản,
hay hình ảnh,...

2.9: Hình minh họa


Bản thân mỗi người truy cập ở những nơi khác nhau được gọi là máy trạm sẽ
thông qua đường truyền internet để lấy tập tin từ máy chủ để đọc.
Các bước xây dựng cấu trúc website hiệu quả 
Để cấu trúc website một cách hiệu quả, cần phải tuân thủ theo các bước cơ bản sau
đây:
Bước 1: Xây dựng hệ phân cấp trên website

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 26
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Khi cấu trúc website, việc đầu tiên cần thực hiện chính là lên kế hoạch xây dựng
hệ phân cấp trên website tốt nhất có thể. Nó là cách để tổ chức thông tin đơn giản và ý
nghĩa nhất. có thể phác thảo trên giấy, excel hoặc visio, miễn là nó có khả năng hỗ trợ tốt
cho việc thiết lập cấu trúc trang web. Hệ thống phân cấp trên website sẽ trở thành điều
hướng phân cấp. Vì vậy, đây là bước khá quan trọng để bắt đầu.

Hình 2.10: Hình minh họa


Bước 2: Tạo điều hướng phân cấp
Tạo điều hướng phân cấp là một bước khá quan trọng trong việc cấu trúc website.
Có thể sử dụng cấu trúc URL để thực hiện điều đó. Nếu đã xây dựng được hệ phân cấp
hợp lý thì việc tạo ra điều hướng phân cấp tốt cũng không phải là việc quá khó khăn.
Bước 3: Tạo điều hướng trong HTML
Tạo điều hướng trong HTML là phương án an toàn và tốt nhất giúp giữ code đơn
giản khi tạo menu. Mã hoá trong Flash, Javascript và Ajax sẽ làm hạn chế khả năng của
trình thu thập và đánh chỉ mục nội dung.

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 27
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Hình 2.11: Hình minh họa


Bước 4: Xây dựng liên kết trên website
Để có thể trình bày được nội dung của cấu trúc website thì bước xây dựng liên kết
trên website là không thể thiếu. Bởi nó được xem là một bộ khung giúp điều hướng người
dùng trang web, thiết lập hệ thống phân cấp thông tin và chia sẻ sức mạnh Pagerank.
Tạo ra được một liên kết chặt chẽ và mạnh mẽ sẽ đem đến sự vững chắc cho một
trang web tương tự như việc xây dựng một căn nhà với thiết kế kiến trúc tốt.
Cách thức hoạt động cơ bản của website

Website có hoạt động được hay không sẽ dựa vào các chỉ tiêu sau:
 Source Code (Mã nguồn): Xây dựng một website cũng giống như việc xây
dựng một ngôi nhà. Trong đó, những lập trình viên sẽ là những kiến trúc sư
để tạo nên mã nguồn. Còn mã nguồn thì được ví như nguyên vật để tạo
dựng lên một ngôi nhà.
 Web Hosting (Lưu trữ web): Bên cạnh có một bản vẽ hoàn chỉnh và đầy đủ
nguyên liệu để thi công thì ngôi nhà phải sở hữu một mảnh đất thật tốt để
có thể tiến hành xây dựng trên đó.
 Domain (Tên miền): Sau khi có nhà có đất thì việc có một địa chỉ cụ thể để
người khác có thể tìm đến và thăm nhà được. Đó chính là domain - Tên

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 28
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

miền chính cụ thể của website để các máy tính ở nơi khác có thể trỏ vào khi
muốn truy cập vào trang web.
 Internet ( Kết nối mạng): Đường truyền mạng cũng giống như hệ thống
giao thông. Để khách hàng đến với địa chỉ thì cần có đường đi, rõ ràng,
giống như để truy cập vào trang web thì cần có kết nối internet. Do đó,
website mới có thể hoạt động tốt trên môi trường trực tuyến.
Giao diện của website
Mỗi website đều có một phong cách giao diện khác nhau, nó còn phụ thuộc vào
nhu cầu hiển thị của chủ sở hữu website. Nhưng chung quy lại để thiết lập được phần
giao diện web hoàn chỉnh cần có các mục chức năng mặc định. Dưới đây sẽ là bố cục
thường thấy ở một giao diện trên trang chủ website.

Hình 2.12: Hình minh họa


 Header: Header là phần đầu của trang web và thường sẽ là nơi hiển thị tất cả web
page (trang con). Phần này thường sẽ hiển thị logo doanh nghiệp, hotline, lựa chọn
ngôn ngữ, đăng ký/ đăng nhập, menu, thanh tìm kiếm, giỏ hàng,...
 Carousel/Slider: Phía dưới header chính là không gian để thiết kế hình ảnh, giới
thiệu doanh nghiệp, mô tả sản phẩm hoặc các sản phẩm đính kèm của doanh
nghiệp. Trên đây doanh nghiệp có thể bố trí các nút kêu gọi hành động từ người

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 29
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

dùng ( Call to Action - CTA). Ví dụ như “Liên hệ ngay”, “Gọi ngay”,...Phần hình
ảnh sẽ được lập trình để trượt ngang (Slide) hoặc hiển thị theo một trục nào đó có
hiệu ứng đi kèm (Carousel). Website ngày nay sẽ có thêm thanh hướng dẫn để
khách hàng có thể chủ động lướt sang ảnh tiếp theo chứ không chỉ là một ảnh tĩnh
như banner của các website thế hệ trước.
 Content: Một website chất lượng chính là nơi cung cấp nhiều nội dung (content)
hữu ích cho người dùng. Nội dung có thể ở dưới các dạng khác nhau như văn bản,
âm thanh, hình ảnh, video, đường link,...Content chất lượng và thể hiện được sự
quan tâm từ phía người dùng ( chạm đến tâm lý người đọc) sẽ giúp trang web tăng
thứ hạng vì được nhiều người truy cập vào để đọc thông tin. 
 Footer: Footer là phía cuối trang web, đây là khu vực bố trí các thông tin thuộc
bản quyền, các liên kết nhanh, kết nối các trang mạng khác, các mục lục,...
2.6. Giới thiệu PHP
PHP là dạng viết tắt của thuật ngữ Personal Home Page. Đây là một chuỗi ngôn
ngữ kịch bản hoặc một dạng mã lệnh. Trong đó, ngôn ngữ PHP chủ yếu được phát triển
dành cho các ứng dụng nằm trên máy chủ. Khi các lập trình viên PHP viết chương trình,
các chuỗi lệnh sẽ được chạy ở trên server nhằm sinh ra mã HTML. Nhờ đó, những ứng
dụng trên các website có thể chạy một cách dễ dàng.

Ngôn ngữ PHP thông thường phù hợp với việc lập trình web vì nó có thể dễ dàng
kết nối với các website có sử dụng HTML để chạy trên những trình duyệt web. Chính vì
vậy, ngôn ngữ lập trình này luôn được coi là khá dễ học. Và PHP cũng trở thành ngôn
ngữ web dev phổ biến nhất mà các lập trình viên sẽ cần phải học khi mới bắt đầu vào
nghề.

Trong hoạt động công nghệ thông tin, ngôn ngữ lập trình PHP hiện thường tập
trung vào xây dựng kịch bản hoạt động từ hệ thống máy chủ. Vì vậy, có thể thực hiện
được rất nhiều thao tác khác nhau bên cạnh việc tạo các dữ liệu, nội dung website hoặc

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 30
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

nhận dữ liệu cookie trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, công dụng của PHP là gì hiện
còn rất nhiều.

Trong số những ứng dụng của PHP là gì có thể kể đến:


 Thiết lập các chương trình cho máy chủ: Ứng dụng chủ đạo của PHP là
gì đó chính là việc xây dựng các chương trình dành cho những server máy
chủ. Để có thể viết được các chương trình chạy trên máy chủ, các lập trình
viên sẽ cần phải thực hiện những công việc như: phân tích cú pháp ngôn
ngữ lập trình PHP, xây dựng máy chủ web, trình duyệt web. Các lập trình
viên có thể xây dựng output bằng các trình duyệt web phổ biến.
 Tạo dòng tập lệnh: Các PHP Dev có thể tạo một dòng tập lệnh để có thể
chạy chương trình PHP mà không cần bất cứ máy chủ nào. Đây là kiểu lập
trình thường được sử dụng trên các hệ điều hành như: Linux, các trình lập
tác vụ trên Windows.
 Xây dựng các ứng dụng làm việc: Với những điểm mạnh vốn có của
PHP. Có thể đây chưa phải là phương thức tốt nhất để xây dựng những ứng
dụng phần mềm. Nhưng nếu như người dùng đang muốn đi sâu hơn vào
việc tạo lập những phần mềm từ PHP là gì. Cũng có thể sử dụng PHP –
GTK như một ngôn ngữ nền tảng để có thể xây dựng các phần mềm của
riêng mình. PHP – GTK là một nhánh mở rộng hơn của ngôn ngữ lập trình
này và nó không có sẵn trong các phiên bản phân phối chính hiện nay.
 Hỗ trợ cho một loại cơ sở dữ liệu khác nhau: Đây chính là ứng dụng
mạnh nhất nếu như được hỏi PHP dùng để làm gì. Nếu trang web có hỗ trợ
cơ sở dữ liệu tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho việc vận hành cũng như backup
dữ liệu nếu không may có những tình huống tấn công an ninh mạng xảy ra.

Hiện nay, PHP có thể sử dụng trên rất nhiều hệ điều hành phổ biến trên thị
trường như: Linux, Microsoft Windows, macOS…. Vì vậy, các DEV có thể tự do lựa

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 31
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

chọn một hệ điều hành để tự lập trình cho mình. Vì thế, ngôn ngữ lập trình PHP đã và
đang đem lại rất nhiều hữu ích trong hoạt động công nghệ thông tin hiện nay.
Ngôn ngữ PHP có khác biệt thế nào so với những ngôn ngữ lập trình khác
PHP là một ngôn ngữ lập trình. Tuy nhiên, ngôn ngữ lập trình này không chạy
trên một trình duyệt mà chủ yếu tương thích với một máy chủ web. Khi mở một trang
web bất kỳ, máy chủ sẽ chạy tập lệnh PHP được liên kết để trả lại website cho người
dùng.
HTML: Ngôn ngữ này sẽ được dùng để tạo lập một trang web hoàn chỉnh. HTML
chủ yếu được dùng để lên cấu trúc cơ bản cho một trang web. Hiện nay, bất cứ trang web
nào cũng cần phải sử dụng ngôn ngữ HTML để xây dựng website.
CSS: CSS chủ yếu được sử dụng nhằm trang trí cho website được đẹp mắt hơn.
CSS có tất cả những hiệu ứng khác nhau để có thể giúp cho website trở nên bắt mắt và
thu hút thêm nhiều lượt người xem hơn.
Java Script: Ngôn ngữ lập trình này sẽ cung cấp cho website sức mạnh nhất định.
Khi sử dụng Javascript, các lập trình viên có thể đặt những phép tính, điều kiện khác
nhau nhằm kiểm tra khả năng phản ứng của website trong điều kiện thực tế.

2.7. Giới thiệu CSS & HTML

CSS là chữ viết tắt của Cascading Style Sheets, nó là một ngôn ngữ được sử dụng
để tìm và định dạng lại các phần tử được tạo ra bởi các ngôn ngữ đánh dấu (HTML). Nói
ngắn gọn hơn là ngôn ngữ tạo phong cách cho trang web. Có thể hiểu đơn giản rằng, nếu
HTML đóng vai trò định dạng các phần tử trên website như việc tạo ra các đoạn văn bản,
các tiêu đề, bảng,…thì CSS sẽ giúp chúng ta có thể thêm style vào các phần tử HTML đó
như đổi bố cục, màu sắc trang, đổi màu chữ, font chữ, thay đổi cấu trúc…

CSS được phát triển bởi W3C (World Wide Web Consortium) vào năm 1996, vì
HTML không được thiết kế để gắn tag để giúp định dạng trang web.

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 32
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Phương thức hoạt động của CSS là nó sẽ tìm dựa vào các vùng chọn, vùng chọn
có thể là tên một thẻ HTML, tên một ID, class hay nhiều kiểu khác. Sau đó là nó sẽ áp
dụng các thuộc tính cần thay đổi lên vùng chọn đó.

Mối tương quan giữa HTML và CSS rất mật thiết. HTML là ngôn ngữ markup
(nền tảng của site) và CSS định hình phong cách (tất cả những gì tạo nên giao diện
website), chúng là không thể tách rời.
Bố cục và cấu trúc một đoạn CSS

Bố cục CSS thường chủ yếu dựa vào hình hộp và mỗi hộp đều chiếm những
khoảng trống trên trang với các thuộc tính như:
 Padding: Gồm không gian xung quanh nội dung (ví dụ: xung quanh đoạn văn
bản).
 Border: Là đường liền nằm ngay bên ngoài phần đệm.
 Margin: Là khoảng cách xung quanh bên ngoài của phần tử.
Cấu trúc của một đoạn CSS

Một đoạn CSS bao gồm các phần như thế này:
vùng chọn {    thuộc tính : giá trị;    thuộc tính: giá trị;    ..... }

Nghĩa là nó sẽ được khai báo bằng vùng chọn, sau đó các thuộc tính và giá trị sẽ
nằm bên trong cặp dấu ngoặc nhọn {}. Mỗi thuộc tính sẽ luôn có một giá trị riêng, giá trị
có thể là dạng số, hoặc các tên giá trị trong danh sách có sẵn của CSS. Phần giá trị và
thuộc tính phải được cách nhau bằng dấu hai chấm, và mỗi một dòng khai báo thuộc tính
sẽ luôn có dấu chấm phẩy ở cuối. Một vùng chọn có thể sử dụng không giới hạn thuộc
tính.
Định nghĩa của các phần này như sau: 
Bộ chọn (Selector): là mẫu để chọn phần tử HTML mà người dùngmuốn định
nghĩa phong cách. Các selector được áp dụng cho các trường hợp sau:

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 33
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

 Tất cả phần tử theo một dạng cụ thể nào đó, ví dụ phần tử tiêu đề h1
 Thuộc tính id và class của các phần tử.
 Các phần tử dựa vào mối liên quan với các phần tử khác trong cây phân cấp tài
liệu.
Khai báo (Declaration): Khối khai báo chứa một hoặc nhiều khai báo, phân tách
với nhau bằng các dấu chấm phẩy. Mỗi khai báo gồm tên và giá trị đặc tính CSS, phân
tách bằng dấu phẩy. Khai báo CSS luôn kết thúc bằng dấu chấm phẩy, khối khai báo nằm
trong các dấu ngoặc móc. Trong ví dụ dưới đây, các phần tử <p> sẽ được căn giữa, chữ
màu đỏ.
p { color: red; text-align: center; }
Thuộc tính (Properties): Những cách có thể tạo kiểu cho một phần tử HTML. (Với
trường hợp này thì color được xem là một trong những  thuộc tính của phần tử p). Chính
vì vậy, với CSS chỉ cần lựa chọn thuộc tính mà chính người dùng muốn tác động nhất
trong bộ quy tắc của mình.
Giá trị thuộc tính: Ở bên phải của thuộc tính sau dấu hai chấm(:), chúng ta sẽ sở
hữu giá trị thuộc tính mà việc lựa chọn trong số đó sẽ xuất hiện nhiều lần để có thể cho
một thuộc tính cụ thể nào đó.

Giới thiệu HTML


HTML là chữ viết tắt của Hypertext Markup Language. Nó giúp người dùng tạo
và cấu trúc các thành phần trong trang web hoặc ứng dụng, phân chia các đoạn văn,
heading, links, blockquotes,...

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 34
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

HTML không phải là ngôn ngữ lập trình, đồng nghĩa với việc nó không thể tạo ra
các chức năng “động” được. Nó chỉ giống như Microsoft Word, dùng để bố cục và định
dạng trang web.
Khi làm việc với HTML, chúng ta sẽ sử dụng cấu trúc code đơn giản (tags và
attributes) để đánh dấu lên trang web. Ví dụ, chúng ta có thể tạo một đoạn văn bằng cách
đặt văn bản vào trong cặp tag mở và đóng văn bản <p> và </p>.
 <p>Đây là cách bạn thêm đoạn văn trong HTML.</p>
 <p> có thể thêm nhiều đoạn văn!</p>
Lịch sử của HTML
HTML được sáng tạo bởi Tim Berners-Lee, nhà vật lý học của trung tâm nghiên
cứu CERN ở Thụy Sĩ. Anh ta đã nghĩ ra được ý tưởng cho hệ thống hypertext trên nền
Internet. Hypertext có nghĩa là văn bản chứa links, nơi người xem có thể truy cập ngay
lập tức. Anh xuất bản phiên bản đầu tiên của HTML trong năm 1991 bao gồm 18 tag
HTML. Từ đó, mỗi phiên bản mới của HTML đều có thêm tag mới và attributes mới.
Theo Mozilla Developer Network: HTML Element Reference, hiện tại có hơn 140
HTML tags, mặc dù một vài trong số chúng đã bị tạm ngưng (không hỗ trợ bởi các trình
duyệt hiện đại).
Nhanh chóng phổ biến ở mức độ chóng mặt, HTML được xem như là chuẩn mật
của một website. Các thiết lập và cấu trúc HTML được vận hành và phát triển bởi World
Wide Web Consortium (W3C).
Nâng cấp mới nhất gần đây là vào năm 2014, khi ra mắt chuẩn HTML5. Nó thêm
vài tags vào markup, để xác định rõ nội dung thuộc loại là gì, như là <article>, <header>,
và <footer>.
Cách thức hoạt động HTML
HTML documents là files kết thúc với đuôi .html hay .htm. Người dùng có thể
xem chúng bằng cách sử dụng bất kỳ trình duyệt web nào (như Google Chrome, Safari,
hay Mozilla Firefox). Trình duyệt đọc các files HTML này và xuất bản nội dung lên
internet sao cho người đọc có thể xem được nó.

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 35
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Thông thường, trung bình một web chứa nhiều trang web HTML, ví dụ như: trang
chủ, trang about, trang liên hệ, tất cả đều cần các trang HTML riêng.
Mỗi trang HTML chứa một bộ các tag (cũng được gọi là elements), có thể xem
như là việc xây dựng từng khối của một trang web. Nó tạo thành cấu trúc cây thư mục
bao gồm section, paragraph, heading, và những khối nội dung khác. Hầu hết các HTML
elements đều có tag mở và tag đóng với cấu trúc như <tag></tag>.

Hình 2.13: LOGO HTML

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 36
Chương 3: Cơ sở lý thuyết

CHƯƠNG III: NỘI DUNG


3.1. Tổng quan về trang web
3.1.1 PHPMy Admin & Database
PhpMyAdmin là gì? Đây là công cụ quản trị MySQL được sử dụng phổ biến nhất
bởi hàng triệu người dùng trên toàn thế giới, đặc biệt là các nhà quản trị cơ sở dữ liệu hay
database administrator.
Để hiểu rõ hơn, PhpMyAdmin là phần mềm mã nguồn mở được viết bằng ngôn
ngữ PHP, giúp người sử dụng quản trị cở sở dữ liệu của MySQL thông qua giao diện
web.
Thay vì dùng giao diện cửa sổ dòng lệnh (command line interface), thông qua giao
diện người dùng (user interface) với trình duyệt web của mình, phpMyAdmin có thể thực
hiện nhiều tác vụ khác nhau. 
PHPMyAdmin – phần mềm mã nguồn mở mở viết theo ngôn ngữ lập trình PHP,
hỗ trợ hệ cơ sở quản trị dữ liệu MySQL. Quá trình hỗ trợ để thực hiện thông qua giao
diện web. Tính đến thời điểm hiện tại, PHPMyAdmin đã thu hút cả triệu lượt sử dụng.
Phần mềm này hỗ trợ hầu hết các hệ điều hành phổ biến và vẫn không ngừng được cải
thiện.
Một vài tính năng chính của PHPMyAdmin
Tiếp nối phần định nghĩa PHPMyAdmin là gì, FPT Cloud sẽ phân tích một vài
tính năng cơ bản của phần mềm này. Theo dõi phần mềm PHPMyAdmin cung cấp đến
người dùng sẽ nhiều chức năng sau quá trình lưu trữ, quản trị dữ liệu. Cụ thể như:
 Chức năng quản lý người dùng: Bổ sung, chỉnh sửa, loại bỏ, thiết lập phân quyền.
 Hỗ trợ quản lý cơ sở dữ liệu: Khởi tạo, chỉnh sửa, bổ sung các thuộc tính (bảng,
tường, tra cứu khối lượng,..).
 Xuất và nhập dữ liệu: PHPMyAdmin cho phép người dùng xuất và nhập dữ liệu
thông qua nhiều định dạng như CSV, XML, SQL.
 Truy vấn MySQL: Phần mềm cho phép giám sát chặt chẽ quá trình theo dõi.
 Sao lưu và khôi phục: Hỗ trợ thao tác thủ công.

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 37
Chương 3: Cơ sở lý thuyết

Ngoài hệ thống chức năng đa dạng, PHPMyAdmin còn được tích hợp chức năng
quản trị DBMS MySQL. Nhằm hỗ trợ xử lý những tình huống bất ngờ.
Quản trị DBMS MySQL của phpMyAdmin

Công cụ phpMyAdmin vừa có thể làm việc với một đối tượng nhất định vừa xử lý
được các tình huống bất ngờ xảy ra. VD như: SQL injection, các vấn đề phát sinh, lỗi
database… Và đặc biệt, chúng có khả năng tự động sao lưu MySQL.

Có thể nói, phpMyAdmin được coi là một công cụ quản trị đầy đủ tính năng hấp dẫn. 
Điểm yếu trong việc sao lưu dữ liệu của phpMyAdmin

Trong các thao tác thủ công khi thực hiện sao lưu dữ liệu chúng sẽ không có một
vài tính năng cần thiết như:

 Storage media support (hệ thống hỗ trợ lưu trữ các phương tiện truyền thông):
phpMyAdmin chỉ cho phép lưu các bản sao lưu vào các local drive có sẵn trên hệ
thống, qua hộp thoại Save as của trình duyệt.

 Scheduling(thiết lập việc đặt lịch trước để sao lưu): Một trong những tính năng
khá phổ biến ở những công cụ quản trị cơ sở dữ liệu.
Ưu và nhược điểm của PHPMyAdmin
Ưu điểm 
PHPMyAdmin có thể xem như công cụ lý tưởng để thiết lập, quản lý hệ cơ sở dữ
liệu. Phần mềm lời theo nhiều đặc quyền cho người dùng, cho phép thực hiện truy vấn
SQL, tích hợp đầy đủ chức năng quản trị.
Với PHPMyAdmin có thể đồng thời làm việc với đối tượng và xử lý tình huống
bất ngờ. Ví dụ như với SQL injection, lỗi từ phía người dùng và tình huống database dễ
dàng xử lý cùng lúc.

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 38
Chương 3: Cơ sở lý thuyết

Nhược điểm 
Hạn chế lớn nhất của phần mềm PHPMyAdmin làm ở khả năng sao lưu tự động
cài đặt trước và phương thức lưu trữ phương tiện truyền thông. Cụ thể, chức năng sao lưu
tự động cài đặt trước hoạt động chưa thực sự ổn định.
Phần mềm PHPMyAdmin hiện vẫn chỉ hỗ trợ sao lưu vào Local Drive tích hợp sẵn trong
hệ thống. Lưu trữ của hội thoại Save as hoạt động chưa được mượt.

Thành phần PHPMYADMIN


 Cấu trúc

Hình 3.1: Phần cấu trúc


 Tìm kiếm

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 39
Chương 3: Cơ sở lý thuyết

Hình 3.2: Phần tìm kiếm

 Truy vấn

Hình 3.3: Phần truy vấn


 Xuất

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 40
Chương 3: Cơ sở lý thuyết

Hình 3.4: Phần xuất

 Nhập

Hình 3.5: Phần nhập

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 41
Chương 3: Cơ sở lý thuyết

 Thao tác

Hình 3.6: Phần thao tác

 Theo dõi

Hình 3.7: Phần theo dõi

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 42
Chương 3: Cơ sở lý thuyết

DATABASE
Trong lĩnh vực lập trình, công nghệ thông tin thì database là một thuật ngữ được
sử dụng rất nhiều. Nó là thành phần quan trọng không thể thiếu của quá trình xây dựng,
phát triển ứng dụng hay phần mềm. Vậy database là gì? Nó đóng vai trò như thế nào?
Database hay còn gọi là dữ liệu nền tảng hay cơ sở dữ liệu. Một cơ sở dữ liệu là một tập
hợp tổ chức các dữ liệu. Đây là bộ sưu tập các lược đồ (Schema), bảng (Tables), truy vấn
(Query), báo cáo (Report), và các đối tượng khác...
Database được dịch ra tiếng Việt là cơ sở dữ liệu. Nó là một tập hợp chứa nhiều
dữ liệu có mối quan hệ với nhau. Trong đó, các dữ liệu này được duy trì dưới dạng tập
hợp nhiều tập tin trong hệ điều hành, hoặc lưu trữ trong những hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Ví dụ: Danh sách học sinh, bản chấm công, danh sách hàng hóa trong kho … chính là cơ
sở dữ liệu.

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 43
Chương 3: Cơ sở lý thuyết

Hình 3.8: Hình minh họa

Database Administrator 
Database Administrator gọi tắt là DBA. Đây là người chịu trách nhiệm trong công
tác quản trị, vận hành các hoạt động của cơ sở dữ liệu như lập kế hoạch, cấu hình, tối
ưu, backup, bảo mật… giúp hệ thống luôn trong trạng thái sẵn sàng cho nhu cầu truy
cập. 
Cụ thể, các công việc của DBA như sau:
 Lập kế hoạch, cấu hình, cài đặt các phần mềm, quản trị cơ sở dữ liệu.
 Phân bổ, kiểm soát nguồn tài nguyên cho cơ sở dữ liệu một cách hợp lý.
 Quản lý người dùng cơ sở dữ liệu.
 Đảm bảo vấn đề bảo mật, an toàn dữ liệu.
Database khách hàng

Database khách hàng là một tập hợp chứa các thông tin khách hàng đã từng dùng
hoặc quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Cơ sở dữ liệu này bao gồm
nhiều thông tin chi tiết như họ tên, nhu cầu của khách hàng, zalo, facebook… Từ đó, dựa
vào database, doanh nghiệp có chiến lược marketing phù hợp cho nhóm đối tượng khách
hàng mục tiêu.

Một doanh nghiệp sở hữu database khách hàng chất lượng sẽ giúp cho hoạt động
chăm sóc khách hàng cũ, tiếp cận khách hàng tiềm năng trở nên dễ dàng hơn. Điều này
tạo nên nền tảng bền vững cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Relational database

Relational database có tên đầy đủ là relational database management system, được


viết tắt là RDBMS. Đây là hệ quản trị cơ sở dữ liệu dựa trên mô hình quan hệ. Nó là cơ

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 44
Chương 3: Cơ sở lý thuyết

sở cho các hệ thống database hiện đại hiện nay như SQL, MS SQL server, Oracle,
MySQL, IBM DB2, Microsoft Access.

Hình 3.9: Hình minh họa

Realtime database

Realtime database là cơ sở dữ liệu theo thời gian thực. Nó được lưu trên đám mây
để người dùng có thể lưu trữ và đồng bộ tất cả dữ liệu. Các dữ liệu được lưu dưới dạng
cây Json, tiếp đến chúng được đồng bộ với mọi kết nối theo thời gian thực.

Database server

Database server là một máy chủ dữ liệu chứa các thông tin của website, dữ liệu và
thông tin khác. Xét về bản chất, nó là một máy tính mạng LAN. Database server gồm
DBMS và cơ sở dữ liệu. Tùy vào yêu cầu từ máy khách, database server sẽ tìm dữ liệu
cho các bản ghi đã được chỉ định rồi chuyển lại chúng thông qua mạng internet.

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 45
Chương 3: Cơ sở lý thuyết

Oracle database

Oracle database là một phần mềm hệ thống có nhiệm vụ quản lý RDBMS và thực
hiện việc xử lý các giao dịch, ứng dụng phân tích và business intelligence. Hiện nay,
Oracle database đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý, cũng như bảo mật cơ sở
dữ liệu của hệ thống công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp.

Điểm mạnh của Oracle database là hỗ trợ trên nhiều nền tảng hệ điều hành như:
Windows, Linux (zLinuz64, x86, x86-64), Solaris (SPARC, x86-64), HP-UX Itanium,
HP-UX PA-RISC và AIX. 

Hình 3.10: Logo ORACLE

Cuối cùng, phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu Oracle còn cung cấp nhiều tính năng
hữu dụng khác khiến nó trở thành phần mềm được yêu thích, và sử dụng phổ biến.
Phân loại database

Có 2 cách phân loại cơ sở dữ liệu.


Cách 1: Phân loại theo mục đích sử dụng

Khi phân database theo mục đích sử dụng thì chúng được xếp thành 4 loại.

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 46
Chương 3: Cơ sở lý thuyết

 Database dạng file: Là dữ liệu được lưu trữ dưới dạng file. Trong đó, định dạng
được sử dụng nhiều nhất là *.mdb Foxpro, tiếp đến là text, ascii, *.dbf.
 Database quan hệ: Là thực thể dữ liệu được lưu trữ trong các bảng. Giữa những
thực thể có mối liên hệ với nhau, được gọi là các quan hệ. Hiện nay, có một số hệ
quản trị hỗ trợ cơ sở dữ liệu nổi tiếng là Oracle, MySQL, MS SQL server, …
 Database hướng đối tượng: Là dạng dữ liệu được lưu trong các bảng. Tuy nhiên,
điểm khác biệt so với database quan hệ là có bổ sung tính năng hướng đến đối
tượng cụ thể như hành vi của đối tượng. Bên cạnh đó, mỗi bảng là một lớp dữ liệu,
còn một dòng là một đối tượng. Một số hệ quản trị hỗ trợ loại database này là
Oracle, MS SQL server, Postgres SQL.
 Database bán cấu trúc: Là loại dữ liệu được lưu bằng định dạng XML. Trong đó,
các thẻ tag sẽ mô tả thông tin dữ liệu, đối tượng. Ưu điểm của database bán cấu
trúc là lưu trữ được nhiều loại dữ liệu.
Cách 2: Phân loại theo hệ điều hành

Gồm 2 loại chính sau:


 Cơ sở dữ liệu dùng hệ điều hành Linux: MySQL và Mariadb.
 Cơ sở dữ liệu dùng hệ điều hành Windows: SQL Server và MSSQL
Ưu điểm của cơ sở dữ liệu

Sau khi đã tìm hiểu về cơ sở dữ liệu database là gì, tiếp đến chúng ta sẽ đề cập
đến ưu điểm của chúng. Cụ thể, database sở hữu các điểm nổi bật như sau:
 Giúp giảm tối thiểu sự trùng lặp thông tin, tăng tính nhất quán và toàn vẹn
thông tin. 
 Truy xuất dữ liệu bằng nhiều cách thông qua các câu lệnh đơn giản.
 Cho phép nhiều người cùng làm việc trên cùng cơ sở dữ liệu.

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 47
Chương 3: Cơ sở lý thuyết

Từ cơ sở dữ liệu dạng đơn giản như cơ sở dữ liệu dạng file text, dạng file đơn giản
như microsoft access, sql lite cho đến các cơ sở dữ liệu loại siêu lớn như SQLServer,
Oracle, các database dạng No-SQL....
Nhược điểm của database

Database có nhiều ưu điểm trong việc lưu trữ dữ liệu nhưng nó vần còn bộc lộ một
số điểm hạn chế như: 
 Bắt buộc đảm bảo tính chủ quyền dữ liệu cao vì chúng được chia sẻ với tần
suất lớn.
 Yêu cầu chú trọng bảo mật quyền khai thác dữ liệu.
 Đảm bảo không xảy ra vấn đề tranh chấp dữ liệu.
 Đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn dữ liệu, nhằm hạn chế tình trạng bị
mất hoặc rò rĩ.
Vai trò của cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của một tổ chức, cụ thể
như:
 Lưu trữ thông tin một cách hệ thống

 Dữ liệu được sắp xếp có hệ thống và lưu trữ theo cấu trúc nhất định, mang
tính nhất quán. Nhờ thế, người dùng dễ dàng, thuận tiện trong việc thiết lập,
tìm kiếm dữ liệu chính xác và nhanh chóng.
 Bảo đảm an toàn dữ liệu

 Giữ tính toàn vẹn và đảm bảo an toàn cho tất cả các dữ liệu được lưu trữ.
 Đảm bảo khả năng truy xuất dữ liệu cho nhiều người dùng cùng lúc 

 Khi có nhiều người cùng thao tác thì dữ liệu được truy xuất mượt mà,
không xảy ra bất kỳ sự cố hoặc gián đoạn nào. 

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 48
Chương 3: Cơ sở lý thuyết

 Linh hoạt theo nhu cầu sử dụng

Người quản trị được phép tùy ý điều chỉnh kích cỡ, độ phức tạp của cơ sở dữ liệu
như database chứa vài trăm bản ghi, hay database có dung lượng cực lớn để quản lý toàn
bộ hàng hóa của hệ thống siêu thị... Bên cạnh đó, database còn có hình thức lưu trữ đa
dạng, điển hình như lưu dưới dạng ổ cứng, USB, đĩa CD.

Hình 3.11: Database Mắt bão


3.1.2 Plugin & theme
Plugin chỉ đơn giản là một chương trình, ứng dụng bổ sung được viết ra để tích
hợp vào trong website WordPress. Plugin giúp mở rộng chức năng hiện có hoặc thêm
một tính năng mới vào website WordPress. Nó cho phép người dùng WordPress thêm các
tính năng bổ sung vào website của họ mà không cần phải làm bất cứ điều gì về mã hóa.
Plugin giúp nâng cấp và củng cố website WordPress.
Các plugins WordPress được viết bằng ngôn ngữ PHP. PHP là ngôn ngữ phổ biến
dùng để xây dựng những nền tảng như WordPress. Có rất nhiều plugin WordPress có thể
thêm vào website của mình, hầu hết là những plugin miễn phí. Tuy nhiên, bên cạnh đó có

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 49
Chương 3: Cơ sở lý thuyết

một số plugin cần trả phí mới được sử dụng, những plugin này hỗ trợ những tính năng rất
tuyệt vời mà bản miễn phí không có được.
Chỉ riêng thư mục plugin chính thức của WordPress đã chứa hơn 57.000 plugin
miễn phí. Người dùng có thể chọn một plugin miễn phí phù hợp với website của mình.
Đối với các plugin trả phí hoặc cao cấp có thể truy cập các website như
WPEverest.com, CodeCanyon, WPMU DEV, Mojo Marketplace,… Tại đây, người dùng
có thể nhận được các plugin WordPress cao cấp tốt nhất cho website của mình.
Ngày nay, người dùng có thể nhận được tùy chọn thứ ba miễn phí và cao cấp, tức
là Freemium. Khái niệm này là nếu đang sử dụng một plugin miễn phí và muốn có thêm
chức năng thì có thể nâng cấp lên phiên bản cao cấp của plugin cụ thể đó bất kỳ lúc nào.
Plugin trong wordpress
Plugin trong WordPress là một hay nhiều đoạn code được bổ sung vào mã nguồn
của website. Plugin được xem là phần mở rộng của trang website giúp người dùng bổ
sung thêm nhiều tính năng khác cho trang WordPress của mình. Hiện nay có hàng ngàn
Plugin với nhiều tính năng đa dạng và phong phú. Người dùng chỉ cần lựa chọn các
Plugin phù hợp với trang web của mình là được.

Hình 3.12: Các Plugin


Phân loại các plugin phổ biến

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 50
Chương 3: Cơ sở lý thuyết

Theo nhu cầu thực tế của các website hiện nay thì plugins được chia thành những
nhóm chính sau đây:
 Nhóm plugins bảo mật: Loại plugin này sẽ giúp bảo mật trang web một cách hiệu
quả. Tránh những tình trạng bị tấn công từ bên ngoài.
 Nhóm plugins lưu trữ: Nếu như đang đăng viết trên nền tảng WordPress nhưng
đường truyền internet bị gián đoạn. Lúc này các bản và hình ảnh đã biên soạn
trước đó vẫn sẽ hiện lên nhờ tính năng backup data. Nhờ đó, dữ liệu sẽ được lưu
trữ một cách dễ dàng hơn.
 Nhóm plugins tối ưu: Plugin này sẽ giúp người dùng cải thiện về phần hình ảnh,
điểm số SEO, khả năng đọc của bài viết chuẩn hơn. Bên cạnh đó, nó còn giúp tối
ưu tốc độ tải trang web một cách hiệu quả.

Cách sử dụng WordPress Plugin


Cài đặt Plugin miễn phí:
1. Đăng nhập vào WordPress Dashboard.
2. Tìm kiếm từ “Plugin” trên menu thanh bên ở phía bên trái.
3. Nhấp vào menu “Plugin“. Nhấp vào nút “Add New” ở đầu trang và bạn sẽ đến
trang WordPress plugin directory.
4. Tại đây có thể tìm thấy tất cả các plugin miễn phí cho website của mình.
5. Tìm kiếm plugin muốn cài đặt bằng cách nhập tên của plugin vào nút “Search“.
6. Nhấn nút “Install Now” sau khi tìm kiếm plugin cần thiết.
7. Sau khi hoàn tất quá trình cài đặt, người dùng cần kích hoạt nó.
8. Chỉ cần nhấn vào nút “Active” và plugin đã sẵn sàng để sử dụng.

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 51
Chương 3: Cơ sở lý thuyết

Hình 3.13: Cài đặt Plugin có sẵn

Cài đặt Plugin cấp cao


Tại đây, trước tiên cần mua plugin cần thiết cho website của mình. Người dùng có
thể mua một plugin từ bất kỳ cửa hàng plugin cao cấp nào. Sau khi mua plugin, bạn sẽ có
một plugin có thể cài đặt được lưu dưới dạng file ZIP trên máy tính của mình. Bây giờ có
thể tiến hành như sau:
1. Tương tự như một plugin miễn phí, hãy đăng nhập vào WordPress Dashboard .
2. Tìm kiếm menu “Plugin” ở thanh bên bên tay trái và nhấp vào nó.
3. Nhấp vào nút “Add New” ở đầu trang. Sau đó, nhấn vào nút “Upload Plugin”.
4. Tiếp theo nên nhấp vào nút “Choose File”. Chọn file ZIP đã tải xuống trước đó
trên máy tính của mình.
5. Cài đặt nó bằng cách chỉ cần nhấp vào “Install Now”.
6. Cuối cùng nhấn vào nút “Active”.

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 52
Chương 3: Cơ sở lý thuyết

Hình 3.14: Cài đặt Plugin cao cấp


Một số WordPress plugin cần thiết cho mọi Website
 WP Roket
WP Rocket là plugin bộ nhớ đệm cao cấp phổ biến nhất. Nó làm giảm thời gian tải
và cải thiện tốc độ của website. Nó có tính năng lazy loading image. Điều đó có nghĩa là
hình ảnh chỉ được tải khi chúng xuất hiện trong chế độ xem của trình duyệt của người
dùng.

Hình 3.15: Trang giới thiệu WP Rocket


Plugin này cực kỳ dễ dàng và nhanh chóng để thiết lập. Đây là một plugin thân
thiện với người mới bắt đầu được cài đặt cho hơn 100.000 wrbsite. Nó có ba tùy chọn cao
cấp, từ $ 49 đến $ 249.

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 53
Chương 3: Cơ sở lý thuyết

 Everest Forms
Everest Forms là một plugin form WordPress với thiết kế gọn gàng. Plugin này
cực kỳ hữu ích để tạo bất kỳ loại form nào bao gồm contact form. Tùy chọn drag and
drop của plugin này cho phép tạo form mà không gặp bất kỳ khó khăn nào. Do đó, nó
phù hợp cho cả người mới bắt đầu và người dùng nâng cao.

Hình 3.16: Trang giới thiệu Everest Forms


Plugin hoàn toàn phù hợp với mọi thiết bị do thiết kế đáp ứng của nó. Ngoài ra,
plugin này nhẹ và nhanh chóng. Ngoài ra, cho phép tạo các form không giới hạn cho
website. Bên cạnh đó có thể giới thiệu form của mình trong bài post,… với sự trợ giúp
của các shortcode.
 Easy Social Sharing
Easy Social Sharing là một plugin WordPress phổ biến cho các tùy chọn social
sharing. Một số nút social sharing có thể dễ dàng hiển thị với sự trợ giúp của plugin này.
Nó cung cấp một bộ sưu tập gồm 18 nút social sharing phổ biến để chia sẻ nội dung của
mình mà không gặp bất kỳ khó khăn nào.

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 54
Chương 3: Cơ sở lý thuyết

Hình 3.17: Trang giới thiệu Easy Social Sharinng

 Yoast SEO
Yoast SEO by Team Yoast là plugin SEO số một với lượng người dùng lớn. Nó
tối ưu hóa SEO website và giúp nhận được nhiều lưu lượng truy cập hơn vào website.
Kết quả là có thể xếp hạng cao hơn trong các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,
Yahoo,…

Hình 3.18: Trang giới thiệu Yoast SEO


Plugin này cho phép tạo title tag và meta description. Nó cho phép kiểm soát
đường dẫn website. Các URL hợp quy ngăn chặn các vấn đề nội dung trùng lặp xuất hiện
trong các công cụ tìm kiếm.
Theme
Theme WordPress

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 55
Chương 3: Cơ sở lý thuyết

Theme WordPress là một folder gồm nhiều file hoạt động cùng nhau để tạo nên
thiết kế của website. Theme WordPress bao gồm file template, stylesheet, hình ảnh và đôi
khi có cả file JavaScript. Theme cung cấp nhiều layout đẹp, ngoài ra còn giúp website có
thêm các màu sắc đa dạng, các tính năng để website hoạt động một cách trơn tru. Việc
thay đổi theme WordPress không ảnh hưởng đến nội dung của blog, trang, người dùng,
hay các thông tin khác được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu (Database). Về cơ bản thì theme
chỉ thay đổi cách thông tin được hiển thị đối với người truy cập website.
Hiện nay, có hàng ngàn theme WordPress miễn phí khác nhau để sử dụng, giúp
đáp ứng được hầu hết mọi nhu cầu cơ bản của các website. Người dùng có thể download
theme trực tiếp từ thư viện theme của WordPress, hoặc mua những phiên bản cao cấp với
nhiều tính năng hơn từ những nhà cung cấp thứ ba. Và đặc biệt hơn là ta còn có thể tạo ra
những theme của riêng mình.
Sự khác nhau giữa Template và Theme WordPress
Những người mới thường khó phân biệt sự khác nhau giữa template và theme là
gì. Về cơ bản, theme bao gồm nhiều loại file khác nhau như stylesheet, script, và hình
ảnh. Các file không thể được cài đặt một cách riêng lẻ mà cần phải hoạt động chung với
nhau.
Mặt khác, template là thành phần kiểm soát một trang hay một phần của trang.
Chẳng hạn, hầu hết các theme đều có những file template riêng cho header, footer,
sidebar, comment hay một số thành phần khác của trang. File template có nhiệm vụ kiểm
soát những thông tin nào nên được hiển thị cùng với từng bố cục của mỗi trang.
Những theme WordPress phổ biến nhất hiện nay
Một trong những công việc đầu tiên khi bắt đầu xây dựng một website WordPress
chính là chọn ra theme cho trang. Tốt nhất nên chọn những theme có thiết kế phù hợp,
đồng thời cung cấp nhiều tính năng hữu dụng cho trang. Ngoài ra, cũng nên cân nhắc sử
dụng những theme WordPress thường xuyên được cập nhật và duy trì để tránh gặp bất kỳ
sự cố tương thích nào. Dưới đây là một số theme WordPress phổ biến nhất hiện nay:

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 56
Chương 3: Cơ sở lý thuyết

 Divi: Một theme đa mục, có thể cho phép tùy chỉnh thông qua công cụ drag-and-
drop builder.
 Astra: Cung cấp nhiều bản demo được thiết kế sẵn, cho phép xây dựng website chỉ
trong vài phút.
 Genesis: Một framework nhanh, gọn, cho phép tùy chỉnh thiết kế với nhiều child
theme khác.
 OceanWP: Hoàn toàn miễn phí, nhẹ và khả năng tùy chỉnh cao, đặc biệt phù hợp
với những người mới.
Những theme kể trên đều rất dễ sử dụng, được hỗ trợ tích cực và đáp ứng được
nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Ta có thể sử dụng để xây dựng các trang web blog cá
nhân, trang kinh doanh, thương mại điện tử.
Cách kiểm tra theme của website
Đôi khi ta có thể bắt gặp một website có giao diện rất thú vị, nhưng lại không biết
làm thế nào để tìm xem website đó đang sử dụng theme gì. Rất đơn giản, có thể sử dụng
công cụ WordPress theme detector để dễ dàng xem theme mà bất kỳ website nào đang
dùng.
Trước tiên, nhập tên website vào rồi click Analyze Website như dưới đây.

Hình 3.21: Hướng dẫn kiểm tra


Sau đó màn hình sẽ hiển thị ra theme và nhà cung cấp dịch vụ WordPress của
website này.

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 57
Chương 3: Cơ sở lý thuyết

Hình 3.22: Hướng dẫn kiểm tra

3.2 Giao diện chính


3.2.1 Trang chủ

Hình 3.23: Hình Trang chủ

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 58
Chương 3: Cơ sở lý thuyết

Hình 3.24: Hình trang chủ


3.2.2 Trang sản phẩm

Hình 3.25: Hình trang sản phẩm

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 59
Chương 3: Cơ sở lý thuyết

3.2.3 Trang tin tức

Hình 3.26: Hình trang tin tức

3.2.4 Trang giỏ hàng

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 60
Chương 3: Cơ sở lý thuyết

Hình 3.27: Hình trang giỏ hàng


3.3 Tính năng

Đăng nhập vào trang quản trị trang website đến phần “sản phẩm” chọn “ thêm
mới”.

Trang thêm mới sản phẩm xuất hiện. Để đăng một sản phẩm mới bạn cần có một
tiêu đề(tên sản phẩm), nội dung , hình ảnh , giá cả và từ khóa sản phẩm.

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 61
Chương 3: Cơ sở lý thuyết

Phần trên sẽ ghi tên sản phẩm phần dưới sẽ là một số thông tin sản phẩm

Tiếp đến các ghi vào giá thành của sản phẩm đó.
Chọn ảnh sản phẩm đến thiết lập ảnh sản phẩm như hình bên

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 62
Chương 3: Cơ sở lý thuyết

Sau đó thêm một vài từ khóa cho sản phẩm và kết thúc bằng cách bấm chọn đăng
sản phẩm. Có thể xem thử trước sản phẩm của mình trước khi đăng bằng cách xem thử.
Cũng có thể lưu lại bản nháp của bài đăng đó.

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 63
Chương 3: Cơ sở lý thuyết

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 64
Chương 4: Kết luận

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN


Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và internet, việt ứng dụng
công nghệ vào việc kinh doanh đã đem lại hiệu quả rất to lớn. Qua bài báo cáo này đã
giúp cho mọi người hiểu rõ hơn cách thức hoạt động của Web và triển khai ra. Trong quá
trình làm bài dưới sự chỉ dẩn của giảng viên Th.S Dương Đăng Vinh, nhóm đã hiểu và
thấy được công việc cần phải làm khi thiết kế giao diện cho website sử dụng hệ quản trị
nội dung WordPress. Tuy cũng gặp nhiều khó khăn lúc đầu nhưng cuối cùng nhóm cũng
đã hoàn thành. Vì vậy em mong quý thầy cô cũng như những ai quan tâm đến đề tài này
chỉ dẫn và góp ý kiến cho em, để nhóm hoàn thiện một cách đầy đủ.

Nhóm 4: thegioimyphambd.com 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Jon Duckett (2011), Sách HTML and CSS: Design and Build Websites
[2] Steve Krug (2000), sách  Don’t Make Me Think – lựa chọn cho frontend
[3] Vũ Triệu Long, Bùi Chính Nghĩa (2021), báo cáo Xây dựng website dựa trên mã
nguồn mở word press nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trực tuyến cho cửa hàng điện
thoại di động NAM ANH-THÁI NGUYÊN
[4] Lê Bá Khánh Ân (2018), đề tài Xây Dựng WebSite Bình Chọn Ẩm Thục Đà Nẵng
Bằng WordPress
[5] Top 10 nhà cung cấp tên miền tại Việt Nam, https://mauwebsite.vn/mua-ten-mien-o-
dau/
[6] Các plugin cần thiết cho Wordpress, https://vietnix.vn/nhung-plugin-can-thiet-cho-
wordpress/

You might also like